Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Thực trạng tư vấn, chăm sóc y tế và hỗ trợ cho người nhiễm HIV tại quận hai bà trưng, hà nội năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.97 KB, 93 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

HIV là một đại dịch nguy hiểm đã tạo nên “khủng hoảng toàn cầu” vì
nó đã đe dọa sự phát triển của xã hội, gây mất ổn định chính trị, an ninh, tài
chính, lương thực, nó đã ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của giống nòi,
ảnh hưởng đến kinh tế chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tại 14 quốc gia,
trường hợp tử vong liên quan đến AIDS giảm hơn 50% từ năm 2005 đến năm
2011. Các nước như Argentina, Brazil, Chile, Ecuador, El Salvador, Nicaragua,
Paraguay và Venezuela cung cấp các loại thuốc từ 60% đến 79% người đủ
điều kiện để điều trị HIV . Độ bao phủ các dịch vụ chăm sóc y tế cho người
nhiễm HIV ở nước ta vẫn còn ở mức độ thấp, mới chỉ có 25% số huyện có
cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS bằng ARV và 20% số huyện có dự phòng
lây truyền từ mẹ sang con. Việc mở rộng, nâng cao chất lượng chương trình
điều trị bằng thuốc ARV đã giúp tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS còn sống sau 12
tháng ở người lớn đạt 82,1%, trẻ em đạt 82,8% - cao hơn khuyến nghị của Tổ
chức Y tế thế giới 80%. Trung bình mỗi năm có khoảng 10.000 người nhiễm
HIV được đưa vào điều trị ARV. Trong khi đó, nguồn nhân lực cho công tác
điều trị HIV/AIDS còn thiếu và chưa ổn định; hiện 95% bệnh nhân
HIV/AIDS đang điều trị ARV là từ các nguồn tài trợ quốc tế; tiếp cận điều trị
và chăm sóc HIV còn thấp và muộn: 43% người nhiễm HIV có nhu cầu điều
trị chưa được điều trị bằng ARV .
Tính đến 31/12/2012, số trường hợp nhiễm HIV/AIDS ở Hà Nội phát
hiện 19.766 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống. Trong đó, số đã chuyển
sang giai đoạn AIDS là 8.102 người. Năm 2012, số bệnh nhân điều trị ARV là
5.059 tại 18 điểm điều trị ARV, thuốc điều trị ARV chủ yếu được hỗ trợ từ các
dự án . Tại Việt Nam và Hà Nội, các dự án hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS vẫn
còn lẻ tẻ, chưa hệ thống. Vì vậy, việc triển khai điều trị này đã mang lại hy



2

vọng và tương lai cho nhiều người nhiễm HIV/AIDS, cũng như kịp thời ngăn
chặn sự lây nhiễm HIV cho những đối tượng nguy cơ và cho cộng đồng. Tại
những phòng khám này người nhiễm HIV/AIDS được cung cấp nhiều dịch vụ
cần thiết: được tư vấn đầy đủ nhằm đảm bảo việc tuân thủ điều trị có hiệu quả
cao, giảm kỳ thị, hoà nhập cộng đồng… tạo điều kiện cho người nhiễm
HIV/AIDS có nhiều cơ hội sống, tự làm việc, tự chăm sóc, giảm gánh nặng
cho gia đình và xã hội. Trong khuôn khổ chức năng nhiệm vụ của Quỹ hỗ trợ
người nhiễm HIV/AIDS Hà Nội, với mong muốn tìm hiểu những nhu cầu và
sự đáp ứng nhu cầu của các cơ sở y tế đối với bệnh nhân HIV/AIDS để đưa ra
các giải pháp hỗ trợ, nâng cao chất lượng sống cho người nhiễm HIV/AIDS,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tư vấn, chăm sóc y tế và hỗ
trợ cho người nhiễm HIV tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2014” với
hai mục tiêu sau:
MỤC TIÊU:
1. Mô tả thực trạng tư vấn và chăm sóc y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS
tại phòng khám ngoại trú quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2014.
2. Mô tả thực trạng hỗ trợ - xã hội cho bệnh nhân HIV/AIDS tại
phòng khám ngoại trú quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2014.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ học HIV/AIDS
1.1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam
Trường hợp đầu tiên được phát hiện nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam,
được phát hiện vào 12/1990 tại thành phố Hồ Chí Minh; tính đến ngày

17/01/2015, số trường hợp nhiễm HIV hiện sống là 224.783 người, số bệnh
nhân AIDS hiện tại là 73.569 người, số người nhiễm HIV đã tử vong là
74.936 trường hợp. Tuy nhiên, theo số liệu ước tính và dự báo dịch
HIV/AIDS, năm 2014 ước tính toàn quốc có khoảng 256.500 người nhiễm
HIV trong cộng đồng. Trong số này, 71.050 bệnh nhân đã chuyển sang AIDS
và có 71.332 trường hợp người nhiễm HIV/AIDS đã tử vong. Mặc dù số
người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm, nhưng tổng số người
đang nhiễm HIV ngày càng gia tăng, khoảng 12.000 – 14.000 ca mỗi năm.
Hiện đã có 80,3% số xã, phường, trị trấn có số người mắc nhiễm HIV trên cả
nước; ngoài ra có đến 98,9% số quận huyện và 100% các tỉnh/thành phố đã
báo cáo có người nhiễm HIV . Theo kết quả giám sát năm 2012, số trường
hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 210.703 trường hợp, số bệnh nhân AIDS
hiện còn sống là 61.669 và 63.372 trường hợp tử vong do AIDS. 10 tỉnh,
thành phố có người nhiễm HIV còn sống cao nhất toàn quốc là: thành phố Hồ
Chí Minh với 50.931 trường hợp, Hà Nội 19.766 trường hợp, Hải Phòng
7.027 trường hợp, Thái Nguyên 6.957 trường hợp, Sơn La 6.362 trường hợp,
Nghệ An 5.545 trường hợp, Đồng Nai 5.400 trường hợp, Điện Biên 5.204
trường hợp, Thanh Hóa 5.050 trường hợp và An Giang với 4867 trường
hợp , , .Về địa bàn phân bố dịch: tính đến hết năm 2012, toàn quốc đã phát
hiện người nhiễm HIV tại 79,1% xã/phường, gần 98% quận/huyện và 63/63
tỉnh/thành phố. Theo kết quả phân tích số người nhiễm HIV theo địa bàn địa


