Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phân tích tác động của môi trường xã hội,đến hành vi con người ở tuổi trung niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.41 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI`
~~~~~~~~~~~~~~

BÀI TẬP MÔN
HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ MÔI
TRƯỜNG XÃ HỘI


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.


Đề bài: Phân tích tác động của môi trường xã hội,đến hành vi con
người ở tuổi trung niên.
Hành vi lệch chuẩn, hành vi bất thường ở tuổi trung niên.

Phần 1: Tác động của môi trường xã h ội
đến hành vi người trung niên
A.Những khái niệm cơ bản:
1. Khái niệm về hành vi con người:
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Hành vi là toàn bộ phản ứng, cách cư xử
ra bên ngoài của một người trong hoàn cảnh cụ thể nhất định”
Theo Từ điển Tâm lí học của Mĩ: “Hành vi là một thuật ngữ khái quát


nhằm chỉ các hoạt động, hành động, phản ứng, phản hồi, những di
chuyển, tiến trình có thể đo lường được của bất kì cá thể đơn lẻ nào.”
2. Môi trường xã hội:
2.1: Khái niệm môi trường:
Môi trường có thể được định nghĩa theo nghĩa hẹp hoặc rộng.
Theo nghĩa hẹp thì môi trường tự nhiên bao gồm không khí, nước, đất,
mọi chất hữu cơ, vô cơ và các sinh vật sống.
Theo nghĩa rộng, môi trường bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi
trường kinh tế - xã hội (dân số, việc làm, thu nhập, hoạt động kinh tế, xây dựng, y
tế, giáo dục, liên kết cộng đồng...)
Môi trường là tất cả những điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến sự
sống. Ở đó mọi sinh vật và con người đều phụ thuộc lẫn nhau, tác động ảnh hưởng
đến một sinh vật hoặc một hệ xác định khác trong thế giới sống của nó.
2.2 Phân loại môi trường:


- Môi trường tự nhiên liên quan đến địa lý, đai đai, khí hậu,... đã ảnh
hưởng đến phương thức sống tại địa phương, đến phong tục tập quán, từ đó ảnh
hưởng đến tâm lý, hành vi con người.
-Môi trường xã hội là đối tượng hoạt động mà con người cần giao tiếp
tích cực với nó để tồn tại và phát triển. Môi trường xã hội được xét trên 3 cấp độ:
gia đình – nhà trường và xã hội.
Môi trường xã hội có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống con
người. Nó được tạo lập xung quanh con người, chi phối đời sống con người, bảo
đảm sự tồn tại và phát triển con người. Trong mối quan hệ với môi trường xã hội,
con người luôn tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực. Vấn đề môi trường xã
hội có vị trí quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của con người. Môi
trường xã hội cũng ảnh hưởng tới sự phát triển con người, ảnh hưởng tới cơ cấu và
chức năng của cơ thể. Nếu con người ít tiếp xúc với người xung quanh hoặc sống
trong xã hội quá đơn điệu thì sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động. Điều này

có nghĩa là con người vừa chịu sự tác động của quy luật sinh học, vừa chịu sự tác
động của xã hội. Đặc biệt ở lứa tuổi trung niên ở độ tuổi 40-60 được thể hiện rõ
nét.


B. Tác động của môi trường xã hội đến hành vi con người ở
tuổi trung niên:

1.
-

-

Vĩ mô:
1.1: Hệ thống pháp luật:
Về mặt tích cực, ở độ tuổi trung niên đa phần có nhận thức khá cao về hệ
thống pháp luật cộng với tâm lý suy nghĩ chín chắn nên ít có khả năng
dẫn đến những hành vi tội phạm.
