Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Công tác xã hội cá nhân đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.53 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN BÁ NHẬT

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƢỜI
NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM
CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI
TỈNH
HÀĐOAN
NAM
LỜI CAM

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học, độc

Mãkết
số quả nêu :trong60.90.01.01
lập của tôi. Các số liệu,
Luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Hồi Loan

Nguyễn Bá Nhật


HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN BÁ NHẬT


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC XÃ
HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY .....................................15
1.1. Cơ sở lí luận về công tác xã hội và công tác xã hội cá nhân đối với ngƣời
nghiện ma túy ...........................................................................................................15
1.2. Cơ sở pháp lý thực hiện công tác xã hội trong trợ giúp ngƣời nghiện ma
túy .............................................................................................................................37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƢỜI
NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO
ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH HÀ NAM .........................................................................42
2.1. Khái quát chung về Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
tỉnh Hà Nam .............................................................................................................42
Chức năng, nhiệm vụ .................................................................................... 42
Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 43
2.2 Thực trạng công tác xã hội trong trợ giúp ngƣời nghiện ma túy tại trung tâm

...................................................................................................................................44
2.3. Tiến trình công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp ngƣời nghiện ma túy đang
trị liệu nghiện ...........................................................................................................50
Chƣơng 3: ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
TRONG TRỢ GIÚP MỘT CA NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY ĐANG TRỊ LIỆU
TẠI TRUNG TÂM ..................................................................................................52
3.1. Lý do ứng dụng công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp ngƣời nghiện ma
túy đang trị liệu nghiện ...........................................................................................52
3.2 Nội dung và phƣơng pháp thực hiện ...............................................................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................79


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

BLĐTBXH

: Bộ Lao động Thƣơng binh xã hội

CPCTNXH

: Cục Phòng chống tệ nạn xã hội

CTXH

: Công tác xã hội


NVCTXH

: Nhân viên công tác xã hội

NVQLTH

: Nhân viên quản lý trƣờng hợp

NNC

: Nhà nghiên cứu

UBND

: Ủy ban nhân dân

PCMT

: Phòng chống ma túy


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Đánh giá của ngƣời nghiện ma túy về lợi ích của hoạt động tƣ vấn, tham
vấn .............................................................................................................................44
Bảng 2.2: Mức độ thực hiện các hoạt động biện hộ chính sách đối với việc đảm bảo
quyền lợi của ngƣời nghiện ma túy trong quá trình trị liệu cai nghiện .....................46
Bảng 2.3: Mức độ thực hiện các hoạt đánh giá nhu cầu, cùng xây dựng kế hoạch trợ
giúp ngƣời nghiện ma túy .........................................................................................47

Bảng 2.4: Vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp ........................49
Bảng 2.5: Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức.............................................50
Bảng 3.1: Vấn đề thân chủ gặp phải .........................................................................56
Bảng 3.2: Bảng đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ ..................................63
Bảng 3.3: Xây dựng bảng kế hoạch trị liệu cho thân chủ .........................................64
Bảng 3.4: Kế hoạch giải quyết vấn đề cho thân chủ .................................................68
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HỘP
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ sinh thái thân chủ...........................................................................61
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ phả hệ thân chủ ..............................................................................61
Sơ đồ 3.3: Mô hình hỗ trợ nguồn lực cho thân chủ ..................................................70


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đƣờng lối mở cửa và hội nhập Quốc tế của Việt Nam đã mang lại nhiều
thành tựu hết sức quan trọng về kinh tế, văn hóa và xã hội, bên cạnh những mặt tích
cực còn xuất hiện mặt trái của nó. Đó là tình hình tội phạm và vấn đề tệ nạn xã hội,
trong đó vấn đề nghiện ma tuý có xu hƣớng ngày càng gia tăng và trở thành vấn nạn
gây hậu quả hết sức nghiêm trọng.Theo báo cáo điều tra của CPCTNXH BLĐTBXH: Năm 2015 cả nƣớc có 204.400 ngƣời nghiện ma túy có hồ sơ quản lý
trong đó 19% là nghiện ma túy tổng hợp; gần 50% ngƣời nghiện độ tuổi lao động từ
18-30; 62% tổng số ngƣời sau cai nghiện không có việc làm...Tỷ lệ tái nghiện ở các
địa phƣơng trong cả nƣớc dao động từ 85%- 95%. Một trong những nguyên nhân
đƣợc các chuyên gia, các cấp quản lý đề cập tới đó là các phƣơng pháp trợ giúp
ngƣời cai nghiện chƣa phù hợp, hầu hết ngƣời nghiện chƣa tự giác và hợp tác trong
quá trình cai nghiện. Vấn đề tái nghiện kéo theo hàng loạt hệ lụy cho bản thân, cho
gia đình ngƣời nghiện ma túy và sự phát triển an ninh, kinh tế, chính trị xã hội [2].
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm đến công tác cai
nghiện ma tuý và giải quyết vấn đề liên quan đến ngƣời nghiện ma túy. Mặc dù
đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức về giải quyết việc làm trong bối cảnh
suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều chƣơng trình, dự án, mô hình cai nghiện cho

ngƣời nghiện ma túy đƣợc triển khai. Tuy nhiên, việc đáp ứng, thoả mãn nhu cầu
còn hạn chế dẫn đến tỷ lệ tái nghiện ma túy còn cao. Thực trạng này đã đƣợc một số
công trình nghiên cứu đề cập tới, nhƣng kết quả mới dừng lại ở mức độ đánh giá
định lƣợng.
Ở Việt Nam hiện nay, công tác xã hội đã đƣợc coi là một nghề, các chính
sách về công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy đang dần đƣợc hoàn thiện. Vì
vậy, vai trò của nhân viên xã hội ngày càng quan trọng và đƣợc khẳng định trong xã
hội. Công tác xã hội hỗ trợ, giải quyết vấn đề nghiện ma túy thiết lập và tổ chức thực
hiện các chƣơng trình kiểm soát, phòng ngừa và chữa trị với mục đích giúp ngƣời
nghiện chiến thắng đƣợc chính bản thân mình và sự cám dỗ của chất gây nghiện. Vì

