Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá vừng antigastra catalaunalis (duponchel) (lepidoptera pyralidae) tại lộc hà, hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.8 MB, 184 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN ĐỨC KHÁNH

ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SÂU CUỐN LÁ VỪNG
Antigastra catalaunalis (Duponchel) (Lepidoptera: Pyralidae)
TẠI LỘC HÀ, HÀ TĨNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN ĐỨC KHÁNH


ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SÂU CUỐN LÁ VỪNG
Antigastra catalaunalis (Duponchel) (Lepidoptera: Pyralidae)
TẠI LỘC HÀ, HÀ TĨNH

CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ: 62.62.01.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐẶNG THỊ DUNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận án

Nguyễn Đức Khánh



LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Đặng Thị Dung đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Côn trùng, Bộ môn
thực vật, Khoa Nông học và Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật
Trung Ương I đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, hộ nông dân các xã thuộc huyện
Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài trong thời
gian qua.
Tôi cũng xin được ghi nhận những ý kiến trao đổi, góp ý và sự giúp đỡ
của các nhà khoa học, các đồng nghiệp trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn
thành bản luận án.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người
thân và bạn bè đã hết lòng giúp đỡ, động viên cả về tinh thần và vật chất trong
suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận án

Nguyễn Đức Khánh


ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

ix

MỞ ĐẦU


1

1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

2.

Mục đích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài

3

3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

5.

Những đóng góp mới của đề tài


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

1.1.

Cơ sở khoa học của đề tài

5

1.2.

Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

6

1.2.1. Tổng quan nghiên cứu ở ngoài nước

6

1.2.2. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam

21

1.2.3. Những vấn đề cần quan tâm

24


Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26

2.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

26

2.1.1. Một vài nét về địa điểm nghiên cứu

26

2.1.2. Thời gian nghiên cứu

29

2.2.

29

Vật liệu, dụng cụ và hóa chất nghiên cứu

2.2.1. Vật liệu nghiên cứu

29

2.2.2. Dụng cụ nghiên cứu


29

2.2.3. Hóa chất nghiên cứu

30

2.3.

Nội dung nghiên cứu

30

2.4.

Phương pháp nghiên cứu

30

iii


2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá vừng
30

A. catalaunalis
2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu cuốn lá vừng

31


A. catalaunalis
2.4.3. Đặc điểm sinh thái học của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

36

2.4.4. Phương pháp khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc bảo vệ thực
vật phòng chống sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

42

2.5.

Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu vật

43

2.6.

Giám định mẫu vật

43

2.7.

Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán

43

2.8.


Xử lý số liệu

45

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.

46

Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá vừng
46

A. catalaunalis
3.1.1. Vị trí phân loại và tên thông dụng của đối tượng nghiên cứu

46

3.1.2. Đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

46

3.2.

Đặc điểm sinh vật học của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

52

3.2.1. Tìm hiểu phổ kí chủ của sâu cuốn lá vừng

52


3.2.2. Tập tính hoạt động của ngài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

54

3.2.3. Tập tính hoạt động của sâu non cuốn lá vừng A. catalaunalis

61

3.2.4. Tập tính hóa nhộng của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

66

3.2.5. Thời gian phát dục các pha của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

68

3.3.

Đặc điểm sinh thái học của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

3.3.1. Thành phần sâu hại vừng tại Lộc Hà, Hà Tĩnh

70
71

3.3.2. Mức độ gây hại của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis theo giai đoạn
sinh trưởng của cây vừng tại Lộc Hà, Hà Tĩnh

75


3.3.3. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis dưới ảnh hưởng
của một số yếu tố sinh thái

77

3.3.4. Kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

iv

88


3.4.

Biện pháp phòng chống sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis bằng
thuốc bảo vệ thực vật

101

3.4.1. Khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong
nhà lưới

101

3.4.2. Khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong điều
kiện đồng ruộng

102


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

104

Kết luận

104

Đề nghị

105

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

106

TÀI LIỆU THAM KHẢO

107

PHỤ LỤC

114

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT


Chữ viết tắt

Từ viết tắt

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

cs.

Cộng sự

3

CT

Công thức

4

FAO

Tổ chức Nông lương thế giới (Food and
Agriculture Organization)


5

KHCN

Khoa học - công nghệ

6

NXB

Nhà xuất bản

7

RH

Ẩm độ tương đối của không khí (%)

8

SCLV

Sâu cuốn lá vừng

9

STT

Số thứ tự


10

toC

Nhiệt độ không khí (độ C)

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1.1.

Diện tích, năng suất và sản lượng vừng của thế giới năm 2009

2.1.

Danh mục 4 loại thuốc trừ sâu sử dụng thử hiệu lực đối với sâu

11

cuốn lá vừng A. catalaunalis

42


3.1.

Kích thước các pha phát dục của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

51

3.2.

Thí nghiệm tìm ký chủ phụ trong phòng thí nghiệm năm 2013

53

3.3.

Thời điểm vũ hóa trưởng thành của sâu cuốn lá vừng
54

A. catalaunalis
3.4.

Tỷ lệ vũ hóa trưởng thành và tỷ lệ giới tính của sâu cuốn lá vừng
55

A. catalaunalis
3.5.

Thời gian sống của trưởng thành sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis
dưới ảnh hưởng của yếu tố thức ăn thêm

3.6.


56

Sức đẻ trứng của trưởng thành sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis
dưới ảnh hưởng của yếu tố thức ăn thêm

59

3.7.

