Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM sen năm hoc 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.37 KB, 30 trang )

VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

Contents


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

Phần I. MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thời đại chúng ta đang sống là thời đại diễn ra cuộc chạy đua quyết liệt
về khoa học −công nghệ giữa các quốc gia. Trong bối cảnh đó quốc gia nào
không phát triển được năng lực khoa học – công nghệ của mình thì quốc gia
đó khó tránh khỏi tụt hậu, chậm phát triển. Do đó một nền giáo dục tiên tiến
tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng đóng góp cho sự phát
triển năng lực khoa học – công nghệ quốc gia, thúc đẩy sự phát triền kinh tế
bền vững là cái đích mà tất cả các quốc gia đều hướng tới.
Một đất nước phát triển đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất,
nhân cách phù hợp với yêu cầu xã hội, có tinh thần trách nhiệm, phải năng
động sáng tạo, có kĩ năng giao tiếp... Đây cũng là vấn đề Đảng và nhà nước
ta rất quan tâm. Tại Hội nghị lần thứ 8 BCHTW khóa XI đã ra nghị quyết
NQ 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Phạm trù đổi mới
giáo dục rất rộng. Trong đó có đề cập tới nội dung đổi mới phương pháp dạy
học. Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới theo phương pháp phát huy
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Điều đó cũng vừa là một
động lực, vừa là trách nhiệm của mỗi người giáo viên trong tình hình giáo
dục luôn đổi mới và phát triển như hiện nay. Đổi mới phương pháp, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.


Việc áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại sẽ góp phần hình
thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Chính vì vậy, đòi hỏi
người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏi đề ra những biện pháp tích
cực trong quá trình giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy và học. Giáo
viên trở thành người tổ chức, thiết kế hoạt động, hướng dẫn học sinh tự
nghiên cứu nhằm phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo ở người học. Bên
cạnh nhiệm vụ trang bị những kiến thức và hiểu biết cần thiết, mỗi bộ môn ở
trường THCS còn phải rèn luyện cho học sinh những kĩ năng thực hành.
Sinh học là một trong những bộ môn khoa học có ở Trường THCS,
được thiết kế chủ yếu theo lôgic môn học ( theo trình tự Thực vật - Động vật
- Giải phẫu sinh lý người - Di truyền ).Việc xây dựng những bài học thực
hành dùng trong giảng dạy sinh học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đổi
2 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

mới phương pháp dạy học, góp phần gắn kết giữa lí thuyết với thực tiễn và
qua đó hình thành kĩ năng và phát triển năng lực của học sinh. Dạy học thực
hành ở phổ thông góp phần chuyển quá trình học thụ động sang chủ động,
đồng thời giáo viên phát triển các phương pháp dạy –học tích cực.
Sinh học là một môn học khoa học thực nghiệm, đây là môn học giúp
các em có cơ hội gần gũi và tiếp cận được với tự nhiên. Điều này rất quan
trọng đối với trẻ em ở thành phố và các đô thị hiện nay. Đối với trẻ em nông
thôn việc được trải nghiệm, tiếp xúc với tự nhiên hành ngày khiến các em có
những hiểu biết về tự nhiên rất phong phú. Nhưng đối với trẻ em thành phố
và ở các đô thị có thể nói kiến thức tự nhiên của các em còn rất hạn chế.
Chính vì vậy , đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, gắn lí
thuyết với thực hành ở môn Sinh học là cần thiết. Giáo viên là người có vai
trò chủ đạo, tìm ra những cách thức nhằm hướng dẫn học sinh tìm ra những

tri thức khoa học, hình thành các kĩ năng kĩ xảo. Nhưng làm thế nào để kỹ
năng được hình thành bằng con đường ngắn nhất, một cách chắc chắn, theo
đúng chuẩn mực? Để trả lời được điều đó thì quá khó khi thực hiện đối với
học sinh lớp 7, vì kỹ năng thực hành đòi hỏi phải cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
trong từng thao tác, mà các em ở tuổi này quá hiếu động trong trong mọi
công việc và các em còn nhút nhát khi cầm mẫu vật để thực hiện.
Chính vì các lí do trên nên tôi chia sẻ một số kinh nghiệm của mình khi dạy
Sinh học 7 “ VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG
VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7” với mong muốn giúp học sinh
nhận thức đúng hơn về môn Sinh học, biết thực hành và trình bày mẫu từ đó
các em yêu thích môn Sinh học hơn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Sáng kiến là một số chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân khi dạy thực hành
môn Sinh học 7. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn sinh học
7. Rèn kỹ năng thực hành sinh học lớp 7. Tạo hứng thú cho học sinh, giúp
học sinh tích cực hơn, yêu thích môn Sinh hơn.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng : Kĩ năng thực hành trong môn Sinh học lớp 7
- Phạm vi: Vận dụng một số kĩ năng thực hành trong dạy học môn Sinh
hoc 7.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2016- tháng 3 năm 2017

3 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Các bài thực hành động, tập tính vật không xương sống và động vật
có xương sống trong chương trình Sinh học lớp 7

