Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thuyết minh đề tài lợn tận dụng thức ăn truyền thống địa phương xử dụng trong chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.43 KB, 14 trang )

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CƠ SỞ
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI:
1. Tên đề tài: Xây dựng mô hình thử nghiệm tận dụng thức ăn truyền thống của
địa phương kết hợp với men vi sinh dùng trong chăn nuôi lợn.
2. Thời gian thực hiện: 05 tháng (từ tháng 05/2017 đến tháng 09/2017)
3. Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 104,990 triệu đồng,
Trong đó:
Nguồn kinh phí

Tổng số (triệu đồng)

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học

45,560

- Vốn tự có của cơ quan chủ trì

59,430

- Khác

0

4. Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Lê Mạnh Hùng
Ngày, tháng, năm sinh: 21/9/1963
Giới tính: Nam
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư trồng trọt
Điện thoại: (CQ) 0210.3820.040 (Mobil) 0912.812.323
E-mail:


Tên tổ chức đang công tác: Phòng Kinh tế - UBND thị xã Phú Thọ
5. Tổ chức chủ trì thực hiện đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Phòng Kinh tế - UBND thị xã Phú Thọ.
Điện thoại: 0210.3820.040
Fax: 0210.3820.040
Địa chỉ: 64 đường Bạch Đằng, phường Âu Cơ, thị xã Phú Thọ/
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Đức Dũng
Số tài khoản: 3711.2.0310314
6. Cán bộ thực hiện đề tài
Thời gian
TT

1

Họ và tên

Lê Mạnh Hùng

Tổ chức công

Nội dung công

làm việc cho

tác

việc tham gia

đề tài


Nghiên cứu tổng

(công)
20

Phòng Kinh tế
1


2

Nguyễn Thị Lan Hương

Phòng Kinh tế

3

Lê Quỳnh Trang

Phòng Kinh tế

4

Trần Trung Kiên

Phòng Kinh tế

quan; Tổng kết,
đánh giá
Nghiên cứu tổng

quan; Tổng kết,
đánh giá
Nghiên cứu tổng
quan; Tổng kết,
đánh giá
Tổng kết, đánh giá

8

3
4

7. Xuất xứ
Trong khẩu phẩn thức ăn chăn nuôi hiện nay, tỷ lệ các chất bột như cám gạo,
bột ngô, bột sắn... phải chiếm tới trên 80%; Nếu phần cám, bột ngô, bột sắn này
không được làm chín thì chăn nuôi sẽ kém hiệu quả vì thức ăn không được tiêu
hóa tốt do vậy tiêu tốn và chi phí thức ăn lớn. Các động vật nuôi như lợn, gia
cầm, cá... cũng giống con người chỉ tiêu hóa hấp thụ tốt thức ăn khi đươc làm
chín.
Như đã biết làm chín rau cải, thịt lợn sống, tôm sống để làm thành các món
ăn ngon, dễ tiêu là dưa, nem chua, mắm chua... đó là phương pháp lên men thức
ăn nhờ có các vi sinh vật có lợi sẵn trong tự nhiên (trong nước và không khí).
Trong chăn nuôi, để lên men làm chín cám, bột ngô, bột sắn ... nhanh hơn, tốt
hơn thì không dùng vi sinh vật trong tự nhiên mà cần một nhóm vi sinh vật có
lợi được chọn lọc thuần khiết, thông qua một quy trình sản xuất chặt chẽ để tạo
ra chế phẩm “men vi sinh”
Sử dụng thức ăn lên men bằng men vi sinh sẽ đạt được hiệu quả như:
- Sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng nhanh
- Giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn, có thể sử dụng các nguồn thức ăn sẵn
có, giá rẻ để chăn nuôi thay vì sử dụng thức ăn hỗn hợp sẵn nên cũng góp phần

giảm chi phí thức ăn.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là các bệnh đường ruột nên giảm chi phí
thuốc.
- Tạo môi trường trong sạch, ít bị ô nhiễm: Lượng phân thải ít, phân ít
mùi hôi.
8. Tổng quan và tính cấp thiết của đề tài
8.1. Tổng quan chung
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi
nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Trong những năm qua, việc phát triển ngành chăn nuôi
của toàn Tỉnh nói chung và thị xã nói riêng luôn được quan tâm chú trọng, trong đó chăn nuôi lợn là một trong
những ưu tiên chú trọng phát triển.

