Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 227 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ LAN HƢƠNG

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NÔNG THÔN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11-2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ LAN HƢƠNG

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NÔNG THÔN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
Chuyên ngành:

Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng

Mã số:

62.85.15.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS TRẦN HỢP
2. GS.TS BÙI CÁCH TUYẾN

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11-2016


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân trong suốt
thời gian từ năm 2008 – 2015. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung
thực.

Nghiên cứu sinh

Bùi Thị Lan Hương


ii

LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận án này, tôi đã hàm ơn rất nhiều người vì nếu không có sự giúp
đỡ của họ tôi đã không thể có được công trình này. Xin trân trọng mang ơn:
Thầy, PGS.TS Trần Hợp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh, Thầy hướng dẫn chính của tôi
Thầy, GS.TS Bùi Cách Tuyến, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, Thầy
hướng dẫn phụ của tôi

Các quý chuyên gia đã đồng hành cùng tôi trong suốt chặng đường nghiên cứu.
Các quý vị là đại diện các ngành chức năng, chính quyền địa phương, các doanh
nghiệp có liên quan đến các điểm khảo sát đã nhiệt tình cung cấp cho tôi những thông
tin quý báu để tôi hoàn thành luận án này
Quý bà con cô bác ở các điểm khảo sát đã tham gia phỏng vấn và cho tôi động lực
nhiều hơn nữa để tôi hoàn thành luận án này
Sự quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi chuyên tâm học tập của Lãnh đạo
trường Cán bộ Quản lý NN & PTNT 2, sự đồng cảm, sẻ chia của lãnh đạo và đồng
nghiệp khoa Khuyến nông nơi tôi đang công tác.
Đặc biệt là lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô đã giảng dạy tôi những kiến thức rất quan
trọng để tôi thực hiện nghiên cứu này trong thời gian tôi học tập nghiên cứu sinh tại
trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh.
Quý thầy cô và các cán sự ở Khoa Địa Lý, Phòng Quản Lý Đào Tạo Sau Đại Học
của nhà trường đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập nghiên cứu sinh
và làm luận án Tiến sĩ.
Và xin cảm ơn gia đình đã luôn ở bên tôi !


iii

TÓM TẮT
Du lịch nông thôn đã được chú ý phát triển từ nhiều thập niên qua ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Tuy mỗi quốc gia có hướng tiếp cận phát triển du lịch khác nhau
nhưng bản chất của du lịch nông thôn là phát triển dựa trên tính sẵn có, hạn chế can
thiệp, xây mới và đô thị hóa khu vực nông thôn, giảm thiểu sự sử dụng tài nguyên
và phải tham gia đóng góp trở lại cho tài nguyên. Với quan điểm phát triển bền
vững trên, du lịch nông thôn còn được nhiều quốc gia sử dụng như một công cụ hữu
hiệu để phát triển nông thôn, nhất là ở các quốc gia đang phát triển.
Tài nguyên du lịch nước ta rất đa dạng và phong phú, phần lớn n m ở vùng nông
thôn. Tuy nhiên, việc khai thác du lịch thời gian qua ch mới chủ yếu đáp ứng nhu

cầu phát triển của ngành du lịch. Việc xem du lịch nông thôn như một công cụ hữu
hiệu để góp phần phát triển nông thôn chưa được địa phương và các ngành chú
trọng quan tâm. Do đó, việc xem x t sự sẵn sàng tham gia hoạt động t chức kinh
doanh du lịch nông thôn của cộng đồng và người dân địa phương là một thành phần
quan trọng của tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vẫn còn là điều mới mẻ.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
nhất nước. Nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai sẽ vừa là cơ hội vừa là nguy
cơ ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên môi trường nông thôn, văn hóa xã hội nông
thôn. Nếu quan niệm và đánh giá đúng vai trò tiềm năng của cộng đồng thì du lịch
sẽ là công cụ hữu ích cho phát triển nông thôn của vùng. Còn ngược lại, du lịch sẽ
ch là chiếc bánh lợi nhuận của nhà đầu tư. Môi trường thiên nhiên và đời sống của
một số lượng lớn cư dân nông thôn sẽ bị xáo trộn và ảnh hưởng. Nông thôn và nông
dân thì lại trở thành người đứng bên lề cuộc chơi, nhìn tài sản của mình bị khai thác
công khai và xâm hại.
Để thực hiện được nghiên cứu này, tác giả đã tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn như
sách, trang mạng, báo chí...có liên quan vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã có một cách
nhìn nhận rõ ràng hơn về tiềm năng phát triển du lịch nông thôn theo quan điểm của
đề tài.
Từ đó, tác giả đã đề ra một số quan niệm mới về du lịch nông thôn như: (1) Du lịch
nông thôn khác với du lịch vùng nông thôn. Điểm khác biệt ở chỗ là có sự hiện diện
của cộng đồng trong vai trò t chức quản lý kinh doanh và khai thác tài nguyên du


