Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Các bài tham luận hội thảo KHSV 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.34 KB, 34 trang )

Phân công:
NỘI DUNG

Tên SV

Số liên hệ

Vũ Thị Hà
Phạm Minh Châu

01686453840
0904699617

Nguyễn Thu Huyền
Vũ Nam Khánh

0963869966
0983832650

Nguyễn Thu Thủy

0969022775

CHỦ ĐỀ 1
Tham luận 1
Trình bày
Bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi hoặc gợi mở thêm các vấn đề…
Tham luận 2
Trình bày
Bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi hoặc gợi mở thêm các vấn đề…


Tham luận 3
Trình bày
Bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi hoặc gợi mở thêm các vấn đề….
CHỦ ĐỀ 2
Tham luận 1
Trình bày
Bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi hoặc gợi mở thêm các vấn đề

Tham luận 2
Trình bày
Bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi hoặc gợi mở thêm các vấn đề
Tham luận 3
Trình bày
Bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi hoặc gợi mở thêm các vấn đề
CHỦ ĐỀ 3
Tham luận 1
Trình bày
Bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi hoặc gợi mở thêm các vấn đề
Tham luận 2
Trình bày
Bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi hoặc gợi mở thêm các vấn đề

Phạm Thị Hồng Lương 0966904384
Ng.T. Hương Giang

01215353191

Hoàng Thị Hạnh
Nhữ Thanh Nga


0965433163
0981972595

Tô Đại Phong

0966742996

Ng. Thị Hương Giang
Ngô Thùy Trang

01215353191
0913810622

Phạm T. Hương Giang
Nguyễn Thị Ngọc Anh

01233873879
01687117751

Nguyễn Thị Hiển
Cao Thị Hiền

0988565483
0969022775

Nguyễn Ngọc Dũng
Hoàng Thị Hạnh

0965084577
0965433163



Mục lục các bài tham luận HTKH SV 2017

Phân công:..............................................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................................1
Tên SV....................................................................................................................................1
Số liên hệ................................................................................................................................1
CHỦ ĐỀ 1..............................................................................................................................1
Tham luận 1............................................................................................................................1
Trình bày................................................................................................................................1
Vũ Thị Hà...............................................................................................................................1
01686453840..........................................................................................................................1
Bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi hoặc gợi mở thêm các vấn đề…................................................1
Phạm Minh Châu....................................................................................................................1
0904699617............................................................................................................................1
Tham luận 2............................................................................................................................1
Trình bày................................................................................................................................1
Nguyễn Thu Huyền................................................................................................................1
0963869966............................................................................................................................1
Bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi hoặc gợi mở thêm các vấn đề…................................................1
Vũ Nam Khánh ......................................................................................................................1
0983832650............................................................................................................................1
Tham luận 3............................................................................................................................1
Trình bày................................................................................................................................1
Phạm Thị Hồng Lương...........................................................................................................1
0966904384............................................................................................................................1
Bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi hoặc gợi mở thêm các vấn đề…................................................1
Ng.T. Hương Giang................................................................................................................1
01215353191..........................................................................................................................1

CHỦ ĐỀ 2..............................................................................................................................1
Tham luận 1............................................................................................................................1
Trình bày................................................................................................................................1


Hoàng Thị Hạnh.....................................................................................................................1
0965433163............................................................................................................................1
Bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi hoặc gợi mở thêm các vấn đề....................................................1
Nhữ Thanh Nga......................................................................................................................1
0981972595............................................................................................................................1
0966742996............................................................................................................................1
Tham luận 2............................................................................................................................1
Trình bày................................................................................................................................1
Ng. Thị Hương Giang.............................................................................................................1
01215353191..........................................................................................................................1
Bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi hoặc gợi mở thêm các vấn đề....................................................1
Ngô Thùy Trang.....................................................................................................................1
0913810622............................................................................................................................1
Tham luận 3............................................................................................................................1
Trình bày................................................................................................................................1
Phạm T. Hương Giang...........................................................................................................1
01233873879..........................................................................................................................1
Bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi hoặc gợi mở thêm các vấn đề....................................................1
Nguyễn Thị Ngọc Anh...........................................................................................................1
01687117751..........................................................................................................................1
CHỦ ĐỀ 3..............................................................................................................................1
Tham luận 1............................................................................................................................1
Trình bày................................................................................................................................1
Nguyễn Thị Hiển....................................................................................................................1
0988565483............................................................................................................................1

Bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi hoặc gợi mở thêm các vấn đề....................................................1
Cao Thị Hiền..........................................................................................................................1
0969022775............................................................................................................................1
Tham luận 2............................................................................................................................1
Trình bày................................................................................................................................1
Nguyễn Ngọc Dũng................................................................................................................1
0965084577............................................................................................................................1


Bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi hoặc gợi mở thêm các vấn đề....................................................1
Hoàng Thị Hạnh.....................................................................................................................1
0965433163............................................................................................................................1
...............................................................................................................................................5
CHỦ ĐỀ 1..............................................................................................................................6
THAM LUẬN 1: ...................................................................................................................6
MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN....6
Vũ Thị Hà - CQ52/22.06....................................................................................................6
Nguyễn Thu Huyền – CQ52/21.33.....................................................................................6
THAM LUẬN 2...................................................................................................................10
MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔN HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ MÔN HỌC KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CÁC MÔN CHUYÊN
NGÀNH................................................................................................................................10
Nguyễn Thu Huyền..........................................................................................................10
CQ52/21.23......................................................................................................................10
THAM LUẬN 3...................................................................................................................14
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP LIÊN KẾT GIỮA NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN, KẾ TOÁN VÀ
KIỂM TOÁN........................................................................................................................14
Phạm Thị Hồng Lương.....................................................................................................14
CQ52/21.15 .....................................................................................................................14
CHỦ ĐỀ 2............................................................................................................................18

THAM LUẬN 1...................................................................................................................18
VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC CỦA MÔN TRIẾT HỌC TRONG HỌC TẬP VÀ
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN..........................................................................18
Hoàng Thị Hạnh ..............................................................................................................18
CQ52/21.19......................................................................................................................18
THAM LUẬN 2...................................................................................................................22
VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC CỦA MÔN TRIẾT HỌC TRONG NGUYÊN LÝ KẾ
TOÁN, KIỂM TOÁN CĂN BẢN........................................................................................22
Bùi Thị Huyền - CQ54/21.09...........................................................................................22
Nguyễn Thị Hương Giang - CQ52/21.02.........................................................................22
THAM LUẬN 3...................................................................................................................27
VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN....................................................................................................27


Phạm Thị Hương Giang, Ngô Thuỳ Trang......................................................................27
CQ53/21.18......................................................................................................................27
CHỦ ĐỀ 3............................................................................................................................30
THAM LUẬN 1...................................................................................................................30
MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔN PHÁP LUẬT KINH TẾ, THUẾ, PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH,
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VỚI MÔN HỌC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN....................30
Thân Thị Hòa - CQ52/21.02 ............................................................................................30
Nguyễn Thị Hiển - CQ51/22.07.......................................................................................30
THAM LUẬN 2...................................................................................................................32
KHÓ KHĂN TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG MỐI QUAN HỆ CÁC
MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN VÀO THỰC TẾ..................32
Nguyễn Ngọc Dũng..........................................................................................................32
CQ53/22.09.....................................................................................................................32



CHỦ ĐỀ 1
THAM LUẬN 1:

MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN, KẾ TOÁN VÀ
KIỂM TOÁN
Vũ Thị Hà - CQ52/22.06
Nguyễn Thu Huyền – CQ52/21.33
Nghề kế toán, kiểm toán trong kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập
Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc nền
kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần đa sở hữu, vận hành theo cơ chế thị
trường, mở cửa và hội nhập. Cùng với sự đổi mới kinh tế, hệ thống kế toán Việt
Nam đã và đang cải cách sâu sắc, triệt để, từng bước tiếp cận và hòa nhập với
nguyên tắc, thông lệ, chuẩn mực phổ biến trên thế giới. Kiểm toán, lĩnh vực hoạt
động mới phát sinh từ kế toán, phục vụ yêu cầu của kế toán cũng đã xuất hiện và
phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Kế toán, kiểm toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế - tài chính thuần túy,
mà đã trở thành một lĩnh vực dịch vụ, một nghề nghiệp được thừa nhận trong nền
kinh tế thị trường, mở cửa.
Như chúng ta đã biết, đối với sinh viên khối kinh tế nói chung và sinh viên
chuyên ngành kế toán – kiểm toán nói riêng thì môn nguyên lý kế toán được ví như
là nền tảng khi đi sâu vào học chuyên ngành và mang tính chất bắt buộc trong
chương trình đào tạo.
Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, nền tảng
về nguyên lí kế toán: nắm được bản chất; chức năng, vai trò của hạch toán kế toán;
các nhiệm vụ, các yêu cầu, các quy định và các nguyên tắc cơ bản của hạch toán kế
toán; nắm được đối tượng nghiên cứu của kế toán; phân loại được tài sản, nguồn
hình thành tài sản của đơn vị kế toán. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ
bản về phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp
tính giá và phương pháp tổng hợp - cân đối để nghiên cứu đối tượng của hạch toán
kế toán.

Có nhiều quan điểm khác nhau cho rằng: kế toán và kiểm toán là 2 thuật ngữ
tương tự với nhau, có mối quan hế chặt chẽ với nhau. Nhưng chúng không phải là
một, chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Kế toán có phải là lĩnh vực rộng
hơn kiểm toán hay không, kiểm toán có phải là một chuyên đề trong kế toán hay
không? Để hiểu rõ bản chất và mối quan hệ giữa bộ phận kế toán và kiểm toán
trước hết chúng ta cần tìm ra điểm chung và mối quan hệ giữa 2 lĩnh vực này.
Định nghĩa về kế toán, kiểm toán


Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản
và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh
tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra
các quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong
doanh nghiệp.
Kiểm toán là một hoạt động kiểm tra nhằm xác minh tính trung thực và hợp
lý của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của các tổ chức, cơ quan đơn vị,
doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện hành.
Điểm chung giữa kế toán và kiểm toán
Đều làm việc trên những con số và dữ liệu từ nhiều đối tượng cung cấp, và
sau đó tổng hợp lại thành một báo cáo tài chính để thuyết trình với người yêu cầu
báo cáo. Có kế toán thì mới có kiểm toán, kiểm toán cũng là từ cái gốc kế toán mà
ra. Kiểm toán viên làm việc trên các số liệu do kế toán cung cấp và mục tiêu cuối
cùng là đưa ra ý kiến đánh giá các thông tin mà kế toán đã lập ra.
Kế toán về nguyên tắc đi từ chi tiết đến tổng hợp còn kiểm toán bắt đầu từ
những góc nhìn tổng hợp mà kế toán cung cấp để đi đến các vấn đề chi tiết để xác
minh những nội dung mà kế toán cung cấp. Kế toán làm ra số liệu, kiểm toán kiểm
tra tính chính xác, trung thực của số liệu đó và đưa ra ý kiến, kiến nghị để điều
chỉnh, giúp hệ thống kiểm soát nội bộ của kế toán được cải thiện hơn. Báo cáo tài
chính nếu đi kèm cùng báo cáo kiểm toán sẽ có độ tin cậy cao hơn.
Từ vai trò của kế toán đối với công việc kiểm toán ta có thể khẳng định rằng

môn học nguyên lý kế toán là môn học cung cấp kiến thức nền tảng về kế toán cho
sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán, biết được các nguyên tắc kế toán cơ
bản để lập báo cáo tài chính, các yếu tố cơ bản của một bộ báo cáo tài chính,
nguyên lý hạch toán các nghiệp vụ cơ bản trong kế toán, các bước khái quát để tổ
chức công tác kế toán trong đơn vị. Đây là cơ sở để có thể tiến xa hơn với các môn
học về kế toán và kiểm toán sau này (kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tập
đoàn, lý thuyết kiểm toán, kiểm toán báo cáo tài chính…)
Để học tốt môn này sinh viên cần thực hiện tốt những nội dung sau:
Thứ nhất, sinh viên phải nắm chắc các khái niệm, chức năng, đối tượng,
nguyên tắc kế toán: Kế toán, hạch toán, phân biệt hạch toán kế toán với các loại
hạch toán khác, hiểu về chức năng nhiệm vụ của kế toán, đối tượng kế toán nghiên
cứu là gì? mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nội dung các nguyên tắc kế toán
chung.
Thứ hai, sinh viên phải hiểu được ý nghĩa của chứng từ kế toán, nội dung các
yếu tố cơ bản trong một chứng từ kế toán, trình tự xử lý luân chuyển chứng từ kế
toán, những quy định của pháp luật liên quan đến chứng từ kế toán.
Thứ ba, sinh viên phải nắm được nội dung của phương pháp tính giá, các yêu
cầu của quá trình tính giá, các nguyên tắc tính giá và trình tự tính giá từ đó biết vận
dụng nguyên tắc và trình tự tính giá cho đối tượng cụ thể và kết hợp tính giá cho
nhiều đối tượng.


Thứ tư, sinh viên phải nắm được nội dung, kết cấu chung của các loại tài
khoản kế toán, các cách phân loại tài khoản kế toán, các quan hệ đối ứng tài khoản.
Nắm bắt được quy trình kiểm tra việc ghi chép phản ánh nghiệp vụ trên tài khoản
tổng hợp, tài khoản chi tiết.
Thứ năm, sinh viên phải nắm được nội dung, kết cấu của Bảng cân đối kế
toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, cơ sở số liệu và phương pháp lập các báo cáo đó.
Biết vận dụng cơ sở dữ liệu để lập một báo cáo cụ thể (dưới dạng đơn giản)
Thứ sáu, sinh viên phải nắm được nội dung, các nghiệp vụ chính trong mỗi

quá trình: mua hàng, sản xuất, bán hàng. Vận dụng sơ đồ kế toán thực hành các
nghiệp vụ kinh tế cụ thể.
Thứ bảy, sinh viên phải nắm được nội dung tổ chức bộ máy kế toán trong các
doanh nghiệp, các mô hình tổ chức bộ máy kế toán, các hình thức sổ kế toán.
Để có thể lĩnh hội được các kiến thức cơ bản của môn học thì sinh viên
cần:
Nắm chắc đối tượng kế toán, vận dụng các nguyên tắc kế toán vào tình
huống cụ thể, biết phân tích nghiệp vụ kinh tế, trên cơ sở đó thực hiện tính toán và
định khoản chính xác.
Thuộc hết hệ thống tài khoản kế toán bằng cách làm thật nhiều bài tập. Chỉ
có như vậy mới giúp các bạn nhớ lâu và vận dụng nhanh vào bài tập. Nếu không
thuộc hệ thống tài khoản này thì việc làm bài tập sẽ tốn nhiều thời gian.
Nhớ cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng cách các bạn phải
chịu khó làm bài tập nguyên lý kế toán mà các thầy cô cho trên lớp cũng như tìm
thêm những tài liệu bên ngoài từ các Trường Đại học và Học viện khác. Ngoài ra,
các bạn có thể tự ra các nghiệp vụ và định khoản chúng.
Liên kết được kiến thức giữa các chương bài, sử dụng kiến thức đã biết để
tiếp nhận kiến thức chưa biết, bằng cách đó bạn sẽ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm hơn và
củng cố được kiến thức cũ.
Học nhóm cũng là một trong những cách hiệu quả để học tốt môn nguyên lý
kế toán. Chúng ta có thể tự tập hợp một nhóm nhỏ để cùng nhau giải bài tập cũng
như giúp nhau giải đáp những thắc mắc còn chưa hiểu trong bài. Nếu như gặp
những vấn đề khó hơn thì có thể hỏi trực tiếp giảng viên khi có giờ giảng trên lớp
của môn học đó hoặc qua email, điện thoại (vào thời gian thích hợp).
Môn học này không đòi hỏi bạn phải sáng tạo hay thông minh mới học được
chỉ cần người học có tính cần cù, chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ trong việc học là có thể
đạt kết quả cao trong học tập và phải thường xuyên tự cập nhật những kiến thức
mới.
Tóm lại, Môn nguyên lý Kế toán là môn học cung cấp những kiến thức nền
tảng về kế toán, qua đó tạo cơ sở để tiếp tục học tập, nghiên cứu các môn học kế

