BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN HOÀNG VÂN HƢƠNG
THỰC TRẠNG BẠO LỰC TINH THẦN ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI
TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI NĂM 2014
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN HOÀNG VÂN HƢƠNG
THỰC TRẠNG BẠO LỰC TINH THẦN ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI
TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI NĂM 2014
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH
Hà Nội – 2015
1
LỜI CẢM ƠN
Đằng sau bất kì thành công nào cũng có sự giúp sức của tập thể bên cạnh sự nỗ
lực của cá nhân.
Trƣớc hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, phòng Quản lý đào
tạo Sau đại học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt 2 năm
học tập và nghiên cứu. Tôi muốn bày tỏ sự tri ân với Viện Đào tạo Y học dự phòng và
Y tế công cộng, trƣờng Đại học Y Hà Nội – cơ sở trực tiếp đào tạo, cho tôi sự trƣởng
thành về kiến thức, kĩ năng, phƣơng pháp nghiên cứu khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Bộ môn Dân số học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình làm luận văn.
Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi tới PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy
Hạnh. Cô đã đồng hành cùng em trong quá trình thực hiện đề tài, cho em những góp ý
thấu đáo, những chỉ dẫn kịp thời và luôn động viên em vững bƣớc trên con đƣờng làm
khoa học.
Qua đây, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Đông Anh, Trạm y tế xã,
Bệnh Viện Đa khoa Đông Anh, Bệnh viện Bắc Thăng Long, Trung tâm Dân số huyện
Đông Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu tại thực
địa.
Cuối cùng, với lòng tri ân sâu sắc, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp, ngƣời thân – hậu phƣơng vững chắc cho tôi về mọi mặt, để tôi có động lực
mạnh mẽ vƣơn lên trong học tập cũng nhƣ cuộc sống.
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2015
Nguyễn Hoàng Vân Hương
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu tôi đã tham gia chính trong tất
cả các giai đoạn. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn này là trung thực và chƣa
đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2015
Tác giả Luận văn
Nguyễn Hoàng Vân Hương
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
BLTT
Bạo lực tinh thần
CDC
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh
(Centers for Disease Control and Prevention)
ĐTNC
Đối tƣợng nghiên cứu
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
(Gross Domestic Product)
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
UBND
Ủy ban nhân dân
VND
Việt Nam đồng
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
(World Health Organization)
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạo lực đối với phụ nữ là một vấn đề lớn đang được toàn cầu quan tâm.
Bạo lực đối với phụ nữ là hành vi phạm nhân quyền và hành vi bạo lực đối với
phụ nữ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần mà còn
ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ và những đứa con của
họ. Ở mức độ trầm trọng hơn, bạo lực có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng cho người phụ nữ như tàn tật hoặc tử vong [1].
Phụ nữ bị bạo lực do chính gia đình mình xảy ra khá phổ biến và xảy ra
ở nhiều nơi trên thế giới [2] [3]. Bạo lực do chồng (Intimate partner violence:
IPV) là hình thức phổ biến nhất của bạo lực, nó xảy ra ở tất cả các quốc gia và
để lại hậu quả nặng nề đối với người phụ nữ, không phân biệt xã hội, kinh tế,
văn hóa, hay tôn giáo [4].
Tại Việt Nam, theo báo cáo quốc gia về tình hình bạo lực năm 2010, có
58% phụ nữ từng bị bạo lực ít nhất một lần trong đời, và có 54% phụ nữ bị bạo
lực tinh thần [5]. Tỷ lệ bị bạo lực tinh thần có thể tăng lên nữa vì với những
phụ nữ phải chịu bạo lực thể xác hay bạo lực tình dục thường sẽ đi kèm với
bạo lực tinh thần. Bạo lực tinh thần là hình thức bạo lực không nhìn thấy được,
nhưng nó lại là hình thức bạo lực phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các
loại hình bạo lực gây ra trên người phụ nữ. Thêm và đó, có những phụ nữ
không biết rằng mình đang bị bạo lực tinh thần[6].
Người phụ nữ không chỉ chịu hành vi bạo lực từ chồng hay từ những
người khác trong thời gian suốt thời gian sống cùng chồng (sống cùng gia đình
nhà chồng) mà thậm chí họ còn bị bạo lực trong thời gian mang thai - thời gian
họ cần được chăm sóc nhiều hơn. Trên thế giới, tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực trong
khi mang thai được ước tính từ 0,9% đến 20,1% [7]. Ở Việt Nam, theo một
nghiên cứu gần đây nhất (năm 2010), tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực thể xác trong khi
mang thai là 4,7% [3]
2
Bạo lực nói chung và bạo lực tinh thần nói riêng thường dẫn đến những
ảnh hưởng về mặt sức khỏe đối với người phụ nữ, đặc biệt là đối với phụ nữ
mang thai. Những phụ nữ mang thai bị bạo lực có thể dẫn đến việc sinh non,
sinh con nhẹ cần, và người mẹ có thể bị chứng trầm cảm sau sinh [8].
