Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phục hồi chức năng đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm công tác xã hội tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 95 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI VĂN LÝ

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành: công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỜNG DẪN KHOA HỌC

HÀ NỘI, 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI VĂN LÝ

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành: Công tác xã hội


Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI THỊ XUÂN MAI
GS.TS. BÙI THỊ XUÂN MAI

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Đề tài Luận văn Phục hồi năng đối với người tâm thần từ
thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang là công trình nghiên cứu mới của
cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Bùi Thị Xuân Mai.
Các số liệu, và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ về “Phục hồi chức
năng đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền
Giang”nội dung kiến thức trong luận văn này được thu thập tổng hợp kết quả học tập
từ các giảng viên là giáo sư, tiến sĩ của Viện khoa học xã hội, các trường đại học và
nghiên cứu cá nhân. Thu thập và phân tích số liệu trong luận văn từ kết quả điều tra
của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang và một số cơ quan, đơn vị có liên quan
thuộc tỉnh Tiền Giang,số liệu hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài
khác trong cùng lĩnh vực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Vì kiến thức, kinh nghiệm có hạn, đây cũng là đề tài mới lần đầu tiên nghiên cứu,
nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự nhiệt tình
đóng góp ý kiến của quý thầy cô và những độc giả quan tâm đến mảng chủ đề này.
Tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả quý thầy cô!
Tiền Giang, ngày tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn


Bùi Văn Lý


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM
THẦN......................................................................................................................................... 9

1.1. Khái niệm phục hồi chức năng .................................................................................9
1.2. Bệnh tâm thần, người tâm thần và sự suy giảm chức năng ở người tâm thần .......10
1.3. Phục hồi chức năng cho người tâm thần ................................................................13
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phục hồi chức năng cho NTT.......................................21
1.5. Một số luật pháp, chính sách liên quan đến phục hồi chức năng cho người tâm
thần ................................................................................................................................24
Chương 2:THỰC TRẠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN
TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ....................................27

2.1. Khái quát về Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang .....................................27
2.2. Thực trạng người tâm thần tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang ..........30
2.3. Thực trạng các hoạt động phục hồi chức năng cho người tâm thần tại Trung tâm
Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang....................................................................................36
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác phục hồi chức năng đối với người
tâm thần tại Trung tâm CTXH tỉnh Tiền Giang ............................................................61
Chương 3: ÐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ........................ 68
ÐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN ............................................................................................ 68

3.1. Định hướng phát triển chất lượng phục hồi chức năng đối với người tâm thần ....68
3.2. Một số giải pháp phục hồi chức năng đối với người tâm thần ...............................69
KẾT LUẬN ....................................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................78



DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỐ VÀ SƠ ĐỒ

Bảng số 1: Số người rối loạn tâm thần ở Việt Nam ........................................................3
Bảng số 2: Số liệu người tâm thần nuôi dưỡng tại Trung tâm và ở cộng đồng ............31
Bảng số 3: Phân loại đối tượng được chăm sóc tại Trung tâm......................................32
Bảng số 4: Tư vấn đối với người tâm thần ....................................................................40
Bảng số 5: Số liệu đánh giá sức khỏe ............................................................................46
Bảng số 6: Đánh giá tìm hiểu thông tin cá nhân về NTT .............................................47
Bảng số 7: Phục hồi chức năng sinh hoạt cá nhân của NTT .........................................49
Bảng số 8: Các loại hình nhóm được sử dụng trong PHCN cho NTT tại Trung tâm ...50
Biểu đồ số 1: Trình độ đào tạo ......................................................................................29
Biểu đồ số 2: Tỷ lệ về giới tính của NTT tại Trung tâm CTXH tỉnh Tiền Giang .........34
Biểu đồ số 3: Đánh giá kết quả PHCN ..........................................................................59
Biểu đồ số 4: Phân tích trình độ đào tạo chuyên môn ...................................................62
Biểu đồ số 5: Phân tích công tác tổ chức.......................................................................65
Sơ đồ số 1: Sơ đồ tổ chức tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang ..................29


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHCN

Phục hồi chức năng

BTT

Bệnh tâm thần

NTT


Người tâm thần

SKTT

Sức khỏe tâm thần

BTXH

Bảo trợ xã hội

CTXH

Công tác xã hội

LĐ - TB &XH

Lao động – Thương binh và Xã hội

NĐ – CP

Nghị định - Chính phủ

NVXH

Nhân viên xã hội

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội


TS

Tiến sĩ


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người tâm thần là một trong nhóm người khuyết tật đặc biệt, rất cần được sự
quan tâm trợ giúp của gia đình, xã hội và cộng đồng. Hiện nay không ít người tâm
thần thường bị xa lánh, kỳ thị phân biệt đối xử. Trong thực tế, một số gia đình có
người bệnh tâm thần phải chăm sóc lâu ngày, cùng với khó khăn về kinh tế nên đã
buông xuôi, xích lại, nhốt người tâm thần hoặc để đi lang thang ngoài xã hội. Số
người tâm thần chiếm một tỷ lệ khá lớn ở các quốc gia như: Mỹ (1980) rối loạn tâm
thần cả đời chiếm 32,2% dân số, Australia (1998) rối loạn tâm thần chung chiếm
lớn hơn 22% dân số/năm, Hàn Quốc (2001) rối loạn tâm thần cả đời chiếm 30,9%
dân số, Việt Nam (2010) rối loạn tâm thần có khoảng 14,9% dân số (Nguyễn Kim
Việt - Phó Chủ tịch Hội Tâm thần học năm 2015).
Bệnh tâm thần nhất là các bệnh nặng, mạn tính thường bị rối loạn ít nhiều các
mặt hoạt động về cảm giác, tri giác, cảm xúc, tư duy, hành vi tác phong và hoạt
động có ý chí. Nhiều người bệnh có xu hướng tách rời xã hội, xa lánh mọi người,
thụ động và mất thói quen lao động, sinh hoạt bình thường trước đây. Do vậy, cần
phải có các liệu pháp phục hồi – tái thích ứng tâm lý xã hội cho họ. Mặt khác, trong
quy trình điều trị và phục hồi chức năng bệnh nhân tâm thần nói chung bao gồm:
Các liệu pháp sinh học, các liệu pháp tâm lý và liệu pháp phục hồi chức năng tâm
thần xã hội để đạt mục đích cuối cùng là để người bệnh được ổn định hoặc khỏi và
tái hoà nhập được cộng đồng. Như vậy, các biện pháp tái phục hồi chức năng là một
phần quan trọng và không thể thiếu được của cả quá trình điều trị.
Các vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần rất cần thiết,
không chỉ của các ngành chức năng thực hiện mà có sự quan tâm của toàn xã hội

