Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ ĐÔNG PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.14 KB, 46 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ ĐÔNG PHƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM THỊ NGÂN
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN BÍCH NHI
MSSV: 71206101
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Khóa: 16

TP HCM, THÁNG 04 NĂM 2016
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin dành trang viết trang trọng này để gửi lời cảm ơn đến những người mà nếu
không có họ, tôi sẽ không thể hoàn thành được bài báo cáo này.


Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Tiến sĩ Phạm Thị Ngân, người
Giảng viên đã tận tình hướng dẫn tôi, người đã dẫn dắt tôi đi đúng định hướng và
hoàn thiện, viết nên những dòng báo cáo này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tập thể giảng viên Khoa Quản trị Kinh Doanh,
Khoa Tài Chính ngân hàng, Khoa Công nghệ thông tin, những người đã cho tôi kiến
thức và sự tự tin để thực hiện kỳ thực tập của mình, thành công và thắng lợi.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những cá nhân đã góp phần tạo nên hình ảnh tốt đẹp
về Trường Đại học Tôn Đức Thắng, ngôi trường mà tôi có thể tự tin giới thiệu với


bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Tập thể Cán bộ Công nhân viên Công ty Cổ phần Dầu
khí Đông Phương. Đặc biệt là các anh chị trực thuộc phòng Kinh doanh Xuất Nhập
khẩu, những người đã toàn tâm toàn ý giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt hai tháng
thực tập và học hỏi tại công ty.
Và người cuối cùng tôi xin cảm ơn đó chính là Người đang đọc bài báo cáo này,
điều này làm cho bài báo cáo này trở nên ý nghĩa hơn.
“Nhân vô thập toàn”, tôi không thể không mắc phải những sai lầm nhỏ, từ sự non
kém về kinh nghiệm, từ sự hạn chế về kiến thức chuyên môn, từ một sinh viên vừa
mới hoàn thành phần “học”, tôi đã được tạo điều kiện để cọ xát thực tế, để thực hiện
phần “hành”. Và trong báo cáo này, nếu tôi có mắc phải những sai sót, tôi rất mong
nhận được sự lượng thứ, cũng như phản hồi từ Quý Thầy Cô, Quý Công ty, để tôi
có thể hoàn thiện tốt hơn sau này!
Xin trân trọng kính chào,
TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực tập

Nguyễn Bích Nhi


MỤC LỤC

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

9.
10.

ORIENT OIL: Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phương
CHXD: Cửa hàng xăng dầu
L/C: Letter of Credit – Thư tín dụng
B/L: Bill of Lading – Vận đơn
BCT: Bộ chứng từ
OPEC: Organization of the Petroleum Exporting Countries - Tổ chức các
nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới
Phòng KDXNK: Phòng Kinh doanh Xuất Nhập khẩu
C/I: Commercial Invoice
C/O: Certificate of Origin
TKXD: Tổng kho xăng dầu


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2013
Bảng 1.2: Công tác bán hàng của Công ty trong năm 2013
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2014
Bảng 1.4: Công tác bán hàng của Công ty trong năm 2014
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2015
Bảng 1.6: Công tác bán hàng của Công ty trong năm 2015



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

1. Hình 1.1: Cơ cấu lao động phân theo giới tính tại Công ty Cổ phần Dầu khí

Đông Phương thời điểm cuối năm 2015.
2. Hình 1.2: Cơ cấu lao động phân theo trình độ tại Công ty Cổ phần Dầu khí

Đông Phương thời điểm cuối năm 2015.
3. Hình 2.1: Màn hình đăng nhập vào phần mềm ECUS5 VNACCS 5.0
4. Hình 2.2: Màn hình điền vào “thông tin chung” trong khai báo Hải quan điện

tử (1)
5. Hình 2.3: Màn hình điền vào “thông tin chung” trong khai báo Hải quan điện
tử (2)


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

1. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phương.
2. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ các bên liên quan trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu

bằng đường biển tại Công ty.
3. Sơ đồ 2.2: Lưu đồ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty.


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, việc phát triển của nền kinh tế trong nước và hội nhập
quốc tế đã làm cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng sôi động. Nghiệp