- Phân tích hạn chế của các tiết thực hành động vật không,có xương
sống.
- Một số hướng khai thác thực hành động vật động vật không xương sống, có
xương sống qua đó có kĩ năng thực hành.
- Một số chú ý khi thực hiện các tiết thực hành động vật không xương sống,
có xương sống.
- Tổ chức thực nghiệm sư phảm để kiểm nghiệm hiệu quả việc sử dụng
phương pháp dạy học thực hành trong môn Sinh học 7.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Phương pháp thực hành giải phẫu động vật. Kĩ năng giải phẫu động
vật không xương sống, có xương sống. Kỹ năng sử dụng tranh vẽ.
- Phương pháp hướng dẫn hướng dẫn học sinh thực hành động vật
không xương, có xương sống, xem tập tính của động vật.
- Kinh nghiệm dạy các tiết thực hành.
- Tham khảo chuyên môn của đồng nghiệp.
- Phương pháp thống kê toán học, phân tích số liệu. Thực hiện và đối
chiếu kết quả thực hiện các tiết thực hành.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu vận dụng các kĩ năng dạy học thực hành một cách triệt để và hợp lí
trong dạy học môn Sinh học 7 sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
môn Sinh học 7.
7. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Vận dụng một số kĩ năng thực hành trong dạy học môn Sinh học
7
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4 / 30



VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

Phần II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
I.

CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Kĩ năng là gì?
Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức( khái niệm, cách thức, phương
pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới.
2. Thực hành là gì?
Làm để áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó
thực hành còn giúp tìm kiếm kiến thức mới, chứng minh kiến thức.
3. Tại sao phải cần kĩ năng thực hành
Các Mác đã từng nói “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời
mãi mãi xanh tươi”.Điều đó cho thấy ông đề cao vai trò của thực hành trong
quá trình học và muốn thực hành hiệu quả cần phải có các kĩ năng. Kỹ năng
thực hành là một kỹ năng rất quan trọng, đặc biệt trong thời đại ngày nay.
Rèn kỹ năng thực hành cho học sinh là một việc quan trọng trong dạy học,
góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, bằng những kinh nghiệm,
kết quả của nghiên cứu được kiểm nghiệm qua thực tế, từ đó rút ra được
những kinh nghiệm, kiến thức của bộ môn. Với việc thực hiện nội dung
chương trình sách giáo khoa hiện nay, phần thực hành được tăng cường về
thời lượng lẫn kỹ năng, kiến thức, yêu cầu các bài thực hành ngày càng cao.
Sử dụng phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính
chủ động sáng tạo của học sinh, thì việc giảng dạy theo phương pháp thực
hành là cần thiết. Về phương pháp, kĩ năng thực hành được đặc biệt chú

trọng, vì rằng nhờ thực hành học sinh sẽ sôi nổi hơn, tạo hứng thú học tập,
thông qua những kết quả mà học sinh quan sát, thí nghiệm, thực hành, các
em được lĩnh hội kiến thức. Nếu thực hành hoạt động theo nhóm giúp hình
thành kĩ năng hoạt động nhóm, tạo bầu không khí thân nhiện giữa học sinh
với giáo viên, học sinh với học sinh. Học sinh biết có trách nhiệm hơn trong
công việc. Vì vậy, để giúp các em có kỹ năng trong thực hành, đặc biệt là kỹ
năng thực hành phần động vật không xương sống, có xương sống và quan sát
băng hình để linh hội kiến thức,hình thành kĩ năng, sáng tạo.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Qua việc giảng dạy chương trình SGK Sinh học 7, việc rèn luyện cho
học sinh kỹ năng thực hành giải phẫu là cần thiết để làm cơ sở cho việc tiếp
tục rèn luyện kỹ năng thực hành ở bậc học cao hơn. Tuy nhiên khi thực hiện
5 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

hướng dẫn học sinh thực hành trong môn Sinh học lớp 7 thì bản thân nhận
thấy có những thuận lợi, khó khăn như sau:
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường cùng sự giúp đỡ nhiệt
tình và góp ý chân thành của anh, chị em đồng nghiệp.
- Trường có 3 giáo viên dạy bộ môn các anh chị cùng chuyên môn là
những giáo viện dạy giỏi nhiều năm.
- Trường được trang bị ĐDDH tương đối đầy đủ để phục vụ cho giảng
dạy và học tập.
- Đa số học sinh lớp 7A1, 7A4 ngoan hiền, lễ phép, tích cực phát biểu
xây dựng bài và có sự chuẩn bị tốt cho các tiết học.
- Bản thân được học tập, hướng dẫn của các thầy cô tại bộ môn Động
vật học trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Bản thân giáo viên luôn cố gắng tìm mọi phương pháp để hướng dẫn
các em thực hành tốt.
2. Khó khăn
- Đối tượng học sinh là trẻ em thành phố, bản thân các em vốn kiến
thức về tự nhiên rất hạn chế. Việc chuẩn bị cho học tập gặp rất nhiều khó
khăn.
- Học sinh coi trọng các môn thi tốt nghiệp hơn vì vậy mà chưa thích
thú với môn học.
- Trình độ học sinh có sự chênh lệch nhau không chỉ trong nhà trường
mà còn trong lớp học. Do đó học sinh thường không thể hoặc lúng túng hay
mất nhiều thời gian để thực hành giải phẫu.
- Một số học sinh còn thụ động, ít hoà đồng và ít tham gia chuẩn bị các
dụng cụ mẫu vật khi được phân công. Các em còn nhút nhát khi thực hành
giải phẫu.
- Từ những thuận lợi, khó khăn trên nên tôi mạnh dạn đưa ra phương
pháp tổ chức rèn học sinh có kỹ năng giải phẫu phù hợp với nhận thức của
từng học sinh để có thể hướng dẫn học sinh thực hành đạt hiệu quả cao.

