BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------------------
NGÔ SỸ NGUYÊN
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI
HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
---------------
NGÔ SỸ NGUYÊN
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI
HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Viết Vƣợng
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá
nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực.
Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được
công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận án
Ngô Sỹ Nguyên
LỜI CẢM ƠN!
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin được trân trọng bày tỏ
lòng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo thuộc trường Đại học Sư
phạm Hà Nội cùng toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp
cao học Giáo dục và phát triển cộng đồng K25 và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tác giả học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này!
Tác giả xin cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên trong Phòng GD –
ĐT huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh các Trung tâm học tập công đồng cùng
cán bộ các các xã, thị trấn, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện Vân
Đồn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư –
Tiến sĩ Phạm Viết Vượng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả
trong suốt quá trình định hướng đề tài, nghiên cứu và hoàn thành luận văn!
Do điều kiện về thời gian và khả năng tìm kiếm tài liệu có hạn, nên dù
đã hết sức cố gắng, nhưng luận văn này vẫn khó tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý Thầy giáo, Cô
giáo, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm để luận văn được hoàn
chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Quảng Ninh, ngày 29 tháng 5 năm 2017
Tác giả
Ngô Sỹ Nguyên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
TT HTCĐ
Trung tâm học tập cộng đồng
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
GDTX
Giáo dục thường xuyên
HTSĐ
Học tập suốt đời
XHHT
Xã hội học tập
GDCQ
Giáo dục chính quy
KCQ
Không chính quy
XMC
Xóa mù chữ
CLB
Câu lạc bộ
UBND
Ủy ban nhân dân
THCS,THPT
Trung học cơ sở, Trung học phổng thông
CBQL, GV
Cán bộ quản lý, giáo viên
KH - KT
Khoa học kỹ thuật
ĐTB
Điểm trung bình
KH - CN
Khoa học - công nghệ
CSVC
Cơ sở vật chất
2. Tiếng Anh
UNESCO
United
Nations
Educational,
Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của
Liên hợp quốc
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
................. 37
.................................................................................. 37
........... 38
...... 40
........... 43
.................... 43
............................................................................... 45
......... 47
...................................................................... 47
Bảng 2.7. Thực trạng về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và đội ngũ CBQL
- GV của TT HTCĐ các xã, phường ............................................................... 50
phổ biến kiến thức, về tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ .............. 52
.................................................................................................... 52
................. 55
.................................................. 55
........... 57
.................................................................................. 57
........... 58
................................................................................................ 60
tập cộng đồng tại huyện Vân Đồn ................................................................... 62
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp .................. 82
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ..................... 83
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
8. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG ...... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu về học tập cộng đồng ............................................ 7
1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài .............................................. 10
1.2.1. Trung tâm học tập cộng đồng ............................................................... 10
1.2.2. Học tập suốt đời .................................................................................... 11
1.2.3. Xã hội học tập ....................................................................................... 12
1.2.4. Chất lượng ............................................................................................. 13
1.3. Hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng ........................................... 14
1.3.1. Mục tiêu hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng ......................... 14
1.3.2. Chức năng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ............... 14
1.3.3. Quy trình tổ chức hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng ........... 17
1.3.4. Nội dung giáo dục của trung tâm học tập cộng đồng ........................... 18
1.3.5. Phương thức tổ chức của trung tâm học tập cộng đồng ....................... 18
1.3.6. Đánh giá chất lượng giáo dục của trung tâm học tập cộng đồng ........ 20
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng 23
1.4.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước: ..................................................... 23
1.4.2. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở địa phương..... 24
1.4.3. Sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng dân cư..................................... 24
1.4.4. Điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương. ............................................... 25
1.4.5. Biện pháp khuyến khích lợi ích xã hội. ................................................ 26
1.5. Kinh nghiệm xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng của các nước trên
thế giới:............................................................................................................ 26
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC
TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH ..... 32
......................................................... 32
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu ......................................... 32
2.1.2. Khái quát về điều tra khảo sát .............................................................. 34
2.2. Thực trạng hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Vân Đồn ..... 35
