Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

CHƯƠNG TRÌNH đào tạo LIÊN tục CHĂM sóc và dự PHÒNG các BỆNH THƯỜNG gặp ở PHỤ nữ và TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 237 trang )

BỘ Y TẾ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC

CHĂM SÓC VÀ DỰ PHÒNG
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
(Ban hành kèm theo công văn số: 1925/BYT-K2ĐT ngày 02/4/2010)

Chă
Chăm sóc bà mẹ
mẹ, trẻ
trẻ sơ
sơ sinh và
phụ
phụ nữ
nữ ngoài
ngoài thờ
thời kỳ
kỳ mang thai

HÀ NỘI - 2010


BỘ Y TẾ

CHĂM SÓC VÀ DỰ PHÒNG
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
(DÙNG CHO KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN TỤC)

Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh và
phụ nữ ngoài thời kỳ mang thai



HÀ NỘI - 2010


Chủ biên: PGS..TS. Nguyễn Huy Nga
Tham gia biên soạn:
1.

GS.TS. Trần Thị Phương Mai

2.

PGS.TS. Nguyễn Công Khẩn

3.

PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Tú

4.

TS. Trần Đắc Phu

5.

ThS. Trương Đình Bắc

6.

ThS. Trần Đức Thuận


7.

PGS.TS. Vương Tiến Hòa

8.

TS. Lưu Thị Hồng

9.

BS. CK2. Dương Thị Bế

10.

ThS. Đặng Thị Quỳnh Hoa

11.

BS. CK1. Nguyễn Thị Kim Hoa

12.

BS. Nguyễn Thị Thanh.

Hiệu đính: GS. TSKH Nguyễn Văn Dịp.
Bản quyền: thuộc Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng & Môi trường).


LỜI GIỚ
GIỚI THIỆ

THIỆU
Trong những năm qua, ngành y tế đã có nhiều cố gắng trong công tác
chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung, chăm sóc bảo vệ sức khỏe phụ
nữ và trẻ em nói riêng. Tuy nhiên công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ
em vẫn còn nhiều khó khăn đặc biệt ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng
xa.
Dự án hỗ trợ y tế dự phòng được triển khai tại 45 tỉnh thành nhằm tăng
cường năng lực toàn diện của hệ thống Y tế dự phòng trong việc khống chế
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tăng khả năng đối phó với các thách
thức mới nảy sinh. Trong khuôn khổ của dự án, để đáp ứng yêu cầu đào tạo
nhân viên y tế làm việc tại cộng đồng, Bộ Y tế đã biên soạn cuốn tài liệu
“Chă
Chăm sóc và dự
dự phòng
phòng các bệ
bệnh thư
thường gặ
gặp ở phụ
phụ nữ
nữ và
và trẻ
trẻ em” sử dụng để
tập huấn cho các y, bác sỹ làm việc ở tuyến y tế cơ sở.
Nội dung của cuốn sách bao gồm những chủ đề cơ bản trong chăm sóc
sức khỏe phụ nữ và trẻ em được chia thành 2 quyển.
- Quyển 1. Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh, Chăm sóc phụ nữ ngoài thời
kỳ mang thai.
- Quyển 2. Chăm sóc trẻ em.
Cuốn tài liệu được các cán bộ Cục Y tế dự phòng và Môi trường, các
Viện chuyên ngành, các cán bộ quản lý và các giáo viên giảng dạy tại các

trường đại học và cao đẳng y tế của một số tỉnh có kinh nghiệm trong công
tác đào tạo cán bộ y tế cho tuyến huyện, xã tham gia biên soạn và góp ý.
Chúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến các tác giả, các chuyên gia và
các cơ quan đã phối hợp và hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện biên
soạn cuốn tài liệu này.
Mặc dù tập thể biên soạn đã có nhiều cố gắng nhưng cuốn tài liệu
“Chă
Chăm sóc và dự phòng
phòng các bệ
bệnh thư
thường gặ
gặp ở phụ
phụ nữ
nữ và trẻ
trẻ em” chắc chắn
không khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến góp ý trong
quá trình sử dụng của các giáo viên, học viên để cuốn tài liệu ngày càng được
hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!
VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ


MỤC LỤ
LỤC
Phầ
Phần 1.
1 Chă
Chăm sóc bà mẹ

mẹ và
và trẻ
trẻ sơ
sơ sinh
Bài 1. Chăm sóc phụ nữ có thai bình thường
Bài 2. Dọa sảy thai
Bài 3. Chửa ngoài tử cung
Bài 4. Chửa trứng
Bài 5. Bệnh tim và thai nghén
Bài 6. Sốt rét và thai nghén
Bài 7. Đái tháo đường và thai nghén
Bài 8. Nhiễm HIV và thai nghén
Bài 9. Lao phổi và thai nghén
Bài 10. Tiền sản giật và sản giật
Bài 11. Vô khuẩn trong sản khoa
Bài 12. Theo dõi chuyển dạ thường
Bài 13. Chăm sóc bà mẹ đẻ tại nhà
Bài 14. Xử trí đẻ rơi và chăm sóc bà mẹ đẻ tại nhà
Bài 15. Chăm sóc bà mẹ đẻ non
Bài 16. Chảy máu sau đẻ
Bài 17. Dự phòng vỡ tử cung
Bài 18. Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau đẻ
Bài 19. Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh những ngày sau đẻ
Bài 20. Nhiễm khuẩn hậu sản
Bài 21. Hồi sức sơ sinh ngạt sau đẻ
Bài 22. Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh
Bài 23. Bệnh uốn ván rốn
Phầ
Phần 2. Chă
Chăm sóc phụ

phụ nữ
nữ ngoài
ngoài thờ
thời kỳ
kỳ mang thai
Bài 24. Phương pháp tránh thai bằng dụng cụ tử cung
Bài 25. Một số biện pháp tránhthai thông dụng
Bài 26. Sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên
Bài 27. Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ quanh thời mãn kinh
Bài 28. Các bệnh thường gặp ở tuyến vú
Bài 29. Viêm nhiễm đường sinh dục
Bài 30. U xơ tử cung
Bài 31. U nang buồng trứng
Bài 32. Phát hiện và dự phòng ung thư cổ tử cung
Kế hoạ
hoạch bài
bài giả
giảng
Đáp án câu hỏ
hỏi lư
lượng giá
Tài liệ
liệu tham khả
khảo

