Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Trợ giúp pháp lý của luật sư theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ NGỌC ANH

TRî GIóP PH¸P Lý CñA LUËT S¦
THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Phạm Thị Ngọc Anh



MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU 6
Chương 1: TRỢ GIÚ P PHÁ P LÝ VÀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TRỢ GIÚ P PHÁ P LÝ ................... 13
1.1.

TRợ GIÚP PHÁP LÝ 13

1.1.1.

KHÁI NIỆM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 13

1.1.2.

ĐặC ĐIểM HOạT ĐộNG TRợ GIÚP PHÁP LÝ ở VIệT NAM

1.2.

LUậT SƢ, VAI TRÒ CủA LUậT SƢ TRONG HOạT ĐộNG TRợ GIÚP PHÁP LÝ

16

ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.2.1.


LUẬT SƢ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.

1.2.2.

Đặc điểm trợ giúp pháp lý của luật sƣ ở Việt NamError! Bookmark not defined.

1.2.3.

Ý nghĩa hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sƣError! Bookmark not defined.

1.2.4.

VAI TRÒ CỦ A LUẬT SƢ KHI THAM GIA TRỢ GIÚP PHÁP LÝ ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.

1.3.

Kinh nghiệm phát triển hệ thống Trợ giúp pháp lý củ a mộ t số quốc gia trên thế
giớ i ....................................................................................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2: THƢ̣C TRẠNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƢ Ở VIỆT NAM
ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1.

NHữNG KếT QUả ĐạT ĐƢợC CủA HOạT ĐộNG TRợ GIÚP PHÁP LÝ
TRONG NHữNG NĂM QUA ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

2.1.1.


Số lƣợng luật sƣ tham gia trợ giúp pháp lý . Error! Bookmark not defined.


2.1.2.

Thực trạng chất lƣợng trợ giúp pháp lý của Luật sƣError! Bookmark not defined.

2.2.

Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sưError! Bookmark not defined

2.3.

Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến vai trò, sự tham gia của Luật sư trong việc
tham gia trợ giúp pháp lý ................................................. Error! Bookmark not defined.

2.3.1.

Hạn chế bất cập của Luật luật sư ......................................... Error! Bookmark not defined.

2.3.2.

TRÌNH Độ NĂNG LựC CủA MộT Số LUậT SƢ CÒN HạN CHế

ERROR!

BOOKMARK NOT DEFINED.
2.3.3.


NGUYÊN NHÂN DO Ý THứC, TRÁCH NHIệM CủA MộT Số LUậT SƢ
ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

2.3.4.

NGUYÊN NHÂN DO CÁC CƠ QUAN TIếN HÀNH Tố TụNG, NGƢờI
TIếN HÀNH Tố TụNG

ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA ĐOÀN
LUẬT SƯ, LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘ NG TRỢ GIÚ P PHÁ P LÝ Error! Bookmark not defined.

3.1.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lýError! Bookmark not defined

3.2.

Phát triển về số lƣợng và chất lƣợng luật sƣError! Bookmark not defined.

3.3.

Nâng cao chất lƣợng luật sƣ tham gia trợ giúp pháp lýError! Bookmark not defin

3.4.

Kịp thời khen thƣởng những luật sƣ làm tốt công việc đƣợc
giao ............................................................. Error! Bookmark not defined.


3.5.

Giải pháp đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tạo
điều kiện thuận lợi cho luật sƣ tham gia bào chƣ̃a Error! Bookmark not defined.

3.6.

Giải pháp về tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc,
chế độ đãi ngộ ............................................ Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN

ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHXHCN:

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩ a

ICCPR:

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị (1966)

TGPL:


Trợ giúp pháp lý

UDHR:

Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948)


MỞĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện chủ trƣơng của Đảng về việc "cần phải mở rộng loại hình tư
vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớp
nhân dân... nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để
hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật", ngày 06/9/1997, Thủ
tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg về việc thành lập tổ chức
trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo và đối tƣợng chính sách. Đây là văn bản pháp
lý đầu tiên và có hiệu lực cao nhất về lĩnh vực trợ giúp pháp lý, tạo cơ sở pháp
lý cho việc hình thành và phát triển hệ thống trợ giúp pháp lý ở nƣớc ta.
Công tác trợ giúp pháp lý sau 17 năm hình thành và phát triển đã đạt đƣợc
những kết quả quan trọng: 63 Trung tâm, 199 Chi nhánh với 1.244 biên chế trong
đó có 483 là Trợ giúp viên pháp lý (trung bình mỗi Trung tâm có 08 Trợ giúp viên
pháp lý) và 8.980 cộng tác viên trong đó có 1.055 luật sƣ chiếm 11,7%. Từ khi
mạng lƣới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đƣợc thành lập đến nay, tổng số vụ
việc trợ giúp pháp lý đã đƣợc thực hiện là là 1.825.178 vụ việc trợ giúp đƣợc cho
1.891.425 đối tƣợng, trung bình mỗi năm đã có trên 100 nghìn vụ việc đƣợc thực
hiện, để đáp ứng đƣợc nhu cầu này thì số lƣợng Trợ giúp viên pháp lý hiện nay của
các Trung tâm là không đủ đặc biệt là số lƣợng vụ việc tham gia tố tụng và đại diện
ngoài tố tụng của ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý ngày càng tăng. Không chỉ dừng lại
ở việc tranh tụng tại Tòa án đối với các vụ án hình sự, hoạt động tham gia tố tụng
của tổ chức trợ giúp pháp lý còn đƣợc hiểu là việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho các đƣơng sự trong vụ án dân sự, lao động... đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ

pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW: "Nghiên cứu thực hiện và phát triển
các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động


thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình". Việc
có mặt của Trợ giúp viên pháp lý hay luật sƣ là cộng tác viên của tổ chức trợ giúp
pháp lý tại phiên tòa, trong quá trình tố tụng là điều vô cùng cần thiết nhằm góp
phần đem lại những phán quyết phù hợp với pháp luật cho mỗi ngƣời dân đặc biệt
là những nhóm ngƣời yếu thế trong xã hội. Đồng thời, luật sƣ tham gia hoạt động
trợ giúp pháp lý đã thể hiện đƣợc chức năng xã hội nghề nghiệp của luật sƣ trong
việc góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, quyền, lợi
ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng
Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh.
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, từ thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý
của luật sƣ cũng bộc lộ những khó khăn, hạn chế, yếu kém làm ảnh hƣởng đến hiệu
quả của hoạt động này. Vì vậy, cần nghiên cứu một cách đầy đủ các yếu tố tác
động hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sƣ nhƣ: số lƣợng luật sƣ nói chung và số
lƣợng luật sƣ tham gia trợ giúp pháp lý tại một số địa phƣơng còn thấp, chất lƣợng
luật sƣ chƣa cao, kinh phí bảo đảm cho hoạt động này còn nhiều thiếu thốn và hạn
chế chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ... Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, việc
nghiên cứu đề tài: "Trợ giúp pháp lý của luật sư theo pháp luâṭ Viê ̣t Nam" là yêu
cầu khách quan, cần thiết cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao
hiệu quả của luật sƣ trong hoạt động trợ giúp pháp, góp phần xây dựng nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
2. Tình hình nghiên cứu
Trợ giúp pháp lý là nhiệm vụ quan trọng hệ thống chính trị trong đó ngành
Tƣ pháp giữ vai trò trung tâm. Việc ban hành chính sách trợ giúp pháp lý và triển
khai chính sách này trên thực tế đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà
nƣớc đối với ngƣời nghèo và đối tƣợng chính sách trên phƣơng diện pháp luật, bảo



vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đánh dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc của công cuộc
xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam - xóa đói giảm nghèo về cả vật chất và tinh thần,
tạo điều kiện cho ngƣời chịu thiệt thòi trong xã hội đƣợc bình đẳng tiếp cận với
pháp luật, công bằng trƣớc pháp luật.
Đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu tiến sĩ, thạc sĩ, đề tài cấp Bộ và các
bài báo, tạp chí, chuyên đề nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến lĩnh vực trợ giúp pháp lý, cụ thể nhƣ sau:
Luận án tiến sĩ Luật học "Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt
Nam trong điều kiện đổi mới" của Tạ Thị Minh Lý. Luận án đã tập trung nghiên
cứu cơ sở lý luận, pháp lý của điều chỉnh pháp luật và điều chỉnh pháp luật về trợ
giúp pháp lý; thực trạng điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý và phƣơng hƣớng
hoàn thiện việc điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý trong điều kiện đổi mới.
Luận văn thạc sĩ Luật học: "Hoàn thiện pháp luật về người thực hiện trợ
giúp pháp lý ở Việt Nam" của Vũ Hồng Tuyến. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ
sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý, từ đó có các
giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý.
Luận văn thạc sĩ Luật học "Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý" của Phan
Thị Thu Hà. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền
đƣợc trợ giúp pháp lý và các giải pháp nhằm bảo đảm quyền đƣợc trợ giúp pháp lý
của ngƣời dân.
Luận văn thạc sĩ Luật học "Phát triển trợ giúp pháp lý ở cơ sở" của Đặng
Thị Loan. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về các mô hình
trợ giúp pháp lý ở cơ sở và đƣa ra các giải pháp để phát triển mô hình trợ giúp
pháp lý ở cơ sở.
Luận văn thạc sĩ Luật học "Chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt


Nam" của Phạm Quang Đại. Luận văn đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề

chất lƣợng hoạt động trợ giúp pháp lý cũng nhƣ làm rõ thực trạng chất lƣợng trợ
giúp pháp lý hiện nay và quan điểm, giải pháp nâng cao chất lƣợng trợ giúp pháp
lý.
Luận văn thạc sĩ Luật học "Pháp luật về Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam"
của Nguyễn Thị Mận. Luận văn nghiên cứu lý luận, pháp lý về trợ giúp pháp lý và
tổ chức, hoạt động của Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam từ đó làm rõ vị trí, vai trò
và ý nghĩa của Quỹ, đƣa ra các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của
Quỹ.
Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Luâ ̣t ho ̣c “Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam
hiê ̣n nay” của Nguyên Anh Minh . Luâ ̣n văn đã có nghiên cƣ́u chuyên sâu về

các

quy đinh
̣ pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam hiê ̣n hành , tổ chƣ́c Luâ ̣t sƣ và t ổ chức lu ật sƣ ở Việt
Nam.
Luận văn thạc sĩ Luật học “Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt
Nam hiện nay” của Trần Thị Việt Hà. Luận văn đã có những đánh giá và nghiên
cứu chung về tình hình hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian qua.
Các công trình trên đã nghiên cứu các mặt, khía cạnh khác nhau của hoạt
động trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, đến nay vấn đề đánh giá vị trí, vai trò của luật sƣ
trong hoạt động trợ giúp pháp lý vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên
sâu, toàn diện và tổng thể về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, với đề tài "Hoạt động trợ
giúp pháp lý của Luật sư ở Việt Nam hiện nay", tác giả luận văn sẽ đi sâu phân tích
làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần tìm ra
giải pháp, định hƣớng phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sƣ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về vị



trí, vai trò của luật sƣ trong hoạt động trợ giúp pháp lý, trên cơ sở đó đánh giá
chính xác nhất về giá trị của luật sƣ trong hoạt động trợ giúp pháp lý để từ đó đƣa
ra định hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả của luật sƣ trong hoạt động trợ giúp pháp lý
trong thời gian tới.
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu các nội dung sau đây:
- Các khái niệm, đặc điểm hoạt động trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp
pháp lý của luật sƣ theo pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam
- Phân tích đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý của
luật sƣ ở Việt Nam trong thời gian qua, phát hiện những hạn chế, khó khăn, vƣớng
mắc, bất cập và nguyên nhân để có giải pháp hoàn thiện. Nghiên cứu quan điểm
đổi mới, hoàn thiện hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sƣ ở Việt Nam. Đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sƣ trong thời
gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trợ giúp pháp lý là một lĩnh vực tƣơng đối rộng, bao gồm nhiều khái niệm,
đối tƣợng, phƣơng thức, phạm vi, mô hình tổ chức, quản lý nhà nƣớc... về trợ giúp
pháp lý, do đó cần nhiều công trình nghiên cứu với quy mô và thời gian thích hợp.
Về phần đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về các quy định pháp luật, các chính
sách của Nhà Nƣớc liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý của luâ ̣t sƣ , thƣ̣c tế
hoạt động trơ ̣ giúp pháp lý và các giải pháp đề xuấ t

