Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Công tác xã hội đối với trẻ em lao động sớm từ thực tiễn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.86 KB, 113 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ PHƯỢNG

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM LAO ĐỘNG
SỚM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOA LƯ
TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ PHƯỢNG

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM LAO ĐỘNG
SỚM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOA LƯ
TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. HÀ THỊ THƯ

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
Công tác xã hội về “Công tác xã hội đối với trẻ em lao động sớm từ thực tiễn
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với
các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Phượng


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp, bản thân tôi
cũng gặp một số khó khăn nhất định về thời gian, chọn mẫu nghiên cứu, xử lý số
liệu mẫu thống kê, kỹ thuật phân tích số liệu, ... Tuy nhiên, tôi đã được sự hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình, cũng như sự khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi của thầy
cô, gia đình và bạn bè trong suốt quá trình nghiên cứu.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến thầy
cô, gia đình và đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin
trân trọng gửi lời cảm ơn TS. Hà Thị Thư đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em phòng Bảo vệ
Chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới - Sở LĐTXBH tỉnh Ninh Bình, phòng Lao động
Thương binh và Xã hội huyện Hoa Lư, cán bộ LĐTBXH các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện Hoa Lư, cùng nhóm trẻ em, gia đình trẻ đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, nhiệt
tình hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa
học để luận văn của tôi được hoàn chỉnh.
Ninh Bình, tháng 3 năm 2017
Tác giả

Vũ Thị Phượng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTXH
LĐTBXH
NNĐHNH
Nxb
SXKD
SXKDDV
TE

Công tác xã hội
Lao động - Thương binh và Xã hội
Nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Nhà xuất bản
Sản xuất kinh doanh
Sản xuất kinh doanh dịch vụ
Trẻ em



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.................................................................................3
1.1. Khái niệm và đặc điểm Trẻ em lao động sớm................................................10
1.1.1. Một số khái niệm..........................................................................................................10
1.1.2. Đặc điểm tâm lý xã hội và nhu cầu của trẻ....................................................................12
1.1.3. Đặc điểm hoàn cảnh gia đình của trẻ em lao động sớm ..............................................14

1.2. Lý luận về công tác xã hội đới với trẻ em lao động sớm...............................15
1.2.1. Một số khái niệm..........................................................................................................15
1.2.2. Nguyên tắc làm việc......................................................................................................16
1.2.3. Các hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em lao động sớm........................................18
1.2.4. Các phương pháp công tác xã hội đối với trẻ em lao động sớm...................................20
1.2.5. Lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội đối với trẻ em lao động sớm.......................24

1.2.5.2. Lý thuyết hệ thống sinh thái.....................................................................26
1.3. Các yếu tố tác động đến công tác xã hội đới với trẻ em lao động sớm.........27
1.3.1. Yếu tố thuộc về nhân viên công tác xã hội....................................................................28
1.3.2. Yếu tố về đặc điểm trẻ và gia đình trẻ em lao động sớm..............................................28
1.3.3. Quan điểm nhận thức của chính quyền địa phương, nhận thức về lao động trẻ em. . .29

1.4. Cơ sở pháp lý về công tác xã hội với trẻ em lao động sớm...........................30
Kết luận chương 1...................................................................................................32
Chương 2................................................................................................................33
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐÓI VỚI ...........................................33
TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM TẠI HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH...........33
2.1. Khái quát chung về địa bàn, khách thể nghiên cứu........................................33
2.1.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu .......................................................................33
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu...................................................................................34


Bảng 2.1. Công việc trẻ đang làm hiện nay.............................................................35
Bảng 2.2. Thời gian làm việc theo nhóm nghề, công việc........................................36


Biểu đồ 2.1. Nguyên nhân dẫn đến trẻ em lao động sớm........................................38
2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội với trẻ em lao động sớm....................40
2.2.1. Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức...............................................................41

Biểu đồ 2.2. Mức độ trẻ em lao động sớm tiếp cận với các hình thức truyền thông
................................................................................................................................. 41
Biểu đồ 2.3. Trẻ em lao động sớm được tiếp cận với các nội dung truyền thông. . .42
Biểu đồ 2.4. Đánh giá mức độ hài lòng của trẻ em lao động sớm với người làm công
tác truyền thông......................................................................................................44
2.2.2. Hoạt động kết nối nguồn lực........................................................................44
Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng của trẻ em khi được nhận các nguồn lực trợ giúp.. .46
2.2.3. Hoạt động hướng nghiệp - việc làm..............................................................................47

Biểu đồ 2.8. Đánh giá mức độ hài lòng của trẻ về công việc được hướng nghiệp...49
2.2.4. Hoạt động hỗ trợ gia đình trẻ ổn định sinh kế.............................................................50

Biểu đồ 2.9. Các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho gia đình trẻ em lao động sớm........51
Biểu đồ 2.10. Hình thức hỗ trợ cha mẹ trẻ ổn định sinh kế....................................51
Biểu đồ 2.11. Mức độ hài lòng của trẻ và gia đình về hoạt động hỗ trợ sinh kế.....52
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với trẻ em lao động sớm......54
2.3.1. Yếu tố thuộc về đặc điểm của trẻ em lao động sớm.....................................................54
2.3.2. Yếu tố thuộc về đặc điểm của nhân viên công tác xã hội..............................................55

Biểu đồ 2.13. Các yếu tố thuộc về đặc điểm của nhân viên CTXH.........................56
2.3.3. Nhận thức của chính quyền địa phương về hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em

lao động sớm...........................................................................................................................57

