Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.89 KB, 15 trang )

ĐỀ TÀI:
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH
DÂN SỰ VÔ HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005

MỤC LỤC:

I.Đặt vấn đề:
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống của con người cũng vì vậy mà tăng
cao. Nhằm phục vụ cho cuộc sống, hàng ngày chúng ta phải xác lập rất nhiều các
giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự được hiểu là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý
đơn phương nhằm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
(Điều 121.BLDS VN 2005). Theo đó, giao dịch dân sự mang tính ý chí của các
chủ thể tham gia với những động cơ và mục đích nhất định, là công cụ hữu hiệu để
các bên tìm kiếm và trao đổi lợi ích với nhau.
Nhưng thực tế cho thấy, đôi khi chủ thể đã xác lập, thực hiện một giao dịch dân
sự nhưng lại không đạt được lợi ích mà mình mong muốn mặc dù họ hoàn toàn
thiện chí và ngay thẳng khi tham gia vào giao dịch đó. Nguyên nhân của việc này
là do họ đã tiến hành giao dịch với người không phải là chủ sở hữu đích thực của
1


tài sản.Hay nói cách khác, người đã xác lập giao dịch với họ là người không có
quyền định đoạt đối với tài sản đó. Vô hình chung, họ trở thành người chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật ,mặc dù họ không biết hoặc không thể biết được những
sai lầm kể trên. Các nhà làm luật gọi họ là : “Người thứ ba ngay tình”.
Một khi những giao dịch trên bị phát hiện, khi chủ sở hữu đích thực của những
tài sản đó kiện đòi ,liệu quyền và nghĩa vụ của họ có còn được đảm bảo.Pháp luật
sẽ quy định như thế nào để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu tài sản cũng như
quyền lợi của người thứ ba ngay tình, đó là vấn đề mà chúng ta cần làm rõ trong
phạm vi bài viết này.
Bài viết chú trọng vào vấn đề : Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình


khi giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của bộ luật dân sự năm 2005, so
sánh với bộ luật dân sự 1995 và dự thảo sửa đổi bộ luật dân sự 2014 .Từ đó vận
dụng vào giải quyết các vụ án xảy ra trên thực tế.
II. Nội dung:
1.Khái niệm người thứ ba ngay tình:

Người thứ ba ngay tình: là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với
tài sản nhưng ngay tình. Về bản chất, người thứ ba ngày tình không thể biết
việc chiếm hữu tài sản của mình là không có căn cứ pháp luật.
Theo đó:
Người thứ ba ngay tình trước hết là người chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật :
Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.(Điều 182.BLDS VN
2005).

2


 Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật : là việc chiếm hữu tài sản không phù
hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này. Đó là những hành vi chiếm hữu
không rơi vào các trường hợp sau: Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; Người được chủ
sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản; Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông
qua giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật như quan hệ mua bán, cho vay,
tặng cho, trao đổi, cho thuê, cho mượn, gửi giữ…; Người phát hiện và giữ tài sản
vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ
quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện luật định; Người phát
hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều
kiện do pháp luật quy định và các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là
người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là

không có căn cứ pháp luật:
Người chiếm hữu ngay tình không thể biết việc chiếm hữu là không có căn
cứ pháp luật: Đối với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu rất
khó xác định được tài sản đó thuộc về ai,nếu chúng không có những dấu hiệu của
vật đặc định mà chỉ riêng chủ sở hữu của vật đó mới có.Về nguyên tắc, đối với
động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì việc chiếm hữu tài sản là bằng
chứng nói lên người đó có quyền sở hữu đối với tài sản. Người thứ ba ngay tình
không thể biết được việc chiếm hữu ấy là không có căn cứ pháp luật.
VD1: Anh A mua lại của anh B một chiếc điện thoại Iphone 6s. Cuộc mua bán
diễn ra công khai , minh bạch. Các bên thực hiện hết các quyền và nghĩa vụ của
mình. Chiếc điện thoại này cùng loại với những chiếc Iphone 6s khác được bán
trên thị trường, không có một dấu hiệu đặc định riêng nào để phân biệt. Việc anh