4

lý cho thấy, số người nhiễm HIV chủ yếu tập trung các tỉnh miền Bắc và các
tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu long và miền Đông Nam Bộ, khu vực có số
người nhiễm HIV cao là các tỉnh miền núi Tây Bắc và các huyện miền núi
Nghệ An và Thanh Hóa [6]. Phân bố người nhiễm HIV theo giới tính: Trong
tổng số những người nhiễm HIV được phát hiện trong năm 2012, tỷ lệ người

nhiễm HIV ở nam giới chiếm 68,5%, ở nữ giới chiếm 31,5%. Biểu đồ phân bố
người nhiễm theo giới tính qua các năm cho thấy nữ giới có xu hướng ngày
càng tăng. Trong vòng 6 năm từ 2000 đến 2005, tỷ lệngười nhiễm HIV là nữ
giới tăng từ 5,4%, nhưng giai đoạn 2006 đến 2011 tỷ lệ này tăng 11,2% , ,
.Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây truyền: trong số người nhiễm HIV
được báo cáo trong năm 2012 cho thấy: lây truyền qua đường tình dục chiếm
tỷ lệ cao nhất (chiếm 45,5%) tỷ lệ này tăng cao nhanh trong những năm vừa
qua, đảo ngược hẳn với những năm 2005-2007 tỷ lệ này chỉ khoảng 15% 20%. Trong khi đó, tỉ lệ lây truyền qua đường máu những năm 2005 là 51%
đến năm 2012 giảm còn 42% , . Phân tích chiều hướng lây truyền HIV trong
các nhóm quần thể.

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy qua các
năm


5

Nhóm nghiện chích ma túy: Kết quả giám sát trọng điểm cho thấy tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tiếp tục có xu hướng giảm liên
tiếp từ khi đạt cao nhất vào năm 2001-2002 với 29,3%, năm 2012 tỷ lệ này là
11,6%. Tất cả các vùng trong cả nước tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện
chích ma túy đều giảm, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích
ma túy có sự khác nhau giữa các khu vực, tỷ lệ này ở các tỉnh đồng bằng Bắc
Bộ là 15,3%, khu vực miền núi phía Bắc 15,6%, ở các tỉnh miền Đông Nam
Bộ là 12,7%, các tỉnh Bắc Trung Bộ là 7,6%, khu vực đồng bằng sông Cửu
long 8,2%, khu vực Tây nguyên 6,1%, khu vực duyên hải miền Trung 4% .
Nhóm phụ nữ mại dâm: Theo kết quả giám sát trọng điểm: tỷ lệ hiện
nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm ở mức cao nhất vào năm 2002 với
5,9% và sau đó có xu hướng giảm dần, đến năm 2012 là 2,7%. Tỷ lệ này có
sự khác nhau ở các khu vực, ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ tỷ lệ này là 5,3%,

khu vực miền núi phía Bắc là 2,7%, các tỉnh Đông nam bộ là 2,4%, các tỉnh
Bắc Trung Bộ là 2,4%, khu vực đồng bằng sông Cửu long là 2,8%, khu vực
Tây nguyên 0,5%, khu vực duyên hải miền Trung 0,6% . Nhóm nam quan hệ
tình dục đồng giới: Kết quả giám sát trọng điểm năm 2012 cho thấy, tỷ lệ hiện
nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới là 2,3%. Tỷ lệ này
cao nhất ở TP. Hồ Chí Minh (7,3%), tiếp đến là Hà Nội (6,5%), Sóc Trăng
(2%). So sánh với kết quả giám sát trọng điểm năm 2011, tỷ lệ hiện nhiễm
HIV trong nhóm này có giảm xuống .
1.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Hà Nội
Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước; diện tích
3.344 km2; dân số 6,53 triệu người; có 11 quận nội thành, 18 huyện ngoại
thành, 1 thị xã với 577 xã/ phường/thị trấn . Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên
được phát hiện tháng 12 năm 1993. Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện trên địa bàn có
17.766 người nhiễm HIV/AIDS còn sống, trong đó có 8.102 người đã chuyển


6

sang giai đoạn AIDS. Đa số người bệnh ở lứa tuổi từ 20 đến 30. Hà Nội hiện
nay đang nằm trong nhóm 20 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao
nhất toàn quốc. Mặc dù số nhiễm mới giảm nhưng vẫn có các nguy cơ tiềm
ẩn, đặc biệt là xu hướng tăng tỷ lệ lây nhiễm qua đường tình dục (từ 25% vào
năm 2010 lên 36% vào năm 2014) .
Theo kết quả giám sát năm 2013 tại Hà Nội, số người nhiễm phát hiện
còn sống: 20.791 người, trong đó có 5.469 bệnh nhân AIDS đang được điều
trị ARV tại các phòng khám ngoại trú tại các quận/huyện/thị xã. Trong 9 tháng
đầu năm 2013, số người mới phát hiện nhiễm HIV là 563 người. Gần 80% số
người nhiễm tập trung tại 12 quận huyện Hà Nội cũ, 100% quận huyện,
92,7% xã/phường/thị trấn ( 356/577) đã phát hiện người nhiễm HIV. Tỷ lệ
nhiễm HIV trên 100.000 dân là 286 người/100.000 dân .

Đa số các trường hợp nhiễm HIV ở Hà Nội là nam giới (chiếm 82,29%)
cao gấp 5 lần so với nữ giới (16,77%). Dịch HIV tại Hà Nội chủ yếu tập trung
trong nhóm nguy cơ cao như: nghiện chích ma túy ( 67,69%), quan hệ tình
dục không an toàn (10,24%) bệnh nhân Lao (8,41%), gái mại dâm (1,71%).
Nhóm tuổi có người nhiễm cao nhất vẫn là độ tuổi từ 20 – 39 tuổi, chiếm
86,44% .
Hà Nội là một trong 5 tỉnh có số người nhiễm HIV lũy tích cao nhất cả
nước, hình thái dịch đang trong giai đoạn dịch tập trung: phân bố chủ yếu
trong nhóm nguy cơ cao . Tuy nhiên, hiện đang có nhiều yếu tố tiềm tàng cho
sự gia tăng lây truyền HIV ở các nhóm trong cộng đồng như: nhóm phụ nữ có
thai, thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự , .
1.2. Thực trạng tư vấn và chăm sóc y tế cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
Cho tới nay, thế giới vẫn chưa có thuốc điều trị và chưa có vắc xin
phòng bệnh đặc hiệu về HIV/AIDS, vì vậy trong những năm qua các biện
pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa tác hại và sự lan truyền HIV ra cộng đồng
là dự phòng với 3 mục tiêu chính , :


