Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội số v, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.64 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN LẬP

QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI
CAI NGHIỆN MA TUÝ TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM
CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI SỐ V,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại Học Viện Khoa học Xã hội
Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
TS HÀ THỊ THƯ

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí
Phản biện 2: TS. Nguyễn Ngọc Toản

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
tại: Học viện Khoa học xã hội
Vào hồi ........ giờ ........ ngày ..... tháng ..... năm 20....



Có thể tìm hiểu luận văn tại
Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề

tài

Tệ nạn ma túy, nghiện ma túy và hậu quả của nghiện ma túy đã và
đang gây ra những tác hại to lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự của mỗi quốc gia, đặc biệt là vấn đề
an sinh xã hội. Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đang phải gánh
chịu những ảnh hưởng nặng nề từ vấn đề này.
Nhận thức được mối hiểm họa từ ma túy kèm theo những diễn biến
phức tạp về tình hình buôn bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy
đang gia tăng tại Việt Nam, trong nhiều năm qua Đảng và Chính phủ Việt
Nam đã nỗ lực, quyết tâm chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp nhằm đấu
tranh với tội phạm về ma túy, ngăn ngừa sự gia tăng của người nghiện
mới, giảm hại ma túy và tập trung công tác chữa trị cai nghiện, trợ giúp
người sau cai nghiện ma túy.
Thành phố Hà Nội trong nhiều năm qua đã có nhiều quyết tâm, tổ
chức thực hiện cai nghiện ma túy cho người nghiện ma túy trên địa bàn,
tập trung cho mô hình cai nghiện ma túy bắt buộc tại các Cơ sở cai nghiện
(gọi là Trung tâm), với quy mô 10 Trung tâm, từ năm 2011 đến năm 2015
đã đưa 8.992 người vào cai nghiện bắt buộc, thời gian cai nghiện 24 tháng,
các Trung tâm chủ yếu thực hiện chức năng cắt cơn, quản lý giáo dục, tổ
chức lao động rèn luyện, phòng chống tái nghiện, chưa có các dịch vụ kết
nối với cộng đồng, việc đáp ứng nhu cầu người cai nghiện còn thiếu đồng

bộ. Theo đánh giá, nhận xét mô hình bắt buộc tập trung hiện nay làm hạn
chế nhiều cơ hội phát triển, thực hiện các chức năng xã hội của người
nghiện ma túy và chưa phù hợp với cách tiếp cận mới về người nghiện ma
túy, cai nghiện ma túy của Quốc tế.
Ngày 27/12/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
2596/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt
nam đến năm 2020 (Chính phủ, 2013), Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày
18 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy
hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030 (Chính phủ, 2016). Với quan điểm đổi mới coi nghiện ma túy là một
bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ; điều trị nghiện ma túy là một công
việc lâu dài, can thiệp kết hợp nhiều mặt cả y tế, tâm lý, xã hội. Một
chương trình cai nghiện hiệu quả cung cấp không chỉ các dịch vụ điều trị
trực tiếp về y tế, về tâm lý mà còn cần có các dịch vụ hỗ trợ khác để đáp

1


ứng nhu cầu đa dạng của người nghiện. Việc thiết lập một mạng lưới liên
kết, chuyển gửi giữa các cơ sở cai nghiện, các cơ sở, chương trình có thể
cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho người nghiện là rất quan trọng và cần
thiết.
Ngày 25/03/2010 Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai
đoạn 2010-2020 (Chính phủ, 2010), đây là chỉ đạo quan trọng của Chính
phủ nhằm khẳng định và thúc đẩy phát triển, nâng cao vai trò, hiệu quả
nghề công tác xã hội, đồng thời nhằm thực hiện được mục tiêu về kiểm
soát và tổ chức điều trị cai nghiện cho người nghiện ma túy.
Quản lý trường hợp là một hoạt động trợ giúp đặc thù chuyên ngành
trong công tác xã hội. Đối với người cai nghiện ma túy (đối tượng có hoàn

cảnh đặc biệt), quản lý trường hợp được vận dụng và đòi hỏi một cách
toàn diện, liên tục, công bằng và chất lượng, thông qua nhân viên QLTH
với vai trò sắp xếp, phối hợp, kết nối các dịch vụ chăm sóc người cai
nghiện ma túy và gia đình họ xác định được những vấn đề khó khăn cần
giải quyết, xây dựng kế hoạch can thiệp, kết nối các dịch vụ và giúp họ
thực hiện thành công mục tiêu mong muốn (Trần Hữu Trung và Nguyễn
Văn Hồi, 2011).
Qua theo dõi, đánh giá thực tế công tác cai nghiện, phục hồi cho
người nghiện ma túy tại các Trung tâm trên địa bàn Thành phố Hà Nội thì
việc áp dụng tiến trình Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma
túy còn rất hạn chế và chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu của
chính người cai nghiện và gia đình họ, cũng như yêu cầu đòi hỏi của quá
trình hội nhập kinh tế - xã hội của Thủ đô và cả nước.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn nội dung “Quản lý trường hợp
đối với Người cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục - Lao động xã hội số V, Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận
văn của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
* Nhóm công trình nghiên cứu chung về ma túy, về cơ chế gây
nghiện, tác hại của nghiện ma túy và các hoạt động liên quan
- Công trình nghiên cứu “Cơ chế nghiện ma túy nhóm OPIATS”
phân tích tác động của các chất dạng thuốc phiện, cơ sở sinh học của trạng
thái nghiện Opiats và cơ sở sinh học của trạng thái cai; cơ sở sinh học và
tâm lý trạng thái lệ thuộc về mặt tâm thần và xác định cơ chế tâm lý gây
nghiện ma túy. Thông qua nghiên cứu này giúp người làm công tác cai
nghiện, người làm công tác xã hội với nhóm người nghiện ma túy hiểu

2


được cơ chế nghiện và tác động tâm lý của nghiện ma túy để có cách hiểu

và tiếp cận hiệu quả đối với nhóm đối tượng này (Nguyễn Mạnh Hùng,
2012).
- Nghiên cứu “Hậu quả, tác hại và những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trẻ em nghiện ma túy ở Thành phố Hà Nội” (2009), tài liệu đã phân tích
những hậu quả của tệ nạn ma túy đối với trẻ em; phân tích nguyên nhân từ môi
trường xã hội; đặc điểm tâm lý trẻ em; nguyên nhân từ góc độ quản lý nhà
nước đối với trẻ em; từ quản lý xã hội; phân tích sâu về yếu tố nhận thức, điều
kiện kinh tế và nguyên nhân từ phía gia đình, nhà trường. Thông qua nội dung
phân tích, tác giả giúp người đọc hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động ảnh
hưởng đến nghiện ma túy của trẻ, trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Hà Trọng
Liên và Hoàng Trọng Lực, 2009).
- Nghiên cứu về nhóm thanh thiếu niên nghiện ma túy, tác giả
Nguyễn Minh Đức, Trung tâm nghiên cứu Tội phạm học và phòng ngừa
tội phạm – Học viện Cảnh sát nhân dân có công trình nghiên cứu “Tìm
hiểu một số hình thức mới của việc lạm dụng chất gây nghiện trong thanh,
thiếu niên hiện nay và các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn” (2015). Bài
viết đề cập đến một số loại ma túy mới được giới trẻ Hà Nội cũng như một
số thành phố lớn khác tìm kiếm và sử dụng, như hít “keo” (còn gọi là dung
môi hữu cơ), hút “pin” (thuốc lào Canada), hút “Shisha” (thuốc lào Ả rập).
Phân tích nguyên nhân sử dụng và lạm dụng chất gây nghiện, đồng thời
đưa ra một số giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng này trong thanh
thiếu niên hiện nay (Nguyễn Minh Đức, 2015).
- Đề tài nghiên cứu “Hành vi nghiện dưới góc độ tâm lý học” của
Huỳnh Văn Sơn đưa ra khái quát chung về hành vi trong tâm lý học; Lý luận
về hành vi nghiện dưới góc độ tâm lý học;; Biện pháp định hướng và điều
chỉnh hành vi nghiện. Công trình này mang tính chia sẻ dựa trên một số kết
quả nghiên cứu bước đầu cũng như việc cập nhật các kiến thức và các biện
pháp cơ bản. Thông qua nghiên cứu này tác giả muốn giúp các phụ huynh
chủ động trong việc giáo dục trẻ em tránh xa các hành vi nghiện (Huỳnh Văn
Sơn, 2012).