Tỷ lệ trứng nở của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

61

3.8.

Vị trí hóa nhộng của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

66

3.9.

Tỷ lệ sống sót các pha trước trưởng thành sâu cuốn lá vừng A.
catalaunalis

67

3.10.

Thời gian phát dục các pha của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis


68

3.11.

Thành phần sâu hại vừng năm 2010 – 2012 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh

73

3.12.

Mức độ gây hại của sâu cuốn lá vừng A. Catalaunalis theo giai
đoạn sinh trưởng của cây vừng đến năng suất vụ hè thu năm 2012
tại Lộc Hà, Hà Tĩnh

3.13.

76

Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến diễn biến mật độ sâu cuốn
lá vừng tại Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh vụ xuân-hè 2013

3.14.

Ảnh hưởng của phân bón đến mật độ sâu cuốn lá vừng
A. catalaunalis (Giống V36) vụ hè thu 2012 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh

3.15.

83

84

Thành phần thiên địch bắt mồi sâu cuốn lá vừng A. Catalaunalis
năm 2010-2012 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh

vii

89


3.16.

Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu cuốn lá vừng
A. catalaunalis năm 2010-2012 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh

3.17.

Vòng đời của ong ngoại ký sinh Elasmus sp. ở điều kiện nhiệt độ
phòng thí nghiệm

3.18.

91
94

Tỷ lệ vũ hóa của ong ngoại ký sinh Elasmus sp. trong điều kiện
nhiệt độ phòng thí nghiệm

96


3.19.

Tỷ lệ giới tính của ong Elasmus sp. trong điều kiện nhiệt độ phòng

97

3.20.

Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến thời gian sống của ong ngoại ký
sinh Elasmus sp.

3.21.

98

Sức đẻ trứng của ong ngoại ký sinh Elasmus sp. trên sâu cuốn lá
vừng (A. catalaunalis)

98

3.22.

Số trứng đẻ lên mỗi cá thể vật chủ của ong Elasmus sp.

99

3.23.

Tỷ lệ ký sinh của ong Elasmus sp. đối với sâu cuốn lá vừng ở
điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm


3.24.

Hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật trừ sâu cuốn lá vừng
A. Catalaunalis trong điều kiện nhà lưới

3.25.

100
101

Hiệu lực thuốc thuốc bảo vệ thực vật trừ sâu cuốn lá vừng
A. catalaunalis ngoài đồng

103

viii


DANH MỤC HÌNH
STT
1.1.

Tên hình

Trang

Diện tích và sản lượng vừng của Việt Nam từ năm 1989 đến
năm 2009


22

1.2.

Diện tích và năng suất vừng ở Hà Tĩnh (năm 2005 - 2012)

22

3.1.

Trưởng thành sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

47

3.2

(a,b,c). Trứng sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

48

3.3a.

Sâu non tuổi 1 sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

49

3.3b.

Sâu non tuổi 2 sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis


49

3.3c.

Sâu non tuổi 3 và 4 sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

49

3.3d.

Sâu non tuổi 5 và tiền nhộng sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

50

3.4.

Nhộng sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

50

3.5.

Hình ảnh các loài thực vật làm thí nghiệm tìm ký chủ phụ của sâu
A.catalaunalis

53

3.6.

Trưởng thành sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis đang giao phối


57

3.7.

Một số ảnh về tập tính đẻ trứng của sâu A. catalaunalis

58

3.8.

Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành sâu cuốn lá vừng

60

3.9.

Sâu non A. catalaunalis mới nở bắt đầu hoạt động ăn lá

62

3.10.

Hình ảnh về triệu chứng gây hại của sâu cuốn lá vừng
A. catalaunalis

65

3.11.


Vòng đời sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis

70

3.12.

Ảnh hưởng của mùa vụ đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá vừng
A. catalaunalis tại Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh năm 2010
(Giống vừng đen V36)

3.13.

79

Ảnh hưởng của mùa vụ đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá vừng
A. catalaunalis tại Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh năm 2011

3.14.

Ảnh hưởng của giống vừng khác nhau đến mật độ sâu cuốn lá
vừng vụ xuân - hè năm 2013 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh

3.15.

79
81

Ảnh hưởng của tập quán canh tác đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá
vừng ở các điểm khác nhau vụ hè thu 2010 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh


ix

86


3.16.

Ảnh hưởng của tập quán canh tác đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá
vừng ở các điểm khác nhau vụ hè thu 2011 tại Lộc Hà, Hà tĩnh

3.17.

Một số ảnh về thiên địch bắt mồi trên ruộng vừng tại Lộc Hà,
Hà Tĩnh

3.18.

87
90

Quan hệ giữa mật độ sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis và tỷ lệ ký
sinh bởi ong Elasmus sp. vụ hè thu 2012 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh

93

3.19.

Trưởng thành ong ngoại ký sinh Elasmus sp.

95


3.20.

