Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

CÔNG tác xã hội TRONG xóa đói GIẢM NGHÈO từ THỰC TIỄN HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH điện BIÊN (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.58 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÌ VĂN TÌNH

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã
hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THANH BÌNH

Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thị Quý
Phản biện 2: TS. Nguyễn Trung Hải

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội, hồi ...... ,ngày
.... tháng..... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, vấn đề nghèo đói không chỉ là vấn đề cần phải
quan tâm của riêng bất cứ quốc gia nào mà nó mang tính toàn cầu.
Trong thời gian qua dù trên thế giới đã có nhiều thành tựu khoa học,
kỹ thuật phát triển, tiến bộ vượt bậc mang lại cho con người cuộc
sống ấm no, đầy đủ thì bên cạnh đó trên thế giới vẫn còn khoảng 1,8
tỷ người đang sống trong cảnh nghèo đói có tác động tiêu cực đến
chất lượng đời sống của nhiều bộ phận dân cư các khu vực, các quốc
gia và nhiều vùng miền trong từng nước.
Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam thì vấn đề
nghèo đói luôn được quan tâm hàng đầu. Đảng và Nhà nước ta luôn
chú trọng quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo trên cả nước và
đã đạt được những thành quả quan trọng. Mặc dù vậy nhưng tình
trạng đói nghèo vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trên cả nước, vậy đòi hỏi
chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác xóa đói giảm nghèo
để tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm mạnh đưa nước Việt Nam tiến tới
là một đất nước dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc. Để đạt
được thành quả trên Đảng và Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa
trong việc ban hành, thực hiện các chính sách nhằm nâng cao hiệu
quả của công tác xóa đói giảm nghèo.
Triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo của Đảng
và Nhà nước, công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Điện
Biên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên tình trạng
nghèo đói vẫn còn tồn tại, điển hình là huyện Mường Nhé mặc dù
trên địa bàn huyện trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2015 đã
đạt được một số kết quả bước đầu. Công tác xoá đói giảm nghèo đã

góp phần tích cực làm chuyển biến nền kinh tế, văn hoá xã hội trong

1


huyện, đời sống nhân dân các dân tộc từng bước ổn định và nâng lên;
chính trị, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được giữ
vững đời sống của đại bộ phận nhân dân đã có bước chuyển biến tích
cực, nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư xây dựng tại các xã
của huyện. Các vấn đề cơ bản, bức xúc nhất đối với hộ nghèo và
người dân như nhà ở, đất ở, đất sản xuất, y tế, giáo dục,... đã được
giải quyết kịp thời, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhân dân và
chính quyền địa phương. Nhưng trên địa bàn 11/11 xã của huyện tỷ
lệ hộ nghèo đói còn cao. Số hộ nghèo do thiếu kinh nghiệm làm ăn
chiếm trên 60%; Hộ nghèo do thiếu vốn, sử dụng vốn không hiệu quả
chiếm trên 45%; Hộ nghèo đông con, thiếu lao động, không có việc
làm chiếm trên 25%; Hộ nghèo do mắc các tệ nạn xã hội như nghiện
hút, tiêm chích chiếm 8,78%... một bộ phận không nhỏ hộ nghèo do
còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước,
nên lười lao động, không muốn thoát nghèo. Dân số của huyện có
đến 2/3 số người là đối tượng di cư đến, là số hộ chiếm tỷ lệ hộ
nghèo cao nhất, di dân tự do ngoại tỉnh vào đã tạo nguy cơ bất ổn
định chính trị, phần nào phá vỡ quy hoạch phát triển KT-XH trên địa
bàn huyện.
Để công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả và mang tính
bền vững đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố như đổi mới hệ
thống chính sách, xây dựng các chương trình giảm nghèo phù hợp
với từng vùng, từng địa phương. Điều quan trọng hơn là công tác xã
hội phải được coi trọng, được vận dụng hiệu quả vào xóa đói giảm
nghèo, vì dù có chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng hoạt động

công tác xã hội không hiệu quả cũng chưa tạo được sự thay đổi tích
cực trong nhận thức của người dân, cộng đồng về xóa đói giảm
nghèo.