Kết luận chương 2..................................................................................................59
3.1. Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân...........................................61
3.1.1. Lý do ứng dụng.............................................................................................................61
3.1.2. Kết quả ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân.............................................61

3.2. Đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy hiệu quả công tác xã hội với trẻ em lao
động sớm.................................................................................................................70
3.2.1. Nhóm giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em
trong đó có nội dung về trẻ em lao động sớm.........................................................................70


3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực...............................................................................72
3.2.3. Xây dựng thí điểm mô hình hỗ trợ, phòng ngừa trẻ em lao động sớm.........................74
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp..................................................................74

Kết luận chương 3...................................................................................................75
KẾT LUẬN............................................................................................................. 76
PHỤ LỤC...............................................................................................................82
1.1. Năm sinh:………………..........................................................................................................1
1.2. Giới tính: ……………..............................................................................................................1
1.3. Nơi cư trú: ………………………….............................................................................................1


DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................5
Kết luận chương 1...................................................................................................32
Chương 2................................................................................................................33
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐÓI VỚI ...........................................33

TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM TẠI HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH...........33
Bảng 2.1. Công việc trẻ đang làm hiện nay.............................................................35
Bảng 2.2. Thời gian làm việc theo nhóm nghề, công việc........................................36
Biểu đồ 2.1. Nguyên nhân dẫn đến trẻ em lao động sớm........................................38
Biểu đồ 2.2. Mức độ trẻ em lao động sớm tiếp cận với các hình thức truyền thông
................................................................................................................................. 41
Biểu đồ 2.3. Trẻ em lao động sớm được tiếp cận với các nội dung truyền thông. . .42
Biểu đồ 2.4. Đánh giá mức độ hài lòng của trẻ em lao động sớm với người làm công
tác truyền thông......................................................................................................44
Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng của trẻ em khi được nhận các nguồn lực trợ giúp.. .46
Biểu đồ 2.8. Đánh giá mức độ hài lòng của trẻ về công việc được hướng nghiệp...49
Biểu đồ 2.9. Các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho gia đình trẻ em lao động sớm........51
Biểu đồ 2.10. Hình thức hỗ trợ cha mẹ trẻ ổn định sinh kế....................................51
Biểu đồ 2.11. Mức độ hài lòng của trẻ và gia đình về hoạt động hỗ trợ sinh kế.....52
Biểu đồ 2.13. Các yếu tố thuộc về đặc điểm của nhân viên CTXH.........................56
Kết luận chương 2..................................................................................................59
Kết luận chương 3...................................................................................................75
KẾT LUẬN............................................................................................................. 76
PHỤ LỤC...............................................................................................................82
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................5
Kết luận chương 1...................................................................................................32
Chương 2................................................................................................................33


THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐÓI VỚI ...........................................33
TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM TẠI HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH...........33
Bảng 2.1. Công việc trẻ đang làm hiện nay.............................................................35
Bảng 2.2. Thời gian làm việc theo nhóm nghề, công việc........................................36
Biểu đồ 2.1. Nguyên nhân dẫn đến trẻ em lao động sớm........................................38

Biểu đồ 2.2. Mức độ trẻ em lao động sớm tiếp cận với các hình thức truyền thông
................................................................................................................................. 41
Biểu đồ 2.3. Trẻ em lao động sớm được tiếp cận với các nội dung truyền thông. . .42
Biểu đồ 2.4. Đánh giá mức độ hài lòng của trẻ em lao động sớm với người làm công
tác truyền thông......................................................................................................44
Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng của trẻ em khi được nhận các nguồn lực trợ giúp.. .46
Biểu đồ 2.8. Đánh giá mức độ hài lòng của trẻ về công việc được hướng nghiệp...49
Biểu đồ 2.9. Các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho gia đình trẻ em lao động sớm........51
Biểu đồ 2.10. Hình thức hỗ trợ cha mẹ trẻ ổn định sinh kế....................................51
Biểu đồ 2.11. Mức độ hài lòng của trẻ và gia đình về hoạt động hỗ trợ sinh kế.....52
Biểu đồ 2.13. Các yếu tố thuộc về đặc điểm của nhân viên CTXH.........................56
Kết luận chương 2..................................................................................................59
Kết luận chương 3...................................................................................................75
KẾT LUẬN............................................................................................................. 76
PHỤ LỤC...............................................................................................................82


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em - mầm non của đất nước, là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của Việt
Nam mà của nhiều quốc gia trên thế giới. Công ước Quốc tế về quyền trẻ em năm
1989 đã khẳng định “Trẻ em phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt”, phát huy tinh
thần đó, trong những năm qua, Việt Nam cũng như các quốc gia khác tham gia
Công ước đã luôn quan tâm tới công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em để các
em được phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, một mặt mang lại
nhiều cơ hội đưa đất nước theo kịp với khu vực và thế giới, mặt khác cũng tạo ra
nhiều thách thức mới đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhóm
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang có xu hướng gia tăng, trong đó có trẻ em phải lao
động sớm. Song, không thể phủ nhận trẻ em lao động sớm góp phần tăng thu nhập,

