Tải bản đầy đủ (.pdf) (239 trang)

luận án tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG tự học học PHẦN DI TRUYỀN học CHO SINH VIÊN NGÀNH sƣ PHẠM SINH học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 239 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ HUYỀN

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC HỌC PHẦN DI TRUYỀN HỌC
CHO SINH VIÊN NGÀNH SƢ PHẠM SINH HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Sinh học
Mã số: 62.14.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Đức Thành
2. PGS.TS. Trịnh Nguyên Giao

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả, số liệu trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 02 năm 2017

Lê Thị Huyền


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy
học Sinh học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến thầy giáo hướng
dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, PGS.TS. Trịnh Nguyên Giao đã
tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy
học bộ môn Sinh học, Khoa Sinh học, Phòng sau đại học, Ban Giám hiệu
Trường Đại Sư phạm Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, lãnh đạo Trường Đại Hồng
Đức Thanh Hóa; thầy cô, lãnh đạo khoa Khoa học tự nhiên Trường Đại Hồng
Đức Thanh Hóa; quý thầy cô trong bộ môn Động vật và bộ môn Thực vật,
Khoa Khoa học tự nhiên Trường Đại Hồng Đức Thanh Hóa đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các SV nơi tôi điều tra,
phỏng vấn, lấy số liệu và thực nghiệm sư phạm đã tạo mọi điều kiện cho tôi
hoàn thành luận án.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Hà Nội, tháng 02 năm 2017

Lê Thị Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
3. Khách thể nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............3
4. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................3

6. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................4
7. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................5
8. Cấu trúc của luận án .............................................................................................5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...............................6
1.1. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TỰ HỌC VÀ TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG TỰ HỌC.........................................................................................................6
1.1.1. Trên thế giới ....................................................................................................6
1.1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................................9
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................15
1.2.1. Tự học và HĐTH............................................................................................15
1.2.2. Năng lực và năng lực tự học ........................................................................26
1.2.3. Tổ chức hoạt động tự học ..............................................................................29
1.2.4. Chủ đề học tập và dạy học theo chủ đề .........................................................33
1.2.5. Một số biện pháp sử dụng trong quá trình tổ chức HĐTH .........................37
1.3. THỰC TRẠNG TỰ HỌC, TỔ CHỨC HĐTH CỦA SV TRƢỜNG ĐH
HỒNG ĐỨC .............................................................................................................48
1.3.1. Đối tượng khảo sát .........................................................................................48
1.3.2. Thời gian, địa điểm khảo sát .........................................................................48
1.3.3. Nội dung khảo sát ..........................................................................................48
1.3.4. Phương pháp khảo sát ...................................................................................48
1.3.5. Kết quả khảo sát .............................................................................................49
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................56


Chƣơng 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC HỌC PHẦN DI TRUYỀN
HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH SƢ PHẠM SINH HỌC .................................57
2.1. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HĐTH THEO CHỦ ĐỀ HỌC PHẦN DI
TRUYỀN HỌC ........................................................................................................57
2.1.1. Cách tiếp cận và nguyên tắc lập kế hoạch tổ chức HĐTH theo chủ đề học
phần DTH cho SV ngành sư phạm Sinh học .........................................................57

2.1.2. Quy trình lập kế hoạch tổ chức HĐTH theo chủ đề học phần DTH cho SV
ngành sư phạm Sinh học .........................................................................................58
2.2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC THEO CHỦ ĐỀ HỌC PHẦN DTH
CHO SINH VIÊN NGÀNH SƢ PHẠM SINH HỌC ...........................................83
2.2.1. Các nguyên tắc cơ bản khi tổ chức HĐTH theo chủ đề học phần DTH cho
SV ngành sư phạm Sinh học ...................................................................................83
2.2.2. Quy trình tổ chức HĐTH theo chủ đề học phần DTH cho SV ngành sư
phạm Sinh học ..........................................................................................................87
2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC HỌC PHẦN DI TRUYỀN HỌC .................................99
2.3.1. Sử dụng bài tập tình huống ...........................................................................99
2.3.2. Sử dụng DHDA để tổ chức HĐTH các nhiệm vụ học tập thực hiện theo
nhóm .......................................................................................................................101
2.3.3. Sử dụng đề tài nghiên cứu để tổ chức HĐTH ............................................106
2.4. XÂY DỰNG CÔNG CỤ VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN TỰ
HỌC HỌC PHẦN DTH........................................................................................107
2.4.1. Xây dựng bộ công cụ đánh giá ....................................................................107
2.4.2. Tiêu chí đánh giá .........................................................................................108
Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................111
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................................112
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ......................................................................112
3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM ......................................................................112
3.3. PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM .............................................................112
3.3.1. GV dạy thực nghiệm: ...................................................................................112


3.3.2. Lớp thực nghiệm: ........................................................................................112
3.3.3. Thời gian: .....................................................................................................113
3.3.4. Cách tiến hành: ............................................................................................113
3.4. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU VÀ ĐO LƢỜNG ......................114

3.5. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN .........................................................................114
3.5.1. Phân tích kết quả thực hiện chủ đề 1..........................................................115
3.5.2. Phân tích kết quả trong quá trình thực hiện các chủ đề ............................117
3.5.3. Kết luận quá trình thực nghiệm sư phạm ..................................................126
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI ..........................................................................................................131
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................132
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