2


Vì vậy, nghiên cứu công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo
để làm rõ được vai trò của công tác này trong xóa đói giảm nghèo và
quan trọng nhất là góp phần đưa ra được những giải pháp cho công
cuộc xóa đói giảm nghèo có được những bước đi phù hợp.
Với tình hình trên, cần thiết phải có những nghiên cứu
chuyên biệt về công tác xã hội ở các điểm dân cư, các bản, các xã
khác nhau trên địa bàn huyện để từ những góc nhìn riêng biệt, hướng
tới cái nhìn chung làm luận cứ khoa học cho những giải pháp mang
tính vĩ mô và vi mô để công tác xã hội đối với hoạt động xóa đói
giảm nghèo có những nội dung thiết thực, sát với thực tế để công
cuộc xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả hơn.
Là công chức Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Tôi chọn
đề tài “Công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo từ thực tiễn huyện
Mường Nhé, tỉnh Điện Biên” làm luận văn tốt nghiệp bậc cao học,
chuyên ngành Công tác xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo đã được đề cập đến dưới
nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên nghiên cứu về xóa đói giảm
nghèo dưới góc độ công tác xã hội mới được đề cập đến trong một số
công trình:
Xóa đói giảm nghèo và vai trò của nhân viên công tác xã hội

(Poverty eradication and the role for social workers) của Nairobi
(tháng 01 năm 2010) chỉ ra tác động của nghèo đói tới đời sống của
người dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương; đồng thời đưa ra 3
phương pháp tiếp cận để xóa đói giảm nghèo là:

3


- Tham vấn và sự tham gia của các cá nhân, gia đình và các
nhóm dân cư trong các tình huống nghèo. Đây được coi là những yếu
tố quan trọng trong xóa đói giảm nghèo.
- Lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp, các dự án nhằm
giảm bớt nghèo đói, hỗ trợ họ tăng tăng sự tự tin vào bản thân là
phương pháp phổ biến mà nhân viên công tác xã hội đã từng sử dụng
trong quá khứ.
- Nhấn mạnh đến vai trò của các phương pháp và hợp tác
quốc tế, nhấn mạnh đến vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
xóa đói giảm nghèo. Ở cấp độ vi mô, nhân viên xã hội làm việc để
đối phó với đói nghèo đánh giá được rủi ro, lầm việc một cách sáng
tạo để giúp cá nhân, cộng đồng hiểu được tình hình của họ dẫn đến
thay đổi hành vi và môi trường sống. Phát triển cộng đồng đòi hỏi kỹ
năng phân tích cộng đồng, lập kế hoạch xã hội, tổ chức cộng đồng và
hoạt động xã hội giữ vai trò rất quan trọng.
Nhân viên xã hội làm việc với người nghèo và chứng kiến
hành vi thay đổi của họ. Trong phương pháp này, cộng đồng thực
hành kết hợp làm việc với các cá nhân, gia đình và có công việc cộng
đồng, tập trung vào nguồn lực và cơ hội tăng cường cùng với năng
lực cá nhân để cá nhân phát hiện ra nguyên nhân nghèo đói của họ.
Đó là điều cần thiết để công tác xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả
[29].

Bài viết Vai trò của công tác xã hội trong các chương trình
xóa đói giảm nghèo ở Philippines: tư tưởng, chính sách và các ngành
nghề (The role of socail work in Philippines poverty – reduction
program: ideology, policy and the profession) xem xét vai trò của
công tác xã hội trong 03 chương trình xóa đói giảm nghèo ở
Philippines, nhấn mạnh đến việc kiểm tra tập trung vào các giá trị và

4


nguyên tắc làm cơ sở cho việc thực hiện và môi quan hệ với quan
niệm cụ thể của công tác xã hội. Có ý kiến cho rằng, vai trò của công
tác xã hội trong các chương trình này phản ánh từ tư tưởng thống trị
trong chính sách xã hội của Philippines. Tính hợp pháp nhận thức của
phương pháp tiếp cận có liên quan đến mức độ mà họ thể hiện quan
niệm chủ đạo của các vấn đề xã hội và công tác xã hội, đặc trưng bởi
sự tham gia của nhân viên và khách hành tập trung với mục đích
bằng sự thay đổi trong các cá nhân và môi trường sống trực tiếp của
mình [30].
Đói nghèo và bất bình đẳng tại Việt Nam: Trên bài viết này
dựa trên nhứng đánh giá về khí hậu, nông nghiệp và không gian để
đánh giá tình hình nghèo đói và sự bất bình đẳng ở Việt Nam (WB,
2004).
Vấn đề nghèo ở Việt Nam: Trong tác phảm này đã đưa ra
những vấn đề chung nhất về nghèo đói ở Việt Nam những tác động
của nghèo đói lên đời sống nhân dân và an sinh xã hội. Nhứng khía
cạnh, những vấn đề của nghèo đói (Bùi Thế Giang (dịch), 1996).