cải thiện cuộc sống cho gia đình và chính các em. Lao động sớm cũng giúp nâng
cao ý thức yêu lao động, tự lập vươn lên. Nhưng chỉ dừng lại ở mức độ vừa với độ
tuổi, sức khỏe của các em chứ không phải như một lao động thực thụ. Sử dụng trẻ
em lao động sớm không được luật pháp công nhận và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ
cho chính các em cũng như xã hội. Do tuổi đời còn ít, các em dễ bị tổn thương và
gặp nhiều rủi ro về thể chất. Hơn nữa, các em không còn thời gian học tập, vui chơi,
giải trí, nguy cơ bỏ học cao, chậm phát triển trí tuệ, thiếu tự tin, khó hòa nhập xã
hội...Đây cũng là một trong những vấn đề được Chính phủ đặc biệt quan tâm nhằm
đưa ra những giải pháp thiết thực để can thiệp và hỗ trợ có hiệu quả đối với nhóm
trẻ em thiệt thòi này.
Theo kết quả điều tra lao động trẻ em năm 2012 nước ta có khoảng 1,75 triệu
lao động trẻ em trên tổng số 80 triệu dân. Đây là con số rất đáng lo ngại, bởi trong
số 1,75 triệu lao động trẻ em thì có 1,5 triệu em ở độ tuổi từ 10-16 tuổi, đây là độ
tuổi mà nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phải tham gia lao động kiếm sống, phải
làm việc những công việc không phù hợp với sức khoẻ và tâm sinh lý lứa tuổi của
các em, có những trẻ phải lao động trong điều kiện nặng nhọc độc hại, nguy hiểm

1


như khai thác đá, gia công các sản phẩm từ đá, sản xuất các sản phẩm mộc dân
dụng…điều đó cũng đồng nghĩa với việc các em có nguy cơ bỏ học, hay có nguy cơ
gặp phải các vấn đề xã hội. Trong những năm qua, nhờ sự cố gắng của các cơ quan
chức năng và các tổ chức xã hội, tình trạng trẻ em lao động sớm mặc dù có giảm
nhưng không bền vững. Nhận thức về lao động trẻ em tham gia hoạt động kinh tế
còn chưa rõ ràng nên việc sử dụng lao động trẻ em tại các làng nghề vẫn còn tồn tại.
Lao động trẻ em có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về tâm lý và sức
khỏe của trẻ em, hạn chế cơ hội có việc làm bền vững trong tương lai.
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Châu thổ Sông Hồng với
diện tích 1400 km2. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía

Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp biển;
Dân số 944.431 người, có 6 huyện, 02 thành phố với 146 xã, phường, thị trấn. Trên
địa bàn, có 2 dân tộc cùng sinh sống là dân tộc Kinh và dân tộc Mường, 2 tôn giáo
chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là
các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch. Hiện nay có 3 khu công
nghiệp, 22 cụm công nghiệp và hàng chục làng nghề truyền thống, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội và có khả năng thu hút khách du lịch đến thăm quan.[36]
Hoa Lư là một huyện nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Ninh Bình, liền kề hai thành
phố Ninh Bình và Tam Điệp, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch kéo theo các
hoạt động kinh tế của huyện phát triển mạnh như các khu công nghiệp, khai thác đá,
làng nghề truyền thống (làng nghề chạm khắc đá mỹ nghệ, làng nghề thêu ren).v.v...
trong sự chuyển mình để phát huy các thế mạnh của huyện, cùng với việc truyền
nghề, đào tạo nghề thì hiện nay vấn đề trẻ em tham gia lao động cũng đặt ra những
thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý lao động trẻ em tại địa phương.
Trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội chuyên trách các cấp làm việc với
trẻ em, gia đình và cộng đồng chưa có, cán bộ chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm,
chưa được đào tạo chuyên sâu về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa tình trạng lao động trẻ
em do đó phương pháp tiếp cận trong quá trình trợ giúp thiếu tính lý luận và toàn
diện để phòng ngừa và có những dịch vụ can thiệp, hỗ trợ kịp thời, phù hợp cho
nhóm đối tượng yếu thế.

2


Công tác xã hội đối với trẻ em nói chung đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu, tuy nhiên công tác xã hội đối với trẻ em lao động sớm tại một địa bàn cụ thể
như huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là một đề tài mới mẻ.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Công tác xã hội đối với
trẻ em lao động sớm từ thực tiễn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” làm luận văn
thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề trẻ em lao động sớm đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia
trong nhiều thập kỷ nay. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện;
đồng thời cũng có nhiều dự án và chương trình hành động cũng như các chiến dịch
truyền thông đã được phát động nhằm chia sẻ thông tin và giải quyết tình trạng lao
động trẻ em.
Nghiên cứu “Định nghĩa lao động trẻ em: đánh giá định nghĩa lao động trẻ
em trong nghiên cứu chính sách” – tên tiếng anh “Defining child labour: A review
of the definitions of child labour in policy research” được tác giả Eric V .Edmonds
và ông Frank Hagemann (văn phòng IPEC tại Geneva) công bố tháng 11/2008.
Nghiên cứu đã chỉ ra được một số định nghĩa về lao động trẻ em trong các chính
sách về luật, văn bản dưới luật, chính sách xã hội của các quốc gia được nghiên cứu
góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu thể chế chính sách nhằm làm sáng tỏ các
định nghĩa, điệu kiện làm việc (môi trường, ánh sáng, thời gian) của lao động trẻ em
tại các quốc gia do Tổ chức lao động thế giới tiến hành nghiên cứu [11].
Trong nghiên cứu mang tên “ Lao động trẻ em” - “ Child Labour” do Eric
V .Edmonds thực hiện 02/2007 đã chỉ ra các nội dung sau: Định nghĩa thuật ngữ
thường được sử dụng trong các nghiên cứu về phân bố thời gian của trẻ em và cung
cấp một cái nhìn tổng quan nhất về việc trẻ em đã sử dụng thời gian như thế nào tại
đất nước có thu nhập thấp hiện nay; xem xét các loại hình lao động trẻ em phổ biến
nhất cũng như tác động của các công việc này đối với việc học hành, sức khỏe;
những hạn chế trong việc lựa chọn chính sách ảnh hưởng đến lao động trẻ em.[10]
Trong nghiên cứu “Những ảnh hưởng của lao động trẻ em đến việc đạt được
thành tích học tập, bằng chứng từ Ghana” - “ What is the effect of child labour on
learning achievement? Evidence from Ghana, của Christopher Heady (công bố

