Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

đầu tư phát triển khu công nghiệp, nguyên cứu khu công nghiệp phú tài tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 37 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ-PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP.............................................4
I. Khái niệm, đặc điểm, phân loại KCN.................................................................................................4
2. Đặc điểm.....................................................................................................................................4
3. Phân loại.....................................................................................................................................5
1. Thành tựu phát triển các khu công nghiệp trong thời gian qua .................................................7
2. Những hạn chế trong quá trình đầu tư-phát triển các khu công nghiệp tập trung trong giai
đoạn vừa qua ................................................................................................................................11
3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế .......................................................................11
III. Phương hướng đầu tư-phát triển các KCN ở nước ta...................................................................12
2. Nguyên tắc và tiêu chí hình thành các khu công nghiệp trên các địa bàn lãnh thổ. .................14
3. Điều chỉnh quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên các vùng lãnh thổ...............................15
Vùng trung du miền núi phía Bắc:..................................................................................................15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ- PHÁT TRIỂN KCN PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH..................................20
I. Khái quát KCN Phú Tài tỉnh Bình Định.............................................................................................21
II. Quá trình đầu tư - phát triển của KCN Phú Tài...............................................................................23
1. Quá trình mở rộng quy mô.......................................................................................................23
2. Các ngành nghề được đầu tư-phát triển...................................................................................26
3. Tình hình đầu tư phát triển.......................................................................................................28

3.1 Tăng trưởng giá trị sản xuất...............................................................28
3.2 Đóng góp vào ngân sách nhà nước....................................................29
3.3 Vốn đầu tư đăng kí theo dự án...........................................................30
3.4 Giá trị sản xuất so với toàn tỉnh.........................................................32
3.5 Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu...................................................33
4. Những tồn tại ............................................................................................................................33
III. Những thành tựu, hạn chế của quá trình đầu tư - phát triển KCN Phú Tài trong những năm qua.
..........................................................................................................................................................33
1. Thành tựu.....................................................................................................................................33
2. Hạn chế......................................................................................................................................34



1


CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP TRONG VIỆC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCN..............................................34
I. Nhóm giải pháp nhằm phát triển kinh tế........................................................................................34
1. Thúc đấy thu hút đầu tư...........................................................................................................34
2. Tăng cường liên kết doanh nghiệp và phát triển công nghiệp hỗ trợ........................................35
3. Các giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực cho KCN......................................................................35
4. Đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật...............................................................................36
II. Nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường.................................................36
1. Đối với doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN...........................................................................36
2. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong KCN..............................................................................36

LỜI MỞ ĐẦU
Trong mấy thập kỷ gần đây, phát triển KCN đã có những tác động tích cực
đối với nền kinh tế nói chung và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói
riêng. Vì vậy, ở mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ, việc phát triển các KCN là nhu
cầu khách quan và đồng thời là giải pháp để đạt được các mục tiêu kinh tế xã
hội.Việc chú trọng đầu tư- phát triển KCN là một trong những cách tốt nhất để
thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Ở nước ta, khu công nghiệp được hình thành và phát triển gắn liền với
công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước, xuất phát từ chủ trương đúng
đắn của Đảng, Chính phủ trong việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá
trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua 20 năm xây dựng và phát triển, thành
tựu của các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được minh chứng sống động bằng
những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.

2



Sau hơn 18 năm xây dựng và phát triển, cho đến nay Bình Định đã hình
thành được nhiều KCN trong đó KCN Phú Tài đã hình thành và đi vào hoạt động
theo Quyết định số 1127/QĐ- TTG ngày 18/12/1998 với diện tích quy hoạch ban
đầu là 188 ha với tổng vốn đầu tư hạ tầng là 166,315 tỷ đồng VN cho đến nay
con số này đã gia tăng đáng kể.

3


CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ-PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP
I. Khái niệm, đặc điểm, phân loại KCN
1. Khái niệm
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên
sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có
ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc thủ
tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh
nghiệp chế xuất.
Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt
động trong khu công nghiệp, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch
vụ.
2. Đặc điểm
- Về mặt pháp lý: các khu công nghiệp là phần lãnh thổ của nước sở tại, các
doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp của Việt Nam chịu sự
điều chỉnh của pháp luật Việt Nam như: luật đầu tư nước ngoài, luật lao
động, quy chế về khu công nghiệp và khu chế xuất…
- Về mặt kinh tế: khu công nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát triển
công nghiệp, các nguồn lực của nước sở tại, của nhà đầu tư trong và ngoài

