MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong
đời sống kinh tế - xã hội và ngày càng phát triển với nhịp độ cao. Du
lịch không còn được gọi là nhu cầu cao cấp, thậm chí ở một số nước
phát triển nó là nhu cầu không thể thiếu được của người dân. Về phương
diện kinh tế du lịch là nền công nghiệp không khói mang lại thu nhập
đáng kể cho một số quốc gia có nền kinh tế du lịch phát triển; về mặt xã
hội, nó đem lại sự thỏa mãn cho người đi du lịch, góp phần tăng cường
giao lưu văn hóa, phát triển bản sắc văn hóa của các dân tộc.
Quảng Nam là một trong các tỉnh duyên hải miền Trung được
thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho đường bờ biển dài, khí hậu ôn hòa và
con người hiếu khách, đặc biệt Quảng Nam là địa phương duy nhất
may mắn sở hữu hai di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An và khu di
tích Mỹ Sơn cùng khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Thế
mạnh về biển, văn hóa, con người và ẩm thực đã khiến Quảng Nam trở
thành một điểm đến hấp dẫn.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI,
nhiệm kỳ 2015-2020 xác định nhiệm vụ trọng tâm: Phát triển du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng Quảng Nam trở thành một
trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Nâng cấp hạ tầng các
khu vực có tiềm năng phát triển du lịch, nhất là ở khu vực Hội An, khu
vực ven biển; đồng thời mở rộng không gian phát triển du lịch về phía
Nam và phía Tây của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các
ngành dịch vụ.
Du lịch Quảng Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức. Để phát triển du lịch Quảng Nam hiệu quả hơn trong tương lai
thì đòi hỏi chúng ta cần có những chính sách, giải pháp căng cơ giải
1
quyết hàng loạt các vấn đề có liên quan. Vì vây, việc nghiên cứu đề tài
Giải pháp chính sách phát triển du lịch từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
nhằm tìm ra các giải pháp chính sách hữu hiệu để hoạt động kinh
doanh du lịch ngày càng hiệu quả, đóng góp vào quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Với những lý do trên, nên em chọn đề tài “Giải pháp chính
sách phát triển du lịch từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm luận văn của
mình. Nghiên cứu này hy vọng sẽ tìm ra được những cơ sở khoa học
nhằm cung cấp thông tin cơ bản về thực trạng, nguyên nhân của vấn
đề còn tồn tại cần giải quyết, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm
giúp cho ngành du lịch Quảng Nam ngày càng phát triển trong thời
gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chính sách phát triển du lịch là chính sách của nhà nước nhằm
khuyến khích, huy động mọi nguồn lực, ưu đãi về đất đai, tài chính đối
với các nhân, tổ chức trong nước và nhà đầu tư nước ngoài để đảm bảo
du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/05/1995.
“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 –
2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/7/2002.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Nhằm đưa ra một cái nhìn tổng
quan nhất về về hoạt động của ngành du lịch tỉnh Quảng Nam; đồng
thời, xác định những cơ hội- thách thức trước mắt đối với ngành du
lịch và trên cơ sở đó nêu ra một số giải pháp nhằm đóng góp vào sự
phát triển của ngành.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thu thập tài liệu có liên quan đến
thực trạng và các giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng
2
Nam. Từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần đưa du
lịch Quảng Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian đến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào nghiên cứu hoạt
động của ngành du lịch trong xu hướng chung của du lịch Việt nam và
khu vực.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện bằng cách tổng hợp tài
liệu, sau đó phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp kết hợp với thực
tiễn và đánh giá.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Trên cở sở tìm hiểu lý thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên
cứu tiến hành tổng hợp các lý thuyết về khái niệm du lịch, khái niệm
chính sách phát triển du lịch, các nguyên nhân ảnh hưởng đến phát
triển du lịch, vai trò của du lịch đối với nền kinh tế của tỉnh, đây là
những cơ sở để hình thành nên cơ sở lý luận. Ngoài ra tổng hợp lý
thuyết về du lịch Việt Nam, các địa phương có chính sách phát thu hút,
phát triển du lịch là cơ sở để đưa ra cơ sở thực tiễn.
Từ việc thu thập tài liệu liên quan đến đề tài tiến hành phân
tích nguồn tài liệu. Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu của các tác giả, các
nguồn tài liệu khác để tiến hành phân tích và đưa ra các giải pháp, ý
kiến riêng của mình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đây là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều trong
quá trình nghiên cứu, các thông tin có liên quan được thu thập từ các
nguồn tài liệu sau:
- Các tài liệu của các ban, ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
- Các tài liệu từ các đề tài, công trình nghiên cứu, sách báo;
3
- Các thông tin lấy được từ báo chí, internet.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
6.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận chính sách phát triển du
lịch từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tổng kết các bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển du
lịch từ thực tiễn các điểm du lịch của các địa phương phát triển du lịch.
Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch Quảng Nam
trong thời gian qua. Từ đó, đưa ra các giải pháp phát triển du lịch trên
địa bàn tỉnh.
