Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Kế hoạch bài giảng CLE (Giáo dục Pháp luật thực hành): Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.29 KB, 22 trang )

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CỘNG ĐỒNG THÁNG 11 NĂM 2014
Chủ đề: Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
A. Giới thiệu
Thực hiện: Nhóm giảng CLE- Khoa Luật- Đại Học Vinh
Địa điểm: Làng trẻ SOS Vinh - Nghệ An
Đối tượng: Từ 13 tuổi đến 18 tuổi
Chủ đề giảng dạy: Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
Thời gian: 120 phút (8h00’- 10h00’). Ngày 16/11/2014
B. Các hoạt động cụ thể:
STT

Nội
dung

Phương
pháp
Thuyết trình

Mô tả phương pháp
Giám sát giới thiệu khái
quát

Phuơng Người Thời
tiện,
thực
gian
công cụ hiện
Míc
Khánh 5’
Linh


1

Giới
thiệu

2

Phá băng Kịch

-Đội kịch sẽ diễn đoạn 1
học sinh trộm cắp 1 chiếc
điện thoại của 1 bạn khác,
cô giáo bắt được và kỉ luật
học sinh có hành vi trộm
cắp đó.

3

Khái
Chơi trò chơi
niệm về ô chữ
trách
nhiệm
hình sự
và người
chưa
thành
niên

-Người giảng sẽ cho các

Mic,
mảnh ghép có nội dung “trò máy
chơi ô chữ”. Lần lượt ra
chiếu
những câu hỏi liên quan đến
khái niệm trách nhiệm hình
sự để mở các ô chữ ra, học
sinh nào trả lời đúng sẽ
nhận được phần quà
-Người giảng sẽ tổng kết lại
bài học

Míc,
Điện
thoại

Quang 10’
Tuấn

Tuyết

15’


4

Tình
hình tội
phạm vị
thành

niên hiện
naythực
trạng và
hậu quả

- Thuyết
- Hoạt động 1: thuyết giảng
giảng
kết hợp với hỏi đáp
- Xem video + Cung cấp nhưng thông
- Hỏi đáp
tin về thực trạng tội phạm vị
- Trò chơi
thành niên hiện nay bằng
các số liệu, hình ảnh..
+ Đặt một số câu hỏi với
các em:
 Từ thông kê trên thì
theo em trẻ vị thành niên
thường vi phạm những loại
tội nào?
 Từ những thông số
trên em có nhân xét gì về xu
hướng phạm tội của trẻ em
hiện nay?
 Độ tuổi phạm tuổi
chủ yếu ở khoảng độ tuổi
nào là cao nhất?
 ....
- Hoạt động 2: xem video

+ ở hoạt động này cho các
em xem một đoạn video đã
chuẩn bị trước, sau đó hỏi
một số câu hỏi:
 Trong đoạn video vừa
rồi em thấy những bạn đó vi
phạm tội gì?
 Độ tuổi các bạn là
bao nhiêu?
 Những đối tượng nào
mà các bạn đó gây hại?
 Em cảm thấy như thế
nào về những hành vi trên
 Theo em những
nguyên nhân nào dẫn đến
những con số trẻ vi thành
niên phạm tội ở mức báo
động như vậy?

Video,
sile,
quà,
mic

Hoàng 25’
Hiền


4


Quy
định của
pháp luật
về trách
nhiệm
hình sự
của
người
chưa
thành

Trao đổi,
chia sẻ, hỏi
đáp, đóng
vai, chơi trò
chơi

=> Từ những câu hỏi phân
tích cùng các em thì đưa ra
nhận xét và đưa ra nguyên
nhân
Hoạt động thứ 3: trò chơi
“ghi nhớ”
Luật chơi: sẽ hỏi một số số
liêu đã đề cập trong phần
thực trạng, bạn nào trả lời
nhanh nhất sẽ nhận được 1
phần quà
 Người vị thành niên
thường phạm tội đặc biệt

nghiệm trọng và nghiêm
trọng nhiều hơn hay tội
phạm ít nghiêm trọng? Tỉ lệ
phần trăm vi phạm là bao
nhiêu.
 Độ tuổi thường gây
loại tội phạm ít nghiệm
trọng ? chiếm tỉ lệ phần
trăm là bao nhiêu?
 Trong vào 6 năm
(2007-2013) trên cả nước
đã xảy ra bao nhiêu vụ án
hình sự do trẻ vị thành niên
gây ra?
*Thứ nhất : đặc điểm tâm Mic
lý của người chưa thành
niên:
-Người giảng tổng kết lại
thực trạng người vị thành
niên vi phạm pháp luật
trong giai đoạn hiện nay
- Sau đó, cho các em xem
một hoạt cảnh :
+ Tên hoạt cảnh: “ Tôi là vị