Hầu hết những phụ nữ bị bạo lực thường nhận được sự hỗ trợ rất ít từ xã
hội vì họ không muốn chia sẻ vấn đề này cùng ai [9]. Tuy nhiên, hành vi bạo
lực thể xác hay bạo lực tình dục là hành vi bạo lực có thể nhìn thấy và những
người xung quanh có thể nhận thấy dấu hiệu của việc người phụ nữ bị bạo lực
qua những thương tích trên người. Do đó, họ có thể được hỗ trợ từ cộng đồng
và xã hội về mặt pháp lý, y tế nếu như sự bạo hành quá nặng. Đối với bạo lực
tinh thần, đây là hình thức bạo lực không thể nhìn thấy nên người ngoài khó có
thể nhận biết nếu như không có sự chia sẻ từ những phụ nữ này. Bạo lực tinh
thần diễn ra hàng ngày, tại nhiều gia đình với những mức độ khác nhau. Tuy
nhiên, vì đặc điểm văn hóa, tôn giáo, trình độ học vấn mà người phụ nữ không
nghĩ mình đang bị bạo lực tinh thần, cho rằng việc chịu đừng hay chấp nhận
những vấn đề bạo lực tinh thần từ phía người chồng là “chuyện đương nhiên”.
Dù biết hay không nhận biết bản thân đang bị bạo lực tình thần thì họ cũng
không dễ dàng nói với người xung quanh hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ [9]. Thêm
vào đó, thời gian mang thai là thời rất quan trọng và nhạy cảm đối với người
phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ mang thai lần đầu hoặc cả những lần mang
thai sau nếu như họ đang có những kỳ vọng về giới tính hay những vấn đề
khác với đứa con sắp chào đời, nên thời gian này sẽ gây cho người phụ nữ
những áp lực về mặt tinh thần từ chính những người chồng hay từ những người
người xung quanh [10]. Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu
về vấn đề bạo lực tinh thần đối với phụ nữ nói chung và đối với phụ nữ mang
thai nói riêng, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng bạo lực
3
tinh thần đối với phụ nữ mang thai tại huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2014
và một số yếu tố liên quan” với những mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng bạo lực tinh thần ở phụ nữ mang thai tại huyện Đông
Anh, Hà Nội năm 2014.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến bạo lực tinh thần đối với phụ nữ mang
thai tại huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2014.
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm và phân loại bạo lực
1.1.1.Khái niệm
Bạo lực: Bạo lực được hiểu là “dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp hoặc
lật đổ”. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính
trị, nhưng trên thực tế, bạo lực được coi như một phương thức hành xử
trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng
và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú được chia thành nhiều
dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo
lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ [11]
Bạo lực gia đình: Luật Phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) của Quốc
Hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã nêu rõ bạo lực gia đình
là: “Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây
tổn hại các thành viên khác trong gia đình”. Thành viên gia đình là những
người gắn bó với nhau bởi hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ
nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau.
Bạo lực trên cơ sở giới (Liên hiệp quốc - 1993): “Bất kỳ một hành động bạo
lực nào trên cơ sở giới dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn thất
về thân thể, tình dục, tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả sự
đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách
tùy tiện sự tự do dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư” đều
được gọi là bạo lực trên cơ sở giới [12]. Bạo lực giới là sự vi phạm quyền
con người nói chung, thể hiện ở bất kì hành vi bạo lực nào trái với mong
muốn của phụ nữ, nam giới, trẻ em trai, trẻ em gái, cả ở nơi công cộng và
trong gia đình, mà nguyên nhân cơ bản là sự khác biệt về vai trò trong gia
đình và xã hội của nam và nữ. Bạo lực giới là một vấn đề nghiêm trọng, có
5
thể nguy hiểm đến tính mạng con người, có nguyên nhân từ mối quan hệ
quyền lực giữa nam giới và nữ giới, xảy ra dưới nhiều hình thức, bao gồm
cả bạo lực thể xác, tinh thần và bạo lực tình dục. Bạo lực giới có ảnh hưởng
xấu đến gia đình, cộng đồng, gây tổn thất về xã hội, kinh tế, quyền con
người cho cả quốc gia [13].
1.1.2.Phân loại bạo lực
Theo báo cáo của WHO (2002), loại hình bạo lực được chia làm ba loại:
(1) bạo lực tự thân; (2) bạo lực bởi người khác; và (3) bạo lực bởi tập thể. [14]
Bạo lực tự thân: là những hành vi tự lạm dụng, gây hại hay hành vi tự tử.
Bạo lực bởi tập thể: là loại hình bạo lực có tính chất vĩ mô, nó được chia
thành các loại bạo lực mang tính xã hội, chính trị hoặc kinh tế. Hình thức
bạo lực này mang tầm cỡ quốc gia (những hành vi khủng bố, những hoạt
động nhằm thúc đấy sự phát triển của một tốt chức nào đó gây bất lợi cho
quốc gia).
Bạo lực bởi người khác được chia thành hai loại:
-
Bạo lực gia đình và bạo lực do chồng là loại bạo lực xảy ra giữa các
thành viên trong gia đình hay giữa các cặp bạn tình, thường xảy ra tại
nhà trong đó bao gồm cả lạm dụng trẻ em, bạo lực do chồng và lạm
dụng người cao tuổi.
- Bạo lực bởi cộng đồng là bạo lực gây ra bởi những người không có mối
quan hệ gì với nhau, những người lạ hay những người có thể chỉ quen
biết, thường xảy ra ở bên ngoài gia đình.
Trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến bạo lực được thực hiện bởi người khác,
cụ thể là bạo lực được thực hiện bởi những người đàn ông với vợ/ bạn tình của
họ (IPV) (được biểu diễn bằng ô màu đỏ trong sơ đồ dưới đây).
6
Hình 1.1. Phân loại bạo lực theo WHO năm 2002 [3]
Bạo lực do chồng hay bạn tình (IPV-Intimate partner violence): là hành vi
bạo lực về thể chất, tình dục và bạo lực tinh thần do chồng hoặc bạn tình gây ra
[15]. Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng từ “Bạo lực do chồng” để phù hợp
với văn hóa Việt Nam.