7

- Hạn chế tốc độ lây lan HIV.
- Làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
- Làm giảm ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của HIV/AIDS.
Tại các nước đang trong giai đoạn dịch tập trung, HIV chủ yếu lan
truyền trong các nhóm nguy cơ cao (tiêm chích ma túy và gái mại dâm). Do
đó, các hoạt động giảm tác hại được thực hiện tập trung vào các nhóm này
nhằm hạn chế sự lây truyên HIV ra cộng đồng. Bốn nhóm biện pháp chính
trong phòng chống HIV/AIDS, đó là , , :
- Thông tin, giáo dục, truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi.
- Can thiệp giảm tác hại trong nhóm đối tượng nguy cơ cao (cấp phát

bơm kim tiêm sạch, cấp phát và tiếp thị xã hội bao cao su, điều trị thay thế
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone…).
- Giám sát HIV/AIDS (giám sát huyết thanh, giám sát hành vi, giám
sát thế hệ 2), phát hiện và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình
dục, bệnh lao.
- Tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV/AIDS.
Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS cũng đang được
đặt ra là một trọng tâm của chương trình phòng chống HIV/AIDS. Zămbia là
một trong những nước châu Phi đầu tiên thực hiện dịch vụ chăm sóc
HIV/AIDS tại nhà. Dịch vụ này đã được quốc tế công nhận vì chất lượng hoạt
động cao. Kinh nghiệm phòng chống AIDS tại một số nước như Brazil, Ấn
Độ, Thái Lan và nhiều quốc gia khác cũng cho thấy: tăng cường chăm sóc, hỗ
trợ người nhiễm HIV/AIDS là biện pháp tốt nhất để khống chế, đẩy lùi đại dịch
HIV/AIDS do giảm sự sợ hãi, kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến
HIV/AIDS, làm tăng số người đến xét nghiệm và tư vấn HIV/AIDS , .
Với những nỗ lực không ngừng đó, tính đến cuối năm 2012, thế giới đã
có 9,7 triệu người tiếp cận được với điều trị ARV, trong đó có 7,5 triệu người
ở châu Phi. Số trẻ em dưới 15 tuổi được điều trị là 630.000 và có 900.000 phụ
nữ mang thai được điều trị dự phòng lây truyền mẹ con. Nhu cầu đến năm
2015, cần đưa được 15 triệu người vào điều trị ARV. Ngoài ra, những kinh


8

nghiệm trên thế giới cũng đã được đúc rút trong việc triển khai nội dung tư
vấn chăm sóc hộ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS, đó là , :
- Đơn giản và chuẩn hóa.
- Có sự tham gia của những người nhiễm HIV/AIDS.
- Thực hiện trong một mạng lưới chăm sóc, hỗ trợ thích hợp, sẵn có và
với gói dịch vụ toàn diện (gồm: tư vấn và xét nghiệm HIV, chăm sóc lâm

sàng, hỗ trợ tâm lý và kinh tế xã hội, dự phòng lây nhiễm HIV và huy động sự
hợp tác).
Từ năm 1992, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn thành lập mạng lưới tư vấn
toàn quốc từ cấp tỉnh/thành phố tới quận/huyện, xã/phường và hoạt động tư
vấn đã được thực hiện từ thời điểm đó. Mặc dù đã thành công trong việc xây
dựng hệ thống xét nghiệm ở tất cả các tỉnh/thành phố, tuy vậy, trước năm
2000, xét nghiệm tự nguyện chưa thực sự được thực hành tại Việt Nam. Hầu
hết các xét nghiệm được làm trước đó là bắt buộc và gắn với giám sát dịch tế
học (giám sát trọng điểm) . Việc xét nghiệm sẵn có không làm gia tăng sự tự
nguyện, tư vấn trước và sau xét nghiệm chỉ được tiến hành qua loa. Theo kết
quả giám sát hành vi năm 2000: chỉ có khoảng một nửa gái mại dâm và đối
tượng tiêm chích ma túy; 5,0% lái xe đường dài từ Hà Nội, 13,3% từ thành
phố Hồ Chí Minh, 3,9% từ Cần Thơ và 4,9% từ Đà Nẵng đã từng xét nghiệm
tự nguyện HIV .
Với nội dung chăm sóc, hỗ trợ: tháng 4 năm 1996, Ban quản lý AIDS
Bộ Y tế tiến hành triển khai thí điểm mô hình quản lý, chăm sóc lồng ghép
với tư vấn nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh,
An Giang, Khánh Hòa. Sau một năm thực hiện, mô hình đã được nhân ra 20
tỉnh/thành phố có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất vào thời điểm đó . Tuy nhiên
hoạt động của mô hình gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với nội dung tư vấn. Mặt
khác, do thuốc điều trị thiếu, tỷ lệ người nhiễm được quản lý, chăm sóc, hỗ


9

trợ thấp cùng thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử còn nặng nề, phổ biến trong
cộng đồng dẫn đến hiệu quả mô hình không cao .
Hiện nay người nhiễm HIV/AIDS đang sống nhiều trong các trại tạm
giam, trại giam, các Trung tâm, trường trại, người nhiễm HIV/AIDS bắt đầu
được tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ, điều trị. Sức khỏe của

