Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Hệ thống biểu tượng trong truyện ngắn của nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TIẾP

HÖ THèNG BIÓU T¦îNG TRONG TRUYÖN NG¾N
CñA NGUYÔN MINH CH¢U
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Phƣợng

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tiếp


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự động viên giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học sư phạm


Hà Nội, nơi tôi đã học tập, nghiên cứu và hoàn thành cuốn luận văn này. Tôi
xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và những người yêu quý
đã giúp tôi có được kết quả như ngày hôm nay.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Phượng.
Với học vấn uyên thâm, niềm đam mê nghiên cứu khoa học, thầy đã hướng dẫn
tôi tìm đề tài, nghiên cứu các thành tựu sáng tác của Nguyễn Minh Châu, định
hướng xây dựng những luận điểm khoa học khách quan, chính xác và nhiệt tình,
trách nhiệm trong quá trình hoàn thiện luận văn của tôi.
Tuy thời gian học tập và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học sư
phạm Hà Nội không nhiều, nhưng tôi đã học tập và trưởng thành rất nhiều
trong nhận thức, nghiên cứu khoa học của mình. Kết quả của quá trình đào tạo
Thạc sĩ sẽ giúp tôi vững vàng hơn trong nghề nghiệp mà tôi gắn bó và cống
hiến trọn đời mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2017
Người viết

Nguyễn Thị Tiếp


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 7
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 7
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8
7. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 8
8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 8

Chương 1: BIỂU TƢỢNG VÀ Ý NGHĨA MỸ HỌC - NGHỆ THUẬT
CỦA BIỂU TƢỢNG ....................................................................................... 9
1.1. Khái niệm biểu tƣợng .............................................................................. 9
1.1.1. Biểu tượng và sáng tạo nghệ thuật ..................................................... 9
1.1.2. Biểu tượng trong văn học.................................................................. 13
1.2. Sứ mệnh nghệ thuật của biểu tƣợng trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu ..................................................................................................... 22
1.2.1. Biểu tượng, một nét đặc sắc của trong phong cách nghệ thuật
Nguyễn Minh Châu ..................................................................................... 24
1.2.2. Biểu tượng và vai trò nghệ thuật của biểu tượng trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu ............................................................................ 27
Chương 2: HỆ THỐNG BIỂU TƢỢNG TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN MINH CHÂU..................................................................... 31
2.1. Cơ sở hình thành .................................................................................... 31
2.1.1. Bản sắc văn hóa dân tộc .................................................................... 31
2.1.2. Âm hưởng thời đại ............................................................................. 31
2.1.3. Hoàn cảnh lịch sử xã hội và hoàn cảnh riêng .................................. 32
2.1.4. Vốn sống, tài năng và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu ...... 34


2.2. Hệ thống biểu tƣợng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu .... 41
2.2.1. Nhóm biểu tượng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Việt ................................ 41
2.2.2. Nhóm biểu tượng thể hiện vẻ đẹp tính cách Việt .............................. 54
2.2.3. Nhóm biểu tượng thể hiện những vấn đề tư tưởng, triết lý Việt ....... 58
Chương 3: TÍNH GIÁ TRỊ, Ý NGHĨA THẨM MĨ NGHỆ THUẬT VÀ
CÁC VẪN ĐỀ DIỄN GIẢI BIỂU TƢỢNG TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN MINH CHÂU ............................................................................... 75
3.1. Tính đa trị của biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ...... 75
3.2. Ý nghĩa thẩm mĩ nghệ thuật của biểu tƣợng trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu ....................................................................................... 80

3.3. Biểu tƣợng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và các vấn đề
đặt ra về diễn giải .......................................................................................... 89
KẾT LUẬN .................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biểu tượng được xem như là một hình thức tư duy nghệ thuật của nhà văn.
Nói đến hình ảnh biểu tượng là nói đến bản chất tượng trưng của hình tượng nghệ
thuật. Hệ thống hình ảnh tượng trưng mang tính chất ám ảnh được sử dụng như một
mã nghệ thuật để thể hiện cái nhìn độc đáo của nhà văn về thế giới và lưu giữ những
dấu ấn riêng của tác giả, thể loại, thời đại, dân tộc, khuynh hướng văn học.
Trong văn học, bên cạnh việc tái hiện thế giới như nó vốn có, cần một hệ
thống hình tượng vừa cụ thể, vừa khái quát để tái tạo, xây dựng nên một thế giới
riêng sinh động giàu tính biểu cảm của tác phẩm.
Với tài năng và bản lĩnh sáng tạo của mình, nhà văn xây dựng biểu tượng
nghệ thuật tham gia vào kết cấu tác phẩm, mang tính đa nghĩa, đa thanh, đem lại sự
mới mẻ, độc đáo cho tác phẩm, tạo dấu ấn phong cách rõ nét cho chính tác giả. Biểu
tượng luôn chứa đựng trong nó những giá trị đã được khẳng định, song không phải
vì thế mà nó trở thành nơi giam giữ các tầng ý nghĩa cũ mòn. Trái lại, biểu tượng là
một thực thể sống động, luôn luôn có sự luân chuyển đắp bồi thêm ý nghĩa liên tục.
Sinh thể ấy được nuôi dưỡng bằng tư duy, bằng những tưởng tượng phong phú của
con người. Đời sống của con người không bao giờ bớt phức tạp đi và biểu tượng vì
thế cũng không bao đơn giản hơn. Những phức tạp của đời sống dội vào tâm tư con
người những suy tưởng không cùng, để rồi từ đó chúng ta lại dồn nén vào hệ thống
biểu tượng. Đó là con đường tất yếu của đời sống và cũng là xu hướng tồn tại và
phát triển của biểu tượng.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn suốt đời khao khát, khám phá cái đẹp và sự
phức tạp chứa đựng trong tâm hồn con người và cuộc sống. Với sự cống hiến hết

mình cho nghệ thuật, ông được đánh giá là tiền trạm đổi mới cho văn học Việt Nam
hiện đại. Trước năm 1975, các sáng tác của ông chủ yếu theo khuynh hướng sử thi
và cảm hứng lãng mạn cách mạng, ông mê mải tìm kiếm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm
hồn con người. Sau năm 1975, bắt nhịp với công cuộc đổi mới và cuộc sống thời
bình đầy những vấn đề phức tạp, các sáng tác của ông- đặc biệt là truyện ngắn chủ

1


yếu đề cập tới những vấn đề thế sự mang chiều sâu nhân bản. Sử dụng hình ảnh
biểu tượng là một trong những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Minh Châu. Nó như một dấu ấn đặc sắc đánh dấu một chất lượng mới của sự phát
triển tư duy nghệ thuật. Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là các
truyện ngắn sau năm 1975 thường xuất hiện những biểu tượng đa nghĩa góp phần
nâng tác phẩm lên tầng ý nghĩa triết học. Có chiều sâu về nội dung phản ánh, hấp
dẫn bởi bút pháp thể hiện độc đáo, các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thu hút sự
quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu và phê bình văn học. Tuy nhiên, với số
lượng sáng tác rất đồ sộ của ông, chúng tôi nhận thấy nhiều vấn đề trong các sáng
tác ấy vẫn còn có thể là những gợi ý để chúng ta nghiên cứu và tìm tòi một cách
chuyên sâu. Và đến nay, qua khảo sát, chúng tôi chưa thấy một công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu về biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của ông. Với công
trình này xin được nghiên cứu sâu về Hệ thống biểu tượng trong truyện ngắn cuả
Nguyễn Minh Châu.
Với sự trân trọng tài năng nghệ thuật của ông và nhận thấy tính chất hấp dẫn
của đề tài, sự cần thiết trong việc tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ biểu tượng,
chúng tôi muốn vận dụng lý thuyết về biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật vào
khám phá những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong một số truyện ngắn đặc sắc
của ông, để từ đó góp thêm phần khẳng định về tài năng sáng tạo nghệ thuật của
Nguyễn Minh Châu. Đồng thời, chúng tôi hi vọng vấn đề này sẽ góp phần thiết thực
vào việc dạy và học các sáng tác của ông trong trường phổ thông.

