Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Quản trị chiến lược INFOSYS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.47 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN QUẢN TRỊ
CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm
Nhóm thực hiện:
1. Nguyễn Thị My

40K08

2. Huỳnh Trà Giang

40K08

3. Huỳnh Thị Thùy Trang

40K08

4. Nguyễn Thị Ngọc Trâm

40K17

1


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm


MỤC LỤC

2


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

A. Tóm tắt
I.
Câu chuyện hình thành
NR Narayana Murthy đã được sinh ra vào ngày 20/8/1946 ở Sidlaghatta, Ấn Độ. Ông
sinh ra trong một gia đình nghèo với 9 anh em, ông là người con thứ năm. Cha Murthy là một
giáo viên trung học. Narayana đã được sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Mysore. Chú
của ông là một công chức và người cha Narayana rất muốn anh đi theo cùng một tuyến
đường. Nhưng ông đã có kế hoạch khác; anh muốn trở thành một kỹ sư tại Ấn Độ trong
những ngày đó. Ông đậu vào Học viện Công nghệ Ấn Độ với một thứ hạng cao và giành học
bổng. Tuy nhiên những học bổng không đủ để trang trải hoàn toàn học phí của ông. Ông đã
có bằng thạc sĩ vào năm 1969, trong một cuộc gặp gỡ với một nhà khoa học máy tính nổi
tiếng của Mỹ, ông cực kì ấn tượng với bài nói chuyện nhà khoa học. Điều này ảnh hưởng
Narayana để theo đuổi một nghề nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin trong tương lai.
Ý tưởng của Infosys đã được nảy ra vào một buổi sáng tháng Giêng năm 1981. Đó là
ngày định mệnh, khi Narayana Murthy và sáu kỹ sư phần mềm ngồi trong căn hộ của mình
đang tranh luận làm thế nào họ có thể tạo ra một công ty để viết mã phần mềm. Họ khởi
nghiệp với số tiền 10.000 rupee (Rs) - khoảng 250 đô la Mỹ và văn phòng đầu tiên của
Infosys là các phòng phía trước nhà Murthy.
II.

Kết luận về lịch sử chiến lược

Với quá trình hoạt động hơn 30 năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Infosys đã

thành công trong việc tạo dựng thương hiệu và thúc đẩy một số thay đổi lớn ở Ấn Độ, giúp
Ấn Độ trở thành điểm đến toàn cầu cho các dịch vụ phần mềm tài năng. Infosys là một biểu
tượng vinh quang của dịch vụ và tư vấn công nghệ thông tin Ấn Độ, một tổ chức truyền cảm
hứng cho sự tôn trọng trên toàn cầu. Công ty luôn theo đuổi và bảo tồn những giá trị:
Chữ tín kinh doanh của công ty là sử dụng năng lực đặc biệt để tạo ra giá trị từ đó đáp
ứng nhu cầu của khách hàng, bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng.
Mục đích cốt lõi:
Các giải pháp kinh doanh tốt nhất: Infosys cung cấp các giải pháp kinh doanh trong
nhiều lĩnh vực như ô tô, hàng không vũ trụ, tài chính và chăm sóc sức khoẻ,.. Họ đã tập trung
3


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

vào việc cung cấp giải pháp cho các ngành trong tư cách là nhà cung cấp, thiết kế và phát
triển CNTT.
Thúc đẩy công nghệ: Infosys đã thiết kế và phát triển CNTT độc đáo để cung cấp dịch vụ
CNTT cho khách hàng. Họ đã thiết kế và phát triển các hệ thống ghế ngồi và khung lắp động cơ cho
ngành công nghiệp ô tô, phần khung máy bay và vỏ động cơ cho ngành công nghiệp hàng không vũ
trụ, hệ thống giao dịch trực tuyến và hệ thống cho phép giữ lại cho các công ty tài chính và hệ thống
ghi chép y tế cho lĩnh vực y tế.
Cung cấp bởi các chuyên gia hàng đầu: Nhân viên trong Infosys đang được đào tạo tại
trung tâm đào tạo của công ty ở Mysore (Ấn Độ). Infosys đầu tư rất nhiều vào việc đào tạo nhân viên
để làm cho họ đạt được những kỹ năng và kiến thức cần thiết làm việc trong tổ chức.

Lợi thế cạnh tranh: Theo quan điểm của Porter, Infosys đã có thể bắt đầu cạnh tranh

dựa trên chương trình lập trình 24 giờ với chi phí thấp làm rút ngắn thời gian giao hàng, theo
đó thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng được rút ngắn. Từ năng lực cốt lõi và quan
điểm dựa vào nguồn nhân lực của công ty, kể từ khi Infosys ban đầu, là một trong những
công ty duy nhất chứng minh được sự hài lòng của khách hàng với mô hình cạnh tranh lao
động, công ty đã chứng minh rằng công ty độc lập với cơ sở hạ tầng, kỹ năng và những khó
khăn của chính phủ Ấn Độ để thúc đẩy lực lượng lao động có tay nghề cao có chi phí thấp
phục vụ khách hàng toàn cầu. => Đáp ứng khách hàng vượt trội
III.

Phạm vi nghiên cứu:
Mục tiêu chiến lược:
“Our strategic objective is to build a sustainable organization that remains relevant to

the agenda of our clients, while generating profitable growth for our investors. In order to do
this, we will apply the priorities of our strategy - renew and new - to our own business and
cascade it to everything we do”.
( CEO Vishal Sikka, 2014)
Tạm dịch:

