Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.76 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH DŨNG

QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI VỚI
NGƢỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TRUNG
TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI
TỈNH BÌNH THUẬN
Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội
Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN

Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Thị Xuân Mai
Phản biện 2: TS. Lê Hải Thanh

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học xã hội, hồi ...... ,ngày .... tháng.....
năm 2017



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu hướng gia tăng của tệ nạn ma túy trên thế giới, những
năm qua, tệ nạn ma túy ở Việt Nam luôn tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến đời sống xã hội. Tác hại rất lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội, hạnh
phúc, giống nòi, làm suy thoái về đạo đức, lối sống, là nguyên nhân dẫn
đến các loại tội phạm như trộm cắp, cướp của giết người, lừa đảo, cưỡng
đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng.
Theo báo cáo của ngành công an tại Hội nghị trực tuyến đánh giá tình
hình thực hiện m c tiêu, nhiệm v năm 2016, phư ng hướng, m c tiêu,
nhiệm v năm 2017 của Bộ Lao động – Thư ng binh và Xã hội t chức,
tính đến hết năm 2016, cả nước có 210.751 người nghiện ma túy có hồ s
quản lý (tăng 11.613 người so với cùng kỳ năm 2015), trong đó có 28.427
người đang quản lý, điều trị, cai nghiện (tăng 14.658 người so với năm
2015). Người nghiện ma túy đã xuất hiện ở mọi thành phần xã hội, mọi lứa
tu i song chủ yếu ở lớp trẻ: 76% trong số người nghiện có độ tu i dưới 35
tu i; 60% số người sử d ng ma túy lần đầu ở độ tu i dưới 25 tu i, trong đó
8% sử d ng ma túy lần đầu ở độ tu i dưới 18 tu i. Trước đây, số người
nghiện ma túy chủ yếu là nam giới, nhưng những năm gần đây tỷ lệ người
nghiện ma túy là nữ đã gia tăng đáng kể.
Quản lý trường hợp là phư ng pháp thực hành công tác xã hội phù
hợp với nhu cầu của người nghiện ma túy đáp ứng các dịch v khác nhau
cần phải hoạt động chuyên nghiệp, có tính chuyên môn cao theo một tiến
trình nhất định.
Từ thực tế đó, cần có một sự nghiên cứu toàn diện trên c sở t ng

quan những vấn đề c bản về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện
ma túy tại Trung tâm để phân tích đánh giá đúng thực trạng quản lý trường
hợp đối với người cai nghiện ma túy. Từ đó đề xuất các giải pháp để quản
lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy một cách đồng bộ, hợp lý,
đáp ứng được nhu cầu của người cai nghiện ma túy tại Trung tâm. Xuất
phát từ những suy nghĩ đó, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý trường hợp đối
với người cai nghiện ma tuý từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh - Giáo
dục - Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận” để làm đề tài Luận văn tốt
nghiệp.
1


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Qua các nghiên cứu vấn đề của người nghiện ma túy nói chung, đặc
biệt là các nghiên cứu về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma
túy nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm.
Nghiên cứu của Richard.C. Bowlt (2010) về hiệu quả của quản lý
trường hợp trong việc hỗ trợ người sử d ng ma túy đưa ra các dẫn chứng
c thể về hiệu quả của việc sử d ng công c quản lý trường hợp ở các
khía cạnh tâm sinh lý cũng như quản lý tình trạng nghiện hút của các đối
tượng.
Nghiên cứu của Martin SS, Scapitti FR (1993) về hiệu quả trong việc
kết nối, điều phối các dịch v dành cho người sử d ng ma túy. Đây là
nghiên cứu dựa trên sự phối kết hợp của các ngành khác nhau với cách tiếp
cận mô hình quản lý trường hợp với người sử d ng ma túy để tìm hiểu về
hiệu quả trong việc kết nối, điều phối các dịch v dành cho người sử d ng
ma túy.
Như vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu về quản lý trường hợp
ở nước ngoài nghiên cứu nhiều về hiệu quả và tác động của quản lý trường

hợp đến các người đang nghiện ma túy.
2.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy
ngoài cộng đồng và người nghiện ma túy đang được cai nghiện tại các
Trung tâm được các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu ở các hướng như
sau:
Nghiên cứu nhu cầu việc làm của người cai nghiện ma túy, các
nguyên nhân nghiện ma túy và cơ chế trị liệu cho người cai nghiện ma túy.
Nghiên cứu của C c Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động –
Thư ng binh và Xã hội phối hợp với t chức Chemonics (2012), đã đưa ra
các số liệu liên quan đến các vấn đề hạn chế trong đào tạo nghề và giải
quyết việc làm thỏa mãn người cai nghiện ma túy cho người sau cai nghiện
những khó khăn, thách thức từ các mô hình trợ giúp hiện tại.
Nghiên cứu của các tác giả Trần Nhu và Hồ Bá Thâm (2008) đã đề
cập tới nguyên nhân của việc nghiện ma túy. Các tác giả cho rằng việc
nghiện ma túy có thể do các xung đột, rối nhiễu tâm lý như bạo lực gia
đình, ly hôn… Cách tiếp cận của nghiên cứu này nhằm vào các sang chấn
2


tâm lí trong quá trình phát triển, nhất là tu i th ấu của con người kéo theo
rối nhiễu hành vi mà biểu hiện c thể là trường hợp người nghiện ma túy.
Từ luận điểm này, các tác giả đề cập tới việc sử d ng lao động trị liệu như
liệu pháp hành vi cho qúa trình ph c hồi cho người cai nghiện ma túy.
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách của người cai nghiện ma túy và biện
pháp trị liệu cho người cai nghiện ma túy.
Tác giả Phan Mai Hư ng (2005), đã đề cập đến đặc điểm nhân cách,
hoàn cảnh xã hội của thanh thiếu niên nghiện ma túy. Theo cách tiếp cận
này, việc sử d ng ma túy có thể được quan niệm như hành vi giải quyết
các vấn đề tạm thời trong việc thiếu thích nghi trước các nhiệm v phát

triển, tự lập hóa, hòa nhập vào nhà trường và xã hội, giúp con người hòa
nhập dễ dàng h n vào xã hội, sửa chữa ý nghĩ hèn kém và các rối nhiễu
cảm xúc gây ra do thiếu thích nghi hoặc do điều kiện sống không thuận
lợi. Quan điểm nghiên cứu đưa ra cần lưu ý là việc giáo d c và sửa đ i
hành vi nghiện ma túy cần phải bắt đầu đồng bộ từ việc nâng cao nhận
thức và hình thành kỹ năng sống cho người cai nghiện trong việc ứng phó
với các vấn đề khác nhau từ cuộc sống.
Nghiên cứu “Liệu pháp tâm lý xã hội cho người nghiện ma túy” của
Nguyễn Hữu Khánh Duy, Nguyễn Văn Khuê, Trist Summerfield (2002) đã
đề cập tới một số liệu pháp tâm lý xã hội nhằm can thiệp ph c hồi cho
thanh thiếu niên nghiện ma túy. Nghiên cứu đã hệ thống hoá một số vấn đề
lý luận tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện, chú trọng tới
hoạt động tư vấn hướng nghiệp và nội dung tư vấn hướng nghiệp cho
thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng. Nghiên cứu chỉ ra được một số
hướng đi có thể áp d ng hỗ trợ cho thanh niên sau cai nghiện để có thể hoà
nhập cộng đồng tốt nhất.
Nghiên cứu thị trường lao động, tư vấn hướng nghiệp và tổ chức việc
làm cho người sau cai nghiện:
Tác giả Lê Hồng Minh (2007), trong nghiên cứu “Tổ chức chương
trình tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ở Quận 3, Thành
phố Hồ Chí Minh” đã đề cập tới vai trò quan trọng của tư vấn hướng
nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện. Tác giả đã nêu lên được khía cạnh
thực tế của việc đào tạo việc làm cho người cai nghiện ma túy. Hoạt động
tư vấn hướng nghiệp phải là sự phối hợp của các ban ngành địa phư ng,
cần một hệ thống những người có chuyên môn nghiệp v , có kỹ năng. Bên
3


