Chuyên đề tốt nghiệp 1 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
MỤC LỤC
BAN GIÁM ĐỐC ................................................................................................................... 9
TRẠM ..................................................................................................................... 9
THỰC NGHIỆM ............................................................................................................ 9
KHKT LÂM NGHIỆP ....................................................................................................... 9
PHÒNG ....................................................................................................................................... 9
TỔNG HỢP ................................................................................................................................ 9
PHÒNG ....................................................................................................................................... 9
LNXH & PTNT .......................................................................................................................... 9
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 2 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KHCN : Khoa học công nghệ
HTQT: Hợp tác quốc tế
KH&CN: Khoa học và công nghệ
Bộ NN và PTNT: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
XDCB: Xây dựng cơ bản
Viện KHLNVN: Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam
UBND: Ủy ban nhân dân
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
CNQSD: Chứng nhận quyền sử dụng
BVTV: Bảo vệ thực vật
BVR: Bảo vệ rừng
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 3 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trung tâm
Bảng 2: Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH & CN do cơ quan nhà nước giao
Bảng 3: Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH & CN tự tìm kiếm từ 2003-2008
Bảng 4: Hoạt động phối hợp với các tổ chức khác và hợp tác quốc tế
Bảng 5: Số công trình khoa học đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài
Bảng 6: Sơ đồ quy trình lập dự án tại Trung tâm nước
Bảng 7:Dự báo nhu cầu sử dụng đất các ngành đến năm 2010
Bảng 8: Cơ cấu dân số và lao động
Bảng 9 : Cơ cấu vốn đầu tư năm 2005
Bảng 10: Hiện trạng đất đai vùng dự án
Bảng 11: Diện tích đất trồng rừng
Bảng 12: Giải pháp kỹ thuật
Bảng 13: Sơ đồ tổ chức bộ máy
Bảng 14: Khối lượng dự án
Bảng 15: Tiến độ thực hiện dự án
Bảng 16: Kế hoạch khai thác
Bảng 17: Số lượng dự án được lập tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm
nghiệp giai đoạn 2000-2008
Bảng 18: Bảng tổng kết năng lực tài chính của Trung tâm
Bảng 19 : Tổng kết nguồn nhân sự của Trung tâm
Bảng 20: Tổng chi phí và giá thành sản phẩm
Bảng 21: Tổng doanh thu
Bảng 22: Tổng doanh thu
Bảng 23: Hiệu quả kinh tế của dự án
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 4 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
LỜI MỞ ĐẦU
Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu là hiện tượng tăng nhiệt độ trung bình của
không khí và các đại dương trên Trái đất mà người ta đã quan sát được trong các thập
kỷ gần đây. Đặc biệt sự biến đổi khí hậu hiện nay càng trở nên trầm trọng và bằng
chứng đáng lo ngại là hai cực của Trái đất đang nóng gấp hai lần so với mức trung
bình toàn cầu. Nước ta có đường bờ biển dài từ Bắc tới Nam và lại nằm sát ngay
đường xích đạo nên được đánh giá là nước chịu nhiều ảnh hưởng từ vấn đề biến đổi
khí hậu. Theo tính toán của các nhà khoa học từ Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn
và Môi trường cho thấy, nước biển đang dâng lên tại Việt Nam và đến năm 2010,
mực nước biển sẽ tăng thêm 9 cm so với 3 năm trước đó. Mực nước biển sẽ dâng lên
33 - 45 cm vào năm 2050 và có thể tiếp tục dâng thêm. Khi mực nước biển dâng
thêm 1 m, 14 triệu dân ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng, 40.000 km2
vùng đồng bằng bị ngập lụt và 1.700 km2 vùng ven biển bị chìm. Thành phố Hồ Chí
Minh và phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập. Khi bị xâm nhập mặn cùng
với thủy triều dâng sẽ làm biến đổi dòng chảy tạo nên nhiều dòng chảy rối và bất
thường tạo nên hiện tượng sạt lở bờ sông. Một trong những giải pháp mà chúng ta có
thể sử dụng để giảm thiểu những tác động tiêu cực này đó là “trồng cây gây rừng”.
Trước thực trạng trên, ban lãnh đạo cùng cán bộ tại Trung tâm ứng dựng khoa
học kỹ thuật Lâm nghiệp-Viện Lâm nghiệp Việt Nam đã không ngừng sáng tạo, nỗ
lực hoạt động để cải tạo và gây dựng lại nguồn tài sản quý báu mà thiên nhiên ban
tặng cho con người- đó là “rừng”.
Em hi vọng với đề tài lựa chọn là “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại
Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp” sẽ đưa ra cái nhìn chân thật nhất về hoạt
động lập dự án tại Trung tâm qua đó tìm ra những hướng đi, giải pháp đúng đắn nhất
Chuyên đề bao gồm hai chương chính:
Chương 1: Thực trạng công tác lập dự án tại Trung tâm ứng dụng
KHKT Lâm nghiệp
Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại Trung
tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.S Trần Mai Hoa và các anh
chị cán bộ tại Trung tân ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp đã nhiệt tình giúp
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 5 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Do còn thiếu kinh nghiệm nên bài viết vẫn còn
nhiều thiếu xót. Rất mong nhận được lời nhận xét của các thầy, cô để em có thể hoàn
thiện bài viết hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 6 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI
TRUNG TÂM ỨNG DỤNG KHKT LÂM NGHIỆP
1.1. Tổng quan về Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm ứng dụng KHKT
Lâm nghiệp
- Tên gọi: Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật lâm nghiệp
- Tên giao dịch quốc tế: Forestry Scientific Technical Application and
Research Center
- Tên viết tắt: FSTARC
- Trụ sở chính: 365 Phố Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
- Cơ quan quyết định thành lập: Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn)
- Cơ quan chủ quản: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Trung tâm ứng dụng KHKT là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện Khoa học
lâm nghiệp Việt Nam. Trung tâm có con dấu riêng, có tài khoản tiền Việt Nam tại
kho bạc nhà nước và có trụ sở chính tại 365 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tiền
thân của Trung tâm là “Xưởng công cụ mẫu” trực thuộc Viện nghiên cứu lâm nghiệp
(nay là Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số
1011/TCCB ngày 26 tháng 9 năm 1983 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Sau đó được chuyển thành “Trung tâm dịch vụ
Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp” theo quyết định số 73/TCCB ngày 17 tháng 1 năm
1986 của Bộ trưởng bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn).