4


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

“ Mục tiêu chiến lược của chúng tôi là xây dựng một tổ chức bền vững mà còn liên
quan đến các chương trình nghị sự của các khách hàng của chúng tôi, trong khi tạo ra sự tăng
trưởng lợi nhuận cho các nhà đầu tư của chúng tôi. Để làm được điều này, chúng tôi sẽ ưu
tiên áp dụng chiến lược của chúng tôi - đổi mới và mới- doanh nghiệp của chúng tôi và điều

chỉnh mọi thứ chúng tôi làm”
Những điểm trọng tâm của chiến lược
Khác biệt các giải pháp và dịch vụ kèm theo: Trong các dịch vụ CNTT của công ty,
chiến lược của công ty sẽ nắm lấy các khái niệm về tự động hóa và trí tuệ nhân tạo để nâng
cao năng suất, đạt được độ chính xác cao hơn và giảm tổng số chi phí cho khách hàng.
Theo đuổi chiến lược liên minh và mua lại: Công ty đang hợp tác với các nhà cung
cấp phần mềm công nghệ hàng đầu trong việc tạo, triển khai, tích hợp và điều hành các giải
pháp kinh doanh cho các khách hàng .
Xây dựng mở rộng, các mối quan hệ lâu dài với khách hàng bằng cách cung cấp
các dịch vụ thị trường khác biệt.
Xây dựng một nền văn hóa trong công ty mang lại sự đổi mới cho khách hàng.
Thu hút và nâng cao tinh thần nhân viên: một loạt các biện pháp đã được triển khai
để trao quyền cho nhân viên thông qua niềm tin và trách nhiệm.
Với mục tiêu chiến lược trên thì việc phân tích các yếu tố của môi trường toàn cầu tác
động đến ngành là rất quan trọng. Vì vậy, nhóm sẽ tập trung phân tích các nhân tố của
môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến ngành dịch vụ công nghệ thông tin phạm vi toàn
cầu, trong giai đoạn 2014 - nay.
Giới hạn nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu: toàn cầu.
2. Thời gian nghiên cứu: Trong giai đoạn từ năm 2014-nay.
3. Lĩnh vực nghiên cứu: công nghệ thông tin.
4. Ngành nghiên cứu: ngành dịch vụ công nghệ thông tin
IV.

Khuynh hướng, cơ hội, đe dọa từ môi trường toàn cầu và môi trường ngành
5


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

Môi trường toàn cầu:
Xu hướng SMAC, đỉnh cao trí tuệ nhân tạo, xu hướng Internet của vạn vật đều được
ứng dụng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay được gọi là công nghiệp thế hệ 4.0
– xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể. Trong tất cả các ngành công nghiệp, có
bằng chứng rõ ràng rằng công nghệ là nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 đang
có một tác động lớn đến các doanh nghiệp.
Về phía cung, nhiều ngành công nghiệp đang nhìn thấy sự ra đời của các công nghệ
mới nhằm tạo ra những cách thức hoàn toàn mới để phục vụ nhu cầu hiện tại và tạo đột phá
đáng kể trong các chuỗi giá trị hiện có. Sự thay thế cũng đang diễn ra nhanh chóng, đối thủ
cạnh tranh sáng tạo – nhờ tiếp cận với các nền tảng kỹ thuật số toàn cầu cho nghiên cứu, phát
triển, tiếp thị, bán hàng và phân phối – có thể lật đổ những gương mặt đương nhiệm nhanh
hơn bao giờ hết bằng cách cải thiện chất lượng, tốc độ hay giá cả.
Sự thay đổi lớn về phía cầu cũng đang xảy ra, như sự minh bạch ngày càng tăng, sự
tham gia của người tiêu dùng, hành vi người tiêu dùng (ngày càng được xây dựng dựa trên cơ
sở tiếp cận các mạng di động và mạng dữ liệu) khiến các công ty phải định hướng lại quá
trình thiết kế, thị trường và quá trình cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Một xu hướng chính là sự phát triển của các nền tảng công nghệ cho phép kết hợp cả
cung và cầu để tạo bước đột phá trong cấu trúc ngành công nghiệp hiện có, chẳng hạn như
những gì chúng ta đang thấy trong nền kinh tế “chia sẻ” hoặc “theo yêu cầu”.Những nền tảng
công nghệ, kết xuất dễ dàng để sử dụng bởi điện thoại thông minh, hỗ trợ việc kết nối con
người với tài sản và dữ liệu – từ đó tạo ra những cách hoàn toàn mới để tiêu thụ hàng hoá và
dịch vụ.
Nhìn chung, sự thay đổi không thể lay chuyển từ số hóa đơn giản (Cách mạng công
nghiệp thứ ba) đến đổi mới dựa trên sự kết hợp của công nghệ (Cách mạng công nghiệp thứ
tư) đang buộc các công ty phải xem xét lại cách họ làm kinh doanh. Tuy nhiên điểm mấu chốt
6



QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

là như nhau: các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và giám đốc điều hành cấp cao cần phải hiểu sự
thay đổi môi trường, thử thách nhận định của các bộ phận và liên tục đổi mới.
Môi trường ngành:
5. Khuynh hướng thay đổi cung: Nhu cầu về ngành dịch vụ CNTT đang có xu hướng tăng
vào năm 2020 dự báo sẽ tăng 16,14% so với 2014. Ngành dịch vụ CNTT là cần thiết
cho tất cả các ngành như bán lẻ, năng lượng, y tế, tài chính,.. Theo EarthLink, dịch vụ
CNTT sẽ phát triển chiếm 70% ngành công nghiệp toàn thế giới.
6. Khuynh hướng thay đổi cầu: Theo Gartner, chì tiêu toàn cầu về dịch vụ công nghệ
thông tin đạt bình quân 3,5 nghìn tỷ USD mỗi năm, dự doán trong năm 2020 sẽ đạt
733,9 Tỷ USD, tương đương tăng 16%. Nhu cầu về dịch vụ CNTT của ngành tài chính
và chứng khoáng có xu hướng tăng cao chiếm 18% năm 2016. Nhu cầu về ngành dịch
vụ CNTT có xu hướng dịch chuyển từ thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu sang các nước
Châu Á – Thái Bình Dương.
7. Những ảnh hưởng đến cạnh tranh ngành dịch vụ công nghệ thông tin: Cuộc cách mạng
công nghệ lần thứ 4 tạo nên cạnh tranh gây gắt giữa các công ty trong ngành dịch vụ
CNTT. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối
Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS) tạo các nhà máy thông minh,
Robot, trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí trong ngành.
Động thái cạnh tranh: qua phân tích nhóm ngành các công ty cạnh tranh trưc tiếp với
Infosys là TCS, Wipro.
TCS là công ty dịch vụ CNTT hàng đầu tại Ấn Độ, là một tổ chức dịch vụ CNTT tư
vấn và giải pháp kinh doanh mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp toàn cầu. Chiến lược
của TCS cho tăng trưởng dài hạn là tiếp tục kinh doanh dich vụ CNTT bằng cách mở rộng
phạm vi địa lý và khả năng dịch vụ công mùa làm sâu sắc mối quan hệ với khách hàng. Xây
dựng hoặc mua lại các doanh nghiệp mới nổi và áp dụng hoặc tạo ra các mô hình kinh doanh
mới và các giải pháp kinh doanh thông qua đổi mới liên tục.

