Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân cù lao phố trong mối quan hệ tương tác với các cơ sở tín ngưỡng – tôn giáo (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.25 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------

NGUYỄN THỊ TOÀN THẮNG

ĐỜI SỐNG VĂN HÓATINH THẦN CỦA CƯ DÂN CÙ LAO PHỐ
TRONG MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC VỚI
CÁC CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG – TÔN GIÁO

Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 62227001

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Phạm Đức Mạnh
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS Huỳnh Văn Tới
Phản biện độc lập 1:..........................................................................................
Phản biện độc lập 2:..........................................................................................

Phản biện 1:.......................................................................................................
Phản biện 2:.......................................................................................................
Phản biện 3:.......................................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................


Vào lúc giờ

ngày

tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
-

Thư viện trung tâm ĐHQG-HCM
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
Thư viện Trường ĐHKHXHNV-TP.HCM


MỤC LỤC
DẪN LUẬN.......................................................................................................1
1 Lý do – Mục đích nghiên cứu........................................................................1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn : Đề tài góp phần hướng sự quan tâm của cộng đồng
đến hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần được lưu
truyền trong các di sản văn hóa nói chung, các cơ sở tín ngưỡng – tôn giáo
nói riêng. Mặt khác, đề tài cũng góp phần đề xuất những luận giải và các
giải pháp cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa của các cơ quan chức năng
và chính quyền địa phương.............................................................................4
4. Khung thiết kế nghiên cứu..........................................................................4
4.1 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu..............................................................4
4.2 Cơ sở lý luận..........................................................................................6
4.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................6
5. Bố cục của luận án.......................................................................................7
6. Những đóng góp của luận án......................................................................7

Chương 1.........................................................................................................8
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU...8
1.1 Tiền đề lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu.............................8
1.1.1 Những tiền đề lý luận nghiên cứu đề tài...............................................8
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..........................8
1.2 Hướng tiếp cận lý thuyết là cơ sở lý luận...............................................10
1.3.1 Vị trí địa lý............................................................................................11
1.3.3 Đời sống văn hóa vật chất và tinh thần...............................................12


Trong truyền thống, kê tư sau khi hoạt đ ông thương nghi êp theo c ông
đồng người Hoa về Sài Gon, đời sống văn hóa vât chất của cư dân Cu Lao
Phố được cung ứng thông qua hoạt đ ông kinh tế nông nghi êp là chủ yếu.
........................................................................................................................12
1.3.4 Tiến trình đô thị hóa – Những thay đổi về cơ sở hạ tầng và kinh tế..12
1.4 Tiêu kết chương 1...................................................................................13
2.1 Lịch sử hình thành và phát triên của các cơ sở tín ngưỡng..................13
2.2 Đặc trưng kiến trúc, đối tượng thờ tự và các nghi lễ............................14
2.2.1 Đối tượng thờ tự chính.......................................................................14
2.2.2 Đặc trưng về kiến trúc và trang trí......................................................15
2.2.3 Các lễ thức sinh hoạt tín ngưỡng........................................................19
2.3.2 Sự tương tác giữa các cơ sở tín ngưỡng với đời sống tinh thần của
cộng đồng trong bối cảnh đương đại............................................................21
2.4 Tiêu kết chương 2...................................................................................21
Chương 3.......................................................................................................22
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CƯ DÂN CÙ LAO PHỐ TRONG MỐI
LIÊN HỆ TƯƠNG TÁC VỚI CÁC CƠ SỞ TÔN GIÁO..........................................22
3.1 Lịch sử hình thành và phát triên của các cơ sở tôn giáo.......................22
3.2 Đặc trưng kiến trúc, đối tượng thờ tự và các nghi lễ.............................22
3.3 Sự tham gia của cư dân và ảnh hưởng của các cơ sở tôn giáo lên đời

sống văn hóa tinh thần của cư dân Cu Lao Phố............................................23
3.3.1 Sự tương tác giữa đời sống văn hóa của cộng đồng với các cơ sở tôn
giáo trên mối quan hệ chức năng.................................................................23
3.3.2 Sự tương tác giữa các cơ sở tôn giáo với đời sống tinh thần của cộng
đồng trong bối cảnh đương đại....................................................................23
3.3.2.1 Mối quan hệ nền tảng dựa trên khả năng tương tác nhận biết......23


3.3.2.2 Mối quan hệ động lực dựa trên khả năng tương tác tư duy vận
dụng...............................................................................................................24
3.3.2.3 Xu hướng thế tục hóa tôn giáo trong quá trình tương tác giữa các
cơ sở tôn giáo và cộng đồng......................................................................24
3.4 Tiêu kết chương 3....................................................................................25


1
DẪN LUẬN
1

Lý do – Mục đích nghiên cứu
Đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng diễn ra trên các lĩnh vực: tư

tưởng, nghệ thuật, khoa học, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, không phải là
một cơ cấu tĩnh tại, một hệ thống đóng kín, nằm im của những giá trị loại
biệt mà là một tổng thể đang vận động của các giá trị tinh thần được thực
hiện và thể hiện thông qua hoạt động của con người trên các lĩnh vực khác
nhau của sự sản xuất, trao đổi và tiêu dùng tinh thần. Trong bối cảnh hội
nhập văn hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, đời sống văn hóa tinh thần của các
cộng đồng văn hóa ít nhiều chịu sự tác động và biến đổi sâu sắc. Trước thực
trạng trên, chúng tôi, với tư cách một nghiên cứu sinh ngành Dân tộc học, vô

cùng quan tâm đến sự biến đổi của các giá trị văn hóa trong đời sống văn hóa
tinh thần của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, với sự giới hạn hiểu biết, chúng tôi
muốn tìm hiểu và nghiên cứu đời sống văn hóa tinh thần và những biến đổi của
nó ở một đối tượng nghiên cứu cụ thể. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài “
Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Cù Lao Phố trong mối quan hệ tương tác
với các cơ sở tín ngưỡng- tôn giáo” với các lý do sau:
- Cù Lao Phố là vùng đất có một quá trình hình thành và phát triển đặc
biệt trong diễn trình lịch sử của vùng đất phương Nam nói chung và
Biên Hòa – Đồng Nai nói riêng. Nơi đây từng là nơi tụ cư của nhiều
cộng đồng tộc người, đặc biệt là cộng đồng người Minh Hương trước
đây, lực lượng chủ yếu góp phần xây dựng và phát triển Cù Lao Phố
thành một thương cảng nước sâu nổi tiếng của vùng đất Biên Hùng. Đây
cũng là nơi lưu lại rất nhiều cơ sở di tích văn hóa tín ngưỡng – tôn giáo,
những yếu tố tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người
dân nơi đây cả trong quá khứ và hiện tại.


