Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.76 KB, 9 trang )

Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Bài 58: Sử dụng hợp lí
tài nguyên thiên nhiên
I. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên, phân
loại:
Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự
nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể
khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống), là những điều kiện
cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người.
Tài nguyên thiên nhiên gồm những loại sau:
Tài nguyên tái tạo (renewable resources) còn được gọi là các
nguồn tài nguyên có khả năng cạn kiệt (exhaustible resources)
(nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự
bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy
nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy
thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô
nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v...
Tài nguyên không tái tạo (nonrenewable resources) (dầu mỏ, khí
đốt…) là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau
quá trình sử dụng. Loại này gồm những nhiêu liệu hoá thạch và
những tài nguyên khoáng sản, đôi khi gồm cả nước dưới đất, mặc dù
nước và khoáng vật có thể được tái tạo. Sự phân biệt có thể được
vạch rõ tuỳ theo tỉ lệ thời gian. Nếu một tài nguyên chỉ được phục hồi
qua một khoảng thời gian địa chất thì người ta coi như là không phục
hồi. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau
khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu
diệt của các loài sinh vật quý hiếm.
Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (eternal resources) là những
nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường.
Ví dụ: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều,…
Thực hiện: Tổ 2, lớp 9A7, trường Thực Nghiệm Sư Phạm


1
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều trên toàn thế giới.
Một số nước như Hoa Kì, Nga, các nước Châu Âu, Australia... (chủ
yếu là các nước phát triển) có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, khí hậu tốt, đất đai phì nhiêu; trong khi đó một số nước khác ở
Châu Phi, Châu Á, Châu Mĩ Latin lại thường có ít tài nguyên thiên
nhiên, khí hậu khắc nghiệt và đất đai kém phì nhiêu. Mặc dù tài
nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng và thậm chí là vô tận (đối
với các nguồn tài nguyên phục hồi), nhưng nếu không biết sử dụng
chúng một cách hợp lí thì đến một lúc nào đó sẽ vượt quá khả năng
tự phục hồi và tái tạo của các nguồn tài nguyên phục hồi và sự cạn
kiệt tăng nhanh của các nguồn tài nguyên không phục hồi. Vì vậy vấn
đề bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên có một ý nghĩa
kinh tế - xã hội to lớn. Chỉ có như vậy thì mới bảo đảm sự phát triển
bền vững.
II. Hiện trạng và biện pháp sử dụng hợp lí
một số loại tài nguyên
1. Dầu mỏ - Khí đốt:
a) Khái niệm:
Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần
lớn là những hợp chất của hyđrocacbon.
Khí thiên nhiên, hỗn hợp chất khí cháy được bao gồm phần lớn là
các hydrocarbon. Khí thiên nhiên có thể chứa đến 85% mêtan (CH4)
và khoảng 10% êtan (C2H6), và cũng có chứa số lượng nhỏ hơn
propan (C3H8), butan (C4H10), pentan (C5H12), và các alkan khác.
Khí thiên nhiên, thường tìm thấy cùng với các mỏ dầu ở trong vỏ Trái
Đất.
b) Hiện trạng:
Do những lợi ích quá lớn khai thác được từ dầu mỏ và khí thiên

nhiên nên nguồn tài nguyên không tái tạo này đang bị cạn kiệt một
cách nhanh chóng. Người ta dự đoán rằng trữ lượng dầu mỏ sẽ đủ
dùng cho khoảng 50 năm nữa. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã lên
tiếng cảnh báo cộng đồng quốc tế rằng thời điểm khủng hoảng năng
Thực hiện: Tổ 2, lớp 9A7, trường Thực Nghiệm Sư Phạm
2
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
lượng thế giới đang đến gần khi mà các nguồn cung cấp dầu mỏ và
khí đốt trên thế giới đang cạn kiệt nhanh với tốc độ 4-5% hàng năm,
bởi vì tốc độ tiêu thụ dầu mỏ hiện nay là quá lớn.
c) Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên:
Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội
hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các
phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu cũng được sử dụng
trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và
nhiều sản phẩm khác. Vì thế dầu thường được ví như là "vàng đen".
Khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu quan trọng trong đời sống và
công nghiệp.
Vì vậy, các nguồn tài nguyên này bị cả thế giới đua nhau khai thác vô
tội vạ.
d) Biện pháp:
Ta có thể thay thế dầu mỏ bằng các nguồn năng lượng mới, sạch và
có thể tái tạo như những nguồn năng lượng sau:
NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Quá trình này đã từng diễn ra trên Mặt trời gần 5 tỉ năm về trước. Từ
đồng vị của nguyên tử hydro kết hợp với nhau tạo thành phân tử heli
và tỏa ra một khối năng lượng khổng lồ. Chúng ta hoàn toàn có khả
năng tạo ra mini Mặt Trời trên Trái Đất vì trong số 7.000 phân tử
nước có một phân tử chứa đồng vị của hydro có thể tinh chế bằng
phản ứng điện phân. Hàm lượng đồng vị của hydro trong một cốc