2. Lịch sử vấn đề
Ba mươi năm miệt mài đóng góp cho nền văn học dân tộc, Nguyễn Minh
Châu đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác đồ sộ với những tác phẩm có nội
dung nhân văn cao cả và độc đáo về bút pháp. Dường như cả cuộc đời người nghệ sĩ
cách mạng này là cuộc kiếm tìm mê mải với hiện thực cuộc sống và tâm hồn con
người. Ông vừa là cây bút văn xuôi có những đóng góp xuất sắc cho nền văn học
thời kì kháng chiến chống Mĩ lại vừa là một trong những người “mở đường tinh anh
và tài năng” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học Việt Nam từ sau năm

2


1975. Từ phong cách sáng tác mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn cách
mạng sang cảm hứng thế sự, đời tư với những đề tài độc đáo và giàu tính triết lý.
Nguyễn Minh Châu là một trong số nhà văn mà sự nghiệp sáng tác phản ánh tương
đối trung thành quá trình vận động phát triển của văn xuôi Việt Nam đương đại.
Các tác phẩm của ông được lựa chọn giảng dạy trong chương trình ngữ văn Trung
học cơ sở, Trung học phổ thông và Đại học.
Đã có hàng trăm bài phê bình, nghiên cứu các tác phẩm độc lập hoặc các
phương diện, giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tư tưởng và tài năng của
Nguyễn Minh Châu. Hình như nhà phê bình nào, bạn đọc nào cũng có thể tìm thấy
ở tác phẩm của Nguyễn Minh Châu những điều tâm đắc và hứng thú. Ở đây, khi tìm
hiểu lịch sử nghiên cứu biểu tượng truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, chúng tôi nhận
thấy các công trình khoa học, chuyện luận, thảo luận, bài viết…. ít nhiều đều có
động chạm tới biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, khi thì bằng cái
nhìn hệ thống qua nhiều tác phẩm, khi thì khám phá giá trị của những biểu tượng cụ
thể trong từng tác phẩm. Đó là cơ sở, tiền đề, gợi ý cho người viết triển khai hoàn
thành luận văn này.
Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng dự đoán và mong mỏi: “Nhất định rồi sẽ có
cả một khoa nghiên cứu về nhà văn hết sức đặc sắc này của một giai đoạn mấy

mươi năm của văn học ta” [47; 10]. Và đúng như Nguyên Ngọc dự đoán, trong
khoảng mấy thập kỉ gần đây, Nguyễn Minh Châu cùng những sáng tác của ông
được sự quan tâm rất nhiều của giới phê bình và giới nghiên cứu văn học. Trong
lĩnh vực nghiên cứu các sáng tác của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi có thể kể đến
các công trình nghiên cứu có tầm vóc như công trình nghiên cứu của Trần Đình Sử.
Trong bài viết Bến quê một phong cách trần thuật giàu tính triết lí, ông cho rằng bắt
đầu từ truyện ngắn Bức tranh rồi tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu xuất hiện như một hiện tượng văn học mới, một phong
cách trần thuật mới. Bài viết này đã chủ ý khẳng định sự độc đáo trong phong cách
của Nguyễn Minh Châu nhưng mới chỉ dừng ở mức độ sơ lược chủ yếu đi sâu khám
phá phong cách nhà văn từ điểm nhìn trần thuật. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu

3


nhất là thể loại truyện ngắn sau năm 1975 ngay từ đầu ra mắt trên diễn đàn đã thu
hút sự chú ý của đông đảo nghệ sĩ, người phê bình và bạn đọc. Có những bài phê
bình, những cuộc thảo luận, tranh luận về sáng tác của ông diễn ta ngay khi nhà văn
còn sống, chứng kiến và tham dự tạo nên không khí văn chương học thuật sôi nổi,
tâm huyết, năng động trong cuộc đổi mới văn học. Tôn Phương Lan trong chuyên
luận Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu (1999) đã nghiên cứu toàn diện
phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, trong đó khám phá biểu tượng chỉ là
một khía cạnh nhỏ được người nghiên cứu dành cho 3/204 trang chuyên luận. Trong
phần giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, Tôn Phương Lan
có chỉ ra: “Sâu sắc, lắng đọng bởi những câu mang ý nghĩa triết lý, văn Nguyễn
Minh Châu còn sâu sắc và đượm chất chữ tình bởi những hình ảnh biểu tượng đó là
cơn giông trong truyện ngắn cùng tên, là giếng nước của buổi ban đầu nay gặp lại
sau bao năm xa cách trong bên đường chiến tranh, là tiếng xe cút kít não nề, nhẫn
lại, dai dẳng trong Khách ở quê ra… Tấm gương soi trong Bức tranh là vật chứng
để người nghệ sỹ nhận diện mình trong những cuộc đối thoại giữa cái mặt thật và

bóng của cái mặt mình khi đang cắt tóc. Trăng trong truyện của ông có thể nói như
là một “nhân vật” có một thứ tiếng nói riêng. “Vầng trăng khuyết mỏng manh sáng
trong như một màn bạc” là vầng trăng của kẻ đang yêu (Mảnh trăng). “Mảnh trăng
cuối tháng như một chiếc đĩa bằng vàng bị vỡ” trong lần Thai và Lực đi dỡ sắn ở
vùng núi Đợi phải chăng là một dự báo về hạnh phúc, để rồi hơn hai mươi năm sau,
họ gặp lại nhau trong hoàn cảnh oái oăm thì “trăng trở nên như một chiếc thuyền
vàng đi chòng chành giữa nền trời” (Cỏ lau). “Đỏ quạch và đang bốc cháy giữa
một vùng ánh lửa chớp bom” là mặt trăng đêm Lữ hy sinh dũng cảm và đau xót
trên Đồi không tên (Dấu chân người lính) …. Đặc biệt chúng tôi nhận thấy hình
ảnh ngọn lửa, bếp lửa thường trở đi trở lại trong sáng tác của ông với những ý
nghĩa biểu trưng khách nhau’’ [41; 181- 182]. Tác giả còn phát hiện và điểm qua
biểu tượng đất trong mối quan hệ với con người trong nhiều truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu (Cửa sông, Những người đi từ trong rừng ra, Mảnh đất tình
yêu, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát, Sống mãi với cây xanh…). Như thế Tôn

