Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Quản lý trường hợp đối với người khuyết tật từ thực tiễn trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội hải dương, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.62 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH NGỌC THĂNG

QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI
KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM
NUÔI DƯỠNG BẢO TRỢ XÃ HỘI HẢI DƯƠNG,
TỈNH HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM TRƯỜNG GIANG

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết luận văn của mình được thực hiện dựa vào quá trình tìm tòi,
cố gắng, thực hiện của bản thân cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ của TS Phạm
Trường Giang, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Công trình nghiên cứu của tôi không sao chép của bất cứ cá nhân hay tổ
chức nào, các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực, các thông tin
trích dẫn trong luận văn là được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Học viện về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016



Học viên thực hiện

TRỊNH NGỌC THĂNG


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI
NGƯỜI KHUYẾT TẬT ............................................................................... 11
1.1. Lý luận về khuyết tật và người khuyết tật ............................................. 11
1.2. Lý luận về quản lý trường hợp đối với người khuyết tật ...................... 21
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với người khuyết tật ... 28
1.4. Cơ sở pháp lý của quản lý trường hợp đối với người khuyết tật .......... 32
Kết luận chương 1 ........................................................................................ 36
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI
KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
HẢI DƯƠNG ....................................................................................................... 37
2.1. Một vài nét về địa bàn nghiên cứu ........................................................ 37
2.2. Thực trạng nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người khuyết tật tại
Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương. ..................................... 38
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiêm vụ quản lý trường hợp đối với người
khuyết tật tại Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương. ............... 53
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 58
Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI
KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG BẢO
TRỢ XÃ HỘI HẢI DƯƠNG ....................................................................... 60
3.1. Giải pháp quản lý trường hợp đối với người khuyết tật từ thực tiễn
Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương ...................................... 60

3.2. Một số khuyến nghị ............................................................................... 65
Kết luận chương 3 ........................................................................................ 69
KẾT LUẬN .................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT

CTXH

Công tác xã hội

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

NKT

Người khuyết tật

QLTH

Quản lý trường hợp


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH

Bảng 2.1. Thông tin người khuyết tật .......................................................... 40
Bảng 2.2. Tổng hợp đánh giá nhu cầu của người khuyết tật........................ 41

Hình 2.3. Tình trạng sức khỏe hiện tại của người khuyết tật ....................... 42
Bảng 2.4. Các triệu chứng thường xảy ra đối với người khuyết tật ............. 42
Bảng 2.5. Những khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày của người khuyết tật . 43
Bảng 2.6. Mục tiêu cụ thể cần đạt được ...................................................... 44
Bảng 2.7. Hoạt động can thiệp trợ giúp người khuyết tật ............................ 45
Bảng 2.8. Các nguồn thu tài chính của Trung tâm ....................................... 46
Bảng 2.9. Người khuyết tật hòa nhập cộng đồng ......................................... 52


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo về khuyết tật của tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân
hằng thế giới (WB), hiện nay trên thế giới có khoảng hơn một tỷ người trong
số 6,9 tỷ người có khiếm khuyết về mặt thể chất, cảm giác, trí tuệ hoặc tâm
thần dưới các mức độ khác nhau. Con số này tương đương với khoảng 10 –
15% dân số thế giới. Quốc gia nào cũng có NKT và hơn 2/3 trọng số đó đóng
tại các nước đang phát triển [21, tr.23].
Ở Việt Nam, theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ lệ NKT từ
5 tuổi trở lên chiếm 7,8%, tương đương 6,1 triệu người, trong đó có 385.000
NKT nặng. Theo đó, tỉnh Hải Dương có trên 35.000 NKT, chiếm khoảng
1,9% dân số trong toàn tỉnh. Trong đó trên 20.000 người ở độ tuổi lao động
và hầu hết thuộc diện hộ nghèo, đặc biệt khó khăn. Là quê hương có truyền
thống nhân đạo “Uống nước nhớ nguồn”, trong những năm qua, tỉnh Hải
Dương luôn chú trọng đến “Công tác chăm sóc người khuyết tật”. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện các chính sách chăm sóc người khuyết tật vẫn còn
những bất cập, một số quy định của pháp luật vẫn chưa đi vào cuộc sống. Các
qui định liên quan đến chính sách đối với người khuyết tật còn thiếu, chưa
đồng bộ; biện pháp tổ chức thực hiện chưa thực sự hiệu quả; Việc tiếp cận các
công trình, cơ sơ văn hóa, vui chơi, giải trí của một bộ phận người khuyết tật
còn nhiều trở ngại, khó khăn

Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy, nhận thức của xã hội về vấn đề NKT
còn hạn chế; thiếu sự đồng bộ trong hệ thống chính sách hỗ trợ NKT tái hoà
nhập cộng đồng; năng lực quản lý, huy động sự ủng hộ từ các cá nhân, tập
thể, cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, trong nước và ngoài nước còn gặp
nhiều khó khăn; bản thân NKT còn chưa khẳng định được tiếng nói của chính
mình trong xã hội... Điều này khiến cho NKT ngày càng thu mình, mặc cảm,