3
4
11
17
25

31
38
44
50
56
60
67
76
82
87
92
98
106
110
115
120
128
133
139
144
145
152
167
182
189
194
200
204
208
211

212
232


HƯỚNG DẪ
DẪN SỬ
SỬ DỤ
DỤNG SÁCH

Cuốn sách này được biên soạn làm tài liệu tập huấn và tham khảo cho
cán bộ làm công tác y tế dự phòng ở tuyến cơ sở nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc và dự phòng các bệnh thường gặp cho phụ nữ, trẻ em.
Nội dung cuốn tài liệu được chia làm năm phần và sắp xếp theo các chủ
đề. Trong mỗi phần các bệnh được sắp xếp theo mức độ thường gặp và nội
dung tập trung nhiều vào lĩnh vực chăm sóc phòng bệnh.
Kết cấu mỗi bài gồm

1. Mụ
Mục tiêu
tiêu
Giáo viên và học viên cần nghiên cứu kỹ vì đây là những điểm mấu
chốt mà học viên phải mô tả được, phải làm được. Phần này được đóng khung
và in đậm.

2. Nộ
Nội dung
Căn cứ vào đối tượng tập huấn, giảng viên nghiên cứu kỹ nội dung
từng bài để lựa chọn những nội dung phù hợp với đối tượng và thực tế ở địa
phương. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú học tập và
tăng hiệu quả giảng dạy.

Học viên cần đọc kỹ tài liệu trước khi lên lớp để nắm được nội dung
bài học. Những điều chưa hiểu, chưa rõ và những khó khăn gặp phải trong
thực tế cần được ghi chép lại để đưa ra thảo luận, trao đổi với giảng viên và
các bạn đồng nghiệp. Học viên nên tích cực tham gia đóng góp ý kiến thảo
luận và đóng vai trên lớp để nắm nội dung của bài học tốt hơn. Giảng viên và
học viên có thể tự đưa ra những bài tập tình huống cụ thể đã gặp trong thực tế
để cùng nhau trao đổi, thảo luận.

3. Lư
Lượng giá
Phần này là các câu hỏi thảo luận hoặc bài tập tình huống hoặc bài tập
đóng vai để giúp cho học viên tự kiểm tra xem mình đã đạt được mục tiêu học
tập chưa? đồng thời giúp cho người giảng viên đánh giá học viên cuối buổi
học. Căn cứ vào kết quả lượng giá mà giảng viên có thể cải tiến phương pháp
dạy sao cho phù hợp và có kết quả tốt hơn. Hình thức lượng giá gồm.

3.1. Câu trả lời ngắn hoặc điền vào chỗ trống.
- Câu trả lời ngắn là những điểm chính trong bài học mà học viên cần
trả lời.
- Điền vào chỗ trống. người giảng viên viết lại một đoạn trong bài học
sau đó xoá đi một số từ quan trọng, khi làm bài học viên phải tự điền vào cho
đúng với câu mẫu.
1


3.2. Dạng câu hỏi đúng sai.
Có thể dùng câu khẳng định hoặc phủ định. Sau đó học viên đánh dấu
vào phần đúng hoặc sai sao cho phù hợp.

3.3. Câu hỏi lựa chọn.

Câu hỏi đưa ra nhiều tình huống (thường là 4), học viên chọn tình
huống đúng nhất.

3.4. Bài tập tình huống (hoặc đóng vai).
Giả định các tình huống có thể xảy ra học viên căn cứ vào các điều kiện
của đầu bài mà có thái độ xử trí hợp lý.
Các bạn học viên cần làm đầy đủ các bài tập ở cuối mỗi bài học, sau đó
đối chiếu với nội dung ở bài học để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
Lưu ý mỗi địa phương có những mô hình bệnh tật khác nhau do đó
giảng viên sẽ lựa chọn những bài phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh của địa
phương mình để tập huấn.
Tùy theo vấn đề ưu tiên cần nhấn mạnh mà giảng viên có thể bố trí số
tiết cho phù hợp. Cũng tương tự như vậy căn cứ vào thời lượng của chương
trình tập huấn hàng năm (một hoặc hai tuần) để lựa chọn chủ đề cũng như số
lượng các bài cần tập huấn. Có những bệnh mà nhiều năm không phải là vấn
đề ưu tiên của địa phương thì có thể không chọn giảng mà chỉ sử dụng là bài
tham khảo cho học viên.
Thiết kế một bài giảng (kế hoạch bài giảng) giảng viên cũng cần cân
nhắc kỹ vì đối tượng học viên là cán bộ y tế ít nhiều đã được đào tạo cơ bản
và có thâm niên công tác cho nên cần chú ý sử dụng phương pháp dạy học
tích cực. Giảng viên nêu vấn đề những điểm mấu chốt của bài. học viên tự
nghiên cứu tài liệu dưới tay. Sau đó giảng viên đưa ra câu hỏi thảo luận, bài
tập tình huống, bài tập đóng vai (giảng viên cũng có thể yêu cầu học viên dựa
vào kinh nghiệm của mình để đưa ra các bài tập) để cùng thảo luận, rút kinh
nghiệm học tập lẫn nhau. Mẫu kế hoạch 1 bài giảng giảng viên tham khảo ở
phần cuối của tài liệu.

