Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.01 KB, 94 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH DŨNG

QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP
ĐỐI VỚI NGƢỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG
XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
Công tác xã hội về “Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý từ thực
tiễn Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận” là hoàn
toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thanh Dũng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƢỜI CAI
NGHIỆN MA TÚY ............................................................................................................ 11

1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu của người nghiện ma túy ...............................11
1.2. Đặc điểm của người nghiện ma túy ...................................................................14
1.2. Lí luận về quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy .............................18
1.3. Thể chế về công tác xã hội đối với người nghiện ma túy ..................................26
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy ...28
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƢỜI CAI
NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC –
LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN .................................................................. 32

2.1. Khái quát về Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình
Thuận. ........................................................................................................................32
2.2. Thực trạng về người nghiện ma tuý và người cai nghiện ma tuý tại tỉnh Bình
Thuận và Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận ...35
2.3. Thực trạng quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn Trung
tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận ..............................37
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý trường hợp đối với người cai
nghiện ma túy ............................................................................................................51
Chƣơng 3 ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI VỚI
NGƢỜI CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRƢỜNG
HỢP VỚI NGƢỜI CAI NGHIỆN MA TUÝ TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH –
GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN .......................................... 57


3.1. Áp dụng phương pháp quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy trên
điển cứu một trường hợp cụ thể tại Trung tâm .........................................................57
3.2. Biện pháp quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý tại Trung tâm
Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận .....................................63
KẾT LUẬN ................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................74


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1

Khái quát về số lượng người cai nghiện ma tuý.......................trang 37

Bảng 2.2

Mức độ thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin về người cai nghiện ma
tuý của nhân viên công tác xã hội..............................................trang 38

Bảng 2.3

Mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp thu thập thông tin
....................................................................................................trang 39

Bảng 2.4

Thông tin cá nhân người cai nghiện ma túy ..............................trang 40

Bảng 2.5


Mức độ thường xuyên thu thập nội dung các thông tin của về gia đình
người cai nghiện ma tuý ............................................................trang 41

Bảng 2.6

Nhân viên quản lý trường hợp tìm hiểu và đánh giá các nhu cầu của
người cai nghiện ma tuý ............................................................trang 43

Bảng 2.7

Mức độ thực hiện nhiệm vụ đánh giá tình trạng và thông tin liên quan
đến vấn đề của người cai nghiện ma túy ...................................trang 44

Bảng 2.8

Mức độ thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch trợ giúp người cai
nghiện ma túy ............................................................................trang 46

Bảng 2.9

Mức độ thực hiện kế hoạch trợ giúp người cai nghiện ma túy của nhân
viên công tác xã hội trong quản lý trường hợp ........................trang 48

Bảng 2.10 Mức độ thực hiện lượng giá và kết thúc quản lý trường hợp đối với
người cai nghiện ma túy ............................................................trang 49
Bảng 2.11

Các tiêu chí kết thúc quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma
túy ..............................................................................................trang 50


Bảng 2.12

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với người
cai nghiện ma túy ......................................................................trang 51

Bảng 3.1

Nội dung và kết quả can thiệp....................................................trang 62


DANH MỤC PHỎNG VẤN SÂU NHÂN VIÊN QUẢN LÝ TRƢỜNG
HỢP/CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP VÀ GIA ĐÌNH
NGƢỜI CAI NGHIỆN MA TUÝ TẠI TRUNG TÂM

Nội dung đƣợc phỏng vấn
Thu thập thông tin về gia đình của
người cai nghiện ma túy
Cắt cơn, chăm sóc phục hồi sức

Ngƣời đƣợc
phỏng vấn
Ô. Nguyễn Văn Thoại
Bà. Lục Thị Thị Hương

Chức vụ
Phó trưởng
phòng
Y sĩ

khỏe cho người cai nghiện ma túy


Nhân viên

Đánh giá, can thiệp lượng giá các

Nhân viên bảo

nội dung hỗ trợ cho người cai

Ô. Võ Ngọc Hạ

nghiện ma túy

viên

Nhân viên quản lý trường hợp tư
vấn tâm lý cho người cai nghiện

Thân nhân
Ô. Phạm Thanh Tuấn

ma túy
Cán bộ quản lý trường hợp đối với
nhân viên quản lý trường hợp

vệ - Quản lý học

người cai nghiện
ma túy


Ô. Huỳnh Trần Trí Đức

Phó trưởng
phòng
Nhân viên Giáo

Yếu tố nhận thức của cha mẹ,
người thân gia đình của người cai
nghiện ma túy.

dục – Dạy nghề
Ô. Trần Hữu Trường

- Lao động sản
xuất – Hòa nhập
cộng đồng


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu hướng gia tăng của tệ nạn ma túy trên thế giới, những năm qua, tệ
nạn ma túy ở Việt Nam luôn tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội.
Tác hại rất lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội, hạnh phúc, giống nòi, làm suy thoái về
đạo đức, lối sống, là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm như trộm cắp, cướp của
giết người, lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng.
Theo báo cáo của ngành công an tại Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm 2016, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm
2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức, tính đến hết năm 2016, cả
nước có 210.751 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (tăng 11.613 người so với
cùng kỳ năm 2015), trong đó có 28.427 người đang quản lý, điều trị, cai nghiện

(tăng 14.658 người so với năm 2015). Người nghiện ma túy đã xuất hiện ở mọi
thành phần xã hội, mọi lứa tuổi song chủ yếu ở lớp trẻ: 76% trong số người nghiện
có độ tuổi dưới 35 tuổi; 60% số người sử dụng ma túy lần đầu ở độ tuổi dưới 25
tuổi, trong đó 8% sử dụng ma túy lần đầu ở độ tuổi dưới 18 tuổi. Trước đây, số
người nghiện ma túy chủ yếu là nam giới, nhưng những năm gần đây tỷ lệ người
nghiện ma túy là nữ đã gia tăng đáng kể.
Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước Đảng và Nhà nước ta
luôn quan tâm đến công tác xã hội. Ngày 25 tháng 3 năm 2010 Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định số 32/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển công tác xã hội
ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 nhằm mục tiêu phát triển công tác xã hội trở
thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác
xã hội xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên đủ về số
lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ
công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên
tiến. Trên tinh thần đó, việc áp dụng các phương pháp quản lý và thực hiện công tác
xã hội chuyên nghiệp đang được thúc đẩy và nhân rộng trong các cơ sở xã hội.
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận (gọi tắt là
Trung tâm) là một loại hình cơ sở xã hội, có chức năng điều trị nghiện ma túy cho