3


B đang chiếm hữu nó khiến cho anh A nghĩ B là chủ sở hữu. Anh A không hề biết
rằng chiếc điện thoại đó là do B ăn cắp của X mà có.
Người chiếm hữu ngay tình không biết được việc chiếm hữu là không có
căn cứ pháp luật: Đối với tài sản là bất động sản hay động sản phải đăng ký quyền
sở hữu, về nguyên tắc người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu (hoặc
quyền sử dụng) là chủ sở hữu đích thực của tài sản . Các chủ thể căn cứ vào đó để
xác định xem giao dịch dân sự có được thiết lập một cách an toàn không. Tuy
nhiên trên thực tế, việc làm giả các giấy tờ trên được thực hiện một cách rất tinh vi
dưới nhiều hình thức lừa đảo rất khó phát hiện ra nếu không phải là những người
có thẩm quyền, chuyên môn cao. Trường hợp này, người thứ ba ngay tình không
biết được việc chiếm hữu ấy là không có căn cứ pháp luật.
VD2: Ông B mua lại chiếc xe máy hiệu Honda của người quen là anh C với giấy
tờ đăng ký xe đầy đủ.Là người quen nên Ông B không hề mảy may nghi ngờ. Tuy
nhiên ông B không biết được rằng, trước đó anh C đã đem giấy tờ xe của mình đi

cầm cố cho hiệu cầm đồ của chị X. Giấy tờ xe hiện tại là bị làm giả.Hành vi làm
giả này rất tinh vi,người bình thường không thể phát hiện ra được do anh C quen
thân với một băng nhóm làm giấy tờ giả rất chuyên nghiệp .
2. Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình:
2.1.Mối quan hệ giữa chủ sở hữu đích thực của tài sản và người thứ ba ngay tình:

Có thể nói, giữa chủ sở hữu đích thực và người thứ ba ngay tình liên hệ với nhau
qua người trung gian theo sơ đồ:
Chủ sở hữu-----(1)----Người trung gian-----(2)------Người thứ ba ngay tình.
Ở đây, ít nhất đã có 2 giao dịch dân sự xảy ra:

4


Giao dịch (1) là giao dịch giữa chủ sở hữu tài sản và người trung gian. Giao dịch
này có thể được thiết lập theo ý chí của chủ sở hữu, đó là : hợp đồng cho thuê,
mướn, mượn có thời hạn...hoặc được thiết lập ngoài ý chí của chủ sở hữu, như: tài
sản bị trộm cắp,cướp giật, lừa đảo, bị đánh rơi mà nhặt được không thực hiện các
thủ tục thông báo...
Trường hợp người trung gian chiếm giữ tài sản của chủ sở hữu một cách không có
căn cứ pháp luật, tức là giao dịch (1) là giao dịch dân sự vô hiệu, giả tạo, thì việc
chủ sở hữu thực hiện quyền kiện đòi lại tài sản từ người trung gian không có gì
phải bàn cãi.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi người trung gian đem tài sản đó thiết lập một giao
dịch dân sự (2) với người thứ ba ngay tình, mà quá trình này được diễn ra một cách
công khai, minh bạch. Người thứ ba ngay tình không biết hoặc không thể biết sự
lừa dối từ người trung gian.
Một khi chủ sở hữu thực sự kiện đòi lại tài sản , tức là sẽ có sự xung đột lợi ích
giữa một bên là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản và một bên là người chiếm hũu
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.

Về nguyên tắc, pháp luật dân sự Việt Nam công nhận quyền sở hữu là quyền tuyệt
đối đối với chủ sở hữu và dành hẳn một chương bàn về cách thức bảo vệ quyền sở
hữu ( Chương XV.Bảo vệ quyền sở hữu. BLDS VN 2009). Nếu tuyệt đối hoá hoàn
toàn quyền được đòi tài sản của chủ sở hữu thì tất yếu sẽ tạo ra tâm lý e dè, lo sợ
của các chủ thể khi quyết định thực hiện một giao dịch dân sự để xác lập quyền sở
hữu đối với một tài sản cụ thể. Và vô hình chung quy định này sẽ tạo ra một rào
cản cho sự thúc đẩy các giao lưu dân sự, thương mại phát triển và kìm hãm sự phát
triển kinh tế xã hội nói chung, đặc biệt trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường
đang chuyển mình hội nhập của nước ta hiện nay.
5