6 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ NĂNG THỰC HÀNH TRONG
DẠY HỌC SINH HỌC 7
I.

-

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Đối với giáo viên
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm do đói đòi hỏi người giáo viên phải
có kiến thức thực tế vững chắc
Giáo viên dạy tiết thực hành phải có kiến thức, kĩ năng thực hành vững vàng.
Phải chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị và mẫu vật trước khi dạy tiết thực hành.
Trong quá trình thực hành giáo viên phải bao quát lớp tốt, kịp thời giúp đỡ
những học sinh yếu kém.
Hoạt động thực hành theo nhóm giáo viên cần nhắc nhở học sinh tránh tình
trạng ỷ lại của một số học sinh.
2. Đỗi với học sinh
- Đa số học sinh rất hào hứng khi được thực hành, khi tự tay mình trực
tiếp mổ động vật các em có được kỹ năng: mổ chính xác, thực hiện thao tác
nhanh, trình bày mẫu mổ đẹp – khoa học, các em được khám phá, được tự
trả lời các hoài nghi khoa học của mình, được củng cố kiến thức, nêu được
cấu tạo cơ thể động vật một cách chính xác.
* Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một số giáo viên chưa thật sự quan
tâm đến vấn đề này dẫn đến học sinh học tập chưa tốt vì:
+ Giờ học đạt hiệu quả không cao do giáo viên không bao quát được cả
lớp
+ Kỹ năng thực hành chưa tốt.
+ Ngại làm thực hành, khâu chuẩn bị bài, dụng cụ, đồ dùng học tập
chưa tốt.
+ Học sinh có ý thức học tập kém ngại tham gia thực hành, còn ỉ lại
trưởng nhóm làm việc.
+ Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên thời gian dành
cho công việc học tập ít.
+ Một số học sinh nhút nhát, lạ lẫm nên mất rất nhiều thời gian trong
quá trình giải phẫu.
Để một tiết thực hành sinh học đạt hiệu quả cao đòi hỏi không chỉ ở
người giáo viên tổ chức lớp mà phải biết bao quát lớp học sinh phải tích cực.

Tuy nhiên trong quá trình học, một số học sinh vẫn còn rụt rè, nhút nhát
không chịu tham gia tiến hành thực hành mà chỉ quan sát ỷ lại công việc cho
các bạn nhóm trưởng.
7 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

Với việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn sinh học, cấp trung
học cơ sở nhiều bài dạy lý thuyết lấy thời lượng các tiết này chuyển sang tiết
thực hành, chương trình mới tăng số tiết thực hành so với chương trình cũ.
Như vậy, tiết thực hành rất quan trọng trong truyền thụ kiến thức mới hay rèn
kỹ năng thực hành trong thực hành.
Tuỳ từng loại bài thực hành như:
* Thực hành tìm hiểu kiến thức mới: chủ yếu giúp cho học sinh biết tự
thiết kế một thí nghiệm, thực hành, biết quan sát, nhận xét kết quả, giáo dục
tính cẩn thận, tìm tòi, suy luận, từ đó rút ra được những khái niệm, kiến thức
mới.
VD : Bài 3: Quan sát một số động vật nguyên sinh, Bài 36: Quan sát
cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ.
* Thực hành rèn luyện kĩ năng thực hành: chủ yếu giúp học sinh chuẩn
bị tiêu bản, chuẩn bị mẫu vật cho một tiết thực hành, biết sử dụng thành thạo
dụng cụ thực hành, rèn luyện các thao tác thực hành chính xác, biết cách
quan sát mẫu vật.
Bài 15: Thực hành mổ và quan sát giun đất
* Thực hành thí nghiệm chứng minh: giúp học sinh qua kết quả của thí
nghiệm thực hành chứng minh được những khái niệm, nhận định, đã rút ra
được bằng cách suy luận, lý thuyết.
Bài 31: Cá chép.
* Thực hành củng cố kiến thức đã học: bài này được thực hành sau khi

học lý thuyết thường tiến hành vào cuối chương, giúp học sinh củng cố được
kiến thức đã học trong lý thuyết, tạo cho các em hiểu rõ, ghi nhớ các khái
niệm một cách chắc chắn.
Bài 16: Quan sát một số thân mềm. Bài 28: Thực hành xem băng hình
về tập tính của sâu bọ, Bài 45: Thực hành : Xem băng hình về đời sống tập
tính của chim. Bài 52: Xem băng hình về đời sống tập tính của thú.
II.

CÁC BIỆN PHÁP
1. Hướng đổi mới

- Để nâng cao chất lượng dạy học thì thầy và trò phải làm như thế nào?
Đây là vấn đề quan trọng cần giải quyết.
- Thật vậy, muốn dạy tốt để nâng cao chất lượng trong học tập của học
sinh, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ cho một tiết lên lớp, bên cạnh đó cần
phải để cho học sinh thực hành để các em khắc sâu kiến thức và phát huy
8 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

tính sáng tạo đồng thời có kỹ năng thực hành. Vì vậy tôi đưa ra một số nhiệm
vụ sau:
- Đối với giáo viên :
+ Trước khi lên tiết, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ thiết bị thực hành,
các thiết bị để ngăn lắp và dụng cụ thực hành được chia theo khay phân cho
từng cá nhân hoặc nhóm.
+ Trước khi hoạt động thực hành giáo viên cần nêu rõ mục đích, yêu
cầu của hoạt động và những lưu ý khi thực hành. Giáo viên nên phát cho các
nhóm hoặc cá nhân học sinh phiếu định hướng trong đó có mục đích, yêu