1


người nghiện ma túy. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình quản lý trường hợp đối với
người cai nghiện ma túy tại Trung tâm rất mới mẻ, bởi đội ngũ cán bộ, viên chức,
nhân viên chưa được đào tạo chuyên môn về công tác xã hội. Vì vậy quá trình triển
khai thực hiện gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, người nghiện ma túy ngày càng gia
tăng sử dụng nhiều loại ma túy đặc biệt là ma túy tổng hợp, ma túy đá làm ảnh
hưởng đến não bộ, gây ảo giác, loạn thần, không kiểm soát được hành vi. Gây bất
an hoan mang cho người dân, làm mất an ninh trật tự trong xã hội, nhất là độ tuổi
thanh thiếu niên. Vì vậy cần phải có mô hình quản lý phù hợp, đáp ứng nhu cầu của

người cai nghiện ma túy. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay xem người
nghiện ma túy là người bệnh mãn tính nên cần phải được điều trị tại các Trung tâm,
việc quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm
Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận là hết sức cần thiết và cấp
bách nhưng thực tế việc quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy chưa
có chiều sâu từ lý luận đến thực tiễn.
Quản lý trường hợp là phương pháp thực hành công tác xã hội phù hợp với
nhu cầu của người nghiện ma túy đáp ứng các dịch vụ khác nhau cần phải hoạt động
chuyên nghiệp, có tính chuyên môn cao theo một tiến trình nhất định. Nhân viên
quản lý trường hợp cần đảm bảo một số yêu cầu chuyên môn như thiết lập mối quan
hệ với người nghiện ma túy cai nghiện tại Trung Tâm, thu thập thông tin, cùng với
các bên liên quan phân tích thông tin, đánh giá nhu cầu của người cai nghiện ma
túy, xây dựng kế hoạch trợ giúp cho thân chủ các mục tiêu đã được xác định, liên
kết, điều phối và thúc đẩy mạng lưới các dịch vụ cung cấp, thiết lập hồ sơ và lưu trữ
hồ sơ đảm bảo theo đúng nguyên tắc, làm cơ sở theo dõi cho quá trình can thiệp trợ
giúp.
Từ thực tế đó, cần có một sự nghiên cứu toàn diện trên cơ sở tổng quan những
vấn đề cơ bản về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm
để phân tích đánh giá đúng thực trạng quản lý trường hợp đối với người cai nghiện
ma túy. Từ đó đề xuất các giải pháp để quản lý trường hợp đối với người cai nghiện
ma túy một cách đồng bộ, hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của người cai nghiện ma
túy tại Trung tâm. Xuất phát từ những suy nghĩ đó, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý

2


trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận” để làm đề tài Luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy không phải là vấn đề
mới, mà thực tế trong những năm qua đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên

cứu những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc quản lý người cai nghiện tại các
Trung tâm trên toàn quốc. Tuy nhiên, tùy theo phương pháp tiếp cận vấn đề, các
nhà khoa học có những quan niệm và cách thức lý giải, minh chứng cho sự việc
nghiên cứu khác nhau về phương pháp xây dựng quản lý trường hợp đối với người
cai nghiện ma túy tại các Trung tâm nhưng mục tiêu đi đến cuối cùng vẫn là nâng
cao chất lượng, hiệu quả của việc quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma
túy tại các Trung tâm. Trong thời gian qua có một số công trình khoa học nghiên
cứu như:
2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Qua các nghiên cứu vấn đề của người nghiện ma túy nói chung, đặc biệt là các
nghiên cứu về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy nói riêng đã
được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Copello.A và Orford.J (2002) về người nghiện
ma túy và thân nhân người nghiện tại Anh, Mexico, Australia và Italia cho thấy,
trong các gia đình có người nghiện ma túy, thân nhân gặp rất nhiều khó khăn về
sinh kế, đe dọa đến bản thân người nghiện và gia đình về cảm xúc, cộng đồng, tài
chính. Nghiên cứu này cho thấy trẻ em trong gia đình có người nghiện ma túy là đối
tượng dễ bị tổn thương, dễ bị bỏ rơi, chịu sự lạm dụng bởi thân nhân hay ngoài xã
hội. Đây là một trong những điểm chú ý đặc biệt, bởi ảnh hưởng tương hỗ giữa
người nghiện ma túy và thân nhân rất quan trọng trong quá trình điều trị người
nghiện ma túy.
Nghiên cứu của Richard.C. Bowlt (2010) về hiệu quả của quản lý trường hợp
trong việc hỗ trợ người sử dụng ma túy đưa ra các dẫn chứng cụ thể về hiệu quả
của việc sử dụng công cụ quản lý trường hợp ở các khía cạnh tâm sinh lý cũng như
quản lý tình trạng nghiện hút của các đối tượng [24].

