Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Kịch hữu ước nhìn từ góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỞNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
------------------------------

NGUYỄN HẢI HÀ

KỊCH HỮU ƢỚC
NHÌN TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kiều Anh

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo, TS. Nguyễn Thị Kiều
Anh - ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2, phòng Sau đại học, quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy tôi
trong suốt khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn
đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ động viên của gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có những cố gắng, tìm tòi nhất định, song chắc chắn luận
văn không tránh khỏi hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến


đóng góp của thầy, cô và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2016
Học viên

Nguyễn Hải Hà


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của cô giáo, TS.
Nguyễn Thị Kiều Anh. Tôi xin cam đoan:
- Luận văn là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi.
- Những tƣ liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn là trung thực.
- Những gì đƣợc triển khai trong luận văn không trùng khít với bất kì
công trình nghiên cứu của các tác giả nào đã đƣợc công bố trƣớc đó.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2016
Học viên

Nguyễn Hải Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 5

7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. XUNG ĐỘT TRONG KỊCH HỮU ƢỚC ....................................... 6
1.1. Khái niệm xung đột kịch ............................................................................ 6
1.2. Một số xung đột cơ bản trong kịch Hữu Ƣớc ............................................ 9
1.2.1. Xung đột giữa tình thân và luật pháp ............................................... 9
1.2.2. Xung đột ta – địch ........................................................................... 12
1.2.3. Xung đột giữa cái thiện và cái ác ................................................... 15
1.2.4. Xung đột nội tâm ............................................................................. 19
Chƣơng 2. NHÂN VẬT TRONG KỊCH HỮU ƢỚC ..................................... 25
2.1 Khái niệm nhân vật và nhân vật kịch ........................................................ 25
2.1.1 Quan niệm về nhân vật văn học ....................................................... 25
2.1.2 Nhân vật kịch và đặc điểm của nhân vật kịch.................................. 28
2.2. Các kiểu loại nhân vật trong kịch của Hữu Ƣớc ...................................... 30
2.2.1. Bảng thống kê các kiểu loại nhân vật trong kịch Hữu Ước ........... 30
2.2.2. Các kiểu loại nhân vật trong kịch của Hữu Ước ............................ 34
Chƣơng 3. NGÔN NGỮ TRONG KỊCH HỮU ƢỚC .................................... 59
3.1. Ngôn ngữ kịch .......................................................................................... 59


3.2. Đặc điểm ngôn ngữ trong kịch bản của Hữu Ƣớc ................................... 60
3.2.1. Ngôn ngữ dung dị đời thường ......................................................... 60
3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại với lời thoại dài, giàu triết lí, chiêm
nghiệm, suy tư........................................................................................... 64
3.2.3. Ngôn ngữ độc thoại ......................................................................... 69
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hữu Ƣớc - ngƣời nghệ sĩ đa tài “trƣởng thành từ ngôi nhà báo Công an
Nhân dân”. Trong hành trình sáng tác của mình, Hữu Ƣớc đã thành công ở rất
nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Ông đƣợc coi là tác giả “bảy trong một”. Đó là:
nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà viết kịch, nhà điện ảnh, nhạc sĩ, họa sĩ. Ở thể
loại nào, Hữu Ƣớc cũng cố gắng thể hiện sâu sắc những mảng sáng - tối của
hiện thực cuộc sống con ngƣời. Các tác phẩm nghệ thuật của ông đã nhận
đƣợc nhiều giải thƣởng văn học - báo chí - sân khấu:
* Giải thƣởng truyện ngắn Báo văn nghệ (1995) với truyện ngắn “Ước
vọng của anh tôi”; giải thƣởng truyện ngắn Tạp chí Tác phẩm mới (1996) với
truyện ngắn “Đám ma hủi”.
* Giải báo chí toàn quốc (1998) với ký sự “Một chặng đường nước
Mỹ”;
* Giải thƣởng Hội nghệ sỹ sân khấu (1999) với vở kịch “Khoảnh khắc
mong manh”; giải thƣởng Hội nghệ sỹ sân khấu (2002) với vở kịch “Vòng vây
cô đơn”; giải thƣởng Hội nghệ sỹ sân khấu (2003) với vở kịch “Vòng xoáy”.
Và trong số nhiều thể loại sáng tác ấy, kịch đƣợc coi là một trong
những thể loại giúp Hữu Ƣớc gặt hái đƣợc nhiều thành công.
Khảo sát các kịch bản của Hữu Ƣớc chúng tôi thấy rằng so với các kịch
gia lớn của Việt Nam nhƣ: Nguyễn Đình Thi, Lƣu Quang Vũ, Nguyễn Huy
Tƣởng,… Hữu Ƣớc đặt tên tuổi của mình trong nền văn học Việt Nam nói
chung và văn học kịch nói riêng không phải bởi ông có một số lƣợng tác
phẩm lớn mà bởi sự đặc sắc về nội dung, tƣ tƣởng, nghệ thuật trong sáng tác.
Hầu hết trong các vở kịch của mình, Hữu Ƣớc đều tập trung khai thác vào đề
tài luật pháp hay “tòa án tội phạm” – những đề tài có vẻ nhƣ xa cách, khó gần
thậm chí là “húy kị” nhƣ ngƣời ta thƣờng nghĩ. Qua các vở kịch, nhà văn đã



2

chuyển tải vào đó những bài học giáo dục sâu sắc và thấm thía hơn đối với
mỗi cán bộ, những chiến sĩ công an và mỗi con ngƣời. Có thể thấy rằng mỗi
vở kịch của nhà văn Hữu Ƣớc không chỉ dừng lại ở tính thời đại, mà sâu sắc
hơn là tƣ tƣởng nhân văn mà ông theo đuổi. Và Hữu Ƣớc dù ở địa vị là ngƣời
chiến sĩ, là nhà văn hay nhà báo đều nhớ lời dạy của một nhà lãnh đạo nổi
tiếng của KGB Đjeczinxki: “Nghề công an cần một trái tim nóng, một cái
đầu lạnh và đôi bàn tay sạch”.
Tuy nhiên, cho đến nay chúng tôi nhận thấy chƣa có một công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống về kịch của Hữu Ƣớc. Chính vì vậy, với đề tài
Kịch Hữu Ước – nhìn từ góc độ thể loại, tác giả luận văn mong muốn đóng
góp một phần nhỏ trong tiếng nói chung vừa khẳng định những thành công
trong nghệ thuật viết kịch của tác giả; đồng thời nhằm khẳng định thêm
những giá trị về sự nghiệp văn chƣơng của Hữu Ƣớc trong nền văn học Việt
Nam nói chung và trong phong trào sáng tác của lực lƣợng công an nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Là tác giả có nhiều đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt Nam nói
chung và văn học trong lực lƣợng công an nói riêng nhƣng qua khảo sát,
chúng tôi thấy công trình nghiên cứu về Hữu Ƣớc và các tác phẩm của ông,
đặc biệt là các kịch bản sân khấu còn rất ít, mới chỉ xuất hiện ở một số bài
viết, bài phỏng vấn đăng trên các báo Công an Nhân dân, An ninh thế
giới…Cụ thể nhƣ sau:
Trong bài viết: Nhà văn Hữu Ước viết kịch giữa ấm áp vòng đời, Tiến
sĩ nghệ thuật Nguyễn Thị Minh Thái khi nhận xét về khả năng sáng tác kịch
của Hữu Ƣớc đã viết: Hữu Ƣớc đã “lao vào viết kịch nhƣ bị đồng ốp”. Và nhà
nghiên cứu cũng đã mƣợn ý của nhà thơ Huy Cận: “Có thể rất trẻ ngƣời ta đã
làm đƣợc thơ hay. Nhƣng phải đã sống nhiều đã từng trải mới viết đƣợc kịch
hay” để khẳng định kịch của Hữu Ƣớc mang nặng tính suy tƣ, đúc kết và sự