Chú ý: Tài liệu này không thay thế cho phân tuyến kỹ thuật

2



PHẦ
PHẦN I
CHĂ
CHĂM SÓC BÀ MẸ
MẸ VÀ
VÀ TRẺ
TRẺ SƠ
SƠ SINH

3


BÀI 1
CHĂ
CHĂM SÓC PHỤ
PHỤ NỮ
NỮ CÓ THAI

MỤC TIÊU
1. Nêu đượ
được mụ
mục đích củ
của tư
tư vấ
vấn cho phụ
phụ nữ
nữ có thai.
2. Trình bày đượ

được các nội dung củ
của tư
tư vấ
vấn cho phụ
phụ nữ
nữ có thai.
NỘI DUNG
1. Đại cương
ương
Thai nghén là một hiện tượng sinh lý mà gần như tất cả phụ nữ đều trải
qua. Trong quá trình thai nghén người phụ nữ rất dễ gặp phải những nguy cơ,
có khi ảnh hưởng nặng nề tới sinh mạng của mẹ và con nếu như không được
phát hiện và xử trí kịp thời.
Do vậy muốn dự phòng nguy cơ trong quá trình thai nghén, người phụ
nữ phải được tư vấn và chăm sóc tốt để giúp thai phát triển tốt, cuộc đẻ được
an toàn cho mẹ và con, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc
gia đình cho thai phụ.
2. Mụ
Mục đích củ
của công tác dự
dự phòng
phòng trong tư
tư vấ
vấn cho phụ
phụ nữ
nữ có thai
- Giúp người phụ nữ tự chăm sóc bản thân và theo dõi được sự phát
triển của thai nhi, nhận biết được điều nên làm và điều không nên làm trong
quá trình mang thai.
- Giúp phát hiện sớm các nguy cơ và tai biến có thể xảy ra trong quá

trình mang thai. Góp phần làm giảm 5 tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ và
trẻ sơ sinh.
- Giúp cho việc sinh đẻ được an toàn. Giúp thai phụ biết cách tự chăm
sóc tốt hơn trong quá trình mang thai và chăm sóc con sau khi sinh.
3. Nộ
Nội dung củ
của công tác dự
dự phòng
phòng trong tư
tư vấ
vấn cho thai phụ
phụ
- Giúp thai phụ hiểu rõ sự cần thiết phải khám thai định kỳ:
+ Để xác định được thai nghén bình thường hay bất thường.
+ Để phát hiện nguy cơ trong quá trình thai nghén hay có sẵn từ trước
khi mang thai.
+ Để biết điều nên làm và điều không nên làm.
4


+ Để lựa chọn nơi sinh an toàn nhất cho thai phụ.
- Tư vấn về số lần và lợi ích việc đi khám thai. Tối thiểu một phụ nữ
mang thai được khám 3 lần:
+ Lần 1. Khám vào 3 tháng đầu.
+ Lần 2. Khám vào 3 tháng giữa.
+ Lần 3. Khám vào 3 tháng cuối.
- Tư vấn về những dấu hiệu bất
thường cần đi khám thai ngay. Ra máu,
đau bụng, hoa mắt, đau đầu...


4. Tư
Tư vấ
vấn cho thờ
thời kỳ
kỳ đầu
đầu củ
của thai nghén

4.1. Tư
Tư vấ
vấn về
về dinh dư
dưỡng.
ng.
Chế độ ăn khi mang thai phải đảm bảo nuôi dưỡng được cả mẹ và con.
Do đó người phụ nữ phải được ăn uống đầy đủ thì mới giúp thai phát triển tốt
và mẹ có sức khỏe tốt.
a) Trước hết cần tư vấn cho bà mẹ biết lợi
ích của việc dinh dưỡng tốt nhằm giúp.
- Bà mẹ có sức đề kháng tốt chống lại được
các tác nhân gây bệnh.
- Giúp thai phát triển tốt để:
+ Thai không bị suy dinh dưỡng.
+ Thai phát triển tốt.
+ Không bị suy thai.
- Bà mẹ có sức rặn tốt khi chuyển dạ.
b) Chế độ ăn khi có thai.

Hình 1. Dinh dưỡng cho phụ nữ
mang thai

Chú ý: Khi có thai người phụ nữ phải ăn đủ chất và lượng để giúp thai phát triển tốt.

5


- Để ăn đủ chất dinh dưỡng: Khi có thai người mẹ phải tăng khẩu phần
ăn thêm 1/4 so với khi chưa có thai. Trong giai đoạn nghén nên chia chế độ ăn
làm nhiều bữa và nên thay đổi thức ăn để đỡ chán, điều quan trọng là phải
hợp khẩu vị thì người phụ nữ có thai mới ăn được.
- Để ăn đủ chất: Không nên tư vấn mỗi ngày ăn bao nhiều gam chất
đạm, chất béo, chất đường... người tư vấn cần hiểu rõ điều kiện của gia đình
và địa phương họ mà lựa chọn tư vấn sao cho hợp lý, trên cơ sở áp dụng ô
vuông thức ăn. Nghĩa là trong một bữa ăn của thai phụ phải đảm bảo đủ 4
thành phần như. Glucid, protid, chất béo, vitamin và muối khoáng.
Ví dụ: Vùng nông thôn thì nên tư vấn thức ăn có nhiều đạm là: Tôm,
cua, cá, trứng, đậu đỗ... các thức ăn có chất béo như. vừng, lạc, dầu ăn... các
thức ăn có nhiều vitamin và muối khoáng như rau quả tươi.
Khuyên thai phụ không nên kiêng bất cứ loại thực phẩm nào mà họ ưa
thích (trừ thực phẩm ôi thiu), không nên ép họ ăn những thực phẩm mà họ
không ăn được, luôn thay đổi loại thức ăn cho đỡ chán. Điều quan trọng là
phải hợp khẩu vị của người phụ nữ có thai và đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Trong quá trình có thai người phụ nữ không nên dùng các chất kích
thích như: Rượu, bia, thuốc lá, ma túy...
Ngoài ra một số thai phụ có bệnh mạn tính đã được theo dõi, điều trị thì
cần có chế độ ăn kiêng sao cho hợp lý, đồng thời khuyên họ hỏi ý kiến thầy
thuốc chuyên khoa điều trị bệnh cho họ.

4.2. Tư
Tư vấn chế

chế độ làm
làm việ
việc khi có thai
- Không nên làm việc quá sức. Trong quá trình thai nghén người phụ
nữ không được mang vác nặng, không đi xa. Những người làm công việc như.
Hành chính, giáo viên, kế toán... cũng không nên làm quá sức.
- Không được làm việc ở những nơi độc hại, nếu trước kia làm công
việc tại những nơi độc hại khi có thai phải thuyên chuyển hoặc nghỉ.
- Không nên làm việc ở trên cao (dễ bị ngã).
- Không nên làm việc ngâm mình trong nước.
- Trong thời gian làm việc nên xen kẽ thời gian nghỉ ngơi. Nếu đang lao
động mà thấy đau bụng hoặc mệt mỏi thì nằm nghỉ ngay.
- Nếu đau bụng, hoa mắt, chóng mặt... nên đi khám để kiểm tra xem có
bất thường gì không.