Đến ngày 15 tháng 5 năm 1990 có quyết định số 277/TC-LĐ của Bộ trưởng Bộ Lâm
nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho phép đổi tên thành
“Trung tâm ứng dụng Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp” (dưới đây gọi tắt là trung tâm).
Trung tâm cũng đã tiến hành đăng ký hoạt động khoa học công nghệ theo giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động KHCN số : A-144 cấp ngày 4 tháng 11 năm 2004 của Bộ
Khoa học Công nghệ. Ngày 16 tháng 11 năm 2007 Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn đã có quyết định số 3623/QĐ-BNN-TCCB phê duyệt đề án chuyển đổi
trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp sang hoạt động theo cơ chế tự
trang trải kinh phí theo quy định tại nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm
2005 từ ngày 1 tháng 1 năm 2010.
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 7 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
Trong suốt hơn 20 năm thành lập đến nay, mặc dù đã có những bước thăng
trầm nhưng Trung tâm vẫn cố gắng vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Các
hoạt động của trung tâm cũng gắn bó với nhiều địa phương trong cả nước, đưa những
tiến bộ KHKT vào sản xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành
lâm nghiệp. Đội ngũ cán bộ Trung tâm cũng dần dần trưởng thành, cơ sở vật chất hạ
tầng cũng đang từng bước đổi mới. Đặc biệt là những năm đầu của thế kỷ 21 Trung
tâm đang từng bước tự khẳng định mình, các hoạt động của Trung tâm đã đi vào
chiều sâu, tiềm năng và cơ hội đang mở ra nhiều triển vọng. Tuy nhiên, trước mát
cũng còn nhiều tồn tại do quá khứ để lại như: cơ chế bao cấp đã thấm sâu vào một số
cán bộ, năng lực và trình độ yếu, tổ chức bộ máy hưa hợp lý, chưa xác định được
trọng tâm hoạt động…. Mặt khác cơ chế chính sách ngày càng đổi mới như: cơ chế
khoán thu, cải cách hành chính, luật khoa học công nghệ… đòi hỏi phải cố gắng
nhiều hơn nữa mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Trung tâm ứng dụng KHKT
Lâm nghiệp
1.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ theo qui định của cơ quan chủ quản
- Ứng dụng và triển khai những thành quả nghiên cứu của Viện KHLNVN
- Thực hiện một số đề tài về ứng dụng mở rộng của Viện giao và chuyển giao
kỹ thuật công nghệ về lâm sinh bảo vệ thực vật và cải tiến công cụ.
- Tổ chức thực hiện các chương trình hoặc công việc về hợp tác quốc tế được
Viện phân công.
- Sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của tổ chức như chế biến lâm sản, túi bầu
trồng cây, công cụ cải tiến.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư, thiết kế và thi công các công trình lâm
sinh, cây xanh đô thị và cảnh quan môi trường.
- Thực hiện khảo sát và điều tra cơ bản, xây dựng, lập các loại bản đồ rừng và
qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.
- Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ về phòng chống côn trùng phá
hoại thực vật và các công trình xây dựng.
- Thiết kế và thi công các loại nhà lưới nhà kính, sản xuất và tiêu thụ cây
giống phục vụ trồng rừng, cây cảnh và cây môi trường đô thị, các loại sản phẩm
Lâm nghiệp.
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 8 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
1.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ theo giấy chứng nhận hoạt động khoa học công
nghệ
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục vụ xây dựng và
phát triển rừng; Nghiên cứu phát triển cây xanh đô thị và cảnh quan môi trường;
Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp trên đất dốc.
- Sản xuất và kinh doanh cây giống lâm nghiệp, cây cảnh quan; Chế
biến các loại sản phẩm lâm nghiệp.
- Dịch vụ khoa học và công nghệ: Thông tin, phổ biến kỹ thuật, chuyển
giao công nghệ trong các lĩnh vực lâm sinh, Cải tiến công cụ; tư vấn đầu tư, thiết kế
và thi công các công trình lâm sinh, cây xanh đô thị và cây cảnh quan môi trường, các
loại vườn ươm công nghiệp, nhà lưới, nhà kính, vườn sưu tập thực vật; Khảo sát điều
tra cơ bản, xây dựng và lập các loại bản đồ rừng và qui hoạch sử dụng đất lâm
nghiệp; Thực hiện phòng chống côn trùng gây hại thực vật rừng và các công trình xây
dựng. Hợp tác với các tổ chưc trong nước và quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công
nghệ lâm nông nghiệp.
1.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ theo quyết định chuyển đổi theo qui định tại
Nghị định 115/2005/NĐ-CP
(Quyết định 3623/QĐ-BNN-TCCB ngày 16/11/2007)
- Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực Lâm nông
nghiệp
- Sản xuất và kinh doanh cây giống phục vụ trồng rừng, cây cảnh, cây môi
trường đô thị. Chế biến các loại sản phẩm Lâm nghiệp trên cơ sở ứng dụng kết quả
nghiên cứu (theo qui định của nhà nước).
- Dịch vụ khoa học và công nghệ: Thông tin tư liệu, phổ biến kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực lâm sinh, bảo vệ thực vật và cải tiến công
cụ; tư vấn đầu tư, thiết kế và thi công các công trình lâm sinh, cây xanh đô thị và cây
cảnh quan môi trường, các loại vườn ươm công nghiệp, nhà lưới, nhà kính, vườn sưu
tập thực vật; khảo sát điều tra cơ bản, xây dựng và lập các loại bản đồ rừng và qui
hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; thực hiện phòng chống côn trùng phá hoại thực vật và
các công trình xây dựng.