tham gia trợ giúp người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng. Từ góc
độ phương pháp công tác xã hội, phục hồi về trí thức, ý thức và các hoạt động có thể
phục vụ bản thân và tham gia lao động, hòa nhập cộng đồng, còn gọi là PHCN.
Tiền Giang tính đến năm 2015 có khoảng 454.366 hộ với trên 1,7 triệu người,
qua khảo sát toàn tỉnh có khoảng 81.165 người khuyết tật (trong đó có 19.421
khuyết tật trí tuệ, tâm thần chiếm tỉ lệ 23,9% trong tổng số người khuyết) gồm
33.962 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng 47.203 người khuyết tật nhẹ đang
sống tại cộng đồng. Qua thống kê của Chương trình mục tiêu chăm sóc sức khỏe
tâm thần, toàn tỉnh Tiền Giang có 9.613 người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí
(người rối loạn tâm thần) gồm: có 6.087 người tâm thần và 3.526 người rối loạn tâm
1


thần trong đó thực hiện Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ, hiện nay có
6.256 người tâm thần đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng tại cộng đồng
và 222 người tâm thần đang nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm Công tác xã hội
tỉnh Tiền Giang; các chính sách trợ cấp xã hội thể hiện sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước đối với người tâm thần. Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang là
đơn vị sự nghiệp công lập với chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức
năng cho người tâm thần để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa
bệnh tâm thần và người rối nhiễu tâm trí, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Ngày 22/6/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 1492/QĐ-UBND Quy
định tổ chức lại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành Trung tâm Công tác xã hội, bổ sung
thêm chức năng dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, phục hồi chức năng cho đối
tượng tâm thần theo hướng chuyên môn CTXH. Tuy nhiên, trong thực tế chức
năng, nhiệm vụ còn hạn chế do thiếu cán bộ công tác xã hội, cán bộ chưa qua đào
tạo chuyên môn về CTXH với lĩnh vực PHCN tâm thần. Vẫn còn một bộ phận cán
bộ chưa biết về phương pháp phục hồi chức năng người tâm thần, chủ yếu là công
tác chăm sóc, nuôi dưỡng là chính, cho nên công tác PHCN cho người tâm thần rất
khó khăn.

Với những lý do trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu về: “Phục hồi chức năng
đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang” là
cần thiết và cấp bách trong thời điểm hiện tại khi thực hiện Đề án phát triển nghề
công tác xã hội và Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần,
người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về bệnh tâm thần và phục hồi chức năng tâm thần trên thế giới
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để phòng ngừa và phục hồi chức năng cho
người tâm thần, rối loạn tâm thần có hiệu quả thì ngoài điều trị y tế, thì công tác xã
hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phục hồi chức năng tâm thần đặc biệt coi
trọng. Đó là các công tác tư vấn, trị liệu tâm lý, lao động trị liệu, trợ giúp học nghề
ngắn hạn gắn với việc làm, giải quyết trợ cấp xã hội và trợ giúp khác tại cộng đồng.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Ritz Kakuma (2015) chỉ ra PHCN cho người bệnh
tâm thần cần tập trung vào kỹ năng người tâm thần, tạo điều kiện cho họ tham gia
và hòa nhập trong cộng đồng. Bên cạnh đó tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng
của công tác dự phòng các vấn đề sức khỏe tâm thần và nâng cao sức khỏe tâm
thần. Cũng theo Tiến sĩ Ritz Kakuma (2015) cho rằng phát triển nguồn nhân lực cho
2


dịch vụ sức khỏe tâm thần, trợ giúp xã hội và PHCN cho người tâm thần, tác giả
nhấn nạnh “Nguồn lực là trọng tâm cho mọi mọi hệ thống y tế đạt được tiến bộ về
sức khỏe”.
Nghiên cứu của TS. Norito Kawakami (2015) Khoa sức khỏe tâm thần
Trường Y tế công cộng Đại học Tokyo cho rằng các can thiệp là phòng ngừa ban
đầu là cách tiếp cận môi trường làm việc; phòng ngừa cấp 2 là nhận thức và nhận
biết sàng lọc các rối loạn tâm thần; phòng ngừa cấp 3 là hỗ trợ người tâm thần quay
lại với công việc giúp cải thiện các yếu tố tâm lý xã hội.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Hary Minas (2015) Trường Đại học Melbourne cho
rằng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và xã hội dựa vào cộng đồng

toàn diện, lồng ghép và đáp ứng được các nhu cầu người tâm thần tác giả chỉ ra
rằng nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, dịch vụ sẵn có, tính liên tục của các dịch
vụ và hỗ trợ xã hội nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe góp phần trợ giúp PHCN
và phòng ngừa rối loạn tâm thần.
2.2. Nghiên cứu về bệnh tâm thần tại Việt Nam
Số lượng đối tượng bị rối loạn tâm thần lớn, sự biến động số lượng ở mỗi
nhóm đối tượng tâm thần rất khác nhau:
Theo đánh giá thực trạng của Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng
người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2011).

Bảng số 1: Số người rối loạn tâm thần ở Việt Nam
Các dạng tâm thần
- Tâm thần phân liệt

Tỉ lệ trong

Số lượng

dân số (%)

(người)

0,24%

200.000

- Các dạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng
khác


2,80% 2.408.000

- Các dạng rối loạn thường gây hậu quả về
sức khỏe tâm thần
Chứng động kinh

0,33%

283.800

Khuyết tật thần kinh

0,63%

541.800

Tổn thương não

0,51%

438.600

Lạm dụng rượu

5,30% 4.558.000

Nghiên ma túy

0,30%


Tổng cộng

258.000
8.892.400

3


Nguồn: Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần,
người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020 của Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội
Theo TS. Nguyễn Kim Việt (2015), Phó Chủ tịch Hội Tâm thần học cho rằng
rối loạn tâm thần là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ngày càng phổ biến ở Việt Nam
và các nước trên thế giới, theo tác giả thì Việt Nam có khoảng 14,9% dân số mắc 10
bệnh tâm thần thường gặp. Con số này cũng ngang bằng tại các nước có thu nhập
thấp và trung bình.
Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2010,
bệnh tâm thần phân liệt chiếm 0,47% dân số; bệnh động kinh chiếm 0,33% dân số;
rối loạn trầm cảm chiếm 2,8% dân số; chậm phát triển trí tuệ chiếm 0,63% dân số;
lo âu chiếm 2,7% dân số; mất trí tuổi già chiếm 0,9% dân số; chấn thương sọ não
chiếm 0,51% dân số; lạm dụng rượu chiếm 5,3% dân số; nghiện ma túy chiếm 1,3%
dân số. Như vậy, việc chăm sóc và phục hồi chức năng tâm thần là một thách thức
lớn và là một gánh nặng đối với cộng đồng và toàn xã hội. Đối với công tác chăm
sóc và phục hồi chức năng tâm thần, bao gồm nhiều liệu pháp kết hợp nhau: đối với
rối loạn tâm thần cần tư vấn, trị liệu phục hồi tại cộng đồng bởi các nhân viên công
tác xã hội, có tác dụng phòng ngừa trở thành bệnh tâm thần mãn tính. Số còn lại tâm
thần nặng, tâm thần mãn tính cần liệu pháp dược hóa tức là cho người bệnh uống
thuốc kết hợp liệu pháp tư vấn, trị liệu tâm lý, lao động trị liệu và các dịch vụ công
tác xã hội phục hồi chức năng giúp cho người bệnh tâm thần ổn định cuộc sống.
Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của phụ nữ và trẻ em của tổ chức RTCCD