3


Nghiên cứu của Martin SS, Scapitti FR (1993) về hiệu quả trong việc kết nối,

điều phối các dịch vụ dành cho người sử dụng ma túy. Đây là nghiên cứu dựa trên
sự phối kết hợp của các ngành khác nhau với cách tiếp cận mô hình quản lý trường
hợp với người sử dụng ma túy để tìm hiểu về hiệu quả trong việc kết nối, điều phối
các dịch vụ dành cho người sử dụng ma túy [23].
Như vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu về quản lý trường hợp ở nước
ngoài nghiên cứu nhiều về hiệu quả và tác động của quản lý trường hợp đến các
người đang nghiện ma túy.
2.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy ngoài cộng
đồng và người nghiện ma túy đang được cai nghiện tại các Trung tâm được các nhà
nghiên cứu tập trung nghiên cứu ở các hướng như sau:
Nghiên cứu nhu cầu việc làm của người cai nghiện ma túy, các nguyên nhân
nghiện ma túy và cơ chế trị liệu cho người cai nghiện ma túy.
Trong đề tài nghiên cứu “Quản lý dạy nghề và giáo dục phục hồi nhân cách
cho người sau cai nghiện; vấn đề và kinh nghiệm ở thành phố Hồ Chí Minh” của
Trần Nhu và Hồ Bá Thâm. Nghiên cứu tập trung vào giải quyết việc làm, nhu cầu
việc làm cho người cai nghiện ma túy của thành phố Hồ Chí Minh do Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội cùng lực lượng thanh niên xung phong thành phố quản lý.
Mặc dù nghiên cứu trên bình diện xã hội học nhưng nghiên cứu cũng đã cho thấy
thách thức lớn nhất mà người cai nghiện ma túy đang phải đối mặt là vấn đề việc
làm cho người cai nghiện và đưa ra những giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp
khi sử dụng lao động là người cai nghiện ma túy [17].
Nghiên cứu của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Chemonics (2012), đã đưa ra các số liệu liên
quan đến các vấn đề hạn chế trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm thỏa mãn
người cai nghiện ma túy cho người sau cai nghiện những khó khăn, thách thức từ
các mô hình trợ giúp hiện tại. Nghiên cứu đã đề xuất cho Chính phủ Việt Nam trong
việc hỗ trợ học nghề, thỏa mãn nhu cầu việc làm của người cai nghiện ma túy. Tuy
nhiên, nghiên cứu này chỉ đi theo hướng nghiên cứu xã hội học chứ chưa đi sâu


4


nghiên cứu nhu cầu việc làm của người cai nghiện ma túy dựa trên lý luận khoa học
tâm lý. Đặc biệt chưa xây dựng được thang đo mức độ biểu hiện nhu cầu việc làm
dưới góc độ tâm lý học [19].
Nghiên cứu của các tác giả Trần Nhu và Hồ Bá Thâm (2008) đã đề cập tới
nguyên nhân của việc nghiện ma túy. Các tác giả cho rằng việc nghiện ma túy có
thể do các xung đột, rối nhiễu tâm lý như bạo lực gia đình, ly hôn… Cách tiếp
cận của nghiên cứu này nhằm vào các sang chấn tâm lí trong quá trình phát triển,
nhất là tuổi thơ ấu của con người kéo theo rối nhiễu hành vi mà biểu hiện cụ thể
là trường hợp người nghiện ma túy. Từ luận điểm này, các tác giả đề cập tới việc
sử dụng lao động trị liệu như liệu pháp hành vi cho qúa trình phục hồi cho người
cai nghiện ma túy [17].
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách của người cai nghiện ma túy và biện pháp trị
liệu cho người cai nghiện ma túy.
Tác giả Phan Mai Hương (2005), đã đề cập đến đặc điểm nhân cách, hoàn
cảnh xã hội của thanh thiếu niên nghiện ma túy. Theo cách tiếp cận này, việc sử
dụng ma túy có thể được quan niệm như hành vi giải quyết các vấn đề tạm thời
trong việc thiếu thích nghi trước các nhiệm vụ phát triển, tự lập hóa, hòa nhập vào
nhà trường và xã hội, giúp con người hòa nhập dễ dàng hơn vào xã hội, sửa chữa ý
nghĩ hèn kém và các rối nhiễu cảm xúc gây ra do thiếu thích nghi hoặc do điều kiện
sống không thuận lợi. Quan điểm nghiên cứu đưa ra cần lưu ý là việc giáo dục và
sửa đổi hành vi nghiện ma túy cần phải bắt đầu đồng bộ từ việc nâng cao nhận thức
và hình thành kỹ năng sống cho người cai nghiện trong việc ứng phó với các vấn đề
khác nhau từ cuộc sống [11].
Nghiên cứu “Liệu pháp tâm lý xã hội cho người nghiện ma túy” của Nguyễn
Hữu Khánh Duy, Nguyễn Văn Khuê, Trist Summerfield (2002) đã đề cập tới một số
liệu pháp tâm lý xã hội nhằm can thiệp phục hồi cho thanh thiếu niên nghiện ma
túy. Nghiên cứu đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận tư vấn hướng nghiệp cho

thanh niên sau cai nghiện, chú trọng tới hoạt động tư vấn hướng nghiệp và nội dung
tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng. Nghiên cứu chỉ ra
được một số hướng đi có thể áp dụng hỗ trợ cho thanh niên sau cai nghiện để có thể
hoà nhập cộng đồng tốt nhất [9].

5


Nghiên cứu thị trường lao động, tư vấn hướng nghiệp và tổ chức việc làm cho
người sau cai nghiện:
Tác giả Lê Hồng Minh (2007), trong nghiên cứu “Tổ chức chương trình tư
vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí
Minh” đã đề cập tới vai trò quan trọng của tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau
cai nghiện. Tác giả đã nêu lên được khía cạnh thực tế của việc đào tạo việc làm cho
người cai nghiện ma túy. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp phải là sự phối hợp của
các ban ngành địa phương, cần một hệ thống những người có chuyên môn nghiệp
vụ, có kỹ năng. Bên cạnh đó cần huy động sức dân, thành lập các tổ cán sự an sinh
xã hội mà tình nguyện viên là thành viên, đại diện ban ngành, hội đoàn trong
phường/xã tham gia thường xuyên thăm viếng, tư vấn giáo dục cho người cai
nghiện ma túy. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc mô tả thực trạng đào tạo
việc làm cho người cai nghiện ma túy khi ở Trung tâm cai nghiện, mô tả về mặt tổ
chức cũng như nội dung hoạt động của chương trình mà chưa nói lên được những
chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ người cai nghiện ma túy [16].
Trong bối cảnh áp dụng quản lý trường hợp với người nghiện ma túy, Nguyễn
Hồi Loan (2013) đề xuất năm vai trò đối với nhân viên quản lý trường hợp. Đó là
người kết nối dịch vụ, người điều phối, người vận động, người trợ giúp và người
truyền thông. Sự kết hợp của 5 vai trò trong cá nhân người quản lý trường hợp sẽ
giúp liên kết và điều phối nhiều dịch vụ xã hội khác nhau được cung cấp từ các
nguồn khác nhau giúp việc trợ giúp người nghiện hiệu qủa [13].
Những tài liệu trên đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn nâng cao