2


Tuy nhiên, tình hình chăn nuôi trong thời gian gần đây đang gặp rất nhiều những khó khăn: nguồn nguyên
liệu đầu vào (giống, cám thức ăn, thuốc thú y...) liên tục tăng cao, trong khi giá thành lợn hơi giảm sút mạnh gây
ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người chăn nuôi cũng như chiến lược phát triển chăn nuôi của các địa phương.
Trong chăn nuôi lợn, thức ăn chiếm 70-80% chi phí đầu tư. Do đó việc sử dụng nguồn thức ăn hợp lý vừa
đáp ứng nhu cầu dưỡng chất các loại lợn ở giai đoạn khác nhau để cho sức sản xuất tối đa vừa bảo đảm chi phí
thấp nhất nhằm tạo lợi nhuận cao nhất luôn là trăn trở của các nhà chăn nuôi.
Vấn đề nghiên cứu tìm giải pháp thay thế nguồn thức ăn hỗn hợp trên thị trường bằng các nguồn thức ăn có
sẵn của địa phương (cám ngô, gạo, sắn…) kết hợp với men vi sinh hoạt tính đang là hướng đi mới nhằm giải
quyết những khó khăn của người chăn nuôi. Việc sử dụng thức ăn ủ men sinh học giúp mang lại hiệu quả kinh tế
cao nhờ đặc tính thức ăn lên men giúp lợn dễ tiêu hóa, tỷ lệ hấp thu cao, hạn chế bệnh tiêu chảy, tăng sức đề
kháng cho lợn. Lợn sinh trưởng nhanh, tăng trọng cao (rút ngắn thời gian nuôi so với nuôi bằng thức ăn hỗn hợp
công nghiệp trước đó từ 15-20 ngày), chất lượng thịt được nâng cao (màu sắc đẹp, nạc mềm, thơm ngon nên
được người tiêu dùng và thương lái ưu tiên lựa chọn). So với phương thức nuôi lợn bằng thức ăn hỗn hợp công
nghiệp trước đó thì sử dụng thức ăn tự chế biến và ủ men sinh học đã giảm chi phí đầu tư 20-30%. Ngoài ra,
thức ăn lên men được lợn hấp thu triệt để nên lượng phân thải ra ít và ít mùi hôi nên góp phần cải thiện môi

trường, hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm.
Xuất phát từ thực tiễn trên phòng Kinh tế thị xã Phú Thọ để xuất xây dựng đề tài “Xây dựng mô hình thử
nghiệm tận dụng thức ăn truyền thống của địa phương kết hợp với men vi sinh dùng trong chăn nuôi lợn”

8.2. Một số căn cứ pháp lý
Căn cứ kế hoạch hành động số 92/KH-UBND ngày 08/01/2014 của UBND
tỉnh thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững” tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Quyết định số
326/QĐ-UBND ngày 09/2/2017 của UBND thị xã Phú Thọ về việc hỗ trợ phát
triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2017-2020.
8.3. Luận cứ về công nghệ
* Giới thiệu về men vi sinh:
- Men vi sinh được dùng để lên men thức ăn, sẽ giúp chúng ta làm chín thức
ăn chăn nuôi mà không phải đun nấu
- Men vi sinh có thể thực hiện lên men thức ăn với lượng nước ít được gọi là
lên men khô (ẩm) đồng thời nó còn có thể lên men thức ăn với nhiều nước được
gọi là lên men ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi lựa chọn phù
hợp với điều kiện thực tế của mình.
- Men vi sinh còn có thể lên men tốt các phụ phẩm của chế biến như bã đậu,
bã sắn... và cả các loại rau
- Lên men tốt trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu
- Men vi sinh cho lên men với lượng thức ăn bột nhiều hơn
- Khi dùng thức ăn lên men với men vi sinh thì chỉ cần trộn với thức ăn đậm
đặc là đủ mà không cần phải dùng thêm bất cứ loại thức ăn hỗn hợp, thức ăn
tăng trọng hay chất bổ sung nào khác nữa mà vẫn đạt hiệu quả chăn nuôi cao.
* Nguồn nguyên liệu dùng để lên men:
3