(2008) chỉ ra một số dạng rối loạn tâm thần thường gặp ở phụ nữ và trẻ em tại một
số địa bàn ở Hà Nội và những yếu tố như phát triển kinh tế xã hội cũng như môi
trường có tác động tới tình trạng rối nhiễu/rối loạn tâm thần ở phụ nữ và trẻ em.
- Đặng Như Cương (2010) với nghiên cứu về các rối loạn tâm thần tại Việt
Nam đã chỉ ra những dạng rối loạn khá điển hình như trầm cảm, lo âu, tâm thần
phân liệt, rối loạn do nghiện ma túy... như những rối loạn tâm thần tiêu biểu trong
cộng đồng dân cư của Việt Nam thời điểm đó.
- Bùi Thị Xuân Mai (2010) khi nghiên cứu về giải pháp nhằm hạn chế bạo lực
gia đình đối với phụ nữ và trẻ em đã chỉ ra thực trạng và các nguyên nhân tác động
tiêu cực tới tâm thần của phụ nữ và trẻ em. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số
giải pháp nhằm phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam.
4


2.3. Nghiên cứu về phục hồi chức năng đối với người tâm thần hiện tại ở
Việt Nam
Vấn đề phục hồi chức năng cho người tâm thần ở Việt Nam hiện đang gặp
nhiều khó khăn do người tâm thần ngày càng nhiều, sau đây xin tổng hợp một số
nghiên cứu đã được công bố:
Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với
và UNICEF (2015) triển khai nghiên cứu đánh giá hệ thống dịch vụ trong sức khỏe
tâm thần tại Việt Nam cũng cho thấy những hạn chế về số lượng và chất lượng của
mạng lưới dịch vụ trong lĩnh vực này ở Việt Nam đòi hỏi phải có những nỗ lực rất
lớn của Chính phủ, địa phương và cơ quan chức năng cũng như gia đình và cộng
đồng để cải thiện tình hình. Một trong những khuyến nghị quan trọng đó là đổi mới
cơ chế, chính sách quản lý trong lĩnh vực chăm sóc PHCN người tâm thần ở Việt
Nam trong thời gian tới.
Trong Báo cáo đánh giá thực trạng của Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức
năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011
-2020 của Chính phủ, các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, phục hồi chức năng cho

người tâm thần hiện đang rất thiếu về số lượng (mới đáp ứng được 3% số người tâm
thần) và yếu về chất lượng; quy trình phục hồi chức năng chưa mở, chủ yếu là nuôi
người tâm thần cho đến chết; thiếu trang thiết bị phục hồi chức năng; cán bộ, nhân
viên công tác xã hội làm việc trong các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, phục hồi
chức năng còn thiếu về số lượng, chưa được đào tạo về công tác xã hội phục hồi
chức năng tâm thần; chưa có các dịch vụ trị liệu tâm lý, dịch vụ công tác xã hội
phục hồi chức năng cho người tâm thần; người bị bệnh tâm thần ngày càng nặng
hơn. Cần phải đổi mới trong lĩnh vực phục hồi chức năng theo hướng phát triển các
dịch vụ công tác xã hội, trợ giúp xã hội điều trị y tế kết hợp phục hồi chức năng cho
người tâm thần tại các Trung tâm và cộng đồng.
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của trẻ tự kỷ từ 18 đến 36 tuổi tác giả
Nguyễn Thị Hương Giang (2010).
Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thúy Lan (2003), Đánh giá hiệu quả tái hòa nhập
gia đình và cộng đồng của người bệnh tâm thần phân liệt bằng liệu pháp phục hồi
chức năng tâm lý xã hội và lao động liệu pháp, đề tài nghiên cứu Khoa học cấp
thành phố, Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, Hà Nội.
Như vậy, mặc dù đã có một số nghiên cứu về bệnh tâm thần, PHCN cho người
tâm thần tại Việt Nam, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về PHCN cho người tâm

5


thần tại các Trung tâm Công tác xã hội, đặc biệt chú ý công tác PHCN cho người
tâm thần từ góc độ công tác xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa một số lý luận về người tâm thần, PHCN người tâm thần từ
góc độ ứng dụng các phương pháp công tác xã hội; đánh giá thực trạng hoạt
động phục hồi chức năng đối với người tâm thần tại Trung tâm Công tác xã hội
tỉnh Tiền Giang, từ đó đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm góp phần

nâng cao hiệu quả các hoạt động phục hồi chức năng đối với người tâm thần
theo hướng chuyên sâu của công tác xã hội tại Trung tâm Công tác xã hội nói
riêng và cả nước nói chung.
3.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu
Để thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung giải
quyết những nhiệm vụ sau:
- Áp dụng những lý luận phục hồi chức năng đối với người tâm thần; công tác
xã hội phục hồi chức năng đối với người tâm thần.
- Đánh giá thực trạng các hoạt động PHCN đối với người tâm thần từ góc độ
công tác xã hội và những yếu tố chi phối đến PHCN đối với người tâm thần tại
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang.
- Đề xuất những khuyến nghị về giải pháp hoạt động phục hồi chức năng
đối với người tâm thần tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phục hồi chức năng đối với người tâm thần từ góc độ công tác xã hội tại Trung
tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu phục hồi chức năng đối với người tâm
thần từ góc độ các phương pháp công tác xã hội tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh
Tiền Giang.
- Về khách thể nghiên cứu:
+ Nghiên cứu 50 người bệnh tâm thần (đã ổn định) bao gồm: 40 người tâm
thần đang nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang và tiếp nhận