7. Cơ cấu của luận văn:
Ngoài mục lục, mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu 3 chương.
Chương 1: Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách phát triển
du lịch.
Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển
du lịch ở Quảng Nam
Chương 3: Giải pháp chính sách phát triển du lịch của tỉnh
Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Du lịch
1.1.1. Khái niệm
Khái niệm chung về DL: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng
và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa KDL, các nhà
kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá
trình thu hút và tiếp đón KDL”.
4
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu
cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định”.
1.1.2. Các loại hình
Quảng Nam là tỉnh nằm ở trung tâm của Việt Nam, thuộc Vùng
kinh tế trọng điểm Miền Trung Việt Nam. Có 125 km bờ biển cát
trắng, nắng vàng, nhiều bãi biển với cảnh quan đẹp nổi tiếng, được tạp
chí Forbes bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh
nên thuận lợi để phát triển du lịch Quảng Nam với các loại hình du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Ngoài ra Quảng Nam được biết đến với hai
di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.
1.2. Chính sách phát triển du lịch
1.2.1. Khái niệm
Chính sách phát triển du lịch là chính sách của nhà nước nhằm
khuyến khích, huy động mọi nguồn lực, ưu đãi về đất đai, tài chính đối
với các nhân, tổ chức trong nước và nhà đầu tư nước ngoài để đảm bảo
du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Theo Luật du lịch Việt Nam: Chính sách phát triển du lịch là
chính sách của Nhà nước nhằm huy động mọi nguồn lực, tạo điều kiện
thuận lợi cho tổ chức, các nhân mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp
dân cư tham gia hoạt động du lịch.
1.2.2. Vai trò
Ngành du lịch Quảng Nam được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp tích cực của các
ngành, địa phương. Quảng Nam được đánh giá như một điểm đến du
lịch an toàn, thân thiện với những sản phẩm du lịch có tính bền vững
(du lịch văn hóa, du lịch sinh thái). Đã hình thành thương hiệu du lịch
Hội An được ghi nhận bằng 34 danh hiệu do khách du lịch bình chọn.
5
Thị trường du lịch có sự kết hợp giữa khách trong nước và khách quốc
tế, nhờ đó khắc phục được tính mùa vụ.
Năm 2015, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quan trọng, đây
là những giải pháp cơ bản để cải thiện hạ tầng du lịch, phát triển các
bãi biển du lịch, tăng cường hỗ trợ của nhà nước cho phát triển du lịch,
xây dựng môi trường du lịch, nâng cao nhận thức xã hội về du lịch bền
vững. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với
công tác quản lý nhà nước về du lịch cho thấy việc thẩm định, cấp
phép hoạt động, công tác thanh, kiểm tra về du lịch được cộng đồng
doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá tốt.
Ngoài những sản phẩm hiện có, Quảng Nam còn nhiều tiềm
năng để xây dựng thêm các sản phẩm và điểm đến mới gắn với du lịch
tìm hiểu lịch sử cách mạng, du lịch biển, du lịch đường sông, du lịch
nông thôn, miền núi. Mô hình du lịch cộng đồng kết hợp lưu trú nhà
dân, các hợp tác xã nông nghiệp gắn với du lịch đang trong giai đoạn
hình thành, có khả năng phát triển thành một thế mạnh mới của Quảng
Nam nếu được điều chỉnh đúng hướng và hỗ trợ kịp thời.
Quảng Nam nhận được sự quan tâm hỗ trợ khá hiệu quả của các
tổ chức quốc tế (UNESCO, ILO, FIDR) trong việc phát triển điểm
đến, xây dựng sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực thông qua các dự án
bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch, giảm nghèo nhờ du lịch ở
các huyện miền núi.
1.3. Nội dung chính sách phát triển du lịch
+ Chính sách tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp phát triển du
lịch
- Chính sách hợp tác giữa ngành du lịch và ngành có liên quan
- Chính sách hợp tác giữa các địa phương – liên kết vùng trong
phát triển du lịch
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cấp tỉnh
6
1.4.1. Tiềm năng du lịch địa phương
1.4.2. Chiến lược phát triển du lịch cấp TW
1.4.3. Môi trường kinh doanh
- Lực lượng doanh nghiệp
- Cơ sở hạ tầng
- Nguồn nhân lực
1.4.4. Hội nhập
Thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà
nước về chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thời gian qua, tỉnh
Quảng Nam đã chú trọng triển khai thực hiện và đã được những kết
quả quan trọng, lấy hội nhập kinh tế làm trọng tâm, thúc đẩy hội nhập
trên các lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa và du lịch.
1.5. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Bến Tre
1.5.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch tại thành phố
Đà Nẵng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN DU LỊCH Ở QUẢNG NAM
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Vị trí địa lý
2.1.2. Tài nguyên du lịch
2.1.3. Cơ sở hạ tầng
2.1.4. Các điều kiện kinh tế - xã hội khác
2.2. Thực trạng chính sách phát triển du lịch
2.2.1. Chính sách phát triển du lịch của Trung ương
- Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng
đầu tư phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn
của quốc gia.
