Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Tài liệu tập huấn công tác đội tỉnh bình định năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.5 KB, 79 trang )

Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015

HỘI ĐỒNG ĐỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH
TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHỤ TRÁCH ĐỘI

Tháng 8 năm 2015

1


Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015

MỤC LỤC
1. Chương trình tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội năm học 2015 - 2016
2. Hướng dẫn thực hành Nghi thức Đội
3. Công tác Sao nhi đồng.
4. Chương trình rèn luyện đội viên
5. Bồi dưỡng vai trò tự quản cho Ban chỉ huy Đội.
6. Các mối quan hệ của Tổng phụ trách Đội
7. Các danh hiệu thi đua của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí

Minh.
8. Các bài hát quy định của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí

Minh.
9. Hướng dẫn câu lạc bộ, đội nhóm
10. Hướng dẫn xây dựng đội tuyên truyền măng non.
11. Kỹ năng truyền tin (mose, seamaphore, dấu đi đường, mật thư) và kỹ

năng nút dây


2


Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015

CHƯƠNG TRÌNH
Lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội năm học 2015 - 2016
(Từ ngày 03-05/8/2015)
____________________

STT

Nội dung

Thời gian

Địa điểm

Ngày 03/8/2015
01
02
03
04
05
06
07
08

Khai mạc Hội nghị tập huấn
08h00- 08h30

Thông tin, định hướng công tác tuyên
08h30 - 11h30
truyền về tình hình biển, đảo hiện nay
Ăn trưa, nghỉ ngơi
11h30 - 13h30
Kỹ năng truyền tin (mose, seamaphore, dấu
đường, mật thư)
Chiều
Tập dân vũ
Giao lưu đá bóng
17h00 - 19h00
Ăn tối, nghỉ ngơi
19h00 - 20h00
Tập khiêu vũ
20h00 - 22h00

Hội trường lớn
Hội trường lớn
Nhà ăn
Nhà sảnh sau TT
Nhà sảnh sau TT
Sân bóng đá TT
Nhà ăn
Hội trường lớn

Ngày 04/8/2015
09
10
11
12

13
14

Hướng dẫn thực hành Nghi thức – Nghi lễ
Sáng
Đội
Ăn trưa, nghỉ ngơi
11h30 - 13h30
Tập các bài hát, múa tập thể cho thiếu nhi
Chiều
Giao lưu đá bóng
17h00 - 19h00
Ăn tối, nghỉ ngơi
19h00 - 20h00
Sinh hoạt lửa trại
20h00 - 22h00

Nhà sảnh sau TT
Nhà ăn
Nhà sảnh sau TT
Sân bóng đá TT
Nhà ăn
Sân trước TT

Ngày 05/8/2015
15
16
17
18
19


Hoạt động nhóm, nút dây
Sáng
Lao động của Tổng phụ trách Đội
Ăn trưa, nghỉ ngơi
11h30 - 13h30
Sinh hoạt Sao nhi đồng, Chương trình Rèn
Chiều
luyện đội viên
Bế mạc
15h30 - 16h00
3

Nhà sảnh sau TT
Nhà sảnh sau TT
Nhà ăn
Nhà sảnh sau TT
Hội trường lớn


Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015

PHẦN 1: NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐỘI
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN NGHI THỨC ĐỘI
ĐỒNG PHỤC CỦA ĐỘI VIÊN, ĐỘI NGHI LỄ
- Đồng phục đội viên:
+ Áo sơ mi màu trắng.
+ Quần âu hoặc váy (đối với đội viên nữ) màu sẫm.
+ Đi giày hoặc dép có quai hậu.
Đội viên có thể mặc đồng phục học sinh theo quy định của nhà

trường, (đảm bảo áo sơ mi có cổ để đeo khăn quàng đỏ và không sử dụng
quần ngắn đối với đội viên nam).
- Đồng phục nghi lễ của Đội (Đội cờ, kèn, trống):
+ Áo màu trắng, viền đỏ.
+ Quần âu (hoặc váy đối với nữ) màu trắng, viền đỏ
+ Mũ ca lô màu trắng, viền đỏ.
+ Giày ba-ta màu trắng.
+ Băng danh dự dành cho hộ cờ (đeo chéo qua thân người từ vai phải
sang hông bên trái)
1. Yêu cầu đối với đội viên( có 7 yêu cầu):
1/ Thuộc, hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống.
2/ Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ.
3/ Chào kiểu đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh( gọi tắc
Chào Đội ).
4/ Cầm cờ, giương cờ,vác cờ, kéo cờ.
5/ Hô đáp khẩu hiệu Đội.
6/ Biết 3 bài trống quy định ( Chào cờ, chào mừng, hành tiến)

4


Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015

7/ Biết các động tác cá nhân tại chỗ và di động.
2.Một số động tác tại chỗ - di động:
- Đứng nghỉ: Người ở tư thế đứng, khi có khẩu lệnh “Nghỉ!”, , hai tay để thẳng
thoải mái, chấn trái hơi chùn xuống ,trọng tâm dồ vào chân phải, khi mỏi có thể đổi
chân.
- Đứng nghiêm: Người ở tư thế đứng, khi có khẩu lệnh “Nghiêm!”, người đứng
thẳng, mắt nhìn thẳng, hai tay thẳng khép sát thân người, bàn tay nắm tự nhiên,

lòng bàn tay hướng vào thân người, hai chân thẳng, khép sát, hai bàn chân tạo
thành thành chữ V (góc khoảng 60o).
- Quay bên trái: Khi có khẩu lệnh “Bên trái – Quay!”, sau động lệnh “Quay!”
người đứng nghiêm, lấy gót chân trái làm trụ , mũi chân phải làm điểm làm điểm
đỡ, quay người sang phía trái một góc 90o, sau đó rút chân phải lên, trở về tư thế
đứng nghiêm.
- Quay bên phải: Khi có khẩu lệnh “Bên phải - Quay!”, sau động lệnh “Quay!”
người đứng nghiêm, lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay
người sang phía phải một góc 90o, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm.
- Quay đằng sau: Khi có khẩu lệnh “Đằng sau - Quay!”, sau động lệnh “Quay!”
lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía bên
phải một góc 1800, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm.
- Dậm chân tại chỗ: Khi có khẩu lệnh “Dậm chân - Dậm!”, sau động lệnh
“Dậm!”, bắt đầu bằng chân trái, dậm theo nhịp hô hoặc còi, trống, nhưng không
chuyển vị trí. Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trước rồi đến gót chân. Tay
phải vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng về phía
sau. Khi có khẩu lệnh “Đứng lại - Đứng!” (động lệnh “Đứng!” rơi vào chân phải),
đội viên dậm chân them một nhịp, kéo chân phải về tư thế nghiêm.
- Chạy tại chỗ: Khi có khẩu lệnh: “Chạy tại chỗ - Chạy”, động lệnh “Chạy!”, bắt
đầu bằng chân trái, chạy đều theo nhịp còi hoặc lời hô, nhưng không chuyển vị trí.
Hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh
nghẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy. Khi có khẩu lệnh “Đứng lại
- Đứng!” (động lệnh “Đứng!” rơi vào chân phải), đội viên chạy thêm 3 nhịp nữa.
Dậm chân phải, về tư thế nghiêm.
5


Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015

- Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ.