6


10 người bệnh tâm thần ổn định từ cộng đồng thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa

bàn tỉnh Tiền Giang được chăm sóc PHCN tại Trung tâm.
+ Nghiên cứu 50 lãnh đạo, cán bộ chăm sóc, nuôi dưỡng, PHCN tại Trung tâm
Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang.
+ Nghiên cứu 5 người thân của người tâm thần.
- Về không gian: Tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2014 - 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận (phương pháp tiếp cận)
Được tiếp cận với phương pháp luận là duy vật biện chứng. Các vấn đề nghiên
cứu được xem xét từ nhiều chiều, nhiều góc độ; những lập luận đều có căn cứ cơ sở
khoa học và thực tiễn.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
5.2.1. Các phương pháp thu thập thông tin
- Nghiên cứu tài liệu, văn bản có liên quan
+ Các Luật, Quyết định, Nghị định, Thông tư, Đề án, các chính sách có liên
quan đến hoạt động phục hồi chức năng đối với người tâm thần.
+ Tìm hiểu kết quả từ các công trình nghiên cứu có liên quan đã và đang thực
hiện hoạt động phục hồi chức năng đối với người tâm thần trong và ngoài nước.
+ Các báo cáo có liên quan đến người tâm thần.
- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Chọn 50 NTT ổn định.
- Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi:
Phỏng vấn 50 đối tượng người tâm thần ổn định có số liệu phân tích.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp (phỏng vấn sâu):
+ Phỏng vấn sâu 05 đối tượng nuôi dưỡng tại Trung tâm.
+ Phỏng vấn sâu 03 đối tượng cộng đồng.
+ Phỏng vấn sâu 02 lãnh đạo tại Trung tâm.
+ Phỏng vấn sâu 03 nhân viên chăm sóc.
- Phương pháp chuyên gia: Các chuyên gia có kiến thức sâu về phục hồi chức
năng đối với người tâm thần từ các góc độ.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của 50 người tâm thần và cách

thức trợ giúp người tâm thần tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang của cán
bộ phục hồi chức năng tâm thần.
5.2.2. Các phương pháp xử lý thông tin

7


- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS...20 để thống kê
các số liệu định lượng.
- Phương pháp xử lý dữ liệu định tính: dùng phương pháp tổng hợp trích dẫn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Những thông tin thu thập từ Luận văn sẽ góp phần và nâng cao lý luận về thực
hành các phương pháp công tác xã hội (cá nhân, công tác xã hội nhóm, cộng đồng
đối với phục hồi chức năng người tâm thần) đồng thời kết quả nghiên cứu Luận văn
cung cấp nguồn tài liệu tham khảo, cung cấp hoạch định cơ sở phục hồi chức năng
người tâm thần và cung cấp tài liệu phục hồi chức năng đối với người tâm thần.
Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về công tác xã hội
trong lĩnh vực phục hồi chức năng đối với người tâm thần dựa vào cộng đồng và
làm cơ sở để một số nơi có nhu cầu nghiên cứu tham khảo.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng phục hồi chức năng
đối với người tâm thần với góc độ công tác xã hội tại Trung tâm Công tác xã hội
tỉnh Tiền Giang. Phát hiện những rào cản khách quan và chủ quan đối với phục hồi
chức năng đối với người tâm thần với góc độ công tác xã hội tại Trung tâm Công
tác xã hội tỉnh Tiền Giang, từ đó đưa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu
quả các hoạt động phục hồi chức năng đối với người tâm thần theo hướng chuyên
sâu của công tác xã hội tại Trung tâm xã hội Công tác xã hội nói riêng và cả nước
nói chung.
7. Kết cấu nội dung luận văn

Gồm mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
Chương 1: Cơ sở lý luận về phục hồi chức năng đối với người tâm thần.
Chương 2: Thực trạng phục hồi chức năng đối với người tâm thần tại Trung
tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phục hồi chức năng đối với người tâm
thần.

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN
1.1. Khái niệm phục hồi chức năng
Khái niệm về phục hồi
Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê (1997) cho rằng phục hồi được xem
như hoạt động khắc phục cái đã mất.
Khái niệm về chức năng
Trong Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê (1997), chức năng được hiểu
rằng là hoạt động, tác động bình thường hoặc đặc trưng của một cơ quan, một hệ cơ
quan nào đó trong cơ thể, chúng còn được xem như vai trò của một con người.
Chức năng xã hội của con người gắn với vai trò, vị trí mà người đó cần đảm nhiệm
và thực hiện.
Với ý nghĩa trên chức năng của con người có thể liên hệ với chức năng của bộ
phận cơ thể con người như chức năng sinh lý, hay các chức năng xã hội. Chức năng
sinh lý gắn với các hoạt động của cơ thể con người, chức năng xã hội gắn với vai
trò, nhiệm vụ mà người đó cần thực hiện theo như mong đợi của xã hội.
Khi xem xét chức năng xã hội của con người, người ta thường gắn chức năng
này với vai trò của cá nhân, gắn với sự thực hiện nhiệm vụ khi cá nhân ở một vị trí,
cương vị nào đó mà họ đảm nhiệm (BTXH, 2015). Ví dụ khi một phụ nữ có chức

năng làm mẹ, họ có nhiệm vụ nuôi dạy con cái. Với chức năng là cha, người đàn
ông trong gia đình có vai trò là chỗ dựa cho con cái, có nhiệm vụ lao động, tạo thu
nhập để đảm bảo cuộc sống vật chất cho gia đình… Với vai trò là một công dân, họ
cần thực hiện các hoạt động lao động, sản xuất không chỉ để tạo thu nhập cho gia
đình mà còn đóng góp cho xã hội. Là một cá nhân trong xã hội, công dân đó cần có
những hành vi, ứng xử phù hợp với những thành viên khác trong xã hội.
Khái niệm Phục hồi chức năng
Từ những phân tích trên về phục hồi và chức năng, phục hồi chức năng được
hiểu là quá trình tác động để cho hoạt động của cá nhân được quay trở lại trạng thái
ban đầu đáp ứng với vai trò, mong đợi của xã hội. Việc khôi phục ở đây có thể đem
đến kết quả là cá nhân trở về trạng thái cân bằng ban đầu, nhưng cũng có thể chỉ
gần đạt được hay đạt được phần nào đó tùy thuộc vào tình trạng suy giảm chức
năng của họ.
9


Phục hồi chức năng cho cá nhân có thể bao gồm phục hồi lại những hoạt động
sinh lý của các cơ quan chức năng trên cơ thể cá nhân đó như khả năng tư duy lành
mạnh, cũng có thể bao gồm sự phục hồi lại những chức năng xã hội của họ gắn với
những hoạt động của họ được xã hội mong đợi, như sự tương tác xã hội hiệu quả,
khả năng tự đảm bảo cho chính bản thân họ hay những mối quan hệ xã hội với
người có liên quan tới họ trong mối quan hệ xã hội nhất định.
Từ những khái niệm phục hồi, chức năng có thể đưa đến nhận định phục hồi
chức năng là khôi phục lại những chức năng đã bị suy giảm hay đã mất. Điều đó có
nghĩa là giúp cho cá nhân quay trở lại trạng thái ban đầu với những chức năng trước
đây mà họ đã có và thực hiện được. Tuy nhiên, sự khôi phục ở đây có thể giúp họ
trở về trạng thái cân bằng, nhưng cũng có thể là giúp họ gần được trở về trạng thái
cân bằng.