vụ giao nhận ngày càng chứng minh vai trò to lớn của mình.
Là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực
hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (Shipper) đến nơi nhận hàng
(Consignee). Từ lâu, nghiệp vụ giao nhận hàng hóa đã đóng vai trò to lớn đối với
doanh nghiệp nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Nhất là trong xu thế thế
giới phẳng như hiện nay, giao nhận tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông nhanh
chóng giữa các nơi, an toàn và tiết kiệm, làm giảm giá thành hàng hoá xuất nhập
khẩu. Có thể thấy, giao nhận chính là một nhân tố phải có trong hoạt động xuất
nhập khẩu, giao lưu hàng hóa giữa các nước, các doanh nghiệp, nhờ có giao nhận,
tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế nhờ đó trở nên hưng thịnh hơn.
Tại Việt Nam, thống kê đã cho thấy rằng khoảng 70% nguồn cung xăng dầu tiêu thụ
trong nước là nhập khẩu, đó là một con số khá lớn và ấn tượng. Và những doanh
nghiệp được cấp phép xuất nhập khẩu mặt hàng này là rất ít. Điều này cho thấy sự
đòi hỏi khắt khe về tiêu chí cấp phép của Bộ Công Thương. Là một trong những
đơn vị gia nhập sau, Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phương được thành lập vào
cuối năm 2010 nhưng chỉ chưa đầy 3 năm đã có được giấy phép xuất nhập khẩu,
chứng minh sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty.
Với mục đích tăng cường tính thực tiễn về kiến thức mà bản thân được tích lũy tại
trường học, chuẩn bị sẵn sàng hành trang nghề nghiệp sau tốt nghiệp, tôi may mắn
có khoảng thời gian được thực tập và học hỏi tại Công ty. Tiếp theo đây, tôi xin
trình bày đề tài “Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
tại Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phương”. Đề tài gồm ba chương, chương 1 là
Giới thiệu tổng quan về Công ty, chương 2 đi sâu vào phân tích quy trình giao nhận
hàng nhập khẩu bẳng đường biển, và chương cuối cùng dựa trên quy trình, nhận xét
đã phân tích, nêu ra những kiến nghị và đề xuất giúp hoàn thiện, hiệu quả hơn quy
trình giao nhận hàng.

7



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1.
Tổng quan
- Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phương (ORIENT OIL) được thành lập vào

-

-

cuối năm 2010 với chức năng đầu tư xây dựng Nhà máy Pha chế xăng dầu, Kho
trung chuyển, Hệ thống Cửa hàng và kinh doanh các sản phẩm xăng dầu tại Khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long với sứ mệnh: Kinh doanh hiệu quả, đồng thời
thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước là đảm bảo an ninh năng lượng;
Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo môi trường làm việc tốt
nhất cho người lao động; Hoàn thiện hệ thống quản trị nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới; Không ngừng nâng cao giá
trị doanh nghiệp nhằm mang lại giá trị tối đa cho các Cổ đông đầu tư vào Công
ty; Quan tâm phát triển lợi ích cộng đồng và xã hội.
Tên doanh nghiệp:
• Tên công ty bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ ĐÔNG
PHƯƠNG
• Tên công ty bằng tiếng Anh: ORIENT OIL AND GAS JOINT STOCK
COMPANY
• Tên công ty viết tắt: ORIENT OIL
Giấy phép kinh doanh số: 0310529019
Logo:

Trụ sở Công ty: Khu công nghiệp Hưng Phú 2A, Phường Phú Thứ, Quận Cái
Răng, Thành Phố Cần Thơ.
- Điện thoại liên lạc: (0710) 3917 609

- Email:
- Website: orientoil.com.vn
1.2.
Lịch sử hình thành và phát triển
- Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phương được thành lập vào ngày 20/12/2010
với vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng.
-

8


- Tháng 04/2011 Công ty được cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư cho Dự án: Nhà máy
Pha chế Xăng dầu Đông Phương.
- Công ty thành viên - Công ty TNHH MTV Đông Phương Tây Đô được thành
lập vào ngày 29/07/2011, chuyên kinh doanh nội địa các sản phẩm xăng dầu và
quản lý hệ thống Cửa hàng tại Khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy được thành lập ngày 15/2/2012,
thực hiện việc quản lý, giám sát toàn bộ quá trình xây dựng và lắp đặt hoàn thiện
Nhà máy (tiền thân của Ban Quản lý Nhà máy hiện nay).
- Chi nhánh Công ty tại TP. Cần Thơ được thành lập ngày 27/03/2012, chuyên
kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm hóa chất trong lĩnh vực xăng dầu.
- Ngày 09/05/2013 Công ty được Bộ Công Thương cấp phép Kinh doanh Xuất
khẩu, Nhập khẩu Xăng dầu.
- Ngày 28/11/2013, Nhà máy chính thức đi vào hoạt động sản xuất với chức năng
sản xuất thành phẩm là xăng 92, dầu DO, Naphtha, LPG.
- Tháng 08/2015, Nhà máy Đông Phương đi vào bảo trì bảo dưỡng sau gần 2 năm
hoạt động.
- 16/12/2015, Hội đồng quản trị thông qua Nghị quyết tăng vốn điều lệ Công ty
Cổ phần Dầu khí Đông Phương từ 200 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng.
1.3.