1


vậy, tác giả đã chọn đề tài “Công tác xã hội cá nhân đối với người nghiện ma túy từ
thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Hà Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về công tác xã hội với vấn đề nghiện
ma túy
Trên thế giới, những nghiên cứu về công tác xã hội với vấn đề nghiện ma túy
đã luôn đƣợc đề cập tới. Đặc biệt là những vấn đề của công tác xã hội trong việc trợ
giúp ngƣời nghiện trong đó gồm các vấn đề nhƣ: việc làm sau cai nghiện ma túy,
vấn đề chăm sóc sức khỏe cho ngƣời nghiện ma túy, vấn đề tái hòa nhập cộng đồng
cho ngƣời nghiện ma túy sau cai và đặc biệt là hƣớng nghiên cứu công tác xã hội
tiếp cận dƣới góc độ nhân quyền đã mang lại một cách nhìn nhân văn về những vấn
đề liên quan tới một nhóm xã hội yếu thế - đó là nhóm ngƣời nghiện ma túy. Trong
đó, vấn đề này đƣợc nghiên cứu ở các khía cạnh nhƣ: trang bị các hiểu biết về luật
pháp, chính sách và đặc biệt là các quyền lợi hợp pháp mà ngƣời nghiện ma túy sẽ
đƣợc hƣởng từ các dịch vụ xã hội. Dƣới đây tôi sẽ nêu trích dẫn các nghiên cứu cụ
thể về các vấn đề về công tác xã hội với vấn đề nghiện ma túy có liên quan đến đề

tài của mình.
Trong nghiên cứu của cơ quan can thiệp lạm dụng chất gây nghiện của
Scotland 2000 , với đề tài: “Hƣớng đến giáo dục đào tạo và việc làm cho hoạt động
phục hồi của ngƣời sử dụng ma túy đã chỉ ra: hầu hết ngƣời trong giai đoạn cai
nghiện đều đang thất nghiệp. Tồn tại một mối quan hệ mật thiết giữa sức khỏe thể
chất, sức khỏe tâm thần và khả năng tìm đƣợc việc làm của ngƣời sử dụng ma túy.
Việc làm là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tích cực đến đến quá trình điều trị của
ngƣời cai nghiện [29]. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những ngƣời sử dụng ma
túy rất hạn chế về cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ xã hội nhƣ giáo dục - đào tạo
và việc làm. Những yêu cầu và tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng, những thủ tục lao
động là những rào cản lớn đối ngƣời sau cai nghiện tiếp cận với các cơ hội việc làm.
Kết quả của nghiên cứu này nhằm hỗ trợ các địa phƣơng đƣa ra những giải pháp tốt
nhất để ngƣời nghiện ma túy dễ dàng tiếp cận đƣợc với các dịch vụ nhƣ giáo dục đào tạo và cơ hội việc làm.

2


Trong một nghiên cứu của tác giả Copello.A và Orford.J 2002 đã tiến hành
nghiên cứu với các thành viên gia đình tại Anh, Mê hi cô, Úc và Ý có ngƣời nghiện
ma túy. Nghiên cứu này ƣớc tính số gia đình có ngƣời nghiện ma túy nhận đƣợc sự
hỗ trợ của Nhà nƣớc nhƣng thƣờng thất bại. Đồng thời, xem x t các mối đe dọa đến
bản thân và gia đình ngƣời nghiện, gồm cảm xúc, xã hội, tài chính. Nghiên cứu này
cũng cho thấy nguy cơ trẻ em sống trong gia đình có ngƣời nghiện sẽ có nguy cơ bị
lạm dụng, bị bỏ mặc và tổn thƣơng cao hơn. Những phát hiện của nghiên cứu này
cũng đề xuất phát triển các dịch vụ hỗ trợ và đề cao vai trò của gia đình trong trợ
giúp ngƣời nghiện ma túy. Mặc dù đã đề cập đến các khó khăn của gia đình của
ngƣời nghiện ma túy tuy nhiên nghiên cứu này chƣa đề cập đến những khó khăn xuất
phát từ chính bản thân ngƣời nghiện khi không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhƣ vậy
đối với đề tài nghiên cứu của mình tôi dựa trên nghiên cứu này trong vấn đề can thiệp
với thân chủ của mình, kết nối các nguồn lực và đặc biệt đề cao vai trò trợ giúp của

gia đình trong quá trình can thiệp với thân chủ.
Một trong những vấn đề quan trọng đối với ngƣời nghiện ma tuý là những
khó khăn, nguy cơ của ngƣời nghiện ma tuý cũng nhƣ khả năng hoà nhập cồng
đồng của họ. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Klee H., Hilary Klee L., Lain
Mclean và Christian Yavorsky C 2002 , đã đề cập đến vấn đề này. Thứ nhất, ảnh
hƣởng của những trải nghiệm tại trƣờng học và gia đình đối với ngƣời nghiện ma
túy thông qua những tiếp xúc về hành vi và tình cảm. Thứ hai, ảnh hƣởng của lối
sống hiện đại tới nguy cơ nghiện ma túy của mỗi cá nhân. Thứ ba, mức độ hài lòng
của ngƣời nghiện ma túy đối với dịch vụ xã hội. Họ cảm thấy sợ hãi và chƣa sẵn
sàng cho một cuộc sống mới. Nếu hệ thống an sinh xã hội không đáp ứng đƣợc nhu
cầu của ngƣời nghiện ma túy, cuộc sống của họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thứ tƣ,
khó khăn trong việc tìm đƣợc việc làm của ngƣời cai nghiện, do nhà tuyển dụng
không tin tƣởng vào tính cam kết, nếp sống không ổn định và sự thiếu tự tin của
ngƣời sử dụng ma túy. Thứ năm, thành kiến của ngƣời sử dụng lao động đối với
ngƣời cai nghiện. Cuối cùng, nghiên cứu này đề cập đến là sự ảnh hƣởng của vấn đề
tái h a nhập cho ngƣời cai nghiện đến các chính sách [27]. Với cách nhìn nhận này,
các tác giả tôi có hƣớng tiếp cận với thân chủ của mình và các hƣớng can thiệp của
3


tôi có thể nhìn nhận đƣợc các khó khăn mà trƣớc mắt thân chủ của tôi sẽ gặp phải từ
đó sẽ đƣa ra đƣợc những mục tiêu, hƣớng tiếp cận có lợi và phù hợp nhất với thân
chủ của mình. Tuy nhiên cách tiếp cận này mới chỉ mang tính chất liệt kê các yếu tố
bên ngoài mà chƣa chú ý đến sự khó khăn tâm lý bên trong khi tiếp cận cơ hội việc
làm của ngƣời nghiện ma túy.
Trong một báo cáo nghiên cứu của nhóm tác giả Bauld. L, Hay. Gordon,
Jennifer McKell and Colin Carroll 2010 đã chỉ ra rằng, hầu hết ngƣời nghiện ma
túy gặp rất nhiều bất lợi và thiệt thòi trong cuộc sống. Đa số ngƣời nghiện ma túy là
những ngƣời vô gia cƣ hoặc có vấn đề về nhà ở. Nhiều ngƣời nghiện ma túy là
những ngƣời phải đối diện với vấn đề sức khỏe tâm thần, là những đối tƣợng dễ