7


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

Wipro là nhà cung cấp cho các công ty toàn cầu về các giải pháp dịch vụ CNTT toàn
diện bao gồm tích hợp hệ thống, tư vấn, gia công phần mềm hệ thống thông tin, kích hoạt
dịch vụ. Wipro tập trung vào những mãng mạnh của mình để xây dựng thương hiệu. Thông
qua phát triển các chi nhánh tại nước ngoài, mua lại các công ty dịch vụ tư vấn tài chính như
System Inc,..
Ngành dịch vụ CNTT ngành hấp dẫn:
Mối đoe dọa từ 5 lực lượng cạnh tranh trong ngành dịch vụ CNTT đang ở mức trung
bình cao.
Các công ty trong cùng một nhóm ngành theo đuổi mục tiêu rõ ràng và xu hướng cạnh
tranh trực tiếp với nhau.
Yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công trong ngành: chất lượng dịch vụ, khả năng
cung ứng trên thị trường, nguồn nhân lực
Lực lượng dẫn dắt thay đổi ngành: toàn cầu hóa, những thay đổi về quy định và chính
sách của chính phủ, cải tiến sản phẩm.
Cơ hội: Như đã phân tích trong chu kỳ ngành thì chi tiêu ngành dịch vụ CNTT sẽ tiếp
tục tăng, làm cho doanh thu trong ngành tăng. Sự cải tiến về công nghệ giúp công ty có thể
thay đổi vị thế cạnh tranh nếu công ty bắt kịp với sự thay đổi đó.
Sự toàn cầu hóa cho phép các công ty trong ngành vươn ra thị trường thế giới điều đó
có nghĩa các công ty trong ngành có cơ hội tiếp cận được với các thị trường mới đầy tiềm
năng như các nước châu Á – Thái Bình Dương.
Đe dọa:
Tính hấp dẫn của ngành dịch vụ CNTT là cao, đồng thời ngành lại không yêu cầu vốn
cao nhưng tạo ra giá trị lớn làm thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh tạo nên sự canh tranh trong

ngành cao.

8


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ làm cho chu kỳ sống của các sản phẩm công
nghệ trở nên ngắn hơn, đòi hỏi công ty phải sự cải tiến và cập nhật liên tục. Nếu các công ty
không bắt kịp xu thế công nghệ thì rất dễ bị đào thải ra khỏi ngành.
Xu hướng toàn cầu hóa cũng đem lại thách thức cho các công ty, bởi lẻ họ không chỉ
cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh với những ông lớn trong ngành
đến từ các nước khác.

9


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

B. Phân tích quản trị chiến lược của công ty
I.
Các chiến lược hiện tại của công ty:
DOANH THU (Triệu USD)
Năm

2007


2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Dịch vụ 188,6
CNTT
9

225,1
9

290,5
0

302,4

6

360,5
9

445,2
0

580.5
7

722,7
4

773,0
3

905,6
3

Sản
phẩm
phần
mềm
Doanh
thu

8,05

8,93


12,69

13,84

19,23

22,43

24.38

27,35

24,73

28,62

196,7
4

234,1
2

303,1
9

316,3

379,8
2


467,6
3

604.9
5

750,0
9

797,7
6

934,2
5

1. Chiến lược cấp công ty:
1.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Infosys tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh đơn lẻ là công nghệ thông tin và tham gia
vào ngành dịch vụ công nghệ thông tin là chủ yếu. Infosys cung cấp các dịch vụ CNTT bao
gồm việc Phát triển ứng dụng và bảo trì (ADM); Tư vấn và tích hợp hệ thống (CSI); quản lý
cơ sở hạ tầng, quản lý quy trình kinh doanh và kỹ thuật.triển khai cho tất cả các ngành, trong
đó một số ngành quan trọng như: ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm (BFSI), công
nghệ cao, viễn thông, chế tạo, bán lẻ, thông tin đại chúng, xuất bản và giải trí, xây dựng y tế,
hàng không vận tải… Trong đó, phần mềm cho ngành BFSI chiếm hơn 40% doanh thu của
công ty. Công ty cho phép khách hàng tại hơn 50 quốc gia để tạo ra và thực thi các chiến lược
để chuyển đổi kỹ thuật số. Từ kỹ thuật để phát triển ứng dụng, quản lý tri thức và quản lý quá
trình kinh doanh, công ty giúp khách hàng của mình tìm thấy đúng vấn đề để giải quyết, và
giải quyết một cách hiệu quả.
1.2.


Tập trung vào một ngành dịch vụ CNTT:

10


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

 Phân tích khối
Đơn vị: %
Ngành
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Dịch
vụ 95.91 96.1 95.8 95.62 95.1 95.2 96.1 96.3 96.9
CNTT
8
2
2
0
3
5
0
Sản
phẩm 4.09 3.82 4.18 4.38 4.88 4.80 3.87 3.65 3.10
phần mềm
Tổng

100


100

100

100

100

100

100

100

100

2016
96.94
3.06
100

Qua phân tích khối thể hiện cấu trúc hoạt động của công ty không đổi, công ty vẫn tập
trung hoạt động trong ngành dịch vụ công nghệ thông tin chiếm 96,94% trong tổng doanh
thu. Với chiến lược này, công ty tập trung nguồn nhân lực có năng lực, tài chính, và các năng
lực cạnh tranh khác để thành công. Đồng thời chiến lược tập trung vào một ngành cụ thể còn
giúp công ty hướng vào thực hiện cái mà họ hiểu biết tốt nhất, đó là hoạt động dịch vụ công
nghệ thông tin.
Phân tích chỉ số
Đơn vị %.