họ được cải thiện rõ rệt nên đã giảm cơ bản những hành vi nguy cơ lây truyền
HIV cho cộng đồng dân cư sau khi họ tái hòa nhập cộng đồng. Tại cộng đồng,
do các chương trình phòng, chống HIV/AIDS được tăng cường và đẩy mạnh,
nhất là chương trình thông tin truyền thông thay đổi hành vi, chương trình can
thiệp giảm tác hại và đặc biệt là chương trình chăm sóc, hỗ trợ điều trị dẫn
đến kỳ thị, phân biệt đối xử đã giảm cơ bản, người nhiễm tự công khai, bộc lộ
danh tính để được tiếp cận với thuốc điều trị, hình thành nên những câu lạc
bộ, hội của người nhiễm HIV/AIDS , .
Năm 1996 Hà Nội đã triển khai chương trình quản lý tư vấn chăm sóc
cho người nhiễm HIV bao gồm cả chăm sóc và điều trị nội trú, ngoại trú; đến
năm 2001 triển khai phòng khám ngoại trú tại khoa truyền nhiễm của các
Trung tâm y tế quận/huyện chủ yếu là điều trị các nhiễm trùng cơ hội, bước
đầu tiếp cận điều trị ARV đến 2006 mở rộng chương trình chăm sóc, hỗ trợ,
điều trị tại các phòng khám ngoại trú . Tình đến tháng 12 năm 2013 lũy tích
số người nhiễm HIV đăng ký điều trị chăm sóc, hỗ trợ, điều trị là 120 người ở
trung tâm, hiện có 5.469 bệnh nhân AIDS đang được điều trị ARV tại 18 cơ sở
điều trị, trong đó có 5 cơ sở tại bệnh viện thành phố, 13 cơ sở tại Trung tâm y
tế quận/ huyện. Tất cả các cơ sở điều trị đều do các dự án hỗ trợ. 100% cán bộ
bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi
rút ARV trong vòng 72 giờ, 100% các quận/huyện trên toàn thành phố có hoạt
động cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con .


10

1.3. Nhu cầu hỗ trợ của người nhiễm HIV/AIDS
1.3.1. Nhu cầu hỗ trợ về thông tin
Hầu hết những người nhiễm HIV/AIDS đều có nhu cầu được cung cấp
các thông tin liên quan đến HIV/AIDS như phương thức lây truyền HIV, các
yếu tố nguy cơ làm tăng lây truyền HIV, biểu hiện của bệnh, thuốc điều trị,

khả năng chữa trị…để từ đó họ có các biện pháp phòng lây nhiễm cho người
thân và cho cộng đồng , .
Trong một vùng của Uganda, mọi người nghĩ nếu một người có quan
hệ tình dục chỉ một lần với người nhiễm HIV sẽ bị nhiễm HIV. Điều này làm
cho nhiều người kết hôn với người nhiễm HIV không làm xét nghiệm và
không áp dụng các biện pháp tình dục an toàn vì họ nghĩ rằng họ đã bị
nhiễm. Sau khi được khuyến khích làm xét nghiệm. Khi trả kết quả cho người
tham gia xét nghiệm, nhiều người trước đây nghĩ họ bị nhiễm HIV đã phát
hiện ra là họ không bị nhiễm. Nhiều người trong số họ đã thay đổi hành vi
tình dục nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm của họ hoặc nếu họ bị nhiễm HIV sẽ
tránh lây truyền vi rút qua bạn tình của họ; vì vậy hỗ trợ kiến thức cho những
người nhiễm HIV và những người có nguy cơ cao là điều vô cùng cần thiết để
tránh lây nhiễm và đẩy lùi căn bệnh thế kỷ này .
Hoặc có một số vùng ở Châu Phi lại có quan niệm người bị nhiễm
AIDS bị sút cân hay họ còn gọi là bệnh gầy, và cứ người nào bị gầy lại đổ lỗi
cho là nhiễm AIDS .
Các hoạt động của ngành Y tế, các ban ngành đoàn thể và phương tiện
thông tin đại chúng trước đây chỉ tập trung vào tuyên truyền giáo dục các biện
pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV một chiều mà ít khi có những giải đáp thắc
mắc, cung cấp thông tin đúng và đủ về HIV cho các đối tượng truyền thông , .


11

Người nhiễm HIV/AIDS đều có mong muốn được cung cấp các thông
tin đầy đủ và chính xác giúp họ có cách nhìn nhận và cư xử đúng, có lối sống
lành mạnh tốt cho bản thân và cho cả cộng đồng .
1.3.2. Nhu cầu được hỗ trợ về y tế
Người nhiễm HIV nói chung và đặc biệt các bệnh nhân AIDS nói
riêng thường có các chỉ số sức khỏe thấp hơn những người bình thường, vì

hệ miễn dịch suy giảm nên rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng cơ hội
như: lao, da liễu, nấm... Họ rất cần được tiếp cận sớm với các dịch vụ y tế
để thường xuyên kiểm tra sức khoẻ và phát hiện sớm các nhiễm trùng cơ
hội (NTCH) .
Xét nghiệm tự nguyện là một trong những việc quan trọng; đó là
chương trình can thiệp dự phòng HIV dựa trên nhu cầu của đối tượng tư vấn,
nó cung cấp cơ hội cho đối tượng hiểu được nguy cơ nhiễm HIV và biết được
kết quả xét nghiệm HIV của mình một cách bí mật , . Kinh nghiệm quốc tế
cho thấy, tư vấn xét nghiệm tự nguyện là một bộ phận quan trọng trong
chương trình phòng chống HIV/AIDS, đóng vai trò vừa là dự phòng lây
nhiễm, vừa là chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS . Dựa trên nền tảng tư
vấn xét nghiệm tự nguyện, để tìm ra các bệnh nhiễm trùng cơ hội từ đó có
phương hướng điều trị thích hợp; hoặc chuyển tuyến kịp thời.
Hiện nay, số lượng người sử dụng xét nghiệm HIV và dịch vụ tư vấn đã
tăng gấp nhiều lần trong 10 năm qua. Tuy vậy, tỷ lệ đáp ứng so với số muốn
làm xét nghiệm vẫn còn thấp. Trong năm 2003, ước tính có 0,2% người lớn ở
các nước có thu nhập thấp và trung bình nhận được các dịch vụ tư vấn xét
nghiệm tự nguyện. Họ ngại không đi xét nghiệm vì nhiều nguyên nhân, như:
khó tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm và điều trị ; sợ kỳ thị và phân biệt đối xử;
sợ xét nghiệm sẽ dương tính… Điều đó đồng nghĩa với việc hàng ngàn cơ hội