cạnh đó cần huy động sức dân, thành lập các t cán sự an sinh xã hội mà
tình nguyện viên là thành viên, đại diện ban ngành, hội đoàn trong

phường/xã tham gia thường xuyên thăm viếng, tư vấn giáo d c cho người
cai nghiện ma túy.
Trong bối cảnh áp d ng quản lý trường hợp với người nghiện ma túy,
Nguyễn Hồi Loan (2013) đề xuất năm vai trò đối với nhân viên quản lý
trường hợp. Đó là người kết nối dịch v , người điều phối, người vận động,
người trợ giúp và người truyền thông. Sự kết hợp của 5 vai trò trong cá
nhân người quản lý trường hợp sẽ giúp liên kết và điều phối nhiều dịch v
xã hội khác nhau được cung cấp từ các nguồn khác nhau giúp việc trợ giúp
người nghiện hiệu qủa.
Những tài liệu trên đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn
nâng cao chất lượng quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy
nhưng hiện nay vấn đề quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy
từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh - Giáo d c - Lao động xã hội tỉnh Bình
Thuận chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu. Vì vậy tác giả chọn đề
tài này làm luận văn Thạc sĩ, đề tài nghiên cứu của luận văn không trùng
với các công trình khoa học đã được công bố. Tuy nhiên các công trình
khoa học trên đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu và
hoàn thiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên c sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý trường hợp đối
với người cai nghiện ma túy và thực tiễn quản lý trường hợp đối với người
cai nghiện ma túy tại Trung tâm, luận văn phân tích thực trạng và các yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy. Từ
đó, đưa ra các giải pháp chủ yếu đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác
quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm
Chữa bệnh – Giáo d c – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận nhằm đáp ứng
với yêu cầu nhiệm v trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được m c đích trên, Đề tài có nhiệm v :

Nghiên cứu c sở lý luận về quản lý trường hợp trong việc hỗ trợ
người cai nghiện ma túy.
Phân tích thực trạng của các nội dung quản lý trường hợp trong việc
hỗ trợ người cai nghiện ma túy.
4


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với người
cai nghiện ma túy.
Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý trường hợp đối
với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo d c – Lao
động xã hội tỉnh Bình Thuận.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý từ thực tiễn Chữa
bệnh – Giáo d c – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực
trạng quản lý trường hợp như thu thập thông tin và nhu cầu của người cai
nghiện ma túy; tư vấn tâm lý, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người cai
nghiện; giáo d c hành vi nhân cách nâng cao nhận thức; lao động trị liệu
ph c hồi sức khỏe; biện hộ chính sách và kết nối dịch v xã hội hòa nhập
cộng đồng.
Phạm vi về khách thể: đề tài tập trung nghiên cứu 15 nhân viên quản
lý trường hợp và 41 người cai nghiện ma túy từ 14 tu i đến 45 tu i.
Phạm vi về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu tại Trung tâm
Chữa bệnh – Giáo d c – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận.
Phạm vi về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ
2013 đến nay (tức từ khi có Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày
30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp d ng biện pháp xử lý hành

chính đưa vào c sở cai nghiện bắt buộc).
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên c sở áp d ng chủ nghĩa duy vật biện
chứng, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về
quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy, áp d ng vào công
việc thực tế đang thực hiện tại Trung tâm đưa ra những thuận lợi, khó khăn
và hướng đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý trường hợp
đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm.
Luận văn sử d ng các thuyết như thuyết nhu cầu, thuyết trao quyền để
nghiên cứu quy trình quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy
từ khâu hoạch định kế hoạch đến thực thi, đánh giá nhân viên quản lý
trường hợp đối với người cai nghiện ma túy và kết nối các dịch v khi hòa
nhập cộng đồng. Các yếu tố ảnh hưởng cũng như hệ thống chính sách xã
hội đối với khách thể này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5


- Phư ng pháp phân tích tài liệu thứ cấp: thông qua việc thu thập tài
liệu, thu thập thông tin, số liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc
rút ra từ các nguồn tài liệu những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phư ng pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi: với t ng số mẫu tham
gia quá trình khảo sát là 56 người. C thể: điều tra bằng bảng hỏi gồm: 41
người cai nghiện ma tuý; 15 nhân viên quản lý trường hợp tại Trung tâm
Chữa bệnh – Giáo d c – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận.
- Phư ng pháp phỏng vấn sâu: gồm 8 người, trong đó: 5 nhân viên
quản lý trường hợp, 3 người cai nghiện ma tuý tại Trung tâm.
- Phư ng pháp quan sát: quan sát thực tế người cai nghiện ma túy tại
Trung tâm Chữa bệnh – Giáo d c – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận,

thông qua các tri giác như: nghe; nhìn và tiếp xúc trực tiếp với người cai
nghiện hàng ngày. Từ đây có thể nắm bắt được tình trạng chăm sóc, điều
trị ph c hồi chức năng của người cai nghiện ma tuý cải thiện như thế nào,
kết quả đạt được ra sao.
- Phư ng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: nhằm m c đích
thu thập, b sung và làm rõ h n thực trạng quản lý trường hợp đối với
người cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo d c – Lao động
xã hội tỉnh Bình Thuận, các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này và các
biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý trường hợp đối với người cai nghiện
ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo d c – Lao động xã hội tỉnh Bình
Thuận. Những thông tin thu được sẽ được xử lý theo phư ng pháp định
tính.
- Phư ng pháp quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý:
điển cứu 01 trường hợp người cai nghiện ma tuý tại Trung tâm bằng việc
áp d ng tiến trình quản lý trường hợp (5 bước) đối với người cai nghiện tự
nguyện tại Trung tâm.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã nghiên cứu và chỉ ra được khung lý thuyết nghiên cứu
quản lý trường hợp với người cai nghiện ma tuý. Trong đó, xác định được
các khái niệm công c (quản lý; quản lý trường hợp; người cai nghiện ma
tuý; quản lý trường hợp đôi với người cai nghiện ma tuý). Luận văn cũng
đã chỉ ra được những vấn đề lí luận c bản về tiến trình quản lý trường hợp
đối với người cai nghiện ma tuý và các nhiệm v của nhân viên công tác
xã hội khi quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã khảo sát và phân tích thực trạng quản lý trường hợp với
người cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo d c – Lao động
6



