Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Quá trình hình thành các quốc gia phong kiến Tây Âu và vương quốc Frăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.71 KB, 6 trang )


I. Quá trình hình thành của các quốc gia phong kiến Tây Âu
1. Các yếu tố dẫn đến sự hình thành Nhà nước Phong Kiến Phương Tây.
1.1 Yếu tố tác động từ bên trong.
a. Sự suy yếu của đế quốc La Mã
FKhoảng cuối thế kỉ II, đầu thế kỉ III, phương thức sản xuất chiếm nô Rôma bị khủng hoảng. Số nô lệ
giảm sút mạnh, giá bán rất cao nên nô lệ không còn là nguồn lợi chính mà còn trở nên nguy hiểm. Kinh tế
công- thương-nghiệp theo đó bị đình trệ.
F Trong khi đó ở phía Đông, nhờ sự liên hệ với các nước Phương Đông nên kinh tế phát triển hơn. Năm
330, hoàng đế Conxtantinut dời đô sang miền đông, năm 395, hoàng đế Têôdôdiut chia La Mã thành 2 quốc
gia tách biệt: Tây La mã và Đông La Mã.
b. Sự hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây La Mã
F Quan hệ sản xuất dần không còn phù hợp, những mầm mống sản xuất phong kiến đã xuất hiện, biểu hiện
cụ thể qua hai mặt diễn ra đồng thời, đan xen lẫn nhau đó là:
 lãnh địa hóa toàn bộ ruộng đất
 nông nô hóa giai cấp nông dân
F Do nô lệ giảm sút, năng suất lao động ngày càng thấp. Chủ nô buộc phải nghĩ ra cách thức mới để bóc
lột của họ có hiệu quả. Đó là chia nhỏ ruộng đất và giao cho các nô lệ tự cày cấy. Công cụ, giống má là của
chủ nô, một phần thu hoạch nô lệ được hưởng, phần lớn thuộc về chủ nô. Họ chia đất của mình làm 2 phần :
 phần nhỏ hơn (1/3) do chủ đất trực tiếp quản lý
 phần lớn hơn (2/3) họ lại chia thành nhiều mảnh nhỏ, phát canh cho những nông dân tự do và nô lệ.
Họ có nghĩa vụ lao động và nộp lại cho chủ đất một khoản tiền
hoặc hiện vật (gọi là địa tô);
 Ngoài ra họ phải đến lao động không công trên phần đất củachủ đất trong một số ngày nhất định (gọi
là tô lao dịch). Họ không còn bị giám sát chặt chẽ như trước mà có phần tự do hơn.
 Đó chính là những người “lệ nông”, tiền thân của thân phận nông nô thời kì phong kiến sau này.
F Trong thời kỳ này, xã hội La Mã còn tồn tại một số nông dân tự do, trước nạn cướp bóc khắp nơi, họ
không thể tự bảo vệ mình, nhà nước La Mã suy yếu cũng không thể bảo vệ họ. Các chủ đất lợi dụng hoàn
cảnh và địa vị xã hội đã tổ chức quân đội riêng để bảo vệ đất, giữ gìn an ninh trong phần đất của mình. Do
vậy, những nông dân tự do tìm đến chủ đất lớn xin được bảo vệ bằngcách biến đất của mình thnhà của chủ
đất rồi lĩnh canh tại đó và trở thành lệ nông.


F Đất đai của các chủ đất ngày càng lớn hơn, dần chúng nắm quyền thu thuế, lập tòa án riêng và nhà tù,
thế lực ngày càng mạnh, có xu hướng thoát ly sự kiểm soát của chính quyền TW. Nếu coi những “lệ nông”
là tiền thân của nông nô thời trung cổ thì có thể coi những tên chủ đất này là tiền thân của những lãnh chúa
phong kiến tương lai.