1


tự ti hơn và gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong khuôn
khổ của đề tài, để đi được một cách có trọng tâm, tác giả xin nói đến bốn khó
khăn chính sau đây:
Thứ nhất, việc khiếm khuyết đi một phần về thể chất không làm mất đi
giá trị cũng như năng lực của NKT nhưng do những rào cản vô hình, như sự
phận biệt đối xử từ cộng đồng, xã hội cũng như sự mặc cảm từ chính bản thân
nhiều NKT, việc hoà nhập cộng đồng của họ gặp khó khăn.
Nhiều trẻ em khuyết tật không thể đi học cũng do gia đình, cha mẹ các
em và chính bản thân các em sợ sẽ bị bạn bè trêu chọc. Nhiều NKT không
dám đến các nơi công cộng vì sợ bị nhiều ánh mắt để ý khiến họ cảm thấy tự
ti. Ngay tại các doanh nghiệp, NKT tưởng như được nhiều ưu đãi nhưng thực
chất họ lại gặp nhiều khó khăn không mong đợi như cơ sở vật chất, thời gian
làm, công việc làm... Nhiều NKT không thể tìm cho mình một công việc phù
hợp do nhiều nhà tuyển dụng ái ngại về khả năng lao động của NKT.
Thứ hai, khó khăn về việc tiếp cận dành cho NKT, bao gồm tiếp cận
thông tin về các chính sách, tiếp cận giao thông và tiếp cận cơ sở vật chất.
NKT muốn tham gia vào các hoạt động của xã hội nhưng họ lại không thể
tiếp cận giao thông. Người khiếm thị không thể tiếp cận trường lớp vì thiếu
giáo trình (phần mềm đọc chữ, chữ nổi, ..) và chưa có phương pháp giảng dạy
phù hợp.

Thứ ba, khó khăn nằm trong chính nội lực của NKT khi nhiều NKT còn
chưa thực sự cố gắng để vượt qua khiếm khuyết, hoà nhập cộng đồng và
khẳng định bản thân.
Thứ tư, ở nước ta hiện nay, QLTH đối với NKT là một nội dung mới tại
Việt Nam, QLTH đối với NKT mới chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong công
tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng cho NKT. Tuy
nhiên, việc thực hiện các nội dung QLTH đối với NKT vẫn còn nhiều hạn

2


chế. Những khó khăn chính bao gồm: Khó khăn trong việc khai thác thông tin
bản thân NKT và gia đình của họ; hiểu biết về QLTH của cán bộ làm việc
trong Trung tâm còn chưa sâu, kỹ năng vận động nguồn lực thực hiện kế
hoạch trợ giúp NKT còn hạn chế.
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải
Dương đóng tại 220 Nguyễn Trãi 2- Sao Đỏ - Chí Linh – Hải Dương là đơn vị
trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương có chức năng
Nuôi dưỡng, chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng cho NKT trên địa bàn tỉnh
Hải Dương. Vấn đề chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, hỗ trợ học nghề
và kết nối các dịch vụ xã hội, tìm việc làm, hòa nhập cộng đồng cho NKT tại
các cở bảo trợ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên để phát huy hiệu
quả mang lại kết quả tích cực theo chủ trương đó thì chúng ta cần triển khai
nhiều giải pháp đồng bộ, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ có chuyên môn
về CTXH, công tác hỗ trợ giúp NKT tái hòa nhập cộng đồng phải thực sự được
chú trọng, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức, có những hành
động thiết thực hơn để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn nhằm mang lại
hiệu quả cao hơn trong việc trợ giúp NKT.
Nhận thấy, QLTH đối với NKT là một lĩnh vực công tác xã hội chuyên
biệt với mục đích hỗ trợ NKT ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng và đây

cũng là vấn đề bức thiết đang được quan tâm hiện nay. Vì vậy, tác giả đã
chọn đề tài: “Quản lý trường hợp đối với người khuyết tật từ thực tiễn
Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương, tỉnh Hải Dương” trên
cơ sở làm rõ nhiệm vụ QLTH đối với NKT, đồng thời đưa ra một số định
hướng và giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QLTH đối với NKT.

3


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Báo cáo của Liên hợp quốc về NKT (2002) chỉ ra rằng NKT chiếm trên
10% dân số thế giới, cuộc sống của họ đa phần gặp khó khăn cả về kinh tế và
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Công ước của Liên hợp quốc về quyền của NKT (2006) cũng đã xác
định được những quyền cơ bản của NKT, trong đó cũng đã nhấn mạnh đến
các quyền về chăm sóc sức khỏe, học tập, việc làm, bảo đảm thu nhập và an
sinh xã hội; đặc biệt công ước cũng nhấn mạnh đến nguyên tắc chống phân
biệt đối xử, bảo vệ phụ nữ và trẻ em khuyết tật. Việt Nam cũng đã ký kết
tham gia thực hiện công ước.
Hiện nay hầu hết các quốc gia đã nghiên cứu và ban hành chính sách trợ
giúp NKT, dựa vào lý thuyết vòng đời từ khi con người sinh ra còn là trẻ em,
đến khi trưởng thành và trở thành người già, trong quá trình ấy một bộ phận
người dân không may mắn rơi vào tình trạng khuyết tật. Với quan điểm các
quốc gia thành viên đã tham gia phê duyệt công ước của Liên hợp quốc về
quyền của NKT phải có trách nhiệm bảo đảm an sinh xã hội cho NKT. Nhờ
có hệ thống chính sách an sinh xã hội cho NKT mà cuộc sống của đại đa số
NKT được ổn định và NKT có cơ hội phát triển và hoà nhập cộng đồng.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam là một trong những nước có số NKT khá cao trong khu vực