chất lượng quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy nhưng hiện nay vấn
đề quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa
bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận chưa có công trình khoa học
nào nghiên cứu. Vì vậy tác giả chọn đề tài này làm luận văn Thạc sĩ, đề tài nghiên
cứu của luận văn không trùng với các công trình khoa học đã được công bố. Tuy
nhiên các công trình khoa học trên đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc
nghiên cứu và hoàn thiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn này dựa vào những cơ sở nghiên cứu lý
luận và thực tiễn về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung
tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận nhằm mục đích nâng

6


cao hiệu quả quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm đáp
ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma
túy.
Phân tích thực trạng quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với người cai
nghiện ma túy.
Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý trường hợp đối với người
cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình
Thuận.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm
Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận.
.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng quản
lý trường hợp như thu thập thông tin và nhu cầu của người cai nghiện ma túy; tư
vấn tâm lý, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người cai nghiện; giáo dục hành vi nhân
cách nâng cao nhận thức; lao động trị liệu phục hồi sức khỏe; biện hộ chính sách và
kết nối dịch vụ xã hội hòa nhập cộng đồng.
Phạm vi về khách thể: đề tài tập trung nghiên cứu 15 nhân viên quản lý trường
hợp và 41 người cai nghiện ma túy từ 14 tuổi đến 45 tuổi.
Phạm vi về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu tại Trung tâm Chữa bệnh –
Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận.
Phạm vi về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ 2013 đến
nay (tức từ khi có Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ
quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc).
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở áp dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng,
quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về quản lý trường hợp

7


đối với người cai nghiện ma túy, áp dụng vào công việc thực tế đang thực hiện tại
Trung tâm đưa ra những thuận lợi, khó khăn và hướng đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả trong quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm.
Luận văn sử dụng các thuyết như thuyết nhu cầu, thuyết trao quyền để nghiên
cứu quy trình quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ khâu hoạch
định kế hoạch đến thực thi, đánh giá nhân viên quản lý trường hợp đối với người cai

nghiện ma túy và kết nối các dịch vụ khi hòa nhập cộng đồng. Các yếu tố ảnh
hưởng cũng như hệ thống chính sách xã hội đối với khách thể này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: thông qua việc thu thập tài liệu, thu
thập thông tin, số liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các
nguồn tài liệu những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi: với tổng số mẫu tham gia quá
trình khảo sát là 56 người. Cụ thể: điều tra bằng bảng hỏi gồm: 41 người cai nghiện
ma tuý; 15 nhân viên quản lý trường hợp tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục –
Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: gồm 8 người, trong đó: 5 nhân viên quản lý
trường hợp, 3 người cai nghiện ma tuý tại Trung tâm.
- Phương pháp quan sát: quan sát thực tế người cai nghiện ma túy tại Trung
tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận, thông qua các tri
giác như: nghe; nhìn và tiếp xúc trực tiếp với người cai nghiện hàng ngày. Từ đây
có thể nắm bắt được tình trạng chăm sóc, điều trị phục hồi chức năng của người cai
nghiện ma tuý cải thiện như thế nào, kết quả đạt được ra sao.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: nhằm mục đích thu thập,
bổ sung và làm rõ hơn thực trạng quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma
tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận, các
yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này và các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý
trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục –
Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận. Những thông tin thu được sẽ được xử lý theo
phương pháp định tính.

8


- Phương pháp quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý: điển cứu
01 trường hợp người cai nghiện ma tuý tại Trung tâm bằng việc áp dụng tiến trình

quản lý trường hợp (5 bước) đối với người cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã nghiên cứu và chỉ ra được khung lý thuyết nghiên cứu quản lý
trường hợp với người cai nghiện ma tuý. Trong đó, xác định được các khái niệm
công cụ (quản lý; quản lý trường hợp; người cai nghiện ma tuý; quản lý trường hợp
đôi với người cai nghiện ma tuý). Luận văn cũng đã chỉ ra được những vấn đề lí
luận cơ bản về tiến trình quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý và các
nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội khi quản lý trường hợp đối với người cai
nghiện ma tuý. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể bổ sung thêm một số vấn đề
lí luận về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý vào những vấn đề lí
luận của chung của công tác xã hội và quản lý trường hợp đối với người cai nghiện
ma tuý từ góc độ khoa học công tác xã hội.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã khảo sát và phân tích thực trạng quản lý trường hợp với người cai
nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình
Thuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bước đầu việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý
trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý đã được thực hiện tương đối tốt, tuy
nhiên luận văn cũng đã chỉ ra được một số tồn tại trong việc thực hiện quản lý
trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý như: bố trí, sử dụng, đào tạo nhân viên
xã hội; huy động kết nối nguồn lực chưa phù hợp giúp cho người cai nghiện ma tuý
vượt qua được những khó khăn tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã
hội tỉnh Bình Thuận. Luận văn cũng đã áp dụng tiến trình quản lý trường hợp vào
điển cứu 01 trường hợp người cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo
dục – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng
tiến trình quản lý trường hợp đối với người cai nghiên ma tuý thật sự có hiệu quả,
trợ giúp được người cai nghiện rất nhiều vấn đề từ sức khoẻ, việc trị liệu cai nghiện,
hoà nhập cộng đồng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn, luận văn đã đề xuất

9



một số biện pháp thực tế để bảo đảm hiệu quả hơn về quản lý trường hợp đối với
người cai nghiên ma tuý, giúp cho nhân viên quản lý trường hợp nói riêng và các
ngành khác nói chung hiểu biết thêm về quản lý trường hợp đối với người cai
nghiên ma tuý.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về vai
trò của nghề công tác xã hội, các nhân viên quản lý trường hợp, cũng như vai trò
của hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ người cai
nghiên ma tuý. Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các cơ quan,
ban, ngành trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách về quản lý trường hợp
đối với người cai nghiên ma tuý.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
gồm 3 chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy.
Chương 2: Thực trạng quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ
thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận.
Chương 3: Áp dụng phương pháp quản lý trường hợp đối với người cai nghiện
ma túy và đề xuất biện pháp quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại
Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận.