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 9 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Bảng 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trung tâm
1.1.3.1. Ban giám đốc:
+ Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Trung tâm
1.1.3.2. Phòng Tổng hợp
+ Thực hiện các công việc về hành chính quản trị của cơ quan
+ Thực hiện công tác tài chính kế toán
+ Giúp việc cho lãnh đạo về công tác tổ chức lao động
1.1.3.3. Phòng nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Lâm sinh
+ Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực lâm sinh
+ Triển khai các dự án, các nhiệm vụ thuộc các nguồn vốn điều tra cơ
bản, chương trình mục tiêu, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực lâm sinh.
+ Thực hiện nhiệm vụ HTQT thuộc các lĩnh vực chuyên môn của phòng
1.1.3.4. Phòng Lâm sinh đô thị và Năng lượng sinh khối
+ Thực hiện các đề tài, dự án về cây cảnh quan môi trường đô thị
+ Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến năng lượng sinh khối, hệ thống Bếp
đun cải tiến, Bioga,...
+ Thực hiện các nhiệm vụ HTQT thuộc các lĩnh vực chuyên môn của phòng
1.1.3.5. Phòng Lâm nghiệp xã hội và Phát triển nông thôn
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
BAN GIÁM ĐỐC
- GIÁM ĐỐC
- PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
TỔNG HỢP
- HCQT
- KTTC
- TCLĐ
PHÒNG
ỨNG DỤNG
KT LÂM SINH
- Đề tài KHCN
- Dự án 661
- Chuyển giao KTLS
PHÒNG
LÂM SINH ĐÔ THỊ
& NĂNG LƯỢNG
SINH KHỐI
- Cây xanh đô thị cảnh
quan môi trường
- Bếp Lâm nghiệp
PHÒNG
LNXH & PTNT
- LNXH
- Khuyến lâm
- Dịch vụ KT
TRẠM
THỰC NGHIỆM
KHKT LÂM
NGHIỆP
- THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
TRẠM THỰC
NGHIỆM KHKT
- Thực hiện đề tài
- Vườn ươm
- Sản xuất, dịch vụ
Chuyên đề tốt nghiệp 10 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
+ Thực hiện nhiệm vụ khuyến nông khuyến lâm
+ Triển khai các dự án hỗ trợ phát triển Nông nghiệp và nông thôn: Xóa đói
giảm nghèo, 135,..
+ Tổ chức tập huấn, chuyển giao KHCN
+ Thực hiện các hợp đồng dịch vụ KHKT: thiết kế và thi công xây dựng vườn
hoa cây cảnh, vườn ươm các loại, nhà lưới, nhà kính, phòng chống mối mọt côn trùng
phá hoại, xây dựng bản đồ các loại...
1.1.3.6. Trạm thực nghiệm KHKT lâm nghiệp Tân Lạc
+ Xây dựng hiện trường thí nghiệm của các đề tài KHCN
+ Chuyển giao kỹ thuật cho địa phương
+ Sản xuất và dịch vụ: cây giống, nấm ăn và du lịch sinh thái
+ Quản lý và bảo vệ hiện trường
1.1.4. Tình hình hoạt động nghiên cứu của Trung tâm ứng dụng KHKT
Lâm nghiệp
1.1.4.1. Các dự án trung tâm đã tham gia và thực hiện:
Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH & CN do cơ quan nhà nước giao từ năm 2001
đến 2008: Trung tâm đã chủ trì thực hiện 6 đề tài, 5 dự án cấp Bộ và 8 nhiệm vụ
KHCN. Trong đó có 3 đề tài, 4 dự án và 6 nhiệm vụ đã được tổng kết đánh giá, số
còn lại hiện đang tiếp tục thực hiện. Cụ thể như sau:
Bảng 2: Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH & CN do cơ quan nhà nước giao
T
T
Tên đề tài, dự án, chương trình
Năm thực
hiện
Cấp quản
lý
Kết
quả
nghiệm
thu
Kết
quả
ứng
Dụng
01
Đề tài Xây dựng mô hình trồng rừng
Trám trắng thuộc chương trình 661
1999 – 2004
Bộ NN và
PTNT
Đạt loại
khá
15 ha
02
Đề tài Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
xây dựng mô hình trồng cây cung cấp
gỗ củi có năng suất cao ở vùng
đồng bằng thuộc chương trình 661
2000 – 2004
Bộ NN và
PTNT
Đạt loại
tốt
75.000
cây
phân
tán
03
Đề tài Xây dựng mô hình trồng rừng
bán ngập ven hồ chứa nước ở phía bắc
Việt Nam thuộc chương trình 661
2003 – 2007
Bộ NN và
PTNT
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 11 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
04
Đề tài Điều tra, đánh giá và xây dựng
bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật
trồng rừng, khoanh nuôi, xúc tiến tái
sinh và bảo vệ rừng thuộc Dự án 661
2003 – 2006
Bộ NN và
PTNT
Đạt loại
khá
Tập
ĐMKT
KT số
38/200
5 ngày
6/7/200
5
05
Đề tài Tổng kết đánh giá các mô hình
trồng rừng phòng hộ đầu nguồn theo
phương thức hỗn giao cây bản địa với
cây phù trợ để xây dựng hướng dẫn kỹ
thuật thuộc Dự án 661
2005 – 2006
Bộ NN và
PTNT
06
Đề tài Nghiên cứu trồng rừng Trám
đen phục vụ mục tiêu lấy gỗ và lấy quả
thuộc chương trình Khoa học công
nghệ
2004 – 2007
Bộ NN và
PTNT
07
Dự án Điều tra cơ bản: “Điều tra đánh
giá thực trạng hệ thống vườn ươm và
năng lực cung cấp cây con hiện nay
làm cơ sở cho việc quản lý quy hoạch
mạng lưới vườn ươm phục vụ dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng thuộc
chương trình điều tra cơ bản hàng năm
2001 – 2002
Bộ NN và
PTNT
Đạt loại
tốt
Tập báo
cáo
khoa
học,