Để cân bằng sự xung đột về lợi ích trong trường hợp này, chế định bảo vệ quyền
sở hữu trong BLDS 2005 đã có những quy định rất mềm dẻo và linh hoạt, đặc biệt
đã dành một thái độ tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình –
một điểm tiến bộ hơn hẳn so với quy định của BLDS 1995 trước đó.
2.2. Các chế định của pháp luật dân sự Việt Nam bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình
khi giao dịch dân sự vô hiệu:

. Trước đây, theo quy định tại Điều 147.BLDS 1995, trong trường hợp giao dịch
dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch đã được chuyển giao cho người thứ ba, thì
giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực nếu:
 Người thứ ba xác lập giao dịch phải ngay tình. Tức là trong trường hợp này,
người thứ ba không biết hoặc không thể biết rằng mình tham gia giao dịch dân sự
với người không có quyền định đoạt tài sản, hoặc đối tượng của giao dịch có liên
quan đến một giao dịch trước đó.
Tài sản giao dịch là tài sản được phép lưu thông mà không cần có sự phân biệt
giữa tài sản là động sản hay bất động sản, có đăng ký quyền sở hữu hay không.
Rõ ràng, quy định của bộ luật dân sự 1995 thiếu hợp lý. Ở chỗ, không thể phân biệt
được trường hợp nào thì người tham gia giao dịch dân sự buộc phải biết người

đang nắm giữ tài sản giao dịch thuộc một giao dịch vô hiệu trước đó, hay đối tượng
của giao dịch dân sự không thuộc quyền sở hữu của người chuyển dịch tài sản.
Điều này gây khó khăn cho toà án khi giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô
hiệu nếu bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba.
.Chính vì thế Bộ luật dân sự 2005 đã có những điểm hoàn thiện hơn khi đưa ra
những chế định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự
vô hiệu.

6


 Khoản 1.Điều 247.BLDS VN 2005.Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu quy
định như sau:
“ 1. Người chiếm hữu , người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi
năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt
đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
 Thời hiệu được quy định tại Điều 154 Bộ luật dân sự năm 2005 là thời hạn do
pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân
sự , được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện.
Để áp dụng Khoản 1.Điều 247.BLDS VN 2009, chủ thể cần đáp ứng các yêu
cầu sau:
 Việc xác lập theo thời hiệu chỉ áp dụng đối với người chiếm hữu tài sản là
ngay tình. Tức là: người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật và không
biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu này là không có căn cứ pháp luật.
Người chiếm hữu phải chiếm hữu một cách: liên tục ( việc chiếm hữu được
thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó) ; công
khai ( việc chiếm hữu thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm...) ; việc
chiếm hữu trên phải được thực hiện trong khoảng thời gian là 10 năm đối với động
sản và 30 năm đối với bất động sản.

Theo đó, nếu việc chiếm hữu của người ngay tình thoả mãn các yêu cầu trên thì
cho dù chủ sở hữu thực sự của tài sản có kiện đòi thì tài sản đó vẫn thuộc về người
thứ ba ngay tình.Trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 của điều này đối với
việc chiếm hữu những tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước như đất đai, rừng ,
núi, sông , hồ, nguồn nước....
7


 Điều 138.BLDS VN 2005 .Bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình khi giao
dịch dân sự vô hiệu quy định như sau :
“ 1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động
sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch
khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực,
trừ trường hợp quy định tại điều 257 của bộ luật này.
2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải
đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người
thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu , trừ trường hợp nhười
thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với
người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở
hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án
quyết định bị huỷ, sửa.”
 Theo quy định tại Khoản 1.Điều 138:
-Đối tượng cuả giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, tức là
những tài sản dễ bị di chuyển từ nơi này sang nơi khác ( đối với vật), dễ bị sao
chép ( đối với các quyền tài sản như quyền tác giả chẳng hạn) và theo quy định
của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
-Giao dịch dân sự bị vô hiệu nhưng tài sản đã được chuyển giao bằng một giao
dịch khác cho người thứ ba ngay tình, thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu
lực trong một số trường hợp nhất định được nói rõ tại Điều 257 của bộ luật này:

TH1: Người chiếm hữu ngay tình có được động sản thông qua giao dịch dân
sự không có đền bù ( tức giao dịch chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ của một bên
8


chủ thể, như hợp đồng tặng cho...) đối với người không có quyền định đoạt tài
sản.Thì giao dịch của người thứ ba ngay tình không còn hiệu lực,chủ sở hữu đích
thực của tài sản có quyền đòi lại tài sản.Trường hợp này,vấn đề bảo về quyền lợi
người thứ ba ngay tình được đặt ra như sau:
+Nếu như tài sản chỉ có giá trị sử dụng thì người chiếm hữu ngay tình không
phải chịu một thiệt hại về lợi ích vật chất nào cả thì sẽ không đặt ra vấn đề người
chiếm hữu ngay tình yêu cần người chuyển giao tài sản cho mình phải bồi thường
thiệt hại.
+Cũng có trường hợp động sản này đã được đưa vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, việc chủ sở hữu đòi lại tài sản sẽ gây thiệt hại cho người chiếm hữu ngay
tình. Như vậy để đảm bảo quyền lợi của mình, người chiếm hữu ngay tình có
quyền yêu cầu người đã chuyển giao tài sản phải bồi thương thiệt hại cho mình.
TH2: Người chiếm hữu ngay tình có được động sản thông qua hợp đồng dân
sự có đền bù ( tức hợp đồng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể
tham gia, như hợp đồng mua bán, hợp đồng trao đổi tài sản) với người không phải
là chủ sở hữu tài sản, thì giao dịch đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực trong
trường hợp tài sản đó rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu.
+Tài sản rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu được hiểu là : trường
hợp chủ sở hữu chuyển giao tài sản cho người chiếm hữu hợp pháp thông qua hợp
đồng cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, đặt cọc...sau đó người chiếm hữu hợp
pháp định đoạt tài sản này cho người thứ ba ngay tình thông qua một hợp đồng dân
sự có đền bù mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu. Trường hợp này, pháp luật
bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình.
+Trong trường hợp tài sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc bị chiếm hữu ngoài ý chí
của chủ sở hữu, thì giao dịch của người thứ ba ngay tình không còn hiệu lực. Chủ

9


sở hữu có quyền được đòi lại tài sản. Như vậy, trường hợp này, quyền lợi của
người chiếm hữu ngay tình được thể hiện ở chỗ: họ được phép yêu cầu người đã
chuyển giao tài sản cho mình trả lại số tiền mà mình đã mua tài sản và đòi bồi
thường thiệt hại.
 Theo quy định tại Khoản 2.Điều 138:
-Đối tượng của giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở
hữu, tức là những tài sản được quy định tại Khoản 1.Điều 174( những tài sản là bất
động sản) và những tài sản là động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng
ký quyền sở hữu tại các cơ quan có thẩm quyền.
-Giao dịch dân sự đã vô hiệu, nhưng tài sản đã được chuyển giao bằng một giao
dịch khác cho người thứ ba ngay tình:
TH1: Nếu người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu
giá hoặc giao dịch mà người theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau người này không còn là chủ sở hữu tài
sản nữa do bản án, quyết định bị huỷ, sửa thì giao dịch với người thứ ba ngay tình
vẫn có hiệu lực. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong
trường hợp này. Bởi:
+Người thứ ba ngay tình nhận được tài sản thông qua bán đấu giá mà cuộc đấu
giá được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định mặc dù
không biết và không thể biết về nguồn gốc, tình trạng pháp lý của tài sản đấu giá.
Điều 4 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP quy định:
1.Quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá được pháp luật
bảo vệ... .

10



2.Trong trường hợp có người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng tài sản
đã bán đấu giá thì... được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Trong trường hợp có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa
đổi một phần hoặc huỷ bỏ toàn bộ các quyết định liên quan đến tài sản bán đấu giá
do có vi phạm pháp luật trước khi tài sản được đưa ra bán đấu giá nhưng trình tự ,
thủ tục bán đấu giá tài sản đó đảm bảo tuân theo đầy đủ quy định của pháp luật thì
tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu , quyền sử dụng của người mua được tài sản bán
đấu giá.
Tổ chức, cá nhân có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp
luật.

