BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
-----*****-----
MAI XUÂN TOÀN
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
NHỮNG NĂM 1965 - 1973
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ CUNG
Huế, năm 2017
1
BÀI BÁO LIÊN QUAN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
1. (2008), "Đường Hồ Chí Minh trên đất Quảng Bình với Di sản thiên
nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng", Kỉ yếu Hội thảo khoa học,
Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình.
2. (2009), "Hoạt động chi viện chiến lược trên tuyến đường Hồ Chí
Minh ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (19591975)", Tạp chí Văn hóa Quảng Bình, số 1, 2.
3. (2009), "Quảng Bình với tuyến vận tải chiến lược Đường Hồ Chí
Minh", Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 2.
4. (2014), "Thế trận chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mĩ
ở Quảng Bình", Kỉ yếu Hội thảo quốc gia về Quảng Bình 410 năm
hình thành và phát triển do UBND tỉnh Quảng Bình và Hội Khoa
học Lịch sử Việt Nam đồng tổ chức.
5. (2016), "Đấu tranh chống biệt kích ở Quảng Bình những năm 19651968", Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 8.
6. (2016), "Đặc điểm chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng
chiến chống Mĩ", Tạp chí Khoa hoạc và Công nghệ Quảng Bình,
số 12.
7. (2017), "Phong trào thi đua "Hai giỏi" ở Quảng Bình trong những
năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước", Tạp chí Thi đua Khen
thưởng, số 201.
8. (2017), "Hậu phương Quảng Bình với chiến trường Trị - Thiên trong
kháng chiến chống Mỹ (giai đoạn 1966-1972)", Chuyên san Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 126,
S.6.
2
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Quảng
Bình (cùng với Vĩnh Linh) là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa,
hậu phương cận kề của cách mạng miền Nam, trực tiếp là chiến trường
Trị - Thiên, là điểm khởi đầu và lan tỏa của tuyến đường Hồ Chí Minh
chi viện cho chiến trường miền Nam và phong trào kháng chiến chống
Mỹ ở địa bàn Nam Lào và Campuchia.
Do Quảng Bình có vị thế chiến lược quan trọng như vậy nên đế
quốc Mỹ xem nơi đây là “yết hầu”, “nút chặn” quyết liệt nhất trong
chiến tranh phá hoại miền Bắc. Mỹ tập trung lực lượng lớn không quân,
hải quân kết hợp chiến tranh gián điệp biệt kích đánh phá Quảng Bình
từ ngày 5-8-1964, mở rộng từ ngày 7-2-1965 và kéo dài cho đến ngày
15-1-1973. Quảng Bình là nơi bị đánh phá dài nhất, quy mô lớn nhất
và mức độ tàn phá nghiêm trọng nhất. Đối với ta, Quảng Bình là nơi
thử thách ác liệt nhất trong chiến tranh phá hoại để mở đường, bảo vệ
đường và đảm bảo giao thông vận tải chi viện chiến trường, bảo vệ tuyến
đầu của miền Bắc, đặc biệt là những thời điểm Mỹ đánh phá ngăn chặn,
phong tỏa ác liệt nhất (từ tháng 4 đến tháng 10-1968 và năm 1972). Dưới
sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp, trực tiếp là Tỉnh ủy Quảng Bình,
quân dân địa phương đã thiết lập thế trận chiến tranh nhân dân rộng
khắp, kiên cường bám địa bàn để sản xuất và chiến đấu, lập nên những
chiến công xuất sắc, dẫn đầu miền Bắc về thành tích tiêu diệt máy bay
và tàu chiến Mỹ. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của cấp ủy Đảng và chính
quyền Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ là lấy sức mạnh tổng
hợp của chiến tranh nhân dân để đánh thắng chiến tranh phá hoại tổng
lực của đế quốc Mỹ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân
đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định: “Nếu tổng kết cuộc chiến tranh
phá hoại toàn diện thì cần nghiên cứu ở Quảng Bình, đánh phá giao
thông vận tải phải nghiên cứu ở tuyến đường Hồ Chí Minh và đánh phá
đô thị thì phải tổng kết ở Hà Nội, Hải Phòng” [164, tr. 363]. Việc nghiên
cứu cuộc chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở
3
Quảng Bình những năm 1965-1973 là việc làm có ý nghĩa khoa học và
ý nghĩa thực tiễn.
Về ý nghĩa khoa học, thông qua việc tái hiện diễn biến chính của
cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước những năm 1965-1973, luận án phản ánh bức tranh toàn cảnh
về cơ sở hình thành, diễn biến chính của chiến tranh nhân dân, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, được vận dụng một cách sáng tạo trên địa bàn
Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu của luận án minh chứng Quảng Bình
là một mẫu hình địa phương về việc kế thừa tri thức và truyền thống
chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc, được phát
huy thành đỉnh cao trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Qua đó, luận án góp phần khẳng định Quảng Bình xứng đáng với vị trí
tuyến đầu của miền Bắc trong cuộc đối đầu với đế quốc Mỹ xâm lược.
Về ý nghĩa thực tiễn, luận án góp phần bổ sung nguồn tư liệu lịch
sử kháng chiến chống Mỹ của dân tộc nói chung và của Quảng Bình
nói riêng. Luận án rút ra những bài học kinh nghiệm giúp các nhà chính
trị, quân sự nghiên cứu vận dụng để hoạch định chính sách, đề ra những
chủ trương sát đúng phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
hiện nay; luận án còn là tài liệu để giáo dục tinh thần yêu nước và cách
mạng cho các thế hệ nhân dân Quảng Bình, đặc biệt là đối với thế hệ
trẻ, nhằm khơi dậy lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của cha ông, để
nỗ lực vươn lên xây dựng quê hương giàu mạnh.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn vấn đề “Chiến tranh nhân dân ở
Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm
1965-1973” làm đề tài Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt
Nam.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là tái hiện một cách có hệ thống, toàn diện
cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình giai đoạn chống chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ những năm 1965-1973; làm rõ một số đặc
điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm trong việc vận dụng
đường lối chiến tranh nhân dân vào điều kiện cụ thể của Quảng Bình.
4
Thông qua đó, khẳng định vị trí chiến lược, vai trò của chiến tranh
nhân dân ở Quảng Bình đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của
dân tộc.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu, đánh giá những vấn đề đã được
nghiên cứu, rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở hình thành cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973.
- Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng
Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973
trên các mặt như quá trình hình thành thế trận chiến tranh nhân dân,
sản xuất, phòng tránh, đánh trả, đảm bảo giao thông vận tải chi viện
chiến trường, …
- Rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chiến tranh nhân dân ở Quảng
Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973,
với những cơ sở hình thành và phát triển, những diễn biến chính trên
các lĩnh vực của chiến tranh.
