Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tư tưởng của trần nhân tông về con người và giá trị của nó trong xây dựng con người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

HOÀNG THỊ TRANG

TƯ TƯỞNG CỦA TRẦN NHÂN TÔNG VỀ CON NGƯỜI
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG XÂY DỰNG
CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

HOÀNG THỊ TRANG

TƯ TƯỞNG CỦA TRẦN NHÂN TÔNG VỀ CON NGƯỜI
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG XÂY DỰNG
CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH PHAN XUÂN SƠN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ triết học với đề tài: “Tư tưởng
của Trần Nhân Tông về con người và những giá trị của nó trong xây dựng
con người Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của GS. TSKH Phan Xuân Sơn.
Các số liệu, trích dẫn và tài liệu tham khảm trong luận văn là hoàn toàn
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Hoàng Thị Trang


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm,
các thầy giáo, cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến GS. TSKH Phan
Xuân Sơn, người đã tận tâm, nhiệt tình hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn cho em
trong quá trình thực hiện luận văn. Xin kính chúc thầy và gia đình luôn luôn
mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè - những người đã
quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất và luôn động viên tôi trong quá trình học tập
và hoàn thiện luận văn.

Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Hoàng Thị Trang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 6

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......................................................... 6
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 7
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 7
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7
8. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 7
9. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 8

10. Những đóng góp mới của luận văn ........................................................ 8
Chương 1: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VIỆT NAM
THỜI KỲ NHÀ TRẦN VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
TRIẾT HỌC TRẦN NHÂN TÔNG .................................................. 9

1.1. Khái quát đặc điểm điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội thời kỳ
nhà Trần .................................................................................................... 9

1.2. Những tiền đề hình thành nên tư tưởng của Trần Nhân Tông ......... 14
1.2.1. Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và tư tưởng của “Tam
giáo” với việc hình thành tư tưởng triết học Trần Nhân Tông ...... 14
1.2.2. Tư tưởng triết học Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ tiền đề lý luận trực tiếp hình thành nên tư tưởng triết học Trần
Nhân Tông ...................................................................................... 33


Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ CON NGƯỜI TRONG TƯ
TƯỞNG CỦA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ
TRONG XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY........... 42

2.1. Bản thể luận về con người ..................................................................... 42
2.1.1. Về nguồn gốc, bản chất, sứ mệnh con người ................................ 42
2.1.2. Quan niệm của Trần Nhân Tông về vấn đề đạo đức, trí tuệ,
giải thoát ....................................................................................... 48
2.2. Tư tưởng của trần nhân tông về tâm tính của con người và
Phật tính của Phật giáo......................................................................... 50
2.2.1. Quan niệm tâm chính là Phật (“tức tâm tức Phật”) ...................... 50
2.2.2. Học thuyết vô niệm ....................................................................... 56
2.2.3. Tinh thần nhập thế tích cực ........................................................... 58
2.3. Tư tưởng về con người chính trị của Trần Nhân Tông ...................... 61
2.3.1. Quan niệm về chính trị của Trần Nhân Tông ............................... 61
2.3.2. Quan niệm về con người trong chính trị của Trần Nhân Tông ........ 66
2.3.3. Tư tưởng về sứ mệnh của con người với Tổ Quốc của Trần
Nhân Tông .................................................................................... 69
2.4. Những giá trị của tư tưởng về con người của Trần Nhân Tông
trong việc xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay......................... 74
2.4.1. Yêu cầu của việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới ........ 74
2.4.2. Vận dụng những giá trị tư tưởng về con người của Trần
Nhân Tông vào việc xây dựng hệ giá trị con người Việt

Nam hiện nay................................................................................ 78
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 91


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vương triều Trần rực rỡ để lại những giá trị đặc biệt có ý nghĩa to lớn
đối với sự phát triển của đất nước: Một triều đại vừa sinh Phật, vừa sinh
Thánh. Cả Phật và Thánh nhà Trần cho đến tận ngày hôm nay, sau gần một
thiên niên kỷ bão táp, vẫn giữ một vị trí sừng sững trong tâm thức dân tộc.
Cùng với thời gian, những tư tưởng của vị Hoàng đế thứ 3 của triều đại
nhà Trần - Trần Nhân Tông để lại càng có giá trị với tầm vóc vượt thời gian.
Ngay từ thế kỷ 13, trí tuệ và tư tưởng Trần Nhân Tông đã đạt tới đỉnh cao,
đặc biệt là vấn đề về vấn đề con người. Trần Nhân Tông là ông vua minh triết
trong lãnh đạo, dũng cảm, kiên quyết trong đánh giặc và ân tình trong việc trị
dân, trị nước, và sâu sắc trong tu hành. Với tình thương và tâm từ bi rộng lớn,
tấm lòng yêu nước và thương dân kết hợp với khuynh hướng chính trị nhạy
bén của Trần Nhân Tông, người đã tiếp tục biên khảo bộ Hình Luật, chú trọng
nhiều hơn đến quyền con người dưới thời ông trị vì. Hội nghị Diên Hồng Và
hội nghị Bình Than dưới sự dẫn dắt của Trần Thánh tông và Trần Nhân tông
đã nói lên điều đó. Đối diện với vận mệnh của đất nước đang lâm nguy trước
giặc ngoại xâm, ông đã kêu gọi tiếng nói và sự đồng lòng của vua tôi, quần
thần và nhân dân trong việc bảo vệ đất nước. Hành động đó đã thể hiện rõ chủ
quyền của mỗi công dân và quyền con người rất được tôn trọng.
Những tác phẩm của Trần Nhân Tông mang ý nghĩa sâu sắc về tư
tưởng con người trước hết phải kể tới “Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca” - chủ
yếu bàn về thân - tâm, vốn là những thứ chủ yếu gây nghiệp chướng cho đời

sống con người, là cội nguồn nảy sinh dục vọng để khiến con người tự trở
thành nô lệ và tội đồ của chính mình, tự ngăn trở và làm lạc hướng trong việc
tạo tác nguồn tâm vô nhiễm - trong trẻo và ngay lành. Đó mới thực sự là hình
ảnh tốt đẹp của con người ở mọi thời đại.