10


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP
ĐỐI VỚI NGƢỜI CAI NGHIỆN MA TÚY
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu của ngƣời nghiện ma túy
1.1.1. Khái niệm người nghiện ma túy

1.1.1.1. Khái niệm ma tuý
Từ xa xưa, do trình độ nhận thức của con người còn thấp y học chưa phát triển
nên con người chỉ biết sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Trong các loại cây cỏ
đó có cây thuốc phiện, cây cần xa và cây Côca. Sau đó người ta phát hiện tác hại
của nó.
Theo Nguyễn Hữu Đức: ma túy là một từ Hán - Việt đã có từ lâu. Ma là tê mê,
túy là say sưa. Khi con người sử dụng nó làm mê mẫn, ngây ngất và túy lúy (trích
tài liệu giảng dạy Trung cấp nghề công tác xã hội, bài 1: Ma túy và các chất gây
nghiện).
Ngày nay ma túy được định nghĩa một cách rộng hơn: ma túy là những
chất khi đưa vào cơ thể sẽ tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây biến đổi nhận
thức, cảm giác, chức năng của hệ thống não bộ. Nếu sử dụng nhiều lần sẽ dẫn đến
tình trạng bị lệ thuộc về cơ thể hoặc tâm thần hoặc cả hai. Người sử dụng ma túy do
không kiểm soát được bản thân sẽ có những hành vi gây hậu quả nặng nề cho chính
mình, gia đình và xã hội.
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã được tổ chức giáo dục,
khoa học và văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) tán thành: “ma túy là bất kỳ chất
gì mà khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý
của cơ thể” (trích tài liệu của Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy PSD).
T m lại: ma túy là chất c nguồn gốc tự nhiên hoặc là chất tổng hợp, khi
được đưa vào cơ thể con người, n c tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và
sinh lý của người đ

Nếu lạm dụng ma túy, con người s lệ thuộc vào n , khi n

gây nên tổn thương nguy hại cho người s dụng và cộng đồng
Tại Điều 2 Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội khóa X kỳ họp lần thứ 8
thông qua ngày 9 tháng 12 năm 2000 quy định:

11



Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh
mục do Chính phủ ban hành.
Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc là ức chế thần kinh, để gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng.
Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử
dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, đã quy định
các tội phạm về ma túy. Theo đó, ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa,
cây côca, lá, hoa, quả cây cần sa, lá cô ca, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện
tươi, hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, các chất ma túy
khác ở thể lỏng, thể rắn [2].
1.1.1.2. Khái niệm nghiện ma túy
Sổ tay chẩn đoán của hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA) định nghĩa nghiện ma túy
như sau: Các triệu chứng bao gồm hiện tượng dung nạp (Cần phải tăng liều lượng
sử dụng để đạt được khoái cảm), sử dụng ma túy để giảm triệu chứng cai, không thể
giảm liều sử dụng thuốc hay ngưng sử dụng và tiếp tục sử dụng dù biết nó có hại
cho bản thân hay những người khác (trích tài liệu Đào tạo nhân viên tiếp cận cộng
đồng của Dự án LIFE - GAP do Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh của Hoa Kỳ - CCD
cung cấp).
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì nghiện ma túy là tình trạng lệ thuộc về
mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại
theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và tình trạng lệ thuộc này
làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng
ma túy để có được những hiệu ứng ma túy về mặt tâm thần của ma túy và thoát khỏi
sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy. Tình trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện
tượng quen ma tuý hoặc không và một người có thể bị lệ thuộc vào nhiều lọai ma
túy (trích tài liệu Đào tạo nhân viên tiếp cận cộng đồng của Dự án LIFE - GAP do

Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh của Hoa Kỳ - CCD cung cấp).
Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa kỳ (APA): Nghiện là các hội chứng gồm tăng
liều ma túy để có tác dụng mong muốn, sử dụng ma túy để giảm hội chứng thiếu

12


thuốc, không có khả năng giảm liều hoặc dừng ngừng sử dụng ma túy, và tiếp tục
sử dụng ma túy mặc dù biết nó có hại cho bản thân và những người khác [21].
Viện nghiên cứu quốc gia Hoa kỳ về lạm dụng ma túy (NIDA): Nghiện là một
bệnh não bộ mãn tính, tái phát làm cho người nghiện buộc phải tìm và sử dụng ma
túy, bất chấp các hậu quả đối với họ và những người xung quanh [27].
Theo quan điểm của Chính phủ Việt Nam về đổi mới công tác cai nghiện ma
túy đến năm 2020: Nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều trị
nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế,
tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy
và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép [8].
1.1.1.3. Khái niệm người nghiện ma túy
Tại khoàn 11 Điều 2 của Luật phòng, chống ma túy năm 2000, sửa đổi, bổ
sung năm 2008 quy định: Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma tuý, thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.
Theo nghĩa rộng: người nghiện ma túy là người có thói quen dùng ma túy,
không dùng không chịu được, bằng mọi giá để có ma túy sử dụng, bất chấp sự ngăn
cấm của pháp luật, của người thân trong gia đình và xã hội.
Theo nghĩa hẹp: người nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ thể (lệ
thuộc cả thể chất lẫn tâm lý) đối với các chất ma túy đó làm cho con người không
thể quên và từ bỏ được.
Như vậy, nghiện ma túy là sự phụ thuộc của con người vào các chất ma túy,
việc đưa một lượng ma túy nhất định vào cơ thể là một nhu cầu thường xuyên, luôn
có xu hướng tăng dần liều, khi ngừng sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai

(lên cơn nghiện) rất khó chịu, bao gồm các dấu hiệu: cảm giác thèm chất ma túy,
ngạt mũi hoặc hắt hơi, chảy nước mắt, đau cơ hoặc chuột rút (có cảm giác dòi bò
trong xương), co cứng bụng, buồn nôn, tiêu chảy, giãn đồng tử, nổi da gà, bứt rứt,
tăng huyết áp, ngáp, ngủ không yên.
1.1.1.4. Khái niệm người cai nghiện ma túy
Người cai nghiện ma túy là người đang áp dụng các biện pháp cai nghiện để
chấm dứt việc sử dụng ma túy, không còn lệ thuộc vào các chất ma tuý gây nghiện.

