Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG của hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ PHƯỜNG ở QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.48 KB, 113 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ

3

THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ PHƯỜNG Ở
QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

13

1.1. Hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ phường và
một số vấn đề cơ bản về chất lượng hoạt động của
Hội Liên hiệp phụ nữ phường ở quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội
1.2. Thực trạng và một số kinh nghiêm nâng cao chất

13

lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ phường
ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

31

Chương 2. YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN
HIỆP PHỤ NỮ PHƯỜNG Ở QUẬN HOÀNG MAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY


58

2.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất
lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ phường
ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội hiện nay
2.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng hoạt

58

động của Hội Liên hiệp phụ nữ phường ở quận
Hoàng Mai, thành phố Hà Nội hiện nay
KẾT LUẬN

71
96

Danh MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO

98

PHỤ LỤC

102


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phụ nữ Việt Nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử đấu
tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam
có bản sắc, phong cách riêng, là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường

dũng cảm, người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh, có những đóng góp
to lớn trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc, là
những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ
anh hùng của dân tộc anh hùng. Phụ nữ Việt Nam có những đóng góp to lớn
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong nhiều năm qua, Đảng luôn quan tâm lãnh đạo xây dựng và phát
huy vai trò của Hội LHPN Việt Nam để Hội thực sự là tổ chức đoàn kết các
tầng lớp phụ nữ, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ cho Đảng, Nhà nước
và các đoàn thể nhân dân. Đảng xác định: “Hội Liên hiệp phụ nữ là tổ chức
đại diện cho lợi ích của phụ nữ, là trung tâm tập hợp, đoàn kết phụ nữ Việt
Nam, hướng dẫn và vận động chị em phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng phụ
nữ, bình đẳng nam nữ, vì sự phát triển và hạnh phúc của Phụ nữ, vì sự nghiệp
đổi mới, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”.
Nhận thức đầy đủ vị trí vai trò của Hội LHPN Việt Nam nói chung và
Hội LHPN phường nói riêng, trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền,
các tổ chức, các lực lượng, các cơ quan chức năng trên địa bàn quận Hoàng
Mai đặc biệt quan tâm đến xây dựng và phát huy vai trò của Hội LHPN
phường. Chính vì vậy, Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai đã phát huy được
vai trò trong việc tuyên truyền, vận động, tập hợp, giáo dục phụ nữ, phát huy
vai trò của các tầng lớp phụ nữ các phường trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội, củng cố quốc phòng an ninh, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền. Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai đã tổ chức các phong trào thi
đua và các cuộc vận động ngày càng đi vào chiều sâu với các hình thức phong
3


phú. Phụ nữ luôn có mặt trong các lĩnh vực đời sống xã hội,, xây dựng gia đình
VMHP, các phong trào ở Khu dân cư, tổ dân phố, thực hiện văn minh đô thị, vệ
sinh môi trường, xây dựng hội vững mạnh làm nòng cốt trong tập hợp phát huy
vai trò của phụ nữ phường. Tuy nhiên, công tác phụ nữ phường còn không ít

những hạn chế, bất cập. Trong tư tưởng chỉ đạo, có lúc, có nơi còn thỏa mãn về
thành tựu giải phóng phụ nữ trên lĩnh vực chính trị, chưa nhận thức đầy đủ yêu
cầu, nội dung giải phóng phụ nữ về kinh tế - xã hội. Tư tưởng phong kiến, gia
trưởng, coi thường phụ nữ trong một số đảng viên, trong một bộ phận xã hội và
gia đình còn khá nặng. Nhiều cấp ủy còn coi công tác phụ nữ là việc riêng của
hội phụ nữ. Nhà nước thiếu và chậm thể chế hóa chế độ, chính sách đối với phụ
nữ. Hội LHPN chưa thu hút hết các đối tượng phụ nữ, chưa đề xuất đầy đủ và
kịp thời với Đảng uỷ, chính quyền phường để bổ sung sửa đổi một số chế độ,
chính sách có liên quan đến phụ nữ.
Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, trước
yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng phường
giàu đẹp... đang đặt ra những vấn đề mới trong hoạt động của Hội LHPN,
nhất là việc tập hợp phát huy vai trò phụ nữ trong các hoạt động của địa
phương, xây dựng Hội thực sự là một tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh,
tiêu biểu cho truyền thống, ý chí và trí tuệ của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ
mới. Vì vậy, việc lựa chọn vấn đề “Chất lượng hoạt động của Hội LHPN
phường ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, vừa cơ bản, vừa cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề phụ nữ và hoạt động của Hội phụ nữ là vấn đề có tầm quan
trọng đặc biệt. Trong những năm gần đây, các cấp uỷ Đảng ta đã có nhiều
Nghị quyết và chỉ thị, hướng dẫn về công tác phụ nữ; được nhiều cán bộ lãnh
đạo, cán bộ quản lý, các nhà khoa học quan tâm quan tâm, nghiên cứu và đã
có nhiều công trình được nghiệm thu, công bố. Tiêu biểu là:
4


Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004):Công tác vận động
phụ nữ, (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Trần Thị Bình(2015),
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Hội LHPN thành phố Hưng