- Tác giả Nguyễn Song Chí Chung biên soạn và đưa ra nội dung
“Tổng quan về nghiện chất” (2010). Qua nghiên cứu này tác giả đã đưa ra
kết luận như sau: Nghiện chất là bệnh lý của não bộ, đa yếu tố phát sinh;
Nghiện chất là bệnh mãn tính và dễ tái phát; Đặc điểm lâm sàng cốt yếu là
hành vi sử dụng mất kiểm soát (lệ thuộc tâm lý); Điều trị nghiện chất phải
là điều trị mãn tính và phải phối hợp nhiều yếu tố (thuốc, tâm lý, môi
trường). Kết luận này rất quan trọng để giúp các nhà chuyên môn cũng

3


như các nhà quản lý gặp nhau và thống nhất việc tiếp cận, điều trị cho
người nghiện ma túy hiện nay (Nguyễn Song Chí Chung, 2010).
- Đề tài: “Nguyên nhân tái sử dụng ma túy và phương pháp mới dự
phòng tái nghiện” năm 2015 của tác giả Lê Trung Tuấn – Viện Nghiên cứu
Tâm lý người nghiện ma túy (PSD). Nội dung đề tài đã phân tích và cho
rằng có 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến hành vi tái sử dụng ma túy ở người
nghiện ma túy, đó là: Nguyên nhân từ hình ảnh trực quan; nhóm cảm xúc,
nhóm tình huống và hành vi nguy cơ. Thông qua đề tài này giúp cho các
nhà quản lý, người làm công tác xã hội nâng cao các yếu tố phòng ngừa
cho mỗi thân chủ trong quá trình xây dựng kế hoạch can thiệp trợ giúp (Lê
Trung Tuấn, 2015).
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai” mã số 02-X07 của
Nguyễn Thành Công, tập trung nghiên cứu vấn đề dạy nghề, lao động sản
xuất cho người cai nghiện ma túy và tạo việc làm có thu nhập cho người
nghiện giai đoạn sau cai nghiện ma túy. Nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra
việc tổ chức hỗ trợ việc làm, lao động sản xuất cho người sau cai nghiện
có ảnh hưởng và quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác cai
nghiện phục hồi, góp phần giảm tỷ lệ tái nghiện ma túy (Nguyễn Thành

Công, 2003).
- Giáo trình “Chất gây nghiện và xã hội” (2013) được biên soạn với
sự hợp tác của các cơ quan: Tổ chức FHI 360, Trung tâm dự phòng và
kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ CDC, Cục phòng chống tệ nạn xã hội – Bộ Lao
động Thương binh và xã hội, Trường Đại học lao động - xã hội, nhóm tác
giả do Bùi Thị Xuân Mai chủ biên. Nội dung tài liệu đã nêu: Tổng quan về
chất gây nghiện; Các Lý thuyết về nghiện ma túy; Nghiện ma túy; Mối
quan hệ giữa ma túy và HIV, kỳ thị phân biệt đối xử với người nghiện ma
túy; Chính sách và các can thiệp với vấn đề sử dụng chất gây nghiện. Đây
là một tài liệu, một công trình soạn thảo công phu, chọn lọc và thiết thực
phục vụ cho việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn về Công tác xã hội
tại Việt Nam (FHI 360, 2013).
* Một số công trình nghiên cứu và bài viết về nội dung quản lý
trường hợp và Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy tại Việt
Nam
- Tác giả Trần Văn Kham đã có công trình nghiên cứu “Tổng quan
các quan điểm về quản lý trường hợp trong công tác xã hội và khả năng
ứng dụng ở Việt nam”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 3/2016.
Nghiên cứu này nêu Quản lý trường hợp là một trong các phương pháp

4


can thiệp của công tác xã hội, có thể được hiểu như là một tiến trình của
công tác xã hội, một cách thức giúp thân chủ được tiếp xúc các dịch vụ trợ
giúp xã hội. Đây là một chủ đề nghiên cứu rộng khắp ở nhiều quốc gia trên
thế giới về lĩnh vực công tác xã hội. Bài viết đi vào tổng quan các quan điểm
gần đây về quản lý trường hợp qua hệ thống các cơ quan và chức năng, từ đó
đề xuất một vài hàm ý về ứng dụng quản lý trường hợp trong bối cảnh Việt
Nam (Trần văn Kham, 2016).

- Đề tài “Nghiên cứu phân tích tình hình người sử dụng ma túy ở
Việt Nam dựa trên cách tiếp cận Quyền và nhu cầu” của tác giả Vũ Thị
Thanh Nhàn, NXB Lao động – Xã Hội, 12/2012. Nghiên cứu đã chỉ ra yếu
tố giới thể hiện khá rõ trong quan điểm so sánh về nam và nữ khi sử dụng
ma túy. Thông qua phân tích dựa trên cách tiếp cận về quyền và nhu cầu ở
phụ nữ, tác giả cho thấy những định kiến về giới trong thái độ và hành vi
của người dân cộng đồng đối với người sử dụng ma túy và người có
HIV/AIDS. Thông qua nghiên cứu này giúp nhân viên công tác xã hội có
chia sẻ, đồng cảm và vận động cộng đồng hiểu đúng, nhằm bảo vệ quyền
và nhu cầu của nữ giới, đảm bảo bình đẳng trong can thiệp và hỗ trợ nguồn
lực, cung cấp dịch vụ cho đối tượng (Vũ Thị Thanh Nhàn, 2012).
- Công trình nghiên cứu “Chăm sóc liên tục và vai trò của nhân viên
công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý đang phục hồi” của hai tác giả
biên soạn Nguyễn Thị Khánh Vân (Bộ lao động TB&XH) và Kevin Mulvey
(Tổ chức SAMHSA), nội dung trình bày định nghĩa công tác xã hội, các
yếu tố phổ biến, phân tích các cấp độ thực hành công tác xã hội vĩ mô, trung
mô và vi mô, nhóm tác giả đã đi sâu giới thiệu về công tác xã hội cá nhân
(Nguyễn Thị Khánh Vân và Kevin Mulvey, 2013) .
- Nội dung quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy của hai
tác giả Nguyễn Hồi Loan và Nguyễn Trung Hải – Trường Đại học Lao
động Xã hội với giáo trình quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy
đã biên soạn và trình bày đầy đủ về vấn đề quản lý trường hợp đối với
người sử dụng ma túy (Nguyễn Hồi Loan, 2013; Nguyễn Trung Hải,
2013).
Qua tìm hiểu các đề tài, luận văn, tài liệu, công trình nghiên cứu nội
dung về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy, tác giả nhận
thấy số lượng công trình còn chưa nhiều, nội dung chưa phong phú, đặc
biệt là đánh giá về hiệu quả từ thực tiễn áp dụng tiến trình quản lý trường
hợp đối với người cai nghiện ma túy tại trung tâm.
Thông qua tài liệu và hướng dẫn của Học viện, cùng với thực tế