12

tiếp cận điều trị, chăm sóc, hỗ trợ và dự phòng đang bị bỏ qua. Để giải quyết
vấn đề này, UNAID và WHO đã và đang hỗ trợ chương trình mở rộng tiếp
cận với xét nghiệm và tư vấn HIV thông qua việc phát triển các dịch vụ tư
vấn, xét nghiệm ban đầu lồng ghép với các hoạt động chăm sóc sức khỏe sẵn
có tại các cơ sở y tế. Những nỗ lực như vậy không những cần thiết cho cải
thiện sức khỏe từng cá nhân mà còn thiết yếu cho tiếp cận toàn cầu trong dự

phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS .
Trong cộng đồng nói chung và trong số dân cư phải sử dụng đến cứu
chữa y tế nói riêng, những người nhiễm HIV/AIDS là nhóm có khoản chi tiêu
cho chăm sóc, khám chữa bệnh rất lớn. Theo kết quả khảo sát của Cơ quan
phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam có
mức chi tiêu y tế từ tiền túi của mình cao gấp 6 lần với những người bình
thường và hơn 50% trong số họ bị phân biệt đối xử . Cuộc khảo sát trên phạm
vi toàn quốc với hơn 1.200 người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam đã chỉ ra
rằng, hàng năm người nhiễm HIV/AIDS có mức chi tiêu y tế từ tiền túi của họ
trung bình khoảng 3 triệu đồng/năm, trong khi con số này ở người dân bình
thường là 500 nghìn đồng/năm .
Không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia, cuộc khảo sát trên đã
cho thấy rằng việc tạo điều kiện để người nhiễm HIV/AIDS có thể tiếp cận
với bảo hiểm y tế là cần thiết và nên có những hoạt động hỗ trợ tiếp theo. Nếu
giảm bớt được gánh nặng tài chính dành cho người bị nhiễm HIV/AIDS và
gia đình của họ, sẽ giúp không những một phần xã hội ổn định, mà các tệ nạn do
sự nghèo đói, suy kiệt cũng ít có điều kiện xảy ra. Góp phần tạo điều kiện để họ
yên tâm, tái hoà nhập và cống hiến phần đời còn lại cho xã hội. Hơn nữa, đây
cũng là thể hiện chính sách đúng đắn của nhà nước ta, đảm bảo sự ổn định của
cả những nhóm bệnh đặc biệt, hướng tới sự phồn vinh trong tương lai cho toàn


13

xã hội. Đây là phương cách chung để xây dựng nguồn quỹ Bảo hiểm y tế nhằm
phòng ngừa thiên tai, thảm hoạ và dịch bệnh của quốc gia.
Hiện nay tại Việt Nam, bảo hiểm y tế (BHYT) có hai dạng: bắt buộc và
tự nguyện. BHYT bắt buộc áp dụng đối với công nhân viên chức Nhà nước và
một số đối tượng như người về hưu có hưởng lương hưu. Còn BHYT tự
nguyện áp dụng cho mọi thành viên khác trong xã hội có nhu cầu và thường

giới hạn trong độ tuổi nhất định .
Hầu hết các bệnh nhân AIDS là người nhiễm HIV giai đoạn cuối,
thường không có công việc, gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, khó để đảm
bảo nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Vì vậy họ ít khi nghĩ đến các nhu cầu
khác cho bản thân, kể cả những nhu cầu vô cùng cần thiết đối với họ là được
bảo hiểm sức khoẻ như có thẻ BHYT. Như đánh giá ban đầu của một bệnh
nhân, tham gia bảo hiểm y tế với họ là rất quan trọng, tuy nhiên những kiến
thức, hiểu biết của họ về BHYT còn nhiều hạn chế. Trong xã hội Việt Nam
hiện tại, ngoài BHYT bắt buộc, có BHYT miễn phí cho trẻ em dưới 5 tuổi,
cho người có công với cách mạng, người nghèo (đạt tiêu chuẩn hộ nghèo
theo quy định). Còn lại các thành phần khác trong xã hội đều có thể tham
gia BHYT tự nguyện nếu có nhu cầu. Những người nhiễm HIV giai đoạn
AIDS đang điều trị là những người có hoàn cảnh khó khăn cả về cuộc sống
vật chất lẫn tinh thần; đặc biệt, những người này rất dễ mắc các bệnh nhiễm
trùng cơ hội do khả năng miễn dịch kém, họ rất cần có thẻ BHYT để đảm
bảo được khám chữa bệnh. Nhưng một vấn đề đặt ra là hầu hết họ không
tham gia lao động để có BYHT bắt buộc, nếu xét về tiêu chuẩn hộ nghèo,
họ không đạt chuẩn để nhận BHYT miễn phí. Mặt khác, họ rất khó có đủ
chi phí để mua BHYT tự nguyện.. Bởi vậy chúng ta cần phải hỗ trợ những
người nhiễm HIV/AIDS về vấn đề này khi xã hội chưa có chính sách


14

BHYT toàn dân, khi họ không thể công khai danh tính để xin trực tiếp sự
giúp đỡ về mặt này , .
1.3.3. Nhu cầu hỗ trợ về xã hội
Đa số những người nhiễm HIV/AIDS hiện nay đều thất nghiệp hoặc
làm tự do, thu nhập thấp, sức khoẻ yếu, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, nên
hầu hết mong muốn của họ là có một công việc ổn định, phù hợp để tăng thu

nhập và hỗ trợ thêm cho gia đình.
Nhận thức tầm quan trọng của điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người
nhiễm HIV/AIDS,chính sách của UNAIDS về vấn đề này nêu rõ: điều trị,
chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS là một nhân tố quan trọng trong
việc đáp ứng bệnh dịch, không chỉ trực tiếp mang lại lợi ích cho người nhiễm,
mà còn làm giảm những tác động đến kinh tế, xã hội và đẩy mạnh dự phòng
lây nhiễm HIV. Chăm sóc toàn diện người nhiễm HIV/AIDS có các nội dung:
tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ dinh dưỡng, thực phẩm và điều trị
(điều trị thuốc kháng vi rút và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội) . Với các
nội dung chăm sóc và hỗ trợ dinh dưỡng, thực phẩm, UNAIDS xác định:
dinh dưỡng tốt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho người
nhiễm HIV/AIDS. Dinh dưỡng đầy đủ rất cần thiết để duy trì hệ thống miễn
dịch, giữ vững hoạt động thể chất, đảm bảo chất lượng sống con người. Ở hầu
hết các nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi HIV/AIDS, sự khan hiếm lương thực
và đói nghèo đã làm cho việc đảm bảo dinh dưỡng gần như không thực hiện
được. Thực phẩm là một phần trong gói liệu pháp kháng vi rút toàn diện. Nhu
cầu hỗ trợ về thực phẩm và dinh dưỡng cũng nằm trong chương trình dự
phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Vì vậy, dinh dưỡng nên trở thành một
nội dung lồng ghép trong đáp ứng của mỗi quốc gia với HIV/AIDS. Đặc biệt,
chương trình của UNAID đã khuyến cáo việc tăng cường cam kết chính sách
với dinh dưỡng và HIV trong khuôn khổ chương trình nghị sự về sức khỏe