Nhìn chung trên đã đạt được kết quả góp phần đáng kể
cho lĩnh vực nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo và vai trò của

công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo.
2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xóa đói giảm
nghèo đã được thực hiện ở nước ta, đáng chú ý là một số công trình
sau:
Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam của Lê Xuân
Bá và các đồng nghiệp đã đưa ra được cái nhìn chung, tổng quát nhất

5


về tình hình nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam; chỉ rõ,
vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn gắn bó và chịu ảnh hưởng của quan
hệ giai cấp và các mối quan hệ xã hội khác nhau. Công tác xóa đói
giảm nghèo được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Bên cạnh
việc đánh giá tình hình chung, tác phẩm còn đưa ra một số giải pháp
để nang cao hiệu quả giảm nghèo bền vững [2].
Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế và những số liệu thông
kê, tác giả đã đánh giá tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam. Đồng thời tác giả còn chỉ ra được tầm quan trọng
của công tác xóa đói giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường [13].
Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay:
tác phẩm đã đánh giá được thực trạng nghèo đói ở nông thôn Việt
Nam sau 3 năm dỡ bỏ cấm vận, nền kinh tế đã có bước phát triển.
Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn Việt Nam vẫn con cao. Tác
giải đã chỉ rõ những khó khăn và đưa ra những giải pháp thực hiện
xóa đói giảm nghèo ở thời điểm hiện tại [12].
Lương Hồng Quang trong Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt
Nam cho rằng nghèo khổ và văn hóa của nhóm nghèo có liên quan

đến các vấn đề thuộc phạm trù văn hóa nhóm đóng khung trong một
khu vực, phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử; những người nghèo thường
có trình độ văn hóa thấp hoặc mù chữ, thường cảm thấy bị cô lập, tự
ti, bị “tước đoạt” những thứ mà người khác có được, khi được hưởng
trợ cấp xã hội thì họ thường có tư tưởng trong chờ, ỷ lại vào các
nguồn hỗ trợ. Trong cuốn sách tác giả đưa ra những giải pháp để xóa
đói giảm nghèo, trong đó các giải pháp chủ yếu dựa vào nguồn ngân
sách Nhà nước, không tập trung vào phát huy tổng nguồn lực của
toàn xã hội, sự nỗ lực vươn lên của người nghèo. Tác giả cũng cho

6


rằng muốn xóa bỏ tận gốc của cái nghèo và có tính bền vững thì phải
nâng cao văn hóa cho người nghèo vì chỉ có tri thức thì họ mới tiếp
cận được với thế giới bên ngoài và tiếp thu được khoa học, kỹ thuật,
đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh [20].
Xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số; phương pháp tiếp
cận: Tác phẩm đánh giá hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại
một số vùng dân tộc thiểu số cũng như một số cách tiếp cận trước đó.
Dựa trên thực tế và hiệu quả của những mô hình đã áp dụng trong
thời gian trước đó tác giả đã đưa ra một số phương pháp tiếp cận mới
để công tác xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả (Liên hiệp các hội khoa
học và kỹ thuật Việt Nam, 2001).
Tóm lại, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về xóa
đói giảm nghèo, nhưng có rất ít công trình nghiên cứu về xóa đói
giảm nghèo dưới góc nhìn của công tác xã hội và các công trình này
chỉ đề cập đến những vấn đề chung, mang tính vĩ mô, ít công trình
tiếp cận ở tầm vi mô, tức là ở những vùng miền, thậm chí ở từng
nhóm dân cư cụ thể để thấy được tính đa dạng của đói nghèo, của

hoạt động xóa đói giảm nghèo; để từ đó có các giải pháp phù hợp góp
phần vào công tác xóa đói giảm nghèo có hiệu quả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra thực trạng của công tác xã hội đối với hoạt động xóa
đói giảm nghèo và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội ở
huyện Mường Nhé trong những năm qua.
- Vận dụng các giải pháp và phương pháp ứng dụng công tác
xã hội vào xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

7


- Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở huyện
Mường Nhé.
- Tìm hiểu vai trò của công tác xã hội đối với xóa đói giảm
nghèo và thực trạng của công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở
huyện Mường Nhé trong thời gian qua.
- Chỉ ra những nhân tố tác động đến công tác xã hội trong
xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất các giải pháp đưa công tác xã hội vào trong công
tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé trong những năm tiếp
theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo tại huyện Mường
Nhé, tỉnh Điện Biên.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Người nghèo đang sinh sống tại huyện Mường Nhé, tỉnh

Điện Biên.
Nhân viên công tác xã hội trên địa bàn huyện: 44 người,
trong đó 18 nữ; các cấp lãnh đạo, chính quyền tại địa phương: 13
người.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Phạm vi thời gian: Từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 12 năm
2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

8


Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận về quan
điểm, đường lối, chủ trương, chính sách về xóa đói giảm nghèo của
Đảng và Nhà nước hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích tài liệu
* Phương pháp điền dã dân tộc học
*Phương pháp phỏng vấn
* Phương pháp phát triển cộng đồng
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung của luận văn
còn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội trong
xóa đói giảm nghèo.

Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong xóa đói giảm
nghèo tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Chương 3: Giải pháp thực hiện công tác xã hội trong xóa đói
giảm nghèo tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

9


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm nghèo, chuẩn nghèo
1.1.1.1. Khái niệm nghèo
Ở Việt Nam, nghèo được hiểu thống nhất là tình trạng một
bộ phận người dân chưa đảm bảo các điều kiện thảo mãn những nhu
cầu sống tối thiểu. Cụ thể là có mức sống tối thiểu thấp hơn mức
sống của cộng đồng như: không đủ ăn, nhà cửa dột nát, thường xuyên
đau ốm nhưng không có tiền chữa bệnh, con cái không được đến
trường…
1.1.1.2. Khái niệm chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày
19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 là:
- Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai
tiêu chí sau: (1) Có thu nhập bình quân đầu người từ 700.000
đồng/người/tháng trở xuống; (2) Có thu nhập bình quân đầu người
trên 700.000 đồng/người/tháng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03
chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
trở lên.
- Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai

tiêu chí sau: (1) Có thu nhập bình quân đầu người từ 900.000
đồng/người/tháng trở xuống; (2) Có thu nhập bình quân đầu người
trên 900.000 đồng/người/tháng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03
chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
trở lên.

10


1.1.2. Khái niệm hộ nghèo, người nghèo
- Người nghèo là những người thuộc hộ nghèo.
- Hộ nghèo là những hộ gia đình có mức thu nhập bình quân
đầu người thấp hơn chuẩn nghèo. Các nghiên cứu cho thấy, hộ nghèo
thường thiếu đất canh tác, thiếu vốn, rơi vào hoàn cảnh nợ nần, nhà
cửa và đồ dùng tạm bợ, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu kiến thức,
con cái bỏ học sớm, mù chữ, đau ốm thường xuyên…
1.1.3. Khái niệm xóa đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chủ trương,
chính sách của Nhà nước và xã hội hay của chính những đối tượng
thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ tăng thu nhập, thoát
khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trên
cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng khu vực, địa phương,
quốc gia.
1.1.4. Khái niệm công tác xã hội
Theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội
giai đoạn 2010 - 2020, công tác xã hội góp phần giải quyết hài hòa
các mối quan hệ giữa con người với con người, hạn chế làm phát sinh
các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội
hướng tới một xã hội công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây

dựng một hệ thống an sinh xã hội tiến bộ, vững mạnh.
1.1.5. Khái niệm công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo
Trên cơ sở kế thừa các khái niệm về công tác xã hội, nghèo
đói, xóa đói giảm nghèo luận văn đưa ra khái niệm “ Công tác xã hội
trong xóa đói giảm nghèo” là các hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ
giúp cho cộng đồng nghèo, hộ nghèo, người nghèo nâng cao năng
lực, giúp họ có nhận thức đúng, có cái nhìn đầy đủ về các chính sách
11


ASXH, chương trình, mô hình xóa đói giảm nghèo của Nhà nước và
địa phương, từ đó tìm ra cách tiếp cận các nguồn lực một cách tốt
nhất.
1.1.6. Khái niệm phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng đó là một tiến trình làm chuyển biến
cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thông qua việc
giáo dục giúp người dân trong cộng đồng nhận thức được tình hình,
vấn đề hiện tại của họ và phát huy được những khả năng, tài nguyên
sẵn có của họ, tổ chức các hoạt động chung tự giúp, bồi dưỡng và
củng cố tổ chức, mở rộng các mối liên kết tiến tới cộng đồng tự lực
phát triển.
1.1.7. Khái niệm tiến trình phát triển cộng đồng
Khái niệm “Tiến trình phát triển cộng đồng” là một tiến trình
làm chuyển biến cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự
lực thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện
tại của họ, phát huy khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt
động tự giúp, bôi dưỡng và củng cố tổ chức và tiến tới tự lực, phát
triển.
* Tiến trình, cách thức vận dụng phương pháp phát triển
cộng đồng vào công tác xóa đói giảm nghèo.

