Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO NĂNG lực LÃNH đạo, sức CHIẾN đấu của các ĐẢNG ủy xã, PHƯỜNG THUỘC ĐẢNG bộ THÀNH PHỐ cà MAU HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.34 KB, 152 trang )

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo
và rèn luyện. Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam,
đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam;
đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
cả dân tộc. Đảng lấy Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng; kim chỉ nam cho mọi hành động. Tính tổ chức của Đảng
được thể hiện rất chặt chẽ và khoa học, có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở.
Trong đó, tổ chức cơ sở đảng (Chi bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở) là nền tảng của
Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.
Các đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau là lực lượng
lãnh đạo đồng thời là một bộ phận của hệ thống chính trị cơ sở, có vị trí vai
trò đặc biệt quan trọng cấu thành hệ thống tổ chức và hoạt động của Đảng;
nơi trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, quán triệt mọi chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Sự lãnh đạo
của các đảng ủy xã, phường là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở Đảng bộ
thành phố Cà Mau; NLLĐ, SCĐ là điều kiện quyết định vị trí, vai trò, hiệu
lực hoạt động của các các đảng ủy xã, phường. Nâng cao NLLĐ, SCĐ của các
đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau là nội dung quan trọng,
đồng thời là vấn đề cơ bản, cấp thiết của sự nghiệp đổi mới, chỉnh đốn Đảng
bộ thành phố Cà Mau hiện nay.
Tình hình KT-XH, QP, AN các xã, phường thuộc Đảng bộ thành phố Cà
Mau đang phát triển nhanh chóng và diễn biến khá phức tạp. Nhiệm vụ chính
trị, nhiệm vụ đổi mới, chỉnh đốn đảng bộ xã, phường có bước phát triển mới,
yêu cầu ngày càng cao. Sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ đang đặt ra đòi
hỏi cấp thiết phải tiếp tục đổi mới, nâng cao NLLĐ, SCĐ của các đảng ủy xã,
phường thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau.
3




Thời gian qua, Thành ủy thành phố Cà Mau đã quán triệt và thực hiện
nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của Tỉnh ủy, nhất là thực hiện
Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về “Một số nhiệm vụ đổi mới, chỉnh
đốn Đảng”, Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X) về “Nâng cao NLLĐ, SCĐ
của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”, Nghị quyết
Trung ương 4 (khoá XI)“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện
nay”, thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao NLLĐ, SCĐ, của
các đảng ủy xã, phường. Các đảng ủy xã, phường cũng rất tích cực, chủ động
nâng cao NLLĐ, SCĐ đến nay đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, hiệu lực lãnh
đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH, củng cố QP, AN, xây
dựng HTCT, chăm lo đời sống cho các tầng lớp nhân dân được nâng cao đáng
kể. Nhiều đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau đạt tiêu
chuẩn TSVM nhiều năm liền; đội ngũ cán bộ, đảng viên ở đảng bộ xã,
phường luôn tiên phong gương mẫu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Tình hình KT-XH, QP, AN ở các xã, phường thuộc Đảng bộ thành phố Cà
Mau luôn ổn định, phát triển ngày càng bền vững; đời sống của cán bộ, đảng
viên, nhân dân được bảo đảm và từng bước cải thiện; uy tín và mối quan hệ
gắn bó mật thiết giữa các đảng ủy với nhân dân ở xã, phường ngày càng được
củng cố, góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu trong công cuộc đổi
mới toàn diện của đất nước, CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu nêu trên thì công tác xây
dựng, đổi mới, chỉnh đốn, nâng cao NLLĐ, SCĐ của các đảng ủy xã, phường
thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau vẫn đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng,
hạn chế, khuyết điểm. Một số chủ trương, biện pháp nâng cao NLLĐ, SCĐ
của đảng ủy xã, phường chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc; chậm đổi
mới nội dung, phương thức nâng cao NLLĐ, SCĐ của các đảng ủy. Sự
TSVM, NLLĐ, SCĐ của không ít đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ thành
phố Cà Mau thiếu ổn định vững chắc; hiệu quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ

4


chính trị của một số đảng ủy chưa đáp ứng yêu cầu. Không ít vấn đề nâng cao
NLLĐ, SCĐ của đảng ủy xã, phường đang đặt ra đòi hỏi phải tiếp tục nghiên
cứu, giải quyết.
Từ những lý do trên, tác giả xin lựa chọn vấn đề “Nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của các đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ thành
phố Cà Mau hiện nay”, làm Cđề tài luận văn thạc sĩ với kỳ vọng nghiên cứu,
tìm hiểu, làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn, đề xuất giải pháp
đồng bộ, khả thi, góp phần nâng cao NLLĐ, SCĐ của các đảng ủy xã, phường
thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nâng cao NLLĐ, SCĐ của đảng ủy xã, phường là vấn đề luôn được các
cấp ủy, tổ chức đảng thường xuyên quan tâm. Trong những năm qua, đã có
nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, sách tham khảo, giáo trình đề cập từ
những góc độ, cấp độ khác nhau về xây dựng TCCSĐ, nâng cao NLLĐ, SCĐ
của Đảng, tổ chức đảng tiêu biểu như:
* Các công trình khoa học, luận văn, luận án
Nguyễn Đức Ái, “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiên đấu của tổ
chức cơ sở Đảng nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Luận án tiến sĩ, 2001. Tác giả tập trung
làm rõ những cơ sở lý luận và thực trạng NLLĐ và SCĐ, từ đó đưa ra những
những giải pháp cơ bản để nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ ở nông thôn
vùng cao phía Bắc nước ta.
Dương Trung Ý, “Chất lượng các đảng bộ vùng trung du Bắc bộ hiện
nay”, luận án tiến sĩ, 2008. Tác giả tập trung phân tích làm rõ thực trạng chất
lượng các đảng bộ vùng trung du Bắc bộ, đề xuất một số giải pháp để nâng
cao chất lượng các đảng bộ ở vùng trung du, Bắc bộ nước ta.
Lê Đình Nhuê, “Nâng cao Năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở

các cơ quan thuộc Đảng bộ Học viện Hậu cần hiện nay”, luận văn thạc sĩ,
5


chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị,
1999. Tác giả tập trung làm rõ những cơ sở lý luận và thực trạng NLLĐ của
TCCSĐ, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao NLLĐ của TCCSĐ ở các
cơ quan thuộc Đảng bộ Học viện Hậu cần.
Cao Văn Phong, “Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng đơn vị
Học viên đào tạo sỹ quan chỉ huy Trường sỹ quan lục quân I hiện nay”, luận
văn thạc sĩ, chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học
viện Chính trị, 2000. Tác giả tập trung phân tích làm rõ thực trạng sức chiến
đấu của TCCSĐ học viên, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao sức chiến
đấu của TCCSĐ ở đơn vị Học viên đào tạo sỹ quan chỉ huy Trường sỹ quan
lục quân I hiện nay.
Phùng Đức Thái, “Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở xã
thuộc tỉnh Tây Ninh hiện nay ”, luận văn thạc sĩ, 2000. Tác giả tập trung phân
tích làm rõ thực trạng, nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm, đề xuất bộ tiêu chí
đánh giá và những giải pháp nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ ở xã thuộc
tỉnh Tây Ninh hiện nay.
Nguyễn Văn Thắng, “Đổi mới phong cách lãnh đạo cấp ủy cơ sở
Trường sỹ quan lục quân II hiện nay”, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành xay
dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị, 2011. Tác giả phân
tích làm rõ thực trạng, nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm, đề xuất những giải
pháp đổi mới phong cách lãnh đạo của cấp ủy cơ sở Trường sỹ quan lục quân
II hiện nay.
Phạm Minh Sơn, “Nâng cao chất lượng hoạt động lãnh đạo của tổ chức
đảng ở các cơ quan thuộc Trường sỹ quan Chính trị hiện nay”, luận văn thạc
sĩ, chuyên ngành xay dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính
trị, 2012. Tác giả tập trung làm rõ thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm, đề

xuất những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động lãnh đạo của tổ chức
đảng ở các cơ quan thuộc Trường sỹ quan Chính trị hiện nay
6


Lại Hà Phương, “Nâng cao Năng lực lãnh đạo của Đảng ủy các phường
thuộc Đảng bộ quận Hà Đông – thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ, chuyên
ngành xay dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị, 2014.
Tác giả tập trung làm rõ thực trạng, nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm, đề xuất
những giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng ủy các phường thuộc
Đảng bộ quận Hà Đông – thành phố Hà Nội hiện nay
Trần Trung Hiếu, “Nâng cao chất lượng đội ngũ bí thư xã ở các huyện
thuộc thành phố Hà Nội hiện nay”, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành xay dựng
Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị, 2014. Đề tài tập trung
làm rõ thực trạng, nguyên nhân, rút kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ bí thư xã ở các huyện thuộc thành phố Hà Nội
hiện nay.
* Các bài báo khoa học
Trần Đình Hoan, “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng gắn với xây dựng, cũng cố hệ thống chính trị cơ sở”, đăng
trên Tạp chí Cộng sản, số 06/2004. Tác giả đã phân tích vai trò của TCCSĐ
trong hệ thống chính trị ở cơ sở, đánh giá rõ thực trạng về NLLĐ, SCĐ của
TCCSĐ, đề xuất những giải pháp nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ gắn với
xây dựng, cũng cố hệ thống chính trị cơ sở.
Thiếu tướng, tiến sĩ Nguyễn Tiến Quốc, “Nâng cao năng lực lãnh đạo
của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Học viện
Chính trị quân sự”, đăng trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 10/2008. Tác
giả đã phân tích, đánh giá rõ thực trạng, đề xuất những giải pháp nâng cao
NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Học viện
Chính trị quân sự.

Vũ Văn Phúc, “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng”, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 55/2011. Tác giả đã phân
tích làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng về NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ, đề xuất
7


những giải pháp nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ thời gian tới.
PGS,TS Nguyễn Thị Thanh, “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thời
kỳ hội nhập quốc tế”, Tạp chí kiểm tra, số 5/2012. Từ cơ sở lý luận và thực
trạng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tác giả đã chú trọng đề xuất một số
vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
Đổ Thị Hoàng, “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng từ công tác kiểm
tra, giám sát”, Tạp chí kiểm tra, số 5/2012. Trong bài này, tác giả đã phân
tích làm rõ thực trạng về nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng từ công tác
kiểm tra, giám sát, qua đó đề ra những nhiệm vụ trọng tâm cho công tác kiểm
tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng thời gian tới.
Lê Quốc Lý, “Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng”, đăng
trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 11/2013. Trong bài này, tác giả đã phân tích
làm rõ thực trạng về sức chiến đấu của TCCSĐ, từ đó đề ra những giải pháp
nâng cao sức chiến đấu của TCCSĐ hiện nay.
Ngô Văn Dụ, “Quan điểm xuyên suốt của Đảng ta về nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh”, Tạp chí Cộng sản, số 864/2014. Trong bài này, tác giả đã phân tích
làm rõ cơ sở lý luận, quan điểm của Đảng ta và thực trạng, đề ra những giải
pháp nâng cao NLLĐ, SCĐ của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
thời gian tới.
Nguyễn Ngọc Hà, “Đẩy mạnh xây dựng và chỉnh đốn Đang theo di chúc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản, số 864/2014. Trong bài này,
tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực trạng, đề ra những giải pháp xây
dựng và chỉnh đốn Đang theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lê Thị Thanh, “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, số 98/2015. Trong bài
này, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực trạng, đề ra những giải pháp
8


Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc.
Nguyễn Thế Trung, “Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội”, Tạp chí Cộng
sản, số 869/2015. Trong bài này, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực trạng, đề
ra những giải pháp về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện Đảng cầm quyền.
* Sách tham khảo
PGS, TS Đổ Ngọc Ninh,“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
các Đảng bộ phường ở thủ đô Hà Nội hiện nay”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004.
Ban Tuyên giáo Trung ương, “Tài liệu bồi dưỡng công tác Đảng cho bí
thư chỉ bộ và cấp ủy viên cơ sở”, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2007.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương, “Tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng”, Nxb TC, Hà Nội, 2012.
Tổng cục Chính trị, “Giáo trình Công tác đảng, công tác chính trị”, Nxb
QĐND, Hà Nội, 2008.
GS,TS Nguyễn Phú Trọng, “Quyết tâm cao, biện pháp quyết liệt, nhằm
tạo chuyển biến mới về xây dựng Đảng”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2012.
Ban Tổ chức tỉnh ủy, “Tài liệu tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức xây
dựng Đảng”, Cà Mau, 2013.
Các công trình khoa học nêu trên tuy được tiếp cận nghiên cứu ở nhiều
góc độ khác nhau, với đối tượng và phạm vi khác nhau nhưng đã luận giải