13


Cai nghiện ma túy là một biện pháp tổng hợp gồm các tác động về y học, pháp
luật, giáo dục học, đạo đức,…nhằm điều trị giúp người nghiện ma túy cắt các hội
chứng nghiện, phục hồi sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng.
Cai nghiện ma túy là một quá trình gồm nhiều giai đoạn: cắt cơn, giải độc và
điều trị tâm lý; phục hồi sức khỏe; giáo dục hành vi nhân cách, kỹ năng sống; lao
động trị liệu; dạy nghề và định hướng tìm kiếm việc làm; tư vấn, tái hòa nhập cộng
đồng. Các giai đoạn này phải liên tục, kế tiếp nhau trong thời gian từ 1 đến 2 năm.
1.2. Đặc điểm của ngƣời nghiện ma túy
Phần lớn người nghiện có sự biển đổi về nhân cách do sự lệ thuộc ma túy về
mặt tâm thần hoặc về mặt cơ thể hoặc bị lệ thuộc cả hai. Khi người nghiện có ma
túy để dùng thì họ cảm thấy thoải mái, sảng khoái. Khi không có nó thì họ thường
cau có, bực bội hoặc cô độc, u sầu. Do các chất ma túy thường tạo nên khoái cảm,
sảng khoái làm cho người nghiện giảm hứng thú, nhân cách bị thu hẹp, cách cư xử
trở nên thô lỗ. Người nghiện thường ít chú ý đến người thân, thờ ơ với công việc,
với những vui buồn trong cuộc sống.
Đặc biệt do tính lệ thuộc ma túy nên người nghiện tìm đủ mọi cách để đảm
bảo có được liều quen dùng. Vì vậy, họ có thể nói dối, lấy cắp của gia đình, của xã
hội, cướp giật… miễn làm sao họ có được ma túy. Cho nên, họ đã làm cho bản thân
và gia đình tan nát về vật chất, tinh thần, đạo đức…

Một đặc điểm nữa đáng chú ý của người nghiện ma túy là họ luôn tìm cách
gây “Lây lan về tâm lý”: họ thường hứng thú nói về cảm giác sảng khoái, sung
sướng khi dùng ma túy, khiến mọi người khác có ý nghĩ muốn dùng.
Tùy thuộc vào từng loại chất kích thích mà những biến đổi đến tâm sinh lý có
khác nhau ở từng người nghiện khác nhau. Ví dụ như nghiện thuốc phiện có biểu
hiện rối loạn về tâm lý, nói điệu, lười biếng, ít chú ý đến vệ sinh thân thể (về thực
thể thì táo bón, co đồng tử, thiếu máu, chán ăn nên sút cân, mất ngủ, già trước tuổi,
run). Khả năng chống nhiễm khuẩn kém, dễ chết vì bệnh truyền nhiễm.
Nếu mới nghiện: Cảm xúc cô đơn, trống vắng; mặc cảm tội lỗi, cảm giác lo sợ,
mặc cảm mình bị ghét bỏ. Từ đó có thể dẫn đến những hành vi như tiếp tục sử dụng
ma túy để tìm quên; che giấu, sống tách biệt với thế giới riêng, ngại giao tiếp; lừa

14


dối; phản kháng, bỏ nhà đi. Đặc biệt do tính lệ thuộc ma túy nên người nghiện ma
túy tìm đủ mọi cách để đảm bảo có được liều quen dùng.
Nếu nghiện lâu: Mặc cảm thua sút anh em, bạn bè; mặc cảm mình bị ghét bỏ,
là thành phần xấu của xã hội; tự ái rằng mình có thừa khả năng, có thể thành đạt
nhưng chỉ tại vì nghiện, tại vì hoàn cảnh. Đối với những người đã sử dụng trong
thời gian dài có cảm giác chán chường, buông xuôi vì đã từng nỗ lực từ bỏ nhiều
lần nhưng không thành công. Họ muốn được làm người bình thường, muốn có và
sống với vợ con, muốn nói chuyện và giao tiếp với người khác; có nhận thức về
mình, đôi lúc có tính cách triết lý, nói chuyện cố gắng có đầu có đuôi.
Những khó khăn tâm lý của người nghiện ma túy cần được nhân viên công tác
xã trợ giúp
Môi trường tập trung người nghiện ma túy là môi trường phức tạp và khó
khăn, người nghiện có nhiều mặc cảm, sinh hoạt rất phức tạp và luôn biến động về
mặc tâm sinh lý. Công tác hỗ trợ người nghiện ma túy đòi hỏi rất nhiều về kiến thức
và kỷ năng chuyên môn để có thể chuyển đổi từng con người ra khỏi ma lực của ma

túy. Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã là giúp từng người một, từng số phận có
hoàn cảnh khác nhau, giúp họ phục hồi giá trị của chính họ.
1.1.3. Nhu cầu của người nghiện ma túy
1.1.3.1. Khái niệm nhu cầu
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy
theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người
có những nhu cầu khác nhau.
1.1.3.2. Các nhu cầu của người nghiện ma tuý
Cũng là con người, người nghiện ma túy cũng có nhu cầu chung như mọi người
khác. Tuy nhiên do bị lệ thuộc vào ma túy, họ có những đặc điểm về sức khỏe, tinh thần,
nhận thức, tâm lý, hành vi riêng nên họ còn có các nhu cầu rất riêng.
Nhu cầu đầu tiên của người nghiện là mong muốn được chăm sóc, điều trị,
phụ hồi sức khỏe về thể chất và tinh thần. Họ mong muốn được nghỉ ngơi, ăn uống,
chăm sóc để sức khỏe dần dần hồi phục thể chất, tinh thần được thư giãn.