cầu, nhiệm vụ của cá nhân hoặc của nhóm những lưu ý khi thực hành.
+ Sau mỗi tiết học thực hành học sinh phải làm bài tập đánh giá.
- Đối với học sinh :
+ Học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản toàn diện có hệ thống về
giới động vật ở các phương diện: hình dạng, cấu tạo, phân loại đối với bài
thực hành giải phẫu.
+ Đối với bài thực hành xem tập tính học sinh phải nắm được kiến thức
cơ bản về hình dạng, cấu tạo, phân loại của loài đại diện, đa dạng của ngành
hoặc của lớp, biết được vị trí, vai trò của giới động vật đối với con người và
tự nhiên để từ đó các em biết bảo vệ động vật có ích.
+ Yêu cầu học sinh đọc nội dung thực hành trước khi lên lớp.
+ Có được kỹ năng: quan sát, giải phẫu, giải thích, nhận biết, phân biệt,
phân tích, nhận xét, vẽ hình.
+ Mỗi cá nhân học sinh học tiết thực hành phải có cuốn sổ thực hành và
ghi chép nội dung quan sát trong quá trình làm việc.
- Để hoàn thành nhiệm vụ trên thì giáo viên phải phối hợp các phương
pháp giảng dạy kết hợp với phương tiện trực quan, còn học sinh phải có trí
nhớ, tư duy trừu tượng, tính tự giác học tập và tự tay mình tiến hành thực
hành để khắc sâu kiến thức và phát huy tính sáng tạo.
2. Đổi mới trong dạy học tiết thực hành
a. Động vật không xương
- Với động vật có kích thước hiển vi:
+ Khi thực hành quan sát Động vật nguyên sinh Giáo viên cần phải xử lý vật
mẫu nhuộm màu để quan sát cấu tạo trong rõ, đầy đủ cấu tạo của các cơ quan
9 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

bên trong của động vật nguyên sinh, hướng dẫn học sinh kỹ năng quan sát và

vẽ hình vào vở thực hành.
+ Động vật không xương nhỏ:
Khi giải phẫu cơ thể nhỏ nên tiến hành dưới kính lúp
+ Động vật không xương lớn:
Khi mổ cần phải có bộ đồ giải phẫu phù hợp.
- Kĩ năng sử dụng đồ mổ và mổ:
+ Sử dụng theo đúng chức năng của từng loại dụng cụ giải phẫu, không sử
dụng tuỳ tiện.
+ Khi tiến hành giải phẫu, các thao tác đều phải chuẩn xác, phù hợp với từng
loại dụng cụ, tuyệt đối không xé, gỡ vật mẫu bằng tay
+ Việc gỡ các nội quan nhất thiết phải thực hiện trong nước, luôn ngập nước
+ Trong quá trình giải phẫu, gỡ các bộ phận tới đâu dùng ghim nhọn găm
chặt vào bàn mổ đến đó.
+ Phải sắp xếp, bố trí tất cả các chi tiết trên bàn mổ theo đúng vị trí, rõ ràng
và dễ nhận biết, cần tránh hiện tượng để các cơ quan nằm chồng chéo lên
nhau
b. Động vật có xương
- Kỹ thuật mổ
+ Chọn các đối tượng thực hành phù hợp, có kích thước cơ thể vừa phải,
đảm bảo giá tiền rẻ để mỗi học sinh có cơ hội thực hành. Giáo viên yêu cầu
học sinh ghi rõ yêu cầu kích thước, trọng lượng của mẫu mổ vào vở thực
hành.
+ Máu chảy ra phải tẩy rửa ngay, không để máu đọng vào các bộ phận khó
quan sát.
+ Phải luôn có một khăn lau khô để đảm bảo chỗ làm việc và tay luôn sạch
sẽ không ngại cầm bút ghi và vẽ hình.
- Kĩ thuật vẽ hình
+ Vẽ hình cẩn thận, vẽ bằng bút chì, ghi rõ chú thích tên của các cơ quan, bộ
phận. Các đường chỉ dẫn vào đúng bộ phận cần chỉ.
c. Xem băng hình tập tính

- Giới thiệu khái niệm về tập tính
10 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

- Phân loại tập tính động vật
- Đặc trưng tập tính của các ngành, các lớp.
- Giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học để học sinh trình bày kết quả trên lớp.
3. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá tiết thực hành
Với tiết thực hành nội dung không chỉ tập trung vào kiến thức còn có cả các
kĩ năng, các thao tác trong quá trình làm bài thực hành, thái độ của học sinh
trong quá trình làm việc.
Giáo viên phải có phiếu kiểm tra đánh giá tiết học thực hành nên gồm các
nội dung:
+ Tự nhận xét bản thân học sinh
+ Nhận xét của thành viên trong nhóm
+ Nhận xét của giáo viên
+ Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá.
+ Bài kiểm tra được phân hóa theo các mức độ: Biết, hiểu, vận dung (vận
dụng thấp và vận dụng cao), có phần nâng cao cho học sinh giỏi.
Trong đó câu hỏi kiểm tra đánh giá phải phân loại được học sinh, phải thể
hiện được sự vận dụng của lí thuyết giải quyết các tình huống trong thực tế
chứ không chỉ giới hạn trong nội dung khuôn khổ kiến thức sách giáo khoa.
4. Áp dụng thực tế dạy học
Ví dụ: BÀI 16. THỰC HÀNH MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT
* Thực hành rèn luyện kĩ năng thực hành: Đây là bài thực hành chủ
yếu giúp học sinh chuẩn bị tiêu bản, chuẩn bị mẫu vật cho một tiết thực hành,
rèn luyện các thao tác thực hành chính xác, biết cách quan sát mẫu vật.
+ Khi hướng dẫn cách tiến hành thực hành: Giáo viên sử dụng phương