2

Trần Nhân Tông để lại phần tâm cốt nhất của tư tưởng và tình cảm lớn,
góp phần vào sự nghiệp giáo hóa con người, nhằm ổn định nhân tâm, khai mở
nội lực (cả nhận thức lẫn hành động) và mạnh bền thế nước dài lâu. Bởi chính
trong lúc đang ở cõi tu, Trần Nhân Tông vẫn chủ động dấn thân chăm lo mở
cõi - bằng việc làm “vô tiền khoáng hậu” là quyết định gả con gái duy nhất
của mình cho vua Chiêm, đổi lấy hai châu Ô - Lý. Đây chính là mảnh đất đầy
vị thế về địa lý - chính trị - quân sự và kinh tế - văn hóa, đặc biệt là thế mạnh
gần như độc tôn về phát triển công nghệ vi sinh thế kỷ 21 và còn mãi về sau.
Tóm lại, khi nhắc đến tư tưởng của Trần Nhân Tông, người ta không
quên tư tưởng nổi bật về con người của Trần Nhân Tông đó là bài học phát
huy nội lực con người ở thời đại của ông, là cao nền giáo hóa con dân theo
cách thiện, giúp họ hoàn thiện quá trình tự nhận thức để giữ được tâm trong
và trí sáng, biết bình tâm trước mọi diễn biến của đời sống, đạt độ an nhiên tự
tại, ít bị vướng bận vào hệ lụy thường tình như tham, sân, si, nhất là những
mặc cảm áp chế thân phận và cá tính. Trên cơ sở đó mà thăng hoa hết mình cả
tâm hồn và trí tuệ để có thể sáng tạo và dâng hiến cho đất nước.
Và chính Trần Nhân Tông - cả khi chỉ huy đánh giặc lẫn khi xây dựng
hòa bình đều đã thể hiện rõ sức mạnh tự thân ấy. Nó lan truyền sang tướng sĩ
và thần dân, thôi thúc ở họ lòng tự tin, tính nhân hậu, ham học hiểu, với khao
khát hòa ái và lịch duyệt, biết thiện nhẫn và làm tròn bổn phận trên tinh thần
tự cường và tự tôn dân tộc.
Cho nên, tư tưởng Trần Nhân Tông - trong đó, lớn nhất và cao sâu nhất

là bài học khai phóng nội lực con người - trước hết không phải là những giá
trị tôn giáo, mà là giá trị dân tộc, thuộc về bản sắc cao quý, cần và theo suốt
hành trình dân nước dài lâu. Nếu không thấy, nhất lại là không thực hành lấy
cho nghiêm thì đó quyết không phải lỗi ở tiền nhân kỳ bí, mà chính là ở hậu


3

thế nhạt nhòa - ví như cuối đời Trần, khi vương triều suy vi, Trần Nghệ Tông
đã phải thốt lên:
Tự hận nhi tôn tham bão noãn
Bất tùy xung mật báo thâm ân.
Dịch thơ:
Tự hận cháu con tham lợi lộc
Không theo nghĩa lớn báo ơn dày.
Đó là sự treo giá của những bài học lịch sử sâu xa và cội rễ. Nghiên
cứu về tư tưởng con người của Trần Nhân Tông giúp chúng ta am hiểu về con
người Việt Nam thời kỳ trước, lấy đó làm chuẩn mực cho sự tiếp nối và phát
huy truyền thống dân tộc, xây dựng đất nước ngày một văn minh. Nhất là
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay
chúng ta vẫn đang xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam sao cho phù hợp
với sự phát triển tiến lên của dân tộc. Vấn đề này được Đảng và nhà nước hết
sức chú trọng, đặc biệt trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII vừa qua,
Đảng ta đã chỉ rõ: “phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí
tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”. Và tư
tưởng của Trần Nhân Tông là một trong những yếu tố tham chiếu cho việc
phát huy nhân tố con người, vì vậy cần nghiên cứu và làm rõ tư tưởng của
Trần Nhân Tông.
Ngày nay, chúng ta coi con người là mục tiêu, là động lực của sự phát

triển, tức là coi con người là mục tiêu sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng
xã hội, phát triển đất nước. Vấn đề con người là một đề tài lớn trong triết học,
nó không chỉ có ý nghĩa trong việc xây dựng nền văn hóa của một đất nước, mà
còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của một quốc gia, một dân tộc. Ở
Việt Nam cũng vậy, trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước do Đảng