6


Chú ý: Nên nghỉ làm việc trước ngày dự kiến sinh 01 tháng, để mẹ có sức
khỏe tốt, con tăng cân, tuy nhiên phải hoạt động nhẹ nhàng như sinh hoạt
nội trợ, thể dục hàng ngày .
- Mỗi ngày ngủ ít nhất 8h. Ngủ trưa khoảng 30 phút đến 1h. Không
thức khuya, dậy sớm. Thai từ tháng thứ 7 không được làm ca đêm.

4.3. Vệ
Vệ sinh thân thể
thể
- Tắm rửa hàng ngày. Tắm nơi kín gió và đảm bảo đủ ấm.
- Khi rửa bộ phận sinh dục thì rửa từ trước ra sau, không cho nước hoặc
thò tay vào trong âm đạo, chú ý làm sạch vùng sinh dục, vùng hậu môn nên

làm cuối cùng, có thể dùng nước vệ sinh phụ nữ hoặc xà phòng ít chất ăn da.
Trong thời kỳ thai nghén, bộ phận sinh dục thường tiết dịch nhiều hơn
khi chưa có thai. Vì thế vệ sinh tại chỗ càng phải thực hiện thường xuyên. Từ
2 đến 3 lần/ngày và sau khi đi đại tiện.
- Chăm sóc vú. Lau rửa hàng ngày núm vú, không nên mặc áo lót chật.
- Không nên tiếp xúc với người ốm để tránh lây bệnh.

4.4.
4.4. Về sinh hoạ
hoạt trong khi có thai
- Cần tạo cho mình cuộc sống tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, căng
thẳng trong sinh hoạt. Mọi thành viên trong gia đình nên quan tâm, chăm sóc
và cảm thông với thai phụ.
- Nơi ở phải thoáng, sạch sẽ, ấm về mùa đông, tránh gió lùa, không có
khói thuốc lá thuốc lào...
- Quần áo mềm mại, rộng rãi, sạch sẽ, mát về mùa hè và đủ ấm về
mùa đông.
- Quan hệ tình dục. Ba tháng đầu và cuối nên hạn chế, có sự thông cảm
và nhẹ nhàng. Đối với những thai phụ đã có tiền sử sảy thai và để non thì
kiêng quan hệ tình dục 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
- Trong khi có thai nên tránh đi xa. Nếu bắt buộc phải đi thì chọn
phương tiện êm và an toàn nhất.
5. Tư
Tư vấn dự
dự phòng
phòng trong
trong giai đoạn sau củ
của thai nghén

5.1. Hư

Hướng dẫ
dẫn tự
tự phát hiệ
hiện dấ
dấu hiệ
hiệu bấ
bất thư
thường
- Điều quan trọng trong giai đoạn sau của thời kỳ thai nghén là tư vấn
cho thai phụ tự phát hiện những dấu hiệu bất thường khi mang thai như. Đau
đầu, hoa mắt, phù, đái ít...
7


- Cần đi khám để phát hiện dấu hiệu của tiền sản giật. Xử trí và chăm
sóc kịp thời tránh để sản giật xảy ra, vì khi sản giật thì để lại hậu quả nặng nề
cho mẹ và con.
- Trong 3 tháng cuối nên được siêu âm (nơi có điều kiện) chẩn đoán
sớm rau tiền đạo. Nếu thai phụ bị rau tiền đạo cần tư vấn cho họ nhất thiết
phải tới cơ sở có phẫu thuật để đẻ.
- Nếu thai đạp yếu hoặc không đạp cần đi khám ngay để phát hiện bất
thường.

5.2. Chuẩ
Chuẩn bị
bị sẵn sàng
sàng cho cuộ
cuộc sinh sắ
sắp tớ
tới

- Hướng dẫn chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho mẹ và con như quần áo, tã
lót, khăn và giấy vệ sinh cho mẹ và con... tất cả được sắp xếp gọn vào túi
hoặc làn để khi chuyển dạ mang đến nơi sinh.
- Gần ngày sinh không nên đi xa, nên khám thai lần cuối để nhận được
lời khuyên của cán bộ y tế, đồng thời tuân thủ lời khuyên và sự lựa chọn nơi
sinh an toàn do cán bộ y tế hướng dẫn.
- Nên bàn bạc với chồng và gia đình để cùng nhau sắp xếp công việc
sao cho hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sinh sắp tới.
- Những thai phụ có vết mổ cũ và tiền sử đẻ khó cần đến bệnh viện
trước ngày dự kiến sinh khoảng 1 tuần để tránh tai biến.
- Cần đi khám ngay khi đau bụng, ra máu, ra nước...
- Khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ cần tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ.

5.3. Tư vấ
vấn về
về nuôi con bằ
bằng sữ
sữa mẹ
mẹ
- Tư vấn cho bà mẹ biết lợi ích của sữa mẹ.
- Tư vấn cho bà mẹ đầy đủ cách nuôi con bằng sữa mẹ.
- Tư vấn cho bà mẹ cách giữ gìn nguồn sữa mẹ.
Tóm lại: Trong quá trình mang thai người phụ nữ được tư vấn và chăm
sóc đầy đủ sẽ giúp thai phát triển tốt hơn, hạn chế được tình trạng suy dinh
dưỡng bào thai, giảm tỷ lệ đẻ con cân nặng thấp. Đồng thời phát hiện sớm
một số bất thường khi mang thai như. Rau tiền đạo, tiền sản giật... để góp
phần giảm 5 tai biến sản khoa, giảm tỷ lệ tử vong cho mẹ và thai nhi, nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ mang lại nguồn hạnh phúc cho
gia đình và xã hội.
LƯỢNG GIÁ