châu Á - Thái Bình Dương.
Theo báo cáo kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về người
khuyết tật năm 2015. Hiện nay Việt Nam có khoảng 7 triệu NKT, chiếm 7,8%
dân sối, NKT đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 58% NKT
là nữ, 28,3% NKT là trẻ em, 10,2% NKT là người cao tuổi, khoảng 10%
NKT thuộc hộ nghèo. [24, tr.1]

4


NKT luôn là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế và Đảng, Nhà nước
Việt Nam. QLTH quan tâm tới nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng khác nhau,
trong đó NKT là một trong số đối tượng được các chuyên gia quan tâm và
thực hiện các công trình nghiên cứu cụ thể.
Hội trợ giúp NKT Việt Nam (VNH) với sự hỗ trợ tài chính của cơ quan
phát triển quốc tế Hoa kỳ (USAID) đã phối hợp với khoa CTXH, trường Đại
học Lao động xã hội (2014) biên soạn “Giáo trình CTXH với NKT”. Trọng tâm
cuốn tài liệu này nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, nhân
viên làm CTXH. Nội dung đề cập đến các quan niệm về NKT theo các hướng
tiếp cận (tâm linh, từ thiện, y học, xã hội); phân loại khuyết tật và nguyên nhân
gây nên khuyết tật; hệ thống luật pháp, chính sách và mô hình trợ giúp NKT;
tác động của khuyết tật đến cá nhân và gia đình NKT; những vấn đề thực hành
CTXH với NKT. Tuy nhiên, cuốn giáo trình này không đưa ra khái niệm
CTXH với NKT; không đề cập đến các lý thuyết tiếp cận CTXH với NKT.
Hà Thị Thư (2012),“CTXH với NKT.” Giáo trình này được biên soạn
theo Đề án 32 của Chính phủ về đào tạo ngành CTXH, vì vậy giáo trình này
chủ yếu được biên soạn nhằm cung cấp cho học sinh hệ trung cấp những khối
kiến thức cần thiết và ý nghĩa thiết thực trong công tác trợ giúp NKT hòa
nhập cộng đồng. Nội dung của giáo trình đề cập đến khái niệm về NKT,
nguyên nhân gây nên khiếm khuyết và khuyết tật; đặc điểm tâm lý của NKT;

nguyên tắc, vai trò và hướng tiếp cận trong CTXH với NKT; các kỹ năng và
phương pháp tiếp cận trong CTXH với NKT; chính sách, pháp luật dành cho
NKT. Giáo trình đề cập đến nhiều vấn đề, khía cạnh liên quan đến NKT, một
số nội dung giáo trình không đề cập tới như không đưa ra khái niệm CTXH
với NKT; quản lý ca đối với NKT.
Viện nghiên cứu phát triển xã hội (2013) thực hiện cuộc điều tra “Chi
phí kinh tế cuộc sống với khuyết tật và kỳ thị ở Việt Nam” với sự hỗ trợ tài

5


chính của AusAID và hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia từ Đại học Y Hà
Nội, Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển, Trung tâm khuyết tật và Phát triển
và Viện Y tế toàn cầu Nossal của Đại học tổng hợp Member Úc.
Bùi Thị Xuân Mai (2012) biên soạn “Giáo trình Nhập môn CTXH”. Giáo
trình được biên soạn mang tính chất đại cương dành cho sinh viên mới bắt đầu
làm quen với ngành CTXH nên trong nội dung nhiều lĩnh vực hoạt động của
CTXH thì tác giả dành thời gian giới thiệu lĩnh vực CTXH với NKT một cách
cơ bản, ngắn gọn. Nội dung đề cập đến những vấn đề chung CTXH với NKT
(làm rõ thuật ngữ NKT, các dạng khuyết tật...); các dịch vụ CTXH đối với NKT.
Vì vậy, những nội dung chi tiết không được tác giả trình bày cụ thể.
Lê Chí An (2006) biên soạn “Tài liệu hướng dẫn học tập CTXH nhập
môn”. Tài liệu này được tác giả đề cập đến nhiều nội dung như lịch sử ngành
CTXH; một số lý thuyết tổng quát áp dụng trong CTXH; các phương pháp
CTXH; các lĩnh vực áp dụng CTXH. Trong đó, tác giả có đề cập đến lĩnh vực
CTXH với NKT tuy nhiên không nêu bật được nội dung CTXH với NKT.
Tác giả chỉ đánh giá chung về khó khăn của NKT và sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước ta trong trợ giúp NKT. Từ đó, chỉ ra vai trò cơ bản của NVCTXH
trong trợ giúp NKT.
Trong cuốn tài liệu tập huấn “Khóa đào tạo CTXH cho các nhà quản lý