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, từ ngày 7-2-1965 đến ngày 15-1-1973, tức là thời
điểm Mỹ mở rộng và kết thúc chiến tranh phá hoại miền Bắc và là
khung thời gian triển khai thế trận chiến tranh nhân dân chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn Quảng Bình.
Về không gian, toàn bộ địa bàn tỉnh Quảng Bình, gồm thị xã Đồng
Hới và 6 huyện (Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Tuyên
Hóa và Minh Hóa) nhưng tập trung ở những địa bàn, trọng điểm then
chốt nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, để làm rõ
hơn nội dung, không gian có thể được mở rộng ra một số địa phương
khác thuộc Quân khu 4 và thời gian có thể đẩy lùi về trước ngày 7-25
1965 liên quan đến những hành động đánh phá hạn chế của đế quốc
Mỹ cũng như quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến đấu của quân dân
Quảng Bình.
Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành
thế trận chiến tranh nhân dân, chuyển hướng sản xuất sang thời chiến
để đảm bảo hậu cần cho chiến tranh nhân dân, công tác phòng tránh,
đánh trả và đảm bảo giao thông vận tải chi viện chiến trường.
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Về nguồn tư liệu
- Các công trình chuyên khảo trong và ngoài nước đã công bố,
những bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, liên quan trực tiếp đến
đề tài.
- Tài liệu lưu trữ tại Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Quảng Bình,
Phòng Lưu trữ - Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình, Bộ Chỉ huy quân sự
Quảng Bình, Phòng Khoa học quân sự Quân khu 4, Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia III, bao gồm các báo cáo, biên bản, chỉ thị, nghị quyết, nghị
định, thông tư, kế hoạch, ... của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ,
các Bộ, ngành Trung ương, Quân khu 4, Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính
tỉnh Quảng Bình, các Ban, ngành, huyện, thị xã thuộc tỉnh Quảng Bình,
...
- Tài liệu điều tra điền dã, hồi kí, những nhân chứng lịch sử,
Về phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương
pháp lô-gic để trình bày các vấn đề theo diễn tiến trình tự thời gian
trong mối quan hệ móc xích với nhau. Các phương pháp như văn bản
học, phân tích, so sánh, tổng hợp, … kết hợp phỏng vấn khai thác tư
liệu từ các nhân chứng, phương pháp chuyên gia, ... cũng được lựa
chọn, sử dụng để xử lí tư liệu nhằm tái hiện một cách trung thực nhất
diễn biến của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại
của Mỹ ở Quảng Bình cũng như rút ra những nhận định khách quan,
phù hợp với thực tế lịch sử.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
6
Một là, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và
tương đối đầy đủ về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại
ở Quảng Bình những năm 1965-1973.
Hai là, luận án làm rõ những cơ sở hình thành, những diễn biến
chính của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của
quân và dân Quảng Bình trong những năm 1965-1973, thông qua sự
sáng tạo của quân dân Quảng Bình trong việc vận dụng đường lối chiến
tranh nhân dân của Đảng vào thực tế của địa phương; từ đó rút ra những
đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm đóng góp vào kho
tàng tri thức và kinh nghiệm lịch sử trong chiến tranh vệ quốc và chiến
tranh giải phóng của dân tộc.
Ba là, luận án cung cấp nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng
dạy và học tập lịch sử địa phương tỉnh Quảng Bình, giáo dục truyền
thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm của thế hệ trẻ
trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, cũng như góp phần
vào kho tàng tri thức lịch sử chiến tranh cách mạng của dân tộc đồng
thời cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược và xây
dựng lực lượng quốc phòng toàn dân phục vụ công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án có dung lượng 201 trang.
Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo
(21 trang), nội dung luận án dài 171 trang, chia làm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (16 trang)
Chương 2. Cơ sở hình thành và phát triển của chiến tranh nhân dân
ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ những năm 1965-1973 (50
trang).
Chương 3. Quân và dân Quảng Bình tiến hành chiến tranh nhân
dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ những năm 1965-1973
(66 trang).
Chương 4. Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của
chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình những năm 1965-1973 (39 trang).
CHƯƠNG 1
7
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân
1.1.1.1. Ở trong nước
Võ Nguyên Giáp (1970), Mấy vấn đề về đường lối quân sự của
Đảng ta, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Nắm vững đường lối chiến
tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
(1972), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Chiến tranh giải phóng dân
tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà
Nội, …; Văn Tiến Dũng (1979), Chiến tranh nhân dân quốc phòng
toàn dân, tập 2, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Viện Lịch sử Quân
sự Việt Nam (1982, 1983), Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội;
Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng
kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thắng lợi và bài học, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh (1995), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
tập II (1954-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Viện Lịch sử
Quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt
Nam (1945-1975), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Ban Chỉ đạo
Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách
mạng Việt Nam 1945-1975. Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; Bộ Tổng Tham mưu (2001), Tổng kết chiến tranh nhân
dân: Chuyên đề chỉ đạo xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực
lượng phòng không địa phương chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ trên miền Bắc (1954-1975), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà
Nội; Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954-1975), xuất bản lần thứ 2, Nxb. Chính trị
Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội; Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015),
Tổng kết chiến đấu chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc
bằng thủy lôi và bom từ trường (1965-1973), Nxb. Quân đội Nhân dân,
Hà Nội; Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015), Lịch sử tư tưởng
8
quân sự Việt Nam - Tập IV: Từ năm 1945 đến năm 1975, Nxb. Chính
trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội; Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015),
Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam - Tập V: Tổng luận, Nxb. Chính
trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội; …
Nhìn chung, qua các công trình trên đây, vấn đề chiến tranh nhân dân
Việt Nam - lí luận và thực tiễn đã được nghiên cứu kĩ dưới nhiều góc độ
khác nhau. Đó là những nguồn tư liệu quí để chúng tôi kế thừa và làm
cơ sở để nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại
ở Quảng Bình (1965-1973).
1.1.1.2. Ở ngoài nước
Mc. T. Kahin and John Lewis (1967), The US in Vietnam (Mỹ ở
Việt Nam), Codell Publish, New York; T. Hoopes (1969), The limits of
intervention (Những giới hạn của sự can thiệp), David Mc. Kay
Company, New York; Jon VanDyke (1972), North’s Vietnam Strategy
for survival (Chiến lược để tồn tại của Bắc Việt Nam), Pacific Books,
California; U.S Government Printing Office (1973), Causes, Origins,
and lessons of the Vietnam War, May, 9, 10 and 11, 1972 (Nguyên
nhân, nguồn gốc, và bài học trong chiến tranh Việt Nam), Washington;
Gabriel Kolko (1985), Anatomy of a War: Vietnam, the United States,
and the Modern Historical Experience, New York, The New Press.