15

của mỗi nước, tăng cường thành tố dinh dưỡng trong các chính sách và
chương trình HIV/AIDS, cũng như lồng ghép chương trình HIV/AIDS với
chính sách và chương trình dinh dưỡng quốc gia .
Về nội dung điều trị kháng vi rút (ARV): Vấn đề hỗ trợ thuốc điều trị
kháng vi rút hiệu quả cao được bắt đầu thực hiện từ năm 1996 đã mở ra

những triển vọng mới, mang lại hy vọng kéo dài cuộc sống cho người nhiễm
HIV/AIDS. Ở các nước phát triển, việc kết hợp tư vấn chăm sóc hỗ trợ với
liệu pháp điều trị ARV gần đây đã được triển khai rộng rãi làm cải thiện cuộc
sống cho những người nhiễm HIV/AIDS, đồng thời còn làm thay đổi nhận
thức về HIV/AIDS từ một bệnh chết người sang một bệnh mạn tính, có thể
điều trị làm giảm khả năng phát triển của vi rút HIV được . Thế nhưng, với
những nước nghèo hơn, đặc biệt các khu vực dịch HIV/AIDS đang phát triển
mạnh, sự thay đổi nhận thức này chưa được coi trọng. Năm 2003, ở các nước
đang phát triển, trong số 6 triệu người cần được điều trị ARV, chỉ khoảng
480.000 người (8,0%) nhận được thuốc. Tháng 9 năm 2003, Tổ chức Y tế Thế
giới, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS và Quỹ Toàn
cầu phòng chống HIV/AIDS đã tuyên bố việc tiếp cận với điều trị ARV là một
vấn đề cấp bách toàn cầu. Những tổ chức này cùng các đối tác khác đã kêu
gọi nỗ lực nhằm thực hiện mục tiêu có 3 triệu người (trong tổng số 7 triệu
người cần điều trị) ở các nước đang phát triển (trong đó có các nước thuộc
khu vực Thái Bình Dương: Campuchia, Trung Quốc, Papua New Guinea và
Việt Nam) được điều trị ARV vào cuối năm 2005 (sáng kiến 3x5 – Three by
Five Initiative). Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2005, mục tiêu này mới thực
hiện đạt khoảng 1,3 triệu người được điều trị ARV , .
Do các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và phối hợp điều trị HIV/AIDS còn
ở quy mô nhỏ hoặc chưa có, một số nước đã gặp khó khăn trong việc thiết lập
hệ thống chăm sóc, hỗ trợ toàn diện (gồm các dịch vụ y tế, hỗ trợ tâm lý, dự


16

phòng lây nhiễm HIV/AIDS và điều phối sự tham gia của các cơ quan ban
ngành) để thúc đẩy và mở rộng điều trị ARV. Các dự án thực địa được triển
khai thí điểm là cơ sở để nhân rộng mô hình. Việc sử dụng hệ thống chăm
sóc toàn diện sẵn có để mở rộng điều trị ARV được áp dụng ở nhiều nước

như Brazil, Thái Lan… Tại Thái Lan, với sự cam kết mạnh mẽ của chính
phủ về việc hỗ trợ điều trị ARV nên mô hình điều trị ARV ở Thái Lan phát
triển mạnh mẽ .
Người nhiễm HIV/AIDS mong muốn được cộng đồng đối xử bình
đẳng, không có sự kinh miệt hay ghẻ lạnh. Nhiều người nhiễm HIV đặc biệt
là trong giai đoạn mới phát hiện thường che dấu tình trạng nhiễm của mình
để yên ổn làm ăn. Nếu những người xung quanh biết được tình trạng nhiễm
của họ, họ chỉ muốn mọi người xem HIV/AIDS cũng như các bệnh khác, và
không có thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử, xa lánh đối với họ. Hầu hết những
người nhiễm HIV/AIDS đều có nguyện vọng được tham gia vào các hoạt
động xã hội, muốn nhận được sự giúp đỡ từ các tổ chức xã hội .
Hiện tại, tại các phòng khám ngoại trú điều trị ARV tại các quận
huyện có các dịch vụ chuyển tuyến làm nhiệm vụ kết nối với các bệnh viện,
trung tâm để giúp người nhiễm giải quyết các nhu cầu khám điều trị các
bệnh liên quan, cai nghiện... Nhưng chưa có dịch vụ nào giúp họ chia sẻ các
khó khăn, vướng mắc gặp phải trong cuộc sống , đồng thời nhu cầu tìm sự
giúp đỡ từ các cá nhân, tổ chức xã hội của nhóm người này là rất lớn cũng
chưa tìm được sự kết nối thỏa đáng .


17

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
a. Đối tượng của phỏng vấn định lượng: là những người nhiễm HIV/AIDS
đang điều trị ARV ngoại trú tại Phòng khám ngoại trú của TTYT quận Hà
Bà Trưng thành phố Hà Nội.

Tiêu chuẩn lựa chọn:
 Có thời gian điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú của Trung tâm y
tế quận Hai Bà Trưng trên 2 năm.
 Hiện đang có mặt tại cộng đồng.
 Có đủ hành vi năng lực tham gia nghiên cứu
 Đồng ý tham gia nghiên cứu.
b. Đối tượng cho phỏng vấn định tính:
 Thông qua thảo luận nhóm trên 2 nhóm bệnh nhân nhiễm HIV, 5 - 8
người/nhóm và có trong danh sách quản lý ngoại trú tại các phòng khám của
Trung tâm y tế Hai Bà Trưng.
 Phỏng vấn sâu chọn chủ đích các đối tượng: 2 bác sĩ điều trị đồng ý
tham gia nghiên cứu.
 Địa điểm: quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
 Thời gian: tháng 12 năm 2014


18

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Được thực hiện tại phòng khám ngoại trú của trung tâm y tế quận Hai
Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ 03/2014 đến tháng 09/2015.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định
lượng và nghiên cứu định tính.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả cắt ngang


n = Z (21−α / 2 )

p (1 − p )
d2

(1)

Trong đó:
n: là cỡ mẫu tối thiểu nghiên cứu
Z: là hệ số tin cậy, với ngưỡng xác suất α = 0,05%, Z (1−α / 2) = 1,96
p = 0,15 . Ước đoán tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS không được tư vấn và
chăm sóc y tế tại phòng khám ngoại trú quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm
2014, từ điều tra thử pilot tại một phòng điều trị ARV ngoại trú tại của
một quận nội thành Hà Nội .
d = là mức sai số tuyệt đối chấp nhận được: lấy mức 5%, d = 0,05.
Áp dụng vào công thức về lý thuyết tính toán được cỡ mẫu là 196 người;
trong thực tế nghiên cứu đã tiến hành thu thập thông tin với n = 200 người.


