Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô tuyến đồng xoài thành phố hồ chí minh và sự hài lòng của hành khách đối với dịch vụ này tại công ty TNHH vận tải thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
---------------------

Võ Thị Thu Nga

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ TUYẾN ĐỒNG
XOÀI – TP HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ HÀI LÒNG
CỦA HÀNH KHÁCH ĐỐI VỚI DỊCH VỤ NÀY
TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI THÀNH CÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
---------------------

Võ Thị Thu Nga

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ TUYẾN ĐỒNG XOÀI
– TP HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA
HÀNH KHÁCH ĐỐI VỚI DỊCH VỤ NÀY TẠI
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI THÀNH CÔNG
Chuyên ngành
Mã số


: Quản trị kinh doanh
: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THẾ HOÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan bài viết này là kết quả của quá trình học tập và là công
trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các số liệu điều tra, thu thập được từ các
nguồn thông tin đáng tin cậy, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực,
khách quan và chưa được công bố trong bất kỳ tài liệu nào
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên.

Tác giả

Võ Thị Thu Nga


MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình

TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................. 1
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH VÀ VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 3
1.1 Tổng quan về dịch vụ vận tải hành khách ............................................................. 3
1.1.1 Khái niệm dịch vụ vận tải .................................................................................. 3
1.1.2 Một số khái niệm cơ bản trong dịch vụ vận tải hành khách .............................. 3
1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ vận tải hành khách .......................................................... 4
1.1.4 Phân loại dịch vụ vận tải hành khách ................................................................. 5
1.2 Tổng quan ngành dịch vụ vận tải tại Việt Nam .................................................... 6
1.3 Tình hình tuyến vận tải cố định ĐX – TPHCM .................................................... 7
1.4 Tổng quan về Công ty TNHH vận tải Thành Công .............................................. 8
1.4.1 Giới thiệu chung ................................................................................................. 8
1.4.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH vận tải Thành Công ....... 8
1.4.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH vận tải Thành Công ................................ 11
1.4.4 Tình hình lao động tại Công ty TNHH vận tải Thành Công ........................... 11
1.4.5 Tình hình về luồng tuyến và phương tiện của Công ty TNHH vận tải Thành
Công .......................................................................................................................... 12
1.4.6 Cơ cấu vận hành và lịch trình tuyến ĐX - TPHCM ......................................... 12
1.5 Vấn đề nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 13
1.5.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 13
1.5.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 14
1.5.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 14


1.5.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 14
1.5.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................................................. 15
1.5.6 Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 16
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT ........................................................... 17
2.1 Tổng quan về dịch vụ và chất lượng dịch vụ ...................................................... 17
2.1.1 Tổng quan về dịch vụ ....................................................................................... 17

2.1.2 Tổng quan về chất lượng dịch vụ ..................................................................... 17
2.2 Chất lượng dịch vụ vận tải hành khách ............................................................... 21
2.3 Lý thuyết về sự thoả mãn của khách hàng .......................................................... 22
2.3.1 Khái niệm về sự thoả mãn của khách hàng ...................................................... 22
2.3.2 Vì sao phải làm hài lòng khách hàng ............................................................... 23
2.3.3 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thoả mãn của khách hàng ........... 23
2.4 Mô hình nghiên cứu trước đây ............................................................................ 24
2.4.1 Nghiên cứu Friman et al. (2001) ...................................................................... 24
2.4.2 Nghiên cứu của Nguyễn Quang Thu và cộng sự (2008) .................................. 25
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ................................................... 25
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 29
3.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 29
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................. 29
3.1.2 Nghiên cứu chính thức .................................................................................... 30
3.1.3 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 34
3.2 Xây dựng thang đo .............................................................................................. 34
3.2.1 Thang đo chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX – TPHCM ............. 35
3.2.2 Thang đo mức độ thoả mãn của hành khách .................................................... 37
Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 39
4.1 Thống kê mô tả.................................................................................................... 39
4.2 Đánh giá thang đo ............................................................................................... 42
4.2.1 Độ tin cậy (Cronbach Alpha) ........................................................................... 42
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ................... 45


4.2.3 Điều chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................... 51
4.2.4 Phân tích hồi quy tuyến tính bội ...................................................................... 54
4.2.4.1 Kiểm định hệ số tương quan ......................................................................... 54
4.2.4.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy................................................. 56
4.2.4.3 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính .............. 57