Trứng ong ngoại ký sinh Elasmus sp. trên cơ thể sâu non vật chủ
95

A. catalaunalis

x


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Vừng (Sesamum indicum L.) thuộc họ vừng (Pedaliaceae) đã được gieo

trồng rất lâu đời và được cho là có nguồn gốc từ Châu Phi (Ram et al., 1990).
Vừng là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu quan trọng không chỉ ở Việt
Nam mà còn cả trên thế giới. Cây vừng có thể được trồng trên những vùng đất
có độ phì nhiêu tự nhiên thấp như đất xám bạc màu, đất pha cát… nhưng lại có
giá trị cao trên một đơn vị diện tích (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs., 2006). Do
vậy việc phát triển trồng vừng không chỉ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng
trong nông nghiệp mà còn nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói
giảm nghèo.

a

Hình 1. Ảnh phân loại thực vật của cây vừng và ruộng vừng
thí nghiệm của đề tài

Nguồn (a): Thomas (1998)

Cây vừng có giá trị sử dụng cao, thành phần dinh dưỡng của cây vừng
chủ yếu là lipit 45 - 55%, protein 16 - 18% và gluxit 18 - 22% (Nguyễn Vy và
cs., 1996). Do vừng là cây có hàm lượng dầu cao nên nó được mệnh danh là
“Hoàng hậu các cây có dầu”. Dầu vừng tinh chế được xem là loại dầu ăn hảo

1


hạng ngày càng được sử dụng nhiều thay thế cho mỡ động vật bởi khi ăn dầu
vừng tránh được bệnh xơ cứng động mạch. Ngoài ra, với đặc tính không bị ôxi
hóa, dầu vừng có thể cất giữ được lâu mà không bị ôi và nhờ hương vị đặc thù
nên dầu vừng được sử dụng nhiều trong nghành công nghiệp thực phẩm (Phạm
Văn Thiều, 2005; Nguyễn Vy, 2005).
Trong hạt vừng chứa khoảng 50% dầu, 25% protein, 5% chất khoáng, 1%
canxi, 3% axit, l4% chất xơ v.v... Vừng được sử dụng trong chế biến các loại
thực phẩm, như các loại bánh ngọt, bánh mỳ, bánh quy, bánh sôcôla, kem, chè,
mè xửng, rượu vang, rượu brandy, dầu trộn salad, dầu nấu ăn, hạt vừng rang...
(Morris, 2002).
Hiện nay, trên thế giới vừng được gieo trồng với diện tích không nhiều
nhưng vừng có mặt ở khắp các châu lục, sản lượng vừng hàng năm trên thế giới
khoảng 2 triệu tấn. Các vùng trồng vừng chính là châu Á, chiếm 55 - 60%, châu
Mỹ chiếm 20 - 25%, châu Phi chiếm 17 - 20%, ngoài ra ở châu Âu, châu Đại
dương cũng có trồng rải rác nhưng không đáng kể (FAO, 2013).
Đối với nước ta vừng là một loại thực phẩm truyền thống, hạt vừng làm
tăng vị bùi cho chiếc bánh đa, cho chiếc kẹo lạc, cho bánh mè xửng,…cơm
nắm chấm muối vừng là món ăn truyền thống của người dân Việt Nam. Việc
gieo trồng vừng ở nước ta có từ lâu đời ít nhất là vài ba thế kỷ. Trong sách
“Vân Đài Loại Ngữ” nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng tổng kết “Phép làm

ruộng tốt thì nên trồng đỗ xanh trước sau đó đến vừng” (dẫn theo Nguyễn Vy,
2005). Bên cạnh đó, trên cây vừng có nhiều loài sâu phá hại, chúng làm ảnh
hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây vừng, từ đó làm giảm năng suất, chất
lượng sản phẩm vừng (Egonyu et al., 2005).
Sâu cuốn lá vừng Antigastra catalaunalis là côn trùng gây hại chính đối với
vừng trên toàn bộ thế giới, là loài sâu hại thường xuyên và quan trọng nhất ảnh
hưởng đến vừng ở Australia. Nó tấn công toàn bộ các giai đoạn phát triển trên mặt
đất của cây vừng từ khi vừng mọc mầm đến khi cây trưởng thành (Singh et al., 1985,
1986; Singh, 2003; Egonyu et al., 2009).

2


Hà Tĩnh là một trong số ít vùng chuyên canh vừng ở Việt Nam do điều
kiện khí hậu khắc nghiệt, kèm theo đất ven biển là đất cát pha, nghèo dinh
dưỡng. Do vậy, hiệu quả kinh tế từ việc sản xuất vừng cao hơn những cây trồng
khác. Xuất phát từ những lý do trên, các vùng ven biển của Hà Tĩnh đưa cây
vừng vào cơ cấu cây trồng chính ở vụ xuân-hè và hè-thu hàng năm. Tuy nhiên,
cũng như những loại cây trồng khác, cây vừng bị nhiều loại dịch hại tấn công
làm giảm năng suất và chất lượng hạt, đặc biệt là loài sâu cuốn lá vừng
A. catalaunalis, trong khi đó ở Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng các
nghiên cứu về loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis gần như chưa có công trình
khoa học nào đầu tư nghiên cứu cả về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và
biện pháp phòng chống loài sâu hại này.
2.