Ngành nghề và địa bàn kinh doanh
1.3.1. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế;
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên;
- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan;
- Bán buôn kim loại và quặng kim loại (trừ bán buôn vàng và kim loại quý khác);
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác;
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (trừ dịch vụ giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu hoặc đại lý làm thủ tục Hải quan);
- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa;
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
- Chi tiết: Bằng xe tải thông thường;
- Sản xuất hóa chất cơ bản;
- Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ;
- Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu (trừ tư vấn tài chính,
kế toán kiểm toán, pháp luật);
- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu;
- Chi tiết: Bán buôn hóa chất (trừ hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, hóa chất có
tính độc hại mạnh);
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác;
- Xây dựng nhà các loại.
1.3.2. Địa bàn kinh doanh

9


Các tỉnh thành khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long bao gồm: Cần Thơ, Hậu
Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ,…và các tỉnh Đông Nam Bộ,
trong đó gồm các khách hàng là công ty phân phối xăng dầu, những đại lý thuộc
hệ thống trực tiếp của công ty và hệ thống các cửa hàng xăng dầu bán lẻ đang

được mở rộng.
1.3.3. Cơ sở vật chất
Tính đến thời điểm cuối năm 2015, hiện Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phương
có tổng Tài sản cố định tương đương: 303.609.789.211 đồng. Trong đó:
- 1 Nhà máy sản xuất xăng dầu và thành phẩm tương tự tại Cần Thơ.
- 13 CHXD tại các tỉnh ĐBSCL góp vốn cùng Petro Mekong đồng sở hữu.

10


1.3.4. Cơ cấu tổ chức
1.3.4.1. Sơ đồ tổ chức Công ty

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phương
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng
Hành
Phòng Kỹ thuật
Phòng
- Công
Kinh
nghệ
doanh XuấtPhòng

NhậpTài
khẩu
chính - Kế toán Phòng Kế hoạch
-Đầu
tư chính – Nhân sự

BANĐÔ
QUẢN LÝ NHÀ MÁY PHA CHẾ XĂNG DẦU VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
CÔNG TY TNHH MTV ĐÔNG PHƯƠNG TÂY

Phòng Kế toánPhòng Phòng
TMTT Hành chính -Nhân sự

Phòng Kinh doanh
Phòng Kế toán

11


Phân tích chức năng các bộ phận, phòng ban
Đại hội đồng cổ đông:
Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của
Công ty. Có các quyền và nhiệm vụ chính sau:
• Thông qua định hướng phát triển của Công ty;
• Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần hiện lưu hành;
• Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban
kiểm soát;
• Thông qua Báo cáo tài chính hàng năm.
Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định,

thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại
hội đồng cổ đông. Có các quyền và nhiệm vụ chính sau:
• Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh
hàng năm của Công ty;
• Quyết định các mặt liên quan đến việc chào bán cổ phần và huy động vốn;
• Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp
đồng, giám sát, chỉ đạo đối với Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng
khác.
• Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, thành lập công ty
con, chi nhánh, văn phòng đại diện cũng như việc góp vốn, mua lại các
doanh nghiệp khác.
• Chủ tịch Hội đồng quản trị là người tổ chức việc thông qua quyết định của
Hội đồng quản trị.
Ban tổng giám đốc:
Đứng đầu là Tổng giám đốc. Là người điều hành công việc kinh doanh hằng
ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ
được giao. Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ chính sau:
• Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của
Công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
• Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty;
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ
các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT;
• Tuyển dụng, quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động
trong công ty.
Ban kiểm soát:
Là đơn vị có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá công
tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc theo đúng
1.3.4.2.


-

-

-

-

12


-

-

-

các qui định trong Điều lệ Công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội
đồng Cổ đông. Có các quyền và nhiệm vụ chính:
• Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán,
thống kê và lập báo cáo tài chính.
• Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ
của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại
hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
• Là bộ phận làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực vì lợi
ích của Cổ đông và vì lợi ích của Người lao động trong Công ty.
Phòng Kỹ thuật – Công nghệ:
Có chức năng tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Công
ty trong lĩnh vực quản lý hoạt động khoa học kỹ thuật – công nghệ, công tác đầu

tư chiều sâu đổi mới công nghệ và công tác an toàn bảo hộ lao động, phòng
chống cháy nổ, phòng chống lụt bão trên toàn Công ty.
Quản lý việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc gia TCVN ISO 9001:2008 hoặc hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành
dầu khí theo tiêu chuẩn ISO/TS 29001:2010 và lưu giữ hồ sơ chất lượng theo
quy định.
Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến
độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn Công ty;
Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh trong toàn Công ty.
Phòng Kinh doanh Xuất Nhập khẩu:
Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong việc thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu
xăng dầu theo kế hoạch.
Nghiên cứu tình hình về cung cầu, giá cả các sản phẩm xăng dầu trên thị trường
trong và ngoài nước để xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh xuất nhập
khẩu xăng dầu.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xác lập và thống
nhất áp dụng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật của các loại hình sản xuất
kinh doanh trong toàn Công ty;
Thống nhất quản lý và cung ứng vật tư, thiết bị chính cho nhu cầu về hoạt động
xây lắp, kinh doanh và dịch vụ của Công ty.
Phòng Tài chính – Kế Toán:
Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán - thống kê; Quản lý tài
chính, tài sản theo Pháp lệnh của Nhà nước, Điều lệ và quy chế tài chính của
Công ty;