Chồng/Bạn tình trong nghiên cứu này có thể là những người đã kết hôn hoặc
chưa kết hôn; người có quan hệ tình dục với người khác giới; sống cùng nhau,
ly thân, ly hôn hoặc những người đang trong thời gian hẹn hò.
Theo WHO năm 2002, ngoài phân loại loại bạo lực như trên còn phân
loại bạo lực theo tính chất hành vi bạo lực bao gồm có: Bạo lực thể chất, bạo
lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế [14]:
Bạo lực thể chất là những hành vi gây tổn hại đến cơ thể với nhiều dạng và
mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể gây tử vong: bạt tai,
túm tóc, tát, đấm, đá, bóp cổ, giam hãm, đốt, tạt a xit, dùng hung khí…
7
Bạo lực tinh thần là những hành vi chửi mắng, đe doạ, lăng mạ hoặc hành
vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín,...gây áp lực tâm lý
thường xuyên.
Bạo lực tình dục là các hành vi ép buộc quan hệ tình dục, xâm phạm đời
sống tình dục, ép sinh con trai, không cho sử dụng biện pháp tránh thai,...
Bạo lực kinh tế là các hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại, làm hư hỏng tài sản
riêng, cưỡng ép lao động quá sức, cản trở thực hiện quyền lao động hoặc
kiểm soát thu, chi,...
1.2. Tình hình bạo lực tinh thần của phụ nữ mang thai trên thế giới
1.2.1. Tình hình bạo lực đối với phụ nữ
Bạo lực đối với phụ nữ (một dạng bạo lực trên cơ sở giới) vẫn diễn ra tại
nhiều nước, với những mức độ khác nhau. Tuyên bố của Liên hiệp quốc về xóa
bỏ bạo lực đối với phụ nữ đã định nghĩa về bạo lực giới như sau: “Bất kỳ một
hành động bạo lực nào dựa trên cở sở giới dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn
đên, những tổn thất về thân thể, tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao
gòm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay cưỡng đoạt
một cách tùy tiện sự tự do dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư
đều gọi là bạo lực trên cơ sở giới”. Nạn nhân của bạo lực giới là phụ nữ, và
đối tượng gây ra bạo lực giới chủ yếu là người chồng (hoặc bạn tình) [16].
Trên thế giới cứ ba người phụ nữ thì có một bị đánh đập, cưỡng ép quan hệ
tình dục hoặc bị lạm dụng [16] [5]. Có nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 10 69% phụ nữ đã trải qua một loại bạo lực trong đời [17]. Bạo lực gia đình diễn
ra đối với cả hai giới nhưng phụ nữ bị bạo lực nhiều hơn nam giới [18]. Năm
2001, nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy: 36,3% phụ nữ đã từng bị bạo lực thể
chất; 9,2% bị đạp hoặc bị ném; 8,6% bị đẩy hoặc xô đẩy; 2,7% bị đá, kéo lê,
đánh đập, 2,2% bị đấm, hoặc dùng vật sắc nhọn đâm, chém, cắt, cứa; 0,5% bị
8
hăm dọa hoặc tấn công bằng vũ khí; 0,2% bị chẹn gây nghẹt thở, gây bỏng và
12,9% bị các bạo lực thể chất khác, 15,4% phụ nữ đã từng bị bạo lực tình dục.
Khảo sát của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2001 tại 10 nước khu vực
Đông Nam Á cho thấy có từ 10 - 69% phụ nữ đã bị bạo lực thể chất bởi
chồng/bạn tình của mình; 6 - 59% phụ nữ bị bạo lực tình dục, 30 - 50% phụ nữ
bị bạo lực thể chất và tình dục, 4 - 12% phụ nữ mang thai bị bạo lực và 90% là
do chồng gây ra. Mức độ phổ biến của bạo lực gia đình có thể khác nhau ở các
vùng lãnh thổ khác nhau, song chúng hiện diện trong đời sống gia đình ở mọi
quốc gia. Nghiên cứu những năm gần đây về tình trạng bạo lực đối với phụ nữ
cho thấy tỷ lệ vẫn còn cao tại một số quốc gia. Nghiên cứu năm 2009 tại Tây
Ban Nha thì trong 2136 phụ nữ được chọn làm mẫu nghiên cứu thì có 10,1%
trong số đó bị bạo lực từ chồng (hay bạn tình) trong vòng 1 năm trước thời
điểm nghiên cứu, và có đến 8,6% những phụ nữ có những trải nghiệm về bạo
lực thể xác từ người chồng (bạn tình) [19]. Nghiên cứu mới nhất tại Peru năm
2015 cho kết quả 45,1% phụ nữ bị bất kỳ một loại bạo lực nào trong đời từ
chồng (hay bạn tình), trong đó bạo lực thể xác là 32,4%; bạo lực tinh thần là
28,4% và bạo lực tình dục là 8,7% [20].