iv

lịch dựa trên tài nguyên sẵn có nh m sự hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp của
con người trong khai thác tài nguyên du lịch.(2) Cộng đồng là một thành phần
không thể thiếu của du lịch nông thôn. (3) Cơ hội tham gia du lịch của cộng đồng là
một trong những tiềm năng phát triển của du lịch nông thôn.
Để những quan niệm này mang tính khách quan hơn, tác giả đã tham khảo ý kiến

các chuyên gia chuyên về lĩnh vực xã hội học, phát triển nông thôn, phát triển cộng
đồng, kinh tế nông thôn, quy hoạch nông thôn, môi trường nông thôn, văn hóa nông
thôn và đã nhận được sự tán thành của các chuyên gia về vai trò có tính quyết định
của cộng đồng trong phát triển du lịch nông thôn.
Quá trình kiểm kê tài sản du lịch nông thôn của cộng đồng, tác giả đã tham khảo tài
liệu sách vở, các báo cáo đi trước, thông tin chuyên ngành du lịch, nông nghiệp,
phát triển nông thôn, số liệu thống kê của các t nh. Tác giả đã tập trung quan sát
kiểm kê các dạng quần cư nông thôn, các hệ thống canh tác nông nghiệp, các khu
vực cảnh quan thiên nhiên có nguy cơ quy hoạch hóa du lịch cao.
Tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi thăm dò quan niệm và sở thích hành vi tiêu dùng
của du khách về du lịch nông thôn xem cái mà nông thôn thật sự hấp dẫn du khách
là gì?
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu các nhóm cộng đồng một số địa phương trong
vùng nghiên cứu để tìm hiểu về nhận thức, thái độ và sự sẵn sàng của họ khi tham
gia du lịch nông thôn
Tác giả đã vận dụng lý thuyết du lịch học, lý thuyết chuỗi cung ứng để phát hiện cơ
hội tiềm năng tham gia của cộng đồng trong du lịch nông thôn.
Tác giả đã nghiên cứu thực địa, khảo sát các tuyến giao thông chính, tham khảo tài
liệu để tìm hiểu về vai trò ch đạo điều hành của chính phủ, bộ ngành, địa phương
trong phát triển du lịch nông thôn. Đới với cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa
phương, tác giả đã phỏng vấn bán cấu trúc để tìm hiểu thêm về vai trò của họ…
Tác giả đã đưa ra một số đề xuất định hướng mang tính tham khảo về phát triển du
lịch nông thôn cho các t nh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Về giải pháp phát triển tác giả đã tiến hành phân tích SWOT du lịch nông thôn lãnh
th vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đã đưa ra một số giải pháp chính như hoàn
thiện chính sách, đầu tư, đào tạo, hợp tác quốc tế…
Tóm lại, kết quả đạt được của nghiên cứu là: đưa ra định nghĩa du lịch nông thôn
của đề tài, xác định cộng đồng là thành phần không thể thiếu của du lịch nông thôn,
hoàn thiện cơ sở lý luận du lịch nông thôn, đề xuất cơ sở và phương pháp đánh giá



v

tiềm năng phát triển du lịch nông thôn, gợi ý định hướng không gian phát triển du
lịch nông thôn các t nh và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn cho
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Trên đây là bản báo cáo tóm tắt của đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2015
Tác giả nghiên cứu đề tài
Bùi Thị Lan Hương


vi

SUMMARY
Rural tourism has become quite popular in most countries around the world and its
benefits for rural development have been recognized by many countries and
research documents. However, to truly become a tool for rural development
throughout efforts to preserve traditional culture, preserve environmental resources,
cope with livelihood problems, eliminate poverty and hunger and improve the
quality of the lives of the residents in rural areas, rural communities must be given
the rights and opportunities to actively participate in rural tourism development
activities. Potential of community participation is considered as the most important
element, playing a key role in all the rural tourism projects.
Vietnam has a variety of abundant natural resources for tourism. Most of the
tourism resources are in rural regions. However, the activities of the tourism sector
in rural areas over the past years have mainly focused on exploitation of the tourism
resources. In fact, the tourism sector has not paid sufficient attention to the
sustainability of the tourism resources in rural areas - the things on which tourism