* Thắt khăn quàng đỏ:
* Thắt khăn quàng đỏ:
- Dựng cổ áo lên, tay phải cầm 1/3 (một phần ba) chiều dài của khăn về
phía bên phải, tay trái vuốt nhẹ chiều dài mép khăn 1/3 (một phần ba) còn lại,
gấp xếp đổi chiều cạnh đáy khăn, để phần chiều cao khăn còn khoảng 15cm, đặt
khăn vào cổ áo, so hai đầu khăn bằng nhau, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn
bên phải.
- Vòng đuôi khăn bên trái vào trong, đưa lên trên ngang với khuy áo thứ hai
từ cổ xuống và kéo ra phía ngoài.
- Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải và buộc tiếp thành nút (từ
phải sang trái) với dải khăn bên phải.
- Thắt nút khăn sao cho nút khăn ngang với khuy áo thứ hai từ cổ
xuống, chỉnh cho hai dải trên và dưới nút khăn xòe ra, sửa nút khăn vuông vắn, bẻ
cổ áo xuống.
* Tháo khăn quàng đỏ: Đề xuất sửa:
Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phải phía trên nút, rút khăn ra.
Lưu ý: Khi kiểm tra Nghi thức Đội, nếu sau động tác tháo khăn quàng
đỏ là động tác thắt khăn quàng đỏ thì đội viên khi rút khăn ra, dùng tay phải
giữ nguyên dải khăn đưa về phía trước hơi chếch về bên phải so với thân
người, cánh tay phải song song với mặt đất.
(Đề xuất vẽ thêm Động tác tháo khăn quàng đỏ (2)
12.3. Chào kiểu đội viên:
Đội viên đứng ở tư thế nghiêm, mắt hướng về phía chào, chào bằng tay
phải, các ngón tay khép kín giơ lên đầu cách thùy trán bên phải khoảng 5cm, bàn tay
thẳng với cánh tay dưới, khuỷu tay chếch ra phía trước tạo với thân người một góc
khoảng 130 độ.
- Tay giơ lên đầu biểu hiện đội viên luôn luôn đặt lợi ích của Tổ quốc và của tập
thể Đội lên trên, năm ngón tay khép kín tượng trưng cho ý thức đoàn kết của đội viên để
xây dựng Đội vững mạnh.
- Giơ tay chào và bỏ xuống theo đường ngắn nhất, không gây tiếng động.

- Đội viên chào khi dự lễ chào cờ, đón đại biểu, báo cáo cấp trên, làm lễ
tưởng niệm… chỉ chào khi đeo khăn quàng đỏ hoặc đeo huy hiệu Đội.
6


Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015

- Chào kiểu đội viên:Đội viên đứng ở tư thế nghiêm, mắt hướng về phía chào, chào
bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đầu cách thùy trán bên phải khoảng 5
cm, bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khuỷu tay chếch ra phía trước tạo với thân
người một góc khoảng 130 độ.
- Tay giơ lên đầu biểu hiện đội viên luôn luôn đặt lợi ích của Tổ quốc và của
tập thể Đội lên trên, năm ngón tay khép kín tượng trưng cho ý thức đoàn kết của
đội viên để xây dựng Đội vững mạnh.
- Giơ tay chào và bỏ xuống theo đường ngắn nhất, không gây tiếng động.
- Đội viên chào khi dự lễ chào cờ, đón đại biểu, báo cáo cấp trên, làm lễ
tưởng niệm … chỉ chào khi đeo khăn quàng đỏ hoặc đeo huy hiệu Đội.
- Tiến: Khi có khẩu lệnh “Tiến…bước - Bước!”, sau động lệnh “Bước!”,
người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước lên trước liên tục
theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước
xong trở về tư thế nghiêm.
- Lùi: Khi có khẩu lệnh “Lùi… bước - Bước!”, sau động lệnh “Bước!”,
người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước liên tục về phía sau
theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước
xong, trở về tư thế nghiêm.
- Bước sang trái: Khi có khẩu lệnh “Sang trái…bước - Bước!”, sau động
lệnh “Bước!”, người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân trái bước sang trái, chân
phải bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi
bước rộng khoảng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm.
- Bước sang phải: Khi có khẩu lệnh “Sang phải… bước - Bước!”, sau

động lệnh “Bước!”, người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân bước sang phải, chân
trái bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi
bước rộng khoảng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm.
- Đi đều: Khi có khẩu lệnh “Đi đều - Bước!” sau động lệnh “Bước!”, bắt
đầu bước bằng chân trái theo nhịp còi, trống hoặc lời hô. Tay phải đánh ra trước
thắt lưng, tay trái vung thẳng ra sau đưa dọc theo người, bàn tay nắm tự nhiên,
bước đều dặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng. Khi có khẩu lệnh “Đứng lại - Đứng!”,
động lệnh “Đứng!” rơi vào chân phải, chân trái bước thêm một bước, rồi đưa chân
phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm.

7


Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015

Đi đều khác dậm chân tại chỗ cơ bản ở bước chân di chuyển, đầu gối
không nhấc cao, bước đi bình thường, gót chân xuống trước, mũi xuống sau,
không đá hất chân về phía trước hoặc giật ra phía sau.
- Chạy đều: Khi có khẩu lệnh “Chạy đều - Chạy!”, sau động lệnh “Chạy!”, bắt
đầu chạy bằng chân trái theo nhịp còi hoặc lời hô, đầu gối không nhấc cao, không
đá chân, hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm,
đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy, người hơi đổ về phía
trước. Khi có khẩu lệnh “Đứng lại - Đứng!”, động lệnh “Đứng!” rơi vào chân phải,
đội viên chạy thêm 3 bước nữa rồi kéo chân phải về tư thế nghiêm.
3. Các động tác cờ : Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ:
- Cầm cờ: Bàn tay phải nắm cán cờ cao ngang thắc lưng, đốc cán cờ đặt trên mặt
đất, sát ngón út bàn chân phải.
- Cầm cờ ở tư thế nghiêm: Khi có khẩu lệnh “Nghiêm!”, kéo cán cờ áp sát
vào thân mình, người ở tư thế nghiêm.
- Cầm cờ ở tư thế nghỉ: Khi nghe khẩu lệnh “nghỉ”, chân trái chùng và ngả

cờ ra phía trước.
- Giương cờ: Được thực hiện khi chào cờ khi chào cờ, lễ duyệt Đội, diễu hành và
đón đại biểu.
+ Từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang giương cờ: tay phải cầm cờ giương lên
trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay
trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20 cm – 30 cm, tay phải di chuyển xuống
nắm sát đốc cờ, kéo sát vào ngang thắt lưng đưa về tư thế giương cờ.
+ Từ tư thế vác cờ nghiêm chuyển sang giương cờ: Tay phải kéo đốc cán cờ về sát
thân người, tay trái đẩy cán cờ ra phía trước về tư thế giương cờ.
- Vác cờ: Được sử dụng khi diễu hành, khi đưa cờ vào làm lễ chào cờ, lễ duyệt
Đội, lễ đón đại biểu …
Động tác, tư thế vác cờ: Từ tư thế cầm cờ nghiêm, tay phải cầm cờ giương lên
trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay
trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20 cm – 30 cm, tay phải di chuyển xuống
nằm sát đốc cán cờ, đưa thẳng ra phía trước nghiêng với mặt đất một góc khoảng
45 độ, tay trái kéo cán cờ đặt lên vai phải đưa về tư thế vác cờ.
- Kéo cờ: Động tác kéo cờ được sử dụng trong lễ chào cờ.
- Kéo cờ trong các buổi lễ: Cờ được buộc sẵn vào dây.Đội cờ có 2 em, 1 em
kéo cờ, 1 em nâng cờ quay về phía cột cờ.
8


Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015

- Động tác kéo cờ: Phải cầm tách dây, không cho cờ bị rối xoắn vào dây,
ròng rọc phải trơn, khi ngoắc cờ vào dây phải nhanh (chuẩn bị khuyết móc sẵn).
* Khẩu lệnh khi thực hiện các động tác sử dụng cờ:
Nghiêm! Nghỉ! Chào cờ - chào! (cờ giương hoặc kéo): Sử dụng trong nghi lễ chào
cờ. Giương cờ!, Vác cờ ! : Sử dụng trong thực hiện động tác cá nhân tại chỗ
4. Đội hình chuyển hướng vòng:

- Vòng trái: Khi đội hình đang đi đều, chỉ huy hô: “Vòng bên trái (phải) - Bước”,
sau khẩu lệnh “Bước”những đội viên hàng bên trái (ngoài cùng) bước đến điểm
quay (được xác định bằng vị trí phân đội trưởng khi dứt động lệnh) thì bước ngắn
hơn đồng thời quay sang trái. Những đội viên hàng bên phải khi đến điểm quay thì
bước dài hơn đồng thời quay bên trái.Sau đó đi tiếp và giữ đúng cự ly.
- Vòng phải: Tiến hành ngược lại
- Vòng đằng sau: Tiến hành như vòng trái (hoặc phải) nhưng di chuyển đội hình
quay ngược lại hướng đi ban đầu. Khẩu lệnh: “Bên trái (bên phải) vòng đằng sau
- Bước! ( chạy! )
CHỈ HUY ĐỘI HÌNH NGHI THỨC ĐỘI:
* Xác định phương hướng: Cần chú ý tránh nắng chiếu vào mặt, tránh
hướng gió, tránh ô nhiễm của môi trường, tránh hướng có nhiều hoạt động ồn
ào.
* Vị trí và tư thế khi tập hợp: Khi tập hợp, chỉ huy đứng ở điểm chuẩn, tư
thế nghiêm để các đơn vị lấy làm chuẩn, không xê dịch vị trí, quay qua, quay lại...
* Động tác chỉ định đội hình: Chỉ huy dùng tay trái chỉ định đội hình tập
hợp.
Đề xuất sửa:
* Động tác chỉ định đội hình: Chỉ huy dùng tay trái (trừ đội hình vòng
tròn) để chỉ định đội hình tập hợp.
- Hàng dọc: Tay trái giơ thẳng lên cao, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay
hướng về phía thân người.
- Hàng ngang: Tay trái giơ sang ngang tạo với thân người một góc 900, các
ngón tay khép kín, lòng bàn tay úp xuống.
- Chữ U: Tay trái đưa ngang, cánh tay trên vuông góc với cánh tay dưới,
bàn tay nắm kín, lòng bàn tay hướng về phía thân người.
9


Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015


- Vòng tròn: Hai tay vòng lên đầu, bàn tay mở, các ngón tay khép kín, lòng
bàn tay úp xuống, ngón giữa hai bàn tay chạm nhau.
Chú ý: Khi giơ tay chỉ định đội hình tập hợp, hướng mặt của chỉ huy luôn cùng
hướng với đội hình.
- Khi đội viên đầu tiên vào vị trí chuẩn của đội hình, chạm tay trái vào vai
trái của chỉ huy, chỉ huy chuyển từ vị trí tập hợp sang vị trí điều khiển đơn vị.
- Hàng dọc: Tay trái giơ thẳng lên cao, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay
hướng về phía thân người.
Đội hình hàng dọc để tập hợp điểmsố báo cáo,khi hành ti ến hoặc tổ chức các hoạt
động.
- Phân đội hàng dọc: Phân đội trưởng đứng đầu, các đội viên thứ tự xếp hàng
từ thấp đến cao, phân đội phó đứng cuối hàng.
- Chi đội hàng dọc: Các phân đội xếp hàng dọc, phân đội 1 làm chuẩn, các
phân đội khác (theo thứ tự) đứng bên trái phân đội 1
- Hàng ngang: Tay trái giơ sang ngang tạo với thân người một góc 900, các
ngón tay khép kín, lòng bàn tay úp xuống.
Đội hình hàng ngang được dùng khi tổ chức nghe nói chyện, duyệt Đội, chào cờ,
tập hợp báo cáo toàn liên đội.
- Phân đội hàng ngang: Phân đội trưởng đứng đầu, đội viên lần lượt đứng về
phía trái phân đội trưởng từ thấp đến cao, phân đội phó đứng cuối hàng.
- Chi đội hàng ngang: Phân đội 1 xếp hàng ngang trên cùng là chuẩn, các phân
đội xếp hàng ngang theo thứ tự đứng sau phân đội 1.
- Chữ U: Tay trái đưa ngang, cánh tay trên vuông góc với cánh tay dưới, bàn
tay nắm kín, lòng bàn tay hướng về thân người.
Đội hình chữ U được dùng khi tổ chức lễ chào cờ, lễ kết nạp đội viên và một số
hoạt động ngoài trời.
- Chi đội tập hợp chữ U: Phân đội 1 là một cạnh của chữ U, các phân đội khác
làm đáy (xếp thành 1 hàng ngang), phân đội cuối làm cạnh kia của chữ U.
10



Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015

- Khi nghe lệnh tập hợp, các đội viên chạy tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí
theo điểm rót của phân đội, đến nơi thì đứng lại, ( phân đội trưởng phân đội 1
chạm tay trái vào vai trái của chi đội trưởng), quay trái vào vòng trong chữ U,
về tư thế nghiêm.
Đề xuất sửa:
- Chi đội tập hợp chữ U: Phân đội 1 là một cạnh của chữ U, các phân đội
giữa làm đáy (có thể một hàng ngang hoặc 2, 3... hàng ngang), phân đội cuối làm
cạnh còn lại của chữ U.
Khi nghe lệnh tập hợp, các đội viên chạy tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về
vị trí theo điểm rót của phân đội, đến nơi thì đứng lại (phân đội trưởng phân đội 1
chạm tay trái vào vai trái chi đội trưởng), quay trái vào trong chữ U, về tư thế
nghiêm.
Trường hợp đặc biệt: Khi tập hợp đội hình chữ U, nếu các phân đội
làm đáy có số đội viên không bằng nhau thì chỉ huy cho các phân đội làm đáy
xếp thành một hàng ngang. Nếu vị trí tập hợp không đủ để các phân đội làm
đáy xếp thành một hàng ngang thì chỉ huy cho các phân đội làm đáy xếp
thành nhiều hàng ngang và ưu tiên phân đội có số đội viên nhiều hơn về vị trí
tập hợp trước (đứng trước), các phân đội có ít đội viên hơn tập hợp sau (đứng
sau).
- Vòng tròn: Hai tay vòng lên đầu, bàn tay mở, các ngón tay khép kín, lòng bàn
tay úp xuống, ngón tay giữa hai bàn tay chạm nhau.
Được sử dụng khi tổ chức các hoạt động tập thể như: múa, hát tập thể, tổ chức trò
chơi, lửa trại, sinh hoạt nội bộ ngoài trời.
Khi có lệnh tập hợp, các đội viên chạy đều tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị
trí tập hợp, theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, vừa chạy vừa điều chỉnh, khi chỉ
huy bỏ tay xuống thì dừng lại và quay vào vòng tròn, về tư thế nghiêm.

