Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần từ thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.83 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ VĂN TUẤN

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: CÔNG TÁC XÃ HỘI
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Khắc Bình.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
hoàn toàn trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
HỌC VIÊN

Vũ Văn Tuấn



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN ............................................................................... 9
1.1. Một số lý luận về sức khỏe tâm thần................................................................... .9
1.2. Lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần.. .......................... ..11
1.3. Những quy định pháp luật, các chế độ chính sách của Việt Nam đối với người
tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định… ......................................... 14
1.4. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu . ................................................... 18
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỜI
NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ
HỘI TỈNH NAM ĐỊNH… ..................................................................................... .24
2.1. Khái quát chung về khách thể và địa bàn nghiên cứu:..................................... ..24
2.2. Thực trạng người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định ......... 30
2.3. Thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung
tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định…… .................................................................. ..34
2.4. Ứng dụng công tác xã hội cá nhân trong quản lý ca đối với NTT tại Trung tâm
Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định... ................................................................................ 44
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC
TIỄN TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH ................... 54
3.1. Đối với Đảng, Nhà nước… ............................................................................... .55
3.2. Đối với chính quyền địa phương…… ................................................................ 56
3.3. Đối với những người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị và phục hồi chức
năng cho người tâm thần ........................................................................................... 56
3.4. Đối với bản thân người tâm thần….................................................................... 57
3.5. Đối với Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định... .......................................... 58
3.6. Đối với cá nhân (bản thân học viên)… ............................................................ ..61
KẾT LUẬN…………… ......................................................................................... .63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 65



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nội dung

1

BTXH

Bảo trợ xã hội

2

CTXH

Công tác xã hội

3

CTXHCN

Công tác xã hội cá nhân

4

CSSKTT


Chăm sóc sức khỏe tâm thần

5

NTT

Người tâm thần

6

NKT

Người khuyết tật

7

NCVĐTT

Người có vấn đề tâm thần

8

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

9

LĐTBXH


Lao động, Thương binh xã hội

10

PHCN

Phục hồi chức năng

11

UBND

Ủy Ban nhân dân

12

WTO

Tổ chức Y tế thế giới


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, các rối loạn tâm thần có tỷ lệ rất cao ở tất cả
các nước trên thế giới, tạo thành một gánh nặng không những về kinh phí mà cả về
tâm lý- xã hội.
Trên thế giới, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới, người bị tâm
thần phân liệt chiếm khoảng 1% dân số; động kinh từ 3 – 5% dân số; trầm cảm: 1 –
3% dân số - đối tượng này ngày càng tăng, diễn biến tâm lý rất phức tạp và có thể

dẫn đến tự tử; khoảng 1 triệu người tự tử mỗi năm do chứng rối loạn tâm thần.
Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
và ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số người bị mắc các bệnh về tâm
thần ở Việt Nam hiện nay là rất lớn, ước tính chiểm khoảng 10% dân số, tương
đương gần 10 triệu người. Trong đó số người tâm thần nặng, có hành vi nguy hiểm
cho gia đình và cộng đồng khoảng 200 ngàn người, đặc biệt số người tâm thần ở
Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở trong các thành phố, đô thị lớn.
Trong khi đó mạng lưới cơ sở phòng và điều trị, bảo trợ xã hội, chăm sóc, phục hồi
chức năng cho người tâm thần rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
Tại tỉnh Nam Định, theo số liệu Báo cáo của ngành Lao động – Thương binh
và Xã hội năm 2016, tại tỉnh Nam Định có 33.560 người khuyết tật, trong đó: có
3.179 người khuyết tật thần kinh đặc biệt nặng (người tâm thần); 3.573 người tâm
thần nặng; 56 xã phường có đông đối tượng tâm thần (>30%) chiếm 24% tổng số xã
phường trên địa bàn tỉnh [25].
Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, theo số liệu báo cáo năm 2016 của Trung tâm,
Trung tâm có 122 đối tượng, trong đó có 108 đối tượng người tâm thần đặc biệt
nặng, có hành vị gây nguy hiểm cho gia đình và cộng đồng; 2 trẻ em; 10 người cao
tuổi; 2 đối trượng bảo vệ khẩn cấp. Công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và
phục hồi chức năng cho người tâm thần trong những năm qua là tương đối tốt góp
phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên công tác quản lý, chăm
sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần tại Trung tâm còn gặp

1


không ít những khó khăn, như thiếu quy trình chăm sóc và phục hồi chức năng; việc
can thiệp điều trị các bệnh tâm thần hiện nay chủ yếu can thiệp ở trị bằng thuốc và
các hoạt động phục hồi chức năng cho các bệnh nhân mà chưa chú trọng về bình
diện can thiệp ở lĩnh vực tâm lý – xã hội; các nguồn lực hỗ trợ người tâm thần rất
hạn chế chủ yếu dựa vào kinh phí Nhà nước, có rất ít sự quan tâm, chia sẻ của các

tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm…; cơ sở vật chất, trang thiết bị
của đơn vị được đầu tư đã lâu đến nay đã xuống cấp; cán bộ còn thiếu nhiều so với
quy định, đặc biệt là thiếu cán bộ Y tế có trình độ chuyên môn cao, đa số cán bộ
trực tiếp trợ giúp người tâm thần đều thiếu kiến thức chuyên môn về tâm thần và
công tác xã hội; mặt khác gia đình các đối tượng phải chăm sóc lâu ngày nên chán
nản, cùng với khó khăn về kinh tế đã buông xuôi nên phó mặc cho Trung tâm ít
quan tâm thăm hỏi.
Chuyên ngành công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện nay
được các nước trên thế giới đánh giá là một nguồn lực lớn có vai trò rất quan trọng
trong việc đảm bảo an sinh xã hội nói chung và làm giảm tái phát bệnh, giải quyết
các vấn đề trong việc chữa bệnh cho người mắc bệnh tâm thần. Ở Việt Nam nói
chung, tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định nói riêng đang trong giai đoạn
đầu của sự hình thành và phát triển; cán bộ, nhân viên trực tiếp chăm sóc, phục hồi
chức năng cho người tâm thần chưa được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn
về lĩnh vực tâm thần, về CTXH nên hiệu quả hoạt động chăm sóc và phục hồi chức
năng cho người tâm thần chưa cao và làm hạn chế rất nhiều đến chất lượng cung
cấp các dịch vụ xã hội và y tế cho người tâm thần [28].
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Công tác xã hội cá nhân đối với
người tâm thần từ thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định” để làm
đề tài luận văn thạc sĩ, hy vọng sẽ góp phần vào sự phát triển toàn diện của người
khuyết tật nói chung và đối với người tâm thần tại trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh
Nam Định nói riêng, đặc biệt là sự phát triển toàn diện của xã hội nhằm hướng tới
đảm bảo an sinh xã hội và công bằng xã hội.