relies for its development. In which, not a few of such tourism resources are owned
by the rural communities.
The economic focal area of the south of Viet Nam includes 8 provinces and citi of
Viet Nam where is the economic growth rate highest in the country. Demand for
tourism development in the future will be both an opportunity and a risk of
significant impacts to environmental resources in rural areas, rural social culture. If
conception and appreciation of the potential role of the tourism community will be a
useful tool for rural development of the region. And vice versa, tourism will be just
pie profit investors. Natural environment and the lives of a large number of rural
residents will be disturbed and affected. Rural areas and farmers, who stand to
become the sidelines, watching his assets publicly exploited and abused.
To solve this problem, the author has done research to find the answer to the
question whether the locals’ participation is vital for the development of rural
tourism. If it is so, what is really rural tourism? Is it simply tourism in rural areas?
The author found out that: if rural tourism is considered as a tool for rural
development to preserve traditional culture, protect environmental resources, cope
with livelihood problems, eliminate hunger and reduce poverty, rural tourism shall
not lack role of community, because they are the catalysts, the motivation and the


vii

goal of rural development. If rural tourism is considered as a tool for developing
tourism market, rural tourism is simply tourism in rural areas.
With above mentioned consideration, to review potentials of rural tourism, the
author listed and identified tourism resources which are properties of communities
all over rural areas of the Southern major economic region and evaluate tourism
products that can be developed based on commercial advantages community
participation and other factors and conditions to develop tourism according to
tourism theory. The author has result of primary evaluation of potential of tourism

development of Southern major economic region.
The Southern major economic region has the highest growth rate in the country.
Future demand of tourism development will be opportunity and risk to the locals
that considerably affects rural environmental resources, culture and society. If
potential of community participation is correctly considered and evaluated, tourism
will be a useful tool for rural development. On the contrary, tourism will be only
portions of profit of investors. Natural environment and life of remarkable number
of rural residents will be disordered and affected. Countryside and farmer will be
out of the game and see their properties to be publicly exploited and harmed.
To carry out this research, the author made reference to books, websites and
newspapers, etc.… related to the study subject. The author reached clear view on
potentials of rural tourism development in accordance with orientation of the topic.
From there, the author introduced ideas of rural tourism such as: (1) rural tourism is
different from tourism in rural areas. The difference is that rural tourism involves
the participation of the communities as the organizers and managers in business
activities and exploitation of tourism resources based on the available resources
with the least human intervention; (2) Community is indispensable part of rural
tourism; (3) Opportunity of community participation in one of potentials of
development of rural tourism.
To make these opinions be more objective, the author had consulted experts in
sociology, rural development, community development, rural economic
development, rural planning, rural environment and rural culture and the experts
agreed about major role of community in rural tourism development.
During listing rural tourism assets of community, the author made reference to
books, reports, information of tourism field, agriculture field, rural development,
natural landscapes that will be subject to tourism planning.


viii


The author designed a questionnaire to survey conceptual, hobbies and consumption
behaviors of tourists of rural tourism to know what rural tourism attracts tourists?
The author carefully interviewed communities in the study areas to study about their
knowledge, attitude and readiness when participating in rural tourism.
The author applied theory of tourism, theory of supply chain to identify potential
opportunities of community participation in rural tourism.
The author visited site, surveyed main traffic lines, made reference to documents to
study role of management and instruction on rural development of central and local
authorities. As for functional management authorities in localities, the author
interviewed to know about their role.
The author provided some proposals which are references of rural tourism
development for the Southern major economic area.
As for development solution, the author analyzed SWOT of rural tourism in the
Southern major economic area and recommended some major solutions such as
completion of policies, investment, education and international collaboration, etc…
In brief, the result of research are: providing definition of rural tourism,
determination that community is indispensable part of rural tourism, completion of
theory of rural tourism, proposal of basis and solutions for evaluation of potential of
rural tourism development, recommendation for orienting space of developing rural
tourism in provinces and proposal of some solutions for rural tourism development
in the Southern major economic area.
The foregoing is summary report of research.

Yours faithfully,
Ho Chi Minh City, October 2015
Author
Bui Thi Lan Huong


ix


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

II. LUẬN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2

III. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

2

IV. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2

V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4


VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6

VII. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

7

XIII. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

7

IX. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

8

X. CẤU TRÚC BÁO CÁO

8

CHƢƠNG MỘT. CƠ SỞ LÝ LUẬN

9

1.1 DU LỊCH NÔNG THÔN

9

1.1.1 Các quan niệm về du lịch nông thôn


9

1.1.2 Lịch sử phát triển cua du lịch nông thôn

10

1.1.3 Phát triển du lịch nông thôn ở một số quốc gia

12

1.1.4 Các hình thức của du lịch nông thôn

19

1.2 PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở KHU VỰC NÔNG THÔN

20

1.2.1 Khái niệm nông thôn

20

1.2.2 Đặc điểm nông thôn

21

1.2.3 Phát triển nông thôn b ng con đường du lịch

22


1.3 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

24


x

1.3.1 Vai trò cộng đồng trong phát triển du lịch nông thôn

24

1.3.2 Phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng

25

1.4 CÁC NHÂN TỐ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN

26

1.4.1 Điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn

26

1.4.2 Du khách nông thôn

30

1.4.3 Cơ hội tham gia du lịch của các không gian du lịch nông thôn

33


1.5 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN

37

1.5.1 Các khái niệm có liên quan

37

1.5.2 Các nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn
1.6 GIỚI THIỆU VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU

41

CHƢƠNG HAI. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

45

2.1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

45

2.1.1 Phương pháp luận nghiên cứu

45

2.1.2 Dữ liệu nghiên cứu

46


2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

48

2.2.1 Khảo sát quan nịêm, hành vi của khách du lịch nông thôn

48

2.2.2 Khảo sát sự sẵn sàng tham gia du lịch của chủ thể các không gian du lịch

49

nông thôn
2.2.3 Thu thập thông tin

60

2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

62

CHƢƠNG BA. PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TIỀM

63

NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG KTTĐPN
3.1 PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

63


NÔNG THÔN VÙNG KTTĐPN
3.1.1 Quan điểm đánh giá

63

3.1.2 Phương pháp đánh giá

65

3.1.3 Các bước tiến hành đánh giá

66


xi

3.2 MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG

69

THÔN
3.2.1 Khung ch báo các nhân tố phát triển du lịch nông thôn

69

3.2.2 Bộ ch báo tác nhân thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn

70

3.2.3 Khung ch báo tiềm năng du lịch nông thôn


72

3.2.4 Ch báo quan niệm và hành vi của khách du lịch nông thôn

72

3.2.5 Ch báo đánh giá cơ hội tham gia du lịch của các không gian du lịch nông

73

thôn
3.2.6 Ch báo đánh giá sự sẵn sàng tham gia du lịch của chủ thể các không gian

74

du lịch nông thôn
3.3 BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GÍA TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

75

NÔNG THÔN
3.3.1 Tiêu chuẩn đánh giá điều kiện phát triển du lịch nông thôn

75

3.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá quan niệm và hành vi du lịch nông

78


3.3.3 Tiêu chuẩn đánh giá cây trồng thích nghi du lịch

80

3.3.4 Tiêu chuẩn đánh giá cơ hội tham gia du lịch của không gian sản xuất nông

80

nghiệp
3.3.5 Tiêu chuẩn đánh giá cơ hội tham gia du lịch của không gian cư trú nông

82

thôn
3.3.6 Tiêu chuẩn đánh giá thích nghi du lịch của một điểm đến du lịch nông

83

thôn thuộc không gian sản xuất nông nghiệp cụ thể
3.3.7 Tiêu chuẩn đánh giá thích nghi du lịch của một điểm đến du lịch nông

85

thôn thuộc không gian cư trú nông thôn cụ thể
3.3.8 Tiêu chuẩn đánh giá sự sẵn sàng tham gia du lịch của các chủ thể không

89

gian điểm đến nông thôn
3.4 HỆ THỐNG THANG ĐO VÀ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT

TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN

93


xii

3.4.1 Thang, điểm số và điểm đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn

93

3.4.2 Trọng số ưu tiên

93

CHƢƠNG BỐN. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN

94

DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG KTTĐPN
4.1 ĐIỀU KIỆN THÚC ĐẦY PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN

94

4.1.1 Điều kiện chung

94

4.1.2 Điều kiện hạ tầng giao thông


103

4.1.3 Điều kiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

105

4.1.4 Điều kiện phát sinh nguồn du khách nông thôn

106

4.1.5 Môi trường vận hành du lịch nông thôn

109

4.2 QUAN NIỆM HÀNH VI KHÁCH DU LỊCH NÔNG THÔN

111

4.2.1 Quan niệm du lịch nông thôn

111

4.2.2 Hành vi du lịch nông thôn

116

4.3 CƠ HỘI THAM GIA DU LỊCH CỦA KHÔNG GIAN SẢN XUẤT

122


NÔNG NGHIỆP VÀ CƢ TRÚ NÔNG THÔN
4.3.1 Cơ hội tham gia du lịch của không gian sản xuất nông nghiệp

122

4.3.2 Cơ hội tham gia du lịch của không gian cư trú nông thôn

133

4.4 SỰ SẴN SÀNG THAM GIA DU LỊCH CỦA CÁC CHỦ THỂ KHÔNG

144

GIA DU LỊCH NÔNG THÔN
4.4.1 Sự sẵn sàng của chủ trang trại

144

4.4.2 Sự sẵn sàng của nhà vườn

146

4.4.3 Sự sẵn sàng của cộng đồng thôn, ấp

148

4.4.4 Sự sẵn sàng của chính quyền cấp xã

152


4.4.5 Đánh giá chung về sự sẵn sàng tham gia du lịch của các chủ thể không

154

gian du lịch nông thôn
4.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NÔNG THÔN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

155


xiii

CHƢƠNG NĂM. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

156

DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
5.1 CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

156

DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
5.1.1 Cơ sở xây dựng định hướng