2.2.1. Sự phát triển về quy mô, chất lượng, cơ cấu tổ chức của trung tâm học
tập cộng đồng tại huyện Vân Đồn ................................................................... 35
2.2.2. Nhận thức của CBQL, GV, chính quyền và cộng đồng về tầm quan
trọng của TTHTCĐ ......................................................................................... 36
2.2.3. Thực trạng nhu cầu của người dân tham gia học tập tại TTHTCĐ ........... 40
2.2.4. Thực trạng hoạt động của Trung tâm tâm học tập cộng đồng tại huyện
Vân Đồn........................................................................................................... 42
........................................................ 58
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hoạt động của trung tâm học tập
cộng đồng tại huyện Vân Đồn ......................................................................... 62
2.3. Đánh giá thực trạng .................................................................................. 63
2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................. 63
2.3.2. Những tồn tại .......................................................................................... 64
2.3.3. Nguyên nhân........................................................................................... 64
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 65
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN
TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................... 66
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................ 66
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống........................................................ 66
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa.......................................................... 66
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................... 66
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .......................................................... 67
3.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm học tập cộng
đồng tại huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh ..................................................... 68
3.2.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, chính quyền và cộng đồng địa
phương về hoạt động của TTHTCĐ ................................................................ 68
.......... 70
3.2.3. Huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng vào học tập tại TTHTCĐ .... 72
3.2.4. Đổi mới phương thức tổ chức các lớp học tại TTHTCĐ ...................... 74
3.2.5. Huy động các nguồn lực từ cộng đồng nhằm tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị cho các lớp học tại TTHTCĐ .................................................... 76
3.2.6. Phối hợp giữa chính quyền và các đoàn thể trong việc tổ chức có hiệu
quả các lớp học tại TTHTCĐ .......................................................................... 78
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp ................................................................ 80
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .... 81
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .......................................................................... 81
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ......................................................................... 81
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ................................................................... 81
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................. 82
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 86
1. Kết luận ....................................................................................................... 86
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89
....................................................................................................... 93
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại bên cạnh hệ thống giáo dục chính quy được thực
hiện tại các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học, giáo dục không chính
quy được thực hiện tại các Trung tâm học tập cộng đồng góp phần quan trọng
vào việc giáo dục thường xuyên cho người dân nhằm hướng tới xây dựng một
xã hội học tập.
Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về “Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáo ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” đã khẳng
định: “Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là
ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập
nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng
cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo
đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường
xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự
học và giáo dục từ xa” [8].
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO
đã khẳng định: Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục không chính
quy nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển cộng
đồng. Trung tâm học tập cộng đồng là thiết chế giáo dục không chính quy của
cộng đồng; do cộng đồng và vì cộng đồng.
Ở Việt Nam, các Trung tâm học tập cộng đồng ra đời vào những năm
1997 – 1998 của thế kỷ XX và không ngừng phát phát triển. Năm 2005, Thủ
tướng chính phủ ban hành Quyết định 112/2005/QĐ-TTg đề ra mục tiêu đến
năm 2010, 80% xã, phường, thị trấn có TT HTCĐ [25].
1
Trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, Thủ tướng chính phủ đã
tiếp tục ban hành Quyết định số 89/2013/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án
“Xây dựng xã hội học tập giai 2012 – 2020” đã nêu rõ chỉ tiêu tới năm 2020
có 70% lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng,
chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại các trung tâm học tập
cộng đồng [27].
Hiện nay, cả nước ta có hơn 10000 Trung tâm học tập cộng đồng đã
phát huy tốt vai trò của mình là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống
giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự
quản lý, hỗ trợ của Nhà nước; đồng thời phải phát huy được sự tham gia,
đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và phát triển các
trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Hội nghị TW lần 6 khóa IX, trong phương hướng phát triển GD&ĐT
đến năm 2010 [7] một lần nữa nhấn mạnh: “Phát triển các hình thức học tập
cộng đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã
hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới
xã hội học tập”.