- Các loại thức ăn giàu chất bột: tấm, cám gạo, thóc nghiền, bột ngô, bột sắn

khô, bột khoai khô, bã sắn... song không phải là có đủ tất cả các loại trên mà có
thể dùng 1 loại hay 2 loại, 3 loại bột phối hợp tùy theo điều kiện thực tế
- Tốt nhất nên sử dụng nguyên liệu chính là bột ngô (bắp): Có thể chỉ dùng
riêng bột ngô hoặc có phối hợp thêm một phần cám gạo, tấm, bột sắn... nhưng tỷ
lệ bột ngô trong hỗn hợp thấp nhất phải đạt 60-65%. Còn trong chăn nuôi gà
thường dùng ngô phối hợp với một lượng cám ít hơn.
- Bột sắn dùng với phối hợp với ngô nhưng tỷ lệ không quá 30%
- Bã đậu, sẵn: các loại này thường chỉ dùng trong chăn nuôi lợn, tỷ lệ dùng
phối hợp với các loại bột khác không quá 25%.
* Phương pháp lên men:
Lượng men vi sinh sử dụng: 0,5 kg men dùng để lên men cho 100kg bột
+ Phương pháp lên men ướt: Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, đỡ tốn
công, cho lên men nhanh trong mọi điều kiện; có thể lên men cả bã đậu, bã sắn,
các loại rau và thức ăn lên men đạt chất lượng tốt.
Dùng trong nuôi lợn:
- Để lên men cho 100 kg bột ngô, cám gạo... lấy 0,5 kg men và 4 kg bột ngô
hoặc cám cho vào thùng sau đó cho vào 100 lít nước sạch (nước không có sắt,
nhiễm mặn..), khuấy đều để trong 01 giờ; cân số bột còn lại, trộn sơ qua cho
đền, đổ từ từ vào thùng có nước men cho đến hết, nếu thấy nước hơi ngập mặt
bột là được, nếu chưa đủ nước thì cho thêm, còn nếu thừa nước thì lần sau bớt
đi.
- Chú ý: trước khi đổ bột vào thùng cần phải khuấy đề nước men; để hở
miệng 4-5 giờ sau mới đậy kín thùng; thùng được để ở nơi ấm trong mùa đông,
thoáng mát trong mùa hè để lên men được tốt
- Thời gian lên men: Phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời, nhiệt độ trên 30 0C trở
lên thì khoảng 24 giờ, nhiệt độ từ 30 0C trở xuống thì từ 24-48 giờ, khi nào thức
ăn có mùi thơm mát và chua nhẹ là được.
Chú ý: Khi lên men thức ăn bị đẩy nổi lên trên, vì thế không được cho bột
vào đầy mà phải để cách miệng chừng 15cm; mùa thu, đông thời tiết mát mẻ,
lạnh có thể thực hiện một lần lên men để cho ăn vài ngày. Nếu trời nóng, nhiệt

độ thường xuyên trên 300C thì chỉ nên cho ăn kéo dài khoảng 02 ngày là tốt
nhất. Nếu thùng lên men bị lọt khí hay bị mở ra nhiều lần sẽ dẫn đến nấm trắng
trên mặt nên cần chú ý đậy thật kín thùng lên men và tốt nhất chỉ nên cho lên
men lượng thức ăn trong 1-2 ngày vào một thùng. Nếu bị 1 ít nấm trắng thì vẫn
dùng cho heo lớn ăn được. Trước khi cho ăn phải ấn chìm phần bột ở trên xuống
để được trộn đều với dịch lên men ở dưới.
- 100kg bột sau khi lên men ướt sẽ được 200kg thức ăn đã lên men (trong đó
có trên dưới 100 kg nước)
4