2
- Trong bối cảnh hiện nay, với nhu cầu đô thị hóa và công nghiệp hóa của
Biên Hòa – Đồng Nai, một trong những vùng kinh tế trọng điểm khu
vực phía Nam, Cù Lao Phố đang chuyển mình với những thay đổi mạnh
mẽ trên nhiều phương diện kinh tế – văn hóa – xã hội. Sự biến đổi về bối
cảnh văn hóa cũng đã ít nhiều tác động đến đời sống văn hóa tinh thần
của cư dân nơi đây, nhất là đối với giá trị văn hóa được kết tinh trong
truyền thống.
Trên vùng đất này, chúng tôi nhận thấy, giữa quá khứ và hiện tại, giữa
truyền thống và hiện đại dường như có một sự liên kết rất đặc biệt, sự liên
kết đó được thể hiện trong mối quan hệ tương tác giữa đời sống văn hóa
tinh thần của cộng đồng cư dân với các cơ sở di tích tín ngưỡng – tôn giáo
được kế thừa từ trong quá khứ. Sự liên kết đó nông hay sâu, bền bỉ hay

chóng vánh, có góp phần bảo lưu những giá trị tinh hoa, hay định hình nên
những giá trị văn hóa mới phục vụ cho nhu cầu phát triển của vùng trong
hiện tại và tương lai hay không chính là mục đích mà đề tài nghiên cứu
hướng đến trong luận án này.
2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với tên đề tài là:“Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Cù Lao Phố

trong mối quan hệ tương tác với các cơ sở tín ngưỡng - tôn giáo”, chúng tôi
đã xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mình như sau:
Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu những yếu tố góp phần
cấu thành nên đời sống tinh thần của cư dân Cù Lao Phố, những chuẩn mực
giá trị ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nhận thức, tình cảm và sự lựa chọn
của cộng đồng thông qua mối quan hệ tương tác với các cơ sở tín ngưỡng
và tôn giáo hiện tồn trên vùng đất này.
Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi khoanh vùng trọng điểm nghiên cứu
là Cù Lao Phố, tuy nhiên về mặt địa lý, lịch sử và văn hóa, Cù Lao Phố


3
thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Cho nên, trong quá trình nghiên
cứu chúng tôi cũng sẽ xem xét các vấn đề trên mối quan hệ biện chứng với
phối cảnh chung của văn hóa Biên Hòa – Đồng Nai.
Hầu hết các cơ sở tín ngưỡng – tôn giáo hiện tồn tại Cù Lao Phố đều
được xây dựng trước năm 1975. Có những cơ sở được xây dựng cùng với
quá trình hình thành vùng đất Cù Lao Phố. Do đó, sự tương tác giữa các cơ
sở tín ngưỡng – tôn giáo với cộng đồng cư dân nơi đây có tính chất kế thừa.
Chính vì lẽ đó, về mặt thời gian, đề tài nghiên cứu kết hợp cả phương pháp
nghiên cứu lịch đại và đồng đại.

3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1

Ý nghĩa khoa học : Với cách tiếp cận từ ngành Nhân học văn
hóa, đề tài mang đến một hướng nghiên cứu tích hợp giữa việc
giải mã giá trị văn hóa tinh thần trong quá trình nghiên cứu
mối quan hệ giữa cộng đồng văn hóa với các thiết chế văn hóa,
đặc biệt là các cơ sở tín ngưỡng – tôn giáo từ những phương
pháp luận và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể. Đồng thời, đề tài
cũng góp phần hệ thống dữ liệu thông tin về hệ thống di tích
tín ngưỡng – tôn giáo trong khu vực Cù Lao Phố, cung cấp tài
liệu cho các công trình nghiên cứu sau.


4

3.2

Ý nghĩa thực tiễn : Đề tài góp phần hướng sự quan tâm của
cộng đồng đến hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa tinh thần được lưu truyền trong các di sản văn hóa nói
chung, các cơ sở tín ngưỡng – tôn giáo nói riêng. Mặt khác, đề
tài cũng góp phần đề xuất những luận giải và các giải pháp cho
hoạt động bảo tồn di sản văn hóa của các cơ quan chức năng
và chính quyền địa phương.

4. Khung thiết kế nghiên cứu
4.1 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi đặt ra các câu hỏi lớn sau:
Thứ nhất, Trong quá khứ, hệ thống các di tích này được xây dựng có ý
nghĩa như thế nào đối với cư dân Cù Lao Phố? Ngày nay, điều gì đã khiến
cho trong hệ thống di tích này, chỉ còn một số di tích có vai trò và mối liên
hệ với cư dân Cù Lao Phố thông qua các hoạt động thờ cúng và lễ nghi?
Thứ hai, trước làn sóng đô thị hóa và công nghiệp hóa, thái độ của cư
dân Cù Lao Phố đối với các di tích này là gì? Liệu các giá trị văn hóa tinh
thần mà quần thể di tích này hàm chứa và cung ứng cho nhu cầu thụ hưởng
văn hóa tinh thần của người dân có đủ sức tác động đến ý thức bảo tồn và
lưu giữ của cư dân nơi đây hay không? Sự đứt đoạn về mặt lịch sử có là
nguyên nhân khiến cho các cơ sở di tích hiện tồn không có nhiều sức hút và
ý nghĩa trong sự chọn lựa giữa việc bảo tồn, phát triển hoặc phó mặc cho sự
tác động của các chính sách từ phía chính quyền địa phương?
Thứ ba, Điều gì đã tạo nên sức sống bền bỉ của số ít các di tích, điều gì
đã khiến cho các di tích còn lại trở nên “cô độc” và “biệt lập”? Vì sao,
những di tích “kém sức hút” ấy vẫn duy trì sự tồn tại trong một trạng thái
tĩnh tại, trầm mặc mà bền vững, dù bên ngoài chúng không thể hiện chút


5
hấp lực nào, chúng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống văn hóa tinh
thần của cư dân nơi đây?
Từ những vấn đề nghiên cứu được đặt ra như trên, chúng tôi cũng
xây dựng một số giả thuyết nghiên cứu sau đây để kiểm chứng qua
công trình nghiên cứu này :
a. Trong một không gian không thay đổi, nhưng có sự biến đổi của
thời gian, cùng với sự tác động của các yếu tố mới (con người, điều
kiện kinh tế, bối cảnh xã hội…) các di tích văn hoá, tín ngưỡng và tôn
giáo hình thành trước đó sẽ được chọn lọc một cách tự nhiên theo nhu
cầu của lớp cư dân hiện tại (Thất Phủ Cổ Miếu, đình Bình Quan).