1. Trả
Trả lờ
lời ngắ
ngắn các câu từ
từ 1 đến 4
8


Câu 1. Kể đủ 3 mục đích của công tác dự phòng trong tư vấn cho phụ
nữ có thai.
A ...............................................................................................................
B ...............................................................................................................
C ...............................................................................................................
Câu 2. Kể đủ 3 thời điểm của khám thai.
A ...............................................................................................................
B ...............................................................................................................
C ...............................................................................................................
Câu 3. Kể đủ 3 lợi ích của việc dinh dưỡng tốt khi mang thai.
A ..............................................................................................................
B ...............................................................................................................
C ...............................................................................................................
Câu 4. Kể đủ 3 nội dung của tư vấn ở thời kỳ cuối khi mang thai.
A ...............................................................................................................
B ...............................................................................................................
C ...............................................................................................................
2. Phân biệ
biệt đúng sai các câu từ
từ 5 đến
đến 9 bằ
bằng cách đánh dấ

dấu (√) vào cộ
cộ t
thích hợ
hợp

STT
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9

Câu hỏ
hỏi
Cần khuyên thai phụ vận động nhiều (nhất là 3
tháng cuối) để cho dễ đẻ.
Tư vấn cho thai phụ không nên ăn nhiều vì con to
sẽ khó đẻ.
Khi thai phụ mắc bệnh mạn tính cũng không cần ăn
kiêng.
Cần tư vấn cho thai phụ hiểu nếu mẹ suy dinh
dưỡng sẽ không đủ sữa để nuôi con sau này.
Khi chăm sóc vú nếu thấy đau bụng thì dừng lại
ngay.

9

Đúng

Sai



3. Bài tậ
tập tình
tình huố
huống

3.1. Tình huố
huống 1.
1.
Chị An 33 tuổi, kinh nguyệt đều, tiền sử vô sinh nguyên phát. Nay chị
mất kinh 1 tháng và thèm ăn chua.
1. Điều cần làm cho chị An là.
A. Khám âm đạo để xác định có thai.
B. Đo huyết áp cho chị An.
C. Tư vấn chế độ ăn khi có thai.
D. Thử Protein niệu.
E. Thử thai bằng que thử nhanh. Nếu có thai thì quản lý thai nghén cho
chị An.
2. Khi gần tới ngày sinh thì việc cần làm đối với thai phụ là.
A. Chẩn đoán xác định ngôi thai.
B. Siêu âm để chẩn đoán rau tiền đạo.
C. Chuyển thai phụ đến tuyến có phẫu thuật để theo dõi và chờ đẻ.
D. Làm xét nghiệm máu cho thai phụ.

3.2. Tình huố
huống 2
Chị Lan 23 tuổi có thai lần 1, nên chị chưa có kinh nghiệm về chăm sóc
bản thân. Chị tâm sự với mẹ và mẹ khuyên rằng con nên ăn ít thôi và chăm
chỉ làm việc thì thai sẽ không to sau này sẽ dễ đẻ. Chị chưa tin lắm nên đã tới

cơ sở y tế và nhờ tư vấn
Bạn sẽ khuyên thai phụ như thế nào?

10


BÀI 2
DỌA SẢ
SẢY THAI

MỤC TIÊU
1. Kể được một số
số yếu tố
tố nguy cơ
cơ gây sảy thai và cách dự
dự phòng
phòng dọa
sảy thai.
2. Nêu đượ
được các triệ
triệu chứ
chứng lâm sàng
sàng và cậ
cận lâm sàng
sàng củ
của dọa sả
sảy và

sảy thai.
3. Trình bày đượ

được cách xử
xử trí và
và chă
chăm sóc đượ
được cho thai phụ
phụ bị dọ
dọa
sảy, sả
sảy thai.
NỘI DUNG
1. Định nghĩ
nghĩa
Sảy thai là tình trạng thai bị tống ra khỏi buồng tử cung người mẹ khi
chưa có khả năng tự sống được (tuổi thai nhỏ hơn hoặc bằng 21 tuần).
Nếu thai phụ dấu hiệu dọa sảy mà không được phát hiện sớm và xử trí
chăm sóc đúng, kịp thời thì rất dễ dẫn tới tình trạng sảy thai.
2. Nguyê
Nguyên nhâ
nhân
Phần nhiều không tìm được nguyên nhân sảy thai, nhưng theo kinh
nghiệm lâm sàng có một số yếu tố nguy cơ sau có thể gây sảy thai.

2.1. Yếu tố
tố nguy cơ
cơ do thai
- Do rối loạn thể nhiễm sắc tế bào và gen. Nghiên cứu của các nước
tiên tiến thấy rằng trên 60% số sảy thai có nguyên nhân này. Do sự tác động
của môi trường bên ngoài hay bên trong vào tế bào trứng hoặc sự rối loạn có
nguồn gốc từ tế bào của bố mẹ. Do đó nguyên nhân này rất khó trong công tác
dự phòng.

- Thai dị dạng nặng, thai bị bệnh nặng.

2.2. Yếu tố
tố nguy cơ
cơ về phía mẹ
mẹ
- Tử cung dị dạng, tử cung quá bé (nhi tính) cản trở sự phát triển của
thai dẫn tới tình trạng thai bị sảy.
- Mẹ mắc bệnh: Nhiễm khuẩn toàn thân hay đường sinh dục, bệnh sốt
rét, bệnh đái tháo đường....
- Do hoàng thể thai nghén hoạt động kém hoặc teo sớm.
11


- Mẹ bị suy dinh dưỡng: Do cung cấp không đủ các chất dinh dưỡng
hoặc hấp thu kém....
- Mẹ bị nhiễm độc: Các loại hóa chất hoặc rượu, thuốc....
- Chấn thương khi mang thai: Ngã, bị đánh, tai nạn, giao hợp thô bạo.
3. Triệ
Triệu chứ
chứng
Sảy thai bao giờ cũng diễn ra theo các giai đoạn như sau.

3.1. Dọa sả
s ảy
Là giai đoạn đầu của sảy thai: Trên một người phụ nữ mang thai dưới
22 tuần mà có các triệu chứng sau.
- Đau nhẹ bụng dưới hoặc mỏi lưng.
- Ra ít máu đỏ, thường chưa có cục máu đông.


