Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

THỰC TRẠNG CTXH TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH LỨA TUỐI THANH THIẾU NIÊN TẠI PHƯỜNG THANH LƯƠNG – QUẬN HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.93 KB, 87 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em.
Các luận điểm, luận cứ được đưa ra là hoàn toàn dựa vào kết quả mà em nghiên
cứu từ thực tế khách quan

Sinh viên thực hiện
Hoàng Phương Anh

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiêp này, em xin gửi lời cảm ơn tới các
em học sinh, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và các cán bộ đoàn thể trên địa bàn
phường Thanh Lương đã giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại địa
phương
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Hương đã tận
tình giảng dạy và hướn dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc nghiên
cứu
Dù đã cố gắng tìm hiểu và phân tích, nhưng do giới hạn về thời gian và kiến
thức, bài khóa luận tốt nghiệp này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định.
Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn và những ý kiến đóng góp từ phía thầy, cô
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Hoàng Phương Anh

2



MỤC LỤC

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
GDGT
CTXH
NVXH
THCS
THPT
RHIYA
VTN
TTN
PGS
TS
ThS
XHH
CTXHTH
UBND
HĐND
MTTQ

NỘI DUNG VIẾT TẮT
Giáo dục giới tính
Công tác xã hội
Nhân viên xã hội
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông

Sáng kiến sức khỏe thanh thiếu niên Châu Á
Vị thành niên
Thanh thiếu niên
Phó giáo sư
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Xã hội học
Công tác xã hội trường học
Uỷ ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Mặt trận tổ quốc

4


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Bảng 4
Bảng 5
Bảng 6
Bảng 7
Bảng 8
Bảng 9
Bảng 10
Bảng 11

Nội dung

Trang
So sánh khái niệm giới và giới tính
22
Cơ cấu mẫu điều tra
40
So sánh quan điểm của thanh thiếu niên về quan hệ tình
43
dục khi còn là học sinh theo độ tuổi
So sánh kết quả lựa chọn về nội dung của giáo dục giới
44
tính, tình dục theo giới tính của thanh thiếu niên
So sánh những nội dung giới tính thanh thiếu niên quan
46
tâm
Thanh thiếu niên tìm hiểu giới tính qua các nguồn
47
Sự hiểu biết của phụ huynh về giáo dục giới tính
49
Quan điểm của phụ huynh thanh thiếu niên về lợi ích
53
của giáo dục con cái về giới tính
Khó khăn của phụ huynh khi trao đổi, chia sẻ con về
54
vấn đề giới tính
Phương pháp phụ huynh áp dụng khi trò chuyện, chia
54
sẻ với con về giới tính
Ý kiến của thanh thiếu niên về nội dung giáo dục giới
55
tính được giới thiệu trong nhà trường

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ
Biểu đồ 1
Biểu đồ 2

Nội dung
Trang
Biểu đồ thể hiện tầm quan trọng của giáo dục giới tính
49
Biểu đồ thể hiện mức độ trao đổi liên quan đến vấn đề
51
giới tính của phụ huynh đối với con cái

5


A.
1.

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:

Trước hiện trạng ấu dâm, “sống thử” và xâm hại tình dục trẻ em ngày một tăng
cả ở thế giới và Việt Nam. Kéo theo đó là tỷ lệ nạo phá thai ngày một tăng, sự tăng
không chỉ về số lượng mà độ tuổi cũng ngày một trẻ hóa. Theo thống kê của Hội Kế
hoạch hóa gia đình Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới
với 1,2 – 1,6 triệu ca mỗi năm, trong đó 20% thuộc về lứa tuổi vị thành niên (13 – 17
tuổi). Đây đang được coi là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội, là áp lực cho ngành y

tế. Đồng thời là hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh cũng như cho nền giáo
dục. Đặc biệt là vai trò của giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên, điều này không chỉ
cung cấp kiến thức mà còn định hướng giá trị giới tính và đời sống tình dục lành mạnh
cho thanh thiếu niên nhằm tạo ra một thế hệ có trình độ và hiểu biết. Từ đó hạn chế
những tác động không tốt của sự thiếu thông tin và biểu biết, giảm thiểu tình trạng nạo
phá thai, đại dịch HIV/AIDS, hiện trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện đang gia tăng về
số lượng và hình thức xâm hại: (số lượng đã tăng từ 200 trường hợp năm 2005 lên
1.427 vào năm 2008. Năm 2009, con số này là 833 em và ước tính năm 2010, có
khoảng 900 em là nạn nhân. Như vậy, từ năm 2008 đến nay, trung bình mỗi năm có
trên 1.000 trẻ em Việt Nam bị xâm hại tình dục. Đây là con số được Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội công bố Tại hội thảo quốc gia “Phòng chống bạo lực, xâm hại
trẻ em” ngày 24/9/2010).
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, theo đó là sự du nhập lối sống của phương
tây, là sự tự do và dễ dãi trong tình yêu, sự phát triển không ngừng của internet, các
báo, bài viết, trang web của một số tổ chức, mạng xã hội… đăng tải khá nhiều các
thông tin để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về giới tính, tình dục của thanh thiếu niên. Tuy
nhiên việc một số trang web lợi dụng nhu cầu này để lồng ghép vào đó những hình
ảnh, video không lành mạnh là không ít,…Chính những điều này sẽ ngày một làm cho
thanh thiếu niên hiểu sai, vận dụng sai những thông tin về giới tình, tình dục trong
cuộc sống, nhất là hiện tượng “thử làm người lớn” của một số thanh thiếu niên đang
diễn ra ngày càng nhiều.
Bản thân khi tiếp xúc với địa bàn Phường Thanh Lương đã nhận thấy một số tồn
tại bất cập của địa phương trong vấn đề giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu
niên, trong đó:
Thứ nhất, qua tiếp xúc với các em trong độ tuổi 11 – 15 tuổi trong phường
Thanh Lương, nhận thấy các em chưa hiểu rõ những thay đổi của bản thân khi bước
vào tuổi dậy thì, nhiều em mơ hồ về tình dục, chúng nghĩ đơn giản tình dục là ôm,
hôn, ngủ với nhau lần đầu thì không có thai. Điều đó dẫn đến những hậu quả đáng tiếc
là có em học sinh lớp 9 nghỉ học để kết hôn vì có thai
6