Yên trong giai đoạn hiện nay, Đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Các công trình đã luận giải làm rõ tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phụ nữ và
công tác vận động phụ nữ. Đề cập đến một số công tác lớn của công tác vận
động phụ nữ hiện nay bao gồm: Giải quyết việc làm, chăm lo đời sống, bảo
hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bao vệ sức khỏe và quyền lợi phụ nữ. Giáo dục,
bồi dưỡng phẩm chất, năng lực nâng cao trình độ mọi mặt của phụ nữ. Xây
dựng gia đình ấm no, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc. Công tác cán bộ phụ nữ
của Đảng, đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Hội liên
hiệp phụ nữ Việt Nam. Tăng cường công tác phụ nữ của Đảng, Nhà nước, các
đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Công trình đã làm rõ được những
vấn đề về tổ chức và hoạt động của Hội phụ nữ cơ sở; xác định nội dung,
phương thức hoạt động của Hội phụ nữ cơ sở.
Nguyễn Phú Trọng (2012): Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị, Báo lao động ngày 13/3/2012. Tác giả đã đánh giá công tác
phụ nữ của Đảng, Nhà nước và xác định các khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng
tâm Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa X nhiệm kỳ 2012 – 2017thể hiện ở
những vấn đề sau: Một là, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần nắm vững và
quán triệ thật sâu sắc những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Đại
hội XI của Đảng; Cương lĩnh chính trị và Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội trong thời kỳ mới; tổng kết việc thực hiện các chỉ thị nghị quyết có liên
quan, có những biện pháp cụ thể đưa những quan điềm, tư tưởng, chủ trương
của Đảng vào cuộc sống; Hai là, tiếp tục tổ chức và nâng cao chất lượng các
phong trào thi đua, các cuộc vận động để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo
của phụ nữ, lôi cuốn đông đảo chị em tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
5


Phát động các phong trào thiết thực; vận động chị em tích cực hưởng ứng các
phong trào thi đua, các cuộc vận động như: Cả nước chung tay xây dựng nông

thôn mới; toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phụ nữ
tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc; phụ nữ giúp
nhau xóa đói giảm nghèo; các phong trào vì người nghèo, mái ấm tình
thương; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...; Ba là, cần
đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng gia đình – gia đình văn hóa, no ấm,
hạnh phúc, tiến bộ; chăm sóc giáo dục trẻ em. Các cấp hội tiếp tục tổ chức,
hướng dẫn, hỗ trợ phụ nữ thực hiện các chính sách về hôn nhân – gia đình,
chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bà mẹ - trẻ em, bảo vệ môi trường...; Bốn là, tiếp
tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hội theo tinh thần Nghị
quyết 11- NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và kết luận số 62-KL/TW của Bộ chính trị (khóa X) về tiếp tục đổi
mới nội dung, phương thức hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội để
xây dựng, củng cố tổ chức hội thực sự vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò
nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ. Đa dạng hóa nội dung hoạt động
nhằm đáp ứng một cách thiết thực, hiệu quả nhu cầu của các tầng lớp phụ nữ.
Hướng mạnh hoạt động về cơ sở, khu dân cư; cải tiến công tác chỉ đạo, điều
hành, tránh hình thức, phô trương, hành chính hóa trong hoạt động của hội;
Năm là, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ hội các cấp, đáp ứng yêu cầu công tác hội trong giai đoạn mới,
đồng thời góp phần tạo nguồn cán bộ nữ cho các cấp các ngành. Xây dựng
đội ngũ cán bộ hội có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có
tư duy sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết với công tác hội; có trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, phương pháp vận động phụ nữ. Nâng cao chất lượng công
tác đào tạo cán bộ hội đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh và vị trí công
việc. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ qua hoạt động thực tiễn. Kịp thời
phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn giới thiệu những chị em có đủ tiêu chuẩn tham
6


gia các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành từ trung ương đến cơ sở;

Sáu là, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cần tổ chức thật nghiêm túc việc quán
triệt, học tập, triển khai thực hiện nghị quyết của Trung ương, chỉ thị và kế
hoạch của Bộ Chính trị tới toàn thể cán bộ, hội viên của hội; đồng thời hướng
dẫn để cán bộ, hội viên tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng
nhà nước ngày càng vững mạnh, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng,
nhà nước và nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và nhà
nước; Bảy là, xây dựng đội ngũ cán bộ hội đủ sức lãnh đạo phong trào và
công tác của hội.
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Bình(2015), Quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về công tác phụ nữ, Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng
Bình, ngày 14-7-2015; Trần thị Lan (2007), Sự lãnh đạo của Đảng đối với
Hội LHPN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ KHCT, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam
(Chuyên đề số VI, tháng 12/2004), Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với
Hội LHPN Việt Nam - Thực trạng và những giải pháp đổi mới”. Các công
trình trên đã phân tích các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công
tác phụ nữ theo Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007, Bộ Chính trị về
công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, tập trung ở các vấn
đề sau: Một là, phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp
CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện
bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một
trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong
thời kỳ mới; Hai là, công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng
miền, phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng
đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ, góp phần tạo nên sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc để phát triển đất nước, đồng thời chăm lo cho phụ nữ tiến bộ
về mọi mặt, quan tâm đẩy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ
7



nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người
mẹ, người thầy đầu tiên của con người; Ba là, xây dựng, phát triển vững chắc
đội ngũ cán bộ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách
quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng; Bốn
là,công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và
từng gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy đảng, trách nhiệm
trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là
phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt nam.
Lương Thị Hoa (2015): Đẩy mạnh công tác bình đẳng giới, vì sự tiến
bộ của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Cổng
thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa; Lương Thị Thuỷ (2013), Bình đẳng giới ở
Việt Nam thực trạng và khuyến nghị, Luận văn thạc sỹ KHCT, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Theo các tác giả để đẩy mạnh công tác bình
đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước cần
tập trung thực hiện tốt các vấn đề:Một là, nâng cao trình độ, năng lực, nhận
thức về giới, bình đẳng giới, về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước cho nữ công nhân viên chức lao động; Hai là, xây
dựng, triển khai, thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ giai
đoạn 2011-2020; Ba là, tham gia với các cơ quan chức năng, các cấp chính
quyền và người sử dụng lao động trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế
độ chính sách đối với lao động nữ cho phù hợp với ngành nghề, đối tượng, tạo
việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
chính đáng cho lao động nữ; kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ
chính sách đối với lao động nữ; Bốn là, phối hợp với các cơ quan y tế thực
hiện tốt công tác chăm lo sức khỏe, khám phụ khoa cho lao động nữ, nâng cao
nhận thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số - kế hoạch hóa gia đình;
Năm là, đẩy mạnh phong trào thi đua “giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ
công nhân viên chức lao động gắn với phong trào thi đua khác do Tổng liên
8