Trong thời gian qua, mạng lưới trung tâm học tập cộng đồng đã tiếp tục
phát triển mạnh và rộng khắp trong cả nước, giúp cho hàng chục triệu lượt
người được học tập tại các trung tâm với hàng trăm chuyên đề khác nhau về
tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội,... góp phần giữ vững an ninh,
chính trị, trật tự an toàn xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân
tại các địa phương và đóng góp vai trò tích cực trong việc xây dựng xã hội
học tập từ cơ sở.
Cùng với xu thế phát triển các trung tâm học tập cộng đồng trên cả
nước, tại Quảng Ninh nói chung, tại huyện Vân Đồn nói riêng, mạng lưới các
trung tâm học tập cộng đồng được đầu tư xây dựng, phát triển mạnh cả về số
2
lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt
động của trung tâm học tập cộng đồng vẫn còn những hạn chế, tồn tại: một số
trung tâm học tập cộng đồng hoạt động mang tính hình thức hoặc không có
điều kiện tổ chức hoạt động; đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu kinh nghiệm
trong việc tổ chức hoạt động, giáo viên và báo cáo viên còn thiếu; tài liệu học
tập chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu học tập của người dân; nguồn thu chưa
được khai thác để tổ chức hoạt động; cơ sở vật chất chưa được tận dụng triệt
để; các chuyên đề gắn với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh của từng
nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng chưa được chú trọng.
Trước đây, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về trung tâm học tập cộng
đồng với nhiều khía cạnh khác nhau từ quản lý, cách tổ chức, triển khai kế
hoạch hoạt động, các nội dung, hình thức cũng như phương pháp giảng dạy
tại các trung tâm học tập cộng đồng. Nhưng nhìn chung, dưới góc độ tiếp cận
giáo dục học và phát triển cộng đồng, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu
về các biện pháp hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng nói chung và
tại huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh nói riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập
của người dân. Xuấtphát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu
của mình là “Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học
tập công đồng tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động của Trung tâm
học tập cộng đồng, luận văn đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt
động của Trung tâm học tập công đồng ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động của các Trung tâm học tập công đồng tại huyện Vân Đồn,
tỉnh Quảng Ninh.
3
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập
công đồng tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh còn mang tính hình thức, không có đủ điều kiện tài chính và cơ
sở vật chất đê tổ chức hoạt động, đội ngũ cán bộ quản lý,giáo viên, báo cáo
còn thiếu kinh nghiệm, tài liệu học tập chưa đủ… nếu đề xuất được các biện
pháp khắc phục được những hạn chế thì sẽ nâng cao chất lượng hoạt động.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về biện pháp nâng cao chất lượng hoạt
động của Trung tâm học tập công đồng.
5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động của Trung tâm học tập công đồng và
biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng
đồng tại huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
5.3. Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm
học tập công đồng tại huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh; từ đó khảo nghiệm
tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động
của Trung tâm học tập công đồng tại huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh
- Giới hạn về địa bàn:
Đề tài triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
- Giới hạn về thời gian: nghiên cứu hoạt động của các trung tâm học tập
cộng đồng các xã, thị trấn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh trong 3 năm (từ
2015 – 2017).
