Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG của hội ĐỒNG NHÂN dân cấp xã ở HUYỆN u MINH, TỈNH cà MAU HUYỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.15 KB, 110 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1.

Trang
3
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở HUYỆN U MINH TỈNH
CÀ MAU - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ

LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Hội đồng nhân dân cấp xã và những vấn đề cơ bản

11

về chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp
xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau
1.2. Thực trạng chất lượng và một số kinh nghiệm nâng

11

cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp
Chương 2.

xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN

32

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở HUYỆN U


MINH HIỆN NAY
2.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất

58

lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở
huyện U Minh hiện nay
2.2. Những giải quyết cơ bản nâng cao chất lượng hoạt

58

động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện U Minh
hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

65
87
90
107


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau là cơ quan
quản lý nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân cấp
xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quyết

định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của cấp
xã, xây dựng và phát triển cấp xã về kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc
phòng, an ninh (QP,AN), không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của cấp xã đối với cả nước. Hội
đồng nhân dân (HĐND) cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau thực hiện quyền
quản lý nhà nước và giám sát đối với hoạt động của thường trực HĐND, uỷ
ban nhân dân (UBND), cùng cấp, việc thực hiện các nghị quyết của HĐND;
việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở cấp xã. Quản lý nhà nước và
giám sát là chức năng, nhiệm vụ, nội dung, phương thức hoạt động cơ bản của
HĐND cấp xã. Thông qua hoạt động quản lý và giám sát để HĐND cấp xã,
thực hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
Một trong những nhiệm vụ, nội dung đổi mới hệ thống chính trị, xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta hiện nay là
củng cố kiện toàn, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước và giám sát của HĐND các cấp, trong đó có HĐND cấp xã ở huyện
U Minh tỉnh Cà Mau. Tình hình kinh tế - xã hội, QP, AN của cả nước nói
chung, trên địa bàn các xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau nói riêng đang phát
triển nhanh chóng, diễn biến ngày càng phức tạp. Hoạt động của các cơ quan
nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang và nhân dân

3


trên địa bàn cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau cũng ngày càng phong phú,
đa dạng và không ngừng cải tiến, đổi mới cả về nội dung và phương thức. Tình
hình, nhiệm vụ và thực tiễn đang đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất
lượng hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Trong thời gian qua, HĐND cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau đã
được củng cố, kiện toàn, tăng cường cải cách hành chính, hiệu lực quản lý

nhà nước, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, giám sát. Hoạt động
quản lý và giám sát của HĐND cấp xã ở huyện U Minh đối với Thường trực
HĐND, UBND, thực hiện các nghị quyết của HĐND, việc tuân theo pháp luật
của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị lực lượng
vũ trang và của công dân trên địa bàn xã được duy trì đều đặn, đúng nguyên
tắc, chế độ, có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu thu được một số kết quả.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước và giám sát của HĐND cấp
xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau hiện nay đang bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết
điểm. Vai trò, hiệu lực quản lý nhà nước và hoạt động giám sát của HĐND
cấp xã còn khá mờ nhạt. Quyền làm chủ của cử tri và các tầng lớp nhân dân
thông qua hoạt động quản lý và giám sát của HĐND cấp xã chưa được phát
huy đầy đủ. Thực tiễn hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà
Mau hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, giải quyết cả
trên phương diện lý luận và thực tiễn.
Từ những lý do trên cùng với kinh nghiệm nhiều năm công tác ở
HĐND đã thôi thúc tác giả chọn vấn đề "Nâng cao chất lượng hoạt động của
Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau hiện nay" làm đề tài
luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước. Đây là vấn đề rất
cơ bản, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Việc lựa chọn nghiên
cứu đề tài này tác giả hy vọng xác lập, luận giải làm rõ thêm những vấn đề lý
luận thực tiễn, đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của
HĐND cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau trong thời kỳ mới.

4


2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Củng cố kiện toàn tổ chức, bổ sung, hoàn thiện mô hình, chức năng,
nhiệm vụ, cải cách hành chính nhà nước, đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động của HĐND các cấp là một trong những nội dung cơ bản, then chốt của

đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Vì vậy
trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo, xác định nhiều chủ trương biện pháp xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt
động của HĐND. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, luận bàn về
vấn đề này. Tác giả luận văn xin giới thiệu khái quát và tổng quan tình hình
nghiên cứu theo nội dung các nhóm công trình khoa học sau đây.
* Các công trình khoa học nghiên cứu về cải cách hành chính, đổi
mới phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
- Nguyễn Ngọc Hiến (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành
chính ở Việt Nam, NXV CTQG, Hà Nội.
- Trần Đình Huỳnh, Trịnh Quang Cảnh (2003), Vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh trong công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay, NXB
Lao động, Hà Nội.
- Đoàn Trọng Tuyến (2006), Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nan, NXB Tư pháp, Hà Nội.
- Phạm Ngọc Quang (2007), Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân, vì dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Đỗ Xuân Đông (1996), Đổi mới tổ chức bộ máy hành chính đô thị
trong cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay, luận án phó tiến sĩ
Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Lê Hồng Nga (2010). Quận ủy Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn hiện nay, luận văn thạc sĩ khoa học chính
trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