nghiên cứu tại cộng đồng và các trung tâm cai nghiện của Hà Nội, tôi nghĩ

5


rằng đề tài này sẽ góp phần bổ sung và gợi mở rõ nét hơn về quản lý
trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại trung tâm nói riêng và với
công tác điều trị cai nghiện cho người nghiện ma túy tại Thành phố Hà
Nội nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng quản lý trường hợp
đối với người cai nghiện ma túy; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường
hợp; ứng dụng tiến trình quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma
túy tự nguyện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội số
V, thành phố Hà Nội; qua đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng
cao năng lực, hiệu quả công tác điều trị cho người nghiện ma túy tại Trung
tâm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý trường hợp trong việc hỗ trợ
đối với người cai nghiện ma túy.
- Phân tích thực trạng thực hiện nhiệm vụ quản lý trường hợp trong
việc hỗ trợ người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động Xã hội số V, Thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với
người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động
Xã hội số V, Thành phố Hà Nội.
- Ứng dụng tiến trình QLTH vào trợ giúp một cá nhân người cai
nghiện ma túy. Đề xuất một số giải pháp thực hiện áp dụng hiệu quả tiến
trình quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội số V, Thành phố Hà
Nội.
4.2 Khách thể nghiên cứu
* Phạm vi về khách thể:
- Cán bộ quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại
trung tâm bao gồm: Nhân viên Công tác xã hội, Nhân viên Tư vấn - Giáo
dục (tổng số 32 người).
- Cán bộ lãnh đạo trung tâm.
- Người đang cai nghiện ma túy tại trung tâm.

6


* Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các
nhiệm vụ QLTH đối với người cai nghiện ma túy, các yếu tố ảnh hưởng và
ứng dụng tiến trình quản lý trường hợp đối với người đang cai nghiện tại
Trung tâm.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Tác giả nghiên cứu, trình bày đề tài luận văn dựa trên cơ sở lý luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng hệ thống
quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác phòng chống ma
túy, các quy định của pháp luật, chương trình, chính sách của địa phương
về công tác điều trị, cai nghiện cho người nghiện ma túy. Quan điểm ứng
dụng phát triển nghề công tác xã hội và trợ giúp cho người nghiện ma túy
với những mối quan hệ biện chứng của đối tượng nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả luôn đặt quản lý trường hợp đối
với người cai nghiện ma túy trong mối quan hệ tương tác khách quan, tất

yếu với các yếu tố khác như cơ chế chính sách, môi trường xã hội,…
Những đề xuất của nghiên cứu này ngoài giải pháp tác động đến các yếu tố
nội tại như nhân viên quản lý trường hợp, bản thân người cai nghiện ma
túy còn đề cập đến việc xây dựng cơ chế, chính sách trong tổ chức thực
hiện quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm sao
cho phù hợp và hiệu quả.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Tác giả thu thập, phân tích số liệu, tài liệu từ các công trình nghiên
cứu, đề tài đã được công bố về nội dung công tác xã hội, quản lý trường
hợp đối với người sử dụng ma túy, các tài liệu về nghiện chất, cai nghiện,
phục hồi cho người nghiện ma túy để xây dựng hệ thống lý thuyết.
Tập hợp, phân tích các số liệu từ báo cáo kết quả công tác của Trung
tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội số V và Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội.
5.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Đây là phương pháp cơ bản được tác giả sử dụng để cho ra các số
liệu, định lượng dựa trên các khái niệm đã được thao tác hóa. Bảng hỏi là
công cụ thu thập thông tin với những nội dung câu hỏi liên quan đến thông
tin cán bộ QLTH đánh giá nhu cầu của người cai nghiện ma túy, thực
trạng các nhiệm vụ quản lý trường hợp của cán bộ QLTH đối với người
cai nghiện ma túy, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp người cai

7


nghiện tại Trung tâm, thông qua việc tổng hợp, phân tích, nhận xét số liệu
khảo sát.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả sử dụng các câu hỏi phỏng vấn sâu đối với cán bộ lãnh đạo,
Nhân viên trực tiếp tư vấn và học viên đang cai nghiện tại trung tâm, đó là

những câu hỏi định tính nhưng sẽ làm rõ cách tiếp cận, quan điểm, giải
pháp cụ thể mà ở bảng hỏi không thể hiện được. Qua đây khẳng định rõ
nét hơn nội dung mà đề tài nghiên cứu muốn đưa ra, đồng thời cũng đánh
giá được nhận thức, kỹ năng, kinh nghiệm của đối tượng.
5.2.4. Phương pháp quan sát
Thông qua phương pháp này tác giả sẽ đánh giá, đưa ra các câu hỏi
cho phần bảng hỏi, phỏng vấn, cũng như đối chiếu khẳng định các thông
tin, số liệu, nhận định thu thập được, đồng thời quan sát được tâm lý thái
độ, tình cảm, hành động, mối quan tâm của môi trường xã hội xung quanh
người cai nghiện tại trung tâm qua đó giúp cho việc ứng dụng tiến trình
quản lý trường hợp đối với người đang cai nghiện tại trung tâm phù hợp,
hiệu quả và chính xác hơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Đề tài luận văn mà tác giả nghiên cứu, trình bày sẽ góp phần nâng
cao lý luận và phong phú thêm về cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận
về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy, sẽ tập trung để đưa
ra nội dung sâu hơn về ứng dụng tiến trình quản lý trường hợp đối với
người cai nghiện ma túy tự nguyện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội số V, Hà Nội.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn này sẽ góp phần nâng cao
nhận thức của cộng đồng, các nhà quản lý về vai trò nghề công tác xã hội,
vai trò nhân viên CTXH, nhân viên QLTH, sự ảnh hưởng tác động từ các
yếu tố đối với người cai nghiện ma túy tại trung tâm. Đặc biệt qua phân
tích thực trạng hoạt động quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma
túy tại trung tâm sẽ đưa ra những nhận xét đầy đủ, xác đáng những mặt
được, mặt tồn tại của áp dụng tiến trình tại Trung tâm. Thông qua việc áp
dụng tiến trình quản lý trường hợp vào một trường hợp cụ thể để đưa ra
nhận xét, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện cho
người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động

Xã hội số V, Thành phố Hà Nội.

8


Bên cạnh đó đề tài nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho những nghiên cứu sau này về lĩnh vực quản lý trường hợp
đối với người cai nghiện ma túy hoặc những ai quan tâm đến công tác xã
hội, công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy.
7. Kết cấu của đề tài luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo,
các phụ lục, đề tài gồm 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý trường hợp đối với
người cai nghiện ma túy.
Chương 2: Thực trạng quản lý trường hợp đối với người cai nghiện
ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội số V,
Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Ứng dụng tiến trình quản lý trường hợp và đề xuất giải
pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý trường hợp đối với người
cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao
động xã hội số V, Thành phố Hà Nội.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI
VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY
1.1. Khái niệm và đặc điểm của người cai nghiện ma túy
1.1.1. Một số khái niệm
Khái niệm ma túy; Khái niệm nghiện ma túy; Khái niệm người
nghiện ma túy; Khái niệm người cai nghiện ma túy
1.1.2. Đặc điểm và nhu cầu của người nghiện ma túy
1.1.2.1. Đặc điểm người nghiện ma túy