1.2.2. Bạo lực đối với phụ nữ mang thai trên thế giới
1.2.2.1. Bạo lực chung đối với phụ nữ mang thai
Theo Nghiên cứu đa quốc gia về Sức khỏe phụ nữ và Bạo lực gia đình
(2005) của WHO tại 10 quốc gia, có sự khác biệt lớn về tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực
giữa các khu vực nghiên cứu khác nhau, và có sự khác nhau giữa các loại hình
bạo lực. Với mỗi loại hình bạo lực thì tỷ lệ dao động cũng khá lớn [21]. Đối
với phụ nữ có thai, theo nghiên cứu của WHO năm 2002, có 8 - 44% phụ nữ
mang thai báo cáo rằng mình bị bạo lực trong quá trình mang thai đối với bất
kỳ một hình thức bạo lực nào, trong đó một phần tư tới một nửa số phụ nữ bị
9
bạo lực thể xác trong khi mang thai đã bị đấm hoặc đá vào giữa bụng. Trong số
những phụ nữ bị bạo lực trong thời gian mang thai thì có tới hơn 90% trong số
đó bị tấn công bởi bố của đứa trẻ, trong đa số trường hợp thì hai người đang
chung sống cùng với nhau vào thời điểm đó [21]. Một nghiên cứu về tình hình
bạo lực đối với phụ nữ mang thai tại Mehico năm 2003 trong số 914 phụ nữ thì
có đến 224 (22,5%) bị bạo lực trong thời gian mang thai, và trong số đó có đến
152 (67,9%) bị bạo lực trong cả thời gian trước khi mang thai và trong khi
mang thai [22]. So với một số những nghiên cứu trước đây về tình hình bạo lực
đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai thì có tăng lên về tỷ lệ và mức độ bị
bạo lực [23]. Nghiên cứu tại 19 quốc gia thực hiện từ năm 1998 - 2007 về vấn
đề này cho thấy sự phổ biến của bạo lực do chồng (bạn tình) trong khi mang
thai dao động từ khoảng 2,0% ở Úc, Campuchia, Đan Mạch và Philippines đến
13,5% ở Uganda. Tỷ lệ bạo lực trong thời gian mang thai của người phụ nữ
xuất hiện cao hơn ở các nước châu Phi và Mỹ Latinh so với các nước châu Âu
và châu Á. Một nghiên cứu khác tại Mỹ năm 2010 cho thấy tỉ lệ phụ nữ mang
thai bị bạo lực là 32,9% [24].
Bạo lực đối với phụ nữ mang thai thường tập trung ở lứa tuổi từ 20 – 35
(đối với cả người phụ nữ và người chồng), tỷ lệ bị bạo lực tinh thần giảm ở
trước tuổi 20 và sau 35. Tương tự như vậy thì phân bố bạo lực thần trên phụ nữ
mang thai tập trung nhiều ở những phụ nữ có trình độ học vấn thấp, và những
phụ nữ có chồng trình độ học vấn thấp. Những kết quả mô tả đơn thuần cho
thấy bạo lực tập trung chủ yếu ở những người có thu nhập thấp, lao động chân
tay [20] [22].
1.2.2.2. Bạo lực tinh thần đối với phụ nữ mang thai
Nghiên cứu tại 19 quốc gia trong giai đoạn 1998 – 2007 cho thấy con số
về tỷ lệ bạo lực tinh thần của phụ nữ trong thời gian mamg thai, hơn một nửa
quốc gia trong nghiên cứu có tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực tinh thần từ 3,8-8,8% [25].
10
Một số những nghiên cứu tại những nước Châu Âu hay Châu Mỹ cho thấy tình
hình bạo lực tinh thần ở những phụ nữ mang thai thường có tỷ lệ dưới 15%
[26] [27]. Những nghiên cứu trước đây về tình hình bạo lực tinh thần ở phụ nữ
mang thai tại các nước phát triển thường có tỷ lệ thấp hơn những nước đang
phát triển, điều này có thể được giải thích do những chương trình về bạo lực
gia đình đã được phổ biến với phụ nữ từ rất lâu tại các quốc gia này. Hơn nữa,
do sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, sự bình đẳng nam nữ đã làm cho tỷ lệ bị
bạo lực trong thời gian sống cùng chồng (bạn tình) và tỷ lệ bị bạo lực trong
thời gian mang thai của những phụ nữ tại các nước phát triển thì thấp hơn so
với những nước đang phát triển như châu Á hay châu Phi [26] [27] [28].
Nghiên cứu tại Mehico năm 2003 về vấn đề này cho kết quả là 24,5% phụ nữ
mang thai bị bạo lực và bạo lực tinh thần chiếm 83,4% trong số những phụ nữ
bị bạo lực [22]. Trong một nghiên cứu khác về tình hình bạo lực trên phụ nữ
mang thai tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2005 cho thấy trong 75,3% những phụ nữ bị
bạo lực trong thời gian mang thai thì có đến 77,6% trong số đố bị bạo lực tinh
thần [29]. Nghiên cứu mới nhất tại Peru năm 2015 thì có đến 72,9% phụ nữ bị
bạo lực tinh thần trong thời gian mang thai, trong đó có 23,2% phụ nữ chịu bạo
lực kết hợp cả tinh thần và bạo lực thể xác, 2,7% chịu bạo lực kết hợp tinh
thần và bạo lực tình dục, 9,2% phụ nữ Peru chịu cả ba loại hình bạo lực (thể
xác, tinh thần, và tình dục) trong thời gian mang thai [20].
Trong số những loại hình bạo lực mà chồng (bạn tình) gây ra bao gồm
có bạo lực thể xác, bạo lực tình dục và bạo lực tinh thần,…., thì bạo lực tinh
thần chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại hình bạo lực. Hơn nữa, những phụ
nữ bị bạo lực thể xác hay bạo lực tình dục có thể bị cả bạo lực tinh thần [20].
