Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.9 KB, 19 trang )

Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1/ Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................1
2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................1
3/ Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................1
4/ Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................1
5/ Giả thiết nghiên cứu..............................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................2
1/ Cơ sở lý thuyết......................................................................................................2
1.1. Thế nào là chủ động............................................................................2
1.2. Việc làm..............................................................................................2
1.3. Đô thị hóa............................................................................................2
2/ Khái quát quận Bình Tân.......................................................................................2
2.1. Vị trí địa lý..........................................................................................3
2.2. Địa hình – địa chất của Quận..............................................................3
2.3. Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực...................................................3
3/ Giả thiết nghiên cứu..............................................................................................4
3.1. Giới tính ảnh hưởng tới tính chủ động của người nông dân trong quá
trình chuyển đổi nghề..........................................................................6
3.2. Trình độ học vấn ảnh hưởng tới tính chủ động của người nông dân
trong quá trình chuyển đổi nghề.........................................................7
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................9

Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
1



Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Mục tiêu nghiên cứu
-

Tìm hiểu được một số yếu tố ảnh hưởng tới tính chủ động của người nông
dân trong quá trình chuyển đổi nghề.

2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi
nghề do đô thị hóa;
- Phạm vi nghiên cứu: Cư dân ven đô tại phường Tân Tạo A, quận Bình Tân,
thành phố Hồ Chí Minh;
- Nguồn số liệu trích từ cuộc khảo sát của Thạc sỹ Đào Quang Bình – Viện
nghiên cứu phát triển bền vững vùng Nam Bộ.
-

3/ Phương pháp nghiên cứu
-

Sử dụng phần mềm SPSS với phương pháp phân tích định tính bằng cách
chạy mô tả các biến bằng lệnh Frequencies, chạy tương quan giữa các biến
bằng lệnh Crosstab…

4/ Câu hỏi nghiên cứu
-

Yếu tố nào ảnh hưởng tới tính chủ động của người nông dân ven đô trong

quá trình chuyển đổi nghề do đô thị hóa?

5/ Giả thiết nghiên cứu
Giới tính ảnh hưởng tới tính chủ động của người nông dân trong quá trình
chuyển đổi nghề;
- Trình độ học vấn ảnh hưởng tới tính chủ động của người nông dân trong quá
trình chuyển đổi nghề.
-

Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
2


Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

PHẦN NỘI DUNG
1/ Cơ sở lý thuyết
1.1.

Thế nào là chủ động?

Theo Từ điển Tiếng Việt, “chủ động” là tự mình quyết định hành động,
không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài.
1.2.

Việc làm

Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia.org), việc làm hay công việc là một

hoạt động được thường xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh toán, thường là nghề
nghiệp của một người. Một người thường bắt đầu một công việc bằng cách trở
thành một nhân viên, người tình nguyện, hoặc bắt đầu việc buôn bán. Thời hạn cho
một công việc có thể nằm trong khoảng từ một giờ (trong trường hợp các công việc
lặt vặt) hoặc cả đời (trong trường hợp của các thẩm phán). Nếu một người được đào
tạo cho một loại công việc nhất định, họ có thể có một nghề nghiệp. Tập hợp hàng
loạt các công việc của một người trong cả cuộc đời là sự nghiệp của họ. Một công
việc phải có điểm đầu và điểm kết thúc, phải có mục tiêu, kết quả, có nguồn lực.
Điều 13, Luật Lao động Việt Nam năm 2007 quy định “Mọi hoạt động lao
động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc
làm”.
1.3.

Đô thị hóa

Đô thị hoá chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau, vì vậy có thể nêu lên khái niệm dưới nhiều góc độ.
Trên quan điểm một vùng, đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển
các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
Trên quan điểm kinh tế quốc dân, đô thị hoá là sự phân bố các yếu tố lực
lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị.

Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
3


Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề


Đô thị hoá là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô
thị. Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì các điều kiện tác động đến đô thị cũng thay đổi
và xã hội sẽ phát triển trong điều kiện mới… đặc biệt là thay đổi cơ cấu dân cư.

Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
4


Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

2/ Khái quát chung về quận Bình Tân
Quận Bình Tân là đô thị mới được thành lập bao gồm 10 phường theo nghị
định 130/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính Phủ, từ Thị trấn An Lạc, xã Bình
Hưng Hoà, xã Bình Trị Đông và xã Tân Tạo của huyện Bình Chánh trước đây.
Trong những năm gần đây tốc độ độ thi hoá diễn ra khá nhanh, có phường hầu như
không còn đất nông nghiệp. Hiện nay, nhiều mặt kinh tế - xã hội của Quận phát
triển nhanh theo hướng đô thị.
2.1.

Vị trí địa lý

-

Phía Bắc: giáp Quận 12, huyện Hóc Môn.

-

Phía Nam: giáp Quận 8, xã Tân Kiên, xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh).


-

Phía Đông: Giáp quận Tân Bình, Quận 6, Quận 8.

-

Phía Tây: giáp xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Lê Minh Xuân (huyện Bình
Chánh).

2.2.
-

Địa hình – địa chất của Quận
Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, được
chia làm hai vùng:
o Vùng 1: Vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3 - 4m, độ

dốc 0 - 4m tập trung ở phường Bình TRị Đông, phường Bình Hưng
Hoà.
o Vùng 2: Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm phường Tân Tạo và

phường An Lạc.
-

Về địa chất quận Bình Tân có 03 loại chính:
o Đất xám nằm ở phía Bắc thuộc các phường Bình Hưng Hoà, Bình Trị

Đông thành phần cơ học là đất pha thịt nhẹ kết cấu rời rạc.
o Đất phù sa thuộc phường Tân Tạo và một phần của phường Tân Tạo


A.
Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
5


Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

o Đất phèn phân bố ở An Lạc và một phần phường Tân Tạo.
o Nhìn chung vị trí địa lý thuận lợi cho hình thành phát triển đô thị mới.

Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
6


Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

o
2.3.

Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực

Dân số quận Bình Tân trung bình năm 2003 là 265.411 người, trong đó nữ
chiếm 52,55% nam chiếm 47,45%. Do tác động của quá trình đô thị hoá, dân số
quận Bình Tân Tăng rất nhanh trong thời gian qua, tốc độ tăng dân số bình quân
năm giai đoạn 1999-2003 là 16,17%.

Mật độ dân cư bình quân năm 2003 là 5.115 người/km2, nơi có mật độ dân
cư đông nhất là phường An Lạc A 16.680 người/km2 và thấp nhất là phường Tân
Tạo 1.592 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các
phường có tốc độ đô thị hoá nhanh như: An Lạc A, Bình Hưng Hoà A, Bình Trị
Đông.
Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó
chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc Hoa chiếm
8,45%, còn lại là các dân tộc Khơme, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, người nước
ngoài… . Tôn giáo có phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo,
Hồi Giáo… trong đó phật giáo chiếm 27,26 % trong tổng số dân có theo đạo.

Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
7


Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

3/ Giả thiết nghiên cứu
Hàng loạt khu công nghịêp, khu đô thị mọc lên như một tất yếu trong quá
trình Đô thị hoá thành phố Hồ Chí Minh. Duy chỉ có điều, người nông dân, hay nói
chính xác hơn là những người có diện tích đất bị thu hồi và giải tỏa đang phải đứng
ngoài quá trình này, thậm chí họ cũng bị rơi vào cảnh bần cùng hoá.
Qua điều tra khảo sát, việc thu hồi đất nông nghiệp và đất ở đã ảnh hưởng
trực tiếp tới đời sống kinh tế, xã hội của nông dân tại phường Tân Tạo A, quận
Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. So với thời gian trước giải tỏa, thu hồi đất, số
người ở nhà làm nội trợ tăng lên đáng kể; và chính vì bị giải tỏa, thu hồi đất nông
nghiệp nên nghề làm nông - nghề chính trước đó của người dân giảm mạnh, các
ngành dịch vụ, buôn bán cũng theo đó mà phát triển.


