Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
------------
MÃ SKKN:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM
Lĩnh vực/Môn: Chủ nhiệm
Cấp học
: THPT
NĂM HỌC 2016-2017
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
------------
MÃ SKKN:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM
Lĩnh vực/Môn: Chủ nhiệm
Cấp học
: THPT
NĂM HỌC 2016-2017
MỤC LỤC
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích của đề tài............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề..................................................................................4
1.1. Vấn đề giáo dục, đạo đức lối sống.................................................................4
1.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông.......5
2. Thực trạng của vấn đề.....................................................................................7
2.1. Thực trạng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông......7
2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
cho học sinh lớp chủ nhiệm...................................................................................8
3. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức,
lối sống cho học sinh lớp chủ nhiệm................................................................10
3.1. Giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh lớp chủ nhiệm thông qua các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường........................................................10
3.2. Hoạt động trải nghiệm, sáng tạo ngoài nhà trường......................................17
4. Hiệu quả thực hiện các giải pháp.................................................................22
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận...........................................................................................................25
2. Khuyến nghị....................................................................................................26
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Chủ nhiệm lớp - nhiệm vụ được nhận xét là “gian nan” nhất của người
giáo viên. Bởi giáo viên chủ nhiệm ngoài việc phải chèo lái con đò tri thức còn
có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là giáo dục đạo đức, lối sống của học
sinh lớp mình chủ nhiệm. Một người giáo viên chủ nhiệm thành công vừa phải
nâng cao được chất lượng đào tạo, vừa phải dạy dỗ các học sinh lớp mình trở
thành con ngoan, trò giỏi, những công dân thực sự có ích cho xã hội.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 xác định mục tiêu
tổng quát: Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn
diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục
đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực
ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng
cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền
kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập
suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập. Như vậy, có
thể dễ dàng nhận ra, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống được xem là mục tiêu quan
trọng không kém gì giáo dục văn hóa.
Không có kế hoạch nào lớn lao, quan trọng và cao quí cho bằng kế hoạch
trồng người. Quản Tử đã khẳng định: “Nhất niên chi kế mạc như thọ cốc; thập
niên chi kế mạc như thọ mộc; chung thân chi kế mạc như thọ nhân”(Kế hoạch
một năm không gì bằng trồng lúa; kế hoạch mười năm không gì bằng trồng cây;
kế hoạch trọn đời không gì bằng trồng người). Vị Chủ tịch nước vô cùng đáng
kính của nhân dân Việt Nam ta cũng từng tâm niệm: Vì lợi ích mười năm thì
phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Khái niệm “trồng
người” chắc chắn là giáo dục, đào tạo một con người có đủ tài và đức.
Thế nhưng, có một thực tế ai cũng nhận ra là đa phần học sinh trung học
phổ thôngngày nay học hành với suy nghĩ “đối phó” hoặc chỉ lo chăm chút cho
bản thân nhiều kiến thức, nhiều khả năng mà vô tình lãng quên đi việc đào luyện
tâm hồn, nuôi dưỡng nhân cách. Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
trung học phổ thông vô cùng cấp thiết và phải diễn ra một cách thường xuyên.
Hơn nữa, học sinh trung học phổ thông (đặc biệt học sinh lớp 11) là lứa tuổi
đang dần hoàn thiện nhân cách, đạo đức; lứa tuổi đáng yêu nhưng cũng đầy
những phức tạp, bí ẩn. Để giáo dục đạo đức, lối sống cho các em thì việc dùng
4/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
những bài giảng đạo lí khô khan, cứng nhắc, lan man là điều tưởng chừng khó
có hiệu quả.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động giáo dục (theo
nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Với
hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh có thể qua trải nghiệm thực tiễn mà
hình thành tình cảm, lối sống một cách tự nhiên, không khuôn phép, không theo
bất kì một chuẩn đã có nào.
Xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách đã nêu, tôi mạnh dạn chọn cho mình
đề tài “Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh lớp chủ nhiệm” làm sáng kiến kinh nghiệm.
2. Mục đích của đề tài:
Khi chọn đề tài “Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm
giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp chủ nhiệm” tôi đã xác định một số
mục đích:
Cập nhật những đổi mới của giáo dục đào tạo, cụ thể là một trong hai hoạt
động của dạy học - hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Đây là hoạt động mới nhằm
phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và phát triển những năng lực có thể tiềm
ẩn ở học sinh. Bởi lẽ, qua hoạt động này, học sinh lớp chủ nhiệm tự chiếm lĩnh,
tự rút ra cho mình những bài học đạo đức, lối sống một cách nhẹ nhàng, tự
nhiên. Đó là sản phẩm các em thu được do quá trình tự trải nghiệm, tự học nên
sẽ rất có ý nghĩa và được khắc sâu.
Phát huy chức năng đa diện của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà
trường trong việc phát triển năng lực, phẩm chất học sinh lớp chủ nhiệm. Học
sinh có thể trải nghiệm qua tư tưởng tình cảm hoặc qua các hoạt động thực tế,
qua đó ta có thể thấy những năng lực tưởng chừng học sinh không có, những
việc tưởng chừng học sinh không thể làm đều được giải quyết một cách đơn
giản.
Mạnh dạn áp dụng những việc bản thân đã làm và có hiệu quả để giải
quyết đề tài, tôi rất mong những kinh nghiệm mà tôi tích lũy được sẽ hữu ích với
công việc nhọc nhằn của người làm giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời, thông qua
đề tài tôi cũng muốn trao đổi và rất mong nhận được sự góp ý của cấp lãnh đạo
và đồng nghiệp.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Thực nghiệm với lớp chủ nhiệm 11A9.