1.2. Bệnh tâm thần, người tâm thần và sự suy giảm chức năng ở

người tâm thần
1.2.1. Bệnh tâm thần, người tâm thần
Bệnh tâm thần dưới góc nhìn của y học: Tâm thần là những hoạt động của
não bộ bị rối loạn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: Nhiễm khuẩn,
nhiễm độc, sang chấn tâm lý và tinh thần, bệnh cơ thể … làm rối loạn chức năng
phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức… bị sai lệch cho
nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù
hợp với thực tại, với môi trường xung quanh.
Bệnh tâm thần dưới góc nhìn của xã hội: Tâm thần là về tâm lý hoặc hành vi
cá biệt gây ra đau khổ, mất khả năng cư xử và phát triển như người bình thường.
Những người tâm thần vẫn có những quyền nhất định và việc bắt giữ người tâm
thần mà không có căn cứ pháp lý là vi phạm nhân quyền.
Người tâm thần: Là người mắc chứng bệnh tâm thần hay còn gọi là rối loạn
tâm thần. Khi bị mắc chứng rối loạn tâm thần/bệnh tâm thần, họ bị suy giảm đáng
kể các hoạt động chức năng tâm lý như cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Từ đó ảnh
hưởng sâu sắc tới đời sống, sinh hoạt và làm việc hàng ngày của NTT.
Người tâm thần do hoạt động não bộ của họ bị rối loạn nên có những biến đổi
bất thường về tâm lý như cảm xúc, suy nghĩ, hành vi. Họ thường có lời nói, ý
tưởng, tư duy, hành vi, tác phong, tình cảm, cảm giác khác thường so với người

10


bình thường. Chính điều đó làm giảm khả năng lao động, học tập, đảo lộn sinh hoạt,
gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình, tổn thiệt về kinh tế, tình cảm của
gia đình và cộng đồng (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2011).
- Một số loại bệnh tâm thần phổ biến
Tâm thần phân liệt: Tâm thần phân liệt là một nhóm các rối loạn nghiêm
trọng. Tâm thần phân liệt có thể dẫn đến một số kết hợp của ảo giác, ảo tưởng suy
nghĩ bị rối loạn hành vi.

Rối loạn trầm cảm: Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần, bao gồm nhiều
triệu chứng, nhưng hay gặp nhất là sự buồn bã sâu sắc và người bệnh không còn
quan tâm hay thích thú đối với tất cả những gì xảy ra xung quanh hoặc đối với bản
thân mình. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, mất hy vọng vào tương lai, nghĩ
rằng thế giới xung quanh dường như lúc nào cũng u ám.
Rối loạn lo âu: Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy
ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng đến sự thích nghi với cuộc
sống. Người bệnh khi lo âu và sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc
sống, vẫn tiếp tục ngay cả khi thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý.
Mất trí tuổi già (Alzheimer): Alzheimer là một loại bệnh thoái hóa ở các tế bào
thần kinh thuộc não bộ, bệnh gây hiện tượng suy giảm trí nhớ, khả năng phán đoán,
nhận thức và các rối loạn về tác phong. Khi các tế bào não bị tổn thương trầm trọng,
người bệnh bị mất hoàn toàn trí nhớ, khả năng tư duy, ngôn ngữ, không thể sinh
hoạt thường ngày một cách độc lập, sống phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
Chậm phát triển trí tuệ: Chậm phát triển trí tuệ là một sự khiếm khuyết của sự
phát triển trí não. Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về kỹ năng
thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi.
Chấn thương sọ não: Chấn thương sọ não là một tác động lên đầu hoặc chấn
thương xuyên qua sọ gây phá vỡ chức năng bình thường của não bộ. Chấn thương
sọ não có thể xảy ra khi đầu bị va chạm đột ngột và mạnh vào một vật, hoặc khi một
vật đâm xuyên qua hộp sọ và đi vào mô não.
Động kinh
Động kinh là bệnh mà trong dân gian còn gọi là kinh phong, phong xù, kinh
giật, đó là một trạng thái bệnh lý của não bộ do sự phóng điện đột ngột quá mức của
tế bào thần kinh gây ra các cơn co giật cục bộ hoặc lan tỏa trong thời gian từ vài
giây đến vài phút, lặp đi, lặp lại của tế bào thần kinh não bộ.

11



1.2.2. Sự suy giảm chức năng của người tâm thần
Con người có các hoạt động tâm lý vì có hệ thần kinh phát triển cao và được
tổ chức một cách đặc biệt, não là nơi nhận các tác động từ bên ngoài tạo ra các hình
ảnh tâm lý. Khi não bộ của NTT có những rối loạn hay do tác động bên ngoài nào
đó hoạt động thần kinh của NTT bị biến đổi, các chức năng sinh tâm lý - xã hội của
họ bị suy giảm.
Người tâm thần tồn tại trong xã hội với tư cách là một cá nhân, một công dân
và họ có những chức năng sinh tâm lý xã hội như bao cá nhân khác và có những vai
trò khác nhau. Các chức năng sinh lý của NTT được gắn với hoạt động của các cơ
quan thể chất như hệ thần kinh và cơ quan thể chất khác của họ. Các chức năng tâm
lý – xã hội được gắn với các hoạt động cảm xúc, suy nghĩ, những hành vi ứng xử,
giao tiếp, tương tác xã hội, với những hoạt động xã hội như lao động, việc làm, tạo
thu nhập (khi tâm thần được phục hồi và ổn định)...
Khi cá nhân mắc chứng rối loạn tâm thần, những chức năng sinh lý, tâm lý –
xã hội đi cùng với các hoạt động trên của họ cũng bị suy giảm.
- Sự suy giảm chức năng sinh lý ở người tâm thần
Suy giảm chức năng sinh lý là suy giảm các chức năng cơ bản của nhiều bộ
phận cơ thể không hoặc hạn chế duy trì tình trạng bộ phận của cơ thể, gắn với sự
suy giảm chức năng cơ học, lý học và hóa sinh học của người hay các cơ quan hoặc
bộ phận của cơ thể người.
Xét về góc độ suy giảm chức năng sinh lý của người tâm thần là suy giảm hệ
thần kinh, não là cơ quan của các quá trình ý thức, cảm xúc, cảm giác và nó phục vụ
như là đường truyền thông tin, kiểm soát các hệ thống, các chức năng khác (Nguyễn
Thị Đoàn Hương, 2000). Nó có thể dẫn đến làm suy giảm các giác quan đặc biệt
bao gồm thị giác, thính giác, vị giác và khứu giác. (bỏ . thay thay bằng ,) mắt, tai,
lưỡi, mũi ảnh hưởng đến cuộc cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của NTT đối với môi
trường xung quanh cơ thể (Nguyễn Xuân Cẩm Huyên, 2000).
- Sự suy giảm chức năng tâm lý ở người tâm thần
Theo từ điển Tiếng Việt (1988) tâm lí là ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời sống
nội tâm, thế giới bên trong của con người.