5


- Nguyễn Hữu Nhân (2012), Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh lãnh
đạo cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ

khoa học chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Như Hùng (2011), Cải cách hành chính ở thành phố Hồ Chí Minh Những bài học kinh nghiệm, Tạp chí Cộng sản, số 7.
- Nguyễn Thành Tài (2007), Cải cách hành chính ở Thành phố Hồ Chí
Minh - Nhân tố góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững, Tạp chí Cộng
sản, số 22.
Các công trình khoa học trên đã nghiên cứu, luận giải những quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và Nhà nước ta
về tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước, quản lý hành chính nhà nước. Nhiều
công trình xác định, luận giải mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước; Xây
dựng, đổi mới chỉnh đốn Đảng với xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN;
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với cải cách hành chính của chính
quyền các cấp. Hầu hết các công trình khoa học này đều cho rằng việc củng
cố kiện toàn tổ chức, đối mới, cải cách hành chính, khắc phục tình trạng cồng
kềnh, rườm rà, nhiều cửa, nhiều thủ tục, quan liêu, giấy tờ... là giải pháp cơ bản
then chốt trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của chính quyền các
cấp. Nhiều công trình khoa học đã phản ánh, đánh giá thực trạng, rút ra kinh
nghiệm, tổng kết kinh nghiệm cải cách hành chính, đổi mới phương thức hoạt
động của hệ thống chính quyền các cấp. Tất cả các công trình khoa học đều đề
xuất hàng loạt giải pháp khá đồng bộ, khả thi góp phần đổi mới nội dung phương
thức hoạt động, cải cách hành chính của chính quyền các cấp ở địa phương. Đây
là những tư liệu quý giá, tác giả xin trân trọng, kế thừa trong quá trình nghiên
cứu, xây dựng luận văn thạc sĩ.
Các công trình khoa học trên đã nghiên cứu, luận giải khái niệm, chức
trách, nhiệm vụ, vị trí, vai trò, đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, cán
bộ công chức cấp xã. Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu khái niệm,

6


yếu tố cấu thành chất lượng, lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã và cấp xã ở một số địa phương.
Nhiều công trình đã đánh giá thực trạng, rút ra nguyên nhân và tổng kết một
số kinh nghiệm xây dựng hoặc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt
trong hệ thống chính trị cấp xã và cấp cơ sở. Một số công trình đã đề xuất
nhiều giải pháp đồng bộ, khả thi góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ chủ chốt của chính quyền và hệ thống chính trị các cấp.
* Những công trình khoa học nghiên cứu về hoạt động của Hội
đồng nhân dân các cấp
- Nguyễn Thị Hương (2007), Hoạt động giám sát của đại biểu HĐND ở
nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ chính trị học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh.
- Bích Loan (2009), Hỏi đáp một số quy định về giám sát cán bộ, công
chức, viên chức, NXB CTQG, Hà Nội.
- Bùi Tiến Quý (2005), Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của
chính quyền địa phương hiện nay, NXB CTQG, Hà Nội.
- Đặng Đình Tân (2006), Vấn đề nhân dân giám sát các cơ quan dân cư
ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, NXB CTQG, Hà Nội.
- Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau (2010), Văn kiện Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XIV.
- Ban tổ chức - cán bộ chính phủ, Viện khoa học tổ chức nhà nước (2000),
Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, NXB CTQG, Hà Nội.
- Hoàng Chí Bảo (2005), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta
hiện nay, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
- Hoàng Văn Công (2002), Hệ thống chính trị cơ sở, đặc điểm, xu
hướng và giải pháp, NXB CTQG, Hà Nội.
Các công trình khoa học trên đã nghiên cứu, luận giải rõ chức năng,
nhiệm vụ, vị trí, vai trò, đặc điểm tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp

7



cũng như bộ máy chính quyền, hệ thống chính trị ở địa phương. Một số công
trình nghiên cứu chuyên sâu về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và
giám sát của HĐND, đại biểu HĐND các cấp, hoạt động giám sát của nhân
dân, của cử tri đối với hoạt động của đại biểu HĐND các cấp. Xác định, luận
giải rõ nội dung, hình thức, biện pháp hoạt động của HĐND đối với Thường
trực HĐND, hoạt động của UBND, TAND, VKSND, việc chấp hành luật pháp
của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đại biểu HĐND và
các tầng lớp nhân dân. Một vài công trình đã đề xuất một số giải pháp tăng
cường hoạt động của HĐND cũng như của đại biểu HĐND ở một số địa
phương. Đây là những tư liệu rất quý giúp cho tác giả nghiên cứu, kế thừa
trong quá trình xây dựng luận văn thạc sĩ. Tuy nhiên, chưa thấy công trình
khoa học nào nghiên cứu, luận bàn về nâng cao chất lượng hoạt động của
HĐND cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau. Vì vậy tên đề tài, hướng nghiên
cứu luận văn mà tác giả lựa chọn là vấn đề mới, không trùng lặp với những
luận văn, luận án đã bảo vệ và những công trình khoa học đã nghiệm thu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn chất lượng hoạt động
của HĐND cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau, trên cơ sở đó xác định yêu
cầu và đề xuất những giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của
HĐND cấp xã ở huyện U Minh ở tỉnh Cà mau hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về HĐND cấp xã, chất lượng
hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng, khái quát một số kinh nghiệm
nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau
- Dự báo những yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất những
giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện
U Minh tỉnh Cà Mau hiện nay.