+ Phương pháp lên men ẩm: Đây là phương pháp lên men đòi hỏi điều kiện
chặt chẽ hơn, làm tốn công hơn và chỉ dùng lên men được với các loại bột mà
thôi (không tận dụng được bã đậu, bã sắn...). Phù hợp với mô hình nuôi lợn số
lượng lớn hoặc khi cần thức ăn có độ ẩm thấp để dùng máng ăn tự động, nuôi gà
và nuôi cút nhốt trong lồng, nuôi cá... và để người chăn nuôi muốn ủ trong bao
tải cho tiết kiệm.
Để lên men cho 100kg bột ngô và cám gạo:
- Cho 0,5kg men vào 02 kg bột ngô hoặc cám vào thùng có 40-50 lít nước
sạch, khuấy và để trong 1 giờ.
- Trộn ngô và cám cho đều sau đó tưới nước men lên. Sau khi dùng xẻng trộn
qua thì dùng tay xoa (hoặc dùng sàng) làm cho bột tơi và ẩm đều. Ở cơ sở chăn
nuôi lớn, phải sử dụng khối lượng thức ăn lớn có thể dùng máy trộn.
- Cách trộn: cho các nguyên liệu vào máy trộn sơ qua sau đó cho men vào
trộn cho đến khi bột tơi và ẩm đều
- Bốc vào thùng hoặc bao tải có lót ni lông nhưng không được lèn và dỗ chặt,
để hở miệng 5-6 giờ thì buộc chặt hoặc đậy kín, để ở nơi ấm (trời lạnh), nơi
thoáng mát (trời nóng) để ủ.
- Thời gian ủ lên men: Nhiệt độ ngoài trời cao (trên 30 0C) 24-36 giờ, nhiệt độ
ngoài trời thấp (dưới 250C) thường từ 36-48 giờ, thức ăn có sự tăng nhiệt độ và

có mùi thơm mát và chua nhẹ là được.
- Có thể thực hiện một lần ủ men để cho ăn vài ngày nhưng chú ý lượng thức
ăn mỗi ngày nên ủ vào một túi hoặc 1 thùng để ăn hết trong ngày. Khi ủ thức ăn
cho cá cần ủ trên dưới 3 ngày để hạt thức ăn xốp nhẹ dễ nổi trong nước.
- 100 kg bột sau khi lên men ẩm sẽ được 135-140 kg thức ăn đã lên men
(trong đó có 35-40kg nước)
- Chú ý trong phương pháp lên men ẩm: không được nén và dỗ chặt thức ăn
khi cho vào bao hoặc thùng, không để các bao đè lên nhau; đảm bảo nhiệt độ khi
ủ tốt, đặc biệt trời lạnh phải ủ nơi ấm. Nếu túi hoặc thùng không được buộc dây
kín, túi bị rách thủng hoặc do túi thức ăn ủ bị mở ra nhiều lần (một túi mà cho ăn
kéo dài 2-3 ngày nên phải lấy ra nhiều lần) sẽ xuất hiện đám mốc trắng.
* Phương pháp cho ăn:
- Tùy theo động vật nuôi thích ăn dạng thức ăn nào mà để nguyên thức ăn lên
men ( đã trộn thêm thức ăn đậm đặc) hoặc trộn thêm nước dạng lỏng.
- Phải dùng phối hợp với thức ăn đậm đặc để bổ sung đạm và các thành phần
vitamin và khoáng vi lượng để con vật tăng trọng nhanh, sinh sản tốt, tiết kiệm
thức ăn. Trước khi cho ăn mới trộn thức ăn lên men với thức ăn đậm đặc. Lưu ý
cần chọn loại thức ăn đậm đặc có hàm lượng đạm trên 45% được bán tại các
công ty sản xuất thức ăn có uy tín thì mới có hiệu quả nuôi dưỡng cao như ý
muốn.
5


- Lượng thức ăn: thường cho ăn ngày 02 bữa, lượng thức ăn không hạn
chế.Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt có thể cho ăn theo định lượng như sau:
Phương pháp trộn thức ăn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định
lượng cho ăn:
* Khi sử dụng phương pháp lên men ướt: 100 kg bột sau khi lên men ướt sẽ
được 200 kg thức ăn đã lên men (trong đó có trên dưới 100 lít nước). Tỷ lệ phối
trộn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn như sau:

Heo lai F1: Heo tách mẹ – 15 kg: 1 phần đậm đặc/5-6 phần thức ăn đã lên
men. Lượng thức ăn cho ăn: 0,7 – 1,1 kg/ngày. Heo từ 16-30 kg: 1 đậm đặc/6-7
phần thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 1,2 – 1,7 kg/ngày. Heo từ 3160 kg: 1 đậm đặc/7-8 phần thức ăn lên đã men. Lượng thức ăn cho ăn: 1,7 – 3,3
kg/ngày. Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc/9 phần thức ăn lên đã men.
Lượng thức ăn cho ăn: 3,4-4kg/ngày. Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc/8 thức ăn đã
lên men. Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc/11 thức ăn đã lên men. Lượng thức
ăn lên men đã trộn với đậm đặc cho heo nái ăn sẽ tăng hơn 80-90% so với dùng
thức ăn hỗn hợp cho ăn hay thức ăn viên (vì thức ăn lên men có trên 80-90% là
nước). Ví dụ: Nếu dùng thức ăn hỗn hợp cho ăn là 2,0 kg/ngày thì lượng thức ăn
lên men cho ăn sẽ là 3,6-3,8kg/ngày.
Heo siêu nạc: Heo tách mẹ – 15 kg: 1 đậm đặc/4-5 thức ăn đã lên men. Heo
từ 16-30 kg: 1 đậm đặc/5-6 thức ăn đã lên men. Heo từ 31-60 kg: 1 đậm đặc/6-7
thức ăn lên đã men. Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc/8 thức ăn đã lên
men. Lượng thức ăn sử dụng giống như nuôi heo lai F1. Heo nái nuôi con: 1
đậm đặc/7 thức ăn đã lên men. Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc/10 thức ăn đã
lên men. Lượng thức được tính tương tự như nuôi heo lai F1.
* Khi sử dụng phương pháp lên men ẩm: 100 kg bột sau khi lên men ẩm sẽ
được 135-140 kg thức ăn đã lên men (trong đó có 35-40 kg nước). Tỷ lệ phối
trộn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn như sau:
Heo lai F1: Heo tách mẹ – 15 kg: 1 đậm đặc/4-5 thức ăn đã lên men. Lượng
thức ăn cho ăn: 0,5 – 0,8 kg/ngày. Heo từ 16-30 kg: 1 đậm đặc/5-6 thức ăn đã
lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 0,8-1,2 kg/ngày. Heo từ 16-60 kg: 1 đậm đặc/67 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 1,2-2,3 kg/ngày. Heo từ 61 kg đến
xuất chuồng: 1 đậm đặc/8 thức ăn lên đã men. Lượng thức ăn cho ăn: 2,3-3,0
kg/ngày. Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc/7 thức ăn đã lên men. Heo nái chửa và
hậu bị: 1 đậm đặc/10 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn lên men đã trộn với
đậm đặc cho heo nái ăn sẽ tăng hơn 35% so với dùng thức ăn hỗn hợp cho ăn
hay thức ăn viên (vì thức ăn lên men có trên 35% là nước). Ví dụ: Nếu dùng
thức ăn hỗn hợp cho ăn là 2,0 kg/ngày thì lượng thức ăn lên men cho ăn sẽ là
2,7-2,8 kg/ngày.
Heo siêu nạc: Heo tách mẹ – 15 kg: 1 đậm đặc/3-5 thức ăn đã lên men. Heo

từ 16 – 30 kg: 1 đậm đặc/4-5 thức ăn đã lên men. Heo từ 31 kg đến 60 kg: 1 đậm
đặc/5-6 thức ăn đã lên men. Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc/7,5 thức
ăn đã lên men. Lượng thức ăn sử dụng giống như nuôi heo lai F1. Heo nái nuôi
6