3

trăn trở đƣợm màu sắc triết học về vận mệnh, về số phận con ngƣời, đặc biệt
là những ngƣời chiến sĩ công an. Tất cả điều này đƣợc thể hiện trong một lối
viết hấp dẫn, độc đáo gắn với những mâu thuẫn vừa mang tính thời sự, vừa
mang tính thời đại.
Trong bài báo Với tôi thời sự chỉ là cái cớ đăng trên báo Pháp luật
TP.HCM; khi trả lời phỏng vấn, Hữu Ƣớc đã rất thẳng thắn bày tỏ quan điểm
của mình: “Tôi viết kịch cũng đƣợc 5 - 7 năm nay. Khán giả đánh giá những
vở kịch của tôi rất thời sự. Tôi lại cho rằng thời sự chỉ là cái cớ, cố gắng bám
thời sự nhƣng nó lại mang tính thời đại. Kịch cũng giống nhƣ báo, nếu bạn
đọc chán thì tôi phải thay đổi. Sân khấu của tôi mà khán giả bƣớc ra khỏi rạp
thì cũng đóng cửa rạp”.
Trong bài phỏng vấn nhà văn đăng trên báo Thể thao và Văn hóa, khi
phóng viên đƣa ra câu hỏi: “Có thể, việc thƣờng xuyên viết kịch bản từ những
vụ án còn nóng hổi là một chiêu thức rất ăn khách của anh. Nhƣng để đƣa cốt
truyện thật vào hiện thực, tác giả thƣờng phải nghiền ngẫm rất lâu, còn với
anh thì… hơi nhanh?”, Hữu Ƣớc đã trả lời: “Tôi là một ngƣời làm báo và có
điều kiện tìm hiểu kĩ những góc khuất ẩn sau mỗi vụ án. Chừng đó là đủ để
manh nha làm chất liệu cho một kịch bản mới rồi. Tất nhiên phải kể đến phần
liên tƣởng, sáng tạo của mình nữa…”.
Ngoài những nhận xét của các nhà nghiên cứu, những câu trả lời phỏng
vấn của chính tác giả, qua khảo sát chúng tôi còn nhận thấy còn có một số ý
kiến của các đạo diễn về kịch bản của Hữu Ƣớc.
Nhắc đến vở Tiếng chuông chùa, NSƢT Anh Tú - Trƣởng đoàn kịch I
của Nhà hát Tuổi trẻ, đầy phấn khích: “Nhà hát đặc biệt coi trọng chất lƣợng
kịch bản nên thật may mắn khi phát hiện "Tiếng chuông chùa". Thời điểm
hiện nay, có đƣợc kịch bản văn học chất lƣợng tốt nhƣ "Tiếng chuông chùa"
là rất hiếm. Vì thế, chúng tôi đã đặt vấn đề dựng vở với tác giả". Những năm



4

qua, với chất liệu cuộc sống đƣơng đại ngồn ngộn trong các tác phẩm đậm
chất văn học, giàu kịch tính, Hữu Ƣớc đã là một kịch tác gia đắt khách. Đọc
kịch bản Tiếng chuông chùa, cả NSƢT Anh Tú lẫn NSƢT Xuân Huyền đều
"say", đến nỗi, đạo diễn Xuân Huyền tài hoa và khó tính cũng không giấu nổi
hài lòng: "Đây là một trong những kịch bản hay nhất về đề tài Công an"…
Trên cơ sở các nguồn tƣ liệu và tham khảo trên chúng tôi nhận thấy:
Mặc dù nhìn vào thực tế, những vở kịch của Hữu Ƣớc đã và đang thu hút và
dành đƣợc nhiều sự quan tâm của bạn đọc, nhà biên đạo kịch, diễn viên…
nhƣng chƣa có tác giả nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống về
kịch của Hữu Ƣớc. Vì vậy, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi
chọn đề tài Kịch Hữu Ước – nhìn từ góc độ thể loại với hi vọng đóng góp
một phần nhỏ bé của mình nhằm khẳng định những thành công của Hữu Ƣớc
về thể loại kịch, đồng thời có cái nhìn sâu sắc, toàn diện, đầy đủ và chính xác
về các vấn đề mà tác giả đặt ra trong các tác phẩm của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập trung khảo sát, nghiên cứu những
vở kịch của Hữu Ƣớc trên một số phƣơng diện nổi bật về thể loại: nhân vật,
xung đột, ngôn ngữ. Từ đó khẳng định tài năng sáng tạo và đóng góp của Hữu
Ƣớc đối với sự phát triển của thể loại kịch trong nền văn học Việt Nam hiện
đại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu kịch Hữu Ƣớc qua một số phƣơng
diện nổi bật: nhân vật, xung đột, ngôn ngữ.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành thống kê,
khảo sát, phân tích và lí giải vấn đề trong phạm vi 7 vở kịch của Hữu Ƣớc. Cụ
thể bao gồm:

- Quả báo (1988)


5

- Khoảnh khắc mong manh (1989)
- Vòng đời (2000)
- Sếp rởm (2000)
- Vòng xoáy (2003)
- Người đàn bà uống rượu (2004)
- Tiếng chuông chùa (2008)
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thống kê
Phƣơng pháp phân tích
Phƣơng pháp so sánh
Phƣơng tổng hợp, hệ thống hóa
Phƣơng pháp loại hình
6. Đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở lý luận, vận dụng để tìm ra những đặc sắc về nhân vật,
xung đột và ngôn ngữ trong kịch của Hữu Ƣớc để bƣớc đầu có cái nhìn tƣơng
đối hệ thống , toàn diện về nhà văn và sáng tác của ông.
- Đánh giá những đóng góp của Hữu Ƣớc ở mảng đề tài Vì an ninh Tổ
quốc và bình yên cuộc sống. Qua đó khẳng định những thành công về mặt thể
loại cũng nhƣ vị trí của nhà văn trong nền kịch nói Việt Nam hiện đại.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của luận văn gồm
3 chƣơng:
Chƣơng 1: Xung đột trong kịch Hữu Ƣớc
Chƣơng 2: Nhân vật trong kịch Hữu Ƣớc
Chƣơng 3: Ngôn ngữ trong kịch Hữu Ƣớc