xã hội tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nâng cao nhận thức
của xã hội, cộng đồng về vai trò của nghề công tác xã hội, các nhân viên
quản lý trường hợp, cũng như vai trò của hệ thống cung cấp dịch v công
tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ người cai nghiên ma tuý. Góp phần cung
cấp thêm những c sở khoa học cho các c quan, ban, ngành trong quá
trình hoạch định và thực thi chính sách về quản lý trường hợp đối với
người cai nghiên ma tuý.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh m c tài liệu tham khảo và ph l c, nội
dung gồm 3 chư ng sau đây:
Chư ng 1: C sở lý luận về quản lý trường hợp đối với người cai
nghiện ma túy.
Chư ng 2: Thực trạng quản lý trường hợp đối với người cai nghiện
ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh – Giáo d c – Lao động xã hội
tỉnh Bình Thuận.
Chư ng 3: Áp d ng phư ng pháp quản lý trường hợp đối với người
cai nghiện ma túy và đề xuất biện pháp quản lý trường hợp đối với người
cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo d c – Lao động xã hội
tỉnh Bình Thuận.
Chƣơng 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI VỚI
NGƢỜI CAI NGHIỆN MA TÚY
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu của ngƣời nghiện ma túy
1.1.1. Khái niệm người nghiện ma túy
1.1.1.1. Khái niệm ma tuý
1.1.1.2. Khái niệm nghiện ma túy
1.1.1.3. Khái niệm người nghiện ma túy
1.1.1.4. Khái niệm người cai nghiện ma túy
1.1.2. Đặc điểm của người nghiện ma túy

Phần lớn người nghiện có sự biển đ i về nhân cách do sự lệ thuộc ma
túy về mặt tâm thần hoặc về mặt c thể hoặc bị lệ thuộc cả hai. Đặc biệt do
tính lệ thuộc ma túy nên người nghiện tìm đủ mọi cách để đảm bảo có
được liều quen dùng. Một đặc điểm nữa đáng chú ý của người nghiện ma
túy là họ luôn tìm cách gây “Lây lan về tâm lý”: họ thường hứng thú nói
về cảm giác sảng khoái, sung sướng khi dùng ma túy, khiến mọi người
khác có ý nghĩ muốn dùng.

7


Tùy thuộc vào từng loại chất kích thích mà những biến đ i đến tâm
sinh lý có khác nhau ở từng người nghiện khác nhau. Nếu mới nghiện:
Cảm xúc cô đ n, trống vắng; mặc cảm tội lỗi, cảm giác lo sợ, mặc cảm
mình bị ghét bỏ. Nếu nghiện lâu: Mặc cảm thua sút anh em, bạn bè; mặc
cảm mình bị ghét bỏ, là thành phần xấu của xã hội; tự ái rằng mình có thừa
khả năng, có thể thành đạt nhưng chỉ tại vì nghiện, tại vì hoàn cảnh.
1.1.3. Nhu cầu của người nghiện ma túy
1.1.3.1. Khái niệm nhu cầu: Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con
người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và
tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường
sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác
nhau.
1.1.3.2. Các nhu cầu của người nghiện ma tuý
Cũng là con người, người nghiện ma túy cũng có nhu cầu chung như
mọi người khác. Tuy nhiên do bị lệ thuộc vào ma túy, họ có những đặc
điểm về sức khỏe, tinh thần, nhận thức, tâm lý, hành vi riêng nên họ còn
có các nhu cầu rất riêng.
Nhu cầu đầu tiên của người nghiện là mong muốn được chăm sóc,
điều trị, ph hồi sức khỏe về thể chất và tinh thần.

Người nghiện ma túy có nhu cầu về tài chính rất lớn, họ luôn muốn có
tiền để mua ma túy sử d ng và nhu cầu có thể ngày càng cao, chi phí để
mua đủ ma túy dùng là rất lớn.
Nhu cầu được cảm thông, chia sẻ yêu thư ng luôn tồn tại trong họ,
thôi thúc họ như một sự thật hiển nhiên của cuộc sống.
Nhu cầu việc làm, thu nhập của người nghiện ma túy gần như là
không thể thực hiện.
Nhu cầu được tham gia điều trị nghiện, nhu cầu này nảy sinh như một
sự tất yếu khách quan. người nghiện ma túy chỉ tích cực tham gia điều trị
nghiện khi họ nhận ra được nhu cầu của chính bản thân họ.
Nhu cầu tự khẳng định nảy sinh trong suy nghĩ, hành động của người
nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy là tín hiệu lạc quan cho một
người đi từ nghiện ngập đến thành công trong cuộc sống.
1.1.3.3. Áp dụng lý thuyết nhu cầu vào nghiên cứu người nghiện ma
tuý.

8


Dựa trên thuyết về nhu cầu con người, là con người xã hội ai cũng cần
có những nhu cầu về vật chất, tinh thần. Các nhu cầu của con người
thường rất đa dạng, phong phú và phát triển. Nhu cầu con người phản ánh
mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố
văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ. Theo thuyết động c của
Maslow, con người là một thực thể sinh – tâm lý xã hội. Do đó con người
có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống và nhu cầu xã hội. Theo đó, ông chia
nhu cầu của con người thành 5 thang bậc từ thấp đến cao.
Nhu cầu thể lý: về khí oxy, thực phẩm, nước, quần áo, nhà cửa, nghỉ
ng i và thân nhiệt tư ng đối n định. Đó là những nhu cầu mạnh mẽ nhất
vì sự sống của con người ph thuộc vào những điều này.

Nhu cầu đƣợc an toàn: an toàn về thông tin, an toàn về cuộc sống, an
toàn về thể trạng, an toàn trong quá trình điều trị nghiện, …
Nhu cầu yêu thƣơng, đƣợc yêu mến: người cai nghiện cho và nhận
được sự yêu thư ng, quý mến và cảm nhận rằng mình có mối liên hệ với
những người xung quanh như những người thân trong gia đình, hàng xóm
láng giềng, cộng đồng, đồng nghiệp và cả những người chăm sóc điều trị
nghiện cho họ.
Khi 3 bậc nhu cầu nêu trên đối với người cai nghiện đã được đảm bảo
thì nhu cầu được quý trọng sẽ rất quan trọng với họ. Điều này bao hàm cả
nhu cầu người cai nghiện quý trọng người khác và muốn được người khác
quý trọng. Khi các nhu cầu này được thỏa mãn, người cai nghiện trở nên tự
tin h n vào những giá trị mà họ đã xác định.
1.2. Lí luận về quản lý trƣờng hợp đối với ngƣời nghiện ma túy
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm về quản lý trường hợp
Quản lý trường hợp (tiếng Anh là Case Management) còn được gọi là
quản lý ca, gọi chung là quản lý trường hợp. Ở một số nước, quản lý
trường hợp được sử d ng trong các lĩnh vực cung cấp dịch v an sinh cho
con người (quản lý trường hợp trong y tế nhằm chăm sóc sức khỏe cho
bệnh nhân; quản lý trường hợp với người cai nghiện ma túy, người nhiễm
HIV, v.v.) và cả trong lĩnh vực luật pháp (luật sư tư vấn luật cho các khách
hàng).
1.2.1.2. Khái niệm Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy

9


Là một quá trình trợ giúp của nhân viên công tác xã hội, bao gồm các
hoạt động đánh giá nhu cầu của người cai nghiện (cá nhân, gia đình) tư
vấn, tham vấn, giáo d c, dạy nghề và tạo việc làm...vv, để xác định kết nối

dịch v và điều phối các nguồn lực nhằm giúp người cai nghiện ma túy
tiếp cận với các nguồn lực, giải quyết các vấn đề của họ một cách hiệu quả
và tái hòa nhập cộng đồng.
1.2.2. Tiến trình quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma
túy
Quản lý trường hợp được chia làm 5 bước và cần có sự tham gia của
các c quan chức năng và cá nhân trong quá trình tiếp nhận thông tin và
thiết lập mối quan hệ, đánh giá, xây dựng kế hoạch trợ giúp, thực hiện kế
hoạch trợ giúp huy động nguồn lực, kết nối dịch v hỗ trợ, kết thúc quản lý
trường hợp.
1.2.3.1. Tiếp nhận, thu thập thông tin và thiết lập mối quan hệ, đánh
giá sơ bộ nhu cầu của thân chủ (người cai nghiện ma túy): Thông tin cá
nhân thân chủ, thông tin về gia đình môi trường chăm sóc thân chủ, thông
tin về c quan chức năng.
1.2.3.2. Đánh giá thân chủ: Về tình trạng của thân chủ, về nhu cầu
của thân chủ,
1.2.3.3. Xây dựng kế hoạch trợ giúp thân chủ
Bước 1. Xác định vấn đề ưu tiên của thân chủ
Bước 2. Xác định nhu cầu của thân chủ trên c sở đó xác định m c
tiêu trợ giúp
Bước 3. Xây dựng các hoạt động can thiệp
Bước 4: T chức thực hiện.
1.2.3.4. Thực hiện kế hoạch trợ giúp thân chủ
Nhân viên quản lý trường hợp nhận trách nhiệm chính trong triển
khai, theo dõi và giám sát mọi hoạt động của kế hoạch, điều chỉnh kế
hoạch.
1.2.3.5. Lượng giá và kết thúc quản lý trường hợp với thân chủ
Đây là phần quan trọng để chỉ ra mức độ cai nghiện thành công của
thân chủ sau khi được tiếp nhận các dịch v can thiệp. Sau đó đưa ra kết
thúc trường hợp hay đánh giá lại để tiếp t c kế hoạch trợ giúp. Quá trình

đánh giá sự thay đ i dựa vào những m c tiêu đề ra ở phần đánh giá và lập
kế hoạch ban đầu.
10


1.3. Thể chế về công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy
Đường lối chính sách của Đảng liên quan đối với người nghiện ma
túy.
Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề trợ giúp người nghiện
ma túy cai nghiện bằng các biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện, cai
nghiện ma túy bắt buộc và các hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, tại
cộng đồng, tại các c sở cai nghiện hoặc điều trị nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone. Nhiều chủ trư ng, chính sách
của Đảng và Nhà nước đã được ban hành, làm c sở pháp lý quan trọng
giúp cho công tác xã hội t chức cai nghiện cho những người cai nghiện
ma túy một cách tốt nhất để người cai nghiện ma túy từ bỏ được ma túy,
tái hòa nhập cộng đồng.
Cơ sở pháp lý liên quan đối với người nghiện ma túy
Hiến pháp, Luật phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành
chính, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành rất nhiều Nghị định,
Thông tư, Quyết định...như Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày
15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc thay thế, Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30/8/2010
của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc Methadone, Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày
26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống,
kiểm soát và cai nghiện MT trong tình hình mới.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý trƣờng hợp đối với ngƣời
nghiện ma túy
Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối

với người cai nghiện ma túy, đề tài tập trung vào một số yếu tố c bản sau:
1.4.1. Đặc điểm của đối tượng
Yếu tố về tâm sinh lý của người nghiện ma túy: do các chất ma túy
thường tạo nên khoái cảm, sảng khoái làm cho người nghiện giảm hứng
thú, nhân cách bị thu hẹp, cách cư xử trở nên thô lỗ.
Yếu tố về trình độ văn hóa, kiến thức xã hội, nhận thức của người
nghiện ma túy: người nghiện ma túy hầu hết có trình độ văn hóa thấp, ít
hiểu biết về kiến thức xã hội cho nên nhận thức của họ rất kém, rất dễ bị
kích động, thiếu kỹ năng kiểm soát hành vi, thường nghi ngờ vào khả năng

11


cai nghiện thành công, khiến việc xác định động c , m c đích, ý chí của
người nghiện ma túy không cao, thiếu niềm tin.
Yếu tố về gia đình người nghiện ma túy: gia đình có vai trò quan
trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện trong quá trình điều trị
nghiện ma tuý. Người nghiện sẽ trở nên tự tin h n khi họ nhận được sự hỗ
trợ thân thiện và quan tâm từ gia đình và cộng đồng.
1.4.2. Năng lực, trình độ của nhân viên công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội là những người có kiến thức kỹ năng, có
tay nghề vững chắc, họ là cầu nối giữa các đối tượng với nguồn lực hỗ trợ
của xã hội và kết nối giữa các mối quan hệ có liên quan đến đối tượng để
có được sự thống nhất nhằm đạt hiệu quả tối đa nguồn lực hỗ trợ cho đối
tượng. Chính vì thế nhân viên công tác xã hội có vai trò trách nhiệm rất
quan trọng trong hoạt động kết nối nguồn lực, hỗ trợ xã hội cho đối tượng.
1.4.3. Năng lực đáp ứng của Trung tâm
Về nhân lực: Trung tâm chưa có đủ nhân viên công tác xã hội có
chuyên môn và tay nghề thực hành trong lĩnh vực điều trị nghiện ma túy
cho người cai nghiện ma túy.

Cơ sở vật chất: c bản đáp ứng được nhu cầu điều trị nghiện cho
người cai nghiện ma túy tại Trung tâm, giúp người cai nghiện yên tâm
trong việc điều trị nghiện.
Dịch vụ: kết nối người cai nghiện với các dịch v của ngành Y tế như:
điều trị bệnh vượt quá khá năng của Trung tâm; xét nghiệm HIV, viêm gan
B, C, lao ph i, điều trị ARV; dịch v đào tạo nghề, tìm việc làm. Kết nối
người cai nghiện ma túy với các nguồn lực trong cộng đồng, giới thiệu đến
nhóm hỗ trợ xã hội và y tế khác bao gồm cả thủ t c hành chính/pháp lý đã
góp phần cải thiện các yếu tố nguy c dẫn đến tái nghiện.
1.4.4. Nhận thức của cộng đồng, chính quyền địa phương
Người nghiện ma túy là những người yếu thế, phải đư ng đầu với rất
nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy có những t chức doanh nghiệp,
cá nhân trong cộng đồng tại địa phư ng luôn quan tâm trợ giúp, thường
xuyên thăm hỏi, động viên, khuyến khích họ điều trị nghiện ma túy, góp
phần đem lại cuộc sống tốt đẹp h n cho họ. Chính quyền địa phư ng cũng
có kế hoạch và triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức
và trách nhiệm của người dân không kỳ thị, xa lánh, phân biệt đối xử mà
quan tâm hỗ trợ người nghiện ma túy đi điều trị nghiện, t chức thăm hỏi,
12


tạo điều kiện cho người sau cai nghiện học nghề, tìm kiếm việc làm, tiếp
cận với các dịch v xã hội, chăm sóc y tế, gia đình được vay vốn…
1.4.5. Các nguồn lực hỗ trợ
Nhà nước có những chính sách ưu đãi cho người nghiện ma túy đi cai
nghiện với nhiều hình thức khác nhau như cai nghiện tại cộng đồng, c sở
cai nghiện, điều trị thay thế bằng thuốc Methadone và chính sách sau cai
nghiện khi hòa nhập cộng đồng được học nghề, vay vốn giải quyết việc
làm n định cuộc sống. Các doanh nghiệp tiếp nhận người sau cai nghiện
từ bỏ ma túy vào làm việc, góp phần chống tái nghiện hiệu quả.