156

5.1.2 Cơ sở thực ti n

157


5.2 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG KINH

162

TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
5.2.1 Định hướng không gian lãnh th du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng

162

điểm phía Nam
5.2.2 Định hướng khai thác không gian điểm đến du lịch nông thôn

171

5.2.3 Định hướng liên kết khai thác không gian điểm đến du lịch nông thôn

176

5.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG KINH TẾ

178

TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
5.3.1 Giải pháp về quản lý tài nguyên nông thôn phục vụ du lịch theo định

178

hướng bền vững
5.3.2 Giải pháp n định xã hội và bảo vệ môi trường


178

5.3.3 Giải pháp về tăng cường năng lực sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch của

179

người dân
5.3.4 Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch

180

5.3.5 Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch

180

5.3.6 Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch

181

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

182

TÀI LIỆU THAM KHẢO

187

PHỤ LỤC


193


xiv

KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

AHP

Công cụ phân tích thứ bậc

CBT

Du lịch dựa vào cộng đồng

DLNT

Du lịch nông thôn

ECOVAST

Chương trình làng và thị trấn nhỏ

EU

Liên minh châu Âu


KTTĐPN

Kinh tế trọng điểm phía Nam

LHQ

Liên Hiệp Quốc

MAFF

Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (Nhật Bản)

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

NN

Nông nghiệp

OCDE

T chức hợp tác kinh tế và phát triển

PPT

Du lịch chống đói nghèo

PTNT


Phát triển nông thôn

SWOT

Công cụ phân tích Lợi thế, Hạn chế, Cơ hội, Thách thức

TCDL

T ng cục du lịch (Việt Nam)

VH – TT - DL

Văn hóa – Thể thao – Du lịch


xv

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1 Vai trò thúc đẩy du lịch nông thôn của nhà nước ở một số quốc gia

17

Bảng 1.2 Tình hình dân cư vùng nghiên cứu

43


Bảng 2.1 Tỷ lệ chọn mẫu khảo sát quan niệm hành vi du lịch nông thôn

49

Bảng 2.2 Số huyện có đối tượng trang trại khảo sát được chi cục PTNT đề

50

xuất.
Bảng 2.3 Trang trại thuộc đối tượng khảo sát và đối tượng trả lời phỏng vấn

51

do huyện đề xuất
Bảng 2.4 Không gian du lịch nhà vườn do chi cục PTNT đề xuất

52

Bảng 2.5 Số đối tượng nhà vườn thuộc diện phỏng vấn

53

Bảng 2.6 Các huyện khảo sát được phỏng vấn cấp t nh đề cử

54

Bảng 2.7 Các xã thuộc diện cấp huyện đề cử khảo sát

55


Bảng 2.8 Danh sách 22 xã đề tài đề cử

57

Bảng 2.9 Danh sách xã chính thức tham gia khảo sát

57

Bảng 2.10 Số thôn, ấp thuộc diện khảo sát

59

Bảng 2.11 Số người đại diện thôn/ấp khảo sát

60

Bảng 2.12 Số mẫu phỏng vấn sâu/từng loại bảng hỏi

60

Bảng 2.13 Số mẫu phỏng vấn sâu/từng loại bảng hỏi

61

Bảng 2.14 Số mẫu phỏng vấn sâu/từng loại bảng hỏi

61

Bảng 2.15 Số mẫu khảo sát không gian sản xuất nông nghiệp


61

Bảng 2.16 Số mẫu khảo sát không gian cư trú nông thôn

62


xvi

Bảng 3.1 Trình tự đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn

68

Bảng 3.2 Các nhân tố phát triển du lịch nông thôn và tiêu chí đánh giá

69

Bảng 3.3 Ch báo đánh giá mức độ thuận lợi của điều kiện phát triển du lịch

70

Bảng 3.4 Ch báo đánh giá mức độ thuận lợi của điều kiện phát triển du lịch

70

Bảng 3.5 Ch báo đánh giá mức độ thuận lợi của điều kiện phát triển du lịch

71

Bảng 3.6 Ch báo đánh giá môi trường vận hành của du lịch nông thôn


71

Bảng 3.7 Tiêu chí đánh giá tiềm năng du lịch nông thôn

72

Bảng 3.8 Ch báo quan niệm và hành vi của khách du lịch nông thôn

72

Bảng 3.9 Ch báo đánh giá khả năng thích nghi của không gian điểm đến du

73

lịch nông thôn
Bảng 3.10 Ch báo đánh giá sự sẵn sàng tham gia du lịch chủ thể không gian

74

du lịch
Bảng 3.11 Tiêu chuẩn đánh giá điều kiện hình thành nguồn du khách du lịch

75

nông thôn
Bảng 3.12 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ thuận lợi của điều kiện chung

76


Bảng 3.13 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ thuận lợi của môi trường hoạt động