6

NỘI DUNG
Chƣơng 1
XUNG ĐỘT TRONG KỊCH HỮU ƢỚC
1.1. Khái niệm xung đột kịch
Kịch là một thể loại văn học, hay nhƣ xƣa kia Aristote nói, kịch là một
thể loại thi ca bởi vì kịch cũng dùng ngôn từ làm chất liệu thể hiện và tạo nên
hình tƣợng. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu: “Kịch không những là một
nghệ thuật tổng hợp mà đúng hơn, một giao hƣởng những nghệ thuật. Trong
kịch có sự hòa trộn của nhiều loại hình nghệ thuật, nó đƣợc ví nhƣ một cung
đàn với nhiều âm sắc” [15, tr.167].
Với đặc tính riêng của mình (sáng tác để trình diễn trên sân khấu hoặc
đƣa lên màn ảnh, bị chi phối bởi các yếu tố không gian – thời gian thực tế),
kịch khó có thể chứa đựng một dung lƣợng hiện thực rộng lớn nhƣ trong các
tác phẩm thuộc loại hình tự sự, cũng không bộc lộ những rung động, cảm xúc
nhƣ trong các tác phẩm trữ tình. Kịch chủ yếu khám phá và diễn tả đời sống
bằng việc phát hiện những mâu thuẫn và xung đột, coi đó nhƣ một phƣơng
diện bộc lộ bản chất của đời sống hiện thực. Hay nói cách khác kịch ra đời
trên cơ sở của những mâu thuẫn, xung đột.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Xung đột là sự đối lập, sự mâu thuẫn
đƣợc dùng nhƣ một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tƣơng tác giữa
các hình tƣợng trong tác phẩm nghệ thuật” [15, tr.297]. Tuy nhiên không phải
mọi mâu thuẫn đều có thể trở thành xung đột. Theo Hồ Ngọc, mâu thuẫn chỉ
trở thành xung đột khi đáp ứng đƣợc các yêu cầu cơ bản sau:
- Thứ nhất, về nội dung: “Mâu thuẫn phản ánh đƣợc những vấn đề chủ
yếu, cơ bản của cuộc sống, đƣợc nhiều ngƣời quan tâm tới” [31, tr.101].



7

- Thứ hai, về hình thức: “Mâu thuẫn phải đạt tới mức độ không thể
điều hòa đƣợc, có nghĩa là hai mặt đối lập của mâu thuẫn phải phát triển tới
mức va chạm nhau và sự va chạm này chin muồi đến mức đòi hỏi phải giải
quyết” [31, tr.102].
- Thứ ba, về dung lƣợng: “Mâu thuẫn phải chứa đựng đƣợc “tiền nhân
hậu quả” nghĩa là phải bộc lộ ra đƣợc cả nguyên nhân và điều kiện phát sinh
ra mâu thuẫn phải có quá trình phát triển và kết thúc” [31, tr.104].
Trong văn học, đặc biệt là kịch, những suy nghĩ, đánh giá về nội dung
nhân bản, về chủ nghĩa nhân đạo là rất quan trọng; sự khác nhau về đạo đức,
hoàn cảnh, vị trí, địa vị xã hội, về giai tầng, giai cấp… có thể phát triển lên
thành mâu thuẫn, rồi đến lƣợt mình, những mâu thuẫn đó đạt đến mức độ
gay gắt không thể hòa hoãn. Khi đó, mâu thuẫn đã bƣớc vào ngƣỡng cửa của
xung đột.
Trong luận văn nổi tiếng của Aristote, mặc dù ông nói nhiều hơn đến
tính hành động nhƣng chúng ta cũng nhận thấy ông không bỏ qua một đặc
trƣng quan trọng của kịch: tính xung đột. Chẳng hạn, khi bàn đến cốt truyện
kịch, cụ thể là bàn về hai yếu tố trong cốt tuyện là thắt nút và mở nút, Aristote
coi thắt nút là phần kịch bao gồm từ đầu đến sự biến, còn mở nút là phần còn
lại, tức là toàn bộ quá trình từ sự biến đến phinal. Và theo ông, cả hai quá
trình này đều xuất phát từ mối xung đột ban đầu, tức là mối xung đột tạo nên
tình huống ban đầu, tình huống xuất phát của kịch.
Bên cạnh Aristote, Hêghen khi nói đến đối tƣợng xung đột kịch, ông
còn gắn liền với đặc trƣng hoạt động kịch.Trƣớc hết, Hêghen cho rằng kịch là
tổng thể đầy đủ nhất về nội dung và hình thức, nó cần phải đƣợc xem xét là
cấp độ cao nhất của thi ca và nghệ thuật. Xung đột là cơ sở của kịch. Hêghen
phân tích kịch nhƣ là một nghệ thuật có chức năng diễn tả những mâu thuẫn
của đời sống hiện thực ở mức độ căng thẳng cực độ, những mâu thuẫn ấy thể

hiện ở ba hình thái cơ bản, đó là:


8

1. Mâu thuẫn giữa quyền lợi, khả năng, ƣớc vọng, mục đích của con

ngƣời với những khó khăn, trở ngại ngăn cản những quyền lợi, khả năng, ƣớc
vọng, mục đích đó.
2. Mâu thuẫn phát sinh từ sự bất bình đẳng xã hội
3. Mâu thuẫn từ sự đối lập đƣợc tạo nên do hoạt động của chính con

ngƣời đó.
Cũng theo Hêghen, thông qua ngôn ngữ, hành động đƣợc miêu tả trong
mức độ cao nhất đó là kịch, nó không chỉ diễn tả hoàn cảnh bên ngoài mà cả
nội dung bên trong của xung đột – Xung đột trong hành động hay hành động
có kịch tính. Ở đây, chính là hành động của con ngƣời và qua hành động đó,
con ngƣời đã thể hiện mình một cách rõ ràng nhất. Hành động của cá nhân
này sẽ gây nên sự chống đối cũng thể hiện bằng hành động của cá nhân khác.
Đó chính là bản chất xung đột của hành động.
Lấy xung đột trong đời sống làm cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, nhà
viết kịch đến với hiện thực bằng con đƣờng ngắn nhất “lý giải đƣợc những
vấn đề thuộc phạm trù xung đột thông qua hệ thống hành động bằng sức
mạnh riêng của ngôn ngữ nhân vật, có nghĩa là nhà viết kịch đã lí giải đƣợc
những vấn đề mang ý nghĩa nhân bản luôn đặt ra cho mọi dân tộc, mọi thời
đại bằng tiếng nói nghệ thuật riêng của thể loại” [12, tr.61]. Pha-đê-ép cũng
từng khẳng định “xung đột kịch là cơ sở của kịch”.
Bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng mang trong mình những đặc trƣng
riêng biệt. Trong văn học, khi ngƣời ta chia văn học làm ba thể loại lớn, khác
nhau, chính là dựa vào những đặc trƣng riêng của chúng. Với thơ là yếu tố

cảm xúc, yếu tố chủ quan của tác giả; với tiểu thuyết là sự mô tả trong tính
khách quan về đời sống xã hội và con ngƣời thì với kịch chính là xung đột.
Nhà văn Leptonxtoi, khi bàn về đặc trƣng của Kịch đã nhấn mạnh: “Kịch là
xung đột. Kịch phải đặt ra những vấn đề lớn trƣớc dƣ luận xã hội. Tác phẩm