Đề xuất sửa:
- Vị trí chỉ huy khi tập hợp: Khi tập hợp, chỉ huy là chuẩn của đơn vị. Ở
đội hình hàng dọc và chữ U, đội viên đứng sau chỉ huy có khoảng cách bằng một
cánh tay (cánh tay trái đưa lên, bàn tay trái chạm vai trái chỉ huy) cùng hướng với
chỉ huy. Ở đội hình hàng ngang, đội viên đứng tiếp bên trái chỉ huy có khoảng cách
bằng một cánh tay (vai phải chạm bàn tay trái của chỉ huy) và cùng hướng với chỉ
11


Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015

huy. Ở đội hình vòng tròn: Chỉ huy làm tâm, đứng tại chỗ, không xoay người và
không di di chuyển theo vòng tròn.
- Vị trí chỉ huy khi điều khiển đơn vị: Sau khi đội viên đầu tiên vào vị trí
chuẩn của đội hình tập hợp, chỉ huy chuyển sang vị trí trung tâm để điều khiển và
bao quát đơn vị, để các đội viên đều nghe thấy khẩu lệnh chỉ huy. Khoảng cách
giữa chỉ huy đến đơn vị tuỳ thuộc đội hình đơn vị lớn hay nhỏ.
- Vị trí chỉ huy đơn vị tĩnh tại: (Liên đội hàng ngang, chi đội hàng dọc).
Phân đội trưởng đứng đầu, phân đội phó đứng cuối phân đội; chi đội
trưởng đứng bên phải phân đội trưởng phân đội 1 (các ủy viên Ban Chỉ huy đứng
sau chi đội trưởng); đội viên cầm cờ đứng bên phải chi đội trưởng; phụ trách chi
đội đứng bên phải cờ. Ban chỉ huy liên đội đứng bên phải phụ trách của chi đội
đứng đầu; đội cờ liên đội đứng hàng ngang bên phải Ban Chỉ huy liên đội (nếu đội
cờ có 3 đội viên thì 1 đội viên cầm cờ đứng giữa, 2 đội viên hộ cờ đứng hai bên.
Nếu đội cờ có 5 đội viên thì đứng giữa là cờ Tổ quốc, bên phải cờ Tổ quốc là cờ
Đoàn, bên trái là cờ Đội, 2 hộ cờ đứng hai bên); Đội trống, kèn đứng sau đội cờ.
Đội hình của các chi đội khác đứng lần lượt bên trái chi đội 1, khoảng
cách bằng 1 cự ly rộng.
Đề xuất sửa:
- Vị trí chỉ huy khi hành tiến của liên đội:

Đi đầu là đội cờ của liên đội, cách đội cờ khoảng 3 mét là đội rước ảnh
Bác (nếu có), sau khoảng 3 mét là 3 đội viên đại diện Ban Chỉ huy liên đội (Liên
đội trưởng đi giữa, liên đội phó hoặc hai ủy viên đi hai bên), sau Ban Chỉ huy
khoảng 3m là đội trống, kèn; sau khoảng 5m là người cầm cờ của chi đội đầu
tiên, sau cờ khoảng 1m là chi đội trưởng, sau chi đội trưởng khoảng 1m là đội
hình chi đội, chi đội nọ cách chi đội kia khoảng 5m. Phụ trách đi bên phải phân
đội trưởng phân đội 1.
* Chú ý:
- Khi giơ tay chỉ định đội hình tập hợp, hướng mặt của chỉ huy luôn cùng hướng
với đội hình.
- Khi đội viên đầu tiên vào vị trí chuẩn của đội hình, chạm tay trái vào vai trái của
chỉ huy, chỉ huy chuyển từ vị trí tập hợp sang vị trí điều khiển của đơn vị.
12


Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015

- Đối với đội hình hàng ngang, dọc và chữ U, khẩu lệnh chỉnh đốn ngũ của chỉ huy
là : “Cự ly rộng (hẹp), nhìn chuẩn thẳng!
- Đối với đội hình vòng tròn. Chỉnh đốn hàng ngũ chỉ huy hô: “ Cự ly rộng (hẹp)
chỉnh đốn đội ngũ !”
. Quy định về tập hợp đội hình:
- Tập hợp nhanh: Tập hợp nhanh chỉ sử dụng khi tập hợp đội hình
hàng dọc hoặc đội hình hàng ngang. Các đội viên tự do, khi có lệnh tập hợp
thì nhanh chóng di chuyển về vị trí theo chỉ định tập hợp đội hình của chỉ huy.
- Tập hợp chậm: Thực hiện khi chi đội đang ở đội hình này cần
chuyển sang đội hình khác.
+ Chỉ huy hô khẩu lệnh: “Nghiêm! Chi đội giải tán, các phân đội tập
hợp!”. Dứt khẩu lệnh, các phân đội trưởng nhanh chóng tìm vị trí, phát lệnh
tập hợp phân đội hàng dọc: “Phân đội tập hợp!”. Khi người đội viên đứng

đầu hàng của phân đội chạy vào vị trí tập hợp, dùng tay trái chạm vào vai trái
của phân đội trưởng, phân đội trưởng tiến một bước, đằng sau quay. Chờ các
bạn tập hợp xong thì chỉnh đốn đội ngũ. Khẩu lệnh: “Nghiêm! Nhìn trước
thẳng!”. Sau khi chỉnh đốn xong, phân đội trưởng hô “Thôi!” sau đó tiến một
bước, đằng sau quay về vị trí ban đầu.
+ Khi quan sát thấy các phân đội tập hợp xong, chỉ huy chọn vị trí và
phát lệnh tập hợp. Khi nghe khẩu lệnh “Chi đội tập hợp!”, tất cả đội viên
chạy tại chỗ sau đó lần lượt từng phân đội, bắt đầu từ phân đội 1 chạy về vị trí
tập kết qua điểm rót theo quy định của từng đội hình.
- Điểm rót là vị trí đứng của phân đội phó sau khi tập hợp xong đội
hình của chi đội. Khi chạy về vị trí tập kết, phân đội trưởng ước lượng và xác
định vị trí của điểm rót và chạy bằng đường ngắn nhất qua điểm rót về vị trí
tập kết.
- Khi muốn chuyển từ đội hình này sang đội hình khác, chỉ huy phải
cho giải tán đơn vị.
14.2. Đội ngũ:
14.2.1- Đội ngũ tĩnh tại:
Đề xuất sửa:
13


Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015

* Chỉnh đốn đội ngũ: Sau khi tập hợp, cần phải chỉnh đốn đội ngũ để có
một đơn vị sắp xếp ngay ngắn, nghiêm chỉnh, có cự ly thích hợp để bắt đầu hoạt
động. Cự ly hẹp bằng một khuỷu tay trái (bàn tay trái chống ngang thắt lưng, 4
ngón đặt phía trước), cự ly rộng bằng một cánh tay trái (nếu đưa sang ngang, lòng
bàn tay song song với mặt đất; nếu đưa lên phía trước, lòng bàn tay vuông góc
với mặt đất).
Đề xuất sửa:

- Chi đội hình chữ U: Khẩu lệnh "Cự ly rộng (hẹp), nhìn chuẩn thẳng!". Sau động lệnh "thẳng!", các đội viên nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn
hàng ngang và dùng tay trái xác định cự ly. Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên
bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm. Riêng ở góc chữ U luôn luôn có khoảng cách là
một cự ly rộng được xác định bởi tay trái phân đội phó phân đội 1 đưa ngang,
(lòng bàn tay úp song song với mặt đất), chạm vai phải phân đội trưởng phân
đội 2 và tay trái phân đội phó phân đội 2 (hoặc 3, 4, 5... - nếu các phân đội đáy
là một hàng) đưa ra phía trước (bàn tay nghiêng, vuông góc với mặt đất) chạm
vai phải phân đội trưởng phân đội cuối. Nếu các phân đội giữa xếp thành nhiều
hàng ngang thì các phân đội trưởng của phân đội 3, 4, 5... đứng sau phân đội
trưởng phân đội 2. Khi chỉnh đốn cự ly, khoảng cách giữa các phân đội làm đáy
trong đội hình chữ U luôn là một cự ly rộng.
Khi chỉnh đốn cự ly, khoảng cách giữa các phân đội làm đáy trong đội
hình chữ U luôn là một cự ly rộng.
* Đội hình vòng tròn: Khẩu lệnh "Cự ly rộng (hẹp), chỉnh đốn đội ngũ!".
- Cự ly hẹp được tạo nên do 2 đội viên đứng cạnh nhau nắm tay nhau, cánh tay tạo
với thân người một góc khoảng 450.
- Cự ly rộng được tạo nên do 2 đội viên đứng cạnh nhau nắm tay nhau,
dang thẳng cánh tay, vuông góc với thân người. Khi nghe khẩu lệnh “thôi!”, đội viên
bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.
6. Thủ tục điểm số báo cáo:
a. Điểm số:
- Điểm số phân đội: Phân đội trưởng tiến bước, quay đằng sau, hô: “Nghiêm!
Phân đội điểm số!” và phân đội trưởng hô số “một”, các đội viên đánh mặt sang
14


Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015

trái hô số tiếp theo, lần lượt cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng điểm số
xong hô: “hết!”.

- Điểm số toàn chi đội: Sau khi nghe lệnh: “Nghiêm! Các chi đội điểm số, báo
cáo- Nghỉ!”, các chi đội trưởng đứng lên vị trí chỉ huy chi đội hình, hô: “Nghiêm!
Chi đội điểm số!”, phân đội trưởng phân đội 1 hô: “Một!”, các đội viên phân đội 1
tiếp tục điểm số cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng điểm số xong hô:
“Hết!” Phân đội trưởng phân đội 2 hô số tiếp theo của người cuối cùng phân đội 1,
các đội viên phân đội 2 điểm số tiếp… Các phân đội còn lại lần lượt tiến hành như
trên cho đến hết.Chi đội trưởng lấy số cuối của chi đội cộng với Chi đội trưởng và
đội viên ở đội cờ, đội trống rồi báo cáo với Liên đội.
b. Báo cáo sỉ số: Điểm số xong các đơn vị lần lượt báo cáo chỉ huy:
- Ở chi đội: Phân đội 1 điểm số xong, phân đội trưởng cho phân đội đứng
nghiêm, quay đằng sau, bước lên báo cáo chi đội trưởng. Khi phân đội trưởng phân
đội 1 báo cáo, phân đội trưởng phân đội 2 bắt đầu cho phân đội mình điểm số và
lần lượt như vậy đến phân đội cuối.
- Ở liên đội: Các chi đội trưởng lần lượt từ chi đội 1 đến chi đội cuối báo cáo
với chỉ huy Liên đội.
- Liên đội trưởng lên báo cáo tổng chỉ huy( Tổng phụ trách ) của hội thi.
c. Thủ tục báo cáo:
Điểm số xong các đơn vị trưởng lần lượt hô đơn vị mình đứng nghiêm, rồi
(chạy hoặc đi tuỳ theo cự ly xa hoặc gần) đến trước chỉ huy, cách khoảng 3 bước
nói to: “Báo cáo! (đơn vị trưởng giơ tay chào chỉ huy, chỉ huy chào đáp lại, hai
người cùng chào cùng bỏ tay xuống) báo cáo chi đội trưởng (Liên đội trưởng,
Tổng phụ trách…) phân đội (chi đội, liên đội) có …. đội viên, có mặt …., vắng
mặt…, có lý do …., không có lý do….Báo cáo hết!”. Chỉ huy đáp lại … Đơn vị
trưởng hô : “Rõ”, sau đóchào chỉ huy, chỉ huy chào đáp lại, hai người cùng
chào và cùng bỏ tay xuống. Đơn vị trưởng quay về trước đơn vị hô: “Nghỉ!”
và trở về vị trí.
PHẦN NGHI LỄ ĐỘI
Đề xuất sửa:
Lễ Chào cờ:
15



Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015

Được sử dụng trong một số nghi lễ và hoạt động lớn của Đội. Các liên đội
trong trường học tổ chức lễ chào cờ đầu tuần.
* Diễn biến: Sau khi đã tập hợp và ổn định đơn vị.
Chỉ huy hô: "Trân trọng kính mời các vị đại biểu cùng toàn thể các bạn
chuẩn bị làm lễ chào cờ!"
- Chỉ huy hô: "Đội Nghi lễ vào vị trí!"
+ Tùy theo từng địa điểm tổ chức Lễ Chào cờ, phụ trách bố trí cho đội
nghi lễ ở vị trí thuận lợi để đi ra vị trí làm lễ chào cờ. Đội nghi lễ phải ở
vị trí trang trọng, quay xuống đội hình của đơn vị và mọi đội viên đều
quan sát được. Khoảng cách giữa đội nghi lễ với đội hình đứng của đơn
vị tối thiếu là 3m.
+ Khi đi ra vị trí làm lễ chào cờ, cờ ở tư thế vác cờ, đội trống đeo trống
và đánh bài hành tiến, đội kèn (nếu có) cầm kèn tay phải. Thứ tự đi ra:
Cờ hoặc đội cờ của liên đội xếp 1 hàng dọc, đi trước là 1 hộ cờ đi trước,
sau đến cờ và sau cờ là hộ cờ còn lại. Đội trống xếp 1 hàng dọc (trống
cái đi giữa), đội kèn xếp 1 hàng dọc (nếu có). Tùy theo vị trí của làm lễ
chào cờ, đội nghi lễ có thể đi lần lượt hoặc đi cùng một lúc. Khi vào vị
trí quy định, tất cả quay xuống đơn vị sẽ tạo thành hàng ngang.
+ Khi vào vị trí qui định, thứ tự đứng được thống nhất như sau: Cờ
hoặc đội cờ của liên đội đứng hàng ngang trên cùng, 2 hộ cờ đứng
ngang bằng với đội viên cầm cờ, cách 1 một bước chân, cờ về tư thế
nghỉ. Trống đứng 1 hàng ngang sau cờ, đội kèn đứng 1 hàng ngang sau
trống.
- Chỉ huy hô: "Nghiêm!", đội kèn thổi kèn hiệu chào cờ (nếu có). Hết
hồi kèn, chỉ huy hô: "Chào cờ - chào!". Dứt động lệnh “Chào”, chỉ huy
hướng về phía cờ, cờ giương (hoặc kéo), đội trống đánh trống chào cờ,

tất cả đội viên giơ tay chào.
- Dứt tiếng trống, chỉ huy hô: "Quốc ca!", đội viên bỏ tay xuống, hát
Quốc ca. Đội trống, kèn đệm bài Quốc ca (nếu có).
- Hát xong Quốc ca, chỉ huy hô: "Đội ca!", đội viên hát Đội ca. Đội
trống, kèn đệm bài Đội ca (nếu có).