toán chuyên ngành. Để học những môn tiếp theo của chuyên ngành Kế toán - Kiểm


toán, sinh viên chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán nói chung và chuyên ngành Kế
toán- Kiểm toán Học viện Tài Chính nói riêng phải học tốt môn Nguyên lý kế toán.
Trên đây đã chỉ ra mối quan mật thiết giữa kế toán và kiểm toán đồng thời
chỉ ra những nội dung và phương pháp mà các bạn sinh viên có thể tham khảo để
học tốt và yêu thích môn học nguyên lý kế toán. Khi đó, môn Nguyên lý kế toán sẽ
không còn là nỗi ám ảnh đối với sinh viên khối ngành kinh tế bởi môn học này có
vai trò cực kỳ quan trọng đối với sinh viên chuyên ngành kế toán-kiểm toán. Nó
không chỉ được vận dụng khi ngồi trên ghế nhà trường mà nó còn đóng vai trò nền
tảng phục vụ cho công việc sau khi ra trường được thực hiện dễ dàng, hiệu quả cao
hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình nguyên lý kế toán trường Học Viện Tài Chính do PGS.TS Mai
Ngọc Anh chủ biên soạn.
2. Tạp chí Tài chính – Kế toán - Kiểm toán.


THAM LUẬN 2

MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔN HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ MÔN HỌC
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CÁC
MÔN CHUYÊN NGÀNH
Nguyễn Thu Huyền
CQ52/21.23
Đối với mỗi sinh viên Khoa Kế toán, Kế toán tài chính (KTTC) và Kiểm
toán Báo cáo tài chính (Kiểm toán BCTC) là những môn học chuyên ngành quan
trọng tiền đề nhằm hướng dẫn cho mỗi sinh viên hiểu rõ về công tác kế toán, kiểm
toán mà họ thực hiện sau này. Mặc dù hai môn học này thuộc hai lĩnh vực khác

nhau vì KTTC là kim chỉ nam cho mỗi sinh viên có thể thực hiện công tác hạch
toán kế toán và lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp, trong khi Kiểm toán BCTC
lại hướng dẫn cho sinh viên cách kiểm tra tính trung thực, hợp lý của các phần hành
trên báo cáo tài chính thì chúng lại có một sợi dây liên kết và nếu sinh viên có thể
nắm được điều đó thì việc học những môn học này của họ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Định nghĩa về KTTC và Kiểm toán BCTC
Kế toán tài chính là việc thu thập, kiểm tra, xử lý, phân tích và cung cấp các
thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử
dụng thông tin.
Kế toán tài chính phản ánh thực trạng và các biến động về vốn và tài sản của
doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ
trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài. Công việc
của kế toán tài chính bao gồm: tuân thủ chặt chẽ luật pháp, các quy định theo luật
kế toán, chế độ kế toán… cung cấp thông tin cho cổ đông, cơ quan thuế…
Kiểm toán Báo cáo tài chính là việc kiểm tra và xác nhận về tính trung thực
và hợp lý của báo cáo tài chính đơn vị được kiểm toán, phục vụ đối tượng có nhu
cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của đơn vị. Thước đo để đánh giá Kiểm
toán BCTC là hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán.
Công việc kiểm toán báo cáo tài chính thường do các công ty kiểm toán thực
hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, nhà nước, các ngân hàng và nhà đầu tư, cho
người bán, người mua.
Mối quan hệ giữa môn học KTTC và Kiểm toán BCTC
Thứ nhất, các kiến thức của môn học KTTC sẽ là tiền đề quan trọng quyết
định đến việc học tốt môn học Kiểm toán BCTC đối với sinh viên khoa Kế toán
trong quá trình học môn chuyên ngành.


Lấy một ví dụ về bài tập trong môn học Kiểm toán BCTC như sau:
Công ty A đã lập Báo cáo tài chính vào ngày 31/12/2016. Đến ngày
1/2/2017, kiểm toán viên khi kiểm toán công ty này đã phát hiện ra rằng công ty A

chưa hạch toán 1 hóa đơn mua văn phòng phẩm dùng luôn tại bộ phận quản lý
doanh nghiệp ngày 11/12/2016 với giá trị chưa thuế là 1.000.000 đồng. Thuế TNDN
là 20%; thuế GTGT 10%.
Bài tập yêu cầu kiểm toán viên xử lý nghiệp vụ này.
Để làm bài tập này, Kiểm toán viên phải áp dụng kiến thức về Hạch toán kế
toán theo TT200 trong môn học Kế toán tài chính học phần 1 và học phần 2 để lập
các bút toán điều chỉnh bổ sung nghiệp vụ vào ngày 1/2/2017 như sau:
Nợ TK 642

1.000.000

Nợ TK 1331

1.000.000

Có TK111

1.100.000

Nợ TK 911
Có TK642

1.000.000
1.000.000

Nợ TK 4211

800.000

Có TK911


Nợ TK 3334

200.000

Có TK 8211 200.000

Nợ TK 8211
Có TK911

200.000
200.000

800.000

Từ ví dụ trên, có thể thấy rằng việc giải bài tập môn học Kiểm toán BCTC
phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức môn học Kế toán tài chính, việc hạch toán nghiệp
vụ trên sẽ được áp dụng kiến thức từ môn học Kế toán tài chính học phần 1 trong
quá trình hạch toán khoản chi văn phòng phẩm này (hạch toán vào chi phí quản lý
doanh nghiệp) và kết chuyển vào TK911 – Xác định kết quả kinh doanh còn việc
lập bút toán điều chỉnh tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm số thuế TNDN phải
nộp và giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là do áp dụng kiến thức từ môn học
Kế toán tài chính học phần 2 bởi khi phát hiện sai sót trong Báo cáo tài chính năm
N trước ngày 31/03 của năm N+1 thì kiểm toán phải lập bút toán điều chỉnh.
Thứ hai, tinh thần học tập môn học Kiểm toán BCTC sẽ là yếu tố quan trọng
và cần thiết để sinh viên có thể củng cố kiến thức của môn học KTTC hiệu quả.
Trong môn học Kiểm toán BCTC mà bất cứ sinh viên khoa Kế toán nào sẽ
phải tiếp cận trong năm thứ ba hoặc năm thứ tư, một trong những yếu tố quan trọng
nhất mà bất cứ chương nào của giáo trình môn học này đề cập tới là thủ tục Soát xét
và kiểm tra chi tiết. Đây là các thủ tục rất quan trọng đối với một người kiểm toán

viên bởi việc kiểm tra chi tiết sẽ giúp người Kiểm toán viên phát hiện ra lỗi sai liên
quan đến việc Hạch toán cho từng nghiệp vụ. Chính vì sự quan trọng của những thủ
tục này, việc áp dụng chúng trong quá trình làm bài tập môn học KTTC cũng là một
điều mà sinh viên nên làm để củng cố kiến thức kế toán của mình.


Lấy một ví dụ liên quan đến bài tập của môn học KTTC học phần1 có rất
nhiều nghiệp vụ và cuối kỳ lập Báo cáo tài chính của Công ty X; sinh viên A trong
quá trình học nhóm đã hạch toán sai một nghiệp vụ như sau:
Ngày 12/1/N công ty X mua một laptop dùng cho bộ phận văn phòng với giá
trị 10 triệu đồng và phân bổ 2 năm, công ty chưa thanh toán cho người bán.
Sinh viên A đã hạch toán như sau:
Nợ TK 642

10,000,000

Có TK 331

10,000,000

Đối với nghiệp vụ này, sinh viên A đã hạch toán sai vì chỉ được phân bổ giá
trị của máy tính này vào chi phí quản lý doanh nghiệp ở năm N là 5 triệu còn 5 triệu
còn lại vẫn phải nằm trong Bên Nợ của TK242 – Chi phí trả trước. Chính vì sai sót
này, kết quả hoạt động kinh doanh mà sinh viên A tính dược chênh lệch so với bạn
mình trong nhóm là 4 triệu đồng và sinh viên A sẽ phải kiểm tra chi tiết và soát xét
lại các nghiệp vụ để có thể phát hiện ra nghiệp vụ sai trên. Việc kiểm tra chi tiết và
soát xét một cách kỹ lưỡng và thận trọng sẽ giúp sinh viên A phát hiện là lỗi sai của
mình và nhờ đó, sinh viên A này có thể củng cố kiến thức liên quan đến phần hành
kế toán Công cụ dụng cụ và rèn luyện được tính cẩn thận trong quá trình làm bài
tập. Đây là một bước quan trọng với các sinh viên vì có va vấp thì mới có thể

trưởng thành, kể cả trong quá trình học tập cũng như là trong quá trình làm việc sau
này.
Lợi ích của việc nắm rõ mối quan hệ giữa môn học KTTC và môn học
Kiểm toán BCTC đối với các sinh viên chuyên ngành
Có thể thấy, môn học KTTC và môn học Kiểm toán BCTC có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Việc nắm rõ mối liên hệ này sẽ giúp sinh
viên có thể gặp được nhiều thuận lợi hơn trong quá trình học tập trong trường Đại
học. Những thuận lợi được thể hiện như sau:
Thứ nhất, sinh viên có thể rút ngắn thời gian nghiên cứu các môn học này
khi nắm được mối liên hệ giữa hai bộ môn.
Hiện nay, trên thực tế có một bộ phận không nhỏ các sinh viên dành nhiều
thời gian học tập nhưng học không hiệu quả. Ví dụ liên quan đến môn học Kiểm
toán BCTC, các sinh viên đó trong quá trình học đều nắm được những thủ tục Kiểm
toán, phương pháp kiểm toán nhưng đến khi họ làm bài tập thì không làm được vì
không biết có thể vận dụng kiến thức từ môn nào khác để làm bài tập môn này và
mất rất nhiều thời gian để làm và nhớ từng dạng bài tập. Cách học này thật sự
không hiệu quả vì nếu họ chỉ nhớ bài tập một cách máy móc mà không hiểu rõ bản
chất vấn đề thì họ sẽ không thể vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Vì thế, để
khắc phục điều này, các sinh viên đó cần phải hiểu ngay từ đầu khi tiếp cận với môn
học Kiểm toán BCTC là phải vận dụng kiến thức của môn học KTTC, nhờ đó mà
trong quá trình học, các sinh viên sẽ dành thời gian trau dồi kiến thức môn học
KTTC và nhờ đó mà việc học môn học Kiểm toán BCTC sẽ đơn giản hơn.


Thứ hai, sinh viên có thể định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân
mình tốt hơn.
Mối quan hệ giữa KTTC và Kiểm toán BCTC cũng chính là mối quan hệ
giữa hai nghề nghiệp sau này là Kế toán và Kiểm toán bởi hai môn học này đều có
những kiến thức liên quan đến nhau và liên quan trực tiếp đến Kế toán và Kiểm
toán sau này. Đối với sinh viên chuyên ngành Kế toán, việc biết được mối liên hệ

giữa Kế toán và Kiểm toán sẽ giúp cho sinh viên định hướng nghề nghiệp tốt hơn
bởi ban đầu, khi họ học và đã định hướng sau này trở thành một Kế toán viên nhưng
trong quá trình tìm hiểu cơ hội việc làm họ lại muốn trở thành một Kiểm toán viên
thì qua mỗi liên hệ về kiến thức mà họ nhận ra được, họ có thể xác định rõ nếu
muốn từ một sinh viên học Kế toán mà làm Kiểm toán thì họ phải có thêm kiến thức
kỹ năng gì. Đối với sinh viên chuyên ngành Kiểm toán cũng vậy, trong tình huống
học Kiểm toán nhưng yêu thích Kế toán thì họ phải xác định rõ là còn yếu phần
hành nào, cần phải có thêm phẩm chất nào. Để làm được như vậy, họ phải nắm
được mối liên hệ giữa Kế toán và Kiểm toán và mối liên hệ này dễ nhận ra ở trong
hai môn học KTTC và Kiểm toán BCTC này.
Tóm lại, KTTC và Kiểm toán BCTC tuy là hai môn học khác nhau nhưng
chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu sinh viên nắm được mối quan hệ chặt
chẽ này thì sinh viên sẽ gặp được nhiều thuận lợi hơn trong quá trình học tập nghiên
cứu và định hướng nghề nghiệp sau này.

Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Kế toán tài chính
- Giáo trình Kiểm toán Báo cáo tài chính


THAM LUẬN 3
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP LIÊN KẾT GIỮA NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN,
KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Phạm Thị Hồng Lương
CQ52/21.15
Nguyên lý kế toán là nền tảng cơ sở quan trọng của khoa học kế toán nói
riêng và khoa học quản lý kinh tế nói chung, là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình
xây dựng hệ thống pháp lý kế toán cũng như trong việc nghiên cứu và thực hành kế
toán. Đối với sinh viên khối kinh tế nói chung và sinh viên chuyên ngành kế toán –
kiểm toán nói riêng thì nguyên lý kế toán được ví như là nền tảng khi đi sâu vào học

chuyên ngành và mang tính chất bắt buộc trong chương trình đào tạo. Do đó, nếu
bạn nào bị mất kiến thức căn bản ngay từ môn này thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi
học những môn tiếp theo của chuyên ngành Kế toán-Kiểm toán. Để học tốt môn này
người học cần thực hiện tốt những nội dung sau:
Thứ nhất, sinh viên phải nắm chắc các khái niệm, chức năng, đối tượng,
nguyên tắc kế toán: Kế toán, hạch toán, phân biệt hạch toán kế toán với các loại
hạch toán khác, hiểu về chức năng nhiệm vụ của kế toán, đối tượng kế toán nghiên
cứu là gì? Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nội dung các nguyên tắc kế toán
chung.
Thứ hai, sinh viên phải hiểu được ý nghĩa của chứng từ kế toán, nội dung
các yếu tố cở bản trong một chứng từ kế toán, trình tự xử lý luân chuyển chứng từ
kế toán, những quy định của pháp luật liên quan đến chứng từ kế toán.
Thứ ba, sinh viên phải nắm được nội dung của phương pháp tính giá, các
yêu cầu của quá trình tính giá, các nguyên tắc tính giá và trình tự tính giá từ đó biết
vận dụng nguyên tắc và trình tự tính giá cho đối tượng cụ thể và kết hợp tính giá
cho nhiều đối tượng.
Thứ tư, sinh viên phải nắm được nội dung, kết cấu chung của các loại tài
khoản kế toán, các cách phân loại tài khoản kế toán, các quan hệ đối ứng tài khoản.
Nắm bắt được quy trình kiểm tra việc ghi chép phản ánh nghiệp vụ trên tài khoản
tổng hợp, tài khoản chi tiết.
Thứ năm, sinh viên phải nắm được nội dung, kết cấu của Bảng cân đối kế
toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, cơ sở số liệu và phương pháp lập các báo cáo đó.
Biết vận dụng cơ sở dữ liệu để lập một báo cáo cụ thể (dưới dạng đơn giản)
Thứ sáu, sinh viên phải nắm được nội dung, các nghiệp vụ chính trong mỗi
quá trình: mua hàng, sản xuất, bán hàng. Vận dụng sơ đồ kế toán thực hành các
nghiệp vụ kinh tế cụ thể.
Thứ bảy, sinh viên phải nắm được nội dung tổ chức bộ máy kế toán trong
các doanh nghiệp, các mô hình tổ chức bộ máy kế toán, các hình thức sổ kế toán.