trong lĩnh vực CTXH”. Dự án đào tạo CTXH tại Việt Nam MOLISA - ULSA
- CFSI- ASI – AP - UNICEF 2011. Tài liệu này đề cập đến các hoạt động của
quảm lý trường hợp đối với NKT. Ngoài ra không đề cập đến các khía cạnh
khác liên quan đến NKT.
Những công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến khía cạnh lý luận
và những con số nghiên cứu. Trên thực tế, chưa có nhiều đề tài đề cập đến
lĩnh vực QLTH đối với NKT.

6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng nhiệm vụ QLTH và kết quả đạt được, hạn chế,
khó khăn và các giải pháp nâng cao hiệu quả QLTH đối với NKT tại Trung
tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt các mục đích nghiên cứu đề ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ
chủ yếu sau:
+ Làm rõ thêm những vấn đề lý luận liên quan đến QLTH đối với NKT.
+ Phân tích nhiệm vụ QLTH đối với NKT.
+ Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QLTH đối
với NKT tại Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
QLTH đối với NKT từ thực tiễn Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội
Hải Dương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nhiệm vụ QLTH.
+ Thu thập thông tin.

+ Đánh giá nhu cầu của NKT.
+ Xây dựng kế hoạch trợ giúp NKT.
+ Thực hiện kế hoạch trợ giúp NKT.
+ Lượng giá.
- Không gian nghiên cứu: Tại Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải
Dương, tỉnh Hải Dương.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 6 năm 2016.

7


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng, từ việc đánh giá thực
trạng về NKT, công tác QLTH đối với NKT từ thực tiễn Trung tâm Nuôi
dưỡng Bảo trợ Xã hội để rút ra những lý luận và đưa ra được những đề xuất
về biện pháp nâng cao hiệu quả về QLTH đối với NKT.
Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: Nghiên cứu quy trình QLTH
đối với NKT. Từ đó giúp chúng ta hiểu sâu hơn về đặc điểm tâm lý, sinh lý,
nhu cầu và quá trình phát triển của con người, cũng như các yếu tố có liên
quan như các dịch vụ hỗ trợ cho NKT, các hoạt động công tác xã hội với
NKT tác động tới quá trình phát triển về thể chất và tinh thần của NKT.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phân tích tài liệu
Sử dụng phương pháp này tác giả nhằm thu thập, tổng hợp, phân tích tài
liệu từ sách, báo, tạp chí, các báo cáo khoa học để xây dựng cơ sở lý luận cho
đề tài nghiên cứu. Qua đó, tác giả cũng xác định được một số khái niệm chính
của đề tài như: khuyết tật, NKT, QLTH đối với NKT.
Tác giả thu thập thông tin từ các nguồn như các văn bản, báo cáo, các
tạp chí, sách tham khảo, các văn bản pháp luật để tìm hiểu các số liệu liên

quan đến quy mô, cơ cấu, các hoạt động cung cấp dịch vụ, thực trạng QLTH
đối với NKT.
5.2.2. Phỏng vấn sâu
Phương pháp này tác giả sử dụng với đối tượng là NKT và cán bộ tại
Trung tâm, tác giả phỏng vấn 10 người NKT và 5 cán bộ nhân viên làm
nhiệm vụ QLTH tại Trung tâm.
Với phương pháp này ở nội dung phỏng vấn cán bộ Trung tâm tác giả
thu thập những thông tin nhằm trả lời cho những câu hỏi như: Những hoạt

8


động QLTH nào Trung tâm đang triển khai với NKT; những nguồn lực nào
được Trung tâm huy động để trợ giúp NKT; khó khăn của Trung tâm trong
việc can thiệp QLTH với NKT là gì; nhu cầu về QLTH ở Trung tâm.
Đối với các nhóm đối tượng phỏng vấn sâu tập trung trả lời những câu hỏi
như: Các đối tượng khuyết tật cảm thấy như thế nào khi sống ở Trung tâm; họ
được tham gia vào những hoạt động gì ở Trung tâm; họ được cung cấp những
dịch vụ gì; nhu cầu của các đối tượng hiện nay là gì; những khó khăn các đối
tượng đang gặp phải là gì….
5.2.3. Quan sát
Phương pháp này, tác giả tiến hành xuống trực tiếp cơ sở nhiều lần vào
nhiều khoảng thời gian khác nhau, cùng tham gia vào các hoạt động của
Trung tâm và các nhóm đối tượng để quan sát: những hoạt động diễn ra tại
Trung tâm; các hoạt động hằng ngày của các đối tượng; môi trường vật chất;
các phương tiện, kỹ thuật, trang thiết bị; các công trình công cộng đáp ứng
nhu cầu của NKT trong sinh hoạt.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý

luận QLTH đối với NKT, làm rõ thêm các cơ sở pháp lý trong QLTH đối với
NKT từ thực tiễn Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương.
6.1. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã nghiên cứu thực trạng và các giải pháp mà đề tài đưa ra có tính
khả thi và có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả trong hoạt động QLTH đối với
NKT. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị
cho công tác chuyên môn tại Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải
Dương, đồng thời kết quả nghiên cứu có thể đưa ra những khyến nghị nhằm
giúp các cơ quan chức năng, tổ chức, các Trung tâm bảo trợ,…có những định