nước tập trung vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng
góp vào phát triển cơ cấu, nhưng ngành mới được sở tại ưu tiên, cho phép
đầu tư. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài
chính, an ninh, an toàn xã hội tốt tại đây thuận lợi cho việc sản xuất - kinh
doanh hàng hóa hơn các khu vực khác. Mục tiêu của nước sở tại khi xây
dựng khu công nghiệp là thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn, thúc đẩy xuất
4


khẩu tạo việc làm, phát triển cơ sơ hạ tầng, chuyển giao công nghệ kiểm
soát ô nhiễm môi trường.
3. Phân loại
Có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại:
- Căn cứ vào mục đích sản xuất, người ta chia ra: khu công nghiệp và khu
chế xuất.
Khu công nghiệp bao gồm các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp để tiêu thụ
nội địa và xuất khẩu. Khu chế xuất là một dạng của khu công nghiệp chuyên làm
hàng xuất khẩu.
- Theo mức độ mới - cũ, khu công nghiệp chia làm 3 loại:
• Các khu công nghiệp cũ xây dựng trong thời kỳ bao cấp (từ trước
khi có chủ trương xây dựng khu chế xuất năm 1990) như khu công
nghiệp Thượng Đình - Hà Nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu công
nghiệp Gang thép Thái Nguyên v.v...
• Các khu công nghiệp cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí
nghiệp đang hoạt động.
• Các khu công nghiệp xuất hiện trên địa bàn mới (hiện có khoảng
20).
- Theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng, cần tách riêng 2 nhóm khu
công nghiệp đã hoàn thành và chưa hoàn thành đầy đủ cơ sở hạ tầng và
các công trình bảo vệ môi trường như hệ thống thông tin, giao thông nội

khu, các công trình cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, các nhà
máy xử lý nước thải, chất thải rắn, bụi khói v.v...
- Theo tình trạng cho thuê, có thể chia số khu công nghiệp thành ba nhóm :
Có diện tích cho thuê được lấp kín dưới 50%, trên 50% và 100% (các tiêu
thức 3 và 4 chỉ là tạm thời: khi xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các
công trình và cho thuê hết diện tích thì 2 tiêu thức đó không cần sử dụng
nữa).
- Theo quy mô, hình thành 3 loại khu công nghiệp: lớn, vừa và nhỏ.
5


Các chỉ tiêu phân bổ quan trọng nhất có thể chọn là diện tích tổng số
doanh nghiệp, tổng số vốn đầu tư, tổng số lao động và tổng giá trị gia tăng.
Các khu công nghiệp lớn được thành lập phải có quyết định của Thủ tướng
chính phủ.
Các khu công nghiệp vừa và nhỏ thuộc quyền quyết định của Chủ tịch
UBND tỉnh, thành phố. Trong giai đoạn đầu hiện nay ta chú trọng xây dựng các
khu công nghiệp vừa và nhỏ để sớm khai thác có hiệu quả.
- Theo trình độ kỹ thuật, có thể phân biệt:
• Các khu công nghiệp bình thường, sử dụng kỹ thuật hiện đại chưa
nhiều.
• Các khu công nghiệp cao, kỹ thuật hiện đại thuộc ngành công
nghiệp mũi nhọn như công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học v.v... làm đầu tàu cho sự phát triển công nghiệp, phục
vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội dài hạn.
- Theo chủ đầu tư, có thể chia thành 3 nhóm:
• Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư
trong nước.
• Các khu công nghiệp hỗn hợp bao gồm các doanh nghiệp, dự án
đầu tư trong nước và nước ngoài.

• Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, các dự án 100%
vốn đầu tư nước ngoài.
- Theo tính chất của thực thể kinh tế xã hội, cần phân biệt 2 loại:
• Các khu công nghiệp thuần túy chỉ xây dựng các xí nghiệp sản
xuất, chế biến sản phẩm, không có khu vực dân cư.
• Các khu công nghiệp này dần dần sẽ trở thành thị trấn, thị xã hay
thành phố vệ tinh. Đó là sự phát triển toàn diện của các khu công
nghiệp.
- Theo tính chất ngành công nghiệp có thể liệt kê theo các ngành cấp I như:
khu chế biến nông lâm hải sản, khu công nghiệp khai thác quặng, dầu khí,

6


hóa dầu, điện tử, tin học, khu công nghiệp điện, năng lượng, khu công
nghiệp phục vụ vận tải, khu công nghiệp vật liệu xây dựng v.v...
- Theo lãnh thổ địa lý: phân chia các khu công nghiệp theo ba miền Bắc,
Trung, Nam, theo các vùng kinh tế xã hội (hoặc theo các vùng kinh tế
trọng điểm); và theo các tỉnh thành để phục vụ cho việc khai thác thế
mạnh của mỗi vùng, làm cho kinh tế xã hội của các vùng phát triển tương
đối đồng đều, góp phần bảo đảm nền kinh tế quốc dân phát triển bền vững.
II. Tình hình đầu tư - phát triển các KCN nước ta
1. Thành tựu phát triển các khu công nghiệp trong thời gian qua
Chủ trương phát triển các khu công nghiệp là đúng đắn, phù hợp, đã góp
phần đáng kể cho sự phát triển công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói
chung.
Sự phát triển của các khu công nghiệp đóng góp đáng kể vào sự phát triển
công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 Cơ cấu GDP theo nhóm ngành kinh tế qua một số năm(%)- nguồn Tổng
cục Thống kê