La
Hùng

30’



niên

thành niên”
+ Nhóm kịch sẽ đóng một
hoạt cảnh liên quan đến sự
thay đổi đặc điểm tâm lý
của người vị thành niên
( trước tiên là nói về tâm lý
trẻ em, trải qua quá trình nó
thay đổi như thế nào, nhất là
ở lứa tuổi vị thành niên )
-Đặt câu hỏi cho các em trả
lời :
+ Từ hoạt cảnh đó các em
thấy ở lứa tuổi trẻ em thì
tâm lý, tình cảm và nhận
thức được biểu hiện như thế
nào ?
+ Trẻ em đã biết nhận thức
cái nào đúng, cái nào sai
chưa ?
+ Đến lứa tuổi vị thành niên
thì tâm lý, nhận thức, hành
vi nó thay đổi như thế nào?
-Nhận xét về hành vi của
người vị thành niên trong
hoạt cảnh trên ?
=>Tổng kết lại đặc điểm
tâm lý của người chưa thành

niên
*Thứ hai, nguyên tắc xử lý
người chưa thành niên
phạm tội:
- Cho các em xem lại một
video trong phần thực trạng
- Đặt câu hỏi cho các em trả
lời:
+ Từ video em thấy người
chưa thành niên phạm tội sẽ
bị áp dụng hình phạt như
thế nào, năng hay nhẹ ?
+ Hình phạt áp dụng như


thế đã phù hợp chưa, và
mục đích của việc áp dụng
đó là để làm gì ?
=>Tổng kết đưa ra nguyên
tắc xử lý người chưa thành
niên phạm tội.
*Thứ ba,các biện pháp tư
pháp và hình phạt áp
dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội
- Người giảng sẽ mời một
anh, chị chân gỗ lên làm
mẫu.
- Sau đó phát cho các em
những mảnh giấy để các em

ghi những biện pháp tư
pháp và hình phạt có thể áp
dụng đối với người vị thành
niên phạm tội.
- Cho các em 5 phút thảo
luận, trao đổi và viết ra đáp
án của mình. Sau đó lần
lượt các em sẽ lên dán
những kết quả đó vào người
mẫu của CLB
- Đặt một số câu hỏi cho các
em trả lời:
+ Tại sao em lại nghĩ là
hình phạt tử hình sẽ được áp
dụng đối với người vị thành
niên phạm tội và nó sẽ được
áp dụng khi người đó phạm
những tội gì ?
+ Ví dụ : anh năm nay 16
tuổi, phạm tội trộm cắp tài
sản thì sẽ bị áp dụng hình
phạt nào ?
=>Tổng kết lại vấn đề


5

Chia sẻ
về vấn
đề

“Trách
nhiệm
hình sự
của
người
chưa
thành
niên”

Thuyết
giảng, làm
việc nhóm,
trao đổi

- Chia lớp thành 4 nhóm,
Mic
yêu cầu các nhóm họp bàn
đưa ra những ý kiến của
mình để góp phần hạn chế
những vi phạm của người vị
thành niên cũng như mong
muốn pháp luật sẽ bổ sung
những quy định cần thiết để
đẩy lùi những vi phạm của
người chưa thành niên.
-Trực tiếp trao đổi
Chia sẻ của bản thân khi nói
về trách nhiệm hình sự cho
độ tuổi vị thành niên


6

Tổng kết Thuyết giảng Tổng kết lại bài học

Mic

Anh
Tuấn

20’

Khánh 5’
Linh

C. Nội dung chi tiết:
I. Khái niệm về trách nhiệm hình sự và người vị thành niên:
Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý
của việc phạm tội thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội trước nhà nước phải
chịu những tác động pháp lý bất lợi được quy định trong luật hình sự do Tòa án áp
dụng theo một trình tự tố tụng nhất định.
Tại điều 12 Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy
định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau :
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Từ những phân tích trên ta có thể thấy, Tội phạm do người chưa thành niên gây
ra là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bởi người dưới 18 tuổi và người
đó phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi và lỗi của mình theo phán
xét của cơ quan tiến hành tố tụng...