77

Bảng 3.14 Tiêu chuẩn đánh giá quan niệm hành vi du lịch nông thôn

79

Bảng 3.15 Phân nhóm cây trồng thích nghi du lịch

80

Bảng 3.16 Tiêu chuẩn đánh giá cơ hội tham gia du lịch của không gian sản

81

xuất nông nghiệp
Bảng 3.17 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ thích nghi du lịch của không gian cư

82

trú nông thôn
Bảng 3.18 Tiêu chuẩn chọn trang trại du lịch

83

Bảng 3.19 Tiêu chuẩn chọn nhà vườn du lịch

83


Bảng 3.20 Tiêu chí trang trại đáp ứng du lịch

84


xvii

Bảng 3.21 Tiêu chuẩn của địa phương điểm đến du lịch nông thôn

85

Bảng 3.22 Tiêu chuẩn chọn thôn, ấp du lịch

86

Bảng 3.23 Tiêu chuẩn đánh giá không gian thích nghi du lịch làng nghề

86

Bảng 3.24 Tiêu chuẩn đánh giá không gian thích nghi du lịch ẩm thực

87

Bảng 3.25 Tiêu chuẩn đánh giá không gian thích nghi du lịch Homestay

88

Bảng 3.26 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ sẵn sàng của chủ thể không gian sản

89


xuất
Bảng 3.27 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ sẵn sàng của chủ nhà vườn

90

Bảng 3.28 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ sẵn sàng của cộng đồng thôn, ấp

91

Bảng 3.29 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ sẵn sàng của chính quyền cấp xã

92

Bảng 3.30 Thang điểm số và điểm đánh giá

93

Bảng 3.31 Trọng số và ý nghĩa

93

Bảng 4.1 Lượng mưa trung bình nhiều năm tại các trạm trong vùng nghiên

96

cứu
Bảng 4.2 Sự phân bố các di tích theo các t nh ở vùng KTTĐPN

103


Bảng 4.3 So sánh hai điểm đến du lịch truyền thống và du lịch nông thôn

107

Bảng 4.4 Tình hình dân cư đô thị vùng nghiên cứu ( Năm 2011)

108

Bảng 4.5 Vai trò thúc đẩy DLNT của các bên liên quan

110

Bảng 4.6 Hoạt động du lịch nông thôn được lựa chọn

111

Bảng 4.7 Điểm đến du lịch nông thôn được lựa chọn

113

Bảng 4.8 Quan niệm về lợi ích của du lịch nông thôn

114

Bảng 4.9 Nhận định hạn chế của du lịch nông thôn

115

Bảng 4.10 Nhận định triển vọng phát triển của du lịch nông thôn


115

Bảng 4.11 Đánh giá chung về quan niệm du lịch nông thôn

116

Bảng 4.12 Lựa chọn các hình thức truy cập điểm đến

116


xviii

Bảng 4.13 Lựa chọn điểm đến sở trường

117

Bảng 4.14 Lựa chọn thời điểm du lịch

117

Bảng 4.15 Lựa chọn phương tiện đi du lịch

118

Bảng 4.16 Lựa chọn thời gian du lịch

118


Bảng 4.17 Lựa chọn hình thức t chức du lịch

119

Bảng 4.18 Lựa chọn không gian ăn uống ở nông thôn

120

Bảng 4.19 Lựa chọn không gian lưu trú ở nông thôn

120

Bảng 4.20 Thái độ sẵn sàng với du lịch nông thôn

121

Bảng 4.21 Đánh giá chung về hành vi du lịch nông thôn

121

Bảng 4.22 Đánh giá chung về quan niệm hành vi du lịch nông thôn

122

Bảng 4.23 Tình hình số lượng trang trại 2011 (ĐVT: Trang trại)

123

Bảng 4.24 Diện tích cây trồng vùng nghiên cứu năm 2012 (ĐVT: ngàn ha)


124

Bảng 4.25 Phân bố các nhóm cây thích nghi du lịch Đông Nam Bộ

125

Bảng 4.26 Phân bố các nhóm cây thích nghi du lịch Long An - Tiền Giang

126

Bảng 4.27 Hình thức t chức sản xuất nông nghiệp Đông Nam Bộ

127

Bảng 4.28 Hình thức t chức sản xuất nông nghiệp Long An - Tiền Giang

128

Bảng 4.29 Tính bền vững của sản xuất nông nghiệp Đông Nam Bộ

129

Bảng 4.30 Tính bền vững của sản xuất nông nghiệp Long An - Tiền Giang

130

Bảng 4.31 Năng lực đáp ứng các yêu cầu du lịch

131


Bảng 4.32 T lệ trang trại khảo sát đạt yêu cầu

131

Bảng 4.33 Năng lực nhà vườn đáp ứng không gian điểm đến du lịch

132

Bảng 4.34 T lệ vườn cây khảo sát đạt yêu cầu

132

Bảng 4.35 Đánh giá thích nghi du lịch của không gian sản xuất nông nghiệp

133

Bảng 4.36 Phân bố kiểu quần cư nông thôn của vùng nghiên cứu (2011)