- Lớp đối chứng: Lớp 11A6.
5/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo các tài liệu có nội dung liên
quan
- Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát.
- Phương pháp thực nghiệm
6/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
1.1 Vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống
Theo Wikipedia thì Đạo: Đường đi, hướng đi, lối làm việc, ăn ở, Đức:
Theo Khổng Tử, sống đúng luân thường là có Đức. Theo Đạo (Lão tử) tu thân
tới mức hợp nhất với trời đất, an hoà với mọi người là có Đức. Đạo đức được
xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt-xấu,
hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương tâm con
người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo
đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và
những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.
Lối sống hay phong cách sống, nếp sống là những nét điển hình, được lặp
đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá
nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay là cả một nền văn hóa. Cha mẹ là
người thầy đầu tiên của những đứa trẻ. Ngoài ra thì tầng lớp xã hội, địa vị xã
hội, giai cấp cũng ảnh hưởng và định hình đến lối sống cá nhân. Một số lối sống
được biết đến nhiều hiện nay như lối sống bảo thủ, lối sống truyền thống, lối
sống cấp tiến, lối sống phô trương, lối sống lành mạnh,... Hay là lối sống đua đòi
của tuổi trẻ mới lớn, lối sống thác loạn của một số bộ phận giới trẻ ở Việt Nam,
…
Con người không phải tự nhiên mà có đạo đức, lối sống. Phải qua quá
trình rèn giũa, học tập, tiếp thu kiến thức; phải có kinh nghiệm sống nhất định
mới biết điều đúng, điều sai, điều tốt, điều xấu, mới hình thành dần đạo đức, lối
sống cá nhân. Đặc biệt, đạo đức hay lối sống đều hoàn toàn có thể thay đổi theo
lứa tuổi, môi trường sống, địa vị xã hội...
Theo điều tra dân số Việt Nam năm 2016 thì lứa tuổi từ 15-19 tuổi (lứa
tuổi học sinh trung học phổ thông) chiếm số lượng khá lớn. Đây là lứa tuổi đang
hoàn thiện nhân cách, đạo đức, là lứa tuổi thích tìm tòi, khám phá mọi thứ xung
quanh để hình thành đạo đức, lối sống riêng cho mình, không chịu lệ thuộc cách
dạy dỗ của người lớn. Lứa tuổi không quá bé, không phải lớn, rất dễ phát triển
sai hướng, lệch hướng. Đồng thời, xã hội ngày càng phát triển, hội nhập thì bên
cạnh những điều tiến bộ, hiện đại nó kéo theo vô số những tệ nạn, mối đe dọa
đối với đạo đức, lối sống của giới trẻ, trong đó có học sinh trung học phổ thông.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thông là điều vô
cùng cần thiết trong nhà trường nói chung và đối với học sinh lớp chủ nhiệm nói
riêng. Điều đó giúp các em rèn luyện suy nghĩ, hành vi, tâm trạng của bản thân;
7/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
giúp các em sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội; có khả năng đối
phó linh hoạt với những đổi thay liên tục của cuộc sống; và xây dựng cho mình
những mối quan hệ tốt đẹp trước hết trong lớp, trong trường và sau này là ngoài
xã hội; sống tích cực, an nhiên và lành mạnh.
1.2 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông
a. Khái niệm trải nghiệm sáng tạo
Theo quan điểm của triết học, sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự
tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Nhà triết học vĩ đại người
Nga Solovyev V.S. quan niệm rằng trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực
tế; là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kỹ năng. Trải nghiệm là kết quả của
sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Theo Wikipedia: Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một sự kiện
hoặc một chủ đề bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó . Nói chung, người ta
công nhận trải nghiệm là mối quan hệ thực tế giữa chủ thể và đối tượng. Điều
này giúp chúng ta cố gắng để có các trải nghiệm một cách chủ động, và có ý
thức.
Sáng tạo được hiểu là có năng lực vận dụng những kiến thức đã biết để
ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có. Vậy thì, sáng tạo là
nhìn một vấn đềtheo những cách khác với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ
các góc độ, tầm nhìn khác nhau, "nhìn" theo những cách không bị hạn chế bởi
thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn...
Như vậy, hiểu một cách nôm na thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt
động tương tác giữa con người và đối tượng theo cách mới, khác với thông
thường. Theo PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa - Chủ nhiệm khoa Các khoa giáo
dục, trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) trong một bài phỏng
vấn có định nghĩa:Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong
đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia
trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài
xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực
tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
b. Mục đích
Mục đích chính của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
trường phổ thông là nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý
chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người
trong xã hội hiện đại. Điều này thực hiện mục tiêu quan trọng của giáo dục đào
tạo: giáo dục những con người toàn diện.
8/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn là chiếc cầu nối giữa nhà trường, kiến
thức các môn học và thực tiễn cuộc sống một cách có tổ chức, có định hướng;
nó nhằm nuôi dưỡng và phát triển đời sống tình cảm, ý chí, tạo động lực hoạt
động, tích cực hóa bản thân.
c. Nội dung
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thường hướng đến những kiến thức thực
tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp
nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế.
Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên
hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm. Chẳng hạn: Sắp xếp các tư liệu trong phòng
truyền thống nhà trường, đóng vai người quản lí trong nhà trường lập kế hoạch
chung cho học sinh ngày khai trường, viết bài tìm hiểu về các vấn đề đến các di
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã đi qua, tổ chức thi cắm hoa, câu lạc bộ về
tình yêu, tình bạn, giới tính, tạo dựng không gian lớp học xanh - sạch - đẹp hay
thậm chí tập làm giáo viên chủ nhiệm trong một giờ sinh hoạt lớp…
d. Hình thức tổ chức
Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian,
quy mô, đối tượng và số lượng… Có hoạt động tổ chức trong trường, có hoạt
động tổ chức ngoài trường, hình thức không lần nào giống lần nào, luôn đổi mới
để tạo hứng thú trong học sinh.
Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm ở nhiều không gian, thời gian và với
nhiều đối tượng khác nhau. Có đối tượng trải nghiệm chỉ là suy nghĩ hay tình
cảm nào đó, có đối tượng là một sự vật, con người, …
Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm
với các mức độ khác nhau: Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động
xã hội, chính quyền, doanh nghiệp, … Trong đó, vai trò quan trọng không thể
không kể đến là giáo viên chủ nhiệm - người tổ chức, dẫn dắt, hướng dẫn, định
hướng các học sinh thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, người đồng
hành cùng tháo gỡ những khúc mắc cùng học sinh. Tiếp đó là phụ huynh - lực
lượng luôn kề vai sát cánh cùng thầy cô và học sinh trong mọi hoạt động, lực
lượng sẵn sang hỗ trợ thầy trò về cả vật chất và tinh thần.
d. Tương tác, phương pháp
Đa chiều, không giới hạn chiều tương tác, để học sinh có thể tiếp thu kiến
thức và trải nghiệm ở nhiều phương diện.
9/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính.Như vậy mọi trải nghiệm mới
có giá trị, vì chính bản thân học sinh là người đã suy nghĩ, đã làm trực tiếp và tự
khám phá ra.
e. Kiểm tra, đánh giá
Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.
Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa.
Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét. Qua nhận xét, giáo viên
rút ra đánh giá về ưu điểm, hạn chế trong quá trình trải nghiệm của học sinh
nhằm giúp các em có kinh nghiệm trong những hoạt động trải nghiệm khác.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1 Thực trạng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được các trường phổ thông đưa vào
chương trình học cho học sinh nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho
học sinh; phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm
năng sáng tạo của các em. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quan thì cách tổ chức
hoạt động giáo dục này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần bàn luận:
Hiện nay vẫn chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể về tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo. Hoạt động này cần được thiết kế thành một chương trình chỉnh
thể, tích hợp, thống nhất, có tính thực tiễn và mềm dẻo với từng địa phương,
hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là phẩm chất và năng lực và phải được triển
khai, thực hiện theo phương thức tổ chức hoạt động cho học sinh trải nghiệm,
sáng tạo.
Bởi thế cho nên dẫn tới hậu quả tất yếu đó là: việc tổ chức của các trường
phổ thông xưa nay chưa được bài bản, chưa thực sự hiệu quả. Ngoài ra, nhà
trường còn gặp khó trong khâu kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng
tạo của học sinh. Tai hại hơn, ở một số cơ sở còn có hiện tượng nhầm lẫn giữa
hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hoạt động tham quan ngoại khóa. Điều này
làm mất đi mục tiêu quan trọng và to lớn của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo.
Việc tổ chức các hoạt động này còn khá tốn kém, cần kinh phí nhưng nhà
trường không thể đáp ứng nên rất cần công tác xã hội hóa, đặc biệt với huyện
miền núi còn nghèo. Hơn nữa, hiểu biết của phụ huynh, học sinh, xã hội về hoạt
động trải nghiệm sáng tạo và ý nghĩa của hoạt động còn hạn chế.
10/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
Bên cạnh đó, việc liên hệ với cơ sở đưa học sinh trải nghiệm đôi khi cũng
không thuận lợi như nhà máy hạn chế số lượng học sinh đến, khó sắp xếp thời
gian ....
Tóm lại, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các nhà trường
phổ thông còn gặp vô vàn khó khan, khách quan có, chủ quan có. Mà chúng ta
có thể chỉ ra được ngay những điểm nổi cộm: hạn chế về thời gian, điều kiện,
thiếu cách làm hiệu quả.
2.2 Thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
cho học sinh lớp chủ nhiệm
a. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm với học sinh lớp chủ nhiệm
Có người từng nói: Giáo viên mà sợ chủ nhiệm lớp thì không nên làm
thầy. Bởi lẽ, người giáo viên chủ nhiệm ngoài là người có thể dạy cho học sinh
kiến thức còn cần nhiệt tình, sâu sát, cần cù, quan sát tinh, trí nhớ giỏi, tâm lí và
không ngại khó, ngại khổ. Giáo viên chủ nhiệm là người thầy dạy dỗ học sinh
lớp chủ nhiệm đồng thời là người bạn chia sẻ với các em mọi chuyện trong cuộc
sống, đưa ra cho các em lời khuyên kịp thời, đúng đắn, gắn kết lớp học thành
một tập thể vững mạnh, thống nhất.
Giáo viên chủ nhiệm là tấm gương cho học trò của mình noi theo. Từ lời
ăn, tiếng nói, cách hành xử, từng cử chỉ, hành động dù là nhỏ bé của chủ nhiệm
lớp cũng sẽ khắc sâu vào trí nhớ của học sinh, vì vậy chúng cần chuẩn mực, mô
phạm và nhân văn. Không quá lời nếu khẳng định: học sinh lớp chủ nhiệm mang
dấu ấn khá đậm nét của người thầy, người cô dìu dắt chúng.
Hơn nữa, giáo viên chủ nhiệm là chiếc cầu nối vững chắc, giữ vai trò chủ
đạo trong việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Sự phối hợp thường
xuyên giữa các lực lượng giáo dục này một cách có hiệu quả sẽ giúp học sinh
tiến bộ không chỉ về học tập mà còn về đạo đức, giáo dục các em trở thành con
ngoan, trò giỏi, công dân có ích.