4.2.4.4 Phương trình biểu diễn mô hình hồi quy ...................................................... 59
4.3 Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng của hành khách theo đặc điểm cá
nhân ........................................................................................................................... 62
4.3.1 Kiểm định về sự khác biệt giới tính đến mức độ hài lòng của hành khách về
chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX-TPHCM ......................................... 62
4.3.2 Kiểm định về sự khác biệt nhóm tuổi đến mức độ hài lòng của hành khách về
chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX-TPHCM ......................................... 63
4.3.3 Kiểm định về sự khác biệt thành phần xã hội đến mức độ hài lòng của hành
khách về chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX-TPHCM.......................... 64
4.3.4 Kiểm định về sự khác biệt trình độ học vấn đến mức độ hài lòng của hành
khách về chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX-TPHCM.......................... 65
4.3.5 Kiểm định về sự khác biệt thu nhập cá nhân đến mức độ hài lòng của hành
khách về chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX-TPHCM.......................... 66
4.4 Đánh giá chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX – TPHCM tại Công ty
TNHH vận tải Thành Công ....................................................................................... 67
4.4.1 Yếu tố “Sự an toàn” ......................................................................................... 67
4.4.2 Yếu tố “Năng lực phục vụ” .............................................................................. 67
4.4.3 Yếu tố “Thái độ phục vụ của tài xế” ................................................................ 68
4.4.4 Yếu tố “Thái độ phục vụ của nhân viên” ......................................................... 68
4.4.5 Yếu tố “Trạm dừng nghỉ” ................................................................................ 69
4.4.6 Mức độ hài lòng của hành khách đối với chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tô
tuyến ĐX – TPHCM tại Công ty TNHH vận tải Thành Công.................................. 70
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 72
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 72


5.2. Các hàm ý quản trị ............................................................................................ 72
5.2.1 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX –
TPHCM cho các doanh nghiệp VTHK trên tuyến .................................................... 72
5.2.1.1 Vấn đề về sự an toàn ..................................................................................... 72

5.2.1.2 Vấn đề về năng lực phục vụ .......................................................................... 73
5.2.1.3 Vấn đề về thái độ phục vụ của tài xế ............................................................ 74
5.2.1.4 Vấn đề về thái độ phục vụ của nhân viên ..................................................... 75
5.2.1.5 Vấn đề về trạm dừng nghỉ ............................................................................. 75
5.2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX TP. HCM cho Công ty TNHH vận tải Thành Công.................................................. 76
5.3 Kiến nghị chung .................................................................................................. 77
5.4 Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................... 78
5.5 Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................ 78
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
VTHK

Vận tải hành khách

ĐX

Đồng Xoài

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

GTĐB

Giao thông đường bộ

QH


Quốc hội



Quyết định

BGTVT

Bộ giao thông vận tải

TT

Thông tư

HTX

Hợp tác xã

TNGT

Tai nạn giao thông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

GTVT

Giao thông vận tải


CBCNV

Cán bộ công nhân viên

BQL

Ban quản lý

PL

Phước Long

TP

Thành phố

VN

Việt Nam

VTHKCC

Vận tải hành khách công cộng

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Cơ cấu lao động của Công ty TNHH vận tải Thành Công ...................... 11
Bảng 1.2 : Cơ cấu tuyến hoạt động của Công ty TNHH vận tải Thành Công .......... 12
Bảng 1.3 : Cơ cấu xe vận hành trên tuyến ĐX – TPHCM ........................................ 12
Bảng 1.4 : Lịch xuất bến của tuyến xe ĐX – TPHCM ............................................. 12
Bảng 3.1 : Yếu tố sự an toàn ..................................................................................... 35
Bảng 3.2 : Yếu tố năng lực phục vụ .......................................................................... 35
Bảng 3.3 : Yếu tố thái độ phục vụ của tài xế và nhân viên ....................................... 36
Bảng 3.4 : Yếu tố phương tiện xe ô tô ...................................................................... 36
Bảng 3.5 : Yếu tố trạm dừng nghỉ ............................................................................. 37
Bảng 3.6 : Thang đo mức độ thoả mãn của hành khách ........................................... 37
Bảng 4.1 : Thống kê về giới tính ............................................................................... 39
Bảng 4.2 : Thống kê về nhóm tuổi ............................................................................ 39
Bảng 4.3 : Thống kê về thành phần xã hội................................................................ 40
Bảng 4.4 : Thống kê về trình độ văn hoá .................................................................. 40
Bảng 4.5 : Thống kê về thu nhập .............................................................................. 40
Bảng 4.6 : Thống kê mô tả về mức độ hài lòng của hành khách (Biến HL) ............ 41
Bảng 4.7 : Hệ số tin cậy của các yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ VTHK
bằng ô tô tuyến ĐX – TPHCM............................................................ 42
Bảng 4.8 : Hệ số tin cậy của thang đo mức độ hài lòng của hành khách .................. 45
Bảng 4.9 : Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo
mức độ hài lòng của hành khách ......................................................... 45
Bảng 4.10 : Kiểm định KMO and Bartlett's Test lần đầu ......................................... 45
Bảng 4.11 : Kết quả phân tích nhân tố EFA của thang đo chất lượng dịch vụ
VTHK bằng ô tô tuyến ĐX – TPHCM lần đầu ................................... 47
Bảng 4.12 : Hệ số tin cậy của các yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ VTHK
bằng ô tô tuyến ĐX - TPHCM sau khi phân tích EFA lần đầu........... 48
Bảng 4.13 : Kiểm định KMO and Bartlett's Test lần 2 ............................................. 49