Chú ý: Nếu khám âm đạo, cổ tử cung còn dài và đóng kín, tử cung tương
đương tuổi thai.
- Cận lâm sàng. Nếu siêu âm rau vẫn còn nguyên vị trí bám, hCG (+).

3.2. Đang sả
sảy thai
Dọa sảy thai không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì dễ dẫn tới
sảy thai, đang sảy thai là tình trạng bánh rau đã hoặc đang bong ra khỏi vị trí
bám hoặc rời về phía cổ tử cung. Có triệu chứng sau.
- Đau bụng ngày một tăng (cả cường độ và thời gian).
- Lượng máu ra nhiều hơn, thường có cục máu đông.
- Thăm âm đạo: Có nhiều máu đông và loãng, cổ tử cung hé mở, có thể
có rau thập thò cổ tử cung hoặc cổ tử cung hình con quay (do rau thai đè vào
làm dãn nở rộng lỗ trong cổ tử cung).
- Về toàn thân: Tùy lượng máu mất mà có dấu hiệu choáng hay không
có.
- Siêu âm: Hình ảnh rau đang hoặc đã bong khỏi tử cung.

3.3.
.3. Đã sảy thai
Là tình trạng rau và thai đã ra khỏi tử cung có các triệu chứng sau:
- Thai phụ bớt đau bụng hoặc hết đau.
- Ra máu ít hơn.

12


- Thăm âm đạo: Tử cung nhỏ hơn tuổi thai, lỗ cổ tử cung thu hẹp lại
hoặc đang đóng. Ngoài tử cung có dịch tự do ở túi cùng sau.
Nếu sảy hoàn toàn thì toàn bộ rau và thai đã ra hết, cổ tử cung đóng kín

lại sớm, siêu âm thấy buồng tử cung sạch.
Nếu sảy không hoàn toàn thì còn sót rau, máu sẽ ra rỉ rả liên tục hay
từng đợt, cổ tử cung không khép kín rất dễ bị nhiễm khuẩn, siêu âm có thể
phát hiện còn sót rau hoặc thai.
4. Các thể
thể lâm sàng
sàng khác củ
của sả
sảy thai
- Sảy thai băng huyết: Mất máu nhiều có thể gây tử vong.
- Sảy thai nhiễm khuẩn: Sốt cao, dịch âm đạo hôi, tử cung co kém ấn
đau, thể trạng suy sụp nhanh. Nhiễm khuẩn nặng có thể gây tử vong. Hậu quả
để lại dễ gây vô sinh thứ phát.
- Sảy thai liên tiếp: Khi đã sảy thai 2 lần liền trở lên.
5. Chẩ
Chẩn đoán phân biệ
biệt

5.1. Vớ
Với chử
chửa ngoài
ngoài tử cung (CNTC)
- Ra máu với đặc điểm riêng: Máu đen lợn cợn.
- Đau bụng âm ỉ, đau nhói, nhưng tập trung tại bên có chửa ngoài tử
cung.
- Khám trong: Thấy tử cung nhỏ, có một khối cạnh tử cung.
- Siêu âm: Tìm được vị trí, kích thước khối chửa ngoài tử cung.

5.2. Chử
Chửa trứ

trứng
- Ra máu ít một, máu đen và loãng.
- Thường không đau bụng.
- Thường có nghén nhiều.
- Thăm âm đạo. Tử cung to hơn tuổi thai và mềm.
- Siêu âm. Có hình ảnh bông tuyết (hình ảnh ruột bánh mỳ) và hCG
tăng cao.

5.3. Ra máu do tổ
tổn thươ
thương
ương cổ
cổ tử cung và
và âm đạo
Thường có lẫn khí hư và máu, đồng thời mở mỏ vịt thấy cổ tử cung tổn
thương. Không có dấu hiệu của thai nghén.
6. Điều trị
trị
- Điều trị nội khoa thường không cần thiết.
13


- Khuyên sản phụ tránh làm nặng, tránh giao hợp nhưng không cần
thiết phải nằm tuyệt đối tại giường.
- Nếu ngưng xuất huyết, theo dõi định kỳ tại phòng khám thai. Phải
đánh giá lại nếu xuất huyết tái diễn.
- Nếu vẫn còn xuất huyết, đánh giá khả năng sống của thai bằng test thử
thai và siêu âm (hoặc xem có phải chửa ngoài tử cung bằng siêu âm). Nếu
xuất huyết kéo dài, nhất là tử cung lớn hơn bình thường thì có thể nghĩ đến
song thai hoặc thai trứng.

7. Phòng bệ
bệnh
Khi thai phụ có dấu hiệu dọa sảy: Nếu tìm được nguy cơ và điều trị
đúng, kịp thời thì mới có kết quả. Đối với thai phụ đã có tiền sử sảy thai cần
dự phòng như sau.
- Đối với những thai phụ có rối loạn thể nhiễm sắc và gen tốt nhất là tư
vấn không nên có thai.
- Thai phụ mắc bệnh phải điều trị kịp thời, sử dụng thuốc phải hợp lý
và an toàn cho mẹ và con.
- Không lao động nặng, đi xa, không giao hợp trong 3 tháng đầu thai
kỳ.
- Không lao động ở những nơi có hóa chất độc hại.
- Tư vấn bà mẹ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
LƯỢNG GIÁ
1. Trả lời ngắn các câu hỏi từ 1 đến 5
Câu 1. Kể đủ 2 nhóm nguy cơ gây sảy thai.
A ……………………………………....……….....……………………..
B …………………………………………….........……………………..
Câu 2. Kể đủ 5 biện pháp dự phòng sảy thai.
A. Tư vấn những cặp vợ chồng có rối loạn gen thì không nên có thai.
B ……………………………………....……….………………………..
C …………………………………………….....………………………..
D …………………………………………….…………………………..
E. Tư vấn thai phụ ăn uống đầy đủ lượng và chất.
Câu 3. Kể 2 triệu chứng thực thể của dọa sảy thai.
14


A ……………………....……………….....……………………………..
B ……………………………………….....……………………………..

