Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

lập dự án đầu tư bệnh viện tâm sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 145 trang )

Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

TÓM TẮT
Công trình Bệnh viện mắt Tâm Sáng – TP.HCM được xây dựng tại phường 8, quận Gò
Vấp, thành phố Hồ Chí Minh với mục đích chính là phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh
về mắt cho người dân trong và ngoài khu vực. Trong thời điểm hiện nay, khi mà khoa
học kĩ thuật ngày càng phát triển, con người được tiếp xúc với nhiều loại hình nghe
nhìn khác nhau, đời sống được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên cũng kéo theo hệ lụy là số
lượng người dân bị mắc các bệnh về mắt ngày càng nhiều. Theo số liệu điều tra gần
đây, tỷ lệ mù lòa ở Việt Nam vẫn còn khá cao, chiếm 0.6% dân số. Nguyên nhân chính
gây mù được các chuyên môn chỉ ra như: bệnh đục thủy tinh thể (66.1%), bệnh đáy
mắt (16.6%), bệnh glocom (6.5%), tật khúc xạ (2.5%), bệnh mắt hột (1.7%). Trong số
các nguyên nhân gây mù này có đến 80% là có thể phòng chữa trị được. Ngoài ra tai
nạn lao động trong sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tai nạn lao động (51.7%)
(theo thống kê hằng năm của Bệnh viện mắt TP.HCM).
Khi mà các bệnh viện đa khoa, bệnh viện công bị quá tải, cần phải có một trung
tâm chuyên điều trị về mắt để chăm sóc cho “cửa sổ tâm hồn” của người dân. Chính vì
lẽ đó, dự án Bệnh viện mắt Tâm Sáng được thành lập để giải quyết vấn đề cấp bách
này.
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA …………………………………………



SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, với việc khoa học kĩ thuật ngày càng tiên tiến, các
thiết bị nghe nhìn trở nên phong phú, đa dạng phục vụ đời sống con người. Tuy nhiên
điều đó cũng dẫn đến một hệ lụy là các bệnh về mắt ngày càng phổ biến. Số lượng ca
bệnh tăng cao tạo ra áp lực rất lớn cho các cơ sở y tế, bệnh viện. Để đáp ứng được nhu
cầu khám chữa bệnh của người dân, các bệnh viện mắt lần lượt được xây dựng với quy
mô công trình tương đối lớn. Nắm bắt được điều này ngành xây dựng đã có những sự
phát triển và thay đổi về công nghệ, kĩ thuật, đồng thời người cán bộ kĩ thuật cũng
không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn và tư duy sáng tạo để có thể thiết
kế, thi công những công trình cấp thiết này.
Qua 5 năm học tại trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, được sự chỉ dạy tận
tình của các thầy, cô cùng với sự nỗ lực của bản thân. Đến nay em đã có được một số
kiến thức cơ bản và cần thiết về chuyên ngành để phục vụ cho việc làm Đồ án tốt
nghiệp cũng như công việc của em sau khi tốt nghiệp.
Để đánh giá những kiến thức trước khi ra trường cũng như hệ thống hoá lại toàn
bộ kiến thức đã được học, được sự đồng ý của Cô Th.s Lê Vũ An, em đã quyết định
chọn công trình “BỆNH VIỆN MẮT TÂM SÁNG – TP.HỒ CHÍ MINH” làm đề tài
cho Đồ án tốt nghiệp. Đây là một công trình cao tầng với quy mô tương đối, được xây
dựng tại TP.Hồ Chí Minh
Nội dung đồ án như sau:
Phần 1 : Kiến trúc 10%


GVHD: ThS. LÊ VŨ AN

Phần 2: Kết cấu 60%

GVHD: ThS. LÊ VŨ AN

Phần 3: Thi công 30%

GVHD: T.S PHẠM MỸ

Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng rất nhiều song kiến thức còn hạn
chế và chưa có kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót.
Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô để em có thể hoàn thiện hơn
về kiến thức và tư duy xây dựng.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Xây Dựng
Dân Dụng & Công Nghiệp Đại Học BK Đà Nẵng, đặc biệt là các Thầy, Cô đã trực tiếp
hướng dẫn giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này.
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện
TRẦN HỮU TIẾN
SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

3


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

CAM ĐOAN


Em cam đoan đồ án này do chính tay em làm và không sao chép bất kỳ đồ án nào
Sinh viên thực hiện

TRẦN HỮU TIẾN

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

4


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG & CÔNG
NGHIỆP
PHẦN I:

KIẾN TRÚC
(10%)
Nhiệm vụ:
1. Trình bày khái quát đặc điểm kiến trúc công trình, đặc điểm và sự cần
thiết đầu tư xây dựng.
2. Lựa chọn giải pháp kiến trúc
3. Vẽ các mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình
Chữ ký
GVHDKT: GV.ThS. Lê Vũ An


………….

SVTH:

………….

