Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại xã Đồng Đội, Huyện
Vụ Bản, Tỉnh Nam Định (hiện nay đã được đổi lại là Hà Nam Ninh); ông lấy bút hiệu
Nguyễn Bính.
Theo tài liệu được Hội Nhà Văn ở Hà Nội công bố về tiểu sử của ông: thuở nhỏ Nguyễn
Bính không được đi học ở nhà truờng mà chỉ đuợc học ở nhà với cha là ông đồ nho
Nguyễn Đạo Bình và đồng thời cũng được người cậu ruột là Bùi Trinh Khiêm dạy kèm.
Ông mồ côi mẹ rất sớm, gia đình túng quẫn, nên khi lên 10 tuổi đã phải theo anh ruột là
Nguyễn Mạnh Phác ra Hà Nội sinh sống. Thời gian này ông được người anh dạy học ở
nhà... Những năm đầu thập niên 40, Nguyễn Bính nhiều lần lưu lạc vào Miền Nam. Lúc
này ông đổi tên là Nguyễn Bính Thuyết. Năm 1 43, Nguyễn Bính lại đi vào Miền Nam
lần thứ ba và đã gặp Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang...
Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây#...
"Từ độ về đây sống rất nghèo
Bạn bè chỉ có gió trăng theo
Những thằng bất nghiã xin đừng tới
Hãy để thềm ta xanh sắc rêu#."
(Từ Độ Về Đây - 1943)
Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Miền Nam. Đến
Năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm
1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà văn ở Hà Nội một thời gian.
Năm 1956, Ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ TRĂM HOA (nguyên văn trong tài
liệu của Hội Nhà văn);
Đến năm 1958, Nguyễn Bính chuyển về tỉnh nhà Nam Định và phục vụ trong Ty Văn
Hoá Nam Định cho đến ngày ông từ giã cõi đờị
Nguyễn Bính chết ngày 20-1-1966, những ngày cuối năm Ất Tị;
Suốt 30 năm sinh hoạt văn nghệ, nhà thơ đã sáng tác nhiều thể loại như làm thơ, viết
kịch, truyện thợ.. Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi
cạ Ông đã xuất bản được 20 tác phẩm đủ loại:
- Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ 1940)
- Tâm Hồn Tôi (Thơ 1940)
- Hương Cố Nhân (Thơ 1941)
- Một Nghìn Cửa Sổ (Thơ 1941)
- Người Con Gái Ở Lầu Hoa (Thơ 1942)
- Mười Hai Bến Nước (Thơ 1942)
- Mây Tần (Thơ 1942)
- Bóng Giai Nhân (Kịch Thơ 1942)
- Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942)
- Ông Lão Mài Gươm (Thơ 1947)
- Đồng Tháp Mười (Thơ 1955)
- Trả Ta Về (Thơ 1955)
- Gửi Người Vợ Miền Nam (Thơ 1955)
- Trong Bóng Cờ Bay (Truyện Thơ 1957)
- Nước Giếng Thơi (Thơ 1957)
- Tiếng Trống Đêm Xuân (Truyện Thơ 1958)
- Tình Nghĩa Đôi Ta (Thơ 1960)
- Cô Son (Chèo cổ 1961)
- Đêm Sao Sáng (Thơ 1962)
- Người Lái Đò Sông Vỵ (Chèo 1964)
Ngoài những tác phẩm kể trên, còn một số thơ rời viết trong năm 1964, 1965 và 1966
chưa kịp xuất bản.