Chúng sẽ giữ những chức năng mới phù hợp với bối cảnh và nhu cầu
của lớp cư dân hiện tại.
b. Những di tích có “sức hút” luôn chứa đựng hai yếu tố: các truyền
thuyết về sự linh nghiệm, huyền bí và khả năng kết nối giữa người quản
lý di tích với các mối quan hệ xã hội bên ngoài.
c. Những di tích được bảo trợ bởi chính sách của chính quyền địa
phương nhưng bản thân di tích đã mất đi những chức năng cơ bản của
chúng đối với cộng đồng thường không có sức hút và ít được người dân
quan tâm trừ những dịp lễ hội do chính quyền địa phương tổ chức và
tuyên truyền. Sự đứt đoạn trong mối liên hệ giữa cộng đồng và di tích
khiến cho các di tích mất dần sức hút và ý nghĩa đối với đời sống tinh
thần của cộng đồng. Khi di tích tôn giáo – tín ngưỡng không còn giữ
vai trò biểu tượng và tình cảm trong môi trường sinh thái xã hội thì phát
triển đô thị của vùng phụ thuộc nhiều vào sự tác động của chính sách
nhà nước hơn là ý chí của người dân.


6
d. Những di tích “không có sức hút” nhưng vẫn tồn tại vì chúng vẫn
giữ một chức năng hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của
người dân với tư cách là “di chỉ ký ức”.
4.2 Cơ sở lý luận
Các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo luôn tồn tại và gắn kết trong một cấu
trúc xã hội cụ thể.Trong mỗi cấu trúc riêng biệt ấy, chúng có những
chức năng cụ thể được xác lập bởi cộng đồng xã hội. Đồng thời, đây là
một nghiên cứu kết hợp giữa các yếu tố lịch đại và đồng đại, nên chúng
tôi chọn phương pháp luận cấu trúc – chức năng là nền tảng lý luận
chính cho nghiên cứu của mình. Bởi vì bối cảnh xã hội nào sẽ nảy sinh
những nhu cầu cụ thể phù hợp với sự tồn tại và phát triển của xã hội ấy,
đương nhiên những thành tố gắn kết với cấu trúc xã hội cụ thể xã có

những chức năng cụ thể phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh.
4.3 Phương pháp nghiên cứu
Để hiện thực hóa hoạt động nghiên cứu đựa trên các nhận định tri thức,
các chiến lược tìm hiểu đã được đặt ra, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu đề
tài dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính là một
phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa
và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên
cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của
môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Chúng tôi xét thấy đây là
phương pháp phù hợp nhất đối với đề tài mà chúng tôi xác lập. Trong
nghiên cứu định tính có nhiều phương pháp mang tính kỹ thuật khác nhau,
riêng với đề tài này, chúng tôi dựa trên các phương pháp sau: quan sát –
tham dự, phỏng vấn sâu dân tộc học, nghiên cứu lịch sử được xét dưới hai
phương diện là đồng đại và lịch đại..


7
5. Bố cục của luận án
Ngoài phần Dẫn luận và Kết luận, cấu trúc công trình gồm 3 chương chính:
Chương 1. Tổng quan về cơ sở lý luận, thực tiễn và bối cảnh nghiên cứu.
Chương 2. Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Cù Lao Phố trong
mối liên hệ tương tác với các cơ sở tín ngưỡng.
Chương 3. Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Cù Lao Phố trong
mối liên hệ tương tác với các cơ sở tôn giáo.
6. Những đóng góp của luận án
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần
của cộng đồng cư trên một khu vực văn hóa xác định trong mối liên hệ
tương tác với các cơ sở di tích tín ngưỡng – tôn giáo với cách tiếp cận chủ
yếu từ phương pháp nghiên cứu Nhân học văn hóa và phương pháp liên
ngành. Tuy địa bàn nghiên cứu Cù Lao Phố là một không gian hẹp nhưng

lại có vai trò đặc biệt trong diễn trình lịch sử hình thành và phát triển nền
văn hóa Đồng Nai nói riêng và văn hóa Nam Bộ nói chung.
Công trình nghiên cứu có giá trị phục Sử, góp phần nâng cao những
hiểu biết về quá khứ của các bậc tiền nhân trong quá trình lao động, sáng
tạo văn hóa, chinh phục tự nhiên, dựng xây miền đất địa linh độc đáo của
vùng Nam Bộ thông qua những kiến trúc, văn bản, trang trí…lưu tồn ở các
di tích hiện tồn.
Đồng thời, công trình cũng góp phần làm sáng tỏ sự tác động của các
giá trị phi vật chất từ hệ thống di tích tín ngưỡng – tôn giáo đối với đời sống
tinh thần của lớp cư dân hiện tại. Giúp cho quá trình bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa của hệ thống di tích tín ngưỡng – tôn giáo được hiệu quả
hơn trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của vùng.
Công trình còn trực tiếp đóng góp những đề xuất quy hoạch di sản văn
hóa hướng đến mục tiêu phục vụ cộng đồng, vì lợi ích của cộng đồng trong
bối cảnh hiện tại.