1994 (Giải phẫu một cuộc chiến tranh - Nước Mỹ và kinh nghiệm chiến
tranh hiện đại), Người dịch: Nguyễn Tấn Cưu, Nxb. Quân đội Nhân
dân, Hà Nội, (2003), …
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình
1.1.2.1. Ở trong nước
- Những công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại trên địa bàn Quân khu 4, trong đó có Quảng
Bình, như Thường vụ Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (1994), Quân
khu 4 Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb.
Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Bộ Tổng Tham mưu (2001), Tổng kết
chiến tranh nhân dân địa phương: Chuyên đề Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và cơ quan quân sự địa phương
9
trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ (1946-1975), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Nxb.
Quân đội Nhân dân (2001), Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn
Quân khu 4 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hà Nội; Quân
khu 4 (2005), Tổng kết chiến thuật trong kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ của lực lượng vũ trang Quân khu 4 (1945-1975),
Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Bộ Tư lệnh Quân khu 4 - Cục Hậu
cần (2007), Lịch sử hậu cần lực lượng vũ trang Quân khu 4 (19452005), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Bộ Tư lệnh Quân khu 4
(2012), Lịch sử dân quân tự vệ Quân khu 4 (1945-2010), Nxb. Quân
đội Nhân dân, Hà Nội; Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (2015), Lịch sử Quân
khu 4 (1945-2015), tập 2: Thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975), tái bản bổ sung lần 1, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội;
- Những công trình nghiên cứu về công tác mở đường, chiến đấu
bảo vệ đường và đảm bảo vận chuyển trên đường Trường Sơn qua địa
bàn Quảng Bình, như Trận đồ bát quái xuyên rừng rậm do Cục Chính
trị - Tổng cục xây dựng kinh tế biên soạn năm 1979; Đoàn Thị Lợi
(2004), Đường Hồ Chí Minh con đường huyền thoại, Nxb. Quân đội
Nhân dân; Phan Hữu Đại - Nguyễn Quốc Dũng (đồng chủ biên), (1999),
Lịch sử Đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh, Nxb. Quân
đội Nhân dân, Hà Nội, Nguyễn Thế Kỷ - Nguyễn Sĩ Cứ (chủ biên),
(2009), Trường Sơn đường khát vọng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
…
- Những công trình nghiên cứu về Quảng Bình trong kháng chiến
chống Mỹ, như Thường vụ Tỉnh ủy - Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh Quảng Bình (1994), Lịch sử Quảng Bình chống Mỹ, cứu nước
1954-1975; Ban Chấp hành Đảng bộ Quảng Bình (2000), Lịch sử
Đảng bộ Quảng Bình, tập II, 1954-1975, Đồng Hới; Đảng ủy Quân sự
tỉnh Quảng Bình (2010), Lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Bình
(1945-2010), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Bình (2012), Lịch sử hệ thống hành chính nhà
nước cấp tỉnh ở Quảng Bình (1945-2000); Nguyễn Khắc Thái (2014),
Lịch sử Quảng Bình, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội; Lịch sử các
10
ngành ở Quảng Bình có: Lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng Phụ
nữ tỉnh Quảng Bình 1930-1975, sơ thảo, (1995); Lịch sử Y tế Quảng
Bình 1945-1995, Đồng Hới, (1996); Lịch sử phong trào Công nhân và
Công đoàn tỉnh Quảng Bình, tập 1 (1885-1975) (1998); Lịch sử Bộ đội
biên phòng Quảng Bình, tập 1 (1959-1995), (1998); Lịch sử Giao
thông vận tải tỉnh Quảng Bình 1885-1999, Nxb. Giao thông vận tải,
Hà Nội, (1999); Lực lượng vũ trang nhân dân huyện Quảng Ninh - 55
năm xây dựng - chiến đấu - trưởng thành (1945-2000), (2000); Lịch
sử Công an nhân dân thành phố Đồng Hới 1945-2005, (2005); Những
trận đánh tiêu biểu của lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Bình,
tập 1 (1945-1975), (2005); Lịch sử Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính
Đảng tỉnh Quảng Bình, tập 1 (1946-2005), (2010); Nghiên cứu mối
quan hệ hữu nghị và hợp tác đặc biệt giữa Quảng Bình, Khăm Muộn
và Savannakhet giai đoạn 1954-2000, Sở Ngoại vụ Quảng Bình,
(2011); Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình 80 năm xây dựng và trưởng
thành (1930-2010), Đồng Hới, (2012); Lịch sử Đoàn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Quảng Bình, tập
1 (1930-2000), (2012); Lịch sử ngành Tuyên giáo Quảng Bình giai
đoạn 1930-2010), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình, (2013); Lịch
sử ngành Kiểm tra Đảng tỉnh Quảng Bình từ năm 1948 đến năm 2013,
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình, (2014); Nghiên cứu quá trình
phát triển kinh tế hợp tác xã tỉnh Quảng Bình từ năm 1946 đến nay,
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Bình, (2014); Lịch sử giao thông
vận tải tỉnh Quảng Bình (1945-2015), Nxb. Giao thông Vận tải, Hà
Nội, (2015), … Lịch sử Đảng bộ huyện Lệ Thủy, tập 2 (1954-1975),
(2000); Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Ninh, tập 2 (1954-1975), Sơ
thảo, (2000); Lịch sử Đảng bộ huyện Bố Trạch, tập 2 (1954-1975),
(2005); Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Trạch, tập 2 (1954-1975),
(2005); Lịch sử Đảng bộ huyện Tuyên Hóa, tập 2 (1954-1975), Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, (2006) …
- Những luận án, luận văn đề cập chiến tranh nhân dân ở Quảng
Bình trong kháng chiến chống Mỹ, như Nguyễn Khắc Thái (1977),
Đảng bộ Quảng Bình lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng dân quân
11
tự vệ trong những năm chống Mỹ (1965-1968), Luận án tốt nghiệp
ngành lịch sử Đảng, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Lê Văn Lợi
(1977), Đảng bộ Quảng Bình lãnh đạo quân và dân toàn tỉnh đánh
thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên mặt trận đảm bảo
giao thông vận tải (1965-1968), Luận văn tốt nghiệp ngành lịch sử
Đảng, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Đinh Phan Thủy Yến (2006),
Quảng Bình kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên mặt trận giao thông
vận tải (1965-1968), Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Sư
phạm Huế; Thái Thị Lợi (2007), Lực lượng thanh niên xung phong
tỉnh Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965-1975),
Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Sư phạm Huế; Phan Thị Trà
Giang (2010), Phong trào “hai giỏi” ở Quảng Bình trong kháng chiến
chống Mỹ (1965-1973), Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Sư
phạm Huế; Trần Như Hiền (2016), Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo
thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975, Luận án
Tiến sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội, …
1.1.2.2. Ở ngoài nước
Peter Weiss (1968), Réponse à Johnson sur les bombs ments limités
(Trả lời Johnson về những cuộc ném bom hạn chế), Seuil, Paris; Alain
Wasmes (1976), Vietnam, la feau du pachyderme (Việt Nam, tấm da
của loài thú da dày), Edition Socialies, Paris; …
Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu tương đối
đầy đủ và có hệ thống từ lí luận đến thực tiễn cuộc chiến tranh nhân
dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình (19651973), rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước mắt và lâu
dài.