Nguyễn Bính và “Tỉnh giấc chiêm bao”
1. Cuộc đời của Nguyễn Bính
Nguyễn Bính là bút danh của Nguyễn Trọng Bính. Ông sinh năm 1918 (khoảng cuối
mùa xuân đầu mùa hạ năm Mậu Ngọ) tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đông Đội
(nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Gia đình ông thuộc loại nhà nho thanh bần, sinh sống tại vùng đất nổi tiếng đồng chua
nước mặn. Thân phụ là cụ Nguyễn Đạo Bình (thường gọi Ông Cả Biền) làm nghề dạy
học, tính tình điềm đạm, hiền lành, trọng chữ nghĩa hơn c ủa cải vật chất. Thân mẫu là
cụ bà Bùi Thị Miện, đức hạnh và xinh đẹp, thuộc một gia đình khá giả và có lòng yêu
nước, ở thôn Vân, xã Đông Đội (nay là xã Minh Tân), cùng huyện. Bà sinh cho chồng
được ba người con trai là Trúc Đường Nguyễn Mạnh Phát, Nguyễn Ngọc Thụ và
Nguyễn Trọng Bính. Sau khi sinh Nguyễn Bính được đôi ba tháng, bà ra cầu ao rửa
chân thì bị rắn độc cắn, mất lúc 24 tuổi. Mấy năm sau, vì cảnh nhà cô quạnh, thân phụ
của Nguyễn Bính tái giá với bà Phạm Thị Duyên, rồi sinh thêm được hai con trai và hai
con gái.
Tuổi thơ cơ khổ
Sau khi mẹ mất, bà cả Giần, chị ruột của mẹ và là người giàu có, đem ba cháu về cưu
mang và cho tiếp tục việc học. Lần này, thầy dạy học chính là anh ruột của mẹ (mà anh
em Nguyễn Bính thường gọi là bác), tên là Bùi Trình Khiêm. Cụ Khiêm nổi tiếng hay
chữ khắp vùng nhưng thi cử không đỗ. Cụ tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục rồi vào
Nam Kỳ định làm báo nhưng bị thực dân Pháp bắt giải về quản thúc ở quê nhà cho tới
năm 1945; cụ cũng là thầy học của Trần Huy Liệu. Thời kỳ này Nguyễn Bính bắt đầu
tấp tểnh làm thơ và dịch thơ, có bài được bác Khiêm khen hay, nên được nuông chiều.
Cùng với việc học chữ nho, Nguyễn Bính vào lớp sơ học trường huyện. Từ năm 1931, ở
làng Thiện Vịnh, Nguyễn Bính nổi tiếng thần đồng; được giải nhất trong một cuộc thi
hát trống quân đầu xuân ở hội làng. Cậu là người gà thơ cho bên nam đối đáp với bên
nữ, cuối cùng, bên nam thắng, dù kẻ gà thơ cho bên nữ là một cụ già 70 tuổi.
Từ quê ra tỉnh
Khoảng năm 1932, Trúc Đường thi đỗ thành chung, vào Hà Đông dạy ở tư thục. Ông
mang Nguyễn Bính đi theo, đưa em vào học tiểu học và dạy thêm tiếng Pháp cho em.
Ông cũng thường đem em đi khắp các vùng quê để giữ cho mạch thơ của em đưọc chân
chất. Đời sống anh em đạm bạc vì lương tháng giáo viên không được bao nhiêu, cá tính
của Nguyễn Bính lại vô lo, ham làm thơ hơn học.
Không chịu nổi cánh sống túng thiếu của hai anh em, Nguyễn Bính nghe lời một người
bạn học ở thôn Vân rủ lên mạn ngược, vùng Thái Nguyên, dạy học kiếm sống. Nhưng
rồi cũng chẳng đủ ăn mà tính nết lại bất định, thích sống rày đây mai đó, Nguyễn Bính
lại về Hà Nội, có khi đi bán báo ở phố Hàng Bồ.
Tên Nguyễn Bính bắt đầu xuất hiện và được ngưòi đọc chú ý với bài thơ Cô hái mơ,
trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Năm ở Hà Nội vào năm 1936, nhưng tới khi bài thơ Lỡ
bước sang ngang đăng cũng trên tờ báo ấy ông mới thật sự nổi tiếng. Năm 1937, ông
được Tự Lực Văn Đoàn trao giải khuyến khích với tập thơ Tâm hồn tôi.