Câu 4. Kể đủ 4 nguyên tắc chung của điều trị dọa sảy thai.
A. Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường.
B ………………………………………….....…………………………..
C ………………………………………….....…………………………..
D ………………………………………….....…………………………..
Câu 5. Kể đủ 5 nguyên tắc điều trị sảy thai nhiễm khuẩn ở tuyến bệnh
viện.
A ………………………………………….....…………………………..
B. Trước và trong khi nạo cho Oxytoxin.
C. Trong trường hợp chảy máu nhiều thì nạo hút ngay, vừa nạo vừa cho
oxytoxin cộng với kháng sinh.
D …………………………………….....………………………………..
E ……………………………………….....……………………………..
2. Phân biệ
biệt Đúng/Sai các câu từ
từ 6 đến 14 bằng cách đánh dấ
dấu (√) vào
cột phù
phù hợ
hợp
STT

Câu hỏ
hỏi

Câu 6

Tuyệt đối không xoa bụng thai phụ khi có cơn đau
bụng trong doạ sẩy thai.


Câu 7

Dọa sẩy thai dễ nhầm với chửa ngoài tử cung.

Câu 8

Thiếu máu chỉ là nguy cơ kém phát triển thai và
không gây sẩy thai.

Câu 9

Khi đã doạ sẩy thai chắc chắn dẫn đến sẩy thai mặc
dù được điều trị và chăm sóc thai phụ đúng.

Câu 10 Sẩy thai không chỉ nguy cơ vô sinh mà còn là một
nguy cơ tử vong mẹ.
Câu 11 Cần dùng giảm co để giữ thai khi đang có tình trạng
sẩy thai.
15

Đúng

Sai


Câu 12 Phải dùng nội tiết cho mọi trường hợp dọa sẩy thai.
Câu 13 Cần có chế độ ăn hợp lý tránh táo bón cho thai phụ
khi dọa sẩy thai.
Câu 14 Cúm chỉ gây dị dạng cho thai và không gây sẩy
thai.

3. Bài tậ
tập tình
tình huố
huống
Chị An 20 tuổi, có thai lần 1, được 2 tháng, sau khi đi nương về khoảng
3 giờ chị thấy đau bụng và ra ít máu đỏ. Chị tới trạm y tế, sau khi thăm khám
nhẹ nhàng thấy các triệu chứng.
- Dấu hiệu toàn thân: Mạch 80 lần/1 phút., Huyết áp 120/80 mmHg.
- Đau nhẹ bụng vùng hạ vị.
- Tử cung to bằng thai 2 tháng.
- Cổ tử cung đóng kín, có ít máu đỏ theo tay.
3.1. Bạn chẩn đoán là gì?
3.2. Hướng dẫn xử trí như thế nào?
3.3. Khuyên thai phụ nên làm gì?

16


BÀI 3
CHỬ
CHỬA NGOÀI
NGOÀI TỬ
TỬ CUNG

MỤC TIÊU
1. Kể được 3 nguyên
nguyên nhân thư
thường dẫn đến
đến chử
chửa ngoài

ngoài tử
tử cung và

cách dự
dự phòng
phòng chử
chửa ngoài
ngoài tử
tử cung.
2. Mô tả
tả được 3 thể
thể lâm sàng củ
của chử
chửa ngoài
ngoài tử
tử cung.
3. Trình bày đượ
được cách xử
xử trí khi nghi ngờ
ngờ mộ
một trư
trường hợ
hợp chử
chửa
ngoài tử cung.

NỘI DUNG
1. Định nghĩ
nghĩa
Chửa ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ ở ngoài

tử cung. Trứng thường được thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng, rồi di chuyển
về buồng tử cung. Nếu trứng không di chuyển, hoặc di chuyển về hướng tử
cung rồi dừng lại giữa đường, hoặc bị đẩy ra ngoài vòi trứng để làm tổ tại
buồng trứng hay trong ổ bụng, sẽ gây ra cgủa ngoài tử cung.
Trong chửa ngoài tử cung, trứng có thể làm tổ ở các bộ phận sau đây.
a) Tại ống dẫn trứng.
Chửa ngoài tử cung tại ống dẫn trứng là loại hay gặp nhất, vì thế nói
đến chửa ngoài tử cung cũng là nói đến thai ở ống dẫn trứng. Tuỳ vị trí cụ thể
của nơi trứng làm tổ, người ta còn phân biệt. Chửa ngoài tử cung ở đoạn kẽ,
đoạn eo, đoạn bóng hay đoạn loa của ống dẫn trứng.

A

B
D
C

Hình 3. Các hình thái chửa ngoài tử cung
17


b) Tại buồng trứng.
Chửa ngoài tử cung tại buồng trứng ít gặp hơn.
c) Trong ổ bụng.
Thai trong ổ bụng rất hiếm gặp.
d) Tại ống cổ tử cung.
Thai trong ống cổ tử cung cũng là loại rất hiếm gặp, nhưng nếu bị thì
rất nguy hiểm vì chảy máu dữ dội và nếu phát hiện được chỉ có cách mổ cấp
cứu, cắt tử cung hoàn toàn mới cứu được người bệnh.


Chú ý: Chửa ngoài tử cung dù ở vị trí nào cũng là một tai biến gây chảy
máu của thai nghén trong ba tháng đầu, có thể gây tử vong cho thai phụ.
2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây chửa ngoài tử cung. Nhưng chủ yếu do 3
nguyên nhân sau:
- Viêm nhiễm đường sinh dục: Làm cho ống dẫn trứng bị hẹp lại. Đặc
biệt trong trường hợp viêm phần phụ, viêm tiểu khung, những trường hợp phá
thai bị nhiễm khuẩn, những phụ nữ đặt dụng cụ tử cung bị nhiễm khuẩn….
- Ống dẫn trứng bị dị dạng.
- Do sự phát triển bất thường của trứng.
3. Triệ
Triệu chứ
chứng lâm sàng
sàng
Có 3 trư
trường hợ
hợp chử
chửa ngoài
ngoài tử
tử cung:
cung:

3.1. Chử
Chửa ngoài
ngoài tử
tử cung thể
thể chư
chưa vỡ
vỡ
- Người chửa ngoài tử cung cũng có những triệu chứng thai nghén sớm

như mọi người có thai khác.
- Người có thai ngoài tử cung có những triệu chứng khác kèm theo:
+ Đau bụng, thường đau âm ỉ vùng bụng dưới, đau ở bên có ống dẫn
trứng được phôi làm tổ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói.
+ Rong huyết: Thai phụ thấy ra máu ít một, tính chất máu rất đặc biệt,
màu đen, lợn cợn (như bã cà phê) và ra rả rích trong nhiều ngày.
- Thăm khám trong: Tử cung hơi to, nhưng thường không tương xứng
với tuổi thai. Bên cạnh tử cung, qua túi cùng bên, có thể thấy một khối nhỏ,
đụng tay vào đau nhói.