Về mặt tiêu cực, pháp luật Việt Nam còn nhiều kẽ hở, ở độ tuổi trung
niên thường có những mối quan hệ xã hội nhất định. một số người sẽ lợi
dụng những mối quan hệ đó để qua mặt pháp luật và thực hiện những
hành vi vi phạm pháp luật trong công việc làm ăn như buôn bán và hoạt
động sản xuất trái phép,…

1.2: Hệ thống nhà nước:
Nhà nước có các chính sách bảo hiểm bảo đảm về cuộc sống cho người
trung niên như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế…
1.3: Hệ thống văn hóa xã hội:



- Người ở độ tuổi trung niên thường rất coi trọng văn hóa, truyền thống của gia
đình và đất nước. Điều này phản ánh rất lớn trong tâm lí, cách suy nghĩ, hành động
và thói quen của người trung niên.
- Người ở độ tuổi trung niên rất hay bị stress do áp lực từ nhiều phía. Tuy nhiên ở
nhiều địa phương, nơi sinh sống chưa có nhiều hoạt động giải trí, thể thao, câu lạc
bộ cộng đồng… phù hợp với lứa tuổi nên dễ nảy sinh những suy nghĩ, hành động
tiêu cực như rượu chè, cờ bạc, lô đề, ngoại tình…

- Ảnh hưởng của truyền thông cũng có thể tác động đến hành vi ở tuổi trung niên,
những hiện tượng đã trở thành mốt như “tình công sở”, “phi công trẻ lái máy bay
bà già” đã có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của người trung niên vì vậy, việc
tăng cường nhận thức đối với nhóm tuổi trung niên là việc cần thiết và cần phải
định hướng truyền thông

1.4: Hệ thống chính trị:
- Những người ở độ tuổi trung niên thường giữ những vị trí, vai trò quan
trọng nhất định trong các hoạt động chính trị của nhà nước vì độ tuổi này
thường có thâm niên và kinh nghiệm vững chắc. Tuy nhiên một số người với tư


tưởng là được mọi người tin tưởng hoặc tư tưởng sắp sửa nghỉ hưu nên sẽ có
thể có những hành vi sai lệch về đạo đức như nhận hối lộ, tham ô,…
- Công tác an ninh trật tự ở một số địa phương chưa thực sự tốt nên vẫn để xảy
ra các tình trạng phổ biến như cờ bạc, lô đề, mại dâm… gây ảnh hưởng xấu đến
xã hội mà đối tượng tham gia chủ yếu là người ở tuổi trung niên.

2. Trung mô:
2.1: Gia đình:
- Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các
mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng

và quan hệ giáo dục .Được coi như là một xã hội thu nhỏ, là sự tổng hòa các mối
quan hệ giữa các thành viên trong một gia đình với độ tuổi khác nhau. Trong đó
phải kể đến độ tuổi trung niên.
Do vậy gia đình là một môi trường hình thành và ảnh hưởng rất lớn đôi
khi có tính quyết định đến hành vi của con người.
- Trong gia đình, người ở độ tuổi trung niên thường có vai trò là ông bà, bố
mẹ. Người trung niên là trụ cột về vật chất lẫn tinh thần cho thành viên còn lại.
Trong xã hội, họ là độ tuổi thành đạt nhất tạo ra nhiều của cải cho xã hội.
- Khi cha mẹ đến tuổi trung niên thì con cái thường ở tuổi vị thành niên, cả
cha mẹ và con cái đều trong gia đoạn khủng hoảng nên rất dễ nảy sinh mâu thuẫn
khiến cho việc giao tiếp giữa họ với nhau gặp nhiều khó khăn. Đây chính là lý do
khiến cho việc xuất hiện hành vi lệch chuẩn ở tuổi trung niên.
- Quan hệ vợ chồng đạt được sự hoà hợp cao, ít có mâu thuẫn, họ thường cân
nhắc bình tĩnh hơn trước khi ly hôn. Nhìn chung tình cảm với gia đình ở lứa tuổi
này rất sâu sắc, tinh thần trách nhiệm đối với gia đình cao.
2.2: Nhóm:
Ở giai đoạn tuổi trung niên, con người thường ít có khả năng tham gia nhiều
các hoạt động nhóm, cộng đồng do đặc trưng độ tuổi và công việc.


Môi trường làm việc cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành
nên hành vi của người trung niên. Đây cũng là một dạng của nhóm, cộng đồng có
thể là phổ biến nhất và có ảnh hưởng nhất tới người trung niên.