4


Phương Lan chủ yếu điểm qua hệ thống biểu tượng, từ đó chỉ ra bản thân biểu
tượng mang chứa những ý nghĩa nghệ thuật, giá trị nhân sinh sâu sắc, đa tầng góp
phần thể hiện diện mạo, phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Bên cạnh những chuyên luận, công trình khoa học trên, còn hành loạt các bài
viết về các tác phẩm cụ thể, về thành tựu trên các mặt nội dung nghệ thuật… của
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Bài viết nào hầu như cũng ít nhiều nhận định sự
phong phú và vai trò quan trọng của biểu tượng trong thế giới nghệ thuật của tác
phẩm, tác giả. Đỗ Đức Hiểu khi đọc Phiên Chợ Giát của Nguyễn Minh Châu (1990)
đã nhận ra biểu tượng hóa thân người/ bò- biểu tượng của sự tha hóa [30; 179] và
Hoàng Ngọc Hiến trong Đọc Nguyễn Minh Châu (từ Bức tranh tới Phiên chợ Giát)
(1997) cũng đồng tình, tiếp nối ý kiến này: “Biểu tượng hóa thân bò/ người có tính
chất đa nghĩa. Biểu tượng này “mồi” cho sự liên tưởng đến “kiếp trâu bò”, đến

thân phận “nửa người nửa vật” của nông dân. Quan trọng hơn cả là biểu tượng
này tạo ra nghĩa bóng cho một hình tượng đặc sắc trong truyện” [28; 193].
Năm 1995, Nguyễn Tri Nguyên khi nhận diện Những đổi mới về thi pháp
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 khẳng định: “Trong sáng tác
của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt ở truyện ngắn thường xuất hiện những ẩn dụ, biểu
tượng đa nghĩa không tham gia và cốt truyện và hành động của nhân vật nhưng nó
giãi bày được nhiều suy nghĩ của tác giả, nâng tác phẩm lên ý nghĩa triết học,
tượng trưng” [63; 221]. Tác giả gọi tên một số biểu tượng nổi bật trong truyện ngắn
sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu như: mảnh trăng, giếng nước mát lạnh, cơn
giông, cơn mộng du, chiếc xe cút kít, con bò khoang, cái gương soi mặt và bức
tranh, bức ảnh… và những khẳng định biểu tượng này đã tạo lên lời ngầm trong tác
phẩm của ông, “mang trong đó những dự cảm về những vấn đề nhân sinh, xã hội
diễn ra phức tạp hơn trước trong cuộc sống đời thường sau chiến tranh” [63; 222].
Đặc biệt nhạy cảm, tinh tế trong nhận diện, khám phá biểu tượng cụ thể, Chu Văn
Sơn khi thẩm bình, tâm đắc một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu cũng gọi ra ít
nhiều đặc điểm và ý nghĩa của việc sử dụng biểu tượng. Từ năm 1990, viết Đường
tới cỏ lau, nhà phê bình Chu Văn Sơn đã khơi những mạch nguồn văn hóa cổ sơ của

5


biểu tượng vọng phu trong tác phẩm: “…ở ta, hai tiếng vọng phu bao giờ cung dội
vào tâm tình người Việt những âm vọng riêng, khuấy động những xôn xao vừa linh
thiêng, vừa huyền bí. Trong lòng mỗi con người của xứ sở này dường như đều có,
khi thì sừng sững, khi thì thấp thoáng ẩn hiện, một hòn núi vọng phu” [68; 196].
“Trong cuộc chiến tranh khốc liệt và dai dẳng vừa qua, vẻ đẹp mẫu tính điển hình
nhất của người phụ nữ Việt Nam, do một nhào nặn nào đó, lại có gương mặt vọng
phu” [68; 199]. Đến năm 2010, trăn trở với Thi pháp gói rào trong truyện ngắn
Chiếc thuyền ngoài xa, Chu Văn Sơn khái quát thành thi pháp, thành phong cách
nghệ thuật trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu: “Yêu cầu gói rào đã khiến

Nguyễn Minh Châu kiên trì như một hư chiêu: mài nhẵn hết những cạnh sắc nhô ra,
dìm sâu ẩn ý vào vào lòng mỗi hình ảnh. Bởi thế những tượng trưng thông thường
dường như đã thành ẩn tượng”. Do không để lộ ý diễn trong thực tại đời sống chính
trị xã hội của thời đại, những biểu tượng, ẩn tượng đã giúp nhà văn truyền tải những
khám phá, trăn trở, triết lí, dự cảm, khao khát ẩn ý sâu kín và mới mẻ phía sau lớp
vỏ ngôn từ.
Có thể thấy, các nhà phê bình đều nhận thấy sử dụng biểu tượng là một nét
đặc sắc nổi bật và giàu giá trị trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Song trên
đây là những bài nghiên cứu phê bình từng tác phẩm độc lập, chưa khám phá, lí giải
cụ thể và bao quát diện mạo và giá trị của biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu.
Năm 2007, Nguyễn Văn Long, Trịnh Thu Tuyết với công trình nghiên cứu
công phu, khoa học, toàn diện về sự nghiệp và đóng góp của nhà văn qua cuốn sách
Nguyễn Minh Châu trong cuộc đổi mới văn học sau năm 1975. Công trình khẳng
định đóng góp của Nguyễn Minh Châu cho công cuộc đổi mới văn học sau năm
1975: sự đổi mới từ quan niệm và ý thức nghệ thuật tới thế giới nhân vật, kết cấu và
nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Minh Châu. Biểu tượng chỉ được khai thác rải rác
nhằm làm sáng tỏ cho sự đổi mới ấy.
Đến năm 2000, Dương Thị Thanh Hiên đóng góp một công trình nghiên cứu
tập trung, toàn diện, sâu sắc hơn cả về biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn

6


Minh Châu, đó là luận văn thạc sĩ: Hệ thống hình ảnh biểu tượng trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu. Luận văn đã nghiên cứu hệ thống biểu tượng trong truyện ngắn
của Nguyễn Minh Châu với cái nhìn bao quát và sâu sắc, để thấy được cách xây
dựng và ý nghĩa, vai trò của biểu tượng với các phương diện, yếu tố của tác phẩm:
nhân vật, chủ đề, kết cấu, chất triết lí, chất trữ tình… Năm 2014, tác giả Nguyễn Thị
Châm trong công trình luận văn thạc sĩ Ngữ văn với đề tài Biểu tượng trong truyện

ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 nhìn từ lý thuyết của IU. M. Lotman. Với
luận văn này, tác giả đã nghiên cứu biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu qua việc vận dụng lý thuyết của Lotman, từ đó vừa làm sáng tỏ một lý thuyết
lý luận văn học hiện đại, vừa khám phá và khẳng định thêm giá trị và tầm vóc của
Nguyễn Minh Châu trong bề rộng chiều dài văn học thời đại và dân tộc.
Như thế, nghiên cứu về biểu tượng trong văn học nói chung, biểu tượng
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nói riêng không phải là con đường hoàn toàn
mới mẻ. Bởi lẽ, biểu tượng là một trong những đặc trưng của văn học nghệ thuật,
một trong những thủ pháp tiêu biểu mang dấu ấn riêng của Nguyễn Minh Châu. Các
công trình, kết quả nghiên cứu phê bình trên là tiền đề, cơ sở, gợi ý quý báu cho
người viết khi thực hiện đề tài. Chúng tôi hi vọng với đề tài luận văn này sẽ góp
thêm một cái nhìn khá độc đáo hấp dẫn về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu đề tài Hệ thống biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu, chúng tôi muốn đưa ra một nhận thức mang tính cá nhân về biểu tượng, biểu
tượng trong văn học, đồng thời từ đó đi sâu tìm hiểu về ý nghĩa các biểu tượng nghệ
thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Qua đó thấy được những giá trị về nội
dung cũng như tư tưởng nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi gắm thông qua các biểu
tượng nghệ thuật của mình. Từ đó, chúng tôi thêm một lần khẳng định vai trò, vị trí
và những đổi mới của nhà văn trong sự vận động của tiến trình văn học dân tộc.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là biểu tượng trong truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu.