19

Cỡ mẫu định tính: Phỏng vấn 2 bác sĩ phòng khám; số người nhiễm HIV tham
gia phỏng vấn ở 2 nhóm là 13 người; tổng cỡ mẫu định tính là 15 người.
2.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
- Định lượng: chọn 200 bệnh nhân đủ các điều kiện tham gia phỏng vấn
theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn.
- Định tính: chọn mẫu có chủ đích đối tượng trả lời nhóm và đối đối
tượng phỏng vấn sâu.
2.3. Chỉ số và các biến số trong nghiên cứu.
Biến số

Thông

Tuổi

tin chung

Định nghĩa biến số
Là độ tuổi của đối tượng
tính theo dương lịch

Chỉ số của biến

Kỹ thuật thu

số

thập thông tin

% nhóm tuổi:
<20 tuổi; 20 –

Phỏng vấn

29 tuổi; 30 – 39
tuổi; 40 – 49
tuổi; ≥ 50 tuổi
Giới

Nam / nữ


% tỷ lệ Nam/Nữ

Phỏng
vấn+quan sát

Nghề

Nghề lao động chính của

% tỷ lệ nghề

nghiệp

đối tượng

nghiệp: nông
dân; công nhân;
nhân viên hành
chính; học sinh
– sinh viên; tự
do.

Phỏng vấn


20

Trình độ

Trình độ học cao nhất


% tỷ lệ trình độ

học vấn

của đối tượng

học vấn: mù

Phỏng vấn

chữ; tiểu học;
trung học cơ sở;
trung học phổ
thông; trung
cấp, nghề; cao
đẳng, đại học.
Tình trạng

Tình trạng hôn nhân

% tỷ lệ tình

hôn nhân

hiện tại của đối tượng

trạng hôn nhân:

nghiên cứu


ChưaVợ/chồng;

Phỏng vấn

đangchungsống
vớivợ /chồng; ly
dị/ly thân; goá
Tiền sử lây

Đường lây nhiễm HIV

% tỷ lệ đường

nhiễm

của đối tượng.

lây nhiễm:

Phỏng vấn

Đường tiêm
chích ; Quan hệ
tình dục. khác.
Mục tiêu
1:

Cung cấp


Thông tin về tư vấn, hỗ

% tỷ lệ

thông tin tại trợ và điều trị

Có được cung

phòng

cấp;

Phỏng vấn

khám cho
bệnh nhân
Cung cấp

Người trực tiếp giảng

% tỷ lệ người

kiến thức

dạy hỗ trợ kiến thức cho

giảng: Bác sĩ; y

cho người


bệnh nhân

sĩ; dược sĩ; y tá.

bệnh

Phỏng vấn


21

Nội dung

Các kiến thức về HIV,

% tỷ lệ nội dung

kiến thức

về thuốc, về tuân thủ

kiến thức: Kiến

cung cấp

điều trị, về nhiễm trùng

thức chung về

cho bệnh


cơ hội ….

HIV; kiến thức

nhân

Phỏng vấn

về thuốc ARV;
kiến thức về
tuân thủ điều trị

Mục tiêu
2:

kiến thức

Người bệnh có kiến thức

….
% tỷ lệ người có

về bảo

về y tế

kiến thức bảo

hiểm y tế

Nhiễm

Người bệnh được khám

hiểm: Có; không
% tỷ lệ người
Phỏng vấn

HIV/AIDS

và phát hiện NTCH

được khám và

được khám

phát hiện bệnh

và phát

NTCH

Phỏng vấn

hiện bệnh
NTCH
Mắc NTCH

Người bệnh mắc NTCH


% tỷ lệ: Có;

được điều

được điều trị

không; một

trị
Thẻ bảo

Người bệnh tham gia bảo

phần
% tỷ lệ : Có;

Phỏng vấn

hiểm y tế
Người

hiểu y tế
Người bị kỳ thị khi

không
% tỷ lệ người bị

Phỏng vấn

nhiễm


nhiễm HIV/AIDS

kỳ thị ở: Phòng

HIV/AIDS

Phỏng vấn

khám; gia đình;

bị kỳ thị
Nguồn thu

nguồn thu nhập chính

xã hội.
% tỷ lệ nguồn

nhập chính

của cá nhân bằng nghề

thu nhập: ổn

của bệnh

chính.

định; không ổn


nhân

định; không có

HIV/AIDS

thu nhập

2.4. Phương pháp thu thập

Phỏng vấn


22

Số liệu sẽ được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn dựa trên bộ câu
hỏi đã được thiết kế sẵn và bản hướng dẫn phỏng vấn định tính. Bộ công cụ
thu thập số liệu sẽ được thử nghiệm trước khi được đưa vào áp dụng chính
thức để thu thập số liệu cho nghiên cứu.
Trước khi tiến hành thu thập số liệu, các điều tra viên được tập huấn về
phương pháp và nội dung thu thập thông tin và giải thích các thắc mắc liên
quan đến nghiên cứu, bộ câu hỏi và quy trình nghiên cứu trong thời gian từ 1– 2
ngày. Công tác thu thập số liệu của đối tượng sẽ được thực hiện trong tháng
11/2014 đến tháng 12/2014. Công tác giám sát thu thập số liệu được tiến hành
bởi giám sát viên đồng thời là các nghiên cứu viên chính đảm nhiệm. Giám sát
viên được đào tạo, huấn luyện để hiểu tầm quan trọng của việc bám sát những
chỉ dẫn điều tra và đảm bảo điều tra viên thực hiện theo đúng chỉ dẫn. Giám sát
viên sẽ phải làm việc chặt chẽ với điều phối viên và điều tra viên để đảm bảo
chất lượng nghiên cứu. Sẽ là lý tưởng nếu giám sát viên là những người có kinh