Như vậy, trong xã hội lúc bấy giờ đã hình thành 2 giai cấp tiền thân của giai cấp đặc trưng cho chế độ
phong kiến là địa chủ và lệ nông. Phương thức bóc lột sức lao động trong thời kỳ này cũng đã thay đổi
và chuyển sang phương thức bóc lột của chế độ phong kiến là “ địa tô”
1.2 Yếu tố tác động từ bên ngoài.
F Bên cạnh các yếu tố nội tại, ở phía đông biên giới sông Ranh và sông Đanuýp của La Mã là địa bàn
cư trí của người Giecman gồm nhiều tộc người như Frăng, Iaraniêng…Lúc này, họ vẫn đang sống
trong thời kỳ công xã thị tộc mạt kỳ, người La Mã gọi họ là “man tộc”.
F Người Giecman là bộ tộc lớn ở Đông bắc đế quốc La mã, vào đầu thế kỉ công nguyên, chế độ công
xã nguyên thủy do sự phát triển về kinh tế và dân số tăng nhanh, 1 số bộ tộc người Giec-man đã di cư vào
lãnh thổ Rôma để sinh sống (cuối thế kỉ II). Đến giữa thế kỉ IV, người Giecman ồ ạt xâm nhập vào Rôma.
F Năm 476, một viên tướng người Giecman chỉ huy quân cấm vệ của Hoàng đế Rôma làm chính biến,
giết chết Hoàng đế. Đế quốc Tây Rôma bị diệt vong. Chính quyền TW của Rôma không còn. Các vương
quốc “man tộc” được dịp bành trướng khắp lãnh thổ Tây Rôma cũ và bắt đầu thực hiện phương thức sản
xuất mới Phương thức sản xuất phong kiến. Chế độ phong kiến ra đời thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ.
• Nhưng một tộc người có trình độ văn minh thấp hơn làm sao có thể quản lý và cai trị một quốc gia có
trình độ phát triển caohơn?
F Khi chinh phục những người La Mã có trình độ phát triển caohơn mình, người Giecman không thể dung
nạp họ vào các thị tộc của mình, cũng không thể dùng những tập đoàn này để quản lý họ được. Do đó các cơ
quan quản lý thị tộc buộc phải nhanh chóng chuyển hóa thành cơ quan Nhà nước phù hợp để thống trị được
người La Mã. Nhà nước đó không thể là nhà nước Chiếm hữu nô lệ vì hình thức này đã không còn thực tế
và hiệu quả nữa. Lực lượng sản xuất đã phát triển đến giai đoạn mới, dần trở thành lực lượng sản xuất của
chế độ Phong kiến, vì vậy QHSX và KTTT cũng phải phù hợp theo.
Cho nên, nhà nước mà người Giecman có thể thiết lập chỉ là nhà nước Phong kiến mà thôi.
F Trong quá trình này, các thủ lĩnh quân sự đoạt lấy quyền lực, thay thế cho các tù trưởng, lại được sự
ủng hộ của quân đội nên đã trở thành Vua với quyền lực tối cao. Vua tuyên bố tất cả đất đai chiếm được đều

thuộc quyền sở hữu của Vương triều và đem đất đó phong tặng cho những người có công lao như quý tộc
quân sự, thị tộc, tăng lữ, quan chức La Mã cũ ủng hộ giúp chính quyền mới…
F Về xã hội Tây La Mã, đang manh nha phát triển thành xã hội Phong kiến thì xuất hiện cuộc chiến
giữa các tộc người Giecman.Đóng vai trò như nhân tố thúc đẩu làm cho xã hội chuyển hóa sang xã hội
Phong kiến một cách dứt khoát và nhanh chóng hơn.
2. Kết cấu xã hội.
2.1 Giai cấp thống trị
Chia thành 2 loại: Lãnh chúa thế tục & Lãnh chúa tăng lữ. Hai loại này chia thành nhiều thứ bậc khác nhau
tạo nên một hệ thống đẳng cấp phong kiến.
F Lãnh chúa thế tục:
 Đứng đầu trong hệ thống này là Vua. Dưới vua gồm những cận thần là Công tước & Bá tước. Vua
phong ruộng đất cho họ cai quản.