Thứ hai, qua tiếp xúc, phỏng vấn sâu và điều tra bảng hỏi với các bậc phụ
huynh tại Phường Thanh Lương có con em đang ở lứa tuổi thanh thiếu niên về vấn đề
giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên tại phường Thanh Lương, nhận thấy hầu hết
các bậc phụ huynh đều thiếu hoặc hiểu sai về giáo dục giới tính, tình dục cho con em.
Đại đa số đều né tránh, trả lời đại khái, không cho con cái hỏi về những điều tế này.
Hầu hết các bậc phụ huynh đều không dạy con cách phòng tránh thai khi con bước vào
độ tuổi có nhu cầu về tình dục. Mặc dù chưa phải là số đông nhưng có thể thấy sự ảnh
hưởng của gia đình tới việc giáo dục con em về giới tính, tình dục bởi đây là môi
trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ.
Thứ ba, hiện nay việc giảng day giáo dục giới tính cho học sinh chưa được thực
hiện rộng rãi và phổ biến ở các trường THCS mà chỉ trên cơ sở lồng ghép vào một số
môn học như giáo dục công dân, sinh học,… với thời lượng vô cùng ít ỏi (1-2 tiết).
Trong khi đó, ở lứa tuổi này, tâm – sinh lí các em đã có sự thay đổi lớn: cơ quan sinh
sản của các em đã phát triển, bản năng sinh dục xuất hiện một cách vô ý thức, song
song đó thì bộ não của các em cũng đã phát triển khá hoàn thiện, nảy sinh tình cảm với
bạn khác giới. Các em thích tìm tòi, học hỏi những gì liên quan tới sự thay đổi của cơ
thể mình. Nhưng kiến thức thì vô hạn, thông tin thì đa dạng, hàng ngày các em phải
tiếp xúc với nhiều môi trường, làm nhiều công việc khác nhau, trong đó sẽ có cả điều
tốt xen lẫn với điều xấu, điều cần có ở các em là những kiến thức và sự nhận thức
đúng đắn để các em bước vào đời vững vàng, không đi vào con đường lạc lối để ảnh
hưởng tới tương lai, vì thế em nhận thấy rằng việc giáo dục gưới tính cho học sinh
THCS là rất cần thiết đối với các em
Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều lý do thôi thúc người nghiên cứu lựa chọn
đề tài “Công tác xã hội trong giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niên tại phường
Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Qua bài viết người nghiên cứu mong muốn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên giúp thanh thiếu niên cải thiện về
nhân cách và tri thức. Đồng thời, em mong muốn nâng cao vai trò của NVXH trong

việc giáo dục giới tính cho lứa tuổi thanh thiếu niên
2.

Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu CTXH trong giáo dục giới tính lứa tuổi
thanh thiếu niên tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong việc hỗ
trợ các em học sinh lứa tuổi thanh thiếu niên, cũng như những yếu tố ảnh hưởng,
nguyên nhân, tác hại của việc không giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên, kết nối
các em tới các nguồn lực, từ đó nâng cao vai trò của CTXH trong trường học nói
chung và vai trò của NVXH trong giáo dục giới tính nói riêng; đồng thời đưa ra những
7


giái pháp nhằm cải thiện thực trạng giáo dục tại địa phương, thúc đẩy hoạt động
CTXH, xây dựng mô hình CTXH trong trường học ngày một hiệu quả
3.

Nhiệm vụ của đề tài:

Vì đề tài là “CTXH trong giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niên” nên
nhiệm vụ của đề tài bao gồm như sau:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giới tính cho lứa tuổi
thanh thiếu niên
 Nhiệm vụ 2: Phải làm cho các em học sinh và các bậc phụ huynh nhận thức tốt
và rõ ràng hơn về việc giáo dục giới tính ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bởi vì khi
học sinh, cha mẹ càng hiểu rõ về việc giáo dục giới tính ở lứa tuổi thanh thiếu
thì giáo dục giới tính mới mang tính hiệu quả thiết thực và xóa bỏ những suy
nghĩ sai lệch về việc giáo dục giới tinh
 Nhiệm vụ 3: Là đề tài phải nêu lên tầm quan trọng của CTXH và NVXH trong

giáo dục giới tính không chỉ cho các em học sinh, cho phụ huynh mà còn ở
trường học và trong xã hội cũng là những môi trường để thực thi việc giáo giới
tính.
 Nhiệm vụ 4: Nêu lên nguyên nhân và tác hại khi thanh thiếu niên thiếu kiến
thức về giáo dục giới tính. Khi xem về nhiệm vụ này của đề tài ta thấy khi các
em không được giáo dục đầy đủ, kém hiểu biết về giới tính, không làm chủ
được một số bản năng, thì sẽ dễ đưa các em vào các con đường sai trái. Chỉ ra
được một số nguyên nhân chủ yếu như là thiếu hiểu biết về nguyên nhân, ảnh
hưởng phim ảnh, không được gia đình quan tâm, các tệ nạn xã hội ngày càng
gia tăng, ảnh hưởng qua lối sống du nhập từ nước ngoài…Qua đó đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao giáo dục giới tính cho lứa tuổi thanh thiếu niên
Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu:
4.1.
Đối tượng nghiên cứu:


4.

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là CTXH trong giáo dục giới tính lứa tuổi
thanh thiếu niên tại phường Thanh Lương – quân Hai Bà Trưng.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: từ tháng 1 – 5/2017
Địa điểm: Phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Nội dung nghiên cứu:
- Đối tượng là học sinh cấp 2 trường THCS Lương Yên
- Đối tượng là gia đình có con ở lứa tuổi thanh thiếu niên
- Đối tượng là nhà trường
- Các tổ chức đoàn thể, truyền thông, nhóm bạn và văn hóa phong tục tập quán

- CTXH và NVXH trong trường học
4.3.
Khách thể nghiên cứu:
8


Thanh thiếu niên trong trường: 103 em (lớp 6: 50 em, lớp 9: 53)
Phụ huynh thanh thiếu niên: 30 người
Giáo viên trong trường 8 người
Cán bộ đoàn thanh niên, hội phụ nữ, cơ sở y yế: 6 người
Phương pháp nghiên cứu:
5.1.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
-

5.

Bài nghiên cứu có tiến hành phân tích các quy định, quyết định văn bản nhà nước,
các tài liệu về phát triển CTXH và CTXH trong trường học. Những tài liệu về CTXH
trong trường học ở một số nước trên thế giới, tư liệu sách, báo, bài viết nói về công tác
giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên, có nguồn trích dẫn và nội dung xác thực.
Nghiên cứu các đề tài khoa học, các bài khóa luận, tiểu luận của các tác giả có liên
quan đền đề tài đang thực hiện
5.2.

Phương pháp điều tra bảng hỏi

Nghiên cứu chọn ngẫu nhiên các em học sinh trường THCS Lương Yên theo 2 khối
lớp từ lớp 6 và lớp 9: lớp 6: 50 em, lớp 9: 53 em phát phiếu điều tra để khảo sát. Số
học sinh được chọn khảo sát là 103 em.

Nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 30 phụ huynh học sinh để phát hỏi
5.3.

Điều tra bằng thảo luận nhóm:

Thu thập dữ liệu qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu với nhau
dưới sự hướng dân của người điều phối buổi thảo luận. Kết quả thu được là suy nghĩ,
cảm xúc, nhận thức chung của nhóm khách thể có cùng hoàn cảnh nghiên cứu, là đánh
giá mang tính khách quan hơn so với kết quả thu được ở phương pháp điểu tra phỏng
vấn sâu.
Nhóm được lựa chọn bao gồm 2 nhóm:
-

5.4.

Nhóm học sinh: những học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi (nhóm 10 em)
đang sống tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Nhóm phụ huynh: bao gồm các vị phụ huynh, cha mẹ, ông bà,… của các em
ở độ tuổi thanh thiếu niên rất quan tâm đến vấn đề giáo dục giới tính cho con
em mình

Phương pháp quan sát

Nghiên cứu sử dụng phương pháp này trong việc đánh giá sự hợp tác của các mẫu
được chọn điều tra, đánh giá CTXH trong giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niên
tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
9


Đối tượng quan sát

Cơ sở vật chất

Giáo viên, nhân viên trường

Học sinh

Cán bộ địa phương

5.5.