phạm tội. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những ngƣời sử dụng ma túy dạng nặng nhƣ
heroin và cocaine thì khả năng lao động thấp hơn những ngƣời bình thƣờng cùng độ
tuổi[24]. Nghiên cứu này đặc biệt nhấn mạnh vào những cản trở chủ quan của ngƣời
nghiện ma túy trong cuộc sống. Đa số ngƣời nghiện ma túy kém tự tin và có những
vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm thần, thiếu kỹ năng và kiến thức. Ngƣời nghiện
ma túy còn gặp phải những trở ngại bắt nguồn từ sự kỳ thị xã hội. Mặc dù trong
nghiên cứu đã phân tích rất kỹ sự ảnh hƣởng không tốt từ các yếu tố chủ quan. Tuy
nhiên, nghiên cứu đi sâu vào các đề xuất biện pháp hỗ trợ từ bên ngoài chứ chƣa
đánh giá để vƣợt qua khó khăn đó bản thân ngƣời nghiện ma túy cần làm gì.
Trang web của Trung tâm hỗ trợ ngƣời sau cai nghiện (Addiction help
Center đã có bài viết làm thế nào để có những biến đổi tích cực về công việc cho
ngƣời nghiện ma túy. Bài viết đã phân tích ảnh những ảnh hƣởng tiêu cực của việc
sử dụng ma túy đến cuộc sống ngƣời nghiện ma tuý cũng nhƣ tiến trình điều trị
phục hồi cho họ. Những ngƣời nghiện ma túy và các loại thuốc gây nghiện khác sẽ
ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nhận thức, hành vi của họ. Họ có xu hƣớng dùng
thuốc thƣờng xuyên với liều lƣợng ngày càng lớn, bất chấp rủi ro để có đƣợc ma túy
khi cần. Nhiều ngƣời trong số họ bị mất việc làm do sử dụng ma túy. Để họ vƣợt
qua đƣợc tình trạng khó khăn khi cai nghiện, cần phải giúp họ tiếp cận với một tiến
trình trị liệu chuyên nghiệp... Trình độ chuyên môn, giáo dục, kỹ năng và kinh
4


nghiệm có thể là các tiêu chuẩn để đƣợc lựa chọn. Đối với những ngƣời lao động là
ngƣời nghiện đang trong giai đoạn điều trị, Chính phủ cần đƣa ra những chế độ lao
động phù hợp với điều kiện, tình trạng điều trị của họ nhƣ về thời gian, tính chất
công việc, thông tin y tế [26]. Nhóm nghiên cứu đã phân tích sâu tác hại của ma tuý
đến sức khoẻ, kinh tế, việc làm của ngƣời nghiện ma túy cũng nhƣ đề cập đến các
yếu tố chủ quan, khách quan cần thay đổi để có thể giúp họ có đƣợc việc làm. Trong
nghiên cứu đã đề cập đến việc cần đào tạo nghề, tăng cƣờng kỹ năng, kinh nghiệm
tiếp cận cơ hội việc làm cho ngƣời nghiện ma túy. Mặc dù đã chú ý tới việc tác

động đến đào tạo nghề, tăng cƣờng kỹ năng cho ngƣời nghiện ma túy nhằm tăng cơ
hội tiếp cận việc làm. Sẽ thực tiễn hơn nếu nghiên cứu đề cập đến việc nâng cao
nhận thức cho ngƣời nghiện ma túy một cách toàn diện chứ không chỉ dừng ở nâng
cao tay nghề.
Trong nghiên cứu “Bạn có biết quyền của mình

You know your Right?

đƣợc công bố bởi Bộ Y tế và Dịch vụ con ngƣời của Mỹ dành cho đối tƣợng là
những ngƣời đang trong giai đoạn phục hồi cai nghiện nhƣ là một cuốn sổ tay
hƣớng dẫn các quyền pháp lý cho những ngƣời khi cai nghiện. Những ngƣời sử
dung ma túy khi nắm đƣợc các quyền của mình, sẽ bảo vệ bản thân trƣớc những
phân biệt đối xử của xã hội dành cho họ trong các khía cạnh nhƣ: nhà ở, các chƣơng
trình dịch vụ của chính phủ, y tế, giáo dục . Trong đó khía cạnh việc làm và nâng
cao kỹ năng làm việc là một quyền đƣợc đƣa ra đầu tiên trong nghiên cứu này.
Ngƣời sử dụng lao động không đƣợc phép từ chối hoặc sa thải những ngƣời đang
trong giai đoạn cai nghiện trừ trƣờng hợp họ có những biểu hiện rối loạn tinh thần
ảnh hƣởng đến hiệu suất công việc. Ngƣời sử dụng lao động cần cung cấp nơi ở và
thời gian làm việc phù hợp tình trạng điều trị của ngƣời lao động. Ngƣời sử dụng
lao động phải giữ bí mật thông tin cá nhân của ngƣời lao động và ngƣời xin việc,
bao gồm cả thông tin trong quá khứ lẫn thông tin về tình trạng sử dụng thuốc hiện
nay. Những quyền này đƣợc áp dụng cho các doanh nghiệp tại địa phƣơng và liên
bang trong cả nƣớc Mỹ [30].

5


2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về công tác xã hội với vấn đề
nghiện ma tuý
Các công trình nghiên cứu về công tác xã hội với vấn đề nghiện ma tuý hiện

nay ở Việt Nam đã thu hút đƣợc nhiều nhà khoa học và các cơ quan chức năng quan
tâm, gồm các hƣớng nghiên cứu sau: Hƣớng nghiên cứu nhu cầu việc làm của ngƣời
nghiện ma tuý, các nguyên nhân nghiện ma tuý và cơ chế trị liệu cho ngƣời nghiện
ma túy; Hƣớng nghiên cứu đặc điểm nhân cách của ngƣời nghiện ma tuý và biện
pháp trị liệu cho ngƣời nghiện ma túy; Hƣớng nghiên cứu thị trƣờng lao động, tƣ
vấn hƣớng nghiệp và tổ chức việc làm cho ngƣời sau cai nghiện. Dƣới đây chúng
tôi sẽ nêu dẫn các nghiên cứu cụ thể.
- Hướng nghiên cứu nhu cầu việc làm của người nghiện ma tuý, các
nguyên nhân nghiện ma tuý và cơ chế trị liệu cho người nghiện ma túy:
Tác giả Trần Nhu, Hồ Bá Thâm (2008), đã đề cập đến các nguyên nhân của
việc nghiện ma tuý. Trong đó phân tích các nguyên nhân chủ quan, khách quan. Các
tác giả cho rằng việc nghiện ma tuý có thể do các xung đột, các rối nhiễu: gia đình
ly hôn, gia đình có bạo hành, bạo lực [16]. Cách tiếp cận này tập trung vào quá trình
phát triển, đặc biệt là thời thơ ấu của con ngƣời và cho rằng những lệch lạc của sự
phát triển sẽ kéo theo những rối nhiễu hành vi đƣợc cụ thể hóa ở trƣờng hợp nghiện
ma túy. Trong quá trình trị liệu Phân tâm, nếu hóa giải đƣợc những xung đột vô
thức này của ngƣời nghiện thì họ có thể giúp họ không cần phụ thuộc vào ma túy.
Từ luận điểm này, các tác giả đề cập đến việc sử dụng lao động trị liệu nhƣ là liệu
pháp hành vi cho quá trình phục hồi cho ngƣời nghiện ma túy. Yếu tố chủ quan và
khách quan của ngƣời nghiện ma tuý sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình cai nghiện,
dạy nghề và tạo việc làm cho ngƣời nghiện ma túy. Kết quả nghiên cứu đã đề cập
đến các yếu tố bên trong (sinh học, tâm lý cá nhân), yếu tố bên ngoài (tâm lý - xã
hội nhƣ hệ thống tác động trực tiếp đến nhu cầu học nghề, nhu cầu việc làm của
ngƣời nghiện ma túy. Khi đánh giá nhu cầu học nghề của ngƣời nghiện ma túy, các
tác giả đã nhấn mạnh yếu tố sinh học trong thoả mãn nhu cầu việc làm của ngƣời