SVTH: Trần Hữu Tiến

Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

5


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
1.1/ Tên công trình:
Công trình mang tên:

Bệnh viện mắt Tâm Sáng – TP.HCM

1.2/ Giới thiệu tổng quan về công trình:
Công trình Bệnh viện mắt Tâm Sáng – TP.HCM được xây dựng tại phường 8,
quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh với mục đích chính là phục vụ nhu cầu khám,
chữa bệnh về mắt cho người dân trong và ngoài khu vực. Trong thời điểm hiện nay,
khi mà khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, con người được tiếp xúc với nhiều loại
hình nghe nhìn khác nhau, đời sống được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên cũng kéo theo

hệ lụy là số lượng người dân bị mắc các bệnh về mắt ngày càng nhiều. Theo số liệu
điều tra gần đây, tỷ lệ mù lòa ở Việt Nam vẫn còn khá cao, chiếm 0.6% dân số.
Nguyên nhân chính gây mù được các chuyên môn chỉ ra như: bệnh đục thủy tinh thể
(66.1%), bệnh đáy mắt (16.6%), bệnh glocom (6.5%), tật khúc xạ (2.5%), bệnh mắt
hột (1.7%). Trong số các nguyên nhân gây mù này có đến 80% là có thể phòng chữa trị
được. Ngoài ra tai nạn lao động trong sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tai nạn
lao động (51.7%) (theo thống kê hằng năm của Bệnh viện mắt TP.HCM).
Khi mà các bệnh viện đa khoa, bệnh viện công bị quá tải, cần phải có một trung
tâm chuyên điều trị về mắt để chăm sóc cho “cửa sổ tâm hồn” của người dân. Chính vì
lẽ đó, dự án Bệnh viện mắt Tâm Trí được thành lập để giải quyết vấn đề cấp bách này.
1.3/ Địa điểm xây dựng:
_ Vị trí:
Công trình Bệnh viện mắt Tâm Sáng – TP.HCM được xây dựng tại số 890
đường Quang Trung phường 8, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là khu vực
có mặt bằng khá rộng rãi, bằng phẳng, gần các tuyến đường giao thông và có khả năng
thoát nước tốt. Cổng chính hướng về đường Quang Trung. Cổng phụ đối diện với
trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh qua đường 21. Bệnh viện tiếp giáp với
2 tuyến đường nên rất thuận lợi về mặt giao thông cho người dân khu vực đi khám
chữa bệnh, cũng như khả năng chiếu sáng và thông gió tự nhiên cho công trình.
_ Đặc điểm:
+ Tổng diện tích đất mặt bằng

: 1780 (m2)

+ Diện tích đất xây dựng

: 580.77 (m2)

+ Mật độ xây dựng


: 0.33 (%)

+ Chủ đầu tư công trình

: Tập đoàn Hạ Trắng

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

6


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

+ Trụ sở chính
Minh

: 97 Nguyễn Du, Bến Thành, quận 1, TP.Hồ Chí

+ Đơn vị thiết kế

: Công Ty TNHH Thiết Kế Xây Dựng Kiến Phát

+ Trụ sử chính
Minh

: 920 Âu Cơ, phường 14, Tân Bình, TP.Hồ Chí

SVTH: Trần Hữu Tiến


GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

7


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU VÀ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
2.1/ Khí hậu:
Vị trí xây dựng công trình nằm ở Thành phố Chí Minh nên mang đầy đủ tính
chất chung của vùng:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặc
trưng của vùng khí hậu miền Nam Bộ, chia thành 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 .
+ Mùa khô từ đầu tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.
• Các yếu tố khí tượng:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 260C .
+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 220C.
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 300C.
+ Lượng mưa trung bình: 1000- 1800 mm/năm.
+ Độ ẩm tương đối trung bình: 78% .
+ Độ ẩm tương đối thấp nhất vào mùa khô: 70 -80% .
+ Độ ẩm tương đối cao nhất vào mùa mưa : 80 -90% .
+ Số giờ nắng trung bình khá cao, ngay trong mùa mưa cũng có trên 4giờ/ngày,
vào mùa khô là trên 8giờ /ngày.
• Hướng gió chính thay đổi theo mùa
+Vào mùa khô, gió chủ đạo từ hướng Bắc chuyển dần sang Đông, Đông Nam
và Nam
+ Vào mùa mưa, gió chủ đạo theo hướng Tây-Nam và Tây

+ Tần suất lặng gió trung bình hàng năm là 26%, lớn nhất là tháng 8 (34%), nhỏ
nhất là tháng 4 (14%). Tốc độ gió trung bình 1,4÷1,6m/s. Hầu như không có gió bão,
gió giật và gió xoáy thường xảy ra vào đầu và cuối mùa mưa (tháng 9).
Thủy triều tương đối ổn định ít xảy ra hiện tương đột biến về dòng nước. Hầu
như không có lụt, chỉ ở những vùng ven thỉnh thoảng có ảnh hưởng .
 Địa hình:
Địa hình khu đất bằng phẳng, tương đối rộng rãi thuận lợi cho việc xây dựng
công trình.

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

8


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

 Địa chất:
Theo tài liệu báo cáo kết quả địa chất công trình, khu đất xây dựng tương đối
bằng phẳng và được khảo sát bằng phương pháp khoan. Độ sâu khảo sát là 50 m, mực
nước ngầm ở độ sâu cách mặt đất tự nhiên là 8,5 m. Theo kết quả khảo sát gồm 5 lớp
đất từ trên xuống dưới:
+Lớp đất 1: Lớp 1 là cát san lấp lẫn gạch vỡ có bề dày 1,4m
+Lớp đất 2: Lớp 2 là bùn sét hữu cơ màu đen có bề dày 2,2m
+Lớp đất 3: Lớp 3 là sét pha kẹp lớp cát pha màu vàng, xám xanh trạng thái
dẻo mềm - dẻo cứng có bề dày 8,8m.
+Lớp đất 4: Lớp 4 là lớp cát pha, cát trung lẫn sét, cát mịn lẫn sét, màu hồng,
vàng, kết cấu kém chặt – chặt vừa – chặt có bề dày 28,9m.
+Lớp đất 5: Lớp 5 là lớp sét bụi, màu nâu đỏ, vàng , vàng nâu, xám xanh,

xám nâu, trạng thái nửa cứng – cứng có bề dày 8,7m và chưa kết thúc ở độ sâu 50m.

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

9


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
3.1/ Giải pháp mặt bằng tổng thể:
Vì đây là công trình mang tính đơn chiếc, độc lập nên giải pháp tổng mặt bằng
tương đối đơn giản. Việc bố trí tổng mặt công trình chủ yếu phụ thuộc vào vị trí công
trình, các đường giao thông chính và diện tích khu đất. Hệ thống bãi đậu xe được bố trí
bên trong công trình dọc theo tuyến đường 21 đáp ứng được nhu cầu đậu xe của bệnh
nhân và đội ngũ cán bộ y bác sĩ, có cổng chính hướng trực tiếp ra mặt đường lớn
(Đường Quang Trung).
Hệ thống kỹ thuật điện, nước được nghiên cứu kĩ, bố trí hợp lý, tiết kiệm dễ
dàng sử dụng và bảo quản.
Bố trí mặt bằng khu đất xây dựng sao cho tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả
nhất, đạt yêu cầu về thẩm mỹ và kiến trúc.
3.2/ Giải pháp mặt bằng:
Công trình được xây dựng mới hoàn toàn trên khu đất. Bao gồm 9 tầng nổi,
được xây dựng trên khu đất có diện tích 1780 (m 2) trong đó diện tích đất xây dựng là
580.77 (m2). Với tổng chiều cao công trình là 33.9 (m).
Trong khối nhà có các khu chức năng như sau:
Bảng 3.1: Các tầng và chức năng của từng tầng
Tầng


Công năng

Diện tích
(m2)

Chiều cao
(m)

1

Căn tin, bếp, kho, phòng kĩ thuật máy bơm

434.7

3.3

2

Sảnh, quầy kính mắt, phòng đo khúc xạ, phòng
khám, phòng đợi, quầy thuốc, kho thuốc, tiếp
tân, thu ngân

424.14

3.6

370.7

3.6


445.65

3.6

445.65

3.6

445.65

3.6

3
4, 5
6

7

Phòng khám, phòng đo khúc xạ, phòng xét
nghiệm
Phòng lưu bệnh, phòng y tá trực
Phòng mổ, phòng hậu mổ, phòng tiểu phẫu,
phòng dụng cụ, phòng thanh trùng, phòng bác

Phòng hành chính, phòng tiếp khách, phòng kế
toán, phòng kết hoạch tổng hợp, thủ quỹ,
phòng giám đốc, kho

8


Phòng hội thảo, phòng chăm sóc khách hàng,
thư viện, kho hồ sơ bệnh án, phòng IT

445.65

3.6

9

Phòng bếp, phòng ăn, giặt ủi, sân phơi, kho,
phòng thay đồ nhân viên

445.65

3.6

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

10


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

3.3/ Giải pháp mặt đứng:
Mặt đứng sẽ ảnh hưởng đến tính nghệ thuật của công trình và kiến trúc cảnh
quan của khu phố. Khi nhìn từ xa ta có thể cảm nhận toàn bộ công trình trên hình khối
kiến trúc của nó. Mặt trước và mặt sau được cấu tạo bằng tường ngoài có ốp đá và