1.1.2.2. Nhu cầu của người nghiện ma túy
1.2. Lý luận về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm quản lý trường hợp
1.2.1.2. Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy
QLTH đối với NCNMT là quy trình xác định nhu cầu cần trợ giúp
xã hội, xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch trợ giúp NCNMT, điều
phối các hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội để trợ giúp họ vượt qua khó
khăn, ổn định cuộc sống và phát triển bản thân.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy
Chấp nhận thân chủ; Bảo mật thông tin cho thân chủ; Nguyên tắc cá
thể hóa; Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ; Thu hút sự

9


tham gia của thân chủ, gia đình, cộng đồng và các nhà cung cấp dịch vụ
vào tiến trình QLTH.
1.2.3. Nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy
1.2.3.1. Thu thập thông tin về người cai nghiện ma túy
Thu thập thông tin là việc nhân viên QLTH phối hợp với các tổ chức
và cá nhân có liên quan và thông qua hồ sơ học viên đang quản lý tại
trung tâm để có được những thông tin ban đầu, tiếp tục bổ sung những
thông tin cá nhân khác để đưa ra được nhu cầu thực tế của thân chủ, cụ
thể hoạt động thu thập thông tin vê người cai nghiện bao gồm xác định
nguồn thông tin, nội dung thông tin và tình hình thu thập thông tin.
1.2.3.2. Đánh giá nhu cầu trợ giúp người cai nghiện ma túy
Nhân viên QLTH tiến hành đánh giá yếu tố cá nhân của người cai
nghiện; Đánh giá các yếu tố liên quan đến hoàn cảnh sử dụng và nghiện
ma túy của học viên; Đánh giá các yếu tố tác động đến học viên.

1.2.3.3. Xây dựng kế hoạch can thiệp
Nhân viên QLTH sẽ cùng với bản thân người cai nghiện, gia đình họ
và các bộ phận liên quan trong trung tâm và ngoài cộng đồng cùng thảo
luận đưa ra những mục tiêu, nội dung cần can thiệp.
1.2.3.4. Triển khai các hoạt động trợ giúp
Vai trò của nhân viên QLTH ở đây là điều phối và thực hiện các hoạt
động hỗ trợ, cụ thể như hỗ trợ cắt cơn nghiện, tư vấn, tham vấn, giáo dục
sửa đổi hành vi, giáo dục giá trị sống, giáo dục kiến thức pháp luật, giáo
dục phòng chống tái nghiện, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm, kết
nối chuyển gửi về cộng đồng cho địa phương, các doanh nghiệp, các tổ
chức, dịch vụ hỗ trợ sau cai.
1.2.3.5. Lượng giá
Đây là hoạt động đánh giá toàn diện tiến trình hỗ trợ người cai
nghiện. Khi tiến hành lượng giá nhân viên QLTH đánh giá theo các tiêu
chí về: sự thay đổi tích cực của người nghiện; sự thay đổi từ môi trường
gia đình, cộng đồng; sự tham gia của bản thân người nghiện, gia đình họ
và các bên liên quan và lượng giá các hoạt động của nhân viên trợ giúp.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với người
cai nghiện ma túy
1.2.4.1. Yếu tố thuộc từ đặc điểm đối tượng
Đặc điểm thể chất, tâm lý và đặc điểm về mặt xã hội của người cai
nghiện ma túy. Người nghiện ma túy khi thiếu ma túy thì cơ thể họ xuất
10


hiện hội chứng cai, đau đớn về thể xác, rối loạn tâm thần, đặc biệt với
những trường hợp sử dụng ma túy dạng đá có những hành vi mất kiểm
soát bản thân, bị kích động, gây nguy hiểm cho bản thân, những người
xung quanh.
1.2.4.2. Yếu tố về môi trường gia đình

Yếu tố gia đình thể hiện ở những vấn đề như: Gia đình có quan tâm
đến người thân trong quá trình cai nghiện ma túy hay không; Gia đình có
phối hợp chặt chẽ với Chính quyền cơ sở, với Trung tâm cai nghiện
không; Kinh tế gia đình; Gia đình có người thân nghiện ma túy hay phạm
các tội liên quan đến ma túy hay không.
1.2.4.3. Yếu tố về cơ chế, chính sách
Người nghiện ma túy khai báo tình trạng nghiện và được đăng ký
hình thức cai nghiện phù hợp, được hỗ trợ một phần chi phí cai nghiện từ
nguồn ngân sách của từng địa phương, cơ chế, chính sách ở đây còn thể
hiện ở việc quy định chế độ, chính sách hỗ trợ, bồi dưỡng cho cán bộ
tham gia công tác cai nghiện tại Trung tâm và tại cộng đồng, thúc đẩy
việc tận tâm, yêu nghề của đội ngũ cán bộ tham gia công tác này.
1.2.4.4. Yếu tố về cán bộ quản lý trường hợp
Cán bộ QLTH đóng vai trò rất quan trọng trong việc trợ giúp
NCNMT, bên cạnh việc am hiểu chuyên môn về các can thiệp trực tiếp,
chuyên sâu thì cán bộ QLTH còn cần làm tốt vai trò kết nối, giám sát và
điều phối các dịch vụ dành cho thân chủ, kiến thức và trình độ chuyên
môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức.
1.2.4.5. Yếu tố về nhận thức của lãnh đạo về quản lý trường hợp
đối với người cai nghiện ma túy
Nhận thức của các nhà lãnh đạo là yếu tố quan trọng, thể hiện trong
việc đánh giá về vai trò của công tác xã hội, QLTH đối với NCNMT, từ
đó có quyết liệt trong chỉ đạo, quản lý đội ngũ cán bộ, nhân viên tích cực
bám sát nội dung của nghề Công tác xã hội, chỉ đạo điều hành mạng lưới
cung cấp các dịch vụ, vận động nguồn lực trong QLTH đối với NCNMT
tại trung tâm.
1.3. Một số lý thuyết ứng dụng trong quản lý trường hợp đối với
người cai nghiện ma túy
1.3.1. Thuyết nhu cầu
1.3.2. Thuyết Hệ thống

1.3.3. Thuyết Hệ thống sinh thái
1.4. Cơ sở pháp lý của quản lý trường hợp đối với đối với người
cai nghiện ma túy
11


Luật phòng chống ma túy: Ngày 19/12/2000 Quốc hội nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Khóa X đã chính thức ban hành Luật
phòng chống ma túy (Số 23/2000/QH10), được sửa đổi bổ sung năm
2008 đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về cai nghiện ma túy.
Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam, Quyết định Phê duyệt Đề án phát triển nghề
Công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020, đây là văn bản quan trọng nhằm
khẳng định và thúc đẩy phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam.
Bên cạnh đó tác giả đã trình bày và phân tích nhiều Nghị định của
Chính Phủ, Thông tư của các bộ, ngành điều chỉnh cụ thể về hoạt động cai
nghiện ma túy tự nguyện, cai nghiện ma túy bắt buộc và nghề công tác xã
hội tại Việt Nam hiện nay.
Kết luận chương 1
Thông qua nội dung trình chương 1 với những vấn đề về lý luận và
nội dung quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy, người cai
nghiện ma túy tại Trung tâm; phân tích nội dung cơ bản của Thuyết Nhu
cầu, Thuyết Hệ thống và Thuyết Hệ thống sinh thái trong nghiên cứu về
QLTH đối với NCNMT, tác giả nêu lên nền tảng nghiên cứu khoa học để
giải quyết nội dung chính của luận văn đó là phân tích thực trạng nhiệm vụ
và những yếu tố tác động đến Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện
ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội số V,
Thành phố Hà Nội; ứng dụng tiến trình QLTH vào một trường hợp cụ thể
người đang cai nghiện ma túy tại Trung tâm từ đó đưa ra kiến nghị, giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy tại Trung tâm cũng

như góp phần làm rõ hơn nhiệm vụ Quản lý trường hợp đối với Người cai
nghiện ma túy tại Trung tâm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI
NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM CHỮA
BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI SỐ V,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Khái quát đặc điểm Trung tâm
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội số V Hà Nội
được thành lập ngày 9 tháng 5 năm 2007 theo Quyết định số 1794/QĐUBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Địa chỉ tại: Phường