6


nghiện ma túy với tƣ cách là một yếu tố quan trọng trong hệ thống tác động. Mặc dù

yếu tố sinh học trong nhu cầu việc làm của ngƣời nghiện ma túy đã đề cập đến
nhƣng công trình này chƣa đi vào nghiên cứu sâu vấn đề dƣới góc độ tâm lý học.
Đặc biệt, khi triển khai quá trình lao động trị liệu trong cai nghiện họ đã không dựa
trên thang đánh giá nhu cầu. Kết quả nghiên cứu đã có tính thực tiễn là đã đề xuất
một số ý kiến nhằm khắc phục hạn chế từ các mô hình sau cai nghiện ma tuý đang
đƣợc sử dụng trong các Trung tâm cai nghiện ma túy.
Trong đề tài nghiên cứu “Quản lý dạy nghề và giáo dục phục hồi nhân cách
cho ngƣời sau cai nghiện: vấn đề và kinh nghiệm ở Thành phố Hồ Chí Minh của
Trần Nhu và Hồ Bá Thâm (2008) [16]. Các tác giả đã đi từ thực tế các giải pháp
quản lý, dạy nghề cho ngƣời sau cai nghiện trong chƣơng trình 3 năm tại các trung
tâm ở Tp.HCM. Từ đánh giá thực trạng, để phát hiện những nhân tố khách quan và
chủ quan, xác định rõ những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động quản lý dạy
nghề cho ngƣời nghiện ma túy. Từ đó đƣa ra các giải pháp về hoạt động quản lý và
dạy nghề cho học viên là ngƣời nghiện ma túy có tính khả thi theo thời gian quy
định 3 năm ở các đơn vị. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài tập trung vào giải quyết
việc làm, nhu cầu việc làm cho ngƣời nghiện ma túy của Thành phố do sở Lao động
- Thƣơng binh và Xã hội cùng Lực lƣợng Thanh niên xung phong thành phố quản
lý. Mặc dù nghiên cứu trên bình diện xã hội học nhƣng nghiên cứu cũng đã cho thấy
thách thức lớn nhất mà ngƣời nghiện ma túy đang phải đối mặt là vấn đề việc làm
và thỏa mãn nhu cầu việc làm cho họ. Nghiên cứu cũng đã đƣa ra những giải pháp
cụ thể cho các doanh nghiệp khi sử dụng lao động là ngƣời nghiện ma túy.
Nghiên cứu của Cục phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động -Thƣơng binh
và Xã hội phối hợp với tổ chức Chemonics (2012 , đã đƣa ra các số liệu liên quan
đến các vấn đề hạn chế trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm, thỏa mãn ngƣời
nghiện ma túy cho ngƣời sau cai nghiện, những khó khăn, thách thức từ các mô
hình trợ giúp hiện tại. Nghiên cứu đã đề xuất cho Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ
trợ học nghề, thoả mãn nhu cầu việc làm của ngƣời nghiện ma túy [2]. Tuy nhiên,
nghiên cứu này chỉ đi theo hƣớng nghiên cứu xã hội học chứ chƣa đi sâu nghiên
7



cứu nhu cầu việc làm của ngƣời nghiện ma túy dựa trên lý luận khoa học tâm lý.
Đặc biệt chƣa xây dựng đƣợc thang đo mức độ biểu hiện nhu cầu việc làm dƣới góc
độ tâm lý học.
- Hướng nghiên cứu đặc điểm nhân cách của người nghiện ma tuý và biện
pháp trị liệu cho người nghiện ma túy:
Tác giả Phan Mai Hƣơng 2005 , đã đề cập đến đặc điểm nhân cách, hoàn
cảnh xã hội của thanh thiếu niên nghiện ma tuý [9]. Theo cách tiếp cận này, việc sử
dụng ma túy có thể đƣợc quan niệm nhƣ hành vi giải quyết các vấn đề tạm thời
trong việc thiếu thích nghi trƣớc các nhiệm vụ phát triển, tự lập hóa, hòa nhập vào
nhà trƣờng và xã hội… Việc dùng ma túy có thể làm con ngƣời hòa nhập dễ dàng
hơn vào xã hội, sửa chữa ý nghĩ hèn k m và các rối nhiễu cảm xúc gây ra do thiếu
thích nghi hoặc do điều kiện sống không thuận lợi. Nguyên nhân của việc thiếu
thích nghi đƣợc vận dụng lý thuyết hành vi để phân tích là do cá nhân thiếu các kỹ
năng xã hội, thiếu hụt quá trình làm chủ, loạn chức năng nhận thức, sự thiếu tự tin.
Chính những điều này làm họ mẫn cảm với các ảnh hƣởng xã hội và dễ bị tổn
thƣơng: ảnh hƣởng của bạn bè, cha mẹ, của truyền thông... Nhƣ vậy, quan điểm
nghiên cứu đƣa ra cần lƣu ý là việc giáo dục và sửa đổi hành vi nghiện ma tuý cần
phải bắt đầu đồng bộ từ việc nâng cao nhận thức và hình thành kỹ năng sống cho
ngƣời nghiện trong việc ứng phó với các vấn đề khác nhau từ cuộc sống.
Tác giả Lê Hồng Minh (2007), trong nghiên cứu đã đề cập tới vai trò quan
trọng của tƣ vấn hƣớng nghiệp cho thanh niên sau cai [14]. Tác giả cho rằng, tƣ vấn
viên hƣớng nghiệp phải là những ngƣời có kinh nghiệm về trắc nghiệm hƣớng
nghiệp, hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, thị trƣờng lao động. Đội ngũ tƣ vấn viên
hƣớng nghiệp phải đƣợc bồi dƣỡng thêm về nghiệp vụ hƣớng nghiệp khoa học, có
kiến thức và kỹ năng lắng nghe, chẩn đoán tâm lý nghề nghiệp, sử dụng trắc nghiệm
đánh giá đặc điểm tâm sinh lý, kỹ năng và xu hƣớng nghề nghiệp, hiểu biết về thế
giới nghề nghiệp, thị trƣờng, đặc điểm lao động và tâm lý nghề nghiệp, tình hình
phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng và yêu cầu lao động… Hoạt động tƣ vấn hƣớng
nghiệp phải là sự phối hợp của các ban ngành địa phƣơng. Hay nói đúng hơn cần

một hệ thống những ngƣời có chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó cần huy động