8


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện U Minh
tỉnh Cà Mau.
* Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề lý luận, thực tiễn; yêu cầu giải pháp nâng cao chất lượng
hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Đối tượng điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn là 8 HĐND cấp xã ở
huyện U Minh. Thời gian điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn được giới hạn
từ năm 2010 đến năm 2016. Các giải pháp có giá trị ứng dụng đến năm 2021.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu.
* Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam về tổ chức và hoạt động của
HĐND các cấp.
* Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của đề tài là thực tiễn xây dựng, hoạt động của HĐND
các xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau; các báo cáo tổng kết hoạt động hàng
năm của Các HĐND xã ở huyện U Minh; kết quả điều tra, khảo sát, tổng kết
thực tiễn cùng với kinh nghiệm công tác của tác giả.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học xây
dựng Đảng và chính quyền nhà nước, đặc biệt là phương pháp lô gích - lịch
sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, tổng kết thực
tiễn và phương pháp chuyên gia.


9


6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu luận văn cung cấp những luận cứ khoa học cho
Huyện uỷ, HĐND huyện U Minh, đặc biệt là HĐND các xã ở huyện U Minh
tỉnh Cà Mau nghiên cứu, tham khảo, xác định chủ trương, biện pháp nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo phục vụ
cho giảng dạy và học tập môn xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước ở
các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp xã và trường chính trị của tỉnh.
7. Kết cấu của đề tài
Gồm: Phần mở đầu; 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.

10


Chương 1
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
CẤP XÃ Ở HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ
BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Hội đồng nhân dân cấp xã và những vấn đề
cơ bản về chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân
dân cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau
1.1.1. Cấp xã và Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện U Minh
* Khái quát tình hình huyện U Minh và các xã, thị trấn của
huyện U Minh
Vị trí địa lý

Huyện U Minh nằm về phía Tây của tỉnh Cà Mau được thành lập vào
ngày 20/5/1979, diện tích tự nhiên 774,14km 2 bằng 14,61% diện tích tự nhiên
của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp xã Trần Văn Thời,
phía Đông giáp xã Thới bình, phía Tây giáp biển Tây (vịnh Thái Lan).
Toàn huyện được chia thành 7 xã và 1 thị trấn, bao gồm các xã Khánh
An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh Hội, Khánh Hòa, Khánh Tiến, Khánh
Thuận và thị trấn U Minh.
Với chiều dài bờ biển trên 31km và có các cửa biển Khánh Hội, Hương
Mai. U Minh là một trong những huyện trọng điểm về kinh tế biển của tỉnh
Cà Mau, khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế của vùng biển, ven biển
kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng tạo thế và lực tốt hơn để phát triển
kinh tế - xã hội xã, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển phía Tây Nam của
Tổ quốc.
Khí hậu thời tiết:
Về cơ bản các xã của huyện U Minh có đặc trưng của khí hậu miền Tây
Nam Bộ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4

11


năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 – 2.200mm, mùa mưa
thường chiếm tới 90% lượng mưa cả năm, mưa tập trung vào các tháng 8,
tháng 9 và tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm 26,6 0C, độ ẩm không khí trung
bình 80-85%
Trong năm gió thịnh hành theo mùa: Mùa khô hướng gió thịnh hành là
Đông Bắc vận tốc trung bình khoảng 1,6 – 2,8m/s; Mùa mưa hướng gió thịnh
hành là Tây Nam hoặc gió Tây, tốc độ bình quân 1,8 – 4,5m/s. Trong mùa
mưa thường xảy ra giông, lốc xoáy (nhất là ở vùng ven biển) có gió mạnh cấp 7,
cấp 8.
Thủy văn:

Do tiếp giáp với vịnh Thái Lan có các cửa kênh lớn thông ra biển như
kênh Biện Nhị, cửa Hương Mai….nên các xã của huyện U Minh chịu tác
động trực tiếp của thủy triều vịnh Thái Lan, đó là chế độ nhật triều. Nước
mặn có thể vào sâu trong sông rạch, đất liền…mùa khô độ mặn nước sông
rạch lên cao, tuy nhiên mùa mưa độ mặn nước sông giảm thấp đảm bảo cấy 1
vụ lúa.
Do biên độ triều thấp và tốc độ truyền triều chậm, càng vào sâu trong các
sông, rạch biên độ triều càng giảm, vận tốc truyền triều trên sông rạch tương
đối nhỏ nên khó tiêu úng trong mùa mưa và hạn chế đối với cấp thoát nước tự
chảy đối với các vùng nuôi tôm của xã.
Tình hình KT-XH
Tổng diện tích quy hoạch rừng trên địa bàn các xã của huyện U Minh là
35.296,9 ha, trong đó: rừng phòng hộ 534 ha (là rừng phòng hộ rất xung yếu);
rừng đặc dụng 4.295ha; rừng sản xuất 30.467ha.
Diện tích có rừng ở các xã của huyện U Minh là 30.048 ha. Rừng ở
huyện U Minh gồm 2 hệ sinh thái rừng.
+ Rừng ngập mặn là dải rừng phòng hộ ven biển (phía ngoài đê biển),
đây là rừng phòng hộ rất xung yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với phòng hộ

12


nói chung, trước hết là phòng hộ đê biển. Theo quan điểm chỉ đạo của Chính
phủ, “quy hoạch hệ thống đê biển phải xem trồng rừng ngập mặn là giải pháp
phi công trình đảm bảo an toàn”.
+ Rừng tràm: Diện tích rừng tràm (có rừng) của huyện U Minh vẫn được
duy trì ở mức gần 30.000 ha, bao gồm rừng đặc dụng (rừng quốc gia U Minh
hạ) và rừng sản xuất. Theo số liệu kiểm kê rừng của Chi cục Kiểm Lâm Cà
Mau, diện tích rừng tràm là 29.623 ha (so với năm 1999 là 29.837 ha), bao
gồm: rừng đặc dụng 4.155 ha và rừng sản xuất 25.467 ha. Độ che phủ rừng

trên địa bàn xã đạt tỷ lệ 39% (toàn tỉnh 19%).
Huyện U Minh có chiều dài bờ biển 31km, bằng 11,2% chiều dài bờ biển
của tỉnh Cà Mau (là xã có bờ biển dài thứ ba ở tỉnh Cà Mau sau xã Ngọc Hiển
và xã Trần Văn Thời).
Vùng biển huyện U Minh thuộc vùng biển Tây Nam Bộ, theo Chiến lược
Biển Việt Nam đến năm 2020 thì các vùng biển và ven biển thường có điều
kiện tự nhiên, tài nguyên phong phú, có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
nhanh hơn. Tuy vậy, khả năng khai thác phát huy lợi thế về biển ở mỗi vùng
biển khác nhau.
Các xã của huyện U Minh nằm cách thành phố Cà mau trong khoảng 15
– 40km, xã có hệ sinh thái rừng tràm đặc thù (vườn quốc gia U Minh hạ), có
vườn cây trái (dâu Cái Tàu), có cụm công nghiệp Khí Điện Đạm và thuận lợi
giao thông kết nối nên có tiềm năng du lịch sinh thái. Hiện nay đã bước đầu
hình thành tuyến du lịch: Cà Mau – Cụm công nghiệp Khí Điện Đạm – Vườn
quốc gia U Minh hạ - Đá Bạc (xã Trần Văn Thời).
Dân số trung bình ở các xã của huyện U Minh năm 2010 là 102.215
người, nhiều nhất là dân tộc kinh chiếm tới 93,31%. Dân tộc Khmer, Hoa và
các dân tộc khác chiếm 5,69%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã tương đương
với mức bình quân toàn tỉnh, năm 1997 là 1,95%, những năm sau giảm dần
(từ 1,6 – 1,15% theo từng năm giai đoạn 2005 - 2010).

13


Mật độ dân số trung bình của xã năm 2010 đạt 135 người/km 2 so với
bình quân toàn tỉnh 229 người/km2. Dân cư của xã phân bố không đều, mật độ
dân số ở thị trấn U Minh đạt 362 người/km 2, nhưng ở các xã khu vực rừng
mật độ dân số còn rất thấp, tại xã Khánh Thuận bình quân 68 người/km 2, xã
Khánh An bình quân 98 người/km2.
Lao động: Số lao động trong độ tuổi hiện nay là 55.538 người, chiếm

55,6% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 84,7% , lao động
chuyên sản xuất công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm 13%.
Tiến trình phát triển của huyện U Minh là năm 2002 xã tập trung chuyển
dịch cơ cấu sản xuất từ thế độc canh cây lúa năng suất thấp sang sản xuất
hàng hóa theo hướng đa cây, đa con, từng bước đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, thay đổi cơ cấu giống, mùa vụ, tạo bước đột phá mới. Năm 2010
giá trị sản xuất khu vực kinh tế nông nghiệp đạt 445,9 tỷ đồng, chiếm 52%
tổng giá trị sản xuất của xã.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 12 triệu đồng/người/năm,
bằng 73,5% thu nhập bình quân chung của tỉnh (17 triệu đồng/người/năm).
Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn: Tính đến cuối năm 2010 là 21,23%
và 7,58% hộ cận nghèo (so với bình quân nông thôn toàn tỉnh là 13,92% và
6,85%). Như vậy tỷ lệ hộ nghèo của huyện U Minh gấp 1,53 lần tỷ lệ hộ
nghèo chung của tỉnh.
Hệ thống chính trị cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn, đảm bảo
về số lượng cũng như về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Tuy nhiên trình độ, năng lực của một số cán bộ xã vẫn còn hạn chế như:
kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành…chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
chính trị.
* Khái niệm Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện U Minh