12


Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Tổng diện tích:
3,5 ha. Khả năng tiếp nhận: 300 học viên.
Chức năng: Là nơi tập trung chữa trị, tổ chức giáo dục, dạy nghề và
lao động sản xuất cho đối tượng nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS;
điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
Methadone.
Nhiệm vụ: Tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa bệnh, phục hồi sức
khỏe, chăm sóc, quản lý, tư vấn cho các đối tượng nghiện hút, bị nhiễm
HIV/AIDS theo quy trình, quy định; Tổ chức cho các đối tượng lao động
trị liệu, lao động sản xuất hướng nghiệp; Tổ chức giáo dục pháp luật, đạo
đức rèn luyện thể chất, phục hồi hành vi nhân cách; thể dục thể thao, học
văn hóa cho các đối tượng; Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn nâng cao năng lực cho cán bộ,
viên chức và nhân viên nghiệp vụ của Trung tâm và các nhiệm vụ khác.
Cơ cấu tổ chức: Ban giám đốc, các phòng chuyên môn và đội quản

lý học viên với 80 cán bộ, nhân viên.
2.1.2. Khái quát về khách thể nghiên cứu
2.1.2.1. Về nhân viên quản lý trường hợp
Về giới tính: Nam chiếm tỷ lệ tương đối cao: 87,5%, còn lại 12,5%
là nữ. Về độ tuổi: dưới 35 tuổi rất cao (84,35%), 9,4% số trên 35 tuổi và
6,25% số trên 50 tuổi. Về trình độ học vấn và chuyên môn: trình độ học
vấn của đội ngũ nhân viên quản lý trường hợp của Trung tâm khá cao, có
6% trình độ trên đại học, số người có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ
28,5%, chỉ có 3% là trình độ trung cấp. Đặc biệt, tỷ lệ có trình độ đại học
là 62,5%, chiếm tới 2/3 tổng số cán bộ QLTH. Với mặt bằng trình độ như
trên rất thuận lợi cho công tác đào tạo, ứng dụng chuyên môn trong hoạt
động nghề nghiệp ngày càng đòi hỏi cao của xã hội. Về trình độ chuyên
môn chiếm tỷ lệ cao nhất là CTXH (31,25%), xếp thứ 2 là ngành tâm lý
học (21,8%). Về thời gian làm việc trong lĩnh vực cai nghiện: Cán bộ
QLTH tại Trung tâm có thời gian làm việc trong lĩnh vực cai nghiện phục
hồi từ trên 3 năm – 10 năm chiếm tỷ lệ cao (65,6%). Tuy nhiên hầu hết cán
bộ Trung tâm được tuyển dụng theo yêu cầu về quản lý giáo dục học viên
cai nghiện bắt buộc, do vậy kinh nghiệm công tác ở đây nặng về quản lý, ít
quan tâm tư vấn, giáo dục, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội.
2.1.2.2. Về người cai nghiện ma túy tại Trung tâm
* Trình độ học vấn của người cai nghiện ma túy tại trung tâm: Phần
đông người cai nghiện có trình độ học vấn thấp 24,7% cấp tiểu học và

13


37,5% cấp THCS. Bên cạnh đó cũng có đến 5,2% là người cai nghiện đã
qua đào tạo tại các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
* Loại ma túy người cai nghiện sử dụng trước khi vào trung tâm:
Phần lớn vẫn là sử dụng ma túy truyền thống thông qua con đường hút,

chích như: Heroin, thuốc phiện (chủ yếu là Heroin), đáng báo động là
tình trạng sử dụng và nghiện ma túy tổng hợp, ma túy dạng đá đang gia
tăng (43,3%).
2.2. Thực trạng quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy
tại Trung tâm
2.2.1. Thu thập thông tin người cai nghiện ma túy
* Về nguồn cung cấp thông tin: Chủ yếu từ gia đình NCNMT
(90,6%); Bản thân NCNMT (59,4%); ngoài ra từ các nguồn khác như bạn
bè NCNMT (43,5%). Tác giả nhận thấy cán bộ QLTH chưa chú ý khai
thác thông tin từ hàng xóm và Tổ dân phố, cảnh sát khu vực nơi mà trước
khi vào cai nghiện NCNMT cư trú tại địa phương.
* Về hình thức thu thập thông tin: 100% cán bộ QLTH thực hiện
theo hình thức gặp trực tiếp NCNMT; thu thập qua văn bản hành chính
chiếm tỷ lệ mức trung bình (56,3%), qua nghiên cứu hồ sơ rất thấp
(15,6%) điều này cho thấy tại Trung tâm, việc trao đổi thông tin trực tiếp
với người cai nghiện là phổ biến, thông qua hồ sơ cai nghiện rất thấp do
quy định khai báo nhân thân và tình trạng nghiện của người nghiện tự
nguyện hiện nay rất đơn giản, ít thông tin cần thiết.
* Về nội dung thông tin: Có 93,75% số cán bộ QLTH của trung tâm
đã thực hiện thu thập thông tin về cá nhân người cai nghiện ma túy và gia
đình họ; 50% thu thập thông tin về nguồn lực trợ giúp thân chủ và chỉ có
31,25 % thông tin về môi trường xã hội. Kết quả trên cho thấy cán bộ
QLTH rất quan tâm đến nội dung thông tin về bản thân NCNMT do đặc
thù đối tượng nghiện ma tuý khá phức tạp so với các đối tượng trợ giúp
xã hội khác.
2.2.2. Thực trạng nhiệm vụ đánh giá nhu cầu hỗ trợ của người cai
nghiện ma túy
* Đánh giá nhu cầu về y tế và chăm sóc sức khỏe
Theo kết quả khảo sát cán bộ QLTH cho biết thường tập trung đánh giá
nhu cầu cắt cơn giải độc được quan tâm nhiều nhất (93,75%), điều trị

thay thế bằng Methadone (90,6%), nhu cầu về xét nghiệm và điều trị
kháng Vi rút HIV/AIDS (84,4%) và nhu cầu cung cấp thực phẩm chức
năng, thuốc bổ được đánh giá thấp nhất (43,75%).
* Đánh giá nhu cầu học tập, tham vấn, tư vấn
14