Tỷ lệ bạo lực tinh thần cao như vậy có thể do được lý giải do thời gian mang
thai người phụ nữ thường nhạy cảm hơn những những thời gian khác, hoặc bản
thân họ mong muốn được quan tâm nhiều hơn, bên cạnh đó có thể do chính
11
người chồng (bạn tình), chính người phụ nữ không nhận biết được những hành
vị bạo lực tinh thần [28]
1.3. Tình hình bạo lực chung và bạo lực tinh thần ở phụ nữ mang thai tại
Việt Nam
1.3.1. Tình hình bạo lực chung
Bạo lực gia đình là vấn đề phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, vấn đề
này có thể xảy ra tại bất kỳ khu vực nào, từ khu vực thành thị đến khu vực
nông thôn, vùng trung du hay cả những vùng núi; nó diễn ra ở gia đình giàu
cũng như như nghèo, học thức cao hay thấp, và ở tất cả các tầng lớp xã hội.
Mặc dù bạo lực gia đình thường được “châm ngòi” từ những yếu tố như rượu,
ma túy, cờ bạc, thất nghiệp, nhưng những yếu tố này không phải là nguyên
nhân gốc rễ của những hành vi bạo lực. Đó là một hành vi cố ý nhằm thiết lập
và thể hiện quyền lực, sự kiểm soát với người khác. Bất kỳ thành viên nào
trong gia đình cũng có thể là nạn nhân hoặc người gây bạo lực. Bạo lực gia
đình có thể xảy ra trong mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, anh chị
em… Tuy vậy nhiều nghiên cứu cho thấy đa số nạn nhân bạo lực gia đình là
phụ nữ và người gây ra bạo lực là chồng [30]
Các nghiên cứu ở Việt Nam đã cho thấy tình hình bạo lực đối với phụ nữ
cũng không khác nhiều so với các nước khác về phạm vi cũng như mức độ
nghiêm trọng. Năm 2009, Bộ Y tế điều tra tại 4 bệnh viện của Đà Nẵng và
Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu cho thấy, các cán bộ y tế đã xác
nhận các thương tích mà họ thường gặp ở phụ nữ bị bạo lực lần lượt ở hai bênh
viện (Đã nẵng và thành phố Hồ Chí Minh): tổn thương phần mềm 88,0% và
84,8%; gãy xương tay, chân 35,9% và 13,9%; tổn thương vào chỗ hiểm (đầu,
ngực…) 52,7% và 23,6%; tổn thương cơ quan sinh dục 27,5% và 24,8%; tổn
thương tinh thần, căng thẳng, rối loạn tâm lý 75,4% và 54,5% [31].
12
Nghiên cứu của Viện xã hội học tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế và Thành
phố Hồ Chí Minh (1999) cho kết quả có 16% phụ nữ được điều tra báo cáo đã
bị chồng đánh đập [32]. Nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tại
Thái Bình, Tiền Giang, Lạng Sơn năm 2001: 40% phụ nữ cho biết họ từng bị
chồng đánh đập hoặc chửi mắng [33]
Năm 2005, cuộc điều tra nhân khẩu học tại Ba Vì, Hà Tây cho tỷ lệ phụ
nữ từng bị bạo lực thể chất là 30,9% và bạo lực tinh thần là 27,9% [34].
Cũng tại Ba Vì, nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vững (2008) về bạo lực
của chồng/bạn tình đối với phụ nữ trên 883 phụ nữ cho thấy có 30.9% phụ nữ
đã từng bị một hình thức bạo lực về thể xác trong cuộc đời và 8.5% trong năm
trước; 32.7% phụ nữ bị kết hợp cả bạo lực thể xác và tình dục trong đời và
9.2% trong năm trước; 55.4% bị bạo lực tinh thần trong đời và trong 12 tháng
trước là 33.7%; 6.6% phụ nữ phải chịu các hành vi bạo lực tình dục từ
chồng/bạn tình trong quãng thời gian sống và 2.2% là tỷ lệ trong năm trước
[35]
1.3.2.Tình hình bạo lực tinh thần ở phụ nữ mang thai
Nghiên cứu quốc gia năm 2010 về bạo lực gia đình đối với phụ nữ của
Tổng cục Thống kê tại 63 tỉnh thành toàn quốc có kết quả rằng: 32% phụ nữ đã
kết hôn bị bạo lực thể chất do chồng; 54% bị bạo lực tinh thần và 10% bị bạo
lực tình dục; 34% phụ nữ bị kết hợp hai loại bạo lực thể chất và tình dục; 27%
phụ nữ bị kết hợp cả ba loại bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục [5].
Bạo lực do chồng gây ra cho người phụ nữ trong thời gian mang thai
chiếm 0,14% theo như nghiên cứu quốc gia năm 2010 [5]. Theo một nghiên
cứu về tình hình bạo lực trên những phụ nữ mang thai ở thành phố Hồ Chí
Minh, có 28,3% phụ nữ phải chịu bạo lực trong thời gian mang thai và chủ
13
yếu là họ chịu bạo lực do người chồng theo bảng câu hỏi AAS1. Theo kết quả
của nghiên cứu này, có 53,1% phụ nữ mang thai chịu bạo lực theo bảng câu
hỏi CTS22 [28]. Thực tế cho thấy thì thời gian mang thai của người phụ nữ lại
là thời gian họ phải chịu nhiều hành vi bạo lực (từ chồng) hơn [28]. Có nhiều
lý do để giải thích cho việc người phụ nữ bị bạo lực trong thời kỳ mang thai.–
thời kỳ mà người phụ nữ cần được chăm sóc cả sức khỏe thể chất và tinh thần
để có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Lý do có thể vì đây là khoảng thời
gian người phụ nữ yếu nhất về mặt thể xác lẫn tinh thần, họ gần như phải sống
dựa vào người chồng; trong thời kỳ này thì người phụ nữ thường khó đáp ứng
những nhu cầu sinh lý của người chồng nên họ dễ bị cưỡng ép tình dục từ
chính người chồng của mình [36]. Có nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho
tình trạng bị bạo lực nói chung hay bạo lực tinh thần nói riêng của người phụ
nữ trong thời gian mang thai, ngoài lý do từ phía sức khỏe của người phụ nữ
như đã nói ở ý trên thì việc bất bình đẳng nam-nữ, sự ưa thích con trai trong
văn hóa văn hóa phương Đông nói chung, những mối quan hệ trong gia đình
nhà chồng là những nguyên nhân hay những tác nhân gây nên bạo lực tinh thần
cho người phụ nữ trong thai kỳ [30] [10].