Viết tắt

Tên đầy đủ

1

ADN

Axitđeoxyribonucleic

2

ARN

Axitribonucleic


3

BD

Biến dị

4



Cao đẳng

5

CNTT

Công nghệ thông tin

6

DA

Dự án

7

DHTDA

Dạy học theo dự án


8

DT

Di truyền

9

DTH

Di truyền học

10

ĐH

Đại học

11

ĐHSP

Đại học sư phạm

12

ĐT

Đào tạo


13

GD

Giáo dục

14

GD & ĐT

Giáo dục và Đào tạo

15

GV

Giảng viên

16

GVHD

Giáo viên hướng dẫn

17

HCTC

Học chế tín chỉ


18

HD

Hướng dẫn

19

HĐTH

Hoạt động tự học

20

KHTN

Khoa học tự nhiên

21

KN

Kĩ năng

22

KNTH

Kĩ năng tự học


23

KT - ĐG

Kiểm tra – Đánh giá

24

NCKH

Nghiên cứu khoa học


25

NL

Năng lực

26

NLTH

Năng lực tự học

27

NST


Nhiễm sắc thể

28

PP

Phương pháp

29

PPDHTC

Phương pháp dạy học tích cực

30

PPNC

Phương pháp nghiên cứu

31

TH

Tự học

32

THCS


Trung học cơ sở

33

THPT

Trung học phổ thông

34

TNSP

Thực nghiệm sư phảm

35

TTDT

Thông tin di truyền

36

VCDT

Vật chất di truyền

37

SV


Sinh viên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng SV sư phạm các ngành thuộc Khoa KHTN được điều tra ........49
Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng nhận thức tự học của SV ...............................49
Bảng 1.3. Kết quả điều tra các cách học của SV ......................................................50
Bảng 1.4. Kết quả điều tra mức độ sử dụng các cách học trong quá trình học của SV....... 51
Bảng 1.5. Kết quả điều tra nhận thức về mức độ ảnh hưởng của những biện pháp
hướng dẫn tự học của GV .........................................................................................52
Bảng 1.6. Mức độ sử dụng biện pháp hướng dẫn tự học .........................................53
Bảng 1.7. Những khó khăn trong quá trình tổ chức tự học .......................................54
Bảng 2.1 Kế hoạch HĐTH chủ đề 1 “Cấu trúc và chức năng của VCDT” .............80
Bảng 2.2. Tổ chức xác định chủ đề cốt lõi của học phần..........................................88
Bảng 2.3. Tổ chức HĐTH từng chủ đề .....................................................................89
Bảng 2.4. Ví dụ bài tập tình huống sử dụng trong các giai đoạn của quy trình tổ
chức HĐTH theo chủ đề học phần DTH ...................................................................99
Bảng 2.5. Tiêu chí đánh giá các KN thành tố của NLTH .......................................108
Bảng 3.1. Thời lượng phân bổ cho các chủ đề thực nghiệm..................................112
Bảng 3.2. Số lượng SV tham gia thực nghiệm........................................................112
Bảng 3.3. Nội dung cần đo và các công cụ được sử dụng trong quá trình TNSP...114
Bảng 3.4. Số liệu thống kê kết quả bài kiểm tra số 1 ..............................................115
Bảng 3.5. Số liệu thống kê các KN thành tố của NLTH ở chủ đề 1 .......................116
Bảng 3.6. Số lượng SV đạt điểm Xi và tần xuất (%) mỗi loại SV đạt được qua các
chủ đề ......................................................................................................................118
Bảng 3.7. Số liệu thống kê kết quả bài kiểm tra số 1,2,3,4 .....................................119
Bảng 3.8. Số liệu thống kê các KN thành tố của NLTH ở chủ đề 1,2,3,4 ..............120
Bảng 3.9. Số liệu thống kê các KN thành tố của NLTH ở chủ đề 1,4 ....................121



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quá trình đạt được mục tiêu học tập của SV theo các hình thức tự học .17
Sơ đồ 1.2. Cấu trúc hoạt động của A.N.Leonchiev [113, tr.46] ..............................20
Sơ đồ 1.3. Quy trình hoạt động tự học ......................................................................24
Sơ đồ 1.4. Chu trình dạy – tự học .............................................................................32
Sơ đồ 1.5. Quy trình dạy học theo dự án...................................................................40
Sơ đồ 1.6. Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu .....................................................45
Sơ đồ 2.1. Quy trình lập kế hoạch tổ chức HĐTH theo chủ đề ................................59
Sơ đồ 2.2. Nội dung cơ bản của chủ đề 1 “Cấu trúc và chức năng của VCDT” .....71
Sơ đồ 2.3. Nội dung cơ bản của chủ đề 2 “Sự vận động của VCDT” ......................73
Sơ đồ 2.4. Nội dung cơ bản của chủ đề 3 “Các quy luật DT ” .................................74
Sơ đồ 2.5. Nội dung cơ bản của chủ đề 4 “Ứng dụng DT”.......................................76
Sơ đồ 2.6. Mối quan hệ giữa các chủ đề chính của học phần DTH ..........................77
Sơ đồ 2.7. Quy trình tổ chức HĐTH theo chủ đề......................................................88
Sơ đồ 2.8. Bản đồ tư duy cấu trúc ADN (lần 1)........................................................96
Sơ đồ 2.9. Bản đồ tư duy cấu trúc của ADN (lần 2) .................................................98


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả điểm trung bình các KN thành tố qua tổ chức HĐTH của
NLTH ở chủ đề 1 ....................................................................................................116
Biểu đồ 3.2. Số lượng SV đạt điểm Xi qua các chủ đề ...........................................118
Biểu đồ 3.3. Kết quả điểm trung bình các bài kiểm tra...........................................120
Biểu đồ 3.4. Kết quả điểm trung bình các KN thành tố của NLTH qua tổ chức
HĐTH chủ đề 1,4 ....................................................................................................121
Biểu đồ 3.5. Kết quả điểm trung bình của một số KN thành tố của NLTH qua tổ
chức HĐTH chủ đề 1, 2, 3, 4 ..................................................................................122
Biểu đồ 3.6. Kết quả điểm trung bình của một số KN thành tố của NLTH qua tổ
chức HĐTH chủ đề 1, 2, 3, 4 ..................................................................................125



