Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tác động của chính sách thông tin truyền thông mạng internet đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ từ thực tiễn thành phố đà nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.45 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, Internet đang chi phối hầu như mọi lĩnh vực và có
vai trò quan trọng đối với con người và xã hội. Internet là xa lộ thông
tin siêu tốc cho phép kết nối và truyền tải một dung lượng thông tin
khổng lồ, có thể nói là vô hạn định với tốc độ siêu nhanh. Đây là một
kho kiến thức khổng lồ, phong phú và đa dạng được cập nhật h ng
ngày, h ng giờ từ khắp nơi trên thế giới; giúp cung cấp thông tin
theo yêu cầu của mỗi người, từ việc kinh doanh, nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ cho đến tư vấn tình cảm... Nhờ vậy,
con người trên khắp hành tinh có thể dể dàng kết nối với nhau,
chia sẻ trao đổi thông tin, hình thành dư luận xã hội và tham gia
giải quyết những vấn đề toàn cầu, vấn đề khu vực hay toàn quốc
gia một cách nhanh chóng. Internet đã và đang trở thành nhu cầu
không thể thiếu đối với đời sống, tác động một cách trực tiếp, làm
thay đổi nhận thức, hành vi của mỗi cá thể, qua đó tác động đến sự
phát triển của toàn xã hội.
Nhận thức được sự phát triển mạnh mẽ của nội dung thông tin
trên Internet với những đặc thù phức tạp, các cơ quan chức năng đã
tăng cường công tác quản lý đối với thông tin trên Internet và tiếp tục
hoàn thiện khung pháp lý để tạo điều kiện cho Internet phục vụ phát
triển kinh tế xã hội. Quan điểm này được thể hiện cụ thể nhất trong
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách quản lý
Internet như Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông, Nghị định
72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng, trong đó nêu rõ: “Thúc đẩy việc sử dụng
Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội đặc biệt trong lĩnh vực
1


giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ để tăng năng


suất lao động, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã từng nhấn mạnh
trong bài phát biểu “Vì một môi trường Internet tinh khiết và trong
sạch”: “Chính phủ Việt Nam khẳng định bảo vệ công dân, bảo vệ các
tổ chức, các công ty, các thương hiệu của Việt Nam và của các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trên Internet.
Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và
các quy tắc về hoạt động trên mạng Internet...”[38]
Tuy nhiên, trên thực tế, Internet đang thể hiện ngày càng rõ nét
đặc trưng của một xã hội ảo, phản ánh ngày càng toàn diện các hoạt
động của đời sống thật ở mức độ tự do hơn cho mỗi cá thể, phức tạp
hơn cho công tác quản lý. Internet là lĩnh vực đặc thù có sự phát triển
nhanh, mạnh, gắn liền với sự phát triển của thế giới. Vì vậy, hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật quản lý lĩnh vực này cũng đòi hỏi
phải được bổ sung, điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với sự phát
triển và yêu cầu quản lý. Đến nay, hệ thống văn bản điều chỉnh các
hoạt động liên quan đến việc cung cấp, sử dụng thông tin trên
Internet đã được bổ sung, hoàn thiện đáng kể song còn chưa đồng bộ
và chưa theo kịp sự phát triển. Vấn đề khó khăn trong việc áp dụng
chính sách, pháp luật là do tính chất không biên giới của Internet.
Chẳng hạn như một hành vi trên Internet có thể vi phạm pháp luật
của một nước, nhưng lại là được phép ở một quốc gia khác, vì vậy
việc xử lý vi phạm cũng bị giới hạn, chỉ có tác dụng nhất định khi
người vi phạm, hành vi vi phạm xảy ra ở quốc gia đó.
Hòa chung vào sự phát triển của Internet trên phạm vi quốc
gia, trong thời gian qua thành phố Đà Nẵng cũng đã tạo điều kiện cho
các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet;
2



đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành
phố. Việc phát triển mạng Internet đã được các cấp, các ngành quan
tâm, chỉ đạo và đã thu được những kết quả nhất định: hoàn thiện hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm môi trường pháp lý rõ
ràng, công khai, minh bạch và bình đẳng; có chính sách khuyến khích
hoạt động của các các doanh nghiệp, tạo ra nhiều dịch vụ hấp dẫn,
lành mạnh để thu hút người sử dụng trong nước, giảm thiểu tác động
tiêu cực của thông tin xấu. Hiện tại, tỷ lệ người dân sử dụng Internet
tại Đà Nẵng đứng thứ 2 so với các tỉnh thành trong cả nước; doanh
nghiệp có tỷ lệ kết nối Internet đạt 78%. Theo Sở Thông tin và
Truyền thông Đà Nẵng, doanh thu ngành Công nghệ thông tin,
Viễn thông Internet trong năm 2015 của thành phố đạt 15.874 tỷ
đồng. Như vậy, có thể thấy trên thực tế các chính sách quản lý,
phát triển Internet có tác động không nhỏ đến hoạt động của các
doanh nghiệp trên địa bàn; đồng thời vấn đề phát triển Internet của
thành phố vẫn chịu những ảnh hưởng nhất định mặt hạn chế đã
được phân tích ở trên.
Để đánh giá tác động chính sách phát triển, quản lý Internet và
thông tin trên mạng và các kênh tác động của chính sách đến các hoạt
động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; từ đó đưa ra các giải pháp hạn
chế các tác động tiêu cực và phát huy các tác động tích cực, góp phần
nâng cao hiệu quả công tác quản lý Internet trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, tác giả chọn đề tài “Tác động của chính sách thông tin truyền
thông mạng Internet đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ từ thực tiễn
Thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về đánh giá tác động của chính sách đã có một số
công trình của các tác giả trong và ngoài nước, điển hình như.
3