1.2. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu
- Cơ sở hình thành chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình (1965-1973).
- Sự hình thành thế trận chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình (19651973).
12
- Công tác chuyển hướng kinh tế và đảm bảo duy trì sản xuất nhằm
đảm bảo hậu cần tại chỗ cho chiến tranh nhân dân và chi viện chiến
trường ở Quảng Bình (1965-1973).
- Công tác phòng không nhân dân ở Quảng Bình (1965-1973), bao
gồm nội dung phòng tránh và đánh trả.
- Công tác đấu tranh chống gián điệp, biệt kích của Mỹ và chính
quyền Sài Gòn ở Quảng Bình (1965-1973).
- Những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm rút ra từ
cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Quảng
Bình (1965-1973).
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHIẾN TRANH
NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
NHỮNG NĂM 1965-1973
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống yêu
nước, cách mạng của nhân dân Quảng Bình
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung bộ, có diện tích 8.065,27
km2. Nhìn chung, địa hình Quảng Bình thấp dần từ Tây sang Đông và
hẹp dần từ Bắc vào Nam, phân thành 4 vùng liên quan với nhau trong
một hình thái địa lí hoàn chỉnh.
Quảng Bình có các con lớn sông là Roòn, Gianh, Lý Hòa, Dinh
và Nhật Lệ. Về mùa mưa, các sông gây lũ lụt, chia cắt địa hình, cản
trở việc vận chuyển hàng hóa và cơ động lực lượng. Thời tiết ở Quảng
Bình chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Do đó, việc nghiên
cứu kĩ yếu tố thời tiết để tìm giải pháp khắc phục khó khăn và phát
huy thuận lợi nhằm hạn chế đến mức tối đa hoạt động đánh phá của
đối phương là vấn đề mang tính thường trực của quân dân Quảng
Bình.
13
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Về kinh tế
Cho đến trước cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, nền kinh tế Quảng
Bình chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nổi bật trong sản xuất nông nghiệp
là Hợp tác xã Đại Phong (Lệ Thủy), ngọn cờ đầu của phong trào hợp tác
xã nông nghiệp toàn miền Bắc. Trong ngư nghiệp, Quang Phú là ngọn
cờ đầu của hợp tác xã nghề cá toàn miền Bắc. Trên lĩnh vực tiểu thủ
công nghiệp, đến năm 1965, toàn tỉnh có 31 xí nghiệp quốc doanh, 116
hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.
2.1.2.2. Về xã hội
Cho đến năm 1965, dân số Quảng Bình có khoảng 41 vạn người,
đa số là người Kinh, nhưng phân bố không đều. Nhìn chung, cộng đồng
cư dân ở Quảng Bình tương đối thuần nhất. Nội bộ nhân dân đoàn kết,
thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Nhân dân các dân tộc, tôn giáo đều đều
một lòng tin tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng, cùng nhau chia
sẻ những khó khăn, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tích cực đóng góp
sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng nói chung, cho công cuộc
bảo vệ quê hương, đất nước nói riêng.
2.1.3. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân
Quảng Bình
Trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX, Quảng Bình là nơi
đứng chân của triều đình yêu nước Hàm Nghi. Từ khi Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời (1930), nhân dân Quảng Bình sớm theo Đảng làm cách
mạng. Trong Cách mạng tháng Tám 1945, khởi nghĩa giành chính quyền
ở Quảng Bình, bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân được biểu
hiện dưới hình thức biểu tình chính trị là chủ yếu và quyết định thắng
lợi. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), với tinh thần
“Quảng Bình quật khởi”, làng chiến đấu đã tạo nên thế trận chiến tranh
nhân dân rộng khắp, cùng quân dân Quảng Trị và Thừa Thiên Huế làm
nên một “Bình Trị Thiên khói lửa”, góp phần đi đến thắng lợi trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2.2. Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình
2.2.1. Phá hoại bằng gián điệp và biệt kích
14
Bằng những phương thức khác nhau, Mỹ và chính quyền Sài Gòn
tung người ra Bắc theo cả đường bộ, đường biển và đường không nhằm
điều tra, chỉ điểm cho máy bay đánh phá, ngăn chặn các tuyến đường
chiến lược chi viện cách mạng miền Nam. Từ đầu năm 1965 đến cuối
năm 1968, chúng đánh ở Quảng Bình 28 vụ gián điệp, biệt kích và
thám báo.
2.2.2. Phá hoại bằng không quân và hải quân
2.2.2.1. Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (từ 7-2-1965 đến 111-1968)
Có thể khái quát diễn biến cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của
Mỹ ở Quảng Bình thành 2 giai đoạn: Giai đoạn “leo thang” (7-2-1965 –
31-3-1968) và giai đoạn “xuống thang” (từ 1-4 đến 1-11-1968).
Giai đoạn “leo thang” chia làm 3 bước: Bước 1 (từ 7-2 đến 31-51965), không quân Mỹ đánh phá Quảng Bình với thủ đoạn chuyển từ đánh
“trả đũa” từng trận vào các mục tiêu quân sự sang đánh liên tục mang
tính tập kích chiến lược nhằm vào từng loại mục tiêu. Bước 2 (từ 2-61965 đến 6-1966), đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra bắc vĩ
tuyến 20, đồng thời chuyển hẳn sang đánh phá mục tiêu giao thông vận
tải. Bước 3 (từ 6-1966 đến 31-3-1968), Mỹ vừa tiếp tục đánh phá giao
thông vận tải đồng thời vừa đánh hậu phương chiến dịch của Mặt trận
B5.
Giai đoạn “xuống thang” (từ 1-4 đến 1-11-1968), thực chất đây
là thủ đoạn mới nhằm lừa bịp dư luận, bởi chọn khu vực này, Mỹ đã
biến Khu 4 thành “nút chặn” khổng lồ, ngăn chặn toàn bộ các tuyến
đường chi viện từ miền Bắc vào.