Hầu như người trung niên có vai trò là trụ cột của gia đình về tài chính, họ
chịu rất nhiều áp lực và bị ảnh hưởng từ môi trường làm việc.
Khối lượng công việc lớn và đòi hỏi nhiều yếu tố về năng lực, sáng tạo, sức lực tạo
cho con người nhiều sức ép, khiến họ bị stress. Trong bất cứ môi trường làm việc
nào cũng đều tồn tại ít nhiều sự ghen ghét, đố kị, ganh đua nhau, mâu thuẫn đôi khi
rất gay gắt. Điều này làm người trung niên dễ cảm thấy khó chịu, bực tức đôi khi
tâm trạng dẫn đến những hành vi không chủ đích. Đôi khi là xung đột giữa cấp trên

và cấp dưới, nhiều người cảm thấy bất lực và bực tức.
Tuy nhiên, một khi người trung niên có được một môi trường làm việc thoải
mái, phù hợp là một điều kiện ảnh hưởng rất tích cực đến hành vi của họ.

3. Vi mô:
3.1: Hệ thống xã hội:

- Hoạt động xã hội của lứa tuổi này dần bị thu hẹp lại, khiến sự linh hoạt
của họ giảm xuống nhường chỗ cho những suy xét thận trọng, sự đam mê táo bạo
của tuổi trẻ dần mất đi nhường chỗ cho sự chín chắn, chừng mực.
-

Về cách đón nhận đối với thái độ cư xử của mọi người thì những người ở độ
tuổi trung niên cũng cần có sự thích ứng với tuổi tác.

Ví dụ: nếu những người xung quanh vẫn giữ thái độ cư xử với họ như một
người trẻ tuổi, có thể họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Đối với một số người khác thì
việc được cư xử một cách trịnh thượng như người lớn tuổi khiến họ phân vân và
chưa muốn đón nhận.
- Đây là độ tuổi ít tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, cộng đồng nhất do
khối lượng công việc lớn, ít có thời gian dành cho các hoạt động văn hóa xã hội.


- Mâu thuẫn giữa một bên là sự nghiệp của bản thân và bên kia là sự chăm sóc
vun trồng cho sự nghiệp của con cái. Xã hội ngày càng phát triển thì mâu thuẫn
này ngày càng sâu sắc và không dễ giải quyết.
Ví dụ: Xã hội ngày xưa hay có quan niệm “con vua thì lại làm vua, con sãi ở
chùa thì quét lá đa” tức là con cái sẽ được kế thừa sự nghiệp của cha mẹ. Nhưng
hiện nay, khi xã hội ngày càng bình đẳng, những người có năng lực sẽ nhận được
quyền kế nhiệm vị trí của người trước chứ không nhất định là do con cái kế thừa.

Và vấn đề tìm việc làm hiện nay là một vấn đề vô cùng cấp thiết, mà tất nhiên bậc
cha mẹ nào cũng mong muốn cho con cái có một việc làm ổn định hơn là chạy theo
đam mê. Từ đó rất có thể nảy sinh những bất đồng quan điểm không đáng có, dẫn
đến những căng thẳng trong tâm lý của những bậc cha mẹ – những người tuổi
trung niên.

3.2: Hệ thống tâm lí:
- Xem hoạt động nghề nghiệp và giáo dục con cái là những điều có ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Sự thành đạt hay thất bại trong sự nghiệp và dạy bảo con cái
ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm lý của họ.
- Ở giai đoạn đầu của tuổi trung niên, con người thường hay có biểu hiện tâm lí
bị khủng hoảng, hay mất ngủ, trằn trọc, hay chán chường...
- Có rất nhiều mâu thuẫn trong tâm lí. Mâu thuẫn giữa một bên là sự nghiệp của
bản thân và bên kia là sự chăm sóc, vun trồng cho sự nghiệp của con cái. Xã hội
ngày càng phát triển thì mâu thuẫn này ngày càng sâu sắc và không dễ giải
quyết.