9

Kịch bộc lộ rõ nhất bản chất của bất kỳ nghệ thuật nào. Kịch trình bày những
tính cách và những tình huống đa dạng nhất của con ngƣời, nêu ra trƣớc mắt
họ, đặt tất cả bọn họ vào tình thế buộc phải giải quyết mà con ngƣời chƣa giải
quyết và buộc họ hành động, xem xét để tìm hiểu xem giải quyết vấn đề đó
nhƣ thế nào” [14]. Do hạn chế về mặt thời gian và không gian nên kịch chỉ
tập trung vào những mâu thuẫn cơ bản, những vấn đề bức xúc đƣợc nhiều
ngƣời quan tâm. Tính hấp dẫn của vở kịch trƣớc hết nằm ở tính chân thật và
điển hình của xung đột kịch. Xung đột là động lực thúc đẩy sự phát triển của
hành động kịch. Thiếu xung đột, tác phẩm kịch sẽ mất đi đặc trƣng đầu tiên,
cơ bản của thể loại, sẽ trở thành vô nghĩa (theo cách nói của Aristote) hoặc
chỉ là những “vở kịch tồi” (theo cách nói của Luna Tratxki). Chính vì thế, các
nhà viết kịch luôn luôn cố gắng để tác phẩm của mình có đƣợc những xung
đột làm nên sức nặng cho vở kịch.
Nói cho cùng, xung đột kịch là cái mà không có thì không thành kịch.
Ở mỗi thời kỳ, mỗi tác giả, trong mỗi vở kịch lại có những hình thái xung đột
mang sắc thái khác nhau, nhà viết kịch thực thụ chính là ngƣời luôn luôn biết
tìm tòi, phát hiện những hình thái xung đột mới cho kịch của mình. Lịch sử
nhân loại do đó, xét về một phƣơng diện nào đó, chính là lịch sử của những
hình thái xung đột kịch và sự phát triển của nghệ thuật kịch do đó cũng chính
là sự mở rộng của các hình thái xung đột.
1.2. Một số xung đột cơ bản trong kịch Hữu Ƣớc
Khảo sát xung đột trong kịch Hữu Ƣớc, chúng tôi nhận thấy có 3 kiểu

xung đột cơ bản: xung đột giữa cái thiện và cái ác, xung đột giữa tình thân và
luật pháp, xung đột nội tâm.
1.2.1. Xung đột giữa tình thân và luật pháp
Viết về hình tƣợng ngƣời chiến sĩ Công an là một niềm đam mê khôn
cùng của Hữu Ƣớc. Ông từng tâm sự: “Công an là một đề tài có thể khai thác


10

đầy đủ và phong phú nhất, cọ xát quyết liệt nhất và hình tƣợng ngƣời chiến sĩ
Công an dù tốt hay xấu đều rất hay!”. Vì vậy, khi xây dựng hình tƣợng ngƣời
chiến sĩ an ninh trong cuộc sống hiện nay, Hữu Ƣớc đã gây tạo xung đột tình
thân – luật pháp, hay cũng có thể nói là xung đột giữa những ngƣời thân yêu
ruột thịt. Đây là một hình thái xung đột có tính kịch rất cao và đặc biệt có khả
năng gây lo sợ và thƣơng cảm cho ngƣời tiếp nhận tác phẩm. Theo Arixtốt,
những ngƣời thân yêu ruột thịt nhƣ cha mẹ, anh em, vợ chồng nên thân nhau,
xung đột nhau, ám hại nhau, đâm chém nhau, tàn sát nhau - tóm lại là gây đau
khổ bất hạnh cho nhau là hình thái xung đột có tính kịch nhất. Hình thái xung
đột này là một bƣớc phát triển mới của kịch về đề tài an ninh - ít nhất là trên
phƣơng diện phản ánh hiện thực đời sống. Bởi vì, ngƣời chiến sĩ an ninh,
ngoài tƣ cách chiến sĩ an ninh còn sống và làm việc, học tập trong những mối
quan hệ của đời sống hàng ngày nhƣ quan hệ vợ chồng, cha con, anh em, bạn
bè, yêu đƣơng, nghĩa là tƣ cách ngƣời cha, ngƣời chồng, ngƣời anh, ngƣời
bạn, ngƣời yêu,... Và hơn nữa, đôi khi hoạt động an ninh lại thâm nhập cả vào
những mối quan hệ ấy.
Trong vở Tiếng chuông chùa, Hữu Ƣớc đã đi sâu vào khai thác sự phức
tạp của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, khi trong chiến hào xen lẫn ta địch và nỗi đau là không phải của riêng ai. Vũ Đức – Giám đốc Công an
Thành phố, vƣớng vào một vụ án đặc biệt, phức tạp: vụ án không chỉ nhập
nhằng, khuất tất về kinh tế, lạm dụng chức quyền, vun vén cá nhân mà còn
luẩn quẩn, nan giải bởi nhiều thứ tình trong ấy. Tình giao kết nhiều năm, ơn

nghĩa giữa hai gia đình, một là gia đình của Giám đốc Công an thành phố Vũ
Đức với gia đình Giám đốc Sở Thƣơng mại Trần Cảnh. Chính ơn nghĩa thâm
sâu này mà cha con Trần Cảnh, Trần Hoạt đã lạm dụng nó để mƣu cầu tƣ lợi.
Trần Hoạt đã dựa hơi cha lập nhiều đƣờng dây chạy quota cho các công ty,
doanh nghiệp để ăn “hoa hồng”; lợi dụng tình cảm của Lệ Hằng – con gái Vũ