14


Căn cứ vào Điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương do Quốc hội
khóa XIII thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015 có thể xác định khái niệm Hội
đồng nhân dân cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau như sau: “Hội đồng
nhân dân cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau gồm các đại biểu Hội đồng
nhân dân do cử tri trong xã bầu ra là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa

phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và HĐND huyện U
Minh ”. HĐND cấp xã ở huyệnU Minh quyết định những chủ trương, biện
pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát
triển địa phương về KT-XH, củng cố QP-AN, không ngừng cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa
phương đối với cả nước. HĐND cấp xã thực hiện quyền giám sát đối với hoạt
động của thường trực HĐND, UBND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các
nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở
địa phương.
* Cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện
U Minh tỉnh Cà Mau.
HĐND cấp xã ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau được tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
HĐND cấp xã ở huyện U Minh được tổ chức theo đơn vị hành chính cấp
xã bao gồm 7 HĐND xã và 1 HĐND thị trấn U Minh. Điều 32 của Luật tổ
chức chính quyền địa phương quy định cơ cấu tổ chức của HDDND xã. Theo
đó, HĐND cấp xã ở huyện U Minh gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở xã
bầu ra. Việc xác định tổng số đại biểu HĐND xã được thực hiện theo nguyên
tắc. Xã thuộc vùng đồng bằng có từ bốn nghìn dân trở xuống được bầu thêm 1
đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu.

15


Thường trực HĐND xã gồm chủ tịch HĐND, một phó chủ tịch HĐND.
Phó chủ tịch HĐND là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách. Luật tổ chức
chính quyền địa phương quy định bổ sung: HĐND xã thành lập Ban pháp chế,
Ban kinh tế - xã hội. Ban của HĐND xã gồm có trưởng ban, một phó trưởng
ban và các cấp ủy viên. Số lượng ủy viên của các ban HĐND xã do HĐND xã

quyết định. Trong khi đó Luật tổ chức HĐND không quy định việc thành lập
các Ban của HĐND xã, do đó nhiệm kỳ 2011 – 2016 trong các HĐND cấp xã
ở huyện U Minh không có các Ban của HĐND. Vì vậy, khi đánh giá thực
trạng, tác giả sẽ không đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của các Ban
HĐND cấp xã.
Nhiệm kỳ mỗi khóa của HĐND cấp xã là năm năm, kể từ kỳ họp thứ
nhất của HĐND khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của HĐND khóa sau. Khi
HĐND cấp xã hết nhiệm kỳ, thường trực HĐND các ban của HĐND cấp xã,
tiếp tục làm việc cho đến khi HĐND khóa mới bầu ra Thường trực HĐND
các ban của HĐND khóa mới. Chủ tịch HĐND ở mỗi đơn vị hành chính cấp
xã không giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kỳ liên tục.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện U Minh
Luật tổ chức chính quyền địa phương (2015) quy định rõ nhiệm vụ,
quyền hạn của HDDND xã. Quán triệt, cụ thể hóa, vận dụng Luật tổ chức
chính quyền địa phương phù hợp với điều kiện cụ thể của các xã, thị trấn ở
huyện U Minh có thể xác định nhiệm vụ, quyền hạn của HDDND cấp xã ở
huyện U Minh như sau:
Một là, ban hành nghị quyết về vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
HĐND xã
Hai là, quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội đấu tranh,
phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng chống
quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền, biện pháp bảo vệ tài

16


sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do danh dự, nhân phẩm, tài
sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
Ba là, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch HĐND, phó chủ tịch HĐND,
trưởng ban, phó trưởng ban của HĐND xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ

tịch, phó chủ tịch UBND và các ủy viên UBND xã.
Bốn là, quyết định dự toán thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự
toán thu, chi ngân sách của xã; điều chỉnh dự toán ngân sách của xã trong
trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách của xã. Quyết định chủ
trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
Năm là, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương,
việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của Thường trực
HĐND, UBND, các ban của HĐND cấp xã; giám sát văn bản quy phạm pháp
luật của UBND cấp xã.
Sáu là, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức
vụ do HĐND xã bầu gồm chủ tịch HĐND, phó chủ tịch HĐND, các trưởng
ban của HĐND, chủ tịch, phó chủ tịch, các ủy viên UBND xã.
Bảy là, bãi nhiệm đại biểu HĐND xã và chấp nhận việc đại biểu HĐND
xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Tám là, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND,
chủ tịch UBND xã.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về hoạt động và chất lượng hoạt động của
Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện U Minh
* Quan niệm hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện U Minh
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân khẳng định: Hiệu
quả hoạt động của HĐND được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp

17


HĐND, hiệu quả hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và
của các đại biểu HĐND. Trong hoạt động của mình, HĐND, Thường trực
HĐND, các ban ngành của HĐND và đại biểu HĐND phối hợp chặt chẽ với
Ban thường trực UBMTTQVN và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ
chức xã hội chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham

gia vào việc quản lý nhà nước. Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, HĐND ra nghị quyết và giám sát việc thực hiện nghị
quyết đó.
Luật tổ chức chính quyền địa phương cũng khẳng định hoạt động của
HĐND được thực hiện bằng kỳ họp của HĐND, hoạt động giám sát của
HĐND, hoạt động của Thường trực, các ban, các đại biểu HĐND. Điều đó
cho thấy các hình thức hoạt động của HĐND cấp xã bao gồm hoạt động tại kỳ
họp của HĐND, hoạt động của Thường trực, các ban, các đại biểu HĐND và
hoạt động giám sát của HĐND cấp xã.
Nghiên cứu nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã cho thấy nội dung
hoạt động tại các kỳ họp của HĐND cấp xã bao gồm các công việc củng cố
kiện toàn tổ chức, bộ máy của HĐND, UBND; Xây dựng, ban hành các nghị
quyết, quyết định chủ trương, biện pháp phát triển KT-XH, củng cố quốc
phòng, an ninh trên địa bàn xã; giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở
địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã, giám sát hoạt động của
Thường trực HĐND, UBND, các ban của HĐND, giám sát văn bản quy phạm
pháp luật của UBND xã. Nội dung hoạt động của Thường trực, các ban của
HĐND cấp xã cũng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực tham mưu, đề xuất,
chuẩn bị, tổ chức cho HĐND xây dựng, ban hành các nghị quyết và tiến hành
hoạt động giám sát theo nhiệm vụ quyền hạn.
Từ những nội dung và hướng nghiên cứu, tiếp cận trên có thể quan niệm:
“Hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện U Minh là việc thiết lập, củng cố,

18


kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã; Xây dựng, ban hành các nghị
quyết, chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng,
an ninh; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giám sát, bằng các hình thức hoạt
động tại kỳ họp của HĐND, hoạt động của Thường trực, các ban, các đại

biểu HĐND và hoạt động giám sát của HĐND cấp xã nhằm thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã ở huyện U Minh” .
* Nội dung, phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở
huyện U Minh.
Một là, tổ chức các kỳ họp của HĐND cấp xã
Hội đồng nhân dân thảo luận và ra nghị quyết về các vấn đề thuộc nhiệm
vụ, quyền hạn của mình tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân phải được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân
dân biểu quyết tán thành.
Hội đồng nhân dân cấp xã họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Ngoài kỳ họp
thường lệ, Hội đồng nhân dân tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất
thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cùng cấp hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân
dân cùng cấp yêu cầu.
Hội đồng nhân dân họp công khai. Khi cần thiết, Hội đồng nhân dân
quyết định họp kín theo đề nghị của Chủ tọa cuộc họp hoặc của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cùng cấp. Ngày họp, nơi họp và chương trình của kỳ họp Hội
đồng nhân dân phải được thông báo cho nhân dân biết. Kỳ họp Hội đồng nhân
dân được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân
dân tham gia.
Đại biểu quốc Hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp trên đã được bầu ở
địa phương, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng dầu

19


các đoàn thể nhân dân ở địa phương và đại diện cử tri được tham mời tham dự
kỳ họp Hội đồng nhân dân, được phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết.
Nghị quyết và biên bản các phiên họp Hội đồng nhân dân phải do Chủ
tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực.

Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày bế mạc kỳ họp, nghị quyết và biên
bản của kỳ họp phải được gửi lên Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân huyện U Minh.
Nội dung hoạt động tại kỳ họp của HĐND cấp xã gồm:
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban, phó
trưởng ban của HĐND, chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên của UBND xã,
bãi nhiệm đại biểu HĐND xã và chấp thuận việc đại biểu HĐND xã xin thôi
làm nhiệm vụ đại biểu. Quyết định chủ trương, biện pháp công tác quốc
phòng địa phương, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội
phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; quyết định chủ trương, biện pháp
phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội trên địa
bàn xã. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc
thực hiện nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của Thường trực
HĐND, UBND, các ban của HĐND cấp xã; Giám sát văn bản quy phạm pháp
luật của UBND xã. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của
UBND và Chủ tịch UBND xã. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối
với chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng, phó ban của HĐND, chủ tịch, phó chủ tịch,
các ủy viên của UBND xã.
Hai là, hoạt động của thường trực, các ban, các đại biểu Hội đồng nhân
dân cấp xã
Nội dung hoạt động của Thường trực HĐND cấp xã gồm: Triệu tập và
chủ tọa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Ủy ban nhân dân
trong việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban

20


nhân dân cùng cấp và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các
nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc thi hành pháp luật tại địa
phương; Điều hòa, phối hợp hoạt động của các ban của Hội đồng nhân dân;

xem xét kết quả giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân khi cần thiết và
báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu
Hội đồng nhân dân; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo
cáo Hội đồng nhân dân; Tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải
quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng
của nhân dân để báo cáo tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân; Trình Hội đồng
nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân
bầu theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc của ít
nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân
hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Ban
thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; Báo cáo về hoạt
động của Hội đồng nhân dân cùng cấp lên Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân cấp trên trực tiếp; giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
Nội dung hoạt động của các ban HĐND xã gồm: Nghiên cứu, quán triệt
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật
của cấp trên, tham mưu, đề xuất, xây dựng các dự thảo nghị quyết, quyết định
của HĐND; thẩm định các văn bản, báo cáo của UBND xã. Thực hiện nhiệm
vụ giám sát theo luật định. Tổ chức tiếp xúc cử tri, giải quyết kiến nghị, tố
cáo, khiếu nại của công dân.
Nội dung hoạt động của đại biểu HĐND gồm: đề xuất, thảo luận, biểu
quyết các nghị quyết của HĐND; chất vấn hoạt động của Thường trực, các
Ban của HĐND, UBND; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm các chức vụ

21


do HĐND bầu; tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, tố cáo,
khiếu nại của công dân; giám sát hoạt động của Thường trực, các ban HĐND,

hoạt động của UBND và việc thực thi pháp luật ở địa phương.
Ba là, hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân được tiến hành thường xuyên
gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Hội
đồng nhân dân giám sát thông qua các hoạt động sau đây: Xem xét báo cáo
công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, xem xét việc
trả lời chất vấn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân,
các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp;
Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp
thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết; Bỏ phiếu tín nhiệm đối với
người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.
Hội đồng nhân dân quyết định chương trình giám sát hàng năm của mình
theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân
dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và kiến
nghị của cử tri ở địa phương. Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến chương
trình giám sát của Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết
định tại kỳ họp cuối năm của năm trước và tổ chức thực hiện chương trình đó.
Tại kỳ họp cuối năm, Hội đồng nhân dân xem xét, thảo luận báo cáo
công tác hàng năm của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Tại kỳ họp giữa năm, các cơ quan này gửi báo cáo công tác đến đại biểu Hội
đồng nhân dân; khi cần thiết, Hội đồng nhân dân có thể xem xét, thảo luận.
Tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân xem xét, thảo luận báo cáo
công tác cả nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân. Hội đồng nhân dân có thể yêu cầu Thường trực Hội

22


đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp báo cáo về những vấn đề khác khi

xét thấy cần thiết.
Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân được
thực hiện theo trình tự sau đây: Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ về
các nội dung mà đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn và xác định rõ trách
nhiệm, biện pháp khắc phục. Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể nêu câu hỏi
liên quan đến nội dung đã chất vấn để người bị chất vấn trả lời. Thời gian trả
lời chất vấn do Hội đồng nhân dân quyết định. Sau khi nghe trả lời chất vấn,
nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời thì có
quyền đề nghị Hội đồng nhân dân tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra
thảo luận tại phiên họp khác của Hội đồng nhân dân hoặc kiến nghị Hội đồng
nhân dân xem xét trách nhiệm của người bị chất vấn. Hội đồng nhân dân ra
nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi
xét thấy cần thiết.
Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng
cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình thì Hội đồng nhân dân xem
xét, quyết định việc bãi bỏ văn bản đó. Hội đồng nhân dân xem xét văn bản
quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường
vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và
nghị quyết của mình.
Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội
đồng nhân dân bầu theo trình tự sau đây: Thường trực Hội đồng nhân dân
trình Hội đồng nhân dân về việc bỏ phiếu tín nhiệm. Người được đưa ra bỏ
phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm. Trong trường hợp không
được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tín nhiệm thì cơ quan hoặc