Bảng 4.14 : Kết quả phân tích EFA lần 2 của thang đo chất lượng dịch vụ
VTHK bằng ô tô tuyến ĐX – TPHCM ............................................... 50
Bảng 4.15 : Kiểm định KMO and Bartlett's Test của yếu tố đo lường mức độ hài
lòng của hành khách ............................................................................51
Bảng 4.16 : Tổng phương sai trích của thang đo mức độ hài lòng của hành
khách....................................................................................................51
Bảng 4.17 : Kết quả phân tích EFA của thang đo mức độ hài lòng của hành
khách....................................................................................................51
Bảng 4.18 : Kết quả thống kê mô tả các nhân tố đo lường chất lượng dịch vụ
VTHK bằng ô tô tuyến ĐX – TPHCM................................................ 55
Bảng 4.19 : Thống kê phân tích các hệ số hồi quy ................................................... 56
Bảng 4.20 : Phân tích phương sai ANOVA .............................................................. 57
Bảng 4.21 : Phân tích các hệ số hồi quy....................................................................59
Bảng 4.22 : Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu điều
chỉnh ....................................................................................................60
Bảng 4.23 : Kết quả Independent-Sample T-test thống kê nhóm theo giới tính .......62
Bảng 4.24 : Kết quả Independent-Sample T-test so sánh mức độ hài lòng về
chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX-TPHCM theo giới
tính .......................................................................................................63
Bảng 4.25 : Kết quả kiểm định phương sai giữa các nhóm tuổi ............................... 63
Bảng 4.26 : Kết quả One-way ANOVA so sánh mức độ hài lòng về chất lượng
dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX-TPHCM theo nhóm tuổi ............64
Bảng 4.27 : Kết quả kiểm định Levene phương sai đồng nhất giữa các thành
phần xã hội .......................................................................................... 64
Bảng 4.28 : Kết quả One-way ANOVA so sánh mức độ hài lòng về chất lượng
dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX-TPHCM theo thành phần xã
hội ........................................................................................................65
Bảng 4.29 : Kết quả kiểm định Levene phương sai đồng nhất giữa trình độ học
vấn .......................................................................................................65



Bảng 4.30 : Kết quả One-way ANOVA so sánh mức độ hài lòng về chất lượng
dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX-TPHCM theo trình độ học vấn .. 66
Bảng 4.31 : Kết quả kiểm định Levene phương sai đồng nhất giữa thu nhập cá
nhân ..................................................................................................... 66
Bảng 4.32 : Kết quả One-way ANOVA so sánh mức độ hài lòng về chất lượng
dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX-TPHCM theo thu nhập cá
nhân ..................................................................................................... 66
Bảng 4.33 : Kiểm định giá trị trung bình biến AFT “sự an toàn” đối với biến
HXE “Hãng xe” ................................................................................... 67
Bảng 4.34 : Kiểm định giá trị trung bình biến NFT “Năng lực phục vụ” đối với
biến HXE “Hãng xe” ........................................................................... 68
Bảng 4.35 : Kiểm định giá trị trung bình biến TFT1 “Thái độ phục vụ của tài
xế” đối với biến HXE “Hãng xe” ........................................................ 68
Bảng 4.36 : Kiểm định giá trị trung bình biến TFT2 “Thái độ phục vụ của nhân
viên” đối với biến HXE “Hãng xe” ..................................................... 69
Bảng 4.37 : Kiểm định giá trị trung bình biến TRFT “Trạm dừng nghỉ” đối với
biến HXE “Hãng xe” ........................................................................... 69
Bảng 4.38 : Kiểm định giá trị trung bình biến HL “Hài lòng của hành khách”
đối với biến HXE “Hãng xe” .............................................................. 70


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 : Lộ trình tuyến ĐX – TPHCM .................................................................... 7
Hình 1.2 : Những hình ảnh và lo go công ty ............................................................. 10
Hình 1.3 : Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH vận tải Thành Công .......................... 11
Hình 2.1 : Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thoả mãn của khách
hàng.......................................................................................................... 24
Hình 2.2 : Mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ VTHK công tại 9 thành phố
Châu Âu ................................................................................................... 24

Hình 2.3 : Mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt ........... 25
Hình 2.4 : Mô hình nghiên cứu đề xuất về chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tô
tuyến ĐX – TPHCM ................................................................................ 26
Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 34
Hình 4.1 : Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ............................................................... 53
Hình 4.2 : Biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hoá ................................... 57
Hình 4.3 : Biểu đồ tần số P-P Plot của phần dư chuẩn hoá ...................................... 58
Hình 4.4 : Mô hình nghiên cứu các yếu tố chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tô
tuyến ĐX – TPHCM và sự hài lòng của hành khách .............................. 61