9


hướng, giải pháp tăng cường nâng cao hoạt động QLTH hỗ trợ NKT đạt hiệu
quả cao hơn.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, bản thân người nghiên cứu có những đánh
giá khách quan về nhiệm vụ QLTH đối với NKT, hiểu được những khó khăn,
nguyện vọng của NKT. Từ đó xây dựng nội dung phù hợp, đạt hiệu quả cao hơn
đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Đề tài đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển dịch vụ
CTXH tại tỉnh Hải Dương. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm
tài liệu tham khảo cho các Trung tâm bảo trợ, giảng viên, học viên và sinh viên
ngành CTXH.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn được chia 03 chương sau đây:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về QLTH đối với NKT.
Chương 2: Thực trạng QLTH đối với NKT từ thực tiễn Trung tâm Nuôi
dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương.
Chương 3: Giải pháp QLTH đối với NKT từ thực tiễn Trung tâm Nuôi

dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương.

10


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI
NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Lý luận về khuyết tật và người khuyết tật
1.1.1. Khái niệm khuyết tật
Có nhiều cách hiểu và cách diễn giải khác nhau về khuyết tật, xuất phát từ
sự đa dạng của khuyết tật, sự phức tạp về mức độ khuyết tật, công cụ đo lường
và đánh giá, cũng như sự khác biệt về văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia.
Từ “khuyết” có nghĩa là không đầy đủ, thiếu mất một bộ phận, một
phần. Từ “tật” có nghĩa là có “điều gì đó không được bình thường, ít nhiều
khó chữa ở vật liệu, dụng cụ, máy móc. Còn ở người là sự bất thường, nói
chung không thể chữa được, của một cơ quan trong cơ thể do bẩm sinh mà có
hoặc do tai nạn hay bệnh gây ra”. [Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa học
– Xã hội, Hà Nội, 1988]
Năm 1988, WHO (World Health Organization) – Tổ chức Y tế Thế giới
đưa ra cách phân loại quốc tế về suy giảm chức năng, khuyết tật, tàn tật. Theo
đó, khuyết tật là những hạn chế trong hoạt động theo chức năng hay trong
phạm vi bình thường của con người, những hạn chế này do suy giảm chức
năng gây nên.
Theo Công ước quốc tế về quyền của NKT: “Khuyết tật xuất phát từ sự
tương tác giữa những người có khiếm khuyết với những rào cản về thái độ và
môi trường, những rào cản này cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ
trong xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác.”
Đối với đa số người Việt Nam, khuyết tật và tàn tật là hai từ để chỉ cùng
một khái niệm, từ năm 2009 trở về trước người ta vẫn dùng song song chúng

trên cả phương tiện truyền thông đại chúng và văn bản pháp quy. Trong các
pháp lệnh trước đây của Nhà nước Việt Nam, tàn tật là cụm từ được chính

11


thức sử dụng. Năm 2010 Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ
khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan, cụ thể là
Luật NKT, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Sự thay thế này phù hợp với khái
niệm và xu hướng nhìn nhận của thế giới về vấn đề NKT.
Quan niệm về khuyết tật, tàn tật khác nhau giữa các nước trên thế giới,
tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, kinh tế, thái độ, nhận thức và hiểu
biết về NKT. Vì vậy, hiện nay vẫn chưa có một sự thống nhất về khái niệm
khuyết tật.
1.1.2. Khái niệm người khuyết tật
Khái niệm NKT, cơ sở pháp lý để công nhận ai là NKT và từ đó được
bảo vệ bởi hệ thống pháp luật liên quan, phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu mà
luật hoặc chính sách cụ thể. Do vậy, không có một khái niệm NKT áp dụng
cho các nước.
Công ước về Quyền của NKT của Liên hợp quốc (2006), Điều 1 quy
định: NKT bao gồm những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ
hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hằng loạt
những rào cảm có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của NKT vào xã
hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác.
Theo định nghĩa trong "Luật NKT Mỹ năm 1990": NKT là người bị
khiếm khuyết về cơ thể hoặc tinh thần, bị hạn chế cơ bản trong một hoặc nhiều
mặt sinh hoạt. Một người được coi là NKT nếu đã có một khiếm khuyết nào
đó. Những khiếm khuyết ấy có thể bao gồm khiếm khuyết về cơ thể, giác quan,
nhận thức hoặc trí tuệ. Những người bị rối loạn tâm thần và mắc các loại bệnh
kinh niên khác nhau cũng có thể được coi là NKT. Các khuyết tật có thể xuất

hiện trong cuộc đời hoặc có ngay từ lúc sinh ra ở một người nào đó.
Ở Trung Quốc: Luật của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về bảo vệ
NKT ban hành năm 1990, điều 2 quy định: NKT là một trong những người bị