135


xix

Bảng 4.37 Lợi thế nên trong thích nghi du lịch của không gian cư trú Đông

136

Nam Bộ
Bảng 4.38 Lợi thế bên trong thích nghi du lịch của không gian cư trú LA - TG


137

Bảng 4.39 Lợi thế bên ngoài thích nghi du lịch của không gian cư trú ĐNB

138

Bảng 4.40 Lợi thế bên ngoài thích nghi du lịch của không gian cư trú LA - TG

139

Bảng 4.41 Tính bền vững không gian cư trú Đông Nam Bộ

140

Bảng 4.42 Tính bền vững không gian cư trú Long An – Tiền Giang

141

Bảng 4.43 Năng lực đáp ứng du lịch của thôn ấp khảo sát

142

Bảng 4.44 Mức độ thích nghi du lịch của không gian cư trú nông thôn

142

Bảng 4.45 Thích nghi du lịch của không gian điểm đến du lịch nông thôn

143


Bảng 4.46 Khả năng đáp ứng, thích nghi du lịch của nông thôn vùng nghiên

143

cứu
Bảng 4.47 Nhận thức về lợi ích của du lịch nông thôn đối với trang trại

144

Bảng 4.48 Sự sẵn sàng lựa chọn du lịch của chủ trang trại

145

Bảng 4.49 Lý do chủ trang trại chưa lựa chọn du lịch

145

Bảng 4.50 Năng lực tham gia du lịch của chủ trang trại

146

Bảng 4.51 Sự sẵn sàng tham gia du lịch của chủ trang trại

146

Bảng 4.52 Nhận thức về lợi ích du lịch của chủ nhà vườn

147

Bảng 4.53 Sự sẵn sàng lựa chọn du lịch của chủ nhà vườn


147

Bảng 4.54 Năng lực tham gia du lịch của chủ nhà vườn

148

Bảng 4.55 Sự sẵn sàng tham gia du lịch của chủ nhà vườn

148

Bảng 4.56 Nhận thức về lợi ích du lịch nông thôn với cộng đồng địa phương

149

Bảng 4.57 Sự sẵn lòng chia sẻ không gian cư trú cho du lịch

150

Bảng 4.58 Lý do chưa sẵn lòng của cộng đồng

150


xx

Bảng 4.59 Năng lực tham gia du lịch nông thôn của cộng đồng

151


Bảng 4.60 Sự sẵn sàng tham gia du lịch nông thôn của cộng đồng thôn ấp

151

Bảng 4.61 Nhận thức về lợi ích của du lịch nông thôn với địa phương

152

Bảng 4.62 Sự sẵn sàng lựa chọn du lịch nông thôn của chính quyền cấp xã

152

Bảng 4.63 Năng lực tham gia du lịch nông thôn của chính quyền cấp xã

153

Bảng 4.64 Sự sẵn sàng tham gia du lịch nông thôn của chính quyền cấp xã

153

Bảng 4.65 Sự sẵn sàng tham gia du lịch của các chủ thể không gian nông thôn

154

Bảng 4.66 Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn của vùng KTTĐPN

155

Bảng 5.1 Thực trạng phát triển du lịch nông thôn của vùng nghiên cứu


158

Bảng 5.2 Chiến lược O -W

160

Bảng 5.3 Chiến lược O - T

162

Bảng 5.4 Chiến lược S - T

163

Bảng 5.5 Định hướng không gian du lịch trang trại cho các t nh Đông Nam

171

Bộ
Bảng 5.6 Định hướng không gian du lịch nhà vườn và nông hộ cho các t nh

172

Đông Nam Bộ
Bảng 5.7 Mô hình du lịch nông nghiệp cho Long An - Tiền Giang

172

Bảng 5.8 Các sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với các không gian cư trú


173

Đông Nam Bộ
Bảng 5.9 Các sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với các không gian cư trú
LA-TG

175


xxi

DANH SÁCH HÌNH

Tên hình
Hình H.0 Mô hình nghiên cứu của đề tài

Trang
6

Hình 1.1
Hình 1.2 Các giai đoạn phát triển du lịch

32

Hình 1.3 Các loại hình du lịch nông thôn

37

Hình 3.1 Hình thể vùng kinh tế trọng điểm kinh tế phía Nam


119

Hình 3.2 Sự sẵn sàng tham gia du lịch của các chủ thể không gian điểm

182

đến du lịch nông thôn
Hình 3.3 Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn của vùng nghiên cứu

