Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 45 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2015
VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2016

HÀ NỘI, THÁNG 03/2016


HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2015
VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2016

Nhóm tác giả:
ThS. Phạm Đức Anh
PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh
ThS. Phạm Mạnh Hùng
ThS. Trương Hoàng Diệp Hương
ThS. Chu Khánh Lân
Đào Bích Ngọc
Nguyễn Minh Phương
ThS. Vũ Hương Quỳnh
PGS.TS. Nguyễn Trọng Tài
ThS. Trần Huy Tùng

Báo cáo nghiên cứu 16/01
©2016 Báo cáo này thuộc bản quyền của Học viện Ngân hàng. Mọi sự sao chép, lưu hành và/hoặc
xuất bản một phần hoặc toàn bộ nội dung báo cáo mà không được sự cho phép của Học viện Ngân
hàng là vi phạm bản quyền.


Quan điểm được trình bày trong báo cáo này là của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan
điểm của Học viện Ngân hàng và của Ngân hàng Nhà nước.
Xin vui lòng trích dẫn báo cáo như sau: Học viện Ngân hàng (2016). Hoạt động ngân hàng Việt
Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016. Báo cáo nghiên cứu 16/01.


MỤC LỤC

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ ........................................................................................................... 1
II. HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2015 ................ 6
III. HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2015 ................................................................. 16
IV. TRIỂN VỌNG NGÂN HÀNG NĂM 2016 .................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 35
PHỤ LỤC............................................................................................................................................ 37

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Việt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

BOP

Cán cân thanh toán quốc tế


Balance of Payment

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

Consumer Price Index

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Foreign Direct Investment

FTA

Hiệp định thương mại tự do

Free Trade Agreement

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

IMF

Quỹ Tiền tệ quốc tế


International Monetary Fund

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NIM

Tỷ lệ lãi biên

ROAA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình Return on Average Asset
quân

TCTD

Tổ chức tín dụng

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Trans-Pacific Partnership
Dương

VAMC


Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín
dụng Việt Nam

VAR

Mô hình tự hồi quy vector

Vector Auto-Regression

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

World Trade Organization

Net Interest Margin

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang ii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Dự báo về tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam năm 2016 ......................................2
Bảng 2: Dự báo giá dầu thế giới năm 2016 ....................................................................................2
Bảng 3: Chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước về việc xử lý nợ xấu trong năm 2015 ................. 11
Bảng 4: Chi phí dự kiến cho việc hỗ trợ các ngân hàng bị mua lại 0 đồng ............................. 13
Bảng 5: Các ngân hàng bị mua lại 0 đồng và giải pháp hỗ trợ ................................................. 14

DANH MỤC HỘP


Hộp 1: Đặc điểm của các FTA thế hệ mới .....................................................................................5
Hộp 2: Sự chủ động, linh hoạt của NHNN trong điều hành tỷ giá trong năm 2015 .................7
Hộp 3: Chỉ số áp lực thị trường ngoại hối tại Việt Nam ...............................................................8
Hộp 4: Hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC .......................................................... 12
Hộp 5: Những chi phí cho biện pháp mua lại 0 đồng 3 ngân hàng trong năm 2015 .............. 13
Hộp 6: Sự phụ thuộc của nền kinh tế vào hệ thống ngân hàng ................................................. 18
Hộp 7: Chênh lệch lãi suất cho vay ngắn hạn và lãi suất cho vay trung dài hạn .................... 21
Hộp 8: Thay đổi trong cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn của các ngân hàng thương mại ............. 23
Hộp 9: Mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt
Nam .................................................................................................................................................. 26

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang iii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát giai đoạn 2010 - 2015...................................................... 1
Hình 2: Diễn biến lạm phát các tháng năm 2015 .................................................................................... 1
Hình 3: Cán cân thương mại, 2014-2015................................................................................................ 2
Hình 4: Cơ cấu chi ngân sách 2015 ........................................................................................................ 3
Hình 5: Cơ cấu thu ngân sách 2015 ........................................................................................................ 3
Hình 6: Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội (yoy) .................................................................................. 4
Hình 7: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội ................................................................................................... 4
Hình 8: Trần lãi suất và các lãi suất điều hành........................................................................................ 6
Hình 9: Diễn biến tỷ giá USD/VND trên các thị trường, 6/2014-12/2015 .............................................. 7
Hình 10: Dự trữ ngoại hối, 2012-2015 ................................................................................................... 9
Hình 11: Chỉ số áp lực thị trường ngoại hối, 2007- Q3/2015 ................................................................ 10
Hình 12: Số lượng TCTD theo loại hình .............................................................................................. 16
Hình 13: Tăng trưởng tín dụng (yoy) ................................................................................................... 17
Hình 14: Tăng trưởng tín dụng (ytd) .................................................................................................... 17
Hình 15: Tăng trưởng tín dụng tháng 9/2015 (ytd) ............................................................................... 17

Hình 16: Tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản ......................................................................................... 17
Hình 17: Tỷ lệ tín dụng/ tổng tín dụng và vốn hóa thị trường chứng khoán một số quốc gia 2012 ........ 18
Hình 18: Tỷ lệ tín dụng/GDP một số quốc gia năm 2014..................................................................... 18
Hình 19: Cơ cấu tín dụng ..................................................................................................................... 19
Hình 20: Giá trị trái phiếu chính phủ do các ngân hàng nắm giữ (triệu đồng) ...................................... 20
Hình 21: Lãi suất trái phiếu Chính phủ................................................................................................. 20
Hình 22: Mặt bằng lãi suất huy động.................................................................................................... 20
Hình 23: Mặt bằng lãi suất cho vay ...................................................................................................... 20
Hình 24: Tỷ trọng tín dụng trên huy động vốn ..................................................................................... 22
Hình 25: Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn............................................................................. 22
Hình 26: Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn một số ngân hàng................................................. 23
Hình 27: Tỷ trọng cho vay và đi vay trên thị trường liên ngân hàng ..................................................... 23
Hình 28: Tỷ lệ nợ xấu hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam .................................................................. 24
Hình 29: Tỷ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng Việt Nam và ASEAN........................................................ 24
Hình 30: Tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối/vốn chủ sở hữu tháng 9/2015................................................ 25
Hình 31: Tăng trưởng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ (ytd) .................................................................. 25
Hình 32: Tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối/vốn chủ sở hữu của một số quốc gia ..................................... 25
Hình 33: Hệ số an toàn vốn và đòn bẩy tài chính ...................................................................................... 26
Hình 34: Cơ cấu thu nhập hoạt động một số ngân hàng 9 tháng đầu năm 2015 ..................................... 27
Hình 35: Tỷ lệ thu nhập phi lãi thuần và tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu .......................... 27
Hình 36: Hệ số tương quan giữa tỷ lệ lãi biên và lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ........................... 27
Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang iv


Hình 37: Phân phối tỷ lệ trích lập DPRR/lợi nhuận trước trích lập DPRR của 1 số NHTM 9 tháng đầu
năm 2015............................................................................................................................................. 28
Hình 38: Tỷ lệ lãi biên và lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ............................................................. 28
Hình 39: Tỷ lệ lãi biên và lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ngân hàng Việt Nam và ASEAN........... 28
Hình 40: Lợi nhuận sau thuế ................................................................................................................ 29


Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang v


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ
Toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam năm 2015 được ghi nhận là đã có nhiều chuyển biến tích cực
với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục được cải thiện, giá cả được kiềm chế ở mức thấp so với năm
trước, hoạt động đầu tư toàn xã hội đạt kết quả khả quan,… Đây là điều đáng khích lệ và đã thể hiện khả
năng ứng phó tương đối tốt của Việt Nam trước những biến động của môi trường kinh tế bên ngoài cũng
như thách thức từ nội tại. Tuy vậy, bên cạnh những mảng sáng thì toàn cảnh nền kinh tế còn một vài
khoảng tối do công cuộc tái cơ cấu còn chậm, nợ công tăng cao gây bất lợi đối với triển vọng tăng
trưởng trong những năm kế tiếp.
1. GDP vượt kế hoạch cả năm 2015, tăng cao nhất trong 5 năm qua trong khi lạm phát thấp nhất
trong 14 năm trở lại đây
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, cao hơn
mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011 tới nay, cho thấy nền kinh tế đã phục hồi
rõ nét (trong năm 2014, Việt Nam đạt kế hoạch tăng GDP, còn 3 năm liên tiếp trước đó không đạt kế
hoạch). Trong năm 2015, khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn đóng vai trò là động lực mạnh cho nền
kinh tế nhưng có mức tăng cao hơn nhiều so với năm trước (9,64% năm 2015 so với 6,42% năm 2014).
Đặc biệt công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao (10,6%), đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của
nền kinh tế. Quy mô kinh tế năm 2015 theo giá hiện hành đạt 4.192,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân
đầu người năm 2015 ước tính đạt 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014.
Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát

Hình 2: Diễn biến lạm phát các tháng năm 2015 (%)

giai đoạn 2010 - 2015

2014


2015

Tốc độ tăng trưởng GDP (trục phải)

Tỷ lệ lạm phát (trục trái)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

-0.2 -0.25-0.1
T12 - 2015

2013

T11 - 2015

2012

T10 - 2015

2011

T9 - 2015

0%
2010

T8 - 2015

0%


T7 - 2015

2%

0.670.64

0.4

T6 - 2015

5%

0.61

0.63

0.2
0.04

0

T5 - 2015

4%

T4 - 2015

10%


T3 - 2015

6%

0.68

0.55

T2 - 2015

15%

0.8
0.6
0.4
0.2
0
-0.2
-0.4

T1 - 2015

8%

T12 - 2014

20%

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014. Đây cũng là con số thấp nhất
trong vòng 15 năm trở lại đây, và thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu lạm phát mà Quốc hội thông qua đầu
năm 2015 (dưới 5%). Bình quân mỗi tháng trong năm 2015, CPI chỉ tăng 0,05% so với tháng trước đó.
Trong đó, lạm phát cơ bản (theo thước đó chỉ số giá loại trừ lương thực - thực phẩm, năng lượng và mặt
hàng do nhà nước quản lý gồm dịch vụ y tế, giáo dục) của cả năm 2015 tăng 2,05% so với năm 2014.

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 1


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng

Xét diễn biến của CPI qua các tháng và so sánh với một số năm gần đây có thể thấy CPI tăng
thấp bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: (i) giá nhiên liệu trên thị trường thế giới gần đây giảm mạnh,
trong đó giá dầu xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm qua; (ii) mức độ điều chỉnh giá của các
nhóm hàng do Nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế thấp hơn so với các năm trước; (iii)
giá lương thực, thực phẩm ở Việt Nam và thế giới có xu hướng giảm. Lạm phát trong năm 2016 được
đánh giá là tiếp tục được duy trì ở mức thấp khi mà các dự báo về giá năng lượng cho giai đoạn 20162017 đều thuận lợi cho việc giữ ổn định mặt bằng giá trong nước.
Bảng 1: Dự báo về tăng trưởng và lạm phát của
Việt Nam năm 2016
ADB
Tăng trưởng
GDP
Lạm phát

6,60%
4%

Standard

Bảng 2: Dự báo giá dầu thế giới năm 2016


Uỷ ban

Chartered GSTCQG
6,90%
6,80%
1,40%

Moody Goldman Business
Giá

40

Sachs
40

dầu

USD

USD

EIA

Insider
50

30

USD


USD

3%

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

2. Cán cân thương mại được duy trì tương đối cân bằng
Tính đến cuối năm 2015, cán cân thương

Đối với các thị trường nhập khẩu, Trung
Quốc vẫn là thị trường cung cấp hàng hóa nhập
khẩu lớn nhất của Việt Nam với 28,8% tổng kim
ngạch. Tuy nhiên, xu hướng nhập khẩu của Việt
Nam có sự dịch chuyển sang Hàn Quốc khi giá trị
nhập khẩu từ quốc gia này đạt 27,7 tỷ USD, phản

IV - 2015

đạt mức 165,6 tỷ USD.

III - 2015

Cùng trong năm 2015, nhập khẩu tăng khoảng 12%

II - 2015

khi mà xuất khẩu khu vực trong nước giảm 3,5%.


I - 2015

ở nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

III - 2014

năms 2014. Trong đó, xuất khẩu chủ yếu vẫn nằm

45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
II - 2014

năm 2015 đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với

I - 2014

tương đương 1,65% GDP. Kim ngạch xuất khẩu

IV - 2014

Hình 3: Cán cân thương mại, 2014-2015


mại của Việt Nam thâm hụt khoảng 3,2 tỷ USD,

3
2
1
0
-1
-2
-3
-4
-5
-6

Cán cân thương mại (phải)
Xuất khẩu (trái)
Nhập khẩu (trái)

Nguồn: Tổng cục Hải quan

ánh hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Hàn
Quốc đang được gia tăng mạnh mẽ tại Việt Nam.
3. Hoạt động thu – chi ngân sách còn gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn rủi ro
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm
15/12/2015 ước tính đạt 884,8 nghìn tỷ đồng, bằng 97,1% dự toán năm. Một trong những khó khăn
lớn đối với hoạt động thu NSNN năm 2015 là giá dầu giảm mạnh so với dự báo (trung bình cả
Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 2


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng


năm 2015, giá dầu chỉ bằng hơn 50% giá dự báo khi lập dự toán). Ngoài ra, còn do thu ngân sách
vẫn phụ thuộc khá lớn vào các loại thuế gián thu. Đây là những loại thuế phụ thuộc vào mức giá,
nên khi lạm phát được kiềm chế, thì tốc độ thu NSNN từ các loại thuế cũng bị giảm.
Tổng chi ngân sách thực hiện đạt 1.064,5 nghìn tỉ đồng, bằng 92,8% dự toán và tương đương
26% GDP. Trong cơ cấu chi tiêu của NSNN có một số nét đáng chú ý: (i) chi trả nợ viện trợ tăng mạnh
23,58% so với cùng kỳ 2014 (chiếm 13,93% tổng chi), đạt 142,29 nghìn tỷ đồng. (ii) chi đầu tư phát
triển giảm khá mạnh, chỉ chiếm khoảng 15,22% tổng chi, là mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua; (iii)
chi thường xuyên tiếp tục tăng cao mặc dù Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg về việc cắt
giảm 10% chi thường xuyên của các Bộ, ngành trong 8 tháng cuối năm. Với quy mô thu chi như trên,
bội chi ngân sách ước khoảng 179,7 nghìn tỷ đồng.
Hình 4: Cơ cấu chi ngân sách 2015
Chi trả
nợ và
viện trợ,
13.93%

Chi khác,
0.86%

Chi đầu tư
phát triển,
15.22%

Hình 5: Cơ cấu thu ngân sách 2015
Thu dầu
thô,
7.10%

Thu XNK,

17.96%

Thu khác,
0.94%

Thu nội
địa, 74%

Chi phát
triển sự
nghiệp
kinh tế xã hội,…

Nguồn: Bộ Tài chính

Nguồn: Bộ Tài chính

Thu ngân sách gặp nhiều khó khăn nhưng nhu cầu chi lại quá lớn, dẫn đến bội chi NSNN
tiếp tục tăng và đã vượt mốc 5,0% GDP trong năm 2015 (tính toán của nhóm tác giả). Đồng thời,
tính đến 31/12/2015, mức dư nợ công dự kiến khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng 48,9%
GDP và nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 41,5% GDP. Các tỷ lệ này nằm trong phạm vi quy
định, tuy nhiên dư nợ công từ năm 2011 đến năm 2015 tăng thêm khoảng 7% GDP do yêu cầu
phải tăng vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nhu cầu vay và trả nợ tăng nhanh (ước
tính chi trả nợ lãi năm 2015 bằng khoảng 7,7% tổng chi cân đối NSNN, cao hơn nhiều so với mức
trung bình 3,8% của giai đoạn 2006-2010). Bội chi NSNN cao, nợ công tăng nhanh luôn là nguy
cơ khi tình hình thu ngân sách vẫn sẽ không ổn định bởi sự biến động khó lường của giá dầu và
việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo các hiệp định thương mại đã ký kết.
4. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng trưởng mạnh nhất sau 3 năm, tập trung vào khu vực FDI
Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu đầu tư (2011-2015), hệ thống thể chế về quản lý đầu tư công đã
dần được hoàn thiện cũng như cơ cấu vốn đầu tư đã được có sự điều chỉnh. Kết quả bước đầu rõ nét

nhất là tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đã giảm từ 38,7% giai đoạn 2001-2010 xuống còn
khoảng 31% vào giai đoạn 2012-2015. Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước trong tổng vốn
đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 cũng giảm xuống còn 40% (giai đoạn 2001-2010 là khoảng
45,7%); trong đó, tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách giảm xuống 21,3%.