nhằ m nâng cao hiê ̣u quả trợ

giúp pháp lý của Luật sƣ ở Việt Nam, cùng với đó là một số mô hình , kinh nghiê ̣m
trơ ̣ giúp pháp lý của Luâ ̣t sƣ ở mô ̣t số quố c gia trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu
- Về địa điểm: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về trợ
giúp pháp lý của Luật sƣ ở Việt Nam, cụ thể qua một số ví dụ thực tiễn tại thành



phố Hải Phòng
- Về thời gian: trong khoảng thời gian 8 năm (2009 – 2016).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật, những quan điểm của Đảng về hoạt
động tƣ pháp nói chung và hoạt động trợ giúp pháp lý nói riêng. Các văn kiện của
Đảng, Hiến pháp, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Luật sƣ và các văn bản hƣớng dẫn
thi hành.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của triết
học Mác - Lênin là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng
các phƣơng pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. Đồng thời, tác
giả còn sử dụng phƣơng pháp khai thác và sử dụng các tƣ liệu thực tiễn, các nghiên
cƣ́u, kết quả khảo sát để hoàn chỉnh luận văn.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn sẽ nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về vai trò của luật
sƣ trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Trên cơ sở đó đƣa ra một số giải pháp, khuyến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả của luật sƣ trong hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt
Nam trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thiết thực cả về phƣơng diện lý
luận cũng nhƣ thực tiễn về vấn đề hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sƣ ở Việt
Nam hiện nay. Luận văn đã nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về cơ sở lý luận,
pháp lý về trợ giúp pháp lý nói chung và hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sƣ nói
riêng; đánh giá đúng những kết quả đã đạt đƣợc của luật sƣ trong hoạt động trợ


giúp pháp lý, cũng nhƣ phát hiện những khó khăn, hạn chế, tồn tại làm ảnh hƣởng
đến hoạt động này của luật sƣ; từ đó đƣa ra những định hƣớng, giải pháp nhằm
nâng cao hoạt động này.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo

cho các hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sƣ trong thời gian tới. Đồng thời, luận
văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo và nghiên
cứu.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Trợ giúp pháp lý và vai trò của luật sƣ trong hoạt động trợ giúp
pháp lý.
Chương 2: Thực trạng Trợ giúp pháp lý của Luật sƣ ở Việt Nam.
Chương 3: Mô ̣t số giải pháp nhằ m nâng cao vai trò , trách nhiệm của Đoàn
Luâ ̣t sƣ, Luâ ̣t sƣ trong hoa ̣t đô ̣ng trơ ̣ giúp pháp lý.


Chương 1
TRỢ GIÚ P PHÁ P LÝ VÀ VAI TRÒ CỦ A LUẠ T SƯ
TRONG TRỢ GIÚ P PHÁ P LÝ
1.1. Trợ giúp pháp lý
1.1.1. Khái niệm trợ giúp pháp lý
Thuật ngữ "trợ giúp pháp lý" xuất phát từ tiếng Anh là "Legal aid” đƣợc sử
dụng phổ biến từ giữa thế kỷ 20 (Theo Từ điển Anh - Việt của tác giả Lê Khả Kế,
Nxb Khoa học xã hội, 1997). Ngoài ra, trong một số tài liệu khác dịch "Legal aid"
là "hỗ trợ pháp luật ", "hỗ trợ pháp lý " hoặc "hỗ trợ tƣ pháp ". Nhìn chung, có rất
nhiều cách gọi khác nhau về thuật ngữ này nhƣng hiê ̣n nay thuâ ̣t

ngƣ̃ “ trơ ̣ giúp

pháp lý” là thuật ngữ đƣợc sử dụng phổ biến nhấ t và đƣợc ghi nhâ ̣n trong các văn
bản quy phạm pháp luật của nƣớc ta.
Theo Đại Từ điển tiếng Việt - Nguyễn Nhƣ Ý, Nxb Văn hóa - Thông tin,
1999 thì "Trợ giúp" là "sự giúp đỡ, bảo trợ, hỗ trợ, giúp cho ai việc gì, đem cho ai