nghiệm làm việc thực địa trong những cuộc điều tra được tiến hành tốt.
- Ngoài ra giám sát viên và điều tra viên cần có
 Sẵn sàng thực hiện chính xác như các chỉ dẫn
 Lịch sự và có thể thiết lập quan hệ tốt với đối tương phỏng vấn
- Ngay sau khi đề cương nghiên cứu được thông qua cùng với sự chấp
thuận cho tiến hành nghiên cứu thực địa của Hội đồng thông qua Đề cương
của Trường Đại học Y Hà Nội, công tác thu thập số liệu sẽ chính thức được
triển khai.
- Trước khi thu thập thông tin, các đối tượng nghiên cứu được phổ biến
rõ ràng về mục tiêu nghiên cứu, quyền lợi khi tham gia nghiên cứu, đạo đức


23

nghiên cứu. Nghiên cứu viên phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bộ
câu hỏi có sẵn.
- Sau mỗi ngày điều tra, nghiên cứu viên tổng hợp và kiểm tra lại các
phiếu phỏng vấn. Nếu phiếu nào không đạt yêu cầu thì điều tra lại. Phiếu
được mã hóa và kiểm tra nhằm để đảm bảo các thông tin không bị bỏ sót.
2.5. Xử lý số liệu
2.5.1. Đối với số liệu định lượng:
- Số liệu được làm sạch, mã hóa trước khi nhập vào máy tính.
- Số liệu nhập liệu chia làm hai phần:
+ Phần một từ kết quả định tính được giải băng và ghi ra Microsoft word.
+ Phần hai được thu thập bằng bảng hỏi được nhập bằng phần mềm
EPI Data 3.1.
- Số liệu được xử lý, phân tích cũng được chia làm hai phần
+ Phần một từ kết quả định tính: góp phần hỗ trợ phân tích theo mục tiêu.
+ Phần hai số liệu định lượng được xử lý và phân tích bằng phần mềm
STATA 12.0.

2.5.1. Đối với số liệu định tính
Các thông tin định tính thu thập được bằng phương pháp phỏng vấn sâu
và thảo luận nhóm bằng ghi chép và ghi âm sẽ được gỡ băng và dịch thành
bản text. Các thông tin sau đó được nhóm thành các chủ đề theo mục tiêu
nghiên cứu. Việc phân tích sẽ theo các chủ đề để so sánh, giữa các nhóm, các
chủ đề theo tần số, tỷ lệ dựa trên test Khi bình phương. Một số thông tin từ
phỏng vấn có thể được trích dẫn nhằm giải thích và bổ sung cho thông tin
định lượng trong phần kết quả nghiên cứu.


24

2.6. Sai số và khắc phục
Sai số chọn mẫu:
Tất cả các đối tượng được chọn đảm bảo tuân theo tiêu chuẩn của
nghiên cứu về chẩn đoán nhiễm HIV, các tiêu chuẩn hành chính theo đúng
quy định của pháp luật. Vì vậy, hạn chế được sai số chọn mẫu,
Sai số hệ thống:
- Công cụ nghiên cứu được thiết kế bởi các chuyên gia dịch tễ học
có kinh nghiệm thực địa, các câu hỏi phù hợp với khả năng trả lời của đối
tượng là người nhiêm HIV/AIDS. Chọn điều tra viên và giám sát viên theo
tiêu chuẩn:
+ Có khả năng và kinh nghiệm điều tra cộng đồng.
+ Có trách nhiệm trong công việc.
+ Trung thực trong điều tra và làm sạch số liệu.
- Tập huấn kỹ trước khi điều tra.
- Thử nghiệm và hoàn thiện bộ câu hỏi trước khi điều tra thực địa.
- Giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thu thập số liệu ở thực địa.
- Tránh sai số thu thập thông tin: khai thác kỹ các thông tin liên quan đến
chẩn đoán, các chỉ số đo lường tình trạng bệnh và sức khỏe trước, sau điều trị.

Một số bệnh án ghi không đầy đủ thông tin liên quan đến mục tiêu nghiên cứu
được khắc phục bằng cách cố gắng liên lạc với bệnh nhân hoặc người nhà
bệnh nhân để bổ sung thông tin.
Các giám sát viên có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và đối chiếu các thông tin
thu thập đươc để đảm bảo rằng các thông tin thu thập là chính xác và tin cậy.


25

- Tránh mắc sai số hệ thống: do bệnh án được ghi chép bởi nhiều bác sĩ vì
vậy, mọi thuật ngữ chuyên môn phải thống nhất, các đơn vị đo lường trong
xét nghiệm, chẩn đoán, và các mức độ đánh giá các chỉ số phải được thống
nhất giữa các nghiên cứu viên. Các thông tin có sẵn, vì vậy nghiên cứu sẽ
tránh được sai số trả lời, từ chối, nhớ lại trong quá trình thu thập thông tin.
- Nghiên cứu viên và giám sát biên được đào tạo kỹ trước khi tiến hành
nghiên cứu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sai số có thể xảy ra.
- Sai số do nhớ lại của đối tượng hoặc từ chối những câu trả lời do đối
tượng không mong muốn.
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được công bố rộng
rãi. Chỉ tiến hành nghiên cứu các đối tượng đồng ý tham gia.
Các thông tin, dữ liệu được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và điều chỉnh
nội dung can thiệp cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS ngày càng có
hiệu quả. Giúp cho những người nhiễm HIV/AIDS khác tại địa bàn nghiên
cứu được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ chương trình.
2.8. Hạn chế của đề tài
Địa điểm nghiên cứu của đề tài được chọn chủ đích, chưa thực sự đại
diện cho các tỉnh, đặc điểm hình thái dịch cũng như điều kiện kinh tế, xã hội
của mỗi quận huyện trên địa bàn thủ đô. Phòng khám ngoại trú được lựa chọn

là những phòng khám được tài trợ từ các dự án, do vậy, kết quả nghiên cứu có
thể không phản ánh đầy đủ các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cho bệnh
nhân HIV/AIDS hiện nay.


×