3



10/2010) đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng của trẻ em lao động sớm đến việc hoàn
thành các mục tiêu học tập tại trường học. Khó khăn hạn chế của việc trẻ em vừa
tham gia học tập, vừa tham gia làm việc tại Ghana như thế nào?[9]
Như vậy qua một số nghiên cứu được công bố trong thời gian gần đây của các
tác giả nước ngoài có thể thấy rằng, thực trạng trẻ em lao động sớm không chỉ là
vấn đề cần quan tâm trong phạm vi một quốc gia mà nó còn là vấn đề quan tâm của
quốc tế. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được các hoạt động công tác xã
hội với trẻ em lao động sớm và những tác động của các hoạt động này đến trẻ em
lao động sớm như thế nào.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Báo cáo “Vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam” (Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội, 1997). Đây là tài liệu tập trung những báo cáo được trình bày tại một cuộc
tọa đàm về vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam. Những báo cáo này chỉ rõ nguyên
nhân, hậu quả của lao động trẻ em trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang có
nhiều sự thay đổi, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng
lao động trẻ em tại Việt Nam [35].
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của gia đình đến giáo dục trẻ lao động sớm” của
nhóm nghiên cứu Viện Khoa học giáo dục Việt Nam năm 2009. Nghiên cứu đã chỉ
ra những ảnh hưởng của giáo dục gia đình đến giáo dục trẻ em lao động sớm và tầm
quan trọng của nền tảng giáo dục gia đình đến nhóm trẻ em này [32].
Báo cáo “Điều tra thu thập thông tin ban đầu nhằm xác định đối tượng hưởng
lợi của dự án lao động trẻ em tại 05 tỉnh Việt Nam” của Viện khoa học Lao động xã
hội thực hiện năm 2011 [33].
Báo cáo “Điều tra quốc gia về Lao động trẻ em 2012 - Các kết quả chính” do
Tổng cục thống kê phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổ chức Lao
động quốc tế tại Việt Nam thực hiện và công bố năm 2014. Báo cáo đã đưa ra một
bức tranh khá toàn diện về lao động trẻ em ở Việt Nam, trong đó chỉ rõ không phải
mọi hình thức lao động của trẻ em được coi là lao động trẻ em bởi trong bối cảnh của
Việt Nam, kinh tế hộ gia đình còn chiếm tỷ trọng lớn, trẻ em trong những lứa tuổi
nhất định có thể tham gia làm một số công việc với lượng thời gian nhất định mà

không ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng sức khỏe, học tập và sự phát triển của trẻ
em. Tuy vậy, một bộ phận trẻ em đã và đang tham gia vào những công việc có thời

4


gian kéo dài, các công việc có nguy cơ thuộc nhóm nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có
ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và cơ hội học tập của trẻ, đòi hỏi phải có
những giải pháp phòng ngừa, can thiệp để bảo vệ trẻ em, tạo môi trường lành mạnh
cho mọi trẻ em phát triển toàn diện [7,tr.6].
Hiện nay, được sự hỗ trợ của Bộ Lao động Hoa Kỳ thông qua Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO) đang triển khai dự án "Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc
gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam" (từ 01/1/201531/12/2019). Dự án sẽ đóng góp vào công cuộc phòng chống và xóa bỏ tình trạng
lao động trẻ em tại Việt Nam thông qua hỗ trợ Kế hoạch hành động quốc gia Phòng
chống và giảm thiểu lao động trẻ em, theo đó các chính sách, pháp luật liên quan tới
lao động trẻ em được rà soát bổ sung, sửa đổi và xây dựng mới phù hợp với các
cam kết quốc tế mà Việt Nam đã hoặc sẽ tham gia [37].
Trong Luận văn thạc sỹ về đề tài “ Lao động trẻ em trong điều kiện độc hại
nguy hiểm” do Vũ Thị Hồng Khanh, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
thực hiện vào năm 2003 đã chỉ ra những công việc mang tính chất độc hại nguy
hiểm mà trẻ em đang làm việc, ảnh hưởng của chúng đến trẻ em như thế nào và
gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề trẻ em lao động sớm tại nước ta hiện nay
[15].
Đề tài “Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với lao động trẻ em tại Thành
phố Hà Nội (nghiên cứu tại quận Ba Đình và huyện Thường Tín)” của tác giả
Nguyễn Thị Bích Hằng – 2014 đã chỉ ra vai trò của nhân viên CTXH trong hoạt động
trợ giúp trẻ em lao động phụ giúp cha mẹ làm kinh tế, lao động trong các cơ sở kinh
doanh dịch vụ, làm thuê giúp việc gia đình và trẻ em lang thang kiếm sống tại địa bàn
quận Ba Đình và 02 xã Nhị Khê, Hiền Giang thuộc huyện Thường Tín [13].
Từ tổng quan về các công trình nghiên cứu cho thấy, đã có rất nhiều đề tài và

công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về trẻ em lao động sớm. Các đề tài,
công trình nghiên cứu đó đã đưa ra cách nhìn chung nhất về tình hình cũng như
những ảnh hưởng đối với trẻ em lao động sớm. Song, phần lớn các nghiên cứu trên
được tiếp cận từ góc độ xã hội học và tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chưa có
một nghiên cứu nào cụ thể về công tác xã hội với trẻ em lao động sớm. Do vậy, rất