nhiều vấn đề về xây dựng Đảng, xây dựng HTCT, xây dựng TCCSĐ trong
sạch, vững mạnh. Đây là nguồn tài liệu quan trọng mà đề tài luận văn có thể
kế thừa phát triển. Tuy nhiên, có thể khẳng định, cho đến nay vẫn chưa có
một công trình nghiên cứu cơ bản nào đề cập toàn diện đến lý luận, thực tiễn
về “Nâng cao NLLĐ, SCĐ của các đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ thành
9


phố Cà Mau hiện nay”. Do đó, đề tài độc lập, không trùng lặp với các công
trình khoa học đã được nghiệm thu, công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn làm cơ sở đề
xuất những giải pháp cơ bản nâng cao NLLĐ, SCĐ của đảng ủy xã, phường
thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề cơ bản về đảng ủy xã, phường, nâng cao NLLĐ,
SCĐ của các đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau.
Đánh giá đúng thực trạng, khái quát một số kinh nghiệm nâng cao
NLLĐ, SCĐ của các đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau.
Xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp tiếp tục nâng cao NLLĐ, SCĐ của
các đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao NLLĐ, SCĐ của các đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ thành
phố Cà Mau là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn, yêu cầu,
giải pháp nâng cao NLLĐ, SCĐ của các đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ
thành phố Cà Mau hiện nay. Các tư liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề

tài chủ yếu giới hạn từ năm 2010 đến năm 2015.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm đường lối, nghị quyết của Đảng ta về xây dựng, nâng cao
NLLĐ, SCĐ của các đảng ủy xã, phường.
10


* Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn hoạt động xây dựng, nâng cao NLLĐ, SCĐ của các đảng ủy
xã, phường thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau, các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo
tổng kết công tác xây dựng Đảng của Thành ủy và các đảng ủy xã, phường,
kết quả điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn cùng với kinh nghiệm công tác
của bản thân tác giả là cơ sở thực tiễn của luận văn.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đề tài sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên
ngành. Trong đó chú trọng các phương pháp lôgic - lịch sử; phân tích, tổng
hợp; điều tra xã hội học; phương pháp thống kê; so sánh tổng kết thực tiễn,
phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận,
thực tiễn xây dựng Đảng, cung cấp cơ sở khoa học cho thành ủy thành phố Cà
Mau và các đảng ủy xã, phường xác định chủ trương, biện pháp nâng cao
NLLĐ, SCĐ của các đảng ủy thời gian tới.
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên
cứu, giảng dạy môn xây dựng Đảng ở trường chính trị tỉnh Cà Mau, các
huyện, thành phố trong tỉnh.
7. Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết); kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục.

11


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO
NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA CÁC ĐẢNG ỦY XÃ,
PHƯỜNG THUỘC ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ CÀ MAU

1.1. Đảng ủy xã, phường và những vấn đề cơ bản về nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ
thành phố Cà Mau
1.1.1. Đảng ủy xã, phường và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
các đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau
* Khái quát thành phố Cà Mau
Thành phố Cà Mau nằm ở tận cùng phía nam của Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, là một trong những vùng đất trẻ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng đất này có tên trên địa đồ đất Việt vào năm 1714 thời chúa Hiển Tông
Nguyễn Phúc Chu, thời điểm này có tên là “xã Cà Mau” thuộc thị trấn Hà
Tiên. Dưới thời Minh Mạng xã Cà Mau được nâng lên thành huyện Long
Xuyên thuộc tỉnh Hà Tiên và quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu.
Vào ngày 14 tháng 4 năm 1999, Chính phủ có Nghị định số
21/1999/NĐ-CP cho phép từ thị xã Cà Mau, thành lập thành phố Cà Mau,
thuộc tỉnh Cà Mau. Với tổng diện tích tự nhiên là 24.923 ha; Phía Đông giáp
huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu; phía Tây giáp huyện Trần Văn Thời; phía Nam
giáp huyện Đầm Dơi; phía Bắc giáp huyện Thới Bình. Ở các phường ven
thành phố Cà Mau và các xã có kênh rạch chằng chịt, có nguồn nước ngọt mặn giữa hai mùa mưa - nắng (nước ngọt từ tháng 5 đến tháng 10, nước mặn
từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm), với cơ cấu diện tích và đặc điểm như vậy,

thành phố Cà Mau có điều kiện thuận lợi cho cả công nghiệp – xây dựng,
thương mại - dịch vụ, nông nghiệp và thủy sản. Hiện nay, thành phố Cà Mau
có tổng số 7 xã, 10 phường, với tổng số 125 ấp, khóm, quy mô mỗi xã,
phường trung bình có khoảng 11.000 đến 18.000 dân.

12


Về kinh tế: Thành phố Cà Mau có thế mạnh kinh tế là công nghiệp –
xây dựng, thương mại - dịch vu, nông nghiệp - thủy sản. Trong những năm
qua Thành phố luôn quan tâm chỉ đạo đầu tư, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng,
đã hình thành được mạng lưới giao thông liên hoàn nối liền các trục giao
thông chính đến tận xã, ấp; đến nay Thành phố có 218 tuyến đường được xây
dựng cơ bản hoàn chỉnh, với tổng chiều dài hơn 376 km, nâng cấp, xây dựng
lại vỉa hè, hệ thống cấp nước… nằm ở trung tâm tỉnh, thành phố Cà Mau có
hệ thống đường bộ với quốc lộ 1 A, liên tỉnh lộ 63 và các hương lộ từ thành
phố nối liền các huyện trong tỉnh. Thành phố Cà Mau luôn giữ được nhịp độ
tăng trưởng kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm (2010 –
2015) tăng 12,33%, bình quân thu nhập mỗi người đến năm 2015 là 76,8 triệu
đồng/người/năm, tăng 2,08 lần so với năm 2010; chuyển dịch cơ cấu kinh tế
thành phố Cà Mau phát triển theo hướng tích cực.
Về văn hóa: Hầu hết các xã, phường của thành phố Cà Mau là vùng căn
cứ kháng chiến, người dân thành phố luôn che chở cho cán bộ phục vụ cách
mạng qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Nơi đây đã có 03 khu Di
tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia là Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích
Đình Tân Hưng, di tích Sắc Tứ Quan Âm cổ tự Cà Mau. Nhiều nhà truyền
thống, khu di tích đã được xây dựng và tôn tạo lại: Bia tưởng niệm 10 liệt sĩ
khởi nghĩa Hòn Khoai; khu di Hồng Anh Thư quán; khu di tích Đồng Tâm.
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa hóa ở khu dân cư cũng phát triển
mạnh, từ 89 ấp, khóm đạt chuẩn văn hóa năm 2010, đến năm 2015 có 125/125