 Công tước & Bá tước cấp ruộng đất lại cho các thần thuộc của mình là Nam tước & Kỵ sĩ, trở thành
lãnh chủ của họ.
 Ngoài ra các Nam tước & kị sĩ có thể có thần thuộc là Tiểu kị sĩ.
 Trên phần đất đã phong cho Công tước & Bá tước, Nhà Vua không còn quyền hạn gì nữa, kể cả
thần thuộc của họ cũng không được coi là thần thuộc của Vua.
F Như vậy, giai cấp phong kiến đã hợp thành một hệ thống đẳng cấp mà mỗi thành viên của chế độ này
trong quan hệ với cấp trên là thần thuộc, trong quan hệ với cấp đưới là lãnh chủ. Dần dần đất phong ấy được
thế tập và truyền lại cho con trai trưởng, nhưng vẫn là thần thuộc của lãnh chủ.
F Về nguyên tắc, thần thuộc phải phục tùng lãnh chủ, tham gia vào các cuộc chiến tranh của lãnh chủ, các
hội nghị do lãnh chủ triệu tập. Còn lãnh chủ có nghĩa vụ giúp đỡ thần thuộc, bảo vệ ruộng đất cho thần
thuộc.
F Bọn Lãnh chúa tăng lữ cũng chia ra nhiều đẳng cấp: đại giáo chủ, giáo chủ…đều là những đại lãnh chủ
nhiều thần thuộc không thua gì lãnh chủ thế tục.
2.2 Giai cấp bị trị:
Giai cấp nông nô là người trực tiếp sản xuất và là đối tượng bị bóc lột chủ yếu trong xã hội phong kiến. Họ
có nguồn gốc là những nô lệ, lệ nông và nông dân tự do.
F Về kinh tế: nông nô được lãnh chúa giao đất để cày cấy, họ phải nộp tô cho chủ, có thể là tô lao dịch,
tô hiện vật hay tô tiền. Ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác( xay bột, nước, qua cầu, đò)

F Về chính trị: nông nô chưa hoàn toàn mất tự do. Họ có gia đình riêng, tài sản riêng. Lãnh chúa có thể
mua bán nông nô , tuynhiên không được giết như giết nô lệ, vẫn có quyền đánh đập mà không được nguy
hại tính mạng. Tuy họ phải làm việc cho chủ, nộp một phần lớn hoa lợi nhưng được giữ lại 1 phần thu hoạch
cho mình. Vì thế họ vẫn chấp nhận lao động, và có năng suất hơn so với nô lệ.
F Ngoài 2 giai cấp cơ bản trên, còn có tầng lớp tiểu nông, là những người có một số ít ruộng đất. Tuy
nhiên đời sống của họ bấp bênh, luôn bị bọn quý tộc đe dọa, chèn ép, có nguy cơ bị phá sản và dần mất đất
đai và bị trở thành nông nô.