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Hội nghị GD ĐH trong thế kỷ 21 tại Paris tháng 10/1998 đã đề ra những yêu
cầu mới về NL của sinh viên tốt nghiệp. Sau đó, hội nghị của UNESCO năm 2003 đã
trình bày khái quát các tiềm năng mà trường ĐH cần tạo cho SV sao cho họ có thể
đương đầu với những đòi hỏi của xã hội tri thức. Trong đó có các tiềm năng để học
tập, nghiên cứu [academic capacities] và học lại [re-learn] trong suốt cuộc đời. Nên
cần nhấn mạnh đến học cách học và cách tự học, chứ không phải là nhấn mạnh học
kiến thức. Có cách học, cách tự học, người học sẽ tự học suốt đời, để tự trau dồi kiến
thức, đặc biệt trong thời đại CNTT phát triển mạnh mẽ như hiện nay [126], [136].
Nhận thức rõ về vấn đề đó, nên Đảng và Nhà nước, Bộ GD & ĐT đã chỉ rõ:
“… đổi mới phương pháp GDĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành
nếp tư duy sáng tạo ở người học; từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện
đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu, nhất
là SV ĐH…” [71, tr.15]; Điều 40, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 [14, tr.12] nêu
rõ: “Phương pháp đào tạo trình độ CĐ, trình độ ĐH phải coi trọng việc bồi dưỡng
ý thức tự giác trong học tập, NLTH, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn
luyện KN thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực
nghiệm, ứng dụng”. Do đó, việc tự học, tự bồi dưỡng của SV là nhu cầu thiết yếu
và phổ biến; Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường ĐH với 3 tiêu chí: dạy
“cách học”; phát huy mạnh mẽ tính “chủ động” của người học; cần khai thác triệt để
“công nghệ thông tin truyền thông mới” [72, tr.3]; “Đối với giáo dục đại học, tập
trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và
NLTH, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học” [73, tr.5].
Do vậy, biết tổ chức HĐTH không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy
học mà nó đã trở thành mục tiêu dạy học và cần chú trọng trong tất cả các môn học,
ở tất cả các cấp học. Đặc biệt, dạy học ở ĐH là dạy nghề, dạy phương pháp, dạy

thái độ, nên cần phải gắn dạy nội dung với dạy các KN nghề, xem mục tiêu của việc
học là học cách tự học và học cách dạy tự học [38], [40].


2
1.2. Do yêu cầu và thực trạng đào tạo giáo viên hiện nay
Hiện nay, dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển NL đã và
đang hiện hữu như là một xu thế toàn cầu và tất yếu trong nhà trường ở mọi cấp
học. Để SV có thể đáp ứng với thực tiễn phổ thông, thì bản thân SV ngay từ khi còn
học tập và rèn luyện ở các trường ĐHSP đã phải hình thành và phát triển được
NLTH để có thể học suốt đời và dạy cách tự học cho HS.
Trong Đề án đổi mới chương trình đào tạo GV THCS, THPT của trường
ĐHSP Hà Nội xây dựng tháng 3/2014 đã nêu rõ những bất cập, trong đó có sự bất
cập “ nặng nề trong kiến thức hàn lâm”, “ chưa chú trọng phát triển NL của SV,
nhất là NLTH, tự nghiên cứu; chưa đề cập đến năng lực dạy học tích hợp và phân
hóa trong giảng dạy” [31, tr.13]. Từ đó, đào tạo GV hiện nay chú trọng nhiều đến
kiến thức chuyên môn, mà chưa chú trọng đến phát triển NL, trong đó có NLTH.
Qua khảo sát SV ngành sư phạm ĐH Hồng Đức Thanh Hóa và tìm hiểu các
công trình nghiên cứu của các tác giả [28],[88],..., cho thấy SV sư phạm đã có nhận
thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tự học - tự nghiên cứu trong phương thức
đào tạo theo HCTC. Nhưng KN, phương pháp tự học, tự nghiên cứu chưa tốt; SV
chưa dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện KNTH cho
bản thân, hình thức tự học chưa hợp lý...
1.3. Do yêu cầu tự học bộ môn nói chung, tự học Di truyền học nói riêng theo
học chế tín chỉ
Di truyền học là một môn khoa học nghiên cứu về tính di truyền và sự biến
dị tính di truyền của sinh vật với lượng kiến thức nhiều, khó và trừu tượng, có tính
nguyên lí và mối quan hệ chặt chẽ giữa các kiến thức, có nhiều ứng dụng thực tế, là
cơ sở để học tốt các môn học khác. Chương trình và giáo trình được xây dựng theo
hướng tiếp cận nội dung, thiên về trang bị kiến thức khoa học bộ môn, chưa chú

trọng đúng mức tới việc rèn luyện phương pháp tự học, ứng dụng kiến thức vào
thực tiễn... cho SV.
Khi chuyển từ đào tạo theo học chế niên chế sang học chế tín chỉ, thời lượng
lên lớp của học phần Di truyền học - ngành SP Sinh học giảm đáng kể (chỉ còn
70%), nên có mâu thuẫn lớn giữa thời lượng và khối lượng kiến thức. SV muốn


3
nắm chắc, hiểu sâu và vận dụng kiến thức DT vào các tình huống khác nhau đòi hỏi
phải có NLTH tốt. Nhưng thực tế, NLTH còn nhiều hạn chế; đối với GV đã áp dụng
phương pháp dạy học tích cực, áp dụng phương tiện hiện đại nên ít nhiều hình thành
tính năng động, chủ động, sáng tạo của SV, lôi cuốn SV vào các tình huống học tập
trên lớp. Tuy nhiên, phần lớn GV vẫn chú trọng nhiều đến dạy nội dung kiến thức,
chưa chú trọng nhiều đến dạy cách học, cách tự học để hình thành và phát triển
được NLTH cho SV; việc tổ chức HĐTH cho SV còn mang tính tự phát,...
Xuất phát từ những cơ sở trên, việc chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức hoạt
động tự học học phần Di truyền học cho sinh viên ngành sư phạm Sinh học” là
cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được quy trình và biện pháp tổ chức HĐTH theo chủ đề để SV vừa
nắm vững kiến thức DTH, vừa phát triển NLTH nói chung, NLTH DTH nói riêng.
3. Khách thể nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức dạy học phần DTH cho SV sư phạm ngành Sinh học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình và biện pháp tổ chức HĐTH theo chủ đề học phần DTH để phát
triển NLTH cho SV ngành sư phạm Sinh học ĐH Hồng Đức Thanh Hóa.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về tổ chức HĐTH theo chủ đề học phần DTH
cho SV ngành sư phạm Sinh học Khoa KHTN Trường ĐH Hồng Đức.