con: 1 đậm đặc/6,5 thức ăn đã lên men. Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc/9
thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho heo nái ăn tương tự như nuôi heo nái lai
F1.
8.4. Khả năng ứng dụng, chuyển giao nhân rộng kết quả của đề tài
Các thực nghiệm chứng minh khi cho heo ăn thức ăn “ủ men” cho tăng trọng
hàng tháng cao hơn 14-27% và thức ăn tiêu tốn giảm 7-22% so với heo ăn sống
không “ủ men”. Có thể sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có, giá rẻ để chăn nuôi
thay vì sử dụng thức ăn hỗn hợp sẵn có trên thị trường nên cũng góp phần giảm
chi phí thức ăn. Giảm được tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột nên giảm
chi phí thuốc. Men vi sinh hoạt tính được dùng để lên men thức ăn, giúp làm
chín thức ăn chăn nuôi mà không phải đun nấu.
Với thực trạng chăn nuôi như hiện nay (giá giống vật tư đầu vào cao, giá đầu
ra thấp và không ổn định) việc đưa ra giải pháp và áp dụng nhằm giảm chi phí
đầu vào trong khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm lợn thịt sẽ là một giải pháp
hữu ích, có khả năng khuyến cáo rộng rãi (phù hợp với cả quy mô hộ gia đình và
quy mô trang trại) để tiếp tục duy trì và phát triển ngành chăn nuôi lợn trong
thời gian tiếp theo.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI
9. Mục tiêu:
9.1. Mục tiêu chung
Xây dựng mô hình thử nghiệm tận dụng thức ăn truyền thống của địa phương
kết hợp với men vi sinh dùng trong chăn nuôi lợn.
Từ thành công mô hình sẽ nhân rộng, khuyến cáo bà con nông dân mở rộng
quy mô áp dụng vào sản xuất thực tiễn.

9.2. Mục tiêu cụ thể
Xây dựng mô hình thử nghiệm tận dụng thức ăn truyền thống của địa phương
kết hợp với men vi sinh dùng trong chăn nuôi lợn góp phần giảm chi phí đầu vào
nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thịt lợn.
Thông qua đề tài, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật quy trình ủ men vi
sinh, quy trình chăn nuôi, chăm sóc lợn hướng thịt an toàn cho các hộ chăn nuôi
trên địa bàn thị xã.
10. Nội dung:
10.1. Khảo sát địa bàn triển khai đề tài
a. Điều tra khảo sát địa bàn triển khai đề tài:
Khảo sát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, trình độ, tập quán chăn nuôi và
đối tượng hộ nông dân sẵn sàng đáp ứng các điều kiện cần thiết cho việc triển
khai thực hiện đề tài.
- Điều tra thực trạng về tình hình chăn nuôi: giống, kỹ thuật, hướng nuôi,
nguồn thức ăn, hình thức nuôi tại các gia đình, trang trại
7


- Điều tra thực trạng về qui mô, cơ sở vật chất nuôi, nguồn thức ăn cung cấp
chính tại các cơ sở.
- Chọn các hộ dân tại xã Hà Thạch có kinh nghiệm chăn nhiều năm, điều kiện
cơ sở chuồng trại có khả năng nuôi với quy mô >=20 con/hộ, phù hợp với nội
dung của đề tài.
b. Điều tra khảo sát thị trường:
- Đối với các hộ trong vùng thực hiện đề tài: Điều tra về giống, sản lượng thịt
xuất chuồng, giá thành sản phẩm, sức tiêu thụ trên địa bàn.
- Đối với người kinh doanh tại các chợ: Điều tra nguồn cung cấp sản phẩm
thịt lợn hơi, nhu cầu về lượng và độ an toàn, đánh giá sơ bộ về nhu cầu thị
trường.
- Người tiêu dùng: Điều tra nhu cầu về số lượng, độ an toàn, chất lượng sản

phẩm thịt lợn của các đối tượng cán bộ, công nhân viên chức, nông dân, các nhà
ăn tập thể…
- Sau khi điều tra vùng thực hiện tổ chức hội nghị, thảo luận xây dựng tổ
chức triển khai thực hiện mô hình.
10.2. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn
Xây dựng mô hình điểm với quy mô 20 con, đảm bảo đúng quy trình kỹ
thuật, đúng tiến độ, đạt chất lượng cao, là mô hình mẫu trong vùng.
10.3. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi
Tiến hành tập huấn về kỹ thuật cho cán bộ và hộ dân trong vùng thực hiện đề
tài.
10.4. Tổng kết mô hình và hoàn thiện quy trình
Tiến hành đánh giá và tổng kết mô hình, xây dựng phương án nhân rộng mô
hình để phát triển chăn nuôi trong thời gian tiếp theo
11. Phương án triển khai
* Phương án tổ chức thực hiện
Cơ quan chủ trì phòng Kinh tế thị xã trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện,
phối hợp với các cơ quan liên quan: cơ quan chuyển giao; cơ quan phối hợp; lập
danh sách các hộ trực tiếp tham gia đề tài.
UBND thị xã thành lập hội đồng thẩm định đề tài: gồm lãnh đạo UBND thị
xã, phòng Kinh tế, trạm Thú y. Phòng Kinh tế trực tiếp thực hiện đề tài, các hoạt
động phải gắn với hoạt động của Hội đồng KHCN của thị xã.
* Phân tích và đánh giá các điều kiện triển khai đề tài
Sau khi tiến hành khảo sát, dự kiến quy mô và địa điểm triển khai dự án cụ
thể: Đối với hộ chăn nuôi tối đa 10 hộ dân, đối với quy mô trang trại tối đa 02
trang trại.
8