Cán bộ QLTH có quan tâm đánh giá nhu cầu về giáo dục và tư vấn,
tham vấn của NCNMT, tuy nhiên chưa thể hiện đồng đều, phần lớn đánh
giá nhu cầu về tư vấn phòng chống tái nghiện (93,75%), còn xác định nhu
cầu về tư vấn nghề, việc làm chỉ chiếm 56,25%.
* Đánh giá nhu cầu về môi trường gia đình, xã hội
Hầu hết cán bộ QLTH đề quan tâm đánh giá nhu cầu của NCNMT
về thái độ kỳ thị của xã hội và sự quan tâm của chính quyền địa phương
(96,87%). Đánh giá nhu cầu của NCNMT về tham gia vào các hoạt động
hành chính, văn hóa, kinh tế, xã hội tại địa phương chưa được chú ý cao
(chỉ chiếm 59%).
* Đánh giá nhu cầu học nghề và tạo việc làm
Cán bộ QLTH chưa thật sự chú ý đến nhu cầu học nghề, nhu cầu
việc làm của người cai nghiện ma túy, do thực tế khó khăn về nguồn lực
và cơ chế trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ này tại Trung tâm trên địa
bàn Hà Nội.
2.2.3. Về thực trạng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch can thiệp
Sự tham gia xây dựng kế hoạch can thiệp đối với thân chủ là
NCNMT tại trung tâm là cán bộ QLTH (100%) và lãnh đạo trung tâm
(93,75%), bản thân người cai nghiện ma túy (81,25%), Tuy nhiên, sự
tham gia vào cuộc của gia đình NCNMT còn rất hạn chế (31,25%).
2.2.4. Thực trạng hoạt động triển khai các hoạt động trợ giúp
Hoạt động cắt cơn giải độc được thực hiện rất thường xuyên
(96,87%); Hoạt động tư vấn giáo dục được đánh giá thực hiện ở mức khá

cao (90,6%); Hoạt động dạy nghề, tư vấn định hướng nghề và tổ chức lao
động trị liệu theo số liệu khảo sát có đến 53,1% cán bộ QLTH đánh giá
hoạt động này không duy trì thường xuyên; Hoạt động kết nối tái hòa nhập
cộng đồng theo kết quả phản ánh từ cán bộ QLTH cho thấy chưa được duy
trì thường xuyên (28,12%).
2.2.5. Lượng giá, kết thúc
Lượng giá về đáp ứng nhu cầu của NCNMT được thực hiện khá tốt:
43,75 % cho rằng duy trì rất thường xuyên; Hoạt động phân tích các
nguyên nhân thành công hay thất bại trong quá trình trợ giúp, cán bộ
QLTH thực hiện chưa thường xuyên (59%); Việc thực hiện thường xuyên
đối với các nội dung đưa ra kết quả cuối cùng để xem xét tiếp tục hay
dừng, dựa trên các tiêu chí để lượng giá cũng rất thấp (25% và 12,75%).
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp
đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm
15


Qua khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình quản lý trường hợp đối
với người cai nghiện tại Trung tâm xác định cao nhất là trình độ chuyên
môn và kỹ năng của cán bộ quản lý đối tượng (87,5%). Phân tích các yếu
tố tác động cụ thể, như sau:
2.3.1. Thực trạng yếu tố đặc điểm của người cai nghiện ma túy tại
Trung tâm
Yếu tố đặc điểm về vấn đề biến đổi tâm, sinh lý thể chất của
NCNMT từ tác hại của ma túy ảnh hưởng rất lớn (93,75 %); Trình độ học
vấn của NCNMT theo khảo sát có ảnh hưởng đến QLTH (75%), tuy
nhiên cũng có một số cán bộ QLTH đánh giá yếu tố này không ảnh
hưởng nhiều (25%).
2.3.2. Thực trạng yếu tố môi trường xã hội đối với người cai
nghiện tại Trung tâm

Theo khảo sát gia đình người cai nghiện ma túy có ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình trợ giúp người cai nghiện ma túy (93,75%). Ảnh hưởng
từ sự kỳ thị của cộng đồng xã hội vẫn luôn được đánh giá rất lớn
(96,87%). Bên cạnh đó môi trường tại chính Trung tâm cai nghiện cũng
có ảnh hưởng không hề nhỏ đối với NCNMT (90,63%).
2.3.3. Thực trạng yếu tố cán bộ quản lý trường hợp tại Trung tâm
Đòi hỏi yêu cầu lớn nhất là kiến thức chuyên môn của cán bộ quản
lý trường hợp (91%); Thái độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QLTH là
yếu tố ảnh hưởng cao (81,25%); Kỹ năng tiếp cận, đánh giá xác định nhu
cầu NCNMT là một yếu tố rất quan trọng (78%); Kỹ năng tìm kiếm, điều
phối nguồn lực, dịch vụ (71%); Kỹ năng giám sát của cán bộ QLTH cũng
ảnh hưởng (65%).
2.4.4. Thực trạng yếu tố nhận thức của lãnh đạo và cán bộ quản lý
tại Trung tâm
Nhận thức của lãnh đạo các cấp về ý nghĩa và tầm quan trọng của
nghề công tác xã hội đối với người nghiện ma túy, hoạt động QLTH đối
với NCNMT có ảnh hưởng rất lớn (96,87%); Xem xét ảnh hưởng về
chuyên môn sâu CTXH, QLTH đối với lãnh đạo quản lý có đến 25% cán
bộ cho rằng không ảnh hưởng nhiều, điều này thể hiện mong muốn ở lãnh
đạo chủ yếu ở góc độ điều hành, quan tâm chỉ đạo.
2.3.5. Thực trạng ảnh hưởng từ yếu tố cơ chế, chính sách
Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ là công tác cai nghiện ma túy có ảnh
hưởng rất lớn chiếm 93,75% và 90,5% cán bộ QLTH cho rằng các chủ

16


trương chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác xã hội đối với người nghiện
ma túy ảnh hưởng đến công tác QLTH tại trung tâm.
Kết luận chương 2

Thông qua việc phân tích các tài liệu báo cáo và trực tiếp tiến hành
khảo sát, phỏng vấn nhóm khách thể nghiên cứu là Cán bộ quản lý trường
hợp, tác giả nhận thấy Cán bộ quản lý trường hợp Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục - Lao động Xã hội số V có trình độ chuyên môn cơ bản đáp ứng
yêu cầu hiện tại, đa phần được đào tạo vào các ngành xã hội, có chuyên
môn về công tác xã hội, trung tâm tích cực quan tâm xây dựng đội ngũ cán
bộ QLTH và Nhân viên CTXH làm việc tại trung tâm.
Về thực trạng nhiệm vụ QLTH đối với người cai nghiện ma túy tại
trung tâm, cho thấy trung tâm đã bám sát theo tiến trình quản lý trường
hợp đối với người cai nghiện ma túy, tuy nhiên việc thu thập thông tin,
đánh giá thân chủ chưa khai thác được toàn diện các nguồn thông tin về
thân chủ; hoạt động đánh giá nhu cầu bám sát theo những lĩnh vực như về
y tế, nhu cầu về học tập, nhu cầu về môi trường gia đình xã hội, song cần
gợi mở, nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng khác của NCNMT; hoạt động
xây dựng kế hoạch can thiệp có sự tham gia của thân chủ và các thành viên
liên quan, hoạt động can thiệp chủ yếu diễn ra tại trung tâm, chưa kết nối
nhiều dịch vụ bên ngoài cộng đồng; hoạt động lượng giá cán bộ QLTH
chưa thể hiện chuyên nghiệp nhưng cơ bản đã bám sát theo tiến trình
QLTH và mục tiêu ban đầu đưa ra trong kế hoạch trợ giúp thân chủ.
Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệm vụ QLTH đối với NCNMT
tại trung tâm, kết quả khảo sát cán bộ QLTH tại trung tâm cho thấy yếu tố
về bản thân người cai nghiện ma túy vẫn luôn là khó khăn trong quá trình
tiếp cận và xây dựng kế hoạch trợ giúp, đặc biệt đối với nhóm cai nghiện
ma túy dạng đá tại trung tâm; yếu tố gia đình của NCNMT cũng đang là
khó khăn chưa thể tháo gỡ gây hạn chế trong vận động nguồn lực và sự
phối hợp với trung tâm trong quá trình người thân cai nghiện ma túy. Bên
cạnh đó đội ngũ cán bộ QLTH của trung tâm cũng bộc lộ nhiều hạn chế về
chuyên môn và kỹ năng làm việc và một khó khăn lớn nữa là chế độ chính
sách nhằm thu hút, động viên cán bộ tham gia công tác xã hội tại trung tâm
còn chưa thỏa đáng bởi so với các đối tượng xã hội khác, người nghiện ma
túy có những đặc thù riêng, rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi rất lớn về kiến

thức, kỹ năng và nhiệt huyết khi tham gia trợ giúp.

