HÌNH ẢNH ANH BỘ ĐỘI TRONG THƠ VĂN
Hàng thế kỉ đấu tranh gian khổ
Vượt muôn trùng bảo lửa đấu tranh
Việt Nam - Tổ quốc – mẹ hiền
Năm lăm năm ấy viết nên sử vàng...
Dân tộc VN trong suốt mấy nghìn năm lịch sử chưa bao giờ nguôi
tắt ngọn lửa chiến tranh. Từ trong đêm mờ xa xôi của lịch sử, hình ảnh
cha ông ta, hình ảnh những con người VN suốt hàng trăm thế hệ bao giờ
cũng là hình ảnh một con người cầm vũ khí đứng lên trong cuộc chiến
đấu trường kì dữ dội để dành quyền sống của mình. Đứng ở mũi nhọn của
cuộc chiến đấu ấy là hình ảnh người lính – Anh bộ đội cụ Hồ. Bà mẹ VN
“sớm chiều gánh nặng/ nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng/biết hi sinh
nhưng chẳng nhiều lời”từng tiễn hai thế hệ ra chiến trường:
“Xưa tiễn chồng đi rười rượi tóc xanh
Nay tiễn con đi rung rinh đầu bạc”
Ý thức được “ không gì hơn giá trị con người / Ta hiểu vì sao ta chiến đấu
/ ta hiểu vì sao ta hiến máu”, người chiến sĩ lưng ba lô, vai khẩu súng,
mang theo hình ảnh quê hương trong lòng, mang theo cả lơi dặn dò thầm
kín của người mẹ ấp ủ hạnh phúc chờ ngày chiến thắng:
“ăn đi con nào ăn mau cho mẹ xới
Mẹ vẫn dấu con chuyện này...xóm dưới
À thôi chẳng vội, để mai sau
Giặc tan rồi nắng nở chín buồng cau...
Cứ thế, trên đường trường chinh giết giặc lớp cha trước, lớp con sau,
chung tình đồng chí chung câu quân hành . Dĩ nhiên người lính cách
mạng thời chống Pháp phần lớn xuất thân từ phận ngheo, nô lệ, là người
nông dân mặc áo lính, cho dù ấy là nơi nước mặn đồng chua, hay nơi đất
cày lên sỏi đá, họ cầm súng lên đường là để bảo vệ quê hương, bảo vệ
cuộc sống của họ của gia đình...cho nên người chiến sĩ trong Đồng chí,
Tây tiến, bên kia sông Đuống, nhớ, Việt băc, Núi đôi...đều có những nét
tương đồng về tâm trạng, tâm tình, tạo khí vị chung cho các bài thơ. Đó la
sự bi hùng, hoang dã và quả cảm. Thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ
đi vào cuộc chiến đấu với ý thức giác ngộ về lí tưởng độc lập, tự do gắn
liền với chủ nghĩa xã hội. Họ ý thức cao về trách nhiệm của thế hệ mình.
Họ sống sôi nổi trẻ trung, có đời sống tình cảm đa dạng. Cho nên, cũng
một cảnh tiễn đưa người lên đường ra trận, mà ngày xưa :
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chành sắc trắng như là tuyết in
Người lính hiện lên đầy chất hiệp sĩ !
Và gần hơn :
Anh đi vui cành lá đường xa
Đem chí bình sinh giãi nắng mưa
Thân đã hiến cho đời gió bụi
Đâu còn lưu luyến chút duyên tơ
Người lính giàu chất lãng du!
Và trong cuộc kháng chiến chống Pháp, anh bộ đội thực sự là người
nông dân mặc áo lính :
Em tiễn anh lên đường
Chiếc xắc mây anh mang
Em nách mo cơm nếp...
Và... Sắp đến chỗ người đông
Anh bảo em ngoái lại...
Vẫncuộc chia tay tương tự, nhưng trong kháng chiến chống Mĩ, cả kẻ ở
lẫn người đi đều được thể hiện ở sắc thái cung bậc khác hơn:
“Chiếc áo đỏ rực như than lửa
Cháy không nguôi trước cảnh chia li...”
Và.... “Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như không hề có cuộc chia li »
Màu đỏ cháy rực khắp bài thơ, tạo gam màu sáng tươi, chói chang cho
cuộc chia li và tình cảm người trong cuộc. Màu đỏ đầy chất tượng trưng
nhưng có sức nâng dậy tình cảm thực. Lí tưởng, tình đời, tình yêu, thuỷ
chung, chia tay, ước hẹn...vốn có trong lòng những người mẹ, người chị,
người vợ, người yêu...nó thành động lực thôi thúc người lính hoàn thành
nghĩa vụ thiêng liêng của mình và “nước mát chỉ dành ngày gặp mặt”.