5


cần thiết phải có những nghiên cứu mang tính chất địa phương để thấy được bối
cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội tác động đến các hoạt động phòng ngừa, giảm
thiểu tình trạng trẻ em tham gia lao động sớm, đặc biệt trong các làng nghề truyền
thống tại địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích mô tả, đánh giá và phân tích thực trạng Công tác xã hội
đối với trẻ em lao động sớm tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình cũng như các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động này. Dựa trên những kết quả nghiên cứu, tác giả đã ứng
dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ 01 trẻ em lao động sớm trên địa
bàn huyện, trên cơ sở đó có những phát hiện mang tính thực tiễn làm căn cứ để đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với trẻ em lao
động sớm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về Công tác xã hội đối với trẻ em lao động
sớm.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xã hội đối với trẻ em lao động sớm
đang diễn ra tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Ứng dụng tiến trình Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm tại
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối

với trẻ em lao động sớm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội đối với trẻ em lao động sớm từ thực tiễn huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu trên hai nhóm khách thể chính:
Thứ nhất, trẻ em lao động sớm trên địa bàn huyện Hoa Lư.
Thứ hai, cán bộ làm việc với trẻ em lao động sớm.
4.3. Phạm vi nghiên cứu

6


4.3.1. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động CTXH qua đó ứng dụng công tác xã
hội cá nhân trong quá trình trợ giúp trẻ. Các hoạt động mà đề tài tập trung nghiên
cứu đó là: Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức; Hoạt động kết nối nguồn
lực; Hoạt động hướng nghiệp - việc làm; Hoạt động trợ giúp gia đình trẻ ổn định
sinh kế.
4.3.2. Phạm vi về khách thể nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu 02 nhóm khách thể chính là:
Nghiên cứu trên 100 trẻ em đang tham gia lao động sớm tại 2 xã trọng điểm xã
Ninh Vân và xã Ninh Hải. Bởi vì đây là 02 xã có làng nghề truyền thống (làng nghề
chế tác đá mĩ nghệ và thêu ren).
Nghiên cứu 13 cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em (Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội huyện Hoa Lư, cán bộ Lao động TBXH cấp xã).
Ngoài ra, đề tài cũng nghiên cứu đại diện cha mẹ/người thân của trẻ em lao
động sớm; đại diện người sử dụng lao động (chủ cơ sở sản xuất kinh doanh) và đại
diện Ban quản lý làng nghề.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá về thực trạng TE
lao động sớm, thực trạng của công tác xã hội đối với TE lao động sớm trên địa bàn
huyện Hoa Lư rút ra được những lý luận và đưa ra được những đề xuất về biện pháp
để nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với nhóm TE lao động sớm trên địa bàn
huyện Hoa Lư.
Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý
thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống chính sách hỗ trợ đối với TE lao
động sớm trong nước và quốc tế.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp một số phương pháp sau:
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu: Phân tích thông tin, số liệu từ
các báo cáo, ấn phẩm, tài liệu, các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến vấn đề

7


trẻ em và lao động trẻ em, tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã và đang thực hiện về
vấn đề lao động trẻ em cả nghiên cứu trong nước và nước ngoài, đặc biệt là các tài
liệu, báo cáo có liên quan đến công tác xã hội với trẻ em lao động sớm.
5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Là phương pháp điều tra xã hội
học, thu thập thông tin bằng cách lập một bảng hỏi cho nhóm đối tượng trong một
khu vực, trong khoảng thời gian nhất định. Trong đề tài có xây dựng một bảng hỏi
là tổ hợp các câu hỏi về đặc điểm TE lao động sớm, những hoạt động CTXH với trẻ
em lao động sớm với quy mô mẫu khảo sát gồm 100 TE lao động sớm trong độ tuổi
từ 11-dưới 16 tuổi tại 02 xã Ninh Vân và Ninh Hải thuộc địa bàn huyện Hoa Lư.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu: Là những cuộc đối thoại giữa người
nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng và
những ảnh hưởng của hoạt động CTXH và những khó khăn mà TE lao động sớm

gặp phải mà khi trả lời theo bảng hỏi các em chưa thể nói hết. Bên cạnh đó, đề tài
cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với 13 cán bộ làm công tác Bảo vệ chăm
sóc trẻ em thuộc phòng LĐTBXH huyện Hoa Lư, cán bộ làm công tác LĐTBXH
cấp xã; ngoài ra thực hiện phỏng vấn sâu đại diện cha mẹ trẻ, đại diện ban quan lý
làng nghề/đại diện cơ sở SXKDDV.
5.2.4. Phương pháp quan sát: trong quá trình nghiên cứu và thu thập thông
tin, tác giả luôn sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thêm thông tin, đồng
thời kiểm tra độ chính xác của thông tin qua quan sát các biểu hiện trong giao tiếp;
Quan sát công việc mà trẻ đang làm, các trang thiết bị, dụng cụ làm việc để biết
được môi trường và điều kiện làm việc của trẻ; Quan sát thái độ, hành vi giữa cha
mẹ - gia đình có trẻ em lao động sớm với các em.
5.2.5 Phương pháp thống kê toán học: Các số liệu định lượng thu thập được xử
lý, phân tích qua phần mềm bảng tính Excell và phần mềm chuyên dụng SPSS 20.0.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ lý luận về TE tham gia lao
động sớm, qua đó bổ sung và làm phong phú thêm cách nhìn nhận, đánh giá, các biện