4

lãnh đạo và nhân dân tiến hành, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, đặc biệt là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,
chúng ta còn có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là xây dựng hệ giá trị chuẩn
mực của con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, là “Xây dựng môi trường
văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện để xây dựng con người Việt Nam đẹp về nhân
cách, đạo đức, tâm hồn; cao về trí tuệ, năng lực, kỹ năng sáng tạo; khỏe về thể
chất; nâng cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng, tuân
thủ pháp luật”. Điều này có nghĩa là muốn phát triển đất nước thì không thể
tách rời phát triển con người. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị
văn hóa con người là điều cần thiết, trên cơ sở đó phát huy sức mạnh dân tộc
trong thời đại ngày nay. Vì vậy tôi đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ triết học: Tư
tưởng của Trần Nhân Tông về con người và những giá trị của nó trong xây
dựng con người Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Sự nghiệp, cuộc đời và tư tưởng triết học về con người của Trần Nhân
Tông được nhiều thế hệ nghiên cứu về nhiều mặt khác nhau, qua các chủ đề
phong phú. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến cuộc đời và sự
nghiệp của Trần Nhân Tông. Trong đó, các hướng nghiên cứu được chia ra làm
3 nhóm chính:
Đầu tiên là những công trình nghiên cứu về Trần Nhân Tông trên
phương diện tư tưởng, văn hóa và tôn giáo, trong đó có: Việt Nam Phật giáo

sử luận của Nguyễn Lang, Nxb. Văn Học, Hà Nội, xuất bản năm 2000; Phật
giáo Việt Nam từ khởi nguyên năm 1968; Thiền uyển tập anh, Nxb. Văn học,
Hà Nội, 1993; Thơ văn Lý - Trần do Viện văn học Hà Nội biên soạn; Tư
tưởng Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, xuất bản năm 1999; Lịch sử Phật giáo Việt Nam, của Thích Minh Tuệ,
Thành hội Phật giáo Tp. Hòa Chí Minh, xuất bản năm 1993; Tam tổ thực lục,


5

Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, xuất bản năm 1995 (Thích Phước Sơn
dịch và chú giải); Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam (3 tập) của Lê Mạnh
Thát, Nxb, Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2002; Thiền học Việt Nam của
Nguyễn Năng Thức, Nxb. Lá Bối, Sài Gòn, 1966; Tư tưởng Phật giáo Việt
Nam của Nguyễn Duy Hinh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm
1999; Hầu hết các công trình trên đều đã trình bày và phân tích tương đối cụ
thể, sâu sắc tư tưởng của Trần Nhân Tông giúp ta thấy rõ được vị trí, vai trò
của Trần Nhân Tông trong lịch sử tư tưởng Việt Nam
Thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu về Trần Nhân Tông trên
phương diện lịch sử. Trong lĩnh vực này, phải kể đến những tác phẩm tiêu biểu
sau: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII của Hà
Văn Tấn - Phạm Thị Tâm, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975; Đại cương
lịch sử Việt Nam, do Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ
biên, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, xuất bản năm 2005; Tác phẩm Đại Việt sử ký
toàn thư, tập 2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998; tác phẩm Tìm hiểu xã hội
Việt Nam thời Lý - Trần, của Viện Sử học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất
bản năm 1980 và tác phẩm Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ
XIX đến Cách mạng Tháng Tám (3 tập), của Trần Văn Giàu, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996; Các công trình khoa học trên đã phân tích và trình bày
một cách sâu sắc điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội …cũng như những tiền

đề lý luận hình thành nên tư tưởng của triết học Trần Nhân Tông như tư tưởng
chính trị xã hội thời Lý - Trần, hình thái kinh tế xã hội thời Lý - Trần, thể chế
chính trị và kết cấu đẳng cấp thời Lý, Nho giáo và các yếu tố Phật, Nho, Đạo
được tiếp thu và phát triển như thế nào ở Việt Nam dưới thời Trần Nhân
Tông,… bên cạnh đó các công tình trên cũng đã nghiên cứu một cách rõ nét về
cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Trần Nhân Tông gắn liền với các biến cố,


6

diễn biến lịch sử ở Việt Nam giai đoạn XIII - XIV giúp người đọc có cái nhìn
khái quát về Trần Nhân Tông.
Thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu về Trần Nhân Tông dưới góc
độ tư tưởng triết học, như các tác phẩm: Đại cương lịch sử tư tưởng triết học
Việt Nam, tập 1, do Nguyễn Hùng Hậu chủ biên, Nxb. Đại học quốc gia, Hà
Nội, xuất bản năm 2002; Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, do Nguyễn Tài
Thư chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, xuất bản năm 1993; Đại cương triết học
Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV của Nguyễn Hùng Hậu,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 2002; Tư tưởng Việt Nam thời
Lý - Trần, do Doãn Chính - Trương Văn Chung chủ biên, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, xuất bản năm 2008; Trần Nhân Tông toàn tập của Lê Mạnh Thát,
Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2000; Thiền sư Việt Nam của Thích Thanh
Từ, Nxb. Thành phố Hòa Chí Minh, 1995…các công trình kể trên chủ yếu đi
vào tập trung nghiên cứu vấn đề bản thể luận, nhận thức luận và triết lý nhân
sinh của Trần Nhân Tông gắn liền với lịch sử tư tưởng Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ tư tưởng của Trần Nhân Tông về con người.
Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra những giá trị tham chiếu cho việc xây
dựng hệ giá trị con người ở Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Tư tưởng của Trần Nhân Tông.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng về con người của Trần Nhân Tông và việc xây dựng con
người ở Việt Nam hiện nay.