3. Cách thức tổ chức quyền lực.
F Cách thức tổ chức quyền lực của NNPK phương Tây thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của nó. Gồm các hình thức sau:
 Nhà nước quân chủ chuyên chế TW tập quyền, trong các vương quốc ở giai đoạn phong kiến sơ kỳ (điển
hình là NN Frăng)
 Chế độ tự quản, trong các thành thị giành được quyền tự trị (thế kỉ 12 – 14)
 Nền quân chủ chuyên chế vào giai đoạn suy yếu của chế độ phong kiến (tk 15-16), khi quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
F Do cần một thị trường rộng lớn và thống nhất, một chính quyền mạnh để bảo hộ kinh doanh sản xuất và
buôn bán, giai cấp tư sản đã liên minh và giúp đỡ nhà vua, chống lại bọn lãnh chúa phong kiến cát cứ và xây
dựng nhà nước quân chủ chuyên chế TW tập quyền
II. Quá trình phát triển của vương quốc Frăng
Trong số các vương quốc “Man tộc” của người Giecman, vương quốc Frăng giữ một vai trò quan trọng
và thể hiện rõ nhất trong quá trình phong kiến hóa tại Tây La Mã cũ. Người Frăng là bộ tộc sống ở miền
bắc Châu Âu, khi xâm nhập vào xứ Gô-Lơ họ còn đang ở thời kỳ xã hội thị tộc. Lợi dụng sự suy yếu của
chính quyền Rôma tại Gô-lơ, Clôvít-1 thủ lĩnh quân sự tối cao của người Frăng đã tiến hành chiến tranh
xâm lược xứ Gô-lơ. Ông được bầu làm Vua, ông đem đất đai chiếm được ở Gô-lơ ban tặng cho các thủ lĩnh
quân sự, quý tộc thị tộc và tùy tùng dưới trướng mình. Các quý tộc Rôma thuận theo Clôvít và các tăng lữ
cao cấp của giáo hội Kitô giáo cũng được ban tặng đất đai
1. Quá trình phong kiến hóa ở Vương quốc Frăng
Từ cuối thế kỉ V, trên lãnh thổ Tây Rôma tình hình kinh tế, xã hội nhiều biến đổi lớn lao. Đó chính là
quá trình thủ tiêu những tàn tích của chế độ chiếm nô Rôma và chế độ thị tộc của người Giec-man để xác
lập 1 chế độ xã hội hoàn toàn mới: chế độ phong kiến. Quá trình này diễn ra với hai nội dung chính:

FQuá trình tập trung ruộng đất lớn vào giới quý tộc, thủ lĩnh quân sự, đám thân binh người Giecman
FQuá trình làm thay đổi thân phận nô lệ, lệ nông và nông dân công xã để trở thành một giai cấp mới, giai
cấp nông nô phụ thuộc.
1.1 Triều đại Mêrôvanhgiêng ( thế kỉ V-VII)
Năm 486, Clôvít là một thủ lĩnh quân sự tài giỏi, mưu lược đã liên minh nhiều bộ lạc Giecman đánh thắng
quân Hung nô. Sau đó họ lật đổ chính quyền của quý tộc chủ nô Rôma và thiết lập chính quyền mới của
mình.
Năm 507, Hoàng đế Đông La Mã công nhận Clôvít là quốc vương nước Frăng. Mở đầu triều đại
Mêrôvanhgiêng.
• Bộ máy nhà nước: tổ chức còn thô sơ và đơn giản.
 Ở Trung ương: đứng đầu là Vua. Dưới Vua là các quan lại cao cấp phụ trách quân sự, tư pháp, tài
chính, văn thư, kho rượu…song sự phân công ấy chưa thật rõ ràng và cố định. Ngoài ra còn có các viên
quan quản lý trông coi trang viên của nhà vua, đứng đầu và quản lý các quan này là Tể tướng.
FKhi cần giải quyết những công việc chung và quan trọng, Clôvít chỉ cần hỏi ý kiến của tầng lớp quý tộc
và những người có chức sắc trong giáp hội mà không cần triệu tập HĐND.
F Trên cơ sở truyền thống và tập quán của thị tộc, mệnh lệnh của ông, Clôvít cho soạn thảo bộ luật
Xaliêng, nhằm củng cố bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quý tộc Frăng & sự phân hóa xã hội Frăng.
F Clôvít buộc tất cả tầng lớp nhân Frăng theo đạo Kitô. Clôvít dựa vào thế lực giáo hội, nhà thờ-công cụ
thống trị tinh thần, chỗ dựa thiêng liêng để cai trị Frăng. Giáo hội phục vụ cho Clôvít và được hưởng nhiều
ưu đãi. Hệ thống tăng lữ hợp thành đẳng cấp quý tộc thần quyền nhiều đặc quyền, đặc lợi. Quý tộc thế tục
và quý tộc tăng lữ đều sở hữu nhiều ruộng đất và bóc lột địa tô với nông dân công xã , nô lệ và lệ nông.