bản quy
hoạch
mạng
lưới
vườn
ươm
trong cả
nước
kèm bộ
bản đồ
08 Dự án điều tra cơ bản: “Điều tra, đánh
giá xác định tập đoàn cây trồng rừng
2002 – 2004 Bộ NN và
PTNT
Tập báo
cáo
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 12 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
sản xuất có hiệu quả trên các dạng lập
địa chủ yếu trong các vùng kinh tế lâm
nghiệp toàn quốc thuộc chương trình
điều tra cơ bản hàng năm
khoa
học xác
định
tập
đoàn
cây
trồng
rừng
SX có
hiệu
quả
09
Dự án bảo vệ môi trường: “ Nghiên
cúu sử dụng hợp lý vùng đất bán ngập
ở một số hồ chứa phục vụ thủy lợi,
thủy điện phía Bắc Việt Nam và thử
nghiệm mô hình trồng cây lâm nghiệp
tại một số hồ thuộc chương trình môi
trường
2005 – 2008
Bộ NN và
PTNT
10
Xây dựng Qui phạm kỹ thuật trồng
rừng Trám trắng
2007
Bộ NN và
PTNT
Đã
nghiệm
thu cấp
Bộ
TC
ngành
04
TCN24
-2001
11
Nhập giống và Trồng thử nghiệm Bạch
đàn Brazil tại Tân Lạc, Hòa Bình
2005
Bộ NN và
PTNT
Đã
nghiệm
Thu
5 dòng
Bạch
đàn
12
Tập huấn kỹ thuật làm bếp tiết kiệm tại
Hà Giang
2001
Bộ NN và
PTNT
13 Xây dựng Qui trình kỹ thuật trồng
rừng Giổi xanh
2004 Bộ NN và
PTNT
Đã
nghiệm
thu cấp
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 13 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
Bộ
14
Thử nghiệm nhân giống cây xanh bốn
mùa tại Phủ Chủ Tịch bằng phương
pháp giâm hom
2005 – 2006
Bộ NN và
PTNT
300 cây
15
Tham gia thực hiện một số nội dung về
xây dựng vườn giống gốc, tập huấn kỹ
thuật cho dự án phục hồi rừng phòng
hộ đầu nguồn bị thoái hóa do JICA tài
trợ tại Hòa Bình
2003 – 2008
Xây
dựng
được
01 nhà
giâm
hom
khoảng
100 m
2
16
Điều tra đánh giá thực trạng phong trào
trồng cây phân tán và xây dựng đề án
phát triển trồng cây lâm nghiệp phân
tán trong cả nước
2006 Cục Lâm
nghiệp
340
triệu
đồng
Đã
hoàn
thành
đề án
và được
Bộ ban
hành
17
Điều tra đánh giá xây dựng Quy định
nghiệm thu bàn giao các công trình
lâm sinh sau giai đoạn đầu tư XDCB
Cục Lâm
nghiệp
2004 450
triệu
đồng
Đã
hoàn
thành
công
trình và
trình
Bộ ban
hành
1
8
Dự án xây dựng mô hình sản xuất nông
lâm ngư nhằm xoá đói giảm nghèo cho
người dân tại xã Dương Phong huyện
Bạch Thông và Đông viên huyện Chợ
Đồn tỉnh Bắc Kạn
Cục HTX và
PTNT
2004-2006 400
triệu
đồng
XD
được 2
ha quýt
ghép,
28 ha
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 14 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
cây LN,
5 ha
ngô lai
1
9
Dự án Xây dựng mô hình trồng tre lấy
măng và ngô lai nhằm nâng cao thu
nhập xoá đói giảm nghèo cho người
dân tại xã Lập Chiêng huyện Kim Bôi
tỉnh Hoà Bình
Cục HTX và
PTNT
2005 465
triệu
đồng
42,5 ha
tre, 5 ha
ngô lai
với 230
nhóm
hộ tham
gia
Nguồn: Phòng tổng hợp- Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH & CN do tổ chức khoa học công nghệ tự tìm
kiếm từ 2003-2008: Trung tâm đã tự tìm kiếm được 04 hợp đồng KHCN do các cơ
quan trong và ngoài ngành đặt hàng: 01 hợp đồng từ Ban quản lý dự án EU Cao
Bằng – Bắc Kạn, 01 hợp đồng chuyển giao kỹ thuật bếp lò từ Ủy ban y tế Hà Lan
Việt Nam đặt hàng và 02 hợp đồng từ các đơn vị trong Viện. Cụ thể như sau:
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 15 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
Bảng 3: Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH & CN tự tìm kiếm từ 2003-2008
TT Tên nhiệm vụ
Tổ chức đặt
hàng
Năm thực
hiện
Giá trị
hợp
đồng
Kết quả triển
khai
01
Đánh giá hiệu quả của hợp
phần Lâm nghiệp thuộc dự
án Phát triển nông thôn
Cao Bằng Bắc Kạn do
cộng đồng Châu âu tài trợ
Ban quản lý dự
án EU đặt hàng
2003 – 2005 450 triệu
đồng
Đã có b/c đánh
giá bằng tiếng
Anh và tiếng
Việt
02
Chuyển giao và tập huấn
kỹ thuật xây bếp lâm
nghiệp (BLN)
World bank
(WB)
330 triệu
đồng
Mở được 07
lớp tập huấn,
XD được 250
bếp
03
Xây dựng mô hình trồng
một số cây bản địa tại Sơn
La
Chương trình
PT nông thôn
miền núi phía
Bắc
2003-2006 470 triệu
đồng
XD được 10 ha
rừng trồng tại
Sơn La
04
Điều tra đánh giá ảnh
hưởng của một số dạng
rừng của các tỉnh miền
Trung đến môi trường
Trung tâm Sinh
thái môi trường
rừng - Viện
KHLVN
2007 370 triệu
đồng
Báo cáo chuyên
đề kèm tài liệu
có liên quan
Nguồn:Phòng tổng hợp- Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Những hoạt động phối hợp, tham gia với các tổ chức khác, hợp tác quốc tế
bao gồm:
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 16 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
Bảng 4: Hoạt động phối hợp với các tổ chức khác và hợp tác quốc tế
TT Tên nhiệm vụ
Tổ chức phối
hợp
Giá trị công
trình
Kết quả thực
hiện
01
Dự án: “ Phục hồi rừng tự nhiên
phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái ở
miền Bắc Việt Nam