Kết luận chương 1
Trong chư ng này, luận văn tập trung vào việc xây dựng khung lý
thuyết để tiến hành nghiên cứu quản lý trường hợp trong trợ giúp người cai
nghiện ma túy. Luận văn cũng đưa ra các c sở pháp lý để thực hiện quản
lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy trong giai đoạn hiện tại.
Trong đó, đã xác định hệ thống các khái niệm nghiên cứu như: khái niệm
quản lý trường hợp, nhân viên quản lý trường hợp, người nghiện ma túy,
người cai nghiện ma túy, quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma
túy. Đây là những khái niệm c sở giúp đi sâu vào nội dung trong các
chư ng sau.
Luận văn đã xác định được các nhiệm v về quản lý trường hợp, từ
thu thập thông tin về nhu cầu của người cai nghiện qua đó đánh giá được
người cai nghiện và xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch trợ giúp và
lượng giá kết thúc quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƢỜI CAI
NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CHỮA BỆNH –
GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN
2.1. Khái quát về Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã
hội tỉnh Bình Thuận.
Trung tâm Chữa bệnh – Giáo d c – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận
(gọi tắt là Trung tâm) được hình thành vào năm 1995, đã 4 lần thay đ i tên
gọi và điều chỉnh chức năng, nhiệm v . Từ năm 2013 đến nay, Trung tâm
thực hiện chức năng cai nghiện và chữa trị cho người cai nghiện ma tuý
13


(không còn chức năng chữa trị cho người bán dâm theo Luật xử lý vi phạm
hành chính quy định).
Ngoài nhiệm v cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện, Trung tâm

còn b sung thêm nhiệm v tiếp nhận người nghiện ma túy không có n i
cư trú n định, tư vấn, hỗ trợ cai nghiện cộng đồng và phối hợp ngành Y tế
điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone
theo Đề án thành lập C sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Bình Thuận trên c
sở t chức lại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo d c – Lao động xã hội tỉnh
Bình Thuận được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận phê duyệt tại Quyết
định số 135/QĐ-UBND ngày 13/01/2017.
- Khái quát chung về đặc điểm người cai nghiện ma tuý tại Trung tâm
Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận:
Người nghiện ma túy thường không thích giao tiếp với người thân,
bạn bè vì biết mình bị nghiện ma túy, không để ý bề ngoài quần áo xọc
xệch, tính tình thay đ i bất thường, hung hãn, trầm cảm, hay nói dối, sống
tự do, buôn thả, ăn ch i trác tán ở các vũ trường, quán bar, muốn thoát
khỏi sự quản lý của gia đình để sử d ng ma túy.
- Khái quát chung về đặc điểm của nhân viên công tác xã hội thực
hiện nhiệm vụ quản lý trường hợp
Trung tâm hiện đang quản lý 22 công chức, viên chức và người lao
động với nhiều trình độ khác nhau, cho nên khả năng nhận thức và năng
lực làm việc cũng khác nhau. Trong đó có 07 người làm việc gián tiếp và
15 người (13 nam, 02 nữ) làm việc trực tiếp với đối tượng. Trong đội ngũ
nhân viên làm việc trực tiếp có 13 nhân viên quản lý trường hợp và nhân
viên công tác xã hội, chiếm 86,7%, còn lại là cán bộ quản lý, chiếm
13,3%. Nhìn chung nhân viên quản lý trường hợp làm việc chủ yếu là kinh
nghiệm thực tiễn qua nhiều năm điều trị nghiện nhằm đáp ứng nhu cầu của
người cai nghiện ma túy và xác định những nguồn lực phù hợp với nhu
cầu đích thực của họ để kết nối một cách có hiệu quả.
2.2. Thực trạng về ngƣời nghiện ma tuý và ngƣời cai nghiện ma
tuý tại tỉnh Bình Thuận và Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao
động xã hội tỉnh Bình Thuận
2.2.1. Thực trạng về người nghiện ma tuý tại tỉnh Bình Thuận

Tình hình người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp và
tiềm ẩn. Tính đến ngày 15/11/2016 theo báo cáo thống kê số liệu, toàn tỉnh
14


có 1.855 người nghiện ma túy có hồ s quản lý (trong đó có 1.803 Nam và
52 Nữ). Trong số người nghiện ma túy ở độ tu i thanh, thiếu niên, chiếm
77,5%; đa số người nghiện không có nghề hoặc nghề nghiệp không n
định, tỷ lệ tái nghiện còn ở mức cao (trên 90%); có 97/127 số xã, phường,
thị trấn có tệ nạn ma túy (trong đó có 28 xã, phường, thị trấn trọng điểm về
ma túy). Độ tu i sử d ng ma túy chủ yếu từ 16 – 30 tu i, chiếm 77,5%
trong t ng số người sử d ng ma túy có hồ s quản lý và có xu hướng ngày
càng trẻ hóa. Một phần trong số gia đình con em khá giả, cha mẹ lo làm ăn
ít quan tâm dành thời gian giáo d c con em họ và số đối tượng này lại
thích ăn ch i, đua đòi nên đã sa vào con đường nghiện ma túy.
2.2.2. Thực trạng về người cai nghiện ma tuý tại tỉnh Bình Thuận
Trước năm 2013 người nghiện ma túy đưa vào Trung tâm cai nghiện
rất đông chủ yếu là đối tượng cai nghiện bắt buộc, Trung tâm luôn trong
tình trạng quá tải và vượt quá dung lượng không còn chỗ để tiếp nhận
(hàng năm lưu lượng người cai nghiện ma túy ở tại Trung tâm từ 130 đến
150 người trong khi đó Trung tâm chỉ chứa tối đa 120 người). Sau năm
2013 số lượng người cai nghiện ma túy bắt buộc giảm dần, do thủ t c lập
hồ s đưa vào Trung tâm phải qua Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định
theo trình tự của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của
Chính phủ quy định chế độ áp d ng biện pháp xử lý hành chính đưa vào c
sở cai nghiện bắt buộc nên việc đưa đối tượng vào Trung tâm rất hạn chế.
2.2.3. Thực trạng về người cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa
bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận
Người cai nghiện ma túy tại Trung tâm hiện nay thuộc diện cai nghiện
bắt buộc, cai nghiện tự nguyện và người không có n i cư trú n định. Đa

phần là nam giới, chiếm tỷ lệ 90%, còn lại là nữ giới chiếm 10%. Người
cai nghiện ma túy được quản lý điều trị tập trung tại Trung tâm với nhiều
độ tu i khác nhau từ 14 tu i đến 45 tu i với số lượng dao động từ 30 đến
50 người.
2.3. Thực trạng quản lý trƣờng hợp đối với ngƣời nghiện ma túy
từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh
Bình Thuận
2.3.1. Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin và
nhu cầu của người cai nghiện ma tuý của nhân viên công tác xã hội