4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được quy trình và biện pháp tổ chức HĐTH theo chủ đề trong
dạy học học phần DTH cho SV sư phạm, thì SV chẳng những nắm vững kiến thức
mà còn phát triển được NLTH.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về vấn đề tự học,
tổ chức HĐTH cho SV sư phạm;


4
5.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận, xác định cấu trúc NLTH; xác định quy trình
HĐTH và các biện pháp tổ chức HĐTH
5.3. Xây dựng các chủ đề học tập trong dạy học Di truyền học cho SV ngành sư
phạm Sinh học;
5.4. Đề xuất quy trình tổ chức HĐTH theo chủ đề và một số biện pháp sử
dụng trong quá trình tổ chức HĐTH học phần DTH; xây dựng bộ công cụ, tiêu chí
đánh giá NLTH và kết quả học tập của SV;
5.5. Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết của đề tài.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn bản của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các
chiến lược phát triển, đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng.
- Nghiên cứu các công trình khoa học đề cập đến vấn đề tự học, tổ chức
HĐTH trong nước và trên thế giới …làm cơ sở định hướng nghiên cứu luận án.
- Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về tự học, tổ chức HĐTH, NLTH làm cơ sở
để xây dựng quy trình HĐTH cho SV.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung kiến thức, logic nội dung học phần DTH cho
SV sư phạm ngành Sinh học; các tài liệu về xây dựng chủ đề học tập, các biện pháp
tổ chức HĐTH nhằm phát triển NLTH…làm cơ sở đề xuất quy trình tổ chức HĐTH
cho SV trong dạy học học phần DTH cho SV sư phạm ngành Sinh học.

6.2. Phương pháp điều tra
Khảo sát, điều tra (GV, SV); Phỏng vấn trao đổi (chuyên gia, cán bộ quản lý,
GV, SV); Nghiên cứu sản phẩm (bài làm, bài nghiên cứu,... của SV) để xác định
được thực trạng tự học và tổ chức HĐTH của SV sư phạm ở một số ngành học ở
ĐH Hồng Đức.
(Nội dung chi tiết của phương pháp điều tra được trình bày ở chương 1, mục
1.3 của luận án).
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tổ chức dạy thực nghiệm sư phạm nhằm xác định kết quả lĩnh hội kiến thức
và mức độ phát triển NLTH qua dạy học học phần DTH ở 4 lớp Trường ĐH Hồng
Đức Thanh Hóa.


5
Phương án thực nghiệm được bố trí là dạy thực nghiệm lấy mục tiêu làm đối
chứng và so sánh kết quả lĩnh hội kiến thức, phát triển NLTH trong và sau thực nghiệm.
(Nội dung chi tiết của phương pháp thực nghiệm sư phạm được trình bày ở
chương 3 của luận án).
6.4. Phương pháp thống kê toán học
Xử lí số liệu thu thập được trong khảo sát thực trạng, thực nghiệm sư phạm
bằng phần mềm Excel, Graphpad,… với các tham số thống kê đặc trưng:
+ Giá trị trung bình ( X ): nhằm xác định điểm trung bình về kiến thức, KN
trong quá trình thực nghiệm.
+ Độ lệch chuẩn (SD): nhằm xác định mức độ phân tán của số liệu quanh giá
trị trung bình.
- Sử dụng phép kiểm định T-test độc lập bằng phần mềm Grahpad để kiểm
chứng ý nghĩa thống kê của sự sai khác về kiến thức, KN trong quá trình thực
nghiệm sau mỗi lần kiểm tra.
7. Những đóng góp mới của luận án
7.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tự học, tổ chức HĐTH, NLTH, chủ đề học

tập; xác định được quy trình HĐTH, biện pháp tổ chức HĐTH, cấu trúc HĐTH và
cấu trúc NLTH;
7.2. Xác định được thực trạng nhận thức tự học và tổ chức HĐTH ở ĐHSP
nói chung và trường ĐH Hồng Đức nói riêng;
7.3. Xây dựng được các chủ đề học tập trong dạy học DTH ngành sư phạm
Sinh học;
7.4. Xác định được quy trình và biện pháp tổ chức HĐTH theo chủ đề học
phần DTH;
7.5. Xác định được bộ công cụ và tiêu chí đánh giá NLTH.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề nghị và tài liệu tham khảo, luận án có 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chƣơng 2: Tổ chức hoạt động tự học học phần DTH cho sinh viên ngành
sư phạm Sinh học
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm


6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TỰ HỌC VÀ TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
Trong lịch sử phát triển giáo dục, việc tự học có ý nghĩa quan trọng, quyết định
đến chất lượng giáo dục. Chính vì vậy, từ trước đến nay vấn đề này đã được nhiều tác
giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
1.1.1. Trên thế giới
Tự học đã được quan tâm từ xa xưa và nay đã trở thành tư tưởng lớn của giáo
dục thời đại. Như Phương Tây cổ đại có phương pháp giảng dạy của Heraclitus (530 475 TCN), Socrate (Hy Lạp, 469-390 TCN), Aristote (384 - 322 TCN) nhằm mục đích
phát hiện “chân lý” bằng cách đặt câu hỏi để người học tự tìm ra kết luận. Socrate cho
rằng cần phải để cho người học tự suy nghĩ, tự tìm tòi, cần giúp người học tự phát