13


Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công

ty theo kế hoạch; Bảo toàn và phát triển vốn của Công ty và các cổ đông.
- Phòng Kế hoạch - Đầu tư:
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn đảm bảo sự phát triển bền vững của Công ty theo chức năng nhiệm vụ
của Công ty.
Xây dựng Kế hoạch tiền lương và thực hiện các thủ tục thanh toán tiền lương,
tiền công, chế độ bảo hiểm và các chế độ khác cho các đơn vị, phòng ban trong
Công ty.
Xây dựng chiến lược phát triển và phối hợp các đơn vị, phòng ban thực hiện
hiệu quả.
- Phòng Hành chính – Nhân sự:
Lập và triển khai các kế hoạch tuyển dụng nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực của
các bộ phận về yêu cầu tuyển dụng nhân viên.
Xây dựng và thực hiện quy trình tuyển dụng như quảng cáo, thu nhận hồ sơ, thi
và phỏng vấn, khám sức khoẻ và thương lượng với ứng viên. Đảm bảo tuyển
dụng và xây dựng, phát triển đội ngũ CBCNV theo yêu cầu, chiến lược của
Công ty.
Đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong Công ty thực hiện đúng chức năng
nhiệm vụ đạt hiệu quả trong công việc.
- Công ty Cổ phần Dầu Khí Đông Phương Tây Đô:
Là công ty con trực thuộc Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phương, có nhiệm vụ
phân phối và bao tiêu các sản phẩm được chế xuất từ Nhà máy pha chế xăng dầu
và là cầu nối với các CHXD trong khu vực.
- Ban Quản lý Nhà máy pha chế Xăng Dầu:
Có nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động sản xuất, giám sát chất lượng sản
phẩm dịch vụ của Nhà máy. Vai trò là nguồn cung cho hoạt động kinh doanh
buôn bán xăng dầu của Công ty.
- Văn phòng đại diện Công ty tại TP Hồ Chí Minh:
Giữ vai trò cầu nối giữa Công ty với khách hàng và đối tác tại địa bàn. Nhiệm
vụ tìm kiếm đối tác cũng như mở rộng phạm vi hoạt động của Công ty.

1.3.5. Tình hình nhân sự
1.3.5.1. Tình hình lao động
• Tính đến thời điểm 31/12/2015, lao động ước tính toàn toàn công ty: 109 người,
trong đó:
- Văn phòng: 33 người ( 19 nam; 12 nữ)
- Nhà máy: 76 người (72 nam; 04 nữ)

14


Hình 1.1: Cơ cấu lao động phân theo giới tính tại Công ty cổ phần Dầu khí
Đông Phương thời điểm cuối năm 2015
Hơn 80% lao động của Orient Oil là nam giới, trong đó tập trung vào các lĩnh vực
vận hành, bảo dưỡng sửa chữa, phù hợp đặc trưng ngành.
- Trình độ:
• ĐH, trên ĐH: 73 người
• Cao đẳng: 09 người
• Trung cấp: 19 người
• Lao động phổ thông: 08 người
Hình 1.2: Cơ cấu lao động phân theo trình độ tại Công ty cổ phần Dầu khí
Đông Phương thời điểm cuối năm 2015
Lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm tỷ trọng 67%, tập trung trong nhóm
lao động quản lý cấp cao và cấp trung, nhóm chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật và
nhóm nhân viên tại văn phòng. Với nguồn lực lao động chất lượng cao, đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp xăng dầu, là tài sản quý báu đối với
ORIENT OIL, tạo thêm thế và lực cho ORIENT OIL, là nhân tố then chốt giúp
ORIENT OIL đạt kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.4.
Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Mặt hàng xăng dầu chịu tác động mạnh bởi nhiều nhân tố, từ các rủi ro trong nước

và thế giới do đây là mặt hàng nhập khẩu đến 70%, đồng thời là mặt hàng an ninh
năng lượng, có ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2013
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

ĐVT: đồng

KHOẢN MỤC
Doanh thu bán hàng
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay

Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
(Lỗ)/Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lỗ khác

Năm 2013
323 305 374 984
525 506 086
322 779 868 898
312 842 298 735
9 937 570 163
1 340 367 183
10 702 757 111
7 241 419 665
749 629 812
9 600 221 794
-9 774 671 371
203 356 464
- 203 356 464