4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở tiếp cận cộng đồng, với các
nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tổng quan các tài liệu lý luận, hệ thống hoá các khái niệm, các lý
thuyết có liên quan đến biện pháp, chất lượng, nâng cao chất lượng hoạt động,
cũng như trung tâm học tập cộng đồng, hoạt động của trung tâm học tập cộng
đồng,… để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động
của trung tâm học tập cộng đồng.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (An két)
Xây dựng hệ thống câu hỏi để điều tra cán bộ quản lýTrung tâm học tập
cộng đồng và cộng đồng người thụ hưởng nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động
của các trung tâm học tập cộng đồng , thực trạng các biện pháp nâng cao chất
lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Vân Đồn
tỉnh Quảng Ninh và thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp nâng
cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số giáo viên, cộng đồng dân cư
nhằm làm rõ hơn những kết quả thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung
thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu sản phẩm của giáo viên như nội dung, chương trình giảng
dạy, tài liệu học tập,…và sản phẩm hoạt động của cộng đồng dân cư tham gia
vào các khóa học tại trung tâm học tập cộng đồng như các sản phẩm được ứng
dụng vào thực tiễn,…
5
7.2.2.4. Phương pháp chuyên gia
Thu thập các thông tin từ các chuyên gia về những vấn đề có liên quan
đến nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.
7.2.2.5. Phương pháp khảo nghiệm
Xây dựng bộ công cụ để kiểm định tính khả thi và tác dụng của các biện
pháp nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng.
7.3. Nhóm phƣơng pháp hỗ trợ
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học cơ bản, chương
trình SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) dùng trong môi
trường Window phiên bản 13.0 để xử lý các tài liệu nghiên cứu nhằm rút ra
những nhận xét, kết luận có giá trị khách quan.
8. Cấu trúc của đề tài
Đề tài có cấu trúc ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh
mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, có 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt
động của Trung tâm học tập cộng đồng.
Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng
tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Chƣơng 3.Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm
học tập công đồng tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu về học tập cộng đồng
Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, nhiều nước trên thế giới đã nhận thấy,
đứngtrước sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, giáo dục
truyền thống có những biểu hiện xa rời thực tế, đôi lúc không đáp ứng được
các yêu cầu của thực tiễn xã hội, một số nền giáo dục bị rơi vào tình trạng yếu
kém. Trong bối cảnh đó, phát triểnTrung tâm học tập cộng đồng(TT HTCĐ)
được coi là ý tưởng mới về việc gắn giáo dục với xã hội nhằm đáp ứng các
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên ở nước ta chủ trương xây dựng một nền giáo dục dành cho
mọi người đã có từ sau cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, với tư tưởngcủa
Chủ tịch Hồ Chí Minh "ai cũng được học hành".
Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong
phiên họp đầu tiên Bác Hồ đã ra lời kêu gọi chống giặc đói, giặc dốt và giặc
ngoại xâm. Chỉ 6 ngày sau đó Chính phủ đã ban hành sắc lệnh thành lập
"Nhà bình dân học vụ" lo việc học tập cho nhân dân. Nhờ đó phong trào
bình dân học vụ phát triển rất nhanh, người người đi học, nhà nhà đi học,
nhằm thoát nạn mù chữ.
Phong trào học tập bình dân học vụvẫn tiến hành ngay cả trong những
năm tháng khó khăn nhất của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ xâm lược.
Kế thừa những thành tựu của phong trào bình dân học vụ, các hệ bổ túc
văn hoá, đào tạo tại chức, hàm thụ ra đời và ngày nay phát triển thành giáo
dục thường xuyên(GDTX)đang có mặt ở khắp mọi miền đất nước.
7
Ở Việt Nam, đã có nhiều nhà nghiên cứu về học tập suốt đời (HTSĐ)
và xã hội học tập(XHHT), tiêu biểu như: Phạm Minh Hạc, Vũ Văn Tảo,
Nguyễn Minh Đường, Vũ Ngọc Hải, Phạm Tất Dong, Đặng Quốc Bảo, Mạc
Văn Trang, Đặng Thành Hưng, Tô Bá Trượng, Đào Thái Lai, Tạ Ngọc Thanh,
Thái Xuân Đào v.v...