Anh bộ đội đã lên đường, dấu chân anh in đậm suốt chiều dài đất nước.
Nhưng ở đâu, lúc nào, lòng anh vẫn nghĩ về suối ngầm tình thương yêu
dấu. Bên tai anh, lắng sâu lời ru của người mẹ yêu quí buổi nào...Vì thế
mà anh luôn luôn hoàn thành ở mức cao nhất nghĩa vụ của mình mà mẹ
hiền Tổ quốc giao phó:
“Dù con đi hết đất trời
Đèo cao vực thẳm sông đồi biển sâu
Yêu thương trắng cả mái đầu
Vẫn không đi hết nhịp cầu mẹ trao”...
Kính thưa...
Trong trái tim mọi người, hình ảnh anh bộ đội bao giờ cũng đẹp đẽ, đáng
trân trọng. Thơ văn càng hoàn thiện hơn bước chân ấy. Từ ngày đầu
kháng chiến, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ hiện lên trên núi rừng Việt Bắc
thật đẹp đẽ phi thường :
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá nguỵ trang reo với gió đèo”
Những con người vốn xa lạ nhưng cùng chung một nhiệm vụ vượt len
mọi khó khăn, đồng cam cộng khổ, chia ngọt xẻ bùi với nhau nên trở
thành “đôi tri kỉ” và hoá thân thành hai tiếng “đồng chí” vang ngân như
một nốt nhạc réo rắt. Đó là sự kết tinh của mọi cảm xúc, là đỉnhcao của
tình bạn, tình người. Đó là bức tranh đẹp nhất về người lính.
Trong kháng chiến chống Mĩ, anh bộ đọi lại hiện lên với những nét tạo
hình độc đáo:
“Anh đi xuôi ngược tung hành
Bước dài như gió lay thành chuyển non
Mái chèo một chiếc xuồng con
Mà song nước dậy sóng cồn đại dương”.
Có lẽ nét đẹp của anh trước hết là ở đức tính giản dị , khiêm tốn. Từ nhân
dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, anh bộ đội “Mũ tai bèo, chân đất” đó
luôn giữ được đức tính quí báu của mình. Anh không chỉ là Thạch Sanh
của ngày xưa “lưng đàn tay búa, tay dương nỏ / chém mãng xà vương giết
đại bàng” mà anh còn là Thạch sanh của thế kỉ 20. Anh là sự hội tụ của
hình ảnh người lính trong hàng nghìn năm lịch sử và phát huy ở tầm cao
mới. Anh dũng và tự tin, bất khuất và bình thản, yêu thương và căm thù,
khiêm tốn và giản dị...đó là phẩm chất của anh, anh đã lập bao chiến công
thần kì nhưng chắng bao giờ “tự ngắm mình”, ấy vậy mà “cả năm châu
chân lí nhìn theo”. Hành trang và cuộc đời của anh vẻn vẹn chỉ có lưng
bao lô, tay khẩu súng, dép cao su và vành mũ tai bèo – cái “mãnh trời
xanh” mà nhà thơ Tố Hữu chất vấn với giang sơn mình “Ta muốn hỏi
Trường sơn / có đỉnh nào cao hơn chiếc mũ kia của chủ nghĩa anh hùng
cách mạng?” Và đó cũng là niềm tự hào của cả một dân tộc.
Một nét độc đáo là lòng yêu thương - căm thù đã hoá thành vũ khí:
“Vũ khí chính là anh - lòng yêu thương mênh mông
Vũ khí chính là anh - lòng căm hờn nóng bỏng”
Tổ quốc và thời đại, quá khứ và hiện tại, lí tưởng và truyền thống được
hội tụ và hun đúc để thành mẫu người hoàn thiện: Anh bộ đội Cụ Hồ:
“ Tổ quốc trao cho anh dòng sữa tự hào
Thời đại trao cho anh ánh sao trí tuệ
Không có gì quí hơn độc lập tự do khí phách anh hùng là
trường sơn thanh cao
Rất mãnh liệt và cũng rất dịu dàng, tâm hồn anh là muôn trùng
sóng bể”
Cho nên, với kẻ thù dân tộc:
“Người chôn chân chúng chính là anh, anh giải phóng quân mũ tai
bèo chân đất.
Người xử phạt chúng chính là anh, nhân danh tình thương và lẽ
phải”
Một nét đẹp và giàu “chất lính” đó là đức tính hòn nhiên tươi trẻ, lòng
lạc quan yêu đời của anh bộ đội cụ Hồ.
Mới một tuổi quân anh bộ đội Cụ Hồ cùng cả dân tộc làm nên một cách
mạng tháng tám lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu.