Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

PHẠM THỊ MAI LINH

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

PHẠM THỊ MAI LINH

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh, có kế thừa một số kết quả nghiên
cứu liên quan đã được đề cập trong luận văn. Các tài liệu trong luận văn là
trung thực, đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận văn
của mình.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Tác giả

Phạm Thị Mai Linh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học và các
phòng ban khác của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho
tôi học tập, nghiên cứu tại quý trường. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
khoa Triết học đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến
TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh, cán bộ giảng dạy khoa Quản trị kinh doanh, Trường
Đại học Kinh tế Quốc Dân, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Triết học của mình.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã hết lòng quan
tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn

Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Tác giả

Phạm Thị Mai Linh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 7
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................ 7
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 7
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 7
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................. 8
8. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 8
9. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 8
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn ..................... 8
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.................. 9

1.1. Cách tiếp cận triết học đối với vấn đề trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp ........................................................................................... 9
1.1.1. Hoạt động kinh doanh và tính tất yếu của vấn đề thực hiện
trách nhiệm xã hội .......................................................................... 9

1.1.2. Một số quan điểm về vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp trong lịch sử ..................................................... 18
1.2. Khái niệm, vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .................. 21
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp ............................................................... 21
1.2.2. Vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................... 29


1.3. Khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ................... 31
1.3.1. Khái niệm môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường .................. 31
1.3.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường .............................................................................. 34
Chương 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG
LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ......................................... 43

2.1. Thực trạng vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay ........ 43
2.1.1. Khái quát chung tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay ...................................................... 43
2.1.2. Kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay ....................................... 49
2.1.3. Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay....................... 59
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay ........ 63
2.2.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước ................................................ 63
2.2.2. Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp .......................................... 73
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 83


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT :

Bảo vệ môi trường

DN

:

Doanh nghiệp

KTTT

:

Kinh tế thị trường

ÔNMT :

Ô nhiễm môi trường

TNXH :

Trách nhiệm xã hội



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận
chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Với vai trò trụ cột trong sự
phát triển của đất nước, DN không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về
mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hóa các hoạt
động xã hội. Hiện nay, ngày càng nhiều DN chú ý tới việc củng cố hình ảnh,
nâng cao uy tín, phát triển thương hiệu thông qua việc xây dựng văn hóa DN,
thực hành đạo đức kinh doanh, thực hiện tốt các trách nhiệm xã hội.
Trên thế giới, nhiều DN đã đưa vấn đề TNXH vào chương trình hoạt
động của mình một cách nghiêm túc. Có nhiều chương trình thể hiện TNXH
của DN như: tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải cac-bon, sử dụng năng
lượng mặt trời… Người tiêu dùng hiện nay không chỉ quan tâm đến chất
lượng sản phẩm mà còn coi trọng cách thức các công ty làm ra sản phẩm đó.
Họ luôn muốn biết sản phẩm đó có thân thiện với môi trường, có tính nhân
đạo, có lành mạnh hay không. Ở Việt Nam, vấn đề TNXH của DN tuy còn
khá mới mẻ nhưng cũng đã manh nha xuất hiện ở thời kì bao cấp. Thời điểm
đó người ta đã nói nhiều về TNXH của xí nghiệp đối với nhà nước và người
lao động, cũng như đối với cộng đồng nói chung. Hiện nay, vấn đề TNXH đã
dần trở nên quen thuộc với nhiều DN, đi kèm là sự cam kết của DN đóng góp
vào sự phát triển kinh tế bền vững của quốc gia.
Trong xu hướng hội nhập quốc tế, Việt Nam đề ra mục tiêu chiến lược
của quốc gia là hướng đến sự phát triển bền vững. Bên cạnh các vấn đề về
tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội thì vấn đề BVMT được coi là
một trong ba tiêu chí rất quan trọng để đánh giá sự phát triển bền vững. Trong
những năm gần đây, mặc dù TNXH đã được các DN nhận thức nhưng vẫn
chưa được quan tâm đúng mức và còn bỏ ngỏ ở nhiều mảng, đặc biệt là lĩnh
vực bảo vệ môi trường.



2
Thực tế hiện nay tình trạng ÔNMT ở Việt Nam đang ở mức báo động.
ÔNMT đang có xu hướng gia tăng, đe dọa sự phát triển bền vững của đất
nước, mà phần nhiều sự ô nhiễm này là do các DN gây ra từ công việc sản
xuất kinh doanh. Điển hình có thể kể đến một số DN gây ÔNMT nghiêm
trọng, bị các cơ quan chức năng xử lý như: Công ty Vedan Việt Nam xả chất
thải ra sông Thị Vải gây ÔNMT, bị phát hiện ngày 13/9/2008 tại huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai; vụ Công Ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa
Hà Tĩnh xả thải gây ô nhiễm biển, cá chết hàng loạt tại nhiều tỉnh miền Trung
vào tháng 4/2016…
Vấn đề trách nhiệm đối với môi trường của toàn xã hội nói chung và
việc thực hiện TNXH của DN trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói riêng phải
được thực hiện nghiêm túc quyết liệt để môi trường ở nước ta thêm trong sạch
và bền vững. Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt
Nam hiện nay” làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
TNXH của DN hiện đang là lĩnh vực nhận được sự quan tâm của xã hội
và nhiều nhà nghiên cứu. Vấn đề thực hiện TNXH trong lĩnh vực BVMT
cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong bối cảnh nền KTTT hiện nay.
Nhiều DN vì chạy theo lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm của mình trong lĩnh
vực BVMT, gây nguy hại đến môi trường làm việc của người lao động và môi
trường sống của nhiều người dân xung quanh.
Về khái niệm trách nhiệm xã hội của DN
Tác giả Phạm Văn Đức trong bài “Trách nhiệm xã hội của DN ở Việt
Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách” giới thiệu quá trình ra đời
của khái niệm này khi mới xuất hiện và được mở rộng về sau [26, tr.132].
Tác giả Lê Thanh Hà trong sách “Trách nhiệm xã hội của DN trong bối
cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế” đưa ra các khái



3
niệm TNXH của DN phổ biến hiện nay như: định nghĩa của Hội đồng thương
mại thế giới, của Ngân hàng thế giới, của Liên hợp quốc, của Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế (OEDC), của một số tổ chức phi chính phủ (NGO), của
một số công ty đa quốc gia như Adidas…[29, tr.7-10].
Về nguồn gốc trách nhiệm xã hội của DN
Tác giả Vũ Kiều Phương trong bài viết “Một vài suy nghĩ về mối quan hệ
giữa lợi ích cá nhân và trách nhiệm xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay” đề cập đến vấn đề lợi ích chi phối nghĩa vụ và quyền của con
người dẫn đến TNXH nói chung và TNXH của DN nói riêng [45, tr.247-248].
Tác giả Đỗ Hoài Nam trong bài viết “Trách nhiệm xã hội trong điều kiện
kinh tế thị trường” nhấn mạnh: Cơ sở của trách nhiệm chính là lợi ích, trước hết
là lợi ích kinh tế giữa các chủ thể (cá nhân, cộng đồng và xã hội) không chỉ tạo
nên động lực thúc đẩy các chủ thể trong quá trình thực hiện lợi ích của mình mà
còn là sự ủng hộ, quan tâm của họ đến lợi ích của người khác, của xã hội, nghĩa
vụ gia tăng TNXH của các chủ thể. Nói cách khác, TNXH được coi là chìa khóa
của sự phát triển xã hội trong bối cảnh hiện nay [43, tr.21].
Tác giả Đặng Hữu Toàn trong bài viết “Trách nhiệm xã hội trong bối
cảnh phát triển kinh tế thị trường” đã đưa ra quan điểm của C.Mác để chứng
minh cho quan điểm của mình về lợi ích và đạo đức khi nói đến nguồn gốc
TNXH của DN như sau: Phát triển KTTT với tư tưởng làm giàu bằng mọi giá.
Khi lợi nhuận và tiền bạc có sức hấp dẫn như C.Mác nói không có tội ác nào
mà con người không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ thì chính lợi nhuận,
tiền bạc đó đã trở thành chất kích thích mạnh mẽ, không gì cưỡng nổi khiến
cho những thói hư, tật xấu, vô đạo đức, vô trách nhiệm, vô cảm trước đồng
loại ngày càng nảy nở, phát sinh và phát triển. Do vậy, trong phát triển KTTT,
khi mọi người đều lấy người khác làm phương tiện để lợi dụng cho mục đích
cá nhân, vị kỷ như C.Mác đã nói, lợi ích cá nhân đó đã khiến cho lương tâm



4
con người trở nên lu mờ, trách nhiệm và nghĩa vụ đạo đức bị che khuất, nghĩa
vụ và trách nhiệm xã hội bị lãng quên. Và mỗi khi con người trở nên vô cảm,
vô tâm, vô đạo đức, vô trách nhiệm trước những hiểm họa đang đe dọa trực
tiếp đến sự sống, sự an nguy tính mạng con người, họ sẵn sàng sản xuất, kinh
doanh những sản phẩm, những hàng hóa không chỉ bất chấp sự hủy hoại môi
trường sống mà còn bất chấp cả tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, dẫu vẫn biết đó là
cái cần thiết cho sưc khỏe con người [51, tr.37-38].
Về vai trò của trách nhiệm xã hội của DN
Tác giả Lê Thanh Hà (2006), “Trách nhiệm xã hội DN trong vấn đề
tiền lương”, Báo Lao động xã hội, số 290, ngày 15/05/2006 đề cập tới vai trò
của tiền lương như: các mức lương vừa thể hiện vị trí công việc vừa thể hiện
sự chia sẻ lợi ích giữa các tổ chức, các DN và người lao động, vừa thể hiện sự
phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân người lao động.
Tác giả Hoàng Long (2007), “Trách nhiệm xã hội DN - Động lực cho
sự phát triển”, Báo Thương mại, số 26/2007, chứng minh tầm quan trọng
việc thực hiện TNXH của DN tới sự phát triển xã hội.
Tác giả Hồng Minh (2007), “Trách nhiệm xã hội và đạo đức DN”, Báo
Văn hóa và đời sống xã hội, số 2/2007, cho rằng đạo đức và TNXH rõ ràng là
những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh.
Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn trong bài viết “Kinh tế thị trường và
trách nhiệm xã hội” đưa ra nhận định: Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay
đã tạo cho nhân loại một lực lượng sản xuất khổng lồ mà các thế kỷ trước
người ta chưa thể mường tượng được. Những luật lệ của kinh tế toàn cầu
được nhiều nước chấp nhận, tuân thủ và do vậy chúng hạn chế bớt được phần
nào mặt trái do KTTT gây ra. Tuy nhiên, không thể vì thế mà coi KTTT và
các luật lệ của nó là chiếc đũa thần vạn năng có thể loại bỏ được tất cả những
gì tiêu cực ẩn chứa trong nó. Cho nên, cùng với trách nhiệm về mặt luật pháp



5
thì trách nhiệm đạo đức hay nói rõ hơn là TNXH của những người tham gia
KTTT có vai trò không nhỏ. Chính tinh thần, TNXH của các chủ thể sản xuất,
kinh doanh và nói chung là của những người tham gia thị trường sẽ góp phần
hạn chế và giảm bớt những tác động tiêu cực, hay mặt trái của KTTT, qua đó
thúc đẩy sự phát triển và làm lành mạnh các quan hệ xã hội [16, tr.43]. Trong
bài viết này, tác giả còn cho rằng: “Ý thức về trách nhiệm xã hội sẽ giúp những
người sản xuất, kinh doanh tự điều chỉnh các hoạt động của mình sao cho phù
hợp với những đòi hỏi của chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực đạo đức để hướng tới
cái lợi, cái thiện và cái đẹp” [16, tr.44].
Về nội dung trách nhiệm xã hội của DN
Tác giả Nguyễn Văn Thức trong bài viết “Vai trò của nhà nước và vấn đề
trách nhiệm xã hội” cho rằng TNXH bao gồm ba nội dung cơ bản là: Thứ nhất,
quan hệ giữa người với người cùng chung sống, hợp tác khoan dung với nhau
trong xã hội; thứ hai, sự gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng xã hội; thứ ba, trách
nhiệm phải đóng góp vào sự bảo vệ và phát triển của cộng đồng xã hội. Sự đóng
góp này thể hiện ở ba mức độ: Tự nhiên, tự nguyện và nghĩa vụ [49, tr.71].
Tác giả Đỗ Hoài Nam trong bài viết “Trách nhiệm xã hội trong điều kiện
kinh tế thị trường” cho rằng TNXH của DN được thể hiện một cách cụ thể trên
các yếu tố, các mặt như: (1) Bảo vệ môi trường, (2) Đóng góp cho cộng đồng xã
hội, (3) Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp, (4) Bảo đảm lợi ích và an
toàn cho người tiêu dùng, (5) Quan hệ tốt với người lao động, (6) Đảm bảo lợi
ích cho cổ đông và người lao động trong DN. Bốn yếu tố đầu tiên thể hiện trách
nhiệm bên ngoài của DN, hai yếu tố cuối thể hiện trách nhiệm bên trong, nội tại
của DN [43, tr.22].
Vấn đề TNXH của DN trong lĩnh vực BVMT
Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2009), “Trách nhiệm môi trường Một phương diện của trách nhiệm xã hội”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế TNXH



6
trong điều kiện KTTT đề cập đến một trong những vấn đề cấp bách hiện nay,
đó là trách nhiệm của con người đối với môi trường sống của mình từ góc
nhìn trách nhiệm xã hội [35, tr.268.273].
Tác giả Nguyễn Thị Huyền (2009), “Đạo đức môi trường - Một khía
cạnh trách nhiệm xã hội”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế TNXH trong điều kiện
KTTT đưa ra một trong những vấn đề cấp bách hiện nay là phải cân bằng
giữa lợi ích kinh tế và vấn đề đảm bảo môi trường. Tuy nhiên, khái niệm trách
nhiệm được tác giả đề cập tới bao hàm cả trách nhiệm pháp lý lẫn trách nhiệm
đạo đức. Vì vậy, nếu chỉ đơn thuần dựa vào pháp luật hay các quy tắc mang
tính cưỡng chế thì không thể giải quyết được bài toán cân bằng lợi ích.
Tác giả Vũ Dũng (2011), “Đạo đức môi trường ở nước ta - Lý luận và
thực tiễn”, Nxb Từ điển Bách Khoa, đây là cuốn sách đầu tiên phân tích về
đạo đức môi trường ở nước ta một cách hệ thống từ lý luận đến thực tiễn [28].
Tác giả Trần Nguyên Việt trong bài viết “Trách nhiệm xã hội của DN
về vấn đề sinh thái và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay” cho rằng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là chủ trương đúng đắn của Đảng và
Nhà nước, song việc thực hiện nó như thế nào đòi hỏi các cấp các ngành phải
hướng tới sự đồng bộ và hài hòa của ba mục tiêu: tăng trưởng kinh tế, phát
triển bền vững gắn với BVMT và giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
Điều đó hoàn toàn phù hợp với trách nhiệm của DN, bất kể đó là DN lớn, nhỏ
hay vừa [56].
Ở Việt Nam, dù đã có nhiều DN áp dụng TNXH của DN nhưng đây
vẫn là vấn đề khá mới mẻ. Vì thế những công trình viết về thực trạng việc
thực hiện TNXH của DN trong lĩnh vực BVMT không nhiều. Các công trình
này đưa ra xu thế tất yếu việc thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam, phân tích
thực trạng và từ đó đưa ra giải pháp tăng cường TNXH của DN trong điều
kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên thực trạng và giải pháp cho vấn đề TNXH