Chính phủ
Nhật Bản
670 triệu đồng
- Xây dựng
được vườn
giống gốc
- Xây dựng
được 01 vườn
ươm
giâm hom
02
Triển khai các đề tài, dự án điều
tra cơ bản trong khuôn khổ kế
hoạch được duyệt hàng năm
Phòng Lâm
sinh, Kinh tế
của Viện và
cácTrung tâm
trong Viện
KHLNVN
450 triệu đồng
- Báo cáo KH
- Mô hình
trồng rừng
Trám ghép
Tại Sơn La
Nguồn: Phòng tổng hợp- Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Bảng 5: Số công trình khoa học đăng trên các tạp chí khoa học trong
và ngoài nước
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 17 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
TT Tên bài
Số hiệu, Tên tạp chí, Tên
nhà xuất bản, thẩm
quyền ban hành
Thời gian
1
- Điều tra đánh giá thực trạng canh tác nương rẫy
các tỉnh Tây Nguyên (1998 – 1999)
- Thông tin KHKT LN -
Viện KHLNVN
3/2001
2
- Điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt để chuyển
hóa thành rừng giống tại các tỉnh Nam Bộ và Tây
Nguyên
- Thông tin KHKT LN -
Viện KHLNVN 4/2001
3
- Kết quả trồng thử nghiệm Bạch Đàn Brazil tại
Tân Lạc Hòa Bình.
4
- Lâm sinh đô thị - Một nội dung thiết thực phục
vụ xã hội
5
- Điều tra đánh giá thực trạng hệ thống vườn
ươm và năng lực cung cấp cây con hiện nay làm
cơ sở cho việc quản lý qui hoạch mạng lưới vườn
ươm phục vụ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
6
- Kết quả bước đầu nghiên cứu nhân giống trám
đen bằng phương pháp ghép.
7
- Triển khai bếp đun cải tiến cho vùng nông thôn
miền núi.
8
- Trồng rừng bán ngập ven hồ chứa nước ở miền
Bắc Việt Nam
9
- Kết quả thực hiện đề tài “Rà soát xây dựng bổ
sung định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng”
10
- Kết quả thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình
trồng rừng Trám Trắng (Canarium album
Raeusch)”
11 - Hướng dẫn kỹ thuật trồng Sấu ghép
- Thông tin khoa học kỹ
thuật Lâm nghiệp – Viện
KHLNVN
3/2004
12
- Trồng rừng bán ngập ven hồ chứa nước ở miền
Bắc Việt Nam
- Tạp chí NN và PTNT–
Bộ NN&PTNT
6/2005
13
- Vấn đề rà soát xây dựng bổ sung định mức kinh
tế kỹ thuật trồng rừng
- Tạp chí NN và PTNT–
Bộ NN&PTNT
11/2006
14
- Qui phạm kỹ thuật trồng rừng Trám trắng
(Canarium album Raeusch)
Tiêu chuẩn ngành 04
TCN 24 – 2001; Bộ
Nông nghiệp & PTNT
2001
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 18 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
15
- Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng
QĐ 38/2005/QĐ/BNN-
LN ngày 06/7/2005
2004
16 Đề án trồng cây Lâm nghiệp trên đất phân tán Bộ NN & PTNT 2008
Nguồn: Phòng tổng hợp- Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
1.1.4.2. Các dự án đang trong quá trình thực hiện:
Hiện nay, Trung tâm đang tiếp tục tham gia triển khai khá nhiều dự án. Trong
đó, chúng ta có thể kể đến một số dự án trọng điểm như:
- Phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái ở miền Bắc Việt Nam
do Chính phủ Nhật Bản tài trợ
- Dự án xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Lại Giang- tỉnh Bình
Định-Quảng Ngãi
- Dự án khai thác tổng hợp tiềm năng kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc
huyện Krông Bông tỉnh Daklak
1.2. Khái quát về công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm ứng dụng
KHKT Lâm nghiệp
1.2.1. Đặc điểm các dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Trung tâm với chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản
xuất kinh doanh về lâm nông nghiệp nên các dự án được xây dựng tại đây mang đặc
điểm khá đặc trưng, chứa đựng tính hiệu quả kinh tế- xã hội cao. Cụ thể các dự án tại
Trung tâm có những đặc điểm sau:
- Là các dự án lập với mục đích nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh
để phục vụ xây dựng và phát triển rừng. Ví dụ dự án “Nghiên cứu chọn tạo giống có
năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu” đã đưa ra được
các giải pháp hữu ích phục vụ cho việc cải tạo và phát triển rừng như: Keo lai tự
nhiên: 7 giống trong đó có 1 giống QG (BV33) và 6 giống TBKT (BV71; BV73;
BV75; TB1; TB7; TB11); Keo lá tràm: 4 giống TBKT (BVlt25; BVlt83; BVlt84;
BVlt85). Những giống này đã được khảo nghiệm tại Hà Tây, Hoà Bình, Quảng Bình,
Bình Thuận, Bình Dương với quy mô 2-3ha cho một khảo nghiệm ở mỗi địa điểm và
đã cho thấy năng suất có thể đạt được cho mỗi giống như:
Keo lai tự nhiên 20-25m
3
/ha/năm ở Quảng Bình, Hoà Bình;
30-35m
3
/ha/năm ở Bình Dương
Keo lá tràm đạt được 15-17m
3
/ha/năm tại Quảng Bình; 20-25m
3
/ha/năm
tại Bình Dương
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 19 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
- Các dự án nhằm phát triển cây xanh đô thị và cảnh quan môi trường.