Điều kiện đối với các hộ dân, trang trại phải có tập quán, kinh nghiệm chăn
nuôi gà nuôi gà nhiều năm; có đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cần

thiết đáp ứng theo yêu cầu của đề tài.
* Phương án tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm thịt lợn hơi sẽ được cung cấp cho các lò mổ trên địa bàn, lái buôn
phục vụ cho xuất khẩu
12. Tiến độ thực hiện đề tài

TT

1

Các nội dung, công việc
thực hiện chủ yếu
Khảo sát địa bàn

2

Xây dựng thuyết minh

3

Xét duyệt thuyết minh tại
thị xã

4
5
-

Sở KH&CN phê duyệt thực
hiện


Sản phẩm phải
đạt
Lựa chọn địa
điểm, quy mô
triển khai thực
hiện mô hình
Thuyết minh đề
tài

Thời gian
(BĐ-KT)

Người, cơ
quan thực
hiện

4/2017

Phòng
Kinh tế thị
xã

5/2017

Phòng
Kinh tế thị
xã

5/2017


UBND thị
xã

3/2017

Sở
KH&CN

6/2017

Phòng
Kinh tế

6/2017

Phòng
Kinh tế

6/2017

Phòng
Kinh tế

Được chấp thuận
Được chấp thuận

Chuẩn bị triển khai dự án:
Ký hợp đồng thực hiện với
các bên liên quan


-

Tổ chức tập huấn kỹ thuật

-

Cung ứng giống, vật tư, chỉ
đạo mô hình

Kịp thời, đảm bảo
tính pháp lý
Phát quy trình
đến
các
hộ,
chuyển giao kỹ
thuật tới các hộ
dân
Cung cấp giống,
vật tư cần thiết
cho các hộ dân
tham gia thực
hiện

9


6

7


Theo dõi đánh giá, kết quả
mô hình

Đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật theo quy 6/2017 đến
trình
8/2017

Phòng
Kinh tế

Tổng kết đánh giá nghiệm
thu đề tài tại thị xã

Thông qua báo
cáo, tài chính,
chuyên môn

Phòng
Kinh tế

9/2017

13. Sản phẩm của đề tài
TT

Tên sản phẩm

Chỉ tiêu kinh tế - Kỹ thuật


1

Mô hình chăn nuôi
lợn sử dụng 20 con

Lợn sau 3 tháng tuổi, đạt trọng lượng 100-120
kg/con.

2

Tập huấn nông dân

Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho 40 lượt người

3

Báo cáo tổng kết toàn
diện kết quả thực hiện
Báo cáo tổng kết xây dựng mô hình
đề tài kèm theo các
tài liệu liên quan

14. Phương án phát triển của đề tài sau khi kết thúc
Sau khi đề tài kết thúc tiến hành đánh giá hiệu quả đề tài, từ đó xây dựng
phương án thông tin tuyên truyền phổ biến thành công mô hình tạo sức lan tỏa
nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn thị xã, đặc biệt quan tâm chú trọng đối với
các trang trại chăn nuôi.
Tìm kiếm thị trường tiêu thụ để có đầu ra ổn định cho người sản xuất.
15. Hiệu quả mang lại:

15.1. Hiệu quả đối với kinh tế - xã hội:
a. Các chi phí đầu vào với phương thức chăn nuôi ủ men vi sinh
* Giống:
Khoảng 2.000.000đ/con → 20 con cần 40.000.000đ (1) tiền giống.
* Thức ăn + Chi phí thú y