7


Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
 Cơ cấu lao động theo ngành:2005 và 2010

8


Tạo môi trường cho chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng;Sản xuất
nhiều hàng hoá tiêu dùng nội địa và sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh cao.
Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp đã tạo điều kiện để thu
hút một khối lượng lớn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh
tế - xã hội nói chung.

Bảng 2: Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư công theo ngành kinh tế ( Giá thực tế; đv:
tỷ đồng)

Thời kì

1990-

1996-

2001-

2006-

2001-


1995

2000

2005

2010

2010

TT
Tổng số
86.649

327.873
9

644.735

1.195.941 1.840.676


Nông, lâm,
1

thủy sản

8.319


40.212

50.998

76.597

127.595

9,6

12,3

7,9

6,4

6,9

và xây dựng

45.032

123.414

278.155

479.116

757.271


Tỷ trọng(%)

52,0

37,6

43,1

40,1

41,2

33.298

164.247

315.583

640.228

955.811

38,4

50,1

48,9

53,5


51,9

Tỷ trọng(%)
Công
2

3

nghiệp

Dịch vụ
Tỷ trọng(%)

Nguồn: Tính toán theo số liệu của tổng cục Thống kê
Xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
Chủ trương phát triển các khu công nghiệp một cách có trọng tâm phù hợp
tình hình và điều kiện thực tiễn trên các vùng lãnh thổ.
Sự phát triển các khu công nghiệp trong giai đoạn vừa qua rộng khắp trên
phạm vi toàn quốc, song nhìn chung tập trung chủ yếu ở khu vực 3 vùng kinh tế
trọng điểm là : phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
Trong hơn 10 năm xây dựng và hình thành các khu công nghiệp, khu chế
xuất, quy mô phát triển công nghiệp được bố trí tập trung có bước phát triển vượt
bậc.
Trong số các khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ra
quyết định thành lập, nhiều khu công nghiệp rất thành công và mang lại hiệu quả
kinh tế - xã hội cao.
Nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã rất thành công trong phát
triển các khu công nghiệp.
Ví dụ: Hà Nội,TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương


10


2. Những hạn chế trong quá trình đầu tư-phát triển các khu công nghiệp
tập trung trong giai đoạn vừa qua
Khả năng thu hút đầu tư của một số khu công nghiệp còn thấp, dẫn đến
không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp.
Đầu tư phát triển các khu công nghiệp chưa tính hết các điều kiện về cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào, trong đó có việc xây dựng nhà
ở cho người lao động ngoại tỉnh làm việc tại các khu công nghiệp, bảo đảm hoạt
động của các khu công nghiệp.
Có những giai đoạn các khu công nghiệp được hình thành quá nhiều và
quá nhanh, làm giảm sức hấp dẫn và khả năng thu hút đầu tư của các khu công
nghiệp đã được thành lập trước.
Nhiều nơi, nhiều địa phương do mong muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển
công nghiệp, thu hút đầu tư nên đã hình thành các khu công nghiệp theo nhiều
cách khác nhau, thiếu đồng bộ dẫn đến gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình
phát triển (về bảo vệ môi trường, về đảm bảo hạ tầng) .
Do mong muốn có được sự phát triển nhanh các khu công nghiệp tập trung
nên chưa tính đến mục tiêu phát triển dài hạn về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu công
nghệ.
Các chính sách, biện pháp tổ chức quản lý phát triển các khu công nghiệp
trong thời gian qua còn bất cập.
Bộ máy quản lý nhà nước về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất
trong thời gian qua còn chậm được kiện toàn.
3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế
- Nguyên nhân thành công:
• Đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc
phát triển khu công nghiệp để tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước.
11