15


Người nghiện ma túy có nhu cầu về tài chính rất lớn, họ luôn muốn có tiền để
mua ma túy sử dụng và nhu cầu có thể ngày càng cao, chi phí để mua đủ ma túy
dùng là rất lớn.
Nhu cầu được cảm thông, chia sẻ yêu thương luôn tồn tại trong họ, thôi thúc
họ như một sự thật hiển nhiên của cuộc sống.
Nhu cầu việc làm, thu nhập của người nghiện ma túy gần như là không thể
thực hiện.
Nhu cầu được tham gia điều trị nghiện, nhu cầu này nảy sinh như một sự tất
yếu khách quan. người nghiện ma túy chỉ tích cực tham gia điều trị nghiện khi họ
nhận ra được nhu cầu của chính bản thân họ.
Nhu cầu tự khẳng định nảy sinh trong suy nghĩ, hành động của người nghiện

ma túy, người sau cai nghiện ma túy là tín hiệu lạc quan cho một người đi từ nghiện
ngập đến thành công trong cuộc sống.
Nhu cầu là một trong những nguồn gốc nội tại nảy sinh tính tích cực hoạt
động của con người, là trạng thái tâm lý khi cá nhân cảm thấy cần phải có
những điều kiện nhất định để bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mình, trạng
thái tâm lý đó kích thích tính tích cực hoạt động của con người nhằm đạt được
những điều mình muốn.
1.1.3.3. Áp dụng lý thuyết nhu cầu vào nghiên cứu người nghiện ma tuý
Dựa trên thuyết về nhu cầu con người, là con người xã hội ai cũng cần có
những nhu cầu về vật chất, tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa
dạng, phong phú và phát triển. Nhu cầu con người phản ánh mong muốn chủ quan
hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội
của họ. Để tồn tại, con người cần phải được đáp ứng các nhu cầu cá nhân cần cho sự
sống và nhu cầu xã hội.
Theo thuyết động cơ của Maslow, con người là một thực thể sinh – tâm lý xã
hội. Do đó con người có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống và nhu cầu xã hội. Theo
đó, ông chia nhu cầu của con người thành 5 thang bậc từ thấp đến cao.

16


Hình 1.1. Thang nhu cầu của Maslow

* Biểu hiện cụ thể của bậc thang nhu cầu đối với người s dụng ma tuý
Nhu cầu cơ bản nhất của con người – nhu cầu thể lý về khí oxy, thực
phẩm, nước, quần áo, nhà cửa, nghỉ ngơi và thân nhiệt tương đối ổn định. Đó là
những nhu cầu mạnh mẽ nhất vì sự sống của con người phụ thuộc vào những
điều này. Người sử dụng ma túy cũng là con người bình thường nên có đầy đủ
những nhu cầu này, ngoài ra họ còn rất cần có những nhu cầu vật chất thiết
thực hơn cho sức khỏe của họ.

Khi các nhu cầu về thể lý được đảm bảo và các yếu tố về thể lý không còn chi
phối đến suy nghĩ và hành vi của người cai nghiện thì họ có thể tập trung vào nhu
cầu đƣợc an toàn: an toàn về thông tin, an toàn về cuộc sống, an toàn về thể trạng,
an toàn trong quá trình điều trị nghiện, …
Khi người sử dụng ma túy cảm thấy tương đối an toàn và yên tâm, họ sẽ
hướng đến nhu cầu yêu thương, được yêu mến. Đó là việc người cai nghiện cho và
nhận được sự yêu thương, quý mến và cảm nhận rằng mình có mối liên hệ với
những người xung quanh như những người thân trong gia đình, hàng xóm láng
giềng, cộng đồng, đồng nghiệp và cả những người chăm sóc điều trị nghiện cho họ.
Khi 3 bậc nhu cầu nêu trên đối với người cai nghiện đã được đảm bảo thì nhu
cầu được quý trọng sẽ rất quan trọng với họ. Điều này bao hàm cả nhu cầu người
cai nghiện quý trọng người khác và muốn được người khác quý trọng. Khi các nhu

17


cầu này được thỏa mãn, người cai nghiện trở nên tự tin hơn vào những giá trị mà họ
đã xác định.
Khi các nhu cầu nêu trên được thỏa mãn, thì đó chính là lúc nhu cầu được tự
khẳng định của người cai nghiện xuất hiện. Nhu cầu tự khẳng định chính là nhu cầu
của người cai nghiện khi đã khẳng định chính mình mong muốn và được làm những
việc người cai nghiện muốn làm. Trong quá trình điều trị nghiện, xác định nhu cầu
này sẽ giúp cho người cai nghiện nhìn thấy rõ bản thân của họ hơn, xác định tâm lý
và bản lĩnh vững vàng hơn và từ đó cũng có những quyết định đúng đắn hơn.
1.2. Lí luận về quản lý trƣờng hợp đối với ngƣời nghiện ma túy
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm về quản lý trường hợp
Quản lý trường hợp (tiếng Anh là Case Management) còn được gọi là quản lý
ca, gọi chung là quản lý trường hợp. Ở một số nước, quản lý trường hợp được sử
dụng trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ an sinh cho con người (quản lý trường

hợp trong y tế nhằm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân; quản lý trường hợp với
người cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV, v.v.) và cả trong lĩnh vực luật pháp
(luật sư tư vấn luật cho các khách hàng) [13].
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý trường hợp. Về cơ bản có thể hiểu
quản lý trường hợp như sau: quản lý trường hợp là một quá trình trợ giúp của công
tác xã hội, bao gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu thân chủ (cá nhân, gia đình),
xác định, kết nối và điều phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp thân chủ tiếp cận
với các nguồn lực để giải quyết vấn đề của thân chủ một cách hiệu quả. Từ đó, có
thể thấy quản lý trường hợp có một số đặc điểm cơ bản như: cách tiếp cận thông
qua việc cung cấp các dịch vụ khác nhau; phương pháp tiếp cận căn cứ vào minh
chứng, hướng dẫn và tổ chức công việc cho người làm công tác xã hội; bảo đảm cho
khách hàng được hưởng các dịch vụ hỗ trợ một cách toàn diện nhất, bao gồm việc
đánh giá chi tiết nhu cầu hỗ trợ, hỗ trợ khách hàng, xây dựng và thực hiện kế hoạch
nhằm đạt được mục tiêu và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả. Vị trí của
quản lý trường hợp trong công tác xã hội, chúng ta phải khẳng định rõ ràng, quản lý
trường hợp chỉ là một công cụ của công tác xã hội. Để có thể cung cấp các dịch vụ