12


bất thường, mất mát của một cơ quan nhất định hoặc chức năng, tâm lý hay
sinh lý, hoặc trong cấu trúc giải phẫu và những người đã mất toàn bộ hoặc
một phần khả năng tham gia vào các hoạt động một cách bình thường.
Ở Đức: Bộ luật xã hội định nghĩa: NKT là người có các chức năng về thể
chất, trí tuệ hoặc tâm lý tiến triển không bình thường so với người có cùng độ
tuổi trong thời gian trên 6 tháng và sự không bình thường này là nguyên nhân
dẫn đến việc họ bị hạn chế tham gia vào cuộc sống xã hội.
Ở Nam Phi: Luật bình đẳng về việc làm định nghĩa NKT là người bị suy
giảm khả năng về thể lực hoặc trí lực trong một thời gian dài hoặc tiếp diễn
nhiều lần, khiến người đó bị hạn chế đáng kể về khả năng tham gia hoặc phát
triển nghề nghiệp.
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về NKT được đưa ra nhưng chung nhất
là “NKT là những người do bị khiếm khuyết nào đó của cơ thể dẫn tới sự
giảm sút đáng kể trong việc thực hiện chức năng so với những cá nhân bình
thường khác”.
Ở Việt Nam: Theo Luật NKT định nghĩa NKT là người bị khiếm khuyết
một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện
dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Qua các định nghĩa trên có thể khẳng định chưa có một khái niệm thống
nhất về NKT, mỗi nước đưa ra khái niệm riêng được sử dụng, quy định trong
các văn bản luật, chính sách của quốc gia đó.
1.1.3. Phân loại khuyết tật của Luật Người khuyết tật Việt Nam
1.1.3.1. Khuyết tật vận động

Là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân
mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển [Theo Nghị định số
28/2012/NĐ-CP].

13


Khuyết tật vận động là những người có cơ quan vận động bị tổn thương,
biểu hiện dễ nhận thấy là có khó khăn trong ngồi, nằm, di chuyển, cầm,
nắm… Do đó, NKT vận động gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân,
vui chơi, học tập và lao động. Tuy nhiên, đa số NKT vận động có bộ não phát
triển bình thường nên họ tiếp thu được chương trình học tập, làm được việc
có ích cho gia đình, bản thân và xã hội. NKT về vận động cần được sự hỗ trợ
về phương tiện đi lại (xe lăn, gậy chống…) và đặc biệt là không gian cần
thiết, thuận tiện, phù hợp để di chuyển khi làm việc, đảm bảo các nhu cầu
cuộc sống bình thường của con người và tham gia các hoạt động xã hội.
1.1.3.2. Khuyết tật nghe, nói
Là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói,
phát âm thành tiếng và câu không rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp,
trao đổi thông tin bằng lời [Theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP]
Biểu hiện của khuyết tật nghe, nói
- Không thể nghe, không thể nói (không phát âm được hoặc phát âm
khó) như bình thường hoặc sức nghe giảm từ khoảng cách 3 mét.
- Không có khả năng nói mặc dù cơ quan phát âm hoàn toàn bình
thường.
- Suy giảm chức năng nghe do nhiều nguyên nhân khác nhau; mắc
chứng nói ngọng, nói lắp hoặc không nói được.
NKT nghe, nói là người có khó khăn đáng kể về nói và/hoặc về đọc viết
làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giao tiếp và học tập. Khó khăn về nói,
nghe, đọc của NKT ngôn ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp từ đó làm hạn

chế học tập, làm việc, hòa nhập cộng đồng của họ. Điều này làm họ dễ cảm
thấy mất tự chủ, thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh.

14


1.1.3.3. Khuyết tật nhìn (khuyết tật thị giác, khiếm thị)
Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu
sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường
[Theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP]
Các loại khuyết tật nhìn
- Cận thị: Mắt nhìn không rõ khi vật ở xa.
- Viễn thị: Mắt nhìn không rõ khi vật ở gần.
- Loạn thị: mắt nhìn thấy hình ảnh vật thể méo mó, không sắc nét.
- Quáng gà: Mắt không nhìn thấy ở ánh sáng yếu..
- Nhìn đôi: Mắt nhìn thấy hai ảnh ở cùng một vật.
- Mất thị trường: Mắt mất một góc nhìn, vùng nhìn.
- Lòa: Mắt không còn nhìn rõ nữa, mà chỉ có thể nhìn thấy mọi vật lờ
mờ, không rõ nét.
- Mù toàn thể: Mắt mất khả năng nhìn hoặc không có mắt bẩm sinh.
- Mù màu: Mắt không có khả năng phân biệt màu sắc nhất định với mứa
độ khác nhau.
1.1.3.4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần
Là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy
nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường [Theo Nghị
định số 28/2012/NĐ-CP]
Các biểu hiện cơ bản của NKT thần kinh, tâm thần:
- Nhức đầu, mất ngủ, thay đổi tính tình.
- Vui vẻ bất thường, múa hát, nói cười ầm ĩ hoặc buồn rầu, ủ rũ, không
nói năng gì.