- Các dự án xây dựng mô hình nông lâm: Ví dụ cụ thể chính là dự án “Xây
dựng mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập, xóa
đói giảm nghèo cho người dân ở xã Lập Chiệng huyện Kim Bôi –tỉnh Hòa Bình. Mục
tiêu của dự án là xây dựng được một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp
chăn thả gia cầm có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống
cho các hộ nông dân đang sống ở các xã nghèo thuộc tỉnh Hoà Bình; góp phần nâng
cao nhận thức cho người dân về phương pháp tiếp cận với KHKT và cách làm ăn có
hiệu quả phục vụ cho chương trình xoá đói giảm nghèo tại địa phương.
- Các dự án để phục vụ hoạt động thi công các công trình lâm sinh, các
loại vườn ươm công nghiệp, nhà lưới nhà kính, vườn sưu tập thực vật. Dự án
“Đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Đại Lải” là ví dụ
minh chứng cho đặc điểm này. Cơ sở nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Đại Lải
của Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Đông Bắc Bộ hiện đang quản lý
1078 ha đất lâm nghiệp. Đây là hiện trường nghiên cứu khoa học lâm nghiệp
rất quan trọng của vùng Đông Bắc cũng như của ngành lâm nghiệp.
- Các dự án để thực hiện phòng chống côn trùng gây hại thực vật rừng và các
công trình xây dựng. Đây là đặc điểm của các dự án của phòng lâm nghiệp xã hội và
phát triển nông thôn. Ví dụ như dự án “Phòng chống mối mọt tại sân gôn Chí Linh- Hải
Dương”.
- Tiến hành lập dự án để phục vụ cho việc khảo sát điều tra cơ bản, xây
dựng và lập các loại bản đồ rừng và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp. Có thể
nói những dự án có đặc điểm như trên đều là những dự án có quy mô lớn, phạm
vi thực hiện rộng như một tỉnh. Dự án “Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh
Bình Định giai đoạn 2000-2010” là một ví dụ. Với tình trạng suy giảm trầm
trọng vốn rừng cả về số lượng và chất lượng, quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành
thiếu đồng bộ, chưa có các vùng chuyền canh, công nghệ thiết bị lạc hậu, trình
độ thấp, cơ sở hạ tầng phúc lợi phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp còn yếu kém,
phân công lao động chưa hợp lý, nên yêu cầu phải có sự quy hoạch tổng thể lâm
nghiệp vùng là cần thiết.
- Thời gian thực hiện phụ thuộc vào từng dự án. Đối với những dự án
thuộc lĩnh vực lâm sinh đô thị và cảnh quan môi trường thì thời gian có thể dưới
10 năm, nhưng đối với những dự án để phục vụ xây dựng và phát triển rừng thì thời
gian có thể kéo dài đến 50 năm. Ví dụ như dự án “Trồng rừng nguyên liệu –keo tai
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 20 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
tượng tại huyện Bắc Đà tỉnh Hòa Bình”, thời gian thực hiện dự án lên đến 50 năm (kể
từ năm 2008-2058) với tính chất dự án đầu tư gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn I là đầu tư
trồng rừng nguyên liệu keo tai tượng trên đất sản xuất tại 6 xã: Giáp Đắt, Đồng
Chum, Mường Chiềng, Trung Thành, Tân Minh, Cao Sơn thuộc huyện Đà Bắc bằng
100% vốn đầu tư của công ty và chu kỳ klinh doanh là 8 năm; Giao đoạn II là giai
đoạn mở rộng quy mô vốn đầu tư trồng rừng nguyên liệu-keo tai tượng tại các xã
còn lại của huyện Đà Bắc.
- Vốn dành cho việc thực hiện cũng như lập dự án tại Trung tâm chủ yếu là
từ nguồn ngân sách nhà nước. Bởi lẽ các dự án được lập tại Trung tâm đều là những
dự án có tính hiệu quả kinh tế-xã hội cao, chủ đầu tư khi đầu tư vào thì hiệu quả tài
chính không cao. Như dự án “Xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc sông Cái-
Tỉnh Ninh Thuận” thì vốn được huy động từ hai nguồn là Vốn ngân sách nhà nước
đầu tư cho việc bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng và chăm sóc
rừng, mua trang thiết bị... và Vốn ngân sách địa phương do nhân dân đóng để làm
đường xá.
- Đặc điểm quan trọng của các dự án của Trung tâm phải kể đến là các dự
án chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố tự nhiên- xã hội. Đặc điểm này đòi hỏi
các cán bộ lập phải có phương pháp thu thập thông tin sao cho chính xác và từ
đó đưa ra giải pháp thích hợp để thích ứng với những yếu tố bất định.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm
ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Việc xác định rõ các nhân tố tác động tới công tác lập dự án đóng vai trò quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của dự án. Nếu các cán bộ lập dự án mà xác
định được các yếu tố tác động đến hoạt động lập dự án và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng
thì hiệu quả chắc chắn sẽ đến với dự án. Tuy nhiên, nếu các yếu tố có ảnh hưởng đến
công tác lập dự án không được xác định chính xác sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình lập
dự án, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án. Cụ thể hoạt động lập dự án của
trung tâm chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
1.2.2.1. Biến động kinh tế vĩ mô:
Biến động kinh tế vĩ mô bao gồm sự tác động của các nhân tố về kinh tế văn
hóa, xã hội. Tuy nhiên, nhân tố tác động mạnh nhất tới các dự án thuộc lĩnh vực
lâm nghiệp đó chính là chủ trương quy hoạch của vùng, miền nơi dự án diễn ra.