8


sức dân, thành lập các tổ cán sự an sinh xã hội mà tình nguyện viên là thành viên,
đại diện ban ngành, hội đoàn trong phƣờng xã tham gia thƣờng xuyên thăm viếng,
tƣ vấn giáo dục cho ngƣời nghiện ma túy [14]. Tóm lại, ngoài mặt lý luận tác giả đã
nêu lên đƣợc khía cạnh thực tế của việc đào tạo việc làm cho ngƣời nghiện ma túy.
Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc mô tả thực trạng đào tạo việc làm cho
ngƣời nghiện ma túy khi ở Trung tâm cai nghiện. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở
việc mô tả về mặt tổ chức cũng nhƣ nội dung họat động của chƣơng trình mà chƣa
nói lên đƣợc những chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy
Gần đây, các nghiên cứu về vấn đề việc làm, nhu cầu việc làm của ngƣời
nghiện ma túy ngày càng tăng. Một số tác giả đã đề cập đến khía cạnh đáp ứng nhu
cầu việc làm của ngƣời nghiện ma túy nhƣ một giải pháp hữu hiệu trong quy trình hỗ
trợ cai nghiện ma tuý. Số khác lại cho rằng giáo dục và quản lý của gia đình có vai tr
quan trọng trong vấn đề này. Tuy nhiên những nghiên cứu này mới chỉ dừng ở việc
mô tả thực trạng, phân tích ý tƣởng mà không đƣa ra đƣợc những số liệu, những căn
cứ khoa học cho việc nâng cao nhu cầu việc làm của ngƣời nghiện ma túy.
Nhƣ vậy, tổng quan tình hình nghiên cứu về công tác xã hội với các vấn đề
liên quan tới ngƣời nghiện ma túy trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy: Đây là vấn
đề thu hút đƣợc đông đảo các nhà nghiên cứu trên thế giới và cả ở Việt Nam quan
tâm nghiên cứu. Điều này còn khẳng định, đây là vấn đề rất cần thiết đƣợc tiếp tục
nghiên cứu tại nƣớc ta trong giai đoạn hiện này. Vì vậy, đề tài luận văn mà tôi lựa
chọn sẽ kế thừa, chọn lọc từ các thành tựu đã có, để tiếp tục đi sâu nghiên cứu
những vấn đề lí luận và thực tiễn về công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp ngƣời
nghiện ma túy góp phần đƣa ra một số biện pháp nâng cao hiệu của hoạt động trợ
giúp công tác xã hội cá nhân nhân trong hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận về công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ ngƣời
nghiện ma túy, phân tích thực trạng công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ ngƣời
nghiện ma túy, ứng dụng phƣơng pháp công tác xã hội cá nhân vào trợ giúp 01 ca
ngƣới nghiện ma túy.
9


- Đề xuất một số kiến nghị giúp cho hoạt động công tác xã hội cá nhân trong
việc hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã
hội tỉnh Hà Nam đạt đƣợc hiệu quả cao hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích thực trạng của hoạt động công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ
trợ ngƣời nghiện ma túy Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh
Hà Nam.
- Ứng dụng phƣơng pháp công tác xã hội cá nhân vào trợ giúp 01 ca ngƣời
nghiện ma túy.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu trên các khách thể sau :
- Nghiên cứu bảng hỏi với 82 ngƣời nghiện ma túy;
- Tiến hành phỏng vấn sâu với đối tƣợng trong đó có 1 ngƣời ban lãnh đạo
trung tâm, 2 cán bộ trung tâm, 3 ngƣời nhà học viên, 4 học viên cai nghiện tại
Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Hà Nam.
4.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 05 năm 2016
4.3. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động
xã hội tỉnh Hà Nam.
4.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu

- Các hoạt động CTXH và hệ thống dịch vụ CTXH đối với ngƣời nghiện ma
túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Hà Nam.
- Ứng dụng lý thuyết CTXH cá nhân vào can thiệp một ca ngƣời nghiện ma
túy cụ thể.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu qủa của công tác xã hội cá
nhân đối với ngƣời nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động
xã hội tỉnh Hà Nam.

10


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác xã hội cá nhân tại Trung tâm Chữa bệnh –
Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Hà Nam.
- Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này tôi chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đề
tài có sử dụng một số tài liệu nhƣ nghị định, chính sách, sách, báo, thông tin trên
Internet, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp quan sát
Là phƣơng pháp thu thập thông tin về đối tƣợng nghiên cứu bằng cách quan
sát, theo dõi và ghi chép các biểu hiện, hành vi của ngƣời nghiện ma túy, đời sống
tâm tƣ, tình cảm nguyện vọng và mong muốn của ngƣời nghiện ma túy; Quan sát
những thay đổi của ngƣời nghiện ma túy trƣớc và sau khi có sự can thiệp, hỗ trợ của
nhân viên công tác xã hội.
5.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực tâm lý, có sử dụng
kết quả trắc nghiệm về hành vi cảm xúc MMPI của một nghiên cứu sinh về tâm lý
học lâm sàng trong quá trình can thiệp với thân chủ của mình, cũng nhƣ các chuyên

gia giáo dục, y tế, công tác xã hội về những vấn đề liên quan đến việc trợ giúp ngƣời
nghiện ma túy.
5.4. Phương pháp thực nghiệm
Dựa vào việc phân tích vấn đề và các nhóm nguyên nhân chính tác động tới
ngƣời nghiện ma túy. Vận dụng những lý thuyết, kỹ năng và xây dựng mô hình giải
quyết vấn đề của thân chủ bằng cách sử dụng các phƣơng pháp CTXH mà nền tảng
là phƣơng pháp CTXH với cá nhân.
5.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Đối tƣợng sử dụng là phiếu trƣng cầu ý kiến.
- Lựa chọn 82 mẫu
- Khách thể nghiên cứu: 82 học viên cai nghiện ma tuý trong trung tâm.