• Hệ thống chính sách phát triển khu công nghiệp bước đầu đã tạo
được hành lang pháp lý cho việc vận hành các khu công nghiệp.
• Sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ, ngành trong công tác quản lý phát
triển khu công nghiệp
• Ý chí quyết tâm và sự quan tâm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân,
Uỷ ban nhân dân các cấp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, đối với việc phát triển khu công nghiệp trên địa bàn là nhân
tố quan trọng để phát huy lợi thế của địa phương, của vùng.
- Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển khu công nghiệp
• Quy hoạch phát triển khu công nghiệp chưa thực sự gắn với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của vùng lãnh thổ;
• Công tác vận động xúc tiến đầu tư gặp nhiều khó khăn;
• Trong quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch cũng như trong
công tác quản lý chưa có sự phân loại các khu công nghiệp;
• Trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, việc phát hiện và
điều chỉnh các chính sách liên quan đến quản lý phát triển chưa kịp
thời;
• Do quá chú trọng vào phát triển các khu công nghiệp tập trung quy
mô lớn, nhưng thực tế đòi hỏi phải phát triển các khu công nghiệp ở
các cấp trình độ và quy mô.

III. Phương hướng đầu tư-phát triển các KCN ở nước ta
1. Phương hướng đầu tư-phát triển các KCN thời kỳ 2006-2020
- Quan điểm phát triển các khu công nghiệp thời kỳ 2006 -2020
• Phát triển các khu công nghiệp phải có tầm nhìn dài hạn lấy hiệu
quả kinh tế - xã hội, môi trường là mục tiêu cao nhất, phù hợp với

định hướng phát triển và phân bố lực lượng sản xuất hợp lý của cả
nước và các vùng lãnh thổ.

12


• Phát triển các khu công nghiệp với nhiều hình thức hoạt động và đa
dạng hóa các hình thức đầu tư tăng cường sự tham gia của các thành
phần kinh tế và hợp tác quốc tế.
• Phát triển các khu công nghiệp phải đi liền với đổi mới, hoàn thiện
các biện pháp quản lý.
• Phát triển các khu công nghiệp phải gắn liền với việc đảm bảo quốc
phòng - an ninh.
- Mục tiêu phát triển:
• Mục tiêu tổng quát:
Phát triển các khu công nghiệp đảm bảo hình thành hệ thống các khu công
nghiệp nòng cốt có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia. Hình
thành hệ thống các khu công nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển khu vực
nông thôn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội nông thôn.
Phấn đấu về cơ bản lấp đầy diện tích các khu công nghiệp đã được thành
lập, đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công
nghiệp lên khoảng 39-40% vào năm 2010. Dự kiến tổng diện tích các khu công
nghiệp khoảng 40.000 ha vào năm 2010.
• Mục tiêu cụ thể:
 Giai đoạn 2006 đến 2010:
Phấn đấu đến 2010 về cơ bản lấp đầy diện tích các khu công
nghiệp đã được thành lập; xem xét thành lập mới một cách có
chọn lọc các khu công nghiệp tập trung trên các vùng lãnh thổ, các
địa phương, nâng tổng diện tích các khu công nghiệp tập trung lên
khoảng 40.000 - 45.000 ha.

Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị
sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 45% vào
năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất
khẩu hàng công nghiệp từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện

13


nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào các giai đoạn
tiếp theo.
Tiếp tục đầu tư đồng bộ, thành lập mới một cách có chọn lọc
khoảng 25.000 ha khu công nghiệp; phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy
bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%;
Thu hút khoảng trên 5.000 dự án với tổng lượng vốn đầu tư
khoảng trên 30 tỷ USD (vốn đăng ký) vào phát triển sản xuất tại
các khu công nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện các mặt thể chế tạo điều
kiện để có thể thực hiện tốt lượng vốn đầu tư nêu trên đảm bảo
mức thực hiện vốn đầu tư khoảng trên 10 tỷ USD đến 16 tỷ USD.
 Giai đoạn tiếp theo đến 2020:
Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý dự trữ diện tích
đất công nghiệp dự kiến khoảng 70.000-80.000 ha.
Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn
lãnh thổ.
Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các khu công
nghiệp đã được thành lập trước đây theo hướng đồng bộ hóa.
2. Nguyên tắc và tiêu chí hình thành các khu công nghiệp trên các địa bàn
lãnh thổ.
- Việc phân bố và hình thành các khu công nghiệp phải đạt hiệu quả cao và
bền vững xét trên cả phương diện kinh tế, xã hội, tự nhiên và môi trường.
Vì vậy phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

• Có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có hiệu quả, có đất
để mở rộng và nếu có thể liên kết thành cụm các khu công nghiệp.
Quy mô khu công nghiệp phải phù hợp với điều kiện kết cấu hạ
tầng, khả năng thu hút đầu tư.
• Có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu tương đối thuận tiện, có cự ly vận tải thích hợp cả nguyên liệu và sản
phẩm.
14