hiện thấy sai lầm của mình và tự khắc phục những sai lầm đó [30],[88],[90]. Khổng
Tử (551- 479 Trước CN) cũng cho rằng, Thầy chỉ là người giúp trò cái mấu chốt
nhất, còn mọi vấn đề khác trò phải từ đó mà tìm ra, người thầy không được làm thay
học trò [90, tr.60]. Sau đó cùng với những diễn biến thăng trầm của lịch sử và sự
phát triển nhận thức xã hội mà ý tưởng này tiếp tục phát triển và trở thành quan
điểm dạy học tiến bộ ngày nay.
Nhà sư phạm Comenxki (1592-1670) đã khẳng định: “Không có khát vọng
học tập thì không trở thành tài” [20, tr.94], [90].. Tư tưởng này cho thấy, trong dạy
học cần phải xây dựng hoài bão, tạo động cơ để người học có động lực vượt qua
những khó khăn, trở ngại trong quá trình chiếm lĩnh tri thức ở người học. Nhà giáo
dục Mỹ - John Dewey (1859 - 1952), chủ trương “Học bằng cách làm” (Learning
by doing). Học trò nhất thiết phải chủ động và tích cực hoạt động “học bằng cách
làm” với tinh thần tự học, trong quá trình tự học HS vẫn tương tác với GV nhưng ở
khía cạnh GV phải làm chủ được hoạt động giảng dạy của mình, quan sát được
những biểu hiện nhận thức của trò chứ không đơn thuần là việc truyền đạt tri thức
theo kiểu thầy giảng trò nghe. Người học tự hoạt động để hiểu biết tri thức


7
[24],[36],[88],[92]. Makarenko (1888 - 1939), cho rằng phải kích thích được hứng thú,
phải để HS độc lập tìm tòi, thầy giáo là người tổ chức, người thiết kế, người cố vấn [90,
tr.15]. Disteswerg (1790 - 1866) cho rằng cần phải tăng cường tổ chức HĐTH, tự
nghiên cứu [41, tr.131]; Petrôpxki, Makiguchi,… khẳng định “trong quá trình dạy
học GV phải tổ chức bồi dưỡng, hình thành KNTH cho SV” [41, tr.131]. Các tác giả
đã khẳng định việc GV giao bài tập nhận thức cho SV, nhất là các bài tập tình
huống, bài tập nêu vấn đề, giúp người học nâng cao tính tích cực nhận thức và đạt
kết quả cao trong HĐTH [88]. Một số tác giả như Piskunov, Okon …[34], nghiên cứu
về KN tự học cho rằng KN lập kế hoạch và KN đọc sách là những KN quan trọng của
HĐTH. Sơ đồ tư duy là một trong những phương tiện để đọc sách hiệu quả [18].
Robert Fisher khi nghiên cứu về cách dạy học cho rằng, người học thành

công không chỉ giàu kiến thức mà còn phải biết học như thế nào. Tác giả trình bày
10 chiến lược học có hiệu quả gắn bó nhất với thành công trong học tập, đó là: tư
duy để học, đặt câu hỏi, lập kế hoạch, lập dàn ý, vẽ sơ đồ nhận thức, thảo luận, tư
duy đa hướng, học tập hợp tác, kèm cặp, xây dựng cộng đồng học tập [32]. Trong
cuốn “Nền giáo dục cho thế kỉ 21: Những triển vọng của châu Á Thái Bình Dương”,
nhà nghiên cứu Raja Roy Singh [110], [128], đã nghiên cứu vai trò của NLTH trong
việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Ông đề cao vai trò cố vấn của người thầy
trong việc hình thành và phát triển NLTH của người học. Rubakin (1862-1946) trong
tác phẩm “Tự học như thế nào”[84], đã trình bày nhiều vấn đề về tự học và phương
pháp tự học, đặc biệt phương pháp sử dụng tài liệu. Theo ông “Hãy mạnh dạn tự
mình đặt ra câu hỏi, rồi tự mình tìm lấy câu trả lời. Đó là phương pháp tự học”.
Ông cũng cho rằng, nhiệm vụ của người thầy phải xây dựng được các bài tập
nghiên cứu, hình thành cho SV nhu cầu giải quyết các bài tập nghiên cứu là một
trong các biện pháp hình thành và phát triển NLTH của SV. Đây cũng là quan điểm
thống nhất của nhiều tác giả [18].
Hiện nay có nhiều nhà GD, đã có nhiều nghiên cứu toàn diện về đào tạo ở
ĐH nói chung và đào tạo giáo viên nói riêng, xuất bản nhiều sách, tạp chí liên quan
đến vấn đề này. Thông qua sách, báo, tạp chí, họ cung cấp đa dạng các phương


8
pháp tiếp cận để đào tạo GV, trong đó có vấn đề tự học trong đào tạo GV; các
phương pháp, biện pháp tổ chức HĐTH cho SV. Chẳng hạn:
- Hai nhà giáo dục Ấn Độ Sharma và Ahmed (1986) [90],[132], trong tác
phẩm “Phương pháp dạy học ở trường ĐH” đã trình bày HĐTH như là một hình
thức tổ chức dạy học có hiệu quả. Theo tác giả: Cốt lõi của hình thức tổ chức dạy
học này là quá trình điều khiển gián tiếp của GV đối với quá trình tự học của SV
thông qua việc giao nhiệm vụ nhận thức đã được thiết kế thành dạng phù hợp, nhằm
thực hiện mục đích và nhiệm vụ học tập đã được xác định; việc xây dựng và sử
dụng hệ thống bài tập cho SV tự học, tự nghiên cứu có vai trò đặc biệt quan