Nội dung
Quan sát nơi làm việc của Ban giám
hiệu, giáo viên giảng dạy; các phòng
học của các em học sinh bằng cách đi
thăm toàn bộ các khu nhà, lớp học của
nhà trường
Quan sát cách làm việc của giáo viên,
cách giao tiếp giữa giáo viên với nhau,
giữa giáo viên với các em học sinh, phụ
huynh, cách tổ chức các buổi sinh hoạt,
chào cơ đầu tuần,… để thu thập thông
tin.
Quan sát thái độ, cách cư xử của học
sinh trong và sau khi nghe nói về giáo
dục giới tính. Đánh giá mức độ nhận
thức của các em về giới tính
Quan sát thái độ của cán bộ địa phương
khi được đặt câu hỏi về các vấn đề giáo
dục giới tính trên địa bàn.


Phương pháp phỏng vấn sâu

Nghiên cứu chọn đối tượng thực hiện phỏng vấn sâu gồm: 10 em thanh thiếu niên
trong phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong độ tuổi từ 11 đến 15
tuổi, 10 phụ huynh, 8 giáo viên của trường THCS Lương Yên (2 giáo viên trong ban
giám hiệu, 6 giáo viên giảng dạy) và 6 cán bộ đoàn thể (đoàn thanh niên, hội phụ nữ,
cơ sở y tế)
5.6.

Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Nghiên cứu đã phân tích kết quả bằng các phương pháp xử lý số liệu để xử lú số
liệu thi thập được từ các phiếu điều tra
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính để khái quát tài liệu người
nghiên cứu hiểu rõ CTXH trong giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niên tại phường
Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng để xử lý kết quả của những
câu hỏi đóng
6.

Giả thiết nghiên cứu
- Mức độ hiểu biết của thanh thiếu niên trong trường THCS Lương Yên về
giới tính, tình dục vẫn còn hạn chế
10


Có sự khác biệt trong mức độ hiểu biết về giới tính và tình dục giữa các lứa
tuổi của thanh thiếu niên trong trường
- Do nhận thức sai về tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính nên các bậc
cha mẹ gặp khó khăn trong việc nói chuyện và giáo dục giới tính cho con cái

của họ
- Giới tính là một vấn đề nhạy cảm nên những bậc cha mẹ gặp khó khăn trong
việc nói chuyện và giáo dục về vấn đề này
- Do những bậc cha mẹ thiếu thông tin về những vấn đề liên quan đến giới
tính nên không thể chia sẻ với con của mình
- Các yếu tố: nhà trường, phương tiện truyền thông, phong tục tập quán, tổ
chức đoàn thể, nhóm bạn chưa phát huy được ảnh hưởng tới việc giáo dục
giới tính cho thanh thiếu niên
Kết cấu của đề tài:
-

7.

Ngoài phần mở đầu, phụ lục và danh mục đề tài tài liệu tham khảo, đề tài chia làm
3 chương:




Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng
Chương 3: Kết luận, đề xuất

11


B.

NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH LỨA TUỔI THANH THIẾU NIÊN
1.1.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:

Lịch sử nghiên cứu của vấn đề giáo dục giới tính và tình dục trên thế giới bắt
đầu được phát triển từ đầu thế kỷ XX với một số tác phẩm có giá trị như:
cuốn “những rối loạn tình dục” của nhà tâm lý học người Áo Krapht Ebing, xuất bản
năm 1886, đây được coi là cuốn sách nghiên cứu về giới tính đầu tiên; ba bài thảo
luận “Lý thuyết tính dục” của nhà tâm lý học Áo gốc Tiệp Sigmund Freud xuất bản
năm 1905, là tác phẩm bàn về tính dục của con người; tác phẩm “ứng xử tình dục của
đàn ông” tác giả Kingsey xuất bản 1948; công trình nghiên cứu mang tên “cuộc điều
tra tính dục” của D.N. Zabanov và V.I. Iakovenko tiến hành từ năm 1903-1904, tác
phẩm “Colombia Mặt bằng cơ bản Sexological” của José Manuel González , MA,
Rubén Ardila , Tiến sĩ Pedro Guerrero , MD, Gloria Penagos , MD, và Bernardo
Useche , Tiến sĩ Translated by Claudia Rockmaker, MSW, và Luciane Raibin, MS
trong tác phẩm này người nghiên cứu thấy được nhiều điều bổ ích, bởi tác phẩm đã
đưa đến cho người đọc nhiều khía cạnh của giáo dục tình dục, giới tính. Đồng thời tác
phẩm nhấn mạnh tới yếu tố truyền thống có ảnh hưởng như thế nào tới nhu cầu tình
dục, người nghiên cứu cho rằng đây là một bài viết khá hay cho những người muốn
nghiên cứu sâu về tình dục. Trong bài viết của mình người nghiên cứu cũng vận dụng
được cách phân tích yếu tố của các tác giả. Tuy vậy, là tác phẩm dịch nên nhiều phần
người nghiên cứu cũng chưa được rõ (nhất là sự phân tích về đồng tính); ngoài ra còn
một số chương trình hoạt động nhằm ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS trên thế giới
Liên quan đến đề tài, ở Việt Nam đã có những bài viết, công trình nghiên cứu
sau:
Bài nghiên cứu “ Sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên Việt Nam” nằm trong
chương trình điều tra ban đầu của RHIYA (sang kiến sức khỏe thanh thiếu niên Châu
Á) do PGS. TS Nguyễn Thị Thiềng, ThS Lưu Bích Ngọc thực hiện, đã chỉ ra những

sai lầm trong kiến thức về giới tính nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Đề tài
được thực hiện vào năm 2006, với đối tượng là thanh thiếu niên ở độ tuổi 15 – 20. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng các kiến thức hợp về sức khỏe sinh sản – tình dục, tránh
thai và các bệnh liên quan đến đường tình dục được xác định ở mức biết ban đầu, chỉ
có 21% thanh thiếu niên được đánh giá là có kiến thức này. Trong đó, kiến thức về
sinh sản và phòng tránh thai được đánh giá là kém nhất trong các kiến thức về sức
khỏe sinh sản, chỉ có 46.7% thanh thiếu niên có kiến thức đúng về sinh sản. Kiến thức
về bệnh liên quan đến đường tình dục là kém thứ hai chỉ có 1/3 thanh thiếu niên được
12


hỏi nêu được tên ba loại bệnh trở lên, rất ít trong số đó biết được cách chữa trị và nơi
chữa trị. Kiến thức về sử dụng biện pháp tránh thai được đánh giá là kém thứ ba. Từ
những kết quả nghiên cứu này, đề tài đã cho chúng ta thấy một bức tranh về tổng quát
về kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản.
Bài viết “Tại sao cần giáo dục giới tính cho lứa tuổi Vị thành niên” của trang
cẩm nang sức khỏe cũng đã có bài viết nêu rõ một số nguyên nhân để chứng minh
rằng việc giáo dục kiến thức giới tính ở độ VTN là rất quan trọng. Trong bài viết này
tác giả cũng đã đưa ra những con số cụ thể của việc trẻ không được GDGT như: “Việt
Nam là nước đứng thứ 5 thế giới về tình trạng nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên.
Theo số liệu của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, tỷ lệ trẻ vị thành niên có thai trong
tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010 là 2.9%, năm 2011 là
3.1% và đến năm 2012 là 3.2% tương ứng với tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2.2%
năm 2010, 2.4% năm 2011 và 2.3% năm 2012.” Những số liệu cụ thể cũng đã phần
nào minh chứng cho việc giáo dục giới tính ở trẻ VTN là rất quan trọng và cần thiết.
Giúp các em trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản nhất về vấn đề giới tính chính là một
cách phòng tránh cho các em những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Bài viết “Người lớn là rào cản… khi giáo dục giới tính” của tác giả Lê Hiền
đăng trên báo Thanhnien online, bằng việc những số liệu nghiên cứu của Trung tâm
Sáng kiến sức khỏe và dân số tác giả đã chứng minh việc thiếu hụt kiến thức về giới