17


Chương 3
ỨNG DỤNG TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA
TÚY TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CHỮA BỆNH-GIÁO DỤCLAO ĐỘNG XÃ HỘI SỐ V, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Lý do ứng dụng tiến trình quản lý trường hợp trong trợ giúp
người cai nghiện ma túy tại Trung tâm
Từ thực trạng nhiệm vụ QLTH và các yếu tố ảnh hưởng đến NCNMT
tại Trung tâm, tác giả áp dụng thực tiễn vào một trường hợp cai nghiện cụ
thể tại trung tâm, đưa ra nhận xét về ưu điểm và hạn chế trong từng bước
thực hiện nhiệm vụ của cán bộ QLTH. Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị và
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiến trình quản lý trường
hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm.
3.2 Tiến trình ứng dụng quản lý trường hợp đối với người cai
nghiện ma túy
Tác giả áp dụng một trường hợp vào cai nghiện ma túy tự nguyện
tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số V để thực hiện
tiến trình QLTH:
Trần văn T, 25 tuổi là một Học viên cai nghiện ma túy mới được tiếp
nhận vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động Xã hội số V,
Thành phố Hà Nội. Trước khi vào cai nghiện ma túy, T sống với mẹ là bà
Ngô Thị H. tại phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội (Bố của T, mất
từ năm T 15 tuổi). T đã có bằng Đại học Tài Chính và từng làm kiểm
toán cho một công ty tư nhân tại quận Đống Đa, với mức thu nhập tương
đối cao. T còn một anh trai là Trần Văn Q đã có gia đình riêng và làm

chủ cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Anh của T có máu cờ bạc
nên năm 2015 đã cầm sổ đỏ của mẹ đẻ để đi vay, lấy tiền trả nợ do thua
bạc, gần đây bị thúc ép nợ nên xung đột với bà H và T rất căng thẳng,
Anh trai T cho rằng tài sản đó là trước đây bố mẹ hứa cho mình, do vậy
giữa T và anh trai trước đây đã thường hục hặc với nhau, nay căn nhà
trên mẹ T muốn để dành cho T sau này lấy vợ sinh sống, bị anh trai cầm

18


cố nên mâu thuẫn lại càng căng thẳng. Trong gia đình mẹ T luôn thương
và yêu quý T hơn và ngược lại T cũng rất thương và quý mẹ nhưng T
cũng hay mải chơi và thích tụ tập bạn bè. Thời gian cuối năm 2014, T
hay cùng nhóm bạn đi ăn nhậu và tìm quán hát, có nhiều hôm đi chơi
thâu đêm. Quá trình đó T có quen và yêu một cô gái làm nhân viên quán
Karaoke trên phố D, quận Hai Bà Trưng, cô gái khá xinh và hấp dẫn
khách hát. Điều đáng nói là cô gái này đã sử dụng ma túy. Lúc đầu thì T
không biết điều này, nhưng sau mấy lần đi chơi thì T mới biết chuyện,
nhưng do đã quá mê mẩn nên T chấp nhận điều này và tính sẽ dần
khuyên bạn gái bỏ ma túy. Tuy nhiên đôi lần bạn gái mời T dùng thử để
có hưng phấn mạnh mẽ khi quan hệ tình dục, nên T đã sử dụng heroin và
quan hệ tình dục với bạn gái. T nói là lúc đầu thì rất thích, làm cho anh
có cảm giác khoan khoái, mạnh mẽ trong quan hệ tình dục nên dùng khá
liên tục, nhưng sau một thời gian dùng ma túy thì T cảm thấy mọi việc
như tồi tệ hơn, công việc tại công ty chậm trễ, liên tục bị nhắc nhở bị sếp
dọa cho nghỉ việc, cộng thêm chuyện mâu thuẫn với anh trai về cầm cố
tài sản, khó có cơ hội lấy lại, T dường như càng bị lệ thuộc vào sử dụng
ma túy, coi ma túy và tình dục là thỏa mãn cho cuộc sống. T thường
xuyên quan hệ tình dục với bạn gái, khi quan hệ trong những lần phê say
ma túy thì T không kiểm soát được có hay không, lần nào sử dụng hay

không sử dụng bao cao su, nhiều lần quan hệ song T cũng giật mình.
Khoảng đầu năm 2015, trong một lần sử dụng ma túy tại nhà nghỉ
cùng bạn gái bị Công an phường phát hiện đã mời gia đình T lên phường
làm việc. Lúc này cả gia đình T mới bàng hoàng nhưng vẫn cố giấu với
mọi người xung quanh và công ty của T, tuy nhiên không khí trong gia
đình T càng trở nên căng thẳng, xung đột. Mẹ của T đã rất đau khổ và
muốn T từ bỏ ma túy. T do thương mẹ nên cũng muốn từ bỏ nhưng lúc
này không dễ dàng vì gần đây do sử dụng nhiều và liên tục (ngày cao
nhất có tiền T dùng đến gần 1 triệu đồng để mua ma túy). Những lúc
thèm thuốc, anh luôn cảm thấy nổi da gà, đổ mồ hôi, tay chân run rẩy,
buồn nôn và có cảm giác như có “dòi bò trong xương”, trong khi đó bạn
gái lại khuyến khích và cung cấp thuốc cho T tiêm chích để có độ phê
cao và nhanh hơn.

19


Mẹ T đã mời thầy thuốc về nhà cai nghiện cho T hai lần nhưng liền
ngay sau đợt cai tại nhà T lại dùng ma túy nhanh hơn, thậm chí nhiều
hơn. Thâm tâm bà H muốn đưa T vào trung tâm để cai nghiện cho có
thời gian dài và kết hợp nhiều biện pháp khác nhưng T không muốn vào
trại cai nghiện vì nếu như vậy thì anh nghe bạn nghiện kể rất sợ về trung
tâm cai nghiện. Mặc dù nhận thức được những hậu quả của việc sử dụng
ma túy nhưng anh lại không thể từ bỏ nó. Anh rất thương mẹ và có ý định
từ bỏ ma túy nhưng không biết phải làm như thế nào? Biết hoàn cảnh của
bà H, gần đây anh A là Cảnh sát khu vực đã vào nhà động viên và giới
thiệu với gia đình về mô hình cai nghiện tự nguyện mới, rất khoa học có
áp dụng CTXH mà cụ thể là tiến trình quản lý trường hợp cho người cai
nghiện, đồng thời được hỗ trợ kinh phí của Thành phố, tại Trung tâm
Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động Xã hội số V, Xuân Phương, Nam Từ