• Có thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
• Có khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động với chi phí tiền lương
thích hợp.
• Sử dụng đất hợp lý, có dự trữ đất để phát triển ở những nơi có điều
kiện.
• Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển các khu công nghiệp với
quy hoạch đô thị và phân bố dân cư.
• Đảm bảo các điều kiện kết cấu hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào;
đồng thời sử dụng có hiệu quả đất để xây dựng các xí nghiệp khu
công nghiệp (sau khi mỗi khu có khoảng 60% diện tích được quy
hoạch để xây dựng các xí nghiệp được đưa vào sử dụng mới làm
các khu khác trong cùng một khu vực) .
• Giải quyết tốt mâu thuẫn (nếu có) giữa nhu cầu, lợi ích (lợi nhuận)
của nhà đầu tư với đảm bảo mục tiêu định hướng chiến lược phát
triển kinh tế xã hội và công nghiệp của Nhà nước, không bị gò ép
bởi địa giới hành chính.
• Đảm bảo kết hợp tốt giữa xây dựng khu công nghiệp và yêu cầu
quốc phòng - an ninh trong bố trí tổng thể và trên từng địa bàn đối
với từng khu công nghiệp.
3. Điều chỉnh quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên các vùng lãnh thổ
- Vùng trung du miền núi phía Bắc:

• Định hướng ưu tiên phát triển công nghiệp: Hướng ưu tiên phát
triển tập trung vào các ngành công nghiệp sau: Thuỷ điện; Chế biến
nông lâm sản (giấy, chè, gỗ, thực phẩm, đồ uống....); Khai thác và
chế biến khoáng sản (quặng sắt, apatit, đồng, chì-kẽm, thiếc...), hoá
chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng; Cơ khí phục vụ nông
nghiệp và công nghiệp chế biến.

15




Phát triển công nghiệp theo các trục quốc lộ số 1A, số 2 và quốc lộ
số 3 có tính đến sự phát triển tuyến hành lang công nghiệp nặng
theo đường 18 gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

• Phương hướng phát triển các khu công nghiêp giai đoạn 20062010:
 Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có.
 Xem xét thành lập mới có chọn lọc một số khu đưa tổng diện tích
các khu công nghiệp dự kiến khoảng 2.300 ha; mức độ thu hút đầu
tư thêm khoảng 180 triệu USD vốn đầu tư hạ tầng và gần tỷ USD
vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.
 Có quy hoạch dự trữ đất cho phát triển công nghiệp trong giai đoạn
tiếp theo.
 Về bố trí không gian: Tiếp tục bố trí khai thác các điều kiện thuận
lợi về hạ tầng trên các tuyến trục quốc lộ số 1, quốc lộ số 2, quốc
lộ số 3 và tuyến đường Hòa Bình – Lai Châu để bố trí một số KCN
với quy mô (khoảng 100 ha/khu) phù hợp với điều kiện đất đai, hạ
tầng và thị trường của khu vực.
- Vùng Đồng Bằng Sông Hồng:

• Định hướng ưu tiên phát triển công nghiệp. Hướng ưu tiên phát
triển tập trung vào các ngành công nghiệp sau: Năng lượng, nhiên
liệu; Ngành cơ khí (cơ khí chế tạo, đóng tàu, thiết bị điện, các
phương tiện vận tải....) ; Ngành điện tử và công nghệ thông tin; Dệt
may, da giầy; Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản; Ngành hoá
chất; Ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
• Phương hướng phát triển các khu công nghiệp tập trung giai đoạn
2006-2010:
 Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có;
 Xem xét thành lập mới có chọn lọc một số khu đưa tổng diện tích
các khu công nghiệp dự kiến khoảng trên 9.500ha; mức độ thu hút
16


đầu tư thêm khoảng 1,6 tỷ USD vào hạ tầng các khu công nghiệp,
khoảng 9,7 tỷ USD vào sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp
trên địa bàn.
 Có quy hoạch dự trữ đất cho phát triển công nghiệp trong giai
đoạn tiếp theo.
- Vùng Duyên hải miền Trung, trong đó có Vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung
• Định hướng ưu tiên phát triển công nghiệp.Hướng ưu tiên phát triển
tập trung vào các ngành công nghiệp sau: Ngành hoá chất; Công
nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản; Ngành sản xuất vật liệu xây
dựng; Dệt may, da giầy và công nghiệp hàng tiêu dùng khác.
• Ngoài những lĩnh vực ưu tiên trên cần chú ý phát triển một số các
ngành công nghiệp chế tác trên cơ sở khai thác tiềm năng trong
khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) và nguồn
nguyên liệu nhập từ ngoài vùng...
• Phương hướng phát triển các khu công nghiệp giai đoạn 2006 đến