nước có thế đủ để tạo ra năng lượng tương đương với nhiệt lượng
đốt cháy 200 lít xăng! Để tạo ra năng lượng này, cần có thiết bị phản
ứng tổng hợp nhiệt có điều khiển. Tuy nhiên, trên thế giới chưa có
thiết bị nào tạo ra được năng lượng lớn hơn năng lượng cần cung
cấp cho phản ứng. Vì vậy, đây chỉ có thể là một công nghệ trong
tương lai.
Thực hiện: Tổ 2, lớp 9A7, trường Thực Nghiệm Sư Phạm
3
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
NẮNG LƯỢNG MẶT TRỜI, NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG
THUỶ ĐIỆN
Còn những nguồn năng lượng có khả năng phục hồi là năng lượng
Mặt Trời, năng lượng gió và năng lượng của nước nhưng tỷ phần
của nguồn năng lượng này trong nền công nghiệp thế giới chỉ mới
vào khoảng vài phần trăm, trong tương lai có thể phát triển mạng
hơn. EU và Mỹ đã có các chương trình phát triển nguồn năng lượng
này. Trung Quốc là nước bắt đầu thấy “đói năng lượng” đã phải dùng
phương pháp bắt buộc sử dụng nguồn năng lượng thay thế.
NỀN KINH TẾ HYDRO HAY CUỘC CÁCH MẠNG HYDRO
Hydro là nguồn năng lượng thay thế có triển vọng nhất. Có thể lấy
hydro từ khí thiên nhiên, nước biển, thảm thực vật và từ không khí,
dựa trên các công nghệ khác nhau. Có thể ép nén các hydro trong
động cơ đốt trong và tạo ra điện bằng phản ứng kết hợp hydro sạch
với oxy sạch tạo thành hơi nước và điện. Năm 1992, hãng công
nghiệp của Canada “Ballard Power System” thử nghiệm thành công
xe ôtô chạy bằng năng lượng hydro với công suất động cơ 150kw/h,
lớn gấp 15 lần so với dự kiến của các kỹ sư.
2. Tài nguyên đất - rừng:
a) Vai trò:
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật

cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý
giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông
nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con
người.
Rừng là một hệ sinh thái, nơi dự trữ nhiều loài sinh vật và cung cấp
nhiều loại tài nguyên cho con người như gỗ, sinh vật quý hiếm. Rừng
làm cho không khí thêm trong lành (mỗi ha rừng hằng năm tạo ra
khoảng 16 tấn oxy), điều hoà khí hậu, điều hòa nước, ngăn chặn gió
bão, giảm xói mòn đất.
Thực hiện: Tổ 2, lớp 9A7, trường Thực Nghiệm Sư Phạm
4
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
b) Hiện trạng:
Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt
động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị
thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình
quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài
nguyên đất là rất đáng lo ngại. Ngoài ra đất còn bị ô nhiễm, xói mòn,
bạc màu.
Tốc độ phá rừng nhiệt đới hàng năm giai đoạn 1981-1990 là 0,8%
hay 15,4 triệu hecta/năm, trong đó châu Á có tỷ lệ mất rừng cao nhất
(1,2%). Riêng đối với Việt nam, trong vòng nửa thế kỷ từ 1943 đến
1993 có khoảng 5 triệu hecta rừng tự nhiên bị mất, nghĩa là tốc độ
phá rừng hàng năm ở Việt nam vào khoảng 100.000 hecta. Ngày nay
diện tích rừng Việt Nam chỉ còn 7,8 triệu ha, chiếm 23,6% diện tích,
tức là dưới mức báo động cân bằng 3%. Rừng bị tàn phá, bị khai
thác quá mức đã trở nghèo kiệt, các hệ sinh thái rừng bị phá hủy.
Nhiều loại thực vật rừng quý đang bị chặt hạ, thu hái không có kế
hoạch nên đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

c) Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên:
- Tốc độ đô thị hóa tăng lên rất cao, dẫn tới việc lấy đất canh tác, phá
rừng để làm các khu công nghiệp, đô thị mới.
- Đất ô nhiễm vì việc sử dụng quá nhiều các chất thuốc trừ sâu, phân
bón hóa học. Đất còn bị bạc màu vì nông dân canh tác quá nhiều,
không cho đất có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục chất dinh dưỡng trong
đất. Ngoài ra, việc phá rừng khiến cho đất bị xói mòn khi có mưa lớn.
- Chặt phá rừng bừa bãi: mỗi năm rừng Việt Nam mất đi 13-15 nghìn
ha chủ yếu do nạn du canh du cư, lấy gỗ, đốt rừng lấy đất trồng cây
công nghiệp xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu giao thông, khai thác mỏ,
xây dựng đô thị,…
- Hậu quả cuộc chiến tranh hoá học của Mỹ để lại một tổn thất không
nhỏ, đã làm mất đi 1/4 diện tích rừng nguyên sinh Việt Nam.
- Các vụ cháy rừng trên thế giới xảy ra khá nhiều, phá hủy một diện
tích lớn rừng trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng khô, nóng.
Thực hiện: Tổ 2, lớp 9A7, trường Thực Nghiệm Sư Phạm
5

×