8


pháp can thiệp, phòng ngừa và vai trò của nhân viên CTXH đối với TE lao động
sớm. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu tạo tiền đề cho các nhà nghiên cứu tiếp
tục nghiên cứu ứng dụng sâu hơn các lý thuyết Xã hội học và Công tác xã hội như:
Công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm…vào việc trợ giúp cho các nhóm
đối tượng đặc thù như nhóm trẻ em lao động sớm.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài chỉ ra cách nhìn tổng quan về tình hình TE lao động sớm, những nguy
cơ và thách thức đối với các em khi làm việc ở những môi trường độc hại, nguy
hiểm và vai trò của nhân viên CTXH trong hoạt động thực tiễn để giảm thiểu tình

trạng này.
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá
trình tham mưu, hoạch định, điều chỉnh, bổ sung các chính sách trợ giúp nhằm ngăn
ngừa, giảm thiểu và giải quyết vấn đề trẻ em lao động sớm đạt hiệu quả.
Đối với địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng thể về thực trạng
công tác xã hội đối với nhóm đối tượng là trẻ em lao động sớm tại huyện Hoa Lư,
tỉnh Ninh Bình. Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc hoàn thiện và phát triển các
dịch vụ, hoạt động công tác xã hội để trợ giúp nhóm đối tượng này.
Đối với người nghiên cứu: qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, người
nghiên cứu có cơ hội áp dụng những lý thuyết và phương pháp đã được học vào
thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là những kỹ năng thực hành CTXH nói chung và
CTXH cá nhân nói riêng. Từ đó giúp người nghiên cứu nắm vững kiến thức, rèn
luyện kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm trong những nghiên cứu tiếp theo và
quá trình công tác của bản thân.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn này ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các
phụ lục, nội dung chính chia làm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với trẻ em lao động sớm.
Chương 2. Thực trạng về công tác xã hội đối với trẻ em lao động sớm tại
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

9


Chương 3. Ứng dụng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em lao động sớm và đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả CTXH từ thực tiễn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM
1.1. Khái niệm và đặc điểm Trẻ em lao động sớm

1.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm Trẻ em
Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em là người dưới 18
tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với những trẻ em có quy định tuổi thành
niên sớm hơn”.
Tại Việt Nam, khái niệm trẻ em đã được đề cập đến trong Luật Bảo vệ chăm
sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Luật Trẻ em năm 2016 (có hiệu lực thi hành từ
01/6/2017): “ Trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”.
Trẻ em trong nghiên cứu này là những người dưới 16 tuổi, chưa phát triển
hoàn thiện về tâm sinh lý, chưa trưởng thành về xã hội do đó luôn cần được gia đình
và xã hội quan tâm. Việc lựa chọn độ tuổi này dựa trên cơ sở những quy định của
Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và cũng phù hợp với các nghiên cứu về
lao động trẻ em trong những năm gần đây ở nước ta.
* Khái niệm Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào
thế giới xung quanh để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời
sống xã hội.
* Khái niệm Trẻ em lao động sớm
Thuật ngữ “Trẻ em lao động sớm” hay “lao động trẻ em” được sử dụng phổ
biến trong các văn bản, tài liệu, sách báo, các công trình nghiên cứu về vấn đề lao
động, việc làm liên quan đến trẻ em [38].
Đến nay chưa có khái niệm chung và thống nhất về lao động trẻ em, nhưng
thông thường các quốc gia xác định lao động trẻ em là những trẻ em được sử dụng
làm những công việc bị cấm theo luật pháp quốc gia, các hình thức lao động trẻ em

10


tồi tệ nhất theo Công ước 182 của Tổ chức Lao động quốc tế, lao động trong điều
kiện có hại cho trẻ em.

Tại những nước đang phát triển, việc trẻ em tham gia lao động đã trở thành
nhu cầu chính đáng của trẻ em khi các em tham gia làm những công việc nhẹ
nhàng, phù hợp với sức khỏe, khả năng của mình và thời gian ngắn, không gây ảnh
hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ qua đó không chỉ giúp các em có thêm thu
nhập kinh tế mà còn giúp rèn luyện, phát triển nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, bên
cạnh đó việc trẻ em bị bóc lột lao động khi các em phải lao động quá sớm và nhiều
giờ, phải làm các công việc nặng nhọc trong những điều kiện độc hại, nguy hiểm
hay ảnh hưởng đến sự phát triển các mặt: sức khỏe, giáo dục và vui chơi, giải trí…
đây không còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà trở thành mối quan tâm chung
của các nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, chưa có khái niệm thống nhất về “lao động trẻ em” hay “trẻ em
lao động sớm”. Tuy nhiên, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam phù hợp
với quan điểm của các tổ chức quốc tế về lao động trẻ em. Những quy định trong Bộ
luật Lao động năm 2012 về cơ bản cũng phù hợp với những điều ước quốc tế về lao
động trẻ em, trong đó quy định độ tuổi lao động tối thiểu là 15 tuổi (với những công
việc nặng nhọc, độc hại là 18 tuổi). Bộ Luật lao động cũng đưa ra khái niệm người
lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Do đó, để hài hòa giữa luật
pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam, trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu
được xác định là người lao động dưới 16 tuổi, phải làm việc nhiều giờ trong ngày
hoặc làm những công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng đến
sự phát triển của trẻ.
Từ đó, có thể hiểu khái niệm “lao động trẻ em” hay “trẻ em lao động sớm” là
đề cập đến vấn đề trẻ em dưới 16 tuổi tham gia làm việc trên thị trường lao động,
có quan hệ lao động hay không có quan hệ lao động nhưng đều nhằm mục đích tạo
ra thu nhập để nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình; các em phải sử dụng hầu
hết thời gian lẽ ra dành cho học tập, vui chơi, giải trí để làm việc cho người sử
dụng lao động hay cho gia đình; là những trẻ em bị bóc lột sức lao động, phải làm
những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phải làm việc nhiều giờ trong