đoàn lao động Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát
động; Sáu là, tham mưu cho cấp ủy việc quy hoạch đào tạo cán bộ nữ. Phát
hiện bồi dưỡng tài năng trong nữ công nhân viên chức lao động. Giới thiệu
những cán bộ nữ đủ tiêu chuẩn, điều kiện đưa vào nguồn quy hoạch, đề bạt
tham gia bộ máy lãnh đạo các cấp.
Trần Thị Thanh Nhàn(2015), Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội
liên hiệp phụ nữ quận Gò Vấp giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ KHCT,
Học viện Chính trị; Võ Thị Thanh Tâm(2015), Bồi dưỡng năng lực công tác
của đội ngũ cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ phường ở Quận 10 hiện nay, Luận
văn thạc sỹ KHCT, Học viện Chính trị. Các tác giả đã tập trung đi sâu phân
tích làm rõ những vấn đề cơ bản về chức năng, nhiệm vụ, vị trí vai trò của
Hội liên hiệp phụ nữ; hoạt động và chất lượng hoạt động, nâng cao chất
lượng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ quận; vị trí, vai trò, chức trách,
nhiệm vụ, yêu cầu phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác và
những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ Hội
liên hiệp phụ nữ quận hiện nay. Đặc biệt, các luận văn đã tập trung đánh giá
thực trạng chất lượng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ quận Gò Vấp, thực
trạng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ Quận10.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích sự phát triển của tình hình, nhiệm
vụ, quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo của trên, các tác giả đã đề xuất hệ thống
các gỉai pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ quận
Gò Vấp, bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ Hội liên hiệp phụ
nữ quận 10 hiện nay.
Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh (2011): “Sức sống các
loại hình tập hợp phụ nữ”, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố đã giới thiệu một
số trong rất nhiều loại hình tập hợp của Hội nhằm trao đổi những cách làm
hay, những kinh nghiệm có được qua hoạt động thực tiễn của các cấp Hội
trong thời gian qua, hy vọng sẽ giúp cán bộ, hội viên phụ nữ, thành viên các
9



câu lạc bộ, tổ, nhóm có thêm tư liệu, thông tin về biện pháp tổ chức, quản lý
cách xây dựng kế hoạch và điều hành hoạt động của các câu lạc bộ, qua đó
phát huy mặt tích cực, khắc phục những tồn tại, khó khăn trong tổ chức thực
hiện, từng bước củng cố và nâng cao chất lượng các loại hình tập hợp đa
dạng, tạo sự lan tỏa rộng khắp và đồng bộ cho phòng trào phụ nữ TPHCM.
Như vậy, nhìn tổng quát các công trình đã dựa vào quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng để luận giải
làm rõ vai trò của phụ nữ và công tác phụ nữ. Ở các góc độ tiếp cận khác
nhau,một số công trình đã đề cập đến đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoặc đổi mới một số mặt, yếu tố hoạt động của công tác phụ nữ; rút ra kinh
nghiệm và các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phụ nữ ở
từng cơ quan, đơn vị, từng cấp, từng ngành. Tuy nhiên, do đối tượng, phương
pháp tiếp cận, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu của mỗi công trình
khác nhau, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống vấn
đề nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ phường ở quận
Hoàng Mai, thành phố Hà Nội hiện nay với tính chất là một công trình khoa
học độc lập. Vì vậy, đề tài “ Chất lượng hoạt động của Hội LHPN phường ở
quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội hiện nay” không trùng lắp với các công
trình khoa học đã nghiệm thu, công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất
những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN
phường ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động của Hội LHPN
phường và chất lượng hoạt động của Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội.

10


- Đánh giá đúng thực trạng và rút một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng
hoạt động của Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng hoạt động của
Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng hoạt động của Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai, thành
phố Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hoạt động củng cố kiện
toàn tổ chức, xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, hội viên của Hội LHPN
phường ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Phạm vi điều tra khảo sát gồm 17 Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai.
Các tư liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài giới hạn từ năm 2011 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam về phụ nữ và công tác phụ nữ, về xây dựng và hoạt động
của Hội LHPN Việt Nam là cơ sở lý luận của luận văn.
* Cơ sở thực tiễn
Hiện thực hoạt động của các Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội; tham khảo báo cáo tổng kết công tác phụ nữ, công tác của
các Hội LHPN phường, Hội LHPN quận, các cơ quan, các tổ chức có liên
quan và kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn của tác giả.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, đề tài sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên

ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: Kết hợp logic với lịch sử, tổng
11


kết thực tiễn, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, thống kê, so sánh, điều tra xã
hội học và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa
học để Quận ủy, Hội LHPN quận Hoàng Mai cùng Đảng ủy, chính quyền,
UBMTTQ các phường ở quận Hoàng Mai lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất
lượng hoạt động của các Hội LHPN phường.
- Đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo ở Trung tâm bồi dưỡng
chính trị của Quận Hoàng Mai, hoặc ở các trường bồi dưỡng về công tác phụ
nữ, Học viện phụ nữ.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 2 chương (4 tiết).