Tiến trình xây dựng một dự án phát triển cộng đồng gồm có
ba bước: Tiếp cận cộng đồng, thực hiện chương trình phát triển cộng
đồng và lượng giá chương trình phát triển cộng đồng.
1.2. Các lý thuyết tiếp cận về công tác xã hội trong xóa
đói giảm nghèo
1.2.1. Thuyết nhu cầu của Abramham Maslow
1.2.2. Thuyết quyền con người

12


1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề xóa
đói giảm nghèo
Đảng Cộng Sản Việt Nam xem công tác xóa đói giảm nghèo
là mục tiêu quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội
của đất nước. Thực hiện xóa đói giảm nghèo phải dựa trên tinh thần
phát huy nội lực, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước,
quan tâm tập trung cho các vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng
sâu, vùng xa. Xóa đói giảm nghèo phải trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất,
thực hành tiết kiệm và tiến hành đồng bộ, có sự lồng ghép với các
chương trình kinh tế xã hội khác. Xác định xóa đói giảm nghèo là
yếu tố cơ bản để bảo đảm công bằng xã hội và phát triển bền vững
của đất nước, chỉ có tăng trưởng bền vững mới có điều kiện về vật
chất để hỗ trợ và tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên thoát khỏi
đói nghèo. Công tác xóa đói giảm nghèo phải được xã hội hóa theo
quan điểm “Nhà nước, các tổ chức trính trị xã hội, nhân dân và bản
thân hộ nghèo cùng làm”. Xóa đói giảm nghèo có vai trò rất quan
trọng là sự nghiệp của toàn dân, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã
hội của nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Kết luận Chương 1

Chương 1 của luận văn đã phân tích các khái niệm về nghèo
đói, về xóa đói giảm nghèo, về vai trò của của công tác xã hội trong
xóa đói giảm nghèo. Phân tích các chủ trương, chính sách, quan điểm
của Đảng và Nhà nước cũng như địa phương về xóa đói giảm nghèo.
Luận văn cũng đưa ra được các lý thuyết được vận dụng để
nghiên cứu về công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo. Đó là các lý
thuyết về nhu cầu của con người và thuyết quyền con người. Phân
tích được các yếu tố ảnh hưởng của công tác xã hội trong công tác

13


xóa đói giảm nghèo, đưa ra được ba khía cạnh nghiên cứu về công
tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO TẠI HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Mường Nhé,
tỉnh Điện Biên
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và địa lý
2.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội
2.2. Thực trạng đói nghèo ở Huyện Mường Nhé qua một
số tiêu chí chính
2.2.1. Thu nhập
Thu nhập của các hộ nghèo trong huyện còn ở mức thấp, hơn
74% hộ nghèo trong huyện có thu nhập dưới mức chuẩn nghèo của
Chính phủ. Năm 2016, toàn huyện có 5.795 hộ nghèo trong đó có
286 hộ có phụ nữ là chủ hộ.
2.2.2. Nhà ở
Do các hộ nghèo đa số là người dân di cư tự do từ nơi khác

đến, nên họ thường sống trong các căn nhà tạm dột nát, thiếu kiên cố.
Rất ít hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố
2.2.3. Mức sống
Mức sống của các hộ nghèo trên địa bàn huyện còn ở mức
thấp hơn rất nhiều so với mức sống trung bình của các hộ trong
huyện. Các thành viên trong hộ nghèo lao động chủ yếu theo mùa vụ,
lao động chân tay hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên
thu nhập thấp, dẫn tới mức sống của các hộ nghèo thấp hơn nhiều so
với mặt bằng chung của xã hội.

14


2.2.4. Đầu tư cho y tế và giáo dục
Do các hộ nghèo trong huyện có mức sống và thu nhập thấp,
nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trình độ học
vấn thấp nên việc đầu tư cho y tế, giáo dục của hộ nghèo ít được
quan tâm.
2.3. Nguyên nhân đói nghèo ở huyện Mường Nhé tỉnh
Điện Biên
2.3.1. Nguyên nhân khách quan
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
2.4. Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong xóa đói
giảm nghèo ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
2.4.1. Về y tế
Nhìn chung, việc hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người
nghèo đã tăng cơ hội cho họ trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, đáp
ứng cơ bản mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội trong việc chăm sóc sức
khỏe cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng bảo hiểm
y tế của người nghèo ở các địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc

thiểu số còn hạn chế do giao thông đi lại khó khăn. Còn 80% số trạm
y tế xã chưa đạt chuẩn quốc gia, thiếu nhân lực, yếu về chuyên môn,
chưa có nhân viên công tác xã hội để trợ giúp bệnh nhân nói chung,
bệnh nhân là người nghèo nói riêng đã ảnh hưởng không nhỏ đến
công tác khám chữa bệnh cũng như cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc
sức khỏe của người dân, đặc biệt là người nghèo trên địa bàn huyện.
2.4.2. Về giáo dục
Trong những năm qua các chính sách hỗ trợ về giáo dục hỗ
trợ cho học sinh, sinh viên là con hộ nghèo, thuộc đối tượng được thụ
hưởng các chính sách đã được thụ hưởng đầy đủ, trong giai đoạn