Mục đích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục đích
Trên cơ sở những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của

loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis, làm cơ sở để xây dựng biện pháp quản lý
chúng đạt hiệu quả kinh tế, ít ảnh hưởng đến thiên địch và bảo vệ môi trường.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu xác định đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá vừng Antigastra
catalaunalis (Duponchel).
- Nghiên cứu xác định đặc điểm sinh vật học của loài sâu cuốn lá vừng
A. catalaunalis.
- Nghiên cứu xác định đặc điểm sinh thái học của loài sâu cuốn lá vừng
A. catalaunalis tại điểm nghiên cứu.
- Khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng chống loài
sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis.
3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu của đề tài về loài sâu cuốn lá vừng
A. catalaunalis tình hình gây hại, đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học
là những dẫn liệu rất có ý nghĩa khoa học. Các kết quả này là những tư liệu khoa

3


học mới có thể sử dụng trong công tác nghiên cứu, viết giáo trình phục vụ công
tác đào tạo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề về thành phần sâu hại vừng và một số đặc điểm
sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis làm cơ sở để nhận
biết chính xác khi quan sát sâu cuốn lá vừng ngoài thực tế, dự tính, dự báo kịp thời
sự xuất hiện và gây hại của chúng; làm cơ sở để xây dựng biện pháp phòng chống

sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis có hiệu quả, góp phần bảo vệ năng suất, phẩm
chất hạt vừng và môi trường sống.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Loài sâu cuốn lá vừng Antigastra catalaunalis (Duponchel) (Lepidoptera:
Pyralidae) gây hại trên cây vừng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu về thành phần sâu hại và thiên địch sâu cuốn lá vừng
A. catalaunalis tại Lộc Hà, Hà Tĩnh.
- Đề tài đi sâu nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái
học của loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis, khảo nghiệm hiệu lực một số loại
thuốc bảo vệ thực vật trong phòng chống loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis
là những nội dung chính được thực hiện trong thời gian từ năm 2010 - 2013 tại
Lộc Hà, Hà Tĩnh.
5.

Những đóng góp mới của đề tài
- Loài sâu cuốn lá vừng Antigastra catalaunalis (Duponchel) lần đầu tiên

được ghi nhận ở Việt Nam là loài sâu hại phổ biến, quan trọng trong số 21 loài sâu
hại vừng tại Lộc Hà, Hà Tĩnh
- Thu nhận được nhiều dẫn liệu mới có hệ thống và đầy đủ về đặc điểm hình
thái, sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá vừng.
- Bổ sung cơ sở khoa học kỹ thuật cho biện pháp phòng chống sâu cuốn lá
vừng tại Lộc Hà, Hà Tĩnh.

4



Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Sâu cuốn lá vừng (đục ngọn/đục quả) Antigastra catalaunalis là loài dịch
hại trên cây vừng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại những vùng có
khí hậu nhiệt đới, chúng có mặt ở tất cả các châu lục trừ vùng Antarctica. Ở châu
Âu, loài sâu này xuất hiện xuyên suốt vùng Địa Trung Hải: Bồ Đào Nha (Portugal),
Tây Ban Nha (Spain), Pháp (France), Ý (Italy), Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), Cộng hòa
Malta (Plantwise Knowledge Bank, 2014).
Khả năng gây hại của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis rất lớn, có thể làm
giảm 10 - 60% năng suất (Singh, 2003). Sâu cuốn lá vừng là nguyên nhân gây hại
của 10 - 70% số lá, 34- 62% số hoa nụ và 10 - 44% số quả. Kết quả là làm giảm
năng suất nghiêm trọng có thể lên tới 72% (Rai et al., 2001)
Ở Việt Nam đã có nghiên cứu trên cây vừng với nhiều loài sâu hại, như các
loài câu cấu, sâu cuốn lá vừng, sâu đục thân, sâu róm, rệp, bọ xít, sâu xanh, sâu
đo,… chúng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây vừng, từ đó làm
giảm năng suất, phẩm chất vừng một cách đáng kể (Trần Văn Lài và cs., 1993).
Trong mối quan hệ giữa dịch hại cây trồng và hoạt động mất cân đối
trong sản xuất nông nghiệp của con người, đó là sự mất cân đối khi sử dụng
giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, sự mất cân đối khi áp dụng các biện
pháp canh tác kỹ thuật và sự mất cân đối trong quá trình tổ chức sản xuất sẽ tạo
điều kiện cho dịch hại phát triển (Hà Quang Hùng, 1998). So với hệ sinh thái tự
nhiên thì hệ sinh thái nông nghiệp luôn bị hạn chế về tính đa dạng và tính bền
vững, do chịu tác động không ngừng của nhiều nhân tố ngoại cảnh (Weires and
Chiang, 1993). Trong tự nhiên, thỉnh thoảng ta có thể gặp hiện tượng một loài
sâu bọ nào đó bùng phát số lượng hay còn gọi phát dịch với mật độ cá thể rất
lớn, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống con người. Cần thấy rằng đây là
trường hợp không bình thường có nguyên nhân sâu xa từ sự mất cân bằng sinh
thái mà phần lớn là do con người (Nguyễn Viết Tùng, 2008). Bất kỳ một biện

pháp tác động nào lên hệ sinh thái nông nghiệp cũng đều có thể hoặc là ức chế

5


được dịch hại (có hiệu quả trừ dịch hại) hoặc là làm tăng thêm tính trầm trọng
của dịch hại. Sự thay đổi giống mới, luân canh, xen canh các cây trồng, thay
đổi chế độ phân bón, mật độ gieo trồng, cơ chế tưới tiêu…. tất cả đều gây ra
những biến đổi lớn về tình hình dịch hại trong hệ sinh thái nông nghiệp. Nếu
các biện pháp tác động lên hệ sinh thái nông nghiệp không được nghiên cứu
cẩn thận mà đưa vào áp dụng trên diện rộng có thể dẫn tới bùng phát số lượng
dịch hại một cách khốc liệt và dẫn đến các dịch hại thứ yếu xuất hiện triền
miên và có tính chất hủy diệt (Phạm Văn Lầm, 2010).
Thành phần, mức độ phổ biến và tác hại của sâu hại vừng nói chung và
sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis ở nước ta đã được một số tác giả nghiên cứu,
tuy nhiên còn ở mức rất khiêm tốn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm
sinh vật học và sinh thái học của loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis sẽ có ý
nghĩa khoa học và làm cơ sở thực tiễn đối với việc quản lý có hiệu quả loài sâu
hại này.
1.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu ở ngoài nước
1.2.1.1. Nghiên cứu về cây vừng
* Vị trí phân loại
Cây vừng (Sesamum indicum L.; syn. Sesamum orientale L.) là cây lấy dầu
hàng năm thuộc chi Sesamum, họ Vừng Pedaliaceae. Họ Vừng Pedaliaceae có 16
chi với hơn 60 loài, song chỉ có loài S. indicum L. là có giá trị kinh tế hơn cả
(Zerihun, 2012).
Nghiên cứu của Linnaeus vào năm 1753 mô tả vừng có hai loài là Sesamum
indicum L., Sesamum orientale L., nhưng De Candolle đã nhập S. orientale
L. thành một thứ của S. indicum L. (Dẫn theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs., 2006).

Hiện nay, có khoảng 30 loài vừng khác nhau, trong đó có những loài được
trồng phổ biến là vừng trắng và vừng đen. Màu sắc của các giống thay đổi khác
nhau từ đỏ đến hồng, nâu hoặc xám. Thời gian sinh trưởng của cây vừng từ 75 đến
150 ngày tuỳ giống và vùng sinh thái. Những giống vừng trồng phổ biến ở Việt

6


Nam và Đông Nam Á có thời gian sinh trưởng ngắn (75 - 100 ngày), với chiều cao
cây từ 1,0 - 1,5m (Phạm Văn Thiều, 2005).
Cây vừng có nguồn gốc từ châu Phi. Có nhiều ý kiến cho rằng Ethiopia là
nguyên sản của giống vừng trồng hiện nay. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng
vùng Afganistan - Pakistan mới là nguyên sản của các giống vừng trồng ngày
nay. Vừng là loại cây có dầu được trồng lâu đời (khoảng 2000 năm trước công
nguyên). Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á và được di chuyển về phía tây - vào
châu Âu và phía nam vào châu Á dần dần được phân bố đến Ấn Độ và một số
nước Nam Á rồi đến Trung Quốc. Ở Nam Mỹ, vừng được du nhập qua từ châu Phi
sau khi người Âu Châu khám phá ra châu Mỹ vào năm 1492. Ấn Độ được coi là
trung tâm phân bố của cây vừng (Brar and Ahuja, 1979; Ram et al., 1990). Còn
nghiên cứu của Bedigian (1985) lại cho rằng, cây vừng có nguồn gốc từ miền
Đông châu Phi và Ấn Độ.
* Giá trị sử dụng và giá trị dinh dưỡng của vừng
Hầu hết các bộ phận của cây vừng đều có giá trị sử dụng. Chẳng hạn, thân
cây vừng được làm nguồn bổ sung protein cho gia súc. Tại Venezuela, người ta bổ
sung thêm đường vào thân cây khô, tưới nước ủ lên men để làm thức ăn cho gia
súc. Nông dân nước này thường dẫn ngựa ra cánh đồng vừng sau thu hoạch để ăn
cỏ và cây vừng tái sinh. Vừng còn được trồng trong các vườn hoa, người làm vườn
còn dùng vừng như là cây phòng hộ vì rễ nó có tác dụng diệt tuyến trùng. Các nhà
thủ công mỹ nghệ còn sử dụng thân vừng khô để trang trí. Viện Nghiên cứu lúa
Quốc tế (IRRI) phát động chương trình trồng vừng trên các bờ ranh của ruộng lúa

trong mô hình cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý dịch hại trên lúa.
Vừng khi trổ hoa sẽ cung cấp thức ăn cho các loài côn trùng có ích tham gia khống
chế các dịch hại trên ruộng lúa.
Hoạt chất sinh học có trong lá của cây vừng có khả năng kìm hãm quá trình
sinh trưởng phát triển của một số loài sâu hại. Nghiên cứu của Henry et al. (2009)
đã chỉ ra rằng, chất chiết xuất từ vừng, (Sesamum indicum L. (Pedaliaceae)), hoặc
lá của cây vừng cho sâu non sâu khoang Spodoptera litura (F.) ăn, chúng tăng