Liêm, Hà Nội (Sau đây gọi là Trung tâm số V) . Mẹ T đã gọi điện thoại
trao đổi về vấn đề của T với cán bộ QLTH của Trung tâm. Sau đó mẹ đã
thuyết phục T vào trung tâm gặp Nhân viên QLTH và T đã đồng ý. Sau
khi liên hệ để sắp xếp gia đình, ngày 15/9/2016 mẹ đã cùng T đến đưa T
vào trung tâm cai nghiện tự nguyện thời gian 3 tháng.
Bước 1: Xây dựng mối quan hệ và đánh giá nhu cầu thân chủ
1. Xây dựng mối quan hệ
2. Đánh giá thân chủ Các yếu tố về nhân thân - môi trường xã hội;
Điều kiện sức khỏe thể chất và tinh thần; Tiền sử và quá trình sử dụng,
điều trị nghiện ma túy; Hành vi tình dục; Xác định vấn đề hiện tại của
thân chủ.
3. Đánh giá xem thân chủ trong giai đoạn thay đổi hành vi nào
Bước 2: Xây dựng kế hoạch cùng thân chủ
Xác định các mục tiêu của thân chủ; Xác định mục tiêu ưu tiên của
thân chủ; Lựa chọn dịch vụ chuyển gửi; Hỗ trợ thân chủ lực chọn dịch vụ
để chuyển gửi; Lập kế hoạch chi tiết.
Bước 3: Chuẩn bị cho thân chủ T tiếp cận dịch vụ được chuyển
gửi
Bước 4: Theo dõi, giám sát và hỗ trợ thân chủ T thực hiện kế
hoạch
20


Bước 5: Lượng giá và kết thúc
Dựa trên bản kế hoạch, nhân viên QLTH đã lượng giá những mục tiêu
đã đề ra trong bản kế hoạch của T. Qua đó nhận thấy rằng, sau 3 tháng, T đã
phục hồi như sau:
+ Vấn đề thứ nhất: Sau cắt cơn giải độc 15 ngày tại khu Y tế, T đã về
Đội 1 tham gia học tập, rèn luyện, nhiệt tình các phong trào văn nghệ, thể
thao, tâm lý tốt, thể trạng tăng từ 59 kg lên đến 67 kg cân nặng.

+ Vấn đề thứ hai: Tham vấn, tư vấn hỗ trợ tình cảm, mâu thuẫn trong
gia đình với vợ chồng người anh trai đã được cải thiện tốt.
+ Vấn đề thứ ba: Tư vấn nhận thức về nam khoa và tình dục an toàn
khi nghi ngờ có nguy cơ cao, lo lắng bị nhiễm HIV từ bạn gái nghiện ma
túy. T đã rất an tâm “Khi có kết quả âm tính, T như vỡ òa và thay đổi hẳn
tâm lý lo lắng, vui vẻ hơn và khí thế rất nhiều khi tham gia các hoạt động
của Trung tâm”.
+ Vấn đề thứ tư: Hỗ trợ tư vấn pháp lý, giải quyết lo ngại việc tài sản
đất đai của gia đình, anh trai T đã trao đổi và sẽ khắc phục được số nợ,
quyền lợi của T không bị xâm hại.
Qua thực hiện các bước trên cho thấy hầu hết các vấn đề của thân
chủ đã được giải quyết/đáp ứng, bản thân T, mẹ T và vợ chồng anh trai T
rất vui, phấn khởi, hôm đón T về gia đình, kết thúc hợp đồng cai nghiện
tự nguyện 3 tháng tại Trung tâm số V. Thông qua việc áp dụng tiến trình
QLTH này Nhân viên QLTH cũng rút ra thêm những kinh nghiệm bản
thân, thấy được rõ hơn về thực trạng nhiệm vụ QLTH đối với NCNMT
tại Trung tâm từ đó có những kiến nghị giải pháp phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả ứng dụng công tác xã hội đối với NCNMT tại Trung tâm.
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả áp dụng quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số V, Thành phố
Hà Nội.
3.3.1. Nhận xét và yêu cầu cụ thể từ kết quả thực tiễn áp dụng tiến
trình Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm
Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số V, Hà Nội

21


3.3.2. Khuyến nghị đối với Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao

động xã hội số V, Thành phố Hà Nội về một số nội dung nhằm hoàn
thiện công tác Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại
Trung tâm
1. Nâng cao nhận thức của người cai nghiện ma túy tại Trung tâm
2. Nâng cao hiệu ứng tích cực từ môi trường xã hội
3. Chuẩn hóa đội ngũ Nhân viên công tác xã hội, Nhân viên quản lý
trường hợp tại Trung tâm
4. Cụ thể hóa các hoạt động chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Trung
tâm
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy trên địa bàn Thành
phố Hà Nội
a. Giải pháp về mặt nguồn nhân lực
Thứ nhất, UBND thành phố chính thức có văn bản chỉ đạo, xây dựng
kế hoạch triển khai áp dụng Công tác xã hội đối với người nghiện ma túy
trên địa bàn Hà Nội.
Thứ hai: Giao cho Sở Lao Động - Thương Binh và Xã hội là cơ quan
thường trực tham mưu thực hiện Công tác xã hội đối với người nghiện
ma túy trên địa bàn Hà Nội.
Thứ ba: Từng bước chuyên nghiệp hóa mạng lưới tổ chức và đội ngũ
cán bộ CTXH làm việc với NCNMT.
Thứ tư: Tiếp tục đào tạo, và có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng
đối với người có chuyên môn CTXH vào làm việc tại Trung tâm và vị trí
NVCTXH cấp xã/phường.
b. Giải pháp về mặt kinh phí
- Bố trí kinh phí hàng năm và dài hạn cho hoạt động CTXH. Sở Lao
động-TB&XH tích cực kết nối, vận động các chương trình/dự án từ tổ
chức phi chính phủ để tăng nguồn lực trợ giúp NCNMT trong QLTH.
- Xây dựng Đề án quy định cụ thể mức kinh phí hỗ trợ cho người
nghiện ma túy khi tham gia áp dụng tiến trình QLTH tại các Cơ sở điều

trị ma túy trên địa bàn Hà Nội.

22


- Quy định rõ mức ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp khi tham gia cung
cấp dịch vụ cho NCNMT trên địa bàn Hà Nội.
- Trung tâm cai nghiện ma túy cần tích cực kết nối, huy động nguồn
lực trên địa bàn thành phố Hà Nôi
c. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục
- Đẩy mạnh tuyên truyền xã hội hóa công tác cai nghiện ma túy .
- Tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ,
nhân dân về phương pháp và hiệu quả của ứng dụng tiến trình QLTH đối
với NCNMT.
- Nâng cao nhận thức và sự tham gia của gia đình và bản thân người
nghiện ma túy trong việc tham gia tiến trình quản lý trường hợp đối với
NCNMT.
Kết luận chương 3
Thông qua kết quả áp dụng các bước theo tiến trình Quản lý trường
hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động Xã hội số V, Hà Nội cho thấy khá rõ nét những vấn đề mà thân
chủ đang gặp phải đã được giải quyết, trên cơ sở phân tích chi tiết nhu cầu
cá nhân, điểm mạnh và hạn chế của thân chủ, những yếu tố tác động vào
cuộc sống của thân chủ, kết hợp các dịch vụ trợ giúp của Trung tâm và các
dịch vụ bên ngoài, phát huy vai trò của cán bộ QLTH trong việc tìm kiếm,
giới thiệu và điều tiết các dịch vụ với vai trò biện hộ, kết thúc tiến trình
thông qua hoạt động lượng giá đã trình bày chi tiết sự thay đổi trong giải
quyết từng nhu cầu, từng vấn đề của thân chủ. Thông qua kết quả ứng
dụng, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị và mạnh dạn đề xuất những
giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng QLTH đối với
NCNMT tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội số V

cũng như có một số kiến nghị đối với Thành Phố Hà Nội trong việc ứng
dụng triển khai hoạt động quản lý trường hợp dối với người cai nghiện ma
túy tại các Trung tâm.
KẾT LUẬN
Lạm dụng chất gây nghiện nói chung và nghiện ma túy nói riêng
đang là vấn đề nóng bỏng rất cần sự vào cuộc, giải quyết của các bộ
ngành, các địa phương và thể hiện trách nhiệm của mỗi người dân, bản

23


×