18


công tác xã hội tốt cho khách hàng, nhân viên xã hội cần nắm chắc các phương
pháp thực hành chính của công tác xã hội bao gồm công tác xã hội cá nhân, công
tác xã hội nhóm và phát triển cộng đồng. Hơn nữa trong quá trình hỗ trợ khách
hàng, nhân viên xã hội cần biết kết hợp các phương pháp và công cụ hỗ trợ khác
nhau để đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho khách hàng.
1.2.1.2. Khái niệm Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy
Trong Giáo trình quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy, tác giả
Nguyễn Trung Hải đưa ra khái niệm quản lý trường hợp đối với người sử dụng ma
túy như sau: quản lý trường hợp đối với người sử dụng ma túy là một tiến trình hợp
tác giữa các nhà chuyên môn với các hoạt động đánh giá nhu cầu thân chủ (là cá

nhân, gia đình người sử dụng ma túy, xác định, kết nối và điều phối các nguồn lực,
dịch vụ nhằm giúp thân chủ tiếp cận nguồn lực để giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu
cầu một cách hiệu quả [10].
Như vậy, quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy là phương pháp
thực hành công tác xã hội phù hợp với người cai nghiện ma túy có nhu cầu rất phức
tạp, đối với Trung tâm có thể không đáp ứng được hết mà cần đến sự liên kết và
điều phối nhiều dịch vụ khác nhau từ các cơ sở cung cấp dịch vụ hoạt động chuyên
nghiệp, có tính chuyên môn cao, điều này thể hiện ở việc thực hiện quản lý trường
hợp cần phải theo một tiến trình nhất định. Trong tiến trình trợ giúp này, nhân viên
quản lý trường hợp cần đảm bảo yêu cầu chuyên môn như thiết lập mối quan hệ với
người cai nghiện, thu thập thông tin, cùng người cai nghiện và các bên liên quan
phân tích thông tin, đánh giá nhu cầu của người cai nghiện, xây dựng kế hoạch trợ
giúp người cai nghiện thực hiện các mục tiêu đã xác định, liên kết, điều phối và thúc
đẩy mạng lưới các dịch vụ cung cấp, thiết lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ của người cai
nghiện đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và làm cơ sở theo dõi cho quá
trình can thiệp trợ giúp.
Từ khái niệm về người nghiện ma túy, quản lý trường hợp đối với người
nghiện ma túy có thể được hiểu như sau: là một quá trình trợ giúp của nhân viên
công tác xã hội, bao gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu của người cai nghiện (cá
nhân, gia đình) tư vấn, tham vấn, giáo dục, dạy nghề và tạo việc làm...vv, để xác

19


định kết nối dịch vụ và điều phối các nguồn lực nhằm giúp người cai nghiện ma túy
tiếp cận với các nguồn lực, giải quyết các vấn đề của họ một cách hiệu quả và tái
hòa nhập cộng đồng.
1.2.2. Tiến trình quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy
Quản lý trường hợp được chia làm 5 bước và cần có sự tham gia của các cơ
quan chức năng và cá nhân trong quá trình tiếp nhận thông tin và thiết lập mối quan

hệ, đánh giá, xây dựng kế hoạch trợ giúp, thực hiện kế hoạch trợ giúp huy động
nguồn lực, kết nối dịch vụ hỗ trợ, kết thúc quản lý trường hợp [13]:
1.2.3.1. Tiếp nhận, thu thập thông tin và thiết lập mối quan hệ, đánh giá sơ bộ
nhu cầu của thân chủ (người cai nghiện ma túy)
Trước khi thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu của thân chủ, nhân viên quản
lý trường hợp phải thiết lập mối quan hệ đối với họ, tạo sự tin tưởng, thể hiện sự tôn
trọng và chấp nhận. Cần phải gặp trực tiếp để tìm hiểu rõ hơn những khó khăn và
nhu cầu cần trợ giúp.
Thu thập thông tin phải đầy đủ nhằm đánh giá sơ bộ về thân chủ, nguồn thu
thập thông tin liên quan đến thân chủ, từ cha mẹ, ông bà, người giám hộ, người nuôi
dưỡng trực tiếp trong các mối quan hệ xã hội.
Những thông tin cần thu thập: về cá nhân, nhân khẩu, gia đình của thân chủ,
về nguồn lực cộng đồng.
Thông tin cá nhân thân chủ: họ tên, tuổi, giới tính, trình độ, quê quán, nghề
nghiệp, hôn nhân, loại ma túy đã sử dụng, thời gian sử dụng, tiền sử bệnh, số lần cai
nghiện, dịch vụ đã sử dụng.
Thông tin về gia đình môi trường chăm sóc thân chủ: họ tên cha mẹ hoặc
người nuôi dưỡng, nghề nghiệp, quê quán, điện thoại liên lạc.
Thông tin về cơ quan chức năng: chấp hành những quy định của pháp luật ở
địa phương, tiền án, tiền sự.
Phương pháp thu thập thông tin
Phỏng vấn: trao đổi qua việc đặt những câu hỏi liên quan tới mục đích của
việc thu thập thông tin.
Quan sát: qua quan sát thân chủ để có những thông tin về sức khỏe thể chất,
tinh thần và kiểm chứng những gì đã nghe được qua các kênh thông tin khác.

20



×