7


5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi nội dung
Tập trung tìm hiểu hệ thống biểu tượng có ý nghĩa phổ quát, xuất hiện nhiều

lần, xuyên suốt trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.
5.2. Phạm vi tư liệu
Nguyễn Minh Châu để lại một sự nghiệp vô cùng đồ sộ nên trong khuôn khổ
một luận văn thạc sĩ chúng tôi không tham vọng tìm hiểu vấn đề biểu tượng nghệ thuật
trong toàn bộ sáng tác của ông mà chỉ tập trung vào những truyện ngắn mà biểu tượng
được sử dụng với tần suất cao như các truyện: Nguồn suối, Nhành mai, Mảnh trăng
cuối rừng, Bức tranh, Bên đường chiến tranh, Cơn giông, Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Bến quê, Cỏ lau… trong Tuyển tập truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu của Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội in năm 2009.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp thống kê, phân tích
- Phương pháp so sánh
- Các thao tác: + Khảo sát, thống kê, phân loại
+ Phân tích, tổng hợp, so sánh
7. Đóng góp mới của luận văn
Với đề tài luận văn này, chúng tôi mong muốn đóng góp một cách nhìn
(mang tính cá nhân) về biểu tượng và biểu tượng trong văn học. Và từ đó, chúng tôi
góp phần làm sáng tỏ những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Minh Châu trên phương diện tạo dựng hệ thống biểu tượng nghệ thuật sinh động.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của
luận gồm ba chương:
Chƣơng 1: Biểu tượng và ý nghĩa mỹ học- nghệ thuật của biểu tượng
Chƣơng 2: Hệ thống biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Chƣơng 3: Tính đa trị, ý nghĩa thẩm mĩ nghệ thuật và các vấn đề diễn giải
biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

8



Chương 1
BIỂU TƢỢNG VÀ Ý NGHĨA MỸ HỌC - NGHỆ THUẬT
CỦA BIỂU TƢỢNG
1.1. Khái niệm biểu tƣợng
1.1.1. Biểu tượng và sáng tạo nghệ thuật
Biểu tượng là một thuật ngữ đã và đang tiếp tục được nghiên cứu trên toàn thế
giới, trong nhiều ngành khoa học khác nhau.
Bắt nguồn từ Hy Lạp, thuật ngữ biểu tượng (Symbolon) có nghĩa là kí hiệu
(Sign), dấu hiệu, lời nói, tín hiệu, triệu trứng, hợp đồng …
Trong tiếng Hán: Biểu có nghĩa là “bày ra”, “trình bày”, “dấu hiệu”, để
người ta dễ nhận biết một điều gì đó. Tượng có nghĩa là “hình tượng”. Biểu tượng là
một hình tượng nào đó được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, kí hiệu tượng trưng,
nhằm diễn đạt một ý nghĩa mang tính trừu tượng.
Theo từ điển Tiếng Việt (GS. Hoàng Phê chủ biên): “Biểu tượng là hình ảnh
tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật
còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt” [ 58; 19].
Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới cho rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể
xem như một tập hợp các hệ thống biểu tượng trong đó xếp hàng đầu là ngôn ngữ,
quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo…” [33; 23].
Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng theo nghĩa rộng biểu tượng thể hiện “đặc
trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học nghệ thuật” và theo nghĩa hẹp,
biểu tượng là “một phương thức chuyển mã của lời nói” đặt bên cạnh ẩn dụ, hoán dụ
hoặc là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt “có khả năng truyền cảm lớn, vừa
khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm,
một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời” [70; 23].
Trong đời sống, biểu tượng được dùng với ý nghĩa không nhất quán. Nó có thể
được hiểu là một hình ảnh tượng trưng mang tính ổn định (chim bồ câu- biểu tượng
cho hòa bình); cũng có thể được hiểu là một lôgô, một kí hiệu đã chuyển thành hình

họa được thiết kế mang ý nghĩa cố định (Trâu vàng- là biểu tượng của Seagames 22
9


được tổ chức tại Việt Nam); được dùng chỉ dấu hiệu đặc trưng, một cảnh quan thiên
nhiên hoặc một công trình kiến trúc nổi bật của một khu vực, quốc gia (tượng Nữ
thần tự do của Mỹ, tháp Eiffel của Pháp, Tháp Rùa, chùa Một cột của Hà Nội- Việt
Nam); thậm chí biểu tượng được coi là mật mã của sự bí ẩn… Những nhận thức khác
nhau này về biểu tượng khiến cho khái niệm này càng trở nên phức tạp. Vì vậy, trước
khi đi vào nghiên cứu biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, chúng tôi
tìm hiểu nội hàm của nó trong một số ngành khoa học.
Dưới góc độ triết học, biểu tượng được hiểu là “hình ảnh cảm tính cụ thể về
những hình tượng của thế giới bên ngoài. Biểu tượng cùng với cảm giác, tri giác tạo
nên nhận thức cảm tính”. Như vậy, hiểu theo nghĩa triết học, tất cả các sự vật trong
thế giới khách quan khi được con người tiếp nhận đều sẽ trở thành biểu tượng.
Dưới góc độ tâm lí, biểu tượng là một phạm trù tâm lí gắn liền với trí tưởng
tượng, là hình thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính trực quan. Biểu tượng
vừa là kết quả của hoạt động nhận thức, vừa là phương tiện để biểu đạt của hoạt động
sáng tạo nghệ thuật, là một “mật mã” khó cắt nghĩa. Nhà phân tâm học C. G. Jung
cho rằng: “Biểu tượng không phải là một phúng dụ, cũng chẳng phải một dấu hiệu
đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất,
ta mơ hồ nghi hoặc của tâm linh”. Trong văn hóa, biểu tượng là một đối tượng được
nghiên cứu cơ bản bởi nó là đầu mối để xác định đặc trưng của nền văn hóa cũng như
mối quan hệ của các nền văn hóa khác nhau. Biểu tượng trong văn hóa được xem là
một yếu tố động, luôn biến đổi theo sự biến đổi của đời sống xã hội. TS. Nguyễn Văn
Hậu cho rằng: “Biểu tượng là một hình thái ngôn ngữ - ký hiệu tượng trưng của văn
hóa. Nó được sáng tạo nhờ vào năng lực “tượng trưng hóa” của con người, theo
phương thức dùng hình ảnh này để bày tỏ ý nghĩa kia nhằm để nhận thức và khám
phá ra một giá trị trừu tượng nào đó. Biểu tượng được xem là “tế bào” của văn hóa
và là hạt nhân “di truyền xã hội” đầu tiên của nhân loại. Nó quy định mọi hành vi