Một người giáo viên chủ nhiệm được học sinh lớp mình nhìn nhận như
người cha, người mẹ thứ hai, người luôn gần gũi, tiếp xúc và có thời gian bên
cạnh chúng khá nhiều. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp
chủ nhiệm dường như là điều đương nhiên mà mỗi giáo viên chủ nhiệm đã, đang
và sẽ tiếp tục làm.
b. Thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống qua trải nghiệm sáng tạo của giáo
viên chủ nhiệm
11/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
Như đã nêu ở trên, việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh lớp chủ
nhiệm xưa nay được xem là nhiệm vụ truyền thống của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Người thầy, người cô làm chủ nhiệm luôn trăn trở và loay hoay tìm ra những
cách thức giáo dục học sinh hiệu quả nhất mà vẫn hợp tình, hợp lí, không nặng
nề, áp lực. Đây là điều không dễ. Bời những bài học về đạo đức, lối sống thường
khô khan, nhàm chán, khó đi vào lòng học sinh phổ thông. Vậy phải làm thế
nào?
Nhiều chủ nhiệm lớp đã tìm ra những biện pháp, cách thức đa dạng,
phong phú vô cùng: kể chuyện, đóng kịch, tuyên truyền … Tuy nhiên, họ chưa
biết tận dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh của mình. Hoặc có chăng, họ nhầm lẫn giữa hoạt động trải nghiệm
sáng tạo với hoạt động tham quan ngoại khóa; hoặc tổ chức trải nghiệm sáng tạo
nhưng không nhằm mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống, …
Tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối
sống có vẻ như còn là điều xa lạ đối với các giáo viên chủ nhiệm lớp. Mặc dù,
nếu tận dụng được hoạt động này, chúng ta sẽ có những bài học đạo đức, lối
sống rất ý nghĩa lại tự nhiên và không gò bó. Nó được học sinh rút ra trong quá
trình trải nghiệm nên sẽ khắc rất sâu và có giá trị với học sinh.
3. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức,
lối sống cho học sinh lớp chủ nhiệm
3.1 Giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh lớp chủ nhiệm thông qua cáchoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường
Ở lứa tuổi học sinh lớp 11, các hoạt động trải nghiệm diễn ra khá nhiều
trong nhà trường, ví dụ: các tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt cuối tuần, các cuộc
thi, phong trào do Đoàn trường tổ chức và phát động. Qua các hoạt động này,
giáo viên chủ nhiệm lớp chủ động có cách thức giáo dục đạo đức, lối sống đa
dạng nhưng phù hợp, có hiệu quả. Sau đây, tôi xin hệ thống lại một số hoạt động
cơ bản:
a. Giáo dục đạo đức, lối sống qua các cuộc thi, phong trào thi đua do nhà
trường phát động: viết bài dự thi tìm hiểu về giao thông, thi văn nghệ, thi
cắm hoa, làm bánh chưng đón Tết cổ truyền, tham gia Ngày hội thể thao
truyền thống, …
Các hoạt động trên được nhà trường tổ chức dưới dạng hoạt động ngoại
khóa cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm chủ động giao việc cho học sinh trước
khi học sinh lớp mình tham gia các hoạt động đó để các em có báo cáo sau khi
12/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
kết thúc các hoạt động. Báo cáo ấy nhằm mục tiêu hướng tới đầu ra là những bài
học về đạo đức, lối sống.
* Hoạt động viết bài dự thi: An toàn giao thông, ngày 30/4, 22/12, Em
yêu lịch sử Việt Nam…
- Mục tiêu: Giáo dục học sinh sống yêu thương, sống trách nhiệm. Cụ thể,
qua đây học sinh biết tuân thủ Pháp luật, kỉ cương của xã hội, biết tham gia giao
thông văn minh để giữ an toàn cho bản thân và không làm ảnh hưởng đến người
xung quanh; học sinh biết tự hào về lịch sử của dân tộc để qua đó biết giữ gìn,
phát huy những truyền thống quý báu của cha anh. Qua hoạt động này, học sinh
có thể bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự nhận thức và
tích cực hóa bản thân.
- Tổ chức: Khuyến khích100% học sinh trong lớp tham gia. Học sinh tự
nghiên cứu tài liệu để trả lời những nội dung liên quan đến bài dự thi một cách
độc lập.
- Kiểm tra, đánh giá: Vào tiết sinh hoạt lớp gần nhất, giáo viên tổ chức
một buổi chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết sau khi làm bài dự thi. Trong buổi sinh
hoạt, học sinh sẽ nói lên tiếng nói chủ quan của bản thân; sau đó thảo luận và
đưa ra bài học rút ra sau hoạt động viết bài dự thi.
- Kết quả: Học sinh đã có ý thức tự giác đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp
điện, xe máy điện. Số học sinh gửi xe ngoài nhà trường hay đi xe máy đến
trường, lạng lách đánh võng, vượt đèn đỏ không còn.Ngoài ra, khi đến những di
tích lịch sử, các em cũng đã có ý thức giữ gìn vệ sinh, không làm xấu, làm bẩn
di tích.
* Hoạt động thi văn nghệ, Vui tết Nguyên đán, tham gia Ngày hội thể
thao
- Mục tiêu: Giáo dục học sinh sống tự chủ, sống trách nhiệm. Qua các
cuộc thi trên, học sinh thấy được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong công
việc chung của lớp, phải luôn biết cố gắng, vượt qua khó khăn thử thách, hết
mình vì màu cờ sắc áo. Học sinh hình thành và phát triển được các năng lực:
năng lực thể chất, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng
lực tính toán, năng lực thẩm mĩ.