16


Tài liệu tập huấn phụ trách Đội Tỉnh Bình Định năm 2015

- Hát xong Đội ca, chỉ huy hô: "Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa - Vì lý
tưởng của Bác Hồ vĩ đại - Sẵn sàng!", tất cả đội viên đồng thanh đáp 1
lần: "Sẵn sàng!", không giơ tay.
- Sau khi toàn đơn vị đáp “Sẵn sàng” xong, chỉ huy hô: “Xin trân trọng
cảm ơn các vị đại biểu cùng toàn thể các bạn”, “Đội nghi lễ về vị trí!”.
Dứt khẩu lệnh của chỉ huy, đội nghi lễ thực hiện động tác quay về hàng
dọc như lúc đi vào, trống đánh hành tiến, đi về vị trí tập kết ban đầu.
Các đại biểu và đội viên có thể ngồi hoặc đứng để thực hiện tiếp các
công việc theo thống nhất của đơn vị.
*Chú ý:
- Trong quá trình tổ chức Lễ Chào cờ, người điều khiển Lễ Chào cờ và
2 đội viên hộ cờ đứng nghiêm, không giơ tay chào, không hát Quốc ca,
Đội ca và đáp khẩu hiệu Đội.
- Trong các buổi lễ lớn, có phút sinh hoạt truyền thống, sau lời đáp:
"Sẵn sàng!", chỉ huy hô: "Phút sinh hoạt truyền thống bắt đầu!", Đội
Nghi lễ chủ động về vị trí tập hợp ban đầu (đội trống không đánh trống
hành tiến khi di chuyển).
* Các hình thức tổ chức Lễ Chào cờ: Có 3 hình thức:
- Hình thức thứ nhất: Cờ được treo sẵn trên lễ đài hoặc trên cột cờ.

Diễn biến Lễ Chào cờ được tiến hành như quy định.
- Hình thức thứ hai: Cờ được đội viên cầm, đứng trước đơn vị.
+ Chào cờ ở chi đội: Cờ của chi đội do 1 đội viên cầm ở tư thế giương cờ
(không có hộ cờ) đứng trước chi đội và quay mặt về đơn vị. Diễn biến lễ
chào cờ như quy định.
Đề xuất sửa:
+ Chào cờ ở chi đội: Cờ của chi đội do 1 đội viên cầm ở tư thế giương cờ
(không có hộ cờ) đứng trước chi đội và quay mặt về đơn vị (tùy theo điều
kiện có thể có đội trống, kèn). Diễn biến lễ chào cờ như quy định.
+ Chào cờ ở liên đội: Đội cờ của liên đội đứng cách đội hình ít nhất 3 mét,
đội trống, kèn đứng sau đội cờ, tất cả đều quay mặt về đơn vị. Cờ của chi đội
do một đội viên cầm ở tư thế giương cờ, đứng trước, cách 3 bước cùng
hướng với đơn vị. Diễn biến Lễ Chào cờ như qui định.
Đề xuất sửa:
17


Tài liệu tập h́n phụ trách Đợi Tỉnh Bình Định năm 2015

+ Chào cờ ở liên đội: Đội Nghi lễ gồm đội cờ (có 3 hoặc 5 đội viên trong
đó có 2 đội viên hộ cờ, 1 đội viên cầm cờ Đội hoặc 3 đội viên cầm cờ: Cờ
Tổ quốc, cờ Đồn và cờ Đội). Đội trống ít nhất 3 đội viên (có 1 trống
cái), đội kèn (nếu có). Ở dưới đội hình các chi đội nếu có cờ thì cờ của
chi đội do một đội viên đứng trước đội hình khoảng 3 bước chân, cùng
hướng với đơn vị. Khi làm lễ chào cờ thì giương cờ. Diễn biến Lễ Chào
cờ như qui định.

PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG
I. TIÊU CH̉N PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG:
1.1 Phụ trách sao nhi đồng là đội viên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

được Chi đội, Liên đội phân cơng hướng dẫn nhi đồng sinh hoạt ( đội viên từ lớp 4
đến lớp 9).
1.2 Phụ trách sao thực hiện nhiệm vụ của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
giúp nhi đồng làm quen với hoạt động tập thể ,thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
,phấn đấu trở thành đội viên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
1.3 Phụ trách sao biết u mến nhi đồng có khả năng sinh hoạt Sao là người
Anh ,Chị thân thiết của các em nhi đồng
1.4 Phụ trách Sao được Thầy ( Cơ )Tổng phụ trách , giáo viên Chủ nhiệm lớp Nhi
đồng bồi dưỡng, tập huấn về cơng tác Sao nhi đồng
II. NỘI DUNG RÈN LUYỆN CỦA PHỤ TRÁCH SAO :
1.1 PHỤ TRÁCH SAO HIỂU BIẾT VỀ TỒ CHỨC SAO NHI ĐỒNG :
 CÁC QUY ĐỊNH VỀ SAO NHI ĐỒNG
1- Sao nhi đồng:
Là hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi để giáo dục các em
theo 5 điều Bác Hồ dạy, hướng dẫn các em làm quen với sinh hoạt tập thể, rèn
luyện trở thành con ngoan – trò giỏi – bạn tốt – cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu
trở thành đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2- Cách tổ chức Sao:
Từ 5 đến 10 em có thể hợp thành 1 Sao (trong Sao không quá 15 em)
Mỗi Sao cử ra một Trưởng Sao để tập điều khiển công việc của Sao (không có
cấp phó). Trưởng Sao có thể bầu hoặc chỉ đònh theo hình thức luân phiên nhằm
18


Tài liệu tập h́n phụ trách Đợi Tỉnh Bình Định năm 2015

giúp nhi đồng làm quen với sinh hoạt tập thể và dần dần hình thành năng lực tự
quản.
Sao nhi đồng lấy tên theo đức tính (Sao chăm chỉ, Sao siêng năng, Sao đoàn
kết…) hoặc có thể chọn tên một con vật gắn với một đức tính để rèn luyện (Ong

chăm chỉ, Voi thật thà, Kiến cần cù…)
- Một tuần đến hai tuần, Sao nhi đồng sinh hoạt một lần trong trường hoặc trên
đòa bàn dân cư.
- Các Sao nhi đồng trong một lớp gọi là lớp nhi đồng. Lớp nhi đồng sinh hoạt
một tháng một lần hoặc sinh hoạt sau buổi sinh hoạt các Sao.Hướng dẫn sinh
hoạt Lớp nhi đồng do Giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp nhi đồng và phụ
trách Sao của các Sao nhi đồng.
3- Phụ trách Sao nhi đồng:
Mỗi Sao có một đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phụ trách
gọi là phụ trách Sao. Phụ trách Sao có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động vui chơi,
sinh hoạt và giúp nhi đồng thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành
đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Mỗi lớp nhi đồng có một chi đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh giúp đỡ
và một cán bộ phụ trách là giáo viên chủ nhiệm hoặc đoàn viên do Đoàn cử ra.
4- Bài hát chính thức của nhi đồng:
Là bài “Nhanh bước nhanh nhi đồng”- Nhạc và lời : Phong Nhã.
Lời hứa của nhi đồng:
“ Vâng lời Bác Hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu”.
5- Các biểu trưng của Sao:
- Nếu tên của Sao là đức tính như Sao chăm chỉ, Sao thật thà, Sao dũng cảm
… thì biểu trưng là hình ngôi sao năm cánh (đường kính 40 cm x 40 cm) ở
giữa ngôi sao có tên của sao.
- Nếu tên của Sao là một con vật gắn với một đức tính thì biểu trưng của Sao
là hình cách điệu con vật mà Sao mang tên gắn với đức tính của Sao
(đường kính 40 cm x 40 cm).
19