184

Hình 3.4. Hiện trạng 3 tác nhân phát triển du lịch nông thôn của vùng

185

nghiên cứu


1

PHẦN MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông thôn nước ta chiếm 70% diện tích tự nhiên và là nơi sinh sống của gần 70%
dân số. Phát triển nông thôn luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Tuy nhiên,
trước những thách thức mới của xu thế biến đ i khí hậu và hội nhập kinh tế toàn cầu,
nhiều vấn đề của nông thôn đang cần được giải quyết. Trong đó có những vấn đề
hết sức cấp bách như năng suất lao động thấp, cạnh tranh nông nghiệp yếu, thiếu
việc làm cho lao động nông thôn, tình trạng lao động di cư tăng. Trình độ dân trí
thấp, cơ sở hạ tầng và điều kiện hưởng thụ các phúc lợi xã hội chưa đầy đủ, các giá

trị truyền thống đang bị xem nhẹ và mai một, môi trường sống và tài nguyên ở
nhiều nơi bị xâm hại nghiêm trọng.
Du lịch nông thôn đã được chú ý phát triển từ nhiều thập niên qua ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Như du lịch trang trại , du lịch đồng quê ở Mỹ và Canada. Du lịch
nông nghiệp ở Hungary, Pháp, Ý. Du lịch Làng và thị trấn nhỏ trong chương trình
Ecovast của Liên minh châu Âu, du lịch bản làng ở Ấn độ, Trung Quốc. Du lịch
nông trang ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Du lịch thiên nhiên ở Thái Lan,
Malaysia. Tuy mỗi quốc gia có hướng tiếp cận phát triển du lịch khác nhau nhưng
bản chất của du lịch nông thôn là phát triển dựa trên tính sẵn có, hạn chế can thiệp,
xây mới và đô thị hóa khu vực nông thôn, giảm thiểu sự sử dụng tài nguyên và phải
tham gia đóng góp trở lại cho tài nguyên. Với quan điểm phát triển bền vững trên,
du lịch nông thôn còn được nhiều quốc gia sử dụng như một công cụ hữu hiệu để
phát triển nông thôn, nhất là ở các quốc gia đang phát triển.
Tuy nhiên, nhiều học giả cũng đã khuyến cáo, du lịch nông thôn không phải là chiếc
đũa thần cho sự phát triển cho bất kỳ mọi vùng nông thôn. Để phát triển bền vững
và thành công, nó cần được xem x t, đánh giá kỹ lưỡng về tiềm năng phát triển.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giữ vai trò và vị trí quyết định trong việc thúc
đẩy phát triển kinh tế ở khu vực phía Nam. Trong đó, khu vực nông thôn chiếm


2

80% diện tích tự nhiên của vùng và đang ở trong quá trình công nghiệp hóa – đô thị
hóa với tốc độ cao nhất nước. Theo Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5
năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về quyết định phê duyệt quy hoạch vùng thành
phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, thì vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam hiện hữu cũng chính là vùng thành phố Hồ Chí Minh trong tương
lai. Dự kiến dân số toàn vùng sẽ hơn 20 triệu người vào năm 2020, trong đó hơn
80% là cư dân thành thị. Có thể nói, xu hướng du lịch về vùng nông thôn của cư dân
thành thị ở thành phố Hồ Chí Minh đang tăng dần qua các năm, thêm vào đó các

chương trình du lịch ngoại khóa, sinh hoạt dã ngoại, hoạt động xã hội đang phát
triển khá tốt, có điều kiện hạ tầng giao thông thuận lợi, cảnh quan hấp dẫn, thị
trường du khách lớn, nhưng trước nay chưa từng có các nghiên cứu thăm dò năng
lực tham gia du lịch nông thôn của người dân và cộng đồng.
Do đó, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam là nhu cầu xuất phát từ thực ti n phát triển của vùng trong tương lai và cũng là
nhu cầu thiện toàn về lý luận của khoa học du lịch.
Tên đề tài nghiên cứu:“ Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam”.
II. LUẬN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Luận điểm 1. Du lịch nông thôn là xu hướng phát triển tất yếu của du lịch hiện đại.
Phát triển du lịch nông thôn theo định hướng bền vững, góp phần phát
triển nông thôn là hướng tiếp cận khá mới ở nước ta. Để thành công,
các vùng nông thôn cần được xem xét kỹ lưỡng về tiềm năng phát
triển
Luận điểm 2. Với điều kiện và hoàn cảnh của nước ta hiện nay, cơ hội tham gia và
năng lực sẵn sàng tham gia du lịch của cộng đồng và người dân là
những thành phần quan trọng nhất của tiềm năng phát triển du lịch
nông thôn của một địa phương, một vùng lãnh th .
Luận điểm 3. Để nâng cao cơ hội tham gia và vai trò, vị thế của người dân và cộng
đồng, cũng như năng lực sẵn sàng tham gia của họ trong hoạt động du


×