Để có thể lĩnh hội được các kiến thức cơ bản của môn học thì sinh viên cần:
Thứ nhất, nắm chắc đối tượng kế toán, vận dụng các nguyên tắc kế toán vào
tình huống cụ thể, biết phân tích nghiệp vụ kinh tế, trên cơ sở đó thực hiện tính toán
và định khoản chính xác.
Thứ hai, nhớ cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng cách
sinh viên phải chịu khó làm bài tập nguyên lý kế toán mà các thầy cô cho trên lớp
cũng như tìm thêm những tài liệu bên ngoài từ các Trường Đại học và Học viện
khác. Ngoài ra, các bạn có thể tự nghĩ ra các nghiệp vụ và định khoản chúng.
Thứ ba, liên kết được kiến thức giữa các chương học, sử dụng kiến thức đã
biết để tiếp nhận kiến thức chưa biết, bằng cách đó bạn sẽ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm
hơn và củng cố được kiến thức cũ.
Ngoài ra học nhóm cũng là một trong những cách hiệu quả để học tốt môn
nguyên lý kế toán. Chúng ta có thể tự tập hợp một nhóm nhỏ để cùng nhau giải bài
tập cũng như giúp nhau giải đáp những thắc mắc còn chưa hiểu trong bài. Nếu như
gặp những vấn đề khó hơn thì có thể hỏi trực tiếp giảng viên khi có giờ giảng trên
lớp của môn học đó hoặc qua email, điện thoại (vào thời gian thích hợp). Môn học
này không đòi hỏi bạn phải sáng tạo hay thông minh mới học được chỉ cần người
học có tính cần cù, chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ trong việc học là có thể đạt kết quả cao
trong học tập và một điều quan trọng nữa là sinh viên luôn phải tự cập nhật những
kiến thức mới.
Từ các kiến thức nền tảng đã được tiếp thu ở môn Nguyên lí kế toán, sinh
viên tiếp tục được học sang các môn học thuộc ngành và chuyên ngành kế toánkiểm toán đó là các môn học về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán…
Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp
thông tin kinh tế tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng sử dụng thông tin
của đơn vị kế toán. Kế toán tài chính chủ yếu cung cấp thông tin kế toán cho những
đối tượng bên ngoài đơn vị kế toán nhằm trợ giúp họ trong việc ra quyết định liên
quan đến tình hình tài chính, kết quả hoạt động và dòng tiền của đơn vị kế toán.
Dựa trên các kiến thức cơ bản đã học, kế toán tài chính đi học các nội dung cơ bản
sau: kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu; Kế toán vật tư,
hàng hóa; Kế toán tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn; Kế toán tiền lương

và các khoản trích theo lương; Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm;
Kế toán bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả; Kế toán các khoản nợ
phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu; Lập hệ thống báo cáo tài chính. Nếu như không
nắm vững các khái niệm và nguyên tắc cơ bản của khoa học kế toán đã được học
trong môn Nguyên lý kế toán sẽ dẫn đến khó khăn trong việc hạch toán, xử lý các
nghiệp vụ ở trong môn Kế toán tài chính. Ví dụ không nắm được nguyên tắc giá gốc
là gì, nguyên tắc giá thị trường là gì sẽ không có cơ sở cho việc tính tính giá các đối
tượng kế toán phát sinh từ các loại giá khác nhau. Hay nếu không biết các phương
pháp tính giá đã học trong môn Nguyên lí kế toán thì sẽ không thể hạch toán chi tiết
vật tư cho chương kế toán các loại vật tư…. Như vậy Nguyên lí kế toán là môn học
nền tảng căn bản nhất giúp học tốt các học phần về kế toán tài chính và kiểm toán.


Mặt khác, kế toán tài chính thực hiện mục đích cung cấp thông tin cho đối
tượng bên ngoài và bên trong, còn mục đích hoạch định các kế hoạch hoạt động dài
hạn và ngắn hạn và kiểm soát kết quả các hoạt động của đơn vị do Kế toán quản trị
thực hiện đáp ứng nhu cầu thông tin cho đối tượng bên trong đơn vị.
Sau khi học các học phần của kế toán tài chính, sinh viên tiếp tục được học
và nghiên cứu tới 2 học phần kế toán quản trị.
Kế toán quản trị là loại hình kế toán liên quan đến cung cấp thông tin tài
chính và thông tin khác cho các mục đích quản lý khác nhau trong đơn vị kế toán
nhằm trợ giúp cho nhà quản lý đơn vị thực hiện việc lập và thực hiện kế hoạch,
kiểm soát và ra các quyết định liên quan. Kế toán quản trị có nội dung rất rộng, các
nội dung chủ yếu bao gồm: kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm; Kế toán
quản trị bán hàng và xác định kết quả kinh doanh; Phân tích mối quan hệ giữa chi
phí, khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định;
Lập dự toán sản xuất, kinh doanh; Kế toán quản trị một số khoản mục khác.
Kế toán quản trị đi sâu hơn kế toán tài chính vào một số vấn đề trọng yếu. Để
học tốt môn Kế toán quản trị 1, Kế toán quản trị 2, điều kiện tiên quyết là sinh viên
đã học hết nguyên lí kế toán, học xong kế toán tài chính. Để học tốt môn Kế toán

quản trị, các vấn đề trong nguyên lí kế toán, các bài tập, hệ thống tài khoản ở kế
toán tài chính, sinh viên đều phải hiểu theo đúng bản chất. Ví dụ để lập dự toán báo
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (bài tập thuộc môn kế toán quản trị) sinh
viên cần nhớ được các yếu tố trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (đã được
học ở môn Nguyên lí kế toán), cần biết các loại chi phí trong doanh nghiệp (đã được
nghiên cứu ở Kế toán tài chính).
Cuối cùng việc nghiên cứu các môn học trên là nền tảng để nghiên cứu môn
học Kiểm toán. Mối quan hệ này thể hiện qua sơ đồ sau.

Môn học kiểm toán nghiên cứu các nội dung như: Báo cáo kiểm toán,
Phương pháp kiểm toán, Tổ chức và quản lý kiểm toán… các nội dung trong môn
kiểm toán rất logic với các kiến thức đã học trong môn kế toán. Sinh viên phải nắm
rõ các chuẩn mực kế toán, các nguyên tắc kế toán và quy định lập Báo cáo tài chính.
Kết thúc các học phần của môn Kiểm toán sinh viên có thể giải thích được bản chất
hoạt động kiểm toán và vai trò kiểm toán trong nền kinh tế, hiểu được quy trình
kiểm toán, Giải thích được ý nghĩa và nội dung của báo cáo kiểm toán…


Như vậy có thể thấy rằng các môn học Nguyên lí kế toán, Kế toán và Kiểm
toán có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau, trong đó môn Nguyên lí kế toán là
môn cơ sở ngành sinh viên cần đặc biệt hiểu rõ vấn đề, nắm vững kiến thức để có
thể học tốt môn Kế toán. Và tương tự môn Kiểm toán có mối quan hệ chăt chẽ,
logic với môn Kế toán. Để có thể học tốt và đạt hiệu quả trong môn Kiểm toán, sinh
viên cần nắm vững các kiến thức thuộc môn kế toán.
Như vậy, để học tốt các môn học ở đại học nói chung và các môn chuyên
ngành nói riêng thì sinh viên cần đảm bảo đi học đầy đủ,làm bài tập cẩn trọng,
nghiêm túc, phải có tinh thần tự học, tự nghiên cứu và phương pháp học tập phù
hợp…Sinh viên cần học tốt các môn đại cương, môn ngành, cơ sở ngành để có kiến
thức nền tảng, bổ trợ cho các môn học về sau vì các môn học sau thường liên quan
đến kiến thức môn học. Việc xác định được mối quan hệ giữa các môn học ngay từ

đầu giúp sinh viên đạt hiệu quả cao nhất cho quá trình học tập, nghiên cứu và là
hành trang kiến thức để sau khi rời khỏi cánh cổng trường đại học có thể tự tin đi
ứng tuyển các vị trí phù hợp và có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.