12


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP
PHỤ NỮ PHƯỜNG Ở QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1 Hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ phường và một số vấn đề
cơ bản về chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ phường ở
Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
1.1.1 Hội Liên hiệp phụ nữ phường và hoạt động của Hội Liên hiệp
phụ nữ phường ở Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

* Khái quát một số nét về quận Hoàng Mai và các phường ở quận
Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Quận Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội, được thành
lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2004 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP
ngày 06/11/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để
thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc
quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Quận Hoàng Mai có diện tích: 4.104,1ha,dân số từ 19 vạn đến naylà
333.483 người (tính đến ngày 30/6/2009). Quận hiện có 58 tổ chức cơ sở
Đảng với hơn 12.000 đảng viên. Quận Hoàng Mai phía Bắc giáp quận Thanh
Xuân, Hai Bà Trưng, phía Tây và Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Đông giáp
sông Hồng-quận Long Biên. Trải rộng từ Đông sang Tây, được chia làm 3
phần tương đối đều nhau bởi đường Giải Phóng, Tam Trinh (theo trục BắcNam). Đơn vị hành chính gồm14phường trên cơ sở hợp nhất 9 xã thuộc
huyện Thanh Trì và 5 phường của quận Hai Bà Trưng: Hoàng Liệt, Yên Sở,
Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần
Phú, Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ. Dưới sự chỉ
đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố và sự lãnh đạo trực tiếp của Quận
13


uỷ,HĐND, UBND quận Hoàng mai, các tầng lớp nhân dân ở các phường đã
chung sức, chung lòng phấn đấu không ngưng nghỉ xây dựng Hoàng Mai trở
thành một quận phát triển, diện mạo đổi thay từng ngày với nhiều công trình
nhà chung cư cao tầng hiện đại, các khu đô thị mới khang trang như Định
Công, Linh Đàm, Đền Lừ… Đặc biệt, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực
theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỷ trọng giá trị thương mại - du
lịch - công nghiệp ngày càng cao. Nông nghiệp phát triển theo chiều sâu với
các loại cây có giá trị cao được đưa vào thâm canh tạo ra sản lượng hàng hoá
cho thu nhập cao… Trên cơ sở kinh tế phát triển mạnh mẽ, các hoạt động văn
hoá xã hội ngày càng được quan tâm và nâng cao chất lượng, hiệu quả nhất là

trong sự nghiệp giáo dục-đào tạo, sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân và
xây dựng dời sống văn hoá trên địa bàn quận. Hệ thống chính trị được xây
dựng và củng cố vững mạnh là nền tảng vững chắc tạo nên những thành tựu
đáng phấn khởi của quậnHòang Mai trong những năm qua. Thành tích đạt
được không chỉ thể hiện hiệu quả công tác lãnh đạo điều hành của các cấp uỷ,
chính quyền, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, sự nỗ lực cao của
các tầng lớp nhân dân mà còn là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn, là niềm tự
hào của Đảng bộ và nhân dân trong quận trong hành trình vươn tới tương lai,
trong sự nghiệp đổi mới và quá trình hội nhập.
* Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Hội LHPN Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính
trị đất nước, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính dáng của các tầng
lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới.
Hội là thành viên của MTTQ Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ
Dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN. Từ những tổ chức
tiền thân cho đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, Hội
đoàn kết, vận động, tập hợp rỗng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy truyền
14


thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang góp phần tích cực
vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hội LHPN Việt nam gồm bốn cấp: Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương và tương đương (gọi chung là cấp tỉnh),quận (huyện), thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương (gọi chung là cấp huyện), xã,
phường, thị trấn và tương đương (gọi chung là cấp cơ sở).
Cơ quan lãnh đạo các cấp Hội: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại
hội đại biểu phụ nữ toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu

hoặc Đại hội toàn thể hội viên của cấp đó. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh
đạo mỗi cấp Hội là BCH cùng cấp. Giữa hai kỳ họp BCH, cơ quan lãnh đạo là
Đoàn chủ tịch hoặc Ban Thường vụ cùng cấp.
Theo đó, Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai là cấp cơ sở, là tổ chức
chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị phường, thành viên của MTTQ
phường. Hiện nay, quận Hoàng Mai có 17 Hội LHPN cơ sở, trong đó có 14
Hội LHPN phường và 3 Hội LHPN trực thuộc là Hội LHPN chợ Trương
Định, Hội LHPN Công an và Hội LHPN Quân sự quận. Đại hội của Hội
LHPN phường bầu ra BCH của Hội, BCH bầu chủ tịch, phó chủ tịch, thường
vụ Hội; chủ tịch, phó chủ tịch là bộ phận chuyên trách thường trực của Hội.
Các chi hội phụ nữ được tổ chức ở các khu dân cư. Chi hội có các tổ phụ nữ.
Chi hội và tổ không phải là một cấp hội.
-Chức năng của Hội LHPN phường:
Đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các
tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tham gia
quản lý nhà nước. Đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, các quy định của địa phương,
vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.
15


- Nhiệm vụ của Hội LHPN phường:
+ Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm
chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước cho các tầng lớp phụ nữ trong phường;
+ Vận động các tầng lớp phụ nữ trong phường chủ động, tích cực thực
hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, tham
gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc;
vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh
phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ;