7

5. Giả thuyết khoa học
Có tư tưởng về con người trong tư tưởng của Trần Nhân Tông, tư
tưởng đó phản ánh được tư duy của người Việt truyền thống, tư duy của phái
Thiền Tông Trúc Lâm và cá nhân Trân Nhân Tông về con người nói chung và
con người Việt Nam nói riêng.
Tư tưởng Trần Nhân Tông về con người có giá trị khoa học có thể tham
chiếu để xây dựng hệ giá trị của con người Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu mà luận văn đã đề ra, cần phải thực
hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, làm rõ những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và những tiền
đề tư tưởng cho sự cho sự hình thành tư tưởng về con người của Trần Nhân Tông.
Thứ hai, làm rõ những nội dung chủ yếu trong tư tưởng về con người
của Trần Nhân Tông.
Thứ ba, làm rõ những giá trị tham chiếu của tư tưởng của Trần Nhân
Tông về con người đối với việc xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Thời gian: cuộc đời Trần Nhân Tông.

Các tác phẩm của Trần Nhân Tông và các công trình nghiên cứu về
Trần Nhân Tông.
8. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận văn sử dụng các phương pháp lịch sử, logic,
phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, văn bản học, điền dã…


8

9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được chia làm 2 chương, 6 tiết.
10. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần hệ thống hóa, khái quát hóa tư tưởng của Trần
Nhân Tông về con người.
Cung cấp phương pháp luận để vận dụng tư tưởng của Trần Nhân Tông
trong việc xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.


9

Chương 1
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VIỆT NAM
THỜI KỲ NHÀ TRẦN VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
TRIẾT HỌC TRẦN NHÂN TÔNG
1.1. Khái quát đặc điểm điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội thời kỳ
nhà Trần
Để nghiên cứu tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông trước tiên chúng

ta cần tìm hiểu điều kiện lịch sử xã hội và những tiền đề lý luận hình thành tư
tưởng triết học của ông. Giống như C.Mác đã nói “Các triết gia không mọc
lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình,
mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong tư tưởng
triết học” [16, tr.156].
Từ cuối thế kỷ XII khi nhà Lý ngày càng suy yếu, triều đình lục đục, vua
quan ngày đêm chỉ lo ăn chơi sa đọa không màng đến đời sống của người dân
cực khổ, khó khăn, sản xuất đình trệ, mất mùa đói kém xảy ra liên miên, nhân
dân khắp nơi cùng nhau nổi lên chống lại triều đình, xã hội ngày càng loạn lạc,
các thế lực trong nước mất đoàn kết, đánh giết lẫn nhau…Không lâu sau đó,
tháng 12 năm Ất Dậu (1226) công chúa Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho
chồng là Trần Cảnh, nhà Lý nhường ngai vàng cho nhà Trần, nhà Trần được
thành lập từ đó.
Về tổ chức hành chính và bộ máy quan lại, thời Trần tổ chức hành
chính và bộ máy quan lại nhìn chung hoàn thiện hơn so với thời Lý. Sau khi
giành được chính quyền, nhà Trần đã phân chia lại Đại Việt thành 12 lộ thay
vì 24 lộ như ở thời Lý. Bộ máy hành chính được củng cố theo hướng tăng tính
tập quyền quan liêu. Các quan được cấp lương bổng theo ngạch, bậc; cứ 10
năm thăng tước một cấp, 15 thăng tước một bậc.


10

Về quốc phòng an ninh, Nhà Trần một mặt, nhanh chóng ổn định tình
hình chính trị, xã hội, xây dựng chính quyền mới; mặt khác, tổ chức lại quân
đội, củng cố quốc phòng. Quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các
lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua. Ở các làng
xã, có hương binh. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu.
Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách "ngụ binh ư nông" và
theo chủ trương : "Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh

thần đoàn kết trong quân đội. Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và
luyện tập võ nghệ thường xuyên. Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân
đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía bắc. Vua Trần
thường đi tuần tra việc phòng bị ở các nơi này.
Về pháp luật, Năm 1230, Trần Thái Tông ban hành bộ Quốc triều hình
luật.Cơ quan pháp luật nhà Trần được tăng cường hoàn thiện hơn.Trong triều
có thẩm hình viện chuyên xét xử việc hình ngục. Cuối thế kỷ 13, nhà Trần lập
ra Viện đăng văn kiểm pháp, lấy các đại thần phụ trách.
Việc tuyển chọn các quan làm chức vụ này có tiêu chuẩn thanh liêm,
thẳng thắn.
Các tầng lớp đại quý tộc như Vua và hoàng gia được pháp luật bảo hộ
đặc biệt, xã hội còn chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Phật Giáo, chú trọng đến
việc bảo vệ sản xuất nông nghiệp, ban hành các luật về đất đai, chuyển
nhượng vật nuôi trong nông nghiệp như trâu bò, coi việc xây dựng, bảo về đê
điều là việc làm của toàn nhà nước và nhân dân.
Về ngoại giao, Dưới triều Trần các vua đã tiến hành ngoại giao kiên
quyết và cứng rắn để bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Sau chiến thắng quân
Mông Cổ lần 1 (1258), công việc ngoại giao được tiến hành qua những biện
pháp làm sáng tỏ uy lực của mình:


11

+ Cử sứ bộ là tướng vừa thắng Mông Cổ sang chầu.
+ Vua Trần từ chối không sang chầu. Từ chối không kê khai số dân,
quân dịch, cống nạp.
+ Chống việc đòi ta theo nghi lễ Mông Cổ.
- Trong hai lần kháng chiến chống quân Nguyên sau đó (1285 và 1288),
nhà Trần đã thi hành chính sách ngoại giao vừa kiên quyết vừa mềm dẻo để
kiềm chân quân xâm lược Nguyên Mông, nêu cao chính nghĩa của nhân dân ta.