Như vậy, khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra không đồng nhất
với khái niệm người chưa thành niên phạm tội nhưng hai khái niệm đó có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau. Còn khái niệm người chưa thành niên phạm tội là khái niệm
dùng để chỉ một dạng chủ thể đặc biệt (người chưa thành niên) thực hiện hành vi
phạm tội, còn khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra là khái niệm
dùng để chỉ tội phạm đã được thực hiện bởi một dạng chủ thể đặc biệt (người chưa
thành niên).
II. Tình hình vi phạm pháp luật của người vị thanh niên.
*Thực trạng
Theo cục phó cục trưởng cục cảnh sát hình sự Bộ công an số trẻ em phạm tội
đang "gia tăng và trẻ hóa" thực sự trở thành mối lo ngại với con số trung bình
10.000 vụ tội phạm hình sự do trên 15.000 trẻ em gây ra trên toàn quốc mỗi năm.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm
xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên” của Bộ Công an, trong
vòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nước đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị
thành niên gây ra, với 94.300 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần
4.300 vụ án so với 6 năm trước đó. Đây là những con số đau lòng, làm nhức nhối
lương tâm và dư luận xã hội.
1. Thống kê số lượng tội phạm vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà nội
năm
2009
- Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 53% (223 vụ).
- Phạm tội ít nghiêm trọng là 47% (193 vụ)


THỐNG KÊ VỀ GIỚI TÍNH
Trong số 416 người vị thành niên bị bắt giam có:
• Nữ chiếm 5% (25 trẻ)
• Nam chiếm 95% (391 trẻ)



CƠ CẤU TỘI PHẠM THEO GIỚI TÍNH

Có 391 trẻ vị thành niên là nam phạm tội, trong đó
- Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 77% (245 vụ)
- Phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 33% (74 vụ). Có 25 trẻ là nữ phạm tội, trong đó:
- Phạm tội đực biệt nghiêm trọng và ít nghiêm trọng là 40% (10 vụ)
- Phạm tội ít nghiêm trọng là 60% (15 vụ) .
ĐỘ TUỔI CỦA TRẺ PHẠM TỘI


Trong số 73 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 14 đến chưa đủ 16 tuổi có
- 53 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 72,6% .
- 20 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 27,4%
Trong số 343 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 16 đến chưa đủ 18 tuổi, có:
- 191 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 56%
- 151 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 44%
Riêng từ đến tháng 10/2010, thành phố Hà Nội xảy ra 79 vụ trộm cắp, cướp
và cưỡng đoạt tài sản..., trong đó có 181 đối tượng gây án là trẻ chưa thành niên.
Tại một số tỉnh thành phố khác như Quảng nam, con số tội phạm vị thành
niên cũng tăng mạnh. Năm 2009 trên địa bàn Quảng Nam đã xảy ra 396 vụ vi
phạm pháp luật ở lứa tuổi chưa thành niên; trong số 587 đối tượng vi phạm thì có
đến 278 trẻ dưới 16 tuổi.
Trong 5 năm, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xẩy ra 197 vụ vị thành niên phạm
tội với 310 đối tượng. Số vụ việc trẻ vị thành niên phạm tội tăng nhiều. Nếu năm
2000 toàn tỉnh có 9 vụ với 16 đối tượng gây án thì đến năm 2003 là 19 vụ - 38 đối
tượng; năm 2004 xẩy ra 152 vụ với 179 đối tượng.
* Về cơ cấu phạm tội
Theo số liệu thống kê, tội phạm do trẻ vị thành niên gây ra chủ yếu là các