Giữa thời buổi thơ mới đang thịnh hành với những lời cổ vũ “theo mới, hoàn toàn theo
mới” và những bài thơ chịu ảnh hưởng đậm đà về thể thơ, lối diễn tả lẫn cách đặt câu
theo văn phạm Pháp của một số nhà thơ mới, tiếng thơ Nguyễn Bính nổi bật với lời thơ
mộc mạc, cảm xúc đơn sơ và thấm thía, thể thơ phần nhiều là lục bát, lấy cảm hứng và
hình ảnh từ những sinh hoạt ở nông thôn, những câu hò điệu hát ca dao dân dã, đồng
thời chuyên chở được cái ý nhị của dân tộc và tâm tình của cả một thế hệ thanh niên
nam nữ buổi giao thời. Các yếu tố ấy tạo cho Nguyễn Bính một chỗ đứng độc đáo trong
lòng độc giả và trên thi đàn. Chỉ trong ba năm (1940-1942), ông in liên tiếp 7 tập thơ,
trong đó nhan đề của tập Lỡ bước sang ngang (1940) đã gắn trọn đời với tên tuổi của
ông.
Nhưng theo Nguyễn Bính, tập thơ đầu tay của ông là Bướm, viết về những cảm xúc và
những hoạt cảnh săn bắt bướm lúc ông sống lang thang ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên
Bái, Cao Bằng. Tập thơ trong đó ông tự nhận tiền kiếp của mình là một loài bướm ấy
không bao giờ xuất bản; những bài thơ của nó được ông đưa xen kẽ vào các thi phẩm
khác.
Trong giai đoạn này, hầu như mỗi tập thơ của Nguyễn Bính đều bắt nguồn từ cảm hứng
tình yêu của ông dành cho một người nữ. Tập Tâm hồn tôi gồm những bài trộm nhớ
thầm yêu cô Oanh sông Nhuệ. Hương cố nhân là tình yêu của ông dành cho Anh Thơ,
tác giả tập thơ Bức tranh quê. Với Nguyễn Thị Tuyên, em gái của Nguyễn Đình Lạp thì
ông hoàn thành Người con gái ở lầu hoa. Và còn nhiều hình bóng khác như cô Phùng,
đặc biệt với một đào nương tên Dung, sanh với ông một đứa con mà ông ghi lại trong
bài Oan nghiệt viết ở Huế năm 1941.
Nguyễn Bính theo như nhà văn Tô Hoài kể: “Con người anh trông lôm lam lắm. Tay
chân thô nhám quềnh quàng, lúc nào cũng lừ đừ thủng thỉnh, như ‘ông từ vào đền’, như
người thong thả đi giữa làng. Lại lam lũ như người lướt mướt từ đồng sâu mặn lên, dẫu
cho anh đương mũ áo chững chạc trên đường phố. Khi nào anh cũng là người của các
xứ đồng, của cái diều bay, của dây hoa lý, của mưa thưa, mưa bụi giữa mọi công việc
làm ăn vất vả sương nắng.”
Nhưng con người thơ ấy vốn giàu đam mê hơn nghị lực, nhiều mơ mộng hơn thực tế lại
sống giữa chốn Hà thành phồn hoa với những cuộc vui hát ả đào thâu đêm và bên bàn
đèn thuốc phiện suốt sáng. Tô Hoài kể đi đâu Nguyễn Bính cũng cầm trên tay một hộp
sắt tây để lâu lâu lại “ngồi lên, vuốt ve, sắp xếp lại các thứ trong ấy. Đấy là bản thảo
những bài thơ của anh và những bức thư tình, một hộp thư tình. Tờ trắng, tờ xanh, vết
tay mồ hôi đã về vệt cả. Bao nhiêu thư của một mối tình, của những mối tình của anh,
anh xếp chật cái hộp. Có điều chắc chắn đấy là những cái thư cũ, những người ta ở
những đâu đâu ấy đã ‘cho rơi’ anh rồi. Chỉ còn lại những lá thư trong hộp. Cơ chừng,
mỗi lúc canh tàn rượu tỉnh, lại lôi những của oan trái giời ơi ấy trong cái hộp gối ra.”