tính ở độ tuổi vị thành niên là rất lớn, đồng thời cũng chỉ ra những sai lầm trong quan
niệm của cha mẹ và thầy cô trong việc giáo dục giới tính. Theo tác giả việc giáo dục
giới tính trong nhà trường còn mang tính hàn lâm, khô cứng, không thiết thực, khiến
cho nó trở nên nhàm chán không thu hút được sự quan tâm và hứng thú của học sinh.
Vì thế, các em có xu hướng tự tìm hiểu, khám phá, đây chính là nguyên nhân dẫn đến
những suy nghĩ và hành vi lệch lạc về giới tính. Bài viết cũng thể hiện những mong
muốn của trẻ trong việc tiếp cận những thông tin về giới, họ mong muốn người lớn coi
chuyện tình yêu tình dục tuổi vị thành niên một cách nghiêm túc. Thông qua bài viết
tác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục về giới tính, mà vai trò của
người lớn đối với vấn đề này.
Trang vinaresearch.net đã có một khảo sát dựa trên nhóm đáp viên trực tuyến
Vinaresearch về vấn đề “giáo dục giới tính cho trẻ”. Ở đây trang đã khảo sát trực tuyến
các bậc cha mẹ độ tuổi 20 với 862 mẫu hợp lệ và cho ra các kết quả, số liệu cụ thể rõ
rang và chi tiết. Bài nghiên cứu với những câu hỏi thiết thực về vấn đề liên quan tới
vấn đề cha mẹ giáo dục giới tính cho con cái mặt khác mẫu nghiên cứu cũng đã cho
thấy được rằng các bậc phụ huynh chỉ thỉnh thoảng hay lúc con cái thắc mắc về vấn đề
giới tính mới bày tỏ, nói cho con hiểu nhưng mà vẫn không giải thích tỉ mỉ cho con
cái, nhưng giải thích cũng chỉ dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân. Hầu hết
13


các bậc phụ huynh ủng hộ vấn đề GDGT trong trường học nhưng cũng có một bộ phận
các phụ huynh không đồng ý vì sợ ảnh hưởng tới tâm lý trẻ nếu GDGT quá sớm. Bài
khảo sát cũng đã cho thấy được cha mẹ cũng đã có nhiều xu hướng nhìn nhận tích cực
về vấn đề GDGT cho trẻ, giúp trẻ nhận thức tốt về vấn đề giới tính. Thà vẽ cho hươu
chạy đúng đường còn hơn là để hươu chạy sai đường.
Một bài viết thuộc bản quyền của viện Xã hội học của tác giả Nguyễn Thị Tố
Quyên viết về vấn đề “giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình”. Tác giả đã đề cập
đến những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em không được giáo dục giới tính từ cha mẹ,
nhà trường do tâm lý ngại ngùng nên họ sẽ im lặng trước các câu hỏi liên quan tới giới

tính mà các em thắc mắc thì các em sẽ tò mò mà tìm đến các mạng xã hội, sách báo…
để thỏa mãn chí tò mò. Ngoài ra tác giả cũng đã nêu ra mục đích cuối cùng mà giáo
dục giới tính mang lại cho các em đó chính là trang bị những kiến thức tâm lý đặc
điểm của mỗi giới. Tác giả cũng đã có những số liệu cụ thể về tính cần thiết cũng như
mức độ hiểu biết về giới tính của các bậc cha mẹ trong đó thì phần lớn cha mẹ vẫn ý
thức được tầm quan trọng của những cuộc nói chuyện trao đổi trực tiếp với con cái.
Nhưng cũng có một số bộ phận cha mẹ vẫn còn chưa ý thức được tầm quan trọng của
GDGT cho thấy họ vẫn còn có những tầm nhìn hạn hẹp, theo xu hướng truyền thống
hơn là hiện đại. Thồng điệp mà tác giả gửi đến đó là cha mẹ cần nghiêm túc, tế nhị
trong giảng dạy về giới tính cho trẻ và không được đánh trống lảng hay bỏ mặc trẻ
trong những vấn đề nhạy cảm như giáo dục giới tính.
ThS. Đào Thị Vân Anh thuộc trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Phổ thông cũng
đã có bài viết “Cha mẹ với việc giáo dục giới tính trong gia đình”. Tác giả đã đưa ra
những dẫn chứng cụ thể cần thiết về việc GDGT cho trẻ, những nguyên nhân khách
quan và chủ quan, hậu quả của việc GDGT không đúng cách. Tác giả cũng đã nói
rằng: “Giáo dục tình dục thật ra có mục đích duy nhất là chuẩn bị cho con cái một tâm
lý phù hợp nhất trong cuộc sống yêu đương để rồi có một đời sống tình dục thực sự
hài lòng, thực sự hạnh phúc trong quan hệ vợ chồng sau này.” Việc cha mẹ GDGT hay
không GDGT cho con cái và giáo dục thế nào cho đúng và hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất
lớn tới việc phát triển tâm lý cũng như tình dục của trẻ bị sai lệch, hiểu sai về vấn đề
giới tính thì sẽ rất dễ mắc phải những hậu quả khôn lường. Tác giả cũng đã kết luận
rằng cần giáo dục giới tính cho trẻ tự nhiên, bình thường như các chương trình giáo
dục khác và phải có sự nối kết chặt chẽ hai chiều giữa cha mẹ và con cái. Những phân
tích cụ thể của Ths. Đào Thị Vân Anh đã cho ta thấy tầm quan trọng của cha mẹ về
vấn đề giáo dục giới tính đã viết cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện hơn về việc định hướng
và nhìn nhận, suy nghĩ đúng đắn của kiến thức về giới.
Bài viết “Giáo dục giới tính và thái độ của người lớn” của TS Thụy Anh đăng
trên website Tuoitre.vn. Bài viết đã cho chúng ta thấy, ngay từ khi còn rất nhỏ trẻ đã
14



có những thắc mắc, tò mò về vấn đề đầu tiên về giới tính chính đáng cần được bố mẹ
giải đáp rõ rang, khéo léo, dễ hiểu chứ không phải lảng tránh hoặc lờ đi. Bắt đầu từ
những hỏi – đáp như thế, bố mẹ có thể giáo dục giới tính cho con rất nhẹ nhàng và tự
nhiên. Nếu bố mẹ có thoie quan bỏ qua không đối mặt với những câu hỏi hóc búa của
con hoặc những câu hỏi liên quan đến các vấn đề tế nhị, không sớm thì muộn đứa trẻ
sẽ tiếp cận nguồn thông tin khác để thỏa mãn tò mò của mình. Vô hình chung, đây
chính là bước đầu tiên cho việc chính các phụ huynh bị sốc khi bé con khoe những
kiến thức thu nhặt được bên ngoài, từ các nguồn đáng tin hoặc chưa được kiểm chứng.
Cũng theo tác giả vai trò của bố mẹ hoặc giáo viên rất quan trọng. Họ phải vượt qua
được cảm giác ngại ngùng khi bàn về vấn đề này với trẻ và tỏ ra rất bình thản, đúng
mực, không hoảng hốt. Thái độ đó khiến trẻ nhìn vấn đề một cách khoa học hơn và
cũng không quá lo sợ khi nhìn ra thế giới. Thêm vào đó, người lớn phải có thái độ
chấp nhận đối mặt với bất kỳ vấn đề gì trẻ nêu ra, cũng lại một cách bình thản, để giữa
trẻ và người lớn có thể có những thảo luận thật sự, chân thành, không e ngại, cũng
không tự đánh lừa mình rằng “con/học trò của mình còn quá bé, chưa biết đến điều
này đâu”. Thái độ tôn trọng, bình tĩnh, tiếp nhận vấn đề và sẵn sàng cùng giải quyết
bất kỳ vấn đề nào của trẻ là thái độ cần có trong giáo dục giới tính.
Thông quan những bài viết, công trình nghiên cứu này. Đã cung cấp cho chúng
ta thấy một số thông tin phục vụ cho đề tài như là thực trạng việc giáo dục giới tính
hiện nay, những sai lầm trong quan niệm của những bậc cha mẹ, đồng thời còn giải
thích được một số nguyên nhân dẫn đến việc ngày càng nhiều trẻ nhận thức sai lệch về
giới tính. Từ đó, giúp đưa ra một số kiến nghị, giải pháp giúp các nha lãnh đạo có
những chiến lược phù hợp bớt tình trạng trên
1.2.
1.2.1.


Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm liên quan đến công tác xã hội trong trường học

Khái niệm công tác xã hội

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về CTXH tùy theo từng cá nhân và từng
khía cạnh tìm hiểu. Dưới đây là một số luận điểm, ý kiến, định nghĩa của một số
chuyên gia, tổ chức có uy tín hoạt động tại lĩnh vực xã hội và CTXH:
Khái niệm 1: Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt
động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay
khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều
kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996:5). CTXH tồn tại để cung
cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm,
cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống (Zastrow,1999:..)

15


Khái niệm 2: Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004):
Định nghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP. Nó không
phải là một hành động ban bổ của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống
thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình
Khái niệm 3: Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị
Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay
đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực
và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và
dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH
can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ.
Khái niệm 4: Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết
hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội,
nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh,
công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến
Trên cơ sở nhữn quan niệm, định nghĩa trên, người nghiên cứu có thể đưa ra một

khái niệm, định nghĩa về CTXH theo cách hiểu như sau: “Công tác xã hội là một
ngành, một nghề chuyên nghiệp, cung cấp các dịch vụ xã hội nhằm giải quyết các vấn
đề của cá nhân, nhóm và cộng đồng khi bàn thân cá nhân, nhóm và cộng đồng đó
không thể tự giải quyết đẻ lấy lại cân bằng cuộc sống”
CTXH hướng tới các thân chủ có hoàn cảnh khó khăn và dễ bị tổn thương gồm:









Trợ giúp người già, người tàn tật và người nhiễm HIV/AIDS;
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bạo hành, bị sao nhãng
Các nhóm người đặc biêt – dễ bị tổn thương (khuyết tật, người lang thang
kiếm sống, người nghiện ma túy, người nhiễm HIV, người già, phụ nữ bị
bạo hành)
Các cá nhân, cộng đồng hoặc các gia đình có vấn đề, mâu thuẫn, khủng
hoảng;
Học sinh, sinh viên có vấn đề trong các trường học;
Các bệnh nhân và gia đình của người bệnh, kể cả người tâm thần (tại các
bệnh viện và phòng khám);
Bất bình đẳng và bình đẳng giới.

CTXH dưới nhiều hình thức đa dạng của nó, nhằm vào vô số các tương tác
phức hợp giữa con người và các môi trường của họ. Sứ mạng của nó là tạo năng lực
giúp người dân phát triển tối đa tiềm năng, làm phong phú đời sống của họ, và văn
ngăn ngừa các trục trặc. CTXH chuyên nghiệp tập trung vào quá trình giải quyết các

vấn đề và sự thay đổi. Do đó, nhân viên CTXH là những tác nhân đổi mới trong xã
16


hội, trong đời sống của các cá nhân, gia đình, cộng đồng mà họ phục vụ. CTXH là một
hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành.
CTXH phát triển như là một chuyên ngành khoa học ứng dụng, cung cấp một
lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên môn bao gồm:
các giá trị, nguyên tắc, và những kỹ thuật nhằm giúp đỡ những thành phần yếu kém
trong xã hội có được các dịch vụ xã hội mong muốn, và các liệu pháp tâm lý cho cá
nhân, gia đình, và nhóm có vấn đề, hỗ trợ cộng đồng cải thiện các dịch vụ y tế và xã
hội.



Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Trên thế giới:

NVXH chuyên nghiệp là những người được đào tạo chuyên môn về CTXH từ
một trường đại học hoặc một định chế được công nhận, có cấp bằng chứng chỉ trong
ngành CTXH. NVXH thường làm việc trong các cơ quan CTXH thuộc chính phủ hoặc
phi chính phủ, một số làm việc với đối tượng cá nhân, trong khi đó có những NVXH
khác làm việc với nhóm hoặc cộng đồng.


Tại Việt Nam

Nghị định 08/2010 và Thông tư 07/2010 đã có những quy định và tiêu chuẩn
riêng về NVXH chuyên nghiệp, gồm 4 nhóm chính:
Nhân viên CTXH: trình độ trung cấp trở lên tại các ngành theo quy đinh.

Thực hiện một số nghiệp vụ cụ thể có yêu cầu đơn giản về lý thuyêt,
phương pháp và kĩ năng thực hành
 Công tác xã hội viên: Trình độ đại học trở lên chuyên ngành CTXH, có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ CTXH; trực tiếp hoặc chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ cơ bản về lý thuyết, phương pháp và kĩ năng thực hành
 Cộng tác viên xã hội: làm việc theo hợp đồng; hệ số lương 1,0; có chứng
chỉ, chứng nhận hoặc bằng cấp CTXH, XHH, tâm lý, giáo dục (tối thiểu
bằng trung cấp – 2015)
Khái niệm công tác xã hội trong trường học




Công tác xã hội được ra đời bắt nguồn từ các hoạt động chăm sóc nhân đạo,
hoạt động từ thiện, sự trợ giúp xã hội, dần dần chuyển từ các hoạt động nghiệp dư
thành các hoạt động chuyên nghiệp trên cơ sở được đào tạo một cách khoa học. Hiện
nay, công tác xã hội là một nghê, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá
nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức
năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ

17


nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội
đảm bảo an sinh xã hội.
Công tác xã hội hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, trẻ em,
người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo, gia đình và trường học… Trong mỗi một
lĩnh vực khác nhau, công tác xã hội đều có cách thức tiếp cận, kĩ năng làm việc khác
nhau cho từng đối tượng cần được giúp đỡ.
Công tác xã hội trong trường học hay còn gọi là công tác xã hội học đường là

một lĩnh vực trong công tác xã hội được thực hành trong trường học để giúp đỡ học
sinh, giáo viên hay cán bộ quản lý nhà trường tăng cường hoặc phục hồi năng lực thực
hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được
những mục tiêu trong dạy và học.
Công tác xã hội trong trường học là một lĩnh vực được thực hành thông qua việc
Nhân viên công tác xã hội vận dụng kiến thức, kĩ năng, nguyên tắc, phương pháp của
chuyên biệt của ngành làm việc cụ thể với các đối tượng trong trường học.