7
của DN trong lĩnh vực BVMT thường được trình bày dưới góc độ đạo đức,
kinh tế, môi trường chứ chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này
dưới góc độ triết học. Vì thế tác giả xin kế thừa và vận dụng vào công trình
nghiên cứu của mình, trên cơ sở đó nghiên cứu vấn đề thực hiện TNXH của
DN trong lĩnh vực BVMT dưới góc độ triết học.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ tính tất yếu của việc thực hiện TNXH của DN, trình bày
khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về TNXH của DN đồng thời khảo sát thực
trạng vấn đề thực hiện TNXH của DN trong lĩnh vực BVMT những năm gần
đây, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao TNXH của DN trong lĩnh vực
BVMT ở Việt Nam .
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể: Doanh nghiệp Việt Nam.
Đối tượng: Trách nhiệm xã hội của DN trong lĩnh vực BVMT ở Việt
Nam hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu các DN thực hiện tốt TNXH trong việc BVMT thì sẽ góp phần đưa
Việt Nam nhanh chóng đạt đến mục tiêu phát triển bền vững, từ đó đóng góp
vào sự phát triển bền vững của nhân loại.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đi đến được mục đích nói ở trên, luận văn thực hiện những nhiệm
vụ sau: Lập luận về tính tất yếu phải thực hiện TNXH của các DN (cách tiếp
cận triết học đối với vấn đề TNXH của DN); Phân tích một số quan điểm về
TNXH của DN trong lịch sử.
- Trình bày khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về TNXH của DN;
- Khảo sát và đánh giá thực trạng thực hiện TNXH của DN đối với việc
BVMT ở Việt Nam những năm gần đây.
- Đề xuất một số phương hướng nâng cao TNXH của DN ở Việt Nam

thời gian tới.


8

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2006 - 2016
- Phạm vi về không gian: Ở Việt Nam
- Phạm vi về nội dung: Từ cách tiếp cận TNXH của DN dưới góc độ
triết học, đề tài khái quát thực trạng thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam. Từ
đó đề xuất những giải pháp nâng cao việc thực hiện TNXH của DN trong lĩnh
vực BVMT ở Việt Nam trong thời gian tới.
8. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: logic
- lịch sử, phân tích - tổng hợp, hệ thống hóa thống kê, so sánh, quan sát… để
tổng hợp đánh giá thực tiễn.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
thành 2 chương 5 tiết.
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
Những luận điểm cơ bản:
- Thực hiện TNXH của DN trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay
là yêu cầu cấp thiết.
- Thực hiện nghiêm túc TNXH của DN trong lĩnh vực BVMT là một
trong những yếu tố đưa Việt Nam tiến gần đến mục tiêu phát triển bền vững.
Đóng góp mới của luận văn:
- Về mặt lý luận: Đề tài góp phần bổ sung thêm lý luận về TNXH của
DN và việc thực hiện TNXH của DN trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo

cho các chủ thể quản lý DN nhận thức và tăng cường thực hiện TNXH của
DN trong lĩnh vực BVMT nói riêng và phát triển DN Việt Nam nói chung vì
mục tiêu phát triển bền vững. Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho việc
giảng dạy và học tập các học phần đạo đức học, quản lý xã hội…


9
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh
doanh, nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của thị trường
và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định. Tất cả các DN, các đơn vị
sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường dù là hình thức sở
hữu nào thì đều có các mục tiêu hoạt động sản xuất khác nhau. Ngay trong mỗi
giai đoạn, các DN cũng theo đuổi những mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn chung
mọi DN trong cơ chế thị trường đều hướng đến mục tiêu lâu dài đó là tối đa hóa
lợi nhuận. Để đạt được các mục tiêu đó, thì các DN phải xây dựng cho mình một
chiến lược kinh doanh đúng đắn. Trong đó, việc thực hiện TNXH là một trong
những chiến lược kinh doanh giúp cho DN không chỉ đạt lợi nhuận tối đa mà
còn đứng vững trên thị trường, hướng đến sự phát triển bền vững lâu dài.
1.1. Cách tiếp cận triết học đối với vấn đề trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp
Vấn đề TNXH của DN có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chúng ta
có thể tiếp cận vấn đề TNXH của DN dưới góc độ kinh tế, pháp lý, môi trường
hay dưới góc độ đạo đức xã hội. Việc nhìn nhận TNXH của DN dưới bất kỳ
góc độ riêng lẻ nào cũng đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Trong
bài luận văn của mình, tác giả nhìn nhận vấn đề TNXH của DN dưới góc độ
triết học để có thể thấy bản chất và tính tất yếu của nó trong quá trình vận động,
từ đó tìm ra hướng đi thích hợp cho vấn đề TNXH của DN hiện nay.