+ Tham mưu, đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát
việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia
đình và trẻ em trên địa bàn phường;
+ Xây dựng, phát triển tổ chức hội vững mạnh;
+ Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ
trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hoà bình.
- Các mối quan hệ của Hội LHPN phường:
+ Quan hệ giữa Hội LHPN phường với Đảng ủy phường là quan hệ giữa
chấp hành và lãnh đạo. Đảng ủy phường có trách nhiệm lãnh đạo mọi mặt,
mọi tổ chức, lực lượng ở địa phương, trong đó có hoạt động của Hội LHPN
phường. Hội LHPN phường là thành viên hệ thống chính trị của địa phương
phải chịu sự lãnh đạo toàn diện, phải chấp hành sự lãnh đạo của Đảng ủy
phường. Sự lãnh đạo của đảng ủy phường là một điều kiện bảo đảm cho Hội
Liên hiệp phụ nữ hoạt động đúng hiến pháp, pháp luật. Đảng ủy phường phải
lãnh đạo phát huy tính chủ động, sáng tạo của Hội LHPN trong thực hiện
chức năng, nhiệm vụ. Hội phải thường xuyên nắm vững tình hình tư tưởng,
đời sống, tâm tư nguyện vọng của phụ nữ, tình hình tổ chức, cán bộ để phản
ánh với Đảng ủy phường. Định kỳ báo cáo hoạt động của Hội với Đảng ủy
phường. Đề xuất ý kiến nhằm giải đáp thắc mắc, tháo gỡ khó khăn, đáp ứng

16


yêu cầu chăm lo đời sống của quần chúng phụ nữ. Báo cáo phương hướng
hoạt động của Hội, tiếp thu ý kiến đánh giá của Đảng ủy phường với hoạt
động của Hội để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh hoặc phát huy. Hội phải xây
dựng kế hoạch, chương trình công tác cụ thể trong từng thời gian, bám sát các
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các chủ trươnglãnh
đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ủy phường và chương trình công tác

của cấp trên.
+ Quan hệ giữa Hội LHPN phường với chính quyền phường là quan hệ
giữa chỉ đạo, quản lý và chịu sự chỉ đạo, quản lý. Mối quan hệ này được xác
lập bởi chức năng quản lý nhà nước của chính quyền phường và chức năng,
nhiệm vụ của tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở phường.
Chính quyền phường là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên đối với các lĩnh vực của đời sống chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, trong đó có hoạt động của
Hội LHPN phường... theo đường lối, quan điểm của Đảng và luật pháp Nhà
nước. Hội LHPN phường phải chịu sự quản lý và hoạt động theo chỉ đạo của
chính quyền phường.
+ Quan hệ giữa Hội LHPN phường với MTTQ phường và tổ chức
chính trị - xã hội khác là quan hệ phối hợp công tác giữa các tổ chức thành
viên để cùng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo
quy định của pháp luật. Sự phối hợp giữa Hội LHPN với MTTQ đã được quy
định trong các nghị quyết của Đảng, trong Hiến pháp, trong đạo luật và văn
phản pháp quy của Nhà nước, trong Luật MTTQ Việt Nam, Điều lệ các tổ
chức chính trị - xã hội.

17


+ Quan hệ giữa Hội LHPN phường với Hội LHPN quận Hoàng Mai là
quan hệ giữa chấp hành, phục tùng với chỉ đạo, hướng dẫn. Hội LHPN
phường phải tôn trọng và chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội LHPN
quận theo quy định của Điều lệ Hội LHPN Việt Nam
* Hoạt động của Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
- Quan niệm về hoạt động của Hội LHPN phường:

Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai là tổ chức chính trị - xã hội, thành
viên của hệ thống chính trị cơ sở, thành viên MTTQ phường. Hội LHPN
phường là người đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý nhà nước.
Đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của nhà nước, các quy định của địa phương, vận động xã hội
thực hiện bình đẳng giới. Hội LHPN phường phải thường xuyên tổ chức các
hoạt động: tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng,
phẩm chất đạo đức, lối sống, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước cho các tầng lớp phụ nữ trong phường; Vận động các
tầng lớp phụ nữ trong phường chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng,
Nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vận động, hỗ trợ phụ
nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải
thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; tham mưu, đề xuất, tham gia
xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em trên địa bàn phường; xây
dựng, phát triển tổ chức hội vững mạnh;
Từ những phân tích trên, có thể quan niệm: Hoạt động của Hội LHPN
phường ở quận Hoàng Mai là toàn bộ những nội dung, cách thức, biện pháp
được đội ngũ cán bộ, BCH hội và toàn thể hội viên sử dụng dưới sự lãnh đạo
của Đảng ủy phường, sự quản lý, chỉ đạo của chính quyền phường và sự phối
18


hợp của các lực lượng có liên quan nhằm xây dựng Hội vững mạnh, tổ chức
thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định, góp phần phát huy vai trò của
các tầng lớp phụ nữ phường trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố
quốc phòng, an ninh, xây dựng địa phương giàu đẹp.