- Sau chiến thắng, triều Trần tiếp tục đấu tranh ngoại giao làm tan rã ý
chí xâm lược của kẻ thù, vừa tố cáo tội ác xâm lược, chỉ trả nhà Nguyên
những tù binh ít nguy hiểm đối với đất nước.
- Triều Trần đã lợi dụng lúc địch gặp khó khăn, lúng túng, vận dụng
sách lược ngoại giao uyển chuyển, linh hoạt “khi cương, khi nhu” vì vậy địch
phải chấp nhận hòa hoãn, thậm chí cam kết không xâm phạm lãnh thổ và danh
dự nước ta.
- Biết dựa vào sức mạnh đoàn kết của dân tộc và chính nghĩa, tìm hiểu
kỹ về âm mưu của kẻ địch, linh hoạt trong việc áp dụng các chính sách ngoại
giao. Khi thì kìm chân địch bằng ngoại giao, lúc tiến công ngoại giao tiếp
theo chiến thắng quân sự để làm lung lay tiến tới làm tan rã ý chí xâm lược
của địch như sau lần thắng Nguyên - Mông lần thứ ba.
Nền kinh tế đất nước thời nhà Trần, về mặt nông nghiệp: để tránh nạn
ngập lụt, vua Trần Thái Tông sai đắp đê hai bên bờ sông và cử quan đặc trách
trông coi việc đê gọi là hà đê sứ. Mỗi năm sau vụ mùa, triều đình còn ra lệnh
cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào, giúp đỡ dân chúng. Triều đình cũng cho
phép các vương, hầu có quyền chiêu tập những người nghèo khó, lưu lạc đi
khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng nương. Về mặt thuế má: Có 2
loại thuế là thuế thân và thuế điền. Thuế thân được đóng bằng tiền và ít nhiều


12

tùy theo số ruộng có. Ai có dưới một mẫu ruộng thì được miễn thuế. Thuế
điền thì đóng bằng thóc. Ngoài ra còn có thuế trầu cau, rau quả, tôm cá v.v.
Về mặt tiền tệ, để tiện việc tiêu dùng - vàng, bạc được đúc thành phân, lượng
và có hiệu của nhà vua.
Nhìn chung, lịch sử phát triển của đất nước ở triều Trần có thể chia ba
thời kỳ: thời thứ nhất từ Thái Tông đến Nhân Tông là thời xây dựng và chống
Mông - Nguyên, thời thứ hai từ Anh Tông đến Hiến Tông (có thượng hoàng

Minh Tông) là thời kế tục, thời thứ ba từ Dụ Tông (sau khi thượng hoàng
Minh Tông mất) tới khi kết thúc là thời suy tàn.
Các vua Trần thời hậu kỳ, kể cả Minh Tông, đều không biết chiêu mộ
nhân tài; lực lượng quan lại đều kém tài. Nếu thế hệ trước thắng MôngNguyên khổng lồ một cách oai hùng bao nhiêu thì đời con cháu phải chạy trốn
một Chiêm Thành nhỏ bé, từng núp bóng mình trong chiến tranh chống
Mông-Nguyên xưa kia, một cách thảm hại bấy nhiêu. Tới lúc bị Chiêm Thành
xâm lấn, không hề có một gương mặt nào của dòng họ Trần đứng ra chống
được giặc mà phải dựa vào một tướng ngoài hoàng tộc (Trần Khát Chân vốn
mang họ Lê). Nếu trong tông thất nhà Trần thời kỳ sau có những nhân tài như
giai đoạn đầu thì dù Quý Ly có manh tâm cũng không thể tính chuyện cướp
ngôi. Nhà Trần trượt dốc từ Trần Dụ Tông, sau sự kiện Dương Nhật Lễ và cái
chết của Duệ Tông đã không gượng dậy được nữa. Đó chính là thời cơ cho
Hồ Quý Ly làm việc chuyên quyền và chiếm lấy ngôi nhà Trần.
Dù sao, nhà Trần vẫn là một trong những triều đại nổi bật nhất trong
lịch sử Việt Nam. Trang sử về nhà Trần trong sử sách nằm trong số những
trang sáng nhất và để lại nhiều bài học cho đời sau.
Về văn hóa nghệ thuật, nhà Trần đã đào tạo được khá nhiều học giả nổi
tiếng như Lê Văn Hưu soạn bộ Đại Việt Sử Ký và đây cũng là sách bộ sử đầu
tiên của Việt Nam. Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng là một ông trạng rất mực thanh