Các chủ trương quy hoạch của vùng miền sẽ cung cấp cho người lập đầy đủ các
thông tin để có thể lựa chọn được giống cây cũng như địa điểm thực hiện dự án
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 21 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
tốt nhất, tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra như đang thực hiện dự
án thì bị thu hồi đất…
1.2.2.2. Điều kiện môi trường tự nhiên:
Đối với các dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, có thể nói rằng điều kiện môi
trường tự nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng đến thành công của dự án. Việc lựa
chọn được loại cây trồng thích hợp cũng như thời điểm, kỹ thuật thực hiện dựa rất
nhiều vào yếu tố môi trường. Do đó, để dự án đạt hiệu quả cao, các cán bộ lập dự án
cần tiến hành xem xét những điều kiện cũng như những ảnh hưởng của môi trường tự
nhiên tới dựu án, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế một cách tốt nhất.
1.2.2.3. Năng lực, trình độ của cán bộ:
Bất kỳ dự án thuộc lĩnh vực nào đi nữa, để có được hiệu quả cao trong hoạt động
lập, thì cán bộ lập luôn đóng vai trò quan trọng. Một người cán bộ lập dự án tốt sẽ giúp
chủ đầu tư phát hiện ra những điểm sai sót, cũng như đưa ra được những ý tưởng có tính
khả thi cao cho chủ đầu tư. Phẩm chất cần có của một cán bộ lập dự án tốt là: Trình độ
chuyên môn, năng lực cũng như khả năng vận dụng thực tiễn cao.
1.2.2.4. Phương tiện kỹ thuật:
Có thể nói đây là nhân tố có tác động không nhỏ tới thành công của dự án.
Phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác lập dự án mà tốt thì việc thu thập thông
tin cũng như các tính toán của người lập dự án được chính xác hơn rất nhiều, kèm
theo đó là tiết kiệm được một lượng lớn thời gian trong việctính toán một khối lượng
công việc lớn. Nói tóm lại, phương tiện kỹ thuật đóng vai trò trợ giúp đắc lực cho cán
bộ lập, và gián tiếp tác động đem lại tính khả thi cho dự án.
1.2.2.5. Công tác tổ chức:
Sự phối hợp hoạt động giữa các công việc, các bộ phận chặt chẽ sẽ góp phần
tạo nên sự hiệu quả cho dự án. Nếu công tác tổ chức không hoàn chỉnh, thiếu sự đồng
bộ giữa các bộ phận sẽ dễ dẫn đến thiếu sót, không đưa ra được những phương án tối
ưu nhất. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc hoàn chỉnh dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư.
1.2.2.6. Phương pháp lập dự án:
Các phương pháp mà Trung tâm thường sử dụng trong công tác lập dự án như
phương pháp dự báo, thu thập thông tin. Phương pháp lựa chọn cho hoạt lập dự án sẽ
đóng vai trò quyết định tính hiệu quả của dự án. Việc lựa chọn phương pháp thích
hợp sẽ giúp cho quá trình lập dự án diễn ra thông suốt và liên tục.
1.2.3. Quy trình lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 22 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
Tùy thuộc vào đặc điểm của mình mà mỗi doanh nghiệp có một quy trình lập
dự án khác nhau. Quy trình lập dự án là một trong những yếu tố quyết định đến sự
thành công của dự án. Một quy trình hợp lý, đảm bảo chặt chẽ sẽ giúp cho tiến trình
lập dự án diễn ra thuận lợi, đảm bảo về mặt thời gian cũng như thông tin thu thập
phục vụ cho quá trình lập dựa án. Dưới đây là quy trình lập dự án tại Trung tâm:
Bảng 6: Sơ đồ quy trình lập dự án tại Trung tâm
Trách nhiệm Các bước tiến hành
Tài liệu, mẫu
biểu
Ban giám đốc
nhận nhiệm vụ và
giao cho trưởng
các phòng chức
năng
Giao và nhận nhiệm vụ
Kế hoạch về
nhiệm vụ
Cán bộ tham gia
lập dự án
Thu thập thông tin và khảo sát thực địa
Bản báo cáo
khảo sát thực
địa
Chủ nhiệm dự án
Lập kế hoạch chi tiết
Kế hoạch lập
dự án
Nhóm cán bộ lập
dự án
Lập dự án
Dự án
Chủ nhiệm dự án Trình ban giám đốc và lấy ý kiến
đánh giá của chủ đầu tư
Quyết định
chỉ đạo và
biên bản của
chủ đầu tư về
dự án
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 23 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
Cán bộ lập cùng
chủ nhiệm dự án
Hoàn thiện lại dự án
Chủ nhiệm dự án
Trình ban giám đốc phê duyệt
Dự án hoàn
chỉnh
Nguồn: Phòng tổng hợp- Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Cụ thể quy trình lập dự án của Trung tâm như sau:
- Bước 1: Giao và nhận nhiệm vụ: Cơ quan chủ quản cấp trên là Viện Lâm
nghiệp Việt Nam sẽ tiến hành giao nhiệm vụ cho Trung tâm. Ngoài ra, Trung tâm
cũng có thể tiến hành lập dự án từ các hợp đồng tự ký với các tổ chức khác ngoài cơ
quan chủ quản. Khi đã có được nhiệm vụ, Ban giám đốc cùng phòng tổng hợp sẽ xác
định dự án thuộc lĩnh vực nào và phân về các phòng chức năng. Đại diện của các
phòng chức năng (thường là trưởng phòng) sẽ tiếp nhận dự án thông qua quyết định
giao nhiệm vụ và bản kế hoạch dự án. Sau đó, trưởng phòng sẽ tiến hành phân công
chủ nhiệm đề tài và các cán bộ tham gia vào công tác lập dự án. Căn cứ để phân công
là dựa trên năng lực chuyên môn của các cán bộ cũng như lịch làm việc của các cán
bộ trong phòng để đảm bảo công việc được phân công hợp lý tránh tình trạng một
người ôm đồm quá nhiều việc.