Loanh quanh ở Hà thành và là người thơ thèm sống tới tận cùng nhưng không bao giờ
nắm bắt được những giá trị trần thế thực dụng, Nguyễn Bính tiêu pha ngày tháng và
những khoản nhuận bút thất thường trong những cuộc vui phóng túng, những chuyến
giang hồ vặt với các thi hữu, khi Bắc Ninh, khi Hải Phòng. Túi khi rỗng khi vơi mà tay
tiêu pha thì vung lên quá trán. Khi làm thơ, ông trân trọng từng câu kỹ lưỡng từng chữ
bao nhiêu thì trong cuộc đời, ông sống buông thả bấy nhiêu. Lối sống đó hình như
không chỉ của riêng ông mà còn chung cho hầu hết một thế hệ văn thi sĩ tiền chiến ở Hà
Nội. Những con người trẻ tuổi tài hoa, bồng bềnh với một tâm thức lãng mạn trong hoàn
cảnh bế tắc về sinh kế, mịt mù về chính trị với sự bắt đầu có mặt của người Nhật trên
một đất nước đã mất từ lâu vào tay người Pháp.
Lưu lạc phương nam
Phải tìm một lối thoát cho đời mình và cho thơ mình. Sau những ngày lang thang ở mạn
ngược và những chuyến giang hồ vặt, Nguyễn Bính tìm đường xuôi nam. Có lẽ chuyến
đi Sài gòn đầu tiên của ông diễn ra năm “chàng trai còn trẻ mới hai mươi” mà ông đã
ghi lại trong bài thơ “Lá thư về bắc”, gửi người anh họ là nhà văn Bùi Hạnh Cẩn – con
trai cụ Bùi Trình Khiêm — được in lại trong tập Lỡ bước sang ngang (1940).
Tới năm 1941, ông lại đi Huế với nhà văn Vũ Trọng Can. Gặp nhà thơ Tế Hanh ở Huế,
cả ba trình diễn vở kịch thơ Bóng giai nhân ở Hội trường Acceuil, Dòng Chúa Cứu Thế.
Ðã không có mặt hoàng đế Bảo Ðại, hoàng hậu Nam Phương và Khâm sứ Pháp như dự
kiến, buổi diễn còn bị thất thu về tài chính, và Nguyễn Bính nằm lại cố đô, thấm thía với
mưa dầm xứ Huế. Cơn phấn chấn ngày ra đi nay lụi dần và giọng điệu thơ Nguyễn Bính
đã bắt đầu chua cay, khinh bạc.
Sau khi về lại Hà Nội, ông cùng Vũ Trọng Can lại làm một chuyến “hành phương nam”
khác, lần này có thêm Tô Hoài. Chuyến thứ ba, có lẽ là chuyến sau cùng. Diễn thuyết,
viết báo, rồi lang thang ở Sàigòn một thời gian, ba người bạn chia tay người mỗi ngả.
Nguyễn Bính về miền tây.
Khoảng năm 1943, ông ở trọ tại khách sạn nghèo Tân Hưng, Mỹ Tho. Tại đó ông gặp
một thanh niên về sau là nhà thơ ca dao cung đình Bảo Ðịnh Giang, người mà thuở đó
ông gọi là có “mắt xanh”, đã tiếp đãi ông tận tình. Qua Bảo Ðịnh Giang, ông làm quen
và được sự giúp đỡ bởi những người yêu mến thi tài Nguyễn Bính như Bác sĩ Trần Hữu
Nghiệp, đặc biệt Bác sĩ Dương Tấn Tươi, từng giúp ông 700 đồng, trong khi tiền ăn
cơm tháng thuở đó chỉ tốn 3-4 đồng. Năm 1944, Nguyễn Bính được giải nhất truyện
ngắn của tạp chí Thanh Niên Ðông Pháp, với tựa đề “Không đất cắm dùi.”
Từ Mỹ Tho, ông xuống Cần Thơ, ở lại nhà của Ðoàn Trọng Khang. Từ Cần Thơ ông
qua Rạch Giá, bụi đời ngủ nóp ở đình thờ Nguyễn Trung Trực. Tại đó, ông quen với nhà
thơ Kiên Giang Hà Huy Hà, về sau là tác giả tập thơ “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” và
là soạn giả cải lương nổi tiếng. Kiên Giang nhờ gia đình giúp đỡ, thuê một cái lều của
ông chủ sân banh Rạch Giá, rộng đủ chứa một cái nóp nằm ngủ mà ông mô tả là “Ở nhà
hẹp mà hồn trùm vũ trụ!” Có lẽ vào thời gian này, bị mật thám để ý vì những bài thơ
dán đầy vách lều, Nguyễn Bính bèn đổi tên thành Nguyễn Bính Thuyết.