trọng; có thể dạy cho SV bằng nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo điều kiện, hoàn
cảnh, tuỳ theo tính chất đặc thù môn học và nội dung yêu cầu của bài học; nhưng dù
tuân theo hình thức nào thì cũng phải thực hiện theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giáo viên thiết kế câu hỏi bài tập, cung cấp nguồn tài liệu cần
thiết cho câu hỏi bài tập và chỉ dẫn cụ thể những gì SV phải làm để hoàn thành câu
hỏi bài tập.
Giai đoạn 2: Giáo viên tổ chức cho SV tự nghiên cứu, tự làm câu hỏi bài tập
với sự hỗ trợ của những thông tin có sẵn.
Giai đoạn 3: GV làm việc với SV trên lớp theo hình thức cá nhân hay tập thể
thông qua những hình thức khác nhau: Thảo luận, xêmina, củng cố ôn tập, xây dựng
bài giảng, kiểm tra đánh giá, tự kiểm tra, tự đánh giá.
- Nhà GD Mĩ - Susan A Turner (2010), bằng kinh nghiệm bản thân và tổng
quan các tài liệu cho rằng: để tự học cần thiết kế các chủ đề học tập, trong đó mỗi
chủ đề cần quan tâm tới các vấn đề: (1) Xác định tên chủ đề: nghiên cứu tài liệu →
xác định nội dung cơ bản, cốt lõi → thiết lập mối quan hệ → thiết kế chủ đề → xác
định tên chủ đề; (2) Chủ đề phải thật sự có ích và cho phép trình bày chọn vẹn mục
tiêu học tập; (3) Để tiến hành tổ chức tự học cần có câu hỏi định hướng, kích thích
nhu cầu, động cơ học tập và giúp SV tự thiết lập được kế hoạch học tập; (4) SV
phải tự lập được kế hoạch và thực hiện được kế hoạch đã đặt ra. Kế hoạch phải ngắn
gọn, rõ ràng, khả thi và nằm trong nhu cầu giải quyết của SV; (5) Khi tự nghiên cứu
để trả lời các câu hỏi định hướng, cần tập trung vào trả lời “Là gì?”, “Như thế


9
nào”, “Tại sao?”, ít tập trung phân tích số liệu cụ thể; kết quả nghiên cứu phải định
tính, định lượng được; cần có sự chia sẻ thông tin từ GV và các SV khác; (6) Phải
thiết kế được bảng hỏi để đánh giá trước, trong và sau quá trình tự học của SV.
Thông tin phản hồi từ người học giúp điều chỉnh HD tự học tốt hơn [135].
Trong tài liệu self-study Reassearch Methodologies for Teacher Educators,
SensePublishers của Cynthia A. Lassonde, Sally Galman and Clare Kosnik (Eds.)

(2006), đề cập đến vấn đề đào tạo giáo viên hiện nay. Nội dung chính của cuốn sách
bao gồm 3 phần: (1) Tổng quan các vấn đề quá khứ và triển vọng, giá trị đích thực,
phân tích và phiên giải nghiên cứu về tự học; (2) Các PPNC chủ yếu như: phỏng
vấn, trải nghiệm cá nhân, thực nghiệm, thực hiện những HĐTH,... (3) Triển vọng
ứng dụng của tự học. Tác giả cho rằng, trong tự học GV tập trung chủ yếu phát triển
cá nhân người học, rèn luyện khả năng nhận thức thông qua đánh giá lợi ích học
tập, hành vi học tập, nội dung và bối cảnh thực hiện. Nghiên cứu kết quả tự học cần
tập trung vào 2 vấn đề của SV: (1) tri thức môn học và phương pháp học tập [123].
Taylor, M., & Coia, L. (2009), Samaras (2011), Megan H. L. Tucker (2011),
cho rằng để nghiên cứu về tự học, (1) bản thân GV bằng quan sát và kinh nghiệm
trong lớp học phải tự đặt ra các câu hỏi, chẳng hạn như: biểu hiện như thế nào được
cho là tự học tốt?, có những phương pháp, biện pháp nào giúp SV tự học tốt?,…,
đồng thời tự trả lời các câu hỏi đó; (2) trao đổi câu trả lời đó với SV, đồng nghiệp;
lập kế hoạch để sử dụng các phương pháp, biện pháp cải thiện việc tự học của SV;
(4) ban hành tài liệu HD sử dụng phương pháp, biện pháp đó trong quá trình tự học
của SV và đánh giá hiệu quả sử dụng chúng; (5) chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình
nghiên cứu [125], [130], [131], [137].
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề tự học, tổ chức HĐTH thực sự được nghiên cứu nghiêm
túc, triển khai rộng rãi từ khi nền giáo dục cách mạng ra đời (1945). Vấn đề này đã
được chỉ rõ trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đồng thời được thể chế hóa
trong Luật Giáo dục và các Chiến lược phát triển Giáo dục và đào tạo của Chính
phủ.


10
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã đề cập sâu sắc đến vấn đề học tập và tự
học, Bác dạy: “Cách học tập, phải lấy tự học làm cốt”. Người đã động viên toàn
dân coi việc tự học là nhiệm vụ của người cách mạng: “Phải cố gắng hoàn thành
nhiệm vụ, do đó mà tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học tập” [1],[59,[65].

Theo quan điểm của người về việc học tập - tự học: (1) Phải xác định rõ mục đích,
nhiệm vụ học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn. Tức phải hiểu “Học để
làm gì”, “Học cái gì?; (2) Phải biết lựa chọn tài liệu học tập, phải có kế hoạch, sắp
xếp thời gian, phải biết bền bỉ, kiên trì thực hiện, không lùi bước; (3) Phải triệt để tận
dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để tự học: Học ở đâu? Học ở
trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một
thiếu sót rất lớn”; (4) Học đến đâu, ra sức luyện tập, thực hành đến đó. Đây chính
là những yếu tố phản ánh quá trình tự học.
Từ những năm 70 của thế kỉ XX trở lại đây, trong các tài liệu về lý luận
dạy học ĐH, nhiều giáo trình đã viết về tự học với tư cách là một hình thức tổ
chức dạy học ở ĐH, nhằm bồi dưỡng lý luận cơ bản về tự học cho người học,
giúp SV vận dụng có hiệu quả vào hoạt động học tập của mình. Nghiên cứu về tự
học, biện pháp tổ chức HĐTH cũng đã được nhiều tác giả trình bày trực tiếp hoặc gián
tiếp trong các công trình tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn.
Nhiều công trình nghiên cứu của Lê Khánh Bằng [8],[9],[10], Đinh Quang
Báo 5],[6], [7], Trần Bá Hoành [38],…về TH đã chỉ ra tính cấp thiết, cơ sở khoa
học và tính khả thi của TH và dạy TH. Theo Đinh Quang Báo, phương pháp dạy

sinh viên đọc sách là phương pháp dạy tự học chủ yếu; Theo Trần Bá Hoành,
“trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học… Nếu rèn luyện cho
người học có được phương pháp, KN, thói quen tự học, biết linh hoạt vận dụng
những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện, đặt ra và giải
quyết những vấn đề gặp phải trong thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi
dạy tiềm năng vốn có trong mỗi người” [38, tr.83]. Tác giả cũng cho rằng dùng
phiếu học tập để tổ chức HĐTH [40]
Tác giả Phạm Trung Thanh, đã xác lập mô hình về phương pháp học tập –
nghiên cứu của SV gồm các thành phần: xác định mục đích, động cơ, thái độ, việc