11

Đức, làm bức bình phong cho những vụ làm ăn phi pháp; mối quan hệ tình ái
với nàng hoa hậu Quỳnh Nga. Và thêm một lần nữa, ơn nghĩa đã khiến Giám
đốc Công an Thành phố Vũ Đức phải có sự chọn lựa giữa tình thân và luật
pháp khi chồng đơn tố cáo những ngƣời rất thân thiết với gia đình mình ngày
càng dày lên và sự phản đối từ vợ và đứa con gái duy nhất của mình ngày một
gay gắt. Khi sự việc tiêu cực xảy ra, vì ngƣời phạm tội là nhân vật có chức, có
quyền, lại là chỗ bạn bè thân thiết nên tình huống kịch càng trở nên căng
thẳng và đau lòng hơn.
Trong vở Khoảnh khắc mong manh, Hữu Ƣớc lại thành công với việc
khắc họa hình tƣợng ngƣời chiến sĩ an ninh trong hình thức xung đột gia đình
đời thƣờng, đúng hơn là đời thƣờng của các chiến sĩ an ninh.
Câu chuyện kể về nhân vật Hoàng Đảm – một Trƣởng phòng Cảnh sát
điều tra, trong cuộc chiến gay go ác liệt với tội phạm ma túy. Xung đột của vở
kịch bắt đầu khi chuyến hàng lậu có cất giấu ma túy do Tuấn làm chủ bị đội
cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy của Trung tá Hoàng Ðảm bắt giữ. Là
ngƣời tận tụy với công việc, sống hết mình cho lý tƣởng vì nƣớc, vì dân, có
uy tín trong việc xử lý nghiêm minh các vụ buôn bán ma túy, đứng trƣớc hành
vi phạm pháp của cậu con trai duy nhất, Trung tá Hoàng Ðảm rơi vào mâu
thuẫn giằng xé giữa tình thân và công việc. Những diễn biến tiếp theo của vở
kịch, dù nhiều lần bị rơi vào bẫy do Bàng đen – Bố già mafia, trùm buôn bán
ma túy, giăng ra song trong mọi tình huống, ở khoảnh khắc giữa cái thiện và

cái ác, giữa cao cả và thấp hèn, Trung tá Hoàng Ðảm vẫn luôn phát huy phẩm
chất ngƣời chiến sĩ công an nhân dân, vƣợt lên những cám dỗ đời thƣờng, xử
lý công việc công tƣ phân minh. Trong phần cuối vở kịch, Hữu Ƣớc đã khéo
léo dàn dựng tình tiết giải quyết xung đột, kéo câu chuyện ra khỏi lối mòn dễ
dãi. Sự hy sinh của Trung tá Hoàng Đảm để cứu đứa con trai ruột lỡ lầm và
con dâu tƣơng lai khỏi chết không chỉ đẩy hình tƣợng ngƣời chiến sĩ an ninh


12

lên đài vinh quang mà qua đó nhà văn Hữu Ƣớc còn muốn đƣa ra một thông
điệp: Đời ngƣời ai mà chẳng có những khoảnh khắc mong manh, phải lựa
chọn giữa cái sống và cái chết, đạo nghĩa và phi nghĩa, tình thƣơng và hận
thù, lƣơng tâm và sự bất lƣơng. Ngƣời sĩ quan công an cũng là ngƣời nhƣ ai,
và khi phải lựa chọn, cũng phải có quyết định đúng đắn dù phải hy sinh mạng
sống của mình.
1.2.2. Xung đột ta – địch
Trong các vở kịch viết về đề tài an ninh, xung đột ta – địch luôn thƣờng
trực. Để khán giả hiểu hơn những gian khổ, hy sinh của ngƣời chiến sĩ Công
an trong sự nghiệp gìn giữ an ninh, bình yên cuộc sống, Hữu Ƣớc đã đặt nhân
vật của mình trong tình huống xung đột mang hình thái địch – ta, ở đó địch là
những tên tội phạm nguy hiểm, sừng sỏ.
Bàng đen trong vở Khoảnh khắc mong manh đƣợc mô tả là một bố già
mafia, một tên trùm buôn bán ma túy. Hắn có ý định trong thời gian tới sẽ
“làm một quả đậm”, tổ chức một chuyến buôn lậu lớn có cất giấu ma túy.
Nhƣng làm thế nào để chuyến hàng trót lọt, qua mắt đƣợc Trung tá Hoàng
Ðảm, ngƣời nổi tiếng triệt phá nhiều vụ buôn bán ma túy lớn là câu hỏi đặt ra
với tên trùm khét tiếng Bàng đen? “Hổ dữ không ăn thịt con”, với suy nghĩ
ấy, biết Tuấn, con trai Trung tá Hoàng Ðảm, ngƣời yêu Cẩm Vân (con gái
Bàng đen) sớm có những bất bình với ngƣời cha, thông qua lời hứa hẹn có

cánh nếu phi vụ lần này trót lọt, Tuấn sẽ đƣợc hƣởng một khoản tiền lớn để
làm ăn, Bàng đen đã lôi kéo đƣợc Tuấn trực tiếp tham gia vụ phạm pháp do
hắn chỉ đạo. Những toan tính, mƣu mô, giảo quyệt của hắn đã đẩy Trung tá
Hoàng Đảm, một con ngƣời liêm khiết, có trách nhiệm rơi vào những mâu
thuẫn, giằng xé giữa tình thân và công việc. Thế nhƣng vƣợt lên những cám
dỗ đời thƣờng, phát huy phẩm chất của ngƣời chiến sĩ Công an nhân dân,
Trung tá Đảm đã xử lí công việc công tƣ phân minh. Ở phần cuối vở kịch, sự


13

hy sinh anh dũng của Trung tá Hoàng Đảm khi vây bắt Bàng đen không chỉ
khiến ngƣời xem thực sự xúc động mà còn hoàn thiện hơn bức chân dung
ngƣời chiến sĩ Công an “Vì nƣớc quên thân, vì dân phục vụ”.
Bên cạnh đó, ở thời kỳ lịch sử dân tộc và xu thế thời đại đã ở một bến
bờ mới với những hiện tƣợng mới, đối thủ trực tiếp hiện diện của các chiến sĩ
an ninh không còn chỉ là địch, là đế quốc nham hiểm, Việt gian phản động và
những tên tội phạm nữa mà còn là những đồng đội, chiến hữu, là những ngƣời
thân yêu ruột thịt của mình.Từ việc diễn tả cuộc đối đầu địch - ta, trong hoạt
động của các chiến sĩ an ninh, các vở kịch đã triển khai ra cuộc đối đầu nội
bộ trong hoạt động đầy phức tạp, khó khăn và đầy nguy hiểm của các chiến sĩ
an ninh.
Trong vở Vòng xoáy, hình tƣợng những chiến sĩ an ninh ở đây đƣợc
diễn tả trong một hình thái xung đột mới có giá trị phản ánh những nét mới
của hiện thực xã hội. Các nhân vật nhƣ thiếu tƣớng Bảy Thƣơng, Hoàng Lê,
Hoàng Dũng và nhất là Hoàng Dũng đƣợc ném vào một tình huống có vẻ rất
đời thƣờng nhƣng lại rất có tính kịch. Hữu Ƣớc đã nhìn thấy tính chất căng
thẳng đến khốc liệt trong cuộc sống và cuộc đấu tranh, trong cuộc đời và sự
nghiệp trong đời thƣờng và trong những biến cố của các chiến sĩ an ninh. Ở
xã hội hôm nay, một xã hội cực kỳ phức tạp và không kém phần tàn bạo, tàn

bạo và phức tạp trong xu thế mới cùng với tấn bi kịch của nó. Từ một cán bộ
cấp cao trong ngành an ninh, trung tá Tƣ Hoàng đã trở thành một nhân vật
phản diện - thực thụ - Đứng trƣớc Tƣ Hoàng, các nhân vật Sáu Quýt - trùm xã
hội đen, Mỹ Uyên - ngƣời tình của Sáu Quýt chỉ còn là những cái bóng mờ
nhạt. Ấy thế mà Tƣ Hoàng, một cán bộ chỉ huy cấp cao của các chiến sĩ an
ninh, lại phải quỵ lụy, lại phải nghe theo chúng, bị chúng chi phối - để trở
thành tay sai cho chúng. Sự nghịch thƣờng này có thể đang đƣợc bình thƣờng
hóa trong đời sống chúng ta, khi mà những kẻ có quyền, nhất là có tiền nhƣng