1

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố của chất lượng dịch vụ
VTHK bằng ô tô tuyến ĐX – TPHCM, đo lường mức độ tác động của các yếu tố
đó đến sự hài lòng của hành khách và đề xuất một số kiến nghị cho các doanh
nghiệp VTHK trên tuyến ĐX – TPHCM nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ này
đáp ứng sự hài lòng của hành khách.
Dựa trên việc tham khảo lý thuyết liên quan về dịch vụ vận tải, chất lượng dịch
vụ VTHK và kết quả của những nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình
nghiên cứu chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX – TPHCM gồm 5 yếu tố
: sự an toàn, năng lực phục vụ, thái độ phục vụ của tài xế và nhân viên, phương tiện
xe ô tô, trạm dừng nghỉ.
Sau đó tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính thực
hiện qua các bước thu thập ý kiến của 10 người, phỏng vấn tay đôi 10 người và
thảo luận nhóm 15 người để khám phá yếu tố của chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô
tô tuyến ĐX – TPHCM. Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ tác giả điều chỉnh thang đo
để tiến hành nghiên cứu chính thức với 300 bảng câu hỏi phát ra, thu về 270 bảng
câu hỏi, trong đó loại 10 bảng câu hỏi không đạt do thông tin trả lời không đầy đủ,

chỉ đưa vào xử lý 260 bảng câu hỏi qua phần mềm SPSS 16.0. Sau đó tác giả tiến
hành đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá để kiểm định
giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo. Tiếp tục phân tích hồi quy tuyến tính
bội trên thang đo đã được kiểm định, và đo lường mức độ hài lòng của hành khách
đối với dịch vụ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố chất lượng dịch vụ
VTHK bằng ô tô tuyến ĐX – TPHCM có tác động dương đến hài lòng của hành
khách là sự an toàn, năng lực phục vụ, thái độ phục vụ của tài xế, thái độ phục vụ
của nhân viên và trạm dừng nghỉ. Song tác giả dựa vào kết quả này để đánh giá
chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX – TPHCM và sự hài lòng của hành
khách tại Công ty TNHH vận tải Thành Công. Cũng từ kết quả nghiên cứu này, tác
giả đề xuất các hàm ý quản trị cho doanh nghiệp VTHK trên tuyến ĐX – TPHCM


2
nói chung và Công ty TNHH vận tải Thành Công nói riêng nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ này đáp ứng sự hài lòng của hành khách.


3

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH VÀ
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về dịch vụ vận tải hành khách
1.1.1 Khái niệm dịch vụ vận tải
Vận tải là một hoạt động có mục đích của con người nhằm thay đổi vị trí của
hàng hoá, hành khách trong không gian và thời gian cụ thể (Trần Thị Lan Hương và cộng
sự , 2008).
Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận
chuyển người, hàng hoá trên đường bộ (Luật GTĐB số 23/2008/QH12, 2008).
Dịch vụ vận tải là một ngành tổ chức vận tải thực hiện việc chuyên chở hàng hoá

hoặc con người từ một địa điểm này đến một địa điểm khác. Nói cách khác dịch vụ
vận tải là một quá trình tổ chức, một sự kết hợp giữa vận tải và các hoạt động dịch
vụ khác có liên quan.
Sản phẩm vận tải là sự di chuyển vị trí của đối tượng chuyên chở, cũng có hai
thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng (Trần Thị Lan Hương và cộng sự , 2008)
Bản chất và hiệu quả mong muốn của sản phẩm vận tải là thay đổi vị trí chứ
không phải thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất lý hoá của đối tượng vận tải.
Sản phẩm vận tải là sản phẩm cuối cùng của ngành giao thông vận tải, các quá trình
đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý đều nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm vận tải chất
lượng phục vụ nhu cầu vận tải của con người.
1.1.2 Một số khái niệm cơ bản trong dịch vụ vận tải hành khách
Từ cách hiểu dịch vụ vận tải như trên, nếu chia dịch vụ vận tải theo đối tượng
chuyên chở ta sẽ có: dịch vụ vận tải hàng hoá, dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ
vận tải hàng hoá - hành khách. Dịch vụ VTHK đó là dịch vụ vận tải có đối tượng
phục vụ là con người. Cụ thể hơn dịch vụ VTHK là một ngành tổ chức vận tải thực
hiện việc chuyên chở con người từ một địa điểm này tới địa điểm khác.
Hành khách là người được chở trên phương tiện VTHK đường bộ, có trả tiền.
(Luật GTĐB số 23/2008/QH12, 2008)


4
Hành lý là vật phẩm mà hành khách mang theo trên cùng phương tiện hoặc gửi
theo phương tiện khác. Trong mỗi loại hình vận tải đều quy định khối lượng hành lý
nhất định mà hành khách có thể mang theo (không phải trả cước). Nếu vượt quá
mức quy định thì hành khách phải trả cước hành lý (Luật GTĐB số 23/2008/QH12,
2008).
Tuyến vận tải khách là tuyến được xác định để xe ô tô khách vận chuyển khách
từ một bến xe thuộc địa danh này đến một bến xe thuộc địa danh khác (Quyết định
số 16/2007/QĐ-BGTVT, 2007).
Chủ phương tiện là chủ sở hữu và quản lý ô tô.

Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới (Luật GTĐB số 23/2008/QH12,
2008).
Kinh doanh VTHK là các hoạt động kinh tế có thu tiền nhằm thực hiện trách
nhiệm chuyên chở hành khách, hành lý, hàng bao gửi và các dịch vụ vận tải hành
khách.
Kinh doanh vận tải khách bằng ô tô là việc sử dụng xe ô tô khách để vận chuyển
khách có thu tiền (Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT, 2007).
Bến xe khách là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện
chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ VTHK công
cộng (Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT, 2013).
Kinh doanh VTHK bằng ôtô theo tuyến cố định có xác định bến xe đến, bến xe
đi với lịch trình, hành trình cố định (Luật GTĐB số 23/2008/QH12, 2008).
Hành trình chạy xe được xác định bởi bến xe đi, bến xe đến, các tuyến đường bộ,
các điểm đón, trả khách, điểm dừng nghỉ (nếu có) mà phương tiện đi qua (Thông tư
số 18/2013/TT-BGTVT, 2013).
1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ vận tải hành khách
Sản phẩm VTHK là sản phẩm đặc biệt, không có hình thái vật chất cụ thể, không
tồn tại độc lập ngoài quá trình kinh doanh ra nó, được kinh doanh gắn liền với tiêu
thụ, và chỉ tồn tại trong quá trình vận tải, nó không tồn tại sau khi tiêu thụ (như các
sản phẩm vật chất thông thường) mà "biến mất" ngay khi quá trình vận tải kết thúc.


5
Sản phẩm vận tải không thể dự trữ được, nên để đáp ứng được nhu cầu tăng đột
biến thì ngành vận tải phải dự trữ năng lực.
Ngoài những đặc điểm cơ bản của dịch vụ, dịch vụ VTHK có những đặc điểm
riêng, đặc trưng cho lĩnh vực này (Nguyễn Hồng Thái, 1999):
- Đối tượng vận chuyển của VTHK là con người, đây là một đặc điểm hết sức
quan trọng. Nó sẽ là cơ sở cho việc thiết lập và triển khai thực hiện các phương án
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sản phẩm của VTHK không thể dự trữ, mà chỉ có năng lực vận tải được dự trữ,
nhằm đáp ứng thay đổi nhu cầu theo mùa vụ.
- Sản phẩm của VTHK là sự di chuyển của hành khách trong không gian nhằm
thoả mãn nhu cầu của con người.
- Sản xuất trong quá trình VTHK là quá trình tác động về mặt không gian, chứ
không tác động về mặt kỹ thuật vào đối tượng lao động.
- Phương tiện vận tải ngoài việc đảm bảo về các đặc tính kỹ thuật còn phải tạo ra
sự tiện nghi thoải mái cho khách hàng trong quá trình vận chuyển. Nhân viên lái xe
phải có đủ trình độ về phẩm chất nghề nghiệp tạo ra sự an tâm cho khách hàng.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa trước bối cảnh cạnh tranh hết sức gay gắt và yêu cầu
ngày một cao từ phía khách hàng.
- VTHK mang tính phân luồng phân tuyến khá rõ rệt, đặc điểm này xuất phát từ
yêu cầu thực tiễn nhằm đảm bảo sự an toàn cho hành khách.
1.1.4 Phân loại dịch vụ vận tải hành khách
 Căn cứ theo phạm vi sử dụng ta có:
- VTHK công cộng
- VTHK kinh doanh
 Căn cứ theo phương tiện vận tải, môi trường vận tải ta có:
- VTHKđường thủy: gồm đường biển, đường sông
- VTHK hàng không
- VTHK đường bộ
 Căn cứ vào chất lượng dịch vụ vận tải ta có:


6
- VTHK với xe chất lượng cao
- VTHK với xe thường
Căn cứ theo Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/ 2008 của
Quốc hội ta có thể chia VTHK bằng ô tô ra thành:
VTHK theo tuyến cố định: là việc kinh doanh VTHK bằng ô tô theo tuyến có xác

định bến đi bến đến xe chạy theo lịch trình hành trình quy định.
VTHK bằng xe buýt: là việc kinh doanh VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định
trong nội, ngoại thành phố, thị xã, có các điểm dừng đón trả khách và xe chạy
theo biểu đồ vận hành.
VTHK bằng taxi: là việc kinh doanh VTHK bằng ô tô không theo tuyến, thời
gian và hành trình theo yêu cầu của khách, cước tính theo đồng hồ tính tiền.
VTHK theo hợp đồng: là việc kinh doanh VTHK bằng ô tô không theo tuyến
cố định được thực hiện theo hợp đồng được ký kết giữa người thuê vận tải và
người vận tải.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ xem xét đề cập tới dịch vụ
VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định
1.2 Tổng quan ngành dịch vụ vận tải tại Việt Nam
Theo tổng kết hoạt động giao thông vận tải Việt Nam của BGTVT tính đến năm
2013 thì hoạt động vận tải đã quản lý chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực đường bộ,
đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu
vận tải trong và ngoài nước, nhất là vào các dịp Lễ, Tết. Vận tải hàng hóa và hành
khách năm 2013 tăng trưởng, đạt hơn 1000 triệu tấn hàng và gần 3000 triệu lượt
hành khách, tăng 5,4% về tấn vận chuyển, tăng 6,3% về hành khách vận chuyển so
với năm 2012. Trong đó, vận tải hàng không tăng trưởng 16,7% về hành khách và
19,6% về hàng hóa, đã mở thêm 19 đường bay quốc tế và nội địa; hàng thông qua
cảng biển ước đạt 326 triệu tấn, tăng 10,7%.
Dịch vụ Vận tải đường bộ là lĩnh vực được xã hội hóa mạnh mẽ, phát triển nóng
với tất cả những ưu điểm và nhược điểm của nó. Số lượng phương tiện kinh doanh
đã tăng hơn 10 lần trong hơn 10 năm qua, hiện có tới gần 103.000 xe khách và