CHỦ ĐỀ 2

THAM LUẬN 1
VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC CỦA MÔN TRIẾT HỌC TRONG HỌC
TẬP VÀ NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Hoàng Thị Hạnh
CQ52/21.19
Tổng quan về triết học trong môn học nguyên lý kế toán
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con
người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có
kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ.
Triết học được gọi là khoa học của các khoa học, trong triết học chủ nghĩa
duy vật biện chứng nói riêng, triết học Mac-Lenin chung có vị trí hết sức quan trong
trong khoa học và cuộc sống. Những tri thức của triết học đang là công cụ tư duy
sắc bén để con người nhận thức và cải tạo thế giới, đang được vận dụng hằng ngày
vào các lĩnh vực hoạt động của con người. Trong bài viết sẽ trao đổi về vận dụng
triết học nói chung, phép biện chứng duy vật nói riêng trong nghiên cứu môn học
nguyên lý kế toán.
Vận dụng triết học trong nguyên lý kế toán
Kế toán là quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán tài chính
cho các đối tượng sử dụng thông tin giúp họ đưa ra những quyết định kinh tế hiệu
quả liên quan đến đơn vị kế toán.
Nguyên lý kế toán ra đời gắn liền với quá trình tái sản xuất. Nó là tất yếu
khách quan của mọi hình thái kinh tế xã hội. Lịch sử hình thành nguyên lý kế toán
vận hành theo quá trình của nhận thức từ trực quan đến tư duy trừu tượng, ban đầu

kế toán được hình thành từ những quan sát, đo lường của con người đối với kết quả
lao động của họ. Sản xuất xã hội phát triển kéo theo sự phát triển của kế toán, ở
hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa kế toán được phát triển thành một khoa
học.
Ngày nay, khoa học kế toán được hiểu là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân
tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời
gian lao động.
Phương pháp biện chứng của triết học khẳng định rằng mọi sự vật và hiện
tượng luôn có mối quan hệ với nhau trong trạng thái vận động biến đổi để phát triển
mà nguồn gốc của nó là sự đấu tranh của các mặt đối lập. Điều này được thể hiện rõ
trong từng nội dung của nguyên lý kế toán. Cụ thể:


Thứ nhất, vận dụng hai nguyên lý của triết học là mối liên hệ phổ biến và sự
phát triển để nghiên cứu về nguyên lý kế toán chúng ta thấy rằng các nội dung cơ
bản như khái niệm, bản chất, tài khoản hay chứng từ, tính giá hoặc báo cáo kế
toán… đều có mối liên hệ rất chặt chẽ, mật thiết với nhau. Các nội dung của nguyên
lý kế toán được xâu chuỗi với nhau, xuất phát từ cách phân loại kế toán ảnh hưởng
bởi nguyên tắc kế toán, đối tượng kế toán là cơ sở xác định tài khoản, chứng từ kế
toán phục vụ cho việc tính giá, ghi sổ kế toán và cung cấp thông tin qua các báo cáo
kế toán. Báo cáo kế toán là sản phẩm cuối cùng của chu trình kế toán, là bức tranh
phản ánh một cách tổng quát nhất tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Thứ hai, sự chi phối của triết học trong nguyên lý kế toán thể hiện qua cách
xây dựng kết cấu của tài khoản, người ta dựa vào quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập. Mặc dù các đối tượng kế toán cụ thể được phản ánh trên những
tài khoản khác nhau, có nội dung kinh tế, mục đích sử dụng, yêu cầu quản lý và tên
gọi khác nhau nhưng xét về mặt bản chất vận động thì bất kỳ đối tượng kế toán nào
cũng vận động theo hai mặt đối lập. Do đó, tài khoản kế toán được kết cấu theo kiểu
hai bên chữ T phản ánh hai mặt vận động của cùng một đối tượng kế toán đó là bên

“Nợ” và bên “Có”.
Quy luật mâu thuẫn còn được thể hiện trong kế toán về các đối tượng kế toán
khác nhau (phạm trù cái chung) như tài sản-nguồn vốn, doanh thu - chi phí. Xuất
phát từ quy luật này mà các nhà khoa học về kế toán đã xây dựng nên quy ước ghi
chép trên mỗi tài khoản (phạm trù cái riêng). Quy ước đó là:
Tài khoản tài sản: có số dư bên Nợ, ghi nhận tăng bên Nợ, ghi giảm bên Có.
Tài khoản nguồn vốn; có só dư bên Có, ghi nhận tăng bên Có, ghi giảm bên
Nợ.
Tài khoản chi phí; có kết cấu tương tự tài sản là ghi tăng bên Nợ, ghi giảm
bên Có, nhưng không có số dư.
Tài khoản doanh thu: có kết cấu tương tự nguồn vốn là ghi tăng bên Có, ghi
giảm bên Nợ, nhưng không có só dư.
Những mặt đối lập này trong nguyên lý kế toán tạo nên mâu thuẫn, nó vừa
thống nhất, vừa chuyển hóa lẫn nhâu làm cho đối tượng kế toán luôn luôn vận động,
biến đổi. Trong kế toán, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa tài sản, nguồn vốn, doanh thu,
chi phí được biểu hiện thông qua các mối quan hệ đối ứng cơ bản như:
-

Tài sản tăng - Tài sản giảm

-

Tài sản tăng - Nguồn vốn tăng

-

Tài sản tăng - Thu nhập tăng

-


Tài sản giảm - Nguồn vốn giảm

-

Tài sản giảm - Chi phí tăng


-

Nguồn vốn tăng - Nguồn vốn giảm

-

Nguồn vốn tăng - Chi phí tăng

-

Nguồn vốn giảm - Thu nhập tăng

Quá trình tích lũy về lượng trong kế toán thể hiện ở quá trình tập hợp chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Khi
sản phẩm chưa hạch toán thì quá trình tích lũy về lượng không ngừng gia tăng
nhưng chưa hình thành chất mới. Vì vậy, giá trị của sản phẩm đang được kế toán
tập hợp trên tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Khi sản phẩm hoàn
thành, chi phí đã được tập hợp được tạo thành một chất mới đó là thành phẩm, kế
toán có thể đổi từ đối tượng kế toán sản phẩm dở dang sang đối tượng kế toán thành
phẩm.
Vai trò của triết học trong học tập và thực tiễn của sinh viên
Triết học nói chung và phương pháp duy vật biện chứng nói riêng có những
đặc trưng cơ bản, như tính khách quan, tính toàn diện, tính lịch sử - cụ thể, tính

thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; không chỉ phản ánh trạng thái hiện tồn, mà còn
dự báo xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Tư duy biện chứng duy vật có
vai trò to lớn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người nói chung và
sinh viên nói riêng. Cụ thể đối với sinh viên học tập và nghiên cứu kế toán nó có vai
trò nền tảng rất quan trọng:
Thứ nhất, tư duy biện chứng giúp sinh viên một mặt khắc phục được lối tư
duy siêu hình phiến diện, ngụy biện, mặt khác xem xét, đánh giá vấn đề một cách
toàn diện, đúng đắn bản chất trong học tập và nghiên cứu kế toán.
Thứ hai, tư duy biện chứng giúp sinh viên khắc phục được tư tưởng bảo thủ,
trì trệ và thái độ định kiến với cái mới, những thay đổi trong kế toán.
Thứ ba, tư duy biện chứng giúp sinh viên tránh những sai lầm, mò mẫm,
phỏng đoán, thiếu cơ sở khoa học và nguy cơ rơi vào tình trạng ảo tưởng về nguyên
tắc, bản chất, mối liên hệ giữa các thông tin, đối tượng trong kế toán.
Thứ tư, tư duy biện chứng giúp sinh viên kế toán nhìn nhận sự việc, hiện
tượng một cách khách quan và khoa học, khắc phục sai lầm chủ quan.
Thứ năm, phương pháp duy vật biện chứng giúp sinh viên có điều kiện học
tập và nghiên cứu các môn học nguyên lý kế toán một cách toàn diện, hiệu quả hơn.
Thứ sáu, tư duy biện chứng duy vật còn giúp sinh viên có khả năng gắn kết
lý luận với thực tiễn trong học tập và nghiên cứu về kế toán.
Quán triệt tư tưởng vận dụng triết học trong nguyên lý kế toán
Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của triết học nói chung và phương pháp
duy vật biện chứng nói riêng, trong quá trình học tập và nghiên cứu các môn chuyên
ngành kế toán sinh viên cần tuân thủ các nguyên tắc của triết học trong cả nhận thức
và thực tiễn:


+ Nguyên tắc khách quan trong nhận thức: yêu cầu sinh viên khi nhìn nhận
đánh giá một sự kiện, hiện tượng phải xuất phát từ thực tế khách quan của sự kiện,
hiện tượng để rút ra kết luận về bản chất, nội dung bên trong, các mối liên hệ phổ
biến,… của sự kiện đó.

+ Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn: yêu cầu việc nhận
thức bản chất sự kiện diễn ra phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các
yếu tố, các đối tượng, thông tin kế toán, kiểm toán.
+ Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn: yêu cầu phải đặt sự
kiện diễn ra trong trạng thái vận động biến đổi để vừa thấy được trạng thái hiện tại
vừa thấy được xu hướng vận động của nó trong tương lai và các hình thức biểu hiện
cụ thể cũng như chỉ rõ nguồn gốc động lực của sự biến động đó.
+ Nguyên tắc lịch sử cụ thể trong nhận thức và thực tiễn: yêu cầu đánh giá
về quy mô, tính chất nguồn gốc xảy ra sự kiện trong từng không gian, thời gian cụ
thể từ đó có thể đánh giá, phân tích và quản lý các đối tượng, thông tin kế toán,
kiểm toán hiệu quả.
+ Nguyên tắc thống nhất giữa nhận thức và thực tiễn: nhằm quán triệt mối
quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, lấy thực tiễn là cơ sở xây dựng nhận
thức lý luận đồng thời là cơ sở kiểm tra và bổ sung cho tính đúng đắn đã được kiểm
chứng qua thực tiễn sẽ quay trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn để đạt hiệu quả cao.

Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Nguyên lý kế toán - NXB Tài chính
2. />3. />

THAM LUẬN 2

VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC CỦA MÔN TRIẾT HỌC TRONG
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN CĂN BẢN
Bùi Thị Huyền - CQ54/21.09
Nguyễn Thị Hương Giang - CQ52/21.02
Triết học đóng vai trò lý luận của thế giới quan, giữ vai trò định hướng cho
quá trình củng cố và phát triển của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng người trong lịch sử
giúp chúng ta xây dựng được phương pháp trong biện chứng và cải tạo thế giới. Do
đó triết học trở thành công cụ đắc lực trong sự nghiệp giải phóng và phát triển của

xã hội loài người. Cùng với đó kiến thức triết học cũng góp một phần quan trọng
trong sự nghiệp phát triển của nhiều ngành kinh tế, trong đó có kế toán và kiểm
toán.
Triết học trong nguyên lý kế toán
Nguyên lý kế toán ra đời gắn liền với quá trình sản xuất, nó là tất yếu khách
quan của mọi hình thái xã hội. Lịch sử hình thành nguyên lý kế toán vận hành theo
quá trình của nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Ban đầu, kế
toán được hình thành từ những quan sát, đo lường của con người đối với kết quả lao
động của họ. Sản xuất xã hội phát triển kéo theo sự phát triển của kế toán ở những
ngành kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa kế toán phát triển thành một ngành khoa
học.Ngày nay, kế toán được hiểu là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung
cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Phương pháp biện chứng của triết học khẳng định rằng mọi sự vật và hiện
tượng luôn có mối quan hệ với nhau trong trạng thái vận động biến đổi để phát triển
mà nguồn gốc của nó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, điều này được thể hiện rõ
ràng trong từng nội dung của nguyên lý kế toán. Cụ thể là:
Một là, vận dụng hai nguyên lý của triết học là mối liên hệ phổ biến và sự
phát triển để nghiên cứu về nguyên lý kế toán. Chúng ta thấy rằng các nội dung cơ
bản như khái niệm, bản chất, tài khoản hay chứng từ, tính giá hoặc báo cáo kế
toán...đều có mối liên hệ rất chặt chẽ, mật thiết với nhau. Do vậy, khi nghiên cứu ta
phải đặt các nội dung này trong mối liên hệ xâu chuỗi giữa chúng thể hiện qua chu
kì kế toán được hình thành trên cơ sở biện chứng của quá trình nhận thức. Chẳng
hạn khi tìm hiểu về cách phân loại kế toán theo nguyên tắc ghi nhận thông tin, kế
toán được chia thành: kế toán dồn tích và kế toán trên cơ sở tiền. Nếu chúng ta chỉ
dừng lại ở đây, nghĩa là ta đã cô lập mọi sự vật và hiện tượng nên ta không nhìn
nhận được bản chất của hai loại kế toán này. Do đó, chúng ta cần đặt nó trong mối
liên hệ với các nội dung khác.


Các nội dung của nguyên lý kế toán được xâu chuỗi với nhau, xuất phát từ

cách phân loại kế toán ảnh hưởng bởi nguyên tắc kế toán, đối tượng kế toán là cơ sở
để xác định tài khoản, chứng từ kế hoạch phục vụ cho việc tính giá và ghi sổ kế
toán và cung cấp thông tin kế toán. Báo cáo kế toán là sản phẩm cuối cùng của chu
trình kế toán, là bức tranh phản ánh tổng quát tình hình tài chính và kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Chính sự logic của các nội dung trên là một biểu hiện một
nguyên lý quan trọng của triết học-nguyên lý của sự liên hệ.
Nguyên lý về sự phát triển trong triết học khẳng định mọi sự vật, hiện tượng
luôn biến đổi, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc ở những cấp độ cao dần. Điều
này được thể hiện rõ nét trong chuơng về đối tượng kế toán. Trong quá trình hoạt
động của đối tượng đơn vị tài sản và nguồn vốn không đứng im mà nó không ngừng
vận động, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác trong quá trình tái sản xuất, kết
thúc một chu kì nó lại được bắt đầu bởi một chu kì với sự gia tăng về quy mô, số
lượng giúp doanh nghiệp không ngừng tồn tại mà còn phát triển mạnh. Bởi vậy kết
hợp nguyên lý về sự phát triển và các cặp phạm trù cơ bản khi nghiên cứu về đối
tượng của kế toán (phạm trù cái chung) người ta phải nghiên cứu các trạng thái tĩnh
và trạng thái động. Đó là tài sản, nguồn gốc hình thành tài sản và sự vận động của
tài sản trong đơn vị. Sau đó đối với từng tài khoản cụ thể (phạm trù cái riêng) người
ta cũng nghiên cứu về tình hình hiện có (đứng im) và sự biến động (vận động) của
từng đối tượng kế toán cụ thể trong kì. Các cặp phạm trù cơ bản trong triết học đã
được sử dụng để xây dựng các nội dung của kế toán.
Hai là, sự chi phối của 3 quy luật triết học đến nguyên lý kế toán. Để xây
dựng kết cấu của tài khoản, người ta dựa vào quy luật đồng nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập. Các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy luôn có sự tồn tại của các
mặt đối lập như: nắng-mưa, ngày-đêm, giàu-nghèo, yêu-ghét, sống-chết... trong
nguyên lý kế toán các nguyên lý về kinh tế và kế toán cũng không nằm ngoài quy
luật này thể hiện qua các hoạt động: thu-chi (tiền), nhập-xuất (hàng tồn kho), vaytrả (khoản vay)... Mặc dù các đối tượng kế toán cụ thể được phản ánh trên các tài
khoản khác nhau, có nội dung kinh tế, mục đích sử dụng yêu cầu quản lý và tên gọi
khác nhau nhưng xét về mặt vận động thì bất kì đối tượng kế toán nào cũng vận
động theo 2 mặt đối lập. Do đó, tài khoản kế toán được kết cấu theo kiểu hai bên
chữ T để phản ánh 2 mặt vận động của cùng một đối tượng kế toán, đó là bên nợ và

