Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Không gian - thời gian nghệ thuật trong trường ca của Hữu Thỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.26 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THANH THUÝ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THANH THUÝ

KHÔNG GIAN - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TRƯỜNG CA CỦA HỮU THỈNH
KHÔNG GIAN - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TRƯỜNG CA CỦA HỮU THỈNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Công Tài

HÀ NỘI, 2016

HÀ NỘI, 2016



LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

Trước hết, tôi xin cảm ơn chân thành PGS.TS Hà Công Tài - người
thầy trực tiếp hướng dẫn, tận tâm dìu dắt, chỉ bảo tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Tôi xin cam đoan bản luận văn này do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới
sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Hà Công Tài.
Những tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực được trích dẫn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Lí luận văn học, các
thầy cô giáo khoa Ngữ văn, các thầy cô Phòng Sau đại học Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu.

và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu
đã được công bố… với sự trân trọng.
Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình
nghiên cứu nào từng công bố.

Từ đáy lòng mình, tôi xin được cảm ơn, chia sẻ niềm vui này với gia

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

đình, bạn bè, đồng nghiệp - những người luôn ở bên tôi, giúp đỡ và động viên
kịp thời để tôi vững tâm nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do khả năng của bản thân và điều


Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

kiện nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót,
khuyết điểm. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quí thầy cô và
đồng nghiệp để chúng tôi rút kinh nghiệm và nâng cao hơn nữa trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn !.
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thúy

Nguyễn Thị Thanh Thúy


MỤC LỤC

3.3. Thời gian đời người.............................................................................. 91

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

KẾT LUẬN................................................................................................ 115

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 117

2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 12

4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 12
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 12
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 12
7. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 13
8. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 13
NỘI DUNG ................................................................................................. 14
Chương 1. KHÁI NIỆM KHÔNG GIAN - THỜI GIAN TRONG TRƯỜNG
CA CỦA HỮU THỈNH ............................................................................... 14
1.1. Khái niệm không gian - thời gian nghệ thuật. ..................................... 14
1.1.1. Không gian nghệ thuật ....................................................................... 14
1.1.2. Thời gian nghệ thuật ......................................................................... 22
1.1.3 Mối quan hệ giữa không gian - thời gian............................................ 30
1.2. Trường ca của Hữu Thỉnh. ............................................................... 34
1.2.1. Cuộc đời và quan niệm sáng tạo của nhà thơ. ............................... 34
1.2.2. Những chủ đề cơ bản trong trường ca của Hữu Thỉnh ................... 37
Chương 2. KHÔNG GIAN TRONG TRƯỜNG CA CỦA HỮU THỈNH... 48
2.1. Không gian thiên nhiên ........................................................................ 48
2.2 Không gian cư trú.................................................................................. 60
2.3 Không gian chiến trận ........................................................................... 65
Chương 3. THỜI GIAN TRONG TRƯỜNG CA CỦA HỮU THỈNH ..... 74
3.1. Thời gian tâm lý và những tương quan ................................................ 74
3.2. Thời gian lịch sử .................................................................................. 84


1

2

MỞ ĐẦU


sự khắc khoải trước thời gian càng lớn” “...mỗi tác giả là cả một thế giới
không gian với những hình thù, đường nét, màu sắc khác nhau”.

1. Lý do chọn đề tài
1.1 Trong số các nhà thơ trực tiếp tham gia chiến đấu và trưởng thành
giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Hữu Thỉnh là một nhà thơ có phong cách
riêng khá độc đáo. Những nhà thơ thuộc thế hệ trước hay cùng thời với ông
như ở Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy… đã được tìm hiểu một cách
có hệ thống qua một số công trình nghiên cứu trong những năm gần đây.
Trong khi đó, nghệ thuật thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, mặc dù đã được tìm
hiểu qua một vài công trình, một số bài viết, nhưng nhìn chung vẫn chưa có
một công trình mang tính hệ thống, nghiên cứu một cánh sâu sắc, toàn diện.
Thiết nghĩ, việc tìm hiểu một nhà thơ đã từng được biết đến từ rất sớm và đã
có những đóng góp nhất định cho nền văn học dân tộc nói chung và thơ ca
hiện đại nói riêng như Hữu Thỉnh trong tình hình hiện nay là công việc cần
thiết. Việc làm này về mặt khoa học cho phép chúng ta có cái nhìn bao quát,
toàn diện hơn về thơ và trường ca của Hữu Thỉnh; nhận ra được đặc trưng
phong cách riêng và vị trí của nhà thơ trong nền văn học nước nhà
Tiếp cận không gian- thời gian nghệ thuật là hướng tiếp cận quan
trọng và hiệu quả của thi pháp học hiện đại. Bởi không gian và thời gian
nghệ thuật vừa là hình thức tồn tại của hình tượng, vừa là hình thức mang
tính quan niệm thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và khả năng chiếm lĩnh
hiện thực của văn học.
Tìm hiểu không gian - thời gian nghệ thuật trong thơ nói chung, trong
trường ca của Hữu Thỉnh nói riêng như là một phương tiện nghệ thuật
không chỉ cho thấy cấu trúc tác phẩm mà còn giúp người đọc nhận ra nguồn
cảm hứng sáng tạo, cảm thức tồn tại của con người trước cuộc đời với bao ý
nghĩa của đời sống nhân sinh. “Cái tâm của nhà thơ càng nặng nỗi đời thì

1.2 - Hữu Thỉnh là một nhà thơ trưởng thành trong những năm cuối

của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, và là nhà thơ
sớm khẳng định mình qua các giải thưởng văn học. Ba tập trường ca của
Hữu Thỉnh đều đạt các giải: Sức bền của đất đạt giải A cuộc thi thơ năm
1975-1976, Trường ca biển được tặng giải thưởng xuất sắc của Bộ quốc
phòng năm 1994, Đường tới thành phố đạt giải A của Hội nhà văn Việt
Nam năm 1995. Hữu Thỉnh cùng thời với Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo,
Nguyễn Duy, Lâm Thị Mỹ Dạ... Trong hơn ba mươi năm cầm bút, Hữu
Thỉnh đã sáng tác 5 tập thơ và 3 trường ca (Sức bền của đất, Đường tới
thành phố, Trường ca biển) được viết trong vòng 20 năm (1975-1995) mà
tác giả đã nung nấu từ những năm cuối cuộc chiến tranh chống Mĩ. Hiện
thực chiến tranh, cuộc sống của người lính dội vào tâm trí tác giả đến mức
vượt ra khỏi một thời đoạn, một đề tài. Tác phẩm của Hữu Thỉnh vừa mang
những đặc điểm chung của thơ ca chống Mỹ, vừa có những nét độc đáo
riêng về cảm hứng, thi pháp.
1.3 - Khi kết thúc chiến tranh, bom đạn đã đi qua, nhà thơ từ giã màu
xanh áo lính trở về với cuộc sống thường ngày. Ngòi bút của ông tiếp tục
hướng vào cuộc hành trình trở về với Trường ca biển, với Sức bền của đất,
với Đường tới thành phố. Tất cả đều vang lên âm hưởng của một khúc ca
hào hùng, dữ dội của người lính. Họ phải chịu đựng hy sinh, mất mát, gian
khổ trong cảm giác thiệt thòi như “dòng sông hóa thạch” cặm cụi và lặng lẽ.
Hòa mình vào trong công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh, nhưng
ngòi bút của Hữu Thỉnh hướng vào cuộc hành trình đi tìm những giá trị
nhân bản mà cuộc sống sau chiến tranh đã làm mờ nhạt ít nhiều.


3

Vì lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Không gian -thời gian trong trường ca

4


Theo Pospelov, “Văn học nghệ thuật thì trái lại... chủ yếu thể hiện

của Hữu Thỉnh làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.

các quá trình đời sống diễn ra trong thời gian, tức là hoạt động sống của

2. Lịch sử vấn đề

con người gắn liền với chuỗi cảm thụ, suy nghĩ, hành vi, sự kiện” - khẳng

Hữu Thỉnh là một trong những người có đóng góp nhiều và chiếm
một vị trí quan trọng đối với thể loại trường ca. Ở thể loại này Hữu Thỉnh

định sự tồn tại của yếu tố thời gian trong văn chương như một hiện tượng
khách quan, một đặc trưng loại hình.

đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Trường ca của ông không

Likhachev trong Thế giới bên trong của tác phẩm văn học cho rằng

những nhiều về số lượng mà còn đạt giá trị về chất lượng. Hữu Thỉnh đã

thời gian nghệ thuật là nhân tố nằm trong mạng lưới các tác phẩm văn học,

thành công trong việc khái quát tổng hợp về một giai đoạn lịch sử, về nhiều

khiến quan niệm triết học về thời gain phải phục vụ cho những nhiệm vụ

mặt của đời sống, về thế giới khách quan rộng lớn và chiều sâu tâm lý con


nghệ thuật của nó.

người..., vì vậy mà trường ca của Hữu Thỉnh là một dấu ấn nổi bật trong sự

Trong Những vẫn đề thi pháp Dostoievsski, M.Bakhtin khi xây dựng

nghiệp sáng tác của ông. Chính những bản trường ca này đã khẳng định tư

mô hình lí thuyết thi pháp của ông đã xem xét thế giới của nhân vật với

duy khái quát, đồng thời cũng nói lên được tầm vóc của nhà thơ không chỉ

không gian, thời gian mà ở đó không gian chiếm ưu thế hơn thời gian.

dừng lại ở cái tôi cá nhân mà còn được thể hiện trong cái tôi chung của
cộng đồng, của cả một dân tộc.

Yếu tố không gian - thời gian nghệ thuật trong văn chương tuy có
những điểm chung những vẫn có những nét khác biệt giữa văn xuôi và thơ

Sáng tác của Hữu Thỉnh là một trong những đề tài nghiên cứu hấp

ca. Vì vậy trong nghiên cứu thi pháp học đã có sự phân biệt. Nếu trong văn

dẫn trên văn đàn trong hơn hai thập kỷ qua, đã có nhiều bài viết, nhiều ý

xuôi thời gian gồm hai lớp - thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật

kiến, chuyên luận, luận văn viết về thơ và trường ca của Hữu Thỉnh. Nhiều


- thì thời gian trong thơ ca nghiêng về thời gian tâm lí không gian trong thơ

ý kiến nhận xét, đánh giá mang tầm khái quát về phong cách nghệ thuật thơ

ca cũng không xác định dễ dàng như trong văn xuôi, có nhiều lớp, nhưng

Hữu Thỉnh.

đặc biệt nhấn mạnh đến kiểu “không gian con người” - chuyển dịch đổi

Theo nhiều nhà nghiên cứu nhận định không gian - thời gian không chỉ

thay, biến hình bởi nhiều yếu tố chi phối. Theo Hoàng Trinh, “Đứng về

là biểu hiện quan niệm của tác giả về vũ trụ, nhân sinh mà còn được xử lý

phía kết cấu, người ta xếp thơ vào loại phạm trù thẩm mỹ không gian - thời

“như một hình thức để kiến tạo nên tác phẩm cụ thể” Hệ thống lý thuyết thi

gian hỗn hợp”.

pháp học hiện đại đã chỉ ra rằng “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại

Ở Việt Nam, Trần Đình Sử là một trong những người đầu tiền mở ra

của hình tượng nghệ thuật”. Bên cạnh đó, không gian nghệ thuật cũng là

hướng nghiên cứu mới cho thi pháp học. Ông đã đề cập đến yếu tố thời gian -


cách thức con người tìm thấy sự tồn tại của mình trong thế giới. Tác phẩm

không gian nghệ thuật trong công trình Thi pháp thơ Tố Hữu (1987):

nghệ thuật luôn cho thấy những điểm nhìn và cảm thức, từ đó hé mở tư duy
nghệ thuật và phẩm tính con người tác giả.