- Ý thức rõ về tuổi tác và sức khoẻ của mình với cảm nhận thời gian đã trôi qua,
tương lai không còn dài. Nếu người xung quanh vẫn giữ cách cư xử với họ như
một người trẻ tuổi họ cảm thấy bị xúc phạm, nhưng nếu được cư xử một cách
trịnh thượng như người lớn tuổi họ phân vân chưa muốn đón nhận. Vì vậy, ở họ
có thay đổi cần có để thích ứng với tuổi tác:
Đánh giá cao sự khôn ngoan, thay vì sức lực của cơ thể.
Giao tiếp có tính cách xã hội thay vì giới tính.


Uyển chuyển trong tình cảm thay vì sống khô cằn.
Uyển chuyển trong tư tưởng thay vì cứng nhắc trong khuôn khổ cũ.
- Người trung niên thường có rất nhiều mâu thuẫn trong tâm lí dễ gây khủng
hoảng. Tuy nhiên khi đã qua giai đoạn khủng hoảng họ sẽ tập trung sức lực cho
lao động sáng tạo. Có thể khẳng định đây là giai đoạn chín của tài năng con

người.

3.3: Hệ thống sinh học:
Độ tuổi trung niên là khoảng thời gian diễn ra khá nhiều sự thay đổi về thể chất,
sinh lí của con người.
-

Chức năng của một số cơ quan như gan, thận, phổi suy giảm, thường phát
sinh ra nhiều bệnh tật.
Hệ thần kinh hoạt động giảm sút, độ nhạy cảm của giác quan giảm dẫn đến
phản ứng kém nhanh nhạy.
Suy giảm hoocmon sinh lí dẫn đến nhiều biểu hiện như: mất ngủ, đau đầu,
tính tình nóng nảy, dễ thay đổi, hay mất cân bằng…

Ví dụ phân tích: Ảnh hưởng của một số yếu tố trong mô hình hệ thống vĩ
mô, trung mô, vi mô lên hành vi ngoại tình ở đàn ông tuổi trung niên.



Hệ thống văn hóa, xã hội:

- Do tư tưởng cũ “trai 5 thê 7 thiếp”.
- Sự du nhập của nền văn hóa phương Tây: tự do, sống thoáng, tự do ngoại tình,

- Hệ thống văn hóa đồi trụy trên phương tiện truyền thông cho mọi lứa tuổi.
- Do ảnh hưởng của văn hóa, truyền thống về chuẩn mực đạo đức, phẩm hạnh của
người phụ nữ, khi đàn ông ngoại tình thì dễ dàng được phụ nữ bao dung, tha thứ…





Hệ thống trung mô:

~ Từ phía người vợ:
- Người vợ có thói hay ghen bóng , ghen gió dẫn đến đàn ông strees, tìm người phụ
nữ khác.

- Một số người phụ nữ không có nhiều thời gian cho gia đình, thiếu sự hâm nóng “
ngọn lửa tình dục”, vụng chăm con, không khéo léo trong các mối quan hệ nhất là
với mẹ chồng,..không biết nấu ăn ngon, không tinh tế, nhạy cảm…
- Khi vợ mang thai và sau khi sinh, 1 số người nghĩ rằng quan hệ không tốt cho sức
khỏe của mẹ và con nên tránh quan hệ tình dục.

- Phát hiện vợ ngoại tình nên chồng bồ bịch để trả đũa.
- Người vợ sau khi sinh không còn xinh đẹp được như trước đây.
~ Từ phía gia đình chồng:
- Một số gia đình, bố mẹ chồng thành kiến với con dâu, luôn cho con trai là nhất
dẫn đến cảnh chồng bị kẹt giữa mẹ và vợ.


- Con cái hư hỏng, dễ gây tranh cãi, đỗ lỗi lẫn nhau giữa các cặp vợ chồng.

- Do vợ không sinh được con trai nên muốn ra ngoài tìm con riêng.

- Do con cái đã trưởng thành, yên bề gia thất, nhà cửa đàng hoàng,.. không phải lo
lắng nhiều.