Ngay từ những năm 70 - 80 của thế kỷ XX đã có các công trình nghiên
cứu về đào tạo tại chứccủa Thái Xuân Đào [33], Tô Bá Trượng [105] về Giáo
dục chính quy (GDCQ) và không chính quy(KCQ) của Vũ Đình Ruyệt [95],
Ngô Văn Cát [23] về mô hình dạy văn hóa, bổ túc văn hóa(BTVH) kết hợp
với dạy nghề và hỗ trợ phát triển tiếp tục.v.v…
Đặc biệt là công trình tổng kết giáo dục thường xuyên của Viện Khoa
học giáo dục [12] và Vụ GDTX [8] đã đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản như:
chương trình xóa mù, chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống, giáo dục
đáp ứng nhu cầu, tạo việc làm, tăng thu nhập, trong đó đã nhấn mạnh tới vai
trò của TTHTCĐ và định hướng phát triển trong tương lai. Có thể nói các
công trình nêu trên đã nêu ra nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn cho các nghiên
cứu về học tập cộng đồng.
Việc nghiên cứu quảnl phát triển Trung tâm HTCĐ cũng đã được triển
khai từ rất sớm. Năm 1995Trung tâm Nghiên cứu xóa mù chữ (NCXMC) và
GDTX đã nghiên cứu đề tài cấp bộ: “Xây dựng mô hình thí điểm trung tâm
học tập cộng đồng cấp xã ở nông thôn Bắc bộ” [30, 31].
Năm 2004, Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT), Trung tâm NC
XMC&GDTX (Viện Khoa học giáo dục VN) phối hợp với tổ chức UNESCO
NhậtBản (NFUAJ) đã cho xuất bản cuốn tài liệu: “Phát triển Trung tâm học
tập cộng đồng”[32]và “Sổ tay thành lập Trung tâm học tập cộng đồng
[33].Năm 2005, Hội Khuyến học kết hợp với Ngành GD&ĐT tổ chức Hội
nghị sơ kết 5 năm xây dựng và phát triển trung tâm HTCĐ, ở đó đã cho phát
hành nhiều tài liệu lý luận và thức tế về quản lý phát triển Trung tâm HTCĐ ở
ViệtNam [13, 14, 15].
8
Cũng thời gian này được sự hỗ trợ của UNESCO Băng Cốc, Trung tâm
Nghiên cứu xóa mù chữ (NCXMC) và GDTX đã tổ chức thử nghiệm 4 Trung
tâm HTCĐ tại Cao Sơn (Hòa Bình), Pú Nhung (Lai Châu), Việt Thuận (Thái
Bình) và An Lập (Bắc Giang).
Sau đó, Bộ GD&ĐT đã cho phép triển khai đến các tỉnh và thành phố:
Hà Nội, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Tiền Giang, Long An. Tại hai huyện Tủa Chùa
Và Phong Thổ của tỉnh Lai Châu đã xây dựng 40 Trung tâm HTCĐ. Năm
2006, cả nước đã có 7.384 Trung tâm HTCĐ quy mô xã phường/thị trấn,
trong đó có nhiều tỉnh 100% xã phường trong tỉnh có TTHTCĐ như Bắc
Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Đồng Tháp.
Đến nay số Trung tâm HTCĐ đã trên 10 ngàn, có thể nói gần như 100% xã
phường/thị trấn trong cả nước đều có TTHTCĐ.
Về mặt tổ chức mô hình TT HTCĐ của Việt Nam được thiết kế trên
cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đồng thời có sự
kế thừa và phát huy các yếu tố tích cực của các mô hình đã có từ trước đây
ở trong nước.
TT HTCĐ ở Việt Nam đã được đánh giá là một mô hình giáo dục có
những điểm mạnh:
- Đã tạo ra cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho người
dân ngay tại cộng đồng làng xã, với phương châm “cần gì, học nấy”;
- Góp phần nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, thực hiện dân quyền,
chất lượng dân số.
- Góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương, thực
hiện các mục tiêu phát triển văn hóa - xã hội và nâng cao nhận thức của người
dân trong việc bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần khắc phục:
- Chưa thực sự tạo cơ hội học tập thường xuyên, suốt đời cho tất cả
mọi người.