2


2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Trên thế giới
Theo tổ chức Y tế Thế giới, chính sách về sức khỏe tâm thần (SKTT) là bộ

tiêu chuẩn về các giá trị, các nguyên tắc và các mục tiêu đưa ra để cải thiện SKTT
và giảm gánh nặng về rối loạn tâm thần của toàn dân. Chính sách về SKTT cũng
xác định tầm nhìn cần hướng tới, các ưu tiên trong CSSKTT và đưa ra định hướng
xây dựng mô hình can thiệp.
Chính sách về CSSKTT ở các nước rất khác nhau, nhưng điều quan trọng là
chính sách CSSKTT đều được các các nước phê duyệt và bao gồm những nội dung
then chốt là tầm nhìn, các giá trị, nguyên tắc và các mục tiêu.
Bên cạnh chính sách về CSSKTT, hiện nay, trên thế giới có rất nhiều công
trình nghiên cứu, nhiều ấn phẩm được đề cập trên các báo, luận án, luận văn thạc sĩ,
khóa luận tốt nghiệp đề cập đến vấn đề hỗ trợ cho NTT, trong đó đáng lưu ý như:
ALan Walker (1989) cũng phân tích vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa
vào cộng đồng, nhưng vấn đề này lại đặt trong bối cảnh lớn hơn là thể chế của nước
Anh cuối thập kỷ 80 với việc cắt giảm chi phí cho lính vực chăm sóc công mà
chuyển hẳn vai trò cho nhóm tư nhân và dựa vào cộng đồng, từ đây dẫn tới số bệnh
nhân trong các bệnh viện giảm xuống rõ rệt. Tuy nhiên lại dẫn đến tình trạng tăng
đột biến số lượng bệnh nhân ở lĩnh vực tư và các cơ sở cộng đồng, trong khi yếu tố
nguồn lực chưa được chuẩn bị kỹ dẫn tới những khó khăn và cách thực thi chính
sách kiểu nửa vời [37].
Jonathan Kenneth Burns (2008) cho rằng khuyết tật tâm thần và chăm sóc sức
khỏe tâm thần đang bị bỏ qua đáng ngạc nhiên trong tranh luận toàn cầu về bình
đẳng y tế. Điều này đồng nghĩa với các vấn đề bất bình đẳng trong chăm sóc sức
khỏe cho người bệnh tâm thần, các biến đổi ảnh hưởng đến bất bình đẳng bao gồm
chủng tộc, dân tộc, giới tính, vùng miền, nghề nghiệp, thu nhập...[38].
2.2. Tại Việt Nam
Việt Nam hiện nay cũng không có chính sách riêng về CSSKTT, mà một số
nội dung chính sách được đề cập đến trong các chương trình, quyết định khác nhau
do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Một số chính sách hiện hành của Việt Nam có

3



liên quan đến CSSKTT chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực y tế và xã hội, do Bộ Y tế
và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo triển khai thực hiện.
Bộ Y tế. Hướng dẫn quản lý và thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2010 [7].
Đề án 1215 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình và được Thủ tướng
Chính phủ duyệt ngày 22/7/2011. Đề án này đề cập đến Trợ giúp xã hội và phục hồi
chức năng cho bệnh tâm thần và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, đây
chính là sự đổi mới trong tư duy người làm trong lĩnh vực về Sức khỏe tâm thần và
người làm nghề Công tác xã hội [27].
Bộ Lao động. Tài liệu tập huấn công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng, hà Nội, tháng 9 năm 2014 [3].
Giáo trình CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, nhà xuất bản Lao động Xã hội (2013) (Giáo trình biên soạn với sự hỗ trợ của Đề án 1215 và Dự án Atlantic
Philanthropies) [13].
Thân văn Quang. Phục hồi chức năng lao động và tái thích ứng xã hội ở cộng
đồng cho người bệnh tâm thần phân liệt trong tài liệu tập huấn “chăm sóc, quản lý
sức khỏe dựa vào cộng đồng” (Bệnh viện tâm thần trung ương tổ chức tại Huế,
tháng 9-1998) [17].
Nguyễn Văn Siêm. Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt tại
cộng đồng (luận văn tiến sĩ khoa học y dược chuyên ngành tâm thần học, mã số
301-45, bảo vệ tại Trường Đại học Y Hà Nội, 1996) [22].
Lê Chí An: Công tác xã hội cá nhân, NXB Đại học Mở - BC, TP.HCM, 2006 [1].
Nguyễn Văn Siêm. (Giáo trình quy trình chăm sóc và phục hồi chức năng cho
người tâm thần tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội, 2014) [24].
Nguyễn Văn Siêm. Rối loạn trầm cảm; bệnh tâm thần phân liệt trong bách khoa
Y học phổ thông (trang 823-836). Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 2002 [23].
Nguyễn Việt. Bệnh tâm thần phân liệt, những hiểu biết cơ bản về điều trị, chăm
sóc, quản lý và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (chương trình quốc gia về
chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng), Hà Nội, 1999-2000 [35].