~ Nhóm:
Sống trong môi trường có bạn bè, đồng nghiệp đều đi ngoại tình, có bồ nhí,…
- Một số người đàn ông thành đạt cho rằng “ Chuẩn mực mới của đàn ông thành
đạt bao bây giờ là vừa chu đáo với gia đình, vừa hạnh phúc với nhân tình.”

- Ở môi trường làm việc,có 1 số phụ nữ cố tình theo đuổi mặc dù biết họ đã có gia
đình vì nhiều lí do: vì tiền, chức danh, tình yêu…


Hệ thống vi mô:

~ Hệ thống sinh học: Mặc dù tuổi này ham muốn giảm nhưng vẫn còn…
~ Hệ thống tâm lí:


-Không hài lòng với cuộc sống chăn gối.
- Kết hôn không tình yêu hoặc có tình yêu nhưng trong quá trình chung sống xảy ra
nhiều mâu thuẫn, tranh cãi…
-Muốn li hôn nhưng bị ràng buộc bởi con gái, pháp luật.
- Mất niềm tin trong cuộc sống, cảm thấy bất lực, không làm được gì cho vợ nên
ngoại tình để giảm áp lực trong lòng.
-Do “ anh hùng khó qua ải mỹ nhân” “tình yêu công sở”, “ lửa gần rơm lâu ngày
cũng bén” trong 1 phút nông nổi, không kìm được lòng,..
- Đàn ông bị kích thích từ bạn bè, khát vọng chinh phục “cái mới”.


Phần 2: Hành vi lệch chuẩn, hành vi bất

thường ở tuổi trung niên.

Theo Từ điển Tiếng Việt (1992) của Viện Khoa Học Xã hội Việt Nam, hành vi là
“toàn bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người
trong hoàn cảnh cụ thể nhất định”.
Theo Collins Dictionary Sociology (3rd edition, 2000, Nhà Xuất bản Harper
Collins), hành vi (behavior) cũng có nghĩa như Từ điển Tiếng Việt nói trên. Tuy

nhiên, Collins Dictionary cho thêm ý nghĩa tâm lý học của hành vi là: “sự đáp trả
bên ngoài có thể thấy được của một động vật hay con người với kích thích môi
trường”. Hành vi có tính cách sinh học này (công thức S-R = Stimulus – Response
= kích thích – đáp trả) làm nên nền tảng cho thuyết “chủ nghĩa hành vi”
(behaviorism) trong tâm lý học với tên tuổi nổi bật của nhà tâm lý học B.F Skinner
(1904-1990).
Từ đó, “hành vi được hiểu như là một yếu tố mang tính xã hội và được hình
thành trong quá trình hoạt động sống và giao tiếp xã hội. Mọi ứng xử của con
người đều có những nguyên tắc nhất định, đối với mỗi cá nhân trong từng thời
điểm, từng hoàn cảnh, cần có những hành vi ứng xử phù hợp. Không thể có cách
ứng xử chung cho tất cả mọi người, nó tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh, tâm trạng,
mục đích sẽ có những hành vi, cách ứng xử khác nhau” .

I,Hành vi lệch chuẩn
Khi nói đến hành vi lệch chuẩn, trước hết cần hiểu như thế nào là hành vi hợp
chuẩn.
Hành vi hợp chuẩn là hành vi khi xem xét dưới góc độ thống kê là phần lớn
những hành vi của cá nhân được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cộng đồng giống
nhau ở một tình huống cụ thể. Những hành vi đó được coi là chuẩn mực khi nó phù
hợp với quy ước do cộng đồng quy định. Loại chuẩn mực này được đưa ra trên cơ
sở yêu cầu chung của cộng đồng, các cá nhân trong cộng đồng phải tuân theo.
Những cá nhân trong cộng đồng có hành vi khác với các khuôn mẫu và chuẩn mực
đó thì được coi là hành vi lệch chuẩn.