15


Kết quả nghiên cứu về mức độ thường xuyên thu thập thông tin của
các đối tượng khác nhau về người cai nghiện ma tuý mà nhân viên công
tác xã hội đang quản lý được chúng tôi phân tích dưới đây.
- Mức độ thường xuyên thu thập thông tin từ các đối tượng khác nhau
về người cai nghiện ma tuý mà nhân viên công tác xã hội đang quản lý
- Mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp thu thập thông tin
của các đối tượng khác nhau về người cai nghiện ma tuý mà nhân viên
công tác xã hội đang quản lý
- Mức độ thường xuyên thu thập nội dung các thông tin của người cai
nghiện ma tuý mà nhân viên công tác xã hội đang quản lý
- Mức độ thường xuyên thu thập nội dung các thông tin của về gia
đình người cai nghiện ma tuý mà nhân viên công tác xã hội đang quản lý
2.3.2. Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ đánh giá người cai
nghiện ma túy của nhân viên công tác xã hội trong quản lý trường hợp
- Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ đánh giá nhu cầu của người
cai nghiện ma túy
- Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ đánh giá tình trạng và thông

tin liên quan đến vấn đề của người cai nghiện ma túy
2.3.3. Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch
trợ giúp người cai nghiện ma túy của nhân viên công tác xã hội trong
quản lý trường hợp
Trong các bước xây dựng kế hoạch trợ giúp cho người cai nghiện ma
tuý việc xây dựng các hoạt động can thiệp là một trong những nhiệm v
trọng tâm, nhân viên quản lý trường hợp cùng với người cai nghiện ma tuý
và người có trách nhiệm thảo luận đưa ra các hoạt động can thiệp, tập
trung vào các m c tiêu c thể cho người cai nghiện ma tuý tự giác tham
gia theo quy trình điều trị nghiện ma túy đó là tiếp nhận, phân loại sử d ng
ma túy; cắt c n, giải độc, tư vấn tâm lý; ph c hồi sức khỏe; giáo d c hành
vi nhân cách, kỹ năng sống; dạy nghề, tạo việc làm, lao động trị liệu; giám
sát, tư vấn khi hòa nhập cộng đồng.
2.3.4. Thực trạng mức độ thực hiện kế hoạch trợ giúp người cai
nghiện ma túy của nhân viên công tác xã hội trong quản lý trường hợp
Ngoài mối quan hệ giữa Trung tâm với các c sở y tế, dạy nghề và
chính quyền địa phư ng, nhân viên quản lý trường hợp chưa thiết lập được

16


mối quan hệ với các c sở xã hội khác để chuyển tuyến hoặc kết nối dịch
v cho người cai nghiện ma túy.
2.3.5. Thực trạng mức độ thực hiện lượng giá và kết thúc quản lý
trường hợp với người cai nghiện ma túy
Qua phỏng vấn sâu cán bộ quản lý trường hợp tại Trung tâm cho biết:
Sau quá trình đánh giá, can thiệp thì lượng giá các nội dung hỗ trợ cho
người cai nghiện ma túy đạt mức độ đáp ứng yêu cầu của người cai nghiện
ma túy, có khi phải lượng giá nhiều lần, và có thời gian dài thì công tác
lượng giá mới chính xác.

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý trƣờng hợp đối
với ngƣời cai nghiện ma túy
Yếu tố thuộc về bản thân người cai nghiện ma túy, đề tài đã tiến hành
nghiên cứu đánh giá các đặc điểm liên quan đến yếu tố này như tâm lý,
hành vi, nhận thức; hoàn cảnh gia đình; gia đình mất hạnh phúc; giao tiếp
xã hội, ký thị, xa lánh; hành vi nhân cách; lười nhát học tập, rèn luyện.
Yếu tố thuộc về năng lực, trình độ của nhân viên quản lý trường hợp
với người cai nghiện ma túy cho ta thấy việc thiếu kỹ năng của đội ngũ
nhân viên quản lý trường hợp cũng ảnh hưởng mạnh đến việc thực hiện
dịch v này.
Yếu tố năng lực đáp ứng các dịch v trợ giúp cho người cai nghiện ma
túy tại Trung tâm cho thấy các yếu tố như c sở vật chất, trang thiết bị,
nguồn lực, nhân lực, vị trí của Trung tâm và công tác quản lý có thể thấy
rõ hai đặc điểm liên quan trực tiếp đến con người của Trung tâm đó là
nguồn lực và đội ngũ quản lý được đánh giá có ảnh hưởng rất cao đến dịch
v quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm.
Yếu tố nhận thức của cha mẹ, người thân gia đình của người cai
nghiện ma túy, yếu tố nuông chiều con cái có ảnh hưởng rất lớn đến dịch
v quản lý trường hợp cho người cai nghiện ma túy tại Trung tâm.
Yếu tố nhận thức của cộng đồng, chính quyền địa phư ng đối với
người cai nghiện ma túy được nhân viên quản lý trường hợp đánh giá cho
rằng, thiếu sự quan tâm có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý trường hợp đối
với người cai nghiện ma túy.
Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với
người cai nghiện ma túy như: yếu tố thuộc về cá nhân người cai nghiện ma
túy, yếu tố thuộc về năng lực, trình độ của nhân viên quản lý trường hợp
17


tại Trung tâm, yếu tố về nguồn lực đáp ứng của Trung tâm, yếu tố nhận

thức của cộng đồng, chính quyền địa phư ng. Qua đó, đề tài cũng chỉ ra
từng yếu tố và mức độ ảnh hưởng của nó đến dịch v quản lý trường hợp
đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm.
Kết luận chương 2
Từ c sở lý luận tại chư ng 1 về quản lý trường hợp đối với người cai
nghiện ma túy, tại chư ng 2, đề tài đã tiến hành đánh giá thực trạng và các
yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy
đang được triển khai thực hiện tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo d c – Lao
động xã hội tỉnh Bình Thuận đã cho chúng ta thấy một bức tranh t ng thể
về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy, thực trạng của hoạt
động quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với người cai
nghiện ma túy như: yếu tố thuộc về cá nhân người cai nghiện ma túy, yếu
tố thuộc về năng lực, trình độ của nhân viên quản lý trường hợp tại Trung
tâm, yếu tố về nguồn lực đáp ứng của Trung tâm, yếu tố nhận thức của
cộng đồng, chính quyền địa phư ng. Qua đó, đề tài cũng chỉ ra từng yếu tố
và mức độ ảnh hưởng của nó đến dịch v quản lý trường hợp đối với
người cai nghiện ma túy tại Trung tâm.
Đây là kết quả nghiên cứu quan trọng của luận văn và làm c sở để
nghiên cứu tiếp chư ng 3 và có những kiến nghị phù hợp về quản lý
trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh –
Giáo d c – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận.
Chƣơng 3
ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI VỚI
NGƢỜI CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN
LÝ TRƢỜNG HỢP VỚI NGƢỜI CAI NGHIỆN MA TUÝ TẠI
TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI
TỈNH BÌNH THUẬN
3.1. Áp dụng phƣơng pháp quản lý trƣờng hợp đối với ngƣời cai
nghiện ma túy trên điển cứu một trƣờng hợp cụ thể tại Trung tâm