cái gì đang lúc khó khăn, đang cần đến" [37]. Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam Nguyễn Lân, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh thì “trợ giúp” là góp sức hoặc góp tiền
cho một ngƣời hoặc vào một việc chung, giúp làm hộ mà không lấy tiền công. Với
Từ điển tiếng Việt của Nxb Khoa học xã hội, 1994 thì thuật ngữ "trợ giúp" đƣợc
hiểu là "giúp đỡ". Thuật ngữ "giúp đỡ" lại đƣợc giải thích theo nghĩa tích cực là
giúp để làm giảm bớt khó khăn, nghĩa là làm cho ai một việc gì đó hoặc cho ai cái
gì đó mà ngƣời ấy đang cần. Cái đang cần ở đây là "pháp lý" theo nghĩa rộng của
từ này. Thuật ngữ "pháp lý" đƣợc hiểu là lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật.
Trợ giúp pháp lý là một loại hoạt động phúc lợi xã hội đã có lịch sử trên 500


năm nay và đƣợc bắt nguồn tại Anh từ thế kỷ XV - XVI. Cùng với xu hƣớng phát
triển của nhiều quốc gia châu Âu, tƣ duy về quyền đƣợc trợ giúp pháp lý trở thành
trào lƣu chung, trợ giúp pháp lý gắn với khái niệm "luật cho người nghèo". Tuy
nhiên, ở mỗi quốc gia, quan niệm về trợ giúp pháp lý cũng có sự khác nhau, phụ
thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nƣớc.
- Theo pháp luật của Anh và xứ Wales thì "trợ giúp pháp lý là giúp đỡ pháp
lý cho những người không có khả năng chi trả cho việc tư vấn, hỗ trợ và đại diện
pháp lý" [21].
- Theo quan niệm của Đức thì "trợ giúp pháp lý là giúp đỡ một phần hoặc
toàn bộ tài chính cho những người không có khả năng thanh toán cho các chi phí
về tư vấn pháp luật, đại diện hoặc bào chữa trước Tòa án" [21].
Qua nhƣ̃ng quy đinh
̣ chung có thể thấ y hoa ̣t đô ̣ng TGPL là

mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng

vƣ̀a mang tí nh kinh tế, nhân đạo và vƣ̀a mang tiń h pháp lý . Tính kinh tế và tính
nhân đạo thể hiện ở chỗ hoạt động này nhằm giúp đỡ cho những đối tƣợng không
có khả năng tài chính hoặc khó khăn về tài chính để chi trả cho các chi phí khi tiếp
cận với các dịch vụ pháp lý. Tính pháp lý thể hiện thông qua sƣ̣ giúp đỡ , hỗ trợ về

các vấn đề có liên quan đến pháp luật nhƣ tƣ vấn pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích
đƣợc pháp luật quy định.
Ở Việt Nam, thuật ngữ "trợ giúp pháp lý" đƣợc sử dụng trong sách báo từ
năm 1995, khi bắt đầu có đầu tƣ nghiên cứu xây dựng Dự án về phát triển hoạt
động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam và đã đƣợc sử dụng chính thức trong Quyết định
số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ
giúp pháp lý cho ngƣời nghèo và đối tƣợng chính sách. Đến nay, đã có cả một hệ
thống văn bản pháp luật nhắc đến thuật ngữ "trợ giúp pháp lý".
Nhìn chung, khái niệm trợ giúp pháp lý thể hiện đƣợc mục đích, ý nghĩa, nội
dung cơ bản, đối tƣợng phục vụ và tính chất đặc thù của hoạt động này nhằm phân