11



ngày, quá sức mình ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tâm lý, tình cảm, nhận
thức, đạo đức và xã hội của trẻ em.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thuật ngữ “trẻ em lao động sớm” để có
cái nhìn sâu sắc hơn về “nhóm người lao động đặc biệt” - chưa đủ 16 tuổi vì đây là
giai đoạn đầu tiên hình thành và phát triển nhân cách, trí tuệ của trẻ vì vậy giai đoạn
này trẻ em cần được chăm sóc, bảo vệ đặc biệt để các em được phát triển toàn diện về
mọi mặt, nhưng nếu các em phải làm việc, lao động quá sức hay không phù hợp với
lứa tuổi thì sẽ dẫn đến sự phát triển lệch lạc cả về thể chất và tâm hồn của các em.
1.1.2. Đặc điểm tâm lý xã hội và nhu cầu của trẻ
* Đặc điểm tâm lý xã hội của trẻ em lao động sớm
Trẻ em ở giai đoạn này có đầy đủ những đặc điểm tâm lý phát triển của lứa
tuổi, đây là giai đoạn quan trọng để các em hình thành nhân cách sống. Tuy nhiên,
hoàn cảnh sống đã không tạo môi trường thuận lợi để các em có thể phát triển bình
thường như những đứa trẻ khác. Do phải đi làm nên đa phần trẻ em lao động sớm
có tính cách lớn trước tuổi, suy nghĩ già dặn, hay lo nghĩ về gia đình. Ở các em hình
thành tính cách tự lập, có tinh thần giúp đỡ bố mẹ. Nhưng cũng hay tự ái và có
những hành động bộc phát không suy tính rõ ràng. Trẻ em lao động sớm có những
điểm cơ bản sau:[38]
- Hung hăng và phá phách: Do đặc trưng của một số nghề, để tự bảo vệ cho
mình hoặc vì không thể diễn tả tâm trạng bằng lời nói nên trẻ có thể đánh đập người
khác khi chúng cảm thấy căng thẳng, tức giận hoặc sợ hãi.
- Hoài nghi, thiếu tin tưởng: Trẻ em lao động sớm có đủ lí do để ngờ vực, vì
chúng va chạm với môi trường lao động khắc nghiệt bên ngoài khi còn quá sớm, có
thể chúng đã bị dụ dỗ, lừa gạt nên luôn phải đề phòng, cách tốt nhất là không nên
tin tưởng ai.
- Giận dữ và luôn có ác cảm: Một số trẻ tức giận người lớn vì bị bạc đãi, các
em cứ đinh ninh sẽ bị phê bình hoặc trừng phạt.
- Mặc cảm tội lỗi và tự trách mình: Trẻ hổ thẹn vì những điều xảy ra đã đến

với mình như bị cưỡng dâm, bị làm nhục hoặc các em tự trách mình vì đã không tự
bảo vệ được.

12


- Không nói thật: Vì trẻ ước mơ có một hoàn cảnh khác, tránh né những đề
tài đau thương, sợ bị hậu quả xấu, trẻ cố gắng lấy lòng người lớn, cố ý nói dối
để tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc để gây sự chú ý
với người nghe.
Từ những đặc điểm trên cho thấy vì phải bươn trải kiếm sống mà các em đang
bị mất đi sự trong sáng vốn có của lứa tuổi và nhường chỗ cho những lo toan hoặc
sự tức giận, sợ hãi. Bản thân các em cũng đều mong muốn có được cuộc sống bình
thường, tốt đẹp hơn.
* Về đặc điểm sinh lý:[38]
- Trí tuệ, nhận thức: Do hoạt động kiếm sống nên trẻ lao động sớm có nhận
thức nhanh hơn trẻ bình thường, các em đã sớm phải đối diện với các tình huống
phức tạp ở ngoài xã hội nên trí tuệ phát triển hơn.
- Thể chất: Thường là nhỏ, còi do chế độ ăn uống không đầy đủ, hợp lí và do
điều kiện làm việc khắc nghiệt.
* Nhu cầu của trẻ em lao động sớm: [38]
- Nhu cầu về vật chất, sinh lý: Các em có nhu cầu được đáp ứng đầy đủ về đồ
ăn, nước uống để không bị đói, được ngủ, nghỉ sau những giờ lao động mệt mỏi,
đây được xem là những nhu cầu cơ bản nhất của các em.
- Nhu cầu được an toàn: Các em mong muốn có một môi trường an toàn để
sống, để làm việc. Có một ngôi nhà để tránh mưa, tránh nắng, được khám chữa
bệnh, được chăm sóc y tế miễn phí khi bị đau ốm. Mong được sống trong môi
trường được bảo vệ an ninh tính mạng, được làm việc trong điều kiện đảm bảo an
toàn vệ sinh lao động, hạn chế các yếu tố gây thương tích, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp.