CTXH trong trường học là một lĩnh vực thực hành chuyên biệt của CTXH.
NVXh mang những kiến thức và kỹ năng được đào tạo bài bản đến hệ thống
trường học và những nhóm dịch vụ dành cho học sinh. CTXH trường học được
thiết lập nhằm tạo ra những bước tiến xa hơn trong mục tiêu giáo dục: xây dựng
một môi trường giảng dạy, học tập, việc thực hiện nhân quyền cũng như sự tự
tin cho học sinh. Các trường học cần NVXH để nâng cao khả năng đáp ứng
nhiệm vụ đào tạo; đặc biệt là sự hợp tác của gia đình – nhà trường – xã hội là
chìa khóa để các trường hoàn thành sứ mệnh này

Như vậy, đối tượng được xác định cụ thể trong trường học là học sinh, giáo
viên, cán bộ quản lý trong nhà trường và phụ huynh học sinh. Có thể thấy rằng các đối
tượng trong trường học là khác nhau, mỗi thân chủ là một cá thể riêng biệt với những
vấn đề khác nhau. Chính vì vậy đòi hỏi Nhân viên công tác xã hội cần mềm dẻo, linh
hoạt trong việc áp dụng các kiến thức, kĩ năng khi thực hiện hoạt động can thiệp và trợ
giúp
Mục đích chính của việc trợ giúp là tăng cường hoặc phục hồi chức năng xã hội
và tạo những điều kiện thích hợp trong việc dạy và học. Như vậy, dù hoạt động trợ
giúp của Nhân viên công tác xã hội đối với đối tượng nào thì cũng đi đến đích cuối
cùng là tạo môi trường giáo dục thuận lợi nhất cho học sinh. Có thể thấy rằng dù hoạt
động trợ giúp đó là gì nhân viên công tác xã hội cũng cần kết nối đối trượng kể trên để
hỗ trợ nhau giải quyết những vấn đề liên quan trong trường học

1.2.2.

Khái niệm về giáo dục giới tính
18




Khái niệm giới và giới tính
 Khái niệm giới tính

Giới tính trước hết là những đặc tính hay đặc điểm của giới (theo Thái Thị Ngọc
Dư, giới và phát triển, 2006). Bao gồm các mặt tâm lý, sinh lý, mặt xã hội.
Về mặt tâm lý: nam – nữ có tâm lý khác nhau. Nữ có khả năng tư duy cao trong
những lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ, kéo léo còn nam mạnh về đường lối tư duy. Tình cảm
ở nam là sự mạch lạc, rõ rang, ở nữ thì thường không rõ ràng, dễ chan hòa tình cảm
này và tình cảm khác.
Về mặt sinh lý: Có những biến đổi trong cơ thể nam như vỡ giọng, mọc râu ở
nam,…; ở nữ có ngực nở, có khả năng mang thai…
Về mặt xã hội: Xã hội đánh giá nam nữ khác nhau. Xã hội đòi hỏi nam phải
chững chạc, dũng cảm, cao thượng còn nữ giới thì phải nhu mì kín đáo, thủy chung,
đảm đang. Xã hội phân công lao động nam – nữ khác nhau. Nam thường làm việc
nặng, đi xa, nguy hiểm còn nữ thì thường được ưu tiên làm việc nhẹ nhàng, đòi hỏi sự
khéo léo. Như vậy có thể hiểu giới tính là tất cả những đặc điểm riêng biệt tạo nên sự
khác biệt giữa nam và nữ (theo Thái Thị Ngọc Dư, giới và phát triển, 2006)
Giới tính được hiểu là sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về mặt sinh học,
mang tính bẩm sinh, đồng nhất và không thể thay đổi. Ví dụ nam có tinh trùng, nữ có
kinh nguyệt, mang thai,… (Trích lược Tài liệu khảo sát giới và phát triển, trường Đại
học Lao động xã hội, 2008, trang 13)
Ở trong bài viết của mình người nghiên cứu sử dụng khái niệm giới tính của tài

liệu chuyen khảo giới và phát triển của trường Đại học Lao động xã hội, 2008, trang
13. Bởi khái niệm này miêu tả đúng tính chất của giới tính về mặt sinh học của con
người


Khái niệm giới

Giới có thể được hiểu theo mặt sinh học, là một tập hợp những đặc điểm sinh lý cơ
thể đặc trưng ở con người. Những đặc điểm sinh lý cơ thể thường bao gồm các đặc
điểm về di truyền, những hệ cơ quan sinh lý cơ thể mà điển hình quan trọng nhất là cơ
quan sinh dục. Ở con người có hai loại hệ cơ quan sinh dục là hệ cơ quan sinh dục
nam và hệ cơ quan sinh dục nữ quy định hai giới là nam giới và nữ giới (theo Thái Thị
Ngọc Dư, giới và phát triển, 2006)
“Giới là một tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh học cơ bản giống
nhau” (một số vấn đề tâm lý về tâm lý và giới tính – Bùi Ngọc Oánh Đại học Sư Phạm
Thành phố Hồ Chí Minh)
19


Giới là một phạm trù được sử dụng để nói về các vai trò, thái độ và giá trị của giới
tính do sự kỳ vọng các cộng đồng xã hội gán cho; là sự khác nhau giữa phụ nữ và nam
giới về mặt xã hội, mang tính xã hội, không đồng nhất và có thể thay đổi được (Trích
lược Tài liệu chuyên khảo Giới và phát triển trường Đại học Lao động xã hội, năm
2008, trang 12)
Sau khi nghiên cứu các khái niệm thì người nghiên cứu chọn sử dụng khái nieemh
của tài liệu chuyên khảo Giới và phát triển trường Đại học Lao động xã hội, 2008,
trang 12. Bởi đây là khái niệm phản ánh đúng tính chất của giới về mặt xã hội, nhấn
mạnh vai trò xã hội của nam và nữ



Sự khác nhau giữa giới và giới tính

Người nghiên cứu sử dụng hai khái niệm giới tính và giới của tài liệu chuyên khảo
Giới và phát triển trường Đại học Lao động xã hội, năm 2008 để so sánh. Từ sự so
sánh này sẽ giúp nhấn mạnh khái niệm giới tính mà người nghiên cứu sử dụng, tránh
sự hiểu nhầm trong các khái niệm.
Bảng 1: So sánh khái niệm giới và giới tính
Giới tính
Giới
- Đặc trưng sinh học, bẩm sinh
- Đặc trưng xã hội, văn hóa, truyền
Ví dụ: Nam có tinh trùng, nữ mang thai, thống, con người thông qua học hỏi mới
nuôi con,…

Ví dụ: Nữ chăm sóc con, nội trợ,…
Nam lo kinh tế,…
- Có sự đồng nhất trên toàn thế giới
- Không đồng nhất trên toàn thế giới…
Ví dụ : phụ nữ trên toàn thế giới đều Ví dụ: ở Nhật thì phụ nữ ở nhà chăm
sinh con, nuôi con…
con,… ở Mỹ thì phụ nữ, nam giới đều
có thể làm lãnh đạo.
- Mang tính chất ổn định và không thay - Có thể thay đổi theo thời gia do các
đổi
nhân tố bên ngoài
Ví dụ: Nam giới không thể nuôi con Ví dụ: phụ nữ thời xưa không được đi
bằng sữa
học, ngày nay thì phụ nữ có thể học và
đỗ cao. Nam giới xưa không thể ở nhà
lo nội trợ thì nay có thể