biệt với các hoạt động nghiệp vụ pháp lý khác. Theo nghĩa rộng, trợ giúp pháp lý
đƣợc hiểu là sự giúp đỡ miễn phí các dịch vụ pháp luật của Nhà nƣớc và xã hội cho
ngƣời nghèo, ngƣời đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi và một số đối tƣợng khác do
pháp luật quy định thông qua hoạt động tƣ vấn pháp luật, đại diện, bào chữa, kiến
nghị giải quyết vụ việc và tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm
bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng trong tiếp cận pháp luật, góp phần thực hiện
công bằng xã hội. Theo nghĩa hẹp, trợ giúp pháp lý đƣợc hiểu là sự giúp đỡ các
dịch vụ pháp luật miễn phí cho các đối tƣợng nhất định do các tổ chức trợ giúp
pháp lý của Nhà nƣớc thực hiện theo lĩnh vực, phạm vi trợ giúp mà pháp luật quy
định.
Luật trợ giúp pháp lý đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu
lực thi hành từ 01/01/2007 tại Điều 3 đã đƣa ra khái niệm về trợ giúp pháp lý:
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho
ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp
luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý,
bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm
pháp luật [31, Điều 3].

Có thể nói, khái niệm trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý đã thể hiện
đầy đủ, toàn diện những thuộc tính chung, bản chất của hoạt động trợ giúp pháp lý
ở Việt Nam.
Một là, Nhà nƣớc và xã hội cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho
ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý nhằm giúp họ có kiến thức pháp luật để tự mình thực
hiện các quyền, nghĩa vụ đƣợc pháp luật quy định hoặc sử dụng pháp luật để bảo
vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.


Hai là, việc giúp đỡ đó là nhằm bù đắp cho những ngƣời đƣợc trợ giúp
pháp lý những thiếu hụt trong cuộc sống do địa vị xã hội hoặc tình trạng pháp lý
của họ mang lại. Mà chính địa vị xã hội hoặc tình trạng pháp lý mà họ không có
khả năng tự mình thực hiện hoặc không có điều kiện tiếp cận với pháp luật .
Ba là, sự giúp đỡ đó đƣợc thực hiện xuất phát từ trách nhiệm của Nhà nƣớc
đối với công dân, trách nhiệm của xã hội đối với các thành viên trong cộng đồng,
đặc biệt là nhóm các đối tƣợng yếu thế.
Từ nhƣ̃ng nghiên cƣ́u về trợ giúp pháp lý của các nƣớc trên thế giới và ở
Việt Nam, hoạt động trợ giúp pháp lý có thể đƣợc hiểu là:
[…] hoạt động của các chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý theo
quy định nhằm cung cấp cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho ngƣời
đƣợc trợ giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình,
nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;
góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm
công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam
Bên ca ̣nh nhƣ̃ng tính chấ t chung của TGPL , trơ ̣ giúp pháp lý ta ̣i Viê ̣t Nam
còn mang những đặc điểm riêng
1.1.2.1. Người được trợ giúp pháp lý
Ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý đƣơ ̣c hiể u là ngƣời đƣợc hƣởng các dịch vụ
trợ giúp pháp lý miễn phí. Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa và tính chất của hoạt

động trợ giúp pháp lý, không phải tất cả mọi ngƣời dân đều đƣợc hƣởng dịch vụ
trợ giúp pháp lý mà chỉ có những nhóm đối tƣợng yếu thế trong xã hội đƣợc
hƣởng dịch vụ này. Theo Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 và Nghị định số
07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ và pháp luật hiện hành, những


đối tƣợng sau đây đƣợc hƣởng trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nƣớc:
- Người thuộc hộ nghèo: Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 07/NĐ-CP
thì ngƣời nghèo là ngƣời thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật. Theo
Điều 1 Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 thì hộ
nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời từ 400.000
đồng/người/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống và hộ nghèo ở thành
thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/ người/ tháng (6.000.000
đồng/người/năm) trở xuống. Hiện nay, theo chuẩn nghèo mới, cả nƣớc có
khoảng 17 – 18% dân số cả nƣớc là ngƣời nghèo.
- Người có công với cách mạng:
+ Ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc Tổng khởi nghĩa ngày 19/08/1945;
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân, Anh
hùng Lao động;
+ Thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh;
+ Ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
+ Ngƣời hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,
đày;
+ Ngƣời hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm
nghĩa vụ quốc tế;
+ Ngƣời có công giúp đỡ cách mạng đƣợc Nhà nƣớc tặng Kỷ niệm chƣơng
"Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nƣớc"…;
+ Cha, mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ dƣới 18 tuổi; ngƣời có công
nuôi dƣỡng liệt sĩ.