+Người thứ ba ngay tình nhận được tài sản thông qua giao dịch với người khác
mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài
sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu do bản án, quyết định bị huỷ
sửa.Trường hợp này, người thứ ba ngay tình không biết và không thể biết người
thiết lập giao dịch với mình không phải là chủ sở hữu đích thực của tài sản. Bởi
trước đó đã có bản án xác minh người thiết lập giao dịch với mình là chủ sở hữu,
và nó được quyết định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc huỷ bản án,
quyết định là do vi phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng, mà người thứ ba ngay
tình không hề có lỗi gì cả. Trường hợp này, pháp luật đã bảo vệ quyền lợi cho
người thứ ba ngay tình.
TH2: Người thứ ba nhận được tài sản không thoả mãn các điều kiện đã nêu
ở TH1 thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu. Chủ sở hữu có quyền đòi lại tài
sản từ người thứ ba . Ở đây người thứ ba hoàn toàn không ngay tình,giao dịch dân
sự bị vô hiệu do lỗi của người thứ ba vì đã không tìm hiểu kỹ mặc dù có điều kiện
để tìm hiểu và có thể tìm hiểu.

11



 Trong các trường hợp đã nêu trên, khi giao dịch dân sự với người thứ ba ngay
tình vô hiệu, tài sản được trả về cho chủ sở hữu đích thực của nó, Người thứ ba
ngay tình có quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại với người đã xác lập giao dịch với
mình phải hoàn trả khoản tiền mà họ đã bỏ ra để có được tài sản đó.
Điều 602.BLDS 2005 quy định:
“Trong trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ
pháp luật đã giao tài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, người chiếm hữu
hợp pháp tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó,
trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền
hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình
bồi thường thiệt hại.”

.Hiện nay, Bộ Tư pháp vừa công bố Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi để lấy ý kiến
đóng góp của các cấp, ngành và nhân dân. So luật hiện hành, trong dự thảo này có
quy định cụ thể hơn về quyền bảo vệ người thứ ba ngay tình đối với những hành vi
pháp lý vô hiệu có đối tượng là bất động sản, động sản đã đăng ký quyền sở hữu,
theo hướng: Tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau đó
được chuyển giao bằng một hành vi pháp lý khác cho người thứ ba và người này
căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện hành vi pháp lý thì đối với người
thứ ba, hành vi pháp lý không vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải
biết tài sản là đối tượng của hành vi pháp lý đã bị chiếm đoạt bất hợp pháp, ngoài
ý chí của chủ sở hữu.
Song, trong bối cảnh việc đăng ký bất động sản đang còn có nhiều bất cập như
hiện nay, vẫn còn ý kiến cho rằng, cần tiếp tục quy định nguyên tắc bảo vệ người
thứ ba ngay tình và bảo vệ chủ sở hữu như quy định tại Điều 138 BLDS 2005, bởi
vì nếu quy định như dự thảo BLDS (sửa đổi), người thứ ba ngay tình sẽ được bảo
vệ trong mọi trường hợp và như vậy chủ sở hữu của tài sản lại không được bảo vệ.
12



Tuy nhiên, cá nhân người viết đồng tình với ý kiến cho rằng quy định mới được
sửa đổi, bổ sung trên đây hoàn toàn phù hợp với thực tế đời sống ở nước ta cũng
như trên thế giới hiện nay.Qui định này sẽ bảo đảm công bằng, hợp lý đối với
người thiện chí, ngay tình và bảo đảm sự ổn định trong các quan hệ dân sự và phù
hợp với nguyên tắc đăng ký bất động sản hiện nay.Cũng theo các chuyên gia,trong
trường hợp tài sản đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và được chuyển
giao cho người thứ ba ngay tình thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu bồi hoàn giá trị
tài sản, bồi thường thiệt hại, thậm chí kiện bồi thường Nhà nước đối với cơ quan có
thẩm quyền về đăng ký tài sản.
3.Vụ án thực tế :