Mặc dù như vậy nhưng theo quan điểm của người nghiên cứu thì với sự tiến bộ
khoa học kỹ thuật thì giới tính giờ đây có thể thay đổi được, từ đó dẫn đến giới tính
thay đổi. (ví dụ: Nam có thể chuyển giới tính thành nữ, nữ chuyển giới tính nam, từ đó
thì công việc, vai trò,…của họ cũng thay đổi theo giới tính mà họ chọn).
Khái niệm “Giáo dục giới tính”
Khái niệm giáo dục

-

20


Giáo dục là sự truyền thụ kinh nghiệm này choc ho người khác, từ thế hệ trước
cho các thế hệ sau. (Trích lược giáo trình xã hội học đại cương và chuyên biệt, nhà
xuất bản Lao động xã hội, 2008, trang 296)
Giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của con
người được giáo dục. (Theo từ điển tiếng Việt)
-

Khái niệm giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáo dục có
thiên nhi, thanh thiếu nhi có một thái độ đúng đắn với các vấn đề giáo dục giới tính
(theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục giới tính, 1999)
Theo TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn thì giáo dục giới tính hiểu theo nghĩa rộng gồm
nhiều nội dung: Giáo dục giới tính cho trẻ, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân, giáo
dục về giới tính tuổi dậy thì, giáo dục về tình bạn – tình yêu, tâm sinh lý hôn nhân
Theo định nghĩa của ngành y tế, giáo dụng giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả
việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khỏe sinh sản, các
quan hệ tính cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các kía cạnh khác

của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông
qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khỏe
cộng đồng.
Theo PGS.TS Bùi Ngọc Oánh thì giáo dục giới tính gồm 4 nội dung chính sau:








Những tri thức và tâm sinh lý người trong đó có những đặc điểm về sinh
lý tính dục (các hiện tượng như: kinh nguyệt, sự phát triển cơ thể, sinh
nở, kiến thức về sức khỏe giới tính, các bệnh lý tình dục,…)
Những đặc điểm giới tính về đạo đức, về xã hội thẩm mỹ như cách cư xử
với mọi người, với bạn khác giới, tác phong tư thế và phẩm chất đạo đức
theo giới tính riêng, quan niệm về cái đẹp giới tính, những vấn đề pháp
luật liên quan đến cuộc sống giới tính và gia đình (luật hôn nhân gia đình,
luật phòng chống bạo hành gia đình, bình đẳng giới,…)
Những quan hệ về bạn khác giới và tình yêu nam nữ như bản chất của
tình yêu, sự cư xử trong tình yêu, quy luật của tình yêu, việc xây dựng
nên một tình yêu chân thực, chân chính
Những vấn đề về hôn nhân và đời sống gia đình như bản chất của hôn
nhân, điều kiện để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, sự chuẩn bị của
cuộc sống gia đình.

Giáo dục giới tính có thể được dạy một cách không chính thức, như khi một ai
đó nhận được thông tin từ một cuộc trò chuyện với cha mẹ, bạn bè, người lãnh đạo tôn
21



giáo, hay qua truyền thông. Nó cũng có thể được truyền dạy qua các tác giả với các tác
phẩm về giới tính, chuyên mục báo chí, hay qua các trang web về giáo dục giới tính.
Giáo dục giới tính chính thức diễn ra khi các trường học hay người cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe thực hiện điều này.
Thỉnh thoảng giáo dục giới tính chính thức được dạy như một chương trình đầy
đủ như một phần của chương trình học tại các trường trung học hay trung học cơ sở. Ở
những trường hợp khác nó chỉ là một bài học bên trong một lớp học rộng hơn về sinh
học, sức khỏe, kinh tế gia đình hay giáo dục thể chất. Một số trường không dạy giáo
dục giới tính, bởi nó vẫn là một đề tài gây tranh cãi ở một số quốc gia, đặc biệt là Hoa
Kỳ (đặc biệt vấn đề độ tuổi trẻ em cần nhận được sự giáo dục như vậy, số lượng chi
tiết liên quan, và các chủ đề khuynh hướng tình dục ví dụ như cách thực hiện, tình dục
an toàn, thủ dâm, tình dục trước hôn nhân và đạo đức tình dục).
Giáo dục giới tính giúp thanh thiếu niên có một quan điểm tích cực về tình dục,
đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ có được thái độ và hành vi đúng,
hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình. Các chương trình giáo dục
giới tính cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Một số quản điểm lo ngại rằng nếu cung cấp cho thanh thiếu niên những thông
tin và giúp chung phòng ngừa việc có thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
sẽ vô tình thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và bừa bãi. Tuy nhiên, thực tế thực
hiện giáo dục giới tính ở nhiều nước cho thấy hoàn toàn ngược lại. Tổ chứ Y tế thế
giới (WHO) đã khảo sát 19 chương trình giáo dục giới tính trường học ở nhiều nước,
tất cả đều có thấy trẻ có hoạt động tình dục trễ hơn, giảm hoạt động tình dục, biết cách
sử dụng các biện pháp ngừa thai một cách hiệu quả, và hoàn toàn không thúc đẩy trẻ
cps hoạt động tình dục sớm và nhiều hơn. Giáo dục giới tính hiệu quả nhất khi thực
hiện trước khi trẻ bước vào tuổi hoạt động tình dục. Các bước tích cực này sẽ giúp
khuyến khích trẻ không hoạt động tình dục sớm và biết cách sinh hoạt tình dục một
cách an toàn, giảm thiểu thai ngoài ý muốn ở các em.
Cuộc sống hoàn toàn không dễ dàng đối với thanh thiếu niên, nhất là trong hoàn

cảnh kinh tế xã hội hiện nay, đặc biệt đối với những trẻ không được chuẩn bị đầy đủ
để đối mặt với các vấn đề đặc thù của lứa tuổi. Thực trạng hiện nay đã và đang cho
thấy điều đó. Nếu chúng ta mong đợi thanh thiếu niên những quyết định đúng đắn, có
trách nhiệm trước những cạm bẫy và thách thức của xã hội, chúng ta phải đảm bảo trẻ
được cung cấp đầy đủ thông tin, kỹ năng và phương tiện để quyết định và các giá trị
chúng cần tôn trọng và thực hiện. Chúng ta cần nhận thức rằng đã đến lúc để đặt kế
hoạch cho tương lai và chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó
-

Giáo dục giới tính có sự khác biệt với giáo dục tình dục?
22


Mục tiêu của GDGT là chuẩn bị cho tuổi mới lớn về tâm lý trước phát triển sinh
lý, về nhận thức để định hình nhân cách, tạo sức mạnh nội tâm đề kháng trước những
bùng nổ giới tính của bản năng có thể gây hại cho bản thân, xung quanh
Giáo dục những hiểu biết về tâm lý, sinh lý, vệ sinh tuổi dậy thì, những biến đổi
và khác biệt về tính cách em trai em gái do các hocmon từ các tuyến sinh dục gây ra;
giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái ở thanh thiếu
niên với cha mẹ, an hem trong gia đình; hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình
yêu, hiểu biết những thất bại tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu vượt
qua trái cấm; giáo dục bạn trai biết tự trọng, tôn trọng bảo vệ bạn gái, có bản lĩnh biết
tự kiềm chế để chứng minh cho một tình yêu lành mạnh nếu nó chớm nở; giáo dục kỹ
năng phòng vệ cho các em gái, và rất nhiều nội dung khác xoay quanh tâm lý giới tính
tuổi mới lớn giúp các em tự tin, tự chủ, tự hoàn thiện nhân cách, tự nhận thức để thay
đổi hành vi, vững vàng nói “không” trước cám dỗ của bản năng ở độ tuổi phát dục
Như vậy GDGT và giáo dục tình dục tiếp cận giới trẻ ở hai độ tuổi khác nhau
nên nội dung khác biệt rất lớn, khiến không thể thay thế hay lồng ghép vào nhau được
1.2.3.