- Nghe thấy tiếng nói hoặc nhìn thấy hình ảnh không có trong thực tế.
- Tự cho mình có nhiều tài năng xuất chúng hoặc cho là có người theo
dõi ám hại mình.

15


- Lên cơn kích động hoặc nằm im không ăn uống gì.
1.1.3.5. Khuyết tật trí tuệ
Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng
việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải
quyết sự việc [Theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP]
Các biểu hiện đặc trưng của khuyết tật trí tuệ:
Đặc trưng phát triển:
- Chậm phát triển vận động: trẻ chậm biết lật, ngồi, bò và đi đứng,
- Chậm biết nói và khó khăn khi nói.
- Kém hiểu biết về các quy luật cơ bản..
- Không ý thức được hậu quả về các hành vi của mình.
- Khó khăn khi tự phục vụ: tự ăn uống, vệ sinh cá nhân.
Đặc trưng về cảm giác, tri giác:
- Chậm chạp, ít linh hoạt.
- Phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém.
- Thiếu tính tích cực trong quan sát.
Đặc trưng về tư duy:
- Khó nhận biết các khái niệm.
- Tư duy lôgíc kém.
- Thiếu tính nhận xét, phê phán.
Đặc trưng về trí nhớ:
- Chậm hiểu cái mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu.
- Quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy đủ.

- Chỉ ghi nhớ cái bên ngoài sự vật, không ghi nhớ cái bên trong, cái khái quát
Đặc trưng về chú ý:
- Khó tập trung, dễ bị phân tán.
- Không tập trung vào chi tiết, chỉ tập trung các nét bên ngoài.

16


- Luôn bị phân tán bởi các sự vật nhỏ.
1.1.3.6. Các khuyết tật khác
Là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt
động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường
hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 2 của [Theo Nghị định
số 28/2012/NĐ-CP]
1.1.4. Nguyên nhân khuyết tật
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên khuyết tật, tuy nhiên có thể đề
cập tới các nguyên nhân sau:
1.1.4.1. Do bất thường gen.
Do di truyền gen gây bệnh. Một số gen bệnh được truyền từ cha mẹ sang
con gây biến đổi cấu trúc cơ thể và rối loạn chuyển hóa dẫn đến khiếm
khuyết.
Biến đổi bất thường cấu trúc gen trong quá trình hình thành và phát triển
thai nhi gây dị tật bẩm sinh. Loại nguyên nhân này thường đưa đến hậu quả nặng
nề vì tổn thương ở hệ thần kinh và xuất hiện rất sớm, trong thời kỳ bào thai.
Nhiễm sắc thể bất thường có thể dẫn tới khiếm khuyết ở cơ quan tim,
thận, phổi, gan...
Các bệnh về trao đổi chất ở các tuyến, hạch: từ những chấn thương bẩm
sinh có thể dẫn đến tái phát trong quá trình phát triển, dẫn đến sự rối loạn
trong trao đổi chất, rối loạn về dinh dưỡng, những rối loạn này có thể dẫn đến
khuyết tật, tàn tật, khó khăn trong cuộc sống.

1.1.4.2. Do sang chấn trước và trong quá trình sinh nở
Trẻ bị sinh non, thiếu tháng nếu mẹ sử dụng chất kích thích hoặc mang
đa thai.
Trẻ bị tổn thương não do bị ngạt khi sinh hoặc do bất thường của nhau
thai, cuốn rốn.

17


Trẻ bị dị tật hoặc khiếm khuyết do mẹ bị bệnh trong quá trình mang thai
như: mắc các bệnh rubella, sở, cúm, bệnh xã hội như: giang mai, lậu...
Nhiễm độc thai nghén do sử dụng rượu, ma túy, thuốc lá, có thể dẫn đến
chấn thương ở hệ thần kinh, sinh con thiếu tháng.
Biến chứng khi sinh do tiêm chủng, do thuốc, do can thiệp không kịp thời.
1.1.4.3. Do tai nạn
Tai nạn sinh hoạt như bị ngã cầu thang, bị bỏng, bị điện giật...
Tai nạn chiến tranh: do hậu quả của bom mìn, của chất độc điôxin.
Tai nạn giao thông.
Tai nạn lao động.
1.1.4.4. Biến chứng do bệnh mắc phải
Viêm khớp.
Viêm dây thần kinh ngoại biên.
Đột quỵ
Tiểu đường...
1.1.4.5. Nguyên nhân lão hóa do tuổi cao.
Khiếm thị do suy giảm thị lực, do đục thủy tinh thể.
Khiếm thị do suy giảm chức năng nghe.
Teo não, thoái hóa não, tổn thương não do tai biến, bệnh tật.
Bệnh xương, khớp, cơ có thể dẫn đến suy giảm chức năng vận động.
Bệnh sa sút trí tuệ.