1.1.1. Hoạt động kinh doanh và tính tất yếu của vấn đề thực hiện
trách nhiệm xã hội
Xã hội loài người được phát triển mạnh mẽ cũng chính từ nhu cầu trao
đổi, mua bán, kinh doanh. Theo Adam Smith, tác giả của cuốn sách “Của cải


10
của các dân tộc” (The Wealth of Nations) thì thông qua ký kết giao kèo, trao
đổi, mua bán mà người này nhận được từ người kia phần lớn những sự giúp
đỡ đôi bên cùng có lợi, và “cũng do sự buôn bán trao đổi như vậy mà con
người mở đầu cho sự phân công lao động” [2, tr.65]. Phần lớn những thứ cần
thiết của con người đều được cung cấp thông qua việc trao đổi, mua bán, ký
kết giao kèo. “Nếu như không có thiên hướng buôn bán, trao đổi hàng hóa sản
phẩm thì tất nhiên mỗi người chắc đã phải tự mình cung cấp cho chính mình
mọi đồ dùng cần thiết cho đời sống” [2, tr.65].
Khi mà nhu cầu kinh doanh phát triển, con người đẩy mạnh các phát
kiến vĩ đại của mình. Khoảng 4000 năm trước công nguyên, xuất phát từ nhu
cầu vận chuyển hàng hóa mà người Ai Cập đã phát minh ra thuyền buồm đi
lại trên sông. Văn minh Ai Cập dọc theo thung lũng sông Nile ra đời từ đó. Ai
cập cũng chính là nền văn minh lớn thời cổ đại chứa đựng nhiều kho tàng tri
thức và phát kiến quan trọng của nhân loại.
Vùng Địa Trung Hải từ thời cổ đại cũng được biết đến là nơi giao
thương nhộn nhịp với các quốc gia giàu có như Syria, Lenbanon và Israel.
Người dân ở đây sản xuất dầu olive, rượu nho, vải rồi buôn bán với Ai cập,
Crete, Cyprus, thậm chí với cả Tơroa (Troy) ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ. Họ
thành lập ra thành phố Ugarit năm 4000 TCN, Byblos năm 3000 TCN. Thành
phố này đã trở thành trung tâm buôn bán, thương mại quốc tế nhiều thế kỷ sau
đó. Một số thị trấn nằm sâu trong đất liền cũng ăn theo chuyên về buôn bán
được lập ra như Ebla (năm 3000 TCN). Tới năm 1500 TCN, miền đông của
khu vực Địa Trung Hải gọi là Phonenicia, nơi giao các con đường buôn bán từ

Thổ Nhĩ Kỳ, Crete tới Mesopotania thuộc Iraq đã trở thành vùng nổi tiếng về
buôn bán thương mại, Người Phonenicia giàu có nhờ buôn bán. Họ bán các
hàng tinh xảo tự chế tạo và nhập nguyên liệu thô: nô lệ, gỗ mun, v.v.. Các
thương gia rất nhanh nhẹn và khôn ngoan. Thủy thủ Phonenicia thì tài giỏi,
chính họ đã tìm cách xem sao Bắc Đẩu để đi biển và vẽ hải đồ [34, tr.331-333].


11
Adam Smith cho rằng nguyên nhân chính tạo nên của cải của các dân
tộc gồm hai yếu tố, đó là sự phân công lao động và hoạt động thị trường.
Theo ông, một trong những nguyên nhân chủ yếu của sự tăng trưởng kinh tế
là nằm trong sự phát triển buôn bán không những giữa các nước mà cả giữa
các tư nhân và giữa các nhóm thương nhân trong một nước. Xuất phát đầu
tiên từ sự đổi chác thô sơ, việc buôn bán muốn được phát triển thì cần phải có
thị trường và các hoạt động thị trường. Những hoạt động phức tạp của các lực
lượng thị trường, cũng giống như sự phân công lao động xã hội mang lại lợi
ích lớn cho xã hội và nâng cao mức sống. Ở đây, lợi ích không do một kế
hoạch nào định đoạt mà người mua kẻ bán trên thị trường đều chịu sự tác
động của lợi ích riêng của chính họ mà thôi, nhưng họ phục vụ lợi ích chung
của xã hội mà không hề nghĩ gì về việc làm này cả. Theo cách phân tích của
Adam Smith, thì “không phải vì lòng nhân từ, rộng lượng của người hàng thịt,
người làm rượu bia hay người làm bánh mì mà chúng ta có một bữa ăn, mà vì sự
quan tâm của họ tới lợi ích của riêng họ. Khi chúng ta nói chuyện với họ, không
phải kêu gọi tình nhân loại của họ mà đánh vào lòng vị kỷ của họ…” [2, tr.65].
Lợi ích cá nhân chính là động lực để con người tiến hành các hoạt động
kinh doanh một cách mạnh mẽ. Các phát minh khoa học kỹ thuật cũng được
con người ứng dụng để phát triển sản xuất với mục đích sâu xa là thu về ngày
càng nhiều lợi nhuận. Điều đó cho thấy, sự phát triển của khoa học với việc
sản xuất kinh doanh có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khoa học phát triển
nhằm thúc đẩy sản xuất và lợi nhuận từ việc sản xuất kinh doanh lại là động

lực để thúc đẩy sự phát triển khoa học, thúc đẩy sự phát triển của nền văn
minh vật chất của con người. Nói về điều này, Hêghen cũng đã khẳng định:
“lợi ích thúc đẩy lịch sử các dân tộc và các cá nhân”.
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu kinh doanh và trao đổi
hàng hóa ngày càng được đẩy mạnh. Sự đa dạng của các hoạt động kinh