pháp giảng giải để thuyết trình về cách tiến hành, hướng dẫn học sinh vận
dụng kiến thức đã học ở bài trước để hoàn thành bài thực hành.
+ Khi học sinh tiến hành thực hành: Giáo viên tổ chức cho học sinh
hoạt động nhóm để quan sát, hoàn thành phiếu học tập, vẽ hình.
+ Khi tổng kết: Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày, báo cáo kết quả,
thảo luận, nhận xét, bổ sung, rút ra kiến thức. Sau đó giáo viên tổng kết lại
kiến thức cho học sinh nắm.
+ Khi củng cố bài: Phiếu kiếm tra đánh giá.
11 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

GV nêu yêu cầu của tiết thực hành :
- Phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- Giáo viên phát phiếu định hướng nội dung thực hành cho các nhóm
- GV phân công việc cho học sinh.
- Yêu cầu HS nhận dụng cụ thực hành.
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS nhận dụng cụ thực hành.
Tiến trình thực hành:
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Biết được loài giun đất lớn phổ biến ở địa phương và nơi sống của
chúng để tìm bắt có hiệu quả phục vụ cho thực hành lâu dài ở trường
phổ thông.
- Quan sát được cấu tạo ngoài của giun đất: sự phân đốt, các vành tơ
trên đốt, đai sinh dục, lỗ miệng, lỗ hậu môn, lỗ sinh dục đực và cái, lỗ
nhận tinh, lỗ lưng.
- Thực hiện đúng các thao tác giải phẫu.

- Tìm thấy các cơ quan bên trong và ghi chú thích đúng kết quả trên bản
tường trình.
b. Kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng thực hành, quan sát mẫu vật động vật, phát triển kĩ năng
ghi chép kết quả thực hành.
- Sử dụng các dụng cụ mổ, sử dụng kính lúp quan sát.
2. Chuẩn bị
- HS: Phải đọc kĩ bài về giun đất, nắm vững cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của
giun đất.
Mẫu vật: loài giun khoang có kích thước lớn ở trong các vườn cây ăn
quả, nơi có đất ẩm và tơi.
- Giáo viên
+ Dụng cụ: khay mổ, bộ đồ mổ, lúp tay, ghim găm, khăn lau.
+ Tranh cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của giun đất .
3. Phương pháp
Thực hành
4. Tiến trình bài dạy
NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG THẦY

HOẠT ĐỘNG TRÒ

* Hoạt động 1: (10/) Tìm hiểu cấu tạo ngoài của giun đất
* Mục tiêu: Học sinh xác định được vòng tơ, mặt lưng, mặt bụng và đai
12 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7


sinh dục trên cơ thể giun đất ( mẫu thực)
I. Yêu cầu của giờ - Yêu cầu học sinh
thực hành:
những vấn đề cần thiết
- Kiến thức: Nhận về kiến thức và thao tác
biết các đặc điểm hình thực hành:
thái, cấu tạo trong (các - Xác định các nhóm,
hệ cơ quan)
vị trí làm thực hành.
- Thao tác thực + Yêu cầu nghiên cứu
hành: mổ trong nước.
SGK mục ▼ trang 56.
Trình bày cách xử lý
mẫu
II. Hoạt động thực
hành:

+ Nghiên cứu SGK +
trình bày.
Dùng hơi ête hay cồn
vừa phải để rửa sạch
giun đất để quan sát.

1) Cấu tạo ngoài:
+ Yêu cầu các nhóm + Đọc ∆ trang 57
dựa ▼ vào trang 57.
b) Quan sát cấu tạo SGK, thực hành như → Thực hiện theo
hướng dẫn.
ngoài
sau:

a) Xử lý mẫu:

. Xác định vòng tơ
. Xác định mặt lưng,
mặt bụng
- Tìm đai sinh dục. + Trả lời:
. Kéo giun trên giấy
+ Hỏi:
cứng nghe tiếng lạo
- Làm thế nào để quan
xạo → dùng kính lúp
sát được vòng tơ?
để quan sát.
- Dựa vào đặc điểm
. Dựa vào màu sắc: mặt
nào để xác định mặt
lưng có màu sẫm hơn.
lưng, mặt bụng?
- Trình bày cách xác
. Đặc điểm: Đai sinh
định lỗ lưng?
dục ở phía đầu, kích
- Tìm đai sinh dục, lỗ
thước lớn bằng 3 đốt
sinh dục dựa vào đặc
bình thường, hơi thắt
điểm nào?
lại, có màu nhạt hơn.
- Cử đại diện ghi nhận
13 / 30



VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

lại (các học sinh khác
theo dõi)
- Yêu cầu học sinh ghi
nhận lại các đặc điểm
như hình 16.1 để làm
thu hoạch.
→ Gọi 1 vài học sinh
phát biểu.
* Hoạt động 2: (21/) Cấu tạo trong
* Mục tiêu: Học sinh nắm được cách mổ ĐVKXS và xác định
được các hệ
cơ quan trong cơ thể.
2) Cấu tạo trong:

-Yêu cầu học sinh mổ - 1 học sinh đọc các
a) Cách mổ: (SGK) theo 4 bước như SGK học sinh thay nhau mổ
hướng dẫn ( hình 16.2) để nắm được thao tác.