- Bước 2: Thu thập thông tin và khảo sát thực địa: Các dự án về lâm nghiệp
đòi hỏi các cán bộ lập phải nắm vững các thông tin về điều kiện tự nhiên xã hội, để từ
đó mới có được những giải pháp kỹ thuật hợp lý. Do đó, sau khi nhận được nhiệm vụ,
các cán bộ sẽ phải tiến hành thu thập các thông tin cũng như khảo sát thực địa, nơi sẽ
tiến hành thực hiện dự án. Ngoài việc thu thập thông tin từ thực địa, cán bộ lập dự án
cũng sẽ tiếp nhận các tài liệu có liên quan từ chủ đầu tư. Sau khi đã có những thông tin
cần thiết để phục vụ cho công tác lập dự án, cán bộ lập dự án sẽ phải thiết lập một bản
báo cáo về kết quả khảo sát thực địa. Bản báo cáo này sẽ được lưu tại thư viện của
Trung tâm, dùng làm tài liệu cho các dự án nghiên cứu về sau.
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 24 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
- Bước 3: Lập kế hoạch chi tiết: Sau khi đã kiểm tra thực địa và có đầy đủ
thông tin về địa điểm sẽ tiến hành dự án, mỗi cán bộ được nhận nhiệm vụ sẽ lập một
bản kế hoạch chi tiết về lịch trình cũng như các phương tiện cần thiết phục vụ cho
quá trình lập dự án. Bản kế hoạch chi tiết cụ thể sẽ được chủ nhiệm dự án lập dựa
trên các bản kế hoạch của từng cán bộ tham gia vào công tác lập. Sau đó, chủ nhiệm
dự án sẽ lấy ý kiến từ các cán bộ, hoàn chỉnh lại bản kế hoạch chi tiết và trình lên
ban giám đốc xem xét và phê duyệt.
- Bước 4: Lập dự án: Bản kế hoạch sau khi đã được Ban giám đốc phê duyệt
sẽ là căn cứ để các cán bộ lập dự án dựa vào đó để tiến hành lập dự án. Khi đã có đủ
thông tin cũng như các phương tiện cần thiết, các cán bộ sẽ tiến hành lập dự án đầu
tư theo yêu cầu của chủ đầu tư (cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ). Một bản dự án hoàn
chỉnh sẽ được đưa ra trong giai đoạn này.
- Bước 5: Dự án sau khi đã được hoàn thành sẽ được đóng quyển và trình
lên ban giám đốc, đồng thời một bản sẽ được gửi tới chủ đầu tư. Ban giám đốc đọc
và phê duyệt dự án cũng như đưa các ý kiến chỉ đạo bằng văn bản xuống cho chủ
nhiệm dự án. Còn chủ đầu tư sẽ đọc và có thể tự thẩm định hoặc thuê tổ chức tư vấn
thẩm định dự án cho mình. Sau đó, văn bản thể hiện ý kiến đóng góp cũng như yêu
cầu bổ sung của chủ đầu tư sẽ được gửi tới chủ nhiệm dự án.
- Bước 6: Hoàn thiện dự án: Sau khi đã nhận được ý kiến chỉ đạo từ ban
giám đốc cũng như những ý kiến bổ sung và yêu cầu của chủ đầu tư, các cán bộ lập
dự án sẽ tiến hành sửa chữa và bổ sung những nội dung còn thiếu xót. Về cơ bản các
nội dung của dự án vẫn được giữ nguyên, cán bộ lập dự án chỉ tiến hành bổ sung, sửa
đổi những nội dung còn chưa rõ ràng và chính xác mà thôi.
- Bước 7: Cán bộ lập dự án đã chỉnh sửa và hoàn thiện lại bản dự án theo ý
kiến chỉ đạo của ban giám đốc cũng như chủ đầu tư. Nếu những ý kiến đó không hợp
lý, cán bộ lập dự án sẽ có văn bản đề nghị giải trình về vấn đề, và nhận ý kiến chính
thức từ ban giám đốc. Quy trình lập dự án sẽ kết thúc bằng một bản dự án hoàn chỉnh
và theo đúng yêu cầu đưa ra của chủ đầu tư.
1.2.4. Phương pháp lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Phương pháp sử dụng trong lập dự án được coi là một trong những yếu tố
quan trọng quyết định đến sự thành công của dự án. Lựa chọn được một phương pháp
sử dụng hợp lý sẽ tạo điều kiện có được những thông tin cần thiết, có được những lựa
chọn đúng đắn cho lập dự án. Ngược lại, nếu phương pháp không phù hợp, dự án được
lập sẽ chứa đựng nhiều sai sót, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của dự án. Ở
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C
Chuyên đề tốt nghiệp 25 GVHD: Th.S Trần Mai Hoa
Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp, các cán bộ lập dự án thường có sự quan tâm
đặc biệt đến việc lựa chọn phương pháp. Trước khi thực hiện hay đưa ra quyết định lựa
chọn phương pháp lập dự án, các cán bộ đều ngồi thảo luận và phân tích sự phù hợp của
phương pháp lựa chọn. Các phương pháp thường được sử dụng trong lập dự án của
Trung tâm bao gồm:
1.2.4.1. Phương pháp dự báo:
Phương pháp dự báo chính là việc sử dụng các số liệu điều tra thống kê và
vận dụng các phương pháp thích hợp để xác định các yếu tố cần quan tâm ví dụ
như xu hướng phát triển tương lai về cung cầu về gỗ, nguyên liệu của dự án, dự
báo về việc sử dụng đất trống, trọc và đất nông nghiệp cho mục đích xây dựng
cơ sở hại tầng, dân cư, dự báo về môi trường… Ví dụ trong dự án “Quy hoạch
phát triển lâm nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2000-2010”, phương pháp dự báo
đã được cán bộ sử dụng để dự báo về nhu cầu sử dụng đất các ngành như sau:
Trần Thị Trà My Kinh tế Đầu tư 48C