11

học ở trên lớp; việc học tập nghiên cứu ở nhà; việc học tập, nghiên cứu ở tập thể;
việc học tập nghiên cứu qua kiểm tra – thi…[85].
Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng, để hướng dẫn tự học phải viết tài liệu

in ra và HD người học tự học. Tài liệu HD phải vạch ra được kế hoạch học tập,
phương pháp học, nội dung tài liệu hướng dẫn tự học phải chỉ ra được mối
quan hệ lôgic giữa các chương, vẽ ra một sơ đồ về mối quan hệ đó. Việc hướng
dẫn nên thể hiện ra bằng những câu hỏi hoặc bài tập nhỏ [95], [97].
Thái Duy Tuyên (2010) [105, tr.195], nhận định “Có thể chuyển từ phương
pháp khoa học thành phương pháp tự học của HS, SV”. Bởi vì nhà khoa học và SV
đều có một chức năng xã hội như nhau: Đều nhận thức và cải tạo thế giới họ, là con
đường cùng một mẹ, chỉ khác nhau về trình độ nhận thức mà thôi. Đây là một hướng
quan trọng để phát triển lí luận và triển khai khả năng ứng dụng thực tiễn của các
phương pháp tự học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nhà trường. Theo tác giả:
Hình thức và đối tượng tự học hết sức phong phú và đa dạng. Đối với mỗi con người
trong suốt cuộc đời có lẽ đều phải kinh qua các dạng tự học trên. Tuy nhiên lí thuyết
về tự học còn ít được nghiên cứu và phổ biến, nên đến nay nhìn chung, mỗi người
đều tự tìm tòi rút kinh nghiệm, để xác định cho mình một phương pháp tự học riêng.
Tuy nhiên đối với nhiều người đó là việc làm không phải dễ. Vì vậy, đẩy mạnh công
tác nghiên cứu về tự học trong điều kiện hiện nay là hết sức cần thiết để góp phần
nâng cao chất lượng và hiệu quả tự học.
Tác giả Lê Đức Ngọc [68],[69] cho rằng: để người học có NLTH suốt đời thì
người thầy phải dạy cho SV cách học. Yêu cầu SV không chỉ học biết, học hiểu, học
vận dụng mà còn học phân tích, học tổng hợp, học đánh giá và nhất là học phương
pháp học tập (học có kế hoạch, học có tư duy, học có sáng tạo). Người thầy dạy
phương pháp học môn học sẽ làm cho người học có tiềm năng tự phát triển học vấn.
Hiện nay, vấn đề tự học càng trở lên cấp bách, nên đã và đang có nhiều

nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến việc sử dụng các biện pháp nhằm phát
triển NLTH cho SV. Trong đó:



12
Tác giả Trịnh Quang Từ [106] đã nghiên cứu và đưa ra những phương hướng
tổ chức HĐTH của SV trong các trường quân sự. Với đặc thù riêng của trường quân
sự tác giả đã đề xuất 3 phương hướng để tổ chức HĐTH cho SV quân sự: thứ nhất
là hình thành cho SV hệ thống KNTH; thứ hai là cho SV thực hiện một hệ thống bài
tập nhận thức để củng cố kiến thức; thứ ba là thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả tự
học của SV.
Tác giả Nguyễn Thi Tính [94] đã đề xuất các biện pháp tổ chức HĐTH môn
Giáo dục học cho SV các trường ĐHSP, trong đó tác giả đã đưa ra nhóm biện pháp
tổ chức HĐTH môn giáo dục học ở trên lớp, ở nhà và tăng cường tổ chức câu lạc bộ
theo môn học nhằm rèn luyện NVSP cho SV.
Tác giả Nguyễn Kim Thành [87] đã đề xuất một số giải pháp phát triển
NLTH Vẽ kĩ thuật như: yêu cầu đọc tài liệu, phát triển NLTH cho SV trong bài
giảng, tổ chức các hoạt động tự lực của SV, tập dượt NCKH, biên soạn tài liệu tự
học, bồi dưỡng KN vẽ hình trong vẽ kĩ thuật cho SV.

Tác giả Hoàng Hữu Niềm [79], cho rằng sử dụng phiếu tự học và tài
liệu HD tự học để HD tự học cho học viên ở các Trung tâm giáo dục thường
xuyên
Theo tác giả Dương Thị Thanh Huyền [50]: “Tự học là mục tiêu cơ bản của
quá trình dạy học. Bồi dưỡng NLTH là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh
mẽ cho quá trình học tập và tự học giúp cho mọi người có thể tự học suốt đời”. Theo
tác giả, nội dung của quá trình tự học bao gồm: Xây dựng động cơ học tập, xây dựng
kế hoạch học tập, tự mình nắm vững nội dung tri thức, tự kiểm tra đánh giá kết quả
học tập. Từ đó đề xuất cách dạy phương pháp tự học cho SV: Dạy cách lập kế hoạch
học tập, dạy cách nghe giảng và ghi chép theo tinh thần tự học, dạy cách học bài, dạy
cách nghiên cứu. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh phải dạy cách tự học cho SV ĐH vì tự
học là mảnh đất tốt cho bất kì ai có khát vọng học tập suốt đời.