15


14
Tổng (lỗ)/lợi nhuận trước thuế
-9 978 027 835
15
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

16
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
17
(Lỗ)/lợi nhuận sau thuế
-9 978 027 835
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2013
(Nguồn: Tài liệu nội bộ - Báo cáo tài chính năm 2013 – Công ty Cổ phần Dầu khí
Đông Phương)
• Nhận xét:
Tình hình chung:
- Năm 2013, kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, tốc độ lạm phát cả năm là 6,04%, đặc
biệt chính sách tiền tệ, tỷ giá, vàng đã được kiểm soát, lãi suất giảm đã tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và cũng
là tiền đề để Chính phủ vận hành khá đầy đủ Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh
doanh xăng dầu. Đồng thời, Nhà nước thực hiện hàng loạt chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp như: gia hạn nộp thuế, giảm thuế đất, tiền thuê đất, thuế thu nhập
doanh nghiệp... và đẩy mạnh đầu tư công để kích thích nền kinh tế phát triển.
- Mặc dù là năm nền kinh tế trong nước đã có chuyển biến tích cực so với năm
2012, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn khó khăn tìm đầu ra, nhu cầu xăng dầu
giảm do các doanh nghiệp tìm nguồn năng lượng thay thế để tiết kiệm chi phí.
Tăng trưởng kinh tế thế giới không cao, nhiều nước không đạt mục tiêu tăng
trường kinh tế đặt ra, khu vực Eurozone vẫn tiếp tục khó khăn. Vì vậy ảnh
hưởng của kinh tế thế giới cùng với các khó khăn của doanh nghiệp Việt nam
dẫn đến nhu cầu tiêu dùng xăng dầu không gia tăng.
Tại Công ty:
- Ban lãnh đạo Công ty mặc dù mới thành lập không lâu nhưng đã chủ động nhìn
nhận, đánh giá được những trở ngại từ tình hình chung, cùng người lao động
quyết liệt trong quản lý, điều hành, càng nhiệt tình, sáng tạo trong sản xuất, kinh
doanh để giảm thiểu những tác động xấu của trở ngại, tận dụng những cơ hội tốt,
phát huy các thế mạnh để không chỉ tăng trưởng mà còn phát triển bền vững.

- Tính đến thời điểm cuối năm 2013, Công ty đã đi vào hoạt động được 1 năm,
mặc dù doanh thu tương đối lớn (323 305 374 984 đồng) đánh dấu sự thành
công và nỗ lực bước đầu, tuy nhiên còn tồn tại trở ngại về chi phí giá vốn cũng
như chi phí tài chính do đầu tư cơ sở vật chất ban đầu dẫn đến khoản lỗ cuối
niên độ.
- Về công tác bán hàng, trong năm 2013:
Nguồn

Sản phẩm

ĐVT

Mua

Dầu Do 0,25%S (nhập khẩu)

Lít 15

Sản lượng
bán
2.979.669

Thành tiền
(VNĐ)
57.596.390.882

16


Mogas83

Lít 15
1.358.799 27.499.129.646
ngoài
Xăng Mogas 92 (nhập khẩu) Lít 15
8.487.390 176.174.861.432
Tổng mua ngoài
12.825.858 261.270.381.960
Dầu DO sản xuất
Lít 15
37.841
631.651.358
Khí hóa lỏng (LPG)
Kg
330.249
9.848.036.807
Tự sản
Xăng Mogas 92 pha chế
Lít 15
1.942.832 39.889.272.929
xuất
Naptha Ron Cao (Ron 88-90) Lít 15
698.886 11.666.031.930
Tổng sản xuất
3.009.808 62.034.993.024
TỔNG CỘNG
15.835.666 323.305.374.984
Bảng 1.2: Công tác bán hàng của Công ty trong năm 2013
Nhận thấy, tổng sản lượng bán ra với nguồn từ Nhà máy Đông Phương tự sản xuất
là chưa đến 20% so với sản lượng hàng mua từ bên ngoài về (bao gồm hàng mua
nhập khẩu và hàng mua trong nước). Đó là do đến tháng 05/2013, Công ty được Bộ

Công Thương cấp phép nhập khẩu xăng dầu và ngày 28/11/2013, Nhà máy chính
thức đi vào hoạt động sản xuất nên hoạt động chủ yếu năm 2013 của ORIENT OIL
là mua xăng dầu từ các đơn vị sản xuất, nhập khẩu trong nước, bán lẻ cho các
CHXD, đại lý liên kết.
1.4.2.