- Tổ chức: Huy động 100% học sinh trong lớp; trong đó, một số học sinh
sẽ tham gia thi, một số học sinh trong đội hậu cần chăm lo đời sống, mua sắm
nguyên vật liệu, chuẩn bị cơ sở vật chất tốt nhất. Một số bạn lo dọn dẹp sân
khấu, khu vực thi trước và sau khi thi. Tất cả những bạn còn lại thuộc đội cổ vũ
nhằm động viên tinh thần trong suốt quá trình thi.
13/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
Học sinh trong cuộc thi Vui tết Nguyên đán
Học sinh trong Ngày hội thể thao và thi văn nghệ
- Kiểm tra, đánh giá: Tổ chức một buổi thảo luận về những điều rút ra
được qua cuộc thi. Các học sinh được trải nghiệm qua vai trò người trực tiếp thi,
hậu cần hay cổ vũ đều chia sẻ những điều muốn nói. Giáo viên chủ nhiệm là
người tổng hợp các ý kiến và kết luận, rút ra bài học đạo đức, lối sống cho học
sinh: Trong một tập thể phải biết chia sẻ với nhau mọi công việc, cùng vui, cùng
buồn; phải biết đoàn kết để làm nên sức mạnh.
- Kết quả: Sau buổi rút kinh nghiệm, các hoạt động tập thể sau đó hầu hết
học sinh đều rất tự giác, biết bảo nhau, thu xếp công việc hợp lí, hợp tình. Đặc
biệt, tinh thần đồng đội của các em thay đổi thấy rõ.
b. Giáo dục đạo đức, lối sống qua các buổi sinh hoạt theo chủ đề
14/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
Trong hai năm học 2015 - 2016 và 2016 - 2017, giáo viên chủ nhiệm tổ
chức được một số buổi sinh hoạt chủ đề: Học sinh với game online, Tình mẹ
(nhân dịp 20/10), Biết ơn thầy cô (nhân dịp 20/11), Tự hào Việt Nam (nhân dịp
30/4).
- Mục tiêu: Giáo dục học sinh sống yêu thương, sống trách nhiệm và sống
tự chủ. Qua các buổi sinh hoạt chủ đề này, giáo viên muốn hình thành và phát
triển ở học sinh một số năng lực: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân.
- Tổ chức: Giao cho các tổ chuẩn bị công việc theo chủ đề nhất định. Mỗi
tổ một hình thức và nội dung khác nhau: thuyết trình, sưu tầm tranh ảnh, phim,
video ý nghĩa, làm quà tặng, hát múa, … Lớp trưởng dẫn chương trình. Chẳng
hạn, nhân dịp 30/4, giáo viên chủ nhiệm giao cho các tổ chuẩn bị các nội dung
liên quan. Tổ 1 tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử ngày 30/4, tổ 2 sưu tầm các vị anh
hùng trong đợt Tổng tiến công mùa xuân năm 1975, tổ 3 sưu tầm tranh ảnh,
phim tài liệu về ngày đất nước thống nhất và tổ 4 biểu diễn hoặc tìm những bài
hát hào hùng ngợi ca ngày giải phóng đất nước.
- Kiểm tra, đánh giá: Cuối chương trình, giáo viên chủ nhiệm nhận xét ý
thức chuẩn bị, tổ chức của các tổ; rút ra bài học đạo đức, lối sống qua từng nội
dung sinh hoạt:
+ Không để game online điều khiển bản thân, hãy biến nó thành công cụ
cho ta giải trí; trở thành người chơi thông minh, tỉnh táo.
+ Cha mẹ là người vất vả nuôi dưỡng ta từ bé, công lao ấy không gì có thể
đền đáp được, con cái cần học giỏi, ngoan ngoãn, hiếu thảo, giúp cha mẹ những
việc phù hợp với lứa tuổi;
+ Thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai ở trường, là người dạy ta kiến
thức, đạo đức, ta cần biết ơn thầy cô bằng nhiều cách: học giỏi, không làm thầy
cô phiền long, luôn nhớ tới thầy cô;
+ Người Việt Nam phải biết về lịch sử Việt Nam, tự hào về truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, tôn trọng lịch sử, biết ơn các bậc cha anh bảo vệ nền độc
lập, …
- Kết quả: Bài học đạo đức, lối sống ấy đến với học sinh thật tự nhiên,
trong quá trình chuẩn bị các em phần nào thấy được các vấn đề đó. Từ đó, các
em biết sống sao cho đúng đạo làm người.
15/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
Một bức tranh trong tiết sinh hoạt chủ đề Tình mẹ
Học sinh Thảo Vân - đại diện tổ 2 trình bày đóng góp của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc Tổng tiến công 1975
c. Giáo dục đạo đức, lối sống qua việc tạo không gian lớp học, trường học
xanh - sạch - đẹp
- Mục tiêu: Giáo dục học sinh sống có trách nhiệm, sống tự chủ. Hình
thành ở học sinh năng lực thể chất, giải quyết vấn đề, hợp tác, nhận thức và tích
cực hóa bản thân.
- Tổ chức: Tùy từng công việc mà phân công số lượng học sinh đi trực
nhật, lao động. Thông thường khoảng 1/3 đến 2/3 số học sinh trong lớp. Chia số
học sinh ra thành từng nhóm, phân công nhóm trưởng và công việc cụ thể. Giao
khoán cho từng nhóm làm xong và được nghiệm thu có thể nghỉ. Ngoài ra, giáo
viên chủ nhiệm còn giao cho học sinh ngồi ở vị trí nào trong lớp có trách nhiệm
giữ chỗ của mình sạch sẽ, gọn gàng.