8
Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ BỐI
CẢNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tiền đề lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1

Những tiền đề lý luận nghiên cứu đề tài

Nhằm xác lập tiền đề lý luận nghiên cứu đề tài của luận án, chúng tôi
xin lần lượt thao tác các khái niệm liên quan đến đề tài. Đặc biệt, đối tượng
nghiên cứu chính của đề tài là sự tương tác văn hóa giữa hai yếu tố cộng
đồng và di tích văn hóa. Do đó, chúng tôi đã thao tác hóa những khái niệm

chính yếu như sau:
Đời sống văn hóa tinh thần; Giao lưu và tiếp biến văn hóa; Di tích tín
ngưỡng – tôn giáo; Cộng đồng, Cộng đồng dân tộc, Cộng đồng tôn giáo; Sự
tương tác, tương tác xã hội và tương tác biểu trưng; Ký ức, Ký ức lịch sử và
ký ức văn hóa; Đình và đền; Miếu hay miễu; Giá trị của hệ thống di tích tín
ngưỡng – tôn giáo.
1.1.2

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đề tài nghiên cứu của luận án về cơ bản là một công trình nghiên cứu
cộng đồng văn hóa hay cộng đồng bản sắc với các nhóm: cộng đồng tộc
người, cộng đồng tôn giáo; cộng đồng tổ chức chủ yếu là cộng đồng huyết
thống trong mối quan hệ tương tác với các cơ sở tín ngưỡng – tôn giáo.
Ngoài những công trình nghiên cứu cộng đồng nói chung, và cộng đồng
Nam Bộ nói riêng, chúng tôi còn được tiếp cận với những nghiên cứu cộng
đồng có liên quan trực tiếp đến địa bàn nghiên cứu của đề tài luận án. Trước
tiên, phải kể đến Lương Văn Lựu với các công trình Biên Hòa Sử Lược
(1960), Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên tập 1 (1972), tập 2 (1973). Đặc biệt,
Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên được xem là công trình biên soạn công phu
của tác giả trong 30 năm và dự định xuất bản thành 5 quyển: Trấn Biên cổ


9
kính, Biên Hùng oai dũng, Đồng Nai thơ mộng, Biên Hòa tân tiến và 300
năm lịch sử người Việt gốc Hoa nhằm trình bày chi tiết diễn trình lịch sử
hình thành vùng đất Biên Hòa bao gồm lịch sử, đặc trưng văn hóa và cộng
đồng người Hoa…Tuy nhiên, công trình mới được xuất bản 2 tập về Trấn
Biên cổ kính, Biên Hùng oai dũng thì ngưng, các tập còn lại tồn tại ở dạng
tập đánh máy của tác giả. Tuy nhiên, với hai tập của công trình này, lịch sử

hình thành và phát triển của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai đã được khắc
họa khá rõ nét và chi tiết, cung cấp nhiều tư liệu quý báu cho các nghiên
cứu về sau. Liên quan tới các cộng đồng nông dân - nông thôn trên tỉnh
Đồng Nai sau 1975 là các công trình nghiên cứu của Diệp Đình Hoa viết về
các làng cổ của tỉnh Đồng Nai, đó là các công trình Làng Bến Gỗ xưa và
nay, xuất bản năm 1995, Làng Bến Cá xưa và nay, xuất bản năm 1998. Hai
công trình này đã cung cấp một bức tranh mô tả về những cộng đồng nông
thôn Việt ở phương Nam, với tất cả thăng trầm của nó trong lịch sử, với các
biểu hiện văn hóa vật chất và tinh thần của các cộng đồng cư dân Việt trong
một vùng dân cư mang tính hỗn dung văn hóa. Đây là những mô tả dân tộc
học rất công phu, chi tiết. Tiếp đến, năm 1996, tiến sĩ Huỳnh Văn Tới đã
công bố công trình Những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian của cư
dân Đồng Nai với những mô tả chi tiết các tín ngưỡng dân gian của cộng
đồng cư dân ở Đồng Nai dựa trên việc phân tích nguồn gốc và cách hợp
thành, đồng thời nêu ra những đặc điểm của các loại hình tín ngưỡng dân
gian. Đây là một công trình nghiên cứu cộng đồng dựa trên các yếu tố tộc
người, tín ngưỡng và văn hóa.Năm 1998 tác giả cũng đã đóng góp thêm
một bài viết về “Làng Việt ở Đồng Nai” đăng trên tạp chí Xưa và Nay với
những đóng góp về tính đặc thù của làng Việt trong không gian văn hóa của
Đồng Nai. Đặc biệt, năm 1997, công trình Lịch sử và Văn hóa Cù Lao Phố
do Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên đã được xuất bản.Đây là một công trình


10
chuyên khảo về các vấn đề lịch sử, văn hóa của vùng đất Cù Lao Phố với
đầy đủ các vấn đề có liên quan đến vùng đất này như điều kiện tự nhiên,
tiến trình lịch sử, cơ sở kinh tế, các đặc điểm lịch sử xã hội, nếp sinh hoạt
văn hóa tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống đều
được mô tả một cách chi tiết và khá đầy đủ, cung cấp cho độc giả những
thông tin tri thức khái quát nhất. Điểm đáng chú ý, chương hai của công

trình là phần “Di tích kiến trúc và Mỹ thuật truyền thống”, các tác giả đã
giới thiệu một cách khái quát một số đình chùa nổi tiếng ở Cù Lao Phố như:
Miếu Quan Đế (Thất Phủ Cổ Miếu/chùa Ông), đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh
(Bình Kính), chùa Phước Hội, chùa Phước Long, chùa Đại Giác, chùa Chúc
Đảo (chùa Chúc Thọ/chùa Thủ Huồng), chùa Hoàng Ân. Phương pháp trình
bày liệt kê và trần thuật theo cách tiếp cận đặc trưng của Sử học. Đây là một
dữ liệu hết sức quan trọng, làm cơ sở cho những kế thừa trong quá trình
nghiên cứu đề tài luận án này.
Bên cạnh đó, chúng tôi đã tiếp cận với các nhóm đề tài nghiên cứu liên
quan đến các vấn đề sau: Nghiên cứu cộng đồng tộc người; Nghiên cứu tín
ngưỡng – tôn giáo; Nghiên cứu di tích tín ngưỡng - tôn giáo.
1.2 Hướng tiếp cận lý thuyết là cơ sở lý luận
Các di tích hiện tồn tại Cù Lao Phố đều được tạo lập từ trên 100 đến
trên 300 năm. Đây là thời điểm Cù Lao Phố có nhiều biến động về mặt lịch
sử, con người. Tính liên tục của mối quan hệ giữa các di tích và người sáng
tạo cũng như sử dụng di tích có sự đứt đoạn, lắp ghép và thiếu liên kết bền
vững. Do đó, về mặt cấu trúc, có thể nói đây là một cấu trúc lỏng lẻo, vì vậy
rất khó nắm bắt sức hút, khả năng tác động của các di tích tín ngưỡng tôn
giáo lên đời sống tinh thần của người dân hiện đang sinh sống ở Cù Lao
Phố trong giai đoạn hiện nay. Vì lý do này, chúng tôi chọn lý thuyết chức
năng là nền tảng lý thuyết chính cho những phân tích và nghiên cứu của đề