- “Khó mà hiểu được con người nếu không hiểu được không gian tồn
tại trong nó” - “Thời gian nghệ thuật trong văn học không phải là đơn giản


5

6

chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian, mà là một hình tượng thời gian

nghịch lý, làm nổi bật một cách lung linh và góc cạnh số phận những con

sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình

người trả giá đến cùng để giữ lấy cho cuộc sống một ý nghĩa, một diện mạo

thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm” - “Sự cảm thụ

văn hóa, một thế giới riêng biệt, một đội ngũ bền vững để chống lại sự cô

thời gian gắn liền ý thức về ý nghĩa của cuộc đời” - “... ý thức về thời gian


đơn và sự hòa tan. Số phận họ là hiện thân của số phận dân tộc trong những

là ý thức về sự tồn tại của con người, phát hiện về thời gian giúp con người

thử thách lịch sử cuối thế kỷ mà nổi bật là thử thách về vấn đề ranh giới.

ta nhận thức sâu hơn về cuộc sống” Trong cuốn Những thế giới nghệ thuật thơ

Lưu Khánh Thơ trong “Hữu Thỉnh một phong cách thơ sáng tạo” in

(1997) tập hợp một số nghiên cứu, tác giả Trần Đình Sử cũng đưa lại các bài viết

trên Tạp chí Văn học số 2 năm 1988, cho rằng hình tượng người lính và

về không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều (nghiên cứu từ những

hiện thực lớn lao, sôi động của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc là

năm 1983, 1991).

nguồn cảm hứng chủ đạo cho sáng tác của Hữu Thỉnh. Nhà thơ cũng đã tiếp

Trong bài viết đọc Đường tới thành phố in trên tạp chí Văn nghệ

thu được ở truyền thống thơ ca dân tộc, ở cách nói, cách ví von so sánh, ở

Quân đội số 43 năm 1997 nhà thơ Vũ Quần Phương đã phát hiện “Hữu

cách tư duy, liên tưởng độc đáo để làm nên những sáng tạo thơ ca có sức


Thỉnh không xây dựng những tính cách hoàn chỉnh, anh chỉ dừng lại đi sâu

sống lâu bền. Thơ ông trở nên đa nghĩa, hàm ẩn, mới lạ, bất ngờ trong cảm

vào một vài tâm trạng, một vài mẫu người. Phần xúc động nhất và tạo nên

xúc. Đường tới thành phố, Sức bền của đất được nhiều người yêu mến

tầm khái quát của trường ca chính là những mẫu người đó...”. Thiếu Mai

chính là những chiều sâu của sự suy nghĩ và dạt dào cảm xúc. “Hữu Thỉnh

cũng có những nhận xét khá tinh tế về nhiều phương diện trong bài viết

cảm nhận rõ qua cuộc sống của chính mình, của những người thân nơi quê

Hữu Thỉnh trên đường tới thành phố, in trên báo Văn nghệ Quân đội số 3-

hương, sức mạnh đã làm nên chiến thắng. Trước những vấn đề lớn của đất

1980: “Cảm xúc dạt dào, phong phú và mạnh mẽ là chỗ mạnh của Hữu

nước, Hữu Thỉnh đã góp phần phản ánh và lí giải bằng một cách nói riêng,

Thỉnh... Trong lòng cuộc chống Mỹ vĩ đại của nhân dân, Hữu Thỉnh thường

giản dị mà sâu lắng” và đất trong thơ Hữu Thỉnh “là biểu tượng của một cái gì

nghĩ về những vấn đề lớn lao của đất nước, của thời đại anh đi. Anh khao


rộng lớn hơn, như nhân dân, như Tổ quốc”. Phong cảnh thiên nhiên đơn sơ

khát thơ mình lí giải được điều đó... Thành công chủ yếu nhất của Hữu

như cỏ rơm, hoa, lá được truyền vào một sự sống mới, giàu sức biểu hiện.

Thỉnh cũng chính là thể hiện vừa sâu, vừa tỉnh, vừa khái quát, vừa tỉ mỉ, chí

Bài “Thư gửi mùa đông của Hữu Thỉnh” của tác giả Trần Mạnh Hảo

lí những tình cảm, suy ngẫm của người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu chống

in trên báo Văn nghệ Quân đội số 4/1996 đã đánh giá về những sáng tác độc

Mỹ, cái vững của ngòi bút Hữu Thỉnh là miêu tả trực diện những tổn thất

đáo của Hữu Thỉnh qua tập thơ Thư mùa đông như thơ kiệm lời, hàm súc,

mà tác phẩm vẫn không chìm xuống trong không khí bi đát, trái lại vẫn thấy

hồn nhiên đan xen với những yếu tố triết lý sâu sắc. Điều đáng chú ý là bài

được xu thế tiến lên của cuộc chiến đấu...”. Sau Sức bền của đất, Đường tới

viết đã nhận ra được chất đồng quê, sự hồn nhiên và cả nỗi cô đơn, đau

thành phố, Trường ca Biển là bức tranh hoành tráng, tập thể về những

buồn của thơ Hữu Thỉnh. Đến tập thơ Thương lượng với thời gian, thơ ông


người lính trên đảo xa, sự cô đúc một thế giới đảo điên, khắc nghiệt và đầy

có một bước đột phá mới bởi nó đặc biệt quan tâm tới vấn đề đời tư, thế sự,


7

8

những trăn trở, suy tư và trải nghiệm của một hồn thơ nặng lòng với đời.

về thơ của Báo Văn nghệ (1975-1976)- tác phẩm đánh dấu sự trưởng thành

Trần Mạnh Hảo cũng đã viết: “Hữu Thỉnh và Thanh Thảo là cái gạch nối

của hồn thơ chiến sỹ Hữu Thỉnh.

của nền thơ ca chống Mỹ sang thời bình. Sau 1975, cùng với Nguyễn Duy

Năm 2001 nhà phê bình Vũ Nho có bài Sức bền của một ngòi bút, in

họ đưa thơ tiến về phía trước với những bước tiến ngoạn mục, đa dạng và

trên Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam đã cho rằng: Thơ Hữu Thỉnh đẹp

phong phú”.

một vẻ đa dạng. Ban đầu là sự hồn nhiên, tươi tắn, tinh tế của một người

Năm 1999 trên Tạp chí Văn học số 12 nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu


lính trẻ. Sau là những chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở của người lính từng

có bài “Thơ Hữu Thỉnh - một hướng tìm tòi và sáng tạo từ dân tộc đến hiện

trải. Rồi từ một niềm tin tuyệt đối đến chỗ có lúc phân vân, hoang mang

đại”. Bài viết đã đưa ra những minh chứng cho ý kiến “luôn biết đào sâu,

nhưng vẫn kiên trì “tin, sau cay đắng vẫn tin”. Bên cạnh vẻ đẹp của những

khai thác cái hay cái đẹp, cái dân gian, dân tộc”, “cách tân” “sáng tạo cái

người lính trong chiến tranh là vẻ đẹp của quê hương, đất nước, vẻ đẹp bình

mới”, đó là một sự khái quát đầy đủ và sâu sắc về những nét đặc sắc, độc

dị của làng quê với những cỏ hội hè, cau ấp bẹ, cây rơm gầy, cuốc kêu

đáo và những đóng góp cho nền thi ca đương đại của thơ Hữu Thỉnh. Tác

ngoài bến xa, bầu trời giàn mướp…

giả đã khái quát và đưa ra nhận xét về phong cách nghệ thuật thơ Hữu

Năm 2014 nhà nghiên cứu phê bình văn học Lí Hoài Thu lại có bài

Thỉnh là sự hòa quyện nhuần nhụy giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, có

“Cây như là sinh mệnh thứ hai của Hữu Thỉnh” đăng trên tạp chí Nghiên


sức lôi cuốn để “tạc dựng thành một hình tượng dân tộc Việt Nam bất tử”,

cứu văn học số 12 đã khẳng định: “Trong thế giới nghệ thuật thơ Hữu

giữa trữ tình và triết luận, giữa những hình ảnh gần gũi bình dị với những ý

Thỉnh, hình cây bóng lá là một kiểu nhân vật trữ tình chứa đựng nhiều cung

tứ sâu xa.

bậc tình cảm, những vui buồn riêng tư và nỗi niềm nhân thế”

Nhà phê bình Vũ Nho trong Vài cảm nhận về Thương lượng với thời

Tác giả Nguyễn Trọng Tạo trong cuốn “Văn chương cảm và luận”

gian của Hữu Thỉnh đã chỉ ra một Hữu Thỉnh thể hiện được bản lĩnh của

in năm 1998 có bài “Hữu Thỉnh, thành phố hồn quê” cũng đã đánh giá rất

một nhà thơ có tầm vóc, được nhiều bạn đọc yêu thích, ngưỡng mộ. Những

cao yếu tố truyền thống, yếu tố đồng quê Bắc Bộ trong những sáng tác của

vần thơ của ông đã làm say đắm biết bao thế hệ bạn đọc bởi những cảm

Hữu Thỉnh. Ông cho rằng chính những yếu tố dân gian và truyền thống của

nhận rất tinh tế và tài hoa. Trong ông không còn cái bồng bột mạnh mẽ, tinh


dân tộc đã làm nên phong cách và khẳng định vị thế của thơ Hữu Thỉnh trên

tế của buổi đầu biết yêu, nhưng tình yêu ấy lại được cảm nhận theo những

thi đàn đương đại.

mùi vị riêng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp viết bài “Hữu Thỉnh và quá trình

Bài viết “Thơ Hữu Thỉnh” của tác giả Vũ Nho Thìn in trong “Đi giữa

đổi mới thơ” in trên Tạp chí Văn học số 9 năm 2003. Tác giả đã đi sâu vào

miền thơ” năm 2001 cũng đã nhận xét đánh giá bao quát về thơ Hữu Thỉnh

những quan niệm và ý thức đổi mới thơ của Hữu Thỉnh. Tác giả cho rằng

nhưng vẫn chưa đánh giá và nhận xét về trường ca Sức bền của đất (Giải A

Hữu Thỉnh đã viết thơ gần gũi, bình dị và chân thực để gần với đời sống


9

10

thường nhật, chú trọng phản ánh đời sống với những suy tư, trăn trở, triết


“Trong Trường ca biển có con đường từ đất liền đến các đảo xa. Con đường

luận, chính điều đó làm nên sức lôi cuốn kì diệu của thơ Hữu Thỉnh.

mà người lính trải qua từ tuổi thơ tràn đầy kỉ niệm, qua những năm tháng ở

Ngoài những bài viết tiêu biểu trên, gần đây thơ Hữu Thỉnh đã trở thành
đề tài nghiên cứu của nhiều chuyên luận, luận văn. Chuyên luận: Thi pháp thơ

chiến trường đánh Mỹ đến khi làm người lính đảo, mang ý nghĩa điển hình
cho một thế hệ con người”.

Hữu Thỉnh của Nguyễn Nguyên Tản do Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm

Còn “con đường trong Thơ mùa đông là đường đời, con đường của

2005 đã khảo cứu khá toàn diện những sáng tác của Hữu Thỉnh nhìn từ góc độ

nhà thơ với tư cách một cá nhân - đi tìm người, tìm tri âm tri kỉ, tìm cái đẹp

thi pháp. Những chặng đường thơ Hữu Thỉnh của Nguyễn Minh Phương; Thế

và cái thiện như mơ ước và quan niệm của mình”. Tác giả còn chỉ rõ những

giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh qua hai tập thơ Thư mùa đông và Thương lượng

điểm khác biệt cơ bản về chất của không gian con đường trong hai giai

với thời gian của Nguyễn Thị Ngọc Linh.


đoạn sáng tác này “So với con đường viết trong chiến tranh, con đường

Trong Thi pháp thơ Hữu Thỉnh, Nguyễn Nguyên Tản trình bày những

trong thơ viết vào thời bình, tính chất cụ thể ít đi, tính ước lệ tăng lên” Theo

biểu hiện của không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ Hữu

Nguyễn Nguyên Tản, không gian thiên nhiên nổi bật nhất trong thơ Hữu

Thỉnh.