4


Những kết quả của các đề tài nói trên là tài liệu tham khảo quan trọng, cần
thiết cho tôi thực hiện đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn thông qua việc
nghiên cứu những vấn đề lý luận về CTXH, CTXH cá nhân, CTXH cá nhân với
người tâm thần, đồng thời đánh giá thực trạng CTXH cá nhân đối với người tâm
thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
Thứ hai: Tìm hiểu thực trạng về công tác xã hội cá nhân đối với người tâm
thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội
tỉnh Nam Định.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là: Trên cơ sở nền tảng lý luận, phương pháp, sự hiểu biết, kiến thức và
kỹ năng về công tác xã hội cá nhân với người tâm thần nhằm nâng cao năng lực, kết
nối hệ thống các nguồn lực, dịch vụ và những cơ hội thúc đẩy khả năng giải quyết
các vấn đề đối với người tâm thần, gia đình và cộng đồng.
Hai là: Từ thực tiễn tại Trung tâm, phân tích các hoạt động quản lý, chăm sóc,
chữa trị nuôi dưỡng người tâm thần. Tìm các yếu tố ảnh hưởng đến CTXHCN đối
với người tâm thần đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm.
Ba là: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề ra những giải pháp nhằm năng cao
CTXHCN đối với NTT tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: “Công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần
từ thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định”.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Địa bàn: Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định
Thời gian: 02 năm (Từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016).

5


Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các hoạt động trợ giúp trong
phương pháp CTXH cá nhân: Tham vấn; quản lý ca; xử lý khủng hoảng trong quá
trình trợ giúp cho người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
4.3. Phạm vi khách thể nghiên cứu
108 người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định. (đại diện gia
đình, người giám hộ cho đối tượng tâm thần có thể trả lời thay trong trường hợp
người tâm thần không trả lời được).
02 lãnh đạo quản lý, 02 Cán bộ nhân viên công tác xã hội, 20 nhân viên y tế tại
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: Từ những đánh giá thực trạng về
NTT, nhu cầu của họ trên cơ sở thực tiễn để đúc rút thành lý luận và những đề xuất
giải pháp bảo đảm thực hiện có hiệu quả trong trợ giúp cho NTT tại Trung tâm Bảo
trợ xã hội tỉnh Nam Định.
Nghiên cứu vấn đề trong hệ thống: Hệ thống những lý thuyết có liên quan
trực tiếp, hệ thống các yếu tố có liên quan: dịch vụ trợ giúp, hệ thống chính sách,
khả năng của NTT.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số
liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu
những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu:

Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH như: Nhập
môn CTXH, CTXHCN,....
Phân tích những tài liệu có liên quan đến vấn đề CTXH đối với người tâm
thần, như: Giáo trình quản lý trường hợp trong chăm sóc và phục hồi chức năng cho
NTT; Giáo trình tham vấn trong chăm sóc sức khỏe tâm thần; Công tác xã hội trong
chăm sóc sức khỏe tâm thần; Giáo trình Đại cương chăm sóc sức khỏe tâm thần;…

6


Đọc và phân tích các tài liệu, báo cáo của tỉnh như: Đánh giá 5 năm thực hiện
Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 16/01/1012 của UBND tỉnh Nam Định về trợ giúp
xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí giai đoạn
2011-2015; Báo cáo tổng kết năm 2015 -2016 của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh
Nam Định;..
Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến chính sách hỗ
trợ đối với người tâm thần tại Trung tâm, như: Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày
19/04/1012 của UBND tỉnh Nam Định Về việc điều chỉnh chế độ trợ cấp xã hội cho
đối tượng bảo trợ xã hội đang quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội,
Trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
Quyết định số 1776/QĐ-UBND ngày 07 tháng 09 năm 2015 của UBND tỉnh về việc
quy định chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đối với đối tượng được chăm sóc, nuôi
dưỡng tại trung tâm bảo trợ xã hội.
5.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động quản lý, chăm sóc, hoạt động phục hồi chức năng, hoạt
động tham gia sinh hoạt, hoạt động tham vấn tư vấn, hoạt động quản lý ca và các
hoạt động khác cho NTT tại trung tâm.
5.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đề tài sẽ sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi trong phạm vi
108 NTT tại Trung tâm để thu thập thông tin về họ.

5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn 2 đối tượng chính
là:
Phỏng vấn NTT hoặc gia đình của người tâm thần (nếu có).
Phỏng vấn cán bộ NVCTXH, nhân viên Y tế.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những tài liệu tham khảo hữu ích cho những
người quan tâm đến lĩnh vực CTXH, trong đó có CTXHCN đối với NTT; cung cấp
thông tin cho các nhà nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, các nhà xây dựng chính sách
có nội dung liên quan.

7


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu “Công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần từ
thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định” có thể trở thành tài liệu tham
khảo tốt đối với các cá nhân, tổ chức hữu quan trong quá trình nghiên cứu, thực
hiện phát triển CTXH, trong đó có CTXHCN đối với NTT tại Trung tâm Bảo trợ xã
hội tỉnh Nam Định.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung
của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người
tâm thần.
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần từ thực
tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo thực
hiện công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần từ thực tiễn tại Trung tâm Bảo
trợ xã hội tỉnh Nam Định.


8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN
1.1. Một số lý luận về sức khỏe tâm thần
1. 1.1. Khái niệm về rối nhiễu tâm thần
Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có rất nhiều khái
niệm về rối nhiễu tâm thần.
Theo WHO- Rối nhiễu tâm thần bao gồm một loạt các vấn đề với những triệu
chứng khác nhau về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và mối quan hệ xã hội của cá nhân.
Ví dụ như các rối nhiễu: tâm thần phân liệt, trầm cảm, chậm phát triển tâm thần và
rối nhiễu do lạm dụng ma túy [39].
Từ định nghĩa này, chúng ta có thể hiểu theo các chiều cạnh: Rối loạn tâm
thần như là sự lệch khỏi các tiêu chuẩn xã hội và thống kê hoặc rối loạn tâm thần
như là sự đau khổ mà cá nhân trải qua.
Như đã nói ở trên, chúng ta thấy chẩn đoán rối loạn tâm thần bao hàm sự
phán xét các giá trị tiềm ẩn về thế nào là bất thường, thế nào là bình thường. Các
tiêu chuẩn rối loạn tâm thần không phải không chịu ảnh hưởng về giá trị như tiêu
chuẩn chẩn đoán các rối loạn thực thể. Khi đánh giá bệnh thực thể, mọi người đều
có thể thống nhất rằng tim không hoạt động đều nhịp (có chỉ số) là bệnh, bất kể các
giá trị của cá nhân đó là gì. Tuy nhiên, phán xét về rối loạn tâm thần phản ánh các
giá trị xã hội chiếm thế (thịnh hành), các xu hướng xã hội, các quyền lực chính trị
cũng như sự phát triển về khoa học.
Về mặt thuật ngữ, chúng ta cũng thường có những từ phân biệt rõ ràng như
bất thường và bình thường, sức khỏe tâm thần hay rối loạn tâm thần. Điều này
thường gây nhầm lần rằng chúng ta có thể phân thành hai nhóm người khác nhau:
một nhóm khỏe mạnh, bình thường và một nhóm không. Trên thực tế, rất khó để kẻ