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2014
KHOẢN MỤC
Doanh thu bán hàng
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng
Giá vốn hàng bán

(Lỗ)/Lợi nhuận gộp về bán hàng
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
(Lỗ)/Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lỗ khác
Tổng (lỗ)/lợi nhuận trước thuế
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Năm 2014
1598 134 927 195
81 832 189 897
1516 302 737 298
1494 270 640 099
22 032 097 199
1 755 948 472
32 499 034 325
27 909 718 417
9 098 797 392
14 474 182 449
-32 283 968 495
3 929 304 901
1 329 962 039

2 599 342 862
-29 684 625 633
-

17


hoãn lại
17
(Lỗ)/lợi nhuận sau thuế
-29 684 625 633
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2014
(Nguồn: Tài liệu nội bộ - Báo cáo tài chính năm 2014 – Công ty Cổ phần Dầu khí
Đông Phương)
• Nhận xét:
Tình hình chung:
- Thị trường xăng dầu thế giới trong năm 2014 diễn biến phức tạp, giá xăng dầu
trên thị trường thế giới liên tục tăng giảm bất thường, đặc biệt là vào 6 tháng
cuối năm 2014, thị trường thế giới đã ghi nhận sự giảm giá xăng dầu không
phanh với giá dầu thô giảm liên tục phá mốc dưới 80 usd/thùng, 60 usd/thùng và
tiếp tục xuống thấp dưới mốc 50 usd/thùng. Nguyên nhân do tình hình hình căng
thẳng địa chính trị giữa các quốc gia sản xuất dầu mỏ và căng thẳng giữa Nga
với Mỹ và Châu Âu, đồng thời các nước trong khối OPEC không thực hiện giảm
sản lượng khai thác để giữ giá dầu.
- Trước những diễn biến bất thường với giá dầu thô giảm sâu trên thị trường xăng
dầu thế giới đã làm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường xăng dầu trong nước và
ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu
xăng dầu.
- Tính vào 9 tháng đầu năm 2014, việc điều hành cơ chế kinh doanh xăng dầu của
Nhà nước khá ổn định, Nhà nước đã có những động thái để ổn định tình hình thị

trường trong nước và điều tiết thị trường trong nước luôn bám sát theo tình hình
thị trường thế giới với việc ban hành nghị định số 83/2014/NĐ-CP điều tiết thị
trường trong nước bám sát theo xu hướng chung của giá xăng dầu thế giới theo
chu kỳ 15 ngày/lần.
- Năm 2014, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong nước được điều chỉnh nhiều
lần trong đó:
• Mặt hàng Xăng có 5 lần tăng với mức tăng là 1430 đồng/lít nhưng có đến 12
lần giảm liên tiếp với tổng mức giảm: 7760 đồng/lít. Mặt hàng xăng RON 92
tính đến ngày 31/12/2014 giảm chỉ còn 17780 đồng/lít, giảm 30% so với thời
điểm giá bán lẻ cao nhất – tháng 7/2014
• Mặt hàng dầu DO có 4 lần tăng với mức tăng là 770 đồng/lít và 19 lần giảm
với tổng mức giảm là 6740 đồng/lít.
-

Về công tác bán hàng, trong năm 2014:
Nguồ
n
Mua

Sản phẩm

ĐVT

Dầu DO 0,25%S (nhập khẩu)

Lít

Sản lượng
bán
17.209.898


Thành tiền
(VNĐ)
319.785.175.995

18


Xăng Mogas 92 (nhập khẩu)
ngoài
Xăng Mogas 92 (nội địa)

15
Lít
15
Lít
15

Tổng mua ngoài
Lít
15
Khí hóa lỏng (LPG)
Kg
Lít
Xăng Mogas 92 pha chế
15
Lít
Xăng Mogas 95 pha chế
15
Lít

Naptha Ron Cao (Ron 88-90)
15
Dầu DO sản xuất

Tự
sản
xuất

3.276.715

69.623.398.529

135.094

2.826.426.714

20.621.707

392.235.001.238

4.533.611

83.924.016.471

5.729.990

123.638.339.488

35.911.964


614.527.021.332

372.575

6.285.448.611

23.015.549

377.525.100.056

Tổng sản xuất

69.563.689

TỔNG CỘNG

90.185.395

1.205.899.925.95
8
1.598.134.927.19
5

Bảng 1.4: Công tác bán hàng của Công ty trong năm 2014
Nhận thấy, tổng sản lượng bán ra với nguồn từ Nhà máy Đông Phương tự sản xuất
là gần 30% so với sản lượng bán từ hàng mua bên ngoài về (bao gồm hàng mua
nhập khẩu và hàng mua trong nước), lớn hơn con số 20% của năm trước 2013. Nếu
tính riêng về sự tăng trưởng về sản lượng bán từ thành phẩm sản xuất tại nhà máy,
thì năm 2014 cho thấy kết quả hoạt động khá cao với sản lượng bán từ sản xuất ra
cao gấp hơn 20 lần so với năm 2013.

Có thể nói, năm 2014 được xem là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với
ORIENT OIL khi bị ảnh hưởng không nhỏ bởi sự sụt giảm của giá dầu. Kết quả lỗ
sau thuế -29 684 625 633 đồng mặc dù doanh thu của năm là: 1598.134.927.195
đồng, tăng 394% so với năm 2013.
1.4.3.

STT
1
2
3
4
5
6

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2015
KHOẢN MỤC
Doanh thu bán hàng
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng
Giá vốn hàng bán
(Lỗ)/Lợi nhuận gộp về bán hàng
Doanh thu hoạt động tài chính

Năm 2015
1.182.888.911.111
62.921.475.606
1.119.967.435.505
1.058.756.859.35
9
61.210.576.146

500.074.404

19


7

Chi phí tài chính
40.720.338.281
Trong đó: Chi phí lãi vay
37.904.657.783
8
Chi phí bán hàng
3.834.363.253
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
13.767.255.917
10
(Lỗ)/Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
3.388.693.099
11
Thu nhập khác
765.659.992
12
Chi phí khác
1.006.027.266
13
Lỗ khác
(240.367.274)
14

Tổng (lỗ)/lợi nhuận trước thuế
3.148.325.825
15
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
16
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
17
Lợi nhuận sau thuế
3.148.325.825
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2015
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015 – Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phương)
• Nhận xét:
Tình hình chung:
- Năm 2015, mặc dù biến động giảm giá xăng dầu trên thị trường thế giới và thị
trường trong nước nhưng là một nhân tố tăng nhu cầu sử dụng xăng dầu trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu của người dân.
Ước tính xăng dầu tiêu thụ trong nước năm 2015 đạt khoảng 17-17,5 triệu
m3/tấn các loại, tăng khoảng 12-15% so với năm 2014.
- Với chu kỳ điều hành giá xăng dầu 15 ngày một lần theo quy định tại Nghị định
số 83/2014/NĐ-CP. Năm 2015 đã có 23 đợt điều hành giá xăng dầu, số lần giảm
giá, mức giảm giá nhiều hơn số lần tăng giá. Trong 23 đợt điều hành giá xăng
dầu trong năm 2015, bên cạnh các lần giữ ổn định giá bằng các công cụ tài chính
thì mặt hàng xăng có 12 lần giảm giá, 6 lần tăng giá; dầu diesel có 13 lần giảm
giá, với tổng mức giảm là 7.017 đồng/lít, 4 lần tăng giá với tổng mức tăng là
1.998 đồng/lít...
- Tính cạnh tranh trên thị trường xăng dầu trong nước năm 2015 tăng mạnh. Cùng
với việc giảm bớt 1, tăng thêm 5 thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu xăng dầu, nâng tổng số thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu
nhập khẩu hiện nay lên con số 23 thì năm 2015 là năm đầu tiêu đánh dấu việc
hình thành các thương nhân phân phối xăng dầu theo quy định tại Nghị định số

83/2014/NĐ-CP.
Tại công ty:
Nguồn
Mua

Sản phẩm
DO 0,05%S

ĐVT
Lít TT

Sản lượng
bán
5 375 740

Thành tiền
(VNĐ)
61 010 336 893

20


DO 0,05%S (Nhập khẩu)
Lít 15
9 949 549
94 120 272 426
Dầu DO 0.25%S mua ngoài Lít TT
8 518
120 825 858
Dầu DO 0,25%S - nhập khẩu Lít 15

26 922
508 371 404
ngoài
Xăng Mogas 92(nhập khẩu) Lít 15
5 462 559
62 860 257 057
Xăng Mogas 92 nội địa
Lít TT
9 524
136 186 268
Naphtha
Lít 15
13 115 744
168 049 530 382
Tổng mua ngoài
33 948 556
386 805 780 289
Dầu DO0.25%S pha chế
Lít 15
9 430 679
118 579 356 806
Khí hóa lỏng (LPG)
Kg
7 537 466
99 753 252 943
Xăng Mogas 92 pha chế
Lít 15
18 767 186
222 344 974 727
Lít 15

256
4 636 738
Tự sản Xăng Mogas 95 pha chế
xuất
NAPSOL-01
Lít 15
22 439 655
150 382 840 028
Naptha Ron Cao (Ron 88-90) Lít 15
19 584 937
203 142 835 968
White Spirit
Lít 15
241 858
1 875 233 612
Tổng sản xuất
78 002 037
796 083 130 822
TỔNG CỘNG
111 950 593 1.182.888.911.111
Bảng 1.6: Công tác bán hàng của Công ty trong năm 2015
Nhận thấy, tổng sản lượng bán ra với nguồn từ Nhà máy Đông Phương sản xuất là
gần 130% so với sản lượng bán hàng mua bên ngoài về (bao gồm hàng mua nhập
khẩu và hàng mua trong nước). Năm 2015 cho thấy kết quả hoạt động cao với sản
lượng sản xuất với nguồn nhà máy tăng hơn 12% so với năm 2014.
Có thể nói, năm 2015 được xem là một năm mà Orient Oil hoạt động khá hiệu quả
với nhiều cận trọng hơn trong các bước đi, bao gồm cả công tác xuất nhập khẩu
xăng dầu. Là năm đánh dấu bước đầu tiên đem lại lợi nhuận cho Công ty với tổng
lợi nhuận sau thuế: 3.148.325.825 đồng.


21


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỰC HIỆN GIAO NHẬN HÀNG
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CP DẦU KHÍ ĐÔNG
PHƯƠNG (ORIENT OIL)
Là một Công ty Dầu khí. Mặt hàng mà ORIENT OIL nhập chủ yếu là xăng dầu và
các nguyên liệu pha chế xăng dầu. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển này được xây dựng dựa trên trải nghiệm thực tế thực tập tại công ty của cá
nhân tôi cùng với nội dung bộ chứng từ hàng nhập khẩu theo hợp đồng: 16-03-051
EXM ký ngày 16/03/2016. Do mặt hàng mà công ty nhập khẩu là xăng dầu nên
được chở bằng tàu chuyến.
2.1.

Sơ đồ các bên liên quan trong quy trình

Carrier
FUJIAN XINHAI
(3)

(4) (6)
(3)
(4) (6)
Fowarder
SK ENERGY

(5)

(9)


(12)

(10)

(11)

(7)
(2)
Seller
(2)
SELECT OIL

Carrier’s Agency
OCEAN STAR

(1)

(8)

Buyer
ORIENT OIL

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ các bên liên quan trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển tại Công ty
(1) Seller SELECT OIL và ORIENT OIL ký hợp đồng mua bán (Sales Contract)
theo điều kiện CFR, Incoterms 2010. Thanh toán bằng L/C.
(2) Seller yêu cầu Fowarder là SK ENERGY cung cấp dịch vụ vận chuyển và giao
nhận hàng hoá.
(3) Forwader liên hệ đặt tàu chuyến với hãng tàu FUJIAN XINHAI.
(4) Carrier gửi Booking Confirmation cho SK ENERGY.

(5) SELECT OIL cho bơm hàng lên tàu.
(6) Carrier xuất bộ B/L cho Fowarder là SK ENERGY.
(7) Forwarder đưa bộ B/L cho SELECT OIL.
(8) Shipper gửi bộ chứng từ gốc (trong đó có B/L) cho ORIENT OIL qua Ngân
hàng, đồng thời gửi bản fax Bộ chứng từ cho ORIENT OIL.

22


(9) Carrier cập nhật lịch tàu cho đại lý là OCEAN STAR tại Việt Nam.
(10) Tại Việt Nam, đại lý Carrier là OCEAN STAR xuất Thông báo tàu đến cho
Buyer (Notify Party) là ORIENT OIL.
(11) ORIENT OIL cầm thông báo tàu đến, bộ chứng từ tạm, giấy phép lên tàu, giấy
giới thiệu công ty lên tàu nhận hàng.
(12) Hãng tàu FUJIAN XINHAI đưa Vận đơn (1 bản Copy Non Negotiable) cho
ORIENT OIL. Hoàn tất nghĩa vụ giao hàng.
2.2.
Lưu đồ quy trình
Sơ đồ 2.2: Lưu đồ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty

23


STT
Bước 1

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

MÔ TẢ


Yêu cầu bảo hiểm

Không
chấp nhận

Bước 2

Chấp nhận hoặc yêu cầu chỉnh sửa

Kiểm tra chứng thư bảo hiểm tạm

Bước 3

Chấp nhận

Thông báo tàu đến của đại lý hãng
tàu.

Sai

Nhận thông báo tàu đến

Thông báo cho Tổng kho, Phương
tiện, các Phòng ban Công ty chuẩn
bị nhận hàng.
Thông báo chuẩn bị phương tiện vận chuyển, kho chứa hàng

Bước 4

Bước 5

Bước 6

Chấp nhận hoặc yêu cầu tu chỉnh bộ
chứng từ.

Nhận bộ chứng từ tạm
Sai

Bước 7
Đúng

Kiểm tra BCT
Bước 8

Đúng

Yêu cầu giám định
Bước 9

Soạn thảo văn bản gửi Bộ
đội biên phòng

Đăng ký kiểm tra chất lượng Nhà nước hàng hóa nhập khẩu

24


(Bước 9)

Bước 10


Đăng ký tờ khai hải quan điện tử

Bước 11

Đóng thuế, nhận kết quả phân luồng

Bước 12
Làm thủ tục tờ khai hải quan tại cơ quan hải quan
Bước 13

Bước 14
Bước 15

Nhận hàng

Nhận bộ chứng từ chính thức

Bước 16

Điều chỉnh bảo hiểm

Bước 17

Bổ sung chứng từ thanh lý
Hải quan

-

C/O

C/I
Điều chỉnh bảo hiểm
Kết quả giám định số lượng

Lưu hồ sơ và báo cáo

2.3.

Phân tích quy trình

25


×