11


- Cách thức chọn mẫu nhƣ sau: Lựa chọn phỏng vấn bằng phiếu trƣng cầu ý
kiến với cách chọn hết mẫu. Vì số lƣợng học viên trong trung tâm là 82 học viên
trong thời điểm hiện tại nên ngƣời nghiên cứu muốn điều tra trên tất cả các biến.
Cơ cấu mẫu giới tính của các em học viên đã tham gia trả lời:
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng

Số lƣợng
76
6
82

%

92,7
7,3
100

Cơ cấu thành phần gia đình của các học viên đã tham gia trả lời
Thành phần gia đình
Công nhân viên chức
Làm ruộng
Công nhân
Buôn bán tự do
Tổng
5.6. Phương pháp phỏng vấn sâu

Số lƣợng
8
16
23
35
82

%
9,7
19,6
28
42,7
100

* Số lƣợng phỏng vấn 10 đối tƣợng.
* Đối tƣợng: Ban giám đốc trung tâm, cán bộ y tế, ngƣời nhà học viên, học viên
* Nhằm mục đích bổ sung những thông tin mà ngƣời nghiên cứu quan tâm

còn thiếu trong bảng phân tích số liệu định lƣợng. Tiến hành phỏng vấn sâu với đối
tƣợng trong đó có 1 ngƣời ban lãnh đạo trung tâm, 2 cán bộ trung tâm, 3 ngƣời nhà
học viên, 4 học viên cai nghiện.
* Phỏng vấn sâu nhóm đối tƣợng học viên cai nghiện : Nhằm tìm hiểu những
khó khăn học viên đang gặp phải trong các vấn đề mà học viên quan tâm. Tìm hiểu
thực trạng việc cai nghiện của bản thân các học viên, mong muốn hỗ trợ can thiệp
trƣớc, trong và sau quá trình cai nghiện.
* Phóng vấn sâu nhóm đối tƣợng cán bộ trung tâm nhằm tìm hiều khó khăn
học viên gặp phải trong quá trình cai nghiện thông qua cách nhìn của cán bộ trung
tâm, xác định độ chân thực qua lời nói của học viên cũng nhƣ thân chủ của tôi.
Thông qua các cán bộ trung tâm nắm bắt đƣợc các hình thức trợ giúp hiện tại trong
trung tâm, các thuận lợi khó khăn trong quá trình cai nghiện của học viên, những
12


yếu tố gây bất lợi trong quá trình trị liệu cũng nhƣ việc thực thi chính sách trợ giúp
học viên cai nghiện trong trung tâm.
* Phỏng vấn sâu nhóm đối tƣợng ban lãnh đạo trung tâm nhằm tìm hiểu
những khó khăn học viên gặp phải dƣới cách nhìn của nhà quản lý. Các chính sách
trợ giúp các học viên hiện tại trong trung tâm. Nhu cầu mong đợi can thiệp hỗ trợ
giải quyết các vấn đề các học viên gặp phải. Những tồn tại khó khăn trong quá trình
triển khai thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nƣớc về ngƣời nghiện ma tuý,
những mong muốn đề xuất trong quá trình hỗ trợ can thiệp trị liệu.
* Phỏng vấn sâu nhóm đối tƣợng phụ huynh học viên cai nghiện nhằm tìm
hiểu những tâm tƣ suy nghĩ tình cảm của gia đình học viên đối với học viên, cũng
nhƣ dựa vào gia đình tìm nguồn lực hỗ trợ cho quá trình can thiệp trị liệu với thân
chủ của mình.
5.7. Phương pháp công tác xã hội cá nhân
CTXH cá nhân là một phƣơng pháp can thiệp (của CTXH quan tâm đến
những vấn đề về nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm. Mục đích của CTXHCN

là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình thƣờng của chức năng xã hội
của cá nhân và gia đình. NVXH thực hiện điều này bằng cách giúp tiếp cận các tài
nguyên cần thiết. Về nội tâm, về quan hệ giữa ngƣời và ngƣời, và kinh tế xã hội.
Phƣơng pháp này tập trung vào các mối liên hệ về tâm lý xã hội, bối cảnh xã hội
trong đó vấn đề của cá nhân và gia đình diễn ra và bị tác động. Trong nghiên cứu này
tôi vận dụng phƣơn pháp công tác xã hội cá nhân nhằm hỗ trợ cho thân chủ của mình
giải quyết vấn đề thân chủ gặp phải dựa trên mong muốn, nhu cầu của thân chủ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ỹ nghĩa lý luận của luận văn
Nghiên cứu sẽ xác định khung lý thuyết nghiên cứu CTXH cá nhân trong trợ
giúp ngƣời nghiện ma túy nhƣ: Các khái niệm; nhiệm vụ cơ bản của công tác xã hội
trong trợ giúp ngƣời nghiện ma túy; các đặc điểm cơ bản của CTXH cá nhân trong
trợ giúp ngƣời nghiện ma túy. Kết quả nghiên cứu lí luận của luận văn sẽ góp phần

13


làm phong phú thêm lí luận cơ bản của công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp ngƣời
nghiện ma túy.
6.2. Ỹ nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về vai
trò của nghề CTXH, các nhân viên CTXH, cũng nhƣ vai tr của hệ thống cung cấp
dịch vụ CTXH trong hoạt động trợ giúp ngƣời nghiện ma túy. Những phát hiện của
nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định cơ chế chính sách và xây
dựng các chƣơng trình, kế hoạch, đề án, chiến lƣợc hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy, gia
đình có ngƣời nghiện ma túy, cung cấp các dịch vụ CTXH chuyên nghiệp cho
ngƣời nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh
Hà Nam. Bên cạnh đó đề tài nghiên cứu có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo
dành cho ngƣời làm CTXH, gia đình ngƣời nghiện ma túy, ngƣời nghiện ma túy.
7. Cơ cấu của luận văn

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong trợ giúp ngƣời nghiện ma túy
Chƣơng 2: Thực trạng công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy từ thực
tiễn Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Hà Nam.
Chƣơng 3: Ứng dụng phƣơng pháp công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp 01
ca ngƣời nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh
Hà Nam.

14


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ
NHÂN ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY
1.1. Cơ sở lí luận về công tác xã hội và công tác xã hội cá nhân đối với
ngƣời nghiện ma túy
1.1.1 Công tác xã hội
1.1.1.1. Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn ứng dụng
trong hệ thống an sinh xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới từ gần một thế kỷ nay.
Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nền văn hoá khác nhau, sự phát triển công
tác xã hội không đồng đều thì CTXH đƣợc hiểu và định nghĩa khác nhau. Dƣới đây
là một số định nghĩa về CTXH.
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp CTXH Quốc tế IFSW tại Hội nghị Quốc tế
Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã
hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con ngƣời, sự tăng quyền lực và
giải phóng cho con ngƣời, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và
dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con ngƣời và các hệ thống xã hội.
CTXH can thiệp ở những điểm tƣơng tác giữa con ngƣời và môi trƣờng của họ.
Nhân quyền và công bằng là nguyên tắc căn bản của công tác xã hội [17, tr. 25 -27].
Từ thực tiễn hoạt động CTXH ở Việt Nam, Nguyễn Hồi Loan đƣa ra khái

niệm CTXH nhƣ sau:
“Công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn xã hội, được thực hiện theo
những nguyên tắc và phương pháp nhất định và được vận hành trên cơ sở văn hóa
truyền thống của dân tộc, nhằm trợ giúp cá nhân và các nhóm người trong việc giải
quyết các nan đề trong đời sống của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người và tiến
bộ xã hội” [12, tr. 11].
Các nhà nghiên cứu thuộc các ngành khoa học nhân văn đƣa ra nhiều
định nghĩa khác nhau mang giá trị khoa học cao hơn nhƣ: “Công tác xã hội là

15


những hoạt động tƣơng tác, giáo dục hay phục vụ nhằm duy trì hoặc phát triển
năng lực xã hội của cá nhân hoặc nhóm xã hội có những phƣơng thức sinh tồn
không còn phù hợp với các chuẩn mực của địa phƣơng (Jean-Marc Dutrenit, la
comp tence sociale, 1997, L’Harmattan .
Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1970):
“CTXH là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng
cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những
điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”. (Bùi Thị Xuân Mai, giáo
trình nhập môn CTXH, NXB. Lao động – xã hội, 2010, tr.85)
Định nghĩa của Hiệp hội NVCTXH Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000
tại Montreal, Canada (IFSW): “Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã
hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải
phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ
chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác
xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân
quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề”.(Quyết định
32/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề
công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020).