một đường ranh giới rõ ràng giữa lành mạnh và rối loạn. Mỗi cá nhân đều có những
lúc có hành vi lệch chuẩn, có khi lại cảm thấy đau buồn, hoặc có những hành vi
kém thích nghi. Những người được nhìn nhận có rối loạn tâm thần khi các biểu hiện
này ở quá mức. Nhưng thế nào là quá thì cũng không có tiêu chuẩn rõ ràng. Do đó,

9


rối loạn tâm thần ngày nay được coi là một phổ liên tục từ nhẹ đến nặng. Cũng
chính vì lí do này mà gần đây thuật ngữ “có vấn đề về sức khỏe tâm thần” được sử
dụng nhiều hơn vì nó biểu đạt được hàm ý từ nhẹ đến nặng, và khi chưa xác định
được chẩn đoán rõ ràng.
1.1.2. Phân loại rối loạn tâm thần
Phân loại các vấn đề sức khỏe tâm thần là một trong những vấn đề trọng yếu.
Hiện nay trên thế giới có hai bảng phân loại về sức khỏe tâm thần được sử dụng
rộng rãi. Đó là Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tư của
Hiệp hội tâm thần Mỹ lần thứ 4 (DSM- IV) và Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần
thứ 10 (ICD-10). Sự ra đời của hai loại bảng phân loại này được đánh giá là mang
lại nhiều lợi ích với những tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng và hợp lý của chúng, được
đánh giá nền tảng cho sự tiến bộ lớn về phương pháp cho các nghiên cứu dịch tễ
học (Henderson, 2000).
Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) được WHO xuất bản và
được đưa vào sử dụng từ năm 1994. Phiên bản đầu tiên của ICD được công bố vào
năm 1900. ICD- 10 là hệ thống phân loại bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các
lĩnh vực liên quan đến y tế nói chung, mục đích quản lý sức khỏe và sử dụng trong
lâm sàng. Phần các vấn đề về sức khỏe tâm thần thuộc chương 5 của Bảng phân
loại bệnh quốc tế lần thứ 10. Nó gồm các mảng sau đây:
Rối loạn tâm thần thực thể bao gồm rối loạn tâm thần triệu chứng
Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần
Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và rối loạn hoang tưởng

Rối loạn cảm xúc
Loạn thần kinh, rối loạn liên quan đến stress và rối loạn dạng cơ thể - Hội
chứng hành vi kết hợp với rối loạn sinh lý và yếu tố thể chất
Rối loạn nhân cách và hành vi ở người trưởng thành
Chậm phát triển tâm thần - Rối loạn phát triển tâm lý - Rối loạn về hành vi và
cảm xúc với sự khởi bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ em và thiếu niên
Rối loạn tâm thần không xác định

10


Từ những khái niệm về các loại bệnh tâm thần thường gặp trên. Tác giả đưa
ra khái niệm về người tâm thần như sau:
Người tâm thần là người bị mất hoặc suy giảm về thần kinh tâm thần, trí tuệ,
rối loạn các hành vi và các kỹ năng sống.
Người tâm thần (Đang quản lý, nuôi dưỡng, điều trị và phục hồi chức năng
tại trung tâm) là đối tượng bệnh nhân tâm thần mãn tính, đã được chữa trị tại các cơ
sở y tế chuyên khoa tâm thần, các tuyến bệnh viện từ Trung ương đến địa phương
từ 3-5 năm nhưng chưa khỏi bệnh [2]. .
1.2. Lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần
1.2.1. Khái niệm công tác xã hội cá nhân với người tâm thần
Từ những nghiên cứu trên về người tâm thần, CTXH cá nhân, tác giả đưa ra
khái niệm về CTXH cá nhân với người tâm thần như sau:
Công tác xã hội cá nhân với người tâm thần là hoạt động trợ giúp mà ở đó
nhân viên công tác xã hội áp dụng hệ thống giá trị đạo đức nghề CTXH, các kiến
thức, kỹ năng của CTXH cá nhân vào trợ giúp người tâm thần giải quyết vấn đề và
đáp ứng nhu cầu của người tâm thần đồng thời thúc đẩy chính sách trợ giúp người
tâm thần.
1.2.2. Mục đích của công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần
Từ cách hiểu về CTXH với người tâm thần cũng như mục đích của CTXH, có

thể nói mục đích của CTXH cá nhân với người tâm thần là nhằm hỗ trợ bản thân
người tâm thần và gia đình của họ; quản lý ca đối với người tâm thần; tham gia vào
xây dựng phản biện chính sách, pháp luật đối với người tâm thần; Biện hộ cho
quyền và lợi ích của người tâm thần.
1.2.3. Các hoạt động của công tác xã hội cá nhân với người tâm thần bao
gồm: tham vấn, quản lý trường hợp, hỗ trợ kỹ năng xử lý khủng hoảng, stress,
biện hộ… cho người tâm thần và gia đình họ.
1.2.4. Nguyên tắc công tác xã hội cá nhân với người tâm thần
Trên cơ sở nền tảng triết lý và giá trị và nguyên tắc nghề nghiệp của CTXH
người ta đưa ra hệ thống các qui tắc ứng xử cho NVCTXH trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ. Những qui tắc ứng xử này đóng vai trò như kim chỉ nam cho hành động