12
doanh đã đặt ra các yêu cầu đối với sự phát triển của khoa học. Những tiến bộ
khoa học kỹ thuật từ cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra những nhà máy
công nghiệp khổng lồ, những thương trường sôi động, chợ búa, cửa hàng, cửa
hiệu,… đồng thời kéo theo sự tập trung dân cư tại những trung tâm công
nghiệp, thương nghiệp. Hàng loạt những ngành công nghiệp mới ra đời tạo ra
hàng triệu chủng loại những sản phẩm mới với khối lượng hàng triệu đơn vị
sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Con người đã được hưởng thụ
“những đống khổng lồ của cải” mà trước đó nó chưa hề biết đến. Cuộc sống
của con người ở tất cả các lĩnh vực đều được cải thiện, các năng lực và khả
năng của con người được gia tăng nhờ vào sự hỗ trợ của các phương tiện nghe
nhìn, phương tiện giao thông,...
Có thể thấy rằng kinh doanh chính là yếu tố rất quan trọng đối với quá
trình phát triển kinh tế thịnh vượng, đời sống ấm no và đưa xã hội tới văn
minh. Các quốc gia giàu có thịnh vượng và kinh tế hùng mạnh đều có hệ
thống kinh doanh bền vững, cạnh tranh. Môi trường kinh doanh sôi động
chính là biểu hiện của nền kinh tế năng động. Quá trình cạnh tranh trong kinh
doanh cũng chính là nguồn sức ép để cải thiện dân trí nhằm có công việc hấp
dẫn, doanh nghiệp tăng năng suất lao động, chỉnh đốn chiến lược và phương
pháp kinh doanh, khoa học kỹ thuật phát triển phục vụ dân sinh, v.v..
Thực tiễn kinh doanh trong lịch sử đã cho thấy những cuộc cạnh tranh
tàn khốc, các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau cũng chỉ vì những mục đích
thương mại. Trong thời cận đại, các cuộc chiến tranh nhằm tranh giành quyền

lợi kinh tế cũng đã diễn ra khốc liệt. Nhất là vào khoảng thời gian từ cuối thế
kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, thời học thuyết kinh tế trọng thương thịnh hành,
các quốc gia phương Tây cũng làm đủ cách để tích trữ nhiều nhất vàng và các
kim loại quý. Không đơn thuần là việc khai thác các sản vật từ những vùng
thuộc địa liên tục được mở rộng, mà hoạt động chiến tranh và cướp phá cũng


13
được tiến hành để bảo vệ quyền thương mại và chiếm đoạt tài sản. Của cải
trong giai đoạn trọng thương được thu thập và tích lũy một cách “kém văn
minh”. Khoáng sản và cả nhân lực tại thuộc địa bị vơ vét. Các cường quốc tổ
chức cướp phá lẫn nhau.
Sự giành giật lợi ích không chỉ diễn ra ở cấp quốc gia mà ngay từ
những cá nhân khi kinh doanh buôn bán cũng ít người chế ngự được bản năng
hám lợi của mình. Một bộ phận không nhỏ đã dùng mọi thủ đoạn để trục lợi
bất chính. Đó cũng là nguyên nhân vì sao trong các xã hội phương Đông
truyền thống, người ta đã kỳ thị, lên án thậm chí là tẩy chay những người làm
nghề buôn bán, kinh doanh bởi nhiều người trong số họ đã “buôn gian, bán
lận” để trục lợi và như vậy là họ đã đi ngược lại với những chuẩn mực đạo
đức và đạo lý của dân tộc.
Động cơ mạnh mẽ nhất của con người trong hoạt động kinh doanh
chính là kiếm được nhiều lợi, nhiều tiền. C.Mác đã dẫn lại lời của T.J.
Dunning, khi đề cập đến bản chất hám lợi của nhà tư bản: “Với một lợi
nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được đảm bảo 10 phần trăm
lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được; được 20 phần
trăm lợi nhuận thì nó hoạt bát hẳn lên; được 50 phần trăm thì nó trở nên thật
sự táo bạo; được 100 phần trăm thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người;
được 300 phần trăm thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có
nguy cơ bị treo cổ” [42, tr.23, tr.1056].
Không chỉ trong quá khứ mà ngày nay, ngay trong xã hội hiện đại, trên

phạm vi toàn thế giới nói chung và đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh tế đang
phát triển trong đó có Việt Nam nói riêng, vụ việc các cá nhân, các công ty, DN
chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà cạnh tranh không lành mạnh, dùng mọi thủ đoạn
tiêu diệt, thôn tính, chèn ép lẫn nhau, làm ăn gian dối, làm hàng giả, hàng kém
chất lượng, buôn lậu, trốn thuế, lừa đảo, đầu cơ,... vẫn còn là những hiện tượng
không phải là hiếm thấy.


14
Tuy nhiên, các cách kiếm lợi bất chính như vậy đã gặp phải sự phản đối
của xã hội. Xã hội càng phát triển thì làn sóng phản đối cách kiếm lợi chụp
giật, thiển cận, thiếu văn hóa, vô đạo đức, phản tự nhiên như vậy càng trở nên
mạnh mẽ. Con người đã sớm nhận ra rằng xã hội loài người sẽ không thể phát
triển lâu bền nếu mỗi cá nhân chỉ chú trọng đến lợi ích của bản thân mà chà
đạp lên lợi ích của người khác. Kiểu kinh doanh như trên chỉ làm cho nền
kinh tế rối loạn, tạo ra hiểm họa đe dọa sự tồn tại của thị trường, của người
tiêu dùng và đe dọa sự tồn tại của cả DN và cụ thể là những người kinh
doanh. Thực tế cho thấy, không ít chủ thể kinh doanh giàu có, sở hữu một tài
sản kếch sù mà vẫn thấy bất hạnh bởi tình cảm giữa con người với nhau trở
nên cạn kiệt, đạo đức suy đồi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Đây chính là
những yếu tố làm hủy hoại nền tảng tinh thần và đạo đức của xã hội. Như vậy,
sự giàu có về vật chất, những tiến bộ về kinh tế, về khoa học kỹ thuật và công
nghệ chưa đủ để đảm bảo cho sự bền vững của một xã hội. Nếu con người quá
tôn sùng hàng hóa, tiền tệ và giành giật lợi ích vật chất bằng mọi giá thì xã hội
loài người sẽ mất dần tính nhân bản. “Sự sùng bái hàng hóa tiền tệ bắt nguồn từ
bản chất sâu xa của nền kinh tế đang ở giai đoạn công nghiệp hóa. Thực chất
đó không phải là nền kinh tế “sáng tạo” ra của cải vật chất, mà chỉ là cải biến
những thứ cướp đoạt được từ giới tự nhiên, nó chưa giải phóng con người mà
trái lại còn trói buộc thêm con người bằng xiềng xích công nghiệp” [29, tr.189].
Vì vậy, vấn đề làm thế nào để con người có cuộc sống hài hòa hơn,

chất lượng sống được nâng cao hơn, các quan hệ xã hội lành mạnh hơn,... đã
được đặt ra. Càng ngày người ta càng nhận thức rõ rằng, sự phát triển của một
quốc gia không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng kinh tế với
các chỉ tiêu định lượng GNP, GDP theo bình quân đầu người, v.v., mà còn
phụ thuộc vào chất lượng cuộc sống, sự giàu có cả về vật chất và tinh thần.
Con người đã thay đổi quan niệm về tiến bộ xã hội. Người ta đã thấy rõ rằng,


15
tiêu chí để đánh giá tiến bộ xã hội không chỉ căn cứ vào sự phát triển lực
lượng sản xuất, sự tăng trưởng kinh tế, mà “các giá trị nhân văn, sự tự do của
con người phải được coi là một trong những tiêu chí quan trọng khi bàn đến
tiến bộ xã hội trong điều kiện ngày nay” [13, tr.135]. Như vậy, muốn đạt đến
tiến bộ xã hội thì phải có sự phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Năm 1987,
trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Thế giới về Môi trường
và Phát triển của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định nghĩa là “sự
phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả
năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Đến năm 1992, tại
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường, nội hàm về phát triển bền vững
lại được tái khẳng định và bổ sung và hoàn chỉnh hơn tại Hội nghị Thượng
đỉnh Thế giới và Phát triển bền vững tổ chức ở Cộng hòa Nam Phi năm 2002.
“Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và
hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng
trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội;
xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và BVMT (nhất là xử lý, khắc phục
ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và
chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).
Từ đó, nhu cầu xây dựng một nền tảng kinh doanh lành mạnh làm nền
tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội ngày càng trở thành nhu cầu cấp

thiết. Trong đó, việc thực hiện TNXH của các DN - một trong những yếu tố
của văn hóa kinh doanh, là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển của bản thân các DN nói riêng và đối với sự phát triển bền vững của Việt
Nam nói chung.
Việc đảm bảo sự công bằng cho người lao động, công khai và minh
bạch trong các hoạt động kinh doanh, không tham ô, tham nhũng; không kiếm


16
lời bằng sự lừa dối khách hàng, bằng sự hủy hoại môi trường, hay bằng sự
bóc lột người lao động,... là những vấn đề của đạo đức kinh doanh mà các DN
muốn phát triển bền vững đều phải lưu ý tới, đặc biệt là vấn đề TNXH của
DN hiện nay.
Trên thế giới, vấn đề TNXH của DN cũng đang được chú trọng. TNXH
được hiểu là “sự cam kết của DN đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền
vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao
động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách
có lợi cho cả DN cũng như phát triển chung của xã hội”. Những DN mong
muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thù những chuẩn mực về BVMT,
bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng,
đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng... Ngày càng nhiều DN
chú trọng đến vấn đề TNXH. Hãng điện tử dân dụng Best Buy đã áp dụng
chương trình tái chế sản phẩm để BVMT. General Electric cũng chi 2 tỷ đôla
hàng năm để nghiên cứu các công nghệ mới BVMT. Evian, hãng nước
khoáng nổi tiếng của Pháp cũng đưa ra thị trường những chai nước thân thiện
BVMT. Google với trụ sở Goolepex cũng tạo ra môi trường làm việc thân
thiện và đối xử với nhân viên như vàng ngọc… [3, tr.29].
Vấn đề TNXH của DN hiện nay là một vấn đề mang tính toàn cầu. Bộ
ISO 26000 - Tiêu chuẩn về TNXH, là mục tiêu phấn đấu mới cho các DN
trong xu hướng nhân văn hóa các hoạt động kinh doanh.

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, vì thế việc
gắn kết với xu hướng phát triển bền vững là một tất yếu. Để tiến đến sự phát
triển bền vững thì các DN Việt Nam đóng vai trò quan trọng, cốt lõi trong
việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội vì DN là bộ phận chủ yếu tạo ra GDP.
Việt Nam là một nước mang bản sắc văn hóa Á Đông truyền thống, đây là một
thuận lợi. Những thay đổi về đường lối phát triển kinh tế từ cơ chế kế hoạch


17
hóa tập trung sang cơ chế thị trường đặt các DN ở Việt Nam trước những thách
thức về cạnh tranh quốc tế. Để thành công thì đổi mới và sử dụng các phương
pháp sản xuất tiên tiến, nâng cao năng lực quản lý có ý nghĩa quyết định. Chính
vì thế việc thực hiện TNXH của các DN là vô cùng cần thiết. TNXH của DN
đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với DN trong quá trình hội nhập.
Khi nhìn nhận dưới góc độ triết học, TNXH là một yêu cầu khách quan
của xã hội đối với DN. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý của
sự phát triển có thể thấy rằng, cần phải xem xét hiện tượng TNXH của DN
trong quá trình vận động và phát triển của DN và xã hội cũng như các nhân tố
tác động đến quá trình đó để thấy được bản chất của nó.
Với tư cách là một chủ thể xã hội, mối quan hệ giữa DN và xã hội là một
mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể. DN là một tế bào, một thành tố
của xã hội, nó vận động và phát triển trong sự vận động và phát triển của xã
hội. Mỗi chủ thể xã hội đều có bổn phận với chính mình và với xã hội. Nếu có
những tác động tích cực, DN sẽ thúc đẩy xã hội phát triển, nếu ngược lại, nó sẽ
là lực cản của xã hội.
Khi xem xét vấn đề TNXH trong mối quan hệ giữa DN và xã hội, DN
với tính cách là cái bộ phận, xã hội với tính cách là cái toàn thể, có thể thấy
rằng TNXH của DN không chỉ là vấn đề pháp lý, kinh tế hay đạo đức đối với
xã hội mà chính qua việc thực hiện TNXH, DN sẽ tạo dựng môi trường lành
mạnh, nhân văn cho bản thân mình phát triển.

Quá trình thực hiện TNXH của DN cũng là quá trình giải quyết các mâu
thuẫn, mâu thuẫn giữa lợi ích bộ phận và lợi ích hệ thống, mâu thuẫn giữa lợi
ích riêng và lợi ích chung, mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị xã
hội, mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài… Xã hội và DN sẽ
không thể phát triển bền vững khi không giải quyết được những mâu thuẫn đó.
Vì thế, thực hiện TNXH của DN là một yêu cầu tất yếu khách quan, hướng đến
mục tiêu phát triển bền vững lâu dài.


18
1.1.2. Một số quan điểm về vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp trong lịch sử
Để thực hiện đúng và tốt TNXH thì ngoài việc nhận thức đầy đủ và rõ
ràng, cách thức tiếp cận khi thực hiện TNXH của DN cũng có ý nghĩa rất
quan trọng. Trong lịch sử đã có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với việc
thực hiện TNXH của các DN… nổi trội là bốn quan điểm đã được PGS. TS
Nguyễn Mạnh Quân đề cập trong giáo trình Đạo đức kinh doanh và Văn hóa
công ty như sau:
Quan điểm cổ điển thịnh hành ở đầu thế kỉ XIX, nhưng đến nay vẫn
còn có những ảnh hưởng đáng kể. TNXH của DN theo quan điểm cổ điển
được hiểu như sau: Các DN chỉ nên tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu
kinh tế chính thức, các nghĩa vụ khác nên để cho các tổ chức chuyên môn
thực hiện. Những người theo quan niệm này cho rằng, Chính phủ nên gánh
lấy trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ xã hội. Việc đòi hỏi các DN thực hiện
các nghĩa vụ xã hội khác chỉ dẫn đến tình trạng chồng chéo, lộn xộn và không
hiệu quả. Những người theo quan điểm cổ điển đặt niềm tin vào sự phân công
xã hội và chuyên môn hóa của cơ chế thị trường tự do với sự can thiệp của
Chính phủ ở chừng mực nhất định, và coi đó là cách tốt nhất để đạt được tính
hiệu quả về xã hội. Tuy nhiên, quan điểm này còn rất nhiều hạn chế. Nếu DN
chỉ tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, các chỉ tiêu về lợi nhuận

và doanh thu sẽ là chủ yếu. Khi đó DN sẽ tìm mọi các để đạt được các chỉ tiêu
này mà không hề quan tâm đến việc các cách thức đó có trung thực hay được
xã hội mong đợi hay không. Mặt khác, việc điều tiết của Chính phủ để xử lý
những hậu quả do DN gây ra về mặt xã hội cũng tốn kém hơn nhiều so với
việc khống chế không để chúng xuất hiện. Đặt DN bên ngoài TNXH có thể
gây ra những hậu quả bất lợi cả về kinh tế và xã hội đối với xã hội, nhất là khi
DN có quy mô lớn hay ở vị thế có quyền lực và ảnh hưởng lớn đến nền kinh
tế và xã hội.


×