2.2.2.2. Giai đoạn ngừng ném bom miền Bắc (từ 1-11-1968 đến
5-4-1972)
Từ ngày 1-11-1968, tuy Nhà Trắng buộc phải chấm dứt chiến tranh
phá hoại miền Bắc nhưng trên địa bàn Quảng Bình, máy bay Mỹ vẫn
thường xuyên hoạt động. Chiến tranh vẫn lảng vảng, đe dọa từng ngày,
từng giờ trên không và trên biển.
2.2.2.3. Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai (từ 6-4-1972 đến
15-1-1973)
15
Từ ngày 6-4-1972, Mỹ mở đầu cho cuộc chiến phá hoại miền Bắc có
qui mô và cường độ khốc liệt hơn nhiều những năm trước. Từ tháng 51972, đế quốc Mỹ phong tỏa toàn diện đối với Quảng Bình. Việc Mỹ
mở rộng chiến tranh ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền
Bắc đã đặt cả dân tộc Việt Nam trước những thử thách nghiêm trọng.
Trong đó, do vị trí chiến lược quan trọng về nhiều mặt, Quảng Bình trở
thành một trọng điểm của cả miền Bắc trong cuộc đối đầu với cuộc chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ hậu phương lớn và đảm bảo
chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.
2.3. Chủ trương của Đảng về chống chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ
2.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Quân khu 4
Ngày 7-8-1964, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 81-CT/TW về tăng
cường sẵn sàng chiến đấu chống mọi âm mưu của địch khiêu khích
và phá hoại miền Bắc. Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3-1965)
khẳng định: “Nhiệm vụ cấp bách của ta ở miền Bắc lúc này là phải
kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng
kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho hợp với tình hình
mới và để cho miền Bắc có đủ sức mạnh nhằm kịp thời đáp ứng yêu
cầu bảo vệ miền Bắc, chống lại các cuộc ném bom bắn phá và phong
tỏa của địch”.
Quán triệt chủ trương của Nghị quyết Trung ương 11, Hội nghị
Quân khu ủy 4 mở rộng (7 - 8-5-1965) khẳng định quyết tâm “lấy
chiến tranh nhân dân đánh bại chiến tranh phá hoại, bất luận cuộc
chiến tranh đó quyết liệt đến mức nào. Sẵn sàng nhận và làm tốt nhiệm
vụ chi viện và đi chiến đấu ở miền Nam”
2.3.2. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Bình
Ngày 4-2-1965, Tỉnh ủy Quảng Bình ra nghị quyết khẳng định
quyết tâm “dù chiến tranh xẩy ra với hình thức nào, dù có đổ máu hi
sinh, quân dân Quảng Bình cũng quyết đánh, quyết thắng trận đầu với
bất cứ giá nào. Đồng thời vô luận tình huống nào cũng đẩy mạnh xây
dựng chủ nghĩa xã hội, ra sức phát triển kinh tế, văn hóa và bảo đảm
đời sống nhân dân”. Ngày 29-9-1965, Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ
16
trương phát động chiến tranh nhân dân sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa,
đẩy mạnh chiến đấu và sản xuất quyết tâm đánh bại chiến tranh phá
hoại. Trong diễn biến của cuộc chiến đấu, tùy tình hình cụ thể, Tỉnh
ủy Quảng Bình có những chỉ đạo riêng đưa cuộc chiến tranh nhân dân
ở địa phương từng bước vượt qua khó khăn để giành thắng lợi.
2.4. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, xây dựng quyết tâm
đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
Để giành thắng lợi trước cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện, ngày
càng leo thang không ngừng của đế quốc Mỹ, công tác chính trị - tư
tưởng phải được đặt lên hàng đầu. Tỉnh ủy Quảng Bình phát động
nhiều phong trào thi đua rộng khắp như phong trào“Hai giỏi” (chiến
đấu giỏi, sản xuất giỏi), đợt học tập “ơn Đảng nặng, thù giặc sâu”
(1967), học tập tài liệu “Vinh dự lớn lao, trách nhiệm nặng nề, sẵn
sàng đi trước về sau cho đến thắng lợi cuối cùng” (1968), phong trào
hành động cách mạng “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo
gương Bác Hồ vĩ đại” (1969), …
2.5. Chuyển hướng nền kinh tế sang thời chiến, đảm bảo hậu
cần tại chỗ cho chiến tranh nhân dân
Tỉnh ủy Quảng Bình có những biện pháp để chuyển hướng nền kinh
tế của địa phương thích ứng với tình hình mới, vừa đảm bảo sản xuất
vừa đảm bảo chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Sản xuất đã vượt ra khỏi
nhiệm vụ đáp ứng các mục tiêu kinh tế và đời sống thông thường mà
trở thành một bộ phận cấu thành của chiến tranh nhân dân: đó là đảm
bảo hậu cần tại chỗ cho tất cả các lực lượng trong đội hình tiến hành
chiến tranh nhân dân.
17
CHƯƠNG 3
QUÂN DÂN QUẢNG BÌNH TIẾN HÀNH
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CHỐNG CHIẾN TRANH
PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ NHỮNG NĂM 1965-1973
3.1. Công tác phòng không nhân dân
3.1.1. Công tác phòng tránh tại chỗ
Chuyển dần mọi hoạt động của nhân dân từ thời bình sang thời
chiến theo hình thức quân sự hóa; Tổ chức quan sát, báo động; Xây
dựng hệ thống hầm hào và công tác giải quyết hậu quả sau mỗi trận
đánh dần kiện toàn theo phương châm “lấy tự cứu, tự chữa tại chỗ là
chính, có chỉ huy chặt chẽ, chủ động cứu chữa kịp thời, nhanh chóng
kết hợp với sự chi viện của xung quanh”.
3.1.2. Công tác sơ tán, giãn dân
Để hạn chế mức độ thiệt hại về người và duy trì sản xuất, các địa
phương thực hiện việc phân tán dân cư nhằm giảm mật độ dân số ở
những vùng trọng điểm. Việc phân tán được chia thành 3 hình thức: Sơ
tán lâu dài, giãn dân tại chỗ và tạm lánh khi địch đánh phá.
3.2. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại
3.2.1. Củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang hình thành thế
trận chiến tranh nhân dân
Lực lượng dân quân tự vệ ở Quảng Bình được biên chế thành các
đơn vị thường trực chiến đấu (trực chiến), bán trực chiến (là lực lượng
sản xuất trong các hợp tác xã nhưng được trang bị vũ khí, có thể tham
gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu khi có tình huống chiến sự xảy ra)
và lực lượng cơ động phục vụ chiến đấu (bao gồm cả lực lượng thanh
niên xung phong, dân công hỏa tuyến phục vụ chiến trường), đặc biệt
là thành lập đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy.