Thỉnh là không gian rừng và biển. Trong đó, việc nhân hóa không gian rừng

Về không gian nghệ thuật tác giả khảo sát các dạng không gian nghệ

núi Trường Sơn là nét đặc trưng quan trọng nhất của dạng không gian này

thuật cụ thể như: không gian con đường; không gian thiên nhiên, đất nước;

cũng như tính ước lệ, tượng trưng là trái tim của dạng không gian biển.

không gian làng quê và một số dạng không gian khác. Thứ nhất: không gian

Tiếp thu một số ý kiến nhận xét về không gian làng quê trong thơ Hữu

con đường, Nguyễn Nguyên Tản tiếp cận đối tượng của mình bằng cách

Thỉnh, Nguyễn Nguyễn Tản cũng cho rằng nét đặc trưng dễ nhận biết nhất


chia nhỏ nó thành hai dạng cơ bản: con đường trong thời chiến và trong thời

của không gian làng quê trong thơ Hữu Thỉnh là những yếu tố mang đậm

bình. Trong thời chiến không gian con đường trước hết là những con đường

màu sắc của hồn quê đồng bằng trung du Bắc Bộ (từ khung cảnh thiên

cụ thể trên những nẻo trường xung trận của người lính. Đó có thể là con

nhiên đến đồ vật, cây cối). Tác giả cũng chỉ ra được mối liên đối âm thầm

đường đầy chông gai, gian khổ, nhưng cũng không vắng bóng niềm vui,

nhưng vô cùng hiệu quả của dạng không gian này với các dạng không gian

những âm thanh rộn rã, những màu sắc rợn ngợp hết lòng cổ vũ cho người

khác như: chiến trường, hải đảo,… để chỉ ra những giá trị thiết thực của

chiến sĩ cách mạng. Một cách cụ thể, “con đường trong trường ca Đường

chúng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề. Bên cạnh ba dạng không gian

tới thành phố là con đường vận động có hướng của tập thể người lính” để

chính yếu trên, người viết còn dẫn chúng ta lướt qua một sô biểu tượng

“trở thành biểu tượng khái quát cho bước trưởng thành của quân đội cách


không gian khác như hình tượng cỏ, gốc sim, đất đai, ngọn lửa.

mạng. Mỗi địa danh trên con đường ấy như những cột mốc trên chặng

Thời gian nghệ thuật được tác giả biểu hiện trên hai phương diện:

đường giải phóng nhân dân, gợi lên chiều sâu lịch sử”.Trong giai đoạn thời

trong thơ trữ tình sử thi và trong thơ trữ tình thế sự. Vấn đề này được giải

bình, không gian con đường cũng có những biểu hiện khá rõ nét của nó.

mã ở ba khía cạnh then chốt của nó: điểm nhìn trần thuật, thời gian đồng


11

12

hiện và nhịp độ trần thuật Điểm nhìn trần thuật, trên cơ sở phân tích và

Tiếp nối những công trình đã có, luận văn đi vào nghiên cứu, tìm hiểu

chứng minh cụ thể, tác giả đã đưa ra những mô hình chung nhất của điểm

“Không gian - thời gian trong trường ca của Hữu Thỉnh” để có một cái

nhìn nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh và chốt lại những điểm nhấn sinh

nhìn toàn diện về quá trình sáng tạo nghệ thuật của Hữu Thỉnh. Trên cơ sở


động đó bằng một nhận xét mang tính kết luận “Sự miêu tả, trần thuật trong

đó người viết mong góp tiếng nói nhỏ bé của mình cùng với các bài viết,

thơ Hữu Thỉnh có một điểm chung là bao giờ cũng bắt đầu từ một điểm

các công trình nghiên cứu đã có để khẳng định đầy đủ, sâu sắc hơn sự

nhìn hiện tại. Anh thường chọn một mốc thời gian nào đó của hiện tại rồi từ

nghiệp thơ nói chung và trường ca nói riêng của Hữu Thỉnh.

đó ngược dòng quá khứ hồi tưởng và liên tưởng; thời gian quá khứ được tái

3. Mục đích nghiên cứu

hiện bao giờ cũng được quy kết về cái mốc hiện tại đó. Từ cái mốc đã cắm

Phân tích cách chiếm lĩnh hiện thực qua không gian - thời gian trong

anh tiếp tục triển khai “cái hiện tại tiếp diễn” cho đến đích của sự kiện”

trường ca của Hữu Thỉnh, luận văn chỉ ra được đặc điểm thi pháp, cá tính

Thời gian đồng hiện: Đồng hiện quá khứ với hiện tại đã trở thành thủ pháp

sáng tạo và phong cách độc đạo của nhà thơ. Từ đó góp phần khẳng định

chính trong miêu tả nhân vật ở các trường ca và thơ trữ tình của Hữu


những đóng góp, giá trị và vị thế của Hữu Thỉnh trong thơ ca đương đại

ThỉnhVà “trong sự kết hợp giữa quá khứ hiện tại và tương lai nhìn chung ở

Việt Nam.

các trường ca Hữu Thỉnh, thời gian hiện tại thường chiếm vị trí ưu tiên,

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

nhưng không phải là cái hiện tại đứng yên mà là hiện tại đang vận động
Tài năng của Hữu Thỉnh được khẳng định bởi một loạt các giải

Dựa vào cơ sở lí thuyết thi pháp học về không gian - thời gian trong
văn học để tìm tòi, phát hiện những phương diện độc đáo và vai trò của yếu

thưởng thơ mà ông đoạt được. Với nhiều giải thưởng văn học có giá trị,

tố không gian - thời gian trong trường ca của Hữu Thỉnh.

Hữu Thỉnh là nhà thơ có sức tìm tòi sáng tạo nghệ thuật bền bỉ. Ông luôn

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

có những khám phá mới, thú vị trên con đường nghệ thuật. Thơ nói chung

5.1. Đối tượng nghiên cứu.

và trường ca nói riêng của ông có chiều sâu về nội dung, giàu chất thơ và


Luận văn đi sâu nghiên cứu “Không gian - thời nghệ trong trường ca

tính nhạc nên đã tạo sự lôi cuốn và hấp dẫn đối với bạn đọc. Qua sự sàng

của Hữu Thỉnh”.

lọc của thời gian, các tác phẩm của ông vẫn tìm được chỗ đứng trong lòng

5.2. Phạm vi nghiên cứu.

độc giả và lọt vào “con mắt xanh” của những nhà nghiên cứu. Các tác giả

Trường ca của Hữu Thỉnh Sức bền của đất, Đường tới thành phố,

đã chỉ ra nét hấp dẫn kì lạ trong thơ Hữu Thỉnh được bắt nguồn từ sự kết

Trường ca Biển và trường ca của một số nhà thơ cùng thời: Thanh Thảo,

hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, thể hiện rõ ý thức luôn biết

Nguyễn Khoa Điềm... để so sánh làm nổi bật các luận điểm trong luận văn.

chủ động “khai thác cái hay, cái đẹp của dân gian, của dân tộc, vừa biết dồn

6. Phương pháp nghiên cứu

tâm lực, tài năng cho việc tìm kiếm sáng tạo cái mới”.

Để nghiên cứu đề tài trên chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp

nghiên cứu sau:


13

14

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Tiếp cận theo lí thuyết thi pháp

NỘI DUNG

học nhằm tìm hiểu các bình diện không gian, thời gian trong trường ca của
Hữu Thỉnh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp

Chương 1
KHÁI NIỆM KHÔNG GIAN - THỜI GIAN
TRONG TRƯỜNG CA CỦA HỮU THỈNH

- Phương pháp so sánh: So sánh các đặc điểm về không gian, thời
gian trong trường ca của Hữu Thỉnh với không gian - thời gian trong thơ
của một số tác giả để thấy cái riêng độc đáo trong sáng tác thơ ca của Hữu
Thỉnh.
7. Đóng góp của luận văn
- Luận văn nghiên cứu Không gian - thời gian trong trường ca của
Hữu Thỉnh ở từng cấp độ, để làm cơ sở cho việc khám phá thơ và trường ca
của Hữu Thỉnh trên bình diện tổng thể, toàn diện.
- Lần đầu tiên không gian thời gian trong trường ca của Hữu Thỉnh
được tiếp cận một cách toàn diện, sâu sắc. Góp phần khẳng định vai trò, vị
trí của Hữu Thỉnh trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Không gian- thời gian trong trường ca của Hữu Thỉnh
Chương 2: Không gian trong trường ca của Hữu Thỉnh
Chương 3: Thời gian trong trường ca của Hữu Thỉnh

1.1. Khái niệm không gian - thời gian nghệ thuật
1.1.1. Không gian nghệ thuật
Không gian là hình thức tồn tại của vật chất trong thế giới, là phương
thức tồn tại của con người giữa cuộc đời. Từ điển thuật ngữ văn học định
nghĩa:“Trong văn học nghệ thuật, không gian nghệ thuật chính là hình thức
tồn tại của hình tượng” Nếu như thời gian nghệ thuật không tồn tại trong
thời gian vật chất thì không gian nghệ thuật cũng không phải là không gian
vật lý. “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ
thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật
bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn
nhất định, ... Không gian nghệ thuật gắn với về không gian, mang tính chủ
quan... chẳng những cho thấy cấu trú nội tại của tác phẩm văn học mà còn
cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một
giai đoạn văn học”
Không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng của
nghiên cứu thi pháp học, bên cạnh các yếu tố như quan niệm nghệ thuật về
con người, thời gian nghệ thuật, tác giả... Không gian nghệ thuật là hình
thức tồn tại của tác phẩm chứa đựng những quan niệm về thế giới, là
phương thức chiếm lĩnh thế giới của nhà văn. Nó không những cho thấy cấu
trúc nội tại của hình tượng văn học mà còn cho thấy quan niệm về thế giới,
chiều sâu cảm thụ của một tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp



15

16

cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo của tác phẩm cũng như nghiên

cảnh huống con người và xã hội nhằm thể hiện một quan điểm nhất định về

cứu loại hình của hiện tượng nghệ thuật.

cuộc sống. Do đó không thể quy không gian nghệ thuật về sự phản ánh giản

Không gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng là một vấn đề được bàn

đơn không gian địa lí hay không gian vật lí, vật chất. Và đúng như Từ điển

tới từ lâu, tuy nhiên các quan điểm đều gặp gỡ nhau trong quan niệm cho

thuật ngữ văn học đã nhận định: "Ngoài không gian vật thể còn có không

rằng: không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực. Đó

gian tâm tưởng"

là mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy

Trong cuốn Dẫn luẫn thi pháp học, Trần Đình Sử còn cho rằng

vị trí, số phận của mình trong không gian đó. Không gian nghệ thuật là một


"Không gian nghệ thuật là một hiện tượng khép kín như không gian trò

yếu tố quan trong thuộc hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật

chơi". Luật chơi ở đây nằm trong quy ước chung giữa tác giả và người đọc,

Trong thi pháp học, khái niệm không gian nghệ thuật là: "một phạm

do tác giả đề xuất và người đọc đồng cảm. Không gian nghệ thuật trong tác

trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và phát triển của thế

phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối quan hệ của bức tranh thế

giới nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý

giới như: tôn giáo, đạo đức, xã hội, pháp luật...Không gian nghệ thuật có

nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn,

thể mang tính địa điểm, tính phân giới, tính cản trở...Nó cho thấy cấu trúc

cách nhìn" [18]. Không có hình tượng nghệ thuật nào lại không có không

bên trong của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, quan niệm về

gian nghệ thuật và không có một nhân vật nào lại không tồn tại trong một

thế giới, chiều sâu cảm thụ hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở


nền cảnh nhất dịnh nào đó. Ngay bản thân người kể chuyện cũng nhìn nhận

khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của

sự việc trong một khoảng cạch, một góc nhìn nhất định.

các hình tượng nghệ thuật.

Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm

Thế giới không gian nghệ thuật có thể chia thành hai tiểu không gian,

biểu hiện con người và thể hiện quan điểm nhất định về cuộc sống. Do đó

giữa các tiểu không gian có đường ranh giới có thể hoặc không thể vượt qua.

không thể đồng nhất không gian trong tác phẩm văn học với không gian địa

Theo IU.Lotman, đó có thể là không gian điểm (địa điểm, địa danh), không

lí, không gian vật lí được. Trong Thi pháp Truyện Kiều, Trần Đình Sử nhận

gian tuyến hoặc không gian mặt phẳng... Không gian điểm được xác định

xét: "Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về thế giới mà con

bằng các giới hạn và tính chất chức năng của nó. Chẳng hạn như không gian

người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đóvà góp


quảng trường có tính chất công đồng; không gian bãi chiến trường là không

phần biểu hiện cho quan niệm ấy... Không gian nghệ thuật có thể xem là

gian chiến đấu; không gian ngôi nhà là nơi diễn ra các sinh hoạt riêng tư,

không quyển tinh thần bao bọc cảm hứng của con người, là hiện tượng tâm

không gian tuyến, không gian mặt phẳng lại có thể vượt ra chiều rộng hoặc

linh nội cảm chứ không phải là hiện tượng vật lí hay tâm lí". Ở các tác

chiều thẳng đứng; không gian tuyến tính có thể hướng ra chiều dài như con

phẩm không gian nghệ thuật là bối cảnh tự nhiên nhưng cũng là ý dồ sáng

đường, đường đời như trong thơ Tố Hữu hay Truyện Kiều.

tạo của người nghệ sĩ. Không gian nghệ thuật luôn chứa đựng trong lòng nó


17

18

Mỗi loại hình nghệ thuật có cách tái hiện không gian riêng. Nếu hội

Tác giả Huỳnh Như Phương trong công trình Lý luận văn học vấn đề

họa và điêu khắc miêu tả các sự vật một cách tĩnh tại thì trong việc chiếm


và suy nghĩ lại phân biệt không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt, cũng

lĩnh không gian nghệ thuật văn học lại có ưu thế vượt trội. Bằng phương

có thể là không gian mở hay không gian khép. Không gian nghệ thuật có thể

tiện đặc biệt là ngôn từ, văn học có khả năng chuyển dịch từ bức tranh này

là không gian linh hoạt, đa hướng hoặc là không gian tĩnh tại, khép kín…

sang bức tranh khác một cách nhanh chóng lạ thường, dễ dàng đưa người
đọc vào những miền không gian khác nhau.

Qua không gian nghệ thuật tác giả bộc lộ tư duy nghệ thuật, cá tính sáng
tạo và đánh dấu trình độ chiếm lĩnh thế giới cũng như miêu tả hồn người.

Theo Trần Đình Sử, “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo

Không gian nghệ thuật cũng mang tính hình tượng, tính quan niệm.

của nhà nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất

Vẫn từ một cảm quan thiên nhiên, môi trường xã hội bao bọc xung quanh

định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về không gian địa lí hay không

đời sống con người, mỗi tác giả sẽ tìm thấy một thế giới mang đường nét,

gian vật lí, vật chất”. Chính vì thuộc về thế giới nghệ thuật, thế giới của


sắc màu riêng, mỗi trào lưu, bộ phận văn học lại có bút pháp tạo hình không

“cái nhìn và mang ý nghĩa”, cho nên không gian nghệ thuật được mở ra từ

gian khác nhau. Đó là “lâu đài” của F. Kafka, là “con đường” của Lỗ Tấn.

một trường nhìn, một cách nhìn. Điểm nhìn giúp mô hình không gian trở

Hay như các biểu tượng “cây đa, bến nước, sân đình” trong thơ ca dân gian

nên linh động và đầy đủ, đồng thời soi chiếu phản ánh không gian bên trong

Việt Nam gợi những hẹ hò - khác với “không gian vũ trụ” trong thơ ca bác

con người:

học, nơi con người luôn cảm thấy nhỏ bé, luôn mang một nhu cầu khám phá
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
(Bà huyện Thanh Quan)

Nhưng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi

cái bao la, cái ở ngoài con người:
Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư
Nghĩa là:

trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ…Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười


Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng

ầm lên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ

Một tiếng kêu vang lạnh cả trời

bạn đi chơi… Mị nghe tiếng sáo vọng lại tha thiết bổi hổi…Tiếng chó sủa
xa xa. Nhữngđêm tình mùa xuân đã tới. (Tô Hoài).
Trong Dẫn luận thi pháp học Trần Đình Sử chia ra không gian

(Không Lộ thiền sư)
Phải chăng đó cũng là khát vọng hướng về nơi vô thủy vô chung của
bản thể theo quan niệm Phật học:

điểm, không gian tuyến, không gian mặt phẳng - không gian khối (dựa vào
vị trí, giới hạn của sự vật), không gian bên trong - phi thời gian, không gian
bên ngoài - đổi thay (dựa vào biến đối của sự vật, hiện tượng). Bên cạnh đó
còn không gian hành động và phi hành động.

Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên
Nghĩa là:
Vạn dặm sông xanh, vạn dặm trời
(Không Lộ thiền sư)


19

20


Thiên nhiên trong thơ ca trung đại là nơi di dưỡng tinh thần:

không gian rộng và không gian hẹp, không gian vật thể và không gian tâm

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

tưởng…”. Như vậy, không gian nghệ thuật trong thơ không dễ xác định như

Xuân tằm hồ sen, hạ tắm ao

trong văn xuôi mà có thể định hình theo nhiều lớp, trong đó có không gian

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

bên trong con người (không gian tâm tưởng - không gian tinh thần, ước

Với thơ ca cách mạng, Trần Đình Sử đã phát hiện “Hình tượng không

vọng, hồi tưởng, tâm linh…). Đây là không gian đặc biệt nhất, với chiều

gian quan trọng nhất đóng vai trò hình tượng xuyên suốt trong thế giới thơ

kích bí ẩn, luôn tạo ra một không quyển tinh thần đặc trưng cho tác phẩm

Tố Hữu là con đường cách mạng”

trữ tình.

Không gian nghệ thuật không đồng nhất với vốn tồn tại khách quan


Trong trường ca của Hữu Thỉnh không gian không chỉ có không gian

mà nó trở thành một kí hiệu đặc biệt để diễn đạt những phạm trù ở ngoài

chiến trường với những con đường hành quân ra trận mà ông còn tái hiện

thời gian, hoặc để thể hiện tâm trạng của nhân vật, thậm chí hé lộ khả năng

không gian ác liệt nhất của chiến trường chống Mỹ. Đó là cảnh quân ta

đánh giá nhân vật về mặt đạo đức, thẩm mĩ. Chẳng hạn bầu trời Auterlitx

giành giật một gốc sim cằn, một tấc đất với kẻ thù cho dù phải đổi bằng

trong xanh, cao vời mà Anđrây (Chiến tranh và hòa bình - LevTolstoi) nhìn

xương máu. Đó chính là cảnh quân giành thắng lợi vẻ vang sau trận đánh ác

thấy lúc nằm ngửa mặt, bị thương, giáp mặt tử thần đã thể hiện tầm hồn và

liệt, đó là cảnh người lính anh hùng phải ẩn mình dưới hầm sâu chật chội để

tư tưởng chàng. Bầu trời ấy là không gian thức tỉnh và khao khát, cái cao

chờ ngày mai vùng lên giết giặc với bao nỗi hồi hộp, nhớ nhung, căm hờn.

cả, cái vĩnh hằng hiện ra qua “khoảng không vô tận màu xanh biếc”, như

Giữa chiến trường chiến đấu ác liệt, người lính là trung tâm của của mỗi


muốn nói lên chân lý “ngoài bầu trời cao tận kia ra, tất cả đều là vô nghĩa,

trận để Hữu Thỉnh đã tái hiện chân thực, xúc động hình tượng người lính

đều là lừa dối”.

giữa chiến trường tiêu biểu nhất ở trường ca Đường tới thành phố.

Không gian nghệ thuật trong thơ mang tính chất ít xác định. Trong

Một nửa người anh dâm dấp máu

tiểu thuyết, “không gian được dễ dàng xác định bởi khuôn khổ của nội dung

Anh đang đau cho đất đá anh yêu

cốt truyện và môi trường sinh sống của nhân vật”.

Gốc sim cằn và xơ xác làm sao

Theo Nguyễn Thái Hòa trong Những vấn đề thi pháp của truyện, ở

Không che nổi anh đâu, bò cách chi cũng lộ

văn xuôi có các loại không gian không gian bối cảnh (là không gian rộng

Em có thể mất anh bất cứ lúc nào

lớn nhất mà câu chuyện xảy ra, bao gồm bối cảnh thiên nhiên, bối cảnh xã


Em có thể bơ vơ khi em còn rất trẻ

hội, bối cảnh tâm trạng), không gian sự kiện, không gian tâm lý, không gian

Anh có thể chẳng bao giờ còn đánh được gốc tre

kể chuyện, không gian đối thoại. Theo tác giả Lý Hoài Thu nhận xét ở thơ

Phơi nỏ sẵn dành sưởi ấm cho mẹ

“không gian nghệ thuật trở nên khó xác định bởi sự vận động của mạch cảm

Sông ơi sông nếu ta phải ra đi

xúc cùng sự biến hóa của hình tượng thơ đã làm nhòe đi ranh giới giữa

Bậc xuống thấp cho em bậc gánh nước


21

Xin bát canh đến tay mẹ lúc còn nóng
Xin mùa đông dừng lại

22

Hữu Thỉnh tái hiện không gian chiến trận các liệt với "đội hình xe tăng
rầm rập" trên chiến trường lúc "đánh xa" lúc "đánh gần" uy vũ vô cùng.

(Đường tới thành phố)

Đó là không gian ác liệt của chiến trường và nỗi gian khổ, hiểm nguy hy
sinh của người lính. Nhưng khi ta tiếng bom, im tiếng súng "Sau trận đánh"
lại là một không gian yên bình, hồn nhiên, trong trẻo với những anh hùng

Không gian các liệt của chiến trận được nhà thơ miêu tả bằng một không
gian nhỏ bé mà vụ thể: "Chiếc xe tăng thành một quả bom hơi"
Đây là nỗi niềm của người lính nơi chiến tuyến thương mẹ khiến ta khó
cầm lòng:

chiến trận hồn nhiên trong trẻo. Không gian chiến trường ở đây được tác

Chiến dịch này ăn cơm không phải độn

giả miêu tả cụ thể đó là không gian của căn hầm chật hẹp, trong lòng đất,

Mừng thì mừng mà thương mẹ bao nhiêu

trận đánh ngày mai, không khí chiến trận được miêu tả qua tâm trạng hồi
hộp chờ đợi của người lính ngồi trong hầm chờ trận đánh quyết định ngày
mai để giải phóng quê hương. Hữu Thỉnh tái hiện qua các bài thơ để làm
nền bộc lộ cảm xúc, suy tư về đất nước, quê hương và bộc lộ lòng yêu quê
hương, đất nước. Nhưng không gian chiến trường được tác giả tái hiện quá
trình chiến đấu chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ để từng bước đi tới tổng
tiến công vào thành phố Sài Gòn của quân ta.
Đây là khi ngủ hầm mai phục tránh mặt đất quân thù, không gian "những
ăn hầm" tối tăm chật chội mà ấm tình đồng chí:
Chúng tôi người chủ những căn hầm
Đốt ngọn lửa để tìm vào tri kỉ
Hầm là nơi che máu che xương
Và đây là không khí đánh tận của lính tăng thiết giáp:

Đội hình xe tăng- dội hình đột phá
Xích bừa qua bãi bom
Đánh xa bằng đạn phá đạn xuyên