10


+ Bột ngô: 15.750.000 đồng
+ Bột sắn: 2.100.000 đồng
+ Cám gạo: 2.450.000 đồng
+ Thức ăn đậm đặc: 12.600.000 đồng
+ Men vi sinh: 1.750.000 đồng
+ Thuốc thú y: 2.800.000 đồng
Tổng cộng: 34.650.000 đồng (2)
* Chi phí điện, nước: 1.000.000 đồng (3)
* Chi phí nhân công: 6.000.000 đồng (4)

Tổng chi phí cho chăn nuôi là: (1) + (2) + (3) + (4) = 81.650.000 đồng
b. Các chi phí đầu vào với phương thức chăn nuôi sử dụng thức ăn hỗn
hợp
* Giống:
Khoảng 2.000.000 đồng/con → 20 con cần 40.000.000đ (1) tiền giống.
* Thức ăn + Chi phí thú y

+ Thức ăn hỗn hợp: 200kg/con X 20 con X 12.500 đồng/kg = 50.000.000
đồng.
+ Thuốc thú y: 2.800.000 đồng
Tổng cộng: 52.800.000 đồng (2)

* Chi phí, điện nước: 1.000.000 đồng (3)
* Chi phí nhân công: 6.000.000 đồng (4)

Tổng chi phí cho chăn nuôi là: (1) + (2) + (3) + (4) = 99.800.000 đồng
c. Chênh lệch từ hai phương thức chăn nuôi: 99.800.000 đồng – 81.650.000
đồng = 18.150.000 đồng.
Nhìn vào hạch toán chi phí đầu vào giữa 02 phương thức chăn nuôi có sự
chênh lệch rõ rệt. Phương thức chăn nuôi sử dụng men vi sinh kết hợp với thức
ăn truyền thống cho hiệu quả kinh tế cao hơn, giảm chi phí đầu vào đến 18% so
với phương thức chăn nuôi sử dụng thức ăn hỗn hợp.
11


Có thể nói đối với tình hình chăn nuôi đang gặp khó khăn như hiện nay việc
giảm chi phí đầu vào trong khi vẫn giữ nguyên được chất lượng sản phẩm đầu ra
sẽ là một hướng chăn nuôi mới hiệu quả cần được phổ biến sử dụng rộng rãi
nhằm giảm bớt khó khăn cho người chăn nuôi
15.2. Đối với môi trường:
Việc sử dụng men vi sinh kết hợp với thức ăn truyền thống bằng phương
pháp lên men tự nhiên không những giúp giảm chi phí thức ăn mà việc sử dụng
thức ăn ủ lên men giúp kích thích hệ tiêu hóa của lợn, tăng cường khả năng tiêu
hóa và hấp thụ thức ăn, lượng phân thải giảm bớt mùi hôi ra môi trường xung
quanh giúp giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay.
III. TÀI CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
11

Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi :

ĐVT: 1.000 đồng
Trong đó

Nguyên
Thiết Xây
Công
,vật
TT Nguồn kinh phí Tổng số
bị,
dựng
Chi
lao
liệu,
máy

khác
động
năng
móc
bản
lượng
1
2
3
4
5
6
7
8
Tổng kinh phí
104.990 10.000 81.300
13.690
Trong đó:

1
2

Ngân sách
SNKH tỉnh

45.560

5.650

37.300

2.610

Nguồn vốn khác:
- Vốn tự có

59.430

4.350

44.000

11.080

IV. Kiến nghị, đề xuất:
Đề nghị sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ quan tâm tạo điều kiện
hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình thử nghiệm tận dụng thức ăn truyền thống của
địa phương kết hợp với men vi sinh dùng trong chăn nuôi lợn” trên địa bàn thị xã.


12


Trong quá trình triển khai thực hiện, mong nhận được sự quan tâm, chỉ đạo về lĩnh vực chuyên môn để
hoàn thành tốt các mục tiêu và nội dung của đề tài đặt ra./.

Ngày....tháng....năm 2017
Chủ nhiệm đề tài
(Ký tên)

Ngày....tháng....năm 2017
Cơ quan chủ trì đề tài
(Ký tên, đóng dấu)

13


14



×