Tâm lí là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người,
gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người.
Khi cá nhân bị suy giảm chức năng tâm lý, điều này sẽ dẫn đến suy giảm các
mối quan hệ kinh tế - xã hội, đạo đức, mối quan hệ con người - con người, từ quan

12


hệ gia đình, làng xóm, quê hương, quan hệ cộng đồng, nhóm. Nếu những rối loạn
tâm thần ở họ không được khắc phục thì các hoạt động xã hội, sinh hoạt hàng ngày
của họ sẽ bị suy giảm kéo theo nhiều hệ quả.
Khi nói tới suy giảm chức năng tâm lý thường là gắn với suy giảm về cảm
xúc, khả năng tư duy và hành vi ứng xử. NTT thường có cảm xúc thất thường, lúc
vui lúc buồn bất chợt, cảm xúc buồn, vui, lo sợ vô cớ hoặc những trạng thái buồn
chán, trầm uất kéo dài, ví dụ như ở người trầm cảm, người bị rối loạn cảm xúc.
Khả năng tư duy của NTT thường bị chậm lại, phi logic hay có những hoang
tưởng (cho mình là vĩ nhân hay có ai đó đánh, đuổi mình…) ví dụ như người bị tâm
thần phân liệt…
Suy giảm chức năng tâm lý ở NTT còn thể hiện rõ rệt ở hành vi ứng xử khác
lạ, không phù hợp dẫn đến sự tương tác xã hội bị suy giảm, khả năng lao động hay
học tập bị giảm sút hoặc mất hoàn toàn trong trường hợp rối loạn tâm thần nặng
đang cấp tính.
- Sự suy giảm chức năng xã hội ở người tâm thần
Chức năng xã hội của người tâm thần là NTT thường được gắn với các vai trò
mà họ đảm nhiệm trong xã hội, đi kèm với nó là những hoạt động mà họ lẽ ra cần
thực thi để đáp ứng mong đợi của xã hội. Tuy nhiên, khi NTT ở trạng thái rối loạn
tâm thần thì những hoạt động xã hội như sinh hoạt, giao tiếp, lao động, học tập,
tương tác xã hội sẽ bị suy giảm. Họ khó có khả năng lao động, học nghề, học văn
hóa nếu không được điều trị và phục hồi. Khả năng giao tiếp sẽ bị thu hẹp và họ trở
nên cô độc nếu không có cơ hội phục hồi cũng như tác động của cộng đồng. NTT

thường khó hòa nhập với gia đình và cộng đồng bởi xã hội cũng có khuynh hướng
mặc cảm, kỳ thị, phân biệt đối xử, có suy nghĩ người bệnh tâm thần không còn khả
năng giúp ích gì cho gia đình và xã hội.

1.3. Phục hồi chức năng cho người tâm thần
1.3.1. Phục hồi chức năng đối với người tâm thần từ quan điểm y học
Khi đề cập tới phục hồi chức năng cho NTT, cách can thiệp truyền thống đó là
phục hồi qua can thiệp y học. Đó là việc sử dụng thuốc để tạo ra sự cân bằng sinh
hóa tsrong cơ thể con người, từ đó tác động tới hệ thần kinh của NTT.
Cách tiếp cận này đã được ứng dụng từ lâu tới nay. Việc can thiệp điều trị
bằng thuốc để giúp NTT lấy lại sự cân bằng tâm lý được xem như biện pháp can
thiệp phổ biến. Tuy nhiên ngay cả khi có can thiệp bằng thuốc, NTT cũng cần có
những tác động tâm lý để họ điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và hành vi, thậm chí một
13


số rối loạn tâm thần xuất phát từ lý do tác động bên ngoài. Do vậy người ta còn chú
trọng khía cạnh can thiệp về tâm lý.
1.3.2. Phục hồi chức năng đối với người tâm thần từ quan điểm công tác xã
hội
Cùng với sự phát triển của nghề CTXH, PHCN cho NTT từ quan điểm CTXH
đã dần được ứng dụng mạnh mẽ. Thay vì điều trị hướng tới chữa trị để khỏi bệnh
tâm thần, quan điểm của CTXH là can thiệp phục hồi dựa trên ghi nhận thực tiễn
của bệnh tâm thần/rối loạn tâm thần, đó là đưa ra những hoạt động để NTT tìm thấy
giá trị, niềm tin nhất định trong cuộc sống ngay cả khi họ trong hoàn cảnh có bệnh
tâm thần.
1.3.2.1. Khái niệm chung về công tác xã hội
Công tác xã hội theo Nguyễn Thị Oanh (2004) nhằm giúp cá nhân và cộng
đồng tự giúp. Nó không phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát
huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải

quyết vấn đề của mình.
CTXH được coi là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các
cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường
chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và
dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các
vấn đề xã hội góp phần đảm bảo ASXH (Bùi Thị Xuân Mai, 2010).
Mục đích của Công tác xã hội nhằm thúc đẩy sự biến đổi xã hội, tăng cường
các mối tương tác hài hòa giữa cá nhân, gia đình và xã hội hướng tới tiến bộ và
công bằng xã hội. Công tác xã hội là hướng tới tạo ra “thay đổi” tích cực trong xã
hội nhằm nâng cao giá trị cuộc sống cho tất cả mọi người đặc biệt là những người
yếu thế.
Mục đích công tác xã hội đối với công tác phục hồi chức năng người tâm thần
là nhằm nâng cao năng lực cho NTT, giúp cho NTT phục hồi lại những gì họ đã
mất, nâng cao khả năng tự phục vụ, sinh hoạt của bản thân, có khả năng phục hồi về
lao động, hòa nhập cộng đồng, hỗ trợ NTT sử dụng thế mạnh của bản thân vào quá
tŕnh can thiệp, phục hồi. CTXH hướng đến cải thiện môi trường sống của NTT và
gia đình, xã hội giúp cho NTT thực hiện các chức năng phát huy có hiệu quả, xóa
bỏ mặc cảm hoà nhập cộng đồng.
Công tác xã hội có các chức năng sau:

14


- Chức năng phòng ngừa: Quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh trong công
tác xã hội là việc thực hiện các hoạt động nhằm tác động vào cá nhân, gia đình,
nhóm, cộng đồng và xã hội để tạo ra sự thay đổi về suy nghĩ nhận thức, dẫn tới thay
đổi về hành động trong việc giải quyết một vấn đề nào đó. Như vậy chức năng
phòng ngừa trong lĩnh vực PHCN là giúp cho NTT, gia đình và cộng nhận thức
được tầm quan trọng công tác hỗ trợ người tâm thần có thể tiếp cận tốt nhất các dịch
vụ PHCN nhằm phòng ngừa các nguy cơ làm gia tăng vấn đề đối với NTT.