Đây là không khí mừng chiến thắng đầy xúc động vì chiến thắng đó phải
đổi bằng máu:
Đồng chí trưởng xe
Mình quấn đầy băng trắng
Anh giơ tay cả thành phố động lòng.
Tìm hiểu không gian - thời gian nghệ thuật trong văn chương không
những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng
trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả
hay giá trị phản ánh của một giai đoạn văn học.Từ đó, cung cấp cơ sở khách
quan để khám phá tính độc đáo trong tác phẩm văn chương và phong cách tác
giả. Điều này càng có ý nghĩa với địa hạt thơ ca - nơi thi sĩ tái hiện cuộc sống
qua cửa ngõ tâm tình, làm sống dậy cả thời gian hoài niệm hay đưa suy tưởng
đến tương lai xa xôi và phác họa miền không gian nội cảm mênh mang.
1.1.2. Thời gian nghệ thuật
Bên cạnh không gian thì thời gian trong triết học người ta xem là

Đánh gần bằng máy gầm lửa đạn

phương thức tồn tại của vật chất, Đó là hình thức tồn tại của tính liên tục,

Vỏ đạn nhồi thêm cơn nóng giữ

độ dài, hướng nhịp của ba chiều quá khứ, hiện tại, tương lai và có tính chất

Chiếc xe tăng thành một quả bom hơi


không thể đảo ngược. Không một vất chất nào có thể tồn tại ngoài thời gian,

(Đường tới thành phố)

mọi dạng tồn tại của vật chất đều có thời gian riêng của mình. Theo Từ điển


23

24

thuật ngữ văn học: "Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình

vực cách mạng xã hội và khoa học kỹ thuật. Chẳng hạn sự xáo trộn các bình

tượng nghệ thuật thẻ hiện tính chính thể của nó. Cũng như không gian nghệ

diện thời gian, tăng cường vai trò của thời gian hồi tưởng và thời gian tâm lý,

thuật, sự miêu tả nghệ thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ điểm

sự mở rộng khái niệm thời gian lịch sử". Ở phương Tây phần đông các nhà

nhìn nhất định trong thời gian. Và cái nhìn trần thuật bao giờ cũng cũng

văn hiện đại: Proust, Joyce, Dos Passos, Faulkner, Gide, Virginia Volf… mỗi

diễn ra trong thời gian, được biệt qua thời gian nghệ thuật. Sự phối hợp

người đều thể hiện thời gian theo một cách riêng. Có người cắt bỏ quá khứ và


của hai yếu tố này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng nghệ

tương lai, rút gọn thời gian vào khoảnh khắc trực giác.Có người như Dos

thuật chỉ có trong thế giới nghệ thuật". Thời gian là hình thức tồn tại bên

Passos lại biến thời gian thành một ký ức hạn chế và máy móc. Proust và

trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chính thể của nó. Thời gian

Faulkner lại chỉ đơn giản chặt đầu thời gian. Họ tước bỏ tương lai của nó, tức

nghệ thuật không phải là thời gian khách quan, vận động theo trật tự một

là tước bỏ đi cái chiều lựa chọn và hành động tự do của con người… Những

chiều, trước sau không thể đảo ngược mà là thời gian soi chiếu bởi tư

quan niệm hiện đại chủ nghĩa như thế về thời gian không thể không ảnh hưởng

tưởng, tình cảm của nhà văn, được nhào nặn và trở thành hình tượng nghệ

đến văn nghệ sĩ ở ta trong điều kiện mở cửa, giao lưu với văn hóa thế giới.

thuật, phù hợp với quan điểm nghệ thuật của nhà văn về con người và thế

Sau 1975 do hoàn cảnh sống và ý thức thẩm mỹ, các nhà thơ Việt Nam

giới. Vì thế thời gian nghệ thuật có thể nhanh hay chậm, dài hay ngắn, liên


đã có sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về thời gian. Tuy nhiên, không phải

tục hay đứt quãng theo một logic riêng không hoàn toàn trùng khớp với thời

mọi thứ liên quan đến thời gian trong tác phẩm văn học đều trở thành thời

gian khách quan.

gian nghệ thuật. Nhà lí luận Nga D.X.Likhachop cho rằng "Thời gian vừa là

Một trong những phương diện quan trọng của thi pháp học là nghiên

khách thể vừa là chủ thể đồng thời vừa là công cụ phản ánh vưn học. Văn

cứu quan niệm nghệ thuật về thời gian và không gian tức là cái thế giới mà

học ngày càng thấm nhuần ý thức và cảm giác về sự vận động của thế giới

nhân vật (trong văn xuôi, kịch) và nhân vật trữ tình (trong thơ) tồn tại. Bên

trong hình thức hết sức đa dạng của thời gian" và "thời gian nghệ thuật là

cạnh việc miêu tả không gian, thời gian phải lý giải được nhà văn bộc lộ cách

nhân tố nằm trong mạng lưới nghệ thuật. Nó buộc thời gian cú pháp và

nhìn, cách cảm như thế nào về cuộc đời và quan niệm nghệ thuật về thế giới

quan niệm triết học về thế giới phải phục vụ cho những quan niệm nghệ


có tính chất cá nhân độc đáo của từng nhà văn. Do các yếu tố: hoàn cảnh xã

thuật của nó" . Trong tác phẩm văn chương, thời gian chỉ trở thành thời

hội lịch sử, tư tưởng thẩm mỹ, mỗi thời đại văn học có những quan niệm

gian nghệ thuật khi nó tác động trực tiếp vào nhân vật, vào môi trường mà ở

chung có tính chất đặc trưng.

đó diễn ra số phận nhân vật và những biến động tâm tư, tình cảm của con

Về thời gian nghệ thuật trong văn học hiện đại, Trần Đình Sử đã có

người. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong cuốn Thi pháp thơ Tố Hữu cũng

những nhận xét xác đáng: “Văn học thế kỷ XX đã phong phú lên với nhiều

khẳng định: "Thời gian nghệ thuật trong văn học không phải chỉ đơn giản

hình thức thời gian nghệ thuật mới gắn liền với tư duy liên tưởng chiều sâu

là quan điểm của tác giả về thời gian mà là một hình tượng thời gian sinh

văn hoá và ý thức về quá trình lịch sử sôi động của thế kỷ chúng ta trên lĩnh


25


26

động, gợi cảm, sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình thức

tại trong thời gian vật chất bởi những sự kiện và tâm thế con người trong

nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm"

tác phẩm nghệ thuật luôn có quá trình vận động và phát triển riêng. Văn học

Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một

được xếp thuộc loại nghệ thuật thời gian, nghĩa là hình tượng văn học được

trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi nó thể hiện

mở dần theo thời gian, gắn liền với sự cảm thụ về thời gian. “Thời gian nghệ

thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ. Thời gian trong tác phẩm phụ thuộc

thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới”. Thời gian nghệ

vào điểm nhìn của tác giả, vì vậy nó được sử dụng một cách mềm dẻo, linh

thuật được xây dựng theo cách cảm nhận thời gian, cảm nhận phương thức

hoạt hơn. Và khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch,

tồn tại giữa thế giới của con người. Phản ánh sự cảm nhận ấy, thời gian


"thời gian nghệ thuật có thể quay về quá khứ có thể bay vượt tương lai xa

nghệ thuật thể hiện quan điểm, tư tưởng tác giả. Đó cũng là sự sáng tạo của

xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài, trong chốc lát thành vô tân".

người nghệ sĩ đẻ tạo ra một thế giới nghệ thuật có thể trường tồn trong thời

Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp

gian. Như thế, thời gian trong nghệ thuật cũng mang đầy tính chủ quan.

lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức, sự sống, cái chết, gặp

Là thời gian tâm lý, thời gian nghệ thuật được cảm nhận qua lăng

gỡ chia tay, mùa này, mùa khác... tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như

kính cảm xúc nên không nhất thiệt phải theo trật tự vốn có của tự nhiên

vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong hình tượng nghệ

(quá khứ - hiện tại - tương lai) mà có thể “đảo ngược quay về quá khứ, có

thuật. Khi nào ngòi bút của người nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì

thể bay vượt tới tương lai xa xôi, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô

thời gian trôi đi nhanh, khi nào dừng lại mô tả chi tiết thì thời gian chậm


tận”. Cảm quan nghệ thuật có thể bắt đầu từ một điểm nhìn trong thời gian

lại. Thời gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng của thi pháp học bởi

có thể làm ngưng đọng một giây phút, vĩnh hằng hóa một khoảnh khắc giữa

văn học là nghệ thuật của thời gian. Thời gian là đối tượng, chủ thể, là công

dòng đời vô tận, cũng có thể dồn nén khoảng cách vời vợi vào giờ khắc

cụ miêu tả, là sự ý thức và cảm giác vè sự vận động và thay đổi của các thế

ngắn ngủi:

giới trong các hình thức đa dạng của tác phẩm. Thời gian trong tác phẩm

Khắc giờ đằng đẵng như niên

văn học nói chung, trong thơ nói riêng là một yếu tố quan trọng và là

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa

phương diện hữu hiệu quan trọng nhất để tổ chức nội dung tác phẩm. Đó là
lí do giải thích tại sao trong sáng tạo nghệ thuật các tác giả thường quan
tâm đặc biệt tới thời gian trong tác phẩm.
Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan,
gắn với thời gian tâm lý. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế,
có thể đảo ngược hay vụt tới tương lai, có thể dừng lại, nghệ thuật có thời
gian riêng thời gian nghệ thuật không trùng khít cũng không hoàn toàn tồn


(Đoàn Thị Điểm)
Hình tượng thời gian mang ý nghĩa khái quát cao khi có khả năng
biến thời gian cơ học bình thường thành thời gian vĩnh viễn
Trút ngàn năm trong một phút chơi vơi
(Xuân Diệu)


27

28

Quá khứ, hiện tại, tương lai không tách rời mà đan cài với nhau, có

Thơ ca trung đại Việt Nam đã điểm nhịp thời gian:

khi cùng hiển hiện, cái hôm qua cùng hiện hữu trong cái hôm nay, cái hôm

Sen tàn cúc lại nở hoa

nay dự báo cái ngày mai:

Sầu dài, ngày ngắn đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)

Cái bay không đợi cái trôi
Từ tôi phút trước sang tôi phút này
(Xuân Diệu)
Thời gian đồng hiện giúp con người khắc phục cái tuyến tính- giới

cho đến thơ ca hiện đại:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se

hạn đơn chiều của thời gian để vươn tới một sự tiếp xúc đa chiều trong

Sương chùng chình qua ngõ

không gian. Thời gian nghệ thuật đa dạng, gợi cảm đã trở thành một thuộc

Hình như thu đã về

tính tất yếu của hình tượng nghệ thuật: “Trong quá trình sáng tạo, người

(Hữu Thỉnh)

nghệ sĩ đã xử lý yếu tố này như một phương tiện nghệ thuật cần thiết để tái

Với những cá tính sáng tạo, thời gian nghệ thuật bao giờ cũng có

hiện đời sống và cấu trúc tác phẩm”. Thời gian nghệ thuật không chỉ biểu

cách thức thể hiện mới lạ, độc đáo, tạo nên ấn tượng sâu sắc về dòng chảy

hiện nội dung cảm hứng mà còn đóng vai trò như một thao tác thuộc tính về

vô thủy vô chung của cuộc đời.

hình thức nghệ thuật từ đó mà thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học

Thế giới nghệ thuật là khúc xạ của của cuộc sống thực, thời gian nghệ


được biểu hiện bằng nhiều phương thức. Trước hết, đó là những hình dung

thuật theo đó cũng là một hiện tượng ước lệ trong thế giới tưởng tượng ấy,

khái quát qua các trạng từ chỉ thời gian: ngày xửa ngày xưa, dạo ấy, hôm qua,

cho nên không dễ xác định. Nhìn chung thời gian nghệ thuật có thể biểu

ngày mai, mùa thu, có khi thời gian được gọi tên cụ thể bởi các số từ: giờ,

hiện qua một số phương diện nghệ thuật nhịp điệu thời gian, hình tượng

phút, ngày, tháng, năm…, hay chỉ cần nhận biết dấu hiệu thời gian đặc trưng.

thời gian, trình tự thời gian. Theo Giáo sư Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ

Thể thơ Hai - kư bé nhỏ của Nhật Bản luôn tinh tế với quý ngữ chỉ mùa:

thuật trong văn học không phải là đơn giản, là quan điểm của tác giả về

Từ bốn phương trời xa

thời gian mà là một hình tượng thời gian sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ,

cánh hoa đào lả tả

ý thức về thời gian được dùng làm hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện

gợn sóng hồ Bi - ao


thực, tổ chức tác phẩm”.

hay

Ở mỗi thể loại văn học, do đặc trưng nghệ thuật riêng nên thời gian
Đất khách mười mùa sương

cũng diễn biến khác nhau. Tiểu thuyết là thể loại có sức dung chứa lớn với

về thăm quê ngoảnh lại

khát vọng thâu tóm toàn bộ hiện thực (mô hình đại tự sự), thời gian trong

Ê- đô là cố hương.

tiểu thuyết mang quảng tính. Truyện ngắn thường chỉ tái hiện một đoạn đời
(Ba-Sô)

sống. Thời gian trong kịch gắn với sự vận động của sự kiện, xung đột, tính


29

30

cách và chịu khuôn khổ chặt chẽ của thời gian sân khấu. Trong thơ thời

1.1.3 Mối quan hệ giữa không gian - thời gian


gian nghiêng về thời gian tâm lý, sự vận động của thời gian diễn ra theo

Không gian và thời gian gian là hai phạm trù có mối liên hệ chi phối, khó

dòng cảm xúc. Bởi nhà thơ viết để phản ánh tâm hồn mình hơn là phản ánh

có thể nhận thức tách bạch, thực chất đó là một phạm trù không thời gian.

thế giới khách quan.