ấp, khóm đạt chuẩn văn hóa, 16/17 xã, phường đạt chuẩn văn hóa. Hiện nay
trên địa bàn thành phố có 01 trường chính trị, 01 trung tam bồi dưỡng chính
trị, 02 chi nhánh trường đại học, 03 trường cao đẳng, 02 trường trung cấp, 01
trung tâm giáo dục thường xuyên, 04 trường THPT, trên 14 trường THCS,
cùng với hệ thống trường tiểu học và trường mẫu giáo, mầm non đảm bảo nhu
cầu học tập của nhân dân. Mạng lưới y tế phân bổ đầy đủ và rộng khắp địa
13


bàn từ thành phố đến cơ sở; hiện tại trên địa bàn thành phố có 05 bệnh viện
lớn, 17 trạm y tế cơ sở.
Về dân cư, dân tộc, tôn giáo: Dân số thành phố Cà Mau có 222.991
người, dân tộc Hoa 8,46%, dân tộc Khmer 5,05%, dân tộc khác 1,61%; mật
độ dân số trung bình của thành phố là 895 người/km 2, nhưng dân số phân bố
không đồng đều mà chỉ tập trung nhiều ở các phường và các chợ trung tâm
xã, do điều kiện làm ăn sinh sống của nhân dân; sự gia tăng dân số tự nhiên
đã được kiềm chế từ 1,41 % năm 2010 xuống còn 1,04 % năm 2015. Thành
phố có 05 tôn giáo với tín đồ chiếm 1,3% dân số, hầu hết các phường, xã của
thành phố đều có tín đồ tôn giáo sinh sống nhưng tập trung nhiều nhất là
phường 4, phường 6, song đa số đồng bào có đạo là nhân dân lao động, xây
dựng cuộc sống “tốt đời đẹp đạo”, luôn gắn bó với cách mạng, giàu lòng yêu
nước, có ý thức góp phần xây dựng quê hương, đất nước và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Về quốc phòng, an ninh: Thành phố Cà Mau tập trung chỉ đạo đổi mới
công tác xây dựng lực lượng vũ trang, đảm bảo thường xuyên sẵn sàng chiến
đấu; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Hoàn thành và bổ sung triển khai các kế hoạch phòng thủ và các phương án sẵn
sàng chiến đấu đi vào nề nếp, chất lượng. Xây dựng lực lượng thường trực đảm
bảo quân số, trang bị; quản lý quân dự bị động viên chặt chẽ, biên chế đủ số
lượng và chất lượng. Phát huy có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của hệ thống

chính trị với phong trào cách mạng của quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được xây dựng khá tốt, phòng
chống có hiệu quả các hoạt động chống phá của địch và các loại tội phạm.
* Khái quát tình hình Đảng bộ Thành phố Cà Mau: Cơ cấu tổ chức của
Đảng bộ Thành phố: Hiện nay Đảng bộ Thành phố có 68 TCCSĐ trực thuộc,
có 21 đảng bộ, 47 chi bộ cơ sở; trong đó: Đảng bộ xã, phường là 17 đơn vị;
đảng bộ, chi bộ khối cơ quan đảng, cơ quan hành chính là 34 đơn vị; chi bộ
14


khối doanh nghiệp là 08 đơn vị; chi bộ khối sự nghiệp là 03 đơn vị; chi bộ
khối Công an, Quân sự là 02 đơn vị. Hệ thống tổ chức cơ sở đảng từ thành
phố đến cơ sở được tổ chức chặt chẽ, thống nhất theo đúng quy định của Điều
lệ Đảng, chất lượng tổ chức đảng từng bước được nâng lên. Qua phân tích
chất lượng theo hướng dẫn số 27 – HD/TCTW ngày 25/9/2014, các tổ chức
cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Thành phố đạt trong sạch vững mạnh năm 2015
chiếm 51,56%.
Cơ cấu cấp ủy và đảng viên thuộc Đảng bộ Thành phố: Hiện nay số
lượng Đảng ủy, Chi ủy viên cơ sở trực thuộc Thành ủy gồm 367 đồng chí (có
65 nữ), so với khóa trước giảm 20 đồng chí; trong đó, Đảng ủy viên xã,
phường 255 đồng chí (có 47 nữ). Ban chấp hành Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ
(2015 – 2020) gồm 44 đồng chí, có 04 nữ, so với khóa trước tăng 05 đồng chí.
Tổng số đảng viên của toàn Đảng bộ thành phố là 5.922 đồng chí, có 1.269
nữ, 59 là người dân tộc; trong đó đảng viên sinh hoạt ở xã, phường 4.867
đồng chí, ở các ngành 1.055 đồng chí; dưới 30 tuổi 1.046 đồng chí, từ 31 – 60
tuổi 4.388 đồng chí, 61 tuổi trở lên 486 đồng chí. Về chất lượng đảng viên,
kết quả đánh giá năm 2015, theo hướng dẫn số 27 – HD/BTCTW ngày
25/9/2014 của Ban tổ chức Trung ương cho thấy: Hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ 562 (chiếm 9,49%), hoàn thành tốt nhiệm vụ 3.278 (chiếm 55,35), hoàn
thành nhiệm vụ 1.461 đồng chí (chiếm 24,67% ).