Trong luận văn này, chúng tôi đồng ý với khái niệm của tác giả Nguyễn Hồi
Loan và sử dụng khái niệm này làm khái niệm công cụ nghiên cứu đề tài luận văn này.
1.1.1.2. Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Nhân viên xã hội (Social worker) đƣợc Hiệp hội các nhà Công tác xã hội
chuyên nghiệp Quốc tế - IASW định nghĩa: “Nhân viên xã hội là ngƣời đƣợc đào
tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, họ có nhiệm vụ: Trợ
giúp các đối tƣợng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc
sống; Tạo cơ hội để các đối tƣợng tiếp cận đƣợc nguồn lực cần thiết; Thúc đẩy sự
tƣơng tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trƣờng tạo ảnh hƣởng tới chính
sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng
đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn [12, tr. 143 - 144].

16


1.1.2. Công tác xã hội với người nghiện ma túy
1.1.2.1. Khái niệm Công tác xã hội với người nghiện ma túy
CTXH với ngƣời nghiện ma túy là hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực
CTXH mà ở đó NVCTXH sử dụng kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp chuyên môn
nhằm trợ giúp ngƣời nghiện ma túy nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
cƣờng thực hiện chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trƣờng xã hội về chính
sách, nguồn lực và dịch vụ liên quan tới việc đảm bảo thực hiện các quyền, nghĩa vụ
cơ bản của ngƣời nghiên ma túy.
1.1.2.2. Các hoạt động công tác xã hội trong trợ giúp người nghiện ma túy
Để trợ giúp ngƣời nghiện ma túy có thể lựa chọn một hoặc thực hiện đồng bộ
nhiều hoạt động để hỗ trợ và giúp đỡ thân chủ đối phó với khó khăn đang gặp phải.
Bao gồm các nội dung chính sau:
* Tham vấn/tƣ vấn cho ngƣời nghiện ma túy về các kiến thức cơ bản về ma
túy, về nghiện ma túy, về hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy trong cai nghiện; hòa nhập
công đồng sau khi cai; các vấn đề về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc

đối với ngƣời nghiện ma túy
Tham vấn/tƣ vấn cho ngƣời nghiện ma túy là quá trình tƣơng tác dựa trên
nguyên tắc nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn mà tƣ vấn viên giúp khách hàng là
ngƣời nghiện ma túy hiểu về những khó nhăn, vấn đề do nghiện ma túy, từ đó nâng
cao năng lực giải quyết vấn đề của ngƣời nghiện.
Tƣ vấn cho ngƣời nghiện là hoạt động diễn ra lâu dài đ i hỏi tính kiên nhẫn
nhằm giúp khách hàng giải quyết những ván đề họ gặp phải trong quá trình nghiện
và cai nghiện nhƣ: sức khỏe, tâm lý, sự kỳ thị, việc làm, thu nhập, quan hệ XH, vấn
đề tái nghiện… Thông qua tƣ vấn khách hàng đƣợc nâng cao khả năng thích nghi
trong hòa nhập cuộc sống gia đình, cộng đồng; khả năng ứng phó với sự kỳ thị của
cộng đồng và vƣợt qua sự mặc cảm để vƣơn lên.
+ Sinh hoạt nhóm đồng đẳng, các CLB tự giúp
Sự quyết chí cai nghiện ma túy của ngƣời nghiện; sự quan tâm giúp đỡ của
ngƣời thân là cực kỳ quan trọng, có vai trò quyết định trong quá trình cai nghiện ma

17


tuý. Tuy nhiên, yếu tố thứ 3 là tạo cho ngƣời nghiện sau cai một môi trƣờng lao
động, môi trƣờng sinh hoạt trong sạch về ma tuý, phong phú về văn hoá có ý nghĩa
quyết định không kém, nhất là trong tình hình xã hội hiện nay, cần phải xác định và
nâng cao hơn nữa vai trò quan trọng của yếu tố này.
Ở nhiều địa phƣơng đã thành lập các mô hình Câu lạc bộ hoặc nhóm sinh
hoạt đồng đẳng dành cho những ngƣời sau cai nghiện. Hoạt động của các mô hình
này với phƣơng châm “lấy nghị lực làm liều thuốc cai nghiện hữu hiệu nhất”,
bằng mọi cách khơi dậy tiềm năng, phẩm chất tốt đẹp của những ngƣời đã cai, giúp
họ tăng cƣờng sức mạnh, ý chí bản thân, chú ý đi sâu vào tâm tƣ tình cảm, vƣớng
mắc, nguyện vọng… để động viên khích lệ giúp họ giải tỏa, tìm phƣơng hƣớng
trong cuộc sống.
Mục đích chính của các mô hình CLB hoặc nhóm đồng đẳng này là duy trì

tính bền vững và nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma tuý; quản lý, tiếp cận
đối với ngƣời sau cai nghiện bằng biện pháp đa dạng, toàn diện, liên tục; đồng thời
cung cấp có chất lƣợng các hoạt động y tế, tâm lý, xã hội, việc làm kết hợp các biện
pháp giảm hại của ngƣời sử dụng ma tuý và dự phòng hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS
do tiêm chích ma tuý. Đặc biệt, hoạt động của CLB đƣợc tổ chức sinh hoạt 1
tháng/lần. Những buổi sinh hoạt này, các thành viên trong CLB sẽ đƣợc tƣ vấn cá
nhân, tƣ vấn nhóm, tổ chức nói chuyện chuyên đề, kiểm tra nƣớc tiểu giám sát dự
phòng tái nghiện; đồng thời CLB còn tổ chức họp với các thành viên gia đình
những đối tƣợng này để hỗ trợ, giúp đỡ họ tái hoà nhập cộng đồng. Không chỉ vậy,
CLB còn thiết lập mạng lƣới chuyển tiếp dịch vụ và kết nối ngƣời sau cai nghiện
với các dịch vụ y tế và xã hội bằng cách giới thiệu những ngƣời sau cai nghiện tới
các dịch vụ y tế, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và các bệnh nhiễm trùng cơ hội; giao
ban với các tổ chức cung cấp dịch vụ để phản hồi và nâng cao chất lƣợng cung cấp
và chuyển tiếp dịch vụ tại mỗi địa bàn thí điểm...
Sinh hoạt tại CLB, ngƣời sau cai sẽ cảm nhận đƣợc sự thƣơng yêu, đùm bọc
của cộng đồng. Trừ một số gia đình có khả năng lo công ăn việc làm cho con em
mình, c n đa phần những ngƣời đi cai về là thất nghiệp, hoặc rất khó khăn khi xin