23



người đã giới thiệu để bầu người đó có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân
xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm người không được Hội đồng
nhân dân tín nhiệm.
* Quan niệm chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện U Minh.
Chất lượng là một phạm trù được sử dụng khá phổ biến và là đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, được xem xét dưới nhiều góc độ tùy
thuộc vào phương pháp tiếp cận và nhu cầu khai thác khác nhau
Triết học Mác – Lênin khẳng định: “Mọi sự vât, hiện tượng đều có chất
lượng. Chất lượng là một phạm trù dùng để chỉ các thuộc tính vốn có của sự
vật hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các bộ phận và
các quá trình quy định bản chất của sự vật, hiện tượng, làm cho nó tồn tại,
phát triển. Chất lượng là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt sự vật, hiện tượng này
với sự vật, hiện tượng khác. Sự tác động biện chứng giữa các thuộc tính, các
bộ phận cấu thành chất lượng làm cho sự vật, hiện tượng tồn tại, vận động,
phát triển. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất lượng cụ thể, không có chất
lượng chung chung cho mọi sự vật, hiện tượng
Đại từ điển tiếng Việt khẳng định: “chất lượng là cái tạo nên phẩm chất,
giá trị của một người, một sự vật, một sự việc”. Nhưng cái gì tạo nên phẩm
chất giá trị của con người, sự vật, sự việc? Đó phải là tổng hợp các yếu tố, các
thuộc tính, sự tác động biện chứng giữa các yếu tố, thuộc tính, đồng thời kết
tinh giá trị của các yếu tố, thuộc tính đó mới tạo thành chất lượng của con
người, sự vật, hiện tượng. Nghiên cứu, tìm hiểu chất lượng của con người, sự
vật, hiện tượng phải coi trọng nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố, thuộc tính kết
tinh thành giá trị, phẩm chất của con người, sự vật, hiện tượng đó.
Hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện U Minh là một hiện tượng chính
trị - xã hội; là hoạt động có mục đích, có tổ chức, có chủ thể, lực lượng cụ thể
và bằng các nội dung, hình thức, biện pháp nhất định nhằm thực hiện chức


24


năng, nhiệm vụ của HĐND cấp xã. Xét về bản chất thì hoạt động của HĐND
cấp xã là hoạt động quản lý của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương để
thực hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, đảm bảo cho
Thường trực HĐND, UBND, và các tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị lực lượng
vũ trang và công dân trên địa bàn xã chấp hành đúng đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, quyết định của HĐND cấp
xã. Hoạt động của HĐND cấp xã được thực hiện bằng hoạt động tại các kỳ
họp của HĐND; hoạt động của Thường trực HĐND, hoạt động của các Ban
HĐND. Theo đó, nghiên cứu chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã phải
coi trọng nghiên cứu, xác định, phân tích, luận giải những yếu tố, thuộc tính
cơ bản tạo thành giá trị của hoạt động của HĐND cấp xã. Tìm hiểu khái niệm
chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã phải bắt đầu từ việc nghiên cứu nội
hàm, ngoại diên của khái niệm đó. Nội hàm, ngoại diên của khái niệm chất
lượng hoạt động của HĐND cấp xã được thể hiện ở những yếu tố, thuộc tính tạo
thành, ảnh hưởng chi phối giá trị hoạt động của HĐND cấp xã. Bản chất, nội
dung, hình thức, biện pháp, chủ thể, lực lượng, phương tiện, điều kiện bảo đảm
cho hoạt động của HĐND cấp xã là những yếu tố cơ bản hợp thành hoạt động
của HĐND cấp xã. Kết tinh giá trị của các yếu tố đó sẽ tạo thành chất lượng hoạt
động của HĐND cấp xã.
Từ những phân tích, tiếp cận trên có thể xác định khái niệm: “Chất
lượng hoạt động của HĐND cấp xã là tổng hợp giá trị của các yếu tố, thuộc
tính cấu thành hoạt động của HĐND, bao gồm giá trị của những nội dung,
hình thức, biện pháp, chủ thể, lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất bảo đảm
nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND cấp xã ở huyện U Minh”
* Những yếu tố tạo thành chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã ở
huyện U Minh


25


Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm chất lượng hoạt động của HĐND cấp
xã có thể xác định các yếu tố tạo thành chất lượng hoạt động của HĐND cấp
xã ở huyện U Minh như sau:
Một là, những văn bản quy phạm pháp luật khẳng định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã
Những văn bản quy phạm pháp luật khẳng định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của HĐND là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo thành chất lượng
hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện U Minh. Luật tổ chức HĐND và ủy ban
Nhân dân do Quốc Hội khóa XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật
tổ chức chính quyền địa phương, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và
HĐND do Quốc Hội khóa XIII thông qua năm 2015; các Nghị quyết của ủy
ban thường vụ Quốc Hội về quy chế hoạt động của HĐND, chính quyền địa
phương…. Là những văn bản quy phạm pháp luật khẳng định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp, trong đó có HĐND cấp xã. Đây là
cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện U Minh.
Mọi hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện U Minh phải tuân thủ nghiêm ngặt
theo những điều khoản được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật
nói trên. Tính đúng đắn, đầy đủ, chính xác, khoa học của các văn bản quy
phạm pháp luật khẳng định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND là
yếu tố cơ bản tạo thành cơ sở pháp lý cho hoạt động và chất lượng hoạt động
của HĐND cấp xã. Tuy nhiên đây chỉ là yếu tố nền tảng, vấn đề quan trọng,
quyết định là HĐND cấp xã quán triệt, cụ thể hóa, vận dụng và thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật này có nghiêm túc, triệt để và có chất lượng hiệu
quả hay không. Vấn đề có ý nghĩa quyết định của yếu tố này chính là chất
lượng quán triệt cụ thể hóa, vận dụng, thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật của HĐND cấp xã.


26


×