* Cấp xã, phường thuộc thành phố Cà Mau
Cấp xã, phường là cấp hành chính thứ tư trong hệ thống hành chính
4 cấp của Nhà nước ta, hiện nay trong cả nước có 10.238 xã, phường,
trong đó thành phố Cà Mau có 17 xã, phường nằm ở vị trí trung tâm và
vùng ven, thành phố. Xã, phường có vị trí, vai trò rất quan trọng, là cầu
nối trực tiếp giữa hệ thống chính trị thành phố với nhân dân địa bàn đô thị
và ven đô, là nơi thường xuyên tiếp xúc và làm việc với nhân dân, luôn
nắm bắt và phản ảnh, tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân với các
15


cấp, nhằm giải quyết và đề xuất cấp trên giải quyết những quyền lợi chính
đáng của nhân dân.
Xã, phường: Là nơi trực tiếp cụ thể hóa và vận động nhân dân thực hiện
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tổ
chức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ và sức
mạnh của nhân dân, là đầu mối quan trọng, phát huy mọi tiềm lực thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ tốt
hơn đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong thời kỳ mới.
Nhiệm vụ của xã, phường: Là nơi tổ chức và đảm bảo việc thi hành
Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn; quyết định những vấn đề của xã, phường
trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật chính
quyền địa phương và quy định khác của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền; chịu trách nhiệm
trước chính quyền, thành phố về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
của chính quyền địa phương ở xã, phường; quyết định và thực hiện các biện
pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động các nguồn lực xã
hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh
trên địa bàn xã, phường [61, tr.45-46].
Hệ thống chính trị cấp xã, phường: Hệ thống chính trị xã, phường của

thành phố Cà Mau gồm các cơ quan: Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ,
Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh,
Liên đoàn Lao động và các tổ chức xã hội khác. Ở 7 xã và 10 phường của
thành phố có 125 ấp, khóm, đảng viên của chi bộ ấp, khóm gồm những đồng
chí tham gia trong ban dân chính ấp, khóm, cán bộ hưu trí sinh hoạt tại ấp,
khóm, dân quân tự vệ, dự bị động viên… ban dân chính ấp, khóm có 5 cán bộ
chủ chốt phụ trách các chức danh như: Trưởng ấp khóm, Phó ấp khóm, Bí thư
Đoàn Thanh niên, Chủ tịch chi hội Phụ nữ, chi hội trưởng Nông dân, Trưởng
ban MTTQ, Tổ trưởng Dân vận, Công an, Quân sự.
16


* Quan niệm đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau
Khái niệm đảng ủy xã, phường: Đảng bộ xã, phường là tổ chức cơ sở
Đảng, lập thành nền tảng của Đảng, nối liền Đảng và các cơ quan lãnh đạo
cấp trên của Đảng với quần chúng công dân, nông dân, trí thức và các tầng
lớp nhân dân lao động khác là nơi giáo dục rèn luyện, kết nạp và sàng lọc
đảng viên, nơi đào tạo cán bộ cho Đảng, nơi xuất phát đề cử các cơ quan lãnh
đạo các cấp của Đảng; nơi trực tiếp đưa đường lối chính sách của Đảng vào
quần chúng và tổ chức thực hiện đường lối chính sách ấy [19, tr.57]. Đảng bộ
xã, phường có từ 30 đảng viên trở lên, cơ quan lãnh đạo của đảng bộ xã,
phường là Ban chấp hành đảng bộ (gọi tắt là đảng ủy). Đảng ủy xã, phường
do Đại hội đại biểu đảng bộ xã, phường bầu ra và được Thành ủy Cà Mau
chuẩn y. Đảng uy xã, phường là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội đảng bộ
xã, phường. Đảng ủy xã, phường có chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo các chi bộ
trực thuộc và lãnh đạo đảng bộ thực hiện nhiệm vụ giữa hai kỳ đại hội theo
quy định của Điều lệ Đảng.
Từ cở trên có thể quan niệm:
Đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau là cơ quan lãnh
đạo giữa hai kỳ đại hội đảng bộ xã, phường do Đại hội đại biểu Đảng bộ xã,

phường bầu ra và được Thành ủy Cà Mau trực tiếp chuẩn y; là hạt nhân
chính trị ở cơ sở; có chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo đảng bộ, hệ thống chính
trị và nhân dân xã, phường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng
Đảng bộ và HTCT vững mạnh, giữ vững, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng
với nhân dân ở xã, phường thuộc Thành phố Cà Mau.
* Đặc điểm của các đảng ủy xã, phường: Nghiên cứu thực tiễn tình
hình tổ chức và hoạt động của đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ thành phố
Cà Mau, nổi lên những đặc điểm như sau:
Một là, đảng ủy xã, phường là hệ thống chân rết của Đảng ở các địa
bàn dân cư, đảng ủy viên thường xuyên sinh hoạt ở chi bộ ấp, khóm.
17


Đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ Thành phố Cà mau là cơ quan lãnh
đạo giữa hai kỳ đại hội đảng bộ xã, phường. Trong khi đó đảng bộ xã, phường
là tổ chức cơ sở đảng, bao gồm các chi bộ trực thuộc ở cơ quan, trường học,
quân sự, công an, doanh nghiệp, đặc biệt là các chi bộ ấp, khóm. Phần lớn đội
ngũ đảng ủy viên của đảng bộ xã, phường đều cư trú, sinh hoạt ở ấp, khóm
thuộc xã, phường. Một bộ phận không nhỏ đảng ủy viên của đảng bộ xã,
phường là bí thư chi bộ ấp, khóm, chịu sự quản lý và tham gia sinh hoạt ở chi
bộ ấp, khóm. Đây là điều kiện thuận lợi cho đội ngũ đảng ủy viên sâu sát,
nắm chắc tình hình mọi mặt ở ấp, khóm để đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh
đạo và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh phù hợp với thực tiễn ở từng
ấp, khóm. Tuy nhiên quan hệ họ tộc ở ấp, khóm cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến đội ngũ đảng viên, dễ nảy sinh tư tưởng cục bộ địa phương, họ hàng, ấp,
khóm trong đội ngũ đảng ủy viên. Vì vậy, mặc dù sinh hoạt ở chi bộ ấp, khóm
nhưng đội ngũ đảng ủy viên phải hết sức coi trọng đặt lợi ích của toàn đảng
bộ xã, phường là trên hết, giải quyết hài hòa, hợp lý giữa lợi ích của ấp, khóm
với lợi ích chung của cả xã, phường; giữ vững đoàn kết thống nhất trong đảng
ủy xã, phường.