9
- Chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của nhiều TT HTCĐ còn
hạn chế.
- Việc giám sát, đánh giá kết quả học tập còn nhiều bất cập
Những cơ hội mới:
- TT HTCĐ đã được thể chế hóa trong Luật Giáo dục đã có “Quy chế
tổ chức và hoạt động”, đã được Nhà nước hỗ trợ về kinh phí...
- Việc giáo dục, tuyên truyền cho người dân ở cơ sở ngày càng được
coi trọng.
Tuy vậy,vẫn cần phải nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng
hoạt động các TT HTCĐ một cách hệ thống và toàn diện hơn.
1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1. Trung tâm học tập cộng đồng
Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) là tên gọi do UNESCO đề
xướng, được các quốc gia chấp nhận và sử dụng rộng rãi.
Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục được thành lập tại các
xã, phường, thị trấn để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên, tạo cơ hội
học tập cho người dân, phát triển nguồn nhân lực, cải thiện đời sống cộng
đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Hoạt động của TT HTCĐ ở các xã, phường tạo điều kiện thuận lợi cho
mọi người dân ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, được phổ biến kiến
thức, sáng kiến kinh nghiệm, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, nâng
cao năng suất lao động, chất lượng cuộc sống cho người dân và cả cộng đồng.
TT HTCĐ cũng là nơi thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách,
pháp luật của Nhà nước đến với mọi người một cách trực tiếp, phù hợp với
đặc điểm của mỗi cộng đồng dân cư.
Khái niệm “Trung tâm học tập cộng đồng”đã chính thức được ghi
nhận là một cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.
10
Tại Điều 46 Luật Giáo dục khẳng định: “Cơ sở giáo dục thường xuyên
gồm: a) Trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức ở cấp tỉnh và cấp
huyện; b) Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức ở cấp xã, phường,
thị trấn”[31- Tr.40).
Theo “Quy chế tổ chức và hoạt động của TT HTCĐ tại xã, phường,
thị trấn”của Bộ GD&ĐTđã ghi rõ:“TT HTCĐ là cơ sở giáo dục thường
xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập tự chủ của
cộng đồng cấp xã, có sự quản lý hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời phát huy
mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của người dân trong cộng đồng dân cư để
xây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân
cùng làm”[3- tr.1].
1.2.2. Học tập suốt đời
Học tập suốt đời (HTSĐ) không phải là ý tưởng mới, ngay từ sau Cách
mạng Tháng 10 Nga,V.I. Lênin đã có một câu nói rất nổi tiếng:“Học! học
nữa! họcmãi!”.
Lúc sinh thời Bác Hồ cũng đã từng dạy: “Sự học là vô cùng”; “Thế
giới tiến bộ vô cùng, ai không học làlùi”; “Họchỏi là một việc phải tiếp tục
suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể
tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi”. Bác Hồ khuyên chúng ta: “Học mọi
nơi, mọi lúc, học mọi người và học suốt đời cho đến khi quả tim ngừng đập”.
Những lời dạy của Người là cơ sở xây dựng lý luận và thực tiễn cho việc thực
hiện mục tiêu học tập suốt đời ở Việt Nam.
Trong xã hội hiện đại, học tập được hiểu là quá trình đem lại sự thay
đổi về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi cho từng cá nhân,học tập suốt
đời là nhu cầu của mọi người, ở mọi độ tuổi.
Học tập suốtđời không chỉ học kiến thức, mà hướng đến “nhu cầu cuộc
sống”, học để có năng lực làm việc, để nâng cao thu nhập, để thích nghi vớixã
hội đang thay đổi nhanh chóng.
11
Nội dung học tập suốt đời ngày càng đa dạng bao gồm kiến thức khoa
học, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống, văn hóa xã hội... nhằm giúp cho mọi
người sống hòa hợp hơn và làm việc có hiệu quả hơn.