Thời gian thực ra là một chiều của không gian và ngược lại, con người sống

Thời gian luôn là mối âu lo của thi sĩ. Đó là cảm thức rõ ràng:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

trong thế giới bốn chiều mà trong đó chiều thứ tư là thời gian. Trong văn học,
ý thức về thời gian của con người có sự thay đổi, từ quan niệm thời gian vĩ mô

(Hồ Xuân Hương)
là nỗi thảng thốt:

(ngàn năm, thiên thu) đến quan niệm thời gian đời tư, thời gian tâm trạng. Ý
thức về thời gian chính là ý thức về sự tồn tại. Đối với thi sĩ, cần phải có đủ

Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi

năng lực để phát hiện về không gian trong tâm hồn và thời gian trong trí nhớ.

Vạn sáu chơi nhăng đã hết rồi


Không gian và thời gian nghệ thuật luôn gắn bó với nhau như là hai

(Nguyễn Công Trứ)
là sự so sánh:

mặt của vấn đề, có thể chuyển hóa lẫn nhau. Khi thời gian được không gian
hóa nó trở nên.

Đời người ngẫm thử mà hay

Ngày qua ngày lại qua ngày

Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê

Lá xanh rụng đã thành cây lá vàng
(Tản Đà)

Thời gian không chỉ được đo đếm theo độ vô tận, theo chiều vĩ mô
như nó vốn có mà còn được hình dung qua thời gian đời tư, thời gian tâm
trạng của đời người:

(Nguyễn Bính)
Khi không gian được được thời gian hóa thì chiều kích của nó trở nên
vời vợi, mênh mông, tạo thành nỗi nhớ khắc khoải:
Đêm mưa nằm nhớ không gian

Lòng tôi rộng nhưng cuộc đời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian…
Còn trời còn đất chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

(Xuân Diệu)

Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bào la
(Huy Cận)
Theo nhà viết kịch Upenxki thì "Không gian là thời gian trường tồn,
thời gian là không gian lấn bước". Trần Đình Sử cũng đề cập đến mối quan
hệ giữa không gian và thời gian "khi nhà văn dừng lại khăc họa không gian

Phản ánh tâm thế tồn tại của con người nên thời gian nghệ thuật cũng

thì thời gian bị hãm chậm hay triệt tiêu. Người ta có thể không gian hóa

gợi nhắc không gian - nơi con người luôn cảm thấy vị trí và số phận của

thời gian bằng cách miêu tả các sự kiện, biến đổi theo trật tự liên tưởng,

mình trong đó. Thời gian nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố

cái này bên cạnh cái kia". Trong thơ, tình cảm không đứng yên mà luôn

thuộc cấu trúc tác phẩm, trước hết là không gian nghệ thuật.

vận động, vì thế mối quan hệ thời gian không gian - thời gian luôn khăng


31

32

khít. Trong thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, không gian và thời gian luôn


diện thời gian, tăng cường vai trò của thời gian hồi tưởng và thời gian tâm lý,

có sự chuyển hóa, do cảm thức nhân hóa của chủ thể trữ tình. Tuy nhiên,

sự mở rộng khái niệm thời gian lịch sử”. Ở phương Tây, phần đông các nhà

vẫn có thể nhận ra mối quan hệ tương ứng: thời gian hiện tại - không gian

văn hiện đại Proust, Joyce, Dos Passos, Faulkner, Gide, Virginia Volf… mỗi

hiện thực; thời gian đồng hiện- không gian tâm tưởng.

người đều huỷ hoại thời gian theo một cách riêng. Có người cắt bỏ quá khứ và

Trong thời hiện tại, nhà thơ lắng nghe những vang động cuộc đời,

tương lai, rút gọn thời gian vào khoản khắc trực giác. Có người như Dos

nhìn ngắm thế giới và cảm nhận tình yêu...Cảm nhận rõ ràng luôn đem đến

Passos lại biến thời gian thành một ký ức hạn chế và máy móc. Proust và

cho thơ, trường ca của Hữu Thỉnh những bức tranh thiên nhiên cũng như

Faulkner lại chỉ đơn giản chặt đầu thời gian. Họ tước bỏ tương lai của nó, tức

hình ảnh đời sống sinh động. Bằng khả năng trực cảm tinh tế, nhà thơ đã

là tước bỏ đi cái chiều lựa chọn và hành động tự do của con người…Những


đưa vào thơ ca những âm thanh ríu rít, hình ảnh mềm mại hơi thở ấm

quan niệm hiện đại chủ nghĩa như thế về thời gian không thể không ảnh hưởng

nồng... như những khoảnh khắc quý giá của không gian đời sống: Người

đến văn nghệ sĩ ở ta trong điều kiện mở cửa, giao lưu với văn hóa thế giới. Sau

qua đường chung tiếng Việt cùng tôi/ Mái tóc em bay như ngọn lửa đen/

1975 do hoàn cảnh sống và ý thức thẩm mỹ, các nhà thơ Việt Nam đã có sự

Mọi tên tuổi vinh dự chỉ hư danh/Chẳng nghĩa lý bằng chiều nay em nhóm

đổi mới quan niệm nghệ thuật về thời gian. Trong thơ sau 1975 thời gian lịch

bếp... Trong những khoảnh khắc bình yên giữa đời thường, nhà thơ cảm

sử thường gắn liền với thời gian đời tư. Tố Hữu đã trình bày lịch sử gắn với

nhận từng nhịp đi của tháng năm trôi.

đời người:

Một trong những phương diện quan trọng của thi pháp học là nghiên

Năm 20 của thế kỷ 20 - Tôi sinh ra.

cứu quan niệm nghệ thuật về thời gian và không gian, tức là cái thế giới mà


Nhưng chưa được làm người

nhân vật (trong văn xuôi, kịch) và nhân vật trữ tình (trong thơ) tồn tại. Bên

Nước đã mất, cha đã làm nô lệ

cạnh việc miêu tả không gian, thời gian phải lý giải được nhà văn bộc lộ cách

Ôi những ngày xưa mưa xứ Huế

nhìn, cách cảm như thế nào về cuộc đời và quan niệm nghệ thuật về thế giới

Mưa sao buồn vậy quê hương ơi.
(Một nhành xuân)

có tính chất cá nhân độc đáo của từng nhà văn. Do các yếu tố hoàn cảnh xã hội
lịch sử, tư tưởng thẩm mỹ mỗi thời đại văn học có những quan niệm chung có
tính chất đặc trưng.
Về thời gian nghệ thuật trong văn học hiện đại, Trần Đình Sử đã có
những nhận xét xác đáng: “Văn học thế kỷ XX đã phong phú lên với nhiều

Sự cảm nhận thời gian lịch sử gắn với thời gian đời tư làm cho các
trường ca xuất hiện sau 1975 nghiêng về phía trữ tình. “Những người đi tới
biển” của Thanh Thảo và “Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh là những ví
dụ tiêu biểu.

hình thức thời gian nghệ thuật mới gắn liền với tư duy liên tưởng chiều sâu

Thời gian lịch sử ở thì quá khứ được tái hiện không chỉ đầy ắp sự kiện


văn hoá và ý thức về quá trình lịch sử sôi động của thế kỷ chúng ta trên lĩnh

hào hùng “Lừng lững thác đèo chiến dịch” (Hữu Thỉnh) mà còn gắn với

vực cách mạng xã hội và khoa học kỹ thuật. Chẳng hạn sự xáo trộn các bình


33

34

nhng hy sinh, mt mỏt khụng th tớnh m ht ca nhõn dõn. Gn vi thi

1.2. Trng ca ca Hu Thnh

gian quỏ kh l hỡnh nh nhng ngi m:

1.2.1. Cuc i v quan nim sỏng to ca nh th

My cuc chin tranh

Hu Thnh tờn tht l Nguyn Hu Thnh, bỳt danh V Hu, sinh ngy

M gỏnh cựng mt lỳc

15 thỏng 2 nm 1942, ti lng Phỳ Vinh, xó Duy Phiờn, huyn Tam Dng,

Ngi ch i ch quay mt vo ờm


tnh Vnh Phỳc, trong mt gia ỡnh cú truyn thng nho hc, cú cuc i

Mt mỡnh mt mõm cm

tri qua tui th u khụng d dng. Nm 1963, ụng nhp ng tham gia chin

Ngi bờn no cng lch

u binh chng Tng Thit giỏp ri tr thnh cỏn b vn húa, tuyờn hun

Ch chụn tui thanh xuõn trong mỏ lỳm ng tin

trong quõn i v bt u sỏng tỏc th. Hu Thnh l gng mt tiờu biu

(ng ti thnh ph).
Quỏ kh khỏng chin gian kh, c th hin mt cỏch thm thớa bng
tri nghim cỏ nhõn:

trong s cỏc nh th trng thnh trong cuc khỏng chin chng M cu
nc c khng nh t 1975 v tip tc ta sỏng cho n nay vi nhiu
gii thng vn chng do cỏc t chc cú uy tớn trao tng. c th Hu

Nhng nm

Thnh ta nhn thy tỏc gi thc s l mt ti nng vn hc. Ti nng va cú

Chic ỏo dớnh cht vo thõn bc mu ngn nhanh ri rỏch

tớnh tiờn thiờn va l kt qu ca mt quỏ trỡnh nhp cuc, dn thõn


Nhng nm

sõu sc vo i sng, khụng ngng mi da ti nng v lao ng sỏng to.

Mt chic ỏo cú th sng lõu hn mt cuc i
(Thanh Tho).
Quỏ kh lch s ó kt ng thnh vn hoỏ con ngi hụm nay sng

Vốn sống mà Hữu Thỉnh có được hình thành ngay từ những năm tháng
nhọc nhằn của tuổi thơ: sáu năm sống với bác ruột, mười tuổi phải đi phu, làm
đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, Chợ Vàng, Thứa, Thanh
Vân. ít ai có thể ngờ được rằng cậu bé Hữu Thỉnh mới 9, 10 tuổi đã phải đi

cú trỏch nhim hn
Tụi xin nhc thỏng ngy gian kh y

phu, từ gánh gạch, gánh đất, lại đến rửa bát, nấu cơm. Có hôm rửa bát, lỡ tay

ó thnh sao lng l sỏng trong tụi

đánh vỡ chiếc đĩa liền bị thằng Tây bóp cổ đến nghẹt thở. Có hôm thì bị đánh
nhừ tử vì giặt quần áo mạnh tay quá để vỡ mất chiếc khuy. Những năm tháng

(í Nhi).
Ch vn tin ch hp cui trang Kiu

gian khổ, thấm đẫm mồ hôi nước mắt đó, không chỉ thôi thúc nhà thơ ý thức

Hoa n hai ln hoa cú hu


sống mạnh mẽ, bền bỉ, nhẫn nại mà còn là nhân tố quan trọng hình thành phẩm

Ch vn tin c mựa thu xanh u cho cuc kờu thỏng sỏu

chất nghệ sỹ của Hữu Thỉnh. Điều này, rất phù hợp với quy luật nghịch cảnh

Vn tin cú ngy hỏi qu cho anh

thành tài như đã nêu ở trên. Nhà văn người Mĩ, Hêminuây khi trả lời một bạn
(Hu Thnh).