-Tình huống :
Năm 2007, Bà Mỹ ở phường Bình Chưng Tây, quận Z , đem chiếc xe HONDA
DREAM biển số 53X2737 đến doanh nhgiệp cầm đồ tư nhân Phương Nam do bà
Hạnh làm chủ, cầm cố vay được 17 triệu đồng với lãi suất 0,2%/ngày. Hợp đồng
thoả thuận chỉ trong vòng một tháng. Do chỗ quen biết, bà Hạnh chỉ giữ lại giấy tờ
xe còn chiếc xe cho bà Mỹ mang về làm phương tiện đi lại. Hơn nửa năm, bà Mỹ
không chịu thanh lý hợp đồng, chỉ đóng lãi hàng ngày.
Năm 2008, Bà Mỹ lấy cớ làm mất giấy tờ xe xin cấp lại. Sau khi có điều kiện, bà
Loan lại mang đến tiệm cầm đồ Sao Vàng cầm cố, vay được 20 triệu đòng nữa. Đến
ngày thanh lý hợp đồng bà Mỹ không có tiền trả nên nhờ chủ tiệm cầm đồ Sao
Vàng bán luôn chiếc xe. Chiếc xe sau đó được bán luôn cho ông Quân bằng giấy
viết tay được 27,5 triệu đồng vào cuối năm 2009.
-Hướng giải quyết nếu bà Hạnh yêu cầu ông Quân trả lại xe:
+ Bà Hạnh là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe HONDA DREAM biển số
53X2737 bởi chiếc xe này do đã quá hạn gần nửa năm mà bà Mỹ không chịu thanh
lý hợp đồng thì theo như thoả thuận trong hợp đồng cầm đồ bà Hạnh có quyền sở
hữu đối với chiếc xe (Điều 336.BLDS VN 2005. Xử lý tài sản cầm cố)
13



+Ông Quân là người chiếm hữu ngay tình: việc chiếm hữu của ông Quân là
không có căn cứ pháp luật bởi chủ sở hữu thực sự của chiếc xe là bà Hạnh, còn giấy
tờ xe hiện tại là giấy tờ xe không hợp lệ. Ông Quân không biết và không thể biết về
sự sai lầm này bởi:
Chiếc xe HONDA DREAM thuộc loại tài sản là động sản phải đăng ký chủ sở hữu,
việc ông Quân căn cứ vào giấy tờ hiện tại của chiếc xe là do cơ quan có thẩm quyền
cấp và việc mua xe một cách công khai minh bạch.
+Trường hợp này áp dụng Khoản 3.Điều 138.BLDS 2005 và Điều 258.BLDS
2005: Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản trong trường hợp người thứ ba
ngay tình thiết lập giao dịch với ngừoi mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là
chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.


Bà Hạnh không được quyền đòi lại xe máy từ ông Quân , mà chỉ được kiện
đòi bồi thường thiệt hại từ Bà Mỹ, là người có hành vi lừa đảo trong quá trình
thiết lập các giai dịch dân sự không đúng quy định của pháp luật.

III.Kết luận:
Có thể nói,quyền lợi của người thứ ba ngay tình được bảo vệ trong những
trường hợp kể trên là: được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản mà
mình đang chiếm hữu
Các chế định về bảo vệ người thứ ba ngay tình được quy định trong Bộ luật dân
sự 2005 đã phần nào quy định khá cụ thể, chi tiết. Đây là phương thức bảo vệ lợi
ích của người thứ ba ngay tình ưu việt nhất và có tính khả thi cao hơn so với các
cách thức đòi bồi thường thiệt hại như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, các quan hệ
xã hội biến đổi không ngừng, các nhà làm luật chưa thể dự liệu được hết các tình
huống có thể xảy ra, cách thức bảo vệ này vẫn bộc lộ những khó khăn trong việc
14



xác định các loại giấy tờ cần thiết nào và các trình tự thủ tục cụ thể gì để đăng ký
quyền sở hữu tài sản cho người thứ ba ngay tình trong trường hợp họ đang chiếm
hữu những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp. Hy vọng Bộ
luật dân sự sửa đổi sắp tới đây sẽ giải quyết được phần nào những hạn chế này.
Trên đây là một số trao đổi về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
tình trong bộ luật dân sự 2005. Trên tinh thần học hỏi, tham khảo các kiến thức
trong giáo trình và một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác, bài viết
không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý và giúp đỡ của thầy cô
và các bạn để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo:

1
2
3

Bộ luật Dân sự 2005.
Bộ luật Dân sự 1995.
Dự thảo sửa đổi luật dân sự mới trên trang Cổng thông tin điện tử Chính phủ

4

nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bài viết trên: />
5

ba-ngay-tinh-34049
Bài viết trên của ThS.Vũ Thị
Hồng Yên(Khoa luật dân sự-Đại học luật Hà Nội) về : Bảo vệ quyền lợi

người thứ ba ngay tình khi chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản.

6

Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005.Tập 1. Bộ Tư pháp-Viện khoa

7

học pháp lý.Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
Giáo trình luật dân sự .Tập1. Trường đại học Kiểm sát Hà Nội.Nhà xuất bản

8

chính trị quốc gia.
Vụ án tham khảo

15



×