Phương thức học tập suốt đời ngày càng mềm dẻo, linh hoạt, phương
tiện ngày càng hiện đại nhờ Khoa học – công nghệ phát triển mạnh, nhất là
công nghệ thông tin và truyền thông. Thời gian học tập suốt đời diễn ra bất cứ
lúc nào thuận tiện đối với mỗi người.
Với quan niệm như trên TT HTCĐ sẽ phát huy thế mạnh là gần người
học, tạo ra các hình thức học tập đa dạng, linh hoạtphù hợp với điều kiện thời
gian, công việc của mỗi cá nhân, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của
người dân.
1.2.3. Xã hội học tập
Người đầu tiên đưa ra khái niệm xã hội học tập(XHHT) là Edgar Faure
trong tác phẩm nổi tiếng "Học tập để tồn tại” (Paris, UNESCO, 1972) và sau
này nhiều tác giả khác tiếp tục phát triển, như P.Jarvis, chủ biên cuốn "Thời
đại học tập, giáo dục và XHHT", London, 2001.
Theo E. Faure, XHHT là một xã hội trong đó mọi người đều học tập,
học thường xuyên, học suốt đời; mọi lực lượng xã hội đều có trách nhiệm tạo
cơ hội học tập cho mọi người dân. Như vậy, XHHT coi trọng cả hai mối quan
hệ “mọi người cho giáo dục”và “giáo dục cho mọi người”.
HTSĐ và XHHT là hai khái niệm có liên quan, gắn bó chặt chẽ với
nhau. Ý tưởng cốt lõi của XHHT là HTSĐ, một nền giáo dục đáp ứng
những thách thức của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, biết ứng
xử với những tình huống mới mẻ trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp
của họ.Xây dựng XHHT đang là xu thếtất yếucủa thế giới văn minh hậu
công nghiệp.
12
Bộ GD&ĐT Việt Nam định nghĩa: “XHHT là một xã hội trong đó mọi
cá nhân đều phải học tập thường xuyên, HTSĐ và biết tận dụng triệt để các
cơ hội học tập do xã hội mang lại. Do đó, học tập phải trở thành nhu cầu tự
thân, là trách nhiệm của mỗi công dân, mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng dân
cư, của các ngành, các đoàn thể và trách nhiệm của toàn xã hội”.
1.2.4. Chất lượng
Chất lượng là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội,
tùy từng lĩnh vực hoạt động mà người ta có quan niệm khác nhau.
Trước hết, trong lĩnh vực kinh tế,khái niệm chất lượng luôn gắn với
khái niệm sản phẩm và định nghĩa: Chất lượng sản phẩm là sự đáp ứng
được các chỉ tiêu kỹ thuật đã thiết kế và thỏa mãn nhu cầu sử dụng của
người tiêu dùng.
Sản xuất hàng hóa luôn phải tuân thủ cácquy trình và tiêu chuẩn kỹ
thuật,sản xuất luôn đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của bộ phận quản lý kỹ
thuật và được kiểm địnhtrước khi đưa vào lưu thông.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo người ta đang cố gắng để tìm ra một
định nghĩa khả dĩ để có thể sử dụng thống nhất.
Trong giáo dục phổ thông chất lượng được hiểu là việc học sinh đạt
được các mục tiêu học tập là nắm vững hệ thống kiến thức, hình thành hệ
thống kỹ năng tương ứng và thái độ tích cực đối với cuộc sống, theo yêu cầu
của từng cấp học. Chất lượng giáo dục của các cấp học tạo nên chất lượng
giáo dục chung của cả hệ thống giáo dục phổ thông.
Trong lĩnh vực đào tạo chất lượng được hiểu là sự hình thành đạo đức
và năng lực nghề nghiệp của người học sau mỗi khóa học, để họ có có thể làm
tốtcông việc ở các vị trí được phân công,Chất lượng đào tạo là sự đáp ứng
được mục tiêu của trình độ đào tạo (trung cấp, cao đẳng, đại học…).