Cùng với xây dựng lực lượng chiến đấu, việc phối trí các đơn vị
chủ lực cũng như bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trên địa bàn
cũng được tính toán kĩ nhằm phát huy cao nhất khả năng hiệp đồng tác
chiến giữa các lực lượng.
3.2.2. Chống gián điệp, biệt kích
Ở cả hai tuyến biên giới và bờ biển, phần lớn những toán biệt kích
xâm nhập đều bị phát hiện và vô hiệu hóa, góp phần đập tan ý đồ thu
thập tin tức phục vụ cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ.
3.2.3. Đánh máy bay và tàu chiến
Quân dân Quảng Bình đã đánh trả hàng ngàn trận với máy bay, hàng
trăm trận với tàu chiến và hàng chục trận với biệt kích Mỹ và chính quyền
18
Sài Gòn. Với tinh thần “nhằm thẳng quân thù mà bắn”, mãi đi vào lịch sử
là những chiến công xuất sắc “lần đầu tiên” của quân dân Quảng Bình như
đội tự vệ hồ nước Cẩm Ly lần đầu tiên hạ được máy bay AD6 bằng súng
bộ binh vào ban đêm (20-4-1965), nữ dân quân Hưng Thủy lần đầu tiên hạ
máy bay trinh sát điện tử RF4C (27-7-1967), trung đội nữ dân quân xã Võ
Ninh lần đầu tiên độc lập tác chiến bắn rơi máy bay chiến đấu F4H (11-101967), nữ dân quân xã Tiến Hóa có sáng kiến lập trận địa trên lèn cao bắn
rơi máy bay (14-8-1968), dân quân xã Phú Trạch lần đầu tiên dùng hỏa lực
tầm thấp hạ được máy bay F111A (7-11-1972), …Quảng Bình cũng là địa
phương duy nhất của miền Bắc bắt sống được phi công vũ trụ Mỹ
(Schumacher). Với thành tích hạ 704 máy bay Mỹ, Quảng Bình là ngọn cờ
đầu của miền Bắc, nhiều lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi,
Đảng và Chính phủ biểu dương. Trên mặt biển, những chiến công như chỉ
trong một đêm, Đại đội 10 pháo binh tỉnh bắn cháy 3 chiếc tàu biệt kích Sài
Gòn (22-4-1966), của đại đội nữ dân quân pháo binh duy nhất của miền Bắc
(Ngư Thủy) 5 lần lập công bắn cháy tàu chiến Mỹ hay đặc biệt lần đầu tiên
kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, trên vùng biển Quảng Bình, lực lượng
không quân nhân dân Việt Nam tập kích thành công đánh bị thương 2 tuần
dương hạm của Mỹ (19-4-1972), …
3.3. Đảm bảo giao thông và vận tải chi viện chiến trường
3.3.1. Đảm bảo giao thông
Trong quá trình mở rộng qui mô chi viện cách mạng miền Nam, ở
Quảng Bình lần lượt nhiều tuyến đường dọc, ngang được mở sang Tây
Trường Sơn nối xuống Trung và Hạ Lào, như Đường 16, Đường 15, Đường
12A, Đường 20, Đường 10, đường ống xăng dầu, … Quảng Bình dần trở
thành trung tâm của tuyến đường Trường Sơn, là “trạm dừng chân”, “kho
trung chuyển” chi viện sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc
trước khi vào chiến trường miền Nam, đồng thời là điểm khởi đầu của tuyến
đường “quốc tế hóa” qua Lào và Campuchia.
3.3.2. Vận tải chi viện chiến trường
Để đảm bảo vận tải chi viện cách mạng miền Nam, quân dân Quảng
Bình đã đề ra những phong trào và khẩu hiệu hành động:“Đảng ủy xã
là chủ hàng, dân quân là công nhân bốc xếp, nền nhà dân là kho tàng”.
“Nhường nhà để hàng, nhường làng dấu xe”, “Xe chưa qua, nhà
không tiếc”, … mang tính thường trực và còn thực hiện những chiến
dịch đột xuất như Vận chuyển vũ khí cho chiến trường đông Quảng
Trị (1968), Chiến dịch VT5 (Vận tải tranh thủ tụt thang, 1968), Chiến
dịch Hòn La (1972).
19
CHƯƠNG 4
ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4.1. Đặc điểm
4.1.1. Đối đầu với cuộc chiến tranh phá hoại kéo dài liên tục và rất
khốc liệt
Về thời gian, từ 1965 đến 1973, Quảng Bình bị đánh phá dài hơn
bất cứ địa phương nào trên miền Bắc. Mỹ đã ném bom Quảng Bình
71.825 lần, 1.557.417 quả bom và đạn pháo các loại, trung bình 1 km
vuông chịu 158 quả bom, 16 quả đạn pháo, 3 loạt rốc-két; 1 người dân
chịu 574kg bom, 10 người dân chịu 3,5 quả đạn pháo lớn. Hậu quả chiến
tranh vô cùng tàn khốc. Toàn bộ 133 xã, 459 thôn xóm bị đánh phá; 1
thị xã, 1 thị trấn, 31 xã và 252 thôn xóm bị hủy diệt, 93.712 nhà dân bị
phá hủy, 5.394ha đất trồng trọt bị hoang hóa, 13.786 người bị chết,
22.456 người bị thương.
4.1.2. Được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, với sự phối hợp chặt
chẽ của nhiều lực lượng
Để chiến đấu và chiến thắng cuộc chiến tranh phá hoại qui mô và
tàn bạo nhất của đế quốc Mỹ, không có cách nào khác, sức mạnh tổng
hợp của quân dân Quảng Bình phải được động viên, tập hợp và phát
huy cao độ. Thế trận chiến tranh nhân dân của Quảng Bình được thiết
lập rộng khắp trên các địa bàn, trong đó, nhân tố cơ bản tạo nên ưu
thế trong đối đầu quân sự chính là kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng
tại chỗ với lực lượng chủ lực của Bộ Quốc phòng và Quân khu 4.
4.1.3. Diễn ra trên khắp các lĩnh vực, trong đó giao thông vận tải là
nóng bỏng nhất
Bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, quân dân
Quảng Bình phải thực hiện cả 4 nhiệm vụ hết sức quan trọng là tổ chức
sản xuất, đảm bảo đời sống nhân dân và tăng cường tiềm lực cho cuộc
chiến đấu; Tổ chức đảm bảo mạch máu giao thông vận tải, giữ vững
tốc độ và yêu cầu chi viện chiến trường; Tổ chức lực lượng cơ động
đánh địch trên chiến trường miền Nam, cùng chia lửa với đồng bào Trị
- Thiên; Tổ chức đánh địch và thắng địch tại chỗ trên đất Quảng Bình.