Ðầu mùa hạ năm 1944, Nguyễn Bính chia tay với Kiên Giang. Ông vào tiệm Công Yên
ở Rạch giá hút suốt một đêm rồi đi Hà Tiên, sống những ngày rất đằm thắm với hai văn
thi hữu mà ông xem như anh chị của mình, là Ðông Hồ và Mộng Tuyết. Ðất Hà Tiên
giúp Nguyễn Bính làm được nhiều thơ, say sưa bộ truyện Tam Quốc Chí, mộng mơ lãng
đãng với thiếu nữ tên Ngọc, cháu của Ðông Hồ, và nhất là khiến ông xa được nàng tiên
nâu một thời gian. nhưng rồi những tiếp đãi ân cần đó cũng chẳng giữ chân ông được
lâu. May mắn là trong khoảng thời gian này ông kịp sáng tác được truyện thơ Tỳ Bà
Truyện, theo thể lục bát, dài 1550 câu, mô phỏng vở tuồng nam hí Tỳ Bà Ký của Cao
Minh thời cuối Nguyên đầu Minh của Trung Hoa (thế kỷ 14).
Từ bỏ những ngày tháng mà Mộng Tuyết kể lại là “rất yêu đời, lành mạnh, vui vẻ, sống
cuộc đời mẫu mực” ở Hà Tiên, Nguyễn Bính lại về Sàigòn, dù chủ nhân “năn nỉ mãi
Bính cũng không ở lại”. Thế là lại lao vào cuộc sống phiêu bạt “bất thường vô định của
nhà thơ trác táng đến (có thể) vong khước hình hài” (Mộng Tuyết), Nguyễn Bính khi trọ
vùng Chợ Cũ, khi ở Xóm Dừa hay khu Nancy, làm thơ đăng báo và lui tới với các văn
nhân thi sĩ thành đô. Thơ ông lại càng thấm đẫm chua cay và chất ngất khinh bạc. Có
lúc, ông viết tùy bút dưới bút hiệu Kiều Mộc.
Tham gia kháng chiến
Từ những ngày chưa kết thúc Thế Chiến Hai, Nguyễn Bính đã được móc nối bởi một
cán bộ Việt Minh trí thức vận, đồng hương với ông. Tiếng hát Tổng Khởi nghĩa Mùa
thu vang lên khắp đất nước rồi tiếp đó là tiếng súng của cuộc kháng chiến trường kỳ, từ
chợ Rạch Giá, Nguyễn Bính vào bưng biền tham gia đánh giặc. Thơ ông lúc này chuyển
hướng, gần như vè, và được ông sử dụng như một thứ vũ khí động viên nhân dân vùng
lên đuổi Pháp.
Tại Rạch Giá, ông lập hội Văn hóa Cứu quốc, và làm Phó chủ tịch Tỉnh bộ Việt Minh.
Nhà văn Sơn Nam có nhiều dịp gặp ông, kể lại là các công văn ông phê thường kèm
theo một bài thơ dưới ký tên Nguyễn Bính. Sau một nhiệm kỳ Phó chủ tịch, Nguyễn
Bính chuyển lên công tác ở Ban văn nghệ Khu 8 tại Ðồng Tháp Mười, làm việc chung
với Bảo Ðịnh Giang và nhà văn Ðoàn Giỏi...
Sau vài năm, Nguyễn Bính không sống đời bưng biền nữa nhưng vẫn làm thơ kháng
chiến và ở lại vùng giải phóng, dù chính quyền Nguyễn Văn Thinh treo giải thưởng ai
đem Nguyễn Bính về thành hoặc tự ý nhà thơ về thành sẽ được thưởng 1.000 đồng bạc
Ðông Dương, một số tiền rất lớn vào thời đó. Trong giai đoạn này, ông có một người vợ
miền nam, mỹ danh là Hồng Châu, ở bên bờ con kinh xáng Chắc Băng-Thái Bình, cách
thị xã Vĩnh Long khoảng ba bốn cây số, trên đường đi Cần Thơ. Bà sanh một con gái
tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu. Ông còn có một đứa con gái khác tên là Hương Mai. Sau
năm 1975, Hồng Cầu có thời làm Tổng biên tập Nhà Xuất Bản Vĩnh Long, nay hình như
đã nghỉ hưu.