bên có.
Quy luật mâu thuẫn này một lần nữa được thể hiện trong kế toán là tài sản nguồn vốn, doanh thu - chi phí, đó là những mặt đối lập của đối tượng kế toán
(phạm trù cái chung). Xuất phát từ quy luật này mà các nhà khoa học về kế toán đã
xây dựng nên quy ươc ghi chép trên mỗi tài khoản (phạm trù cái riêng). Đó là:
Tài khoản tài sản: quy ước tăng ghi bên nợ, giảm ghi bên có, số dư ghi bên
nợ.
Tài khoản nguồn vốn: quy ước tăng ghi bên có, giảm ghi bên nợ, số dư ghi
bên có.


Tài khoản chi phí: quy ước tăng ghi bên nợ, giảm ghi bên có, không có số dư
cuối kỳ.
Tài khoản danh thu: quy ước tăng ghi bên có, giảm ghi bên nơ, không có số
dư cuối kỳ.
Những mặt đối lập này tạo nên mâu thuẫn, nó vừa thống nhất, vừa chuyển
hóa lẫn nhau làm cho đối tượng kế toán luôn vận động, biến đổi. Trong kế toán, sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí được thông qua các
mối quan hệ đối ứng cơ bản, đó là: Tài sản tăng, tài sản khác giảm; Nguồn vốn tăng,
nguồn vốn khác giảm; Tài sản tăng, nguồn vốn tăng.
Biểu hiện về sự chuyển hóa giữa các đối tượng kế toán trong thực tế tại các
đơn vị là các doanh nghiệp thực tế phát sinh. Ví dụ như mua nguyên liệu đã thanh
toán bằng tiền mặt, đối tượng kế toán là tiền mặt chuyển sang đối tượng kế toán là
nguyên vật liệu.
Quy luật lượng chất được thể hiện vận dụng tron công thức tính giá thành sản
phẩm:
Giá thành
sản xuất

=


Chi phí sản

+

Chi phí sản xuất

xuất dở dang

phát sinh trong

đầu kỳ

kỳ

- Chi phí sản xuất dở
dang cuối kỳ

Quá trình tích lũy về lượng thể hiện ở quá trình tập hợp chi phí sản xuất
trong kỳ bao gồm tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp và chi phí sản xuất chung. Khi sản phẩm chưa hoàn thành thì quá trình tích lũy
về lượng không ngừng tăng lên nhưng chưa hình thành chất mới. Vì vậy, giá trị của
sản phẩm đang được kế toán tập hợp trên tài sản chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang. Khi sản phẩm hoàn thành, chi phí đã tập hợp hình thành một chất mới đó là
thành phẩm, người kế toán có thể chuyển đổi từ đối tượng kế toán sản phẩm dở
dang sang đối tượng kế toán thành phẩm.
Triết học trong kiểm toán căn bản
Kiểm toán là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình vận hành của
nền kinh tế thị trường nhằm nâng cao chất lượng thông tin giúp người sử dụng đưa
ra quyết định thích hợp. Một nền kinh tế phát triển lành mạnh với kênh cung cấp
vốn từ thị trường chứng khoán và ngân hàng đòi hỏi phải được cung cấp các dịch vụ

kiểm toán có chất lượng cao.
Như vậy vận dụng các môn triết học vào kiểm toán là nhu cầu cần thiết và
quan trọng đối với nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung. Được biểu hiện thông
qua:
Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào hoạt động kiểm toán. Với tư cách là bộ
phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, kiểm toán trở nên đặc biệt


quan trọng đối với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nhà nước. Những thông tin
do kiểm toán cung cấp là căn cứ tin cậy cho nhà nước nhìn nhận, đánh giá, xử lý
đúng đắn các vấn đề nảy sinh. Kiểm toán còn giúp các doanh nghiệp, tổ chức biết
được và khắc phục sai sót, vi phạm trong quản lý nhằm mục đích xác nhận và báo
cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin.
Kiểm toán là một hoạt động độc lập với chức năng là xác minh, thuyết phục
và đánh giá để tạo niềm tin, đáp ứng sự mong đợi của những người quan tâm vào
những kết luận của kiểm toán đối với tài chính và hoạt động của đơn vị, cho dù kết
quả này có hướng tới vào mục tiêu khác nhau như: tính trung thực của thông tin,
tính tuân thủ trong việc thực hiện các nghiệp vụ, tính hiệu quả và hiệu năng của
hoạt động.
Mục đích của kiểm toán là xác định tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các
thông tin trên BTBC và đưa ra những ý kiến tư vấn (biểu hiện bằng “thư quản lý”).
Để đạt được mục tiêu trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đòi hỏi KTV khi kiểm toán
một đơn vị phải tìm hiểu, xem xét một cách toàn diện rất nhiều góc độ (KTV là một
người rất giỏi về chuyên môn, am tường nhiều lĩnh vực khác, có đạo đức tốt, khách
quan và độc lập).
Trong hoạt động kiểm toán, việc nghiên cứu phép biện chứng nói chung và
nguyên tắc logic nói riêng - đặc biệt là nguyên tắc toàn diện - là một đòi hỏi khách
quan, là một nhu cầu bức thiết để đối mới tư duy KTV và đảm bảo vai trò của kiểm
toán trong điều kiện này. Nguyên tắc “toàn diện” cho rằng: muốn hiểu được sự vật
cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu các mặt, các mối liên hệ của sự vật đó. Quán

triệt nguyên tắc này, khi bắt đầu một cuộc kiểm toán, KTV thường không tiếp cận
ngay vào đối tượng kiểm toán-thông tin tài chính. KTV cần phải tiến hành khảo sát
và thu thập thông tin cơ bản về đơn vị được kiểm toán như: điều kiện kinh tế, xu
hướng tài chính, các quy định của nhà nước đối với ngành, các quy định của ngành
đối với quy chế tổ chức hoạt động, đặc biệt là về tổ chức và phân cách hoạch toán
các đơn vị..., quá trình thành lập đơn vị (lịch sử phát triển), đặc thù sản xuất kinh
doanh và phương pháp hoạt động của đơn vị của kiểm toán, tình trạng tài chính, kết
quả hoạt động trong những năm vừa qua, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị (bộ
máy quản lý, hệ thống kế toán, quy chế quán lý), các bên liên quan và những quan
hệ tài chính. Từ đó KTV sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của nó đến thông tin
của BTCT để có hướng thực hiện các hướng tiếp theo.
Nhưng nguyên tắc “toàn diện “ không đồng nghĩa với cách xem xét dàn trải,
liệt kê những quan điểm khác nhau của sụ vật hay hiện tượng đó mà phải làm nổi
bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng đó. Quan điểm ‘‘toàn
diện” chân thực đòi hỏi chúng ta đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của
sự vật đến chỗ khái quát rút ra bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật
hay hiện đó mà phải làm nổi bật cái cơ bản. Trong hoạt động kiểm toán cũng như
vậy. Sau khi tìm hiểu một cách tổng quát toàn bộ các nhân tố liên quan đến hoạt
động kinh doanh của đơn vị như trình bày ở trên, KTV nhanh chóng tìm ra được
điểm mạnh, điểm yếu của đối tượng để xác định các trọng tâm và quy mô trong
cuộc kiểm toán. Việc này rất phù hợp với bản chất và đặc trưng kiểm toán là xác


×