7
620.000 xe tải các loại, với 2.681 doanh nghiệp, 586 HTX và hàng chục ngàn hộ
kinh doanh cá thể. Đa số các đơn vị vận tải có quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Theo
khảo sát có tới 60% các đơn vị vận tải khách tuyến cố định và gần 83% đơn vị vận

tải khách theo hợp đồng chỉ có dưới 10 đầu xe/mỗi đơn vị. Trình độ quản lý đa số ở
mức rất thấp, chủ yếu khoán cho lái xe, vì vậy chất lượng dịch vụ thấp, TNGT
nhiều.
Quản lý nhà nước trên lĩnh vực này thời gian 10 năm qua có những chuyển biến
nhất định với sự ra đời của Luật GTĐB năm 2001 và 2008. Công tác quản lý nhà
nước đối với lĩnh vực này được đánh giá là chậm đổi mới, mang nặng tính mệnh
lệnh hành chính, chưa theo kịp thực tiễn, chưa tạo được cơ chế thúc đẩy việc hiện
đại hóa, chưa tạo được thị trường vận tải cạnh tranh lành mạnh, chưa khuyến khích
được những đơn vị làm tốt, đào thải những đơn vị yếu kém. Đặc biệt, với vận tải
hàng hóa, những quy định quản lý sơ sài, kém hiệu quả.
1.3 Tình hình tuyến vận tải cố định ĐX – TPHCM

Hình 1.1 : Lộ trình tuyến ĐX - TPHCM

Hiện tại các doanh nghiệp tham gia phục vụ trên tuyến này gồm có Công ty
TNHH vận tải Thành Công, HTX vận tải Đồng Xoài và HTX xuất khẩu Trung


8
Nam. Tuy nhiên với tình hình cạnh tranh gay gắt, do năng lực cạnh tranh yếu kém,
tình trạng “Đi không, về vắng” của các chuyến xe dẫn đến nhiều chuyến xe phải rời
bỏ bến. Cụ thể như HTX vận tải Đồng Xoài tính đến năm 2013 đã có 4 xe thuộc 3
xã viên đã bỏ bến chuyển sang lĩnh vực VTHK theo hợp đồng và kinh doanh khác.
Trên tuyến đường này từ 3h15 đến 18h00 mỗi ngày có 37 tài chạy. HTX vận tải
Đồng Xoài khai thác 11 tài/ngày. HTX xuất khẩu Trung Nam khai thác 6 tài/ngày.
Và Công ty TNHH vận tải khai thác 20 tài/ngày (trích trang web sở GTVT Bình
Phước).
1.4 Tổng quan về Công ty TNHH vận tải Thành Công
1.4.1 Giới thiệu chung
-


Tên công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải Thành Công

-

Địa chỉ: Số 604 đường Phú Riềng Đỏ, Phường Tân Xuân,Thị xã Đồng Xoài,
tỉnh Bình Phước.

-

Điện thoại- Fax : 06513.888888, 06513.879.072.

-

Email:

-

Website: www.thanhcongbinhphuoc.vn

1.4.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH vận tải Thành
Công
Thành lập tháng 3/2002, Công ty TNHH vận tải Thành Công ban đầu chủ yếu
làm dịch vụ hành khách taxi tuyến ngắn trong nội ô thị xã Đồng Xoài. Với nguồn
vốn nhỏ, phương tiện hoạt động chưa nhiều nhưng với phương châm đặt quyền lợi
của khách hàng lên hàng đầu. Bất kể ngày hay đêm, đội ngũ lái xe và nhân viên trực
văn phòng của công ty đều đáp ứng nhu cầu đi lại của khách hàng. Trong quá trình
kinh doanh, Giám đốc Trần Phú nhận ra một điều rất đơn giản “ Hãy hoán đổi mình
là khách hàng” sẽ thấy được nhu cầu và bản chất của mối quan hệ dịch vụ này. Từ
những góp ý chân thành của khách hàng, Giám đốc Trần Phú tiếp thu và coi như đó

là một phương châm hành động của Công ty và quyết tâm xây dựng một thương
hiệu thành công cho công ty mình bằng chính chất lượng phục vụ chu đáo về thời
gian và các dịch vụ khách yêu cầu khác như đưa đón tại nhà. Chỉ trong một thời