Phụ nữ Việt Nam bị bạo lực do chồng hoặc bạn tình có tỷ lệ khá cao,
nhưng hầu hết họ không tìm đến sự trợ giúp của các tổ chức xã hội để thoát
khỏi tình trạng bị bạo lực do chồng mà họ thường cam chịu [37]. Bên cạnh đó,
những phụ nữ bị bạo lực thể xác hay bạo tình tình dục có thể được biết đến và
nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng nhưng những phụ nữ bị bạo lực tinh thần
thường không được chú ý vì họ luôn âm thầm chịu đựng vì nghĩ cho rằng việc
chịu đựng gần như là một phần trách nhiệm của người phụ nữ, hơn thế nữa
1
AAS: Mẫu sàng lọc đánh giá lạm dụng.
2
CTS2: Thang điểm phương thức đối kháng mâu thuẫn hiệu chỉnh.
14
những phụ nữ này không muốn gia đình mình chịu tai tiếng nên việc họ nhẫn
nhịn, chịu đựng là vấn đề dễ thấy [37] [38].
1.4. Các yếu tố liên quan đến bạo lực tinh thần đối với phụ nữ mang thai
1.4.1. Những yếu tố liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ.
Báo cáo tóm tắt kết quả phân tích các yếu tố nguy cơ bị bạo lực từ chồng
năm 2014 của UNFPA cho thấy những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến bạo lực
từ chồng đối với người vợ
Gia đình:
-đóng góp kinh tế của vợ
Khu vực
-có con
Chồng:
Vợ:
-tuổi
-trình độ
học vấn
-uống rượu
-chỉ số tài sản thấp
-mẹ hay
bản thân bị
BL
- mẹ bị bạo
lực
- bị BL từ
nhỏ
Hình 1.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến bạo lực tinh thần đối với phụ
nữ mang thai [30]
Nghiên cứu của UNFPA năm 2014 cho thấy rõ hơn những yếu tố liên
quan đến việc người phụ nữ bị bạo lực. Bạo lực do chồng gây ra có một mối
tương quan phức tạp các yếu tố ở nhiều cấp độ khác nhau. Nghiên cứu cho
thấy hành vi bạo lực của người chồng lên người vợ có mối liên quan đến với
các biểu hiện nam tính có hại như việc uống rượu nhiều hay đánh nhau với
những người khác; những người phụ nữ có chồng uống rượu hay chồng có
15
hành vị đánh nhau thì có nguy cơ bị bạo lực hơn những người phụ nữ khác.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn đề cập đến vấn đề trải nghiệm bạo lực khi còn trẻ
của cả vợ và chồng, đây cũng là yếu tố nguy cơ cho việc người phụ nữ sau này
bị bạo hành từ chồng [30]. Những yếu tố liên quan đến BLTT ở phụ nữ mang
thai mà nghiên cứu này đã chỉ ra:
- Phụ nữ có những trải nghiệm bạo lực từ nhỏ: Trẻ em chứng kiến bạo
lực gia đình hoặc bị bạo lực gia đình từ nhỏ nhiều khả năng tiếp tục trở thành
nạn nhân của bạo lực khi trưởng thành. Tuy nhiên, mối quan hệ này chưa được
nghiên cứu đầy đủ đối với tình trạng bạo lực trong khi có thai.
- Hành vi tình dục độc quyền: Nếu bạn tình nam giới có hành vi tình
dục độc quyền (nền tảng là sự ghen tuông và sở hữu) thì bạn tình nữ có nguy
cơ bị bạo lực cao hơn. Nếu cha đẻ của đứa trẻ nghi ngờ và buộc tội về sự
chung thủy của vợ thì nguy cơ cô ấy bị bạo lực trong thời gian có thai cũng
tăng lên.
- Sự gia trưởng: Sự gia trưởng của bạn tình nam giới có liên quan đến
nguy cơ bị bạo lực trong thời kì phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mối liên quan
vẫn chưa được đánh giá một cách đầy đủ.
- Sự cô lập xã hội: Sự hiện hữu của mạng lưới hỗ trợ xã hội là một yếu
tố giúp bảo vệ phụ nữ khỏi bạo lực trong khi có thai.
- Bạo hành bằng lời nói: Các nghiên cứu cũng cho thấy bạo lực tinh thần
gắn liên với nguy cơ tăng bạo lực thể xác và/ hoặc bạo lực tình dục trong khi
mang thai.
- Nông thôn/Thành thị: Phụ nữ cư trú ở vùng nông thôn bị hạn chế khả
năng tiếp cận cả dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội, có thể bị tăng nguy cơ bị đối xử
bất công.