Quan niệm trên đã chỉ rõ:
- Mục đích hoạt động nhằm xây dựng Hội LHPN phường vững mạnh, tổ
chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, phát huy vai trò của các tầng lớp phụ
nữ trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây
dựng địa phương giàu đẹp, nâng cao đời sông nhân dân.
- Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo là đảng ủy, chính quyền phường; chủ thể tổ
chức thực hiện là BCH, cán bộ và toàn thể hội viên Hội LHPN phường.
- Lực lượng tham gia là UBMTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và các
tầng lớp nhân dân phường.
- Nội dung hoạt động của Hội LHPN phường gồm hai hoạt động cơ bản:
+ Hoạt động xây dựng Hội LHPN phường vững mạnh
Đây là hoạt động rất cơ bản, bảo đảm cho Hội LHPN phường có thể thực
hiện thắng lợi chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Hoạt động xây dựng Hội
LHPN phường vững mạnh đòi hỏi tập trung vào: củng cố, kiện toàn về tổ
chức BCH, CT, PCT Hội LHPN phường, các cán bộ chi, tổ hội phụ nữ ở các
tổ dân phố, khu dân cư; xây dựng đội ngũ cán bộ, hội viên phụ nữ đạt chuẩn
mực theo tiêu chí đánh giá của Hội LHPN Việt Nam; xây dựng qui chế, qui
định theo đúng Điều lệ và các quy định về hoạt động của tổ chức hội.
+ Hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của Hội LHPN phường
Đây là hoạt động rất phức tạp, hết sức đa dạng, linh hoạt và đang gặp
không ít những khó khăn, thách thức. Hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm
vụ tập trung vào: Tuyên truyền, giáo dục, vận động tập hợp phụ nữ quán triệt,
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, các chỉ thị, nghị quyết của hội phụ nữ cấp trên; Tổ chức phát huy vai
trò của phụ nữ phường trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc
19


phòng an ninh, xây dựng phường vững mạnh; Tổ chức các phong trào, các
cuộc vận động: Phong trào “5 không, 3 sạch”, “Vì môi trường xanh, sạch đẹp

phụ nữ và nhân dân không đổ rác phế thải ra nơi công cộng”…Cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Tổ chức tham gia
xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Tổ chức chăm sóc đời sống vật chất,
tinh thần của cán bộ, hội viên Hội LHPN phường…
- Phương thức hoạt động của Hội LHPN phường rất đa dạng, phong phú
và được vận dung hết sức linh hoạt,sáng tạo thông qua các hình thức ,biện
pháp sau:
Trước hết, thông qua nội dung, hình thức, biện pháp của công tác tư
tưởng, các chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện để tuyên truyền
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, của Hội cấp trên,
nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, tạo sự đồng thuận, xây dựng động cơ
thái độ trách nhiệm cho các hội viên trong mọi hoạt động.
Thứ hai, thông qua nội dung, hình thức, biện pháp của công tác tổ chức
và chính sách để củng cố, kiện toàn hội về tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ
và Hội viên của Hội có số lượng động, chất lượng cao, cơ cấu phù hợp, đáp
ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thứ ba, thông qua các phong trào, các cuộc vận động của Hội và của các
tổ chức trong hệ thống chính trị phường đề phát huy vai trò của các tầng lớp
phụ nữ phường trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng
– an ninh, xây dựng phường vững mạnh.
Thứ tư, thông qua việc phối kết hợp và phát huy vai trò của các tổ chức trong
hệ thống chính trị, các lực lượng, các nguồn lực ở phường tạo thành sức mạnh tổng
hợp trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội LHPN phường.
Thứ năm, thông qua việc phát huy vai trò đội ngũ cán bộ Đảng, chính
quyền, cán bộ Hội và các cơ quan chức năng cấp trên trong kiểm tra, giám sát,
tạo điều kiện giúp đỡ Hội LHPN phường hoạt động một cách có hiệu quả.
20


- Vai trò hoạt động của Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai.

Một là, hoạt động của Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai trực tiếp
góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của nhà nước, nhiệm vụ chính trị của phường, nhiệm vụ của các cấp
hội đã đề ra.
Thông qua công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác tuyên truyền
phổ biến của các cấp hội làm cho cán bộ, hội viên năm vững đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của địa
phương, các quy định của chính quyền… tạo sự đồng thuận cao với các chủ
trương trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cấp ủy, chính quyền phường
từ đó có thái độ, trách nhiệm đúng đắn trong thực hiện. Đồng thời, thông qua các
phong trào, các cuộc vận động, tiêu biểu như: “ Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập
sáng tạo xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, gắn với việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập sáng
tạo xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc ”; “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống mới ở khu dân cư”; “ Cán bộ, hội viện phụ nữ Hoàng mai thực hành tiết
kiệm trong chi tiêu để hỗ trợ vốn cho cán bộ, hội viên khó khăn phát triển kinh
tế”; trong phát triển kinh tế có các phong trào “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “
Lao động giỏi”; “ An toàn - Văn minh - Hiệu quả” …. đã biến đường lối,chủ
trương lãnh đạo của Đảng, chính sách của nhà nước, mục tiêu phát triển địa
phương thành hiện thực trên thực tế. Thực tiễn lịch sử đã khẳng định những
đóng góp to lớn không thể phủ nhận của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.
Hai là, hoạt động của Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai trực tiếp
góp phần xây dựng Hội vững mạnh, nâng cao phẩm chất đạo đức, nâng cao
năng lực và trình độ mọi mặt của các tầng lớp phụ nữ ở quận Hoàng Mai.
Bằng các hoạt động giáo dục, tổ chức động viên phụ nữ phát huy quyền
làm chủ, cống hiến cho Tổ quốc; đi đầu trong việc thực hiện bình đẳng giới,
bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn cho phụ nữ; phối hợp với