1.1.5. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của người khuyết tật
Là một nhà Công tác xã hội, muốn giúp đỡ và giải quyết những khó
khăn của NKT thì trước hết phải hiểu về tâm lý, nhu cầu của các nhóm NKT nhóm yếu thế. Ngoài những nhu cầu chung nhất họ còn có những đòi hỏi
riêng mà nhà Công tác xã hội cần chú ý:

18


Sự thiếu hụt về thể chất dẫn tới khả năng hoạt động chức năng của NKT
có thể bị giảm sút, vì vậy họ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong sinh hoạt, lao
động, học tập… Do đó gia đình và xã hội cần có hỗ trợ, ưu tiên đặc biệt cho
nhóm đối tượng này như: chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, làm tay
chân giả, cung cấp xe lăn, máy trợ thính, thiết bị tiện nghi, nhà ở … cần có
được các dịch vụ giáo dục đặc biệt dành cho NKT.
1.1.5.1. Một số đặc điểm tâm lý của người khuyết tật
NKT là những người bị suy giảm chức năng (chức năng nhận thức, vận
động, giao tiếp…). Do vậy họ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống, lao động,
học tập, sinh hoạt hằng ngày.
NKT có cơ chế bù trừ (đặc biệt là ở hoạt động của các giác quan) trừ
khuyết tật nặng và rất nặng.
NKT dễ bị kích động, khó kiểm soát phản ứng do bị phân liệt đối xử và
thiếu tôn trọng.
NKT gặp khó khăn trong giao tiếp với môi trường xung quanh. Họ dễ cảm
thông với những người đồng cảnh ngộ, biết ơn khi được quan tâm, giúp đỡ.
Một số có ý chí, nghị lực cao, đặc biệt những NKT về vận động nhưng
trí tuệ phát triển bình thường, thậm chí tốt. Họ thường cố gắng học tập, tìm
kiếm việc làm để không phụ thuộc vào người khác.
Do những khiếm khuyết về chức năng và về cơ thể, NKT thường có tâm
lý mặc cảm, tự ti. Luôn cho rằng số phận mình không may mắn, là gánh nặng
cho người thân và gia đình. Do họ thường sống khép kín, ngại giao tiếp với

mọi người.
Trong mối quan hệ tương tác với người khác trong gia đình, cộng đồng,
họ thường có cảm xúc buồn, thất vọng hay tự ái. Nếu sống trong những gia
đình khó khăn, NKT có cảm giác mình bị bỏ rơi.

19


1.1.5.2. Nhu cầu của người khuyết tật và những khó khăn trong đáp ứng
nhu cầu của người khuyết tật
Nhu cầu của NKT là những đòi hỏi cần đáp ứng để tồn tại và phát triển.
NKT cũng có những nhu cầu cơ bản như mọi người trong xã hội, và nhu cầu
là nguồn gốc thúc đẩy NKT hoạt động vươn tới những mục tiêu cho sự phát
triển của bản thân.
Theo quan điểm của nhà tâm lý học A. Maslow, con người có 5 loại nhu
cầu cơ bản được sắp xếp theo bậc thang từ thấp tới cao.
Trong cuộc sống, trước mắt con người luôn mong muốn thỏa mãn những
nhu cầu bậc thấp, sau đó mới vươn tới những nhu cầu bậc cao. Các nhu cầu
bậc càng cao bao nhiêu càng xuất hiện muộn bấy nhiêu trong sự phát triển
con người. Nhu cầu càng cao bao nhiêu thì nó càng ít quan trọng bấy nhiêu
đối với cuộc sống đơn thuần, nó dễ bị hoãn lại, nó thực sự chưa bức bách so
với sự sống còn, thậm chí nó có thể bị lãng quên.
NKT có tất cả các nhu cầu như người bình thường nhưng việc đáp ứng
các nhu cầu đó thường gặp khó khăn nhất định, vì họ bị khiếm khuyết về trí
tuệ, vận động. Ví dụ: Người bình thường khi đói có thể tự tìm thức ăn để đáp
ứng, khi khát tự tìm nước uống. Còn NKT, đặc biệt NKT nặng, khi đói, muốn
ăn họ phải trông chờ vào sự trợ giúp của người khác. Tuy nhiên họ có thể
phát tín hiệu, như nhìn vào bát, nhìn vào cốc nước, mấp máy môi, phát ra
tiếng kêu… Chỉ những người chăm sóc thường xuyên, có kinh nghiệm quan
sát mới dễ dàng nhận biết thông tin đó để đáp ứng.

Thực tế cho thấy, hiện nay một số nhu cầu bậc cao của NKT ít có cơ hội
để hiện thực hóa (Ví dụ: NKT gặp khó khăn trong việc học tập, tìm kiếm việc
làm, tiếp cận dịch vụ xã hội…). NKT rất cần sự trợ giúp phù hợp từ phía gia
đình, cộng đồng, xã hội để họ có thêm cơ hội đáp ứng các nhu cầu, để họ có
cuộc sống bình thường, để được phát triển và hòa nhập.

20


×