- Kiểm tra, đánh giá: Sau khi học sinh lao động xong, tập hợp các em ở
địa điểm phù hợp, để các em nhận xét ưu điểm, tồn tại của nhóm mình và rút ra
16/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
bài học. Khi phân nhóm lao động như vậy, các em học được tính độc lập, chịu
trách nhiệm với công việc của bản thân, biết đoàn kết để hoàn thành nhanh nhất
công việc được giao, biết suy nghĩ làm thế nào cho nhanh và hiệu quả nhất, ...
- Kết quả: Bài học đạo đức, lối sống được rút ra ngay khi các em lao
động, trực nhật làm sạch đẹp môi trường. Khi các em bỏ công sức như vậy, các
em sẽ không vứt rác ra lớp, trường bừa bãi, có ý thức bỏ rác đúng nơi quy
định.Hiện tại, trong và sau giờ học không còn hiện tượng giấy rác vứt bừa bãi
trên nền lớp, trong ngăn bàn.
d. Giáo dục đạo đức, lối sống qua công tác thiện nguyện
- Mục tiêu: Mong muốn to lớn nhất của giáo viên chủ nhiệm khi kêu gọi
học sinh tham gia công tác này là giáo dục ở các em sống biết yêu thương, chia
sẻ, biết giúp đỡ người khó khăn.
- Tổ chức: Hoạt động này thường do Đoàn trường phát động. Đó là các
hoạt động như: mua tăm, mua bút, thước kẻ ủng hộ người tàn tật, quyên góp
tiền, chăn bông, đồ dùng học tập, sách vở ủng hộ đồng bào lũ lụt, gặp khó
khăn… Giáo viên chủ nhiệm thường giao cho các tổ khuyến khích, thu gom hiện
vật hoặc tiền ủng hộ. Các tổ thi đua xem tổ nào ủng hộ nhiều nhất.
- Kiểm tra, đánh giá: Sau hoạt động, giáo viên chủ nhiệm có một cuộc nói
chuyện, chia sẻ đồng thời khuyên răn các em: nên biết đồng cam cộng khổ, chia
sẻ, tương thân tương ái với những người gặp điều không may mắn trong cuộc
sống. Bản thân ta biết chia sẻ, sau này chẳng may gặp phải điều không mong
muốn, nhận được sự chia sẻ, động viên của người xung quanh chúng ta sẽ dễ
dàng đứng dậy được, nhanh chóng vượt qua khó khăn. Đó là truyền thống quý
báu của dân tộc cũng là nét đẹp của con người Việt Nam. Có thể chúng ta chưa
thật ấm no nhưng ngoài kia, còn bao nhiêu mảnh đời cơ cực, đau khổ hơn chúng
ta nhiều. Chúng ta chưa làm họ hết khổ nhưng có thể làm họ vơi bớt nỗi đau.
Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm có thể kết hợp chiếu những hình ảnh, phóng sự
về những con người bất hạnh để học sinh thấy và suy ngẫm.
- Kết quả: Bài học đạo đức, lối sống đến với các em nhẹ nhàng, thấm sâu.
Những đợt phong trào sau, học sinh tham gia rất tự giác, tích cực.
e. Giáo dục đạo đức, lối sống qua hoạt động giao lưu
- Mục tiêu: Giáo dục học sinh biết sống tự chủ và phát triển các năng lực:
giao tiếp, hợp tác, thẩm mĩ.
- Tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm mời một học sinh lớp 12 đam mê và có
năng khiếu về đàn piano đến giao lưu với học sinh trong lớp. Học sinh ấy sẽ chia
17/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
sẻ về đam mê của mình đồng thời tặng học sinh trong lớp một số bản đàn theo
yêu cầu.
- Kiểm tra, đánh giá: Ngay sau buổi giao lưu, giáo viên chủ nhiệm sẽ để
học sinh lớp chủ nhiệm thảo luận câu hỏi: Mục đích của buổi giao lưu hôm nay
là gì? Học sinh sẽ đưa ra các ý kiến, giáo viên chủ nhiệm thống nhất các ý kiến
và rút ra bài học: qua buổi giao lưu ta học được cách giao tiếp, nuôi dưỡng đam
mê và nhân rộng đam mê ấy với những người xung quanh. Có nhiều người ở
gần ta mà ta nên học tập, không cần học ở đâu xa.
- Kết quả: Học sinh hào hứng giao lưu, hào hứng thảo luận và đưa ra các
chính kiến của bản thân. Qua thực tế tiếp xúc, học sinh rút ra được những bài
học riêng cho bản thân mà không cần giáo viên phải dạy dỗ một cách lý thuyết.
Không khí vui vẻ trong buổi giao lưu
3.2 Hoạt động trải nghiệm, sáng tạo ngoài nhà trường
a. Giáo dục đạo đức, lối sống qua hoạt động thăm bạn cùng lớp bị ốm, thăm
bố mẹ bạn bị ốm
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết sống yêu thương, sống chia sẻ và phát triển
năng lực giao tiếp.
- Tổ chức: Khi lớp có học sinh hoặc phụ huynh ốm, giáo viên chủ nhiệm
thông báo trước lớp và cử các đại diện đi thăm hỏi, động viên. Thời gian: sau
giờ học.