7
- Nhà nước có chính sách phát triển du lịch bền vững, bảo vệ
thiên nhiên và môi trường, giá trị văn hóa dân tộc.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài
chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu
tư phát triển du lịch tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
nhằm sử dụng lao động, hàng hóa và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng
cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo.
- Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu
tư phát triển hạ tầng du lịch; bố trí ngân sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến
du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
du lịch.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt
Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và nước
ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân và cộng
đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng hợp tác và hội nhập
quốc tế về du lịch.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thành lập quỹ hỗ trợ
phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt
động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong
nước và ngoài nước.
2.2.2. Chính sách phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam
- Chính sách thu hút đầu tư vào phát triển du lịch
- Tăng cường công tác hỗ trợ hoạt động xúc tiến đầu tư
- Xây dựng chiến lược phát triển du lịch
- Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
- Tăng cường đầu tư hỗ trợ phát triển du lịch
8
- Triển khai các chương trình phát triển du lịch đón đầu du lịch
sinh thái, cộng đồng
- Chính sách hỗ trợ về đất đai
- Chính sách hỗ trợ lãi suất vay để đầu tư du lịch
- Chính sách Hỗ trợ về tư vấn, đầu tư xây dựng phục vụ khách
du lịch
- Chính sách Hỗ trợ kinh phí đào tạo, đào tạo lại lao động
- Chính sách hỗ trợ quảng bá, xúc tiến du lịch
- Chính sách Miễn giảm thuế đối với nhà đầu tư du lịch
- Chính sách Hỗ trợ đối với hoạt động lữ hành
2.3. Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam
2.3.1. Khái quát chung về du lịch Quảng Nam
2.3.2. Điều kiện tự nhiên ở Quảng Nam
2.3.3. Vị trí của khách du lịch trong nền kinh tế của tỉnh
2.4. Thực trạng phát triển du lịch theo ngành
2.4.1. Nguồn khách
- Thị trường khách quốc tế
Bảng 2.1. Thị trường khách quốc tế
Năm
Quốc tịch
Tổng
Izarel
Nhật
Áo
Anh
Bỉ
Đức
Đan Mạch
Hà Lan
Italia
Nauy
Pháp
T.Ban Nha
Thụy Điển
2010
2011
2012
2013
2014
2015
lượt khách lượt khách lượt khách lượt khách lượt khách Lượt khách
472362
512617
541190
667814
712000
770000
3061
3103
3958
4541
5327
3598
17854
17531
20953
27915
27170
45968
4255
2764
4112
6010
7623
4827
37309
34103
50582
75463
82415
94068
5317
4932
5861
7146
8205
7020
36679
29885
45972
50286
66522
51036
8276
7805
9735
10685
12559
8269
13532
12577
17254
17096
17795
18290
6237
6220
9538
10618
12525
11310
2813
2760
4510
5142
8999
4164
54808
52984
64897
83610
78602
85000
14510
11598
17581
18565
17943
16758
6086
5128
5864
6945
9771
6739
9
Năm
Thụy Sỹ
Newzealand
Úc
Canada
Mỹ
Singapore
Hàn Quốc
Thái Lan
Trung Quốc
Phần Lan
Nga
Đài Loan
Hongkong
Malaisia
Laos
Campuchia
Ấn độ
Các nước khác
2010
6427
7998
64630
11795
26137
3299
3803
10660
7991
1421
2139
812
234
1374
50
41
110333
2011
5646
8230
65809
11336
24496
2534
3420
7474
8898
1489
2447
1447
215
946
108
71
433
174227
2012
8667
11048
90625
13758
34261
2822
5445
7158
13343
1825
6294
2554
114
7605
0
9
1762
63821
2013
12288
11019
102643
17029
37064
3072
6812
5810
33791
2404
5343
401
67
7212
0
200
1002
90021
2014
11360
17837
92034
34724
38869
12092
20609
7624
26250
16361
5452
2238
1554
2656
925
872
1892
50055
2015
8791
14993
110714
21844
62425
3798
48389
4192
59799
2166
2404
1257
748
6571
24
35
1647
60310
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam
2.4.2. Doanh thu
Bảng 2.4. Doanh thu qua các năm
Năm
2010
2015
2020
Doanh thu(đồng)
1.667.000.000
8.400.000.000
20.300.000.000
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam
- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Bảng 25. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch qua các năm
Năm
2010
2015
2020
Vốn Đầu tư CSHT Du lịch (triệu USD)
242,5
598
1.779
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam
2.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Nâng cao dịch vụ các cơ sở lưu trú; dự báo về lưu trú và các cơ
10
sở lưu trú du lịch, làm cơ sở để xây dựng và công bố quy hoạch phát
triển cơ sở lưu trú đáp ứng ngày càng cao của du khách. Quy hoạch
phát triển các khu nghĩ dưỡng cao cấp tại các tuyến du lịch; khuyến
khích, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tham gia phát triển cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu tiềm
hiểu về đặc thù văn hóa Quảng Nam của khách du lịch, đồng thời tạo
khả năng khắc phục khó khắn về cơ sở lưu trú theo thời vụ, tạo việc
làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương.
Nâng cấp xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí, các resort,
các khu thương mại, hiện đại và đa dạng hóa về chủng loại hàng hóa,
các khu thể thao phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ kèm theo như dịch vụ vận
chuyển, viễn thông, y tế, ngân hàng..., đầu tư ngâng cấp các khu bảo
tàng, văn hóa, sinh thái.
2.4.4. Lao động
Bảng Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Quảng Nam
2010, 2015, tầm nhìn đến 2020 (Đơn vị: Người )
Bảng 2.6. Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Quảng Nam
2010, 2015, tầm nhìn đến 2020
Loại lao động
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
2010
9.500
18.900
2015
15.000
51.440
2020
20.000
104.970
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam
Bảng Dự báo cơ cấu lao động trực tiếp trong du lịch của Quảng
Nam 2010, 2015, tầm nhìn đến 2020 (Đơn vị: Người )
Bảng 2.7. Dự báo cơ cấu lao động trực tiếp trong du lịch của Quảng
Nam 2010, 2015, tầm nhìn đến 2020
Loại lao động
Lao động có trình độ Đại học và trên đại học
11
2010
1.425
2015
5.144
2020
13.122
Lao động có trình đô cao đẳng và
trung cấp
Lao động qua đào tạo nghề về dịch
vụ, du lịch
2.375
7.716
18.372
5.700
12.860
20.996
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam
2.4.5. Hợp tác và đầu tư
Quảng Nam đã thay đổi tư duy và thị trường thu hút đầu tư bằng
những dự án tạo giá trị gia tăng, những ngành có giá trị cao hơn; chấm
dứt tình trạng thu hút theo số lượng và sẵn sàng loại bỏ những dự án
lớn nhưng thiếu thực chất. Không phải ngẫu nhiên mà trong các kỳ hội
nghị hay xúc tiến đầu tư mới đây, Quảng Nam chỉ đưa ra những dự án
cơ hội đầu tư trọng điểm.
Quảng Nam đang tạo nhiều cơ chế hấp dẫn, khuyến khích ủng
hộ các nhà đầu tư đến nghiên cứu và đầu tư vào các lĩnh vực, kể cả y
tế và giáo dục. Sự hấp dẫn của đầu tư Quảng Nam thể hiện từ việc nhà
đầu tư được quyền lựa chọn và quyết định thực hiện dự án theo hình
thức đầu tư phù hợp, đơn giá thuê đất có kết cấu hạ tầng trong các khu
công nghiệp bằng 1/3 so với các khu vực khác.
2.4.6. Xúc tiến, quảng bá du lịch
Cạnh tranh trong du lịch hiện nay là vấn đề lớn, có tính quyết
liệt nhằm mục tiêu khai thác thị trường khách. Quảng bá, xúc tiến
nhằm thu hút du khách, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường là một giải
pháp quan trọng được thực hiện song song với xây dựng sản phẩm du
lịch ở tỉnh ta.
Tuyên truyền hình ảnh du lịch Quảng Nam với tính độc đáo
khác biệt là địa phương có 02 di sản văn hóa thế giới, có bờ biển đẹp
và vùng rừng Núi phía Tây đa dạng về sinh học. Tập trung xây dựng
thương hiệu du lịch Hội An, một địa chỉ sinh thái văn hóa du lịch tin
cậy trên thị trường du lịch thế giới và trong nước, hướng đến thương
12
hiệu du lịch Quảng Nam “Một điểm đến, hai di sản văn hoá thế giới”
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, cần tổ chức
các sự kiện để giới thiệu hình ảnh của địa phương ra bên ngoài.
UBND tỉnh tăng cường ngân sách hằng năm cho công tác xúc
tiến du lịch, dành một phần kinh phí cho công tác tuyên truyền, quảng
bá từ nguồn thu phí tham quan Hội An, Mỹ Sơn. Thống nhất chủ trương
cho phép Hiệp hội du lịch Quảng Nam xây dựng quỹ quảng bá, xúc tiến
du lịch từ nguồn thu tự nguyện của các doanh nghiệp để cùng với nhà
nước phối hợp trong công tác tuyên truyền, quảng bá. Xây dựng tại Hội
An một trung tâm thông tin du khách.
2.5. Thực trạng phát triển du lịch theo lãnh thổ
2.5.1. Điểm du lịch theo loại hình lịch sử
Phố cổ Hội An
Thánh địa Mỹ Sơn
Tượng đài Mẹ Thứ
2.5.2. Điểm du lịch theo loại hình sinh thái
Thuận Tình, xã Cẩm Thanh
Làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu thuộc xã Duy Vinh,
huyện Duy Xuyên
2.5.3. Tuyến du lịch
+ Các tuyến du lịch: Các tuyến du lịch quốc tế
+ Các tuyến du lịch liên vùng
+ Các tuyến du lịch nội tỉnh
2.5.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch của
tỉnh Quảng Nam
Thời gian qua, tình hình thế giới và trong nước tuy có nhiều
thuận lợi, nhưng cũng có nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động du
lịch. Khủng hoảng, suy thoái kinh tế, bất ổn chính trị, khủng bố, dịch
bệnh diễn ra nhiều nơi trên thế giới, lạm phát và lãi suất ngân hàng
13
tăng cao, diễn biến bất lợi của thời tiết, tác động của biến đổi khí hậu
đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và đầu tư du lịch trên
địa bàn. Trong khi đó, Quảng Nam là tỉnh còn nhiều khó khăn, cơ sở
hạ tầng thiếu, nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã có
nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để thúc đẩy du lịch phát
triển. Các ngành và địa phương đã có sự vào cuộc khá tích cực, đồng
bộ, ngành du lịch đã có những nỗ lực và quyết tâm cao để từng bước
phấn đấu đưa du lịch Quảng Nam trở thành ngành kinh tế mủi nhọn
của tỉnh trong thời gian đến.
Mặt hạn chế, khó khăn
Sức cạnh tranh của ngành kinh tế du lịch bộc lộ nhiều điểm yếu.
Đa số doanh nghiệp du lịch quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh doanh
lưu trú, các sản phẩm du lịch có được quan tâm đầu tư nhưng chưa
chuyên nghiệp. Thiếu các điểm tham quan, các khu vui chơi giải trí,
các dịch vụ du lịch về đêm, sản phẩm lưu niệm còn nghèo nàn… nên
khó kéo dài thời gian lưu trú.
Một số dự án du lịch đầu tư chậm hoặc không triển khai. Công
tác đền bù, giải tỏa thực hiện chưa triệt để, làm cho thu hút đầu tư
chưa đạt yêu cầu đề ra. Việc đầu tư hạ tầng du lịch còn hạn chế, nhiều
hạ tầng thiết yếu còn thiếu như cảng biển, cảng sông, bãi đỗ xe, trung
tâm thông tin du lịch.
Nguồn nhân lực cho du lịch thiếu, trình độ quản lý, tay nghề của
đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động trong ngành chưa đáp ứng
được yêu cầu, nhất là lao động quản lý. Chưa có người địa phương có
trình độ quản lý các dự án du lịch lớn, chủ yếu sử dụng người nước
ngoài và người từ các thành phố lớn.
Xúc tiến, quảng bá du lịch chưa có sức thu hút lớn các thị trường
trọng điểm. Nghiên cứu, khai thác thị trường du lịch còn ở dạng đơn
14
giản, chưa gắn với chiến lược dài hạn. Hoạt động lữ hành tuy đã có
bước chuyển biến nhưng vẫn chưa chủ động được nguồn khách, chưa
vươn ra được thị trường các nước. Việc liên kết, hợp tác phát triển du
lịch chưa có sự phối hợp đồng bộ, nhất là việc khai thác thị trường cũng
như hình thành các tour du lịch trong và ngoài tỉnh.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH
QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
3.1. Các định hướng phát triển du lịch
Phát triển du lịch Quảng Nam trong thời gian trước mắt cũng
như lâu dài phải dựa trên những định hướng phát triển chính:
Đa dạng hoá các loại hình du lịch.
Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ khăng khít, chặt chẽ
với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế
khác phát triển.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du
lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán
cân thanh toán.
Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngời lao động; nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di
tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, làng nghề, cảnh quan,
môi trường v.v...
3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Quảng
Nam tới năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
3.2.1. Căn cứ của định hướng
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI,
nhiệm kỳ 2015-2020 xác định nhiệm vụ trọng tâm:
15
Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng
Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả
nước.
Quan điểm phát triển: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế
quan trọng trong phát triển KT – XH, phát triển du lịch theo hướng đa
dạng hóa các loại hình và sản phẩm, dịch vụ, đồng thời tạo ra sản phẩm
đặc trưng. Phát triển du lịch phải bảo đảm tính tổng hợp liên ngành, liên
vùng. Phát triển đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhà nước, Phát
triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an
toàn xã hội, phát triển du lịch hướng đến sự phát triển bền vững.
3.2.2. Mục tiêu cơ bản
Mục tiêu tổng quát: Phát triển du lịch theo hướng phát huy tiềm
năng, lợi thế về du lịch biển, đảo, núi, sinh thái, văn hóa lịch sử cách
mạng gắn với quá trình phát triển kinh tế mở Chu Lai và khu du lịch
vùng Đông Quảng Nam, khu đô thị Điện Nam- Điện Ngọc. Phấn đấu
đưa du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong
tổng sản phẩm của tỉnh, hòa nhập với mạng lưới du lịch qoàn quốc và
khu vực. Phát triển du lịch nhằm góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường cảnh quan, nâng cao nhận thức
văn hóa và đời sống tinh thần cho nhân dân. Đồng thời, bảo đảm an
ninh chính trị cho quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
3.2.3. Định hướng phát triển
- Định hướng thị trường khách quốc tế
- Thị trường khách nội địa
- Định hướng phát triển sản phẩm Du lịch.
- Định hướng Tổ chức không gian lãnh thổ
3.2.4. Mục tiêu cụ thể
- Khách du lịch:
Năm 2015, đón 5,9 triệu lượt khách du lịch (trong đó có 2,65
16
triệu lượt khách quốc tế).
Năm 2020, đón 10 triệu lượt khách du lịch (trong đó có 4,7 triệu
lượt khách quốc tế).
- Thu nhập xã hội từ du lịch:
Năm 2015, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 422 triệu USD.
Năm 2020, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 1.152 triệu USD.
- Lao động và việc làm:
Năm 2015, sử dụng 25.720 lao động trực tiếp, 52.490 lao động
gián tiếp.
Năm 2020, sử dụng 51.440 lao động trực tiếp, 104.970 lao động
gián tiếp.
- Cơ sở lưu trú:
Năm 2015, nhu cầu phòng lưu trú 14.290 phòng.
Năm 2020, nhu cầu phòng lưu trú 29.600 phòng.
3.2.5. Định hướng tổ chức không gian
Không gian phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam bao gồm phía
đông đường Quốc lộ 1A đến ven biển, đảo Cù Lao Chàm, đảo Tam
Hải và vùng phía tây của tỉnh, được tổ chức thành 4 khu vực:
- Khu vực phát triển du lịch các di sản văn hóa - lịch sử
- Khu vực phát triển du lịch cộng đồng
- Khu vực phát triển du lịch văn hóa - lịch sử kết hợp thương
mại, vui chơi giải trí
- Khu vực ưu tiên phát triển du lịch sinh thái kết hợp tìm hiểu
bản sắc văn hóa các dân tộc
3.3. Định hướng cụ thể
3.3.1. Theo ngành
Cực phát triển phía Bắc: tập trung phát triển ngành thương mại
du lịch ở Hội An với các chuỗi dịch vụ du lịch phố cổ, du lịch biển,
vui chơi giải trí, du lịch sinh thái…; ngành công nghiệp sẽ được tập
17
trung phát triển tại Khu công nghiệp Điện Ngọc- Điện Nam, đồng thời
sẽ gắn với việc từng bước hình thành đô thị mới. Ngoài một số ngành
công nghiệp then chốt, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền
thống của vùng như gốm sứ, đúc đồng, mộc mỹ nghệ, rau sạch…cũng
sẽ được chú trọng phát triển. Song song với đó, ngành khai thác tổng
hợp biển cũng được đẩy mạnh, nâng cao giá trị xuất khẩu.
Đối với cực phát triển phía Nam: tập trung phát triển Tam Kỳ với
chức năng là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị của
toàn tỉnh. Từng bước phát triển Tam Kỳ thành hạt nhân kinh tế, động
lực thu hút và thúc đẩy phát triển kinh tế của toàn tỉnh, trước hết là các
huyện trung du miền núi phía Nam của tỉnh. Mở rộng Tam Kỳ về phía
Tây đến huyện Phú Ninh, phía Đông đến bãi tắm Tam Thanh, nhanh
chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp-thương mại,
dịch vụ, du lịch-nông ngư nghiệp. Theo đó, sẽ tập trung đầu tư phát triển
các đội tàu đánh bắt xa khơi, khai thác tổng hợp, đầu tư đồng bộ từ đánh
bắt, hậu cần chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đầu tư các điểm du lịch sinh
thái; phát triển ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, gia dày…
3.3.2. Theo lãnh thổ
Các đô thị là động lực cho sự phát triển của tỉnh
Hình 3.1. Các cụm động lực phát triển du lịch
Nguồn: Sở Văn Thể thao và Du lịch Quảng Nam
Các đô thị đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển
của tỉnh Quảng Nam. Các đô thị chính của Quảng Nam, đặc biệt là các
18
đô thị ven biển, đóng góp đáng kể vào GDP của tỉnh và có tiềm năng
lớn trong việc thu hút đầu tư.
Ba cụm đô thị động lực trong phát triển vùng Đông Quảng Nam
là (1) Hội An - Điện Bàn, (2) Hà Lam - Bình Minh - Duy Nghĩa Hương An và (3) Tam Kỳ - Núi Thành.
3.4. Các giải pháp phát triển du lịch Quảng Nam tới năm
2015 và tầm nhìn đến năm 2020
3.4.1. Giải pháp về công tác quy hoạch du lịch
Tiếp tục nghiên cứu khớp nối các quy hoạch du lịch với quy
hoạch phát triển của các ngành, địa phương liên quan và phù hợp với
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch phải
gắn với phát huy đầy đủ các tài nguyên du lịch hiện có, chú ý các giá
trị bản sắc văn hóa địa phương, xây dựng phương án khai thác, gìn giữ
và tôn tạo các giá trị ấy, nghiên cứu thị trường, thị hiếu để lập dự án
kêu gọi đầu tư, không tiến hành quy hoạch một cách áp đặt đơn thuần
chỉ dựa vào tài nguyên mà không tính toán đến các yếu tố liên quan
trong hệ thống.
3.4.2. Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản
phẩm du lịch
Tiếp tục khai thác thế mạnh tiềm năng du lịch văn hóa, du lịch
sinh thái để nâng cao chất lượng các địa phương hiện có.
Trên cơ sở lợi thế sản phẩm du lịch Quảng Nam, đánh giá thị
trường khách du lịch đang phát triển cần có những giải pháp tích cực
nhằm duy trì thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới và đẩy
mạnh khai thác thị trường nội địa.
Phát triển mối quan hệ về du lịch giữa Quảng Nam với các tỉnh
thành phố bằng hình thức liên kết thích hợp, nhất là các tỉnh, thành
phố lân cận như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Nha Trang.
Xây dựng cơ chế ưu đãi đối với các doanh nghiệp lữ hành mở ra
những tour, tuyến mới khai thác tiềm năng du lịch trong tỉnh cũng như
19
thu hút được nguồn khách quốc tế và nội địa đến Quảng Nam, chú ý
phối hợp với các hãng hàng không, tàu biển, các cửa khẩu đường bộ.
3.4.3. Giải pháp tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du
lịch, hợp tác liên kết vùng tìm kiếm và mở rộng thị trường
- Xây dựng chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch hàng năm
theo chuyên đề, gắn với xúc tiến quảng bá du lịch khu vực miền Trung
– Tây Nguyên và cả nước; phối hợp với các cơ quan thông tin đại
chúng, cơ quan thông tin đối ngoại, cơ quan đại diện ngoại giao của
Việt Nam ở nước ngoài để xúc tiến quảng bá hình ảnh của du lịch
Quảng Nam ra nước ngoài.
- Tăng cường cung cấp thông tin, hướng dẫn cho khách du lịch.
- Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá
về những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn Tỉnh, tổ chức các
chiến dịch xúc tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo
chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo
du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch
của địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.
3.4.4. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Hiện trạng lực lượng lao động ngành du lịch chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển, đa số lao động chưa nắm vững kiến thức văn hóa xã
hội của địa phương.
Tiếp tục phối hợp với các trường mở các lớp bồi dưỡng ngắn
hạn cho nhân viên.
Quy định chặt chẽ về kiến thức văn hóa xã hội khi cấp thẻ cho
hướng dẫn viên; có biện pháp ràng buộc các đơn vị kinh doanh du lịch
khi tuyển dụng lao động phải đạt kiến thức văn hóa theo yêu cầu.
3.4.5. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên du lịch
- Trong quá trình phát triển, ngành du lịch tất yếu có những tác
động tiêu cực tới môi trường và tài nguyên du lịch. Mục tiêu của giải
pháp này là giảm thiểu các tác động tiêu cực do các hoạt động du lịch
20
gây nên, tạo ra và giữ gìn môi trường du lịch lành mạnh, đảm bảo cho
sự phát triển du lịch bền vững.
- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản
lý tài nguyên môi trường trên cơ sở triển khai Luật bảo vệ môi trường,
Luật Du lịch.
- Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá và phân loại tài
nguyên du lịch, xây dựng tiêu chuẩn môi trường du lịch.
- Thường xuyên theo dõi biến động để có những giải pháp kịp
thời phối hợp cùng các ban, ngành và địa phương liên quan khắc phục
sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch.
- Quy định vấn đề đánh giá tác động môi trường phải được tiến
hành trong tất cả các quy hoạch. Cần sớm nghiên cứu, xây dựng và
ban hành tiêu chuẩn ngành về thiết kế và xây dựng các công trình du
lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường.
- Chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm
du lịch, khu du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các
công nghệ thân thiện với môi trường.
- Đối với các yếu tố văn hoá phi vật thể, cần nghiên cứu về sức
chứa và quản lý sức chứa về khía cạnh văn hoá, môi trường; tạo điều
kiện và nâng cao mức sống cho người dân để họ có khả năng duy trì
các ngành nghề truyền thống.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong nỗ lực
chung để đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch.
- Phát triển các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục
trong các trường học về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
3.4.6. Giải pháp về thu hút đầu tư du lịch
Tiếp tục xây dựng Hội An trở thành trung tâm du lịch của tỉnh
có tầm cỡ quốc gia và khu vực với thế mạnh là nơi du lịch văn hóa và
du lịch biển đảo, tạo nguồn khách cho các cụm du lịch khác trong tỉnh.
Xây dựng Tam Kỳ trở thành hạt nhân du lịch ở phía Nam có một số
21
khách sạn từ 3-4 sao khai thác các tuyến du lịch, khai thác nguồn
khách công vụ, khách nghỉ cuối tuần, khách hội nghị, đón các luồng
khách đến từ Hội An, Núi Thành qua sông Trường Giang và các tour
du lịch đường bộ khác.
Thu hút đầu tư vào các khu du lịch Mỹ Sơn - Thạch Bàn bao
gồm lâm viên, văn hóa, khu lưu trú, nơi giữ chân khách cho các tour
du lịch sông Thu Bồn, suối nước nóng Tây Viên, thủy điện Duy Sơn 2
và các làng nghề truyền thống ở Duy Xuyên. Đây là nơi được xác định
là thế mạnh phát triển loại hình du lịch văn hóa.