21



chính quyền để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào cơ quan lãnh đạo và
quản lý các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo
điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức của người mẹ; xây dựng gia đình
no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Với ý nghĩa ấy, hoạt động của Hội
LHPN phường ở quận Hoàng Mai trực tiếp góp phần xây dựng tổ chức Hội
vững mạnh, nâng cao phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ mọi
mặt của các tầng lớp phụ nữ ở quận Hoàng Mai; góp phần nâng cao năng lực
hoạt động của Ban Chấp hành Hội phụ nữ cơ sở, chi hội phụ nữ và tổ phụ nữ
ở cơ sở.
Ba là, hoạt động của Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai trực tiếp
góp phần tăng cường mội quan hệ Đảng dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn
dân tộc.
Thông qua việc phát hiện, tập hợp những ý kiến đóng góp của các tổ
chức hội và hội viên trong quá trình thực hiện đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của nhà nước, phản ánh tâm tư nguyện vọng của hội viên phụ
nữ lên Hội Hội LHPN Việt Nam; là cơ sở chính trị của Đảng và chính quyền
nhân dân, hoạt động của Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai giáo dục hội
viên về CNXH, về Đảng, về nhà nước, về pháp chế, về gia đình văn hóa, về
trách nhiệm, quyền hạn của phụ nữ, bồi dưỡng nâng cao tinh thần yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức, năng lực của người làm chủ, tuyên truyền thuyết
phục hội viên tự giác thi hành chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Đồng thời thu thập phản ánh ý kiến của hội viên và nhân dân đề xuất với cấp
ủy đảng và cơ quan nhà nước những chủ trương, biện pháp giải quyết những
vấn đề có mối quan hệ đến lợi ích của những hội viên và nhân dân, động viên
tổ chức họ góp sức vào xây dựng bộ máy đảng và chính quyền các cấp. Với ý
nghĩa ấy, hoạt động của Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai trực tiếp tăng
cường mối quan hệ Đảng - dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong
công cuộc đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, chủ động hội nhập khu vực và

quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Đặc điểm hoạt động của Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai
22


Cũng như Hội LHPN ở cơ sở trên phạm vi cả nước, Hội LHPNphường
ở quận Hoàng Mai vừa có những nét chung, đồng thời vừa mang những nét
riêng có, thể hiện ở những đặc điểm sau:
Một là, hoạt động của Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai mang tính
chất tự nguyện, dân chủ, liên hiệp và thống nhất hành động
Tính chất tự nguyện, dân chủ, liên hiệp và thống nhất hành động vừa là
nguyên tắc, vừa là đặc điểm nổi bật trong hoạt động của Hội LHPN nói
chung, Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai nói riêng, chi phối nội dung,
phương pháp tổ chức các hoạt động của Hội từ việc củng cố, kiện toàn Hội,
xây dựng đội ngũ hội viên đến việc tổ chức các phong trào hành động cách
mạng, các cuộc vận động của các tầng lớp phụ nữ ở địa phương. Hoạt động
của Hội LHPN phường phải lấy giáo dục, thuyết phục là chính, lấy sự nâng
cao giác ngộ chính trị, giác ngộ lợi ích để tạo sự đồng thuận trong các tầng
lớp phụ nữ cùng hướng tới mục tiêu chung đã xác định. Cần mở rộng dân chủ
trong mọi mặt hoạt động của hội, để mọi hội viên được trình bày tâm tư, tình
cảm, nguyện vọng, kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền trong những vấn
đề liên quan đến đời sống mọi mặt của địa phương, của phụ nữ trên địa bàn
phường. Trên cơ sở đó, đội ngũ cán bộ Hội tạo sự thống nhất hành động giữa
các lực lượng nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định, giải quyết
hài hòa các lợi ích chung và lợi ích của cá nhân hội viên. Cần đấu tranh khắc
phục mọi biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, quan liêu hách dịch trong mọi
hoạt động của Hội LHPN phường, nhất là trong công tác tuyên truyền vận
động các tầng lớp phụ nữ hiện nay.
Hai là, hoạt động của Hội LHPN phường diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác
nhau, rất phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức, biện pháp.

Đây là đặc điểm chi phối rất mạnh mẽ đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo
và tổ chức thực hiện của các cấp uury, chính quyền và đội ngũ cán bộ Hội
phụ nữ các cấp nói chung, Hội phụ nữ phường nói riêng. Đặc điểm này xuất
23


phát từ sự đa dạng về hệ thống tổ chức của Hội LHPN phường, không chỉ ở
lĩnh vực kinh tế, mà trong lĩnh vực kinh tế cũng không chỉ có một ngành
nghề, không chỉ có sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp mà còn nhiều
nghành nghề khác như du lịch, dịch vụ, giáo dục đào tạo, khoa học, công
nghệ; không chỉ sản xuất mà còn hoạt động ở trong các cơ quan Đảng, nhà
nước, các tổ chức chính trị - xã hội… Có thể nói rằng, ở đâu có phụ nữ làm
việc thì ở đó có các hoạt động của Hội LHPN phường. Ở mỗi lĩnh vực, mỗi
loại hình công việc đòi hỏi yêu cầu khác nhau về năng lực hoạt động của hội
viên, tính chất công việc và những khó khăn, trở ngại gặp phải cũng không
giống nhau… Và do đó, hoạt động của Hội LHPN phường, từ công tác giáo
dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền vận động hội viên đến tổ chức các phong
trào hành động cách mạng, các cuộc vận động… cũng phải rất khác nhau thì
mới mang lại hiệu quả thiết thực. Cần nắm chắcđặc điểm này để lựa chọn nội
dung, hình thức, biện pháp hoạt động của Hội một cách phù hợp, thiết thực
Ba là, đối tượng tác động của các hoạt động của Hội LHPN phường đa
dạng, phức tạp, không thuần nhất, thiếu việc làm ở địa bàn đang trong quá
trình đô thị hóa nhanh.
Đối tượng tác động của các hoạt động của Hội LHPN phường ở quận
Hoàng Mai không chỉ là cán bộ, hội viên của Hội mà còn là các tầng lớp nhân
dân, trong đó chủ yếu là các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn phường mới chuyển
từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác những chưa ổn định với
tốc độ đô thị hóa nhanh. Bản thân đội ngũ cán bộ, hội viên của Hội cũng khá
đa dạng, phức tạp về thành phần, nghề nghiệp, lứa tuổi, trình độ. Theo báo
cáo của các cơ sở, hiện nay, cơ cấu ngành nghề của hội viên như sau: làm