13

liêm, đức độ và có tài ứng đối đã làm cho vua quan nhà Nguyên phải kính
phục. Chu Văn An là một bậc cao hiền nêu gương thanh khiết, một thầy giáo
mẫu mực, tiêu biếu cho tính cương trực. Các vua Thái Tông, Thánh Tông,
Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông đều là những người giỏi văn chương và có
soạn “Ngự tập” và danh tướng Trần Quốc Tuấn có làm những tác phẩm giá trị
như Hịch tướng sĩ.
Hàn Thuyên tức Nguyễn Thuyên có công làm thơ bằng chữ Nôm và đặt

ra luật thơ Nôm. Vì thế đã có nhiều học giả, văn nhân đã theo gương của Hàn
Thuyên mà làm những bài thơ Nôm rất giá trị. ĐVSKTT chép: “Bấy giờ (năm
1282) có cá sấu đến sông Lô. Vua sai hình bộ thượng thư Nguyễn Thuyên làm
bài văn ném xuống sông, cá sấu bỏ đi. Vua cho việc này giống như việc của
Hàn Dũ, bèn ban gọi là Hàn Thuyên. Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc ngữ.
Thơ phú nước ta dùng nhiều quốc ngữ, thực bắt đầu từ đấy” [14, tr.301].
Nghệ thuật điêu khắc thời Trần được đánh giá là có bước tiến bộ, tinh xảo
hơn so với thời Lý, trong đó có một số phù điêu khắc hình nhạc công biểu diễn
mang phong cách Chiêm Thành. Cách trang trí hoa dựa trên nghệ thuật dân dụng.
Âm nhạc Đại Việt thời Trần chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, Chiêm Thành và
Trung Quốc . Một số nhạc công bị bắt từ Chiêm Thành và Trung Quốc trong các
cuộc chiến đã truyền nghề ca hát cho dân Đại Việt, càng ngày càng phổ biến.
Về giáo dục, Đời nhà Trần, văn học rất được mở mang, Nho học cũng
phát triển hơn so với thời Lý.
Ngoài Quốc Tử Giám có tại kinh đô từ đời nhà Lý, nhà Trần cho lập
thêm Quốc Học Viện để giảng Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tại các lộ cũng cho mở
trường học để dạy cho dân chúng.
Trước kia dưới triều nhà Lý, có mở những khoa thi tam trường để lấy cử
nhân, nhưng các khoa thi chỉ được mở ra khi nào triều đình cần người tài giỏi ra


14

giúp nước chứ chưa có mở định kỳ. Năm 1232, vua Trần Thái Tông cho mở
khoa thi thái học sinh để lấy tiến sĩ theo định kỳ cứ 7 năm thì có một kỳ thi. Năm
1247, nhà vua lại cho đặt ra khảo thi tam khôi để lấy trạng nguyên, bảng nhãn và
thám hoa. Lê Văn Hưu là người đầu tiên đậu bảng nhãn.
Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã tổ chức 14 khoa thi (10 khoa chính
thức và 4 khoa phụ), lấy 283 người đỗ . Có 2 khoa thi 1256 và 1266 lấy 2
trạng nguyên là Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên nên tổng số có 12

người đỗ đầu trong các kỳ thi.
Về tôn giáo, vào đầu đời nhà Trần Phật giáo còn thịnh. Các nhà vua
đều sùng đạo cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng để phụng thờ khắp nơi.
Vua Nhân Tông còn sai sứ sang Trung Hoa để thỉnh kinh về truyền bá
đạo Phật, và ông chính là ông tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm. Nhưng
cuối đời Trần, Phật giáo bị pha thêm các hình thức mê tín bùa chú cho nên
ngày càng suy vi. Về Lão giáo thì cũng được nhân dân ngưỡng mộ. Do đó,
nhà Trần cũng cho mở những khảo thi tam giáo như đời nhà Lý.
1.2. Những tiền đề hình thành nên tư tưởng của Trần Nhân Tông
1.2.1. Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và tư tưởng của “Tam
giáo” với việc hình thành tư tưởng triết học Trần Nhân Tông
Những tiền đề hình thành nên tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông
không thể thoát ly khỏi những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà
ngược lại, nó phải được xây dựng trên nền tảng những giá trị văn hóa truyền
thống, đặc biệt là những giá trị văn hóa tinh thần mà cha ông ta đã dày công
vun đắp và gìn giữ suốt hàng nghìn năm qua.
Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống là những giá trị tốt đẹp tiêu
biểu cho một nền văn hóa, tạo nên bản sắc văn hóa của một dân tộc, phân biệt
và làm nổi bật sự có mặt của dân tộc ấy trên trường quốc tế, được chắt lọc,


15

được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong suốt chiều dài phát triển
của lịch sử. Các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống đó kết tinh lại trong
quan niệm, tư tưởng, triết lý, trong đạo đức và cách thức ứng xử, phản ánh
diện mạo tinh thần, tâm hồn và tình cảm của cả một quốc gia, một dân tộc, có
trong các sản phẩm vật thể và phi vật thể của văn hóa. Nó bao gồm những giá
trị cốt lõi sau:
Thứ nhất, lòng yêu nước, ý chí độc lập tự cường dân tộc. Lòng yêu

nước không phải là giá trị tinh thần riêng có của dân tộc Việt Nam. Theo
Lênin: “chủ nghĩa yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất đã được
củng cố qua hàng trăm hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập” [15,
tr.226]. Tuy nhiên, trong bảng các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của
dân tộc ta thì chủ nghĩa yêu nước luôn được xếp ở vị trí đầu tiên. Nó trở thành
“tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị” là “động lực tình cảm lớn
nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống các
giá trị đạo đức của dân tộc ta” [1].
Yêu nước là tình cảm thiêng liêng của nhân dân ta từ khi khai sinh đất
nước cho đến ngày hôm nay. Lòng yêu nước có nguồn gốc sâu xa từ ý thức
đoàn kết trong cộng đồng, đến gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc.
Yêu nước được biểu hiện ở khát vọng hòa bình và hành động luôn đặt lợi ích
của của nhân dân lên trên hết, là chăm lo xây dựng quê hương đất nước, sẵn
sàng chiến đấu để chống ách đô hộ và kẻ thù xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh
thổ quốc gia, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, lưu truyền, kế thừa
và phát triển bản sắc dân tộc từ thế hệ này qua thế hệ khác. Từ những tình
cảm giản dị và gần gũi đối với người thân trong gia đình, dần dần phát triển
thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và cao hơn hết là lòng yêu
nước, tự hào dân tộc.