16
- Chồng/bạn tình nghiện rượu: Phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực nhiều hơn
nếu chồng có vấn đề về rượu so với những phụ nữ có chồng không có vấn đề
về rượu.
1.4.2. Những yếu tố liên quan đến bạo lực và bạo lực tinh thần đối với phụ
nữ trong thời gian mang thai
Tiền sử
phá thai
Chia sẻ
khi khó
khăn
Trầm
cảm
trước
sinh
Biết luật
bhgđ
KTGĐ
nghèo
BHGĐ
Sống
chung
Số con
sống
Chồng
trí thức
Thai kỳ
mong
đợi
Số lần
có thai
Hình 1.3. Một số yếu tố liên quan đến bạo lực tinh thần của ngƣời phụ nữ
trong thời gian mang thai [28]
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Như Ngọc và các cộng sự năm
2011 về mối liên quan giữa trầm cảm sau sinh và vấn đề bạo lực gia đình thì
thấy có nhiều yếu tố liến quan đến bạo lực gia đình đối với người phụ nữ trong
thời kỳ mang thai như: sự chia sẻ khi khó khăn từ phía người chồng, trầm cảm
trước sinh, sự hiểu biết về luật bạo hành gia đình, số con sống, số lần có thai,
thai kỳ mong đợi, học vấn của chồng, sống chung cùng gia đình chồng, kinh tế
gia đình, tiền sử phá thai, hầu hết những yếu tố mà tác giả đưa ra đều có mối
17
liên quan với bạo lực gia đình và có ý nghĩa thống kê [39]. Tác giả Đường Anh
Tiểu Linh đưa ra kết quả nghiên cứu tình hình bạo lực đối với phụ nữ tại xã
Vân Nội, huyện Đông Anh năm 2014 cho thấy phụ nữ học hết cấp hai có khả
năng bị bạo lực cao hơn những phụ nữ học hết cấp ba trở lên; ngoài ra thì hành
vi của người chồng như hút thuốc lá hay uống rượu là những yếu tố liên quan
đến việc bạo hành trên người phụ nữ; những người chồng uống rượu thì có khả
năng gây bạo lực cho người vợ cao gấp gần 3 lần (95% CI: 1,29-4,81) những
người chồng không uống rượu [40] [30]. Những nghiên cứu về vấn đề này
trong những năm 90 còn cho thấy rằng những người chồng uống rượu có khả
năng gây bạo lực lên người phụ nữ cao gấp 5 (95% CI: 2,14-12,41) so với
những người chồng không uống rượu.
Những nghiên cứu riêng về bạo lực tinh thần đối với phụ nữ trong thời
gian mang thai cho thấy một số yếu tố như trình độ học vấn của người
vợ/chồng, nghề nghiệp của vợ/chồng, mức thu nhập, tình trạng uống rượu của
chồng và những trải nghiệm về bạo lực khi còn nhỏ của người vợ cũng như
người chồng có liên quan đến tình trạng bạo lực tinh thần của người phụ nữ
trong thời gian mang thai. Nghiên cứu năm 2003 tại Mehico cũng cho thấy
những phụ nữ có trình độ học vấn dưới cấp một có khả năng bị bạo lực tinh
thần trong thời gian mang thai cao gấp 1,78 lần (95% CI: 1,28-2,49) những phụ
nữ học hết cấp 1; tương tự như vậy với mức kinh tế trong xã hội, những phụ nữ
có mức thu nhập thấp thì có khả năng bị bạo lực tinh thần cao gấp 2,31 lần
(95% CI: 1,73-3,07) so với những phụ nữ có mức thu nhập trung bình. Ngoài
ra thì những trải nghiệm về bạo lực khi còn nhỏ của cả người phụ nữ và cả
người chồng cũng là một trong những yếu tố liên quan đến bạo lực của người
phụ nữ trong thời gian mang thai [22].
18
1.4.3. Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến vấn đề bạo lực tinh thần
Trong nhiều xã hội, người đàn ông được khuyến khích thể hiện sức
mạnh của mình thông qua nhiều hình thức. Ở Anh, luật pháp họ cho phép
người đàn ông trừng phạt người vợ bằng bất kỳ hình thức nào. Và hơn thế nữa,
những người phụ nữ chấp nhận bị ngược đãi. Những quan niệm như vậy của xã
hội càng làm cho những người đàn ông tin vào việc người đãi phụ nữ là một
vấn đề bình thường và họ có quyền làm như vậy [41].
Tại những nước ở phương Đông, quan niệm “tại gia tòng phụ, xuất giá
tòng phu, phu tử tong tử” để gắn cho người phụ nữ cái trách nhiệm phải theo
cha, theo chồng, theo con khi chồng đã chết. Mặc dù hiện nay, việc đòi hỏi
bình quyền cho người phụ nữ đã được luật phát can thiệp những trong ý niệm
thì việc trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại [37]. Và bạo lực đối với phụ nữ
cũng xuất phát từ những quan điểm trên. Người phụ nữ chịu các hình thức bạo
lực mà không muốn nói ra vì quan điểm “xấu chàng thì hổ ai”.
Người phụ nữ mang thai những tưởng sẽ được chăm sóc để có một sức
khỏe toàn diện cho cả mẹ và con, để chuẩn bị tinh thần cho quá trình “vượt
cạn” khó khăn, chuẩn bị sức khỏe tốt để nuôi dạy con; nhưng nếu như vấn đề
giới tính của thai nhi được đưa ra thì người phụ nữ là người chịu nhiều những
tầng áp lực, họ không thể nói ra. Họ phải cân nhắc để xem có nên sinh đứa bé
hay không, họ chịu áp lực từ phia người chồng, từ gia đình nhà chồng, và phải
đưa ra những quyết định thực sự khó khăn.