11


tương tác của NVCTXH với thân chủ trong quá trình trợ giúp. Sau đây là những
nguyên tắc ứng xử của NVCTXH trong quá trình tiến hành hoạt động trợ giúp
người tâm thần.
Chấp nhận thân chủ: NVCTXH chấp nhận thân chủ với mọi phẩm chất tốt và
sấu của người ấy, những điểm mạnh và điểm yếu, không xem xét hành vi của họ.
Chấp nhận đòi hỏi tiếp nhận một thân chủ theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, không
tính toán, không điều kiện hạn chế nào cả và không đưa ra bất cứ sự tuyên án nào về
hành vi của họ.
Thái độ không kết án: Thái độ không kết án, không phê phán có nghĩa là
không tỏ vẻ bất bình với thân chủ; không đổ lỗi bằng cách tranh luận về nguyên
nhân – kết quả hoặc đưa ra lời phê phán cho rằng người ấy đáng bị trừng phạt do
hành vi của họ. Tuy nhiên nó không có nghĩa là NVCTXH biện hộ chạy tội cho
phạm nhân. Khi NVCTXH nói chuyện và đối xử với cung cách như thế thì thân chủ
thấy họ được chấp nhận hoàn toàn và thân chủ sẽ bộc lộ vấn đề của họ.
Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ: Sự công nhận quyền thân chủ tự quyết

là một nguyên tắc khác trong CTXHCN. Nguyên tắc này cho rằng cá nhân có
quyền quyết định về những vấn đề thuộc về cuộc đời của họ và người khác không
được áp đặt quyết định lên họ.
Khuyến khích thân chủ tham gia giải quyết vấn đề: Kết hợp với nguyên tắc tự
quyết là sự tham gia của thân chủ trong việc giải quyết vấn đề mà người ấy đang
đương đầu đối phó. Trên một phương diện nào đó sự tự quyết là một hình thức của
sự tham gia vì nó đòi hỏi sự ra quyết định của thân chủ. Tiến trình giúp đỡ và được
giúp đỡ không dừng lại ở thời điểm thân chủ ra quyết định mà nó tiến xa hơn nữa
nhờ những kế hoạch được theo đuổi và những hành động được thực hiện. Theo
nguyên tắc tham gia, thân chủ trở thành diễn viên chính trong việc theo đuổi kế
hoạch và thực hiện hành động, trong khi ấy NVCTXH chỉ là người tạo thuận lợi.
Cá nhân hóa: Mỗi thân chủ phải được hiểu như là một cá nhân độc nhất, với
cá tính riêng biệt và không phải là cá nhân của một đám đông. Con người không
phải được sinh ra trong một đám đông cũng không chết trong một đám đông trừ khi
có tai họa. Giả sử có một người tìm đến NVCTXH để được giúp đỡ là người tâm

12


thần, lang thang trên đường phố. Thay vì quy những ý tưởng có trước cho từng thân
chủ và dán nhãn lên hoàn cảnh hoặc hành vi của anh ta hoặc xếp anh ta vào một loại
thì NVCTXH phải nhìn anh ta với đầu óc thoáng mở và cách giải quyết vấn đề nhẹ
nhàng thoải mái. Khả năng xem thân chủ như là một cá nhân riêng biệt bằng cách
cảm nhận qua quan sát những nét riêng tư và một sự sẵn sàng đáp ứng những nhu
cầu riêng của anh ta là điều quan trọng trong nguyên tắc cá nhân hóa. Từ đó những
nhu cầu, nguyện vọng, ước muốn riêng của thân chủ sẽ được thể hiện qua kế hoạch
giải quyết vấn đề cho rieengthaan chủ ấy. NVCTXH không áp dụng mô hình chung
cho mọi thân chủ khác nhau.
Giữ bí mật của thân chủ: NVCTXH có nhiệm vụ phải giữ gìn bí mật những
thông tin thu nhận từ thân chủ. Trong tiến trình của CTXHCN, có nhiều điều mà

thân chủ nói với NVCTXH. Điều cần thiết là chúng không được tiết lộ cho những
người khác, ngoại trừ khi thân chủ cho phép khi mà tình thế bảo đảm chia sẻ thông
tin với người thứ ba như là các thành viên của gia đình hoặc một chuyên gia khác,...
Can thiệp có sự kiểm soát: NVCTXH khởi đầu mối quan hệ với thân chủ,
biểu thị bằng sự chấp nhận và sự khẳng định, vô tư với những lời bóng gió kết án
hoặc sửa chữa lỗi lầm. Một mối quan hệ như thế có vẻ quá máy móc. Nó phải được
xây dựng nên thông qua sự xúc cammr của NVCTXH. Sự xúc cảm được cần đến tới
mức mà NVCTXH có thể cảm nhận mức độ xúc cảm của thân chủ và nhìn tình thế như
người ấy nhìn nó. Tuy nhiên, NVCTXH phải có cái nhìn khách quan để khỏi bị mù
quáng bởi cảm xúc quá độ về tình huống. NVCTXH có thể giúp cho thân chủ nhìn vấn
đề của người ấy một cách khách quan và vạch kế hoạch một cách thực tế. Từ đây, ý
tưởng về một sự can dự có kiểm soát bởi NVCTXH trở thành một nguyên tắc.
1.2.5. Tiến trình giải quyết vấn đề trong công tác xã hội cá nhân đối với
người tâm thần
Tiếp nhận thân chủ: NVCTXH gặp gỡ thân chủ, xác định đúng đối tượng giúp
đỡ
Nhận diện vấn đề: Thông qua các tài liệu, hồ sơ cá nhân của NTT, quan sát
tính cách, hành động, cử chỉ, lời nói, cách ăn mặc,..; vấn đàm với NTT và những
người có liên quan đến NTT; đến thăm gia đình NTT; tổng kết, chuẩn đoán.