Đối với du lịch miền núi và đường Hồ Chí Minh tập trung khai
thác các trọng điểm: A Sờ, sông Tranh, Phước Sơn. Xây dựng một số
làng văn hóa các dân tộc thiểu số ở Đông Giang, Nam Giang, Tây
Giang, Trà My, Phước Sơn. Chuẩn bị các điều kiện để từ năm 2010 có
thể đón khách du lịch đường bộ qua cửa khẩu Đắc Ốc (Nam Giang).
3.4.7. Giải pháp về công tác tổ chức quản lý
Trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của uỷ ban Nhân
dân tỉnh, Tổng cục Du lịch và của các ngành có liên quan, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh soạn thảo các hướng dẫn cụ thể về thể lệ, tiêu
chuẩn… đối với từng đối tượng quản lý, từng loại hình hoạt động, làm
cơ sở để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành thực hiện chức
năng quản lý nhà nước theo chuyên ngành.
Kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý du lịch, quản lý tài
nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh tương ứng với chức năng nhiệm vụ
của một ngành kinh tế quan trọng.
Một thuận lợi cơ bản đối với du lịch Quảng Nam là từ năm 2003
Tỉnh uỷ đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch nhằm
khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch nhất là các dự án ưu
tiên đầu tư tại các khu trọng điểm phát triển du lịch; khuyến khích các
tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, xây dựng các khu du lịch - vui
chơi giải trí thuộc quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
22
Khuyến khích phát triển các hiệp hội nghề nghiệp trên địa bàn
như Hiệp hội kinh doanh khách sạn, Hiệp hội kinh doanh lữ hành...
nhằm ổn định kinh doanh, ổn định thị trường và tránh hiện tượng cạnh
tranh không lành mạnh. Xây dựng các cơ chế đẩy mạnh hoạt động hỗ
trợ phát triển lữ hành, đặc biệt là lữ hành quốc tế, tạo điều kiện để các
Công ty lữ hành quốc tế đặt Văn phòng tại Hội An.
3.4.8. Nhóm giải pháp khác
Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịch, tham mưu
cho UBND tỉnh ra các văn bản pháp lý về quản lý du lịch trên địa bàn
tỉnh, đặc biệt là văn bản chế tài về khai thác, sử dụng, tu bổ và tôn tạo
các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
Thành lập ban quản lý du lịch tại một số khu vực trọng điểm để
trực tiếp quản lý các dự án đầu tư phát triển, dự án tăng cường năng
lực quản lý ngành thuộc các nguồn ngân sách trung ương, tỉnh và tài
trợ của các tổ chức quốc tế và triển khai các hoạt động du lịch có hiệu
quả, an toàn và bền vững. Triển khai thu phí và lệ phí để tái đầu tư.
Tham mưu các giải pháp về xã hội hóa du lịch thông qua các cơ
chế qu đãi đầu tư, ưu đãi khai thác thị trường. Phát huy vai trò của
nhân dân qua các hoạt động du lịch.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên qua bảo đảm an ninh quốc
gia, trong các hoạt động đầu tư, xúc tiến, quảng bá và kinh doanh du
lịch. Xây dựng các tuyến, điểm, khu du lịch an toàn làm cho du khách
thật sự yên tâm khi đến du lịch ở Quảng Nam.
KẾT LUẬN
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ có vai trò ngày càng quan trọng
đối với sự phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đặc
điểm của ngành du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh trên một
phạm vi rộng, sử dụng nhiều lao động, đồng thời cũng tạo ra nhiều
công ăn việc làm cho xã hội.
23
Thời gian qua, ngành du lịch Quảng Nam đạt được những kết
quả tốt trên các lĩnh vực, công tác quy hoạch, thu hút đầu tư, quảng
bá, xúc tiến du lịch được chú trọng và đạt được những kết quả đáng
kể. Ngành du lịch Quảng Nam đã từng bước tạo công ăn việc làm
cho người dân địa phương, đóng góp rất lớn cho nguồn ngân sách
của tỉnh. Hình ảnh du lịch “Quảng Nam một điểm đến hai di sản văn
hóa thế giới” đã và đang được du khách trong và ngoài nước biết
đến. Tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách để phát triển du lịch.
Tuy nhiên, để thực hiện các chính sách có hiệu quả đòi hỏi phải có
sự nổ lực của các cấp, các ngành từ tỉnh đến địa phương, của các
doanh nghiệp, người dân và du khách trong việc triển khai chính
sách và các giải pháp đã đề ra.
Trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sĩ không thể nêu hết
tổng thể du lịch Quảng Nam mà chỉ khái quát được những vấn đề lý
luận cơ bản về trực trạng, giải pháp du lịch Quảng Nam. Đồng thời,
tập trung phân tích, đánh giá tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh, trên
cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần đưa du lịch Quảng
Nam phát triển bền vững trong thời gian tới. Với khả năng còn hạn chế
nên trong qua trình nghiên cứu không khỏi tránh những thiếu sót nhất
định, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn
thiện hơn./.
24