ứng xử và giao tiếp của con người đồng thời liên kết họ lại thành một cộng đồng
riêng biệt”. Ông khẳng định những quan niệm hay định nghĩa nêu trên đều gắn biểu
tượng với sự thực hiện “khiếu năng tinh thần” đặc biệt chỉ có ở loài người - năng lực

10


tượng trưng hóa. Biểu tượng được hiểu là một hiện tượng vật thể, nhờ thể hiện trong
đó một nội dung cụ thể - cảm tính mà hiện tượng này thể hiện, trình ra những ý nghĩa,
những giá trị trừu xuất nào đó. Và do đó, ông đã đưa ra quan điểm riêng của mình về
biểu tượng như trên. Quan niệm của ông tuy nhiên chỉ dừng lại ở góc độ gắn với văn
hóa, đây là một quan điểm đúng đắn nhưng chưa đầy đủ nếu như ta tiến hành nghiên
cứu và áp dụng vào việc nghiên cứu văn học.
Ở phương diện ngôn ngữ, “Biểu tượng là một ký hiệu tùy thuộc vào đối tượng
mà nó biểu hiện do một luật lệ thông thường là một sự liên tưởng chung”. Biểu tượng
vì vậy là một sự vật có hình ảnh mang tính chất thông điệp được dùng để gợi ra một
cái ở bên ngoài theo một quan hệ ước lệ. Biểu tượng là sự thống nhất giữa cái biểu
đạt (hình thức tồn tại) và cái được biểu đạt (giá trị nội dung). Cái biểu đạt khi tác
động lên tư tưởng, cảm xúc, nhận thức của con người sẽ gợi lên một số nội dung ý
nghĩa nào đó (gợi cái được biểu đạt).
Trong văn học, biểu tượng là phương tiện tạo hình và biểu đạt có tính đa nghĩa.
Mỗi nhà văn khi sáng tạo đồng thời lại là một nhà tư tưởng. Nhà văn thực hiện việc
mã hóa ngôn từ nhằm tạo ra một thế giới hình tượng in đậm cảm quan cá nhân, nói
rộng hơn là phong cách của chủ thể sáng tạo. Những hình tượng nghệ thuật có sức
sống sẽ vượt lên trên ý nghĩa biểu đạt và làm thành các biểu tượng nghệ thuật độc đáo,
đa nghĩa. Trong tác phẩm, biểu tượng chính là hình tượng được hiểu ở bình diện kí
hiệu và là kí hiệu chứa đựng tính đa nghĩa của hình tượng. Trở thành biểu tượng, hình
ảnh sẽ có chiều sâu, tầng ý nghĩa mới và có tính khái quát. Việc nghiên cứu, sáng tạo
ra những biểu tượng nghệ thuật sẽ mang tới cái nhìn sâu sắc, khắc phục sự đơn giản
về hình ảnh được sao chép từ cuộc đời thật. Biểu tượng trong văn học mang tính đa

nghĩa nên cần phải phát huy nhận thức cùng với sự liên tưởng.
Từ quá trình nghiên cứu tìm hiểu,kế thừa quan điểm và kết quả nghiên cứu của
những người đi trước, chúng tôi sơ bộ đưa ra quan niệm về biểu tượng như sau:
Biểu tượng là một sự vật có hình ảnh mang tính chất thông điệp được dùng để
gợi ra một cái ở bên ngoài, theo một quan hệ ước lệ. Quan hệ liên tưởng, tưởng tượng
và tính ước lệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong biểu tượng là cơ sở để tạo

11


nên tính đa nghĩa cho biểu tượng. Biểu tượng mang tính khái quát về đối tượng, là
hình ảnh tượng trưng được phô bày ra khiến người ta cảm nhận một giá trị bên trong
hay thế giới ý nghĩa của nó. Chính vì thế, biểu tượng phản ánh được đặc trưng của
các sự vật, hiện tượng.
Giải mã biểu tượng trong tác phẩm văn học không thể dựa trên một nhận thức
nhất định. Cần mở rộng nó theo chiều rộng đồng đại và khám phá nó ở chiều dài lịch
sử, gắn kết với cái nhìn văn hóa, không thể bỏ qua đặc trưng phong cách tác giả, đồng
thời cần lưu ý ngữ cảnh nảy sinh, bao chứa nó.
Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, nghệ sĩ là những người khao khát
khám phá và thể hiện những ấn tượng độc đáo, tư duy sâu sắc, cảm xúc mãnh liệt,
tưởng tượng phong phú về cuộc sống và con người. Con đường để người nghệ sĩ
thực hiện tư duy nghệ thuật của chính mình là thông qua hình tượng nghệ thuật
được xây dựng bằng ngôn ngữ nghệ thuật.
Trước một hiện tượng đời sống, một khám phá về bản chất và quy luật của
cuộc đời, không chỉ những cung bậc cảm xúc rung động trong trái tim mà tâm hồn,
trí tuệ của người nghệ sĩ sẽ nảy sinh những tưởng tượng, liên tưởng để tư tưởng,
cảm xúc được cụ thể hóa, hữu hình hóa. Nhờ đó, hiện thực đời sống hiện ra trong
diện mạo của một hình tượng, một thế giới sống động, nhiều tầng nghĩa… Và
những hình tượng nghệ thuật ra đời có sức sống mạnh mẽ vượt lên trên ý nghĩa biểu
đạt, trở thành các biểu tượng nghệ thuật đa nghĩa. Có thể nói, biểu tượng giúp nhà

sáng tạo nghệ thuật cô đọng cảm xúc, tư tưởng, tìm cho tư duy nghệ thuật của mình
một hình tượng sống động, hữu hình, mở ra con đường hữu hiệu nhất để chuyển tải,
gửi gắm những khám phá, lí giải sâu sắc về cuộc sống con người. Biểu tượng bước
vào những văn bản cụ thể từ ngôn ngữ cho nên biểu tượng mang tính đa nghĩa rõ rệt.
Biểu tượng phản ánh được những vấn đề thuộc bản chất của thế giới, quy luật của
cuộc đời mở ra những chiều sâu hơn bản thân hiện tượng và hiện thực được phản
ánh. Chính vì vậy mà không thể giải mã biểu tượng bằng nỗ lực của lí trí đơn thuần,
nó đòi hỏi sự xâm nhập, liên tưởng.
Với nhu cầu khái quát, nhận thức, biểu hiện cuộc sống, văn học nghệ thuật tự

12


bản thân nó đã mang tính biểu tượng và đòi hỏi người cầm bút lẫn người thưởng
thức phải tư duy bằng biểu tượng. Vì thế, tự bản chất của nghệ thuật ngôn từ đã có
quan hệ gần gũi, gắn bó với biểu tượng. Biểu tượng nghệ thuật mang những đặc
trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ như tính gợi cảm, hàm súc…, mặt khác biểu
tượng lại chứa đựng những khả năng hòa nhập với hồi ức, hình ảnh cấu thành trong
tiềm thức mỗi người. Cho nên mỗi biểu tượng nghệ thuật đều có khả năng tái sinh
liên hồi từ cái biểu đạt đến cái được biểu đạt. Hơn thế, khả năng tái sinh liên hồi ấy
phụ thuộc rất nhiều và cá tính, vào năng lực chủ thể sáng tạo. Chính họ mang tới
những nội dung phong phú, mới mẻ cho văn học và những biểu tượng ấy góp phần
làm giàu tinh thần của chúng ta.
Việc xây dựng các biểu tượng trở thành một hình thức tư duy tạo nên hiệu
quả nghệ thuật cao. Dưới sự tổ chức của nhà văn, biểu tượng tham gia vào kết cấu
tác phẩm, tạo nên những điểm sáng và được coi là những tín hiệu thẩm mĩ đa chức
năng. Về bản chất, mỗi tác phẩm văn học là một hệ thống tín hiệu thầm mĩ, trong đó
hình ảnh biểu tượng là tín hiệu nhỏ trong thế giới lớn ấy. Chúng góp phần tạo nên
sự thống nhất hình tượng trong tác phẩm, tạo nên sự đa dạng, phong phú của hiện
thực tác phẩm.