16

Lòng yêu nước ở Việt Nam bắt nguồn và phát triển trong lịch sử
dựng nước và giữ nước trải qua hàng ngàn năm với những thử thách cam
go, ác liệt của thù trong, giặc ngoài. Nó được “thai nghén” và “lớn lên”
trong hoàn cảnh rất đặc thù của dân tộc là luôn luôn trong tinh thần sẵn
sàng phải chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm. Ít có quốc gia, dân tộc
nào mà thời kỳ chống giặc ngoại xâm còn dài hơn cả thời bình xây dựng
độc lập. Vượt qua sự thay đổi, thử thách của lịch sử, tình thần yêu nước

vẫn được thể hiện rõ nét qua các sự kiện lịch sử nhất định. Lòng yêu nước
không chỉ được thể hiện ở tình cảm đơn thuần của con người mà trở thành
triết lý, thành phương châm phát triển của toàn dân tộc, mà cho đến ngày
nay, cả thế giới vẫn biết đến Việt Nam với tư cách một dân tộc yêu chuộng
hòa bình. Lòng yêu nước không chỉ là một giá trị cụ thể mà cao hơn nó trở
thành một triết lý nền tảng cho sự ra đời của những triết lý mới, mang đậm
giá trị nhân văn như tình yêu thương con người, tình yêu hòa bình, là cơ sở
của chủ nghĩa anh hùng, tinh thần đoàn kết, đức tính cần cù, chịu khó, lối
sống lành mạnh, lạc quan, yêu đời của nhân dân Việt Nam, làm nên cốt
cách Việt Nam.
Thứ hai, tinh thần đoàn kết thể hiện trong ý thức của người dân, rộng
hơn mỗi người dân hình thành nên một cộng đồng, một dân tộc. Tinh thần
đoàn kết được hình thành và phát triển bắt nguồn từ tinh thần yêu nước. Bởi
chính trong hoàn cảnh luôn phải đổi mặt với thiên tai, địch họa, với nỗi lo
giặc ngoại xâm từ thế hệ này đến thế hệ khác, kẻ thù lúc nào cũng lớn mạnh
hơn nên đòi hỏi toàn dân ta phải đồng sức, đồng lòng cùng nhau vượt qua khó
khăn để làm nên chiến thắng. Bởi vì trong thử thách đầy cam go, khắc nghiệt
ấy chỉ có đoàn kết một lòng nhân dân ta mới có sức mạnh để bảo vệ dân tộc,
phát triển sản xuất. Chính vì thế mà ngày cả trong những câu ca dao, tục ngữ
cha ông ta để lại, tinh thần đoàn kết ấy vẫn còn được thể hiện một cách rõ
ràng, sâu sắc. Ví dụ như:


17

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Hay:
“Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”

Tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta đánh thắng
mọi thế lực ngoại xâm. Lịch sử dân tộc đã chứng mình cho thấy rằng bất cứ
khi nào chúng ta không có được tinh thần đồng sức, đồng lòng, đoàn kết toàn
dân, trong nội bộ đất nước có sự chia rẽ thì sức mạnh đất nước bị suy yếu, kẻ
thù dễ dàng giành được chiến thắng, đất nước lâm vào cảnh mất nhà tan. Còn
khi nào nhân dân ta trên dưới đoàn kết đồng sức, một lòng thì cho dù kẻ thù
có hùng mạnh, có được trang bị hiện đại đến đâu cũng bị nhân dân ta ngăn
chặn ý định, bước tiến xâm lược và chiếm đoạt đất nước. Lịch sử đã ghi nhận
những trang lịch sử oai hùng và vẻ vang của vua tôi nhà Trần khi đồng sức,
đồng lòng chống quân Nguyên Mông, của cả dân tộc ta chống Thực dân Pháp,
Đế quốc Mỹ sừng sỏ, với những vũ khí hiện đại, tối tân nhất đương thời. Lịch
sử đã thể hiện rõ tư tưởng của cha ông ta từ xa xưa, rằng với một dân tộc
không mạnh về quân sự, vù khí hiện đại hay vị thế trên trường quốc tế thì chỉ
có duy nhất tinh thần đoàn kết mới có thể làm nên sức mạnh để chiến thắng
trước mọi kẻ thù có ý định xâm lăng.
Thứ ba lòng nhân ái, khoan dung, hiếu học, khát vọng hòa bình, yêu
hòa bình, lòng nhân ái cũng là một giá trị văn hóa tinh thần truyền thống rất
nổi bật của dân tộc ta. Nhân ái nghĩa là tình yêu thương giữa con người với
con người trước hết là trong gia đình, rộng hơn là trong tập thể, rồi mới đến
quốc gia, dân tộc. Lòng nhân ái được nảy nở và phát triển trong nhân dân ta
chính trong cuộc sống lam lũ, khó khăn hàng ngày. Được lưu truyền dưới sự
dạy dỗ của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau. Trong suốt chiều dài lịch sử hàng