tội: Trộm tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, cướp tài sản,
cướp giật tài sản, đánh bạc, hiếp dâm, cưỡng dâm, cưỡng đoạt tài sản, giết người…
Với mỗi vụ án, hầu hết những tội phạm vị thành niên đều phạm cùng một lúc nhiều
tội danh. Trong đó có những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, với những đối tượng vị
thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, như vụ Lê Văn Luyện tàn sát cả 1 gia
đình (giết 3 người và gây thương tích cho 1 người), cướp số tài sản bằng vàng trị
giá hơn 1 tỷ đồng của tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang; hay vụ Lý Nguyễn
Chung giết người, cướp tài sản cũng ở Bắc Giang (chính vụ án này đã gây ra nỗi
oan 10 năm tù cho ông Nguyễn Thanh Chấn). Khủng khiếp hơn là những vụ cháu
giết ông bà, con giết cha hay giết mẹ… để cướp tài sản.


Điều đáng lo ngại là càng ngày, số tội phạm vị thành niên càng trẻ hóa. Theo
thống kê, trong tổng số 94.300 tội phạm vị thành niên nói trên, số trẻ dưới 14 tuổi
phạm tội chiếm tới 13%, trẻ từ 14 đến 16 tuổi phạm tội chiếm tới 34,7%. Nếu như
Lê Văn Luyện lạnh lùng vung dao đoạt mạng liền một lúc 3 người khi chỉ còn kém
vài tháng nữa là đầy 18 tuổi, thì sau đó Võ Nhật Trường (ở thôn Trung Hậu, xã Mỹ
Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, Bình Định) giết bà nội mình là cụ Trần Thị Vân (83
tuổi) để cướp 700 nghìn đồng khi Trường chưa đầy 16 tuổi. Hay vụ Nông Văn
Công (ở xã Ngọc Đường, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang) giết mẹ đẻ là bà Lưu Thị
Linh để cướp 2,8 triệu đồng và một sợi dây chuyền bạc khi hắn đang là học sinh
lớp 9 của Trường phổ thông THCS xã Ngọc Đường. Vụ Mông Thế Xương (ở xã
Yên Hòa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) đã vung dao giết người để cướp tài
sản khi Xương mới 14 tuổi 7 tháng…

Vụ án đặc biệt nghiêm trọng, Lê Văn Luyện phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
với hành vi tàn sát cả 1 gia đình (giết 3 người và gây thương tích cho 1 người),


cướp số tài sản bằng vàng trị giá hơn 1 tỷ đồng của tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc

Giang

Cuối năm 2013, TAND tỉnh Bình Định đã tuyên phạt bị cáo Võ Nhật Trường
(SN 1998, trú tại thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình
Định) 9 năm tù về tội giết người và 1 năm tù về tội cướp tài sản, tổng mức hình
phạt cho cả hai tội là 10 năm tù.(giết bà nội vì Game)


TAND tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án giết
người, cướp tài sản đối với bị cáo Mộng Thế Xương, sinh năm 1996, trú tại bản
Xiềng Líp, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, Nghệ An. Tại thời điểm phạm tội,
MộngThế Xương đang là học sinh lớp 9.

TAND tỉnh Nghệ An xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Văn Tùng (17 tuổi, trú
xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) 7 năm tù về tội giết người.


Học lớp 10 Trần Ngọc Quân (SN 1997) trú tại thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ
An) đã nghiện game nhưng không có tiền để trả nợ nên đã giết bác ruột để lấy chỉ
vàng, hậu quả là TAND tỉnh Nghê An đã tuyên bị cáo 10 năm tù.

9 tháng sau khi đầu thú thừa
nhận giết người chạy xe ôm, thiếu nữ
16 tuổi Phan Thị Kim Xuyến ở huyện
Trần Đề (Sóc Trăng) ra tòa sáng 19/8.
* Nguyên nhân