nông nghiệp chiếm 9,10%, cán bộ, công nhân viên chức chiếm 10,60%, kinh
doanh dịch vụ chiếm 20,00%, lao động tự do chiếm 9,50%, hưu trí và nội trợ
chiếm 48,50%; tuổi từ 18 đến 30 chiếm 8,10%, tuổi từ 31 đến 55 chiếm
49,30% và trên 55 tuổi chiếm 47,90%; hội viên có trình độ văn hóa tiểu học
chiếm 16,50%, trung học cơ sở chiếm 36,40%, trung học phổ thông chiếm
48,90%, cao đẳng, đại học chiếm 10,30%; đảng viên chiếm 9,60%; tôn giáo
24


chiếm 0,90%[ Phụ lục 9]. Sự phức tạp về nghề nghiệp, thành phần, trình độ sẽ
dẫn đến sự khác nhau về lợi ích, nhận thức, tư tưởng… và rất khó khăn trong
tạo dựng sự đồng thuận của tập thể hội về các chủ trương, mục tiêu và giải
pháp hành động.
Một điểm hết sức chú ý là phần lớn đời sống của chị em phụ nữ các
phường ở quận Hoàng Mai gắn liền với gia đình, còn gặp không ít những khó
khăn. Chị em phụ nữ còn sức khỏe đang vật lộn với cuộc sống tìm kế sinh
nhai cho gia đình, ít có thời gian, công sức tham gia các hoạt động của Hội;
số cao tuổi có điều kiện, thời gian thì không có sức khỏe hoạt động… Tất cả
những điều đó đặt ra không ít các vấn đề cần giải quyết bảo đảm cho hoạt của
Hội LHPN phường đạt hiệu quả thiết thực.
1.1.2. Quan niệm, những yếu tố quy định và tiêu chí đánh giá chất
lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ phường ở quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội
* Quan niệm về chất lượng hoạt động của Hội LHPN phường ở quận
Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Khái niệm chất lượng đã được các chuyên ngành khoa học khác nhau
nghiên cứu. Do đối tượng, tính chất, phạm vi, phương pháp tiếp cận khác
nhau mà có những quan niệm cụ thể khác nhau về chất lượng.
Triết học Mác – Lênin cho rằng, mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới
là sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng. Chất là phạm trù biểu thị

những thuộc tính bản chất và tính ổn định tương đối của sự vật; chỉ rõ nó là
cái gì, phân biệt nó với các sự vật khác. Còn lượng dùng để chỉ những đặc
điểm về trình độ phát triển (cao thấp), về quy mô của sự lớn hay nhỏ hoặc về
tốc độ vận động biến đổi của sự vật (nhanh, chậm). Chất và lượng là biểu
hiện giá trị và cũng là để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện
tượng khác. Chất và lượng có thể đánh giá được về định lượng và định tính
thông qua các phương pháp khoa học. Sự chuyển hóa từ những thay đổi về
lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại nói lên cách thức vận động
phát triển của sự vật, hiện tượng. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về
25


mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng là cơ sở phương pháp luận nghiên
cứu sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng và quá trình trong tự
nhiên, xã hội, tư duy.
Từ điển Tiếng Việt quan niệm: “Chất lượng là thuộc tính vốn có, là
cái tạo nên giá trị của sự vật, hiện tượng, con người” [42, tr.203]. Mỗi sự
vật, hiện tượng có chất lượng khác nhau, giá trị tác dụng khác nhau. Chất
lượng của một sự vật, hiện tượng, con người được biểu hiện ở giá trị, tác
dụng trong đời sống. Đánh giá chất lượng hoạt động trong lĩnh vực chính trị
- xã hội thường là phức tạp hơn trong lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật,
công nghệ, y học…
Cũng như các tổ chức chính trị - xã hội khác, hoạt động của Hội LHPN
phường ở quận Hoàng Mai do chức năng, nhiệm vụ của Hội quy định. Kết
quả hoạt động của Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai là sản phẩm tổng
hợp của các nhân tố, điều kiện khách quan và chủ quan. Muốn hoạt động của
Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai có kết quả phải xác định đúng mục
đích, nội dung, hình thức tổ chức, các điều kiện, phương tiện. Chủ thể của
hoạt động phải có kiến thức, năng lực, phong cách và ý chí quyết tâm cao để
thực hiện cho được mục đích, nội dung hoạt động đã xác định. Vì vậy, xem

xét chất lượng hoạt động của Hội LHPN phường ở quận Hoàng Mai phải xem
xét từng mặt, từng bộ phận, yếu tố hợp thành trong tính chỉnh thể của nó. Có
nghĩa là phải có quan điểm, phương pháp tiếp cận hệ thống, phải xem xét chất
lượng hoạt động của các yếu tố, các bộ phận hợp thành Hội LHPN phường ở
quận Hoàng Mai và các điều kiện, yếu tố có liên quan quy định, chi phối.
Từ những phân tích trên có quan niệm: Chất lượng hoạt động của Hội
LHPN phường ở quận Hoàng Mai là tổng hòa giá trị của các hoạt động xây
dựng nội bộ Hội và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định, phản ánh
phấm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, hội viên và các lực lượng tham gia,
được thể hiện ra ở kết quả xây dựng Hội vững mạnh, phát huy vai trò các
tầng lớp phụ nữ trên địa bàn phường trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã
26


×