18


việc làm bởi tâm lý nhiều doanh nghiệp rất "ngại" nhận họ. Trong khi đó, với ngƣời
đi cai về, nếu để gián đoạn một thời gian thì không tránh khỏi “nhàn cƣ vi bất
thiện . Do đó, việc tạo ra một mô hình việc làm kết hợp quản lý ngƣời sau cai hiện
nay là một nhu cầu bức thiết và cần thiết phải đƣợc triển khai rộng .
+ Dự phòng tái nghiện
Dự phòng tái nghiện là một phần rất quan trọng trong quá trình phục hồi sau
cai nghiện. Sau khi khách hàng đã chuyển sang giai đoạn tƣơng đối ổn định, họ cần
đƣợc xây dựng ngay kế hoạch dự phòng tái nghiện, cần đƣợc học tập để có kiến
thức, kỹ năng ph ng ngừa, vƣợt qua cả yếu tố nguy cơ.

Phục hồi cho ngƣời nghiện ma túy không những là một quá trình từ bỏ sử
dụng ma túy, mà còn là một quá trình duy trì ổn định trạng thái sống không có ma
túy, kèm theo những thay đổi bên trong cơ thể, cũng nhƣ các mối quan hệ XH của
cá nhân và mối quan hệ với môi trƣờng xung quanh. Nếu khách hàng không có
những thay đổi này thì tình trạng sống không có ma túy chỉ giữ đƣợc trong một thời
gian ngắn và sẽ trở lại tái nghiện . Do đó khách hàng cần đƣợc giúp xây dựng các
chiến lƣợc can thiệp thay đổi nhận thức - hành vi và dự phòng thói quen sử dụng ma
túy quay lại. Các chiến lƣợc bao gồm việc thƣờng xuyên tham gia sinh hoạt nhóm
đồng đăng hoặc Câu lạc bộ đồng đẳng, duy trì cuộc sống ổn định có trách nhiệm với
bản thân và gia đình, đối phó với các yếu tố cám dỗ.
* Đánh giá nhu cầu, cùng xây dựng kế hoạch trợ giúp (quản lý ca)
NVCTXH cần phải biết đánh giá các nhu cầu, mong muốn đích thực của
ngƣời nghiện ma túy, sau đó xác định những nguồn lực phù hợp với nhu cầu ngƣời
nghiện ma túy để từ đó kết nối một cách có hiệu quả những nhu cầu và nguồn lực
đó. Đây đƣợc xem nhƣ nhóm hoạt động rất quan trọng trong can thiệp và trợ giúp
ngƣời nghiện ma túy giải quyết vấn đề dựa trên tiến trình can thiệp sau: 1/Tiếp nhận
ca, đánh giá sơ bộ ban đầu; 2/Thu thập thông tin, đánh giá chi tiết; 3/Xây dựng và
thực hiện kế hoạch can thiệp/trợ giúp; 4/Đánh giá và kết thúc can thiệp, trợ giúp.
Bên cạnh đó, NVCTXH cũng cần phải đánh giá nhu cầu, xây dựng các kế hoạch trợ
giúp thân chủ của mình các hoạt động hỗ trợ giảm tác hại với ngƣời nghiện ma tuý
tại cộng đồng nhƣ:

19


- Hỗ trợ giảm tự kỳ thị:
Một trong những rào cản làm cho ngƣời nghiện ma túy không tiếp nhận dịch
vụ trợ giúp và từ bỏ ma túy chính là sự tự kỳ thị. Quá trình nghiện ngập làm ngƣời
nghiện xao nhãng vai trò, bỏ bê công việc trở lên bê tha..cho nhóm điều này họ mất
dần lòng tin trong mắt những ngƣời xung quanh và bản thân họ tự nhận thấy mình

tệ bạc, xấu xa và không có đủ lòng tin là sẽ sống tốt hơn đƣợc. Hỗ trợ ngƣời nghiện
ma túy để họ sẵn sàng từ bỏ ma túy để lấy lại lòng tự tin, tự trọng của bản thân. Chỉ
khi nào họ có đủ ý chí và nghị lực họ mới vƣợt qua đƣợc sự tự kỳ thị để sẵn sàng từ
bỏ ma túy và làm lại cuộc đời. Để có đƣợc điều này vai tò của cán bộ CTXH cơ sở
vô cùng quan trọng. Nâng cao nhận thức cho bản thân ngƣời nghiện ma túy để họ
có đầy đủ kiến thức về phòng chống tái nghiện, kiến thức liên quan đến tình dục an
toàn về pháp luật, chính sách để có kỹ năng ứng phó với các tình huống bị kỳ thị.
Trong gia đình, bản thân ngƣời nghiện ma túy cố gắng xây dựng lại mối quan hệ
với các thành viên khác trong gia đình. Tỏ ra có ích nhƣ các thành viên khác. Đối
với cơ sở y tế, khi bị phân biệt đối xử không công bằng ngƣời nghiện không bỏ
cuộc, không bỏ đi mà hãy dùng những lời nói nhã nhặn, cƣơng quyết yêu cầu đƣợc
đối xử công bằng. Việc đấu tranh đ i quyền bình đẳng khi xử dụng các dịch vụ y tế
nhƣ một công dân bình thƣờng sẽ góp phần quan trọng trong phòng chống kỳ thị và
phân biệt đối xử với ngƣời nghiện ma túy. Hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy tham gia vào
các câu lạc bộ, các nhóm đồng đẳng, các buổi truyền thông để tuyên truyền cho
cộng đồng hiểu hơn về con đƣờng dẫn đến nghiện ma túy, những khó khăn đang
gặp phải mong muốn sự trợ giúp để thay đổi nhận thức của cộng đồng, giảm kỳ thị.
Giúp ngƣời nghiện ma túy có cơ hội nói lên tiếng nói của mình với các nhà chức
trách. Tăng cƣờng biện pháp hỗ trợ họ đƣợc tiếp cận với hệ thống pháp luật, chính
sách để họ hiểu đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
- Hỗ trợ triển khai và nhân rộng mô hình phương pháp điều trị thay thế
(methadone)
Hiện nay, trên thế giới, liệu pháp điều trị cai nghiện hiệu quả là dùng thuốc
thay thế, trong đó có Methadone. Methadone là một chất đồng vận với chất dạng

20


×