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 3


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng

Tổng
Khu vực tư nhân

Khu vực Nhà nước
Khu vực FDI

Q4/2015

Q3/2015

Q2/2015

IV-2015

III-2015

II-2015

I-2015


IV-2014

III-2014

II-2014

I-2014

IV-2013

III-2013

II-2013

I-2013

90%

Q1/2015

0%

95%

Q4/2014

20%

100%


Q3/2014

40%

105%

Q2/2014

60%

110%

Q1/2014

80%

115%

Q4/2013

100%

120%

Q3/2013

125%

Q2/2013


Hình 7: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội

Q1/2013

Hình 6: Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội (yoy)

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khu vực ngoài Nhà nước
Khu vực Nhà nước

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 1367,2
nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước (tăng mạnh nhất trong 3 năm khi so với mức tăng 8% năm
2013 và 11% năm 2014). Trong các khu vực, nhóm FDI đã tăng trưởng đầu tư 19,9%, cao hơn nhiều so
với mức 10,5% trong năm 2014. Trong khi đó, khu vực tư nhân trong năm 2015 chỉ tăng khiêm tốn
13,04%, thấp hơn con số 14,13% năm 2014. Như vậy, thu hút và giải ngân vốn FDI thực sự trở thành
một điểm sáng của Việt Nam trong năm 2015 khi mà vốn đăng ký đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5% so với
cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2014 giảm 6,5%); vốn FDI thực hiện đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so
với năm 2014 (mức tăng của năm 2014 chỉ là 7,4%).
5. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (TPP, EVFTA, AEC) được kỳ vọng sẽ mang lại
những cải thiện về môi trường kinh doanh và làn sóng đầu tư mới
Năm 2015 được xem là cột mốc đánh dấu cho giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế mới bởi Việt
Nam sẽ hội nhập một cách toàn diện vào kinh tế toàn cầu thông qua việc hoàn tất các cam kết trong các
hiệp định thương mại tự do đã ký. Đồng thời, nỗ lực kết thúc đàm phán một số hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới then chốt như TPP, EVFTA hay AEC được kỳ vọng sẽ mang lại những cải thiện đột phá
về môi trường kinh doanh và làn sóng đầu tư mới.
Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được kết thúc đàm phán trong năm 2015 được xem

là bước quan trọng trong việc tiến gần tới mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực châu Á –
Thái Bình Dương và cũng như đối với nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới. Theo các hiệp định này,
Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước đối tác thuận lợi hơn, với ít các rào cản và
điều kiện hơn. Người tiêu dùng và các ngành sản xuất của Việt Nam sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ
các nước này làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi
phí sinh hoạt và sản xuất, từ đó có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này. Cuối
cùng, các hiệp định thương mại cũng thúc đẩy những cải cách về mặt thể chế kinh tế-pháp luật cũng như
nâng cao các tiêu chuẩn về lao động, môi trường cho Việt Nam.
Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 4


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng

Hộp 1: Đặc điểm của các FTA thế hệ mới
Trong so sánh với các FTA mà Việt Nam đã ký kết và đang thực thi thì các FTA thế hệ mới mà Việt
Nam đang đàm phán có một số đặc điểm riêng như sau:
– Mức độ tự do hóa (mở cửa) sâu: Với tiêu chí “FTA tiêu chuẩn cao”, dù chưa kết thúc đàm phán, có
thể chắc chắn rằng mức độ mở cửa của Việt Nam cũng như các đối tác trong các FTA này là rất sâu (xóa bỏ
phần lớn các dòng thuế, mở cửa mạnh các ngành dịch vụ…) và tất nhiên là rộng hơn nhiều so với WTO cũng
như các FTA trước đây của Việt Nam;
– Phạm vi cam kết rộng: Trong khi các FTA trước đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại
hàng hóa, các FTA thế hệ mới sắp tới sẽ bao gồm những cam kết về nhiều lĩnh vực mới mà Việt Nam chưa
từng cam kết/mở cửa trước đây, ví dụ: doanh nghiệp Nhà nước, mua sắm Chính phủ, lao động – công đoàn,
môi trường…
– Nhiều cam kết về thể chế: Khác với các FTA trước đây chủ yếu ảnh hưởng tới chính sách thuế
quan tại biên giới, các FTA thế hệ mới sắp tới có nhiều các cam kết ảnh hưởng trực tiếp và lớn đến thể chế,
chính sách pháp luật nội địa (những vấn đề sau đường biên giới);
– Đối tác FTA đặc biệt lớn: Trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang đàm phán có những đối
tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Tuy các hiệp định thương mại tạo ra nhiều thuận lợi như vậy, nhưng khó khăn với nền kinh tế có
mức thu nhập bình quân thấp trong khu vực như Việt Nam cũng không phải là nhỏ. Có một khả năng
chắc chắn là Việt Nam sẽ gặp bất lợi từ việc giảm thuế quan với hàng hóa từ các nước đối tác. Việc
giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sau khi thực hiện theo cam kết của các Hiệp định thương mại là
hệ quả chắc chắn và trực tiếp. Ngoài ra, giảm thuế cũng gây nguy cơ cạnh tranh khốc liệt giữa hàng
trong nước và ngoại nhập, hệ quả tất yếu là thị phần hàng sản xuất trong nước bị ảnh hưởng.

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 5


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng

II. HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2015
1. Điều hành chính sách lãi suất thận trọng, tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp.
Trái với các năm trước khi NHNN liên
tục ban hành các quy định giảm trần lãi suất,
trong năm 2015, NHNN đã không ban hành thêm
một quy định nào về trần lãi suất nội tê. Điều này

Hình 8: Trần lãi suất và các lãi suất điều hành
20%

15%

thể hiện tính thận trọng trong việc điều hành lãi
suất của NHNN trong thời gian qua. Điều chỉnh

10%

theo áp lực cạnh tranh và triển vọng tín dụng của

từng ngân hàng, mặt bằng lãi suất huy động và
cho vay tiếp tục giảm, nhưng tốc độ giảm chậm
hơn giai đoạn trước, chỉ khoảng 0,3%-0,5%/năm

5%

0%
5/4/2012

và có xu hướng tăng nhẹ vào cuối năm.
Một điểm nổi bật khác trong chính sách
điều hành lãi suất năm 2015 là việc NHNN hai
lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động đồng
đô la Mỹ từ 0,5% xuống 0,25% rồi xuống 0%.
Việc giảm trần lãi suất huy động đô la Mỹ của

5/4/2013

5/4/2014

5/4/2015

Cho vay: Ngắn hạn
Huy động: Không kỳ hạn- dưới 1 tháng
Huy động: 1 tháng trở lên
Huy động: 1 đến 12 tháng
Huy động: 1 đến 6 tháng
Huy động vốn ngoại tệ - tổ chức
Huy động vốn ngoại tệ -cá nhân
Tái chiết khấu

Tái cấp vốn

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

NHNN diễn ra trong bối cảnh áp lực giữ vững tỷ
giá cao hơn, khi Trung Quốc liên tục phá giá đồng nhân dân tệ và FED hướng tới việc tăng lãi suất tại
thời điểm đó. Giảm trần lãi suất huy động USD trong khi ổn định lãi suất huy động VND giúp duy trì
sức hấp dẫn của đồng Việt Nam so với các ngoại tệ, đặc biệt là USD, từ đó góp phần kiềm chế tình
trạng găm giữ ngoại tệ, giảm sức ép lên tỷ giá.
2. Định hướng tín dụng tăng trưởng bền vững, tập trung vào lĩnh vực ưu tiên
Ngay từ chỉ thị 01/CT-NHNN đầu năm 2015, NHNN đã định hướng điều hành tín dụng theo
hướng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, với mức tăng trưởng tín dụng là trong
khoảng từ 13%-15%. Bên cạnh đó, chính phủ tiếp tục chỉ đạo NHNN hỗ trợ các lĩnh vực ưu tiên, ví dụ
như việc ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định 41/2010/NĐ-CP. Kết quả là tín dụng lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn tăng 11%, lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 45,13%, cho vay lĩnh vực
công nghiệp ưu tiên phát triển tăng 9,72%, DNNVV tăng 6,13%.
3. Điều hành chính sách tỷ giá một cách chủ động, linh hoạt nhằm ứng phó với các cú sốc trong và
ngoài nước, đồng thời gia tăng sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa Việt Nam.
Đây là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với NHNN nhằm ổn định tỷ giá và thị trường
ngoại hối do nguồn cung ngoại tệ không dồi dào như ba năm liền kề trước đó còn nguồn cầu ngoại tệ lại
tăng khá mạnh trong bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục rõ nét. Không những thế, các cú sốc từ
Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 6