kính, với mặt kính là những ô cửa rộng nhằm đảm bảo chiếu sáng tự nhiên cho ngôi
nhà, vừa làm tăng tính thẩm mỹ, tạo nên sự nhịp nhàng và mềm mại cho công trình.
Hai mặt bên được hoàn thiện bằng đá Granit.
Dựa vào đặc điểm sử dụng và điều kiện chiếu sáng, thông thủy, thoáng gió cho
các phòng chức năng ta chọn chiều cao các tầng nhà như sau:
+ Tầng 1: 3.3 (m)
+ Tầng 2-12: 3.6 (m)
3.4/ Giải pháp thiết kế kết cấu:
Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam việc sử dụng kết cấu bêtông cốt
thép trong xây dựng trở nên rất phổ biến. Đặc biệt trong xây dựng nhà cao tầng,
bêtông cốt thép được sử dụng rộng rãi do có những ưu điểm sau:
+ Giá thành của kết cấu BTCT thường rẻ hơn kết cấu thép đối với những công trình
có nhịp vừa và nhỏ chịu tải như nhau.
+ Bền lâu, ít tốn tiền bảo dưỡng, cường độ ít nhiều tăng theo thời gian.Có khả năng
chịu lửa tốt.
+ Dễ dàng tạo được hình dáng theo yêu cầu kiến trúc.
Bên cạnh đó kết cấu BTCT tồn tại nhiều khuyết điểm như trọng lượng bản thân
lớn, khó vượt được nhịp lớn, khó kiểm tra chất lượng và vết nứt. Xem xét những ưu
điểm, nhược điểm của kết cấu BTCT và đặc điểm của công trình thì việc chọn kết cấu
BTCT là hợp lí.
Kết cấu tòa nhà được xây dựng trên phương án kết hợp hệ khung và lõi vách
cứng (vách khu vực thang máy) kết hợp sàn BTCT, đảm bảo tính ổn định và bền vững
cho các khu vực chịu tải trọng động lớn. Phương án nền móng sẽ thi công theo phương
án cọc khoan nhồi đảm bảo cho toàn bộ hệ kết cấu được an toàn và ổn định, tuân theo
các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Tường bao xung quanh được xây gạch đặc kết hợp
hệ khung nhôm kính bao che cho toàn bộ tòa nhà.
Các vật liệu sử dụng cho công tác hoàn thiện sẽ được thiết kế với tiêu chuẩn cao
đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa cũng như các yêu cầu về thẩm mỹ, nội thất của tòa nhà
văn phòng làm việc.


SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

11


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
4.1/ Hệ thống cấp nước:
Điều kiện cấp thoát nước của công trình là vô cùng thuận tiện vì công trình tiếp
giáp với tuyến đường lớn. Hệ thống cấp nước của công trình được lấy từ hệ thống cấp
nước của thành phố vào bể chứa ngầm ở tầng trệt và khuôn viên sau đó dùng máy bơm
lên các tầng nhờ hệ thống ống chính đặt ngầm ở các vị trí kĩ thuật rồi phân phối cho
các thiết bị sử dụng.
4.2/ Hệ thống thoát nước:
Hệ thống thoát nước mưa và nước thải được bố trí riêng biệt, cho đi qua các
đường ống thoát từ trên tầng xuống. Hệ thống nước mưa được đổ thẳng ra hệ thống
cống thoát nước trên đường Quang Trung, còn nước thải được thu gom về hố ga ở khu
vực xử lý sau đó mới thải ra hệ thống thoát nước thành phố theo đúng quy định.
4.3/ Hệ thống điện cung cấp và sử dụng:
Nguồn điện cung cấp cho công trình được lấy từ hệ thống cung cấp điện của
thành phố qua trạm biến thế cung cấp cho các tầng bằng các dây cáp bọc chì và các
dây đồng bọc nhựa với các kích cỡ khác nhau thep nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, để đề
phòng trường hợp mất điện hoặc hư hỏng hệ thống điện, công trình còn bố trí thêm
một máy phát điện Diesel dự phòng. Tất cả các dây dẫn đều được chôn sâu dưới đất và
chôn kín trong tường, sàn. Các bảng điện đủ rộng và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật. Hệ
thống điện đủ đảm bảo phục vụ các nhu cầu chiếu sáng, điều hòa không khí, vận hành
các thiết bị y tế cũng như các nhu cầu kĩ thuật khác. Công trình có phòng kĩ thuật gồm

các bảng vận hành, kiểm soát và phân phối điện cho toàn công trình đặt trong khuôn
viên.
4.4/ Hệ thống phòng cháy - chữa cháy:
Hệ thống phòng cháy – chữa cháy được bố trí ở các hành lang và trong mỗi
phòng bằng các bình khí CO2 và các vòi phun nước nối với các nguồn nước riêng để
chữa cháy kịp thời khi có hỏa hoạn xảy ra.
4.5/ Hệ thống xử lý chất thải:
Hệ thống rác thải sau khi tập trung lại sẽ được xử lý theo một hợp đồng với
Công ty Môi trường đô thị chuyển đi hàng ngày vào thời điểm thích hợp. Hệ thống
nước thải được tập trung ở các hố ga xử lý, sau đó mới thải ra đường ống thoát nước
thành phố.
4.6/ Hệ thống giao thông nội bộ:
Giữa các phòng và các tầng được liên hệ với nhau bằng phương tiện giao thông
theo phương ngang và phương thẳng đứng:

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

12


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

- Phương tiện giao thông nằm ngang là các hành lang.
- Phương tiện giao thông thẳng đứng được thực hiện bởi 2 cầu thang bộ và 1 cầu thang
máy với kích thước mỗi lồng thang 1800x2050 có đối trọng sau, vận tốc di chuyển 4
(m/s). Bố trí cầu thang máy ở giữa nhà, 1 cầu thang bộ bên cạnh thang máy và một cầu
thang bộ ở đầu hồi, đảm bảo cự ly an toàn thoát hiểm khi có sự cố.
4.7/ Hệ thống thông gió chiếu sáng:

Với điều kiện tự nhiên đã nêu ở phần trước, vấn đề thông gió và chiếu sáng rất
quan trọng. Các phòng đều có mặt tiếp xúc với thiên nhiên nên cửa sổ và cửa đi của
công trình đều được lắp kính, khung nhôm, và có hệ lam che nắng vừa tạo sự thoáng
mát, vừa đảm bảo chiếu sáng tự nhiên cho các phòng. Ngoài ra còn kết hợp với thông
gió và chiếu sáng nhân tạo.
4.8/ Hệ thống thông tin liên lạc:
Sử dụng hệ thống điện thoại hữu tuyến bằng dây dẫn vào các phòng làm việc.
4.9/ Hệ thống chống sét:
Chống sét cho công trình sử dụng loại đầu kim thu sét được sản xuất theo công
nghệ mới nhất; dây nối đất dùng loại cáp đồng trục Triax được bọc bằng 3 lớp cách
điện, đặc biệt có thể lắp đặt ngay bên trong công trình bảo đảm mỹ quan cho công
trình, cách li hoàn toàn dòng sét ra khỏi công trình.
Sử dụng kỹ thuật nối đất hình tia kiểu chân chim, đảm bảo tổng trở đất thấp và
giảm điện thế bước gây nguy hiểm cho người và thiết bị. Điện trở nối đất của hệ thống
chống sét được thiết kế đảm bảo ≤ 10Ω.
Hệ thống nối đất an toàn cho thiết bị được thực hiện độc lập với hệ thống nối
đất chống sét. Điện trở của hệ thống nối đất an toàn phải đảm bảo ≤ 4Ω. Các tủ điện,
bảng điện, thiết bị dùng điện có vỏ bằng kim loại đều phải được nối với hệ thống nối
đất.

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

13


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 5: CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT

5.1/ Mật độ xây dựng:
K0 là tỷ số diện tích xây dựng công trình trên diện tích lô đất (%), trong đó diện
tích xây dựng công trình tính theo hình chiếu mặt bằng mái công trình.

Trong đó:
mái

SXD = 580.77 (m2)

: Diện tích xây dựng tính theo diện tích mặt bằng

SLD = 1780 (m2)

: Diện tích lô đất

5.2/ Hệ số sử dụng:
Hệ số sử dụng là hệ số giữa tổng diện tích sàn trên toàn bộ công trình và diện
tích lô đất.

Trong đó:
SSD = 4805.69 (m2) : Tổng diện tích sàn toàn bộ công trình không bao
gồm sàn tầng trệt và mái.

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

14



Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Về tổng thể công trình được xây dựng nằm trên tuyến đường lớn của thành phố,
rất phù hợp với quy hoạch tổng thể, có kiến trúc đẹp, hiện đại . Xây dựng và đưa công
trình vào sử dụng mang lại nhiều lợi ích, giải quyết nhu cầu về khám chữa bệnh cho
người dân địa phương, có đầy đủ các phòng chức năng, phù hợp với quy mô của công
trình.
Về kiến trúc, công trình mang dáng vẻ hiện đại với mặt ngoài được ốp đá
Granite và hệ thống cửa kính. Quan hệ giữa các phòng ban trong công trình rất thuận
tiện, hệ thống đường ống kỹ thuật ngắn gọn, thoát nước nhanh. Tổng mặt bằng rộng
rãi, thoáng đãng, có nhiều cây xanh tạo bầu không khí yên tĩnh và trong lành phù hợp
nhu cầu tịnh dưỡng của người bệnh.
Về kết cấu, hệ kết cấu khung bê tông cốt thép toàn khối, đảm bảo cho công
trình chịu được tải trọng đứng và ngang rất tốt. Kết cấu móng vững chắc với hệ móng
cọc khoan nhồi, có khả năng chịu tải rất lớn.
Vì vậy dự án xây dựng BỆNH VIỆN MẮT TÂM SÁNG – TP.HỒ CHÍ MINH
là một dự án có tính khả thi, hết sức cần thiết và ý nghĩa trong việc giải quyết nhu cầu
khám chữa bệnh của người dân, giảm tải được sức ép các bệnh về mắt cho Bộ y tế,
góp phần xây dựng Việt Nam thành một đất nước có chất lượng đời sống tốt, phù hợp
lý tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa.