11
tài. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các lý thuyết: Sự lựa chọn duy lý và
một số lý thuyết khác như Nhân học diễn giải, Nhân học tri thức, Hậu cấu
trúc luận để hỗ trợ cho những phân tích sâu hơn trong nghiên cứu.
1.3Tổng quan về Cù Lao Phố
1.3.1 Vị trí địa lý
Cù Lao Phố, nay là xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

nằm ở trung tâm thành phố Biên Hòa, bốn bề sông nước vây quanh, cách
trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Biên Hòa khoảng 2 km đường chim
bay. Phía Bắc và Đông Bắc là các phường Quyết Thắng, Thống Nhất, Tân
Mai; Phía Đông và Đông Nam là các phường Tam Hiệp, An Bình; Phía
Nam và Tây Nam là các phường Tân Vạn, Bửu Hòa. Cù Lao Phố rộng
khoảng 600 ha (6,6km2). Cù lao có hình dạng chiếc chuông chùa treo
nghiêng, đỉnh chuông ở xóm Bình Tự nằm về phía Đông Bắc. Hướng Tây
Nam lên Đông Bắc là dòng chảy của Rạch Cát (tên chữ: Sa Hà) uốn vòng
tạo thành hình thân chuông. Dòng chính Đồng Nai chảy thẳng hướng Tây
Bắc – Đông Nam tạo thành hình đáy chuông. Tuyến đường sắt xuyên Việt
và Quốc lộ I, băng qua mỏm phía Tây cù lao (khóm Thành Hưng) bởi hai
chiếc cầu rạch Cát và cầu Ghềnh (Gành) được xây vào năm 1903, nối đôi
bờ sông Đồng Nai. Các đường giao thông huyết mạch này giúp cho Cù Lao
Phố nối liền với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây và các tỉnh
thành trong cả nước. Hệ thống kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thông thương giữa Cù Lao Phố và các tỉnh thuộc đồng bằng sông
Cửu Long và sông Đồng Nai.
1.3.2 Tiến trình lịch sử và cư dân
Nghiên cứu những dữ liệu về mặt lịch sử cho thấy thành phần dân cư
tại Cù Lao Phố có nhiều biến đổi do tác động của yếu tố lịch sử. Giai đoạn
đầu, nơi đây là nơi tụ cư và sinh sống của người Việt khai hoang và dân bản


12
địa, đến nửa cuối thế kỷ 17, nửa đầu thế kỷ 18, vùng đất này là nơi cư trú,
làm ăn sinh sống của người Hoa, người Việt, nhưng những thành tựu về mặt
kinh tế - xã hội và văn hóa của vùng lại in đậm dấu ấn của người Hoa. Sau
năm 1776, sau những biến cố về mặt chính trị, người Hoa di dời về vùng
Sài Gòn – Chợ Lớn sinh sống. Vùng đất Cù Lao Phố lại bước sang trang
mới với những chủ nhân phần lớn là người Việt tụ hội về đây sinh sống và

lập nghiệp.
1.3.3 Đời sống văn hóa vật chất và tinh thần
Trong truyền thống, kể từ sau khi hoạt động thương nghiệp theo cộng
đồng người Hoa về Sài Gòn, đời sống văn hóa vật chất của cư dân Cù Lao
Phố được cung ứng thông qua hoạt động kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
Về phương diện đời sống văn hóa tinh thần, cư dân Cù Lao Phố vẫn
duy trì và tiếp nối những tập quán và tín ngưỡng từ trong truyền thống. Là
một khu vực được khai phá sớm, Cù Lao Phố có một kết cấu làng xóm bền
chắc được hình thành trên mối quan hệ thân tộc và láng giềng. Mặt khác, do
tính chất cù lao của nó nên những gì Cù Lao Phố nhận được từ bên ngoài
cùng những mới mẻ do sự biến đổi của lịch sử cũng được chuyển hóa vào
cái cố kết truyền thống hơn là làm cải đổi truyền thống vừa quê vừa chợ của
nó [208, 177]. Cù Lao Phố là một nơi mà sự cố kết truyền thống ít có sự
thay đổi về chất với những thiết chế đình – chùa – miếu – và các dòng họ
cư trú ở đó [208, 177].
1.3.4 Tiến trình đô thị hóa – Những thay đổi về cơ sở hạ tầng và
kinh tế
Đồng Nai là một vùng có vị trí địa lý, tự nhiên thuận lợi trên nhiều mặt.
Vùng đất này nằm giữa cao nguyên Trung Bộ và đồng bằng Bắc Nam Bộ,
phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Tây bắc giáp
tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây giáp TP.Hồ Chí Minh, Nam giáp tỉnh Bà


13
Rịa - Vũng Tàu, có quốc lộ tiếp giáp đến các đô thị trong khu vực, đường
sắt xuyên việt qua địa bàn Đồng Nai dài 85km. Sân bay Tân Sơn Nhất và
sân bay quân sự Biên Hòa là cầu hàng không thường trực. Với vị trí trên,
Đồng Nai là nút giao thông giao lưu kinh tế xã hội trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Chính vì lý do đó, Đồng Nai có các điều kiện hết sức
thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, xây dựng các đô thị có

quy mô tầm cỡ khu vực và thế giới. Địa bàn Tây - Nam Đồng Nai (gồm
thành phố Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch và Long Thành) được xem là khu
vực cửa mở phía Đông của TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Đây cũng là khu vực thuận lợi nhất để phát triển công nghiệp
và đô thị. Từ năm 1986 đến nay, quá trình đô thị hóa diện ra mạnh mẽ và
cá những tác động không nhỏ đến vùng đất Cù lao Phố trên nhiều phương
diện.
1.4 Tiểu kết chương 1
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày một cách khái quát những khái
niệm, những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, góp
phần tạo nền tảng và cơ sở lý luận cho những phân tích chuyên sâu ở những
chương sau.