- Chức năng can thiệp: Chức năng chữa trị hay trị liệu là việc xây dựng và
thực hiện kế hoạch chữa trị can thiệp hoặc tác động gián tiếp tới cá nhân, nhóm,
cộng đồng cần sự trợ giúp để giải quyết khó khăn mà họ đang phải đối phó hoặc
giải quyết các vấn đề tồn tại. Các hoạt động can thiệp thông qua các dịch vụ PHCN
cho NTT giúp họ giải quyết những vấn đề đang gặp phải.
- Chức năng phục hồi: Chức năng phục hồi nhấn mạnh công tác xã hội giúp cá
nhân, gia đình, cộng đồng khôi phục lại chức năng xã hội đã bị suy giảm, giúp đối
tượng trở lại mức ban đầu hoặc dần trở lại cân bằng và hòa nhập cuộc sống xã hội.
Hỗ trợ PHCN cho người tâm thần sau khi được điều trị ổn định, NTT có khả năng
thực hiện chức năng xã hội vốn có của họ, có khả năng tự phục vụ, tìm thấy niềm
tin trong cuộc sống, tăng cường giao tiếp, tham gia vào các hoạt động xã hội.
- Chức năng phát triển: Là phát huy tiềm năng cá nhân, xã hội, nâng cao năng
lực và tự lực các thành viên. Chức năng phát triển PHCN thể hiện qua các hoạt
động nhằm tăng năng lực, khả năng ứng phó với các tình huống có vấn đề, những
sự việc liên quan đến những vấn đề sức khỏe, hành vi, học nghề và việc làm.
Để thực thi nghề công tác xã hội, người thực hành trong nghề này sử dụng
các phương pháp khác nhau như công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm
và công tác xã hội cộng đồng. Người ta ứng dụng các phương pháp CTXH khác
nhau hay sử dụng đồng bộ các phương pháp để giúp cho thân chủ giải quyết
vấn đề nào đó của họ.
1.3.2.2. Một số quan điểm phục hồi chức năng ở người tâm thần trong Công
tác xã hội
Saleebey (1992) cho rằng nếu nhìn nhận vấn đề trên quan điểm thế mạnh,
NVXH sẽ hiểu rằng, dù bị áp bức hoặc bị bệnh tật hay trong tình huống khó khăn
đến mấy, các cá nhân vẫn có khả năng sinh tồn trong một số trường hợp họ thậm chí
còn phát triển. Con người luôn luôn vượt lên hoàn cảnh của họ, như vậy công tác xã
hội phục hồi chức năng đối với người tâm thần, NVXH trợ giúp là phải tìm hiểu,
15



làm sáng tỏ thế mạnh và xây dựng giải pháp trên khả năng của họ. Đây chính là
quan điểm can thiệp của CTXH trong phục hồi chức năng cho NTT.
Trước đây PHCN cho người tâm thần người ta thường được chú trọng đến
phục hồi sức khỏe, cố gắng chữa trị để họ hết bị bệnh tâm thần. Trong thời gian gần
đây người ta đã rất chú trong tới việc phục hồi chức năng cho NTT từ góc độ xã hội.
Tức là giúp cho họ tăng cường năng lực tự giúp chính mình của bản thân NTT và
gia đình họ, giúp họ tìm thấy niềm tin, hy vọng trong cuộc sống thay vì sống với
suy nghĩ vô vọng khi họ mắc chứng bệnh tâm thần.
Trong quá trình trợ giúp người tâm thần CTXH dựa trên một số quan điểm
tiếp cận như: quan điểm tiếp cận coi trọng thế mạnh và tiềm năng của người tâm
thần (còn được gọi là quan điểm thế mạnh); quan điểm trợ giúp giải quyết vấn đề
dựa trên khả năm phục hồi; quan điểm tiếp cận quá trình giải quyết vấn đề dựa trên
cách tiếp cận tổng quát nhiều chiều…Sau đây xin trình bày một số quan điểm.
- Phục hồi chức năng dựa trên thế mạnh
Trong lĩnh vực từ góc độ phương pháp công tác xã hội phục hồi chức năng đối
với người tâm thần quan điểm thế mạnh là một trong quá trình trợ giúp người tâm
thần giải quyết các vấn đề chú trọng đến thế mạnh của họ. Với quan điểm này
NVXH luôn được hướng tới việc xác định nguồn lực tiềm năng và dựa trên thế
mạnh để thúc đẩy người tâm thần, gia đình họ và khích lệ họ thay đổi. CTXH ghi
nhận rằng, có những trường hợp bệnh tâm thần không thể khỏi hoàn toàn. Điều
quan trọng là giúp họ có được cảm nhận cuộc sống có giá trị chứ không phải vô
nghĩa. Ghi nhận rằng bản thân NTT và gia đình họ có nhiều điểm mạnh để có thể
phát huy và sử dụng vào quá trình phục hồi cho NTT.
Khi thế mạnh của người tâm thần được công nhận và được sử dụng trong quá
trình trợ giúp, họ sẽ tạo động lực và khả năng cho sự thay đổi tích cực ở họ. Quan
điểm này coi người tâm thần là các chuyên gia thực sự về tình hình họ; vai trò
chuyên môn NVXH là khám phá những điểm mạnh của NTT và gia đình họ để huy
động vào quá trình phục hồi.
Theo cách tiếp cận này công tác xã hội cho rằng mỗi người tâm thần đều có
thế mạnh riêng của họ, mọi cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng xung quanh họ

cũng đều có tiềm năng. Mọi người xung quanh và cộng đồng đều chứa đựng nguồn
tài nguyên có sẵn và có thể được huy động nếu có sự sáng tạo và kiên trì. Nhiệm vụ
NVXH công tác xã hội phục hồi chức năng đối với người tâm thần là khám phá

16


được thế mạnh người tâm thần, của môi trường xung quanh họ và phát huy những
điểm mạnh, tiềm năng đó cho quá trình can thiệp, PHCN.
Trao quyền cho người tâm thần là một trong những khuyến nghị trong quá
trình trợ giúp họ. Đây cũng là một trong những nguyên tắc làm việc với người tâm
thần theo quan điểm thế mạnh.
- Phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa trên cách tiếp cận hệ thống
Theo lý thuyết hệ thống cho rằng hệ thống là một tập hợp các phần tử khác
nhau, giữa chúng có mối liên hệ và tác động qua lại theo một quy luật nhất định tạo
thành một chỉnh thể, có khả năng thực hiện những chức năng cụ thể. Mỗi hệ thống
bất kỳ nào đều có các thành tố, hành vi, cấu trúc, văn hóa và diễn biến của hệ thống.
Trong nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa trị và phục hồi chức năng người tâm thần,
thì hệ thống là sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng, nhóm,
gia đình ảnh hưởng đến phục hồi chức năng người tâm thần. Việc phân tích sự
tương tác và mối liên hệ giữa người bệnh tâm thần và hệ thống sinh thái – môi
trường sống sẽ cho chúng ta cách nhìn toàn diện về hoàn cảnh và hướng can thiệp
toàn diện. Mỗi người bệnh tâm thần đều có một môi trường sống, thành phần gia
đình và hoàn cảnh sống, các yếu tố này tác động ở mức độ nào đến người tâm thần
và người tâm thần tác động như thế nào đến các yếu tố trong hệ thống đó.
Khi thực hiện phục hồi chức năng đối với người tâm thần, nhân viên
CTXH cần xem bản thân người bệnh tâm thần là một hệ thống, hệ thống này
nằm trong hệ thống lớn hơn như hệ thống gia đình, cộng đồng, các chính sách,
môi trường, hệ thống dịch vụ... Các hệ thống đều có sự tương tác và ảnh hưởng
lẫn nhau. Khi xác định vấn đề phục hồi chức năng cho người tâm thần cần đặt