13
Trong lĩnh vực giáo dục cộng đồng chất lượng được hiểu là sự đáp ứng
được các mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của TT HTCĐ đã quy định. Nâng
cao chất lượng hoạt động của các TT HTCĐ có nghĩa là làm nâng cao chất
lượng hoạt độnghọc tập của mọi người dân, hình thành một xã hội học tập.
1.3. Hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng
1.3.1. Mục tiêu hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng
Hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở Việt Nam có 3 mục
tiêu chính:
- Tạo ra những cơ hội học tập cho mọi người dân trong cộng đồng để
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển nguồn nhân lực
cộng đồng.
- Đáp ứng nhu cầu học tập theo phương châm “cần gì học nấy”, giáo
dục suốt đời cho mọi người.
- Xây dựng hệ thống giáo dục thường xuyên ở cơ sở để ai cũng được
học hành, ai cũng có thể tham gia vào công việc giáo dục và học tập tại
cộng đồng.
1.3.2. Chức năng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng
Trung tâm học tập cộng đồng có 4 chức năng chính:
Một là, chức năng giáo dục và huấn luyện:
Để tạo cơ hội học tập cho mọi người dân, nhất là người lao động đang
thiếu thông tin, những người thiệt thòi nhiều trong cuộc sống như nghèo đói,
ở vùng hẻo lánh, trẻ mồ côi không có điều kiện đi học v.v… Trung tâm học
tập cộng đồng phải có nhiều chương trình học tập để ai cũng tìm được một
chương trình phù hợp. Mặt khác, Trung tâm phải biết tư vấn và tìm thông tin
để cung ứng cho người dân.
Điều đặc biệt cần nhấn mạnh là muốn nhập học, người dân không phải
thực hiện những thủ tục chặt chẽ, không có yêu cầu về bằng cấp,mà chương
14
trình học với tính liên tục theo từng chuyên đề giúp cho người học chọn được
bài học hoặc một chuyên đề có nhu cầu.
Sự đa dạng về chương trình, về bài học, về chuyên đề “cần gì học nấy”.
Hiện nay các Trung tâm học tập cộng đồng đang thực hiện các chương
trình sau:
- Xoá mù chữ cho thanh niên và người lớn.
- Các lớp học tình thương cho trẻ em thất học.
- Các chương trình sau xoá mù chữ.
- Các chương trình tương đương giáo dục bổ túc tiểu học, trung học cơ sở.
- Các chương trình tạo thu nhập (dạy nghề ngắn hạn, tập huấn về kỹ
thuật, chuyển giao công nghệ…).
- Các chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống (chuyên đề về sức
khoẻ, dinh dưỡng, dân số - kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ môi trường, phòng
chống tệ nạn xã hội, pháp luật…).
- Các chương trình đáp ứng sở thích cá nhân ( dạy nghề chụp ảnh, cắm
hoa, thêu ren, nấu nướng, vẽ…).
- Các chương trình chuẩn bị cho tương lai (ngoại ngữ, tin học…).
Sự phối hợp trong giáo dục là rất cần, bởi cán bộ trong biên chế của
Trung tâm thì rất ít, mà những vấn đề huấn luyện giáo dục lại rất đa dạng. Do
vậy, Trung tâm luôn phải phối hợp với các lực lượng khác như Đoàn Thanh
niên, Hội Phụ nữ, trại chăn nuôi, cán bộ khuyến nông v.v..để tiến hành các bài
giảng, các chuyên đề khoa học và công nghệ v.v…
Hai là, chức năng thông tin và tư vấn
Nhu cầu thông tin và cách thức tìm kiếm thông tin của nhân dân là rất
đa dạng. Để cung ứng thông tin, giới thiệu nguồn tin, cách thức tiếp cận với
thông tin thường phải dựa vào đội ngũ làm công tác văn hoá, khoa học, kỹ
thuật ở địa phương hoặc nhờ sự giúp đỡ của những chuyên gia ở gần Trung
15