đọc hâm mộ rằng sự rèn luyện tốt nhất để trở thành nhà văn cng núi ú Một
tuổi thơ không vui sướng.


35

Nhà thơ Hữu Thỉnh từng tâm sự kinh nghiệm sống của ông được tích lũy
qua những lần tản cư theo mẹ. Từ chiếc làng nhỏ bé của mình trên con đường

36

hiện thực nhưng lại vừa đằm thắm chất triết lý, trữ tình, sâu lắng, có ý nghĩa
đánh dấu chặng đường thơ Hữu Thỉnh trong giai đoạn đầu.

chạy giặc như vậy tôi biết thêm được nhiều làng khác mà mỗi làng là một thế

Sau chiến tranh, dân tộc ta bước vào chặng đường mới - chặng đường

giới riêng đầy mới lạ. Chính cuộc đời tản cư như vậy cho tôi biết được từ chiếc


xây dựng và kiến thiết nước nhà. Những năm tháng bao cấp, nhà thơ Hữu

chùy trong tay ông Hộ Pháp, đôi mắt dữ dội của Quan Công, mái tam quan

Thỉnh cũng như nhiều nhà thơ khác chỉ sống bằng đồng lương ít ỏi, mọi nhu

cong vút đến bến đò lầy lội và bao nhiêu thứ quả trên rừng. Tôi phân biệt được

yếu phẩm đều mua bằng tem phiếu. Nhưng những năm tháng đó đã để lại cho

thứ quả trám trắng và trám đen, lá tre và lá trúc, quả bòng và quả bưởi, chim cà

ông một sự trải nghiệm to lớn và trở thành cội nguồn làm thay đổi cơ bản cảm

siêng và chim tu hú. Tôi thích thú trước phát hiện của mình, tâm hồn trẻ của

hứng sáng tạo trong thơ. Vì thế, một lần nữa phong cách thơ Hữu Thỉnh có sự

tôi mở rộng, náo nức đón nhận kho báu của cuộc đời mìnhkinh nghiệm bản

chuyển mình sâu sắc mang nhiều nỗi suy tư, chiêm nghiệm hơn về cuộc đời.

thân tôi nhờ được tiếp xúc sớm với thiên nhiên đa dạng, lại sớm phải chịu

Thời thơ ấu, Hữu Thỉnh cũng đã từng theo học các lớp vỡ lòng ở trường

cảnh đói rét của những ngày chạy giặc mà tôi hiểu những bài văn trong sách

làng nhưng cũng chỉ được ít ngày ụng cho bit lớp học xây bằng đá ong, bàn


giáo khoa sống động hơn, lung linh hơn, thích thú hơn. Chính cuộc sống đầy

học là sàn điếm lát gỗ lim đen bóng" bị máy bay giặc Pháp đến bắn phá. Tiếp

sóng gió của tuổi thơ và những năm tháng tản cư gắn bó với thiên nhiên đã

theo đó là những ngày tản cư hết làng này sang làng khác. Việc học của Hữu

chuyển hóa vào tâm hồn Hữu Thỉnh, góp phần tạo dựng nên một hồn thơ

Thỉnh bị gián đoạn. Thế nên Hữu thỉnh chỉ thực sự được đi học từ sau hòa bình

trong trẻo nhưng cũng đầy triết lý.

lập lại (năm 1954). Trong suốt thời gian đi học, Hữu Thỉnh đặc biệt dành niềm

Cho đến năm 1963 một quyết định lớn đã chính thức gắn bó cuộc đời

yêu thích với môn Văn. Tôi yêu môn Văn từ nhỏ. Tôi chẳng những thuộc

Hữu Thỉnh với thơ ca là việc ông đi lính tham gia vào cuộc kháng chiến chống

lòng tất cả các bài thơ trong sách giáo khoa mà cả những bài tập đọc bằng văn

Mỹ của dân tộc. Bước vào cuộc chiến, khi đó Hữu Thỉnh là một anh lính xe

xuôi nữa. Càng học lên tình yêu đó càng lớn. Năm 1975 sau khi xuất ng,

tăng hăng hái, nhiệt tình. Ông không chỉ cầm vũ khí chống lại quân thù mà


Hữu Thỉnh tiếp tục đi học ại học và ông là một trong những học viên đầu tiên

còn cầm bút để viết nên những vần thơ phản ánh sức mạnh, khí thế chiến đấu

của trường Viết văn Nguyễn Du khóa I. Đó là cái nôi bồi dưỡng tài năng văn

của toàn dân tộc. Bản thân nhà thơ đã tâm sự, chúng tôi được quăng vào cuộc

chương của nhiều cây bút tiêu biểu trong làng văn Việt Nam như: Nguyễn Trí

kháng chiến chống Mỹ và sống trong luồng xiết của nó. Hiện thực chiến

Huân, Xuân Đức, Chu Lai, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Đức Mậu, Trần Đăng

trường đã trở thành một bộ phận của cái tôi - một phần cuộc đời - một phần thơ

Khoa, Tạ Duy Anh... Những năm tháng học tập và rèn luyện ở trường viết văn

ca Hữu Thỉnh. Khi bước ra khỏi luồng xiết của dân tộc Hữu Thỉnh đã có một

Nguyễn Du đã trang bị cho Hữu Thỉnh những kiến thức quan trọng về cuộc

gia tài là hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh. Những tích lũy máu xương

sống một cách gián tiếp, để giúp ông dễ dàng định hình được phong cách của

đó là cơ sở cho sự ra đời của các sáng tác viết về đề tài chiến tranh như: Sức

mình trong các sáng tác.


bền của đất, Đường tới thành phố, Trường ca Biển. Tất cả những tác phẩm kể

Cuc i Hu Thnh tng cú nhiu nm gn bú, xụng pha ni chin

trên, đều mang một phong cách riêng đầy cá tính, vừa có tính nóng bỏng của

trng. Nhng nm thỏng sng chin u gian kh m vn phi phi nim


37

38

tin nơi chiến trường đã tạo nên cảm xúc để Hữu Thỉnh có thể viết nên

bao cảnh ngộ, cùng những hy sinh chịu đựng, suy tư trăn trở của nhân dân

những vần thơ về chiến trường. Ta có thể thấy âm hưởng chủ đạo của tập

vĩ đại. Tất cả mọi mảng, khối của hiện thực rộng lớn đó không tồn tại trong

thơ Tiếng hát trong rừng là không gian và cuộc sống chiến đấu với những

trường ca một cách rời rạc, chắp vá mà được liên kết, gắn bó keo sơn bằng

con đường hành quân ra trận. Có thể kể ra hàng loạt những bài thơ miêu tả

sợ dây cảm xúc và mạch suy nghĩ, liên tưởng của nhà thơ. Biểu hiện trên bề


khung cảnh không gian những con đường hành quân ra trận nơi chiến

mặt là chương này gọi chương kia, khúc này gọi khúc khác, hình tượng này

trường đó Tiềng hát trong rừng, Đi trong mây, Câu cá bên bờ sông Sê Pôn,

gợi mở ra hình tượng khác. Nhà thơ như một người chỉ huy tài ba điều

Sau trận đánh, đặc biệt là trường ca Đường tới thành phố.

khiển một dàn nhạc giao hưởng thơ với nhiều giọng, nhiều bè mà vẫn mạch

1.2.2. Những chủ đề cơ bản trong trường ca của Hữu Thỉnh

lạc, nhất quán, nhuần nhuyễn.

Mảng thơ viết về chiến tranh gồm tập thơ Tiếng hát trong rừng

Mảng thơ viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh thấm nhuần tính chất sử

(1986-1982), trường ca Sức bền của đất (1975), Đường tới thành phố

thi và cái cao cả, nằm trong giới hạn kiểu nhà thơ trữ tình công dân, thể

(1977-1978). Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng đất nước, nhân dân, cuộc

hiện cái tôi sử thi của thơ ca cách mạng hiện đại, nhưng ở giai đoạn “đã đủ

chiến chống kẻ thù Mỹ ngụy. Tiếng hát trong rừng ghi lại cảm xúc khi nhà


tầm vóc và tư thế để phát ngôn nhân danh thế hệ, nhân danh dân tộc, thời

thơ chiến đấu ở chiến trường, những bài thơ trong tập có ý nghĩa như sự

đại, thế kỉ” Mang đặc điểm của một hồn thơ hồn hậu, ham giãi bày, giàu

chuẩn bị, tạo đà cho cảm xúc dài hơi của trường ca. Và có thể coi Sức bền

suy tư, thơ viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh có sự kết hợp nhuần nhị giữa

của đất là bước trung chuyển từ những bài thơ ngắn sang trường ca dài hơi

giọng chính luận khi diễn tả tư thế dân tộc, sức mạnh tiềm ẩn và quật khởi

và hoành tráng, bao quát một phạm vi rộng lớn đời sống, tâm hồn con người

của nhân dân, với giọng trữ tình đằm thắm (mỗi khi “dừng lại” hoặc kết hợp

ở trường ca Đường tới thành phố. Trường ca Sức bền của đất với “Mẹ

diễn tả tâm trạng của bản thân, đồng đội, người thân và các nhân vật trữ

chiến hào”, “Đất đai truyền thuyết”, “Những đứa con và những bài hát mới”

tình “nhập vai” khác) trên dòng chảy dạt dào của sự kiện. Bên cạnh giọng

ghi lại tâm tình của người lính đang giữ chốt. Nơi tiền tuyến hàng ngày giáp

điệu chủ đạo trên là sự bổ sung của nhiều chất giọng: chân thành mà bay


mặt với quân thù, suy tư về nguồn gốc sức mạnh của bản thân và đồng đội -

bổng, sôi nổi hào sảng mà không kém phần sâu lắng, vừa hướng mạnh về

sức mạnh nhận từ lòng Mẹ, từ đất đai, từ các thế hệ đi trước, từ nếp sống

phía trước vừa đầy chất kỷ niệm.

văn hóa dân tộc. Đường tới thành phố là cột mốc đánh dấu sự chín muồi

Thơ viết về cuộc sống thời bình gồm Thư mùa đông, Trường ca biển

trong ý thức nhà thơ về thể loại, tập trung đầy đủ, hoàn thiện nhất những

(1981-1984), được viết ở giai đoạn cuối của thời kỳ bao cấp và giai đoạn

đòi hỏi mà thể loại trường ca càn phải có. Đường tới thành phố là trường ca

đầu thời “mở cửa” đổi mới đất nước. Đất nước trong thời bình, những con

dài nhất của Hữu Thỉnh gồm 5 chương, 1539 câu thơ, là bản tổng kết chiến

đường đi đến các chân trời hạnh phúc còn nhiều gian nan. Sự xuất hiện các

tranh bằng thơ ca, cho ta hình dung chặng cuối cùng đi tới đích toàn thắng

khuynh hướng tư tưởng mới chưa hề có trong thời kỳ chống Mỹ, những

của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Là bản “tổng phổ” của biết


biến động trong đời sống chính trị cùng những bức xúc chung quanh việc


39

40

quản lý lãnh đạo xã hội và văn nghệ, sự bung ra về kinh tế cho phép nghĩ

Đến lời đề từ cũng đầy hương vị đất đai:

đến cách làm mới, suy nghĩ mới làm thay đổi nhiều quan niệm về những giá

Qua sông lấy sóng mà yêu

trị cũ được hình thành trong suốt thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ đã tác
động mạnh mẽ đến tư tưởng văn nghệ sĩ.