→ GV giám sát, theo
b) Quan sát cấu dõi để nhắc nhở, hướng
tạo trong:
dẫn các học sinh cho
nhuần nhuyễn các thao
tác.

- Học sinh mổ giun

xong
→ Xác định các hệ cơ
quan trên mẫu mổ

- Yêu cầu xác định các
cơ quan (hệ thần kinh,
hệ tiêu hoá)
* Lưu ý:
+ Khi mổ ĐVKXS: - Học sinh ghi nhận
phải mổ ở mặt lưng và
phải nhẹ tay, đường
kéo ngắn, lách từ từ,
ngâm trong nước.
+Ở giun đất có thể
xoang chứa dịch →
liên quan đến di chuyển
- GV kiểm tra sản
phẩm của các nhóm
14 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

2. Kiểm tra đánh giá:
- Các nhoám báo cáo bài
làm của nhóm trên giấy
A1

theo qui định:


- Các nhóm ghi nhận
+ Chuần bị: giun đất lại theo qui định để làm
lớn, đúng theo qui cơ sở cho các bài thực
hành sau.
định: 1đ

Kiểm tra đánh giá + Mẫu mổ đẹp: 2đ
(Theo nội dung + Ý thức kỉ luật tốt: 1đ.
phiếu)
+ Thu hoạch:

Hình 16.1B, 16.3B
- Nhóm được chỉ định
mang mẫu mổ lên →
trình bày.

+ Vẽ hình đẹp: 1đ

→ Các nhóm khác
+ Chú thích đúng, đầy nghe để rút kinh
nghiệm.
đủ: 2đ
Trả lời đúng các câu
hỏi đánh giá 2đ
- Gọi 1-2 nhóm có mẫu
mổ đẹp lên trình bày lại
thao tác cho các nhóm
khác rút kinh nghiệm
PHIẾU ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP
Nội dung thực hành

Yêu cầu đạt được
1. Mục đích của bài thực hành
- Củng cố kiến thức đã học ở phần lí
thuyết bài 14.
- Hình thành, và rèn các kĩ năng thực
hành.
2. Nội dung thực hành
a. Quan sát hình dạng ngoài của giun đất
- Vị trí của các vòng tơ, các lỗ, đai sinh
dục,
- Vẽ hình và ghi chú thích cấu tạo ngoài
của giun đất.
- Vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi. Quan sát, xác định được màu sắc mặt
- Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng, mặt bụng.
lưng, mặt bụng?
Đếm số đốt, xác định được đai sinh dục,
15 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

- Trình bày cách xác định lỗ lưng?
vị trí lỗ lưng đầu tiên. Vị trí lỗ sinh dục
- Tìm đai sinh dục, lỗ sinh dục dựa vào đực cái, lỗ nhận tinh.
đặc điểm nào?
Vẽ hình và ghi chú thích cấu tạo ngoài.
b. Giải phẫu và quan sát nội quan của giun
đất.
• Giải phẫu giun đất


• Quan sát cấu tạo trong
Xác định vị trí, bộ phận cuả các hệ cơ
quan sau:
-

Xoang cơ thể
Hệ tiêu hóa.
Hệ sinh dục
Hệ thần kinh.
Yêu cầu mổ đúng mặt lưng để giữ được
chuỗi hạch thần kinh.
- Đặt giun đúng giữa khay mổ.
Mẫu mổ không được làm rách ruột.

Vẽ hình cấu tạo trong của giun đất, xác
định được các bộ phận của hệ tiêu hóa,
hệ thần kinh, hệ sinh dục .

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ XEM BĂNG HÌNH
(Trình bày trên giấy A1)
Tên nhóm:
Lớp:
Thành viên trong nhóm:
Nhiệm vụ được phân công
1.
2.
Các công việc nhóm đã thực hiện
16 / 30



VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

Kết quả: + Vẽ nghi chú thích cấu tạo trong của giun đất
Tự đánh giá kết quả hoạt động của nhóm

PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Họ và tên người đánh giá : ...............................................................................
Tự nhận xét: ......................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Nhóm :............................. Lớp:...................... Trường:....................................

ST
T

Họ và tên
thành viên

Nhiệt
tình
trách
nhiệm

Hợp tác,
tôn
Đưa ý
trọng,
kiến có
lắng

giá trị
nghe

Đóng
góp
vào sp
của
nhóm

Hiệu
quả
công
việc

Tổn
g
điểm

1
2
Chú ý: tối đa mỗi nội dung đánh giá là 2 điểm. Điểm này sau đó sẽ quy về hệ
1 điểm
Nhận xét đánh giá của giáo viên :
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Câu hỏi kiểm tra đánh giá
Câu 1: Hoàn thành phiếu phân tích cấu tạo ngoài của giun đất
Đặc điểm
Màu

sắc

Vị trí

Vẽ hình ghi chú thích cấu
tạo ngoài

Mặt lưng
Mặt bụng
17 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

Số đốt
Đai sinh dục
Vị trí lỗ lưng đầu tiên
Vị trí lỗ sinh dục cái
Vị trí lỗ sinh dục đực
Câu 2: Đai sinh dục và lỗ lưng có vai trò gì trong đời sống của giun đất?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Câu 3: Giun đất là loài lưỡng tính, thụ tinh chéo, có lỗ sinh dục đực, lỗ sinh
dục cái, lỗ nhận tinh. Vai trò của các lôc đó?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Câu 3: Tại sao cơ thể giun đất lại có màu hồng?