Tài liệu tập h́n phụ trách Đợi Tỉnh Bình Định năm 2015

6- Chương trình sinh hoạt Sao:
Sao nhi đồng sinh hoạt theo chương trình do Hội đồng Đội Trung ương quy đònh
mang tên CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ ĐỘI VIÊN.
7- Khi 9 tuổi và đủ điều kiện theo điều lệ đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh nhi đồng sẽ được đội viên phụ trách Sao giới thiệu và kết nạp vào Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
1.2 PHỤ TRÁCH SAO HIỂU BIẾT CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ ĐỘI VIÊN
CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ ĐỘI VIÊN DÀNH CHO NHI ĐỒNG
(Từ 6 đến 8 tuổi)
SAO NHI ĐỒNG
SAO NHI ĐỒNG
SAO NHI ĐỒNG
NỘI
LỚP 1 (6 tuổi)
LỚP 2 (7 tuổi)
LỚP 3 (8 tuổi)
DUNG
 Thuộc 5 điều Bác  Biết những nét  Nhớ tên và ý nghóa
1
Hồ dạy.
chính về tiểu sử
(sơ lược) về các ngày
KÍNH YÊU
 Nhớ câu chuyện bài
Bác Hồ.
kỷ niệm 3/2; 26/3;
BÁC HỒ

hát, bài thơ nói về
15/5; 19/5; 1/6.
Bác Hồ.
 Kính yêu, lễ phép  Biết tên bố mẹ và  Biết giúp đỡ gia
2
với ông bà, cha mẹ,
đòa chỉ gia đình.
đình những công
CON
bà con, họ hàng và
việc phù hợp.
NGOAN
mọi người.
 Biết thực hiện những  Kính yêu vâng lời  Đạt kết quả ngày
3
yêu cầu về học tập
thầy cô giáo, anh
càng tốt hơn.
CHĂM HỌC
như: đi học đều, đúng
chò phụ trách, thực
giờ, học thuộc bài và
hiện đúng nội quy
làm bài đầy đủ, giữ vở
của nhà trường.
sạch, viết chữ đẹp.
 Giữ gìn vệ sinh thân  Biết giữ gìn vệ sinh  Biết giữ gìn vệ
4
thể tốt.
nơi công cộng.

sinh, phòng bệnh.
VỆ SINH
SẠCH SẼ
 Nhớ tên Sao và ý  Biết một số bài hát,  Biết bắt nhòp bài
5
nghóa của Sao nhi
múa trò chơi của nhi
hát, hướng dẫn trò
YÊU SAO NHI
đồng, sinh hoạt sao
đồng.
chơi của nhi đồng.
ĐỒNG VÀ
20


Tài liệu tập h́n phụ trách Đợi Tỉnh Bình Định năm 2015

YÊU ĐỘI
TNTP HCM.



6
NHỮNG
ĐIỀU CẦN
BIẾT

U CẦU
HÀNH

ĐỘNG



đều đặn, vâng lời,
yêu quý PTS.
Biết trò chơi nhi đồng.
Biết xếp hàng một,
hàng hai.
Thuộc động tác nghỉ,
nghiêm.
Biết nên chơi, không
nên chơi ở những nơi
nào nguy hiểm,
không an toàn, mất
vệ sinh.

 Biết một số gương

người tốt, việc tốt
trong truyện dân
gian, ngụ ngôn về
anh hùng, chiến só.

 Biết xếp hàng dọc,  Biết xếp hàng
vòng tròn.
ngang.
 Thuộc động tác quay  Thuộc các động tác
phải, quay trái, quay
chào, tháo thắt

đàng sau.
khăn quàng.

 Biết đi đúng đường  Biết tên đường phố,
quy đònh để đảm
ngõ xóm và đòa
bảo an toàn.
điểm của trạm ý tế,
 Có cử chỉ lời nói
cửa hàng, đồn công
đối với cụ già, em
an.
bé, người tàn tật.
 Biết yêu thương  Hàng ngày làm
giúp đỡ bạn, nhất
việc tốt tránh việc
là các bạn gặp
xấu.
khó khăn, noi
gương bạn tốt.

1.3 PHỤ TRÁCH SAO BIẾT TỞ CHỨC B̉I SINH HOẠT SAO, HƯỚNG
DẪN NHI ĐỒNG BẦU TRƯỞNG SAO ,ĐẶT TÊN SAO :
Bầu trưởng sao nhi đồng:
Trưởng Sao do các bạn trong Sao bầu ra để điều khiển, đôn đốc các hoạt
động của Sao. Trưởng Sao có thể được cử theo hình thức luân phiên để các em
tập tự quản, tổ chức và đôn đốc các công việc của Sao, Phụ trách Sao là người
hướng dẫn các em trong quá trình bầu trưởng Sao.
Quá trình bầu trưởng Sao diễn ra như sau:
- Tập hợp toàn lớp nhi đồng (có thể tổ chức theo lớp hoặc từng Sao).

- Nêu lý do cần phải bầu trưởng Sao:
Sao (nêu tên Sao) chúng ta cần bầu một bạn làm trưởng sao để cùng phụ
trách Sao tiến hành các hoạt động, các em hãy cử một bạn làm trưởng Sao.
- Hướng dẫn cho các em phát biểu, thảo luận về tiêu chuẩn đối với trưởng
Sao (lưu ý: để cuộc thảo luận sôi nổi, hấp dẫn PTS phải kòp thời gợi ý để các
em không rơi vào thế bò động, rụt rè): “Vậy theo các em trưởng Sao phải như
21


Tài liệu tập h́n phụ trách Đợi Tỉnh Bình Định năm 2015

thế nào?”. Các em phát biểu, PTS tóm tắt và hướng vào tiêu chuẩn của trưởng
Sao: ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, cha mẹ thầy cô giáo, chăm chỉ học tập, có
kỹ năng sinh hoạt (hát, múa, kể chuyện …) và được các bạn yêu mến. (PTS nên
nói cho các em biết là các em sẽ luân phiên làm trưởng Sao, vì vậy các em cần
cố gắng để đạt được những tiêu chuẩn nêu trên).
- PTS cho nhi đồng tự giới thiệu người làm trưởng Sao của mình. Nếu các
em rụt rè, e ngại chưa dám giới thiệu trưởng Sao thì PTS có thể gợi ý một số
em nào đó đã dự kiến trước để các em nhận xét và biểu quyết.
- Bầu trưởng Sao xong cho các em trong Sao (các Sao) sinh hoạt trò
chơi, hát – múa trước khi kết thú
Chọn đặt tên Sao:
Việc chọn đặt tên Sao có thể được tiến hành trước ngày lễ công nhận Sao
nhi đồng.
Quá trình chọn đặt tên Sao diễn ra như sau:
- Tập hợp toàn lớp nhi đồng (có thể tổ chức lễ theo lớp hoặc từng Sao).
Nhi đồng hát bài hát truyền thống và đọc lời hứa. Sau đó các trưởng Sao tổ
chức cho nhi đồng sinh hoạt.
- Phụ trách Sao (PTS) nêu lý do chọn đặt tên Sao:
Mỗi Sao nhi đồng phải có tên gọi để phân biệt Sao của mình với Sao

khác. Các em hãy chọn một đức tính tốt nào đó để đặt tên sao của chúng ta
hoặc tên một con vật gắn với một đức tính (nêu một số đức tính tốt để các em
suy nghó, lựa chọn: dũng cảm, thật thà, chăm ngoan, hiếu thảo, hiền hòa, giản
dò, vui vẻ, …).
- PTS phân tích ý nghóa đức tính tốt, sau đó các em nhi đồng trong Sao
bàn bạc và giơ tay biểu quyết tên sao của mình.
- Chọn đặt tên Sao xong, PTS cho các em múa, hát, chơi trò chơi hoặc kể
chuyện cho các em nghe.
Tổ chức buổi sinh hoạt Sao:
Để tổ chức một buổi sinh hoạt có hiệu quả, PTS cần chú ý các yêu cầu
sau:
I- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Trước khi sinh hoạt Sao, PTS cần phải chuẩn bò tốt các nội dung sau:
1- Chủ điểm sinh hoạt:
22


Tài liệu tập h́n phụ trách Đợi Tỉnh Bình Định năm 2015

PTS trao đổi với TPT hoặc phụ trách lớp nhi đồng để biết trước chủ điểm sinh
hoạt:
- Chọn tên, lý do chọn chủ điểm.
- Hệ thống câu hỏi gợi ý để nêu bật được ý nghóa và yêu cầu rèn luyện cho nhi đồng.
2- Chọn lựa loại hình vui chơi và chuẩn bò vật dụng:
- Chuyện kể, thơ, bài hát, múa, trò chơi … phù hợp với chủ điểm.
- Vật dụng: khi sinh hoạt kỹ năng, khéo tay kỹ thuật, trò chơi
3- Thời gian:
Từ 1 đến 2 tuần, Sao nhi đồng sinh hoạt 1 lần vào giờ sinh hoạt tập thể,
giờ sinh hoạt chủ nhiệm hoặc vào thời gian khác không làm ảnh hưởng
đến việc học của PTS và các em nhi đồng. PTS cần bàn bạc thống nhất

trước với GVCN về thời gian sinh hoạt của Sao.
4- Đòa điểm:
Nên sinh hoạt ngoài trời, nơi thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
II- DIỄN TIẾN BUỔI SINH HOẠT
Chương trình sinh hoạt một Sao thường diễn ra không quá 40 phút (thông
thường từ 15 – 20 phút), theo các trình tự sau:
1- Ổn đònh:
- Tập hợp Sao theo hàng dọc, hàng ngang hoặc vòng tròn.
-

Điểm danh, trưởng Sao báo cáo số nhi đồng có mặt, nếu có vắng thì
báo rõ lý do.

-

PTS cho các em hát bài hát truyền thống, đọc lời hứa của nhi đồng. Sau đó
hát 1, 2 bài hát tập thể.

2- Báo cáo:
- Từng em nhi đồng tự kể về việc làm tốt hoặc chưa tốt theo yêu cầu
của chủ điểm sinh hoạt Sao lần trước (về học tập, kỷ luật, trật tự, lễ
phép, vệ sinh, giúp đỡ cha mẹ, …)
- Tập thể Sao hoan hô các bạn làm tốt.
-

PTS động viên các em làm chưa tốt, khen thưởng các em xuất sắc và
ghi vào sổ theo dõi việc tốt của Sao.

3- Sinh hoạt vui chơi:
23



Tài liệu tập h́n phụ trách Đợi Tỉnh Bình Định năm 2015

PTS có thể chọn 1 số nội dung sau đây để sinh hoạt. Những nội dung này
cần chọn lọc và sắp xếp trình tự cho phù hợp.
- Trò chơi, kể chuyện
- Tập hát, tập múa, kòch, đọc thơ
- Rèn luyện kỹ năng, nghi thức
- Hoặc các loại hình khác (xếp hình, cắt dán thủ công, …)
Phần sinh hoạt vui chơi thường rất hấp dẫn nhi đồng. PTS cần phải biết tổ
chức hợp lý, không sa đà vào ý thích của nhi đồng tránh mất quá nhiều thời gian,
Thông qua những nội dung này, PTS giới thiệu chủ điểm sinh hoạt.
4. Sinh hoạt chủ điểm:
- PTS giới thiệu tên chủ điểm, lý do chọn chủ điểm.
- PTS nêu nội dung chủ điểm và yêu cầu rèn luyện bằng cách đặt câu
hỏi cho nhi đồng trả lời, sau đó PTS đúc kết nội dung và yêu cầu rèn
luyện chính .
5. Kết thúc:
- PTS nhận xét buổi sinh hoạt : tinh thần, thái độ các em tham gia sinh
hoạt ra sao? Khen thưởng, động viên các em nhi đồng làm tốt.
- Dặn dò chuẩn bò cho lần sinh hoạt sau.
- Hát tập thể và kết thúc.
Lưu ý : Phần sinh hoạt vui chơi và sinh hoạt chủ điểm có thể đan xen với nhau
để tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái.
1.4 PHỤ TRÁCH SAO BIẾT THEO DÕI QUẢN LÝ GIÚP ĐỠ NHI ĐỒNG:
- Quản lý ,ghi chép sổ nhi đồng : Theo mẫu hướng dẫn của Hội đồng Đội Trung
ương
- Lập sổ cá nhân ghi chép chuẩn bị các buổi sinh hoạt sao theo chủ điểm và ghi
chép các nội dung hướng dẫn của Tổng phụ trách Đội

- Thường xun báo cáo với Giáo viên chủ nhiệm lớp nhi đồng về sự tiến bộ và kết
quả hoạt động của nhi đồng
- Rèn luyện các kỹ năng sinh hoạt Sao như: trò chơi ,hát múa, kể chuyện,kheo tay
sáng tạo…
- Khi nhi đồng đủ điều kiện ( 9 tuổi ) Phụ trách Sao hướng dẫn nhi đồng thực hiện
thủ tục kết nạp đội như: hướng dẫn nhi đồng viết đơn xin vào Đội Thiếu niên
24


Tai liờu tõp huõn phu trach ụi Tinh Binh nh nm 2015

Tien phong Ho Chớ Minh, hng dn Sao nhi ng biu quyt gii thiu nhi ng
vo ẹoọi Thieỏu nieõn Tien phong Ho Chớ Minh
- Tham mu vi Tng ph trỏch i,vi giỏo viờn Ch nhim lp nhi ng t
chc l kt np i viờn mi n tng v cú ý nghia .

25


×