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng

bên ngoài đặc biệt đến từ sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của các quốc gia phát triển đã gây ra
những biến động trên thị trường ngoại hối. Nhằm ứng phó với những cú sốc trong và ngoài nước,
NHNN đã chủ động điều chỉnh tỷ giá cũng như nới rộng biên độ dao động một cách hợp lý, không quá

cứng nhắc so với mục tiêu ban đầu. So với thời điểm đầu nay 2015, tỷ giá bình quân trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng vào ngày 31/12 đã tăng 3% đồng thời biên độ dao động tăng từ ±1% lên ±3%,
trong khi đó tỷ giá tại các NHTM và trên thị trường ngoại tệ tự do tăng tương ứng 5,3% và 5,05%.
Hộp 2: Sự chủ động, linh hoạt của NHNN trong điều hành tỷ giá trong năm 2015
Tính chủ động, linh hoạt của NHNN
trong điều hành tỷ giá được thể hiện ở 3 thời
điểm đó là:

Hình 9: Diễn biến tỷ giá USD/VND trên các thị trường,
6/2014-12/2015

điểm độ chênh lên tới 2.000 VND. Đây không
phải là lần đầu tiên NHNN điều chỉnh tỷ giá
vào thời điểm đầu năm bởi lẽ trước đó, vào
tháng 2/2010 và 2/2011, NHNN đã từng điều

21,000

OER

Selling rate -VCB

12/2/2015

VND – một mức chênh thấp so với những thời

10/2/2015

chính thức và tỷ giá tự do chỉ khoảng 200-250


8/2/2015

21,500

6/2/2015

ngày 7/1/2015 thì mức chênh lệch giữa tỷ giá

4/2/2015

22,000

2/2/2015

11 - 12/2014, nhưng khi NHNN điều chỉnh tăng
tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% vào

12/2/2014

22,500

10/2/2014

có những thời điểm khá căng thẳng trong tháng

8/2/2014

23,000

6/2/2014


Thứ nhất, mặc dù thị trường ngoại hối

Selling rate - TTTDHN

Nguồn: www.sbv.gov.vn, www.vietcombank.com.vn,
www.vangsaigon.com

chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng
thêm lần lượt là 3,25% và 8,5%. Chính vì vậy, điều chỉnh tỷ giá vào thời điểm đầu năm 2015 hẳn là sự lựa
chọn có lý do khi nó được kì vọng giúp khơi thông, gia tăng nguồn cung ngoại tệ trong bối cảnh cung cầu
ngoại tệ đang có dấu hiệu căng thằng tại thời điểm cuối năm 2014, qua đó giảm áp lực tới tỷ giá hối đoái.
Ngoài ra nó còn là minh chứng cho thấy sự chủ động của NHNN trong điều hành tỷ giá.
Thứ hai, trước những thông tin kinh tế không khả quan trong tháng 4/2015 (nhập siêu khoảng 3 tỷ
USD trong 4 tháng, ngân sách thâm hụt có thể được tài trợ bằng khoản vay từ dự trữ ngoại hối..) có thể gây
ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường ngoại hối, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá thêm 1% vào ngày
7/5/2015. Đợt điều chỉnh tăng tỷ giá thứ 2 trong năm 2015 một lần nữa cho thấy sự chủ động của NHNN
trong việc dẫn dắt thị trường, qua đó tránh những kì vọng quá mức của giới đầu cơ.
Thứ ba, nếu hai lần điều chỉnh tăng tỷ giá trước phần nào là do những yếu tố kinh tế trong nước thì
lần tăng tỷ giá thứ 3 của NHNN trong năm 2015 nhằm phản ứng kịp thời trước các cú sốc từ bên ngoài. Việc
NHTW Trung Quốc đột ngột phá giá Nhân dân tệ trong 3 ngày liên tiếp từ 11-13/8/2015 với các mức lần
lượt là 1,9%, 1,6% và 1,1% đã ảnh hưởng không chỉ tới các quốc gia trên thế giới, trong khu vực mà còn tới
Việt Nam. Động thái nâng biên độ tỷ giá ngày 12/8/2015 từ +-1% lên +-2% của NHNN gây bất ngờ cho thị
trường cũng như giới chuyên gia. Nhưng một lần nữa động thái này lại cho thấy sự chủ động, linh hoạt của
NHNN trong điều chỉnh tỷ giá. Trong bối cảnh Nhân dân tệ giảm giá mạnh kéo theo tiền tệ thuộc các quốc
gia châu Á khác giảm giá theo, thì đây là quyết định hoàn toàn dễ hiểu vì (i) nó sẽ hỗ trợ cho các doanh
Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 7


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng


nghiệp xuất khẩu trong cạnh tranh với các hàng hóa cùng loại do các quốc gia láng giềng sản xuất; (ii) gia
tăng độ linh hoạt của tỷ giá USD/VND, tránh những áp lực không đáng có tới thị trường tiền tệ và thị trường
ngoại hối.
Nhóm biện pháp

Nội dung

và chính sách
1. Điều chỉnh tăng tỷ giá

- Tỷ giá USD/VND tăng 1% vào ngày 7/1/2015

bình quân liên ngân

- Tỷ giá USD/VND tăng 1% vào ngày 7/5/2015

hàng

- Tỷ giá USD/VND tăng 1% vào ngày 19/8/2015

2. Điều chỉnh biên độ

- Biên độ dao động tăng từ ±1% lên ±2%

dao động tỷ giá

- Biên độ dao động tăng từ ±2% lên ±3%

3. Các biện pháp điều


- Khách hàng mua ngoại tệ trước thời hạn thanh toán theo chứng từ từ 03 ngày trở lên

hành tỷ giá khác

thì TCTD chỉ được phép bán ngoại tệ kì hạn, không được phép thực hiện giao dịch
giao ngay. Đồng thời, ngày cuối cùng của kì hạn không được đến trước ngày đến hạn
thanh toán theo chứng từ (Thông tư 15/2015/TT-NHNN ngày 02/10/2015) → Giảm
tình trạng găm giữ ngoại tệ.
- Giảm trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ xuống 0.25% (29/9/2015) và 0% (17/12/2015)

Nguồn: Tổng hợp từ website của NHNN

Hộp 3: Chỉ số áp lực thị trường ngoại hối tại Việt Nam
Chỉ số áp lực thị trường ngoại hối (Exchange Market Presure – EMP) đo lường mức chênh lệch giữa
cung cầu của một tiền tệ trên thị trường ngoại hối quốc tế. Mức chênh lệch cung cầu đối với tiền tệ của một
quốc gia trên thị trường quốc tế chính bằng chênh lệch giữa tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của chính
quốc gia đó. Sự mất cân đối cung cầu tiền tệ trên thị trường ngoại hối sẽ bị loại trừ thông qua sự biến động
của tỷ giá hối đoái (

) và sự thay đổi trong dự trữ ngoại hối quốc gia (

).