Hai là, đảng ủy xã, phường là đảng ủy cơ sở chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo
trực tiếp của Thành ủy Cà Mau nên phạm vi, nhiệm vụ, nội dung lãnh đạo
không toàn diện như đảng ủy cấp huyện, thành phố trở lên.
Ở cấp cơ sở, các đảng ủy xã, phường là cơ quan lãnh đạo thứ 4 trong hệ
thống tổ chức bộ máy lãnh đạo của Đảng, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp
của Ban Thường vụ, Thành ủy thành phố nên phạm vi, nhiệm vụ, nội dung
lãnh đạo của các đảng ủy xã, phường không bao quát toàn diện như đảng ủy
cấp trên. Nhiệm vụ chủ yếu của đảng ủy xã, phường là lãnh đạo công tác quần
chúng ở cơ sở; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện thắng lợi mọi chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị
quyết của Thành ủy Cà Mau; lãnh đạo phát triển KT-XH, củng cố QP, AN
18


trên địa bàn xã, phường quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân; động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước; xây dựng
đô thị, nông thôn mới ở xã, phường theo quan điểm, chủ trương của Đảng và
Thành ủy, Tỉnh ủy Cà mau. Mặc dù phạm vi nhiệm vụ lãnh đạo của đảng ủy
xã, phường không toàn diện, rộng lớn như Thành ủy nhưng đối tượng, nội
dung lãnh đạo của đảng ủy xã, phường lại cụ thể và trực tiếp hơn gắn liền với
đời sống kinh tế - xã hội và các tầng lớp nhân dân ở xã, phường.
Ba là, đảng ủy xã, phường của Đảng bộ thành phố Cà Mau có quy mô
ở mức trung bình, trình độ chuyên môn - nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị
của một số cán bộ, đảng ủy viên của đảng ủy xã, phường còn thấp.
Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2015, trong 17 đảng bộ xã, phường
thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau, mỗi đảng bộ đều có 15 đảng ủy viên, Ban
Thường vụ đảng ủy 05 đồng chí; tổng số có 257 chi bộ, trực thuộc 17 đảng bộ
xã, phường, trong đó có 125 chi bộ ấp, khóm, 132 chi bộ thuộc các ngành của
xã, phường (chi bộ cơ quan, quân sự, trường học, y tế...); với 4.867 đảng viên,
gồm 4.020 nam chiếm tỷ lệ 82,59% và 847 nữ chiếm 17,40%, đảng viên là

cán bộ hưu trí 2.138 đồng chí chiếm 43,92%; bình quân mỗi chi bộ có khoảng
18 đảng viên. Đội ngũ đảng viên của các đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ
thành phố Cà Mau được hình thành từ nhiều nguồn: bộ đội, cán bộ công chức
nghỉ hưu, nghỉ mất sức và nghỉ theo chế độ, chuyển từ địa phương khác đến,
cán bộ công chức sinh hoạt tại địa phương, phát triển tại chỗ..v.v.. Nhìn
chung, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn - nghiệp vụ, trình độ lý luận
chính trị của đội ngũ đảng viên không đồng đều. Số lượng đảng viên có trình
độ học vấn cấp II là 9,89%, trình độ học vấn cấp III là 38,32%, trình độ trung
cấp, cao đẳng và đại học là 49,98%. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ
đảng viên ở các chi bộ ấp còn hạn chế: sơ cấp chính trị chiếm tỷ lệ 39,98%;
trung cấp lý luận chính trị chiếm tỷ lệ 34,99%; cao cấp và cử nhân chính trị
chỉ chiếm 4,99% và số còn lại là chưa qua trường, lớp đào tạo lý luận chính
19


trị. Về tuổi đời: từ 30 tuổi trở xuống chiếm tỷ lệ 14,99%, từ 31 tuổi đến 40
tuổi chiếm tỷ lệ 25,04%, từ 41 tuổi đến 51 tuổi chiếm tỷ lệ 24,98%, từ 51 tuổi
đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ 29,98%, số còn lại là 61 tuổi trở lên.
Số liệu trên cho thấy trình độ chuyên môn - nghiệp vụ, trình độ lý luận
chính trị của đảng viên trong đó có đội ngũ đảng ủy viên của các đảng ủy xã,
phường thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau còn thấp. Số đảng viên là người nghỉ
hưu, nghỉ mất sức tuy kém năng động và có tính bảo thủ, nhưng đây là lực
lượng có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiều kinh nghiệm, là chỗ dựa nòng
cốt nhưng chiếm tỷ lệ thấp; trong khi đó số đảng viên trẻ chiếm số lượng tương
đối đông, tuy họ có tính năng động, sáng tạo nhưng lại thiếu kinh nghiệm, thiếu
bản lĩnh chính trị.
* Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của đảng ủy xã, phường thuộc
Đảng bộ thành phố Cà Mau
Chức năng của đảng ủy xã, phường
Điều 1 của quy định số 94-QĐ/TW, quy định số 95-QĐ/TW ngày 03-32004 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định chức năng của đảng bộ,

chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn như sau: “Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã,
phường, thị trấn là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo phát triển
kinh tế - xã hội; lãnh đạo chính quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước
và quản lý đô thị trên địa bàn; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững
mạnh,xây dựng xã, phường, thị trấn, nông thôn giàu đẹp, văn minh, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, động viên nhân
dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước” [19].
Đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau là cơ quan lãnh
đạo của Đảng bộ xã, phường có chức năng lãnh đạo đảng bộ và nhân dân xã,
phường thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của đảng bộ thành phố, phát triển KT20


XH, củng cố QP, AN ở xã, phường; xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính
trị xã, phường trong sạch, vững mạnh; quan tâm chăm lo đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân; xây dựng đô thị văn minh, xây dựng nông thôn mới
(khóm, ấp, xã, phường văn minh, sạch đẹp, trật tự - an toàn...) và kiểm tra,
giám sát đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới.
Nhiệm vụ của đảng ủy xã, phường.
Một là, lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và
thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Lãnh đạo thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
theo nghị quyết của đảng ủy và của thành phố; phát triển nông, lâm, ngư, diêm
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, quản lý đô thị trên địa bàn, tạo thêm việc
làm mới cho người lao động; Tuyên truyền, vận động, lãnh đạo mọi tầng lớp
nhân dân trên địa bàn xã, phường tập trung phát triển sản xuất và động viên
nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước; Chăm lo phát triển sự nghiệp
văn hoá, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, thực hiện các chính sách xã hội, xoá
đói, giảm nghèo bền vững; xây dựng đô thị văn minh, xây dựng nông thôn mới.

Lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; quan tâm chăm lo cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân; lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh, phát huy vai trò của nhân dân, của các lực lượng công an dân
quân, tự vệ để giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, bảo
đảm cho địa phương có đời sống kinh tế phát triển, trật tự an ninh, an toàn xã
hội được giữ vững, ổn định.
Hai là, lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng:
Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên; trực tiếp vận động,
tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi tầng lớp nhân dân địa
phương. Quán triệt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên, bám sát tình hình địa phương,
21


trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, cơ quan đoàn thể tiến hành công tác
chính trị tư tưởng trong nhân dân. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư
tưởng cho đảng viên, quần chúng, nhất là đẩy mạnh việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XI), coi đây là nhiệm vụ hàng đầu, là mặt trận chiến đấu của Đảng trên
lĩnh vực tư tưởng.
Ba là, lãnh đạo đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã, phường chấp
hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết,
chỉ thị của cấp trên
Đảng ủy xã, phường ở thành phố Cà Mau có nhiệm vụ nghiên cứu,
quán triệt, cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, chính quyền tỉnh, Thành ủy, chính
quyền thành phố Cà mau. Lãnh đạo chính quyền xã, phường chấp hành đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của
Đảng ủy, chính quyền cấp trên. Tuyên truyền, vận động, tổ chức cho nhân dân

trên địa bàn xã, phường chấp hành nghiêm đường lối chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, Thành ủy, chính
quyền tỉnh, thành phố Cà Mau. Lãnh đạo, phát huy vai trò tiên phong gương
mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên thuộc đảng bộ xã phường chấp hành
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị
của cấp ủy, chính quyền cấp trên. Kiểm tra, giám sát các chi bộ trực thuộc và
đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đảng bộ xã, phường chấp hành đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy,
Thành ủy, chính quyền tỉnh, thành phố Cà Mau.
Bốn là, chỉ đạo, tiến hành công tác xây dựng Đảng:
Thường xuyên lãnh đạo chặt chẽ và tiến hành có hiệu quả công tác tổ
chức xây dựng Đảng, quản lý, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện xây dựng đội
ngũ cán bộ, đảng viên. Chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt
22


Đảng, cụ thể hóa và duy trì nghiêm túc chế độ, nề nếp, sinh hoạt, hoạt động
lãnh đạo của đảng ủy; nhất là nề nếp chế độ sinh hoạt đảng, đảm bảo cho mọi
sinh hoạt của đảng ủy, chi bộ được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có hiệu lực,
hiệu quả. Thường xuyên làm tốt công tác quản lý, rèn luyện, phân công công
tác cho cán bộ, đảng viên; lãnh đạo phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc,
Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn tham gia xây dựng Đảng, bồi
dưỡng, rèn luyện, lựa chọn những quần chúng ưu tú để kết nạp vào Đảng.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc, phương hướng mục tiêu nhiệm vụ công tác
kiểm tra, giám sát của đảng ủy xã, phường.
Năm là, lãnh đạo xây dựng chính quyền Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể chính trị - xã hội ở xã, phường.
Lãnh đạo xây dựng chính quyền xã, phường vững mạnh; phát huy vai
trò, của chính quyền trong quản lý, điều hành, tổ chức cho nhân dân phát triển
KT-XH, củng cố QP,AN, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước. Lãnh đạo xây dựng các tổ chức, đoàn thể vững mạnh và phát huy vai
trò của các tổ chức, đoàn thể nhất là: Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Mặt
trận Tổ quốc, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Hội
Phụ nữ trong tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên thực hiện thắng lợi chủ
trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp uỷ
cấp trên và nghị quyết của đảng ủy xã, phường trong phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Đồng thời, phát huy có hiệu quả hoạt động
của các tổ chức, đoàn thể trong tham gia xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch
vững mạnh, xây dựng địa phương vững mạnh toàn diện về mọi mặt.
Mối quan hệ của đảng ủy xã, phường:
Đối với tổ chức đảng ủy cấp trên (Thành ủy Cà Mau), là quan hệ giữa
phục tùng sự lãnh đạo và lãnh đạo. Thành ủy Cà Mau trực tiếp lãnh đạo, chỉ
đạo các các đảng ủy xã, phường; các đảng ủy xã, phường phải phục tùng và
chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy; chịu trách nhiệm trước Thành
23


ủy, Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy về toàn bộ hoạt động của xã,
phường. Dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Thành ủy các đảng ủy xã,
phường phải kịp thời triển khai, tổ chức cho nhân dân trên địa bàn xã, phường
thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
hình ở xã, phường mình cho Thành ủy.
Đối với các tổ chức đảng cùng cấp và các ban ngành, đoàn thể cấp
thành phố, là mối quan hệ phối hợp công tác. Đảng ủy xã, phường và các ban,
ngành, đoàn thể cấp thành phố phải phối hợp với nhau để tuyên truyền, tập
hợp vận động nhân dân thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; giữa các đảng ủy xã, phường với
nhau, trong cùng địa bàn thành phố cũng phải quan hệ phối hợp với nhau
trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ và xây dựng địa phương vững mạnh về

mọi mặt; trực tiếp lãnh đạo ban dân chính ấp, tổ nhân dân tự quản trong việc
chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, giữ
gìn trật tự an toàn xã hội tại địa bàn dân cư.
Đối với HĐND cùng cấp, là mối quan hệ giữa lãnh đạo và phục tùng,
Đảng ủy xã, phường lãnh đạo HĐND xã, phường bằng chủ trương, nghị
quyết, công tác cán bộ, công tác kiểm tra và thông qua các đảng viên là đại
biểu HĐND. Trước mỗi kỳ họp HĐND, chủ tịch HĐND phải báo với đảng ủy
xã, phường về thời gian, chương trình, nội dung kỳ họp để đảng ủy cho ý kiến
chỉ đạo, đảm bảo cho kỳ họp của HĐND đạt kết quả, đúng luật, đúng định
hướng của đảng ủy xã, phường.
Đối với UBND cùng cấp, là mối quan hệ giữa lãnh đạo và phục tùng
Đảng ủy lãnh đạo UBND xã, phường bằng chủ trương, nghị quyết, công tác
tổ chức cán bộ và công tác kiểm tra; giám sát thường xuyên kiểm tra giám sát
UBND trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kịp thời phát hiện, khắc phục
những việc chưa đúng, nếu có sai phạm nghiêm trọng, đảng ủy yêu cầu tạm
24