Các hành vi lệch chuẩn là hành động có mục đích, thường xuất hiện trong môi
trường tâm lý xã hội, gia đình bất lợi bao gồm những mối quan hệ gia đình không
hòa hợp hoặc thất bại trong học tập, công việc, tình yêu, cuộc sống,… Tuy nhiên,
theo ý nghĩa xã hội học, sai lệch là một hành vi xã hội, nó bao hàm sự phản ứng
của một số người chủ chốt đối với hành vi của những người khác đi kèm theo một

loại trừng phạt nào đó, như phản đối, tẩy chay, cầm tù hay hành quyết.
Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội là một hiện thực đã dạng và phức tạp. Nó
tồn tại ở mọi nơi, trong các giai đoạn phát triển của loài người. Đặc biệt, ở giai
đoạn diễn ra những biến đổi xã hội sâu sắc thì hành vi sai lệch chuẩn mực ngày
càng phát triển, Nó phong phú hơn về biểu hiện, phức tạp hơn về nguyên nhân, gây
ra những tổn thất nặng nề hơn cho xã hội, khó khăn về phương thứ khắc phục.
Có thể hiểu hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội chính là những hành vi, là hành vi
lệch chuẩn, hành vi không được xã hội chấp nhận. Vậy hành vi sai lệch chuẩn mực
xã hội là bất cứ hành vi nào không phù hợp với sự mong đợi của một nhóm hoặc
của xã hội. Nói cách khác, hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, hay còn gọi là hành
vi lệch chuẩn là hành vi chệch khỏi các quy tắc. chuẩn mực của một nhóm hay của
xã hội. Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính chất tương đối về văn hóa và lịch
sử. Chúng rất phong phú và đa dạng. Tùy vào các tiêu chí khác nhau mà mỗi tác
giả có sự phân chia hành vi thành các loại khác nhau.

Phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.
-

Thứ nhất, căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại gồm
có hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực.
Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi có thể là cố ý hoặc vô ý, vi phạm,
phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp
với thực tế xã hội.
Ví dụ: quy định của nhà nước ta là cấm đốt pháo trái phép vào đêm giao thừa là
quy định trái với chuẩn mực xã hội đã có từ lâu đời. Nhưng nó là hành vi sai lệch
chuẩn mực xã hội tích cực vì nó đã phá vỡ hiệu lực của chuẩn mực xã hôi đã lạc
hậu, lỗi thời. Quy định cấm đốt pháo trái phép này đã không những tiết kiệm được
tiền bạc của nhà nước và nhân dân mà còn hạn chế được những tai nạn đáng tiếc



do đốt pháo gây ra. Chính vì vậy, quy định của nhà nước ta được sự đồng tình ủng
hộ của đại đa số nhân dân.
Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu
lực, sự tác động của những chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến,
thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi.
Ví dụ: vụ án loạn luân ở Lâm Đồng, ngày 17/6/2011, cơ quan cảnh sát điều tra
công an thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố và bắt giam Đỗ Thanh Hà vì
hành vi” giao cấu với trẻ em”, với 7 lần giao cấu với con gái chưa đủ 12 tuổi của
mình.
-

Thứ hai, căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện, hành vi sai lệch
gồm có: hành vi sai lệch thụ động và hành vi sai lệch chủ động.
Hành vi sai lệch chủ động: là những hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý( trực
tiếp hay gián tiếp) vi phạm phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đó đã lạc
hậu, lỗi thời hay còn đang tiến bộ. (Ví dụ: hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân
của các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn gái đã phá vỡ chuẩn mực xã hội, quan niệm về
trinh tiết của người phụ nữ Việt Nam cũng như người Á Đông.)
Hành vi sai lệch thụ động: là hành vi vô tình, vô ý, không mong muốn vi phạm,
phá vỡ tính ổn định, sự tác động của các chuẩn mực xã hội. ( Ví dụ: A và B là hai
anh em ruột nhưng bị thất lạc. Khi A và B đến tuổi kết hôn, họ lấy nhau làm vợ
chồng. Nhưng khi sinh con thì con của họ bị tật nguyền, nhiều bệnh tật. Một thời
gian sau, họ phát hiện mình là anh em ruột thịt, Như vậy, hành vi A lấy B là hành
vi vô tình phá vỡ tính ổn định của chuẩn mực xã hội, là hành vi loạn luân.)