Chương 2.
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CƯ DÂN CÙ LAO PHỐ
TRONG MỐI LIÊN HỆ TƯƠNG TÁC VỚI CÁC CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của các cơ sở tín ngưỡng
Cù Lao Phố là vùng đất được khai hoang lập xã thuộc loại sớm của
vùng đất Nam Bộ. Những người lưu dân Việt, Hoa khi đến vùng đất này
cũng mang theo những tập quán, tín ngưỡng và niềm tin tôn giáo từ bản


14
quán vào. Do đó, điểm dễ nhận thấy nhất là cộng đồng người Việt đi đến
đâu thì đình làng được dựng lên đến đó, người Hoa ở đâu thì các miếu thờ
thần được đựng lên ở đó. Do đó, về mặt niên đại và lịch sử hình thành, dù
trước hay sau, dù to hay nhỏ thì các ngôi đình, ngôi miếu – cơ sở tín
ngưỡng dân gian mang tính cộng đồng ở Cù Lao Phố cũng có thể được xây
dựng trong khoảng thời gian từ năm 1620 đến sau những năm 1776.
2.2 Đặc trưng kiến trúc, đối tượng thờ tự và các nghi lễ

2.2.1 Đối tượng thờ tự chính
Thông qua các đối tượng thờ cúng tại các di tích tín ngưỡng cộng đồng ở
Cù Lao Phố, người viết có mấy nhận xét như sau:
- Hiện tượng tổng hợp nhiều đối tượng thờ cúng tại một di tích, cho thấy
tín ngưỡng đa thần là một đặc trưng của tín ngưỡng cộng đồng ở Cù Lao
Phố. Tuy nhiên, trong mỗi di tích luôn có một vị thần đóng vai trò là đối
tượng thờ chính tùy theo sự ngưỡng vọng của cộng đồng. Thông thường là
những người có đạo đức tốt đẹp, có công trạng lớn, có khả năng bảo hộ cho
đời sống tinh thần của cộng đồng.
- Hệ thống các đối tượng thờ cúng trong các di tích tín ngưỡng cộng
đồng ở Cù Lao Phố là biểu hiện cho một sự hỗn dung về mặt tín ngưỡng
giữa ba nhóm cộng đồng tộc người Việt, Hoa, Chăm trong quá trình giao
lưu và tiếp biến văn hóa. Đồng thời hiện tượng trên còn là biểu hiện của
việc tích hợp cả niềm tin tôn giáo (Phật giáo) vào trong tín ngưỡng dân
gian. Đối với cộng đồng nơi đây, bất kể thần linh nào có thể ban phúc cho
con người thì cộng đồng đều sẵn sàng thờ phụng. Điều đó cho thấy tâm
thức hướng cầu một cuộc sống hạnh phúc cho thực tại của những người
trong cộng đồng lưu dân là quan trọng hơn hết. Bởi vì họ đã phải chịu quá
nhiều đau khổ và thách thức trước thiên nhiên và xã hội trong cuộc sống li
hương, cho nên họ cần sự chở che của tất cả các vị thần linh, những người


15
theo họ có những năng lực riêng biệt trong thế giới siêu nhiên. Cấu trúc xã
hội của các thần theo tâm thức dân gian về cơ bản cũng được thiết lập như
cấu trúc xã hội của cộng đồng trong đời sống thực tại.
- Thông qua các đối tượng thờ cúng tại các di tích tín ngưỡng cộng đồng
của cả người Việt và người Hoa đều phản ánh một giá trị nhân văn sâu sắc
về lòng biết ơn và sự ghi nhận đối với những người có đóng góp trực tiếp
cho xã hội, cho mỗi cộng đồng người cụ thể trong lịch sử.

- Đồng thời, cả Người Hoa và người Việt ở Cù Lao Phố đều tôn vinh tín
ngưỡng thờ mẫu, một tín ngưỡng truyền thống của các cộng đồng cư dân
nông nghiệp. Các nữ thần luôn đóng một vai trò quan trọng trong niềm tin
và sự ngưỡng vọng của nhân dân. Thậm chí, ở Nam Bộ nói chung, xứ Đồng
Nai nói riêng, có đôi lúc, có đôi chỗ, sự ngưỡng vọng ấy còn được thể hiện
hết sức mãnh liệt và sâu sắc với các cơ sở thờ tự riêng biệt.
2.2.2 Đặc trưng về kiến trúc và trang trí
Xét trên tổng thể kiến trúc, trang trí và các đồ thờ cúng của hai loại hình
di tích tín ngưỡng truyền thống có mặt ở Cù Lao Phố, Đình của người Việt
– Miếu của người Hoa, có thể nhận xét mấy điểm sau:
- Về mặt phương hướng: cộng đồng người Hoa tuân thủ nghiêm ngặt
theo nguyên tắc của phong thủy khi thiết kế và xây dựng công trình kiến
trúc. Trong khi cộng đồng người Việt lại xây dựng một cách linh hoạt dựa
theo yếu tố địa lý tự nhiên của vùng đất, gần nơi tập trung đông dân, ở nơi
cao ráo, thông thoáng, thuận đường giao thông để người dân tiện lui tới
ngưỡng vọng và có cảm giác được gần gũi với sự che chở của thần linh. Sự
dựa dẫm vào cộng đồng chung trong đời sống thực cũng ảnh hưởng đến đời
sống tâm linh của người Việt. Trong khi với cộng đồng người Hoa, tuân thủ
nguyên tắc phong thủy trong kiến trúc một mặt đảm bảo sự ổn định, an
lành, một mặt còn hướng đến sự phát triển và lợi ích về kinh tế của công