Chỉ số này có thể được xác định theo 1 trong 3 cách sau đây:
(i) Tỷ lệ biến động (%) của nội tệ thời điểm t so với (t-1) cộng với tỷ lệ thay đổi trong dự trữ ngoại
hối (%) tại thời điểm t so với thời điểm (t-1):
(1a)
(ii) Tỷ lệ biến động của nội tệ thời điểm t so với (t-1) cộng với tỷ lệ thay đổi trong dự trữ ngoại hối
tại thời điểm t trên lượng tiền cung ứng tại thời điểm (t-1):

(1b)
(iii) Là bình quân gia quyền của: (1) sự thay đổi trong tỷ giá thực của nội tệ; (2) sự thay đổi của lãi
suất nội tệ; và (3) sự thay đổi trong dự trữ ngoại hối quốc gia:
(

)

(

)

(

)

(1c)

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 8


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng

Trong đó:
: Thông thường các nghiên cứu trước đây sử dụng dự trữ ngoại hối quốc gia tại thời điểm t để
tính toán chỉ số áp lực thị trường ngoại hối.
: Lượng cung tiền M2 tại thời điểm t.
H: Tỷ giá giữa VND và USD. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, do NHNN cô gắng duy trì khá ổn định
tỷ giá bình quân liên ngân hàng (ngoại trừ những thời điểm điều chỉnh biên độ) nên nhóm tác giả sử dụng
thêm các chuỗi số liệu khác về tỷ giá bao gồm tỷ giá mua-bán của VCB, tỷ giá mua-bán trên thị trường ngoại
tệ tự do.

Dựa trên các nghiên cứu của Girton và Roper (1997), Eichengreen và cộng sự (1996), Phạm Thị
Hoàng Anh và cộng sự (2013), nếu chỉ số áp lực thị trường ngoại hối lớn hơn mức trung bình của chỉ số áp
lực thị trường ngoại hối trong suốt giai đoạn cộng với 2 lần độ lệch tiêu chuẩn thì nguy cơ xảy ra những biến
động mạnh trên thị trường ngoại hối hay nguy cơ khủng hoảng tiền tệ là rất lớn. Nếu diễn biến đó xảy ra thì
NHNN cần phải có những biện pháp ứng phó kịp thời để tránh nguy cơ đó. Chính vì vậy, tác giả tính toán lại
chỉ số áp lực thị trường ngoại hối tại Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2015 dựa trên số liệu thu thập theo
tháng từ www.sbv.gov.vn (đối với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, M2), www.vietcombank.com (đối với tỷ
giá mua bán của NHTM), www.vangsaigon.com (đối với tỷ giá trên thị trường tự do), Thống kê Tài chính
quốc tế của IMF (đối với dự trữ ngoại hối). Riêng số liệu dự trữ ngoại hối trong năm 2015, tác giả tính bằng
cách lấy số dư dự trữ ngoại hối cuối tháng 12/2014 (theo Thống kê Tài chính quốc tế của IMF) cộng với giá
trị của mục tài sản dự trữ (nếu mục này ghi nợ trong BOP) hoặc trừ đi giá trị tại mục tài sản dự trữ (nếu mục
này ghi có trong BOP). Giá trị của mục tài sản dự trữ trong BOP được xác định dựa vào số liệu do NHNN
công bố1 . Diễn biến dự trữ ngoại hối của Việt Nam được thể hiện ở Hình 10. Số liệu này cho thấy, sau khi
đạt đỉnh vào quý 3 năm 2014, dự trữ ngoại hối của Việt Nam có xu hướng giảm dần và chỉ còn khoảng 30,4
tỷ USD, tương đương với 9,5 tuần nhập khẩu- đây là con số khá thấp và có thể gây khó khăn cho NHNN
trong điều hành tỷ giá.
Hình 10: Dự trữ ngoại hối, 2012-2015
Đơn vị: Tỷ USD, tuần nhập khẩu
40,000

14

35,000

12

30,000

10


25,000

8

20,000

6

15,000

Dự trữ ngoại hối

Sep-15

Jan-15

May-15

Sep-14

May-14

Jan-14

Sep-13

May-13

Jan-13


Sep-12

May-12

Jan-12

Sep-11

0

Jan-11

0

May-11

2

Sep-10

5,000
Jan-10

4

May-10

10,000

T uần NK


Nguồn: Thống kê Tài chính quốc tế và tính toán của tác giả

1

/>82053264228835%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Dtpgqzq7rl_54 (khai thác vào ngày 10/1//2016).

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 9


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng

Trên cơ sở áp dụng công thức xác định chỉ số áp lực thị trường ngoại hối, tác giả đã xác định được
chuỗi số liệu về chỉ số áp lực thị trường ngoại hối trong giai đoạn 2007- 2015 được thể hiện trong Hình 11.
Theo đó, trong giai đoạn 2007-2015 chỉ số áp lực thị trường ngoại hối tại Việt Nam cao hơn so với mức
chuẩn vào các thời điểm tháng 3/2008, tháng 11/2009, tháng 10 và 11/2010, tháng 1 và 2/2011. Thực tế cho
thấy đây là những thời điểm thị trường ngoại hối Việt Nam xảy ra những biến động rất mạnh. Từ cuối năm
2014, chỉ số áp lực trên thị trường ngoại hối có dấu hiệu tăng lên và tăng khá mạnh trong quý 2/2015, mặc dù
vẫn còn khá thấp so với mức chuẩn (trung bình cộng với 2 lần độ lệch chuẩn). Trước diễn biến đó, NHNN đã
chủ động đưa ra các biện pháp ứng phó, giúp cho chỉ số áp lực trên thị trường ngoại hối có dấu hiệu giảm
xuống. Các bằng chứng thực nghiệm về chỉ số áp lực thị trường ngoại hối trong năm 2015 một lần nữa
khẳng định tính chủ động của NHNN trong việc dẫn dắt thị trường ngoại hối, ứng phó kịp thời trước các cú
sốc trong và ngoài nước. Nhờ đó, đã giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến động lớn ảnh hưởng tiêu cực đến thị
trường tiền tệ nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng.
Hình 11: Chỉ số áp lực thị trường ngoại hối, 2007- Q3/2015

EMP-BR-HPM

Benchmark


EMP-SR-HPM

Sep-14

Apr-15

Jul-13

Feb-14

Benchmark

Hình 11c. Chỉ số áp lực thị trường ngoại hối

Hình 11d. Chỉ số áp lực thị trường ngoại hối (dựa

(dựa trên tỷ giá mua tại VCB)

trên tỷ giá bán tại VCB)

EMP2

Sep-14

Apr-15

Jul-13

Benchmark2


Feb-14

0

Dec-12

1

0

Oct-11

1
May-12

2

Mar-11

3

2

Jan-10

4

3

Aug-10


4

Jun-09

5

Nov-08

6

5

Apr-08

7

6

Sep-07

8

7

Feb-07

8

Feb-07

Aug-07
Feb-08
Aug-08
Feb-09
Aug-09
Feb-10
Aug-10
Feb-11
Aug-11
Feb-12
Aug-12
Feb-13
Aug-13
Feb-14
Aug-14
Feb-15

0

Feb-07
Aug-07
Feb-08
Aug-08
Feb-09
Aug-09
Feb-10
Aug-10
Feb-11
Aug-11
Feb-12

Aug-12
Feb-13
Aug-13
Feb-14
Aug-14
Feb-15

1

Dec-12

2

Oct-11

3

May-12

4

Mar-11

5

Jan-10

6

Aug-10


7

Jun-09

9
8
7
6
5
4
3
2
1
0

8

Nov-08

trên tỷ giá bán trên thị trường tự do)

Sep-07

(dựa trên tỷ giá mua trên thị trường tự do)

Apr-08

Hình 11b. Chỉ số áp lực thị trường ngoại hối (dựa


Feb-07

Hình 11a. Chỉ số áp lực thị trường ngoại hối

EMP3

Benchmark3

Nguồn: Tính toán của tác giả

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 10


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng

4. NHNN tiếp tục có những chỉ đạo sát sao đưa tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống về mục tiêu 3% trước hạn
Nhận thức được việc Thông tư 09/2014/TT-NHNN có hiệu lực vào năm 2015 sẽ khiến cho tỷ lệ
nợ xấu tại tổ chức tín dụng tăng đột biến2, NHNN đã định ra hạn mức và lịch trình cụ thể mà các TCTD
buộc phải hoàn thành việc bán nợ cho VAMC, và đưa ra một số hình thức cảnh cáo như tạm dừng cấp
phép mở rộng mạng lưới đối với các đơn vị không hoàn thành mục tiêu đề ra. Kết quả là, đến tháng
11/2015 tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống giảm xuống còn 2,72 %.
Bảng 3: Chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước về việc xử lý nợ xấu trong năm 2015
Văn bản
1

Chỉ thị 02/2015

Nội dung chính
- VAMC phải có kế hoạch mua từ 70.000 -100.000 tỷ đồng nợ xấu trong 2015
- TCTD phải xử lý được tối thiểu 60% số nợ xấu cần xử lý trong năm 2015 trước

30/6/2015
- TCTD bán nợ cho VAMC phải đạt tối thiểu 75% trong 6 tháng đầu năm
- TCTD phải tập trung nguồn lực xử lý nợ xấu.

2

Văn bản số
5055/NHNNTTGSNH

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, TCTD liên doanh, TCTD 100% vốn nước
ngoài xây dựng kế hoạch và triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu để
đưa tỷ lệ nợ xấu về mức dưới 3% trước ngày 01/10/2015;
- Báo cáo Ngân hàng Nhà nước kế hoạch xử lý nợ xấu trước ngày 20/7/2015.

3

Văn bản số
5056/NHNNTTGSNH

- Tạm dừng cấp phép mở rộng mạng lưới của tổ chức tín dụng cho đến khi hoàn
thành được các chỉ tiêu nợ xấu năm 2015 và đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% tổng dư
nợ trước ngày 01/10/2015

4

Văn bản số
5057/NHNNTTGSNH

- Yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân
loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN từ 12/4/2015


5

Thông tư
09/2014/TT-NHNN

- Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham chiếu kết quả phân
loại nợ từ CIC để xác định nhóm nợ của khách hàng từ 01/01/2015
- Các khoản nợ gia hạn đều được xếp vào nhóm 3, nhóm nợ xấu bắt đầu từ
01/4/2015

6

Nghị định số
34/2015/NĐ-CP

- Tăng vốn điều lệ của VAMC từ 500 tỷ đồng lên 2000 tỷ đồng
- Mở rộng trường hợp VAMC được mua nợ theo giá thị trường
- Cho phép VAMC hưởng một phần tiền theo tỷ lệ do NHNN quy định sau khi
thu hồi nợ xấu

7

Thông tư
18/2015/TT-NHNN

- Hướng dẫn việc tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả


Thông tư 09/2014/TT-NHNN buộc các ngân hàng thương mại tham chiếu kết quả phân loại nhóm nợ từ CIC, bổ sung các tài sản phải
trích lập dự phòng, và bổ sung quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với hiệu lực thi hành kể từ 20/3/2014 và
hết hiệu lực thi hành kể từ 1/4/2015
2

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 11


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng

5. VAMC tiếp tục đóng vai trò chủ yếu trong việc mua nợ xấu, tuy nhiên việc xử lý các khoản nợ
này vẫn còn chậm
Hoạt động mua nợ của VAMC đã có tác động lớn trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống
ngân hàng, đóng góp 41,3% trong tổng số nợ xấu được xử lý của toàn hệ thống các TCTD từ tháng 9/2012
đến hết tháng 8/2015. Tính từ khi đi vào hoạt động năm 2013 đến ngày 31/12/2015, VAMC đã phát hành
trái phiếu đặc biệt hơn 243 nghìn tỷ đồng để mua nợ xấu. Tuy nhiên, việc bán nợ cho VAMC của các
ngân hàng trên thực tế hiện nay mới chỉ là xử lý “kỹ thuật” để làm sạch bảng cân đối tài sản của ngân
hàng chứ chưa phải xử lý nợ xấu một cách thực sự trong nền kinh tế . Cho dù đã bán cho VAMC nhưng
các ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng cho khoản nợ cũng như vẫn phải chịu trách nhiệm chính với
các khoản nợ đã bán và nếu hết thời hạn trái phiếu đặc biệt mà VAMC chưa xử lý được khoản nợ thì
TCTD phải nhận lại khoản nợ đã bán.
Trong khi đó, tiến độ thu hồi nợ của VAMC so với tốc độ mua các khoản nợ xấu cho thấy số nợ
được VAMC xử lý trong thời gian vừa qua khá chậm. Tỷ lệ thu hồi nợ lũy kế từ khi đi vào hoạt động
cho đến hết năm 2015 chỉ đạt 9,3%. Hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC vẫn còn gặp nhiều khó khăn do
một số nguyên nhân: (i) VAMC không có quyền chủ động xử lý những khoản nợ xấu do cần có sự phối
hợp chặt chẽ từ phía TCTD; (ii) việc bán khoản nợ khi chưa có cơ sở định giá rất phức tạp do thiếu quy
định về trách nhiệm đối với phần chênh lệch thấp hơn khi khoản nợ được bán theo giá thị trường thấp
hơn giá trị sổ sách; và (iii) chưa có thị trường mua bán nợ xấu. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực là tốc độ thu
hồi nợ đã tăng lên và kỳ vọng trong thời gian tới khi nền kinh tế phục hồi tốt hơn và thị trường bất động
sản ấm lên, khả năng thu hồi nợ của VAMC sẽ được cải thiện

Hộp 4: Hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC
VAMC được thành lập từ năm 2013 và đã trở thành một công cụ giúp xử lý nợ xấu khỏi bảng tổng
kết tài sản của các NHTM một cách hữu hiệu. Trong năm 2015, NHNN cũng đã ban hành nhiều chính sách
liên quan tới VAMC nhằm đẩy nhanh hơn tiến độ xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
Thứ nhất, quy định bắt buộc các TCTD có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên theo kết quả thanh tra, giám sát
phải bán nợ xấu cho VAMC.
Thứ hai, ấn định số nợ xấu tối thiểu mỗi TCTD phải bán cho VAMC, bảo đảm đến ngày 30/6/2015
xử lý được tối thiểu 60% tổng số nợ xấu phải xử lý theo kế hoạch năm 2015, trong đó chỉ tiêu bán nợ xấu
cho VAMC phải đạt ít nhất 75% tổng số nợ xấu dự kiến bán cho VAMC cả năm 2015 và đến ngày 30/9/2015
bán hết 100% tổng số nợ xấu phải bán cho VAMC theo chỉ tiêu được giao.
Thứ ba, sửa đổi bổ sung các quy định về VAMC nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động
mua nợ và xử lý nợ của VAMC bao gồm việc cho phép VAMC phát hành trái phiếu để mua nợ theo giá trị
thị trường và ban hành các quy định liên quan trực tiếp đến việc xử lý TSBĐ của VAMC.
Các quy định trên đều đi kèm các biện pháp chế tài nếu các TCTD không thực hiện sẽ bị áp dụng
như thanh tra, đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản bằng kiểm toán hoặc tổ chức định giá đ ộc lập, thậm chí
không xem xét, chấp thuận đề nghị mở rộng nội dung hoạt động, giới hạn tăng trưởng tín dụng, mở rộng quy
mô, địa bàn hoạt động và mở chi nhánh, phòng giao dịch. Điều này đã khiến các chính sách được các TCTD
nghiêm túc thực hiện nhằm đảm bảo đạt kế hoạch đã đề ra.

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 12


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng

6. Sắp xếp lại hệ thống ngân hàng thông qua hình thức mua lại 0 đồng nhằm ổn định niềm tin của
công chúng
Trong năm 2015, NHNN đã mua lại 0 đồng 3 ngân hàng: Xây dựng, Đại Dương, và Dầu khí Toàn
cầu. Sử dụng biện pháp mua lại 0 đồng các ngân hàng sau thời gian kiểm soát đặc biệt, NHNN đã có bước đi
rất thận trọng nhằm tránh sự đổ vỡ cùng những hệ lụy không tốt tới toàn hệ thống, tiếp tục bảo đảm an toàn
của hệ thống ngân hàng và duy trì niềm tin của người gửi tiền. Đối với các ngân hàng bị mua lại 0 đồng, các

cổ đông sẽ bị chấm dứt toàn bộ quyền sở hữu. NHNN trở thành cổ đông nắm giữ 100% cổ phần của ngân
hàng và có thể trực tiếp can thiệp vào quá trình tái cơ cấu các ngân hàng này. Động thái này đồng nghĩa với
cam kết ngầm của NHNN đối với toàn bộ lượng tiền gửi, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Giải pháp
mua lại 0 đồng đã cho thấy kết quả tích cực khi sự ổn định của hệ thống ngân hàng được duy trì. Tuy chi phí
cho biện pháp mua lại 0 đồng không phải là bằng 0 và rủi ro đạo đức vẫn là điều đáng quan ngại trong tương
lai nhưng trong bối cảnh hiện tại, việc NHNN lựa chọn mục tiêu ưu tiên kiểm soát sự ổn định của hệ thống
và niềm tin của công chúng sẽ mang lại nhiều lợi ích chung cho toàn bộ nền kinh tế hơn.
Hộp 5: Những chi phí cho biện pháp mua lại 0 đồng 3 ngân hàng trong năm 2015
Thứ nhất, NHNN sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm các khoản nợ cũng như có trách nhiệm đối với
người gửi tiền của 3 ngân hàng bị mua lại 0 đồng. Ước tính tổng tiền gửi của các ngân hàng này trước thời
điểm bị mua lại 0 đồng rơi vào khoảng hơn 150.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, để duy trì hoạt động của các ngân
hàng này, NHNN sẽ cần phải bơm tiền để nâng vốn tự có của các NHTM này đạt được mức tối thiểu là 3.000
tỷ đồng theo quy định hiện tại, chưa kể nếu con số vốn tự có của các ngân hàng đang nhỏ hơn 0 thì chi phí
NHNN cần phải bỏ ra là lớn hơn.
Bảng 4: Chi phí dự kiến cho việc hỗ trợ các ngân hàng bị mua lại 0 đồng
Đơn vị: tỷ đồng
Ngân hàng/Chỉ tiêu

Cơ quan ước tính
NHNN

3

UBGSTC

NHNN4

Ngân hàng Xây dựng 5

> 40.000


> 40.000

> 40.000

Ngân hàng Đại dương

6

> 70.000

> 70.000

> 70.000

Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu

> 40.000

> 40.000

> 40.000

Chi phí cho các ngân hàng bị mua lại 0 đồng

> 150.000

> 150.000

> 150.000


Tổng chi phí tái cơ cấu dự kiến

> 283.060

> 602.591

> 615.328

~ 53%

~ 24,9%

~ 24,4%

Tỷ trọng chi phí cho các ngân hàng bị mua lại 0
đồng so với tổng chi phí tái cơ cấu dự kiến

Nguồn: Tô Kim Ngọc và cộng sự (2015)

3

Tại thời điểm cuối tháng 9/2012
Số liệu được Cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN tính lại tổng chi phí dựa trên quy mô nợ xấu đính chính lại vào cuối
tháng 9/2012
5
i-dong-de-tai-co-cau-NH-Xay -dung-lay-tu-dau.html
6
Ước tính trên số liệu âm vốn tự có và tổng tiền gửi của Ngân hàng Đại Dương và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (tương
tự như trường hợp của Ngân hàng Xây dựng)

4

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 13


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng

Thực tế trong năm 2015 để Ngân hàng Xây dựng đi vào ổn định sau khi mua lại 0 đồng, NHNN đã
phải chi khoảng hơn 40.000 tỷ đồng (Nguyễn Phước Thanh (2015), trích bởi Thanh Thương (2015)). Trong
trường hợp của Ngân hàng Đại Dương con số này còn lớn hơn rất nhiều vì số tiền âm vốn của ngân hàng này
lên tới 11.000 tỷ đồng và quy mô của ngân hàng này cũng lớn hơn Ngân hàng Xây Dựng.
Với những chi phí kể trên, nguồn tài trợ chỉ có thể đến từ NHNN mà bản chất chính là ngân sách nhà
nước. Tuy nhiên, cho tới lúc này, thông tin NHNN đã bỏ ra tổng cộng bao nhiêu tiền vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Có thể, NHNN sẽ “chờ và quan sát” để tư nhân hóa lại các ngân hàng này trong tương lai gần nhằm khơi thông
nguồn vốn tài trợ từ phía doanh nghiệp.
Thứ hai, khi NHNN áp dụng biện pháp mua lại 0 đồng như vậy đồng nghĩa với việc NHNN đảm bảo
100% tiền gửi của người gửi tiền sẽ được đảm bảo. Tuy rằng, niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân
hàng vẫn sẽ được duy trì do không phải lo ngại về trường hợp ngân hàng bị phá sản nhưng bài học cho người
gửi tiền chưa được hình thành. Nói cách khác, chính những người gửi tiền sẽ không có động lực giám sát ngân
hàng mà họ đang gửi bởi NHNN sẽ không bao giờ để bất cứ ngân hàng nào rơi vào tình trạng phá sản, hoặc nếu
điều đó xảy ra thì NHNN sẽ đứng ra bảo trợ. Hệ quả là, “cuộc đua lãi suất” giữa các ngân hàng có thể quay lại.
Khi đó, rủi ro đạo đức sẽ trở thành nguy cơ tiềm ẩn khi các ngân hàng chỉ cần trả lãi suất cao là thu hút được
tiền gửi của công chúng mà không cần quan tâm tới chất lượng hay hiệu quả hoạt động.
7. Hỗ trợ các ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt và bị mua lại 0 đồng thông qua dự trữ bắt
buộc có thể là biện pháp phù hợp trong ngắn hạn nhưng có thể gây ra sự cạnh tranh không bình
đẳng giữa các ngân hàng trong hệ thống
Thông tư 23/2015/TT-NHNN đã “sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế Dự trữ bắt buộc đối với
TCTD ban hành kèm Quyết định 581 ngày 09/06/2003 của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNN xem xét
điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với một số ngân hàng. Cụ thể, đối với các TCTD được kiểm soát
đặc biệt, Thống đốc NHNN sẽ xem xét quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho đến mức tối thiểu 0%. Đối

với TCTD đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng tham gia cơ cấu lại ngân
hàng yếu kém theo chỉ định, Thống đốc xem xét quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cụ thể cho từng
TCTD. Nhìn tổng quan, thông tư này là hợp lý và cần thiết khi nó được đưa ra để góp phần hỗ trợ cho công
cuộc tái cơ cấu, củng cố hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên, trong tương lai NHNN nên sớm gỡ bỏ quy
định này bởi quy định vô hình chung đã tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các ngân hàng, đặc biệt trong
bối cảnh Việt Nam đang hội nhập.
Bảng 5: Các ngân hàng bị mua lại 0 đồng và giải pháp hỗ trợ
TT

Ngân hàng

Ngân hàng được NHNN ủy quyền tham
gia tái cơ cấu ngân hàng bị mua lại

1

Đại Dương

Ngân hàng Công thương

Giải pháp hỗ trợ

Thực hiện giám sát chặt chẽ;
Cho vay đặc biệt nhưng có tính

2

Xây dựng

Ngân hàng Ngoại thương


3

Dầu Khí Toàn cầu

Ngân hàng Công thương

hoàn trả để đảm bảo thanh khoản;
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc về 0%

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 14


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 15


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng

III. HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2015
1. Số lượng các tổ chức tín dụng giảm xuống sau giai đoạn tái cơ cấu hệ thống 2011 – 2015
Số lượng các tổ chức tín dụng đã giảm
xuống đáng kể sau khi Ngân hàng Nhà nước
triển khai chủ trương sáp nhập, hợp nhất, mua
lại các tổ chức tín dụng trong Đề án Cơ cấu lại

Hình 12: Số lượng TCTD theo loại hình

… giảm xuống sau giai đoạn tái cơ cấu
2007 5

34

2015. Tính đến cuối năm 2015, số lượng tổ

2010 5

37

55

48

30

chức tín dụng đã giảm đi 21 so với thời điểm

2011 5

37

45

50

30

trước khi tái cơ cấu (07 ngân hàng thương mại,


2012 5

34

45

47

30

02 ngân hàng liên doanh, 11 chi nhánh ngân

2014 5

33

45

47

28

hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 –

hàng nước ngoài, 01 công ty cho thuê tài chính).
Với 109 tổ chức tín dụng đang hoạt động tính
7

đến cuối năm 2015 , số lượng tổ chức tín dụng


2015*

8

27

50

35

41

21

37

29

NHTMNN

NHTMCP

NHLD

NHNNg

CN NHNNg

CTTC, CTCTTC


Việt Nam đã giảm gần về mức của năm 2007

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

(hình 12). Mức độ cạnh tranh trên thị trường
ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Chỉ
số đo lường mức độ cạnh tranh HHI trong ngành trên thị trường huy động và cho vay tại thời điểm cuối
tháng 9/2015 đều giảm so với năm 2007, giảm từ

1.581 xuống 1.184 đối với huy động và từ 1.831

xuống 1.287 đối với cho vay8.
Quá trình cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng có sự hiện diện rõ nét vai trò của Ngân hàng Nhà
nước khi ngoài việc là đại diện phần vốn Nhà nước tại các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Agribank,
Vietcombank, MHB (đã sáp nhập vào BIDV), Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục trở thành cổ đông nắm
quyền kiểm soát của các ngân hàng CBBank, GPBank, Oceanbank và Sacombank. So với năm 2010
giai đoạn trước khi tái cơ cấu, tỉ lệ lượng vốn Ngân hàng Nhà nước nắm cổ phần/vốn chủ sở hữu tại các
ngân hàng nhà nước có cổ phần đã giảm từ 85,7% xuống 65,5% 9.

Hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam có 08 ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước nắm cổ phần
chi phối; 27 ngân hàng thương mại cổ phần; 03 ngân hàng liên doanh; 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 17 công ty tài chính; 11
công ty cho thuê tài chính; 01 ngân hàng chính sách; 01 ngân hàng phát triển; 01 ngân hàng hợp tác xã trung ương và 968 quỹ tín
dụng; 41 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 51 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài; và 03 tổ chức tài chính vi mô chính thức.
7

Tính toán dựa trên số liệu của 17 ngân hàng thương mại cổ phần trong mẫu nghiên cứu, chỉ số HHI (Herfindahl – Hirschman Index)
là tổng bình phương thị phần của mỗi ngân hàng trong toàn hệ thống ngân hàng giúp nhận biết được mức độ cạnh tranh hoàn hảo hay
độc quyền cao của hệ thống ngân hàng.
8


9

Thời điểm tháng 09/2015.

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 16


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng

2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng phục hồi nhanh
hơn so với các năm trước, khiến tỷ trọng tín dụng

Hình 13: Tăng trưởng tín dụng (yoy)
… đã phục hồi so với các năm trước

trong tổng tài sản năm 2015 quay trở lại đà tăng
sau giai đoạn đi xuống từ năm 2011

60%
50%

Tăng trưởng tín dụng tính đến cuối năm

40%

2015 đạt mức 18% (hình 13), cao hơn so với định

30%


hướng tăng trưởng tín dụng 13 – 15% trong Chỉ thị

20%

quả năm 2015. Tín dụng những tháng đầu năm 2015

2015

2014

2013

2012

2011

2010

2009

2008

2007

0%

2006

tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu


10%
2005

số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

đã tăng trưởng dương, không còn xảy ra tình trạng
tăng trưởng âm như trong giai đoạn 2012 – 2014
(hình 14). Ngay từ cuối quý 3/2015, một số ngân
hàng đã hoàn thành 90%, thậm chí 100% kế hoạch
tăng trưởng tín dụng của cả năm 2015 (hình 15).

Hình 14: Tăng trưởng tín dụng (ytd)
… tăng trưởng nhanh hơn các năm trước, vượt
mức định hướng đầu năm
18%

Tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp giai đoạn

14%

2011 – 2014 đã khiến tỷ trọng tín dụng trong tổng tài

10%

sản giảm từ mức 60,76% năm 2009 xuống còn

6%


55,71% năm 2014. Tuy nhiên, tín dụng tăng trưởng

2%

tốt trong năm 2015 đã khiến tỷ trọng tín dụng trong

-2%

10

tổng tài sản tăng trở lại, đạt 60,39% , sát với tỷ

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
2012

trọng của hệ thống ngân hàng khu vực ASEAN là

2013

2014

2015

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

59,73% 11 (hình 16).
Hình 15: Tăng trưởng tín dụng tháng 9/2015 (ytd)

Hình 16: Tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản


Nhiều ngân hàng hoàn thành 90–100% kế hoạch

… tăng trở lại sau giai đoạn giảm xuống từ 2012

ABB
LVB

NVB
CTG
SGB
VCB
MBB

VIB
SHB

64%
65%
67%
78%
81%
81%
81%
86%
91%
93%
98%
100%
100%
101%

105%
105%
106%

Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM

70%
60%
50%
40%

30%
20%
10%
0%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
ASEAN

Vietnam

Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM

Tính toán dựa trên số liệu của 16 ngân hàng thương mại cổ phần trong mẫu nghiên cứu tại thời điểm tháng 9/2015, tỷ trọng tín
dụng trong tổng tài sản đạt mức 60,39%.
10

11

Số liệu năm 2014.


Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 17


Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng | Học viện Ngân hàng

3. Tỷ lệ tín dụng trên tổng sản phẩm quốc nội tăng trở lại
Tín dụng tăng trưởng tốt đã góp phần đẩy tỷ lệ tín dụng trên tổng sản phẩm quốc nội tăng trở lại
sau giai đoạn giảm 2010 – 2012. Tín dụng tiếp tục là nguồn vốn chủ lực phục vụ phát triển kinh tế khi
thị trường vốn Việt Nam vẫn chỉ đóng vai trò tương đối hạn chế trong thị trường tài chính. Sự tăng
trưởng trong một vài năm gần đây của thị trường trái phiếu tập trung chủ yếu vào thị trường trái phiếu
Chính phủ hơn là thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Hộp 6: Sự phụ thuộc của nền kinh tế vào hệ thống ngân hàng
So sánh với các quốc gia trong khu vực, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải gánh chịu áp lực
lớn trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế. Điều này được biểu hiện rõ qua tỷ lệ tín dụng trên tổng tín dụng
và vốn hóa thị trường chứng khoán ở mức cao nhất trong các quốc gia cùng khu vực, vượt hẳn các nước khác
từ 1,5 - 2,5 lần (hình 17). Sự mất cân xứng trầm trọng giữa các hình thức huy động vốn, cùng với vai trò chủ
yếu trong việc tài trợ ngân sách Chính phủ và thực hiện các chương trình cho vay ưu đãi đã đặt áp lực rất lớn
lên hệ thống ngân hàng, dù tỷ lệ tín dụng/GDP tại Việt Nam nếu quan sát thì chỉ ở mức trung bình so với các
quốc gia khác (hình 18).

79.27%

Philippines
Malaysia
Indonesia
South Africa
United States
United Kingdom
Colombia
Euro area

Germany
Turkey
Japan
Thailand
Sweden
Europe & Central…
China
Vietnam

90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

Nguồn: World development indicator,
Asian bond online

Hình 18: Tỷ lệ tín dụng/GDP một số quốc gia
năm 2014
400%
350%
300%
250%
200%

150%
100%
50%
0%

113.8%

Indonesia
Philippines
Europe & Central…
Colombia
Turkey
Vietnam
Germany
Malaysia
Sweden
Euro area
China
United Kingdom
Thailand
South Africa
United States
Japan

Hình 17: Tỷ lệ tín dụng/ tổng tín dụng và vốn hóa thị
trường chứng khoán một số quốc gia 2012

Nguồn: World development indicator

Gánh nặng cấp vốn cho nền kinh tế đặt nặng lên hệ thống ngân hàng trong suốt một thời gian dài đã

tạo ra những hệ lụy không chỉ với bản thân hệ thống ngân hàng mà còn với cả nền kinh tế. Huy động chủ yếu
là nguồn vốn ngắn hạn nhưng phải đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn trung dài hạn đã khiến hệ thống ngân hàng
luôn chịu áp lực thanh khoản. Phần bù rủi ro thanh khoản cao là một trong những nguyên nhân khiến mặt
bằng lãi suất cho vay của Việt Nam cao hơn so với các quốc gia trong cùng khu vực. Ngoài ra, lãi suất cho
vay cao cũng đồng nghĩa với việc chỉ có các doanh nghiệp với các phương án, dự án kinh doanh có mức sinh
lời cao, tương ứng là rủi ro cao, mới có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng. Hệ quả của thực trạng
này là bảng cân đối kế toán của hệ thống ngân hàng phải gánh chịu mức độ rủi ro cao (trong khi năng lực tài
chính lại không tương xứng). Đối với nền kinh tế, lãi suất cho vay cao làm gia tăng chi phí lãi vay của doanh
nghiệp và làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực.

Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016 | Trang 18


×