1.5. Hậu quả của bạo lực tinh thần đối với ngƣời phụ nữ mang thai
1.5.1. Hậu quả về mặt sức khỏe
Bạo lực đối với phụ nữ hầu hết đều dẫn đến những hậu quả về mặt sức
khỏe nói chung [17]. Bạo lực đối với phụ nữ có thể gây nên các vấn đề về trầm
19
cảm, đặc biệt bạo lực trên phụ nữ có thai có thể dẫn đến việc sinh non hay sinh
con nhẹ cân.[2]. Hơn thế nữa, những phụ nữ bị bạo lực còn bị những thương
tích, đau đớn suốt đời, bị ép sử dụng những chất gây nghiện, hay tự tử [4].
1.5.2. Hậu quả về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản
Phụ nữ, những người sống với bạn tình vũ phu, thường rất khó khăn
trong việc đòi hỏi quyển của họ và bảo vệ họ không có thai ngoài ý muốn, bị
nhiễm HIV và STD. Bạo lực có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tình dục và
sức khỏe sinh sản: rối loạn phụ khoa, vô sinh, bệnh viêm xương chậu, rối loạn
tình dục, STD, HIV/AIDS, nạo hút thai không an toàn, có thai ngoài ý muốn và
tử vong mẹ. Bạo lực trong quá trình mang thai thường dẫn đến sảy thai, chăm
sóc thai muộn, trẻ chết ngay khi sinh, đau dẻ sớm và đẻ non, động thai, và tỷ lệ
sinh thấp [4]
1.5.3. Hậu quả đối với sức khỏe tinh thần
Bạo lực giới nói chung, BLGĐ nói riêng có thể gây ra các stress sau
sang chấn, lo hãi, bất an. Sau những lần bị bạo lực, người phụ nữ thường trải
qua quãng thời gian khó khăn để cân bằng cuộc sống. Tình trạng đó có thể tự
khỏi, nhưng trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể nặng lên, kéo dài,
gây hủy hoại cả cuộc đời và phát triển thành bệnh thực sự như: trầm cảm,
hoảng loạn, mặc cảm tội lỗi, thậm chí có hành vi gây gổ [42],[43].
1.5.4. Hậu quả đối với trẻ em
Bạo hành giới cũng có hậu quả nghiêm trọng tới gia đình và trẻ em.
Những trẻ em phải chứng kiến bạo lực gia đình sẽ có nguy cơ cao hơn về tình
cảm và hành vi cũng như có vấn đề về sức khỏe [44]. Nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng những trẻ phải chứng kiến bạo lực thường có hành vi và tâm lý tương tự
20
những trẻ bị lạm dụng [3]. Những cậu bé phải chứng kiến bạo lực trong gia
đình có nguy cơ sử dụng bạo lực cao hơn khi lớn lên [45].
1.5.5. Những thiệt hại về kinh tế
Các hậu quả về mặt kinh tế của BLG đối với cá nhân và xã hội là rất lớn.
Đối với nạn nhân và gia đình họ, ngoài các chi phí chăm sóc y tế để chữa trị
thương tích và rối loạn tâm lý liên quan đến bạo lực gia đình, còn có các chị
phí khác về thời gian dành cho việc chữa trị và các hoạt động pháp lý khác về
thời gian mà lẽ ra thời gian đó nạn nhân và gia đình họ có thể sử dụng để kiếm
thêm thu nhập. Một nghiên cứu ở Mỹ La Tinh năm 1996-1997 dự tính rằng chỉ
riêng chi phí chăm sóc sức khoẻ do BLG (không bao gồm các chi phí khác) đã
là 1,9% GDP ở Braxin, 5% ở Columbia, 4,3% ở Enxavađo, 1,3% ở Mehico,
1,5% ở Peru, và 0.3% ở Venezuela. Một nghiên cứu ở Mỹ La Tinh năm 19961997 dự tính rằng chỉ riêng chi phí chăm sóc sức khoẻ do BLG (không bao
gồm các chi phí khác) đã là 1,9% GDP ở Braxin, 5% ở Columbia, 4,3% ở
Enxavanđo, 1,3% ở Mehico, 1,5% ở Peru, và 0.3% ở Venezuela. Bạo lực gia
đình có thể gây ra những hậu quả lâu dài làm giảm năng suất của nạn nhân.
Đối với xã hội, bạo lực giới đòi hỏi phải có các nguồn lực rất lớn cho các can
thiệp công ví dụ như các dịch vụ về công an, toà án, hỗ trợ xã hội và pháp lý,
các dịch vụ bảo vệ trẻ em và sử lý những kẻ phạm tội. Ví dụ, ở Mỹ dự tính
ngân sách quốc gia hàng năm dành cho việc thực thi Đạo luật năm 1994 về
Phòng chồng Bạo lực gia đình đối với Phụ nữ là 1,6 tỉ USD.
1.5.6. Giảm tuổi thọ
Ngân hàng Thế giới (1993) ước tính các trường hợp cưỡng hiếp và
BLGĐ làm giảm 5% tuổi thọ của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại các nước
đang phát triển. Ví dụ, tại Trung Quốc, nơi tỷ lệ tử vong ở mẹ và các bệnh do
đói nghèo đã được kiểm soát tương đối, số năm sống bị mất do cưỡng hiếp và