16
trình và những người có mối liên hệ với kiến trúc. Sự khác biệt này phản
ánh sự khác biệt giữa hai dạng thức tư duy, một bên mang cảm tính sâu sắc
còn một bên lại thể hiện lý tính rất lớn.
- Nếu so về mức độ bề thế của kiến trúc thì trong tất cả các ngôi đình ở
Cù Lao Phố, không có ngôi đình nào có kiến trúc đồ sộ như Thất Phủ Cổ
Miếu. Điều đó cho thấy, đặc trưng về mặt kinh tế đã ảnh hưởng sâu sắc đến
cộng đồng và di tích tín ngưỡng của cộng đồng. Xã hội của cộng đồng

người Việt là một tập hợp các thôn (làng) như những tế bào độc lập đứng
cạnh nhau. Chính nền kinh tế làng xã phân tán, nhỏ lẻ đã khiến cho người
Việt không đủ điều kiện tạo dựng được những công trình to lớn, trong khi
nhà nước trung ương tập quyền lại không có sự tác động về mặt tài chính
cho các cơ sở tín ngưỡng dân gian. Đình làng là thiết chế văn hóa hình
thành dựa trên nhu cầu tự phát của cộng đồng, do đó sự bề thế phụ thuộc
vào khả năng tài chính của cộng đồng và lòng hảo tâm của những cá nhân
vượt trội trong cộng đồng. Cho nên, trong một không gian rất nhỏ hẹp, ta
thấy xuất hiện rất nhiều ngôi đình nhưng tuyệt nhiên không có ngôi đình
nào có kiến trúc đồ sộ. Trong khi hầu như các kiến trúc di tích tín ngưỡng
của người Hoa đều thể hiện sự bề thế to lớn, bởi đó là công trình tập trung
nguồn lực rất lớn từ tất cả cộng đồng người Hoa.
- Mặt khác, với những đặc trưng về kinh tế như thế, cấu trúc xã hội của
cộng đồng người Việt về mặt nào đó có sự phân hóa tương đối thấp so với
cộng đồng người Hoa.Chính vì vậy, các công trình công cộng của người
Việt thường không to lớn với tính chất áp chế mạnh mẽ như các công trình
kiến trúc của người Hoa. Đứng trước công trình kiến trúc đình làng của
người Việt, con người thường không có cảm giác bị đè nén, không cảm thấy
thân phận mình nhỏ bé đi, mà ngược lại, họ thấy mình dễ hòa vào không
gian của kiến trúc, hướng tâm linh theo một dạng thức nhẹ nhàng, khoáng


17
đạt. Đặc biệt, người Việt truyền thống là cộng đồng người không có truyền
thống tín ngưỡng theo hướng siêu việt, chỉ phổ biến lối sống trọng tình với
tâm linh dân dã nên các vị thần chỉ lẩn quẩn trong đời thường, với những
mong ước giản dị, chưa được đẩy lên cao với quyền uy tuyệt đối chi phối
mạnh mẽ đến cộng đồng muôn đời muôn kiếp. Do đó, kiến trúc của ngôi
đình làng thường hướng theo chiều rộng, chiều dài hơn là chiều cao hay độ
sâu của kiến trúc. Trong khi đó, với kiến trúc của người Hoa, ta dễ dàng

nhận thấy sự phân hóa vị thế xã hội của các đối tượng thờ cúng đã ảnh
hưởng hết sức mạnh mẽ đến sự phân phố của kiến trúc.Sự cầu kỳ trong việc
tạo tác khung, mái, và các chi tiết của nội thất, ngoại thất của kiến trúc luôn
hướng đến sự khẳng định vị thế xã hội đặc biệt của đối tượng được thờ tại
di tích. Sự phân chia không gian, cách bày trí cũng phân cấp rất rõ ràng về
mặt vị thế của đối tượng được thờ trong không gian của kiến trúc. Các kiến
trúc thường hướng đến bố cục theo chiều sâu, đối xứng theo trục Nam –
Bắc, trước - sau rất quy củ theo thứ bậc và vị thế của đối tượng được thờ tự.
- Dù được đặt trong một phối cảnh chung, chịu nhiều sự ảnh hưởng và
tác động lẫn nhau, nhưng ý thức cộng đồng, dân tộc tính và nguồn cội luôn
là đặc điểm mấu chốt tạo nên sự khác biệt giữa di tích đình làng của cộng
đồng người Việt với miếu thờ của cộng đồng người Hoa. Điều này được thể
hiện rõ qua các niên hiệu được khắc trên di tích.Cộng đồng người Việt luôn
khắc tên niên hiệu của triều đình nhà Nguyễn hoặc các chúa Nguyễn trước
đó như: Hoàng Việt, Việt Cố, Minh Mạng niên, Tự Đức niên….trong khi tại
Thất Phủ Cổ Miếu lại ghi theo niên đại của các vua chúa hoặc tên gọi quốc gia
theo từng cột mốc lịch sử của nước Trung Quốc cùng thời gian xây dựng hoặc
chế tác di tích hoặc với một thành tố nào đó của kiến trúc như: “Đồng Trị Mậu
Thìn”, “Quang Tự Giáp Ngọ”, “Trung Hoa Dân Quốc 57”….


18
- Xét trên bình diện bài trí, các họa tiết trang trí và đồ thờ cúng của hai
loại hình di tích này có những nét tương đồng do có sự tương tác giữa hai
cộng đồng trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa. Các họa tiết trang
trí được khắc chạm tinh xảo, tỉ mỉ đều được tìm thấy ở các di tích đình và
miếu. Tuy nhiên, chủ đề chạm khắc khá nổi bật ở Thất Phủ Cổ Miếu thường
liên quan đến một điển tích hay một cảnh sinh hoạt văn hóa đặc trưng nào
đó của cộng đồng hoặc các đề tài liên quan đến Đạo giáo. Trong khi ở các
ngôi đình, các trang trí thường tập trung vào đề tài tứ linh, tứ quí, dơi ngậm