họ trong mối quan hệ tương tác giữa các hệ thống này để phân tích sâu hơn về
các nguyên nhân dẫn đến vấn đề.
1.3.3. Các hoạt động trong phục hồi chức năng đối với người tâm thần
1.3.3.1. Các hoạt động phục hồi chức năng thể chất, sinh lý cho NTT
Các biện pháp can thiệp bao gồm:
Can thiệp chữa trị bằng thuốc để điều tiết cơ thể sinh hóa trong cơ thể.
Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao nhằm cải thiện về thể chất, rèn luyện
các cơ quan giác quan, vận động…ở NTT.
Hướng dẫn NTT biết cách giữ gìn vệ sinh đảm bảo sức khỏe, vệ sinh môi
trường sống, sinh hoạt cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày mà họ đang gặp khó khăn

17


nhằm phục hồi các hoạt động sinh hoạt cá nhân, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của
NTT.
1.3.3.2. Các hoạt động phục hồi chức năng tâm lý cho NTT
Bên cạnh sử dụng thuốc để tạo sự cân bằng sinh hóa trong cơ thể, người ta vẫn
cần thực hiện các hoạt động/cách thức can thiệp khác nhằm điều chỉnh các hoạt
động chức năng tâm lý như cảm xúc, tình cảm, tư duy, và hành vi của NTT.
Hoạt động tham vấn cá nhân (đối với NTT có khả năng tham vấn), tham vấn
gia đình để giúp gia đình hiểu, cảm thông và hợp tác trong chăm sóc NTT.
Hoạt động xử lý khủng hoảng khi NTT trong trạng thái bị khủng hoảng tâm
thần, mất thăng bằng tâm lý. Biện pháp này được áp dụng với những trường hợp có
khủng hoảng tâm lý bởi những biến cố dẫn đến rối loạn tâm thần (cảm xúc, suy
nghĩ…).
Hoạt động hướng dẫn kỹ năng sống như kỹ năng sinh hoạt cá nhân (vệ
sinh, đánh răng...), học những việc đơn giản… nhằm giúp họ không chỉ tự biết
phục vụ mà còn tìm thấy giá trị của bản thân từ những việc đơn giản, giảm cảm
giác phụ thuộc.

1.3.3.3. Phục hồi chức năng xã hội cho NTT
- Tổ chức hoạt động lao động phù hợp với NTT
Tổ chức các hoạt động lao động trị liệu nhằm mục tiêu phục hồi dần những
hoạt động trước khi bệnh.
Khi can thiệp phục hồi chức năng lao động ở NTT không chỉ giúp họ tăng
cường khả năng lao động, dù là việc đơn giản mà còn có tác dụng sẽ giúp xóa bỏ
mặc cảm, tự ti, tìm thấy giá trị bản thân, giảm cảm giác phụ thuộc. Đồng thời chính
công việc và lao động cũng sẽ làm cho mọi người ở xung quanh giảm bớt những
suy nghĩ sai lầm về người bệnh (Nguyễn Trâm Anh, 2015)
- Tổ chức các hoạt động giao lưu, hoạt động nhóm vui chơi, giải trí
Giúp NTT tăng cường khả năng sinh hoạt giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng
và môi trường ở xung quanh thông qua các hoạt động chung, hoạt động nhóm, học
hỏi kỹ năng tương tác xã hội từ người trong nhóm.
- Hướng dẫn giao tiếp xã hội từng người giao tiếp với xung quanh (chào hỏi,
thực hành ứng xử...)
1.3.4. Các phương pháp công tác xã hội ứng dụng trong phục hồi chức
năng cho người tâm thần

18


- Phương pháp cá nhân: CTXH cá nhân với NTT là giúp đỡ họ giảm thiểu hay
vượt qua tình trạng bệnh tâm thần và hòa nhập xã hội ngay sau khi họ trong tình
trạng có những rối loạn tâm thần. Trong công tác này, người tham gia trợ giúp NTT
cần có kỹ năng tạo lập mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và đối tượng, kỹ năng
lắng nghe, vấn đáp, tham vấn, thấu cảm... để sử dụng vào các hoạt động chính của
CTXH cá nhân.
Tham vấn cho NTT đã ổn định hay gia đình của họ nhằm đối phó hay phòng
ngừa những vấn đề là nguy cơ gây nên tâm thần ở họ hoặc tư vấn các dịch vụ công
mà người tâm thần thụ hưởng từ chính chính sách Nhà nước.

Quản lý ca hoạt động này giúp cho quy trình tiếp nhận, chăm sóc, đánh giá,
lên kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng và PHCN mang tính toàn diện trong quá trình.
Huấn luyện kỹ năng về khả năng ứng phó với stress, với khủng hoảng, một
yếu tố vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của rối loạn tâm thần.
- Phương pháp nhóm: Tổ chức các loại hình nhóm với NTT chính là việc tổ
chức các loại hình nhóm khác nhau để giúp PHCN xã hội của họ như:
Nhóm tự giúp nhau của những NTT nhóm rất có tác dụng trong các cơ sở
PHCN cho NTT;
Nhóm hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng để giúp họ khôi phục dần các khía cạnh
tâm lý như cảm xúc, suy nghĩ và hành vi, chia sẻ tình cảm giúp đỡ lẫn nhau, từ đó
họ được nâng cao khả năng giao tiếp và hòa nhập cộng đồng.
Nhóm giải trí, nhóm giáo dục nhằm cung cấp kiến thức kỹ năng ổn đinh tâm
lý, tinh thần, tự giải quyết vấn đề.
- Phương pháp cộng đồng: Phương pháp công tác xã hội cộng đồng trong
phục hồi cho người tâm thần là tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao
nhận thức, chống kỳ thị xã hội. Truyền thông nâng cao nhận thức về phục hồi chức
năng tâm thần nhằm giúp cộng đồng hiểu và phòng ngừa, bên cạnh đó còn giảm kỳ
thị với người tâm thần và gia đình họ.
Giao lưu tiếp xúc với cộng đồng hướng tới các chương trình hoạt động nhằm
tác động để cộng đồng đó thay đổi nhận thức, tăng cường nguồn lực, tiếp cận các
chương trình dịch vụ… để đáp ứng nhu cầu PHCN dựa vào cộng đồng và giải quyết
những vấn đề họ đang gặp phải từ góc độ tác động cộng đồng.
1.3.5. Các nguyên tắc trong phục hồi chức năng cho người tâm thần
Các nguyên tắc CTXH đối với PHCN người tâm thần cũng được tuân thủ dựa
trên nguyên tắc chung của nghề CTXH đó là năng lực của chính mình, tôn trọng,
19


×