9
gian ngắn, khách hàng tìm đến Công ty TNHH vận tải Thành Công coi như một
người bạn đồng hành chung thủy.
Dù chưa đạt được mong muốn nhưng Công ty TNHH vận tải Thành Công bước
đầu đã gây dựng được một thương hiệu là chữ tín với khách hàng.
Đứng trước nhu cầu thực tế đi lại của khách hàng, Công ty tăng vốn điều lệ lên
12 tỷ đồng và đăng ký 16 ngành nghề kinh doanh khép kín trong lĩnh vực vận tải,
hành khách, bến bãi, xăng dầu, du khách lữ hành một số nước trong khu vực Đông
Nam Á. Ngoài việc thành lập các chi nhánh như Thành Đạt ở xã Phước Hòa, huyện
Phú Giáo Bình Dương, Khu phố I phường Long Thủy thị xã Phước Long tỉnh Bình
Phước, số 806 phường Hiệp Bình Phước quận Thủ Đức TPHCM, Công ty còn mở
thêm một số điểm dịch vụ đón tiếp khách hàng trên các tuyến đường giao thông
huyết mạch nhằm phục vụ khách hàng chu đáo.
Hiện nay, Công ty có 170 CBCNV hoạt động chuyên nghiệp, Công ty mở chuyến
du lịch lữ hành từ thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đi Campuchia - Lào –Thái
Lan. Do công tác kinh doanh bài bản có hiệu quả nên Công ty được quỹ đầu tư toàn
cầu SEAF Blue Waters Growth Fund chọn làm đối tác để đầu tư.
Năm 2012 Công ty TNHH vận tải Thành Công đã mở thêm 02 chi nhánh:
Chi nhánh 1 : Bến xe Phước Long
Địa chỉ: Phường Long Thủy, Thị xã Phước Long, Bình Phước.
Điện thoại: 06513.778.322
Chi nhánh 2 : Trạm dừng nghỉ đường bộ Phước Hoà
Địa chỉ: Ấp Bố Lá, Xã Phước Hòa, Huyện Phú Giáo, Bình Dương
Điện thoại: 06503.691.433
Lĩnh vực kinh doanh :

- Vận tải, dịch vụ hành khách đường bộ.
 Đồng Xoài – Thành phố Hồ Chí Minh.
 Phước Long – Thành phố Hồ Chí Minh.
 Phước Long - Đồng Xoài - Vũng Tàu.
 Phước Long - Đồng Xoài – Cần Thơ.


10
 Bù Đăng - Đồng Xoài – Biên Hòa - Vũng Tàu.
 Đặc biệt tuyến : Bình Phước – Cambodia
- Vận tải hàng hóa đường bộ.
- Kinh doanh xăng dầu, nhớt các loại.
- Đại lý buôn bán ô tô các loại.
- Buôn bán vật liệu, thiết bị, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.
- Tổ chức dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế.
- Dịch vụ ăn uống, sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai.
- Đại lý bảo hiểm và kinh doanh bến bãi.
- Dịch vụ nhà nghỉ khách sạn và một số dịch vụ khác.
Logo và hình ảnh công ty

Hình 1.2: Những hình ảnh và lo go công ty


11
1.4.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH vận tải Thành Công
Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

P.Kỹ thuật


P. Kế toán

Giám đốc các chi nhánh

P. Kinh doanh

BQL an toàn
giao thông

Tổ lái xe

P. Nhân sự

(Nguồn : Phòng nhân sự Công ty TNHH vận tải Thành Công)
Hình 1.3 : Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH vận tải Thành Công
Chú thích:

Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

1.4.4 Tình hình lao động tại Công ty TNHH vận tải Thành Công
Tại thời điểm tháng 10/2013, Công ty có 164 lao động trong số đó chủ yếu là lái
xe. Các tài xế 29 chỗ đều có bằng D. Tài xế 47 chỗ có bằng E. Tất cả các tài xế đều
có trên 2 năm kinh nghiệm.
Bảng 1.1 : Cơ cấu lao động của Công ty TNHH vận tải Thành Công
Tiêu thức phân loại
Tính chất nghề nghiệp


Tài xế
Nhân viên văn phòng, kỹ
thuật
Tổng
Trình độ
Đại học
Cao đẳng – trung cấp
Phổ thông
Tổng
(Nguồn : Phòng nhân sự của Công ty TNHH vận tải Thành Công)

Số lượng lao
động
124
40

Tỷ lệ
(%)
75.6
24.4

164
3
37
124
164

100
1.8
22.6

75.6
100


12
1.4.5 Tình hình về luồng tuyến và phương tiện của Công ty TNHH vận tải
Thành Công
Hiện Công ty có 39 xe hoạt động trên các tuyến cố định, trong đó có 6 xe loại 47
ghế, còn lại là xe 29 ghế. Một xe 47 ghế đi tuyến ĐX – TPHCM, 5 xe 47 ghế đi
tuyến Phước Long – TPHCM, Phước Long – Vũng Tàu.
Bảng 1.2 : Cơ cấu tuyến hoạt động của Công ty TNHH vận tải Thành Công
Tên tuyến

Stt

ĐX – TPHCM
PL - TPHCM
PL – Vũng Tàu

Bến
đi

Bến đến

ĐX
PL
PL

TPHCM
TPHCM

Vũng Tàu

Trạm dừng nghỉ

Phước Hoà
Phước Hoà
Phước Hoà
Bò sữa Long Thành
(Nguồn : Phòng kinh doanh Công ty TNHH vận tải Thành Công)
1
2
3

Giá cước
(VND)

Cự ly
(Km)