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

15


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG & CÔNG
NGHIỆP
PHẦN II:

KẾT CẤU
(60%)
Nhiệm vụ:
1. Tính toán nội lực và bố trí cốt thép cho sàn tầng điển hình, cầu thang.
2. Mô hình không gian công trình và xác định nội lực trong các cấu kiện.
3. Tính toán nội lực và bố trí cốt thép cho khung điển hình, dầm ngoài mặt
phẳng khung và móng dưới khung.

Chữ ký

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHDC: ThS. Lê Vũ An

……………

SVTH: Trần Hữu Tiến

……………

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

16



Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 7: TÍNH TOÁN SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH
7.1/ Phân loại ô bản:
Quan niệm tính toán:
Nếu sàn liên kết với dầm biên thì xem là liên kết khớp, nếu sàn liên kết với dầm
giữa thì xem là liên kết ngàm, nếu sàn không có dầm thì xem là tự do để xác định nội
lực trong sàn. Nhưng khi bố trí thép, để thiên về an toàn thì bố trí thép ở biên ngàm đối
diện cho biên khớp.
_ Khi 2 : Bản làm việc chủ yếu theo phương cạnh ngắn ( Bản loại dầm)
_ Khi 2 : Bản làm việc theo cả 2 phương ( Bản kê 4 cạnh)
Trong đó:

L1 : Kích thước cạnh ngắn của ô bản
L2 : Kích thước cạnh dài của ô bản

Căn cứ vào kích thước, cấu tạo, liên kết, tải trọng tác dụng ta chia làm các loại
ô bản sau:
7.2/ Cấu tạo:
7.2.1/ Chọn chiều dày sàn:
Chọn chiều dày bản sàn theo công thức:
Trong đó:

l: Chiều dài cạnh ngắn của sàn
D = 0.8÷1.4 : Phụ thuộc vào tải trọng. Chọn D = 1
m = 30÷35 : Đối với bản loại dầm
m = 40÷45 : Đối với bản kê 4 cạnh
m = 10÷18 : Đối với bản console


Chiều dày bản sàn đảm bảo đối với công trình dân dụng và công nghiệp là: hb ≥ 6 (cm).
Việc lựa chọn chiều dày bản sàn được thể hiện trong bảng sau:
7.2.2/ Cấu tạo sàn: bảng 7.2
7.3/ Xác định tải trọng:
7.3.1/ Tĩnh tải sàn:

a) Trọng lượng các lớp sàn:
Dựa trên cấu tạo sàn; ta có: gtc = γ.δ (KN/m2)

: Tải trọng tiêu chuẩn

gtt = n. gtc (KN/m2) : Tải trọng tính toán

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

17


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

Trong đó:

γ (kg/m3)

: Trọng lượng riêng của vật liệu lấy theo sổ tay kết cấu

δ (cm)


: Chiều dày lớp vật liệu

n

: Hệ số an toàn lấy theo Bảng 1, trang 10, TCVN 2737-

1995
b) Trọng lượng tường ngăn và tường bao che trong phạm vi ô sàn:
Tất cả các tường ngăn trên ô sàn đều có chiều dày 100 (mm). Tường ngăn xây
bằng gạch rỗng có γ = 15 (KN/m 3). Tường bao che bên ngoài và tường khu vực cầu
thang, thang máy có chiều dày 200 (mm).
Đối với các ô sàn có tường đặt trực tiếp lên sàn mà không có dầm đỡ thì xem tải
trọng đó phân bố đều trên sàn. Trọng lượng tường xây trên dầm được quy về tải trọng
phần bố tác dụng lên dầm.
Chiều cao tường được xác định theo công thức: ht = H - hds
Trong đó:

ht

: Chiều cao tường

H

: Chiều cao tầng

hds

: Chiều cao dầm sàn tương ứng.


Công thức quy đổi tải trọng tường về tải trọng phân bố trên ô sàn:
(KN/m2)
Trong đó:

St

: Diện tích tường (kể cả cửa)

Sc

: Diện tích cửa

nt; nc : Hệ số độ tin cậy đối với tường và cửa (nt = 1.1; nc = 1.3)
Trọng lượng riêng của tường (γt = 15 KN/m3)

γt

:

γc

: Trọng lượng của 1 (m2) cửa kính khung nhôm (γc = 0.15 KN/m2)

Si

: Diện tích ô sàn đang tính toán (m2)

7.3.2/ Hoạt tải sàn:
Hoạt tải tiêu chuẩn Ptc (daN/m2) lấy theo Bảng 3, TCVN 2737-1995.
Công trình được chia thành nhiều loại phòng với chức năng khác nhau. Căn cứ

vào mỗi loại phòng chức năng ta tiến hành xác định hoạt tải tiêu chuẩn và tiến hành
nhân với sau đó nhân thêm với hệ số giảm tải cho sàn theo mục 4.3.4.1 và hệ số vượt
tải n sẽ được hoạt tải tính toán Ptt (daN/m2).

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

18


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

Tại các ô sàn có nhiều loại hoạt tải tác dụng, ta chọn giá trị lớn nhất của các
hoạt tải để tính toán ô sàn. Để đơn giản tính toán tất cả các hoạt tải được xem là tải
trọng ngắn hạn và bỏ qua thành phần dài hạn:
7.4/ Vật liệu:
Rb = 14.5 (MPa) = 14500 (KN/m2)

_ Bê tông B25:

_ Cốt thép ≤ φ8: Dùng thép CI có: Rs = Rsc = 225 (MPa) = 225000 (KN/m2)
Rsw = 175 (MPa) = 175000 (KN/m2)
_ Cốt thép > φ8: Dùng thép CII có: Rs = Rsc = 280 (MPa) = 280000 (KN/m2)
Rsw = 225 (MPa) = 225000 (KN/m2)
7.5/ Xác định nội lực:
Tính toán nội lực các ô bản theo sơ đồ đàn hồi; tách các ô bản thành các ô bản
đơn và làm việc độc lập. Các kích thước cạnh ô bản được lấy theo tim dầm.
7.5.1/ Nội lực trong ô bản loại dầm:
Cắt dải bản rộng 1 (m) theo phương cạnh ngắn (vuông góc với cạnh dài) và

xem như 1 dầm. Khi đó tải trọng phân bố đều trên dầm là:
q = (P + g).1m (KN/m)
Tùy vào liên kết cạnh bản mà có 3 sơ đồ tính đối với dầm:

q

q

q

l1

l1

l1
3/8l1

2

2

M

=

max

ql
8


- ql
M = 1
min 8

2

9ql
= 1
max 128

M

7.5.2/ Nội lực trong các ô bản kê 4 cạnh:

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

2

2

- ql
M = 1
min 12

- ql
M = 1
min 12
2


ql
= 1
max 24

M

19


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

Sơ đồ nội lực tổng quát:

M'II
M2
MI

M1

l2
M'I

M II
l1
_ Momen dương lớn nhất ở giữa bản:

M1 = mi1.(g+P).l1.l2 (KN.m/m)
M2 = mi2.(g+P).l1.l2 (KN.m/m)


_ Momen âm lớn nhất ở gối:

MI = M’I = ki1.(g+P).l1.l2 (KN.m/m)
MII = M’II = ki2.(g+P).l1.l2 (KN.m/m)

Trong đó:
ngắn

M1; MI; M’I : momen dùng để tính toán cốt thép theo phương cạnh
M2; MII; M’II : momen dùng để tính toán cốt thép theo phương cạnh dài
i

: Số của sơ đồ sàn (có 11 sơ đồ tra theo sổ tay kết cấu)

mi1; mi2; ki1; ki2: hệ số tra sổ tay kết cấu theo i và l2
7.6/ Tính toán cốt thép:
Tính cốt thép bản như cấu kiện chịu uốn có bề rộng b = 1(m), chiều cao h = hb
_ Xác định:
Trong đó:
ho = h – ao
nén

: Chiều cao làm việc tiết diện,khoảng cách từ trọng tâm A s đến mép vùng

ao = c + 0.5 : Chiều dày lớp đệm, khoảng cách từ trọng tâm As đến mép vùng kéo
c

: Chiều dày lớp bảo vệ; c ≥  và c ≥ co
Với bản có h ≤ 100 (mm); co = 10 (mm)
Với bản có h > 100 (mm); co = 15 (mm)


SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

20


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

Giả thiết:

Với bản thông thường, chọn ao = 15÷20 (mm)
Với bản h > 15 (cm), chọn ao = 25÷30 (mm)

M

:Momen tại vị trí tính thép

ξR =

Với

ω
R  ω
1 + s . 1 − ÷
σ sc ,u  1,1 

: Đặc trưng tính chất biến dạng của vùng bê tông chịu nén,  =  - 0,008.Rb
 = 0,85 đối với bê tông nặng.

sc,u: ứng suất giới hạn của cốt thép trong vùng bê tông chịu nén, sc,u = 400Mpa

α R = ξ R .(1 − 0,5.ξ R )
_ Kiểm tra điều kiện:
+ Nếu : Tăng kích thước hoặc cấp độ bền của bê tông để đảm bảo điều kiện hạn chế
+ Nếu tính

[

ζ = 0,5. 1 + 1 − 2.α m

]