7


trưởng và phát triển rất chậm. Hầu hết các giống vừng thử nghiệm cho sâu non sâu
khoang ăn, đều hạn chế đáng kể sự tăng trưởng và phát triển của chúng. Đặc biệt
đối với sâu non tuổi 1, tỷ lệ hóa nhộng là bằng 0%. Ở các tuổi lớn hơn, khi cho ăn
bằng lá vừng, thời gian phát triển dài hơn hơn so với các loại thức ăn khác (40 ngày
so với 17 ngày). Ngoài ra, dịch chiết suất từ lá vừng có khả năng diệt được nấm hại
cây trồng. Họ đã làm thí nghiệm với loài nấm cộng sinh Leucoagaricus
gongylophorus (Möller) gây hại cây trồng. Loại nấm này bị ức chế hoàn toàn bởi các
chất chiết xuất thô thu được từ lá vừng ở nồng độ 2,5 mg /ml. Khả năng ức chế nấm
sinh trưởng 50% chỉ ở nồng độ 1,25 mg/ml.
Hạt vừng chứa một hàm lượng rất cao đồng và mangan, ngoài ra, hạt vừng
còn chứa một lượng không nhỏ về canxi, magiê, sắt, phốt pho, vitamin B1, kẽm,
molypden, selen, và chất xơ. Ngoài các chất dinh dưỡng quan trọng kể trên, hạt
vừng chứa hai chất độc đáo, đó là sesamin và sesamolin. Cả hai chất này thuộc về
nhóm các chất sợi mang lại lợi ích đặc biệt được gọi là lignans, và đã được chứng
minh là có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu ở người, ngăn ngừa huyết áp
tăng cao, tăng nguồn cung cấp vitamin E ở động vật. Ngoài ra, chất Sesamin cũng
đã được tìm thấy để bảo vệ gan khỏi bị tổn thương trong quá trình oxy hóa (Sirato
et al., 2001)
Hạt vừng được sử dụng trong chế biến nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn các

loại bánh ngọt, bành mỳ, bành quy, bánh socola, kem, mè xững, rượu vang, rượu
brandy, dầu trộn salad, dầu nấu ăn, hạt vừng rang … (Morris, 2002).
Theo Chen et al. (2005) hạt vừng có nhiều tính năng tác dụng rất lớn đối với
sức khỏe của con người. Hạt vừng chứa hàm lượng vitamin E cao, là chất chủ lực
chống oxyhoa tế bào. Chất sesamol lignan có trong hạt vừng có khả năng ức chế sự
phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra chất này còn có khả năng làm giảm huyết áp
trong máu.
Sản phẩm hạt vừng sau khi được chiết xuất dầu, bã thải còn lại chứa 42%
protein, rất giàu tryptophan và methonine, đó là sản phẩm tuyệt vời để làm thức
ăn cho động vật (Hatam and Abbasi, 1994). Ngoài ra, sản phẩm dầu vừng còn

8


được sử dụng trong công nghiệp chế biến dược phẩm, chế biến mỹ phẩm làm đồ
trang điểm, làm trẻ hóa tế bào vì có chất chống oxy hóa của hạt vừng (Salunkhe
and Desai, 1986). Dầu vừng rất tốt, khác với các loại dầu khác là không bị oxy
hóa nên không chuyển thành mùi khó chịu vì trong vừng có chứa chất sesamol,
ngăn cản quá trình oxy-hóa. Trong kỹ nghệ, dầu vừng sử dụng để bôi trơn máy
móc cao cấp như máy bay, máy dùng trong khoa học kỹ thuật, dầu dùng để pha
sơn, pha vecni rất tốt vì có màu láng bóng, do đó dầu vừng được tiêu thụ nhiều
nhất. Trong y học, dùng để làm thuốc viên con nhộng. Dầu vừng còn dùng trong
mỹ phẩm, ở Ấn Độ người ta còn dùng dầu vừng để bôi vào tóc cho bóng mượt.
Cũng như các dầu thực vật khác, dầu vừng cũng được sử dụng để làm xà phòng
hay margarine, nhưng do giá dầu vừng cao nên đến nay ít sản xuất. Trước kia
dầu vừng dùng để thắp sang và còn được sử dụng trong y dược làm các loại
thuốc tiêm vào cơ để tăng khả năng vận chuyển của thuốc. Nhiều loại thuốc bảo
vệ thực vật trừ sâu sử dụng dầu vừng như chất tăng hiệu làm tăng khả năng trừ
diệt sâu hại của thuốc.
Vừng có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt vừng có chứa: 45 - 55% dầu, 19 20% protein, 8 - 11% đường, 5% nước, 4 - 6% chất tro. Thành phần axit hữu cơ

chủ yếu của dầu vừng là 2 loại axít béo chưa no sau:
- Axit oleic (C18H34O2): 45,3 - 49,4%.
- Axit linoleic (C18H32O2): 37,7 - 41,2% (Nguyễn Vy và cs., 1996;
Zerihun, 2012).
Cây vừng là “cây vua” có dầu trong các cây có dầu do hàm lượng dầu và
protein của nó khá cao, tương ứng với 50% dầu và 25% protein. Hạt vừng còn có
chứa rất nhiều các axít béo và các chất khoáng khác (Phạm Văn Thiều, 2005). Hàm
lượng dầu trung bình trong hạt vừng ở Việt Nam và Campuchia là 51% và thành
phần axit béo trong hạt như sau: palmitic C16:0 chiếm 9,5%; palmitoleic C16:1
chiếm 0,2%; stearic C18:0 - 5,7%; oleic C18:1 - 39,8%; linoleic C18:2 - 43,8%;
linolenic C18:3 - 0,3; eicosanoic C20:0 - 0,6%; eicosenoic C20:1 - 1,8%;
eicosedienoic - 0,01%; và các loại khác chiếm khoảng 0,8%.

9


1.2.1.2. Tình hình sản xuất vừng trên thế giới
Vừng là cây có hạt lấy dầu cổ xưa nhất được trồng ở các vùng có khí
hậu nhiệt đới và những vùng có nhiệt độ ấm áp trên thế giới bởi giá trị tuyệt
vời của hạt vừng, cung cấp dầu và thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của con
người. Diện tích canh tác vừng trên thế giới (năm 2009) trung bình khoảng 7,4
triệu hectar. Ấn Độ đứng với đầu về diện tích canh tác, khoảng 1,75 triệu
hectar (chiếm 23% tổng diện tích thế giới). Sudan đứng thứ hai với 1,43 triệu
hectar (khoảng 19%). Myanmar đứng thứ ba với 1,37 triệu hectar (18%).
Trung Quốc đến thứ tư với 0,5 triệu hectar (6,8% tổng diện tích). Uganda và
Nigeria 0,3 triệu hectar (4% tổng diện tích) và Ethiopia 0,2 triệu hectar (2,7%
tổng diện tích) (Hala, 2011). Ở Ethiopia, vừng là cây lấy dầu quan trọng đứng
hàng thứ 3 sau đậu tương và lạc, và cũng là cây lấy dầu xuất khẩu quan trọng
nhất ở quốc gia này (Zerihun, 2012).
Nghiên cứu của Sintim et al. (2010) khẳng định rằng, châu Á là châu lục

sản xuất vừng chủ yếu trên thế giới (chiếm 73% diện tích toàn cầu). Ba quốc gia có
diện tích sản xuất lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Myanma.
Hiện nay, tuy với diện tích không nhiều nhưng vừng đã được trồng khắp
các châu lục trên thế giới. Đến năm 2009, theo số liệu thống kê của Tổ chức
Nông Lương thế giới (FAO, 2013) diện tích trồng vừng của toàn thế giới đạt
hơn 7,7 triệu hécta, với sản lượng gần 4 triệu tấn. Ấn Độ là nước có diện tích
trồng vừng lớn nhất đạt 1,87 triệu hécta, tiếp theo là Myanmar đạt 1,57 triệu
hécta, Sudan đạt 1,23 triệu hécta nhưng Myanmar là nước đạt sản lượng vừng
cao nhất với hơn 867 nghìn tấn. Các vùng trồng vừng chủ yếu là châu Á sản
xuất 55 - 60% sản lượng vừng trên thế giới, châu Mỹ chiếm 20 - 25%, và châu
Phi chiếm 17 - 20%. Ngoài ra, châu Âu và châu Đại Dương cũng có trồng rải rác
nhưng không đáng kể.
Nhìn chung năng suất vừng của thế giới còn thấp, bình quân năm 2009
đạt 5,17 tạ/ha (FAO, 2013). Song Trung Quốc có năng suất vượt trội (13,06
tạ/ha), gấp hơn 5 lần năng suất vừng của Sundan; 3,7 lần năng suất vừng của Ấn
Độ; 3,6 lần năng suất vừng của Nigeria và cao hơn nhiều so với các quốc gia
khác (Bảng 1.1).

10


Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng vừng của thế giới năm 2009
Nước
Burkina Faso
Trung Phi
Trung Quốc
Ethiopia
Ấn Độ
Myanmar
Niger

Nigeria
Paraguay
Somalia
Sudan
Thái Lan
Uganda
Tanzania
Thế giới

Diện tích (ha)
93.384
83.347
476.909
315.843
1.870.000
1.570.000
147.817
300.000
100.000
71.789
1.234.170
59.274
292.000
120.000
7.700.276

Năng suất (tạ/ha)
6,024
6,000
13,061

8,249
3,513
5,526
5,117
3,667
6,500
8,977
2,577
7,767
6,096
4,000
5,165

Sản lượng (tấn)
56.252
50.008
622.905
260.534
657.000
867.520
75.632
110.000
65.000
64.445
318.000
46.039
178.000
48.000
3.976.968
Nguồn: FAO (2013)


Theo Hala (2011) sản lượng vừng thế giới sản xuất hàng năm trung bình gần
4 triệu tấn. Myanmar là quốc gia có sản sản lượng vừng cao nhất mặc dù một số
nước khác có diện tích đất canh tác vừng lớn hơn như Ấn Độ và Sudan. Sản lượng
vừng của Myanmar trên thế giới chiếm khoảng 20%, tiếp đó là Ấn Độ (khoảng
18%) và của Trung Quốc khoảng 16,5% trong những năm 2005-2009. Sudan là
nước đứng thứ 4 về sản lượng vừng do năng suất quá thấp (khoảng 9%).
Mahmoud (2012) cho biết, khoảng 99% diện tích sản xuất vừng trên thế
giới được phân bố ở các nước đang phát triển, nơi mà vừng thường được gieo
trồng bởi những trang trại nhỏ. Ở Ai Cập, vừng được xếp vào cây lương thực hơn
là cây công nghiệp lấy dầu, bởi phần lớn sản phẩm được tiêu dùng trực tiếp. Cũng
theo tác giả Mahmoud, ở Ai Cập diện tích trồng vừng không ngừng được mở rộng
(từ 11.264 ha năm 1961 lên 31.000 ha năm 2009), và do đó sản lượng vừng cũng
tăng lên rất nhiều (10.469 tấn năm 1961 và 41.000 tấn năm 2009), năng suất vừng
đạt 1063 kg/ha.