- Người già cô đơn không nơi nương tựa: là ngƣời từ đủ 60 tuổi trở lên sống
độc thân và không có nơi nƣơng tựa.
- Người khuyế t tật : là ngƣời bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hoă ̣c bi ̣suy giảm chƣ́c năng đƣơ ̣c biể u hiê ̣n dƣới da ̣ng tâ ̣t khiế n cho lao đô ̣ng sinh
hoạt, học tập gặp khó khăn. Theo Luâ ̣t ngƣời khuyế t tâ ̣t năm 2010 thì ngƣời khuyết
tâ ̣t có quyề n đƣơ ̣c trơ ̣ giúp pháp lý miễn phí
- Trẻ em không nơi nương tựa: đƣợc trợ giúp pháp lý là ngƣời dƣới 16 tuổi
không nơi nƣơng tựa.
- Người dân tộc thiểu số: thƣờng xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
- Nạn nhân bị mua bán: là ngƣời bị xâm hại bởi hành vi mua, bán ngƣời.
Theo Luật Phòng, chống mua bán ngƣời năm 2011 thì nạn nhân bị mua bán đƣợc
trợ giúp pháp lý miễn phí.
- Các đối tượng khác: đƣợc trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều ƣớc quốc
tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Công ƣớc quốc tế về
quyền trẻ em năm 1989, Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp giữa Việt Nam với Trung
Quốc, Ucraina, Pháp, Mông Cổ…).
1.1.2.2. Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý
Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý là các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt
động trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: Theo Luật trợ giúp pháp lý, tổ chức
thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: (i). Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
là Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nƣớc (là đơn vị thuộc Sở Tƣ pháp tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ƣơng, chịu sự quản lý nhà nƣớc của Sở Tƣ pháp, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, sự quản lý, chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,


nghiệp vụ của Bộ Tƣ pháp), (ii). Các Chi nhánh của Trung tâm trơ ̣ giúp pháp

lý.
Các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm:
+ Tổ chức hành nghề luật sƣ (Văn phòng luật sƣ, Công ty luật theo quy định
của pháp luật về luật sƣ);
+ Tổ chức tƣ vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị
xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức
tƣ vấn pháp luật).
1.1.2.3. Ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý
Ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý là ngƣời cung cấp dịch vụ pháp lý cho
ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Theo Điều 20, Luật trợ
giúp pháp lý thì ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý gồm có Trợ giúp viên pháp lý,
cộng tác viên trợ giúp pháp lý, luật sƣ, tƣ vấn viên pháp luật.
- Trợ giúp viên pháp lý
Trợ giúp viên pháp lý là viên chức của Trung tâm đƣợc Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm và cấp thẻ. Để trở thành Trợ giúp viên pháp lý, viên
chức của Trung tâm phải có bằng Cử nhân luật, có Chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ
trợ giúp pháp lý sau khi đã hoàn thành khóa bồi dƣỡng nghề luật sƣ (hiện đang là
06 tháng); có thời gian làm công tác pháp luật từ 02 năm trở lên; có phẩm chất đạo
đức tốt và có đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Tƣ pháp (2002), Quyết định số 356b/2002/QĐ-BTP ngày 05/8/2002 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy tắc mẫu về đạo đức nghề
nghiệp luật sư, Hà Nội.


2.


Bộ Tƣ pháp (2012), Báo cáo số 46/BC-BTP ngày 06/3/2012 về việc tổng kết
5 năm thi hành Luật Luật sư, Hà Nội.

3.

Bộ Tƣ pháp (2013), Báo cáo số 03/BC-HĐPHLN ngày 03/01/2013 sơ kết 05
năm triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP- BCABTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12 hướng dẫn áp dụng một số quy định
về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, Hà Nội.

4.

Bộ Tƣ pháp (2014), Báo cáo số 77/BC-BTP ngày 26/3/2014 sơ kết 02 năm
triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

5.