Có rất nhiều nguyên nhân nhân gây nên tình trạng phạm tội vị thành niên nhưng có
thểthấy nổi bật là ba nhóm nguyên nhân chính sau:

a. Hoàn cảnh gia đình
Hoàn cảnh gia đình là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến việc trẻ
vị thành niên phạm tội. Cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cái hoặc
quá nuông chiều con cái hoặc quá kỳ vọng vào con cái đều là nguyên nhân dẫn đến
tình trạng tội phạm của trẻ. Trong số các trẻ vị thành niên phạm pháp ở Việt nam
thì có đến hơn 70% trẻ không được quan tâm chăm sóc đầy đủ từ gia đình. Theo
con số thống kê của trường Đại học An ninh nhân dân, hoàn cảnh gia đình có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc trẻ phạm tội như sau: 30% trẻ phạm tội có bố, mẹ nghiện
ma tuý, ham mê cờ bạc; 21% có gia đình làm ăn phi pháp; 8% có anh chị có tiền án
tiền sự; 10,2% trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ; 32% trẻ có bốmẹ ly hôn; 49% trẻ bị cha
mẹ đánh đập, chửi mắng; 21% được nuông chiều quá mức, 28% bố mẹ không đáp
ứng đủ nhu cầu và 75% trẻ không được gia đình quan tâm quản lý7… Tại trường
giáo dưỡng số 2 - Bộ Công an có 60 – 70% em vi phạm pháp luật là do gia đình
không giáo dục nghiêm khắc; ở trại giam Thanh Xuân - Bộ Công an thì 57% phạm
nhân ở tuổi thanh thiếu niên hay bị bố mẹ mắng chửi, hay có người thân nghiện
hút, cờ bạc… Những em thiếu sự quan tâm của bố mẹ sẽ dễ bị lôi kéo vào các hoạt
động phạm pháp. Hoặc các em sẽ dễ tái phạm tội nếu sau khi hết thời gian giáo dục
cải tạo về địa phương mà không được quan tâm, quản lý. Từ những yếu tố tiêu cực
trong gia đình đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ.
Cha mẹ các em chỉ thấy con mình hư hỏng, có mắng chửi thì trẻ hoặc cãi lại, hoặc
càng tái phạm tội với mức độ cao hơn. Bố mẹ trẻ cho rằng đưa các em vào những
Trung tâm giáo dưỡng với suy nghĩ gia đình không giáo dục được trẻ thì để các cơ
quan có thẩm quyền xử lý. Đó chính là những hành độngnhư giọt nước làm tràn ly,
chỉ khiến những tư tưởng phá phách của trẻ phát triển với cường độ mạnh hơn, tính
chất cũng phức tạp hơn rất nhiều. Khi trẻ không còn thấy sức hấp dẫn của gia đình,
lại bị tấn công từ nhiều phía, các em rơi vào cảm giác bị xúc phạm nhiều dẫn đến
mất tự chủ, có nhiều phản ứng không kìm chế được. Việc trẻ bỏ nhà ra đi là dấu
hiệu sớm báo trẻ chuẩn bị phạm tội. Phần lớn trẻ đều hoạt động theo băng nhóm vì
đó là thế giới riêng của trẻ mà chúng không tìm thấy khi sống ở gia đình. Vì vậy
theo các nhà nghiên cứu về trẻ vị thành niên thì khi trẻ đã phạm tội, cách hiệu quả

hơn cả không phải là đòn roi trừng phạt, mà trẻ cần điều trị về tâm lý, đồng thời
các gia đình cũng nên mở rộng lòng đón nhận các em quay trở lại cộng đồng, giúp


trẻ lấy lại thăng bằng và sự tự tin. Đó mới là phương pháp tốt nhất và có tác dụng
nhất.
b. Sự thay đổi quá nhanh của xã hội cùng với sự phát triển các tệ nạn xã
hội
Sự thay đổi quá nhanh của xã hội khiến trẻ không kịp thích ứng, tâm lý trẻ trong
giai đoạn vị thành niên lại thiếu ổn định, xốc nổi nên dẫn đến thái độ sống không
đúng đắn và những hành vi xấu, trong khi đó người lớn dần ít quan tâm hơn đến
đời sống con cái mà chạy theo sự chuyển biến của xã hội. Nếu không kịp uốn nắn,
đó chính là căn nguyên tội phạm.
Một thực tế không thể phủ nhận là việc bùng nổ công nghệ thông tin. Nhiều học
sinh, sinh viên bỏ học, bị các quán net lôi cuốn vào các trò chơi trên mạng. Bên
cạnh đó các trò chơi thiếu lành mạnh như bạo lực đẫm máu, kích động mạnh lại
được phô trươngtràn lan, phù hợp với tâm lý thích nổi loạn của trẻ vị thành niên.
Đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ em thiếu tiền chơi điện tử, thiếu tiền
tiêu xài, hút chích thì lập thành những nhóm cướp nhí để cùng nhau đi cướp giật tài
sản.
c. Tâm lý trẻ em giai đoạn vị thành niên
Trẻ em vị thành niên có tâm lý thiếu ổn định, xốc nổi, thích độc lập và thích
khẳng định mình. Điều này dẫn đến thái độ sống không đúng đắn và những hành vi
xấu của trẻ. Vì vậy nếu chúng ta không kịp uốn nắn, đó là nguyên nhân dẫn đến tới
tội phạm. Những đứa trẻ thất bại trong việc xử lý những xung đột với cha mẹ, với
thầy cô, với bạn bè trong lớp, trong trường (nhất là bạn khác giới) có thể bỏ nhà đi
lang thang, có thể bỏ lớp, bỏ trường gia nhập vào các nhóm bạn xấu… rồi trở thành
tội phạm.
Những nghiên cứu về mưu toan tự tử ở tuổi vị thành niên cho thấy rất nhiều vụ
mưu toan tự tử có liên quan đến các nhiệm vụ phát triển như trẻ cảm thấy bị “sỉ