đồng tiền, tùng hạc, hoa mẫu đơn, mai lan, trúc cúc và cảnh săn bắt, chim
muông. Đặc điểm chung của trang trí kiến trúc ở cả hai loại hình di tích là
sự xuất hiện phổ biến của các kiểu chạm trổ “dây lá triền chi”, hoa điểu, tứ
cầm… Các đồ thờ cúng cũng tương đồng như: Bát bửu, nhang án, lư
hương….Tất cả những yếu tố đó đã chứng minh có một sự giao thoa văn
hóa rất mạnh mẽ giữa hai cộng đồng Việt Hoa trên vùng đất này.
- Có một sự khác biệt rất cơ bản trong trang trí và thờ tự giữa hai loại
hình kiến trúc đình làng của cộng đồng người Việt và Miếu của người Hoa
không thể không nhắc đến. Trong các miếu thờ của người Hoa có rất nhiều
tượng thần, được đúc theo trường phái tả thực dựa theo sự tưởng tượng và
mô tả của dân gian đối với nhân vật. Trong khi, hầu hết ở các đình làng của
cộng đồng người Việt, rất hiếm khi xuất hiện tượng thờ, chủ yếu thờ bằng
bài vị.Sự khác biệt này có lẽ xuất phát từ đặc điểm riêng của hai thiết chế.
Ban đầu ngôi đình chỉ có chức năng như ngôi nhà lớn của cộng đồng, là nơi
hội họp, nộp sưu thuế và là nơi nghỉ chân cho khách lỡ độ đường. Về sau,
triều đình phong kiến sắc phong cho những vị có công với nước làm Thành
Hoàng làng, nên đình kiêm thêm chức năng thờ các vị thành hoàng - người
có công khẩn đất, lập làng. Ngoài ra, ở mỗi ngôi đình, dân làng có thể thờ
các vị thần, thánh khác hoặc thờ các vị thần theo sắc phong của vua. Do đó,


19
đình làng được coi như biểu tượng của quyền lực làng xã, cũng là nơi tụ
họp, sinh hoạt cộng đồng ở nông thôn... Niềm tin vào thần thánh của cộng
đồng đối với các vị thần ở đình thuộc về niềm tin sơ khai, xuất phát từ tình
cảm và tâm thức “uống nước nhớ nguồn”. Đình ở Cù Lao Phố dẫu có
những tiếp biến văn hóa với cộng đồng người Hoa nhưng về cơ bản vẫn giữ
được bản sắc riêng từ trong truyền thống của dân tộc, nhất là ở yếu tố này.
Trong khi cộng đồng người Hoa luôn có xu hướng đề cao vai trò cá nhân
trong cộng đồng, họ luôn có ý thức đẩy các nhân tố cá nhân vượt trội lên

trên để nhấn mạnh sức mạnh có tính hội tụ của cộng đồng. Mặt khác, với
đặc trưng di động cao của cộng đồng, họ cần một hay nhiều hơn các thủ
lĩnh tinh thần có thể làm điểm tựa, che chở và dẫn dắt họ trên bước đường
tha hương, nhưng đó phải là những đối tượng có thực trong lịch sử, hoặc có
liên quan đến huyền sử, những người đã được xác thực tài năng và đức độ
bởi cộng đồng qua các thế hệ chứ không phải là một nhân vật mơ hồ, không
cụ thể. Sự cụ thể ấy khiến họ vững tin hơn vào một sức mạnh có thực của vị
thần mà họ sùng bái, ngưỡng vọng. Tuy nhiên, sự tích hợp giữa các nhân
thần và nhiên thần trong cùng một di tích cũng cho thấy cộng đồng người
Hoa luôn hướng đến một sức mạnh toàn vẹn về mặt tâm linh với sự hỗ trợ
của tất cả các sức mạnh trời đất và con người: “thiên, địa, nhân hòa”.
2.2.3 Các lễ thức sinh hoạt tín ngưỡng
Về mặt tổng thể, hoạt động lễ hội và các phương thức thực hành nghi lễ
tín ngưỡng giữa hai cộng đồng tại hai đối tượng di tích có những nét đặc
trưng riêng:
- Tại đình làng, các hoạt động lễ hội của cộng đồng có tính chất khép
kín, chỉ thu hút và kết nối cộng đồng tại chỗ. Đó là hệ quả của một truyền
thống văn hóa làng xã đặc trưng của cộng đồng người mang tính tách biệt
và khép kín rõ nét trong truyền thống. Chính vì vậy, lễ hội chỉ thực sự có ý


20
nghĩa với cộng đồng tại chỗ, thiếu sức hút lan tỏa. Các hoạt động ở qui mô
nhỏ, không có sự khuếch trương. Do đó, sức sống ở lễ hội của di tích phụ
thuộc nhiều vào khả năng kế thừa của các thế hệ.
- Trong khi tại Thất Phủ Cổ Miếu, các hoạt động lễ hội dù mang bản sắc
rất đặc trưng về mặt văn hóa của cộng đồng người Hoa, nhưng với cách
thức tổ chức hoành tráng, hấp dẫn, lễ hội đã tạo nên sức hút lan tỏa với cả
các đối tượng ngoài cộng đồng. Phần lễ và hội đan xen hài hòa, vừa tạo nên
không khí tâm linh thành kính vừa tạo sự nhộn nhịp, vui tươi, hấp dẫn tất cả

các đối tượng từ nam phụ đến lão ấu. Chính vì vậy, trải qua bao biến động của
lịch sử và thời gian, các hoạt động lễ hội tại đây vẫn kết nối sự gắn bó và thu
hút rất lớn sự quan tâm của cộng đồng người Hoa đối với ngôi Miếu cổ này.
2.3 Sự tham gia của cư dân và ảnh hưởng của các cơ sở tín ngưỡng
lên đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Cù Lao Phố
2.3.1 Sự tương tác giữa đời sống văn hóa của cộng đồng với các cơ
sở tín ngưỡng trên mối quan hệ chức năng
Khi xem xét mối quan hệ giữa hệ thống các cơ sở tín ngưỡng ở Cù Lao
Phố và các nhóm cộng đồng có liên quan đến các cơ sở tín ngưỡng này
chính là ta đang xem xét giá trị của chúng trong mối quan hệ với cấu trúc xã
hội đã được thiết lập đối với cộng đồng, trong mối quan hệ tương tác với
chúng thông qua các chức năng phục vụ nhu cầu của cộng đồng mà chúng
đã đảm nhận. Qua những mô tả, sự tái dựng lại các yếu tố kiến trúc, trang
trí, đối tượng thờ cúng…của các di tích, chúng tôi có thể nhận thấy sự khác
biệt về mặt chức năng của các loại hình di tích cụ thể đối với mỗi cộng
đồng trong quá trình tương tác với chúng ở bối cảnh truyền thống. Tuy
nhiên, chức năng cũng giống như giá trị, nó không bất biến và nhất quán
xuyên qua các cấu trúc xã hội. Mỗi cấu trúc xã hội với các mối quan hệ xã
hội, các điều kiện xã hội, các nhu cầu xã hội…. khác nhau, đương nhiên


×