200
7

2008

2009

Dịch vụ 100
CNTT

119.3
5

Sản
phẩm
phần
mềm

110.9
7

100

2010

2011

2012

2013


2014

2015

2016

153.96 160.30 191.4
7

235.9
4

319.97 383.0
4

409.69 479.96

157.62 171.93 230.3
0

278.6
2

302.23 339.7
8

307.25 355.58

Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ công nghệ thông tin từ năm 2007 - 2016 tăng

trưởng ổn định. Ngành dịch vụ CNTT có tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 19,04%. Từ năm
11


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

2007 – 2011, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành dịch vụ CNTT là 17%. Từ năm 20112016 tốc độ tăng trưởng trung bình của dịch vụ CNTT đạt 25,8%.
Như vậy trong giai đoạn trên ngành dịch vụ công nghệ thông tin chiếm tỉ trọng lớn
trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của công ty. Do vậy khi doanh thu dịch vụ CNTT tăng
tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của Infosys.
Ngành dịch vụ CNTT chiếm vị trí then chốt với hơn 96,9 % doanh thu (2016). Trong
năm 2016 doanh thu tăng nhờ mở rộng việc đầu tư vào các công ty mới khởi nghiệp trong
ngành như Trifacta, Cloudyn,..và hoạt động mua lại các công ty cung cấp ứng dụng công
nghệ và các giải pháp tư vấn.
1.3.

Chuỗi giá trị:

Bên cạnh chiến luợc tập trung vào một ngành dịch vụ CNTT, Infosys cũng nhận thấy
những lợi ích mà chiến lược hội nhập dọc mang lại cho công ty. Hiện tại, trên chuỗi giá trị
của ngành dịch vụ CNTT, công ty dang nằm tại vị trí chính là sản xuất với thời gian đầu tư
ước tính năm 2014 là 55%, ở các vị trí khác nhau bán hàng và marketing công ty chỉ đầu tư
thời gian là 12%, nghiên cứu và thiết kế công ty chỉ đầu tư 7%

12


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm
Infosys

Technolo
gy Input

Research
& Design

Manufact
uring

Sales &
Marketin
g

Custome
r

Delivery

Chuỗi giá trị ngành dịch vụ CNTT
Hội nhập dọc ngược chiều:
Trong giai đoạn này, Infosys có những buớc dịch chuyển trên chuỗi giá trị của ngành.
Bên cạnh việc mua lại và đầu tư vào các công ty để tận dụng được những ứng dụng công
nghệ mới thì Infosys đã bắt đầu mở các trung tâm đào tạo cho riêng mình để có được những
chuyên gia về công nghệ thông tin nhằm nghiên cứ đưa ra các ý tưởng độc đáo về sản phẩm
và dịch vụ CNTT.


13


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

Việc đầu tư mở các trung tâm đào tạo
Infosys đầu tư trên 300 triệu USD để xây dựng Trung tâm giáo dục toàn cầu, một
trong những cơ sở đào tạo của công ty lớn nhất thế giới, mở cửa vào năm 2009 tại Thành phố
Mysore. Việc xây dựng GEC đầu tiên (GEC I) có thể phục vụ và đào tạo 4.500 nhân viên tại
bất kỳ thời điểm nào. Đó là nơi chiêu mộ mới nhất của công ty.
Trong năm 2014, GEC II đã được khánh thành trong đó tăng khả năng phát triển 14.000
nhân viên cùng một lúc. Với sự mở rộng này, Mysore là vị trí đào tạo kiến thức tốt nhất của
14


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

công ty, trung tâm giáo dục của công ty lớn nhất thế giới trong năm 2014. Vishal Sikka cho
biết:” Trung tâm Giáo dục là một bằng chứng về cam kết của Infosys để xây dựng năng lực
của nhân viên chúng tôi”, “Chúng tôi nghĩ rằng chương trình này sẽ giúp chúng tôi thu hút và
giữ chân những tài năng tốt nhất từ mỗi quốc gia trọng điểm mà chúng tôi hoạt động”. Mục
tiêu của Trung tâm Giáo dục toàn cầu là tạo ra một môi trường học tập suốt đời.
19/11/2014, Infosys hợp tác với Stanford Graduate School of Business (GSB) để tạo ra
một chương trình giáo dục điều hành toàn diện. Stanford GSB cùng với giám đốc điều hành
cao cấp của Infosys để thiết kế và cung cấp một chương trình phát triển lãnh đạo chiến lược
cho các giám đốc điều hành của công ty, nhân viên, khách hàng và đối tác.

Các văn phòng của giáo dục điều hành tại Đại học Stanford GSB và Infosys sẽ cung
cấp những chương trình lãnh đạo thông qua hướng dẫn trực tuyến được kích hoạt bằng công
nghệ đào tạo từ xa. Stanford Ignite là một chương trình chứng chỉ dạy sáng tạo để xây dựng,
phát triển và thương mại hóa ý tưởng công ty.
Kết luận: Với việc tự thiết lập và kiểm soát chất xám một phần cho việc phát triển các
ý tưởng về CNTT, hay nói cách khác, chiến lược hội nhập dọc ngược chiều đã giúp cho
Infosys giảm được một phần chi phí cũng như sự phụ thuộc vào các nguồn nhân lực bên
ngoài.
1.4. Cách thức thực hiện
 Mua lại
- Năm 2008, Infosys mua lại công ty tư vấn Axon của Anh với giá 753,1 triệu đô la Mỹ với
mục tiêu mở rộng hoạt động tư vấn ra toàn cầu. Tập đoàn Axo- cung cấp các dịch vụ tư vấn
cho các tổ chức đa quốc gia. Ông Kris Gopalakrishnan, Giám đốc điều hành Infosys, cho biết
thỏa thuận này sẽ thúc đẩy năng lực của công ty trong việc cung cấp các “dịch vụ chuyển đổi
doanh nghiệp” đến các khách hàng trên toàn cầu, giúp công ty thực hiện các mục tiêu chiến
lược của mình, bao gồm cả kế hoạch mở rộng sang lĩnh vực tư vấn. Gopalakrishnan phát biểu
“Infosys tin rằng thương vụ này sẽ giúp công ty nhanh chóng đạt được các mục tiêu chiến
lược, kể cả việc mở rộng liên tục năng lực của Infosys trong lĩnh vực tư vấn”. Ông
15


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

Gopalakrishnan còn cho biết thêm, lượng đơn đặt hàng của Infosys đã tăng 62% trong năm
2007. Thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp với Axon sẽ giúp Infosys nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế trước các đối thủ như Accenture, TCS và IBM,..và
tiếp tục khẳng định khuynh hướng các công ty Ấn Độ muốn vươn ra toàn cầu thông qua việc
mua lại công ty nước ngoài.

Năm 2015, Infosys quyết định mua lại Panaya.Inc, một nhà cung cấp hàng đầu về
công nghệ tự động hóa cho các phần mềm doanh nghiệp quy mô quản lý lớn. Việc mua lại
này phản ánh thực hiện chiến lược “Đổi mới và mới” của Infosys để nâng cao khả năng cạnh
tranh và năng suất của các dòng dịch vụ hiện tại bằng cách tận dụng tự động hóa, đổi mới và
trí tuệ nhân tạo. Bộ CloudQuality ™ Panaya là duy nhất để giúp Infosys mang lại tự động
hóa một số ngành, nghề dịch vụ của mình,thông qua một mô hình SaaS nhanh nhẹn, và giúp
giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí và rút ngắn thời gian cho khách hàng. Bình luận về việc mua
lại, tiến sĩ Vishal Sikka- Giám đốc điều hành của Infosys nói: “ Việc mua lại của Panaya là
một bước quan trọng trong việc đổi mới và phân biệt các dòng dịch vụ của chúng tôi. Điều
này sẽ giúp khuếch đại các tiềm năng, giải phóng chúng ta khỏi sự nhàm chán của nhiều
nhiệm vụ lặp đi lặp lại, vì vậy chúng tôi có thể tập trung hơn vào các thách thức chiến lược
quan trọng phải đối mặt bởi các khách hàng của chúng tôi. Đồng thời, công nghệ đã được
chứng minh Panaya cũng giúp đơn giản hóa, giảm chi phí đáng kể và sự phức tạp phải đối
mặt với các doanh nghiệp trong việc quản lý ứng dụng doanh nghiệp của họ”.
Động cơ: Công ty dự định theo đuổi việc mua lại có chọn lọc để mở rộng khu vực địa
lý, cải thiện sức mạnh thị trường, nhằm gia tăng thị phần, thâm nhập thị trường quốc tế, hoặc
tạo lợi thế cạnh tranh nhanh chóng trên thị trường. Mua lại như một công cụ tiếp thu công
nghệ, làm tăng lên các nhóm kĩ năng hiện có, chuyên gia ngành công nghiệp, gia tăng số
lượng khách hàng. Thông qua chiến lược mua lại để tìm cách tăng cường các sản phẩm dịch
vụ của mình, đẩy mạnh đổi mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng hơn, và mở
rộng cơ hội hợp tác. Đạt được mục tiêu lợi nhuận tài chính của chúng tôi và tạo ra giá trị cho
các cổ đông của công ty. CEO Kris Golapakrishnan đã nói rằng: “Trong một thời gian ngắn
16


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

hạn, chiến lược mua lại là một nền tảng để cung cấp và phát triển công nghệ. Nhưng trong

thời gian trung và dài hạn, chúng tôi sẽ xem xét việc mua lại để lấp đầy khoảng trống trong
các doanh nghiệp hoặc địa lý”.
 Liên minh:
Năm 2015, Infosys liên minh với Appian - nhà dẫn đầu toàn cầu về xây dựng, triển
khai, sử dụng và thay đổi các Phát triển ứng dụng trong quản lý quy trình kinh doanh (BPM),
chuyển đổi kỹ thuật số, Application Platform-as-a-Service. Infosys và Appian là đối tác về
tích hợp hệ thống (SI). Cùng nhau, chúng tôi giải quyết vấn đề cho khách hàng, cho phép
khách hàng để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả, đổi mới tạo ra những giải pháp mới
cho các khách hàng thông thường. Chúng tôi cùng nhau hiện đại hóa và đơn giản hóa quá
trình chuyển đổi kinh doanh của khách hàng, tạo ra một lợi thế cạnh tranh không thể tranh
cãi.
Động cơ: Các dịch vụ và giải pháp kinh doanh của công ty được củng cố bởi liên minh
với các đối tác công nghệ hàng đầu. Mạng lưới liên minh và liên kết các mối quan hệ của
công ty tạo ra giá trị kinh doanh, giảm rủi ro triển khai và đẩy mạnh việc tiếp cận thị trường.
Infosys và các đối tác liên minh cùng cung cấp các giải pháp kinh doanh nhằm giải quyết các
vấn đề về kinh doanh và công nghệ của khách hàng. Chúng tôi giải quyết các nhu cầu cụ thể
của khách hàng cũng như phát triển các công cụ và phương pháp để đẩy nhanh việc triển khai
thành công các giải pháp đồng thời giảm rủi ro.
Khi Infosys liên minh với các công ty khác, cho phép công ty theo đuổi các cơ hội lớn
hơn, thiết lập sự hiện diện ở nước ngoài hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh trong một thị trường
cụ thể. Họ cũng có thể giúp các công ty giảm chi phí, tiếp cận với công nghệ của một công ty
liên minh, tăng doanh thu, tăng cơ sở khách hàng hoặc mở rộng phân phối sản phẩm, trong số
các khả năng khác.
 Đầu tư:
3/8/2016, Infosys Ltd đã đầu tư 4 triệu đô la để mua một cổ phần thiểu số trong
Cloudyn Ltd, một công ty của Israel làm cho phần mềm giám sát và tối ưu hóa điện toán đám
17


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

mây, đưa ra các giải pháp để giúp các công ty lớn chuyển ứng dụng tới phần mềm khắc phục
hậu quả thiên tai trên đám mây và đánh dấu sự đầu tư thứ hai của Infosys đối với công ty
Cloudyn.
Phần mềm của Cloudyn giúp các cán bộ trưởng thông tin tại các doanh nghiệp lớn giữ
một tab và quản lý việc sử dụng điện toán đám mây khi mua từ các nhà cung cấp dịch vụ như
Amazon Web Services.
Cách tiếp cận tích cực để hợp tác với các doanh nghiệp mới thành lập tập trung vào các
công nghệ nhấn mạnh vào chiến lược "Mới và đổi mới" của Tổng công ty Infosys, đã làm
tăng thêm sức mạnh cho công ty dịch vụ CNTT lớn thứ hai của Ấn Độ. Infosys tin rằng bằng
cách chọn những khoản đầu tư thiểu số vào các công ty mới thành lập và sử dụng công nghệ
của họ cho khách hàng của mình, tạo có cơ hội tốt hơn trong việc giành các hợp đồng gia
công.
Ngày 18/11/2016 Infosys đã cho biết đầu tư 1 khoản tiền 14,49 triệu rupee cho
UNSILO, Đan mạch – một nhà cung cấp các các dịch vụ tìm kiếm và khám phá hiện đại, các
công cụ cho tình báo văn bản tự động. UNSILO sử dụng một sự kết hợp độc đáo của máy học
và xử lý ngôn ngữ tự nhiên để phân tích số lượng lớn văn bản và cải thiện tốc độ và hiệu quả
của các nhân viên tri thức trong nhiều ngành.
Ritika Suri, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp &
Ventures của Infosys cho biết: “Chúng tôi coi Đan Mạch là một trung tâm đổi mới đẳng cấp
thế giới với những người tài năng, một hệ thống giáo dục tốt và thành công trong kinh
doanh. UNSILO đã xây dựng một công cụ tìm kiếm ngữ nghĩa ấn tượng với trí thông minh
văn bản tốt nhất, có quyền hạn cho một loạt các quy trình kinh doanh tiên tiến. Chúng tôi sẽ
hợp tác với UNSILO để mang trí tuệ nhân tạo và công nghệ máy học của họ tới các khách
hàng toàn cầu của chúng tôi. Họ tham gia và mở rộng danh mục các công ty trẻ sáng tạo trên
khắp thế giới mà Infosys hợp tác để giúp các doanh nghiệp chuyển đổi kỹ thuật số của mình "
Động cơ: Infosys muốn đảm bảo thu nhập trong tương lai, đầu tư vào các công ty khởi
nghiệp mà có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của công ty để tạo ra mối quan hệ đối tác và

18


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

các mối quan hệ hình thức lâu dài và sự hợp tác là một nỗ lực để thực hiện chiến lược của
công ty. Ngoài ra, sự đầu tư này, giúp Infosys tận dụng được những công cụ và phương tiện
mới để mang đến sự đổi mới trong các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách
hàng.
Đầu tư vào các công ty khởi nghiệp có thể biến đổi và phát triển các dịch vụ cốt lõi của
công ty, giúp công ty mở rộng sang các lĩnh vực mới, hoặc có thể xác định đột phá mô hình
kinh doanh mới. Xác định sáng tạo khởi nghiệp và giới thiệu họ với khách hàng của công ty
sẽ giúp làm sâu sắc thêm mối quan hệ các bên với khách hàng và cung cấp giá trị lâu dài.
Kết luận: Infosys hiện đang tập trung vào ngành dịch vụ công nghệ thông tin, giúp
công ty thiếp lập lợi thế cạnh tranh, hạn chế dàn trải nguồn lực làm giảm hiệu suất, hướng
vào ngành công ty có nhiều kinh nghiệm hiểu biết để đẩy nhanh sự phát triển. Infosys đang
tham gia chính vào hoạt động sản xuất trong chuỗi giá trị của ngành. Với nguồn tài chính, kỹ
năng và công nghệ mạnh mẽ, công ty đã thực hiện hội nhập dọc ngược chiều bằng cách thực
hiện thông qua các hoạt động mua lại, liên minh và đầu tư mở các trung tâm đào tạo.
2. Chiến lược toàn cầu hóa
Bảng doanh thu theo khu vực địa lý của Infosys (2007-2016)
Đơn vị: triệu USD
2007 2008
Bắc Mỹ 168 197
Châu
68
84
Âu

Châu
Á-Thái
Bình
Dương
Tổng

2009
262

2010
283

2011
336

2012
407

2013
502

2014
608

2015
656

2016
783


101

93

105

132

187

245

257

287

27

31

42

47

64

86

118


149

154

179

263

313

405

423

508

625

807

1,003

1,066

1,249

Bảng phân tích khối doanh thu theo khu vực địa lý của Infosys (2007-2016)
Đơn vị: %
19



QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
2007
63.85

Bắc
Mỹ
Châu
25.80
Âu
Châu
10.35
Á-TBD
Tổng
100.00

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

2008
63.09

2009
64.76

2010
67.03

2011
66.24


2012
65.10

2013
62.21

2014
60.66

2015
61.51

2016
62.68

26.89

24.97

21.92

20.69

21.16

23.14

24.44

24.06


23.02

10.02

10.27

11.05

12.68

13.74

14.64

14.9

14.44

14.3

100.0
0

100.0
0

100.0
0


100.0
0

100.0
0

100.0
0

100.0
0

100.0
0

100.00

Bảng phân tích chỉ số doanh thu theo khu vực địa lý của Infosys (2007-2016)
Đơn vị: %
2007
Bắc
100.0
Mỹ
0
Châu
100.0
Âu
0
Châu Á 100.0
- TBD 0


2008
117.6
1
123.9
9
115.2
1

2009
156.3
2
149.1
3
152.9
0

2010
168.7
9
136.5
5
171.7
1

2011
200.3
0
154.7
9

236.4
4

2012
242.3
6
194.9
3
315.5
0

2013
299.0
2
275.2
1
434.3
1

2014
362.2
8
361.0
4
548.8
6

2015
390.6
4

378.1
0
565.4
7

2016
466.2
2
423.6
1
656.0
6

Từ các bảng doanh thu theo khu vực địa lý của Infosys ta thấy doanh thu của thị trường
Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á đều tăng dần qua các năm. Nhất là khu vực Bắc Mỹ chiếm hơn
60% doanh thu. Về cấu trúc theo khu vực địa lý không thay đổi, tuy nhiên chỉ số tăng trưởng
của khu vực Châu Á đã tăng nhanh hơn các khu vực còn lại mặc dù tỷ lệ phần trăm của Châu
Á chỉ chiếm 14.3%. Châu Á đang là thị trường tiềm năng để Infosys mở rộng quy mô thị
trường với tốc độ tăng trưởng là 23.24% cao hơn hẳn các khu vực khác.
2.1.

Sự hiện diện toàn cầu:

Từ số vốn là 250 $, Infosys đã phát triển 10,1 tỷ $ (doanh thu Q3 FY17) công ty có giá
trị vốn hóa thị trường của khoảng 34100000000 $. Tính đến nay, công ty có hơn 94 cửa hàng
tại ba khu vực: Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á-Thái Bình Dương.