Việc làm

Số trường
hợp

Tỷ lệ

Nội trợ

9

Học sinh – sinh viên

3

Già, mất sức

5

Hưu, thương binh

6

Buôn bán nhỏ

7

Buôn bán lớn


9

Dịch vụ nhỏ

4

Dịch vụ lớn

1

Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
8

4,5
1,5
2,5
3
3,5
4,5
2
0,5


Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

Thợ có tay nghề

6


Công nhân có tay nghề

6

Công nhân không có tay nghề

3

Làm thuê, làm mướn
Thầu, chủ công ty, doanh
nghiệp
CBNV có nghiệp vụ

23

1,5
11,5

0,5
15
3

Nghề khác

3

Làm nông

96

200

Bảng 01: Việc làm chính năm 1995

Biểu đồ 01: Tỷ lệ việc làm chính năm 2005

Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
9

3

1

CBNV không có nghiệp vụ

Tổng cộng

3

7,5
1,5
1,5
48
100


Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề


Thật khó để phủ nhận những lợi ích lớn lao, lâu dài của việc triển khai các dự
án quy hoạch Đô thị hóa, tuy nhiên quá trình thu hồi đất của nông dân, chuyển đổi
mục đích sử dụng đã làm nảy sinh một số vấn đề xã hội. Một điều có thể thấy rõ ở
đây, đó là việc giải tỏa đất trong quá trình Đô thị hóa đã làm gia tăng tỷ lệ người
dân thất nghiệp và tình trạng mất việc làm, không có việc làm do phần lớn đất đã bị
sử dụng vào mục đích khác. Xét một cách sâu xa hơn nữa, “Nhàn cư vi bất thiện” nếu người dân không có việc làm thì có thể trong khu vực đó và các khu vực lân
cận sẽ gia tăng các tệ nạn như trộm cắp, ma túy, mại dâm…

Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
10


Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

Người nông dân mất đất tìm lối đi mới – Chuyển nghề. Nhưng thật không dễ! Sự
khó khăn trong chuyển nghề, tìm việc làm mới đối với lao động không còn đất là
do vấp phải những rào cản mà trước tiên là trình độ của người lao động. Vậy, do tác
động của Đô thị hóa, tính chủ động trong quá trình chuyển đổi nghề của người
nông dân sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Liệu rằng ngoài yếu tố trình độ
của người lao động thì yếu tố giới có ảnh hưởng tới tính chủ động của người nông
dân trong quá trình chuyển đổi nghề hay không? Những thắc mắc đó sẽ được chứng
minh và làm rõ qua các giải thiết dưới sau đây.

Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
11



Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

3.1.

Giới tính ảnh hưởng tới tính chủ động của người nông dân trong quá
trình chuyển đổi nghề

Biểu đồ 02: Tỷ lệ giới tính trong cuộc khảo sát tại phường Tân Tạo A, quận
Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
12


Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

Mặc dù, tỷ lệ giới tính có sự chênh lệch tương đối cao, vì vậy sự tham gia của mỗi
giới vào các ngành nghề mới cũng có sự chênh lệch, đặc biệt là ở nhóm nội trợ, làm
thuê - làm mướn, làm nông…
Giới tính
Nội dung
Nam
Số trường hợp
Thất nghiệp
Tỷ lệ
Số trường hợp
Nội trợ

Tỷ lệ
Số trường hợp
Già, mất sức
Tỷ lệ
Số trường hợp
Hưu, thương binh
Tỷ lệ
Số trường hợp
Buôn bán nhỏ
Tỷ lệ
Buôn bán lớn
Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
13

Số trường hợp

Nữ
9

1

7,3

1,3

3

24


2,4

31,6

12

15

9,7

19,7

5

4

4,0

5,3

2

3

1,6

3,9

10


8


Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

Tỷ lệ
Số trường hợp
Dịch vụ nhỏ
Tỷ lệ
Số trường hợp
Dịch vụ lớn
Tỷ lệ
Số trường hợp
Thợ có tay nghề
Tỷ lệ
Số trường hợp
Công nhân có tay nghề
Tỷ lệ
Số trường hợp
Làm thuê, làm mướn
Tỷ lệ
Số trường hợp
Thầu, chủ doanh nghiệp, công ty
Tỷ lệ
Cán bộ viên chức có nghiệp vụ