• Quá trình tập trung ruộng đất lớn vào tay giai cấp quý tộc diễn ra song song với quá trình hình thành
giai cấp nông nô.
F Hiện tượng nông dân công xã bị mất dần ruộng đất ngày càng phổ biến ở thế kỉ VI,VII. Quý tộc
địa phương luôn tìm mọi cách để chiếm đoạt đất đai, cùng với thiên tại, dịch bệnh, tô thuế, ngoại
xâm làm cho nông dân kiệt quệ, phá sản và phải giao ruộng đất cho quý tộc, tăng lữ để được “bảo
hộ”.Khi chủ đất ban tặng, trao đổi, mua bán ruộng thì kèm theo cả nông dân lĩnh canh ruộng đó.
Như vậy về thân phận những người nông dân công xã Giecman, nô lệ, lệ nông Rôma không khác
nhau nữa. Họ phụ thuộc vào các chúa đất, gọi là nông nô! Giai cấp nông nô đã hình thành như thế.
Quan hệ phong kiến đã được hình thành từ cuối triều Mêrôvanhgiêng, nó được củng cố vào các

triều tiếp theo.
1.2 Triều đại Cáclôvanhgiêng (thế kỉ VIII)
FNăm 714, Sáclơ Mácten giữ chức tể tướng. Ông lập được nhiều công cho quốc gia bằng đấu tranh vũ
trang, thống nhất toàn bộ Frăng hùng mạnh xưa kia và mở rộng lãnh thổ. Năm 737, Ông trị vì Frăng do triều
đình Mêrôvanhgiêng không lập vua mới.
FNăm 714 Sáclơ Macten chết, chia lãnh thổ cho 2 con trai. Năm 741, “Pepanh lùn”(741-768) được cử làm
vua, mở đầu cho vương triều Cáclôvanh-giêng.
FNăm 768, Pepanh lùn chết, con là Saclơ Manhơ thống nhất Frăng và mở rộng lãnh thổ gồm cả Pháp,
Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ, Áo, một phần Tây Ban Nha ngày nay.
• Bộ máy nhà nước: tổ chức ngày càng hoàn chỉnh, nhất là thời kỳ trị vì của Sáclơ Manhơ.
F Ở Trung ương:
 Đứng đầu vẫn là Vua. Bộ máy quan lại dưới Vua là : Thừa tướng,
 Tổng giám mục & Đại thần cung đình.
 Thừa tướng: giữ chức vụ bí thư và chưởng ấn của Vua
 Tổng giám mục: quản lý giáo sĩ trong cả nước.
 Đại thần cung đình: quản lý các công việc hành chính của triều.
 Bên dưới có các quan lại khác như: Quan thống chế, Chánh án, quan coi quốc khố, quản lý kho rượu…
F Địa phương: cả nước chia thành nhiều đơn vị hành chính địa phương. Đứng đầu mỗi đơn vị là quan Bá
tước, nên các đơn vị hành chính còn được gọi là “Khu quản hạt Bá tước”. Quá trinh phong kiến hóa được
củng cố thêm ở vương triều này với cải cách của thừa tướng Sáclơ Macten. Đây là cải cách quan trọng về
quân sự, chính trị. Từ đó một hệ thống bậc thang đẳng cấp phong kién ra đời. Để có một lực lượng kị binh
đông đảo và hùng hậu do nhu cầu mơ rộng lãnh thổ, chống xâm lược nên Sácl Mácten đã thi hành triệt để
chế độ phân phong mới, gọi là Bênê-phixơ (là vật ban cấp), có điều kiện ràng buộc chặt chẽ giữa người
phong và kẻ nhận. Nhà vua đã lấy đất đai vương quốc chia thành những khu lớn, chia cho đại quý tộc đồng
thời phong tước vị (công tước, hầu tướcbá tước)với điều kiện:
 Phải tuyên thệ trung thành với Vua

×