1.1.2. Biểu tượng trong văn học
Biểu tượng không chỉ tồn tại trong tâm linh nỗi con người, trong nền văn hóa
mỗi dân tộc mà còn là hạt giống chắc mẩy được các nhà văn, nhà thơ gieo trên địa
hạt văn chương màu mỡ. Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học đã có những kiến
giải xác đáng về biểu tượng dưới góc độ văn học.
Biểu tượng có thể được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: “Biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình
tượng của văn học nghệ thuật” [70; 24].
Theo nghĩa hẹp: “Biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói
hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát
được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện được một quan niệm, một
tư tưởng hay triết lý sâu xa về con người và cuộc đời” [70; 24].

13


Các tác giả cũng dành hơn một trang viết cho thấy những điểm khác nhau
giữa ẩn dụ và hoán dụ. Những khái niệm này đều “được hình thành trên cơ sở đối
chiếu, so sánh các hiện tượng, đối tượng có những phương diện, khía cạnh, những
đặc điểm gần gũi trong mối quan hệ tượng đồng nhằm làm nổi bật bản chất, tạo ra
một ý niệm cụ thể, sáng tỏ về hiện tượng hay đối tượng đó” [70; 24].
Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì ẩn dụ và hoán dụ khác biểu tượng về
ba điểm:
Thứ nhất, ẩn dụ và hoán dụ đều mang ít nhiều ý nghĩa biểu tượng nhưng biểu
tượng không phải bao giờ cũng là hoán dụ, ẩn dụ... [70; 25].
Thứ hai, biểu tượng không loại bỏ ý nghĩa cụ thể, cảm tính của vật tượng
trưng hoặc hình tượng nghệ thuật. Trong khi đó, ẩn dụ và hoán dụ nhiều khi làm mờ
đi ý nghĩa biểu vật, trực quan của lời nói... [70; 25].
Thứ ba, do một ẩn dụ có thể làm nhiều đối tượng khác nhau và một đối
tượng cũng có thể diễn đạt bằng nhiều ẩn dụ, hoán dụ khác nhau nên người đọc phải

tìm hiểu ý nghĩa của chúng trong ngữ cảnh cụ thể của từng văn bản. Khác với ẩn dụ,
ý nghĩa biểu tượng tồn tại ở ngoài văn bản mà chúng ta đang tiếp xúc. [70; 25].
Bên cạnh đó, các tác giả cũng đề cập đến một phương diện khác nhau của
biểu tượng như “ý nghĩa biểu tượng không ngừng được bổ sung” [70; 26] trong lịch
sử tồn tại lâu dài, “bên cạnh những biểu tượng thể hiện ý thức chung của xã hội,
trong văn học nghệ thuật có rất nhiều biểu tượng in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của
nhà văn, nhà thơ” [18; 26].
PGS.TS. Lê Lưu Oanh trong Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990 khi bàn về
những đặc trưng của biểu tượng đã cho rằng: “Biểu tượng có khả năng tái sinh liên
hồi từ cái biểu đạt đến cái được biểu đạt. Biểu tượng nghệ thuật là tín hiệu thẩm mĩ
mới mẻ, đa chức năng. Biểu tượng vừa mang tính kế thừa vừa mang tính sáng tạo.
Giải mã biểu tượng là con đường tư duy nghệ thuật...”.
Tổng hợp những quan điểm trên chúng tôi cho rằng: Biểu tượng thường là
những hình ảnh cụ thể cảm tính, giàu cảm xúc, chứa đựng những tầng ý nghĩa sâu
sắc. Biểu tượng không phải là hiện tượng khép kín mà là một cấu trúc mở có khả

14


năng gợi liên tưởng lớn và khả năng tái sinh đến vô tận. Từ lâu, biểu tượng đã được
xem như một phương thức tư duy nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ, mang đến
những hình tượng cụ thể, cảm tính, đa nghĩa, được lặp đi, lặp lại và giàu giá trị nghệ
thuật. Biểu tượng được các nhà văn, nhà thơ sáng tạo và tham gia vào việc biểu hiện
cấu trúc, ý nghĩa tác phẩm. Bởi thế, nó có một vai trò quan trọng trong việc lập mã
và giải mã ý nghĩa tác phẩm.
Với công việc tiếp nhận văn học, việc nghiên cứu và giải mã biểu tượng
chính là chìa khóa để đi sâu vào hành trình khám phá thế giới nghệ thuật. Không
những thế, việc tìm hiểu về biểu tượng còn giúp ta giải thích thấu triệt những hiện
tượng văn học phức tạp từ ngọn nguồn văn hóa, đồng thời thấy được tài năng, bản
lĩnh, phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn cũng như mỗi trào lưu, giai đoạn văn

học nhất định.
1.1.2.1. Sơ lược vài đặc điểm, tính chất của biểu tượng
Các nhà nghiên cứu đều thống nhất khi cho rằng: biểu tượng dù đa dạng đến
đâu vẫn mang tính ổn định, tương đối. Mỗi con người đều có thể tìm thấy trong biểu
tượng những ý nghĩa khác nhau, những trải nghiệm tinh thần mang tính cá nhân
nhưng vẫn không tách rời bản chất xã hội, cái trung tâm tinh thần chi phối toàn bộ
sự vận động của chúng. Đó là một mối quan hệ thuộc bản chất, chứ không phải là
sự tưởng tượng hỗn loạn, vô hướng. Các biểu tượng đã tỏ rõ một tính ổn định nào
đó trong lịch sử các tôn giáo, các xã hội và lịch sử tâm thức mỗi cá nhân. Cũng
chính vì tính ổn định nên có những biểu tượng được khắp nơi trên thế giới dùng và
có cùng nét nghĩa chung thống nhất. Chẳng hạn, khi nhắc đến loài chim bồ câu
người ta thường nghĩ đến biểu tượng của hòa bình vì đây là loài chim có đặc tính
hiền lành, không hay đánh chọi nhau… Bắt nguồn từ ý nghĩa đó, biểu tượng nghệ
thuật thường có những hạt nhân bảo lưu và được các thi sĩ đời sau tiếp nối nhau bên
cạnh việc bồi đắp thêm ý nghĩa mới. Ví như khi nhắc đến cây cầu trong văn học dân
gian Việt Nam thì người ta nghĩ đến khát khao nối kết, khát khao gặp mặt và mong
ước cả hai bên đều vượt qua những cản trở, khó khăn trong tình yêu. Tính ổn định
của biểu tượng nghệ thuật thường bắt nguồn từ việc bảo lưu nét nghĩa của biểu