14

nhân cách không đáng lấy một xu đang chi phối cả những ngƣời từng là
những anh hùng của thời đại. Nhƣng với con mắt nhà văn, Hữu Ƣớc đã nhìn
thấy cái tính nghịch thƣờng đó và xung đột hóa nó trong vở kịch của mình. Ta
hãy nghe một đoạn đối thoại rất nghịch thƣờng này.
“Bóng đen: Thôi thì chuyện đã trót xảy ra nhƣ vậy rồi, xin anh Tƣ lại ra
tay một phen che chở cho các đàn em. Ôi! thật là con dại, cái mang (Rút ra
một bọc tiền). Xin anh Tƣ lo liệu giúp cho vụ này êm thấm.
Tư Hoàng: Có nghĩa là ông lại bắt tôi làm sai lệch hồ sơ vụ án này sao?
Lần này thì khó đấy, khó đấy.
Bóng đen: Khó mấy tôi tin là anh Tƣ cũng giải quyết đƣợc. Pháp luật
trong tay anh mà, anh bẻ cong thì nó cong, anh nắn thẳng thì nó thẳng (Rút ra
thêm một sấp tiền nữa). Xin anh Tƣ lo liệu giúp” [50, tr.49].
Tình tiết này là một quả cân rất nặng ném vào cán cân xung đột của
vở Vòng xoáy, cái vòng xoáy tiền và gái đang cuốn hút con ngƣời chúng ta
vào. Cuộc đƣơng đầu của thiếu tƣớng, của Bảy Dũng, của Hoàng Lê do đó là
cuộc đƣơng đầu trong vòng xoáy, đƣơng đầu với kẻ thù trong chiến hữu..., nó
vô hình nhƣng vì thế mà rất nguy hiểm. Xung đột kịch đƣợc đẩy lên đỉnh
điểm khi chính chiến hữu của mình, đồng đội của mình lại giết mình. Có hai

cảnh mà những chiến hữu dùng để giết nhau: Một là trao vũ khí cho kẻ sát
nhân (nhƣ tên Vƣơng chủ trong vở kịch Lãng quên tên Êrôstrat đã trao con
dao cho tên tội phạm để nó đâm chết viên pháp quan anh mình); hai là tƣớc
vũ khí của đồng đội. Cách thứ hai này dã man hơn và cũng nham hiểm hơn.
Khi thấy Hoàng lê - một trinh sát hình sự - phát hiện ra các âm mƣu của bè lũ
Sáu Quýt, Mỹ Uyên, những kẻ mà trung tá công an Lê Hoàng đã vì tiền và gái
mà trở thành tay sai; Tƣ Hoàng đã tƣớc vũ khí của Hoàng Lê để cho bọn
chúng dễ dàng giết anh một cách vô cùng uất hận. Đây là một lớp hay của vở
kịch, bởi vì, hình tƣợng ngƣời chiến sĩ an ninh đƣợc khắc họa trong một tình


15

huống xung đột không cân sức đến mức dã man - do chính những chiến hữu
của anh tạo nên.
“Bóng đen 1: Mày còn lạ gì chúng tao. Mặt tao đây, mày nhìn rõ chưa,
cái thằng đã có lần mày kề súng vào mang tai, mày không nhớ à?
Hoàng Lê: Tao nhớ rồi, hôm đó mày lạy van tao. Xin tao tha.
Bóng đen 2: (Cƣời đều cáng) Hôm nay người xin tha không phải là
chúng tao. Mà là mày.
Hoàng Lê: Không đời nào (...) (Nhƣ một phản ứng tự nhiên đặt tay vào
hông tìm súng - cả bọn phá lên cƣời).
Bóng đen 1: Mày tìm cái gì vậy con! Súng à? Thằng thầy mày đã tước
mất của mày rồi, mày không nhớ à!...
Chúng xông vào đâm Hoàng Lê cho đến chết.” [50, tr.65]
Ở đây, Hữu Ƣớc đã có sự chuẩn bị chu đáo cho một tình tiết xung đột
căng thẳng. Sự "treo súng" của tác giả là có mục đích - để "súng nổ" ở một
tình huống vừa bất ngờ vừa hợp lý trong tiếp nhận của ngƣời xem. Cách gây
tạo xung đột ở điểm cao trào nhƣ thế đã phản ánh hiện thức một cách cô đọng
và ấn tƣợng. Ngày nay tính chất khốc liệt và phức tạp của cuộc đấu tranh mà

các chiến sĩ an ninh đang âm thầm dấn thân vào đã ở một bến bờ mới - bến bờ
của bi kịch.
1.2.3. Xung đột giữa cái thiện và cái ác
Hiện thực là sự vận động đa chiều của các phạm trù thẩm mỹ (cái đẹp cái xấu; cái cao cả - cái thấp hèn; cái thiện – cái ác; cái tiến bộ – cái lạc hậu).
Xung đột kịch thƣờng nằm ở thời điểm cao trào của sự vận động ấy. Từ
những mâu thuẫn tồn tại trong lòng hiện thực, các nhà viết kịch bản đã tiến
hành quá trình chọn lọc, tổng hợp, sáng tạo nên những xung đột vừa mang
tính chất khái quát, vừa mang tính điển hình hoá.