- Florent Bédécarrats (2013), “Đánh giá tác động: các phương
pháp và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính vi mô”;
- Nhóm tác giả (2013), “Báo cáo đánh giá tác động xã hội Dự
án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên”;
- Trần Văn Tiến (2014), “Tác động của chính sách đổi mới
công nghệ đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa (Nghiên cứu các doanh nghiệp tại tính Bình Phước)”, Luận
văn thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;
Nội dung chủ yếu của các công trình này là nghiên cứu các
chính sách vĩ mô, kinh tế, đổi mới công nghệ ... chưa có đề tài nào
đánh giá một cách toàn diện về chính sách thông tin truyền thông mạng
Internet tại Việt Nam nhất là trên cơ sở thực tiễn từ một địa phương cụ
thể như thành phố Đà Nẵng. Do vậy, có thể khẳng định vấn đề học
viên lựa chọn nghiên cứu không có sự trùng lắp về nội dung và đối
tượng, phạm vi nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là khái quát hóa các vấn đề
lý luận về chính sách thông tin truyền thông mạng Internet và các
kênh tác động của chính sách đến các hoạt động của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ; phân tích, đánh giá thực tế các tác động của chính
sách thông tin truyền thông mạng Internet đến các hoạt động của
doanh nghiệp vừa và nhỏ để qua đó đề xuất các giải pháp hạn chế các
tác động tiêu cực và phát huy các tác động tích cực của chính sách
thông tin truyền thông mạng Internet đến các hoạt động của doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn giải quyết các
nhiệm vụ cụ thể sau:

4


Thứ nhất, Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tác động
chính sách thông tin truyền thông mạng Internet đối với các doanh
nghiêp vừa và nhỏ.
Thứ hai, Phân tích, đánh giá thực tế các tác động của chính
sách thông tin truyền thông mạng Internet đến các hoạt động của
doanh nghiệp vừa và nhỏ để tìm ra vấn đề tồn tại, hạn chế, nguyên
nhân khách quan, chủ quan.
Thứ ba, Đề xuất các giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực và
phát huy các tác động tích cực của chính sách thông tin truyền thông
mạng Internet đến các hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá tác động của chính
sách thông tin truyền thông mạng Internet đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu theo thời gian từ năm 2010 đến 2015 trong
phạm vi các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Đà Nẵng
Phạm vi về nội dung: tập trung nghiên cứu tác động của chính
sách thông tin truyền thông mạng Internet đến các hoạt động của
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên 3 lĩnh vực chính: Chính sách phát triển,
quản lý tài nguyên Internet; Chính sách về thương mại điện tử và
Chính sách về ứng dụng CNTT.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Trong nghiên cứu khoa học phương pháp và phương pháp luận

là hai khái niệm gần nhau nhưng không đồng nhất. Phương pháp luận
5


là hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là những nguyên lý,
quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo,
xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các
phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc
lựa chọn, vận dụng phương pháp. Nói cách khác thì phương pháp luận
chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp,
thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và
các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để có được kết quả nghiên cứu khoa học, chính xác việc lựa
chọn phương pháp nghiên cứu đóng vai trò hết sức quan trọng. Đề tài
lựa chọn ba phương pháp chủ yếu để sử dụng trong nghiên cứu đó là:
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích định tính,
phương pháp phân tích định lượng.
Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng xuyên suốt
trong các nội dung của luận văn và đây cũng là phương pháp nghiên
cứu chủ yếu của luận văn.
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong luận
văn để xác định các câu hỏi nghiên cứu, xác định các tiêu chí đánh
giá tác động, thu thập các ý kiến của chuyên gia về các vấn đề ảnh
hưởng chính sách đến các hoạt động của doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận
văn để đo lường các kết quả theo từng tiêu chí đồng thời kiểm tra tính
phù hợp của các thang đo từng tiêu chí.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận

Đưa ra cái nhìn tổng quan về tác động của chính sách thông tin
truyền thông mạng Internet trong đó có những chính sách phát triển
6