65.000
70.000
160.000

110
155
275

Số
lượng
xe

14
33
2

1.4.6 Cơ cấu vận hành và lịch trình tuyến ĐX - TPHCM
Bảng 1.3 : Cơ cấu xe vận hành trên tuyến ĐX - TPHCM
Biển số

STT

Loại xe

Số ghế

1
93H – 6107
Honda – County
29
2
93H – 6108
Honda – County
29
3
93H – 6109
Honda - County
29
4
93N – 0821
Honda – County
29

5
93N – 0822
Honda – County
29
6
93N - 0823
Honda – County
29
7
93N - 0824
Honda – County
29
8
93N - 0825
Honda – County
29
9
93N - 2720
Honda – County
29
10
93N - 1354
Honda – County
29
11
93B - 00139
Honda – County
29
12
93B - 00142

Honda – County
29
13
93B - 00160
Honda – County
47
14
93B - 00163
Honda – County
29
(Nguồn : Phòng kinh doanh Công ty TNHH vận tải Thành Công)

Năm sản
xuất
2012
2011
2012
2011
2012
2012
2012
2012
2011
2010
2013
2013
2012
2013

Trọng tải

(Tấn)
3.5
3.5
3.5
3.5
3.5
3.5
3.5
3.5
3.5
3.5
3.5
3.5
5.5
3.5

Bảng 1.4 : Lịch xuất bến của tuyến xe ĐX – TPHCM
Stt
1
2
3
4
5
6
7

Tài
Tài 1
Tài 2
Tài 3

Tài 4
Tài 5
Tài 6
Tài 7

Giờ xuất
bến ĐX
3h 15’
3h 45’
5h 00’
5h 45’
6h 45’
7h 00’
7h 45’

Stt
8
9
10
11
12
13
14

Tài
Tài 8
Tài 9
Tài 10
Tài 11
Tài 12

Tài 13
Tài 14

Giờ xuất
bến ĐX
8h 15’
8h 45’
9h 45’
10h 45’
11h 45’
12h 45’
13h 05’

Stt
15
16
17
18
19
20

Tài
Tài 15
Tài 16
Tài 17
Tài 18
Tài 19
Tài 20

Giờ xuất

bến ĐX
13h 45’
14h 45
15h 45’
16h 45’
17h 05’
18h 00’


13
(Nguồn : Phòng kinh doanh Công ty TNHH vận tải Thành Công)

1.5 Vấn đề nghiên cứu của đề tài
1.5.1 Lý do chọn đề tài
Giao thông vận tải được xem là mạch máu của nền kinh tế. Vận tải đường bộ lại
là một bộ phận quan trọng trong hệ thống VTHK quốc gia. Nó là ngành góp phần
cho nền kinh tế Việt Nam phát triển. Bởi lợi ích mang lại của giao thông vận tải nói
chung và VTHK ngày nay nói riêng là không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng
cao và đa dạng của người dân mà còn tiết kiệm thời gian, chi phí cho cá nhân cũng
như chi phí cho xã hội. Thể hiện ở chỗ với các phương tiện cá nhân, khi đi đoạn
đường ngắn thì VTHK bằng ô tô có thể đi lâu hơn nhưng với đoạn đường dài thì
vận tải bằng ô tô tỏ ra ưu thế về thời gian và chi phí hơn bởi có nhiều người cùng
một lúc đi một chuyến do đó chi phí sẽ được chia đều. Quá trình đô thị hóa đang
diễn ra mạnh mẽ, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, nhu cầu của người dân
cũng thay đổi nhiều hơn, đa dạng hơn và VTHK cũng có sự phát triển tương ứng
thay đổi của nhu cầu đó. Thị trường VTHK đường bộ hiện nay cho thấy thị hiếu của
khách hàng từ chỗ chỉ tập trung cạnh tranh về giá cả sang chú trọng nhiều hơn về
chất lượng phục vụ. Đánh vào sự quan tâm về chất lượng dịch vụ của hành khách
các hãng xe phục vụ trên tuyến ĐX – TPHCM liên tục thay đổi về chất lượng và
công cuộc cạnh tranh kinh doanh VTHK trên tuyến đường ĐX - TPHCM hiện nay

diễn ra gay gắt, nhiều hãng xe đã rời bỏ thị trường này cho kẻ mạnh hơn. Công cuộc
cạnh tranh giành lấy nụ cười của khách hàng, cải thiện tình hình hiện tại và để tồn
tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này đầu tiên cần có cái nhìn đúng về chất
lượng dịch vụ VTHK để phục vụ tốt hơn cho khách hàng, chiếm lấy lợi thế cạnh
tranh. Công ty TNHH vận tải Thành Công cũng nhận ra muốn tồn tại lâu dài thì
phải liên tục và cải tiến chất lượng dịch vụ VTHK đáp ứng nhu cầu của người dân
nơi đây. Tuy nhiên vào cuối năm 2012, đầu năm 2013, Công ty TNHH vận tải
Thành Công đã xảy ra một vài sự kiện làm ảnh hưởng đến hình ảnh công ty, do đó
tác giả mong muốn thực hiện đề tài này để xác định các yếu tố chất lượng dịch vụ
VTHK và đo lường mức độ hài lòng của hành khách trên tuyến tại Công ty TNHH


×