- Nhu cầu về tình cảm xã hội: Các em luôn mong muốn được sống trong sự
yêu thương, quan tâm, động viên, khích lệ và hỗ trợ của gia đình (rất sợ khi bị đơn
độc), các em tự tin hơn khi được sống trong sự yêu thương đó. Bên cạnh đó các em
mong muốn có sân chơi dành riêng cho nhóm bạn cùng trang lứa phải đi làm như
mình, được tham gia các hoạt động tập thể, sinh hoạt, vui chơi với thời gian linh
hoạt; không bị mắng nhiếc; không bị sử dụng vào những công việc vi phạm pháp
luật, hoặc những việc làm không chính đáng.

13


- Nhu cầu được tôn trọng: muốn được đối xử bình đẳng, được lắng nghe và
không bị coi thường; mong muốn được cha mẹ đánh giá công bằng những việc các
em làm và đóng góp của các em đối với gia đình. Không bắt các em làm những công
việc mà các em không thích hoặc không muốn. Không bị trì triết, mắng chửi khi
phạm lỗi trong công việc, muốn được cha mẹ chỉ bảo cách làm việc, hỗ trợ trong
công việc. Được trả lương công bằng với sức lao động các em bỏ ra.
- Nhu cầu được hoàn thiện và phát triển: Đó là nhu cầu được đi học, được học
lên cao hơn, với những em không còn đi học thì mong muốn được đào tạo nghề và
giới thiệu việc làm phù hợp với lứa tuổi của các em. Qua đó được phát huy tay
nghề, sáng tạo trong lao động.
1.1.3. Đặc điểm hoàn cảnh gia đình của trẻ em lao động sớm
Theo báo cáo “Điều tra quốc gia về Lao động trẻ em 2012- các kết quả
chính” cho thấy có khoảng 50% hộ có mức thu nhập bình quân từ 2,5 - 4,5 triệu
đồng/tháng; tuy nhiên cũng có gần 22% hộ có mức thu nhập dưới 2,5 triệu
đồng/tháng (so với chuẩn nghèo theo qui định hiện hành, thì hộ có thu nhập dưới
2,5 triệu/tháng thường rất dễ rơi vào nhóm hộ nghèo theo chuẩn nghèo hiện tại).
Qua đó có thể thấy phần lớn trẻ em lao động sớm là con, em của các gia đình nghèo
mà công việc của cha mẹ trẻ thường có thu nhập thấp, không thường xuyên, không
ổn định hơn thế nữa một số người còn rơi vào tình trạng “bán” thất nghiệp, mất sức

lao động hoặc con, em các gia đình nông dân, làm thuê mướn. Với điều kiện như
vậy, cha mẹ các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc trang trải, lo toan cho cuộc
sống gia đình nên tất yếu dẫn tới việc trẻ em phải lao động sớm để kiếm tiền phụ
giúp cha mẹ.
Ngoài ra, một số trẻ sống trong gia đình có bố mẹ ly hôn, chính loại gia đình
"khuyết" này cũng là một trong những nguyên nhân đẩy các em vào tình trạng phải
lao động sớm.
Bên cạnh đó, một số trẻ sống trong gia đình có điều kiện kinh tế khá giả do gia
đình có nghề truyền thống, vì vậy, các em được tiếp cận với nghề từ khi còn nhỏ.
Yếu tố truyền nghề cộng với nhận thức hạn chế của một số gia đình cũng là một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lao động sớm. Các em giống

14


như những người học nghề thực thụ khi một số em ngoài việc học (thậm chí có em
bỏ học) đã dành quá nhiều thời gian cho việc phụ giúp cha mẹ.
1.2. Lý luận về công tác xã hội đới với trẻ em lao động sớm
1.2.1. Một số khái niệm
* Khái niệm công tác xã hội
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt động
nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi
phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều
kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ ( Zastrow, 1996:5) [38].
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai: CTXH có thể hiểu là một nghề, một hoạt động
chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực
đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã
hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng
giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội [17].
Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòa

mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội,
nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành
mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội
tiên tiến.
Gần đây nhất, tháng 7/2014, Đại hội đồng Hiệp hội Nhân viên CTXH Quốc tế
(IFSW General Meeting) và Đại hội đồng Hiệp hội quốc tế các trường đào tạo
CTXH (IASSW General Assembly) đã thống nhất toàn cầu về định nghĩa nghề
CTXH: là một ngành khoa học và là nghề thực hành thúc đẩy nâng cao năng lực, sự
tự do, liên kết xã hội, thay đổi xã hộ và phát triển. Nguyên tắc chủ đạo của CTXH là
tôn trọng sự đa dạng, trách nhiệm tập thể, quyền con người và công bằng xã hội.
Trên nền tảng lý thuyết CTXH, khoa học xã hội, kiến thức bản địa và nhân văn,
CTXH kết nối nhân dân và tổ chức để bày tỏ những thách thức trong cuộc sống và
nâng cao chất lượng cuộc sống. [12]
* Khái niệm công tác xã hội với trẻ em lao động sớm
Trên cơ sở định nghĩa về công tác xã hội, trẻ em lao động sớm như trên thì có
thể hiểu công tác xã hội đối với trẻ em lao động sớm là hoạt động của nhân viên

15


×