Số trường hợp
Tỷ lệ


Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
14

8,1

10,5

5

0

4,0

,0

14

10

11,3

13,2

6

2

4,8


2,6

1

2

0,8

2,6

20

3

16,1

3,9

2

0

1,6

0

8

1


6,5

1,3


Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

4

1

3,2

1,3

3

1

2,4

1,3

20

1

16,1


1,3

124

76

100

100

Số trường hợp
Cán bộ viên chức không có nghiệp vụ
Tỷ lệ
Số trường hợp
Nghề khác
Tỷ lệ
Số trường hợp
Làm nông
Tỷ lệ
Số trường hợp
Tổng cộng
Tỷ lệ

Bảng 02: Tương quan giữa việc làm chính và giới tính
Qua khảo sát, do sự ảnh hưởng của việc giải tỏa đất đã khiến cho lượng
người làm nội trợ gia tăng đặc biệt ở giới nữ. Nội trợ cũng như thất nghiệp đều
không tạo ra thu nhập, họ chỉ là những người ở nhà để chăm lo công việc nhà. Như
vậy, vấn đề kinh tế gia đình sẽ đè nặng lên đôi vai của những người đàn ông khiến
họ có thể sẽ bị áp lực về tinh thần. Với trách nhiệm trụ cột gia đình, họ sẽ phải lao
vào việc kiếm sống, tìm kiếm và tự tạo công việc cho chính mình để tạo thu nhập

chăm lo cho gia đình.
Vì vậy, có thể nói, trong quá trình chuyển đổi nghề do giải tỏa đất, sự thích
ứng và chủ động của giới nam với môi trường mới là cao hơn so với giới nữ. Nói
cách khác, giới tính có ảnh hưởng tới khả năng tìm kiếm việc làm nếu môi trường
sống có sự thay đổi.
Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
15


Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

3.2.

Trình độ học vấn ảnh hưởng tới tính chủ động của người nông dân trong
quá trình chuyển đổi nghề

Biểu đồ 03: Tỷ lệ học vấn của người dân tại địa phương khảo sát

Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
16


Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

Trình độ học vấn thể hiện một phần kiến thức và khả năng làm việc của người lao
động. Tuy nhiên, thực tế phần lớn lao động mất đất lại chỉ dừng lại ở trình độ tiểu

học, sau đó là cấp 2 và phổ thông. Trong khi đó, đất của người dân bán hoặc giải
tỏa lại được dùng để xây dựng xí nghiệp, cơ sở hạ tầng, đường xá - điều này đồng
nghĩa với việc các khu công nghiệp mới phát triển và nhu cầu tuyển lao động sẽ
tăng cao để phục vụ sản xuất. Các nhà tuyển dụng thường tuyển lao động có tay
nghề trong các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật cao. Vậy có nghĩa là, trình độ hiện tại
của người dân bị mất đất không thỏa mãn được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Nhóm tuổi

Số trường
hợp

Tỷ lệ

Từ 15 – 25

2

Từ 26 – 35

27

Từ 36 – 45

47

Từ 46 – 55

50

Từ 56 – 60


23

Trên 60

51

Tổng cộng

200

1
13,5
23,5
25
11,5
25,5
100

Bảng 03: Tỷ lệ các nhóm tuổi trong phạm vi khảo sát
Hơn nữa, số lượng lao động đã quá tuổi tuyển dụng (trên 35) rất khó thích
nghi với công việc mới lại chiếm khá đông đảo. Bởi vậy, một phần người nông dân
đã tìm đến nhóm ngành dịch vụ, làm thuê, làm mướn hoặc một số vẫn bám trụ với
lượng đất nông nghiệp còn lại ít ỏi. Nhóm ngành dịch vụ và buôn bán có vẻ khá sôi
động bởi vì khi các khu công nghiệp được xây dựng thì chắc chắn lượng công nhân
Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
17



Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc các dịch vụ ăn theo cũng sẽ phát triển như: cho
thuê phòng trọ, mở quán ăn nhỏ, bán tạp hóa,… Mặc dù, thu nhập do dịch vụ mang
lại cũng tương đối tốt cho đời sống của người dân nhưng thu nhập đó không ổn
định. Nếu muốn có một nghề nghiệp và thu nhập ổn định thì học vấn cần phải được
đào tạo cao hơn để phù hợp với nhu cầu hiện tại.
Như vậy, trình độ học vấn và độ tuổi có ảnh hưởng tới cơ hội nghề nghiệp và
kìm hãm mất một phần tính chủ động của người dân trong quá trình tìm kiếm và
chuyển đổi nghề nghiệp.

PHẦN KẾT LUẬN
Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XX, quá trình phát triển của nhân loại đã chuyển
biến theo hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc
gia châu Á đã có những bước phát triển mang tính nhảy vọt. Quá trình hiện đại hóa
trên cơ sở công nghiệp hóa đã làm cho quá trình đô thị hóa trở thành một xu hướng
nổi bật của các quốc gia đang phát triển vào thập kỉ 50 – 60. Tốc độ phát triển của
dân số đô thị ở các nước đang phát triển đã nhanh hơn nhiều so với các nước phát
triển. Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Quá
trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước, từ miền Bắc đến miền
Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến hải đảo, không đâu là không
mọc lên các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Đặc biệt ở các vùng ngoại thành và
ven đô thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh việc đô thị hóa diễn ra sôi động
hơn bao giờ hết, điều này đang gây ra áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. Áp lực
với đất đai là điều không thể tránh khỏi bởi chúng ta chỉ có thể sử dụng sao cho hợp
lí nguồn của cải quốc gia chứ không thể thay đổi quỹ đất được. Quá trình chuyển
đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị đã tác động đến một bộ phận dân cư. Nói đến
đô thị người ta thường nghĩ ngay đến mặt lợi nhiều hơn là mặt hại, trước tiên các
đô thị lớn cung cấp nhiều cơ hội việc làm, lương bổng, dịch vụ xã hội, năng suất

lao động cao hơn. Nó góp phần chuyển hướng phát triển kinh tế và là động lực dịch
Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
18


Đề tài: Tính chủ động của người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề

chuyển cơ cấu kinh tế ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Nhưng chúng ta cũng nên
nhìn nhận cả mặt trái của quá trình đô thị hóa. Một trong số đó là quá trình chuyển
đổi đất nông nghiệp đã ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân mất đất.
Qua việc sử dụng phần mềm SPSS với các lệnh chủ yếu là Frequencies,
Crosstab để xử lý một số biến (giới tính, tuổi, học vấn, việc làm chính) trong nguồn
dữ liệu được cho sẵn trong cuộc khảo sát cư dân ven đô tại phường Tân Tạo A,
quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh của Thạc sỹ Đào Quang Bình – đã làm nổi
bật lên được một số yếu tố ảnh hưởng tới tính chủ động của người nông dân trong
quá trình chuyển đổi nghề do mất đất bởi đô thị hóa. Sự trở ngại lớn nhất và cũng là
đầu tiên là do trình độ học vấn của người dân chưa đáp ứng được nhu cầu nghề
nghiệp trong thời điểm mà lực lượng lao động có trình độ cao, được đào tạo bài bản
cần thiết hơn bao giờ hết đối với các nhà tuyển dụng, với các khu công nghiệp mới
“mọc” lên trong khu vực bị giải tỏa. Ngoài ra, giới tính và độ tuổi cũng ảnh hưởng
một phần tới khả năng chuyển đổi nghề nghiệp của người nông dân trong quá trình
đô thị hóa.
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ chương, chính sách giúp thực
hiện quá trình thu hồi đất và giải quyết việc làm cho các hộ gia đình bị thu hồi đất.
Các địa phương đã ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể đối với
người dân thông qua thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính Phủ như: Luật đất
đai năm 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi dưỡng, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà Nước thu hồi đất; Nghị quyết số 01/2004/NĐ-CP của Chính Phủ về một số

giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện ngân sách nhà nước năm
2004,... Giải pháp thì đã có, việc thực hiện các giải pháp này trên thực tế đang gặp
nhiều khó khăn và người nông dân trong khu vực đô thị hóa không có hoặc thiếu
đất canh tác, không có và thiếu việc làm vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ tệ nạn
xã hội, đói nghèo và tụt hậu.

Sinh viên: Lê Anh Thế
Lớp
: ĐH10CT
19



×