...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Câu 4: Dịch thể xoang có vai trò gì trong đời sống của giun đất?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------* Thực hành củng cố kiến thức đã học: bài này được thực hành sau khi
học lý thuyết thường tiến hành vào cuối chương, giúp học sinh củng cố được
kiến thức đã học trong lý thuyết, tạo cho các em hiểu rõ, ghi nhớ các khái
niệm một cách chắc chắn.
Ví dụ: BÀI THỰC HÀNH XEM BĂNG HÌNH
18 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

VỀ ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH CỦA CHIM
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức
- Học sinh nắm được về khái niệm tập tính của động vật và đặc trung của tập
tính di chuyển, kiếm ăn, sinh sản ở các loài chim.
- Nắm được vai trò của tập tính trong đời sống động vật và sự ảnh hưởng của
các nhân tố môi trường đối với các hoạt động của động vật.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng xem băng hình, ghi chép các nội dung thông tin chính của phim
cần học tập
- Rèn kĩ năng viết báo cáo thu hoạch
- Quan sát, phân tích hình vẽ

- Hợp tác nhóm
c. Thái độ:
- Yêu thiên nhiên và hứng thú bộ môn
- Vận dụng liên hệ kiến thức trong phim với kiến thức đã học đươc về lớp
chim.
2. CHUẨN BỊ:
- GV: Băng hình và máy chiếu
- Sưu tầm hình ảnh, video clip về đời sống, tập tính của các loài chim
- Giấy A1, ghim, bút dạ để học sinh báo cáo kết quả trước lớp.
- HS: Ôn lại bài 41,43,44, vở ghi chép
Tìm hiểu sách, tài liệu tham khảo liê quan tới đời sống và tập tính
của các loài chim
3. PHƯƠNG PHÁP:
Thực hành , nêu vấn đề, hợp tác nhóm
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Ổn định tổ chức
b. Nêu vấn đề:
Theo kế hoạch trong tiết này, chúng ta sẽ xem băng hình về đời sống và
tập tính của chim. Vậy trong tiết học này các em cần phải đạt được yêu cầu
gì trong quá trình xem video ?
NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG THẦY

HOẠT ĐỘNG TRÒ
19 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7


Giáo viên nêu yêu cầu bài học và nội dung của bài học. Phân công nhiệm
vụ của mỗi nhóm. Phát phiếu định hướng thực hành cho các nhóm.
a) Hoạt động 1: ( 10’) Quan sát tập tính di chuyển
b) Mục tiêu: Học sinh trình bày được khái niệm tập tính của động vật
Học sinh quan sát được các kiểu di chuyển như bay, leo trèo,
đi chạy, nhảy…
I. Tập tính di chuyển:
1. Khái niệm tập tính.
a. Khái niệm
Tập tính là một chuỗi
những phản ứng của
động vật trả lời kích
thích từ môi trường
(bên trong hoặc bên
ngoài cơ thể), nhờ đó
động vật thích nghi với
môi trường sống và tồn
tại

Giáo viên chiếu hình
- Quan sát hình
ảnh một số tập tính của
ảnh
chim có liên quan tới- Thảo luận nhóm trả lời
bài:
Tập tính làm tổ, chăm
sóc con.
(Chim sẻ tha rơm làm
tổ, chim bồ câu mớm
thức ăn cho con.)

Tập tính di chuyển.
(Bơi của vịt, bay của
đàn ngỗng trời)
Tập tính kiếm ăn
(Đại bàng săn mồi.)
Nguyên nhân nào dẫn
tới các hoạt động trên
của độn vật nói chung
và chim nói riêng?

Học sinh trả lời

Tập tính là gì ?
b. Phân loại
Tập tính bẩm sinh
Tập tính học được

GV : Nx, bổ sung.
Trong các tập tính trên
- Quan sát
tập tính nào sinh ra đã- Thảo luận nhóm, đại
có?
diện nhóm trả lời
20 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

GV nhận xét, bổ sung.
2 Bay và lượn:


- Quan sát

- Bay đập cánh: sẻ, bồ
câu, cú, quạ…

→ Nhớ lại các đặc
điểm kiểu bay → trả
lời.

- Bay lượn:
+ Tĩnh: Ưng
+ Động: Hải âu
3 Kiểu
khác:

di

chuyển - Mở máy cho học sinh
xem băng hình.
- Leo trèo: Gõ kiến, - Hỏi:
vẹt…
+ Kiểu bay đập cánh có
- Đi chạy: Đà điểu
ở những loài chim nào?
- Nhảy: Sẻ
+ Kiểu bay lượn?
- Bay, bơi: Vịt

+ Leo trèo? Đi chạy?


- Bơi lặn giỏi: Le le

+ Nhảy?

- Học sinh nêu được
như nội dung bài học

+ Bay – lặn giỏi?
- Mỗi kiểu di chuyển
tìm từ 2 dại diện trở
lên.
a) Hoạt động 2: ( 10/) Tập tính kiếm ăn của chim
b) Mục tiêu: Học sinh quan sát nhận biết được cách kiếm ăn và
những loại mồi.
II. Kiếm ăn:
- Thịt
Ăn chuyên
chết
- Hạt
- Quả

+ Những loài chim nào - Học sinh quan sát tìm
ăn chuyên?
ra 2 nhóm.
- Xác + Những loài nào ăn + Ăn chuyên:
tạp?
( thịt), đại bàng.