Internet & tài nguyên Internet, chính sách phát triển thương mại điện
tử và tăng cường ứng dụng CNTT tại Việt Nam nói chung và tại TP
Đà Nẵng nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp các giải pháp giúp nâng
cao hiệu quả thực hiện chính sách thông tin truyền thông mạng
Internet ở TP Đà Nẵng nói riêng và trên cả nước nói chung.
- Thực hiện khảo sát về tác động chính sách thông tin truyền
thông mạng Internet đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP
Đà Nẵng trên diện rộng và qua đó đánh giá đúng tác động tiêu
cực, tích cực của chính sách đối với hoạt động của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về tác động chính sách và
đánh giá tác động chính sách thông tin truyền thông mạng Internet
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Chương 2: Thực trạng tác động của chính sách thông tin
truyền thông mạng Internet đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
thành phố Đà Nẵng.
- Chương 3: Đánh giá tác động của chính sách thông tin truyền
thông mạng Internet đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ thực tiễn
thành phố Đà Nẵng.


7


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH
VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH THÔNG TIN
TRUYỀN THÔNG MẠNG INTERNET ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1. Khái quát về đánh giá chính sách và đánh giá tác động
chính sách
1.1.1. Khái niệm về đánh giá chính sách công
“Đánh giá chính sách là hoạt động kiểm tra chính sách bằng
các tiêu chí cụ thể như sự phù hợp, đầy đủ, tính hiệu quả, hiệu suất
và các tác động của chính sách nhằm cải thiện việc hoạch định, xây
dựng và thực hiện chính sách giải quyết thành công các vấn đề chính
sách công trong tương lai” hoặc :
“Đánh giá chính sách công là các quy định, luật, nguyên tắc,
thông lệ mà một nhóm hoặc tổ chức sử dụng để thực hiện các quyết
định và hành động liên quan đến đánh giá chính sách”.
Vai trò cốt lõi của của đánh giá chính sách công chính là:
- Qua đánh giá rút ra những bài học về thiết lập chương trình
xây dựng chính sách hoặc các công cụ chính sách.
- Biết được chất lượng và hiệu quả của chính sách.
- Nhận biết được đầy đủ tầm quan trọng của chính sách công
trong quản lý
- Biết được sự hài lòng và ý thức chấp hành, thực hiện chính
sách của các đối tượng chính sách và người dân.
- Biết được năng lực và trình độ hoạch định và tổ chức thực
hiện chính sách công của các cơ quan quản lý nhà nước và Cán bộ
công chức.

8


1.1.2. Khái niệm về đánh giá tác động chính sách
Đánh giá tác động của chính sách là một hoạt động quan trọng
trong quá trình nghiên cứu chính sách, nh m làm rõ ảnh hưởng của
chính sách đối với các đối tượng khác nhau trong xã hội và đối với sự
phát triển của xã hội nói chung. Việc đánh giá này gồm cả nội dung
phân tích trước khi thực hiện chính sách (dự báo) và phân tích hiệu
quả đạt được sau khi thực hiện chính sách. Các đối tượng chịu tác
động của chính sách được phân ra: chịu tác động trực tiếp và chịu tác
động gián tiếp. Các tác động có thể là tích cực hoặc tiêu cực, có tác
động có thể dự đoán được, có tác động không được dự đoán trước
1.2. Những vấn đề lý luận về tác động của chính sách thông
tin truyền thông mạng Internet đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1. Khái niệm và các yếu tố tác động đến doanh nghiệp
vừa và nhỏ
1.2.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là doanh nghiệp sử dụng
dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu
năm không quá 20 tỷ đồng.
1.2.1.2. Các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh Doanh nghiệp
vừa và nhỏ
Qua nghiên tài liệu và kế thừa một số kết quả của các công trình
nghiên cứu đi trước tác giả đưa ra một số yếu tố chính tác động đến hoạt
động của các DNVVN như sau:
- Chính sách của địa phương như: Chính sách hỗ trợ của địa
phương, Thủ tục hành chính, Hỗ trợ từ Hội doanh nghiệp, Hạ tầng cơ
sở, Thủ tục thuê đất.
- Năng lực nội tại của doanh nghiệp: Trang thiết bị, Thông tin