18


- Nếu làm siêu âm: Trong buồng tử cung không có túi ối như các thai
bình thường, có thể thấy những âm vang bất thường ở một bên ống dẫn trứng
(cạnh tử cung).

3.2. Ch
Chửa ngoài
ngoài tử
tử cung bị
bị vỡ
vỡ (thÓ trµn m¸u æ bông)
Nếu chửa ngoài tử cung ở giai đoạn trên không được phát hiện thì nơi
thai làm tổ tại ống dẫn trứng cứ to, căng dần lên theo sự phát triển của thai
nghén, đến một mức ống dẫn trứng nơi đó không còn khả năng dãn thêm
được nữa, sẽ vỡ, gây nên một bệnh cảnh cấp cứu đột ngột. nếu không phát
hiện và được xử trí sớm có thể đưa đến tử vong vì mất máu.
Các triệu chứng của chửa ngoài tử cung vỡ như sau:
- Có cơn đau bụng đột ngột, dữ dội như "dao đâm" khiến một số người

bệnh ngã ra, ngất đi. Tình trạng đột ngột này được mô tả như một cảnh "Trời
quang vang sấm".
- Toàn trạng người bệnh nhanh chóng xấu đi, lâm vào tình trạng sốc do
mất máu, da xanh xao, nhợt nhạt, vã mồ hôi, tay chân lạnh, mạch nhanh nhỏ
huyết áp tụt.
- Thăm khám: Bụng chướng nhẹ, nắn đau, có phản ứng thành bụng và
cảm ứng phúc mạc đặc biệt rõ hơn ở bên có thai ngoài tử cung bị vỡ.
- Thăm trong: Thường thấy các túi cùng đầy, đặc biệt túi cùng sẽ phồng
khi ấn ngón tay vào người bệnh rất đau (tiếng kêu Douglas) và có cảm giác
thân tử cung như bơi bồng bềnh trong nước (lúc đó bệnh nhân rất đau cho nên
không cố tìm dấu hiệu này).
- Siêu âm: Dịch đầy các túi cùng, có thể thấy vị trí chửa ngoài tử cung
(nơi có điều kiện).
- Chọc dò qua túi cùng: có máu không đông.

3.3.
.3. Chử
Chửa ngoài
ngoài tử cung thể
thể huyế
huyết tụ
tụ thành
thành nang
Một số trường hợp chửa ngoài tử cung ở ống dẫn trứng tiến triển không
đưa đến vỡ ống dẫn trứng đột ngột như trên mà vòi trứng bị nứt rạn dần dần,
để máu từ đó rỉ dần vào ổ bụng. Tại đây, các mạc nối và các quai ruột trong ổ
bụng dồn đến bao vây phần vòi trứng bị nứt và khối máu đọng trong ổ bụng.
Sau nhiều ngày (có thể nhiều tuần) tạo nên một khối bên trong là máu đọng
lẫn máu cục, bên ngoài là một vỏ dầy hình thành khối "Huyết tụ thành nang",
có thể chèn ép các tạng khác, gây nên các triệu chứng sau đây:

- Người bệnh xanh xao, thiếu máu, da có thể vàng rơm, do hiện tượng
tiêu máu trong khối huyết tụ gây nên.
19


- au õm h v.
- Thng cú ri lon tiu tin mi ngy mt tng do khi huyt t chốn
ộp, nh ỏi khú, ỏi rt, cui cựng thỡ bớ ỏi.
- Cú th cú ri lon i tin, tỏo bún nhiu ngy hoc li cú du hiu
"Gi l" do khi huyt t chốn vo trc trng gõy kớch thớch ti ch.
- Cú khi xut hin cỏc du hiu bỏn tc hay tc rut, vỡ nh hng n
s lu thụng rut do b dớnh.
- Thm khỏm: Nn bng di cú th thy ti õy cú mt khi hi rn,
khụng rừ ranh gii, kt hp khỏm trong thy khi ny sỏt bờn cnh t cung,
ng ngún tay vo rt au.
- Khai thỏc tin s: ban u ngi bnh cng cú triu chng ca cha
ngoi t cung cha v, sau ú l bnh cnh ca cha ngoi t cung v, nhng
vi mc khụng rm r nh trng hp v t ngt.
4. Xột nghi
nghim
4. 1. Xột
Xột nghi
nghim HCG
- nh lng HCG huyt thanh chn oỏn sàng lọc sớm CNTC
4.2. Thăm dò siêu âm
4.2.1. Hình ảnh siêu âm của buồng tử cung
- Một hình ảnh gián tiếp để chẩn đoán CNTC là Không thấy túi thai
trong buồng tử cung.
- Túi thai trong tử cung đợc phát hiện sớm nhất bằng siêu âm đờng
bụng là 5 tuần và đờng âm đạo là 4 tuần.

- Dấu hiệu tử cung không có thai rất có giá trị trong chẩn đoán, nhng
dấu hiệu này phải tơng ứng với nồng độ HCG huy t thanh 700 mUI/ml.
4.2.2. Hình ảnh khối ở phần phụ.
- Những ngời có khối hoặc đám nề ở phần phụ , ấn đau bị CNTC cao
gấp 3,5 lần so với những ngời siêu âm không có khối ở phần phụ.
4.2.3. Dịch ở cùng đồ Douglas
- Khi siêu âm có nhiều dịch ở cùng đồ là CNTC muộn, khám lâm sàng
cũng dễ dàng phát hiện đợc.
4.3. Soi ổ bụng để chẩn đoán sớm CNTC
4.3.1 Ch
Chn oỏn phõn bi
bit
20


×