11


Ngày nay, Ấn Độ và Trung quốc là 2 quốc gia sản xuất vừng lớn nhất thế giới,
sau đó đến Burma, Sudan, Mexico, Nigeria, Venezuela, Turkey, Uganda và
Ethiopia (Oplinger et al., 1990). Và diện tích trồng vừng vẫn tiếp tục được mở rộng
do giá trị thương mại của sản phẩm (Nayer et al., 2013).
Tác giả Caliskan et al. (2004) cũng cho biết rằng: Vừng thường được trồng
với quy mô ở những trang trại nhỏ với đầu tư thấp, ít sử dụng máy móc cơ giới ở
phần lớn các nước sản xuất vừng.
1.2.1.3. Những nghiên cứu về sâu hại vừng
* Thành phần sâu hại vừng
Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về thành phần sâu hại vừng;
song các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ thống kê và mô tả các loài sâu hại.

Trong nghiên cứu của Strickland and Smith (1991) về các loài côn trùng gây
hại ở vùng Australia, đã chỉ ra trên thế giới có khoảng 20 loài sâu chính gây hại vừng
thuộc 12 họ của 8 bộ, trong đó bộ có số loài gây hại vừng nhiều nhất là bộ cánh vảy
(Lepidopera). Tại Australia có tới 14 loài thuộc 8 họ của 8 bộ côn trùng, trong đó bộ
cánh vảy (Lepidopera) có số loài nhiều nhất (8 loài).
Carlson (1967) trên cây vừng ở California, có 4 loài sâu hại nguy hiểm cần
chú ý phòng chống, đó là bọ xít Lygus hesperu Knight, bọ rĩ hoa Frankliniella
occidentalis (Pergande), rệp đào Myzus persicae (Sulzer) và bọ nhảy sọc Systena
sp. nr. bitaeniata Lec. Sự gây hại của 4 loài sâu này đã giảm đáng kể năng suất
cũng như chất lượng hạt vừng.
Theo nghiên cứu của Biswas et al. (2001) sâu hại tấn công cây vừng ở Ấn
Độ có 29 loài trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Còn theo
Singh (2003) thì cũng tại Ấn Độ, cây vừng bị 30 loài sâu hại tấn công, trong số đó
loài sâu đục ngọn, đục quả A. catalaunalis là quan trọng hơn cả.
Các tác giả Ahuja and Bakhetia (1995) đã ghi nhận 65 loài côn trùng và một
loài nhện sinh sống trên cây vừng, gây hại cho cây vừng ở một hoặc nhiều giai
đoạn phát triển của cây ở các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Trong số đó
có 3 loài chích hút như rầy nhảy (Orosius albicinctus Distant), bọ xít mù

12


(Nesiodiocoris tenuis Reuter) và bọ phấn (Bemisia tabaci Gennadius) là những loài
sâu hại nguy hiểm, chúng chích hút nhựa của lá, hoa, quả, làm cho lá biến dạng
quăn queo, cây sinh trưởng còi cọc, ảnh hưởng đến năng suất. Ngoài ra, rầy nhảy
và bọ phấn còn là môi giới truyền bệnh virus xoăn lá và bệnh khảm lá.
Strickeland and Smith (1991) cho rằng, 3 loại sâu hại sinh ra những rủi ro
cao đối với sản xuất vừng ở Australia. Đó là sâu cuốn lá vừng (A. catalaunalis),
ruồi vằn mật (Asphodylia sesami) và rầy nhảy (Orosius albicinctus) - véctơ lan
truyền của bệnh hoa lá vừng ở Ấn Độ. Sâu cuốn lá vừng là côn trùng gây hại chính

đối với vừng xuyên suốt toàn bộ các giai đoạn sinh trưởng phát triển cây vừng và là
sâu hại thường xuyên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến vừng ở Australia. Nó tấn
công toàn bộ các giai đoạn phát triển trên mặt đất của cây vừng từ khi vừng mọc
mầm đến khi cây trưởng thành. Cách tiếp cận hứa hẹn nhất để vượt qua các vấn đề
về sâu cuốn lá vừng dường như nằm trong khả năng kháng hoặc chống chịu trong
các giống vừng thương mại và sử dụng các loài ký sinh thiên địch nhằm hạn chế
tác hại của sâu hại, đã được ghi nhận trên quy mô quốc tế. Ruồi vằn mật không
quan sát thấy ở các vụ vừng ở Australia nhưng là một loài sâu hại chính ở Châu Phi
và Ấn Độ. Helicoverpa punctigera và H. armigera là các loài sâu hại khá phổ biến,
tạo thành các loài sâu ăn quả và ăn hoa quan trọng khác trên cây vừng. H. armigera
là loài có tính kháng thuốc trừ sâu ở mức độ cao.
Osman et al. (2009) nghiên cứu về một loài sâu hại trên cả vừng và lạc
R. littoralis trưởng thành đực nhỏ hơn so với trưởng thành cái và cũng di chuyển
nhanh hơn so với trưởng thành cái. Các kết quả thu được về sinh học loài này có
thời gian sinh trưởng là 33-36 ngày, mức độ gây hại tương đối cao trên cây vừng và
cây lạc ở Ấn Độ và Sudan.
Oplinger et al. (1997) cho rằng, ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trên cây
vừng có rất nhiều loài sâu hại, song thường xuyên xuất hiện và gây hại phổ biến có
sâu cuốn lá vừng, rệp đào, bọ trĩ, sâu năn, bọ xít xanh, nhện đỏ, sâu xám, châu
chấu, sâu xanh, sâu khoang. Ở Nigeria có khoảng 32 loài sâu hại trên cây vừng ở
các mức gây hại khác nhau.

13


×