20



QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

Infosys xuất hiện khá sớm ở Bắc Mỹ và châu Âu, Infosys đã mở văn phòng quốc tế,
các trung tâm nghiên cứu và hệ thống công ty con tại các khu vực này. Tại đây,có thể nói
mang lại doanh thu khá cao cho Infosys, mỗi năm doanh thu của Bắc Mĩ chiếm hơn 60%
tổng doanh thu. Có thể nói Bắc Mỹ được xem là thị trường bão hòa của Infosys, tốc độ tăng
trưởng nhanh vào những năm gần đây. Tại châu Âu thiết lập ngành nghề kinh doanh điện
tử.Khu vực này cũng phát triển với nhiều lợi thế về khách hàng là những tập đoàn đa quốc gia
và lớn mạnh về tài chính. Vì thế đây có thể xem là thị trường ổn định, để Infosys chuyển
hướng qua các nước Châu Á- Thái Bình Dương đang phát triển để mở rộng mô hình giao
hàng toàn cầu của mình. Có thể nói đây được xem là thị trường tiềm năng của Infosys. Sự
phát triển của các công ty con trong nước từ lâu đời đã tạo được doanh thu khá lớn cho công
ty. Không chỉ thế, Infosys đã chuyển hướng sang các nước có nền kinh tế phát triển mạnh tại
châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc...
Mới đây nhất Infosys công bố việc tạo ra một 250 triệu USD (INR 1.55 mở rộng Quỹ
đổi mới vào năm 2015. Các Đổi mới trong Quỹ Ấn Độ, do Tiến sĩ Vishal Sikka, Giám đốc
điều hành và Giám đốc điều hành công bố trong một cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ Shri
Narendra Modi, tại New Delhi, sẽ được dành riêng cho việc đầu tư vào các công ty có triển
vọng mới của Ấn Độ sẽ được giới thiệu vào các hệ sinh thái toàn cầu của các đối tác chiến
lược mà Infosys đang xây dựng.
Trước đó, Infosys nói rằng nó đã mở rộng Quỹ đổi mới của nó lên đến 500 triệu USD
để đẩy nhanh việc tạo ra các hệ sinh thái trên toàn thế giới của đổi mới. Quỹ sẽ được sử dụng
để đầu tư vào các công ty trẻ đổi mới trong các giải pháp thế hệ mới và các công nghệ như Trí
tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa, sự liên kết phổ biến cũng như các công nghệ cộng tác và thiết
kế
 Lựa chọn chiến lược:
Infosys lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia để thâm nhập và cạnh tranh trong môi
trường quốc tế để đáp ứng với sức ép giảm chi phí cao và sức ép địa phương cao. Công ty cố

gắng đạt được tính lợi thế về chi phí và gây sự khác biệt.
21


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

 Cách thức thâm nhập:
Mua lại
Tại thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu: Bắc Mỹ là thị trường lớn nhất trong chiến lược
toàn cầu của Infosys chiếm hơn 60% doanh thu, tiếp theo đó là thị trường Châu Âu với hơn
20% doanh thu.
Tháng 10-2015: Infosys mua lại Noah Consulting, Llc, đấy là một công ty của Mỹ,
một nhà cung cấp hàng đầu các dịch vụ tư vấn quản lý thông tin tiên tiến cho các ngành công
nghiệp dầu mỏ và khí đốt. Việc mua lại này là một thỏa thuận toàn bằng tiền mặt, với một cân
nhắc mua tổng hợp của 70 triệu $. Việc mua lại này kết hợp Noah của kiến thức sâu sắc
ngành công nghiệp, lập kế hoạch chiến lược thông tin, quản trị dữ liệu và khả năng kiến trúc
với khả năng của Infosys để cung cấp công nghệ và dịch vụ gia công phần mềm trên quy mô
toàn cầu cho các khách hàng dầu mỏ và khí đốt.
Vào tháng 4-2015, Infosys đã mua lại Kallidus (còn được gọi là Skava) với 120 triệu
USD. Sikka cho biết dịch vụ mới như tư duy thiết kế, giải pháp trí tuệ nhân tạo và các doanh
nghiệp hướng bất động sản trí tuệ được dự kiến sẽ đóng góp ít nhất 10 phần trăm của doanh
thu của Infosys.
Đầu tư:
Tháng 11 năm 2016: Infosys đã ký kết một thỏa thuận để đầu tư TNHH Đối tác của
INR 31,6 crores từ đổi mới của nó trong Stellaris Venture Partners, một quỹ liên doanh giai
đoạn đầu ở Ấn Độ. Thị trường CNTT của Ấn Độ đang chứng kiến sự tăng trưởng nhanh
chóng dẫn đầu các lĩnh vực như điện toán đám mây, Internet of Things (IOT), trí thông minh
nhân tạo và dữ liệu lớn, cũng như sự gia tăng phổ biến của điện thoại thông minh. Trong môi

trường này, Stellaris nhằm mục đích sao lưu các ứng dụng xây dựng các nhà doanh nghiệp
cho các doanh nghiệp toàn cầu, Ấn Độ SMB và người tiêu dùng trong ngành dọc như các
dịch vụ tài chính, bán lẻ, y tế và giáo dục.
Stellaris với chuyên môn nghiệp vụ và miền rộng lớn của họ trong phần mềm và dịch vụ
ở cả doanh nghiệp Ấn Độ và Mỹ, là vị trí riêng biệt để tận dụng nhân tài hiệu quả vốn của Ấn
22


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

Độ, để khai thác các làn sóng tiếp theo của sự đổi mới doanh nghiệp ở Ấn Độ. Với sự đầu tư
này, Infosys mong muốn được tiếp cận sớm để các công ty sáng tạo mới ở Ấn Độ được phát
minh tương lai của các doanh nghiệp trên toàn cầu.
Tháng tư năm 2016: Infosys đã đầu tư vào Trifacta, một nhà cung cấp hàng đầu về các
dữ liệu phần mềm cho phép người dùng để dễ dàng chuyển đổi dữ liệu để phân tích. Infosys
nhìn thấy tiềm năng to lớn trong giải pháp chuẩn bị dữ liệu tự phục vụ như Trifacta để giúp
đáng kể cho khách hàng mở khóa các giá trị kinh doanh của đa dạng và phát triển nhanh các
tài sản lớn dữ liệu của họ. Khoản đầu tư này nhấn mạnh cam kết đối với khách hàng để giới
thiệu một các giải pháp quản lý dữ liệu hoàn chỉnh bổ sung cho nền tảng quản lý dữ liệu và tự
động hóa.
Tháng 11 2016: Infosys đầu tư TidalScale, một nhà tiên phong trong Máy chủ SoftwareDefined mà đơn giản hóa cách các công ty có thể áp dụng tài nguyên máy tính để giải quyết
những vấn đề lớn.
TidalScale cung cấp hiệu suất trong bộ nhớ ở bất kỳ quy mô, là tự tối ưu hóa, sử dụng
phần cứng tiêu chuẩn, và tương thích với tất cả các ứng dụng và hệ điều hành. Bằng cách cho
phép một làn sóng mới của sự đổi mới trong tính toán khả năng mở rộng, TidalScale là làm
cho nó có thể cho các tổ chức hơn để rút ra những hiểu biết từ dữ liệu lớn nhanh hơn, dễ dàng
hơn và linh hoạt hơn hơn bao giờ hết. Trong quá trình này, TidalScale biến đổi kinh tế và hạn
chế thời gian làm việc với dữ liệu lớn.