3.1.1. Tiếp cận và nhận diện vấn đề của học viên H

18


Học viên H được gia đình gửi vào Trung tâm ngày 12/01/2017 và theo
hồ s đang lưu giữ tại Phòng Giáo d c dạy nghề - Lao động sản xuất –
Hòa nhập cộng đồng của Trung tâm thì học viên H được xác định bị
nghiện ma túy (ma túy đá).
3.1.2. Thu thập thông tin của học viên H
H sinh ra và lớn lên trong một gia đình có điều kiện về kinh tế ở vùng
nông thôn xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, cha mẹ
H luôn thư ng yêu và được chiều chuộn, lo từng cái ăn, cái mặc chỉ biết
học hành nhưng do bạn bè rủ r i H xa vào nghiện ma túy lúc nào không
biết, đến lúc phát hiện ra thì đã muộn không tự cai nghiện được đành phải
đến Trung tâm để cai nghiện.
3.1.3. Đánh giá nhu cầu
- Đánh giá khả năng của H theo từng nội d ng c thể
- Đánh giá và phân tích điểm mạnh, điểm yếu của học viên H
- Xác định vấn đề ưu tiên
- Đánh giá nguồn lực trợ giúp học viên H và gia đình
- Đánh giá nhu cầu của H và gia đình
3.1.4. Lập kế hoạch can thiệp
3.1.5. Thực hiện kế hoạch can thiệp và giám sát
3.1.6. Lượng giá và kết thúc
Kết luận:
Qua áp d ng phư ng pháp quản lý trường hợp đối với người cai
nghiện ma túy trên điển cứu một trường hợp c thể tại Trung tâm. Thấy
rằng mang lại hiệu quả thiết thực, học viên H có sự tiến bộ rõ rệt, đáp ứng
nhu cầu điều trị nghiện tại Trung tâm cần nhân rộng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, điểm hạn chế cần chú ý đó là tư vấn tâm lý, hòa nhập cộng
đồng, kết nối các dịch chưa đáp ứng được hiệu quả mong muốn và lưu ý
trong biện pháp quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy thực
hiện hiệu quả h n.
3.2. Biện pháp quản lý trƣờng hợp đối với ngƣời cai nghiện ma
tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bình
Thuận
Qua đánh giá thực trạng quản lý trường hợp đối với người cai nghiện
ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh – Giáo d c – Lao động xã hội

19


tỉnh Bình Thuận, tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy như sau:
3.2.1. Biện pháp giáo dục - đào tạo nâng cao nhận thức
Trong quy trình quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy
đòi hỏi đội ngũ nhân viên quản lý trường hợp làm việc với tính chuyên
nghiệp cao của nghề công tác xã hội, thể hiện trong khâu kết nối, điều
phối, giám sát các dịch v hỗ trợ cho người cai nghiện ma túy. Vì vậy,
biện pháp nâng cao nhận thức cho nhân viên quản lý trường hợp, bản thân
người cai nghiện ma túy và thân nhân của người cai nghiện ma túy, cộng
đồng xã hội là hết sức cần thiết.
3.2.1.1. Biện pháp nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ nhân
viên quản lý trường hợp
Quản lý trường hợp là quá trình công tác chịu ảnh hưởng rất nhiều
trong việc quan hệ tư ng tác giữa người với người, do vậy hoạt động của
công việc này mang tính chất khá phức tạp. Chất lượng và hiệu quả của
hoạt động quản lý trường hợp được quyết định một phần không nhỏ bởi
năng lực, trình độ của nhân viên quản lý trường hợp. Chính vì vậy việc

nâng cao năng lực nhận thức, trình độ chuyên môn cho nhân viên quản lý
trường hợp là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng.
Thứ nhất, Trung tâm cần phải đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng,
rèn luyện phẩm chất, đạo đức cho đội ngũ nhân viên quản lý trường hợp
để có thể đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
Thứ hai, t chức các lớp tập huấn dành cho nhân viên quản lý trường
hợp, m c đích của việc mở các lớp tập huấn là nhằm giúp cho nhân viên
quản lý trường hợp có những kỹ năng, kiến thức về quản lý trường hợp.
Bên cạnh việc mở các lớp tập huấn thì cần phải tiếp t c đào tạo và đào
tạo lại đội ngũ nhân viên, nâng cao chất lượng đào tạo như cử viên chức,
nhân viên ở các phòng chuyên môn cùng tham dự các chư ng trình tập
huấn nhằm cũng cố thêm công tác phối hợp với nhau.
Cuối cùng để có thể nâng cao được năng lực, trình độ thì chính bản
thân nhân viên quản lý trường hợp phải luôn trau dồi kiến thức, có những
phẩm chất đạo đức, cố gắng tìm hiểu, học hỏi và trang bị cho mình những
kỹ năng, kiến thức về quản lý trường hợp để có thể hỗ trợ người cai nghiện
ma túy một cách tốt nhất và đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của
xã hội.
20


3.2.1.2. Biện pháp nâng cao năng lực nhận thức cho người cai
nghiện ma túy và thân nhân của người cai nghiện ma túy
Thứ nhất, giúp người cai nghiện ma túy và các thành viên trong gia
đình tiếp cận các chư ng trình, chính sách của nhà Nước cũng như những
nguồn lực khác trong xã hội, người cai nghiện ma túy có đầy đủ các quyền
và nghĩa v c bản của một công dân.
Thứ hai, nhân viên quản lý trường hợp tăng cường năng lực cho các
thành viên trong gia đình để giúp họ hỗ trợ người cai nghiện ma túy có thể
quyết định về cuộc sống của mình từ việc chăm sóc bản thân đến việc hòa