15


tượng mẫu gốc đã ăn sâu vào “vô thức tập thể” và “chảy tràn” trong kí ức nhân
loại để lưu truyền cho đời sau. Việc dùng lại ở đời sau không có nghĩa là sự sao
chép máy móc mà đòi hỏi người nghệ sĩ vẫn phải có những tìm tòi, những khám
phá mới mẻ để nhận thức về cuộc sống. Việc liên tục bồi đắp và tái sinh các ý nghĩa
mới là tiền đề tạo ra tính đa nghĩa cho biểu tượng văn học.
Biểu tượng nổi bật nhất ở bản chất sống động khó nắm bắt, khó xác định.
Khác với dấu hiệu, người ta dễ dàng có thể nhận ra ý nghĩa biểu hiện bên trong,
biểu tượng thì khác nó ẩn tàng những vỉa tầng ý nghĩa mơ hồ, khó nắm bắt bên cạnh

những cái hiển nhiên lộ diện. Nó vừa bộc lộ, vừa che giấu, vừa định hình, vừa biến
ảo khôn lường, S. Freud nhận định: “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng
gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay xung đột. Biểu tượng là mối dây
liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý
nghĩa tiềm ẩn của chúng…” [69; 24]. Mỗi một biểu tượng không chỉ mang trong
mình một hình tượng đời sống cụ thể mà còn khái quát những kinh nghiệm nghệ
thuật trong mạch nguồn truyền thống, và đồng thời kết hợp với sự cách tân làm mới
theo năng lực tư duy và tưởng tượng của từng chủ thể khiến cho biểu tượng ngày
càng được làm đầy hơn những giá trị và ý nghĩa mới. Việc bồi đắp thêm những nét
mới cho biểu tượng sẽ tạo cơ sở cho việc lưu lại dấu ấn nhà văn. Biểu tượng luôn
chứa đựng trong mình những giá trị vĩnh hằng hóa, song không phải vì thế mà nó
trở thành nơi tồn đọng những giá trị cũ mòn, nơi giam giữ các tầng ý nghĩa trong sự
xơ cứng. Biểu tượng thực chất là một thực thể vô cùng sống động, luôn có sự luân
chuyển và đắp đổi ý nghĩa. Sinh thể ấy được nuôi dưỡng bằng những lối tư duy,
những tượng trưng phong phú của con người.
Khi xem xét biểu tượng, không thể bỏ qua một đặc tính nổi bật của nó là tính
đa nghĩa. Không ai phủ nhận tính ổn định, song ổn định ở đây không đồng nhất với
cố định. Bởi thế nên không thể gói gọn làm đông cứng ý nghĩa của biểu tượng trong
một khuôn khổ chật hẹp mà biểu tượng luôn sản sinh những ý nghĩa mới trên vỉa
tầng ý nghĩa là cái đã ăn sâu vào vô thức của con người. Tính chất sống động của
biểu tượng cũng là tiền đề để tạo ra tính đa trị của nó. Tính đa trị ở đây có thể hiểu

16


là biểu tượng không tồn tại với một vài nét nghĩa thuần túy, cố định mà nó luôn bao
chứa trong mình những thái cực khác nhau. Nó luôn đa chiều.
Mỗi thời đại bộ mặt xã hội đi vào văn học với một hệ thống biểu tượng khác
nhau. Chính sự khác nhau này đã tạo nên tính lịch sử của biểu tượng văn học.
Chẳng hạn, trong văn học Việt Nam, ta thấy sự đổi thay của hệ thống biểu tượng

qua từng thời kì lịch sử. Như trong thơ ca dân gian, ta thường thấy xuất hiện những
biểu tượng nguyên sơ, khởi phát bắt nguồn từ thế giới tự nhiên bao quanh con người
như: mặt trăng, mặt trời, cái cò, cái bống, quả cau,… Đến văn học Trung đại với
tính quy phạm chặt chẽ tư tưởng Nho giáo chi phối nên hệ thống biểu tượng nghệ
thuật thường xoay quanh những biểu tượng cao quý như: tùng, cúc, trúc, mai, long,
ly, quy, phượng… Đến Thơ mới với sự bùng phát của cái tôi cá nhân và sự giải
phóng về tư tưởng, người ta thường thấy xuất hiện biểu tượng lạc thú và tình yêu
nam nữ, sự cô đơn… Trong thơ ca cách mạng, ta lại bắt gặp nhiều biểu tượng hào
hùng như Đảng, lãnh tụ, chiến sĩ, màu đỏ, lá cờ Tổ quốc… Trong thơ ca đương đại,
ta bắt gặp những biểu tượng mới như tòa cao ốc, computer… Như thế, hệ thống
biểu tượng nghệ thuật còn lưu dấu ấn của mỗi thời kì lịch sử. Có những biểu tượng
tồn tại xuyên suốt nhiều thời kì văn học nhưng tùy theo thời kì mà nó mang những
nét nghĩa khác nhau. Biểu tượng văn học không phải là một cấu trúc khép kín mà nó
là một hiện tượng mở bởi vậy nó thường xuyên mất đi những nét nghĩa lỗi thời và
được bồi đắp những nét nghĩa mới.
1.1.2.2. Vai trò của biểu tượng trong văn học
* Biểu tượng thể hiện con đường tư duy nghệ thuật của nhà văn
Nghệ sĩ là những người khao khát muốn khám phá và thể hiện những ấn
tượng độc đáo, tư duy sâu sắc, cảm xúc mãnh liệt, tưởng tượng phong phú về cuộc
sống và con người. Con đường để người nghệ sĩ thực hiện tư duy nghệ thuật của
mình chính là thông qua hình tượng nghệ thuật.
“Nhà triết học nói bằng tam đoạn luận, nhà thơ nói bằng hình tượng và các
bức tranh”- (Beilinski). Trước một hiện tượng đời sống, một khám phá về bản chất
và quy luật của cuộc đời, không chỉ những cung bậc cảm xúc rung động trong trái