Lại về đất bắc
Năm 1954, theo qui định của Hiệp định Genève tạm thời chia đôi đất nước trong chỉ hai
năm, trong đoàn quân tập kết ra Bắc có Nguyễn Bính. Ông để lại người vợ và hai con ở
trong nam.
Nhà thơ tái ngộ đất bắc sau mười ba năm xa cách, với bối rối ngỡ ngàng. Người thân
mừng rỡ gặp lại nhà thơ vì từng nghe đồn ông đã chết mấy năm trước. Ðời sống xã hội
thay đổi không như mình mộng tưởng, ông ghi lại các cảm xúc đó trong bài thơ “Tỉnh
giấc chiêm bao”, mà cho đến nay vẫn chưa được phép xuất hiện trong các tuyển tập thơ
Nguyễn Bính.
Năm 1956, ông chủ trương báo Trăm Hoa. Báo ra được mấy số thì đình bản vì không có
đủ tiền tự túc mua giấy để in báo, trong khi các báo văn nghệ chính thức của nhà nước
thì được mua giấy bao cấp. Và theo quan điểm của chính quyền thời đó thì Nguyễn Bính
“đã cho đăng trên tờ báo này một số bài viết (trong đó có vài bài của anh) còn mang tính
mơ hồ trong lập trường tư tưởng.”
Từ sau Trăm Hoa và thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm cho tới năm 1964, tác phẩm của
Nguyễn Bính hầu hết được viết ra theo đúng đường lối chính trị và định hướng văn học
dành cho văn nghệ sĩ sống dưới chế độ. Tuy thế, bên cạnh những bài thơ, những truyện
thơ và mấy vở chèo phải đạo ấy, ông còn có một chuỗi thơ đặc sắc, bày tỏ lòng tha thiết
thương nhớ người vợ trong nam và mấy bài thơ nói về những oan khuất, tàn tệ trong
cuộc cải cách ruộng đất.
Lụy tình vẫn đeo đuổi người thơ không dứt. Nguyễn Bính ăn ở với nữ thư ký tờ Trăm
Hoa, có một đứa con trai đặt tên là Hiền. Mẹ nó đi lấy chồng giao con lại; đi đâu cha
con cũng quấn quít nhau. Bỗng dưng trong một cơn say, ông lỡ đem con cho một người
qua đường, tại ngã sáu Bà Triệu, Hà Nội. Về nhà, quá nửa đêm, tỉnh rượu, mới nhớ ra
chuyện, ông hốt hoảng đi tìm khắp nơi nhưng không bao giờ gặp lại người chẳng quen
biết ấy.
Tới năm 1958, Nguyễn Bính túng thế phải quay về cư trú ở Nam Ðịnh, làm việc tại Ty
Văn hóa Thông tin Nam Ðịnh, dưới sự kềm cặp của “nhà văn” Chu Tấn và quan chức
địa phương. Nhà văn Ngọc Giao kể là “...Nguyễn Bính cảm thấy mệt mỏi, yếu đau...
Anh sống với gia đình, coi như an phận. Chị Bính là người hiền hậu, nết na. Chị hằng
ngày ra chợ Rồng, thu nhặt từng xu từng hào với mẹt bày quả chanh quả ớt. Chị tháo mồ
hôi, phai tàn tuổi trẻ, làm sao cho hằng ngày có đủ rượu, đồ nhắm, bồi dưỡng cho ông
chồng thơ.”
Ðể lại mùa xuân
Vào những ngày cuối năm Ất Tỵ, cảnh nhà Nguyễn Bính trống trơn trong khi xuân về
rộn rịp đất trời; nhà thơ lửng thửng rời đất Vị Hoàng, đi tới một thôn xóm ven đô. Theo
lời nhà văn Chu Tấn kể thì: “Nguyễn Bính có một chương trình khác. Cái máu giang hồ