18

nghìn năm dưới ách thống trị của bọn phong kiến, đời sống nhân dân chìm
trong tối tăm, khổ cực. Chính sách đô hộ, nô dịch của bọn Đế quốc thống trị
nước ngoài, cùng với sự bóc lột dưới nhiều hình thức của bọn địa chủ tay sai
trong nước cùng với sự khắc nghiệt của thiên tai là bão lụt, hạn hán, mất mùa,

dịch bệnh… đè nặng lên đôi vai của người dân lao động nước ta. Họ cảm
thương cho chính số phận của mình và thương những người có cùng cảnh
ngộ, cùng nỗi khổ với mình. Trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn ấy, chính
tình yêu thương giữa con người với con người mới giúp nhân dân ta đứng lên
vượt qua hoàn cảnh. Vì vậy, lòng yêu thương con người “lá lành đùm lá
rách”, “nhường cơm sẻ áo” từ lâu đã trở thành lối sinh hoạt, cách ứng xử, văn
hóa của con người Việt Nam, nó là tác nhân chi phối tất cả những mối quan
hệ trong xã hội. Khi xuất hiện tư tưởng của tam giáo thì quan niệm “từ bi” của
Phật giáo và “nhân” của Nho giáo có ảnh hưởng nhất định đến tinh thần yêu
thương con người ở mỗi cá nhân.
Tình yêu thương con người của người Việt Nam thấm đượm trong các
mối quan hệ từ gia đình, làng xóm đến cộng đồng xã hội. Trong gia đình, từ
khi sinh ra đến khi lớn lên, con cái luôn được sống trong sự lo toan, đùm bọc,
dạy dỗ của cha mẹ, bố mẹ có trách nhiệm lo cho con cái khi còn nhỏ, còn con
cái phải biết vâng lời, chăm sóc bố mẹ khi về già. Với anh chị em, mỗi đứa trẻ
khi đến trưởng ngày từ những bài học đầu tiên đã được giáo dục về sự yêu
thương, giúp đỡ lần nhau trong cuộc sống “anh em như thể chân tay”, “chị
ngã, em nâng”… Trong quan hệ làng xóm thì “tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán
anh em xa, mua láng giềng gần”, “chín bỏ làm mười”. Những mỗi quan hệ gia
đình, làng xóm ấy mở rộng ra thành mối quan hệ của một quốc gia, dân tộc,
nếu gia đình, làng xóm yên ấm, thì quốc gia, dân tộc cũng là một nhà .
Lòng yêu thương con người truyền thống của dân tộc ta còn sản sinh ra
những giá trị đạo đức mới, bao hàm cả lòng khoan dung, vị tha với những kẻ


19

lầm đường lạc lối, biết lấy công chuộc tội, trở về với chính nghĩa, “mở đường
hiếu sinh” với kẻ thù một khi chúng thất bại.
Khi trở thành giá trị truyền thống của dân tộc ta, lòng yêu thương con

người còn là cơ sở của tinh thần yêu chuộng hòa bình và tình hữu nghị với các
dân tộc khác của nhân dân ta trong suốt chiều dài lịch sử. Trong lịch sử dựng
nước và giữa nước, đất nước ta bao giờ cũng giữ tình hòa khí với các nước
khác, cố gắng giải quyết các mẫu thuận dựa trên phương diện hòa bình, tránh
xảy ra xung đột cho dù nguyên nhân là từ phía kẻ thù bên ngoài. Bởi lẽ chúng
ta ý thức rõ ràng được những mất mát không thể tránh khỏi trong chiến tranh,
dù thua hay thắng thì người dân vô tội đều phải đổ máu, đối với một dân tộc
mà truyền thống nhân ái có bề dày lịch sử cùng với sự ra đời của đất nước thì
đó là điều không mong muốn và chúng ta luôn cố gắng để điều đó không xảy
ra. Trên con đường phát triển đất nước cho đến ngày hôm nay, Đảng và nhà
nước ta vẫn đang tiếp nối tinh thần yêu thương con người trong việc thực hiện
đường lối đối ngoại “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng
đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
Thứ tư là truyền thống hiếu học, tinh thần hiếu học ấy thể hiện trước
tiên qua tình thần tôn sư trọng đạo, qua bao đời nay từ thời kỳ sơ khai dựng
nước cho đến ngày hôm nay, những chứng nhân lịch sử vật thể và phi vật thể
đã rõ ràng thể hiện tinh thần ấy như Văn miếu Quốc tử giám, đền thờ Chu
Văn An, những người thầy tiêu biểu cho nên giáo dục đất nước vẫn luôn được
vinh danh trong những dịp quan trọng giống như những lời tri ân của thế hệ
sau đối với thế hệ đi trước...tiếp đó là sự chịu đựng hi sinh gian khổ, khắc
phục khó khăn vươn lên nắm bắt tri thức của thời đại, phục vụ cuộc sống của
bản thân, gia đình, đất nước của mỗi công dân Việt Nam. Và trong sử sách
vẫn còn lưu danh những tấm gương vượt lên nghèo khó, vươn lên trong học
tập để trở thành những con người có ích cho xã hội như người học trò nghèo


×