2010:
 Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có;
 Xem xét thành lập mới có chọn lọc một số khu đưa tổng diện tích
các khu công nghiệp dự kiến khoảng trên 7.500 – 8.000ha; mức độ
thu hút đầu tư khoảng trên 300 triệu USD cho phát triển hạ tầng và
trên 5,0 – 6,5 tỷ USD cho phát triển công nghiệp tại các khu công
nghiệp.
 Có quy hoạch dự trữ đất cho phát triển công nghiệp trong giai đoạn
tiếp theo.
 Định hướng bố trí các khu công nghiệp:
 Tiếp tục hình thành khu công nghiệp mới dọc theo dải ven biển,
gắn với sự phát triển của hệ thống cảng biển; gắn với các trục
đường hành lang Đông – Tây;

17


 Nghiên cứu hình thành một số khu gắn với trục đường Hồ Chí
Minh.
- Vùng Tây Nguyên
• Định hướng ưu tiên phát triển công nghiệp. Hướng ưu tiên phát triển tập
trung vào các ngành công nghiệp sau: Công nghiệp chế biến nông lâm sản
(như cà phê, cao su, bột giấy, mía đường...) ; Thuỷ điện; Ngành khai thác
và chế biến khoáng sản; Phát triển một số ngành công nghiệp chế tác tận
dụng cơ hội trong quá trình hợp tác phát triển giữa các nước thuộc vùng
GMS.
• Phương hướng phát triển và phân bố các khu công nghiệp. Giai đoạn
2006 đến 2010:
 Dự kiến thành lập thêm khoảng 300 - 500 ha diện tích đất khu công
nghiệp;

 Dự kiến mức độ thu hút đầu tư- phát triển hạ tầng các khu công nghiệp
khoảng 20 - 35 triệu USD, vốn đầu tư sản xuất công nghiệp khoảng 500 600 triệu USD.
Về phân bố: Tiếp tục hình thành các khu công nghiệp trên địa bàn với quy
mô vừa phải từ 100-150 ha, được bố trí trên địa bàn các tỉnh gắn với các
tuyến đường trục chính như đường Quốc lộ 19, Quốc lộ 14, Quốc lộ 24...
- Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
• Định hướng ưu tiên phát triển công nghiệp
• Phát triển sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ ngày càng cao,
nguyên vật liệu có chất lượng;
• Phát triển sản xuất một số trang thiết bị cần thiết cho các ngành kinh tế
trong vùng và cả nước, vừa phục vụ trong nước, vừa hướng mạnh vào xuất
khẩu và thay thế nhập khẩu.
• Hướng ưu tiên phát triển tập trung vào các ngành công nghiệp sau: Khai
thác và chế biến dầu khí, điện; Ngành điện tử và công nghệ thông tin;
Ngành cơ khí (cơ khí chế tạo, đóng tàu, thiết bị điện, các phương tiện vận

18


tải....) ; Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản; Dệt may, da giầy; Ngành
hoá chất, phân bón.
• Đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
 Chuyển hướng mạnh mẽ từ phát triển công nghiệp theo chiều rộng sang
phát triển công nghiệp với trình độ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, hàm lượng khoa học công nghệ cao.
 Đẩy mạnh công nghiệp khai thác dầu khí; công nghiệp năng lượng, phân
bón, hoá chất từ dầu khí.
 Phát triển công nghiệp kỹ thuật hiện đại tại trung tâm đô thị, tránh sự tập
trung quá mức công nghiệp vào các đô thị lớn và tạo điều kiện phát triển
công nghiệp cho các tỉnh.
 Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản với kỹ thuật bảo quản và chế

biến hiện đại.
• Phương hướng phát triển và phân bố các khu công nghiệp giai đoạn 2006
đến 2010:
 Dự kiến thành lập mới (có chọn lọc) khoảng 5.300 ha, nâng tổng diện tích
các khu công nghiệp tập trung lên khoảng 17.500 – 18.000 ha.
 Dự kiến thu hút khoảng 600 - 700 triệu USD vốn đầu tư phát triển hạ tầng
các khu công nghiệp và khoảng trên 12 tỷ USD cho đầu tư phát triển công
nghiệp; nâng tỷ lệ lấp đầy lên khoảng 60-70%.
 Về phân bố các khu công nghiệp:
 Hạn chế thành lập mới các khu công nghiệp tại khu vực Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Biên Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu.
 Có chương trình đầu tư phát triển hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận
lợi để bố trí các khu công nghiệp mới ở các khu vực khác ở tỉnh Đồng
Nai, Bình Phước, Tây Ninh... theo hướng phát triển mạng kết cấu hạ
tầng thuộc tuyến hành lang Đông - Tây.
 Đầu tư phát triển đồng bộ khu công nghiệp gắn liền với tổ hợp khí điện - đạm trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tầu và tỉnh Đồng Nai; phát
triển Khu công nghiệp công nghệ cao tại Thành Phố Hồ Chí Minh