Một số ví dụ khác:
-

Rất nhiều người ở tuổi trung niên có hành vi ngoại tình với đồng nghiệp,
người giúp việc, phụ nữ bồ bịch với thanh niên trẻ….
Bảo mẫu hành hạ học sinh nhỏ tuổi.



-

Quan điểm gia trưởng của một bộ phận lớn đàn ông ở nông thôn cho rằng người
vợ phải phụ thuộc hoàn toàn vào mình, từ đó nghĩ rằng mình có quyền đánh mắng
thỏa thích. Đó là quan điểm thuộc chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, khi áp dụng vào
lĩnh vực pháp luật thì đó là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.

-

Đốt pháo là vi phạm chuẩn mực xã hộ đã lạc hậu nhưng một số người vẫn lén lút
thực hiện.


-

Hành động hãm hiếp hiếp dâm của người bố với con mình.

-

Giáo viên đánh học sinh.



-

Người mẹ bán hàng rong vô tư thừa nhận dùng chìa khóa xe kẹp vào tay để đánh

con mình


-

Sự việc xảy ra vào khoảng 19h ngày 9/2/2011 khi anh Trịnh Tài Hà sinh năm
1965,quốc tịch Trung Quốc, tạm trú tại 102 bến xe phía Nam, ở tổ 16, phường
Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội mời anh Nguyễn Văn Cường, sinh năm 1981
cùng ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đến ăn cơm. Trong lúc ăn
cơm, Cường đã dùng đũa chọc thủng màng nhĩ anh Hà, làm anh Hà phải đi cấp
cứu. Được biết,Cường là đối tượng có tiền sử bệnh tâm thần. Như vậy do thần kinh
không bình thường nên đối tượng Cường đã thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực
pháp luật.


-

Biến thái tình dục: trường hợp của Lý Tông Hựu vốn là con trai một đại gia ở Đài
Loan. Anh bị truy nã vì cưỡng hiếp hàng loạt phụ nữ, trong đó đa phần là người
của giới giải trí. Thủ đoạn của anh là dùng thuốc gây mê khiến nạn nhân bất tỉnh
rồi giở trò đồi bại và quay phim lại làm kỷ niệm và hầu hết các nạn nhân đều
không hay biết gì khi bị xâm hại.

II, Hành vi bất thường
Quan điểm hành vi: Quan điểm y tế và quan điểm phân tâm học thể hiện một
tiếp cận chung đối với rối loạn hành vi, cả hai đều xem hành vi bất thường như
triệu chứng của một số vấn đề.
Các nhà lý thuyết hành vi có thể giải thích tại sao con người hành xử một cách
bất thường hay bình thường. Cả hai hành vi bất thường và bình thường đều được
cho là phản ứng trước một kích thích. Những phản ứng đó đã được tích lũy thông
qua kinh nghiệm trong quá khứ và hiện tại, được điều khiển bởi các kích thích của
môi trường.

Quan điểm nhận thức: Nhận thức ( suy nghĩ và niềm tin của con người) là tâm
điểm của hành vi bất thường.
Quan điểm nhân văn: Tính bất thường tập trung vào những gì chỉ có ở con
người, được định hướng vào những gì chỉ có ở con người và xã hội hay nói cách
khác là tập trung vào mối quan hệ giữa con người và xã hội.
Chúng ta không có bất kỳ tiêu chuẩn, thước đo nào cho sự bình thường hay bất
thường cả. Tuỳ theo từng xã hội mà những hành vi được coi là bất thường khác
nhau.
Ví dụ ở các nước Hồi giáo, đàn ông được quyền lấy đến 4 người vợ, trong khi ở
nuớc ta, hành vi đó được coi là không bình thường và coi thường luật pháp. Từ ví
dụ trên, ta có thể nói rằng hành vi bất thường là những hành vi đi ngược lại với
những tiêu chuẩn, đạo đức xã hội.