15


2011 - 2016 đã thực hiện hỗ trợ về giáo dục cho 118.602 học sinh với
tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ là 37,523 tỷ đồng.
Tuy nhiên, thủ tục hành chính trong việc thực hiện chính
sách giáo dục còn phức tạp, rườm rà, đặc biệt tỷ lệ người nghèo được
đào tạo nghề còn thấp và chủ yếu là đào tạo ngắn hạn. Giáo dục định
hướng nghề nghiệp trên địa bàn còn chưa hợp lý, chưa đạt mục tiêu.
Dạy nghề chưa gắn với nhu cầu thị trường lao động, còn hình thức
chưa thu hút được sự quan tâm của người nghèo…
2.4.3. Hỗ trợ đào tạo dạy nghề và việc làm
Việc dạy nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn vẫn chủ
yếu là dạy các nghề về nông nghiệp và trang bị các kiến thức đầu bờ,
dựa trên phương thức “cầm tay, chỉ việc” cho người lao động, do vậy
chưa đẩy mạnh được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo việc làm
mới cho con em các dân tộc. Từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm
báo cáo đã có trên 2.200 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề.
2.4.4. Trợ cấp thường xuyên và đột xuất

Tính đến năm 2016, tổng số đối tượng hưởng trợ cấp xã hội
thường xuyên trên địa bàn huyện là 409 người, trong đó: có 09 đối
tượng người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, không có người
phụng dưỡng; 209 người từ đủ 80 tuổi trở không có lương hưu, trợ
cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; 35 trẻ em
mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng; 122 người khuyết tật nặng, đặc biệt
nặng; 15 gia đình nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng; 19
người đơn thân nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi (Nguồn số
liệu: Phòng Lao động - TB&XH huyện Mường Nhé).
2.4.5. Hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất
Tính từ năm 2011 đến năm 2016 đã có: 2.074 hộ nghèo được vay
vốn, với tổng số dư nợ 62.600.000.000 đồng; 92 hộ cận nghèo được vay

16


vốn, với tổng số dư nợ 2.740.000.000 đồng; 123 học sinh sinh viên được
vay vốn, với tổng số dư nợ 3.697.200.000 đồng; cho vay đối với hộ Dân
tộc thiểu số đặc biệt khó khăn với tổng số dư nợ 1.797.800.000 đồng; cho
vay đối với Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường với tổng số dư
nợ 2.507.460.000 đồng. Trong đó, riêng năm 2016, có 318 hộ nghèo được
vay vốn, với tổng số tiền 7.950 triệu đồng, 35 hộ cận nghèo được vay vốn,
với tổng số vốn: 1.050 triệu đồng (Nguồn số liệu: Ngân hàng Chính
sách - Xã hội huyện Mường Nhé).
2.4.6. Hỗ trợ pháp lý
Giai đoạn 2011 - 2015 công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật được thực hiện trên địa bàn 11/11 xã với 100% các bản
thuộc các xã được 492 buổi với 33.634 lượt người tham gia. Trong
năm 2016, tổ chức tuyên truyền, trợ giúp pháp lý lưu động đến 11/11
xã của huyện, 80% số bản với 450 lượt người tham gia; tư vấn, trả

lời, hỗ trợ pháp lý 400 vụ việc cho nhân dân trên địa bàn (Nguồn số
liệu: Phòng Tư pháp, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).
2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội trong
xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
2.5.1. Yếu tố thuộc về bản thân người nghèo
2.5.2. Yếu tố thuộc về cán bộ, công chức làm công tác xã
hội trong công tác xóa đói giảm nghèo
2.5.3. Yếu tố thuộc về lãnh đạo chính quyền địa phương
2.5.4. Yếu tố về các chính sách hỗ trợ vốn cho người nghèo
2.5.5. Yếu tố do phong tục, tập quán
2.6. Kết quả đạt được của công tác xã hội trong xóa đói
giảm nghèo ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
2.6.1. Đối với nhận thức về chính sách xóa đói giảm nghèo
trong cộng đồng dân cư

17


2.6.2. Đối với việc tiếp cận các chính sách
2.6.3. Giúp cộng đồng dân cư hiểu, phát huy được tiềm
năng trong việc xóa đói giảm nghèo
Kết luận Chương 2
Trên cơ sở các thông tin về đặc điểm tự nhiên của huyện
Mường Nhé, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội nói
chung, đến xóa đói giảm nghèo nói riêng. Chương 2 của luận văn nói
đến thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo, thực trạng và nguyên
nhân đói nghèo của huyện.
Chương 2 của luận văn cũng đánh giá được thực trạng hoạt
động của công tác xã hội với người nghèo, phân tích các nguyên
nhân làm cho công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Mường Nhé

còn nhiều hạn chế, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp đồng bộ,
hiệu quả để tăng cường và phát triển các hoạt động của công tác xã
hội trong xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Chương 3
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HOẠT
ĐỘNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN MƯỜNG NHÉ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
3.1. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo của huyện Mường Nhé
đến năm 2020
Thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hạn chế tái nghèo;
cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người nghèo, ưu tiên người
nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số; tạo điều kiện cho người nghèo,
hộ nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà
ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin); tạo sự chuyển biến

18


mạnh mẽ, toàn diện về công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn; góp
phần làm thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị
và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư trên địa
bàn huyện.
Phát triển các ngành nghề và dịch vụ, tạo cơ hội để người
nghèo, hộ nghèo có việc làm ổn định, tăng thu nhập, đẩy nhanh tiến
độ xóa đói giảm nghèo và duy trì được thành quả đó, hạn chế tình
trạng tái nghèo; giảm đến mức thấp nhất tình trạng bất bình đẳng về
thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các nhóm
dân cư, tăng cường công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo; bảo
vệ phụ nữ và trẻ em nghèo.
Khai thác triệt để mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ các

chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án hỗ trợ giảm nghèo kết hợp
với khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương thúc đẩy nền kinh
tế phát triển, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội, cỉa thiện cuộc sống của nhân dân, đảm bảo
cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo phát huy được hiệu quả bền vững.
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu của
công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé,
tỉnh Điện Biên
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò của công
tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo
3.2.2. Ứng dụng phương pháp phát triển cộng đồng vào
hoạt động xóa đói giảm nghèo
Trong khuân khổ nghiên cứu, đề tài nói về vai trò của nhân
viên công tác xã hội trong việc kết nối các nguồn lực để phát triển
kinh tế hộ gia đình, cụ thể là mô hình trồng cây cam tại bản Mường
Nhé, xã Mường Nhé theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.

19


* Đối tượng xây dựng mô hình: là giống cam Vinh
* Phạm vi, địa điểm thực hiện mô hình
- Mô hình được thực hiện trên phạm vi bản Mường Nhé, xã
Mường Nhé.
- Tổng diện tích hỗ trợ 7,3 ha, số hộ tham gia mô hình là 25 hộ.
- Thời gian thực hiện mô hình: Từ tháng 8/2015 đến năm
2017.
+ Năm 2015: Thuê cán bộ kỹ thuật tập huấn quy trình kỹ thuật
trồng cam và trực tiếp hướng dẫn nông dân đào hỗ, trồng cam và tiến
hành cấp phát giống, vật tư phân bón cho nhân dân trồng.

+ Các năm 2016 - 2017 trực tiếp thuê cán bộ kỹ thuật hướng dẫn
nông dân về kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ cây cam qua các thời kỳ sinh
trưởng và phát triển của cây trồng.
* Hình thức đầu tư: Hỗ trợ 100 % giống Cam cho diện tích
trồng mới hoàn toàn, phân bón và thuốc trừ sâu bệnh hỗ trợ cho các
năm tiếp theo, còn công trồng và công chăm sóc do người dân tự bỏ
ra. Tổng dự toán mô hình 436.623.000 đồng.
3.2.3. Phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội, cộng
tác viên làm công tác xã hội tại cơ sở trong công tác xóa đói giảm
nghèo ở địa phương
Kết luận Chương 3
Công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo là một lĩnh vực
mới nhưng vô cung hữu ích trong công tác xóa đói giảm nghèo, việc
áp dụng lý thuyết, kỹ năng công tác xã hội để trợ giúp người nghèo,
hộ nghèo gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó chưa có cơ chế, hành
lang pháp lý đầy đủ cho ngành công tác xã hội hoạt động. Đội ngũ
nhân viên công tác xã hội còn thiếu và yếu chủ yếu là hoạt động kiêm

20


nhiệm, hoạt động công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo còn thiếu
tính chuyên nghiệp.
Nghiên cứu công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo mạng
lại đóng góp tích cực cho cơ sở lý luận và lý thuyết về xóa đói giảm
nghèo và phát triển bền vững góp phần vào sự phát triển của ngành
công tác xã hội tại địa phương. Từ thực tiễn huyện Mường Nhé, tỉnh
Điện Biên, kết quả nghiên cứu sẽ được vận dụng, đóng góp tích cực
vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội. Qua
kết quả nghiên cứu cho thấy còn có những tồn tại, hạn chế và những

thiếu hụt trong công tác xã hội đối với người nghèo, hộ nghèo trên
địa bàn huyện. Đề tài đưa ra các giải pháp tăng cường công tác xã hội
đối với người nghèo để xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả bền vững.
Đó là việc nâng cao vai trò, vị trí của công tác xã hội trong việc quản
lý, thực hiện các chương trình, dự án, mô hình xóa đói giảm nghèo;
tăng cường phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ xã hội cho
người dân nói chung, người nghèo nói riêng, đảm bảo được các hoạt
động trợ giúp kịp thời cho người nghèo ở địa phương, tăng cường
nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội, từng bước
chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ trong tình hình mới, tăng cường các hoạt động trợ giúp cho
người nghèo được tiếp cận các chính sách như: Tín dụng, hỗ trợ đào
tạo nghề, giáo dục, y tế, hỗ trợ sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ người nghèo giúp cộng đồng phát huy được năng lực của
cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo.
Các nhóm giải pháp đưa ra trong chương 3 chỉ phát huy được
hiệu quả tốt nhất và triệt để khi có sự vào cuộc của các cấp, các
ngành tại địa phương và của chính nhân viên công tác xã hội tại cộng
đồng cũng như nhân thức của người dân trong đó có người nghèo đói

21


với vấn đề xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Nhân viên công tác xã
hội tại công đồng là nhân tố không thể thiếu khi thực hiện hoạt động
hỗ trợ, trợ giúp người nghèo trong việc nâng cao năng lực, tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản thông qua hệ thống chính sách xóa đói
giảm nghèo, an sinh xã hội để người nghèo đa dạng hóa sinh kế, tăng
thu nhập từ đó vươn lên thoát nghèo, giảm gánh nặng cho hệ thống
an sinh xã hội.

KẾT LUẬN
Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn và đúng đắn của
Đảng và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế, xã hội nâng cao đời sống
tinh thần và vật chất cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình
độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân
cư. Nhờ những hoạt động hỗ trợ, trợ giúp của công tác xã hội đối với
người nghèo, hộ nghèo mà họ ngày càng được tiếp cận tốt hơn với
các dịch vụ xã hội cơ bản, những chính sách ưu tiên như chính sách
về tín dụng, hỗ trợ về nhà ở, y tế, giáo dục, hỗ trợ sản xuất, cứu đói
giáp hạt, hỗ trợ đột xuất khi gặp tai nạn, rủi ro. Từ đó, đại bộ phận
đời sống của người nghèo không ngừng được cải thiện, nâng lên.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xã hội đối với
người nghèo trong xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Mường
Nhé, tỉnh Điện Biên còn nhiều bất cập như: Thiếu đội ngũ cán bộ làm
công tác xã hội chuyên nghiệp cũng như quy trình, nghiệp vụ công
tác xã hội đối với người nghèo, nhận thức về công tác xã hội cũng
như công tác xóa đói giảm nghèo, các chương trình, dự án, mô hình,
chính sách giảm nghèo của một số cán bộ, Đảng viên, người dân còn
chưa đúng. Đời sống của nhân dân cũng như của người nghèo trên

22


địa bàn tuy được cải thiện đáng kể nhưng còn thấp so với mặt bằng
chung của cả nước; nhiều người nghèo, hộ nghèo còn chưa nỗ lực
vươn lên thoát nghèo còn trông chờ, ỷ lại vào các chương trình, chính
sách hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội. Những bất cập này
đòi hỏi phải có những biện pháp kịp thời, đồng bộ, trong đó có các
giải pháp tăng cường các hoạt động của công tác xã hội đối với người
nghèo nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu xóa đói giảm nghèo,

góp phần vào đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Để hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo ở huyện
Mường Nhé nói riêng và người nghèo trên cả nước nói chung được
hoàn thiện, hoạt động hiệu quả hơn cần tập trung vào các hoạt động
sau:
Một là, đào tạo kiến thức, kỹ năng và phương pháp công tác
xã hội cho cán bộ làm công tác Lao động – Thương binh và Xã hội
các cấp, kể cả đội ngũ cán bộ của các tổ chức đoàn thể tham gia vào
các hoạt động xóa đói giảm nghèo như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông
dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên.
Hai là, xây dựng được hệ thống mạng lưới cung cấp dịch vụ
công tác xã hội tại cộng đồng để người nghèo nói riêng và các nhóm
đối tượng yếu thế khác ở địa phương có thể dễ dàng tiếp cận được
với hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
Ba là, xây dựng Trung tâm công tác xã hội của huyện. Đồng
thời phát triển được đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên
nghiệp, nhân viên công tác xã hội cộng đồng, đội ngũ công tác viên
công tác xã hội trên địa bàn nhằm đáp ứng và cung cấp các dịch vụ
xã hội cơ bản cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng.
Bốn là, tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người
dân, cán bộ, chính quyền địa phương các cấp hiểu rõ hơn về công tác

23


×