19


theo hướng hình thành “Công viên Công nghệ” tạo ra những khu
công nghiệp có quy mô, tầm cỡ vùng, cả nước và khu vực.
 Bố trí các khu công nghiệp theo hướng hình thành các “cụm” các khu
công nghiệp trong vùng.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long


Định hướng ưu tiên phát triển công nghiệp


 Hướng ưu tiên phát triển tập trung vào các ngành công nghiệp sau: Khai
thác và chế biến dầu khí, điện; Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản;
Ngành hoá chất, phân bón; Cơ khí phục vụ nông nghiệp và chế biến nông,
lâm, thuỷ sản.


Phương hướng phát triển và phân bố các khu công nghiệp:

 Dự kiến đến năm 2010 đầu tư thêm một số khu công nghiệp đưa tổng diện
tích các khu công nghiệp tập trung lên khoảng trên 7.000 ha;
 Phấn đấu đến 2010 về cơ bản hoàn chỉnh đầu tư hạ tầng các khu công
nghiệp dự kiến; thu hút khoảng 450 triệu USD vốn đầu tư phát triển hạ
tầng khu công nghiệp và khoảng trên 3 tỷ USD vốn đầu tư phát triển sản
xuất tại các khu công nghiệp; đảm bảo tỷ lệ lấp đầy khoảng 60% diện tích.
 Về phân bố: Các khu công nghiệp được phân bố dọc theo trục quốc lộ 1A,
kết hợp với mạng lưới cảng biển và cảng sông, gắn với việc bố trí phát
triển mạng lưới đô thị trong vùng.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ- PHÁT TRIỂN KCN
PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH

20


I. Khái quát KCN Phú Tài tỉnh Bình Định
Khu công nghiệp Phú Tài là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Bình Định
được thành lập theo Quyết định số 1127/QĐ-TTg ngày 18/12/1998 của Thủ
tướng Chính phủ, nằm trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình
Định đến năm 2010. Sự ra đời của KCN Phú Tài nhằm thực hiện Nghị quyết Đại
hội VIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Bình Định về phát triển

công nghiệp, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút các nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho
đầu tư phát triển và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
Khu công nghiệp Phú Tài được phát triển qua các giai đoạn: giai đoạn đầu
(1,2,3) có diện tích là 188 ha (từ 1998 – 2000), giai đoạn mở rộng về phía Nam
có diện tích 140 ha (năm 2003) và giai đoạn mở rộng về phía Bắc có diện tích
19,6 ha (năm 2004). Năm 2006 tiếp tục qui hoạch mở rộng về phía Đông núi
Hòn Chà là 31 ha (khu vực do Quốc phòng bàn giao). Đến nay KCN Phú Tài có
tổng diện tích khoảng 345,8 ha, trong đó diện tích đất cho thuê khoảng 250 ha
(72%).
1. Vị trí địa lí
Khu công nghiệp Phú Tài thuộc phường Trần Quang Diệu và phường Bùi
Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, nằm trên giao tuyến Quốc lộ 1A và Quốc lộ 19;
cách cảng biển Quy Nhơn 12km; cách sân bay Phù Cát 20km; cách ga đường sắt
Diêu Trì 2km. Có giới cận như sau:
+ Bắc giáp : Sông Hà Thanh và dân cư hiện trạng.
+ Nam giáp : Dân cư hiện trạng và đường vào KCN Long Mỹ.
+ Đông giáp : Khu dân cư hiện trạng và Quốc lộ 1A.
+ Tây giáp : Núi Hòn Chà.
2. Kết cấu hạ tầng:
Giao thông thuận tiện, nằm sát Quốc lộ 1A, gần cảng Quy Nhơn, ga xe lửa
Diêu Trì, cách sân bay Phù Cát 20 km.

21


Cấp điện: Nguồn điện lưới quốc gia qua trạm biến áp 220/110 KV' Phú Tài
có công suất l x 125MVA. Hệ thống cấp điện 35KV đưa đến hàng rào xí
nghiệp.
Cấp nước: Ðược cung cấp từ nhà máy nước Quy Nhơn công suất 45.000m3/