nhục”, bị mất mát qua nhiều, cô đơn, khổ tâm, chán nản đến tuyệt vọng, bị chìm
ngập bởi các nhiệm vụ phát triển mà trẻ không giải quyết được, rồi những xung đột
không có cách gì khắc phục… Trẻ tìm đến cái chết như là một sự giải thoát hay
“trả thù”.


Lứa tuổi vị thành niên đòi hỏi các em phải đương đầu với những khó khăn
do những yêu cầu và nhiệm vụ phát triển đang đặt ra cho chúng (như tăng cường
các hoạt động nhóm bạn, giảm sự kiểm soát của người lớn, tăng tính độc lập tự
quyết định…). Những nghiên cứu trên trẻ vị thành niên gặp thất bại học đường, có
hành vi quậy phá, rối nhiễu tâm lý (tỷ lệ này chiếm từ 10-12%) cho thấy các kỹ
năng hợp tác, kiểm soát xung tính, kiềm chế xúc cảm, kỹ năng tự đánh giá, giải
quyết các tình huống có vấn đề và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan
hệ với bạn khác giới ở các em này rất nghèo nàn.
III. Quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự của người chưa
thành niên.
1.Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên
Đặc trưng cơ bản của nhóm vị thành niên có thể được xác nhận bởi những
biến đổi thường xuyên, liên tục của ba mặt cơ bản: mặt thể chất, mặt tâm lý, tình
cảm, nhận thức và sau đó là mặt hành vi, cụ thể là:
Thứ nhất, Vị thành niên là nhóm tuổi có những sự thay đổi mạnh mẽ nhất về
thể chất trong cuộc đời của mỗi người.
Thứ hai, Vị thành niên là giai đoạn thay đổi nhanh chóng nhất về tâm lý, tình
cảm, nhận thức, mà trong nhiều trường hợp, chính sự thay đổi có thể gây “sốc” cho
bản thân lứa tuổi này
Thứ ba, từ sự thay đổi về thể chất và nhận thức, vị thành niên cũng là nhóm
nhân khẩu xã hội có những biến đổi mạnh mẽ nhất trong hành vi. Nó khiến cho bao
giờ cũng vậy, rất nhiều hành vi của nhóm tuổi này luôn là khó hiểu và khó lường
trước được đối với những thế khác, đặc biệt là những người lớn tuổi.
2. Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội

Bộ luật hình sự có quy định những nguyên tắc đặc thù về việc xử lý người
chưa thành niên phạm tội bao gồm nội dung như sau:
Thứ nhất là mục đích của việc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Tại
khoản 1- điều 69- BLHS khẳng định:


“Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ
họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa
thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức
của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và
điều kiện gây ra tội phạm.”
Như vậy, mục đích của việc xử lý người chưa thành niên phạm tội là để giáo
dục, giúp họ sửa chữa lỗi lầm, trở thành công dân có ích cho xã hội chứ không đề
cập trực tiếp đến mục đích trừng trị.
Thứ hai, Điều kiện miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên
phạm tội thấp hơn so với những người thành niên phạm tội. Cụ thể, theo quy định
tại khoản 2 – Điều 69-BLHS thì người chưa thành niên được miễn TNHS khi thỏa
mãn bốn điều kiện sau:
-