13


Thu thập thông tin: Thông tin về vấn đề hiện nay cần giải quyết của NTT;
thông tin tổng quát về NTT và những người có liên quan; tiểu sử gia đình, trình độ
văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội, tính tình, tiêm năng,...
Đánh giá chuẩn đoán: Đánh giá tất cả các vấn đề mà NTT cần phải được giải
quyết như: mối quan hệ, các nhu cầu, tiềm năng, những giải pháp đã được NTT sử
dụng để giải quyết vấn đề, hiệu quả và hạn chế của chúng,...
Vạch kế hoạch giải quyết vấn đề: Xác định mục đích, thân chủ mong muốn

gì? Xem xét khả năng đáp ứng của cơ quan, xã hội và các nguồn hỗ trợ khác? NTT
và NVCTXH thống nhất mục đích; Lựa chọn giải pháp, NVCTXH cần phải cân
nhắc các yếu tố khả năng, điều kiện hỗ trợ cho phép, đưa ra các giải pháp khác nhau
để lựa chọn cái tốt nhất.
Thực hiện kế hoạch: Bao gồm các hoạt động và dịch vụ theo như kế hoạch đã
định. Các hoạt động có thể là: hỗ trợ, tư vấn, hòa giải, biện hộ,...
Lượng giá: qua đó xác định có tiếp tục giúp đỡ hay chấm dứt sự giúp đỡ
1.3. Những quy định pháp luật, các chế độ chính sách của Việt Nam đối
với người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
1.3.1. Các chế độ, chính sách của Nhà nước.
Việt Nam không có chính sách riêng về chăm sóc sức khỏe tâm thần
(CSSKTT), mà một số nội dung chính sách được đề cập đến trong các chương trình,
quyết định khác nhau do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Một số chính sách hiện
hành của Việt Nam có liên quan đến CSSKTT chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực y
tế và xã hội, do Bộ Y Tế và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chỉ
đạo triển khai thực hiện;
Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ban hành năm 1989, đã khẳng định công dân
có quyền được bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo
đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được
phục vụ về chuyên môn Y tế. Trong Luật này cũng đề cập đến quyền của người rối
loạn tâm thần thông qua quy định một số tình trạng sức khỏe cần có sự đồng ý của
gia đình người có vấn đề tâm thần trước khi điều trị cũng như điều kiện để điều trị
bắt buộc [18].

14


Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, quy định cha mẹ có có nghĩa vụ và
quyền cùng nhau chăm sóc con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng
khuyết tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự…và con cái có nghĩa vụ chăm sóc cha

mẹ đặc biệt khi ốm đau, già yếu, tần tật. Luật cũng đồng thời quy định một số quyền
quản lý tài sản đối với con/cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự [19].
Luật người cao tuổi năm 2009, quy định phụng dưỡng người cao tuổi về thể chất,
tinh thần và quy định các chế độ, chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bao
gồm cả người cao tuổi bị khuyết tật thể chất và có mắc chứng tâm thần [20].
Luật người khuyết tật 2010, quy định NCVĐTT, người có khuyết tật thần kinh
là nhóm thân chủ khuyết tật. Đây là cơ sở để NCVĐTT được hưởng một số chính
sách hỗ trợ của Nhà nước [21].
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách
trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội [12].
Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ
về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Trong đó có quy định chính
sách và chế độ trợ giúp cho người tâm thần nặng mãn tính [9].
Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 quy định điều kiện, thủ tục thành
lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó bao gồm cả các cơ
sở bảo trợ xã hội có chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc và phục hồi chức năng cho
người tâm thần [8].
Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Phê duyệt Đề án phát triển Nghề công tác xã hội giai đoạn 2011-2020. Đề án là
một bước tiến lớn với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển CTXH trở thành một nghề ở
Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ
cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu càu về
chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp,
góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến [26].

15


Thông tư số 08/2010/TT-BNV ngày 25/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ban hành

chức danh, mã số ngạch viên chức CTXH. Như vậy thông tư đã tạo hành lang pháp lý
thuận lợi cho việc tuyển dụng cũng như chế độ cho đối tượng làm nghề này [6].
Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/01/2011: Thông
tư quy định chi tiết về đối tượng áp dụng và nguồn kinh phí thực hiện cung như
hướng dẫn chi tiết nội dung và mức chi cho các hoạt động của Đề án phát triển nghề
CTXH giai đoạn 2010-2020 [4].
Thông tứ số 04/2011/TT-BLĐTBXH ngày 25/2/2011: Thông tư quy định rõ và
đầy đủ tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm đối tượng và phạm
vi áp dụng; quy trình tiếp nhận và chăm sóc đối tượng; các tiêu chuẩn về y tế, dinh
dưỡng, giáo dục, học nghề,…Điều đặc biệt trong Thông tư này đó là quy trình tiếp
nhận và chăm sóc đối tượng đã tiến gần tới quy trình quản lý trường hợp trong
CTXH. Như vậy, có thể nói hoạt động của các Trung tâm BTXH đang dần trở nên
chuyên nghiệp [5].
Quyết định 1215/2011/QĐ-TTg ngày 22/7/2011: Quyết định phê duyệt Đề án trợ
giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa
vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020. Theo đó, Quy định nhằm xây dựng kế hoạch
thực hiện Đề án 1215; quy hoạch phát triển hệ thống các cơ sở BTXH chăm sóc và
phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí; đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người
tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; xây dựng mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu
tâm trí; truyền thông, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và
toàn xã hội về chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng [27].
Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012: Nghị định này quy định chi tiết
một số điều của Luật người khuyết tật về dạng tật, mức độ khuyết tật và xác định
mức độ khuyết tật; chính sách trợ giúp người khuyết tật; nghiên cứu khoa học; đào
tạo chuyên gia [10].
Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ: So với Nghị
định 67(2007), Nghị định này có nhiều thay đổi rất tích cực như nhần mạnhchinhs