ngày đêm.
Thoát nước: Xây dựng nhà máy xử lý nước thải 4.200 m 3/ngày đêm và hệ
thống thoát nước thải công nghiệp, thoát nước mưa.
Hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi.
3. Các lĩnh vực được khuyến khích đần tư trong khu công nghiệp:
- Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp
- Công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm
- Sản xuất hàng tiêu dùng.
- Cơ khí và điện tử.
4. Phân khu chức năng.
Khu A : Nhóm ngành chế biến nông lâm sản; chế biến sơn; đá; cao su; bao
bì; kho hàng; vật liệu xây dựng; giày da; cơ khí; ; thức ăn gia súc.
Khu B : Nhóm ngành chế biến nông lâm sản; đá; bao bì; bia; vật liệu xây
dựng; giày da; cơ khí; dịch vụ; may công nghiệp.
Khu C : Nhóm ngành chế biến nông lâm sản; đá; bao bì; vật liệu xây dựng;
kho hàng; may công nghiệp, dịch vụ.
Khu D : Nhóm tổng hợp.
5. Tình hình xây dựng và phát triển.
Khu công nghiệp Phú Tài đã được đầu tư cơ bản các công trình hạ tầng thiết
yếu như đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải …, cho
thuê lại đất lấp đầy khoảng 95% diện tích đất công nghiệp.
 Chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BÌNH ĐỊNH
6. Một số doanh nghiệp thuộc KCN Phú Tài
- Hiệp hội khai thác đá & chế biến Bình Định ( thành lập ngày 11-06-2009)
- Công ty TNHH may mặc ABLE Việt Nam ( thành lập ngày 18/07/2007)
- Xí nghiệp chế biến gỗ nội thất PISICO ( thành lập ngày 05/08/2003)
- Xí nghiệp bê tông Thương Phẩm ( thành lập ngày 07/03/2003)


22


- Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng ( thành lâp ngày
04/01/2002)
II. Quá trình đầu tư - phát triển của KCN Phú Tài
1. Quá trình mở rộng quy mô
Khu công nghiệp Phú Tài được phát triển qua các giai đoạn: giai đoạn đầu
(1,2,3) có diện tích là 188 ha (từ 1998 – 2000), giai đoạn mở rộng về phía Nam
có diện tích 140 ha (năm 2003) và giai đoạn mở rộng về phía Bắc có diện tích
19,6 ha (năm 2004). Năm 2006 tiếp tục qui hoạch mở rộng về phía Đông núi
Hòn Chà là 31 ha (khu vực do Quốc phòng bàn giao). Đến nay KCN Phú Tài có
tổng diện tích khoảng 345,8 ha, trong đó diện tích đất cho thuê khoảng 250 ha
(72%).
Khu công nghiệp Phú Tài được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo
Quyết định số 1127/QĐ –TTg ngày 18/12/1998 có diện tích quy hoạch ban đầu
là 188 ha với tổng vốn đầu tư hạ tầng là 166,315 tỷ đồng VN, được chia làm 03
giai đoạn xây dựng.
Giai đoạn I:
- Có diện tích quy hoạch 80 ha, trong đó có diện tích đất công nghiệp dành
cho thuê là 53 ha. Tổng vốn đầu tư theo dự án là 66,462 tỷ đồng; trong đó ngân
sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đền bù GPMB, xây lắp điện chiếu sáng và trồng
cây xanh; hỗ trợ 50% xây dựng hệ thống giao thông, thoát nước và xử lý nước
thải.
Giai đoạn II và III:
- Có diện tích quy hoạch 108 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp cho thuê
là 76 ha. Tổng vốn đầu tư theo dự án là 99,853 tỷ đồng. Hiện UBND tỉnh đang
chỉ đạo quy hoạch mở rộng giai đoạn II và III thêm về phía Bắc với diện tích
khoảng 20 ha. Đã triển khai công tác đền bù GPMB và san nền cục bộ các mặt
bằng có dự án đầu tư, thi công cơ bản tuyến dây cấp điện chính. Đối với các

hạng mục khác như hệ thống giao thông, thoát nước: đang hoàn chỉnh hồ sơ thiết
kế dự toán để trình duyệt thực hi

23


Giai đoạn mở rộng phía Nam:
- Để đáp ứng yêu cầu đăng ký thuê đất sản xuất của các nhà đầu tư, UBND
tỉnh đã chỉ đạo quy hoạch mở rộng Khu công nghiệp Phú Tài về phía Nam với
diện tích quy hoạch 140 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp cho thuê là 101
ha, dự kiến tổng vốn đầu tư là 128,4 tỷ đồng. Hiện Khu công nghiệp Phú Tài mở
rộng đã được Bộ Xây dựng thoả thuận quy hoạch chi tiết và đang trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt dự án khả thi.
- Tổng diện tích đất quy hoạch: 345,80 ha

BẢNG CÂN BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT

STT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Đất sản xuất

242,76


70,20

2

Đất trung tâm điều hành và
dịch vụ

7,87

2,28

24


3

Đất cây xanh

39,62

11,46

4

Đất HTKT

55,55

16,06


345,80

100

Tổng cộng

25


×