Đường xa gặp núi lấy đèo mà tin
Con người khi đã qua cái khó khăn và gian lao được đúc rút bằng niềm

Trong sự hòa hợp, ký thác ấy, đất được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, trước

tin trực giác. Cái triết lý đời thường được gửi gắm vào thơ không chỉ đúng

hết đất là khởi nguồn của sự sống, đất là sinh linh, đất là vĩnh cửu, trường tồn,

nhất thời mà còn được mài rũa theo thời gian, không chỉ hiện thực mà còn thơ

con người sinh ra từ cát bụi, đến khi ký thác lại trở về với cát bụi. Thiên nhiên,


mộng. Sự am hiểu về quy luật thiên nhiên đã cho Hữu Thỉnh những câu thơ

con người là những dạng vật chất tinh túy cụ thể, được “vắt” ra từ đất, nó biến

triết luận có lý với đời. Cái hấp dẫn của thơ ông phải chăng là sự hòa hợp với

đổi không ngừng, kết thúc một hành trình, một đời sống... lại trở về với “mẹ” -

thiên nhiên. Tâm thế tác giả từ đó mà được thiên nhiên nâng lên can trường,

Đất. Trường ca Sức bền của đất đi tìm lời giải đáp đâu là căn nguyên, cái gì là

dũng cảm và tự chủ.

tố chất tác thành sức bền của một hành trình, một đời sống... mà làm nên sức
bền của đất. Nói một cách khác Tổ quốc là đất đai, cỏ cây, sông núi, là con

Và song song ở một tầng vỉa khác hình ảnh mẹ cũng được ông nhắc đi
nhắc lại nhiều lần:

người, là vạn vật, là sự gắn bó gần gũi thân quen, là câu ca, lời hát, là tình yêu,

Đom đóm bay ra hoa gạo đỏ

là máu mủ ruột già, là quê hương nòi giống tổ tiên... Mẹ Tổ quốc vừa là cái gì

Mẹ ở nhà đã cất áo bông

đó thiêng liêng vĩ đại, vừa là cái gì đó nhỏ nhoi, bình dị mà ấm áp sâu đằm


Mẹ có ra bờ sông

như đất. Ký thác tâm hồn mình vào thiên nhiên là cách nhà thơ bày tỏ tình

Qua bến đò tiễn con dạo trước

cảm của mình với Tổ quốc. Đất. Ở đâu chúng ta cũng gặp đất:

Đường xuống bến có mười sáu bậc

Cây cối thưa dần

Mẹ nhớ thương đã bạc mái đầu...

Màu ngụy trang cuối cùng là màu của đất.

Đất nước ngày có giặc

Đất chiến hào như một người hay chuyện

Mẹ vẫn đỏ miếng trầu

Ta chưa một lần được thư thả đất ơi

Ấm một vùng tin cậy phía sau.

Đất vẫn đất của dân ca và mía mật

Mẹ vẫn đong bữa ăn bằng chiếc lon nho nhỏ


Gió thổi rừng lồ ô xao xuyến biết bao nhiêu

Quá nửa những cánh đồng dành cho đứa con xa

Con đường tấy lên như một lời thề

Kim nhể gai kim càng phải nhọn

Đất gọi ta, làng gọi ta, nóng bỏng

Mẹ dạy con như thế tự bao giờ

Đắp nắm đất cho người ở lại

Xa mẹ chúng con vỡ nhẽ trăm điều

Trận đánh hiểm nghèo: tất cả giơ tay!


41

42

Đất và mẹ, hoà quyện, tan lẫn vào nhau trong cảm xúc của thơ ông, tuy

Như vậy, trong tư duy và hình tượng thơ, Đường tới thành phố đã có sự kế

hai mà một, để cho ông có được không gian đủ để giải bầy và cao hơn để ký


thừa Sức bền của đất. Tuy nhiên, tất cả đã được đẩy lên cao hơn, biên độ của

thác tâm hồn mình, nhận diện mình. Từ mẹ, từ cây đa bến nước sân đình, từ

cấu trúc được mở rộng. Cấu trúc mạch thẳng được duy trì, cấu trúc hình sin

cái nôi của hát xoan, hát ghẹo, thơ ông mang đậm sắc thái văn hóa dân gian,

xuất hiện, cùng với nó là không gian thơ được mơ rộng, tạo ra bề rộng cho sự

dân ca. Nhiều ngạn ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao trữ tình nhập vào ông giờ

liên tưởng, bề sâu cho cảm xúc. Thế giới nghệ thuật trong Đường tới thành

đây được ông huy động vào Sức bền của đất một cách tài tình, hư ảo, biến hóa

phố đã được dựng lên thành một tổng phổ đa tầng, nhiều sắc thái, nhiều mảng

khôn lường:

miếng, nhiều cung bậc, nhiều tuyến đan chéo nhau tạo nên sự cộng hưởng.
Với hát xoan, hát ghẹo:

Nói cách khác, với nhân vật trọng tâm là người lính, Đường tới thành phố là

Cây vối đứng bờ ao, cặp thừng treo gác bếp

cảm hứng phức hợp, nhiều tầng, là sự cộng hưởng của cái chung và cái riêng,

Bồ muối để dành vần cạnh bếp tro


cái hiện hữu và cái vô hình, niềm vui và nỗi buồn, đau thương và kiêu hãnh,

Cái cối cái chày đếm nhịp nhỏ to

sự đan xen giữa khát vọng và lý tưởng mà tuổi trẻ thời đại nào cũng cần suy

Bao truyền thuyết được kể ra từ đấy...

ngẫm. Được hỏi về trường ca này, nhà thơ Hữu Thỉnh bộc bạch “Hiện thực

Hai chữ thủy chung đính ở góc khăn

chiến tranh trong tác phẩm của tôi chỉ là cái cớ để nhà thơ dựng lên một chân

Bớt chông chênh những ngày chờ đợi

dung tâm trạng của người lính trong chiến tranh. Đó là đời sống tinh thần, tâm

Kim chỉ có đầu hoa thơm có cội

hồn, tình cảm, trái tim của người lính trong những bối cảnh khốc liệt nhất, từ

Bèo trôi lội bến tiễn đưa nhau.

đó lóe sáng tình yêu của họ về đất nước, quê hương, về con người”. Có thể dễ

Với ngạn ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao:

dàng nhận thấy “màu của lửa” tràn ngập khắp các chương, đoạn của trường ca.


Tre làm nhà ngâm ba năm mới vớt

Ngọn lửa trở thành biểu tượng mà tác giả gửi gắm bao quan niệm sống, bao

Ớt cựa gà ba vụ mới cay

suy tư nơi ký thác tâm hồn mình mà sẻ chia với nhân thế: “Không biết cách

Trời có mưa có nắng

nào lửa đã nhóm lên/ Như không phải củi rừng đang cháy/ Có gì đó trong đốm

Giếng có cạn có đầy

tàn hoa cải/ Cứ bay lên là nhẹ người ngồi/ Lửa vút cao vách đất bóng người/

Con gái ở bền không chê tấm vá

Đang ấm lại bao nỗi niềm để ngỏ/ Tiếng suối đổ hãy nghe suối đổ/ Chảy cồn

Con trai ở bền như đá muối dưa.

cào ngang dọc mỗi tâm tư…”

Đường tới thành phố là trường ca nối tiếp mạch Sức bền của đất. Mở

Lửa như hoá thân vào mỗi cung bậc khác nhau của tình cảm để mà

đầu hai trường ca này đều bắt đầu từ “lửa”. Nếu lửa ở Sức bền của đất phát ra


cháy, để mà hiện hữu, để mà tỏ bày. Người đọc như bị thôi thúc được khám

từ ánh sáng con đom đóm còn “chập chờn, sáng tối”; thì lửa ở Đường tới

phá, được vỡ oà:

thành phố đã đạt đến độ “hừng” đủ để bùng cháy, đủ để làm nên biến đổi.

Nếu mẹ biết ta còn đông đủ


43

44

Đang bập bùng thương nhớ suốt hành lang

Anh hỏi hoài để được nghe chị nói

Ngọn đèn ấy bớt đi nhiều khuya khoắt

Hàng tre thưa đưa gió rắc lên thềm

Chia bình yên cho mỗi con đường
và:

Nhẫn vẫn lỏng trên ngón tay khô héo
Thiên nhiên đồng hành cùng nhà thơ, “thấu tận nguồn cơn” những hy


Đốt ngọn lửa để tìm vào tri kỷ
và:

sinh gian khổ trong chiến tranh. Chính thiên nhiên đã cỗ vũ, nâng bước cho
người lính làm nên ý chí, làm nên lịch sử. Cũng chính thiên nhiên nói hộ tâm

Chúng tôi trẻ nên củi rừng mau bén
Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình
Hoa bí đỏ từ vạt nương tư lệnh
Đỏ dần sang khắp cứ bạt ngàn
Anh xoa xuýt trước màu hoa cứu đói

tư người lính trên đường ra trận mỗi khi ngoái lại nhìn về quê nhà:
Cha cả nghĩ còn mẹ thường ít nói
Lúa đồng mình mỏi mắt vẫn chưa hoe
Nếu trước kia thiên nhiên Sức bền của đất biểu trưng cho sự sống, cho
sức bền, cho sự dẻo dai đối lập với chiến tranh, với sự chết chóc, có khả năng

Lửa cho sự liên tưởng đầy thú vị và tinh tế. Lửa có sinh mệnh, có sức lan

lan tỏa niềm tin, thì giờ đây Đường tới thành phố thiên nhiên, là hiện diện, tồn

truyền nhân lên sức mạnh và cảm hóa. Thiên nhiên, đất đai, cỏ cây, sông núi,

tại của cá thể, mang tâm thế của con người. Sau Trường ca Đường tới thành

lửa... có thể coi là một kiểu “nhân vật” mang gương mặt người thể hiện đặc

phố, nối tiếp mạch cảm xúc, Trường ca Biển là một sự kế tục và cũng là một


điểm tư duy, đánh dấu những tìm tòi và sáng tạo của nhà thơ muốn ký thác.

cuộc vượt thoát trong nghệ thuật viết trường ca của Hữu Thỉnh. Trước hết là

Sông ơi sông nếu ta phải ra đi

sự thay đổi bối cảnh. Nếu như ở hai trường ca trước, bối cảnh chính là cái

Bậc thấp xuống cho em ra gánh nước

khoảnh khắc khốc liệt cuối cùng của chiến tranh, thì ở đây là cái dữ dội của

Đất mặn đắng tan dần rồi chảy khắp

biển trên một vùng đảo nhỏ xa xôi của Tổ quốc trong sự nhòm ngó, xâm lăng

Đất thì thầm và nóng bỏng như em

của kẻ thù. Kết cấu Trường ca Biển đã khác nhiều so với Sức bền của đất và

Hoa bung biêng ơi, con lắc của mùa xuân

Đường tới thành phố. Yếu tố tuyến tính, mạch thẳng đã bị thay thế bằng kết

Rừng không ngủ vì những hồi gõ tím

cấu song hành giữa một bên là câu chuyện của người lính, một bên là lời của

Tôi là chỗ thất thường của gió


sóng, giữa những cuộc đối thoại biển với người lính và bên kia là những cuộc

Khi người yêu cởi áo trao khăn

độc thoại. Kỹ thuật cắt đoạn và bố trí các chương với sự giãn nở biên độ tạo ra

Hình ảnh người chị, người vợ xuất hiện trong chiến tranh cũng đầy
chia sẻ:

những khoảng lặng, khoảng trống gợi liên tưởng và tưởng tượng ở người đọc,
đã tạo cho trường ca này có màu sắc hiện đại và mang dáng vẻ của một bản

Suối cứ thế âm thầm nuôi biển lớn

giao hưởng ngôn từ với điệp trùng các tuyến, các vỉa tầng ngữ nghĩa, các cung

Cứ âm thầm chảy xiết với thời gian

bậc cảm xúc và chi tiết biến hóa.


×