dừng thực hiện và kiến nghị cấp ủy, chính quyền thành phố xem xét giải
quyết theo quy định. Định kỳ (hằng tháng, quý, 6 tháng, năm) hoặc đột xuất
khi có yêu cầu, chủ tịch UBND báo cáo với đảng ủy về tiến độ và kết qủa
thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP,AN hoặc những chuyên đề công
tác được phân công theo quy định.
Đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp
(Đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh, Công
đoàn), là mối quan hệ giữa lãnh đạo với phục tùng sự lãnh đạo. Đảng ủy lãnh
đạo MTTQ và các tổ chức CT- XH bằng chủ trương, nghị quyết, chương trình
hành động, công tác cán bộ, công tác kiểm tra giám sát và vai trò gương mẫu
của cán bộ, đảng viên trong tổ chức đó. MTTQ và các tổ chức CT- XH có
trách nhiệm cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của đảng ủy, thực hiện

nghiêm chế độ báo cáo về tình hình hoạt động và đề xuất, kiến nghị về sự
lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy. Đảng ủy trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và phát
huy vai trò của MTTQ và các tổ chức CT- XH, xây dựng Ban công tác Mặt
trận và các tổ chức đoàn thể ấp, khóm vững mạnh, bảo đảm sinh hoạt thường
xuyên, đúng định kỳ, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước và nghị quyết, kế hoạch của cấp trên; lãnh đạo thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ theo Điều lệ của Mặt trận và mỗi đoàn thể trong phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh sản xuất, chăm lo đời sống, giữ
gìn trật tự trị an; phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong giáo dục, rèn
luyện đoàn viên, thanh niên, lựa chọn, giới thiệu đoàn viên ưu tú để đảng ủy
xem xét kết nạp Đảng.
* Quan niệm năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng ủy xã,
phường thuộc Đảng bộ thành phố Cà Mau
Quan niệm năng lực lãnh đạo của đảng ủy xã, phường
Theo Đại từ tiếng Việt của trung tâm ngôn ngữ văn hóa Việt Nam - Bộ
Giáo dục và Đào tạo, năm 1998, quan niệm:
25


Năng lực: Một trong những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc
gì. 1: năng lực tư duy của con người, 2: khả năng đủ để thực hiện công việc;
có năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức [81, tr.1172]. Lãnh đạo tgt 1. Dẫn
dắt tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể: lãnh đạo cuộc đấu tranh. 2. dt cơ
quan lãnh đạo, bao gồm những người có khả năng tổ chức dẫn dắt phong trào:
chờ lãnh đạo cho ý kiến [81, tr.1979].
Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 1997 định nghĩa:
Năng lực 1: là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để
thực hiện một hoạt động nào đó, 2: phẩm chất tâm lý, sinh lý tạo cho con
người hoàn thành một loạt hoạt động nào đó [61, tr.639]. Lãnh đạo: đề ra chủ
trương, đường lối và tổ chức vận động thực hiện đường lối đó [61, tr.524].

Theo đó, có thể hiểu năng lực lãnh đạo là tổng hợp khả năng của một
tập thể hay cá nhân có thể huy động để đề ra phương hướng, mục tiêu chủ
trương, đường lối và khả năng tổ chức, dẫn dắt tập thể hay toàn dân thực
hiện thắng lợi đường lối đó.
Năng lực lãnh đạo của Đảng, theo PGS Vũ Hữu Ngoạn, đó là “khả
năng đề ra mục tiêu cách mạng đúng đắn, cơ bản, lâu dài, cũng như thời kỳ
bằng những phương thức, phương pháp đúng đắn, tổ chức nhân dân, dân tộc
thực hiện có hiệu quả” [44, tr.38].
Năng lực lãnh đạo của Đảng bao gồm: năng lực đề ra chủ trương,
đường lối; năng lực xây dựng nghị quyết, chỉ thị; năng lực tổ chức thực hiện
đường lối; năng lực kiểm tra giám sát phát hiện và xử lý, giải quyết việc thực
hiện đường lối.56
Năng lực đề ra chủ trương, đường lối: đó là khả năng thực tế được cụ
thể hóa bằng việc xây dựng cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chiến lược,
sách lược của Đảng, có tác dụng chỉ đạo định hướng phát triển cho cả thời kỳ
lịch sử. Do vậy, Đảng phải nghiên cứu, dự báo, xu hướng phát triển, tổng kết
thực tiễn, khái quát lý luận, xây dựng thành cương lĩnh, đường lối, chủ trương
26


và giải pháp mang tính đồng bộ đối với tất cả các lĩnh vực liên quan đến đời
sống xã hội, phù hợp với toàn cảnh trong nước và quốc tế.
Theo hướng tiếp cận trên có thể quan niệm:
Năng lực lãnh đạo của đảng ủy xã, phường thuộc Đảng bộ thành phố
Cà Mau là biểu hiện cụ thể năng lực lãnh đạo của Đảng ở tổ chức cơ sở
đảng, là tổng hợp các khả năng nghiên cứu, quán triệt quan điểm, đường lối
của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, cụ thể hóa đề ra chủ trương biện
pháp lãnh đạo của cấp mình phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh ở địa phương; khả
năng tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức thực hiện thắng lợi quan điểm

đường lối của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và cấp mình; khả năng
tiến hành công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của đảng ủy xã, phường.
Quan niệm về sức chiến đấu của đảng ủy xã, phường.
Có thể hiểu sức chiến đấu của một tổ chức hay một cá nhân là sức
mạnh, khả năng làm việc, hoạt động, khả năng chịu đựng, sức đề kháng
của một tổ chức, một tập thể hay cá nhân đối với công việc, đối với những
tác động ngược chiều của tổ chức, tập thể hay cá nhân khác, hoặc những
lực lượng đối lập, thù địch nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ
đã xác định.
Theo PGS Vũ Hữu Ngoạn: sức chiến đấu của Đảng là “sức lực của bản
thân Đảng” để chiến đấu, vượt qua “những trở lực, chông gai phát sinh từ
các thế lực thù địch với lý tưởng và sự nghiệp của Đảng, của nhân dân, của
dân tộc, từ những tiêu cực trong xã hội, trong nội bộ nhân dân, thậm chí
trong nội bộ Đảng và cả những khó khăn khách quan của đất nước, của tình
hình kinh tế- xã hội trong bước đường đi lên” [44, tr.39].
Sức chiến đấu của Đảng ta được thể hiện:
Bản lĩnh chính trị, sự vững vàng của Đảng trước những khó khăn, thách
thức trong và ngoài nước.
27


×