16



sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; trợ giúp xã hội đột xuất; hỗ trợ
nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH
và nhà xã hội [11].
1.3.2. Các chế độ, chính sách của tỉnh Nam Định
Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 29/8/2013 của UBND tỉnh Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Bảo trợ xã hội
tỉnh Nam Định. Theo đó bổ sung nhiệm vụ cho Trung tâm, đặc biệt là bổ sung
nhiệm vụ cung cấp dịch vụ về công tác xã hội; trợ giúp xã hội và phục hồi chức
năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh Nam Định theo
quy định của pháp luật [34].
Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 20/7/2011 của UBND tỉnh Nam Định về việc
Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2011-2020 tỉnh Nam Định. Mục tiêu của
Kế hoạch là tuyên truyền để nâng cao nhận thức của xã hội về nghề CTXH, hình
thành hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH; phát triển và nâng cao năng lực đội
ngũ NVCTXH [29].
Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 16/ 01/2012 của UBND tỉnh Nam Định về việc
trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí
giai đoạn 2011 – 2020. Nhằm triển khai thực hiện 1215; truyền thông, nâng cao
nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội về chăm sóc và
phục hồi chức năng cho đối tượng; phát triển cơ sở Bảo trợ xã hội (BTXH) chăm sóc
và phục hồi chức năng cho người tâm thần, các cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm
trí; phát triển nguồn nhân lực trong trợ giúp xã hội [33].
Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 19/04/1012 của UBND tỉnh Nam Định:
Theo đó điều chỉnh chế độ trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội đang quản lý,
nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật
thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội [30].
Quyết định số 1776/QĐ-UBND ngày 07 tháng 09 năm 2015 của UBND tỉnh
Nam Định: Theo đó quy định chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đối với đối tượng được


17


chăm sóc, nuôi dưỡng tại trung tâm bảo trợ xã hội; Trung tâm dạy nghề cho trẻ
khuyết tật thuộc sở lao động – Thương binh và Xã hội [31].
Như vậy có thể thấy, tuy chưa có luật riêng cho CSSKTT, sự xuất hiện liên tục
các thông tư, nghị định liên quan đến CSSKTT trong các chính sách và các luật của
các lĩnh vực liên quan như y tế, xã hội đã chứng tỏ mối quan tâm của Chính phủ
Việt Nam trong CSSKTT đối với mọi công dân thuộc các nhóm khác nhau. Các
thông tư, nghị định, Quyết định của tỉnh cũng đã chỉ ra sự quan tâm của Nhà nước,
của Tỉnh Nam Định đối với những cá nhân làm việc trong lĩnh vực này. Đồng thời,
đã chỉ ra những cách tiếp cận mới đối với việc phòng ngừa, can thiệp và phục hồi
chức năng (PHCN) trong CSSKTT, đó là nhận thức về sự vào cuộc của toàn xã hội
đặc biệt là lĩnh vực CTXH. Điều đó cũng khẳng định vai trò của nghề CTXH trong
CSSKTT của người dân.
1.4. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.4.1. Thuyết hành vi
a. Hành vi của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi điều kiện xung quanh, môi
trường sống, những kinh nghiệm sống mà người đó trải qua
Hành vi của con người liên quan đến các yếu tố như cảm xúc, suy nghĩ, lời
nói và các hành động. trong khi những cảm xúc và suy nghĩ thường không thể nhìn
thấy rõ ràng thì hành vi của con người lại có thể dễ dàng nhận biết được Môi trường
bao gồm các yếu tố như hoàn cảnh xung quanh (cả về vật chất và con người).
b. Điều căn bản cho sự lớn lên và phát triển của một con người là các nhu cầu
căn bản được đáp ứng
Nhu cầu căn bản như sự phát triển cơ thể, cảm xúc, trí tuệ của con người.
Nhu cầu về thể lý như thức ăn, quần áo, nhà ở,… Nhu cầu về tinh thần (tình cảm và
trí tuệ) như sự yêu thương, sự an toàn, học hỏi,…Có thể nói phát triển nhu cầu tinh
thần là nền tảng cho sự phát triển nhân cách

c. Nhu cầu về tình cảm của con người là có thật, chúng không thể được đáp
ứng hay bị loại trừ bằng sự lý giải của lý trí

18


Khi một người cảm thấy khó chịu hoặc có những cảm xúc bất an trong một
tình huống cụ thể nào đó, những lý giải mang tính lý trí của người thứ hai không thể
giúp người kia vơi bớt cảm xúc khó chịu hay bất an. Những giải thích theo kiểu có
thể hoặc không thể trợ giúp người đó được
d. Hành vi của con người thường có mục đích và hành vi này là sự thể hiện
những nhu cẩu về thể lý và tình cảm của cá nhân
Có những hành vi của con người mà chúng ta có thể nhận biết hay giải thích
được khi các nhu cầu về vật chất và tình cảm có thể quan sát được. Nhưng cũng có
những nhu cầu về tình cảm mà chúng ta không thể nhận thấy dễ dàng, vì thế khó có
thể thiết lập mối liên hệ giữa nhu cầu và hành vi. Khi hành vi của một người không
dễ để nhận thấy được, chúng ta cần tìm hiểu và xác định các yếu tố xã hội và tình
cảm liên quan đến hành vi đó, trước khi chúng ta đưa ra sự giải thích.
Công tác xã hội sử dụng ý tưởng về việc điều chỉnh hành vi thông qua việc tạo
ra những củng cố tích cực đối với những hành vi mong đợi và củng cố tiêu cực đối
với những hành vi không hợp lý. Cách giải quyết vấn đề theo mô hình này tập trung
vào tiến trình lập kế hoạch thay đổi hành vi thông qua việc tạo ra môi trường cho cá
nhân tăng cường hành vi tốt và hạn chế hành vi chưa tốt. Phương pháp này được
đánh giá là hiệu quả nếu áp dụng cho những đối tượng cần thay đổi hành vi cũ.
Quan điểm hành vi quan tâm nhiều đến các khuôn mẫu và tìm cách để con
người lặp lại các khuôn mẫu đó bằng việc tác động vào nhận thức hay sử dụng các
củng cố. Tuy nhiên quan điểm này không đặt trọng tâm vào việc thân chủ thật sự
cảm nhận như thế nào về những khuôn mẫu đó. Không thực sự quan tâm đến những
quy trình cảm xúc diễn ra trong tâm trí thân chủ, điểm này khiến các nhà nhân văn
hiện sinh không đồng tình. Nặt khác, quan điểm hành vi chủ yếu sửa chữa những

hành vi được thể hiện ra ngoài, được coi là một phần nổi của tảng băng chìm. Tuy
nhiên, những mô hình/ lý thuyết theo lý thuyết này không hướng sự can thiệp đến
những gốc rễ sâu xa của những lệch lạc hành vi của thân chủ.
1.4.2. Thuyết nhận thức- hành vi
Thuyết nhận thức- hành vi nêu thêm yếu tố nhận thức trong quá trình tạo ra
hành vi. Tác nhân kích thích không trực tiếp tạo ra hành vi, mà thông qua nhận thức