Nhưng một câu hỏi khác đặt ra, cần bao nhiêu hành vi bất thường thì mới có thể
xác định được người đó có tâm lý bất thường hay không?


Lady Gaga mặc một bộ váy làm từ thịt đi dự lễ vậy, hành động đó rõ ràng là không
bình thường vậy cô ta có vấn đề gì về tâm lý hay không?

Jerome Wakefield của trường đại học Rutgers (trường tôi đang theo học) đã đề
xuất một định nghĩa được sử dụng rộng rãi khi nói về tâm lý bất thường, theo ông
một nguời được coi là mắc chứng bệnh tâm thần phải thuộc một trong hai trường
hợp sau:
Một số cơ quan hay cơ chế sinh học trong cơ thể họ không thể vận hành một cách
bình thường. Các cơ chế đó bao gồm cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức…
Có tình huống gây hại đến bản thân trực tiếp hay gián tiếp theo tiêu chuẩn xã hội
của người đó. Những hệ quả xấu này được đo dựa trên việc nguời đó bị ảnh huởng
như thế nào (mệt mỏi, khó chịu, đau đớn) hoặc sự khó khăn khi phải đáp ứng yêu
cầu nhỏ nhặt nhất trong xã hội.
Do đó bệnh tâm thần được định nghĩa dựa trên sự rối loạn gây hại đến người bệnh.

Chức năng của nhận thức là tiếp thu và đón nhận sự vật sự việc theo cách mà


chúng ta chia sẻ với mọi nguời xung quanh, suy nghĩ lý trí và giải quyết tình
huống. Sự rối loạn trong bệnh tâm thần là hậu quả của việc suy nghĩ, giao tiếp, cảm
xúc, nhận thức và động lực bị gián đoạn và người không nhận ra hoặc không có
khả năng liên kết chúng lại với nhau.
Vì thế, dựa vào định nghĩa trên thì Lady Gaga chỉ là một nguời có hành vi bất
thường chứ cô hoàn toàn không có vấn đề gì về tâm lý cả. Cô giao tiếp suôn sẻ,
cảm xúc dạt dào, vẫn đi hát và làm việc bình thường.
Một số ví dụ khác :
-

Ngày 29/08/2015, trên đường Trường Thi, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa,
tỉnh Thanh Hóa, tá hỏa khi thấy 1 người có biểu hiện bất bình thường leo trèo lên
cây sấu trước số nhà 162 ngồi chơi. Sau đó, người này đã trèo từ cây sấu
sang đường dây điện, viễn thông... rồi ngồi vắt vẻo, hát nghêu ngao.


-

-

Người

không

thể

kiểm


soát

được

tâm

trạng

của

bản

thân.

Người đàn ông trong độ tuổi 30 mang quốc tịch Nigeria, đã khoá mình trong cửa
phòng toilet hơn 1 giờ đồng hồ khi máy bay đang bay qua nước Mỹ.
Một cô giáo ở TP Hải Phòng trên đường đến trường bị một ông tâm thần chặn
đường rồi dùng dao đâm chết.


(Một người có dấu hiệu tâm thần đang lang thang trên đường)

-

Nữ sinh bị xàm sỡ, quấy rối tình dục trên xe buýt

III, Những tác động hành vi của người trung niên
đến môi trường xã hội:
1. Tích cực:

- Ở độ tuổi trung niên đa phần có nhận thức trình độ, kinh nhiệm làm
việc có những thành tựu nhất định trong công việc, đóng góp nhất định
cho sự phát triển kinh tế, xã hội
- Khi người trung niên có những hành vi lệch chuẩn tích cực như thay
đổi những thói quen, hủ tục lạc hậu tiến đến tiên tiến văn minh thì xã hội
sẽ tốt đẹp hơn văn minh hơn
- Đa phần ở tuổi này là những bậc cha mẹ, người có tuổi những hành
vi có tác động không nhỏ đến những người xung quanh đặc biệt là


×