20
Do vị trí chiến lược của Quảng Bình nên đảm bảo giao thông vận tải
là mặt trận nóng bỏng nhất, diễn ra xuyên suốt, với nhiều công việc
đan xen nhau như giữa mở đường mới, chiến đấu bảo vệ đường, sửa
chữa, vận chuyển, …
4.1.4. Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình những năm 19651973 phát triển vượt bậc theo thời gian
Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại ở Quảng Bình,
chúng vấp phải lưới lửa phòng không rộng khắp, chịu những tổn thất
lớn ngay từ trận đầu. Theo thời gian, cuộc chiến đấu của quân dân
Quảng Bình ngày càng có những bước tiến vững chắc, như lời khen
ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quảng Bình càng đánh càng thắng,
càng đánh càng mạnh”.
4.2. Ý nghĩa lịch sử
4.2.1. Góp phần quan trọng cùng với miền Bắc đánh bại cuộc
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
Quảng Bình dẫn đầu miền Bắc về thành tích chiến đấu, với 704 lần
lập công bắn rơi máy bay, bắn cháy 86 tàu chiến và tàu biệt kích, trong
đó có những thắng lợi mang tính mở đầu và duy nhất. Từ thực tế Quảng
Bình đã đóng góp nhiều kinh nghiệm qúi báu cho nhân dân miền Bắc
trong việc xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
4.2.2. Góp phần to lớn để Quảng Bình hoàn thành vai trò hậu
phương của cách mạng miền Nam, trực tiếp là chiến trường Trị Thiên
Sứ mệnh hậu phương của Quảng Bình ngoài những nét chung còn
có những khác biệt so với những địa phương khác trên miền Bắc, tất
cả đều mang tính trực tiếp, bởi chính vị trí tiếp giáp với chiến trường.
Cùng với những đóng góp về mặt quân sự, Quảng Bình còn là địa
phương có những đóng góp có ý nghĩa quyết định trong công cuộc chi
viện chiến lược cho chiến trường. Quảng Bình là trung tâm, trạm trung
chuyển lớn nhất sức người và sức của từ miền Bắc chi viện cách mạng
miền Nam.
21
4.2.3. Làm dày thêm những giá trị sống của cộng đồng dân cư
địa phương, để Quảng Bình (cùng với Vĩnh Linh) thành tuyến đầu
của miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ
Trong chiến tranh, bản lĩnh và ý chí của người Quảng Bình được tôi
luyện, thử thách, hình thành nên một lối tư duy, một nếp sống mới của
thời đại, luôn vì mọi người, có khả năng sáng tạo vô bờ bến, sẵn sàng
ứng phó có hiệu quả với mọi thách thức. Đó là cội nguồn tạo nên sức
mạnh và thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá
hoại ở Quảng Bình.
4.3. Bài học kinh nghiệm
4.3.1. Chủ động vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân
dân của Đảng phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương
Trước hết, đó là quán triệt sâu sắc phương châm lãnh đạo và chỉ
đạo của Trung ương Đảng về nhiệm vụ cách mạng hai miền Nam Bắc,
xác định cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ vị
thế chính trị của Quảng Bình trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ miền
Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Thứ hai, huy động sự tham gia của toàn dân vào việc xây dựng
thế trận.
Thứ ba, thường xuyên tổ chức huấn luyện, trang bị nâng cao trình
độ chiến đấu cho các lực lượng vũ trang, trong đó đặc biệt quan tâm
đến việc trang bị đủ khí tài quân sự và nâng cao trình độ chiến, kĩ thuật
cho bộ đội địa phương để lực lượng này đủ khả năng hợp đồng tác
chiến với bộ đội chủ lực trong một thế trận chung.
Thứ tư, thiết lập thế trận quốc phòng toàn dân, bảo đảm thế liên
hoàn, vững chắc, kết hợp thế trận tại chỗ với thế cơ động, thế trận rộng
khắp với xây dựng thế trận có trọng điểm, tập trung cho hướng, khu
vực, mục tiêu chủ yếu, địa bàn chiến lược.
4.3.2. Nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, chủ động phòng,
tránh, đánh trả trong tình huống có chiến tranh bao vây, cô lập và
ngăn chặn
Từ các hoạt động tác chiến biển - đất liền của Mỹ trong chiến tranh
phá hoại, có thể tìm thấy được những bài học có giá trị về hệ thống
22
phòng thủ bờ biển, hải đảo, từ đó hình thành thế trận phòng ngự bờ
biển hải đảo, cũng như thế trận của chiến tranh nhân dân nhằm bẻ gẫy
và đánh bại mọi ý đồ sử dụng công nghệ hiện đại để tiến hành chiến
tranh xâm lược, xung đột khu vực.
4.3.3. Gắn xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân với phát
triển kinh tế - xã hội để đảm bảo hậu cần tại chỗ cho chiến tranh
nhân dân
Những thành công của Quảng Bình trong việc xây dựng hệ thống
chính trị đã tạo ra nền tảng xã hội vững chắc cho chiến tranh nhân dân.
Chính hệ thống chính trị vừa là người tổ chức ra thế trận chiến tranh nhân
dân, vừa là nơi cung cấp sức mạnh vật chất và tinh thần cho chiến tranh
nhân dân và chính cũng là người vận hành, phát huy sức mạnh tổng hợp
của thế trận chiến tranh nhân dân trong chiến đấu, đánh bại chiến tranh
phá hoại tổng lực của đế quốc Mỹ.
KẾT LUẬN
1. Từ đầu những năm 1960, đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam
Cộng hòa đã có nhiều hoạt động công khai và ngấm ngầm, đặc biệt là
gây ra sự kiện vịnh Bắc Bộ (8-1964) để lấy cớ gây chiến tranh chống
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 2-1965, đế quốc Mỹ chính thức
mở rộng chiến tranh bằng cách tấn công tổng lực cả đường không và
đường biển. Quảng Bình có vị trí chiến lược về nhiều mặt, đã cùng với
Vĩnh Linh gánh vác sứ mệnh là tuyến đầu miền Bắc, hậu phương lớn
của cách mạng miền Nam, trực tiếp là chiến trường Trị - Thiên, vừa
trung tâm đầu mối của tất cả các tuyến đường chi viện chiến trường
miền Nam, Lào và Campuchia. Do đó, đế quốc Mỹ chọn nơi đây làm
trọng điểm ngăn chặn có tính chiến lược. Quảng Bình là nơi “tụ hội”
những mục tiêu, phương thức tiến hành, những lực lượng không quân
và hải quân, những loại vũ khí hiện đại nhất của cuộc chiến tranh ngăn
chặn và phong tỏa nhằm hủy diệt và cắt đứt đầu mối của những tuyến
đường chiến lược chi viện cách mạng miền Nam. Mỹ đã huy động một
lực lượng máy bay, tàu chiến hùng hậu ngày càng hiện đại kết hợp với
thủ đoạn chiến tranh tâm lí và hoạt động biệt kích để chống lại một
quốc gia có chủ quyền. Liên tục gần ba ngàn ngày đêm (7-2-1965 - 1523
1-1973), trên diện tích hơn 8.000 km2, hơn 1 triệu tấn bom đạn đã trút
xuống tàn phá toàn bộ 133 xã phường, 459 thôn, trong đó có 31 xã và
252 thôn bị hủy diệt, thị xã Đồng Hới và thị trấn Ba Đồn bị san phẳng.