19


của con người. Phương pháp này được phát triển trên nền tảng lý thuyết về quá trình
nhận thức, thuyết học tập và phân tích hành vi.
Trong làm việc với cá nhân, thuyết hành vi là cơ sở để giúp thân chủ giảm
những hành vi không thích hợp và tăng cường hành vi đúng đắn.
Thuyết này cho rằng nguyên nhân của những hành vi chưa tốt hay không tích
cực bắt nguồn từ những nhận thức và suy nghĩ sai lệch. Để chỉnh sửa hành vi, cần
giúp đỡ đối tượng học cách nhận thức thực tế và tích cực, có được những suy nghĩ
tích cực và chuyển những suy nghĩ tích cực thành hành vi. Từ đó, đem lại cho thân
chủ cảm giác đúng đắn về bản thân và giúp thân chủ tương tác một cách hài hòa với
môi trường xung quanh. Sự thay đổi này là nền tảng cho một cuộc sống tốt đẹp về
tinh thần, tình cảm, cũng như các mối quan hệ xã hội của thân chủ.
1.4.3. Thuyết hệ thống và sinh thái
Lý thuyết hệ thống và sinh thái giúp cho những người thực hành công tác xã
hội phân tích thấu đáo sự tương tác giữa/ trong các hệ thống xã hội và hình dung
những tương tác ảnh hưởng ra sao đến hành vi con người.
Lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng
đồng và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân. Cá nhân được xem như là bị lôi cuốn vào
sự tương tác không dứt với nhiều hệ thống khác nhau trong môi trường. Mục đích
của công tác xã hội là cải thiện mối tương tác giữa thân chủ và hệ thống.
Theo Barker “ hệ thống là một sự kết hợp các yếu tốc ó tính trao đổi, tương tác

lẫn nhau và những ranh giới dễ nhận biết. Hệ thống có thể mang tính vật chất, cơ
học, sinh động vã xã hội, hoặc kết hợp nhiều yếu tố này. Ví dụ: Hệ thống gia đình
bao gồm các nhân tố là các thành viên trong gia đình đó.
Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống đã có nhiều đóng góp
quan trọng cho ngành công tác xã hội. Một trong những đóng góp đó là định nghĩa
ba cấp độ hệ thống: cấp vi mô, cấp trung mô và cấp vĩ mô.
Cấp vi mô: Hệ thống này đề cập đến một cá nhân và kết hợp các hệ thống sinh
học, tâm lý và xã hội tác động lên cá nhân đấy.
Cấp trung mô: Hệ thống này đề cập đến các nhóm nhỏ ảnh hưởng đến cá nhân
như gia đình, nhóm làm việc, và những nhóm xã hội khác.

20


Cấp vĩ mô: Hệ thống này nói đến các nhóm và những hệ thống lớn hơn gia
đình. Bốn hệ thống vĩ mô quan trọng tác động đến cá nhân là các tổ chức, các thiết
chế, cộng đồng và nền văn hóa.
Một mục đích của công tác xã hội là thúc đẩy công bằng xã hội để con người
mở rộng các cơ hội tạo ra chỗ đứng cho mình trong xã hội. Lý thuyết hệ thống sinh
thái đặt cá nhân vào vị trí tương tác liên tục với những người khác và với những hệ
thống khác trong môi trường và những con người và hệ thống khác nhau này tác
động hỗ tương với nhau.
Hơn nữa mỗi hệt hống là độc nhất, khác nhau về đặc tính và cách thức tương
tác (không có hai cá nhân, hai gia đình, hai nhóm giống hệt nhau). Vì thế con người
không chỉ là những tác nhân phản ứng với các lực môi trường. Đúng ra họ tác động
vào môi trường từ đó hình thành những đáp ứng của người khác, nhóm khác và các
thiết chế khác và của cả môi trường vật chất.
Vì vậy, việc đánh giá đúng đắn những vấn đề của con người và những kế
hoạch can thiệp cần xem xét tác động hỗ tương giữa con người và hệ thống môi
trường. Tầm quan trọng của việc xem xét sự tương tác qua lại giữa con người và hệ

thống môi trường của họ để hình thành sự đánh giá đã được phản ánh bằng những
quan điểm thay đổi trong thập kỷ qua về những vấn đề khác nhau của con người.
Công tác xã hội giúp những người chưa kết nối được với các nguồn lực từ môi
trường nằm trong hệ thống bản thân tồn tại, tìm ra phương cách đáp ứng nhu cầu
bằng cách liên kết họ với tài nguyên hoặc phát triển các tài nguyên trọng yếu hoặc
tăng khả năng cho họ để sử dụng tài nguyên hay đối phó với những lực tác động của
môi trường.
Việc đánh giá trong cách tiếp cận hệ thống sinh thái cần đến kiến thức về các
hệ thống khác nhau có liên quan trong sự tương tác giữa con người và môi trường
sống của họ. Những hệ thống này bao gồm: Những tiểu hệ thống của cá nhân (nhận
thức, hành vi, động cơ); những hệ thống tương quan nhân sự; các tổ chức, các thiết
chế, và các cộng đồng, và các môi trường vật chất.
Một thế mạnh chủ yếu của mô hình các hệ thống sinh thái là phạm vi rộng đến
nỗi những vấn đề tiêu biểu của con người như chăm sóc sức khỏe, quan hệ gia đình,

21


×