17


tim, mà cả tâm hồn, trí tuệ của người nghệ sĩ sẽ nảy sinh những tưởng tượng, liên
tưởng để tư tưởng, cảm xúc được cụ thể hóa, hữu hình hóa. Nhờ đó hiện thực đời

sống hiện ra trong diện mạo của một hình tượng, một thế giới sống động, nhiều tầng
nghĩa, hiển lộ mà ẩn giấu, truyền thống mà hiện đại, quen thuộc mà mới mẻ, vừa trí
tuệ vừa tình cảm… Muốn gửi gắm nỗi đau xót trước tình trạng con người bị tàn phá,
hủy hoại, biến dạng thành con vật, con quỷ dữ, Nam Cao đã mã hóa vào trong
những hình tượng người- ngợm sống động, có ý nghĩa biểu trưng, điển hình như
Chí Phèo, thị Nở… Như vậy có thể nói biểu tượng là con đường tư duy nghệ thuật
của các nhà văn, giúp nhà văn cô đọng cảm xúc, tư tưởng, tìm cho tư duy nghệ thuật
của mình một hình thức sống động, hữu hình, mở ra con đường hiện hữu nhất để
chuyển tải, gửi gắm những khám phá, lí giải sâu sắc độc đáo, phong phú về cuộc
sống, con người.
* Biểu tượng là phương thức phản ánh, tái hiện, chiếm lĩnh đời sống của văn học
Văn học nghệ thuật phản ánh cuộc sống, con người, gửi gắm tư tưởng tình
cảm, khát vọng của người nghệ sĩ bằng hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật
không chỉ làm bức tranh đời sống trong văn học nghệ thuật trở nên sống động mà còn
ẩn chứa những chiều sâu trong khám phá hiện thực, trong quan niệm, tư tưởng, tình
cảm của tác giả. Mỗi hình thức đời sống khi trở thành kết quả của quá trình sáng tạo
bao giờ cũng là một biểu tượng góp phần mã hóa nội dung hiện thực, tư tưởng và
cảm xúc nào đó. Nó không chỉ là hiện thực khách quan được mô tả mà đã bao hàm,
xuyên thấm tình cảm và cái nhìn chủ quan bên trong. Như “Củi một cành khô lạc
mấy dòng” (Tràng giang- Huy Cận) không chỉ là sự trôi nổi phù du của một thực thể
tự nhiên mà còn kí thác bao nỗi niềm thân phận của người trí thức trước cách mạng
tháng Tám: cô đơn, bơ vơ, phiêu dạt, lạc lõng, vô định giữa dòng đời…
Biểu tượng trong văn học do đó được coi là những hình thức đời sống mang
một ý nghĩa, giá trị khác, vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa hữu hình, vừa vô hình,
không đơn nghĩa mà đa nghĩa. Biểu tượng bước vào trong những văn bản nghệ
thuật cụ thể từ ngôn ngữ văn hóa của nhiều thời đại, mang vào đó toàn bộ sức nặng
ngữ nghĩa mà nó tích lũy được qua nhiều thế kỉ. Cho nên, khác với ẩn dụ, hoán dụ,

18



biểu tượng bao giờ cũng mang tính đa nghĩa. Biểu tượng là những hình ảnh, hình
tượng có ý nghĩa biểu đạt, tượng trưng sâu rộng hơn bản thân chính nó. Biểu tượng
giúp văn học phản ánh được những vấn đề thuộc về bản chất của thế giới, quy luật
của cuộc đời, mở ra những chiều kích rộng- dài- sâu hơn bản thân hiện tượng và
hiện thực được phản ánh.
Biểu tượng không chỉ phản ánh, khái quát được bản chất của một hiện tượng
nào đấy, mà còn thể hiện một quan niệm, một tư tưởng, một triết lý sâu xa về con
người và cuộc đời như hình tượng bò khoang trong truyện Phiên chợ Giát của
Nguyễn Minh Châu, hình tượng Đạm Tiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du… Ý
nghĩa của biểu tượng tồn tại cả ở ngoài văn bản mà chúng ta đang tiếp xúc. Bởi vì,
quá trình tạo nghĩa của một biểu tượng thường có lịch sử lâu đời, gắn liền với quá
trình hình thành quan niệm về thế giới của con người cổ xưa.
Với chất liệu phi vật thể là ngôn ngữ, văn học có khả năng tích chứa, hội tụ
mật độ và dung lượng biểu tượng phong phú, đồ sộ hơn tất cả các ngành nghệ thuật
khác. Không một tác phẩm văn học nào thiếu biểu tượng, bởi biểu tượng chính là
phương thức, phương tiện phản ánh, khám phá chiếm lĩnh đời sống. Sự giàu có, chiều
sâu, bề dày, sức khái quát của biểu tượng là phẩm chất và sức mạnh của thế giới nghệ
thuật văn chương. Biểu tượng làm nên vẻ đẹp về hình thức nghệ thuật, giá trị nội
dung tư tưởng của tác phẩm, sức mạnh của văn chương trong dòng chảy cuộc đời.
* Giải mã biểu tượng chính là con đường chiếm lĩnh tác phẩm văn học
Việc giải mã các biểu tượng với những năng lượng dồn nén của nó là con
đường tất yếu để chiếm lĩnh các tác giá trị của tác phẩm văn học về các phương diện
như: tư tưởng, tình cảm, quan niệm của nhà văn…
Khi khám phá một tác phẩm văn học, nếu không nắm bắt được thế giới hình
tượng được tác giả xây dựng, sáng tạo, đặc biệt là những biểu tượng quan trọng, cốt
yếu, ta sẽ không thể đi đến tầng bậc tiếp theo và tận cùng trong chiều sâu ý nghĩa
của văn bản, ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Nhà thơ Chế Lan Viên từng đúc kết rất
thú vị về con đường giải mã biểu tượng để tiếp nhận tác phẩm văn chương qua bài
thơ nhỏ Mình và ta:


19


“Mình là ta đấy thôi ! Ta lại gửi cho mình
Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy
Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy
Gửi viên đá con mình dựng lại lên thành”
Kết tinh hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật trao tay
bạn đọc chỉ còn là tro sau một quá trình lửa cháy, viên đá con hứa hẹn sẽ làm nên
một thành trì. Vì vậy, muốn hiểu tác giả, tác phẩm, người đọc phải nỗ lực tìm kiếm
thổi bung lên ngọn lửa ẩn giấu trong đám tro tàn ấy.
Tính hàm súc, đa nghĩa là đặc trưng, bản chất của hình tượng văn học. Biểu
tượng như tảng băng trôi (Hê- min- guê) khiến tác phẩm văn học chỉ một phần nổi
mà có tới bẩy phần chìm. Chính cấu túc mở, cấu trúc mời gọi ấy đòi hỏi người đọc
tất yếu phải giải mã được biểu tượng mới có thể tiếp nhận thành công tác phẩm.
1.1.2.3. Vài nét về biểu tưởng trong văn học Việt Nam
Trong văn học Việt Nam, biểu tượng được sử dụng như một thủ pháp nghệ
thuật phổ biến và hết sức độc đáo. Trong văn học dân gian, biểu tượng được thể hiện
trong sự biến hóa dạng lưỡng thể nửa người – nửa vật, mang dấu vết thời hoang dã,
nguyên sơ của thần thoại, hoặc dạng người hóa vật, vật hóa người (hòn vọng phu,
trầu cau,…) mang dấu tích thần thoại trong cổ tích. Nghệ sĩ dân gian thường lấy
những hình ảnh gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày như con cò, con bống, tấm
lụa đào, nụ tầm xuân… để diễn tả thế giới tâm hồn phong phú của người lao động,
diễn tả tư tưởng, tình cảm của con người. Trong ca dao cổ, nói đến “con cò” là người
ta liên tưởng đến hình ảnh người nông dân hiền hậu chất phác, đặc biệt là hình ảnh
biểu tượng cho thân phận người phụ nữ lao động xưa - đó là hình ảnh người đàn bà
lam lũ vất vả. Ví dụ:
“Cái cò lăn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”

Trong văn học trung đại, các nhà văn, nhà thơ đã sáng tạo và tích lũy được
một hệ thống biểu tượng hết sức phong phú, đa dạng.

20


×