16

Trong vở Quả báo, Hữu Ƣớc đã xây dựng xung đột giữa cái thiện và
cái ác từ đó gióng lên một hồi chuông cấp báo cho xã hội Việt Nam thời
hiện đại.
Quả báo là vở kịch đƣợc viết trên ý tƣởng xuyên suốt: ác giả ác báo,
nhân nào quả ấy, gieo gió gặt bão. Nhân vật chính của Quả báo là Bùi Nhiêu
– một “bố già” mafia, với lịch sử đầy rẫy tiền án, tiền sự đang điểu khiển một
“nghiệp đoàn” tội ác dƣới danh nghĩa “Công ty Bốc xếp Đại Dƣơng” gồm
những kẻ từng vào tù ra tội, chuyên nghề lợi dụng kẽ hở của luật pháp thời
buổi kinh tế thị trƣờng để làm giàu bằng bất cứ giá nào. Tất cả mọi việc dù là
cứu đàn em khỏi vòng lao lý hay giết ngƣời đều đƣợc “bố già” Bùi Nhiêu
dùng tiền dàn xếp ổn thỏa. Thậm chí, y còn giăng bẫy hại đời cô gái Thùy
Liên trong trắng, ngƣời yêu của Hoàng Hà – nhân viên bảo vệ dƣới quyền và
cũng chính là đứa con trai ruột của y. Gây thù chuốc oán, hại ngƣời không
chút xót thƣơng, độc đoán, độc quyền, Bùi Nhiêu chính là hiện thân của cái
xấu, cái ác trong xã hội. Cuối vở kịch, Bùi Nhiêu đã lãnh đủ một quả đắng.
Ngƣời thanh niên bị Bùi Nhiêu bất nhẫn chà đạp dồn đến bƣớc đƣờng cùng
phải đâm dao giết Bùi Nhiêu lại chính là Hoàng Hà, con trai ruột của y, đứa
con mà y đã bỏ nó ngay từ khi nó chƣa ra đời để lao vào làm giàu cách đây 20

năm về trƣớc…Khi y hiểu ra tất cả sự thật thì đã quá muộn màng. Cách giải
quyết xung đột trong vở kịch này của Hữu Ƣớc cũng thật đặc biệt, ông không
chọn cho cách kết thúc theo kiểu lối mòn “thiện thắng ác” mà thay vào đó
đƣờng đi của câu chuyện đổi hƣớng. Cuối vở kịch, những câu nói của Hoàng
Hà gợi cho độc giả nhiều trăn trở: “Ông ấy chính là hiện thân trong mỗi cái
ác, cái ác hiện thân trong con ngƣời ông ấy, cái ác đang lớn dần trong con
ngƣời Liên, cái ác ở trong tôi. Hôm nay, tôi sẽ dùng cái ác để diệt trừ cái
ác…” [50, tr.335]. Với cách giải quyết xung đột nhƣ vậy, qua vở Quả báo,
Hữu Ƣớc muốn gióng lên một tiếng chuông cảnh tỉnh những ngƣời mê muội


17

vì tiền “tham vàng bỏ ngãi”, bất chấp mọi việc dù là bất nhân, tàn độc chỉ để
làm giàu.
Đến với vở Khoảnh khắc mong manh, tác giả đã đặt nhân vật của mình
trong những đối lập, từ hoàn cảnh, nhân cách đến con đƣờng số phận: Hoàng
Đảm – Trung tá Công an – Trƣởng phòng Cảnh sát Kinh tế với Bàng “đen” –
trùm đƣờng dây buôn bán ma túy; Hoàng Tuấn (con trai Hoảng Đảm), một
thanh niên hƣ hỏng bị Bàng “đen” lôi vào tội ác với Cẩm Vân (con gái Bàng
“đen”), một cô gái có lƣơng tâm, yêu Hoàng Tuấn chân thành. Tƣ tƣởng
xuyên suốt vở kịch là xung đột giữa cái thiện và cái ác khi mà ranh giới giữa
thiện và ác chỉ là một khoảnh khắc thật mong manh. Cuối cùng cuộc đấu
tranh giữa Trung tá Hoàng Đảm với Bàng “đen” là cuộc đấu tranh ở đỉnh cao
trong cảnh cuối. Hoàng Đảm hi sinh nhƣng đứa con trai lầm lạc của anh đã
bừng tỉnh khỏi tội ác. Đó không chỉ là đứa con thông thƣờng mà đó còn là
tƣơng lai đúng nhƣ trong lời nói cuối cùng của vở kịch: “Một bên là ngƣời…
bên kia là quỷ… Họ có bao giờ sống đƣợc với nhau đâu… Bố anh chết là để
cho em, cho anh, cho con chúng ta đƣợc sống. Bố anh chết cũng là để cho
đồng đội ông ấy không phải chết…” [50, tr.398-399].

Trong vở Vòng xoáy, Hữu Ƣớc xây dựng xung đột căng thẳng, gay gắt
giữa cái thiện và cái ác xoay quanh những mặt trái trong guồng xoáy thời hiện
đại. Lấy chất liệu từ vụ án Năm Cam, vở kịch đã khắc họa rõ nét những
“mẫu” ngƣời đối nghịch của thời kinh tế thị trƣờng trong những xung đột dữ
dội giữa đạo lý và tội ác của xã hội hiện đại. Cái ác có nhiều cách để lôi kéo
con ngƣời vào tội lỗi, với kẻ yếu thì trắng trợn, với kẻ mạnh thì ngon ngọt...
Sáu Quýt, ông trùm xã hội đen đã dụ dỗ Tƣ Hoàng, Phó trƣởng phòng Cảnh
sát Điều tra bắt đầu bằng những điều tƣởng hết sức bình thƣờng. Cái ác thu
mình lại để cho “con mồi” của mình cảm thấy nhƣ đang sống trong thói quen
hằng ngày. Khi đã giữ chắc con mồi, Sáu Quýt bắt đầu vung tiền bạc, gái


18

đẹp... và ép Tƣ Hoàng phải hành động phục vụ cho hắn. Vở kịch dữ dội bởi
những mâu thuẫn tâm lý đối nghịch trong đời sống hiện đại: Nhà báo, diễn
viên điện ảnh... quay cuồng, điên đảo trong âm mƣu của Sáu Quýt. Tƣ Hoàng
thức tỉnh, chạy trốn, chống lại... nhƣng sức mạnh đen tối kia vẫn bám riết lấy
anh. Giữa Vòng xoáy của đam mê và tội lỗi ấy, xã hội cần một ý chí thép để
hoàn thành những công việc cao cả của cái Thiện. Bảy Thắng – Thiếu tƣớng
công an tƣợng trƣng cho ý chí ấy. Tƣ Hoàng không những là cấp dƣới mà còn
sắp là thông gia với Bảy Thắng nhƣng vị Thiếu tƣớng này đã chứng minh ý
chí và lòng trung thành của mình khi kiên quyết ra lệnh bắt Tƣ Hoàng và tiễu
trừ những thế lực đen tối. Qua vở kịch Vòng xoáy, Hữu Ƣớc muốn lý giải con
đƣờng tha hóa dẫn tới sự phạm tội của ngƣời công an, của một số cán bộ lãnh
đạo nhƣ ông tổng biên tập, nhà báo, tất cả đều nhẹ tựa lông hồng... Thông
điệp mà tác giả muốn gửi gắm đó là hãy cảnh giác với cái ác, nó luôn ở quanh
ta và thậm chí ở lẫn trong ta.
Xung đột thiện – ác còn đƣợc ẩn giấu trong vở Tiếng chuông chùa,
đằng sau những câu chuyện “chạy quota” mang tính thời sự nóng hổi, Hữu