Tội phạm thực hiện là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng;
Chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn;
Có nhiều tình tiết giảm nhẹ;
Được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục

Thứ ba là điều kiện truy cứu TNHS và áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội được quy định tại Khoản 3,4- điều 69-BLHS, theo đó không
phải mọi trường hợp người chưa thành niên phạm tội đề bị truy cứu trách nhiệm
hình sự. Việc đưa ra truy cứu TNHS chỉ đặt ra khi nó thực sự cần thiết và xuất phát

từ yêu cầu phòng ngừa tội phạm. Ngay cả khi người chưa thành niên phạm tội bị
truy cứu TNHS thì họ vẫn có khả năng không bị áp dụng hình phạt. Thay vào đó là
các biện pháp tư pháp nếu các biện pháp này đủ tác dụng cải tạo họ thành công dân
có ích.
Thứ tư, nguyên tắc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự : được quy định cụ thể tại
Khoản 5- điều 69-BLHS. Theo đó, tử hình và tù chung thân là hai biện pháp
nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt được quy định trong BLHS, người
phạm tội chỉ bị áp dụng hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và
khi khả năng giáo dục không còn nữa. Chính vì vậy đối với người chưa thành niên
phạm tội, khi mục đích của việc truy cứu TNHS chủ yếu là nhằm giáo dục cải tạo
họ, thì không thể áp dụng 2 hình phạt này. Mặt khác, khi xử phạt tù có thời hạn thì


Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn án áp
dụng đối với người đã thành niên phạm tội.
-Nếu trẻ em dưới 14 tuổi phạm vào một tội đặc biệt nghiêm trọng sẽ không
phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ phải đi học tập cải tạo tại các trường giáo
dưỡng
- Trẻ từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, với mức án cao nhất có
thể áp dụng là 12 năm tù.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi tội
phạm, nhưng mức án cao nhất có thể áp dụng là 18 năm tù.
Thứ năm, nguyên tắc án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội
khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
3. Các biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội.
Khoản 1 – Điều 70 – BLHS quy định những biện pháp tư pháp được áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội bao gồm: giáo dục tại phường, xã, thị
trấn và đưa vào trại giáo dưỡng.

*Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
- Được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng
hoặc tội nghiêm trọng trong thời hạn từ 1 năm đến 2 năm.
- Người chưa thành niên phạm tội được áp dụng biện pháp này không bị
cách ly khỏi cuộc sống xã hội, nhưng phải chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp
luật quy định.
* Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
- Là biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội nếu xét thấy
cần phải có kỉ luật chặt chẽ và cần phải cách li họ với môi trường xã hội để giáo
dục và cái tạo thành công dân có ích cho xã hội.


- Khi quyết định áp dụng biện pháp tư pháp này, tòa án cần xen xét tính chất
nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và môi trường sống
cửa người đó
- Thời hạn của biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ một năm đến hai
năm.
- Tuy bị cách li khỏi xã hội nhưng ở đây họ được học tập văn hóa và nghề
nghiệp.
- Khi chấp hành được một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo đề
nghị của nhà trường, tòa án có thể có quyết định chấm dứt thời hạn ở trường giáo
dưỡng.
4. Hệ thống hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội.
Hệ thống hình phạt của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bao gồm hình
phạt chính và hình phạt bổ sung. Tuy nhiên căn cứ vào đặc điểm của người chưa
thành niên, yêu cầu của việc phòng chống tội phạm, nguyên tắc nhân đạo XHCN,
luật hình sự quy định các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội bao gồm:
-


Cảnh cáo;
Phạt tiền;
Cải tạo không giam giữ;
Tù có thời han.

Bên cạnh các hình phạt chính, trong BLHS còn quy định các hình phạt bổ
sung. Nhưng do người chưa thành niên có những đặc điểm tâm lí riêng biệt nên
luật hình sự quy định không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành
niên phạm tội.
*Cảnh cáo
- Cảnh cáo là hình phạt chính, có tính giáo dục sâu sắc, thể hiện sự khiển
trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội và hành vi phạm tội của họ.
Cảnh cáo gây ra cho người bị kết án những tổn hại về tinh thấn.