ưng


+ Thế nào là loài ăn + Ăn tạp: quạ, sẻ…..
chuyên? Ăn tạp?
(GV giảng cho học sinh → Các học sinh khác
rõ nếu các em, trả lời bổ sung.
không được)
21 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

→ Nhận xét, kết luận
a) Hoạt động 3:( 8/) Tập tính sinh sản ở chim
b) Mục tiêu: HS nhận biết được các giai đoạn trong quá trình sinh sản
III. Sinh sản:

- Yêu cầu xem tiếp - Quan sát, trả lời theo
điều mình thấy
Gồm các giai đoạn: băng hình và cho biết.
Giao hoan (khoe mẽ), + Công đực khác công + Công đực đẹp hơn,
giao phối, làm tổ, đẻ cái ở điểm gì?
màu sắc sặc sỡ hơn
trứng, ấp trứng, nuôi + Miêu tả động tác “ công cái.
con.
khoe mẽ” ở công đực.
+ Xoè đuôi và có
→ Nhận xét, kết luận.

những động tác quyến
rũ công cái.

→ Các học sinh khác
thấy gì bổ sung thêm

Hoạt động 4: Báo cáo kết quả thực hành và đánh giá (10’)
Báo cáo kết quả thực hành
(Theo mẫu báo cáo kết quả xem băng hình)
Kiểm tra đánh giá
Theo mẫu phiếu kiểm tra đánh giá.

PHIẾU ĐINH HƯỚNG HỌC TẬP
Nội dung thực hành
1. Mục đích của bài thực hành
- Củng cố kiến thức đã học, mở rộng kiến
thức.
- Biết cách ghi chép thông tin.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, phát triển
năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng
ngôn ngữ sinh học.
2. Nội dung học tập
- Quan sát sơ đồ cấu tạo bộ xương, bộ
lông, kiểu mỏ, kiểu chân, cánh, các giác

Yêu cầu đạt được

22 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

quan, bộ não của chim.

- Quan sát hoạt động sống và các kiểu tập
tính.
+ Tập tính di chuyển
+ Tập tính kiếm ăn
+ Tập tính sinh sản.
- Quan sát sự thích nghi của cơ thể với các
kiểu tập tính ở chim.
- Tìm hiểu vai trò của các kiểu tập tính đối
với đời sống của các loài chim.

Mổ tả được cấu tạo, chỉ ra được sự khác
nhau về: bộ lông, kiểu mỏ, kiểu chân,
cánh ý nghĩa của sự khác nhau đó đối
với dời sống của mỗi loài chim
Mô tả diễn biến các kiểu tập tính ở các
loài chim khác nhau.
+ Tập tính di chuyển
+ Tập tính kiếm ăn
+ Tập tính sinh sản
- Phân tích được các đặc trưng trong
mỗi tập tính.
- Trình bày được vai trò, ý nghĩa của
cáckiểu tập tính đối với đời sống của
các loài chim

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ XEM BĂNG HÌNH
(Trình bày trên giấy A1)
Tên nhóm:
Lớp:
Thành viên trong nhóm:

Nhiệm vụ được phân công
1.
2.
Các công việc nhóm đã thực hiện
Kết quả: + Mô tả hoạt động tập tính
+ Hoạt động tập tính của chim đã đáp ứng như thế nào với các yếu tố môi
trường tác động lên đời sống của chúng ?
Tự đánh giá kết quả hoạt động của nhóm

PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Họ và tên người đánh giá : ...............................................................................
Tự nhận xét: ......................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
23 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

...........................................................................................................................
Nhóm :............................. Lớp:...................... Trường:....................................

ST
T

Họ và tên
thành viên

Nhiệt
tình

trách
nhiệm

Hợp tác,
tôn
trọng,
lắng
nghe

Đưa ý
kiến
có giá
trị

Đóng
góp
vào sp
của
nhóm

Hiệu
quả
công
việc

Tổng
điểm

1
2

Chú ý: tối đa mỗi nội dung đánh giá là 2 điểm. Điểm này sau đó sẽ quy về hệ
1 điểm
Nhận xét đánh giá của giáo viên :
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Câu hỏi kiểm tra đánh giá
Câu 1: Hoàn thành phiếu phân tích đời sống và tập tính

ST
T

Các tập tính

1

Tự vệ, tấn công

2

Dự trữ thức ăn

3

Có sự sai khác
giữ cá thể đực
cái.
Săn mồi.

4

5
6

Côn
g

Tu


Đại
bàn
g

Sẻ

Đà
điể
u



Bồ
nôn
g

Sáo

Cộng sinh để tồn
tại
Sống thành xã

hội
24 / 30


VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

7
8
9

Chăm sóc thế hệ
Làm tổ- ghép
đôi.
Đời sống đa thê

Câu 2: Đặc điểm của tập tính bẩn sinh?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Câu 3: Kể tên các tập tính có trong tập tính hôn phối của chim. Cho Vd
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Câu 3: Tập tính sinh sản của dộng vật thuộc loại tập tính nào?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Câu 4: Các loài chim khi di chuyển trên không có các hình thức bay nào?
Trong đó hình thức di chuyển nào tốn ít năng lượng và ý nghĩa của hình thức

di chuyển trên không đó?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Câu 5: Đà điểu thuộc bộ chim chạy . Vậy cấu tạo cơ thể chúng có đặc điểm
như thế nào để thích nghi với đời sống ?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

25 / 30


×