- Kiểm tra, đánh giá: Vào tiết sinh hoạt sẽ để những học sinh đi thăm và
những học sinh ốm được thăm chia sẻ suy nghĩ. Các em sẽ đưa ra những ý kiến
chủ quan sau đó giáo viên chủ nhiệm là người đưa ra kết luận cuối cùng: hãy
quan tâm, yêu thương các bạn trong lớp từ những việc nhỏ bé nhất, trong những
18/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
thời khắc bạn cần nhất, điều đó thật sự rất có ý nghĩa. Nó tạo nên một tập thể lớp
đoàn kết, biết sống vì nhau. Đó sẽ là những kỉ niệm đi theo học sinh suốt cả
cuộc đời.
- Kết quả: Sau buổi rút kinh nghiệm ấy, không cần giáo viên chủ nhiệm
nhắc nhở hay tổ chức, nếu có bạn ốm học sinh sẽ tự đề xuất với cô giáo và có kế
hoạch thăm hỏi. Các em biết nghĩ cho nhau hơn.
b. Giáo dục đạo đức, lối sống qua các hoạt động đi chơi tập thể: đi xem
phim
- Mục tiêu: Giáo dục học sinh sống yêu thương và phát triển năng lực
thẩm mĩ, khám phá.
- Tổ chức: Mỗi kì khoảng một lần, học sinh trong lớp tổ chức một buổi đi
chơi, xem phim tập thể nhằm cùng trải nghiệm những không gian khác nhau,
tăng thêm sự gắn kết.
- Kiểm tra, đánh giá: Cuối buổi đi chơi, cô trò ngồi quây quần tại một địa
điểm nào đó chia sẻ với nhau những niềm vui, điều cần khắc phục trong lần đi
chơi này, ý nghĩa của bộ phim, …. Ví dụ, các em sẽ rút ra được phải biết chia sẻ,
nhường nhịn nhau, nắm chặt tay nhau trong bất cứ hoàn cảnh nào…
- Kết quả: Các em được thay đổi môi trường tiếp thu các bài học đạo đức,
lối sống, kết hợp vừa giải trí vừa học.
Một buổi đi xem phim ý nghĩa
c. Giáo dục đạo đức, lối sống qua hoạt động học tập ngoại khóa:
- Mục tiêu: Đây là hoạt động thường kì của nhà trường, nằm trong kế
hoạch giáo dục của hầu hết các trường học. Qua hoạt động này, nhà trường
19/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
muốn học sinh của mình biết sống tự chủ, có trách nhiệm đồng thời hình thành
và phát triển năng lực hợp tác, khám phá sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, … Riêng
với giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi còn mong muốn phát triển thêm năng lực
giao tiếp, công nghệ thông tin cho học sinh qua việc giao bài báo cáo trước khi
các em đi tham quan.
- Tổ chức: Hoạt động học tập ngoại khóa mỗi kì diễn ra một lần ở các di
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh khác nhau. Trước khi học sinh đi học tập ngoại
khóa, giáo viên chủ nhiệm phải định hướng những yêu cầu để học sinh làm báo
cáo sau khi kết thúc ngoại khóa. Chẳng hạn:
+ Trình bày cảm nhận của mình về địa điểm Khoang Xanh - Suối Tiên
bằng những hình thức đa dạng, phong phú: vẽ tranh, làm thơ, chụp ảnh, viết bài
văn … (chuyến đi ngày 26/12/2015)
+ Chọn bức ảnh (tự chụp) em ấn tượng nhất về Hồ Núi Cốc và phát biểu
cảm nghĩ. (26/3/2016)
+ Làm video về chuyến tham quan K9, Đảo Ngọc Xanh. (26/12/2016)
+ Chọn một bức tượng La Hán em ấn tượng nhất trong chuyến đi Bái
Đính và thuyết minh. (25/3/2017)
- Kiểm tra, đánh giá: Sau chuyến tham quan, học sinh báo cáo kết quả
bằng chính những sản phẩm các em chọn lựa. Để có được báo cáo tham quan,
các em phải tìm hiểu, lựa chọn và có tình cảm, thái độ trước các đối tượng ấy.
- Kết quả: Học sinh trước hết có hiểu biết và nơi các em đi qua, sau nữa
các em biết tự hào, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân
tộc, biết cách tổ chức và giao việc khi làm việc nhóm, biết tính toán để mua sắm
đồ mang đi tham quan hợp lí...
20/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
Bài thu hoạch sau khi đi trải nghiệm ở Khoang Xanh - Suối Tiên
của học sinh Trần Thu Hằng
Ảnh thu hoạch sau khi đi trải nghiệm ở Hồ Núi Cốc
của học sinh Trương Đăng Hưng
21/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
Ảnh chụp từ video thu hoạch sau khi đi trải nghiệm ở Hồ Núi Cốc
của nhóm học sinh Phạm Thị Kim Huệ
Ảnh thu hoạch sau khi đi trải nghiệm ở chùa Bái Đính
của học sinh Đặng Huyền Anh
22/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
Học sinh Nguyễn Thành Long đang thuyết trình về ảnh La Hán
4. Hiệu quả thực hiện các giải pháp
Tiến hành thực nghiệm cho lớp 11A9 và lớp đối chứng 11A6 trong năm
học 2016-2017, chúng tôi đưa ra được một số kết quả sau:
- Về ý thức, thái độ: khi được tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm
giáo dục đạo đức, lối sống, học sinh lớp 11A9 tỏ ra vô cùng hứng thú, sổi nổi,
nhiệt tình khi tham gia các hoạt động: diễn văn nghệ, cắm hoa, vẽ tranh, làm
video, … Hiện tượng chán nản, mệt mỏi không có, khác xa với lớp giáo dục đạo
đức, lối sống bằng con đường truyền thống.
- Về nhận thức: Những bài học đạo đức, lối sống các em có được một cách rất tự
nhiên, do các em tự khám phá và rút ra được nên được khắc sâu và vô cùng
thấm thía.