- Người chưa thành niên phạm tội bị phạt cảnh cáo khi phạm tội ít nghiêm
trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
* Phạt tiền
- Phạt tiền là hình phạt chính áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội nhằm tước đi quyền lợi vật chất của họ để cải tạo và giáo dục họ trở thành công
dân có ích cho xã hội.
- Người chưa thành niên phạm tội bị phạt tiền khi có đủ hai điều kiện: Họ là
người đã từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và có thu nhập hoặc tài sản riêng.
- Trong trường hợp không thỏa mãn các điều kiện phạt tiền thì áp dụng các
hình phạt khác mà luật hình sự cho phép như cải tạo không giam giữ hoặc tù có
thời hạn.
* Cải tạo không giam giữ
- Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính có nội dung giáo dục sâu sắc
không buộc người được áp dụng hình phạt này phải cách li khỏi xã hội, Họ vẫn có

thể thực hiện công việc thường ngày và sống trong môi trường gia đình và xã hội
như trước đây.
- Người chưa thành niên phạm tội bị phạt cảnh cải tạo không giam giữ cần
đáp ứng hai điều kiện sau : Hình vi phạm tội thuộc vào tội ít nghiêm trọng hoặc
nghiêm trọng; Họ phải có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng.
* Tù có thời hạn
- Tù có thời hạn là hình phạt cách li người phạm tội ra khỏi xã hội để giáo
dục, cải tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội
- Đây là hình phạt có hiệu quả giáo dục và ngăn ngừa cao. Chính vì vậy loại
hình này có thể áp dụng đối với mọi tội phạm được quy định trong luật hình sự
Việt Nam
- Hình phạt này được áp dụng khi người chưa thành niên phạm tội rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.


- Trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội
nghiêm trọng, cần thiết áp dụng hình phạt nhưng không có đủ điều kiện áp dụng
các hình phạt khác như cảnh cáo, phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ thì cũng áp
dụng hình phạt tù có thời hạn.
- Tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc nhất có thể áp dụng đối với người
chưa thành niên.

IV. Chia sẻ quan điểm về trách nhiệm hình sự của người vị thành niên:
Việc trong thời gian vừa qua có những vụ trọng án gây ra bởi người vị thành
niên đã tạo nên sự bức xúc lớn trong cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ bản
chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa và chính sách nhân đạo của Đảng và nhà nước
ta được cụ thể hoá trong luật hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan thì việc
xử lý đối với những đối tượng người vị thành niên phạm tội chủ yếu để giáo dục
cải tạo họ trở thành những công dân có ích cho xã hội là hoàn toàn đúng đắn. Tuy
nhiên, việc xử lý đối tượng là người vị thành niên phạm tội cần phải đi đôi với việc

giải quyết những nguyên nhân sâu xa của tội phạm; có sự chung tay của cá nhân,
gia đình, nhà trường và toàn xã hội…để góp phần ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả
người vị thành niên phạm tội nói riêng và tội phạm nói chung . Hiện nay các trường
học mới chỉ chú trọng việc giáo dục đạo đức, còn vấn đề giáo dục pháp luật thì
chưa có nhà trường nào quan tâm thực sự. Nếu luật còn chưa biết thì làm sao nói
các em thực hiện đúng pháp luật được? Chính vì vậy, nhà trường, gia đình và xã
hội phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến mọi người dân nói chung
và trẻ em nói riêng. “Và đối với những trường hợp lôi kéo, dụ dỗ trẻ vị thành niên
phạm tội cần phải xử lý thật nghiêm, đó là tình tiết tăng nặng khi xét xử”. Mỗi cá
nhân còn ở độ tuổi vị thành niên cần ý thức rõ được việc làm của mình, tuân thủ
đúng các quy định của pháp luật. Tích cực tham gia lối sống lành mạnh, tránh xa
các tệ nạn xã hội, sự lôi kéo cám dỗ từ bên ngoài. Tu dưỡng rèn luyện đạo đức,
phẩm chất, học tập cũng như làm việc.
-La Mạnh Hùng -



×