Kết luận: Tuy Bắc Mỹ vẫn là thị trường chiếm mức doanh thu lớn của Infosys nhưng
Infosys đang chuyển hướng sang Châu Á – Thái Bình Dương thông qua chiến lược đâu tư và
mua lại những các nhà cung cấp hàng đầu về phần mềm về các ngành tài chính, bán lẻ, y tế
và giáo dục…
3. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU)

23


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3.1.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

Nguyên tắc phân chia các SBU của công ty Infosys

Infosys dựa theo nguyên tắc phân chia các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) theo
ngành dọc, công ty đã phân thành 8 SBU, gồm: Retail, Healthcare, Insurrance, Logistics,
Media & Entertainment,Utilites, Bank & Finance, Industrial Manufacturing
3.2.

Đặc trưng của các đơn vị kinh doanh chiến lược:

 Healthcare (Y tế):
Hiện nay, ngành y tế đang chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng với việc mở rộng số
hoá trong cả phân khúc nhà cung cấp dịch vụ và người trả tiền. Những thay đổi này đã buộc
các tổ chức chăm sóc sức khoẻ phải thẩm định lại và hiện đại hoá các hệ thống hiện tại cũng
như phát triển các năng lực công nghệ và kinh doanh mới.
Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ kỹ thuật số phải được xây dựng trên một nền tảng đổi mới
của công nghệ giúp tạo điều kiện trao đổi dữ liệu y tế dễ dàng, an và có liên quan giữa các

đơn vị chăm sóc sức khoẻ. Vì vậy, công nghệ có vai trò quan trọng trong ngành chăm sóc sức
khỏe để tạo ra sự liên kết giữa các bên liên quan, có khả năng làm giảm chi phí chăm sóc.
Được xây dựng trên các nền tảng sáng tạo, các ứng dụng về sức khoẻ kỹ thuật số đang ngày càng tăng nhanh và được người tiêu dùng chấp nhận - sẽ mang lại kết quả hữu
hình trong việc cải thiện sức khoẻ. Các giải pháp chăm sóc sức khoẻ của Infosys giúp các tổ
chức giải quyết những thách thức này và trở nên kết nối, thông minh hơn và nhanh nhẹn hơn.
Các dịch vụ của công ty xoay quanh bốn lĩnh vực trọng tâm: cải cách chăm sóc sức khoẻ và
các nhiệm vụ, cam kết của khách hàng, ra quyết định dựa trên thông tin chi tiết, các hoạt
động và tăng cường chi phí.
Các giải pháp tích hợp của công ty có thể cho phép các tổ chức chăm sóc sức khoẻ tích
cực tập trung vào việc làm mới trải nghiệm của khách hàng, có được kết quả sức khoẻ tốt hơn
và cung cấp kết quả hiệu quả về chi phí trên toàn bộ hệ sinh thái.
Infosys cung cấp giải pháp:
-

Hồ sơ y tế điện tử (Electronic Medical Records) giúp giảm chi phí chăm sóc sức
khoẻ và tăng cường kết quả, an toàn bệnh nhân và điều phối chăm sóc sức khoẻ.
24


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

- Triển khai ứng dụng McAbee di động để cung cấp đồng bộ hóa dữ liệu tự động
với hệ thống phụ trợ, cải thiện khả năng để tiến hành đánh giá, và đơn giản hóa
và sắp xếp dòng công việc trong ngành y tế
- Infosys tạo ra một cổng thông tin cho nhà cung cấp để trao đổi thông tin liên tục
để phối hợp hiệu quả giữa người chăm sóc và chất lượng chăm sóc tốt hơn cho
các thành viên.
Gây khác biệt:

Khi sức ép của chăm sóc sức khỏe thay đổi từ phí cho khối lượng sang phí cho giá trị.
Một số thách thức chính mà ngành dịch vụ CNTT đang phải đối mặt hiện nay là cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất lượng và giá cả phải chăng. Infosys sử dụng hai yếu tố quan
trọng cho việc cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe là chất lượng và hiệu quả về chi
phí.
Đầu tư cho SBU:
Để duy trì lợi thế của SBU này Infosys đã thực hiện việc đầu tư để cải tiến công nghệ
1/3/2016: Infosys hợp tác với Microsoft Corp., một nhà lãnh đạo toàn cầu về các sản
phẩm nền tảng và năng suất cung cấp các giải pháp phân tích tiên tiến để hỗ trợ các tổ chức
chăm sóc sức khoẻ trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.
Thông qua việc sử dụng các dịch vụ phân tích của Microsoft khác nhau như Cortana
Analytics Suite và SQL Server 2016, Infosys sẽ có thể đưa ra một giải pháp thay thế hấp dẫn
và tiết kiệm cho các sản phẩm phân tích thích hợp mà không phải thay đổi giải pháp lưu trữ
doanh nghiệp hiện tại. Các giải pháp này sẽ cho phép doanh nghiệp tích hợp và bảo mật cơ
sở dữ liệu.
Manish Tandon, Phó chủ tịch điều hành của Global Head, Healthcare, Bảo hiểm và
Khoa học Đời sống phát biểu:” Mối quan hệ này sẽ cung cấp cho các tổ chức chăm sóc các
công cụ để nâng cao hiệu quả lâm sàng và hiệu quả hoạt động với chi phí hợp lý. Đồng thời,
cũng sẽ cung cấp các trung tâm chăm sóc sức khoẻ với sự hỗ trợ khách hàng theo từng khung
cảnh và các lựa chọn tự phục vụ cho cả người tiêu dùng và nhân viên y tế”.
25


×