Bộ Tƣ pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa
án nhân dân tối cao (2007), Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP- BCABTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy
định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, Hà Nội.

6.

Chính phủ (1997), Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và
đối tượng chính sách, Hà Nội.

7.

Chính phủ (2007), Nghị định số 07/2007/ND-CP ngày 12/01/2007 quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật trợ giúp pháp lý, Hà Nội.

8.

Chính phủ (2008), Quyết định số 792?QĐ-TTg ngày 23/6/2008 về việc phê
duyệt Đề án: Quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và
Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2015, Hà
Nội.

9.

Chính phủ (2011), Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt
Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

10.

Cục TGPL (2011), Báo cáo kết quả 03 năm (2009-2011) triển khai thực hiện


Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc TGPL, Hà Nội.
11.

Cục TGPL (2011), Báo cáo sơ kết 05 năm (2006-2011) triển khai thi hành
luật TGPL, Hà Nội.

12.

Cục TGPL (2013), Chế định luật sư nhà nước ở một số nước,
.


13.

Cục Trợ giúp pháp lý – Bộ Tƣ pháp (2008), 10 năm hoạt động trợ giúp pháp
lý ở Việt Nam, hướng phát triển, In tại Công ty Thiết kế và Thương mại
Thắng lợi, Hà Nội.

14.

Phan Hà, Thu Hiền (2015), Thực trạng chất lượng, quản lý chất lượng vụ việc
trợ giúp pháp lý hiện nay và một số kinh nghiệm quốc tế trong quản lý chất
lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, .

15.

Trần Thị Việt Hà (2015), “Hoạt động trợ giúp pháp lý của Luật sư ở Việt
Nam hiện nay”, Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Luâ ̣t học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội.

16.

Nguyễn Hữu Hải , Lê Văn Hoà (2010), “Tiêu chí đánh giá chất lƣợng cung
ứng dịch vụ công tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc”, Tạp chí tổ chức nhà
nước, (3).

17.

Ngô Văn Hiệp (2014), “Lịch sử hình thành và phát triển thiết chế luật sƣ tại
Việt Nam”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, (7).


18.

Lê Khả Kế (1997), Từ điển Anh - Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

19.

Liên Hiệp Quốc (1948), Tuyên ngôn quyền con người, ngày mùng
10/12/1948.

20.

Liên hợp quốc (1982), Công ước quốc về các quyền dân sự và chính trị.

21.

Trần Huy Liệu, Chuyên đề: Pháp luật về trợ giúp pháp lý và luật sư tham
gia thực hiện trợ giúp pháp lý, Http://www. hoiluatgiavn.org.vn.


22.

Đặng Thị Loan (2009), Phát triển trợ giúp pháp lý ở cơ sở, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

23.

Đào Dƣ Long (2013), Chất lượng trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

24.


Nguyên Anh Minh (2010), Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Viê ̣t Nam
hiê ̣n nay, Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Luâ ̣t ho ̣c, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

25.

Trần Minh Nghĩa (2015), Hải Phòng: Tổng kết 08 năm triển khai thi hành
Luật Trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý thành phố Hải Phòng,
.

26.

Trần Minh Nghĩa (2016), Khởi sắc từ công tác phối hợp liên ngành về trợ
giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, Trung tâm trợ giúp pháp lý thành phố
Hải Phòng, .

27.

Đào Thị Hồng Nhung (2014), Hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý qua thực tiễn ở thành phố Hải Phòng, Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Luâ ̣t ho ̣c, Khoa Luật
- Đại học Quốc gia Hà Nội.

28.

Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

29.

Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.

30.


Quốc hội (2006), Luật Luật sư (sửa đổi bổ sung năm 2012), Hà Nội.

31.

Quốc hội (2006), Luật Trợ giúp pháp lý, Hà Nội.

32.

Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

33.

Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.

34.

Thanh Trịnh (2015), Luật sư trong tiến trình đổi mới công tác trợ giúp pháp
lý, .


35.

Nguyễn Văn Tuân (2012), Một số vấn đề về luật sư và nghề luật sư, Nxb Tƣ
pháp, Hà Nội.

36.

Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh Luật sư, Hà Nội.


37.

Nguyễn Nhƣ Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa
Thông tin.



×