- Về hoạt động thực tiễn: Các em biết vận dụng những bài học đạo đức, lối sống
vào cuộc sống hàng ngày, vào mối quan hệ với thầy cô, bạn bè trong lớp, trong
trường; đặc biệt các ứng xử, hành xử trong lớp khác hẳn thời gian trước.
- Về kết quả: Sau khi tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo
dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp chủ nhiệm, chúng tôi có một bài kiểm tra
nhỏ thực hiện ở 2 lớp sau khi đi học tập ngoại khóa gần đây (ngày 25/3/2017).
Nội dung bài kiểm tra gồm có: những hiểu biết về chùa Bái Đính; bài học đạo
đức, lối sống rút ra được qua chuyến đi (Phụ lục). Kết quả như sau:
23/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
Chất lượng
bài làm
Tốt
Khá
Trung bình
Lớp 11A9
(Thực nghiệm)
Số lượng
Tỉ lệ
(40 học sinh)
30
75 %
10
25 %
0
0
Lớp 11A6
(Đối chứng)
Số lượng
(42 học sinh)
10
25
7
Tỉ lệ
23,8 %
59,5 %
16,7 %
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA
GIỮA LỚP THỰC NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG
BIỂU ĐỒ: SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA
GIỮA LỚP THỰC NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG
Đánh giá cụ thể qua bài kiểm tra:
- Lớp đối chứng: Phần lớn học sinh có hiểu biết về chùa Bái Đính và
những bài học đạo đức, lối sống rút ra ở mức độ khá, trung bình. Học sinh có
hiểu biết tốt và bài học đạo đức sâu sắc chiếm tỉ lệ chưa cao, đặc biệt có 16,7 %
số học sinh trong lớp có hiểu biết và bài học đạo đức vô cùng sơ sài.
- Lớp thực nghiệm: Không có học sinh không nêu được hiểu biết và bài
học đạo đức. Tỉ lệ học sinh có hiểu biết tốt về cả kiến thức và đạo đức khá cao,
chiếm 75% học sinh cả lớp. Số còn lại là học sinh có hiểu biết và bài học đạo
đức ở mức khá.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta từng xác định: Giáo dục là khâu cơ
bản để hình thành nhân cách con người. Người đặt chữ "đức" lên trước, coi đó
là cái gốc của con người, của cách mạng, của công việc. Giáo viên chủ nhiệm
chúng tôi thực hiện lời dạy của Người, vận dụng những đổi mới của giáo dục
hiện tại, sử dụng những hoạt động mới mẻ nhất, phù hợp nhất để không chỉ giáo
dục kiến thức còn giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Đối chiếu với mục tiêu ban đầu của đề tài “Tăng cường các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp chủ
nhiệm” tôi nhận thấy mình đã đạt được một số kết quả sau:
- Cập nhật được những đổi mới của giáo dục nhằm phát huy tính chủ động, độc
lập chiếm lĩnh và hình thành các bài học đạo đức, lối sống cho học sinh lớp chủ
24/23
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm
nhiệm. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động mới mẻ, học gắn liền với
thực hành, tự chiếm lĩnh, phù hợp với nhu cầu đổi mới không gian học tập của
học sinh.
- Qua tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, tôi cũng nhận ra những tồn tại trong việc giáo
dục đạo đức, lối sống học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo. Giáo viên chủ nhiệm vẫn chú trọng những con đường truyền thống để giáo
dục đạo đức học sinh, trong khi thực sự những cách ấy hiện tại ít còn phù hợp và
có hiệu quả.
Kết quả thực nghiệm cho thấy học sinh thực sự đã rất hứng thú khi tự
mình trải nghiệm hoặc bằng tình cảm, hoặc bằng hành động; qua đó những bài
học đạo đức lối sống đến thật nhẹ nhàng, không gò ép, cứng nhắc.Đó sẽ là
những thứ quý giá các em trang bị được để hoàn thiện tâm hồn mình, để vươn
tới đỉnh cao mới.
Với kết quả này, chúng tôi tin rằng, việc tăng cường các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong giáo dục đạo đức, lối sống học sinh lớp chủ nhiệm là
hoàn toàn khả thi và có hiệu quả. Hoạt động này có thể được tất cả các giáo viên
chủ nhiệm áp dụng trong lớp chủ nhiệm của mình với các trải nghiệm đa dạng,
phong phú hơn nữa.
2. Khuyến nghị
Với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội: ban hành những tài liệu hướng dẫn
cụ thể, chi tiết về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để các nhà
trường và giáo viên có hiểu biết sâu sắc và đúng đắn về hoạt động bổ ích này.
Phối hợp có hiệu quả với các nhà trường tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi về
cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Với nhà trường: Chỉ đạo Đoàn thanh niên và các đoàn thể trong trường tổ
chức nhiều hơn nữa các hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú để học sinh
có cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm về các lĩnh vực trong học tập cùng như ngoài
cuộc sống.
Với phụ huynh: Hiểu biết đúng đắn, sâu sắc về hoạt động trải nghiệm
sáng tạo và ý nghĩa của các hoạt động này trong giáo dục đạo đức, lối sống cho
học sinh. Phối hợp chặt chẽ, đắc lực cùng nhà trường và giáo viên chủ nhiệm, hỗ
trợ về cả vật chất và tinh thần để các hoạt động trải nghiệm được diễn ra thường
xuyên hơn, hiệu quả hơn.
Với các giáo viên chủ nhiệm: Hãy tăng cường các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp chủ nhiệm để thay
thế cho cách giáo dục truyền thống xưa cũ; luôn trăn trở tìm ra và tổ chức được
25/23