Khái niệm thanh thiếu niên
Khái niệm lứa tuổi thanh thiếu niên

Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới thì “Vị thành niên là những người
trong độ tuổi từ 10 – 19. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 – 24 tuổi”
Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên – thanh niên
của khối Liên minh châu Âu (EU) và Qũy Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ
tuổi 15 – 24 tuổi
Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam xác định vị thành niên – thanh niên là 10 –
24 tuổi
Theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8
Quốc hội khóa XI và được Chủ tích nước công bố tại lệnh số 24/2005/L/CTN ngày
09/12/2005 thì độ tuổi của thanh niên là “từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”
Từ những định nghĩa trên người nghiên cứu đưa ra cách hiểu về khái niệm
thanh thiếu niên: Thanh thiếu niên là một nhóm xã hội đặc thù. Những nét đặc trưng
của thanh thiếu niên hoàn toàn giống với các nhóm xã hội khác. Thanh thiếu niên
được phân chia theo độ tuổi:
Thiếu niên từ những em có độ tuổi từ 11 – 16 tuổi
 Thanh niên là những người có độ tuổi từ 16 – 30 tuổi
Khái niệm “Công tác xã hội trong giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niên”


1.2.4.

23


Công tác xã hội trong giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niên có thể hiểu là một
lĩnh vực thực hành chuyên biệt của CTXH. NVXH mang những kiến thức và kỹ năng

được đào tạo bài bản về vấn đề giáo dục giới tính đến hệ thống trường học và cho các
em học sinh. CTXH trong giáo dục giới tính được thiết lập nhằm giúp thanh thiếu niên
có một quan điểm tích cực về tình dục, cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ có
được thái độ vag hành vi đúng đắn, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định
của mình. Đồng thời NVXH là người kết nối các em đến gia đình, nhà trường và các
tổ chức xã hội
1.3.

Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh thiếu niên

Theo giáo trình Tâm lý học phát triển nhà xuất bản giáo dục 2008, giáo trình
hành vi con người và môi trường xã hội trường Đại học Lao động xã hội 201, thì đặc
điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 12 – 18 tuổi là:
Sang đầu tuổi thiếu niên 12 – 14 tuổi có một sự phát triển đột biến về sinh lý,
đặc biệt là sự phát triển nhanh của hệ cơ quan sinh dục làm cho giới tính và ý thức về
giới tính của trẻ phát triển mạnh. Cơ thể trẻ lúc này diễn ra những thay đổi lớn (nam
mọc râu, bể giọng, xuất hiện lông ở vùng kín, nổi mụn trứng cá, có hiện tượng mộng
tinh…; nữ phát triển ngực, có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục có sự thay đổi theo chiều
hướng hoàn thiện hơn…Tất cả những hiện tượng trên đều do tác động của các hoocmôn sinh dục. Đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này chính là thời kỳ phát dục. thời ký này
các em bắt đầu quan tâm tới các bạn khác giới, có những rung động đầu đời, e dè và
kín đáo trong giao tiếp hơn. Ở lứa tuổi này các em đã có thể thực hiện được chức năng
sinh sản. Tuy nhiên, các em chưa thật sự trưởng thành về mặt cơ thể và nhất là về mặt
xã hội.
Đặc điểm tâm lý cơ bản:







Sự phát triển các quá trình nhận thức như: tri thức, trí nhớ tư duy logic
trừu tượng đóng vai trò chủ đạo, khả năng phân tích tổng hợp, chú ý chủ
định. Đời sống tình cảm không ổn định, thất thường, xuất hiện tình cảm
khác giới mang tính ý thức
Mang khuynh hướng nổi loạn muốn làm người lớn (hoạt động tích cực để
chứng tỏ, chống đối để bảo vệ ý kiến). Đồng thời giai đoạn này sẽ gặp
khủng hoảng tâm lý do bước vào độ tuổi bắt đầu dậy thì. Sự phát triển
nhân cách phát triển về ý chí và sự tự ý thức
Về mặt xã hội các em bắt đầu có sự giao tiếp rộng hơn, nhiều mối quan
hệ bạn bè, tham gia tích các hoạt động tập thể. Muốn thể hiện bản thân
thông qua thành tích học tập

24


Độ tuổi đầu thanh niên từ 15 – 18 tuổi có những thay đổi về sinh lý: Đây
là thời kỳ nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng cơ thể chậm
lại đần tiến tới ổn định. Hệ thần kinh phức tạp hơn về cấu tạo và chức
năng. Phát triển dần hoàn thiện về tư duy, ngôn ngữ và phẩm chất ý chí.
Giới tình đi vào ổn định, quá trình phát dục không ổn định, có cảm giác
sợ hãi và so sánh với các bạn cùng tuổi
 Sự phát triển nhận thức: tri giác phát triển có mục đích, chịu sự điều
khiển của tín hiệu ngôn ngữ nhưng dễ phân tán, vội vàng. Trí nhớ chủ
định phát triển, ngôn ngữ hoàn thiện, sự chú ý (biết lựa chọn, phân phối
chú ý). Tư duy phát triển theo hướng độc lập, sáng tạo những vẫn mang
sự cảm tính. Đã phát triển tưởng tượng tái tạo và sáng tạo mang màu sắc
cảm xúc.
 Đời sống tình cảm: thể hiện tính tự lập, hướng đến bạn bè. Phát triển tình
cảm đạo đức, thẩm mỹ. Xuất hiện tình cảm, tình yêu nam nữ
 Bắt đầu hình thành sự tự ý thức, thế giới quan và lên kế hoạch cho cuộc

sống của mình, lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai và nỗ lực phấn đấu
cho mục tiêu. Ở lứa tuổi này thường thích tham gia nhiều hoạt động xã
hội, biết bày tỏ quan điểm một cách rõ ràng và luôn bảo vệ ý kiến của bản
thân. Đồng thời lứa tuổi đầu thanh niên thì nhu cầu trong giao tiếp tăng
cao, có xu hướng độc lập, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm trong hành
vi và luôn thể hiện người lớn (nhưng thực tế trong nhiều tình huống vẫn
cư xử mang tính trẻ con)
Vai trò của công tác xã hội trong trường học.
Vai trò của công tác xã hội trong trường học.


1.4.
1.4.1.

Trong quá trình phát triển của CTXHTH trên thế giới và đặc biệt là trong các đại
hội quốc tế lần thức nhất vào năm 1999 và lần thứ hai vào năm 2003, vai trò của công
tác xã hội học đường đã dần được củng cố và khẳng định, cụ thể là sự tác động vào 4
đối tượng ở học đường là học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo và các cán bộ quản lý giáo
dục
Với học sinh:
+ Giúp giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng thần kinh
+ Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm trí
+ Giúp học sinh khai thác và phát huy những điểm mạnh và thành công trong
học tập
+ Có được năng lực cá nhân và xã hội, cụ thể là giúp các em giảm những hành
vi như: không hoàn thành việc học tập; hung hang, gây gổ với bạn, không kiểm
soát được mình; không có quan hệ với bạn đồng lứa và người lớn; bị lạm dụng
thể chất; chán học; bị trầm cảm; có những dấu hiệu, hành vi tự tử.
 Với các bậc phụ huynh



25


×