_ Diện tích cốt thép yêu cầu trong phạm vi bề rộng bản 1(m):
ASTT =

M
(cm 2 )
RS .ζ .h0

_ Chọn đường kính cốt thép; khoảng cách a giữa các thanh thép:
a TT =

f S .100
(cm)
AS

_ Bố trí cốt thép sao cho khoảng cách aBT ≤ aTT; tính lại diện tích cốt thép bố trí
ASBT =


f S .100
(cm 2 )
BT
a

_ Kiểm tra hàm lượng cốt thép:
ASBT
µ% =
.100%
100.h0

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

21


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

µ min ≤ µ ≤ µ max
Khoảng µ hợp lý là từ 0.3% ÷ 0.9%
Nếu µ < µmin = 0.1% thì ASmin = µmin.b.h0
Kết quả tính toán cốt thép được trình bày trong bảng sau.
7.7/ Bố trí cốt thép:
_ Cốt thép tính ra được bố trí theo những yêu cầu quy định:
+ Khoảng cách lớp bảo vệ: abv = 1(cm) nếu h ≤ 10 (cm); abv = 1.5(cm) nếu h > 10 (cm).
+ Đường kính cốt chịu lực Ф6 ÷ Ф10 (không được >h/10)
+ Khoảng cách giữa các cốt thép từ 7 ÷ 20 (cm)
+ Khi chiều dày bản ≥ 8 (cm) nên dùng các thanh thép uốn đặt xen kẻ nhau, điểm uốn

cách mép gối 1/6, góc uốn 300 khi h ≤ 10 (cm), 450 khi > 10 (cm) (không bắt buộc). Số
thép được neo vào gối sau khi uốn ≥ 1/3.Fa giữa nhịp và không ít hơn 3 thanh/1(m).
+ Chiều dài cốt thép mũ: L 1/4. Tại vùng giao để tiết kiệm có thể đặt 50% cốt thép mỗi
phương (không phổ biến), nhưng không ít hơn 3 thanh/1(m)
+ Do tính toán độc lập nên có hiện tượng ở hai bên dầm các ô sàn có nội lực khác
nhau, để đơn giản và thiên về an toàn lấy momen lớn nhất bố trí cốt thép cho cả hai
bên. Tương tự như momen dương nếu chênh lệch nội lực bé thì có thể kéo dài để thuận
lợi cho thi công (không phổ biến).
+ Cốt thép lớp trên được bố trí theo cấu tạo và không ít hơn 10% cốt chịu lực nếu l 2/l1
≥ 3, không ít hơn 20% cốt chịu lực nếu l 2/l1 < 3. Khoảng cách các thanh ≤ 35 (cm).
Đường kính cốt thép phân bố phải nhỏ hơn đường kính cốt thép chịu lực.
_ Bố trí cốt thép trên bản vẽ kết cấu.

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

22


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 8: TÍNH TOÁN CẦU THANG
Số liệu tính toán :
Bê tông cầu thang có cấp độ bền của bê tông là:B25 : Rb =14,5 Mpa
Cốt thép
Cốt thép

≤φ
≥φ


8 :( AI) : RS=RSC=225Mpa;

8 :(AII) :RS=RSC=280Mpa;

ξ
R

ξ
R

=0,595 ;

=0,618 ;

α
R

α
R

=0,418

=0,427

8.1/ Sơ đồ tính:

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ


23


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

Bề rộng bậc thang: b = 300 (mm)
Chiều cao bậc thang: h = 180 (mm)
Góc nghiêng của bản thang so với mặt phẳng nằm ngang là:

tagα =

h
b

= = 0,6 → α = 30.960 → cosα = 0,857

8.2/ Tải trọng tác dụng lên bản thang:
8.2.1/ Chọn tiết diện và cấu tạo bản thang:

_ Cầu thang 2 vế BTCT đổ tại chỗ, bậc xây bằng gạch đặc:
+ Chọn chiều dày bản thang h = 10 (cm), a = 1.5 (cm), h0 = 8.5 (cm)
+ Chiều rộng bậc thang b = 300 (mm), chiều cao h = 180 (mm)
- Lớp đá mài granito dày 15
- Lớp vữa trát dày 15
- Sàn BTCT B25, dày 100
- Vữa trát trần dày 15

- Lớp đá mài granito dày 15
- Lớp vữa trát bật dày 15

- Bậc xây gạch
- Lớp vữa lót dày 15
- Sàn BTCT B25, dày 100
- Vữa trát trần dày 15

SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

24


Bệnh viện mắt Tâm Sáng – Tp Hồ Chí Minh

8.2.2/ Tải trọng tác dụng lên bản thang:
8.2.2.1/ Tĩnh tải:
n

g = ∑ gi
1

Tĩnh tải:

Lớp đá mài granito :

Lớp vữa lót :

Lớp gạch bậc thang :

Lớp vữa trát :


Lớp BTCT :

Lớp vữa trát :

8.2.2.2/ Hoạt tải:
Hoạt tải tác dụng lên bản thang theo TCVN 2737-2012
p = n.ptc
Hoạt tải lên bản thang:

8.2.2.3/ Tổng tải trọng tác dụng:
Ở đây ta tính toán bản với thành phần lực vuông góc qn với bản thang.
⇒ Tổng tải trọng theo phương thẳng đứng phân bố trên 1 (m2) bản thang:

8.2.3/ Tải trọng tác dụng lên bản chiếu nghỉ:
8.2.3.1/ Tĩnh tải:
n

g = ∑ gi

Tĩnh tải:

1

Lớp đá mài granito:
SVTH: Trần Hữu Tiến

GVHD: Ths. Lê Vũ An – TS. Phạm Mỹ

25



×