Tác giả Đỗ Thị Phương Thảo (2013), đề xuất 5 biện pháp sư phạm nhằm rèn
luyện và phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học (1)
Bồi dưỡng động cơ tự học; (2) Tổ chức các HĐTH; (3) Xây dựng và vận dụng tình


13
huống tự học; (4) Xây dựng tài liệu tự học có hướng dẫn theo các tình huống tự học;
(5) Tổ chức seminar kiến thức Toán học cho sinh viên ĐH sư phạm Tiểu học [88].
Nguyễn Thanh Hùng (2010), từ tư tưởng tự học của Khổng tử, đề xuất biện
pháp tự học cho SV trường ĐHSP Huế: Phát huy tinh thần chủ động, cần cù, nghiêm
túc thống nhất hoạt động dạy với hoạt động tư duy bằng cách tổ chức HĐTH một
cách khoa học, nghiêm túc ở nhà, trên lớp, thư viện,…bằng cách chuẩn bị tốt các
phương tiện để ghi chép, ghi nhớ, lưu giữ những vấn đề đã học; chuẩn bị không gian
học thuận tiện; đồng thời thường xuyên làm bài tập; tranh thủ học bạn, học nhóm để
tập hợp kiến thức cần thiết, bằng cách tổ chức học nhóm, tổ chức seminar, tổ chức
học theo chuyên đề; sưu tầm, xử lí, lưu giữ, thành lập ngân hàng kiến thức cần thiết,
cơ bản đối với các môn học; trang bị cho SV KN KT-ĐG để SV thường xuyên tiến
hành hoạt động này [48]. Nhiều tác giả cho rằng, có thể sử dụng sơ đồ tư duy,
DHTDA, bài tập tình huống để phát triển NLTH [26], [27], [100], [109].
Tác giả Trần Đức Khoán – Nguyễn Hoàng Sơn (2015), cho rằng có 5 biện
pháp phát triển NLTH của SV (1) phát triển NL xây dựng kế hoạch tự học của SV,
(2) phát triển NL nghe giảng và ghi bài của SV, trong đó chú ý đặt vấn đề trong quá
trình nghe giảng, (3) Bồi dưỡng NL tư duy cho SV thông qua các HĐTH bằng các
câu hỏi mà khi giải quyết chúng có sử dụng các thao tác tư duy (phân tích, so
sánh,...), (4) Phát triển NL đọc tài liệu tham khảo và khai thác kiến thức trên mạng
internet, (5) Bồi dưỡng NL đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập [52]
Trong lĩnh vực dạy học DTH ở CĐ - ĐH, ngành sư phạm Sinh học có một số
công trình nghiên cứu đề cập đến việc hình thành NLTH cho SV thông qua các tài
liệu HD học và quy trình sử dụng chúng trong dạy học. Điển hình, tác giả Lê Văn
Trực (2001), trong tài liệu Trắc nghiệm DTH đại cương, tác giả đã xây dựng các

câu hỏi TNKQ dạng lựa chọn nhiều phương án đúng trong các phương án đưa ra
đồng thời hướng dẫn sử dụng trong quá trình dạy học DTH đại cương. Tuy nhiên,
tác giả chủ yếu đề cập đến khâu tự ôn tập củng cố và kiểm tra – tự kiểm tra kiến
thức, nội dung mới bao quát được phần DTH đại cương, chưa đi sâu vào cơ chế quá
trình DTH; tài liệu mới chứa đựng nội dung và nhiệm vụ có thể tự học, chưa chứa
đựng phương pháp - hình thức tổ chức HĐTH. Tác giả, Phan Cự Nhân (2002), trong


14
tài liệu Hướng dẫn tự học sách DTH, (NXBĐHSP) [76], ngoài phần giới thiệu
khái quát về sách, về vấn đề tự học và yêu cầu giảng dạy DTH trong tình hình mới
hiện nay, tài liệu đã HD tự học từng chương trong chương trình và giáo trình viết
dành cho khối ĐHSP ngành Sinh học. Mục đích nâng cao chất lượng tự học DTH
của SV, đồng thời góp phần phục vụ sự nghiệp tự bồi dưỡng thường xuyên của các
thầy cô giáo phổ thông và những người quan tâm. Tuy nhiên, sách viết vẫn mang
nặng tính nội dung và nhẹ phần phương pháp – hình thức tổ chức HĐTH. Tác giả,
Vũ Đình Luận (2005), trong luận án tiến sĩ [59] đã nghiên cứu quy trình Xây dựng
và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan MCQ trong dạy học DTH ở CĐSP Đây như một tài liệu hướng dẫn sinh viên tự ôn tập củng cố khắc sâu kiến thức;
cũng như sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ, kết hợp với câu hỏi tự luận để tự
nghiên cứu giáo trình trong nghiên cứu tài liệu mới, đồng thời hướng dẫn SV tự xây
dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ trong phần DTH ở PT nói riêng và các nội dung
khác nói chung nhằm nâng cao chất lượng dạy học DTH và rèn luyện kỹ năng để
hình thành phát triển năng lực tự học. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại sử dụng
cho hệ CĐSP và chủ đạo là sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập cụ thể để HD tự học.
Như vậy, trên thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên cứu về tự học, tổ
chức HĐTH. Các tác giả đều đề cao vai trò của tự học; để tự học tốt cần phải có
khát vọng học tập (động cơ) và các KNTH (xác định mục tiêu, nhiệm vụ tự học
và mã hóa thành hệ thống câu hỏi, bài tập tự học, lập kế hoạch thực hiện tự
học; biết đọc sách;…. Để rèn các KNTH phải thông qua quá trình tổ chức HĐTH
và tổ chức HĐTH được xem là một trong những hình tổ chức dạy học ở ĐH. Có

nhiều biện pháp để tổ chức HĐTH (sử dụng bài tập tình huống, bản đồ tư duy,
DHTDA, NCKH,...), trong đó việc xây dựng nhiệm vụ tự học (các câu hỏi, bài tập,
bài toán nhận thức) và sử dụng nó để tổ chức HĐTH là phổ biến của các biện
pháp, xây dựng và sử dụng các chủ đề học tập để tổ chức HĐTH cũng đang rất
được quan tâm. Tuy nhiên, nhìn tổng quát các tác giả còn chưa nghiên cứu một
cách có hệ thống về các KNTH và quy trình tổ chức HĐTH ở các môn học để rèn
các KN tự học nhằm phát triển NLTH.


×