thị trường, Tiếp thị và Trình độ lao động.
9


- Yếu tố vốn: Tiếp cận thị trường vốn, Tiếp cận các tổ chức tín
dụng, Thủ tục vay vốn, Chính sách lãi suất.
- Chính sách vĩ mô: Chính sách hỗ trợ DNVVN, Hệ thống luật
pháp và Chính sách thuế.
1.2.2. Chính sách Thông tin truyền thông mạng Internet và tác
động của chính sách thông tin truyền thông mạng Internet đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.2.1. Chính sách Thông tin truyền thông mạng Internet
Thông tin truyền thông mạng Internet là một khái niệm có
phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều bộ ngành khác
nhau. Trong phạm vi luận văn nay tác giả chỉ tập trung nghiên cứu và
đánh giá tác động của các chính sách liên quan đến các hoạt động của
các DNVVN cụ thể vào các lĩnh vực sau:
a. Chính sách quản lý và phát triển tài nguyên Internet
Internet được thiết lập tại Việt Nam vào năm 1997, lúc này
Chính phủ ban hành Nghị định số 21/CP ngày 5/03/1997 về việc ban
hành Qui chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở
Việt Nam. Lúc đó, tư duy là quản lý được đến đâu thì phát triển đến
đó. Nhưng sau mấy năm, khi Internet bắt đầu phát triển, chúng ta xây
dựng Nghị định 55/2001/NĐ-CP với tư duy phát triển đi đôi với quản
lý, nhưng quản lý không làm ảnh hưởng đến phát triển. Đến bây giờ,
khi xây dựng Nghị định 72, tư duy của chúng ta là quản lý phải theo
kịp sự phát triển của Internet. Đây là bước đột phá về mặt tư duy.
Quản lý Internet không những không làm hạn chế sự phát triển của
nó mà còn giúp sự phát triển có tính định hướng, phục vụ phát triển
kinh tế, văn hóa xã hội đất nước.

b. Chính sách về hoạt động thương mại điện tử
Tháng 11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử.
10


Để Luật vào cuộc sống, tháng 6/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 57/2006/NĐ-CP về TMĐT. Đầu năm 2007, Chính phủ Việt
Nam ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về
giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số
26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành Luật
Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về giao dịch điện tử
trong hoạt động ngân hàng.
c. Chính sách về ứng dụng CNTT
Ngành CNTT Việt Nam trong những năm gần đây tiếp tục
phát triển mạnh mẽ, thu được nhiều kết quả khả quan, trong đó đáng
chú ý là Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ðề án 'Ðưa Việt Nam
sớm trở thành nước mạnh về CNTT'. Ðây chính là động lực để ứng
dụng CNTT tiếp tục thu được một số kết quả quan trọng, tạo nền tảng
ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử, ứng dụng hệ thống
thư điện tử và hệ thống quản lý văn bản và điều hành; triển khai xây
dựng các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử phục vụ
người dân và doanh nghiệp.
1.2.2.2. Tác động của chính sách thông tin truyền thông mạng
Internet đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
a. Tác động của chính sách phát triển tài nguyên Internet
Tài nguyên Internet gồm có tên miền, địa chỉ IP, số hiệu mạng
là các thông số cơ bản để phục vụ cho hoạt động Internet.
Phát triển về tài nguyên Internet là một trong những tiêu chí
quan trọng để đánh giá sự phát triển về hội nhập của doanh nghiệp.

b. Tác động của chính sách thương mại điện tử
Đối với DNNVV, TMĐT có vai trò là một phương thức kinh
doanh mới, hiện đại, hiệu quả. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, môi
11


trường kinh doanh đối với DNNVV ngày càng trở nên khốc liệt thì
tính hiện đại hóa và tính hiệu quả của TMĐT càng thể hiện rõ ràng
và giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhanh chóng bắt
kịp nhịp điệu của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
c. Tác động các chính sách ứng dụng CNTT
Hiện nay, CNTT đang hiện diện và đóng vai trò quan trọng
không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng
của Internet đã làm thay đổi mô hình và cách thức hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, việc chuyển dần các giao dịch truyền thống
sang giao dịch điện tử đã ảnh hưởng đến vị trí, vai trò và cả nhu cầu
của các bên hữu quan (khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư…) của
doanh nghiệp. Công việc quản lý kinh doanh một khi được “số hóa”
sẽ giúp ích đáng kể cho các doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi
phí, thời gian, nhân sự. Chính vì thế, ngày càng nhiều DNVVN ứng
dụng các giải CNTT trong việc điều hành công ty, xem đây là một
biện pháp nh m tăng tính cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.

Kết luận Chƣơng 1
Như Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng
đánh giá tại hội thảo Internet Day 2013 lần 2 với chủ đề “Tương lai
nền kinh tế Internet Việt Nam”: Internet đã tạo môi trường thuận lợi
cho việc tiếp cận thông tin, phổ cập rộng rãi thông tin trong xã hội,
phục vụ cho công việc, nghiên cứu, học tập, sản xuất kinh doanh và

truyền thông các chính sách của Đảng và Nhà nước tới người dân.
Internet đã góp phần tạo lập cộng đồng, thúc đẩy hoạt động của các
tổ chức xã hội, nâng cao năng lực sản xuất và thương mại, tạo ra
12


nhiều hơn của cải vật chất trong xã hội và nâng cao đời sống người
dân. Internet còn là sân chơi bổ ích, một kênh giải trí hấp dẫn với
nhiều ứng dụng phục vụ người dùng. Nền kinh tế thế giới truyền
thống hiện đang có bước chuyển mạnh mẽ sang nền kinh tế
Internet.[45] Thực tế cho thấy, khi nền kinh tế thế giới suy thoái,
nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sang kinh doanh trên mạng
Internet nh m cắt giảm chi phí và tiếp cận với khách hàng được
nhanh chóng, đồng thời có thể phản ứng nhanh với sự thay đổi của
thị trường. Những phân tích tại Chương 1 đã phần nào chứng minh
những chính sách thông tin truyền thông mạng Internet có ảnh hưởng
vô cùng to lớn đối với các DNNVV, đặc biệt là đối với giai đoạn
start-up trong bối cảnh này. Chính sách thông tin truyền thông
mạng Internet ngày này đã trở thành một yếu tố tác động mang
tầm vĩ mô và có sức ảnh hưởng lâu dài đối với sự phát triển của
các doanh nghiệp.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THÔNG TIN
TRUYỀN THÔNG MẠNG INTERNET ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TP ĐÀ NẴNG
2.1. Tổng quan về thực hiện các chính sách thông tin
truyền thông mạng Internet tại Việt Nam
2.1.1. Kết quả phát triển tài nguyên Internet tại Việt Nam
Kể từ năm 2011 đến nay tên miền “.vn” liên tục là tên miền quốc
gia (ccTLD) có số lượng đăng ký sử dụng cao nhất khu vực ASEAN.

Bên cạnh việc khẳng định vị trí đứng đầu trong khu vực ASEAN, tên
miền “.vn” đang vươn tầm ảnh hưởng ra khu vực châu Á. Tên miền
“.vn” đứng trong Top 10 trong bảng khảo sát các ccTLD có số lượng tên
13


miền đăng ký sử dụng lớn nhất khu vực châu Á do tổ chức quản lý tên
miền cấp cao mã quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APTLD)
công bố,.
2.1.2. Kết quả hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam
Theo Cục TMĐT và Công nghệ thông tin, (Bộ Công Thương),
TMĐT đang có bước phát triển rất nhanh nhờ hệ thống viễn thông
phát triển vượt bậc với khoảng 1/3 dân số Việt Nam truy cập Internet.
Tỷ lệ website có tính năng đặt hàng trực tuyến là 58%, trong đó tỷ lệ
website có tính năng thanh toán trực tuyến là 15%.
2.1.3. Kết quả ứng dụng CNTT tại Việt Nam
Những chính sách và giải pháp của Chính phủ trong việc cải
thiện Ứng dụng CNTT đã góp phần đem lại những hiệu quả tích cực
như: 95% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp sẽ được nộp trực tuyến;
90% số doanh nghiệp sẽ nộp thuế qua mạng; 90% cơ quan, tổ chức
thực hiện giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia Bảo
hiểm xã hội; 30% hồ sơ thủ tục hành chính sẽ được xử lý trực tuyến
tại mức độ 4.
2.2. Thực trạng tác động của các chính sách thông tin
truyền thông mạng Internet đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng
Tính đến ngày 30/11/2016 trên địa bàn thành phố có 15.588
doanh nghiệp, sử dụng 316.671 lao động. Trong đó có 482 doanh

nghiệp, đơn vị có sử dụng lao động người nước ngoài với 1.184 lao
động là người nước ngoài; đã có giấy phép lao động cho 847 người và
xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho 337 người.
14


2.2.2. Thực trạng, tác động và kết quả thực hiện các chính
sách thông tin truyền thông mạng tại Thành phố Đà Nẵng
2.2.2.1. Chính sách về tài nguyên Internet trên địa bàn TP Đà
Nẵng
Theo thống kê, các doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng đăng ký
khoảng gần 4000 tên miền quốc gia .vn. So với số lượng gần 16 ngàn
doanh nghiệp đang hoạt động tại Đà Nẵng thì con số phát triển tài
nguyên Internet chưa thật sự tương xứng.Tỷ lệ tên miền .vn tại TP Đà
Nẵng chiếm 1.67% so với cả nước, trong đó, tỷ lệ tên miền dành cho
các cơ quan quản lý Nhà nước tại TP Đà Nẵng chiếm tỷ lệ 1.88% so
với cả nước.
2.2.2.2. Chính sách về thương mại điện tử trên địa bàn TP Đà
Nẵng
Chính sách thúc đẩy thương mại điện tử đã có tác động khá lớn
đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN, đã được một số kết
quả đáng ghi nhận: 37 DN được hỗ trợ miễn phí để xây dựng website
TMĐT (trong đó có 7 DN được hỗ trợ từ nguồn Khuyến công Trung
ương); 25 DN tham gia quảng bá thương hiệu và sản phẩm trên Cổng
Giao tiếp TMĐT quốc gia ECVN (ecvn.com); 15 DN được hỗ trợ để
tối ưu hóa phần mềm website.
2.2.2.3 Chính sách về ứng dụng CNTT trên địa bàn TP Đà
Nẵng
Đà Nẵng được đánh giá là hình mẫu về triển khai ứng dụng
CNTT trong hoạt động của các cơ quan QLNN. Những kết quả đó đã

được ghi nhận cụ thể với việc thành phố luôn dẫn dầu bảng xếp hạng
đánh giá của Bộ TTTT về mức độ ứng dụng CTTT trong các cơ quan
nhà nước cũng như đánh giá của Hội Tin học Việt Nam về Chỉ số
Sẵn sàng ứng dụng CNTT (ICT-ICdex) trong nhiều năm qua.
15


Kết luận Chƣơng 2
Các phân tích ở trên về các chính sách phát triển tài nguyên
Internet, chính sách về thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ
thông tin tại thành phố Đà Nẵng cho thấy nhìn chung, Đà Nẵng rất
chú trọng việc áp dụng các chính sách vào sự vận hành, phát triển của
thành phố nói chung, của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, đặc
biệt là chính sách thương mại điện tử. Những động thái của các Sở,
ban, ngành có liên quan đã tạo ra những tác động đáng kể đối với sự
phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể thấy so với các
điều kiện, nguồn lực của thành phố, những kết quả đạt được còn khá
khiêm tốn, chưa thực sự tương xứng với sự phát triển của thành phố
đầu tàu của khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Các doanh nghiệp vừa
và nhỏ còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, cụ thể ở việc phát triển
tài nguyên Internet (tên miền, địa chỉ IP). Đây cũng là vấn đề đáng
lưu ý và đòi hỏi sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa của các cơ quan
quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, nh m thúc đẩy sự
phát triển của Đà Nẵng nói chung và các Doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Đà Nẵng nói riêng.

16


CHƢƠNG 3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THÔNG TIN
TRUYỀN THÔNG MẠNG INTERNET ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỪ THỰC TIỄN TP ĐÀ NẴNG
3.3.1. Tác động tích cực
3.3.1.1. Đối với lĩnh vực phát triển tài nguyên Internet
Dựa trên kết quả khảo sát “Đánh giá tác động của chính sách
thông tin truyền thông mạng Internet đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại TP. Đà Nẵng” có thể thấy chính sách Thúc đẩy việc sử
dụng Internet và ứng dụng CNTT được đánh giá hiệu quả và rất hiệu
quả (trên 70%). Nhiều doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động,
nhu cầu sử dụng tài nguyên Internet (tên miền, địa chỉ IP,..) cũng như
sử dụng các dịch vụ kết nối là điều thiết yếu trong các tổ chức. Điều
đó làm cho xu hướng các doanh nghiệp lắp Internet, mua tên miền,
mở website,… tại Đà Nẵng ngày càng nở rộ.
Các chính sách thông tin mạng cũng được 86% đáp viên đáng
giá ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến tình hình bảo đảm an toàn thông
tin và an ninh thông tin trên mạng.
3.3.1.2. Đối với lĩnh vực phát triển thương mại điện tử
Thực tế, thông qua khảo sát có thể thấy rõ các chính sách phát
triển truyền thông mạng, đặc biệt trong màng Thương mại điện tử đã
có tác động mạnh mẽ vào cấu trúc của doanh nghiệp:
- 59% đáp viên cho r ng các chính sách thông tin mạng đã tác
động tích cực và rất tích cực đổi mới công nghệ, hạ tầng, cơ sở vật
chất, nguồn nhân lực tại doanh nghiệp của họ;
- 51% đáp viên cho r ng các chính sách thông tin mạng đã tác
động tích cực và rất tích cực đối với phương thức thanh toán
17


3.3.1.3. Đối với lĩnh vực Ứng dụng CNTT

Những nỗ lực chung về cải cách hành chính đã tác động tích
cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố trên tất cả lĩnh
vực, góp phần đưa Đà Nẵng đến thứ hạng cao trong các bảng xếp
hạng tỉnh, thành. Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (dẫn
đầu 4 năm liên tiếp); chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh (xếp
thứ hai trong hai năm 2012, 2013, đứng đầu về tiêu chí thủ tục hành
chính công); chỉ số cải cách hành chính (dẫn đầu 3 năm liên tiếp)...
3.3.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những lợi ích thiết thực thì chính sách thong tin
truyền thông mạng Internet cũng mang lại những tác động tiêu cực
cho cộng đồng nói chung và các DNNVV nói riêng.
Qua thực hiện khảo sát với 6 tiêu chí ảnh hưởng của chính
sách thông tin truyền thông mạng Internet đến các hoạt động của
DNVVN.
Bảng 3.1. Tác động của chính sách thông tin mạng đối với hoạt động
của DN
Tác động rất tiêu cực Tác động tiêu cực
1.Tiếp cận, mở rộng thị
trường
2. Quảng cáo và tiếp thị,
quan hệ công chúng
3. Phương thức mua, bán
hàng
4. Phương thức vận
chuyển
5. Phương thức thanh
toán
6. Hoạt động kế toán và
tài chính


18

08%

30%

15%

31%

10%

28%

14%

13%

03%

36%

05%

36%


3.4. Kiến nghị và đề xuất
Ngay từ giai đoạn khảo sát định tính, tác giả đã đưa ra một số
đề xuất về giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định quản

lý thông tin truyền thông mạng Internet, từ đó đánh giá mức độ cần
thiết của các giải pháp với kết quả ở giai đoạn khảo sát định lượng
như sau:

Giải pháp 10

12
47 12
61
7 43.9
10
32 21 21.7
5
Giải pháp 9

Giải pháp 7

Giải pháp 6

Giải pháp 5

Giải pháp 4

Giải pháp 3

Giải pháp 2

2

Giải pháp 8


4 10 2.9 15.6 12
20 12
20
26.4 23
53
43 44
41.5
40 45.5
39 12 19
20 15.8
12
10
10
18 15
5
45

Giải pháp 1

100%
80%
60%
40%
20%
0%

Rất cần thiết
Cần thiết
Bình thường

Không cần thiết
Rất không cần thiết

Hình 3.10. Mức độ cần thiết của các giải pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện các quy định quản lý Internet
Ghi chú:
Giải pháp 1: Hoàn thiện môi trường pháp lý như xây dựng các
quy định về an toàn, an ninh thông tin, đẩy mạnh sử dụng chữ ký số
trong các hoạt động ứng dụng CNTT...
Giải pháp 2: Phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia trên Internet
Giải pháp 3: Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, hướng
dẫn, giáo dục cho người dân về các chính sách thông tin truyền thông
mạng Internet
Giải pháp 4: Đẩy mạnh ứng dụng CNNT vào các dịch vụ trực
tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Giải pháp 5: Bảo đảm ứng dụng CNTT đồng bộ trên phạm vi
cả nước
19


Giải pháp 6: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn
nhân lực am hiểu về thông tin truyền thông mạng và đào tạo kỹ năng
ứng dụng CNTT .
Giải pháp 7: Thành lập liên minh các bộ ngành trong đảm bảo
an ninh thông tin mạng và sử dụng các cở sở dữ liệu dùng chung
Giải pháp 8: Quản lý chặt chẽ nội dung thông tin trên Internet;
Tích cực ngăn chặn thông tin xấu và độc hại, đảm bảo môi trường
kinh doanh trực tuyến lành mạnh và an toàn
Giải pháp 9: Có cơ chế đẩy mạnh phát triển thương mại điện

tử, chú trọng xây dựng hệ thống thanh toán thương mại điện tử
quốc gia
Giải pháp 10: Tăng cường sự hợp tác khu vực và quốc tế trong
lĩnh vực thông tin truyền thông mạng.
Trong đó 10 giải pháp đưa ra thực hiện khảo sát, tác giả nhận
thấy nhu cầu hoàn thiện môi trường pháp lý như xây dựng các quy
định về an toàn, an ninh thông tin, đẩy mạnh sử dụng chữ ký số.. hết
sức cấp bách và có ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách. Ngoài ra, việc phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật,
các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia trên Internet, bảo đảm
ứng dụng CNTT đồng bộ trên phạm vi cả nước và đẩy mạnh ứng
dụng CNNT vào các dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân và doanh
nghiệp cũng được đông đảo các doanh nghiệp ủng hộ. Rất nhiều
DNVVN đưa ý kiến nên có cơ chế đẩy mạnh phát triển thương mại
điện tử, chú trọng xây dựng hệ thống thanh toán thương mại điện tử
quốc gia; đồng thời phải quản lý chặt chẽ nội dung thông tin trên
Internet, tích cực ngăn chặn thông tin xấu và độc hại, đảm bảo môi
trường kinh doanh trực tuyến lành mạnh và an toàn. Sự tuyên truyền
nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực am hiểu về thông tin
20


truyền thông mạng và đào tạo kỹ năng ứng dụng CNTT sẽ giúp việc
thực hiện chính sách thông tin truyền thông mạng được rõ ràng và
mạch lạc hơn.
Kết luận Chƣơng 3
Trong chương này, tác giả đã hệ thống phương pháp đánh giá
tác động của chính sách thông tin truyền thông mạng Internet đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính là phương pháp đánh giá “sau”
sử dụng kết hợp bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định

lượng. Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, việc xây dựng bảng hỏi
phục vụ khảo sát đánh giá tác động của chính sách thông tin truyền
thông mạng đến các DNVVN tại TP Đà Nẵng được thực hiện dễ
dàng và có đủ sở cứ khoa học. Kết quả khảo sát cho thấy thái độ,
quan điểm và nhận định của các DNVVN tại TP Đà Nẵng với các
vấn đề: đánh giá tính hiệu quả các các chính sách, quy định về
Internet; mức độ ảnh hưởng của các chính sách đến hoạt động của
doanh nghiệp; mức độ tác động của các chính sách về Internet đến
doanh nghiệp; tính cần thiết của các giải pháp nh m nâng cao hiệu
quả thực hiện quy định về quản lý Internet. Đối với mỗi vấn đề, các
doanh nghiệp lại có những đánh giá khác nhau đối với mỗi tiêu chí cụ
thể. Có những vấn đề, câu trả lời của các doanh nghiệp đi theo một
hướng thống nhất nhưng có những vấn đề vẫn có sự lựa chọn khá
đồng đều nhau ở những phương án đối lập. Điều này cho thấy, tùy
thuộc vào đặc điểm kinh doanh, quy mô, cấu trúc, đặc thù ngành
nghề mà những chính sách liên quan đến Internet có tác động khác
nhau đến các doanh nghiệp khác nhau.
Trên cơ sở này, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản
lý sẽ có cái nhìn chân thực, khách quan về phản hồi của các DNVVN
21


đối với chính sách về thông tin truyền thông mạng Internet và đồng
thời có thể đề xuất các giải pháp, định hướng để phát triển chính
sách, nâng cao hiệu quả quản lý về chính sách không chỉ đối với các
DNVVN tại địa bàn TP Đà Nẵng mà còn đối với tất cả các doanh
nghiệp trên cả nước. Một số giải pháp điển hình được tác giả nghiên
cứu tổng hợp bao gồm: Hoàn thiện môi trường pháp lý như xây dựng
các quy định về an toàn, an ninh thông tin, đẩy mạnh sử dụng chữ ký
số trong các hoạt động ứng dụng CNTT; Phát triển và hoàn thiện hạ

tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia trên
Internet, bảo đảm ứng dụng CNTT đồng bộ trên phạm vi cả nước và
đẩy mạnh ứng dụng CNNT vào các dịch vụ công trực tuyến; Đẩy
mạnh phát triển thương mại điện tử, chú trọng xây dựng hệ thống
thanh toán thương mại điện tử quốc gia; Quản lý chặt chẽ nội dung
thông tin trên Internet, tích cực ngăn chặn thông tin xấu và độc hại;
Tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực am hiểu về
thông tin truyền thông mạng và đào tạo kỹ năng ứng dụng CNTT.

22


T

ẬN

Nội dung của luận văn “Tác động của chính sách thông tin
truyền thông mạng Internet đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ từ thực
tiễn thành phố Đà Nẵng” đã đáp ứng một phần nào nhu cầu về mặt lý
luận và thực tiễn trong việc đánh giá tác động của chính sách thông
tin truyền thông mạng Internet đối với các DNVVN. Trong phạm vi
giới hạn của luận văn đã đạt được một số kết quả sau:
- Đưa ra cái nhìn tổng quan về thực hiện các chính sách thông
tin truyền thông mạng Internet trong đó có những chính sách phát
triển Internet & tài nguyên Internet, chính sách phát triển thương mại
điện tử và tăng cường ứng dụng CNTT tại Việt Nam. Trên cơ sở
đó kết hợp với thực tiễn các chính sách tại thành phố Đà Nẵng,
luận văn đã nêu bật thực trạng tác động của các chính sách thông
tin truyền thông mạng Internet đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại TP Đà Nẵng;

- Thực hiện khảo sát về tác động chính sách thông tin truyền
thông mạng Internet đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP
Đà Nẵng trên diện rộng và qua đó đánh giá đúng tác động tiêu
cực, tích cực của chính sách đối với hoạt động của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ;
- Tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp các giải pháp giúp nâng
cao hiệu quả thực hiện chính sách thông tin truyền thông mạng
Internet ở TP Đà Nẵng nói riêng và trên cả nước nói chung.
Nội dung nghiên cứu và khuôn khổ luận văn rộng lớn trong khi
trình độ tác giả có hạn, do đó khó tránh được những sai sót nhất định,
rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và độc giả quan tâm
đến đề tài để tác giả tiếp tục hoàn thiện hơn các nghiên cứu của mình.
23


Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt
tình của Thầy GS.TS Võ Khánh Vinh, cảm ơn tập thể các Thầy, Cô
giáo Học Viện Khoa học xã hội-Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả thực hiện đề tài. Tác giả
cũng xin cảm ơn Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở TTTT Đà Nẵng,
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương,
cũng như các doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong quá trình điều tra, thu thập số liệu để thực hiện các nội dung
của đề tài. Xin cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả
trong quá trình thực hiện đề tài luận văn.

24




×