Với quy mô và mức độ đánh phá đó, thật khó hình dung làm thế nào
để quân dân Quảng Bình có thể vượt qua, tồn tại và chiến thắng, để
hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Thực tế đã cho thấy vùng đất
Quảng Bình là nơi chiến tranh diễn ra khốc liệt nhất, đặt nhân dân
Quảng Bình trước những thử thách lớn lao nhất.
2. Để hoàn thành sứ mệnh và trọng trách lịch sử, nhân dân Quảng
Bình đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vận dụng sáng
tạo đường lối quân sự của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương
để hình thành thế trận chiến tranh nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng
hợp để đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Thế trận đó
được xây dựng trên ba nền tảng xã hội là sự lãnh đạo của các tổ chức
Đảng, vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang và sự tham gia của các
tầng lớp nhân dân, với 3 nhiệm vụ cơ bản là sản xuất để đảm bảo tiềm
lực mọi mặt cho chiến tranh, chiến đấu để đập tan mọi phiêu lưu quân
sự của kẻ thù và đảm bảo tuyến chi viện chiến lược cho chiến trường
miền Nam. Cả ba nhiệm vụ cơ bản đó tạo nên một chính thể của thế
trận chiến tranh nhân dân đối đầu với chiến tranh phá hoạt tổng lực và
nhiều mặt của đế quốc Mỹ.
Về mặt kinh tế, với phương châm xây dựng hậu cần tại chỗ cho
chiến tranh nhân dân trong điều kiện đế quốc Mỹ đánh phá, chia cắt và
phong tỏa, nhân dân Quảng Bình vẫn kiên trì “bám hố bom sản xuất,
bám hố bom thâm canh”, quyết tâm sản xuất đủ lương thực đảm bảo
đời sống nhân dân, cung ứng kịp thời cho các đơn vị chiến đấu trên địa
bàn và chi viện cho chiến trường với tinh thần “bát cơm xẻ nửa, hạt
gạo chia ba” 1.
Về mặt quân sự, dựa trên cơ sở lực lượng vũ trang ba thứ quân, nhất
là lực lượng dân quân tự vệ tại chỗ được xây dựng ngày càng đông về
số lượng và tăng cao về chất lượng, với sự hiệp đồng chiến đấu chặt
chẽ của bộ đội chủ lực và độ đội địa phương, Quảng Bình nhanh chóng
chuyển mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt sang thời chiến, đẩy mạnh
công tác phòng không nhân dân, tiến hành sơ tán - giãn dân và phòng
tránh tại chỗ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và
. Nửa cho hậu phương, nửa cho chiến trường. Chia ba chiến trường Việt Nam,
Lào và Campuchia.
1
24
nhân dân. Thế trận chiến tranh nhân dân thiết lập trên 3 nhiệm vụ xây
dựng hậu cần tại chỗ, phòng tránh, đánh địch và đảm bảo giao thông chi
viện chiến trường, trên cả 3 mặt trận đánh địch trên bộ, đánh địch trên
không và trên biển. Đội hình chiến đấu trong thế trận chiến tranh nhân
dân rất đa dạng, bao gồm bộ đội chủ lực làm nhiệm vụ bảo vệ địa bàn,
bộ đội chủ lực trên đường hành tiến vào chiến trường, bộ đội chủ lực
Quân khu 4, dân quân tự vệ làm nhiệm vụ thường trực chiến đấu, các
đơn vị bán vũ trang cơ động chiến đấu, thanh niên xung phong và dân
công hỏa tuyến vừa làm nhiệm vụ chi viện chiến trường vừa hiệp đồng
chiến đấu, các tầng lớp nhân dân vừa đảm trách hậu cần cho chiến tranh
nhân dân, vừa trực tiếp đánh địch. Tất cả đều nhằm mục đích cao nhất
là đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, đảm bảo công tác vận tải
chi viện chiến trường được thông suốt. Do đó, cuộc chiến để mở đường,
bảo vệ đường và sửa chữa thông đường diễn ra hết sức ác liệt. Hàng triệu
ngày công và biết bao xương máu đã đổ xuống để các tuyến đường luôn
được lưu thông, phá tan âm mưu ngăn chặn, phong tỏa của đế quốc Mỹ.
704 máy bay và 86 tàu chiến Mỹ bị tiêu diệt là câu trả lời đích đáng của
quân dân Quảng Bình dành cho kẻ xâm lược. Trong khi cuộc chiến đấu
tại chỗ đang diễn ra quyết liệt như thế, nhân dân Quảng Bình còn làm
tốt nghĩa vụ hậu phương, nỗ lực tối đa chi viện sức người, sức của cho
chiến trường Trị - Thiên và hỗ trợ cách mạng Lào phát triển, góp phần
đi đến giải phóng và giữ vững vùng giải phóng Quảng Trị năm 1972. Có
thể khẳng định, với tất cả những gì đã làm được trong cuộc chiến tranh
nhân dân chống chiến tranh phá hoại những năm 1965-1973, quân và
dân Quảng Bình đã vươn đến đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng. Từ trong chiến tranh, nhiều cá nhân và tập thể, nhiều khẩu hiệu
và phong trào thi đua sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu của
Quảng Bình trở thành hình mẫu và lí tưởng sống của cả dân tộc trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vừa qua.
3. Thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá
hoại ở Quảng Bình những năm 1965-1973 là kết quả hợp thành của
nhiều nhân tố. Đó là, đường lối lãnh đạo của Trung ương Đảng và sự
quan tâm sâu sát của Trung ương, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đối với Quảng Bình; sự vận dụng sáng tạo của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền tỉnh Quảng Bình vào điều kiện cụ thể của địa phương, sự chi
viện hết lòng về sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc; truyền
thống đấu tranh anh dũng của vùng đất được phát huy, nâng lên thành
chủ nghĩa anh hùng cách mạng với tinh thần vượt khó, sẵn sàng hi sinh
25