Ƣớc còn gửi gắm một quan niệm nhân sinh sâu sắc và mới mẻ: Trong cuộc
chiến giữa cái thiện và cái ác, có những việc làm tƣởng là ác nhƣng thật ra là
thiện. Ngƣợc lại, có việc tƣởng là thiện nhƣng lại rất ác. Muốn đoán định
thiện, ác phải xem cái dụng tâm của nó, đừng nhìn vào hiện tƣợng. Dù giằng
xé, đau đớn và xót xa vì ngƣời thân yêu nhất cũng không hiểu mình, Vũ Đức
vẫn phải dẹp ơn nghĩa cá nhân sang một bên, chấp nhận bi kịch gia đình để
làm đƣợc điều lớn lao là bảo vệ cán cân công lý cho xã hội “Bắt một ngƣời,
giết một ngƣời để cho muôn triệu ngƣời đƣợc sống bình yên thì đằng nào
hơn? Chẳng lẽ cứ để bọn chúng tồn tại, tác yêu tác quái, ám hại bà con ta mãi
à?” [49, tr.179]. Vấn đề đặt ra đi từ tâm chứng truyền thống nhƣng vẫn nóng
bỏng tính hiện đại để khán giả phải suy ngẫm, trăn trở trƣớc nỗi niềm của


19

ngƣời cán bộ Công an: “Mô Phật! Chẳng lẽ chúng tôi đã săn lùng diệt trừ cái
ác để cho chúng sinh đƣợc sống thanh bình, hạnh phúc là trái với đạo Phật ƣ?
Không đúng! Đức Phật tổ không dạy thế!” [49, tr.240]. Khép lại vở kịch, âm
thanh của tiếng chuông chùa ngân vang, rền rĩ một cách ám ảnh, đánh thức
ngƣời xem hãy hiểu đúng quan niệm nhà Phật: Độ lƣợng, nhân từ nhƣng
không thể nƣơng tay với tội ác – “Phật giáo luận về thiện, ác không đơn giản
nhƣ bà nghĩ đâu…”.
1.2.4. Xung đột nội tâm
Trong sự vận động đa chiều của cuộc sống, những mâu thuẫn, những
xung đột thƣờng diễn ra một cách đối kháng giữa những con ngƣời, những tƣ
tƣởng quan điểm đối lập nhau. Đối tƣợng hƣớng tới của những xung đột này
chủ yếu vẫn là con ngƣời với những quan hệ phức tạp, nhiều chiều trong xã
hội. Cũng giống nhƣ các thể loại văn học khác, kịch đi ra từ cuộc sống, phản
ánh cuộc sống đa dạng của con ngƣời. Ở kịch Hữu Ƣớc, những con ngƣời với
đời sống nội tâm phong phú đƣợc ẩn giấu sau hành động và thái độ của họ với

những ngƣời xung quanh và với những gì đang diễn ra trong xã hội. Cảm
quan của con ngƣời hình thành từ thực tế cuộc sống và đến lƣợt nó lại quay
trở lại tác động vào hiện thực, tạo nên một diện mạo mới cho hiện thực.
Với vở kịch Vòng đời, Hữu Ƣớc đã đi sâu khai thác những xung động,
biến động nội tâm mang ý nghĩa nhân quả của các nhân vật trong vở kịch. Với
một tuyến nhân vật không có vai chính diện và vai phản diện; chỉ có những
ngƣời quanh ta với tình phụ tử, tình yêu của lớp trẻ thời hiện đại. Các nhân
vật trong vở kịch không ai có tội. Vì thế không có pháp luật nào xử đƣợc khi
bàn tay của họ không dính vào tội ác. Thế nhƣng, họ lại bị chính tòa án lƣơng
tâm của mình lên án, dằn vặt. Những tháng ngày ngồi sau song sắt, nội tâm
của Trần Bình luôn bị những mâu thuẫn, đấu tranh giằng xé: “Tôi có tội với
đàn bà, cái đó thì có. Nó giống nhƣ bao ngƣời đàn ông khác đã không biết


20

chăm chút, gìn giữ tình yêu và hạnh phúc của chính mình. Tôi vùi dập tình
yêu của hai ngƣời đàn bà đã tất cả vì tôi. Vì thế mà tôi phải trả giá cho cái lỗi
lầm của ham muốn dục vọng tầm thƣờng của mình. Tôi đã phải trả giá cho sự
bỡn cợt với tình yêu của mình. Bài học ấy quá đắt. Thƣa ông cảnh sát, còn
chuyện giết ngƣời (xòe 2 bàn tay) ông xem, hai bàn tay tôi đây! Đôi bàn tay
này có thể làm những điều dung tục và thánh thiện, nhƣng nó không thể
nhúng vào máu, ông hiểu không? Trời ơi! (Gào khóc). Tôi đâu có giết ngƣời!
Mà vì sao tôi lại đang tâm giết một ngƣời con gái đã hết lòng yêu tôi cơ chứ?”
[50, tr.254]. Tòa án lƣơng tâm đang phán xét chính nhân vật, tuy nhiên nó lại
quá muộn, không cứu vớt đƣợc cuộc đời của họ. Kết thúc vở kịch, những
nghiệt ngã, cay đắng của số phận vẫn đến với từng nhân vật: Trần Bình phát
điên, Bích Loan mất đi đứa con khi chƣa thành hình, Thanh Hƣờng ân hận vì
tình yêu mù quáng của mình. Đây chính là sự trả giá cho bƣớc lạc lối về đạo
đức của các nhân vật, nó giống nhƣ một tiếng chuông cảnh tỉnh đến các bạn

trẻ về lối sống buông thả có nguy cơ trở thành trào lƣu: “Hôn nhân! Gia đình!
Nó là cái quái gì kia chứ?”, đồng thời còn cảnh tỉnh về sức ì, sự vô cảm của
bộ máy pháp luật: Rồi mai đây ai sẽ chịu trách nhiệm với cuộc đời Trần Bình?
Với Tiếng chuông chùa, một vở kịch dựa trên vụ án có thật, tình tiết vụ
án là loại tình tiết đã từng xảy ra ở rất nhiều quốc gia: cái quyền đi với cái tiền
đã lôi kéo bao ngƣời xuống vực. Vƣợt lên các tình tiết cụ thể, vở kịch cuốn
hút ngƣời xem từ cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt của ngƣời chiến sĩ công an
nhân dân Vũ Đức. Đó là sự giằng xé giữa cái chung và cái riêng, nhƣ chính
tác giả khi trả lời phỏng vấn báo chí đã bộc lộ: “Bởi trong con ngƣời ta bao
giờ cũng có cái chung và cái riêng. Khi ngƣời ta vì cái chung họ nhìn mình
khác và khi vì cái riêng họ lại nhìn khác nữa. Đó là điều đƣơng nhiên. Dù là
điều đƣơng nhiên nhƣng do tôi là một nhà văn nên tôi hay xúc cảm. Tôi rất
nhớ lời dạy của một nhà lãnh đạo nổi tiếng của KGB Đjeczinxki: “Nghề công


×