nhập cộng đồng thông qua sự trợ giúp của gia đình và nhân viên quản lý
trường hợp hay nhân viên công tác xã hội.
Thứ ba, nhân viên quản lý trường hợp hỗ trợ người cai nghiện ma túy
và gia đình thông qua các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm trong công tác trợ
giúp, can thiệp ph c hồi sức khỏe tại nhà, các dấu hiệu phát hiện sớm, can
thiệp sớm cho người cai nghiện ma túy.
Thứ tư, t chức các chư ng trình, tập huấn nâng cao năng lực cho
người cai nghiện ma túy và các thành viên trong gia đình có người cai
nghiện ma túy.
3.2.2. Biện pháp xây dựng các mô hình dịch vụ hỗ trợ ngƣời cai
nghiện ma túy
Định hướng mô hình dạy nghề và tạo việc làm cho người cai nghiện
ma túy. M c tiêu là định hướng nghề nghiệp tư ng lai cho người cai
nghiện ma túy khi cai nghiện thành công, từ bỏ ma túy, xây dựng cuộc
sống sau này của họ tốt đẹp h n. Mô hình này sẽ tạo ra những chuyển biến
tích cực trong đời sống học tập, việc làm và hòa nhập của người cai nghiện
ma túy.
3.2.3. Biện pháp tăng cƣờng công tác hỗ trợ nguồn lực
3.2.3.1. Nâng cấp cơ sở vật chất của Trung tâm
C sở vật chất là một phần không thể thiếu và có ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng các hoạt động điều trị nghiện cho người cai nghiện ma túy
tại Trung tâm. c sở vật chất được Nhà nước đầu tư xây dựng về c bản,
đáp ứng yêu cầu ở mức độ tối thiểu cho hoạt động điều trị nghiện cho
người cai nghiện ma túy.
Trung tâm cần bố trí trang bị đầy đủ các thiết bị y tế để cắt c n, giải
độc, khám và điều trị bệnh cho người cai nghiện ma túy, phòng tư vấn tâm
lý - thực hành công tác xã hội, phòng tập thể hình ph c hồi sức khỏe,
phòng đọc sách, khu vui ch i giải trí....Đó là những điều kiện cần thiết để
người cai nghiện ma túy được chăm sóc ph c hồi sức khỏe, n định tâm lý,
sảng khói tinh thần, tạo tiền đề tái hòa nhập cộng đồng.

21


Từ thực tiễn trên, yêu cầu đặt ra cho Trung tâm là phải huy động được
nguồn lực của toàn xã hội, cộng với nguồn ngân sách Nhà nước để đầu tư
trang bị c sở vật chất đáp ứng yêu cầu điều trị nghiện cho người cai
nghiện ma túy.
3.2.3.2. Thực hiện chính sách, pháp luật và huy động sự tham gia của
cộng đồng trong việc chăm sóc và trợ giúp người cai nghiện ma túy tại Trung
tâm.
Tiếp t c thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội đối với người cai
nghiện ma túy tại Trung tâm, kết hợp huy động mọi nguồn lực của gia đình,
cộng đồng và xã hội trong việc chăm sóc và trợ giúp họ. Trong đó:
Rà soát, sửa đ i, b sung các chính sách còn bất cập trong lĩnh vực
điều trị nghiện cho người cai nghiện ma túy do Chính phủ, các Bộ, ngành
ban hành, cần chú trọng đến các chính sách liên quan đến quyền lợi của
người cai nghiện ma túy.
Trung tâm cần mở rộng các loại hình dịch v điều trị nghiện bằng
nhiều thời gian khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người cai nghiện ma
túy. Tạo c chế khuyến khích người nghiện ma túy tham gia điều trị; cung
cấp các dịch v luyện tập thể hình, giải trí, thể d c thể thao và truyền
thông cho người cai nghiện ma túy có hiệu quả. Tăng cường hợp tác với
các t chức, cá nhân hỗ trợ nguồn lực để quản lý, chăm sóc người cai
nghiện ma túy khi hòa nhập cộng đồng.
Kết luận chương 3
Thực hiện việc điều trị nghiện cho người cai nghiện ma túy là mối
quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, là việc làm có ý nghĩa trong sự nghiệp
phát triển đất nước. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, quản lý trường hợp
giữ vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo công bằng và bất bình đẳng
xã hội, nhiều người yếu thế có c hội tiếp cận các dịch v chăm sóc sức

khỏe từ thể chất đến tinh thần. Họ cần được xã hội quan tâm chia sẻ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi để vư n lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng
đồng. Họ cần có một môi trường sống an toàn, khắc ph c được những vấn
đề về tâm lý, cần đáp ứng được các nhu cầu từ c bản nhất đến nhu cầu
hoàn thiện nhất để họ tự tin và đủ điều kiện hòa nhập cộng đồng. Nhằm
thực hiện tốt h n nữa trong việc điều trị nghiện cho người cai nghiện ma
túy và các hoạt động quản lý trường hợp tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo
d c – Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận, đồng thời khắc ph c những khó
khăn, tồn tại hạn chế trong việc quản lý trường hợp đối với người cai
nghiện ma túy thì cần có những biện pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả
về công tác này.
22


Ở chư ng này tác giả đưa ra 03 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy dựa trên c sở
phân tích, đánh giá thực trạng tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo d c – Lao
động xã hội tỉnh Bình Thuận. Thứ nhất giáo d c - đào tạo nâng cao nhận
thức cho đội ngũ nhân viên quản lý trường hợp, người cai nghiện ma túy
và thân nhân của người cai nghiện ma túy ý thức trong quá trình điều trị
nghiện và giải quyết các nhu cầu cho người cai nghiện ma túy. Thứ hai xây
dựng các mô hình dịch v hỗ trợ người cai nghiện ma túy dễ dàng tiếp cận.
Thứ ba là tăng cường công tác hỗ trợ nguồn lực nhằm giúp cho người cai
nghiện ma túy thành công.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua Trung tâm Chữa bệnh – Giáo d c – Lao động
xã hội tỉnh Bình Thuận đã liên t c tiếp nhận, điều trị nghiện ma tuý cho
hàng ngàn lượt người cai nghiện ma túy trong và ngoài tỉnh Bình Thuận.
Các hoạt động của Trung tâm đã góp phần giảm thiểu tệ nạn ma tuý, giúp
nhiều người cai nghiện ma túy ph c hồi sức khỏe, thay đ i hành vi nhân

cách, tái hòa nhập cộng đồng, từ bỏ ma tuý, n định cuộc sống, xây dựng
gia đình hạnh phúc, trở thành những người công dân tốt, giúp ít cho gia
đình và xã hội đã góp phần rất hiệu quả trong việc đảm bảo tình hình an
ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phư ng.
Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát và phân tích, có thể nhận thấy bức
tranh t ng thể về quản lý trường hợp tại Trung tâm có rất nhiều tiêu chí
chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý trường hợp đích thực. Có thể thấy
rõ các dịch v quản lý trường hợp tại Trung tâm thực hiện một cách thiếu
đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu và nguyên tắc của quản lý trường
hợp đối với người cai nghiện ma túy. Đội ngũ cán bộ, nhân viên vừa thiếu
kỹ năng, vừa yếu về nghiệp v nên chưa đáp ứng được nhu cầu, vẫn còn
nhiều người cai nghiện ma túy chưa nhận được sự trợ giúp hiệu quả. Nhìn
nhận được các vấn đề trên cũng như hiểu được tầm quan trọng của người
cai nghiện ma túy nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý trường hợp đối với
người cai nghiện ma tuý từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục –
Lao động xã hội tỉnh Bình Thuận”. Thông qua nghiên cứu đề tài này tác
giả có những đút kết sau:
Xây dựng được khái niệm về quản lý trường hợp đối với người cai
nghiện ma túy, đưa ra các nội dung của hoạt động quản lý trường hợp đối
với người cai nghiện ma túy là hoạt động kết nối các dịch v chăm sóc sức
khoẻ; hoạt động kết nối nguồn lực, chuyển gửi; học nghề, định hướng
nghề nghiệp, việc làm; tư vấn tâm lý..., giúp người cai nghiện ma túy
23


×